1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Học Thuyết “Tam Quyền Phân Lập” Và Sự Áp Dụng Học Thuyết Trong Tổ Chức Và Hoạt Động Bộ Máy Nhà Nước Tư Sản Anh Và Mỹ Thời Kỳ Cận Đại.docx

34 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Học Thuyết “Tam Quyền Phân Lập” Và Sự Áp Dụng Học Thuyết “Tam Quyền Phân Lập” Trong Tổ Chức Và Hoạt Động Của Bộ Máy Nhà Nước Tư Sản Anh Và Mỹ Thời Kỳ Cận Đại
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Thế Giới
Thể loại Bài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIATÊN CHỦ ĐỀ HỌC THUYẾT “TAM QUYỀN PHÂN LẬP” VÀ SỰ ÁP DỤNG HỌC THUYẾT “TAM QUYỀN PHÂN LẬP” TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TƯ SẢN ANH V

Trang 1

BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TÊN CHỦ ĐỀ HỌC THUYẾT “TAM QUYỀN PHÂN LẬP” VÀ SỰ ÁP DỤNG HỌC THUYẾT

“TAM QUYỀN PHÂN LẬP” TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ

MÁY NHÀ NƯỚC TƯ SẢN ANH VÀ MỸ THỜI KỲ CẬN ĐẠI.

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Thế Giới.

Mã phách:……….

Hà Nội – 2021

Trang 2

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Charles de Secondat Montesquieu (1689 – 1755)… 3 (Nguồn: https://www.imer.mx/10-de-febrero-de-1755-muere-el-baron-de- montesquieu/)

Hình 1.2 Tác phẩm “Tinh thần pháp luật” 5 (Nguồn: https://camillesourget.com/17439-livres-rares-edition-originale- livres-anciens-montesquieu-esprit-des-loix-1748-edition-originale.html) Hình 3.1 Hệ thống Tam quyền phân lập ở Hoa Kỳ 23 (Nguồn: https://www.cprvn.org/?p=3424)

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu 2

KHÁI QUÁT VỀ HỌC THUYẾT “TAM QUYỀN PHÂN LẬP” 7

1 Định nghĩa Tam Quyền Phân Lập 7

2 Hoàn cảnh ra đời của thuyết “Tam quyền phân lập” 7

3 Ý nghĩa phương pháp luận của học thuyết “Tam quyền phân lập” 10 4 Nội dung cơ bản của học thuyết “Tam quyền phân lập” về tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước nói chung 12

CHƯƠNG III 19

ÁP DỤNG HỌC THUYẾT “TAM QUYỀN PHÂN LẬP” TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TƯ SẢN ANH VÀ MỸ THỜI KỲ CẬN ĐẠI 19

1 Sự áp dụng học thuyết “Tam quyền phân lập” trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước Tư sản Anh thời kỳ cận đại 19

2 Sự áp dụng học thuyết “Tam quyền phân lập” trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước ở Hoa Kỳ thời kỳ cận đại 21

PHẦN KẾT LUẬN 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Học thuyết phân chia quyền lực Nhà nước có mầm mống từ lâu trong lịch sử Ta có thể tìm thấy những nét đại cương của nó trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước Hy Lạp, La Mã thời kỳ Cổ Đại, trong các quan điểm chính trị của Aristote, Polybe…Thuyết “Tam quyền phân lập” xuất hiện lần đầu tiên bởi nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp Aristote Sau đó, học thuyết này được các nhà tư tưởng Tư sản thế kỷ XVII– XVIII, điển hình là Montesquieu và John Locke kế thừa, phát triển và hoàn thiện nó, coi đó là cơ sở bảo đảm quyền lực nhân dân và chống chế độ độc tài chuyên chế.Montesquieu đã phát triển một cách toàn diện học thuyết “Tam quyền phân lập” và saunày khi nhắc tới học thuyết là nhắc tới tên tuổi của ông Nó được áp dụng trong việc tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước ở nhiều nước trên Thế giới, được ghi nhận một cách trang trọng trong các bản Tuyên ngôn và Hiến pháp của một số nước Đó chính là sự thừa nhận và khẳng định giá trị của học thuyết “Tam quyền phân lập” trongthực tế

Do vậy, em lựa chọn chủ đề “Học thuyết Tam quyền phân lập và sự áp dụng học thuyết Tam quyền phân lập trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước Tư sản Anh và Mỹ thời kỳ cận đại” làm chủ đề cho bài tập lớn của mình để làm rõ về

hoàn cảnh ra đời, nội dung của học thuyết “Tam quyền phân lập” thấy được giá trị to lớn của học thuyết và sự ảnh hưởng của nó trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước Tư sản Anh và Mỹ thời kỳ cận đại

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Thông qua việc xem xét một cách cụ thể, toàn diện, có hệ thống về sự hình thành vàphát triển của học thuyết “Tam quyền phân lập”, sự thể hiện và áp dụng nó trong tổ

Trang 5

chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước ở một số nước, đặc biệt là nhà nước Tư sản Anh và Mỹ thời kỳ cận đại, em mong muốn sẽ :

- Làm rõ được lịch sử phát triển của học thuyết “Tam quyền phân lập”, nội dung,giá trị lý luận và thực tiễn, ảnh hưởng của học thuyết

- Chứng minh học thuyết có thể áp dụng được và đã áp dụng trong tổ chức Bộmáy Nhà nước ở các nước Phương Tây

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận đi vào nghiên cứu sự ra đời và phát triển của học tuyết “Tam quyền phân lập”, nội dung và ý nghĩa của học thuyết

Đồng thời cũng là rõ được sự áp dụng của học thuyết trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước Tư sản Anh và Mỹ thời kỳ cận đại

4 Phương pháp nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài, em sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp phântích, tổng hợp

5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu

- Việc nghiên cứu đề tài góp phần vào việc nhận thức rõ hơn ý nghĩa và giá trị củahọc thuyết “Tam quyền phân lập”

- Có thể làm tài liệu tham khảo

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ NHÀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VĨ ĐẠI

MONTESQUIEU

Charles de Secondat Montesquieu (1689 – 1755) – nhà triết học Khai sáng, nhà tư tưởng chính trị, nhà kinh tế học, nhà xã hội học và nhà sử học người Pháp Ông là nhà tư tưởng có dòng dõi quý tộc, sinh ngày 18 tháng 1 năm 1689 tại lâu đài La Brét ở Tây – Nam nước Pháp Cha ông là Giắc đơ Sơcôngđa – một quý tộc bị sa sút và đã có thời gian làm đại úy vệkỳ binh, sau đó lui về ở ẩn cho đến năm 1713 thì qua đời Khi

Montesquieu lên 7 tuổi thì mẹ ông mất

Hình 1.1 Charles de Secondat Montesquieu (1689 – 1755)

Montesquieu chịu ảnh hưởng nhiều của người chú ruột – Giăng đơ Sơcôngđa, người đã từng là Chủ tịch Nghị viện Bóoc đô

Năm 1700, Montesquieu theo học với các Giáo sĩ thuộc Giáo đoàn Ôratoa tổ chức ở Guili gần Paris Ông học giỏi chữ Latinh hơn chữ Hy Lạp Trong thời gian học Trung học, ông đã thể hiện rõ lòng say mê văn chương, sử học và khoa học tự nhiên,

Montesquieu đã viết một số tác phẩm mà nhiều độc giả thời đó ưa chuộng Theo P.S.Taranốp – tác giả của cuốn 106 nhà văn thông thái, sau khi kết thúc việc học tập ở

Trang 7

đây, ông đã quay trở lại lâu đài của cha ông và tại đây, ông đã bắt đầu nghiên cứu Luật học.

Năm 1705 – 1708 Montesquieu học Luật ở thành phố Bóocđô Năm năm sau (1713), cha của ông qua đời Năm 1714, Montesquieu vào làm việc tại Viện Boócđô và hai năm sau, ông trở thành nam tước De Montesquieu – Chủ tịch Nghị viện Boócđô

Ông cưới vợ năm 1715 Năm 1716, Montesquieu trở thành thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Bóoc đô

Khí chất của chàng thanh niên Montesquieu ham tìm tòi, suy nghĩ với lòng khát khao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực đồng thời lại trực tiếp tiếp xúc với thực tiễn chính trị– xã hội của thời đại ở một giai đoạn được coi là có sự bùng nổ của các cuộc đấu tranhquyết liệt chống phong kiến đã sớm nung nấu tinh thần của nhà triết học Khai sáng tương lai Tư tưởng và tài năng của ông thực sự hòa làm một, kết tinh thành năng lực tư duy sáng tạo, khí phách kiên cường của nhà triết học Khai sáng Vào năm 1721, Montesquieu đã cho ra đời tác phẩm đầu tay, tác phẩm được thừa nhận là đã gây chấn động dư luận không riêng gì ở Pháp, mà cả ở châu Âu – đó là tiểu thuyết bằng thư: “Những bức thư Ba Tư” Cuốn sách ra đời giữa lúc nước Pháp đang trong cơn khủng hoảng về kinh tế, chính trị của thời đó Sự mục nát của chế độ quân chủ và những mặt trái của Nhà thờ đã được phơi bày trong trong “Những bức thư Ba Tư”

Năm 1722 – 1725, Montesquieu lần lượt cho ra đời các tác phẩm “Đối thoại giữa Sylla và d’Eucrate”, “Bàn về chính trị” (De la Politique) “Suy nghĩ về chính thể quân chủ phổ thông” (Réflexions sur la monarchie universelle), “Đền thờ Gnide” (La templede Ginde)

Năm 1726, Montesquieu thôi chức vụ Chánh án Tòa án Boócđô mà trước đấy ông đã làm thế chân người chú của mình Một năm sau, vào ngày 22/12/1727, ông được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Pháp Đến năm 1728, ông rời Paris và lên đường đi

Trang 8

du lịch khắp các nước Châu Âu để hiểu phong tục, tập quán, luật pháp và thể chế của các nước châu Âu.

Tháng 10 năm 1748, Montesquieu cho ra đời tácphẩm “Tinh thần pháp luật” Ở tác phẩm “Bàn về tinh thần pháp luật”, Montesquieu không nghiên cứu luật pháp như một nhà luật học thuần tuý, mà nghiên cứu cái hồn, cái tinh thần của pháp luật.Ông muốn khám phá cái trật tự cái quy luật trongmớ hỗn độn các luật pháp ở tất cả các dân tộc và ở mọi thời đại Đây là tác phẩm mang tính triết học sâu sắc, trong đó luật pháp được giải thích từnhiều khía cạnh khác nhau

Montesquieu chia thể chế Nhà nước ra ba loại: độctài, quân chủ lập hiến và cộng hòa Phê phán thể chế độc tài và ca ngợi thể chế cộng hòa là tốt đẹp nhưng không thực hiện được trong thực tế, ông chủ trương rằng thể chế chính trị hợp lý nhất của nước Pháp và nhiều nước là Quân chủ Lập hiến giống như nước Anh

Trong học thuyết của mình, Montesquieu nêu ra nguyên tắc phân quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp Trong đó, nghị viện giữ quyền lập pháp, nhà vua giữ quyền hành pháp và các quan tòa giữ quyền tư pháp Các nghành này độc lập với nhau nhưng kiểm soát lẫn nhau, giai cấp tư sản nắm giữ cơ chế này trong xã hội Nguyên tắc phân quyền này của ông đã được thực hiện sau cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789-1794 và là định hướng cho nhiều nhà Tư sản trên Thế giới sau này

Học thuyết của Montesquieu không chủ trương lật đổ chế độ phong kiến bằng cách mạng mà chỉ là những cải cách cho phù hợp với đòi hỏi và quyền lợi của giai cấp tư sản Như vậy, ông không phải là người theo thuyết dân chủ mà theo thuyết tự do

Hình 1.2 Tác phẩm “Tinh thần pháp luật”

Trang 9

Nhưng trong bối cảnh chế độ phong kiến tàn bạo lúc đó, tư tưởng của Montesquieu thể hiện tính chất tiến bộ và có giá trị tinh thần to lớn đối với các tầng lớp nhân dân.

Những nằm cuối đời, Montesquieu sống trong lâu đài của mình và tại đây, ông đã viết thêm một số tác phẩm khác, như Lyđimác (1751), Acxat và Ixmêni (1754) Khi đó,ông đã trở nên nổi tiếng và được mọi người kính trọng

Trong thời gian đó, ông đã phải chịu đựng sự hành hạ thân xác một cách khủng khiếp do bệnh tật ngày một nặng thêm, nhưng ông vẫn sống và hoạt động với một nghị lực hiếm có Ông đã qua đời tại Paris ngày 10 tháng 2 năm 1755

Tiểu kết chương I

Với tất cả những cống hiến lý luận của mình, Montesquieu xứng đáng được tôn vinh là một trong những nhà tư tưởng lớn trong lịch sử tư tưởng nhân loại thế kỷ XVIII, là nhà triết học Khai sáng Pháp nổi tiếng với tư tưởng đề cao “tam quyền phân lập” luôn thể hiện ý chí và khát vọng xây dựng một xã hội mới mà ở đó, không còn áp bức, bất công, một xã hội có khả năng đem lại tự do cho mọi người, hoà bình cho nhânloại Hơn hai thế kỷ qua, nhân loại luôn nhắc đến ông với tư cách đó và học thuyết “tam quyền phân lập” của ông luôn được các nhà tư tưởng, các chính khách và giới nghiên cứu lý luận trên toàn thế giới sử dụng như một tài liệu tham khảo bổ ích, có giátrị gợi mở cho việc xây dựng và hoàn thiện lý luận về xây dựng Nhà nước

Trang 10

CHƯƠNG II KHÁI QUÁT VỀ HỌC THUYẾT “TAM QUYỀN PHÂN LẬP” 1 Định nghĩa Tam Quyền Phân Lập

Tam quyền phân lập là nội dung học thuyết của Montesquieu, trong đó phân chiaquyền lực Nhà nước cho ba nhánh Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp Mục đích là đểtạo cơ chế nội bộ giám sát, ngăn ngừa sự lạm quyền trong Bộ máy Nhà nước

Trong thực tế, tư tưởng về việc phân chia quyền lực trong tổ chức Nhà nước đã được đề cập bởi một số nhà triết học khác, bao gồm John Loke và được áp dụng (ở mức độ nhất định) từ thời La Mã cổ đại Tuy nhiên, chỉ đến Montesquieu thì tư tưởng này mới được phát triển thành một học thuyết độc lập, hoàn chỉnh Tam quyền phân lập (Separation Of Powers) hay còn hiểu theo nghĩa phân chia quyền lực là một khái niệm đã được biết đến từ lâu nhờ sự xuất hiện của các bản Hiến pháp Tư sản, trong đó nổi bật là Hiến pháp Hoa Kỳ

Dựa trên học thuyết này, Hiến pháp của các nước giao quyền Lập pháp cho Nghị viện (là cơ quan đại diện được bầu ra bằng tuyển cử, được coi là biểu hiện ý chí chungcủa Quốc gia), quyền Hành pháp cho Chính phủ (là cơ quan có trách nhiệm thực thi luật pháp đã được Nhà nước ban hành), quyền Tư pháp cho Tòa án (để phán xử nhữngvi phạm Pháp luật) Các quy định trong những bản Hiến pháp tạo cơ sở thừa nhận sự tồn tại độc lập, kiềm chế lẫn nhau giữa ba cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tổ chức song song với nhau để qua đó kiểm tra, giám sát hoạt động lẫn nhau.Theo thể chế này, không một cơ quan nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị của Quốc gia

2 Hoàn cảnh ra đời của thuyết “Tam quyền phân lập”

Bắt đầu từ thế kỷ XV, ở Tây Âu, chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và các đạo luật hà khắc trung cổ bước vào thời kỳ tan rã Xuất hiện nhiều công trường thủ công,

Trang 11

ban đầu ở các nước ven Địa Trung Hải, nhất là ở Italia, sau đó lan sang Anh, Pháp và các nước khác Thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kém phát triển là nền sản xuất công trường thủ công đem lại năng suất lao động cao hơn Nhiều công cụ lao động được cải tiến và hoàn thiện nhằm thúc đẩy sản xuất Với việc sáng tạo ra máy tự kéo sợi và máy in làm cho công nghiệp dệt, công nghệ ấn loát đặc biệt phát triển, nhất là ở Anh Sự khám phá và chế tạo hàng loạt đồng hồ cơ học đã giúp cho con người thời kỳ này sản xuất có kế hoạch, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động.

Những phát kiến địa lý như việc tìm ra Châu Mỹ và các đường biển đến những miền đất mới… càng tạo điều kiện phát triển nền sản xuất theo hướng tư bản chủ nghĩa Nhờ đó, thị trường trao đổi hàng hóa giữa các nước được mở rộng Các cuộc giao du Đông - Tây được tăng cường Các nước tư bản chủ nghĩa sớm phát triển như Anh, Pháp, Tây Ban Nha… thi nhau xâm chiếm thuộc địa, khai thác tài nguyên thiên nhiên của các nước kém phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của mình “Giờ đây, lần đầu tiên người ta đã thực sự phát hiện ra trái đất và đặt nền móng cho nền thương nghiệp thế giới sau này và đại công nghiệp hiện đại” Đồng thời với sự phát triển của sản xuất và thương nghiệp, trong xã hội Tây Âu, thời kỳ này, sự phân hóa giai cấp ngày càng rõ rệt Tầng lớp tư sản xuất hiện gồm các chủ xưởng công trường, xưởng thợ, chủ thuyền buôn… vai trò và vị trí của họ trong kinh tế và xã hội ngày càng lớn Hàng loạt nông dân từ nông thôn di cư đến các thành phố, trở thành người làm thuê cho các công trường, xưởng thợ Họ là tiền thân của giai cấp công nhânsau này Các tầng lớp xã hộ trên đại diện cho một nền sản xuất mới, cùng với nông dânđấu tranh chồng chế độ Phong Kiến đang suy tàn

Những mầm mống của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trước tiên ở Italia, nước được coi là quốc gia tư bản sớm nhất ở Tây Âu Với nền văn hóa phục hưng phát triển rực rỡ trong suốt thế kỷ XIV-XV, Italia trở thành trung tâm của vũ đài lịch sử thế giới, tiêu biểu cho nền văn minh nhân loại thời kỳ này Tiếp sau đó, các cuộc cách

Trang 12

mạng tư sản Pháp (1789-1794) với việc xử tử vua Lu-i XVI là một trong những đòn quyết định tiêu diệt chế độ Phong Kiến ở Châu Âu.

Vào thế kỷ XVI-XVII thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế của các nước Tây Âu Sự lớn mạnh của công nghiệp và thương mại cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã dẫn tới sự tiếp tục tan rã của chế độ phong kiến Song, quyền sở hữu ruộng đất của phong kiến, chế độnông nô, chế độ đẳng cấp và sự bất bình đẳng về pháp luật đặc trưng cho xã hội phong kiến đã ngăn cản sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa dựa trên sự cạnh tranh tự dovà bóc lột lao động làm thuê Nền quân chủ chuyên chế với những thể chế bảo thủ can thiệp quan liêu vào toàn bộ đời sống xã hội kìm hãm sự phát triển của các xí nghiệp thương mại và công nghiệp Giai cấp tư sản đang trưởng thành và lớn mạnh ở các nướcphát triển nhất không thể khoan nhượng với chế độ chuyên chế phong kiến Giai cấp tưsản đòi xóa bỏ đẳng cấp và thiết lập sự bình đẳng pháp luật, bảo đảm tự do và an ninh cá nhân và quyền sở hữu tư nhân bằng cách tạo ra những sự đảm bảo cần thiết về mặt chính trị và Pháp lý

Trong cuộc đấu tranh chống nền quân chủ chuyên chế, giới quý tộc và nhà thờ, các nhà tư tưởng tư sản muốn vứt bỏ vòng hào quang thiêng liêng bao trùm lên chế độ phong kiến, tách các vấn đề Nhà nước và pháp quyền ra khỏi tôn giáo Khuynh hướng này được thể hiện rõ nét trong học thuyết về pháp quyền tự nhiên, về chủ nghĩa tự do Nội dung của các học thuyết này được truyền bá rộng rãi ở Tây Âu đã tạo ra những quan niệm xây dựng nền tảng của thể chế chính trị dân chủ tư sản Nó cũng là nền móng của những hệ thống chính trị ở các nước tư bản phát triển và các nền Dân chủ Tư bản hiện đại sau này

Tóm lại, hoàn cảnh lịch sử Tây Âu thế kỷ XV-XVIII và nền tảng tư tưởng trên đây quy định nội dung của những tư tưởng chính trị thời kỳ này, làm cho nó không chỉ đơn thuần không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và khôi phục các giá trị tư tưởng truyền thống,

Trang 13

mà còn phát triển với nhiều sắc thái riêng của một thời kỳ lịch sử Ở thời kỳ này, có rất nhiều nhà tư tưởng chính trị tiêu biểu và nổi tiếng, những tư tưởng của họ về mặt chínhtrị để lại cho nhân loại nhiều giá trị trong đó có thuyết “Tam quyền phân lập” của Montesquieu.

3 Ý nghĩa phương pháp luận của học thuyết “Tam quyền phân lập”

a Đóng góp của học thuyết “tam quyền phân lập”.

Học thuyết này đã được các nhà tư tưởng tư sản thế kỷ XVII-XVIII mà điển hình làJohn Locke và Montesquieu kế thừa, phát triển và hoàn thiện nó, coi đó là cơ sở để bảo đảm quyền lực của nhân dân và chống chế độ độc tài chuyên chế Montesquieu đã phát triển một cách toàn diện học thuyết phân quyền và sau này khi nhắc tới học thuyết“tam quyền phân lập” là nhắc tới tên tuổi của ông Nó đã được thể hiện và áp dụng trong việc tổ chức bộ máy Nhà nước của nhiều nước trên thế giới ở các mức độ khác nhau, được ghi nhận một cách trang trọng trong các bản Tuyên ngôn và Hiến pháp của một số nước Thậm chí, có nước đã coi phân quyền là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức bộ máy Nhà nước của mình, là tiêu chuẩn và điều kiện của nền dân chủ Đó chính là sựthừa nhận và khẳng định giá trị của học thuyết “Tam quyền phân lập” trong thực tế

Học thuyết “tam quyền phân lập” chiếm một vị trí đáng kể trong lịch sử các học thuyết chính trị - pháp luật thế giới Ngày nay, nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nướctheo kiểu “tam quyền phân lập” đã trở thành nguyên tắc đặc thù và khá phổ biến ở các Nhà nước pháp quyền Tư sản Các học giả và giới Chính trị Tư sản coi nguyên tắc phân quyền là hòn đá tảng của nền dân chủ tư sản mà họ đang cố nhào lặn nhằm duy trì quyền lợi của giai cấp mình

Ý nghĩ cơ bản của việc vận dụng nguyên tắc phân quyền vào tổ chức và xây dựng bộ máy Nhà nước được họ giải thích là nhằm tạo ra một cơ chế có kiểm tra, kiểm soát và giám sát hoạt động lẫn nhau giữa các cơ quan Nhà nước để khắc phục sự lạm

Trang 14

quyền, tiếm quyền dẫn tới độc tài, là nền tảng đảm bảo cho việc thực hiện các nguyên tắc cơ

Trang 15

bản được thừa nhận chung khác của Nhà nước pháp quyền; là cơ chế bảo vệ pháp quyền và tự do cơ bản của công dân khỏi những hành vi tùy tiện, độc đoán, những quyết định mang tính chất liên quan, hành chính, mệnh lệnh gây phiền hà và nhũng nhiễu từ phía các cơ quan và công chức trong Bộ máy Nhà nước.

Có thể nói, ưu điểm quan trọng nhất của học thuyết “tam quyền phân lập” là tránh được sự chuyên quyền, độc tài trong thực hiện quyền lực Nhà nước Đánh dấu sự chuyển biến từ việc sử dụng “quyền lực dã man” trong các xã hội chuyên chế sang việc thực thi quyền lực văn minh trong xã hội dân chủ Loại bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, độc tài - mảnh đất tốt cho sự lộng quyền, bức rào cản của dân chủ và phát triển xã hội Sự hình thành và phát triển của lý thuyết này gắn liền với quá trình đấu tranh cho bình đẳng, tự do và tiến bộ xã hội Lấy pháp luật làm tối thượng, lấy bảo đảm các quyền tự do công dân làm mục đích cuối cùng

Không chỉ vậy, với cơ chế kiềm chế và đối trọng, kiểm tra và chế ước lẫn nhau giữaba nhánh quyền lực mà không cơ quan Nhà nước nào có thể chi phối hoặc lấn át hoàn toàn hoạt động của cơ quan khác Đồng thời không cơ quan nào, tổ chức nào đứng ngoài hoặc đứng trên pháp luật; nằm ngoài sự kiểm tra, giám sát từ phía cơ quan Nhà nước khác Như vậy, sự phân chia rành mạch về chức năng và nhân sự cùng với cơ chếkìm chế, đối trọng có tác dụng vừa hạn chế khả năng lạm quyền, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát giác sự lạm quyền, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân

Trong khuôn khổ lý thuyết phân quyền, thực tiễn đã hình thành những chính thể khác nhau phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội và truyền thống văn hoá của mỗi nước.Ở các nước tư bản, các nhánh quyền lực Nhà nước được thể chế hoá cao độ Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp được chuyên nghiệp hoá rất cao Cơ chế kiểm soát quyền lực tỏ rõ tính hiệu quả trong việc hạn chế tình trạng lạm quyền, chuyên quyền, quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước Có thể thấy, cho đến nay, học thuyết phân quyền đã thể hiện và khẳng định những giá trị tiến bộ của nó

Trang 16

b Một số hạn chế của thuyết “tam quyền phân lập”.

Bên cạnh những ưu điểm, học thuyết “tam quyền phân lập” còn có những điểm hạn chế là bảo thủ phong kiến, đòi hỏi cho tầng lớp quý tộc Học thuyết về sự phân quyền tạo ra sự chuyên môn hóa cao trong quản lý bộ máy Nhà nước Cơ quan nào cũng bị kiểm tra giám sát việc thực thi quyền lực nó có thể dẫn dến sự thiếu đồng bộ, mâu thuẫn trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, thậm chí làm cho Bộ máy Nhà nước bị tê liệt

Sự đối trọng, kiềm chế, kiển tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan lập pháp, hànhpháp và tư pháp bên cạnh tránh tính chủ quan, chuyên chế thì nguy cơ về sự xung đột thẩm quyền, tranh giành quyền lực, bạo loạn lật đổ luôn tiềm ẩn trong Nhà nước Tư sản

Montesquieu xuất thân từ giai cấp tư sản, là nhà tư tưởng tư sản vĩ đại vì vậy mà tư tưởng của ông vẫn mang tính phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản Học thuyết của Montesquieu không chủ trương lật đổ chế độ phong kiến bằng cách mạng mà chỉ là những cải cách cho phù hợp với đòi hỏi và quyền lợi của giai cấp Tư sản

4 Nội dung cơ bản của học thuyết “Tam quyền phân lập” về tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước nói chung.

Nội dung cốt lõi của học thuyết này cho rằng, quyền lực Nhà nước luôn có xu hướng tự mở rộng, tự tăng cường vai trò của mình Bất cứ ở đâu có quyền lực là xuất hiện xu thế lạm quyền và chuyên quyền, cho dù quyền lực ấy thuộc về ai

Do vậy, để đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân, ngăn ngừa các hành vilạm quyền của các chủ thể nắm giữ quyền lực Nhà nước thì phải thiết lập pháp chế nhằm giới hạn quyền lực Nhà nước Cách tốt nhất để chống lạm quyền là giới hạn quyền lực bằng các công cụ pháp lý và cách thực hiện không phải là tập trung quyềnlực, mà là phân tách nó ra

Trang 17

Nội dung đầu tiên trong học thuyết phân quyền của Montesquieu là quyền lực Nhà nước được cấu thành bởi ba hình thái cơ bản (Tam quyền): lập pháp, hành pháp và tư pháp: “Trong mỗi Quốc gia đều có ba thứ quyền lực: quyền lập pháp, quyền thi hành những điều hợp với Quốc Tế công pháp và quyền thi hành những điều hợp với luật Dân sự Với quyền thứ nhất, nhà Vua hay Pháp quan làm ra các thứ luật cho một thời gian hay vĩnh viễn và sửa đổi hay hủy bỏ luật này Với quyền lực thứ hai, nhà Vua quyết định hòa hay chiến, gửi Đại sứ đi các nước, thiết lập an ninh, đề phòng xâm lược.Với quyền lực thứ ba, nhà Vua hay pháp quan trừng trị tội phạm, phân xử tranh chấp giữa các cá nhân Người ta gọi đây là quyền tư pháp và trên kia là quyền hành pháp Quốc gia.

- Thứ nhất, quyền Lập pháp:

Quyền lập pháp thuộc về Nghị Viện (Quốc hội) – Cơ quan đại diện của Nhân dân, được lập ra qua phổ thông đầu phiếu Lập pháp tức là làm ra Luật Luật là hìnhthức cao nhất của việc thực hiện quyền lực Nhà nước, không chỉ vì hiệu lực pháp lýcủa nó mà còn về sự ủy quyền pháp lý – Luật do chính những đại biểu do nhân dân bầu ra xây dựng nên Nếu quan niệm Luật là ý chí của Nhà nước được để lên thành Luật thì đây là ý chí của nhân dân, vì thông qua bầu cử, nhân dân đã ủy quyền cho những đại diện của mình

- Thứ hai, quyền Hành pháp:

Quyền Hành pháp chính là quyền thi hành Pháp luật, cơ quan thực hiện quyền hành pháp (cơ quan Hành pháp) tức là cơ quan thừa hành sự ủy quyền từ phía cơ quan khác – Cơ quan Lập pháp Đã là hành vi được thực hiện theo sự ủy quyền thì không thể vượt ra khỏi phạm vi, giới hạn được ủy quyền Nếu như quyền của cơ quan Lập pháp là quyền phát sinh từ cử tri thì quyền của cơ quan Hành pháp là quyền phát sinh từ Cơ quan Lập pháp Nếu như xét từ phương diện quyền lực thì quyền Hành pháp không phải là quyền lực độc lập, mà là quyền lực chấp hành; hoạt

Ngày đăng: 26/09/2024, 16:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w