1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần thực phẩm tinh hoa toàn cầu

124 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Nhập Khẩu Tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu
Tác giả Lê Thị Thúy Kiều
Người hướng dẫn THS. Võ Thị Xuân Hạnh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 9,63 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (13)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 5. Kết cấu các chương báo cáo (15)
    • 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TINH HOA TOÀN CẦU (17)
      • 1.1.1 Giới thiệu thông tin cơ bản về Công ty Cổ phần thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu (17)
      • 1.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh (18)
      • 1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển (18)
      • 1.1.4 Sơ lược về các dòng sản phẩm (19)
      • 1.1.5 Thị trường và khách hàng (20)
      • 1.1.6 Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu trong tương lai (23)
    • 1.2 BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY (25)
      • 1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức (25)
      • 1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của một số phòng ban tiêu biểu (26)
    • 1.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2020-2022 (27)
  • CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU (30)
    • 2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU (30)
      • 2.1.1 Khái niệm về nhập khẩu (30)
      • 2.1.2 Đặc điểm của nhập khẩu (30)
      • 2.1.3 Vai trò của nhập khẩu (31)
    • 2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU (32)
      • 2.2.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp (32)
      • 2.2.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (33)
    • 2.3 QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU (34)
      • 2.3.1 Nghiên cứu thị trường (35)
      • 2.3.2 Tìm kiếm sản phẩm và nhà cung cấp phù hợp (35)
      • 2.3.3 Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng (35)
      • 2.3.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu (37)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TINH HOA TOÀN CẦU (44)
    • 3.1 TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TINH HOA TOÀN CẦU (44)
      • 3.1.1 Nghiên cứu thị trường (44)
      • 3.1.2 Tìm kiếm sản phẩm và nhà cung cấp phù hợp (46)
      • 3.1.3 Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng (46)
      • 3.1.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu (48)
    • 3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TINH HOA TOÀN CẦU (64)
      • 3.2.1 Tổng quan về hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu (64)
      • 3.2.2 Năng suất thực hiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần thực phẩm Tinh (65)
      • 3.2.3 Chất lượng thực hiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần thực phẩm Tinh (67)
      • 3.2.4 Nguồn nhân lực thực hiện quy trình nhập khẩu tại Công ty Cổ phần thực phẩm (68)
    • 3.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG (70)
      • 3.3.1 Các nhân tố bên trong (70)
      • 3.3.2 Các nhân tố bên ngoài (71)
    • 3.4 NHẬN XÉT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TINH HOA TOÀN CẦU (73)
      • 3.4.1 Những mặt đạt được (73)
      • 3.4.2 Những vấn đề tồn đọng (73)
  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TINH HOA TOÀN CẦU (79)
    • 4.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TINH HOA TOÀN CẦU (79)
    • 4.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG (80)
      • 4.2.1 Giải pháp liên quan đến nhà cung cấp (81)
      • 4.2.2 Giải pháp quản trị hàng tồn kho (86)
      • 4.2.3 Đề xuất giải pháp cho khâu nghiên cứu thị trường và xây dựng kế hoạch nhập khẩu (89)
      • 4.2.4 Giải pháp liên quan đến vấn đề nhân sự (92)
  • PHỤ LỤC (98)

Nội dung

Thị trường biến động mạnh đã khiến các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam gặp không ít khó khăn để có thể trụ vững, trong đó có Công ty Cổ phần Thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu.. nghiệp phải tạm

Mục tiêu nghiên cứu

Một là mô tả tổng quan về Công ty Cổ phần Thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu nhằm làm rõ tình hình chung của doanh nghiệp về lĩnh vực kinh doanh, các chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu, nguồn lực của doanh nghiệp, các tác nhân ảnh hưởng đến quy trình nhập khẩu cũng như phân tích hoạt động kinh doanh trong hai năm gần đây nhằm làm cơ sở vững chắc cho những phân tích về thực trạng của đối tượng được nghiên cứu trong chương 3 và giải pháp cải thiện trong chương 4 trở nên phù hợp tối đa với nguồn lực của công ty

Hai là tìm hiểu về cơ sở lý luận của hoạt động nhập khẩu nhằm đưa ra các lý thuyết về lĩnh vực nghiên cứu giúp cho các nội dung được phân tích trong bài được đáng tin cậy hơn

Ba là xác định thực trạng quy trình nhập khẩu và các nhân tố tác động đến hoạt động này tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu, từ đó tìm ra những điểm tốt và những điểm còn tồn đọng và nguyên nhân gốc rễ của từng vấn đề để đưa ra đề xuất giải pháp hợp lý

Bốn là đề xuất những giải pháp thích hợp với tình hình nhập khẩu hiện nay của Công ty Cổ phần Thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu để nhằm góp phần giải quyết những vấn đề tồn động, phát huy những điểm tốt và từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường

Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập dữ liệu:

+ Dữ liệu sơ cấp có được thông qua:

Hoạt động quan sát tại công ty, tham khảo ý kiến trực tiếp từ người hướng dẫn cũng như các anh chị nhân viên để có cái nhìn tổng quát về công ty và quy trình nhập khẩu Thông qua các công việc hằng ngày ; ghi chép và xử lý các thông tin, nhiệm vụ được bàn giao

+ Dữ liệu thứ cấp có được thông qua:

Các báo cáo, tài liệu, chứng từ được cung cấp bởi công ty nói chung và của bộ phận nhân sự, bộ phận thu mua về sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm, bộ chứng từ nhập khẩu và một số tài liệu khác trong quá trình nghiên cứu

Tham khảo thêm các thông tin chung về Công ty Cổ phần Thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu, các điều luật, số liệu khác phục vụ cho bài báo cáo thông qua Internet, cơ quan Nhà nước hoặc các báo cáo của chính phủ và bộ ngành có liên quan

 Phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích dữ liệu được sử dụng hầu hết ở phần phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty

Kết cấu các chương báo cáo

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TINH HOA TOÀN CẦU

1.1.1 Giới thiệu thông tin cơ bản về Công ty Cổ phần thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu

Tên công ty Công ty Cổ phần thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu

Tên quốc tế Tinh Hoa Toan Cau Food Joint Stock Company

Tên viết tắt Tinh Hoa Toan Cau Food JSC

Mã số thuế 0313097568 ( được quản lý bởi Chi cục thuế quận Tân Bình)

Người đại diện Ông Lương Đình Quang Địa chỉ 37/13 đường Nguyễn Minh Hoàng, phường 13, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Email info@gourmetfood.com.vn

Nguồn: Công ty Cổ phần thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu

Công ty Cổ phần Thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu (THTC) nhập khẩu và phân phối tại thị trường Việt Nam các loại thực phẩm và đồ uống có chất lượng cao của các quốc gia có nền ẩm thực tinh hoa, quy trình kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm chặt chẽ và thân thiện với văn hóa của người Việt từ nhiều thương hiệu nổi tiếng của các quốc gia trên thế giới như: Pháp, Tây Ban Nha, Úc, Nhật Bản, Mỹ

Công ty cam kết những sản phẩm do THTC nhập khẩu và phân phối có chất lượng vượt trội, an toàn cho mọi lứa tuổi và là biểu tượng tinh hoa trong ẩm thực của các nước xuất khẩu

Công ty Cổ phần Thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu không chỉ cung cấp các sản phẩm thực phẩm và đồ uống chất lượng cao, mà còn mong muốn mang đến cho người tiêu dùng trong nước một nền văn hóa ẩm thực đặc sắc của nhiều quốc gia trên thế giới.

Bằng sự học hỏi và miệt mài làm việc không ngừng nghỉ, công ty đã xây dựng quan hệ, tạo lập kênh phân phối để đưa doanh nghiệp của mình thành một trong số những nhà phân phối có uy tín và lớn mạnh nhất Việt Nam, mang đến những sản phẩm tốt nhất trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống

1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu được thành lập năm 2015, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, với sứ mệnh nhập khẩu và phân phối đến thị trường trong nước các loại thực phẩm và đồ uống có chất lượng cao đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng của các quốc gia trên thế giới như: Pháp, Tây Ban Nha, Úc, Nhật Bản, Mỹ Công ty được thành lập dựa trên giấy phép kinh doanh số 0313097568 do Chi cục thuế quận Tân Bình cấp phép

THTC bắt đầu sự nghiệp phân phối lĩnh vực thực phẩm và đồ uống một cách rất tình cờ khi nhận thấy tiềm năng phát triển của ngành Bước chân vào ngành phân phối như những đứa trẻ chập chững bước đi cùng với tâm trạng háo hức của một nhà thám hiểm hiện đại, thời gian đầu thành lập công ty cũng đã gặp phải không ít khó khăn về cơ sở vật chất, nhân sự chưa ổn định và giá thành sản phẩm khá cao, kém khả năng cạnh tranh Tuy nhiên

7 sau một thời gian nỗ lực, công ty đã có gặp được những đối tác, những người bạn tốt đến từ Nhật bản, Tây Ban Nha, Úc và đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của những doanh nhân đi trước trong ngành phân phối cùng với sự học hỏi và miệt mài làm việc Giờ đây THTC đã xây dựng được mối quan hệ, tạo lập kênh phân phối để đưa doanh nghiệp của mình thành một trong số những nhà phân phối có uy tín và vị trí nhất định trên thị trường Việt Nam Tính đến năm 2023, công ty đã gặt hái được những thành tựu to lớn và có chỗ đứng nhất định trong ngành phân phối thực phẩm và đồ uống Công ty có trụ sở chính đặt tại TP HCM và hai chi nhánh tại khu vực Miền Trung và Hà Nội cùng hệ thống đại lý phân phối khắp cả nước với doanh thu kỷ lục được ghi nhận cho đến thời điểm hiện tại là hơn 85 tỷ đồng trong năm tài chính 2022 (Công ty Cổ phần Thực Phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu, 2023) Trải qua tám năm hoạt động trong ngành, THTC đã mở rộng nhiều dòng sản phẩm phân phối THTC tin rằng bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, cùng với sự hỗ trợ của bạn bè và đồng nghiệp, sự giúp đỡ của những nhà bán lẻ, những đơn vị tiêu thụ lớn, những khách hàng thân thiết…doanh nghiệp sẽ nhanh chóng lớn mạnh và mang đến những sản phẩm tốt nhất trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống

1.1.4 Sơ lược về các dòng sản phẩm

Công ty Cổ phần Thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu hiện đang hoạt động chính trong lĩnh vực nhập khẩu, phân phối thực phẩm và đồ uống chất lượng cao từ Tây Ban Nha, Nhật Bản, Úc, với các dòng sản phẩm chính như sau:

- Rượu sake: bao gồm đa dạng các dòng rượu từ phổ thông đến cao cấp Đây là một trong những dòng sản phẩm kinh doanh chính của THTC, được cung cấp bởi Công ty Kayashima – Oita Nhật Bản ( Nishi No Seki Sake) Tính theo sản lượng nhập khẩu trên một nhà cung cấp, hiện THTC đang giữ vị trí top đầu thị trường trong nước và là nhà phân phối độc quyền của Nishi no Seki tại Việt Nam.

- Rượu vang: THTC nhập khẩu và phân phối các dòng rượu vang từ các thương hiệu nổi tiếng của Tây Ban Nha, Chile và Úc Với đa dạng mùi vị và phân khúc cho khách hàng lựa chọn, rượu vang là một trong những sản phẩm chủ đạo của công ty, mang lại nguồn doanh thu chính

+ Rượu vang Chile: nhập khẩu và phân phối độc quyền rượu vang Chile từ nhà rượu Aroma đã giúp THTC khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong những năm qua

+ Rượu vang Tây Ban Nha: nhà cung cấp chính cho dòng rượu vang Tây Ban Nha tại THTC là nhà rượu Bodegas Verdúguez Ngoài rượu vang, Bodegas còn sáng tạo ra các sản phẩm khác, có sức hút trên thị trường như Sangria, cocktail, rượu vang sủi Fogoso + Rượu vang Úc: Trentham Estate chính là mảnh ghép cuối cùng, bổ sung thêm vào bộ sưu tập rượu vang của THTC với hương vị tinh tế, bao bì sang trọng và thương hiệu nổi tiếng

Thịt heo đen Iberico của Tây Ban Nha là sản phẩm kinh doanh chính của công ty, được nhập khẩu từ Deraza - nhà sản xuất thịt heo Iberico uy tín với quy trình chăn nuôi, chế biến và bảo quản hiện đại, tuân thủ nghiêm ngặt quy định vệ sinh an toàn thực phẩm châu Âu THTC với lợi thế về hệ thống phân phối và sự hiểu biết về sản phẩm, hiện đang dẫn đầu thị trường thịt heo Iberico tại Việt Nam.

1.1.5 Thị trường và khách hàng

Công ty Cổ phần Thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu là nhà nhập khẩu và phân phối các dòng sản phẩm thực phẩm và đồ uống từ trung đến cao cấp nên đối tượng khách hàng mà công ty hướng đến là các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn và các siêu thị Tính đến thời điểm hiện tại, THTC đã có 1238 điểm bán – POS bao gồm 409 nhà hàng & khách sạn, 529 cửa hàng và 300 siêu thị trải dài trên 40 tỉnh thành Trong đó khu vực phía Bắc là 378 POS, khu vực phía Nam 774 POS và khu vực trung tâm 86 POS

Ngoài phân phối cho chuỗi siêu thị, nhà hàng, khách sạn và các cửa hàng đại lý, THTC còn là đối tác của các ngân hàng lớn như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Agribank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank)

BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức

Hình 2.2: Hình ảnh thể hiện sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần thực phẩm Tinh

Nguồn: Công ty Cổ phần thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu, 2023

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của một số phòng ban tiêu biểu

Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm: Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, GĐ sản phẩm toàn quốc, GĐ khối kinh doanh, GĐ khối hỗ trợ , bộ phận kinh doanh, bộ phận marketing, bộ phận kế toán, bộ phận hành chính nhân sự, bộ phận kho – GN , bộ phận mua hàng Chủ tịch HĐQT là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm quản trị về nhân sự, nguồn vốn và tài sản công ty Bên cạnh đó, Chủ tịch HĐQT còn tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các chiến lược để đảm bảo hiệu quả về mặt tài chính và chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời là người chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi hoạt động của công ty Tổng giám đốc: là người quản lý và điều hành các hoạt động chung của công ty, tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư, chịu trách nhiệm trong hiệu quả hoạt động của công ty Ngoài ra Tổng giám đốc sẽ phân quyền, ủy quyền cho các giám đốc/ trưởng phòng các bộ phận thực hiện các công việc đảm bảo hoạt động của công ty và đưa quyết định cho chính sách tuyển dụng lao động, khen thưởng nhân viên hằng năm Giám đốc sản phẩm: chịu trách nhiệm về sản phẩm cụ thể được giao và phụ trách vùng hoặc toàn quốc tùy theo sự phân công của hội đồng quản trị

Giám đốc khối hỗ trợ: thực hiện giám sát các công việc về chuyên môn nghiệp vụ được phân công của từng phòng ban, hỗ trợ khối kinh doanh về các công việc liên quan tới nghiệp vụ của phòng ban mình Ngoài ra giám đốc khối hỗ trợ chịu trách nhiệm quản lý các bộ phận: kế toán, hành chính nhân sự, kho – giao nhận, mua hàng

+ Bộ phận kế toán: Bộ phận kế toán chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ nguồn thu - chi tài chính hằng ngày, hằng quý, hằng năm theo đúng pháp luật hiện hành; thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ; phản ánh sát sao sự biến động của tài sản và nguồn vốn đến cấp lãnh đạo giúp giám đốc tài chính nắm được để có phương hướng hoạt động đúng đắn; tính toán các rủi ro từ đó xây dựng, đề xuất phương án phòng trừ và hạn chế rủi ro lên giám đốc tài chính; cập nhật liên tục các thủ tục hành chính và văn bản pháp luật liên quan cũng như đáp ứng các yêu cầu thanh tra, kiểm tra và thực hiện một số hoạt động khác liên quan đến vấn đề tài chính của cơ quan

+ Bộ phận hành chính nhân sự: chịu trách nhiệm tuyển dụng và xây dựng quy trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đảo bảo hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra liên tục và hiệu quả, xử lý các tranh chấp hay khiếu nại các vấn đề liên quan

15 đến nhân sự trong phạm vi của công ty, xây dựng và quản lý các chế độ phúc lợi đối với đội ngũ nhân viên

Bộ phận kho đảm nhận việc quản lý số liệu, xuất nhập hàng, theo dõi tồn kho và sắp xếp kho Trong khi đó, bộ phận giao nhận có nhiệm vụ kiểm tra chứng từ, chất lượng hàng hóa, bao bì, số lượng và chủng loại trước khi giao hàng Ngoài ra, họ còn thu tiền và xử lý các vấn đề liên quan đến việc nhận hàng, đổi trả hàng.

+ Bộ phận mua hàng: chịu trách nhiệm nghiên cứu sản phẩm, đề xuất trở thành nhà phân phối hoặc từ chối phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp Ngoài ra bộ phận mua hàng sẽ thực hiện các cuộc đàm phán, giao dịch và triển khai các công việc, hoàn thành các giấy tờ cần thiết cho việc nhập khẩu hàng hóa để đưa sản phẩm về kho

Giám đốc khối kinh doanh: chịu trách nhiệm chính trong việc quyết định các chiến lược nhằm xây dựng mạng lưới bán hàng; giám sát thực hiện các chính sách bán hàng, chăm sóc khách hàng theo chính sách của công ty Chịu trách nhiệm quản lý bộ phận kinh doanh và bộ phận marketing:

+ Bộ phận kinh doanh: có nhiệm vụ xây dựng mạng lưới bán hàng; thiết lập, xây dựng các kênh bán hàng và phát triển các hệ thống đại lý, nhà bán buôn được giao Thực hiện chính sách bán hàng, chăm sóc khách hàng, đồng thời chịu trách nhiệm tìm hiểu thị trường và các đối thủ cạnh tranh, tham gia phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường

+ Bộ phận marketing: chịu trách nhiệm thiết lập / triển khai việc quảng bá sản phẩm của công ty, thực hiện các chương trình thúc đẩy bán hàng; xây dựng và phát triển hình ảnh, thương hiệu của THTC Ngoài ra bộ phận marketing còn phụ trách phát triển các kênh bán hàng online; nghiên cứu, phát triển, đề xuất mở rộng phạm vi và quy mô của sản phẩm; xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing, sản phẩm và khách hàng.

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2020-2022

Tác giả thực hiện phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu theo phương pháp so sánh số tương đối động thái kỳ gốc liên hoàn nhằm cho thấy sự tăng giảm của các khoản doanh thu, giá vốn và lợi nhuận của các kỳ phân tích là năm tài chính 2022 so với kỳ gốc là năm tài chính 2021 và các kỳ phân tích là năm tài chính 2021 so với kỳ gốc là năm tài chính 2020 Theo như phân tích:

Trong mối quan hệ so sánh giữa kỳ phân tích là năm tài chính 2021 so với kỳ gốc là năm tài chính 2020: Năm tài chính 2021, doanh thu công ty tăng 59.95%, chi phí tăng 51.6%, chi phí khác tăng nhẹ, dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng đến 86.55% so với năm tài chính 2020 Sau năm đại dịch 2020, năm 2021 nền kinh tế dần dần khôi phục, nhà nước thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu nên tình hình kinh doanh của công ty trong năm 2021 khá tốt, tăng trưởng cao so với năm 2020 ( doanh thu tăng 59.95%) Tuy nhiên trong năm này, mức tăng của chi phí tăng lên 51.6% tương đối bằng với tốc độ tăng của doanh thu vào thời điểm đó Do giai đoạn phục hồi sau đại dịch, THTC đầu tư một khoản chi phí khá lớn vào nâng cấp cơ sở vật chất và nhà kho; ngoài ra còn nhiều khoản chi phí như chi phí marketing và quảng bá sản phẩm ra thị trường, Vì vậy, vấn đề tối thiểu hóa các khoản chi phí không cần thiết và không quan trọng được đặt ra cho THTC nhằm giúp công ty tăng lợi nhuận

Trong mối quan hệ so sánh giữa kỳ phân tích là năm tài chính 2022 so với kỳ gốc là

Nguồn: Công ty Cổ phần thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu, 2020 - 2022, Báo cáo tài chính

17 năm tài chính 2021: trong năm tài chính năm 2022, doanh thu công ty tăng 6.76% , chi phí tăng 6.54% dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 7.31% Năm 2022 là một năm đầy biến động khi nền kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng bị lạm phát và tốc độ tăng trưởng chậm lại do những biến động của kinh tế, xung đột chính trị và xu hướng thắt chặt tiền tệ của chính phủ các quốc gia nhằm ứng phó với lạm phát tăng cao Do đó các hoạt động xuất nhập khẩu cũng hạn chế và không còn được thúc đẩy tăng trưởng mạnh Và THTC cũng không ngoại lệ, công ty cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu Tuy nhiên với sự nhạy bén của các vị lãnh đạo công ty, THTC vẫn có thể duy trì tình hình kinh doanh ổn định, mức doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng lần lượt là 6.76% và 7.31%, tuy tốc độ tăng giảm nhiều so với năm 2021 nhưng việc vẫn duy trì tăng trưởng lợi nhuận trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay cũng cho thấy công ty đã có nhiều cố gắng để đạt được một số thành công nhất định đó Tuy nhiên với nền kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường là rất lớn, trong năm tài chính 2023 công ty đã và đang có chính sách và chiến lược phát triển mới nhằm phù hợp với tình hình phục hồi kinh tế chung của cả nước; tối ưu hóa các khoản chi phí không cần thiết, tập trung hơn vào việc kinh doanh và tìm kiếm khách hàng Công ty và các nhân viên đều hy vọng và cùng nhau hướng đến một mục tiêu phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn trong năm tài chính

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU

2.1.1 Khái niệm về nhập khẩu

Theo Nguyễn Hữu Khải và cộng sự (2007, tr.14) “Hoạt động nhập khẩu là hoạt động mua hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài nhằm phục vụ các nhu cầu trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu.”

Theo điều 28, khoản 2, luật Thương Mại (2005): “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Như vậy hoạt động nhập khẩu về cơ bản là nhập khẩu từ các tổ chức kinh tế, công ty nước ngoài về tiêu thụ hàng hoá, vật tư ở thị trường nội địa hoặc tái xuất nhằm mục tiêu lợi nhuận và nối liền sản xuất giữa các quốc gia với nhau

2.1.2 Đặc điểm của nhập khẩu

Theo Nguyễn Thị Như Hằng (2018), nhập khẩu là một lĩnh vực khá phức tạp và có nhiều điểm riêng biệt so với hoạt động kinh doanh, thương mại trong nước Cụ thể:

- Nhập khẩu có thị trường rộng lớn, khó kiểm soát: Nhập khẩu bao gồm nhiều loại hàng hóa và dịch vụ, từ nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian được sử dụng trong quá trình sản xuất đến các sản phẩm tiêu dùng thành phẩm và thiết bị vốn, có thể có nguồn gốc từ nhiều quốc gia trên thế giới, phản ánh quá trình toàn cầu hóa thương mại và tính liên kết giữa các nền kinh tế

- “Chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp của các quốc gia khác nhau”: Hàng nhập khẩu phải tuân theo nhiều yêu cầu pháp lý khác nhau, bao gồm thuế hải quan, thuế quan, hạn ngạch và tiêu chuẩn chất lượng do chính phủ nước nhập khẩu áp đặt Việc tuân thủ các quy định này là điều cần thiết để tạo thuận lợi cho quá trình nhập khẩu diễn ra suôn sẻ

- Độ nhạy cảm với tỷ giá hối đoái: Theo Nguyễn Thị Như Hằng (2018), giá trị nhập khẩu bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái, vì sự biến động về giá trị tiền tệ ảnh hưởng đến chi phí của hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu Sự mất giá của đồng tiền của nước nhập khẩu có thể làm tăng chi phí nhập khẩu, trong khi việc tăng giá có thể làm giảm chi phí

Các hiệp định thương mại và thuế quan có tác động đáng kể đến khả năng tiếp cận thị trường của hàng nhập khẩu Tùy thuộc vào chính sách thương mại của quốc gia nhập khẩu và các đối tác thương mại, hàng nhập khẩu có thể hưởng lợi từ các hiệp định thương mại ưu đãi hoặc phải chịu thuế quan và rào cản thương mại Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh và hiệu quả chi phí của hàng hóa nhập khẩu.

2.1.3 Vai trò của nhập khẩu

Theo Nguyễn Hữu Khải và Bùi Xuân Lưu (2006), nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế, có tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước, để bổ sung các hàng hoá mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu Nhập khẩu còn để thay thế những hàng hoá mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu Hai mặt nhập khẩu bổ sung và nhập khẩu thay thế nếu được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân, trong đó, ba yếu tố của sản xuất là lao động, công cụ lao động, đối tượng lao động sẽ được cân đối trực tiếp Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng của nhập khẩu được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

- Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam từ một nền sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ sang phát triển theo hướng công nghiệp hoá thông qua các hoạt động nhập khẩu các trang thiết bị cho các ngành kinh tế như điện và điện tử, công nghệ mới, chế biến nông sản,công nghiệp đóng tàu, chế biến dầu khí

- Nhập khẩu giúp đảm bảo nền kinh tế phát triển hài hòa và ổn định Theo đó, một nền kinh tế muốn phát triển tốt cần đảm bảo sự cân đối theo những tỷ lệ nhất định như: Cân đối giữa khu vực 1 (Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) và khu vực 2 (Công nghiệp và xây dựng); giữa hàng hoá và lượng tiền trong lưu thông; giữa tích luỹ và tiêu dùng; giữa xuất khẩu với nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế

- Nhập khẩu giúp cho sản xuất phát triển bằng cách tạo điều kiện để các quốc gia chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tận dụng được những lợi thế từ thị trường thế giới và khắc phục những mặt mất cân đối, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển

- Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống cho người lao động, giúp thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ như đồ điện gia dụng, thuốc men, lương thực, thực phẩm, Bên

20 cạnh đó, nhập khẩu còn giúp đảm bảo đầu vào cho sản xuất, khôi phục lại những ngành nghề cũ, mở ra những ngành nghề mới, tạo nhiều việc làm ổn định cho người lao động, từ đó tăng khả năng thanh toán

Đối với các quốc gia đang phát triển và kém phát triển, nhập khẩu là nguồn cung cấp đầu vào quan trọng cho xuất khẩu do năng lực sản xuất hạn chế Hoạt động nhập khẩu đóng vai trò thúc đẩy tích cực đối với xuất khẩu, cho phép hàng hóa trong nước vươn ra thị trường toàn cầu, mở rộng phạm vi tiếp cận và nâng cao khả năng cạnh tranh trên bình diện quốc tế.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU

2.2.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp

2.2.1.1 Trình độ năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của Ban giám đốc

Trình độ quản trị kinh doanh của ban giám đốc đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công của doanh nghiệp Năng lực quản trị hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp, tận dụng tối đa cơ hội thị trường quốc tế Điều này góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp dựa trên nền tảng năng lực sẵn có.

2.2.1.2 Trình độ và năng lực kinh doanh của đội ngũ cán bộ công nhân viên

Theo Nguyễn Thị Như Hằng (2018, tr.08):

Cán bộ kinh doanh là những người trực tiếp thực hiện các công việc trong quá trình nhập xuất hàng hoá Vì vậy, trình độ và năng lực trong hoạt động xuất nhập khẩu của họ sẽ quyết định tới hiệu quả công việc, theo đó quyết định tới hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp

2.2.1.3 Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Theo Nguyễn Thị Như Hằng (2018, tr.08):

Khả năng tài chính là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp Nếu khả năng tài chính tốt, doanh nghiệp có thể nhập khẩu số lượng hàng hóa lớn hơn Trái lại, nếu khả năng tài chính và luân chuyển dòng vốn kém, các hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp sẽ hạn chế Ngoài ra với nguồn tài chính vững mạnh, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa nguồn nhập khẩu từ nhiều nhà cung cấp ở các quốc gia khác nhau, giảm thiểu rủi ro liên quan đến bất ổn địa chính trị, gián đoạn chuỗi cung ứng hoặc thay đổi về thuế quan và quy định

2.2.1.4 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Theo Nguyễn Thị Như Hằng (2018, tr.08): Đây là nhân tố có tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh không phù hợp sẽ khiến doanh nghiệp thua lỗ, dẫn đến phá sản và ngược lại, chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ kích thích sự tăng trưởng và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

2.2.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

2.2.2.1 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động nhập khẩu của nhà nước

Theo Nguyễn Thị Như Hằng (2018):

Các chính sách thương mại của chính phủ, bao gồm thuế quan, hạn ngạch và hiệp định thương mại, tác động trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu Thuế quan hoặc rào cản thương mại cao có thể làm giảm nhập khẩu, trong khi các hiệp định thương mại tự do có thể tạo điều kiện tăng cường nhập khẩu từ các nước đối tác

Các quy định về tiêu chuẩn sản phẩm, y tế và an toàn của chính phủ có thể ảnh hưởng đáng kể đến lượng hàng nhập khẩu và chi phí liên quan Nếu các quy định này quá phức tạp, chúng có thể gây cản trở cho quá trình nhập khẩu Ngược lại, nếu được đơn giản hóa, các quy trình này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu, giúp việc giao thương trở nên suôn sẻ hơn.

Theo Nguyễn Thị Như Hằng (2018):

Tỷ giá hối đoái đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chi phí nhập khẩu Đồng nội tệ yếu hơn làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ, trong khi đồng nội tệ mạnh làm cho hàng nhập khẩu rẻ hơn, do đó ảnh hưởng đến khối lượng nhập khẩu

2.2.2.3 Nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước

Mức độ tiêu thụ trong nước đối với hàng hóa và dịch vụ không được sản xuất hoặc sản xuất kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu Nhu cầu trong nước tăng cao dẫn đến tăng nhập khẩu các mặt hàng nêu trên và ngược lại

2.2.2.4 Tình hình kinh tế - chính trị trong nước và quốc tế

Sự ổn định và các yếu tố địa chính trị: Sự ổn định hay không của yếu tố địa chính trị có thể tác động đến các mối quan hệ thương mại và ảnh hưởng đến nhập khẩu Những bất ổn và xung đột về mặt kinh tế lẫn quân sự có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng và các tuyến thương mại, dẫn đến biến động trong nhập khẩu

Theo Nguyễn Hữu Khải & Bùi Xuân Lưu (2006, tr.162):

Mỗi quốc gia có môi trường chính trị - pháp lý khác nhau Để tối ưu hoạt động kinh doanh với nhà cung cấp quốc tế, doanh nghiệp nhập khẩu cần lưu ý chính sách chính phủ, tình hình ổn định chính trị, quy định hạn chế ngoại tệ và hệ thống bộ máy nhà nước.

Theo Nguyễn Thị Như Hằng (2018): Nhà cung cấp là yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu mua của doanh nghiệp vì nếu lựa chọn không đúng nhà cung cấp sẽ không đảm bảo được khả năng thu mua của doanh nghiệp, không đảm bảo được số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ đầu ra Vì đối với doanh nghiệp thương mại thường kinh doanh nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau, mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ có thể có một hoặc nhiều nhà cung ứng Trong trường hợp đó sẽ có sự cạnh tranh của các nhà cung ứng Để lựa chọn người cung ứng cho doanh nghiệp cần dựa vào nguyên tắc: Không hoàn toàn lệ thuộc vào một nhà cung cấp để tạo ra sự lựa chọn tối ưu và cần theo dõi thường xuyên về tình hình tài chính, khả năng sản xuất và khả năng cung ứng của các nhà cung cấp.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ thể hiện quy trình nhập khẩu

Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân, Giáo trình Quản trị Xuất nhập khẩu, 2010

Theo Đoàn Thị Hồng Vân (2010), nghiên cứu thị trường để có một hệ thống thông tin về thị trường đầy đủ, chính xác, kịp thời, làm cơ sở cho doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn, đáp ứng được các nhu cầu của thị trường Tùy theo từng doanh nghiệp mà quy trình nghiên cứu thị trường sẽ khác nhau, tuy nhiên về cơ bản cần nghiên cứu ngành hàng, xu hướng tiêu dùng, các sản phẩm thay thế và các yếu tố ảnh hưởng đến ngành hàng; tìm hiểu về đối tượng khách hàng mục tiêu, hành vi mua sắm, nhu cầu và mong muốn của họ Ngoài ra, nghiên cứu thị trường còn là quá trình đánh giá các đối thủ cạnh tranh trên thị trường; đánh giá các cơ hội và rủi ro trong thị trường nhập khẩu; phân tích xu hướng thị trường hiện tại và dự báo về xu hướng tương lai để có cái nhìn toàn diện và đưa ra quyết định đúng đắn về việc nhập khẩu hàng hóa

2.3.2 Tìm kiếm sản phẩm và nhà cung cấp phù hợp

Theo Đoàn Thị Hồng Vân (2010), việc tìm kiếm sản phẩm và nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh doanh Để tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp, doanh nghiệp phải xác định rõ nhu cầu cụ thể, bao gồm sản phẩm cần nhập khẩu cũng như xác định các tiêu chí quan trọng như chất lượng, giá cả, độ tin cậy của nhà cung cấp, thời gian giao hàng và các yêu cầu pháp lý Sau đó tiến hành nghiên cứu về các xu hướng sản phẩm, giá cả, và các nhà cung cấp tiềm năng trên thị trường; sử dụng các công cụ tìm kiếm trực tuyến, cơ sở dữ liệu thương mại và tham gia các hội chợ, triển lãm và sự kiện ngành hàng để gặp gỡ trực tiếp các nhà cung cấp

2.3.3 Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng

Theo Đoàn Thị Hồng Vân (2010), sau giai đoạn nghiên cứu thị trường, lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp, mặt hàng kinh doanh và hoạch định phương án kinh doanh thì bước tiếp theo doanh nghiệp phải tiến hành là tiếp cận nhà cung cấp để bắt đầu giao dịch mua bán Quá trình giao dịch là quá trình trao đổi thông tin về các điều kiện thương mại với các bên tham gia bao gồm hỏi giá (Inquiry); chào hàng, phát giá (Offer); đặt hàng (Order); hoàn giá (Counter – offer); chấp nhận (Acceptance) và xác nhận (Confirmation)

Theo Đoàn Thị Hồng Vân (2010), đàm phán là quá trình tương tác giữa hai hoặc nhiều bên với mục tiêu đạt được một thỏa thuận hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể Trong quản lý chuỗi cung ứng và xuất nhập khẩu, đàm phán thường xuyên diễn ra giữa công ty và nhà cung cấp để thảo luận về các điều khoản hợp đồng, giá cả, điều kiện giao hàng, chất lượng sản phẩm và các vấn đề khác liên quan đến việc mua hàng hoặc nhập khẩu Đàm phán giữa hai bên có thể được tiến hành qua nhiều hình thức khác nhau như qua thư từ, Fax, điện tín, hoặc điện thoại và gặp mặt trực tiếp đối với các nhà cung cấp mới hoặc các hợp đồng trị giá lớn

Theo Luật Thương mại Việt Nam (2005), hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế về bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau Trong đó qui định quyền và nghĩa vụ của các bên, bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa trong khi bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng Để thương thảo hợp đồng một cách hiệu quả, hai bên cần nắm vững các điều kiện thương mại, chỉ một sự mơ hồ hoặc thiếu chính xác nào đó trong việc vận dụng điều kiện thương mại có thể gây tác hại cho các bên ký kết hợp đồng, dẫn đến tranh chấp, kiện tụng và làm tăng thêm chi phí trong kinh doanh

Trong hầu hết các trường hợp, hợp đồng có hiệu lực chỉ khi người tham gia có đủ thẩm quyền ký vào các văn bản liên quan, nếu không thì hợp đồng không được công nhận là văn bản có cơ sở pháp lý Ngoài ra hợp đồng mua bán có thể được thực hiện bằng lời nói, hoặc một phần bằng văn bản và bằng lời nói Hợp đồng bằng miệng hay hành động ra hiệu chưa có văn bản thì sau đó phải làm văn bản xác nhận khi đã hoàn tất thỏa thuận Theo Luật Thương mại Việt Nam (2005) quy định thì hình thức của hợp đồng nhập khẩu bắt buộc phải là văn bản

Khi soạn thảo hợp đồng cần tuân theo quy tắc 5C, đó là:

- Complete: Đầy đủ, hoàn chỉnh

- Consise: Ngắn gọn, xúc tích

- Correct: Chính xác về chính tả và thông tin

Hai bên cần lưu ý làm rõ các điều khoản trong nội dung của hợp đồng bao gồm tên hàng; số lượng; giá cả; chất lượng; quy cách; địa điểm, thời hạn giao nhận hàng và phương thức thanh toán Ngoài ra các điều khoản về trọng tài hay khiếu nại đều rất quan trọng mà hai bên khi ký kết hợp đồng cần lưu ý

Số bản hợp đồng, giá trị pháp lý của bản hợp đồng, thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, ngôn ngữ sử dụng để ký kết, chữ ký và con dấu của các bên tham gia cần được nêu rõ trong phần kết thúc hợp đồng

2.3.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ các bước trong giai đoạn thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Nguồn:Đoàn Thị Hồng Vân, Giáo trình Quản trị Xuất nhập khẩu, 2010

2.3.4.1 Làm thủ tục nhập khẩu theo qui định của nhà nước

Theo quy định pháp luật Việt Nam, thủ tục nhập khẩu hàng hóa là một quá trình phức tạp đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt Trước khi tiến hành nhập khẩu, doanh nghiệp cần kiểm tra xem mặt hàng mình muốn nhập có nằm trong danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hay không và chuẩn bị đầy đủ giấy phép, thủ tục theo quy định đối với từng mặt hàng cụ thể tại từng thời điểm.

26 nghiệp sẽ phải tuân theo những quy định cụ thể của Nhà nước/cơ quan hữu trách về giấy phép/thủ tục nhập khẩu

Theo điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018:

“1 Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan

2 Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật

3 Đối với hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật

4 Đối với hàng hoá không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.”

2.3.4.2 Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán

Theo Đoàn Thị Hồng Vân (2010, tr.468-479):

Nếu phương thức thanh toán hai bên thỏa thuận là L/C thì sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, người mua ( người nhập khẩu) cần:

- Tiến hành ký quỹ và mở L/C

Sau khi làm đơn xin mở L/C, nhà nhập khẩu phải ký quỹ và trả phí ngân hàng, sau đó Ngân hàng sẽ tiến hành mở L/C theo yêu cầu

Nếu thanh toán bằng CAD thì nhà nhập khẩu cần tới ngân hàng để yêu cầu mở tài khoản ký thác và thanh toán tiền cho nhà nhập khẩu

Nếu thanh toán bằng TT trả trước thì doanh nghiệp nhập khẩu cần tiến hành làm thủ tục chuyển tiền theo đúng quy định trong hợp đồng

Nếu thanh toán bằng nhờ thu hoặc chuyển tiền trả sau thì nhà nhập khẩu sau khi hoàn tất việc nhận hàng mới tiền hành thanh toán theo quy định về thời hạn trong hợp đồng

2.3.4.3 Thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm hàng hóa

Thuê phương tiện vận tải

Theo Đoàn Thị Hồng Vân (2010, tr.479):

Nếu trong hợp đồng được ký kết với các điều kiện giao hàng bao gồm EXW, FAS, FCA, FOB tức hàng hóa được giao ở nước người xuất khẩu, phương tiện vận tải do người mua chịu trách nhiệm do đó người mua sẽ tiến hành thuê phương tiện vận tải

Việc thuê tàu, lưu cước là một nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi phải có kinh nghiệm, có thông tin về tình hình vật giá và giá cước, hiểu rõ về các điều khoản của hợp đồng thuê tàu, nên trong nhiều trường hợp, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu thường uỷ thác việc thuê tàu cho môi giới hoặc các công ty vận tải thuê tàu

Tuỳ trường hợp cụ thể, người xuất khẩu lựa chọn 1 trong các phương thức thuê tàu sau:

- Phương thức thuê tàu chợ

- Phương thức thuê tàu chuyến

- Phương thức thuê tàu định hạn

Mua bảo hiểm hàng hóa

Theo Đoàn Thị Hồng Vân (2010, tr.479):

Các doanh nghiệp nhập khẩu có trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa nếu hợp đồng được ký kết theo các điều kiện như EXW, FCA, FAS, FOB, CRF, CPT Để mua bảo hiểm cho lô hàng, các nhà nhập khẩu cần:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TINH HOA TOÀN CẦU

TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TINH HOA TOÀN CẦU

Công ty TNHH Thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu nhập khẩu chủ yếu rượu và thịt heo Iberico với quy trình 4 bước: nghiên cứu thị trường; tìm nhà cung cấp phù hợp; giao dịch, đàm phán và ký hợp đồng; thực hiện hợp đồng nhập khẩu Mặc dù mỗi sản phẩm có chính sách và điều kiện nhập khẩu khác nhau, quy trình tổng thể vẫn gồm những giai đoạn này.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ thể hiện quy trình nhập khẩu tại THTC

Nguồn:Phòng mua hàng Công ty Cổ phẩn Thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu

3.1.1.1 Nghiên cứu thị trường trong nước

Nghiên cứu về nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước

Mục đích của hoạt động này nhằm xác định nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước đối với các dòng sản phẩm rượu và thịt heo Iberico để qua đó quyết định sản lượng và thời điểm nhập hàng hợp lý Hiện tại THTC chưa có bộ phận hoặc phòng ban chuyên trách về việc nghiên cứu thị trường mà là sự phối hợp giữa các phòng ban Phòng marketing sẽ nhận phản hồi từ phòng kinh doanh, sau đó đưa ra những đánh giá cho mức tiêu thụ của từng dòng sản phẩm Song song với đó, phòng thu mua sẽ dựa trên sản lượng tiêu thụ thực tế của sản phẩm trong các tháng gần đây hoặc tháng cùng kỳ năm ngoái để đưa ra những đánh giá khách quan

Giá cả là một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu, ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh, thị phần, doanh thu và lợi nhuận của công ty Do đó, ngoài nghiên cứu về mức tiêu

Tìm kiếm sản phẩm và nhà cung cấp phù hợp

Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng

Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu

33 thụ, các nhân viên THTC sẽ tiến hành nghiên cứu mức giá bình quân trên thị trường đối với các dòng sản phẩm kinh doanh của công ty, đồng thời xem xét mức giá của đối thủ cạnh tranh và tìm hiểu về khả năng tài chính, các mối quan hệ của các khách hàng để xây dựng biện pháp, kế hoạch nhập khẩu phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng với mức giá tốt nhất

Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh

Trong những năm qua, thị trường ngành F&B đang có tốc độ tăng trưởng nhanh và cạnh trạnh khốc liệt Đối với lĩnh vực nhập khẩu và phân phối thực phẩm và đồ uống, THTC cũng không tránh khỏi việc cạnh tranh với những đối thủ là các doanh nghiệp cùng ngành

Do đó, hoạt động nghiên cứu nhằm tìm kiếm các thông tin như đối thủ cạnh tranh hiện đang cung ứng mặt hàng gì, với giá cả bao nhiêu, có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh đang cung cấp mặt hàng tương tự là điều cực kỳ quan trọng Ngoài ra, công ty còn phân tích điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, tìm hiểu chiến lược kinh doanh mà đối thủ đang theo đuổi, xem xét về chính sách khuếch trương, xúc tiến bán hàng và hoạt động marketing khác mà đối thủ cạnh tranh đang triển khai, đồng thời tìm kiếm các “khoảng trống” trên thị trường để tìm kiếm cơ hội Từ đó THTC sẽ thiết kế, điều chỉnh chiến lược tiếp cận thị trường, một mặt tạo ra uy tín với đối tác, mặt khác khai thác thêm được tập khách hàng mới trên những khu vực thị trường khác nhau nhằm mở rộng thị phần

3.1.1.2 Nghiên cứu thị trường nước ngoài

Nghiên cứu thị trường nước ngoài đối với hoạt động nhập khẩu giúp THTC biết được giá cả, các điều kiện thanh toán, khối lượng và thời gian cung ứng, các chính sách đãi ngộ từ chính phủ quốc gia nhà cung cấp Từ những yếu tố này để chọn được nhà cung cấp phù hợp, đảm bảo chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh Khi tiến hành công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài, THTC thường sử dụng cả hai hình thức trực tiếp và gián tiếp Tuy nhiên, do kinh phí còn hạn chế nên dù đem lại thông tin chính xác về thị trường, hình thức nghiên cứu trực tiếp vẫn ít được sử dụng Hiện công ty chủ yếu vẫn sử dụng mạng internet, sách báo, bản tin, các tạp chí nước ngoài hoặc qua catalogue và các hội chợ triển lãm Mặc dù hình thức này cho phép công ty giảm chi phí nhưng hiệu quả mang lại thường không cao vì thiếu sự tiếp xúc trực tiếp

3.1.2 Tìm kiếm sản phẩm và nhà cung cấp phù hợp

Tìm kiếm sản phẩm và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp là công việc thuộc về trách nhiệm của phòng mua hàng Sau khi nhận được kết quả nghiên cứu thị trường từ phòng marketing, phòng mua hàng sẽ tiến hành phân tích đồng thời dựa trên chủ trương, phương án kinh doanh đã được đề ra trước đó để xây dựng kế hoạch đặt hàng cho từng sản phẩm phù hợp với từng thời điểm trong năm

Sau khi đã đề ra được kế hoạch đặt hàng, phòng mua hàng sẽ tiến hành tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp Tiêu chí khi chọn nhà cung cấp là phải đáp ứng các điều kiện về chất lượng, giá cả, các chính sách hỗ trợ, ngoài ra còn phải chú ý đến sản lượng tối thiểu theo như yêu cầu từ phía nhà cung cấp Đối với sản phẩm thịt heo Iberico, trong quá trình chọn nhà cung cấp, công ty phải chú ý xem nhà cung cấp đó đã có tên trong danh sách những nhà xuất khẩu được phép xuất khẩu vào Việt Nam hay chưa, vì nếu nhà cung cấp chưa có tên trong danh mục nghĩa là sản phẩm của họ chưa đủ điều kiện cấp phép nhập khẩu vào Việt Nam Khi đó, hàng hóa sẽ không được thông quan và gây tốn kém chi phí

Tuy nhiên trên thực tế, đối với các sản phẩm kinh doanh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu, giai đoạn tìm kiếm sản phẩm và nhà cung cấp thường không mất quá nhiều thời gian Bởi lẽ, sau 8 năm hoạt động trong lĩnh vực này, THTC đã lựa chọn ra cho mình những đối tác là những nhà cung cấp uy tín, chất lượng và nhờ đó, doanh nghiệp đã tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian

3.1.3 Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng

Sau giai đoạn tìm hiểu, nghiên cứu thị trường và lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp, công ty sẽ tiến hành chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng nhập khẩu Để tiến tới ký hợp đồng mua bán, công ty thường phải qua một quá trình giao dịch, thương lượng để hoàn tất các điều khoản giao dịch Phương thức giao dịch thường được công ty sử dụng là giao dịch thông qua email, điện thoại hoặc gặp gỡ trực tiếp trong trường hợp có nhà cung cấp mới hay ký kết hợp đồng lớn Với phương thức này, công ty có thể đàm phán được với nhiều nhà cung cấp khác nhau một cách nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn

Sau khi xác định được lượng đặt hàng cần thiết dựa trên phân tích nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thực tế và lượng hàng tồn kho, phòng thu mua sẽ gửi lệnh đặt hàng ( Purchase

Order - PO) đến nhà cung cấp Nội dung trong PO phải thể hiện rõ tên sản phẩm cần đặt, nêu rõ số lượng, quy cách, phẩm chất, thời gian giao hàng và các thông tin khác có liên quan đến lô hàng trên

Hình 3.1: Hình ảnh thư đặt hàng gửi nhà cung cấp

Nguồn: Phòng mua hàng Công ty Cổ phần thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu

Sau khi nhận được đơn đặt hàng (PO), nhà cung cấp sẽ gửi thư trả lời cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác và nhanh chóng thông tin theo yêu cầu của Tinh Hoa Toàn Cầu trong email đặt hàng trước đó Việc trao đổi thông tin qua lại qua email, fax cung cấp cho công ty thông tin chính xác và hiệu quả.

Sau bước thực hiện việc gửi PO và nhận được thư trả lời thì công ty đã có cơ sở soạn thảo nội dung của một bản hợp đồng, các thông tin cần có sau bước này bao gồm:

- Hàng hóa: biết được loại hàng, quy cách, đặc tính, chất lượng,

- Giá cả: THTC sẽ biết được giá cả hàng hóa theo từng điều kiện giao hàng

- Số lượng: biết được số lượng hàng chính xác mà nhà cung cấp có thể cung cấp cho công ty

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TINH HOA TOÀN CẦU

CỔ PHẦN THỰC PHẨM TINH HOA TOÀN CẦU

3.2.1 Tổng quan về hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu

Bảng 3.1: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu tại Công ty Cổ phần thực phẩm Tinh Hoa

Toàn Cầu Đơn vị: nghìn đồng

Nguồn: Phòng kế toán - Công ty Cổ phần Thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu tại THTC qua các năm

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Rượu sake 5.421.908 21% 7.328.961 18% 35% 8.030.978 18% 10%

Rượu vang Tây Ban Nha 2.872.934 11% 5.264.897 13% 83% 6.034.012 14% 15%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phòng kế toán - Công ty Cổ phần Thực phẩm THTC

Dựa vào các biểu đồ trên, thịt heo Iberico là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của THTC qua các năm Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng thịt heo Iberico tăng 78% so với năm 2020 Nguyên nhân do sau đại dịch, tình hình kinh tế dần khôi phục, nhu cầu tiêu dùng và làm quà biếu tặng của người dân tăng cao Năm 2022, kim ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng này tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021, mức tăng tương đối thấp Năm 2022, nền kinh tế có nhiều biến động, tình trạng lạm phát tăng cao nên khách hàng có xu hướng giảm mức chi tiêu đối với những mặt hàng trung và cao cấp, dẫn đến sản phẩm thịt heo Iberico tuy có tăng nhưng mức tăng không cao

Rượu sake là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao thứ hai qua các năm trong tổng kim ngạch nhập khẩu của THTC Năm 2020, giá trị nhập khẩu sản phẩm này là 5.421.908 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 21% trong tổng kim ngạch nhập khẩu Trong hai năm 2021 và năm 2022 giá trị nhập khẩu của rượu sake tiếp tục tăng, lần lượt đạt 7.328.961 nghìn đồng và 8.030.978 nghìn đồng, chiếm 18% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của THTC Đây là một trong những dòng sản phẩm mang lại doanh thu chính cho doanh nghiệp

Tỷ trọng nhập khẩu các dòng sản phẩm rượu vang Úc, Chile, Tây Ban Nha tại THTC có sự biến động nhẹ, tuy nhiên nhìn chung giá trị nhập khẩu đều tăng qua các năm Nguyên nhân là do thay đổi nhu cầu của thị trường và chiến lược kinh doanh của công ty

3.2.2 Năng suất thực hiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu

Tính năng suất của việc thực hiện hoạt động nhập khẩu được thể hiện qua thời gian

54 thực hiện từng giai đoạn trong quy trình.

Bảng 3.2: Bảng thể hiện thời gian thực hiện quy trình nhập khẩu tại công ty Cổ phẩn Thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu Thời gian

Giai đoạn 1: Nghiên cứu thị trường 10 30 20

Giai đoạn 2: Tìm kiếm sản phẩm và nhà cung cấp phù hợp 1 15 8

Giai đoạn 3: Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng 3 10 7

Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu 7 15 11

Bước 2: Nhập mẫu về làm bản tự công bố chất lượng sản phẩm

Bước 3: Tiến hành hoạt động nhập khẩu hàng hóa 29 40 35

Bước 4: Làm thủ tục thông quan hàng hóa 1 10 6

Bước 5: Nhận hàng và kiểm tra hàng 0 1 1

Bước 6: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 0 15 8

Bước 7: Thanh toán tiền hàng nhập khẩu 0 60 -

Nguồn: Công ty Cổ phần thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu, 2023

Thời gian nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu dao động từ 2-7 tháng, trong đó tốn nhất ở khâu tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu, gồm chuẩn bị và vận chuyển hàng Nhập khẩu từ Nhật Bản bằng đường biển thường mất một tháng chuẩn bị và 15 ngày vận chuyển Đối với châu Âu, thời gian chuẩn bị là một tháng và toàn bộ quá trình từ chất hàng lên tàu đến đưa hàng về Việt Nam mất từ một đến hai tháng.

55 hai tháng Bước thanh toán công nợ khi đến hạn có thời gian và mức chênh lệch cao nhất tuy nhiên yếu tố này không đánh giá được tính năng suất hay không năng suất của hoạt động nhập khẩu Bởi lẽ bước thanh toán này chỉ áp dụng đối với mặt hàng được phép trả sau (chủ yếu là rượu) và việc thanh toán tiền hàng sau 30 ngày hoặc 60 ngày sẽ có lợi cho việc sử dụng vốn của công ty Bên cạnh đó, các bước ký kết hợp đồng, làm thủ tục hải quan nhập khẩu và nhận hàng, kiểm tra hàng là các bước ít tốn thời gian nhất của quy trình nhập khẩu, nhưng để bước này được thực hiện dễ dàng đòi hỏi các bước trước phải được thực hiện cẩn thận, đầy đủ và tránh sai sót dẫn đến việc trì trệ về thời gian

Bên cạnh mốc thời gian tối thiểu để thể hiện thời gian thực hiện một đơn hàng nhập khẩu trường hợp các công đoạn được thực hiện một cách trơn tru và thời gian tối đa trong trường hợp đơn hàng phát sinh sự cố, thời gian chuẩn là mốc thời gian mà THTC sẽ dựa vào để có thể đánh giá được sơ bộ rằng hoạt động nhập khẩu là hiệu quả hoặc không hiệu quả Đơn cử ví dụ đơn hàng sake từ Nhật, thời gian chuẩn bị 1 tháng và thời gian di chuyển hàng mất 15 ngày và thêm 2 đến 3 ngày để làm thủ tục lấy hàng thì một quy trình như vậy sẽ mất khoảng 50 ngày So với mốc trung bình, đây là một đơn hàng nhập khẩu có hiệu quả về mặt thời gian

Trong năm 2022, THTC đã thực hiện thành công hơn 30 đơn hàng nhập khẩu cho cả thịt và rượu và tăng đều theo các năm Nhìn chung, với số lượng hợp đồng lớn trong một năm, nhân viên phòng mua hàng của công ty đã làm việc rất năng suất để hoàn thành các đơn hàng một cách tốt nhất, điều này thể hiện qua việc công ty luôn mang đến sự hài lòng khi có nguồn hàng kịp thời để cung cấp cho các hệ thống đại lý phân phối, chuỗi siêu thị,

3.2.3 Chất lượng thực hiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu

Chất lượng thực hiện hoạt động nhập khẩu được đánh giá bởi sự hài lòng của các hệ thống phân phối Bởi vì khi hoạt động nhập khẩu được thực hiện tốt, THTC sẽ đảm bảo cung cấp hàng hóa đầy đủ và xuyên suốt cho các hệ thống phân phối, từ đó mang đến sự hài lòng cho khách hàng Sự hài lòng của các hệ thống phân phối trực tiếp thể hiện qua số đơn tái đặt hàng với doanh nghiệp Cụ thể trong năm 2022, tổng số lượng đặt hàng từ các chuỗi hệ thống siêu thị, các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn và đại lý tăng 329 đơn hàng ( tương đương tăng 83%) so với năm 2021 và tăng 612 đơn hàng ( tương đương tăng 178%)

56 so với năm 2020 (Phòng kế toán - Công ty Cổ phần Thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu) Tuy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số lượng đơn đặt hàng trong giai đoạn này như tình hình dịch bệnh, nhu cầu khách hàng và tình hình suy thoái kinh tế, số lượng đơn hàng tăng trong hai năm 2021 và 2022 như một bằng chứng rõ ràng cho sự nỗ lực của THTC để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất trong thời điểm khó khăn

Tóm lại, qua việc phân tích dựa trên số liệu và việc thu thập dữ liệu, bài nghiên cứu đã thể hiện rõ tính năng suất và chất lượng của quy trình nhập khẩu tại THTC Trong quá khứ, hiện tại và tương lai, phòng mua hàng nói riêng và cả công ty nói chung sẽ tiếp tục làm việc nhiệt huyết để duy trì và đẩy mạnh hơn nữa năng suất và chất lượng của quy trình nhập khẩu

3.2.4 Nguồn nhân lực thực hiện quy trình nhập khẩu tại Công ty Cổ phần thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu

Phòng mua hàng là phòng ban đảm nhận nhiệm vụ chính, thực hiện hầu hết quy trình nhập khẩu tại THTC Hiện nay phòng mua hàng chỉ có một nhân viên phụ trách chính Về năng lực chuyên môn, nhân viên phụ trách phòng mua hàng tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương, chuyên ngành kinh tế đối ngoại với hơn 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa Khả năng thông thạo hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Nhật giúp dễ dàng trao đổi với nhà cung cấp vốn tập trung chính ở châu Âu và Nhật Bản Nhìn chung, theo tìm hiểu, nhân sự phụ trách luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cấp trên đề ra Chất lượng nhân sự của phòng mua hàng luôn được chủ tịch và các bộ phận khác trong công ty đánh giá cao bởi sự làm việc chuyên nghiệp và phối hợp ăn ý với các phòng ban

Nhằm khẳng định về lòng tin và sự hài lòng của các bộ phận liên quan đối với quy trình nhập khẩu, tác giả đã tiến hành tìm hiểu và thu thập đánh giá, nhận xét của các bên như sau: Bộ phận chăm sóc khách hàng hài lòng về khả năng tiếp nhận thông tin và đàm phán của nhân viên mua hàng; bộ phận kế toán hài lòng về khả năng xử lý các chứng từ, đảm bảo về mặt thời gian và chất lượng của phòng mua hàng từ đó tạo sự nhịp nhàng và ăn ý cho cả quy trình Để có kết quả nêu trên, tác giả đã thực hiện khảo sát bằng phương pháp khảo sát 10 nhân viên tại công ty (gồm 4 nhân viên phòng kế toán và 6 nhân viên phòng kinh doanh – các bộ phận cùng hỗ trợ phòng mua hàng thực hiện công việc), với 5 mức độ

57 đánh giá: (1) Rất không tốt, (2) Không tốt, (3) Bình thường; (4) Tốt; (5) Rất tốt (Bảng khảo sát đánh giá năng lực phòng mua hàng tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu_ Đính kèm tại Phụ lục 13)

Bảng 3.3: Bảng đánh giá năng lực phòng mua hàng tại THTC Đánh giá Rất không tốt

Bình thường Tốt Rất tốt

Nhân viên phòng mua hàng có khả năng tiếp nhận thông tin và đàm phán tốt

Khả năng làm chứng từ và xin giấy phép tốt, đảm bảo thời gian

Luôn đảm bảo nguồn cung hàng hóa

6 (60%) Giải quyết tốt các vấn đề phát sinh

Hỗ trợ, phối hợp ăn ý với các bộ phận liên quan

Nguồn: Thực hiện bởi tác giả

Đánh giá về khả năng đảm bảo nguồn cung cho thấy kết quả chưa được tốt Nguồn cung chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm nhà cung cấp và thị trường Sự biến động thị trường ảnh hưởng đến nhu cầu mua và lượng hàng tồn kho Nội tại nhà cung cấp cũng gây trở ngại, dẫn đến thời gian cung cấp bị chậm trễ Phòng thu mua có chuyên môn tốt, xử lý chứng từ và tình huống phát sinh hiệu quả.

Chất lượng nguồn nhân lực của phòng Mua hàng tại Công ty Cổ phần thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu được đánh giá cao Tuy nhiên, lượng công việc lớn so với số lượng nhân sự hiện tại đang khiến phòng gặp phải tình trạng quá tải, gây đình trệ trong hoạt động mua hàng, nhất là vào các mùa cao điểm.

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG

3.3.1 Các nhân tố bên trong

Một là chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là nền tảng giúp THTC có thể đưa ra các quyết định về sản phẩm cũng như giúp đề ra kế hoạch nhập khẩu hiệu quả, được xây dựng dựa trên lợi thế cạnh tranh của công ty Thứ nhất, công ty tự tin cam kết về chất lượng sản phẩm, được nhập khẩu chính hãng từ những nhà cung cấp nổi tiếng, mang đến những loại thực phẩm và đồ uống ngon, an toàn và tinh tế của các quốc gia có nền ẩm thực tinh hoa, đảm bảo mang lại sự hài lòng cho khách hàng Thứ hai, công ty là nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền nhiều dòng sản phẩm như rượu sake và rượu vang, do đó THTC có thể kiểm soát và ổn định chính sách giá giữa các hệ thống phân phối Có được những lợi thế trên, THTC hiện đang nhận được sự tin tưởng từ các đối tác và khách hàng, hệ thống phân phối của công ty ngày càng mở rộng trên khắp cả nước Hiện nay công ty đang tập trung vào đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hiện hữu, đồng thời phát triển các sản phẩm mới nhờ vào lợi thế cạnh tranh mà công ty có được.Việc xác định rõ chiến lược kinh doanh sẽ giúp phòng mua hàng của THTC có thể vạch ra được kế hoạch nhập khẩu cụ thể hiệu quả, cũng như tìm kiếm các nhà cung cấp mới phù hợp với định hướng phát triển của công ty

Hai là khả năng tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động nhập khẩu tại THTC Nếu khả năng tài chính tốt, THTC có thể nhập khẩu số lượng hàng hóa lớn hơn Trái lại, nếu khả năng tài chính và luân chuyển dòng vốn kém, THTC sẽ hạn chế khả năng nhập khẩu và đảm bảo tồn kho hàng hóa Việc mua hàng với số lượng lớn một phần sẽ hạn chế chi phí nhập khẩu trên một đơn vị sản phẩm và dễ dàng hơn trong việc đàm phán với nhà cung cấp Nhờ vào đó, THTC có thể đàm phán các điều khoản thanh toán tốt hơn, chiết khấu hoặc tùy chỉnh sản phẩm theo mong muốn để đáp ứng nhu cầu thị trường

Ngoài ra với nguồn tài chính vững mạnh, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa nguồn nhập khẩu từ nhiều nhà cung cấp ở các quốc gia khác nhau, giảm thiểu rủi ro liên quan đến bất ổn địa chính trị, gián đoạn chuỗi cung ứng hoặc thay đổi về thuế quan và quy định

Tóm lại, khả năng tài chính đóng vai trò quan trọng quyết định hoạt động nhập khẩu của THTC, ảnh hưởng đến sức mua, chiến lược đàm phán, khả năng quản lý rủi ro và khả năng cạnh tranh tổng thể của công ty trên thị trường

Ba là trình độ và năng lực của nhân viên phòng mua hàng

Nhân viên phòng mua hàng đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp diễn ra hiệu quả và tránh sai sót Những nhân sự chuyên môn cao, có khả năng ứng phó linh hoạt chính là chìa khóa để quá trình nhập khẩu được thực hiện trôi chảy, suôn sẻ Bằng kiến thức chuyên sâu và sự nhanh nhạy của mình, họ có thể đưa ra những quyết định sáng suốt, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, từ đó tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo sự hài lòng của các bên liên quan.

Bốn là vị thế của doanh nghiệp trên thị trường

Sau tám năm hoạt động, Tinh Hoa Toàn Cầu đã khẳng định vị thế của mình nhờ uy tín và chất lượng sản phẩm Thương hiệu đã xây dựng được lòng tin và sự tín nhiệm của cả khách hàng lẫn nhà cung cấp, trở thành một đối tác đáng tin cậy trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm và dịch vụ hàng đầu.

Đối với các đối tác phân phối như đại lý, siêu thị, nhà hàng và khách sạn, uy tín của THTC trên thị trường nhập khẩu và phân phối thực phẩm, đồ uống trung đến cao cấp giúp khách hàng an tâm lựa chọn sản phẩm Nhờ đó, hoạt động nhập khẩu diễn ra thường xuyên và ổn định, đảm bảo cung cấp đủ nguồn hàng cho khách hàng.

- Đối với các nhà cung cấp: Sau một thời gian hoạt động trong lĩnh vực này, THTC đã gây dựng uy tín vững chắc đối với các nhà cung cấp Từ đó họ cũng sẽ ưu tiên và dễ thỏa thuận về giá cả cũng như dành nhiều điều khoản ưu đãi, hỗ trợ cho công ty hơn nhằm giúp việc hợp tác này diễn ra được thuận lợi theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi

3.3.2 Các nhân tố bên ngoài

Một là tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu tại THTC bởi công ty mua hàng hóa từ các nhà cung cấp nước ngoài và thanh toán bằng ngoại tệ Nếu đồng tiền Việt Nam tăng giá thì sẽ có lợi hơn cho công ty, vì khi đó công ty sẽ phải chi trả ít hơn cho cùng một đơn hàng và ngược lại, nếu đồng ngoại tệ tăng giá, mặc dù mua cùng một lượng hàng hóa như trước nhưng công ty phải bỏ ra một số tiền nhiều hơn, dẫn đến chi phí tăng cao Do đó, việc tỷ giá tăng hoặc giảm sẽ dẫn đến những thay đổi trong chính sách nhập khẩu của doanh nghiệp

Hai là nhà cung cấp

Nhà cung cấp ảnh hưởng theo nhiều chiều hướng khác nhau đến hoạt động nhập khẩu

60 của công ty Xét ở khía cạnh thời gian, việc nhà cung cấp phối hợp cùng với nhân viên phòng mua hàng để hỗ trợ hoàn thành các bước trong quy trình nhanh hay chậm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian thực hiện dự án và năng suất chung của hoạt động Xét ở khía cạnh chất lượng hoàn thành công việc, nếu các nhà cung cấp không giao hàng đúng thời hạn hay chất lượng lô hàng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động nhập khẩu

Ba là tình hình kinh tế - chính trị trong nước và quốc tế

Hoạt động nhập khẩu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chính sách kinh tế trong và ngoài nước Khi có biện pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu, ưu đãi lãi suất và ký kết hiệp định thương mại song, đa phương thì các nhà nhập khẩu nói chung và Tinh Hoa Toàn Cầu nói riêng sẽ có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi hơn Ngược lại, nếu có chính sách siết chặt, bao vây hay cấm vận thì xuất nhập khẩu trở nên đình trệ, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn Đặc biệt, nhập khẩu phải tuân thủ quy định quốc tế, các bên thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ vì lợi ích chung, đảm bảo hiệu quả và quyền lợi của hoạt động nhập khẩu.

Mặt khác, tình hình trong nước và quốc tế hòa bình, ổn định giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động giao thương, kinh doanh và nhập khẩu Đây là một trong những yếu tố cần có để ổn định thị trường, duy trì và tăng trưởng sức mua, giúp doanh nghiệp đảm bảo được đầu ra của sản phẩm Ngược lại, khi tình hình kinh tế - chính trị bất ổn, người tiêu dùng sẽ có xu hướng tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu Điều này khiến doanh nghiệp suy giảm doanh thu, chậm luân chuyển vốn và hạn chế hoạt động nhập khẩu

Bốn là nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước

Nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước là yếu tố quyết định đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Chỉ khi khách hàng có nhu cầu về sản phẩm thì hoạt động nhập khẩu mới diễn ra liên tục hơn Việc đột ngột tăng hoặc giảm trong nhu cầu sẽ dẫn đến sự biến đổi trong thu mua.Vì vậy công ty cần dự đoán trước những trường hợp này để có thể lập kế hoạch đặt hàng cho phù hợp

NHẬN XÉT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TINH HOA TOÀN CẦU

Nhìn chung, công ty đã xây dựng được quy trình nhập khẩu hoàn chỉnh, phù với nguồn lực và hoạt động của công ty Các bước trong quy trình liên kết với nhau một cách chặt chẽ, tạo sự thuận tiện cho nhân viên phòng mua hàng và các phòng ban hỗ trợ Hoạt động mô tả rõ nét nhiệm vụ và công việc cần phải thực hiện cũng như trách nhiệm của nhân viên

Về tính hiệu quả của việc thực hiện hoạt động nhập khẩu, nhân viên THTC luôn hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty Điển hình trong năm tài chính 2022, công ty đã làm việc rất năng suất và chất lượng đối với hơn 30 đơn hàng nhập khẩu cho cả sản phẩm thịt và rượu, luôn đảm bảo có nguồn hàng kịp thời để cung cấp và mang lại sự hài lòng cho các khách hàng là các hệ thống đại lý phân phối, chuỗi siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn,

Về nguồn lực, nhân viên bộ phận mua hàng cũng như các phòng ban hỗ trợ khác trong công ty luôn giàu nhiệt huyết, tận tâm, có tinh thần trách nhiệm, có năng lực, trình độ chuyên môn và tinh thần làm việc tốt Nhân viên được trang bị tốt kiến thức nền tảng về các chính sách liên quan đến hoạt động nhập khẩu; kỹ năng quản lý thời gian, làm việc nhóm Đặc biệt, một trong những điểm nổi bật của nhân sự bộ phận mua hàng là có tinh thần đoàn kết, sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong công việc Điều này thúc đẩy hoạt động nhập khẩu được thực hiện nhanh chóng, có hiệu quả và góp phần đẩy mạnh sự phát triển của công ty

3.4.2 Những vấn đề tồn đọng

 Vấn đề 1: Nguồn hàng không đều, dễ gây đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến quá trình phân phối cho các kênh bán hàng trong nước

Trong quá trình thực hiện nhập khẩu và phân phối, THTC thường xuyên gặp tình trạng thiếu hàng cho một số dòng sản phẩm chủ lực khi nguồn cung không đủ, dẫn đến tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng cho các nhà phân phối trong nước Thực tế, các khách hàng của THTC là chuỗi hệ thống siêu thị, các đại lý, nhà hàng, khách sạn, sẽ mua theo nhu cầu của thị trường Việc này sẽ phát sinh tình trạng một vài dòng sản phẩm được ưu tiên nhập

62 nhiều, ngược lại một số dòng sản phẩm thì nhập rất ít hoặc hầu như không vì mức độ ưa chuộng thấp Sau thời gian quan sát và tìm hiểu tại công ty, tác giả nhận thấy vấn đề nêu trên xảy ra do một số nguyên nhân dưới đây:

Một là, thời gian làm hàng lâu

Do đặc thù và tính chất của các sản phẩm F&B, nhà cung cấp cần có thời gian sản xuất hàng, chưa tính thời gian vận chuyển hàng hóa Lấy ví dụ đối với các đơn hàng nhập khẩu rượu từ Nhật Bản, nhà cung cấp sẽ mất khoảng một tháng để chuẩn bị hàng và 15 ngày vận chuyển về đến Việt Nam Đối với các đơn hàng thịt, thời gian chuẩn bị hàng sẽ mất khoảng một tháng và mất hơn một tháng để vận chuyển về Việt Nam Như vậy trung bình thời gian để sản phẩm về đến công ty ít nhất mất khoảng 2.5 tháng Tuy đã dự đoán và lên kế hoạch đặt hàng phù hợp nhưng không tránh khỏi việc một số dòng sản phẩm tiêu thụ nhanh và hết hàng Thời gian làm hàng lâu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cung ứng sản phẩm của công ty, từ đó làm giảm sút sự hài lòng của khách hàng, nhà cung cấp và các bộ phận liên quan trong công ty

Hai là, chỉ đứt hàng một số sản phẩm chủ lực

Trong quá trình bán hàng, bộ phận kinh doanh thường tập trung vào một số dòng sản phẩm chủ lực, có thế mạnh cạnh tranh mà bỏ quên các sản phẩm khác Trong khi đó, đối với mảng F&B, nhà cung cấp luôn mong muốn và ra điều kiện để nhà nhập khẩu mua càng nhiều và đa dạng các mã càng tốt, tránh tình trạng tồn kho các mã khó tiêu thụ Sau khi được đưa về Việt Nam, các sản phẩm có thế mạnh sẽ được khách hàng ưu tiên lựa chọn và nguồn vốn ứ đọng trong các sản phẩm chậm tiêu thụ sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thu mua nhập khẩu

Ba là, số lượng nhà cung cấp còn hạn chế

Các mặt hàng chủ lực của THTC chỉ có một nhà cung cấp chính Trong trường hợp hết hàng, công ty sẽ không có nhà cung cấp khác thay thế, dẫn đến đình trệ chuỗi cung ứng Phương pháp tìm nhà cung cấp bổ sung sẽ mất một khoảng thời gian dài và sau đó công ty cũng cần thêm thời gian để sản phẩm mới, thay thế được người tiêu dùng chấp thuận Bản thân là một nhà nhập khẩu và phân phối nhưng THTC hiện chỉ có 19 nhãn hàng từ 11 nhà cung cấp Với hệ thống phân phối rộng lớn như hiện nay, số lượng nhãn hàng trên là quá ít, không đủ đa dạng để đáp ứng nhu cầu của thị trường Ngoài ra một số mặt hàng mang

63 tính thời vụ, số lượng cung ứng thấp sẽ đẩy giá cả lên cao và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty

 Vấn đề 2: Khâu nghiên cứu thị trường và xây dựng kế hoạch nhập khẩu chưa tối ưu

Trong quá trình thực hiện hoạt động nhập khẩu và kinh doanh, công ty sẽ không tránh khỏi việc tiêu thụ chậm một số dòng sản phẩm Tính đến ngày 5/11/2023, công ty đang phải lưu giữ tồn kho hơn 100.000 chai rượu các loại và hơn 27 tấn thịt heo Iberico (Nguồn:

Phòng kế toán – Công ty Cổ phẩn thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu) Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sản phẩm tiêu thụ chậm là do nhu cầu tiêu dùng của thị trường, đặc thù rượu và thịt chỉ tiêu thụ mạnh vào sáu tháng cuối năm, muốn tăng doanh thu đòi hỏi phải mở rộng sản phẩm mới Tuy nhiên những năm qua THTC vẫn giữ danh mục tiêu thụ hiện hữu, mặc dù có triển khai một số sản phẩm mới nhưng không đáp ứng được nhu cầu thị trường Công ty nhập khẩu và phân phối sản phẩm cho các khách hàng là các đại lý, các chuỗi siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, và các đơn đặt hàng của họ sẽ dựa trên nhu cầu của thị trường Nếu sức mua của thị trường giảm thì đồng nghĩa với các đơn đặt hàng cũng giảm dẫn đến sản phẩm tồn kho Việc tồn kho sản phẩm trong một thời gian dài ngoài việc giảm chất lượng sản phẩm còn gây ứ đọng nguồn vốn của công ty và gia tăng các chi phí như lưu kho, bảo quản, chi phí nhân công,

Và lý do giải thích cho vấn đề tồn đọng trên là do công ty chưa quan tâm và thực hiện tốt giai đoạn nghiên cứu thị trường theo một quy trình hiệu quả Hiện công tác nghiên cứu thị trường tại THTC được tiến hành ở mức độ chung quát như nắm tình hình về kinh tế - chính trị - xã hội của thị trường Doanh nghiệp vẫn chưa có phòng ban chuyên trách mà công việc này được thực hiện dựa trên sự phối hợp giữa các phòng ban Phòng marketing sẽ nhận phản hồi từ phòng kinh doanh, sau đó đưa ra những đánh giá cho mức tiêu thụ của từng dòng sản phẩm Dựa trên mức tiêu thụ thực tế và lượng đặt hàng của các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, và tùy vào thời điểm trong năm mà đưa ra những đánh giá mang tính chủ quan của người thực hiện Do đó, giai đoạn nghiên cứu thị trường tại THTC không mang tính chuyên sâu, không đủ thông tin để đánh giá về thị trường, chủ yếu do ý kiến chủ quan, bắt nhịp chậm so với xu hướng tiêu dùng trong nước từ đó dẫn đến việc lập kế hoạch nhập khẩu không tối ưu, nhiều dòng sản phẩm không bán chạy dẫn đến tồn kho

 Vấn đề 3: Quá trình nhập khẩu bị đình trệ vào mùa cao điểm

Vào mùa cao điểm, khối lượng công việc sẽ gây đình trệ và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công việc của bộ phận thu mua và các bộ phận khác có liên quan Trong quá trình thực tập tại công ty, tác giả nhận thấy có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự trì trệ này:

Một là, sự quá tải của các nhà cung cấp vào mùa cao điểm

Các đơn đặt hàng phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của thị trường nên thông thường 70% các đơn đặt hàng sẽ rơi vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 1 vì nhu cầu tăng cao phục vụ cho mùa tết Tuy nhiên vào mùa cao điểm, nhà cung cấp phải giải quyết đơn hàng cho nhiều đối tác khác nhau, do đó sẽ không tránh khỏi việc đơn hàng của THTC bị chậm tiến độ so với kế hoạch ban đầu Việc đơn hàng bị đình trệ vào mùa cao điểm là điều hoàn toàn dự đoán trước, nhưng THTC không thể tiến hành đặt hàng sớm hơn bởi nhu cầu thị trường luôn biến động và khó xác định Trong trường hợp đặt hàng sớm nhưng thị trường không như mong muốn sẽ gây tồn kho sản phẩm, từ đó dẫn đến chậm luân chuyển vốn và dòng tiền của công ty Do đó, để tránh những vấn đề trên, THTC vẫn thực hiện đặt hàng vào các tháng cao điểm mặc dù dễ đối mặt với tình trạng chậm đơn hàng, gây ngắt quãng chuỗi cung ứng

Hai là, thiếu nguồn nhân lực thực hiện công việc

Hiện tại, bộ phận mua hàng là phòng ban phụ trách chính cho cả quy trình nhập khẩu của công ty, thực hiện gần như toàn bộ các công đoạn của quy trình từ trao đổi, đàm phán với nhà cung cấp; lên đơn đặt hàng; chuẩn bị chứng từ và hồ sơ giấy phép liên quan để hàng về cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh đối với các đơn hàng với các nhà cung cấp, Tuy nhiên, hiện phòng mua hàng THTC chỉ có một nhân viên phụ trách chính, mặc dù chất lượng nhân sự cao nhưng khối lượng công việc ở bộ phận là khá lớn để một nhân viên có thể xử lý tốt Đặc biệt là vào các tháng cao điểm cuối năm, số lượng đơn hàng phải thực hiện tăng nhưng thiếu nguồn lực thực hiện công việc, dẫn đến bị chậm tiến độ

Nguyên nhân lý giải cho vấn đề trên là do mức độ thay đổi nhân sự cao, công ty chưa tuyển dụng được nhân sự có ý muốn gắn bó lâu dài Theo thống kê trong giai đoạn năm tài chính từ 2020 đến 2022, thời gian trung bình một nhân viên làm tại bộ phận thu mua là 9 tháng Trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2022 đến tháng 10 năm 2023, bộ phận đã có hai nhân sự nghỉ việc và tuyển mới một nhân sự ( hiện đang đảm nhiệm vị trí thực hiện quy

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TINH HOA TOÀN CẦU

CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TINH HOA TOÀN CẦU

TINH HOA TOÀN CẦU 4.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TINH HOA TOÀN

Năm 2023 nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức khi chiến sự Nga – U-crai-na kéo dài, lạm phát toàn cầu tuy hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao Chính sách tiền tệ thắt chặt của nhiều quốc gia đã tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế, tiêu dùng và đầu tư Trước những khó khăn, thách thức của kinh tế - xã hội toàn cầu, Chính phủ Việt Nam đã triển khai thực hiện các nghị quyết và chỉ thị nhằm đưa ra các chính sách, giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân Tổng kết quý IV và năm 2023, kết quả đạt được của cả nước, các ngành, lĩnh vực như sau:

Về kinh tế: Tổng sản phẩm quốc nội quý IV năm 2023 ước tính tăng khoảng 6,72% so với cùng kỳ năm trước, các khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ đều tăng trưởng; nhà nước đẩy mạnh thực thi các chính sách và chương trình phục hồi từ đó phát triển kinh tế, trong đó có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài; tổng thu ngân sách nhà nước giảm 5,4% và chi ngân sách nhà nước tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong năm 2023 ước tính đạt 355,5 tỷ USD (giảm 4,4%),kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 327,5 tỷ USD (giảm 8,9%) so với cùng kỳ năm trước Về sử dụng GDP, năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,52% so với cùng kỳ năm 2022; tích lũy tài sản tăng 4,09%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 2,54%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 32,32% (Tổng cục thống kê, 2023)

Sự tăng trưởng lực lượng lao động hàng năm đang tạo áp lực lên thị trường việc làm vốn đang phải vật lộn với doanh nghiệp thiếu đơn hàng sản xuất Theo số liệu, năm 2023 chứng kiến gia tăng 683 nghìn người (tăng 1,35%) đang có việc làm so với cùng kỳ, tỷ lệ thất nghiệp giảm 0,06% xuống 2,28%.

Tình hình dịch covid 19, dịch sốt xuất huyết, bạch hầu, tay chân miệng tiếp tục được kiểm soát tích cực Tình trạng về tệ nạn xã hội giảm nhưng thiên tai, ô nhiễm môi trường và cháy nổ ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của người dân (Tổng cục thống kê, 2023)

Mặc dù năm 2023 có những yếu tố thuận lợi và bất lợi ảnh hưởng theo nhiều chiều hướng khác nhau đến tình hình kinh tế và xã hội, nhưng nhìn chung, nước ta đã đạt được những kết quả tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ

Trước những biến động của nền kinh tế, Công ty Cổ phần Thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu cũng đã đề ra những phương hướng cụ thể cho hoạt động nhập khẩu trong giai đoạn tới nhằm đảm bảo phát huy thế mạnh vốn có của doanh nghiệp và đẩy mạnh khai thác thị trường, phát triển thương hiệu Ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên công ty đã không ngừng cố gắng và phát triển, mục tiêu trước mắt của công ty là củng cố và giữ vững thị phần, tiến hành mở rộng thị trường và đảm bảo khả năng tiêu thụ hàng hóa Đồng thời tìm kiếm khách hàng mới để bắt kịp với những biến động của nền kinh tế thị trường một cách chủ động và linh hoạt Công ty đặt ra mục tiêu thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu về hàng hoá nhập khẩu cho thị trường nội địa

Dựa vào những phân tích những hạn chế còn tồn đọng cùng định hướng phát triển của công ty, tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu với mong muốn công ty có thể cải thiện những vấn đề còn tồn động nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động nhập khẩu Các giải pháp đề xuất trên cơ sở nhìn nhận, phân tích thực trạng tại công ty trong thời gian dài mà tác giả được làm việc và tiếp cận với công việc thực tế.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG

Dựa trên bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay cùng định hướng phát triển chung của công ty, tác giả đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu nhằm giải quyết và cải thiện từng vấn đề còn tồn động gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động nhập khẩu như đã được phân tích cũng như phát huy những điểm tốt, những điểm mạnh vốn có Toàn cảnh về giải pháp được thể hiện cụ thể bên dưới

4.2.1 Giải pháp liên quan đến nhà cung cấp

Sau khi nghiên cứu và đánh giá, tác giả nhận thấy nguyên nhân gốc rễ của vấn đề nguồn hàng không đều, dễ gây ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng xuất phát từ thời gian làm hàng lâu, chỉ đứt hàng một số sản phẩm chủ lực và số lượng nhà cung cấp còn hạn chế Thời gian làm hàng lâu được xem là một vấn đề khó đưa ra giải pháp nhất bởi tồn đọng này xảy ra do yếu tố khách quan từ phía nhà cung cấp cũng như các đặc thù và tính chất sản phẩm nên công ty khó có thể kiểm soát được Bản chất vấn đề xuất phát từ việc THTC chưa đa dạng hóa nhà cung cấp để thay thế khi cần thiết, do vậy để khắc phục, tác giả xin đề xuất các giải pháp liên quan đến nhà cung cấp như sau:

4.2.1.1 Đa dạng hóa nhà cung cấp

Với hệ thống phân phối lớn như hiện nay, số nhãn hàng và số lượng nhà cung cấp của THTC là quá ít, không đủ đa dạng để đáp ứng nhu cầu của thị trường và các đại lý phân phối Do đó, giải pháp được đề xuất là với mỗi dòng sản phẩm, THTC cần bổ sung thêm nhà cung cấp mới, phát triển mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp khác nhau cho cùng một mặt hàng nhằm đa dạng hóa nguồn cung Vì như đã trình bày ở trên, THTC chỉ có một nhà cung cấp cho từng sản phẩm chủ lực Việc đa dạng hóa nguồn cung giúp giảm thiểu rủi ro khi một nhà cung cấp gặp vấn đề hoặc đứt hàng bằng cách có sẵn nhiều nguồn cung phụ trợ, có thể giúp THTC kịp ứng phó với các vấn đề phát sinh gây chậm trễ và thiếu hụt nguồn cung từ nhà cung cấp hiện hữu

Sau đây, tác giả xin đề xuất một số nguồn để THTC tìm kiếm nhà cung cấp một cách hiệu quả:

- Sử dụng trang web và cơ sở dữ liệu trực tuyến: Sử dụng các trang web thương mại điện tử, thị trường trực tuyến hoặc cơ sở dữ liệu nhà cung cấp để tìm kiếm nhà cung cấp có uy tín và phù hợp với nhu cầu của công ty Các trang web mà THTC có thể sử dụng để tìm kiếm các nhà cung cấp là Alibaba, ThomasNet, Global Sources và các trang web ngành hàng cụ thể Mạng xã hội, diễn đàn LinkedIn và các diễn đàn chuyên ngành là nơi tốt để tìm kiếm và đánh giá nhà cung cấp mà THTC nên tham khảo

- Một cách tìm kiếm nhà cung cấp mang lại hiệu quả cao là tham gia các sự kiện thương mại và hội chợ, triển lãm ngành hàng Các sự kiện này thường là cơ hội tốt để công ty có thể gặp gỡ và trao đổi với các nhà cung cấp cũng như trực tiếp đánh giá sản phẩm họ

70 trưng bày tại sự kiện Một số hội chợ thương mại nổi bật cho lĩnh vực F&B tại Việt Nam mà công ty nên tham gia là:

+ Food & Hotel Vietnam (FHV): Triển lãm quốc tế về thực phẩm & đồ uống, khách sạn, nhà hàng, thiết bị làm bánh & dịch vụ ẩm thực

+ Vietfood & Beverage - Vietnam: Triển lãm lớn nhất về thực phẩm và đồ uống + Vietfood & Beverage - Propack: Triển lãm kết hợp giữa thực phẩm, đồ uống và công nghệ đóng gói

+ Vietnam Fisheries International Exhibition (VIETFISH): Triển lãm quốc tế về ngành thủy sản

+ Vietstock Expo & Forum: Diễn đàn và triển lãm về ngành chăn nuôi và thủy sản Châu Á Thái Bình Dương

Nguồn: https://tradepro.vn/vi/hoi-cho-trien-lam/tp-ho-chi-minh/226-trien-lam-thuc- pham-do-uong

Hình 4.1: Hình ảnh Food & Hotel Vietnam (FHV) 2024

Hình 4.2:Hình ảnh thông tin về hội chợ triển lãm Vietfood & Beverage – Propack 2024

Ngoài ra, để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết và lịch trình cụ thể của từng sự kiện, công ty có thể theo dõi đường link sau: https://10times.com/vietnam/tradeshows

- THTC có thể tham gia cộng đồng ngành hàng, tận dụng mạng lưới liên kết trong ngành hoặc thông qua các cộng đồng kinh doanh để tìm kiếm các nhà cung cấp Liên hệ và trò chuyện với các đối tác kinh doanh, đối tác cũ, hoặc người quen có liên quan đến ngành hàng và tham khảo về kinh nghiệm của họ với các nhà cung cấp và xem xét nhận được các khuyến nghị hoặc giới thiệu từ họ

- Sử dụng các dịch vụ tư vấn hoặc môi giới chuyên nghiệp để tìm kiếm và đánh giá các nhà cung cấp Thông qua tìm hiểu và nghiên cứu, sau đây là một số công ty tư vấn thương mại mà tác giả đề xuất:

+ Double M Vietnam, còn được biết đến là Double M Vietnam LLC, là một công ty cung cấp nhiều dịch vụ như thành lập công ty, đăng ký sản phẩm, phân tích thị trường, kết nối kinh doanh, hỗ trợ bán hàng, nhập khẩu và xuất khẩu, phát triển quy trình vận hành chuẩn (SOP), dịch vụ di trú, dịch vụ thuế, kế toán, nhân sự, tuyển dụng và hỗ trợ mua hàng + Viettrade Compass là một công ty chuyên về xúc tiến thương mại và tư vấn đầu tư tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ như giúp các công ty nước ngoài tìm kiếm đối tác kinh doanh, nhà phân phối tại Việt Nam Mặt khác, công ty cũng là cầu nối, ghi nhận nhu cầu của nhà nhập khẩu tại Việt Nam để có thể tìm kiếm và kết nối với các bên cung cấp phù hợp

JETRO (Tổ chức Thương mại Đối ngoại Nhật Bản) là một tổ chức thương mại quốc tế của Nhật Bản Sứ mệnh của JETRO là hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng ra thị trường toàn cầu và hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Nhật Bản.

4.2.1.2 Đề xuất giải pháp đánh giá nhà cung cấp

Bên cạnh tìm kiếm thêm nhà cung cấp mới, THTC cần xây dựng cho mình một mô hình đánh giá nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu và tiêu chí mà công ty đề ra Tác giả đề xuất công ty sử dụng mô hình Carter 10Cs Mô hình được phát triển bởi Ray Carter vào năm 1995 như một phương tiện để đánh giá các nhà cung cấp tiềm năng trong quá trình mua sắm Ban đầu, mô hình chỉ có 7Cs, nhưng ba tiêu chí còn lại đã được thêm vào sau đó thông qua sự can thiệp của đồng nghiệp để hình thành tổng số 10Cs như hiện nay

Mô hình này được giới thiệu trong sách “The Procurement Models Handbook” ( Sách

72 hướng dẫn các mô hình mua sắm) với sự đóng góp của Andrea Cordell và Ian Thompson, xuất bản lần đầu vào năm 2019 bởi Routledge

Carter 10Cs bao gồm 10 tiêu chí chính, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp một cách vững chắc và bền vững Các tiêu chí này đảm bảo rằng quyết định mua hàng được đưa ra là tối ưu và ít rủi ro nhất Dưới đây là 10 tiêu chí của mô hình Carter 10Cs:

1 Competence - Năng lực: Nhà cung cấp có đủ năng lực để cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu của công ty bạn không?

2 Capacity - Năng suất: Năng suất hoàn thiện sản phẩm, cung ứng dịch vụ của họ có nhanh chóng, kịp thời?

3 Commitment - Cam kết: Nhà cung cấp có tuân thủ đúng cam kết với công ty bạn không?

4 Control - Kiểm soát: Nhà cung cấp có thực hiện kiểm soát chính sách, quy trình, thủ tục và chuỗi cung ứng của họ không?

5 Cash - Tiền mặt: Nhà cung cấp có dòng tiền, tình hình tài chính tốt không?

6 Cost - Chi phí: Chi phí sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp đã có tính cạnh tranh so với thị trường chưa?

7 Consistency - Tính nhất quán: Hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp có được đảm bảo chất lượng nhất quán, ổn định không?

8 Culture - Văn hóa: Văn hóa làm việc, tổ chức của nhà cung cấp có phù hợp với doanh nghiệp của bạn không?

9 Clean - Sự trong sạch: Nhà cung cấp có quan tâm tới đạo đức kinh doanh, các vấn đề pháp lý hay bảo vệ môi trường không?

10 Communication - Giao tiếp: Khả năng giao tiếp, kết nối giữa bạn và nhà cung cấp có tốt không?

Dựa vào 10 tiêu chí trên của mô hình Carter 10 Cs, tác giả đã đề xuất xây dựng bảng đánh giá năng lực nhà cung cấp như sau:

Bảng 4.1:Bảng đánh giá năng lực nhà cung cấp dựa trên mô hình Carter 10 Cs

Nguồn: Tác giả đề xuất, 2024

Sau khi tính trung bình điểm của các tiêu chí nêu trên, công ty sẽ có cái nhìn khách quan hơn về nhà cung cấp và có cơ sở để đánh giá và so sánh:

- Nếu mức điểm trung bình dưới 3 tức nhà cung cấp không đáp ứng được đầy đủ và tốt các tiêu chí do công ty đề ra Công ty nên tìm kiếm và lựa chọn một nhà cung cấp khác

Ngày đăng: 26/09/2024, 11:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2023. (29/12/2023). Tổng cục Thống kê. Truy cập ngày 20/04/2024, tại: https://www.gso.gov.vn/bai-top/2023/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2023/ Link
8. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2022. (29/12/2022). Tổng cục Thống kê. Truy cập ngày 15/11/2023, tại https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2022/ Link
9. Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 6 và 6 tháng năm 2023. (n.d.). Tổng cục Hải quan. Truy cập ngày 16/11/2023, tại http://customs.gov.vn:8228/index.jsp?pageId=442&tkId=6503 Link
11. Thủ tục nhập khẩu thịt đông lạnh. (17/02/2023). Real Logistics. Truy cập ngày 21/10/2023, tại https://reallogistics.vn/thu-tuc-nhap-khau-thit-dong-lanh Link
12. Thủ tục nhập khẩu rượu vang (20/09/2023). Logistics Solution. Truy cập ngày 21/10/2023,tại https://logistics-solution.com/nhap-khau/thu-tuc-nhap-khau-ruou-vang/ Link
14. 7 TIÊU CHÍ đánh giá NHÀ CUNG CẤP mà nhà quản lý cần biết. (n.d.). CRIF D&B Việt Nam. Truy cập ngày 19/11/2023, tại https://dnbvietnam.com/tu-van/tieu-chi-danh-gia-nha-cung-cap.html Link
15. Website Công ty Cổ phần thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu (2023). Truy cập ngày 15/10/2023, tại http://gourmetfood.com.vn/ Link
16. Market Research - AIM Academy - Khóa học. (n.d.) - AIM Academy. Truy cập ngày 20/04/2024, tại https://aimacademy.vn/khoa-hoc/market-research/ Link
17. Khóa học Nghiên cứu thị trường. (n.d.) - Công ty Cổ phần WMS. Truy cập ngày 20/04/2024, tại https://wms.vn/chuong-trinh-hoc/nghien-cuu-thi-truong/ Link
18. Inventory and material cost control - Accounting Formanagement , truy cập ngày 20/04/2024, tại https://www.accountingformanagement.org/explanation/inventory-and-material-cost-control/ Link
19. 11 checklist đánh giá nhà cung cấp theo mô hình Carter 10Cs. (n.d.) - CRIF D&B Việt Nam. Truy cập ngày 20/04/2024 tại https://dnbvietnam.com/tu-van/checklist-danh-gia-nha-cung-cap.html Link
(31/07/2023) - Smart Industry VN. Truy cập ngày 20/04/2024 tại https://smartindustry.vn/smart-factory/manufacturing-apps/so-luong-dat-hang-kinh-te-eoq-va-cong-thuc-eoq-la-gi/ Link
1. Thu thập dữ liệu từ phòng Kế toán và phòng mua hàng công ty Cổ phẩn thực phẩm Tinh Hoa Toàn Cầu (2023) Khác
2. Nguyễn Hữu Khải & Bùi Xuân Lưu (2006). Giáo trình Kinh tế Ngoại thương. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Khác
3. Nguyễn Hữu Khải và cộng sự (2007). Quản lý hoạt động nhập khẩu – Cơ chế, chính sách và biện pháp. Nhà xuất bản Thống Kê Hà Nội Khác
4. Nguyễn Thị Như Hằng (2018). Giáo trình quản trị xuất nhập khẩu. Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp Khác
5. Trần Quang Vũ (2020). Giáo trình thủ tục hải quan. Thành phố Hồ Chí Minh Khác
6. Đoàn Thị Hồng Vân (2010). Giáo trình Quản trị Xuất nhập khẩu. Nhà xuất bản Lao động và Xã hội Khác
10. Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và 12 tháng/2022 Khác
20. Số lượng đặt hàng kinh tế (EOQ) và Công thức tính EOQ – Smart Industry VN Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w