Phân biệt thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước Có rất nhiều điểm khác biệt giữa thị trường trong nước và thị trườngxuất khâu được thể hiện dưới nhiều góc độ mà doanh nghiệp kinh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂNKHOA KINH TE VÀ KINH DOANH QUOC TE
ie ois ois os ois oh oh 2€ oh oh 2€ oe ok ok
CHUYEN DE TOT NGHIEP
Dé tai:
MO RONG THI TRUONG XUAT KHAU CUA
CONG TY CO PHAN THACH BAN
Giảng viên hướng dẫn : TS Đàm Quang Vinh
Sinh viên thực hiện — : Tạ Phương Hoa
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh quốc tếLớp : Kinh doanh quốc tế B
Khóa : 46
Hệ : Chính quy
Trang 2Chuyên đề tốt nghiệp i
MUC LUC
0000100000155 i
CHUONG I LY LUAN CHUNG VE THI TRUONG XUAT KHAU VA MO
RONG THỊ TRUONG XUẤT KHAU À - 2-5252 E2E£2E2EEeEEeEEerEeerxerxeeg 3
1 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU .-e 2 2s s2ss+sssssssessessesssesee 3
1.1 Thị trường xuất khẩu - 2 2 s+E+2E+2EESEE£EEEEEEEEEEEEEEEerErrrkerrrree 3
1.LL Khái niệm thị trường xuất khẩu .-. + 2+5e+se+tererererrrrrered 3
1.1.2 Phân loại thị trường XUGLKNGU ceccescccccssescecssesvsvssesvesesesvevesesvsvesesesveseeees 4
1.1.3 Phân biệt thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước 7 2 MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU .-s-s° ss©<sesse5ssese 9
2.1.Khái niệm mớ rộng thị trường xuất khẫu - 2-2 s22 xe: 9 2.2 Vai trò của việc mở rộng thị trường xuất khẩu đối với doanh nghiệp 10 2.3 Các phương thức mở rộng thị trường xuất khau - 12
2.3.1 Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiỀM rỘng -s-cssce+cs 12 2.3.2 Mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp theo chiêu sâu 13
2.4 Các nhân tố ảnh hướng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu của
001/8/110)/)0ã8AẺ 8.7e ẻ ` 14
2.4.1 Các nhân tô bên ngoài doanh nghiệp .- -2-55:©c5c55cccseccse2 14
2.4.2 Các nhân tô bên trong doanh nghiệp) +- 2 s5s+>c+£s+csrxeres 18
2.5 Nội dung của hoạt động mở rộng thị trường xuất khau của doanh ¡4/1/0020 20
2.5.1 Nghiên cứu và dự báo thị trường Quo0c Ế -: -:©-«+©-++css+cse+ 20
2.5.2 Phân tích các nguồn lực của doanh nghiệp) +5:©5+©scs+c+ss 22 2.3.3 Lựa chọn thị trường quốc 23 2.5.4 Thâm nhập thị trường Quoc ẨẾ - ¿52c ©5e+ce+ct‡EteEEeEEtEerkerrerrsred 26 2.5.5 Xây dựng chiến lược marketing trên thị trường lựa chọn 27
2.6 Sự cần thiết của việc mé rộng thị trường xuất khẩu đối với doanh
1)/)0000Ẻ55 AA 28
2.6.1 Hội nhập kinh tế quốc tế yêu cau các doanh nghiệp phải mở rộng thị
trường xuất kHiẪM + 5e +t‡Ek‡EềEEEEE1212121211E11112112112111111 11111 xe 28 2.6.2 Thị trường xuất khẩu của Việt Nam còn hạn hỆD cc.ieeieiằi 29
Trang 3Chuyên đề tốt nghiệp ii
2.6.3 Su can thiết của việc mở rộng thị trường đối với ngành vật liệu xây
“7-07 10ẼẼ1n0808A86e 29
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU CUA CÔNG TY CO PHAN THẠCH BÀN 31
1.TONG QUAN VE CONG TY CO PHAN THACH BÀN - 31
1.1 Giới thiệu về CONG £y - +: + 2222k E2 1121121121121 01 1111111 31
1.1.1 Quá trình hình thành CON IV HS HH ke, 31
1.1.2.Quá trình phát triển của CONG ty ccecceccescssessecsessessecsesessesessessessessessesseees 32 1.2 Bộ máy quản trị của Công ty Cé phần Thạch Bàn - 34
1.2.1.Cơ cầu tổ chức sản xuất theo không 8Ì4H - +55 5ceceecscsssez 34 1.2.2 Cơ cấu bộ máy QUAN ỂỆ 5: ©2552 2E+‡EESEESEEeEEteEEtsrkrsrxerresrei 37 1.3 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của Công ty -¿- ¿5c cs+cxscerssree 43
1.3.1 Đặc điểm về sản PRAM -+- +: 5£ ©5£+S++Ek£EEt£EcEEEEEEeEEerkrrkrrkerrees 43
1.3.2 Đặc điểm về quy trình sản xuất gạch ốp Ïát ©-2©csccscce<: 46 1.3.3 Đặc điểm vé thị IFIÒIg - +55 E222 reo 48
1.3.4.Đặc điểm về lao 111-884 49 1.3.5 Đặc điểm về tài CHINN cecceccccscescessessesssessessesssessessessessesssessessessessesseeses 50 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
CUA CONG TY CO PHAN THACH BAN TRONG THỜI GIAN QUA 52
2.1 Khái quát về hoạt động xuất khau của Công ty trong thời gian qua 52
2.2.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu . -c-©ce+ce+cx+ctertcrrsrereeres 58
2.2.2 Xúc tiến XUALKNAU ccescscccssccsseesssessssessessseessssssesssecssessseessecsssseseeaseesseee 59
2.2.3 Lựa chon thị trường F71717 61
2.2.4 Thực hiện hợp đồng F71717" 62
2.3 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng thị trường của Công ty Cô phần Thạch Bàn 2-2 2 s+zzzxerxrxeee 64
2.3.1 Số lượng thị tưởng xuất khẩu và tốc độ mở rộng thị trường xuất khẩu
của Công ty Cổ phân Thạch Bàn - + + 2 ++E+E+EE+EEeEEerErrerrkerrerei 64 2.4 Đánh giá chung về hoạt động mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của
Công ty cỗ phần Thạch Bàn s- 2s sssssessesseEserssessrssrrssrssese 68
2.4.1 Những thuận lợi hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty cổ
phân Thạch BAN, cesceccccescescesvesvessssessessesssssessessessessesesessessessessessesssssssssseeseeseeseesees 68
Trang 4Chuyên đề tốt nghiệp iii
2.4.2 Những khó khăn của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Cong
DN 7.1 99/.15/8:1)1/ 0N /Ea Ũ 70 CHUONG III MỘT SO GIẢI PHÁP NHẰM MO RONG THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU CUA THẠCH BÀN -2- 52 ©5222E‡SE2E2EE2EEEEEEEErrkerkerkrres 73
1.ĐỊNH HUONG HOAT ĐỘNG DEN NĂM 2010 VÀ MỤC TIỂU XUẤTKHẨU TRONG NAM 2008 s e<veseocreseEoEkeeorkeeorkereooresrie 73
1.1.Định hướng hoạt động của công ty cỗ phần Thạch Bàn đến năm 2010
— Ô 73
1.2 Mục tiêu xuất khẩu của công ty trong năm 2008 - 74
2.PHAN TÍCH CÁC THI TRƯỜNG XUÁT KHẨU CUA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA -.s- 2° s<° se vs sseEseevseExsetsserseerssrsssrse 76
2.1 Thị trường Dai L041 G5 <5 9 9 TH c0 0000009050 76
2.2 Thị trường Hàn Quốc 2-2 5£ t+EE+EE‡EEEEEEEEEEEEE2EEEExerkrrei 80
2.3 Thi trường AusfraÌÌÏa - - - c1 SH HH kg 82
2.4 Một số thị trường khác 2-2-5 2+SE+EEeEE2 2E E111 crkcre, 83
3.MỘT SO GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THI TRƯỜNG XUẤT KHẨU.
LẠ H0 19 004.001 000000106 04.00110000 0000.00.91 01.04 0 1010000 00900098.910/000.91.04 00400500900 84
3.1.Giải pháp từ phía Công (y - Sàn nSnn HH Hy Hy re, 84
3.1.1 Thanh lập phòng Marketing chuyên dit .cccccccccscccesccessecesseeetseessseeaes 54
3.1.2.Xây dựng chiến lược marketing Quoc té ceccecscessesssessesssesseessesssessesseeees 87
3.1.3.Bồi dưỡng nguôn nhân lực có chuyên môn cao về hoạt động xuất nhập Me .A.'A 91
3.1.4.Day mạnh hơn nữa các hoạt động nghiên cứu thi trường - 92 3.2 Một số kiến nghị với nhà nước - 2+ 2+ E+£x+zEzEzrxsrxerxeres 93
3.2.1 Tạo dựng môi truong kinh doanh ổn định cccccccecsrsrsrsrssee 93 3.2.2 Chính phủ nên thực hiện mạnh hơn nữa các biện pháp xúc tiễn thương mại cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tẾ + +©s©x+c+cztses 93
3.2.3.MOt 86 7.21 07.).1000nnnnnnn 95 KẾT LUẬN - 5c 5S E1 121121212111 11211211 1111.111111 011011.11 2111111111 96 TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2252 SS SE2E2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrer 97
Trang 5Chuyên đề tốt nghiệp iv
DANH MỤC BANG BIEU SO DO
Bảng 2.3_ Tỷ trong sản phẩm san xuất theo công nghệ cao - - 45Bang 2.4_ Tiêu chuẩn kĩ thuật cơ bản + 2 2 s+<+£E+£Ee£EerEzrezrerreee 47Bang 2.5_ Nguồn lao động của Công ty cô phần Thạch Bản 49Bảng 2.6_ Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2007 51Bang 2.7_ Tình hình tiêu thụ sản phâm của Công ty trong năm 2007 54
Bang 2.10 Tình hình mở rộng thi trường xuất khẩu theo tiêu thức số lượng
thị trường xuất khâu của Công ty Cé phần Thạch Ban 65Bang 2.11 Tốc độ tăng kim ngạch xuất khâu bình quân của Công ty cô phan
Thạch Bàn giai đoạn năm 2005-2Ó7 - - 7-5 ++++s+++ss>+ss++ 67
Bảng3.1_ Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 -2- 5252522 75
Biểu đồ 2.9 Sản lượng xuất khẩu của Công ty năm 2005- 2007 57
Biểu đồ 2.12 Tốc độ tăng kim ngạch xuất khâu của -5z-s- 68Biểu đồ 3.2_ Sản lượng xuất khẩu sang thị trường Dai Loan - 79Biểu đồ 3.3_ Sản lượng xuất khẩu sang thị trường Australia - 83
Hình 2.1_ Mô hình tô chức công ty mẹ - con -2- 2 2 s£s+zszse¿ 36Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Thạch Bàn 2-52- 38Hình 2.8 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty -c5z-52¿ 55Hình 3.4_ Phòng marketing trong cơ cấu bộ máy quan trị của Công ty S6
Trang 6Chuyên đề tốt nghiệp
STT
ao “\" nn
10 1 12 13
14 l5 l6
17
18
19 20
Chữ viết tắt
ISO
GDP WTO
HĐỌT TGD
CBCNV
SXKD TSCD
Gross Domestic Product Worl Trade Organization
Free on board
Cost Insurance Freight
Ex - Work Letter of Credit
Certificate of Origin
Thach Ban Company Thach Ban Joint Stock Company
Noi dung
Tô chức tiêu chuân quôc tê
Tổng sản lượng nội địa
Tổ chức thương mại thế giới
Giao lên tàu
Tiền hàng cộng bảo hiểm
Tổng giám đốc
Cán bộ công nhân viên
Sản xuất kinh doanh Tài sản cố định
Đại hội đồng cô đôngKế hoạch
Thực hiện năm
Xuất nhập khâu
Trang 7Chuyên đề tốt nghiệp 1
LOI MỞ ĐẦU
Công ty cô phần Thạch Bàn là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam tronglĩnh vực sản suất kinh doanh gạch ốp lát Granite Được thành lập từ năm 1996theo công nghệ tiên tiễn, thiết bị hiện đại, sản phẩm của nhà máy gạch ốp lát
Granite Thạch Bàn đạt tiêu chuẩn tương đương với các sản phẩm ngoại nhập
Năm 1996, Công ty Thạch Bàn đã đột phá, trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Vệt Nam đầu tư sản xuất granite nhân tạo Sau nhiều năm kinh nghiệm, Công ty đã nắm bắt, làm chủ được hòan toàn công nghệ sản xuất
granite nhân tạo Đến nay, chất lượng mà đặc biệt là sự đồng đều về màu sắc
và kích thước đã dạt dược vi trí hàng đầu tại Việt Nam Thương hiệu ThạchBàn-TBC rất có uy tín, được người tiêu dùng ưa thích và liên tục các năm từ
1997 đến nay đều được bình chọn là hàng Việt Nam Chất Lượng Cao Hầu
hết các công trình lớn của Việt Nam như: Sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Nhà khách Chính phủ, các khách sạn, trung tâm thương mại, cao 6c văn phòng ở trên toàn quốc đều sử dụng Thạch Bàn Granite Công
ty đã và đang xúc tiễn xuất khẩu sang nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan, Bruney, Mỹ, Na Uy, Nga
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, Thạch Ban đang ngày càngkhang định vị trí của mình trên trường quốc tế
Chính vì lý do đó mà em đã chọn đề tài “Mở rộng thị trường xuất
khẩu của Công ty cỗ phan Thạch Ban”
Mục đích nghiên cứu: Phân tích đánh giá thực trạng mở rộng thị
trường ở Công ty cô phần Thạch Bàn dé ra những cơ hội cũng như là thách thức của Công ty trong quá trình mở rộng thị trường xuất khẩu từ đó tìm ra
các biện pháp nhằm thúc đây việc mở rộng thị trường xuất khâu của công ty
trong thời gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Trang 8Chuyên đề tốt nghiệp 2
- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của
Công ty cổ phần Thạch Bàn
- Pham vi nghiên cứu:
+ Vé mặt thời gian: Chủ yếu nghiên cứu hoạt động xuất khâu của Công
ty trong giai đoạn từ năm 2005-2007
+ Vé mặt không gian: Tập trung phân tích các thị trường xuất khẩu hiện tại và các thị trường xuất khẩu tiềm năng của Công ty cổ phần Thạch
Bàn.
Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp biện chứng và so sánh số liệu giữa các năm détìm ra những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài của Công ty cổ phần Thạch
Chương III: Một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty
cổ phân Thạch Bàn Là một sinh viên sắp tốt nghiệp nên em còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng
như thời gian nên bài chuyên dé này không tránh khỏi những sai sót Em xin chân thành cam ơn TS Dam Quang Vinh cùng thay cô giáo trong
khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế, các anh chị trong phòng xuất nhập khẩu
Công ty cô phan Thạch Ban đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên dé này
Trang 9Chuyên đề tốt nghiệp 3
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VE THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VA
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
1 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU1.1 Thị trường xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm thị trường xuất khẩu
Khái niệm về thị trường xuất khẩu được xem xét ở rất nhiều các giác độ
khác nhau Các khái niệm về thị trường xuất khâu thường được phát triển lêntừ khái niệm thị trường nói chung và chú tâm vào tính chất quốc tế của nó
Theo Marketing quốc tế thi “Zhi ứrường xuất khẩu của một doanh
nghiệp là tập hợp các khách hàng tiém năng của doanh nghiệp do’’ [6]
Còn dưới giác độ của người quan trị doanh nghiệp thì: “Thi trường xuất khẩu của doanh nghiệp là tập hợp các khách hàng hiện thực và tiềm năng có
nhu cau thị trường với sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động thương mại mà
doanh nghiệp có dự án kinh doanh trong mối quan hệ với các nhân tổ của
môi trường kinh doanh và diéu kiện cạnh tranh quốc tế” [10, tr116]
Đối với những người quản lý doanh nghiệp lại thường chỉ nhìn nhận thị trường xuất khẩu dưới giác độ nhu cầu của khách hàng Với họ, thị trường
xuất khâu chi là tập hợp của người mua có quốc tịch khác nhau Tat nhiên khi quyết định xâm nhập vào một thị trường xuất khâu nào đó, doanh nghiệp cũng
cần phải quan tâm đến cung của thị trường đó bởi đó là yếu tố không thé thiếu
được của bat kì thị trường nảo.
Như vậy, “thị trường xuất khâu là tập hợp người mua và người bán cóquốc tịch khác nhau tác động với nhau dé xác định giá cả, số lượng hàng hoá
mua bán, chất lượng hàng hoá và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng,
thanh toán chủ yếu băng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên
Trang 10Chuyên đề tốt nghiệp 4
Theo các quan điểm trên thì thị trường xuất khẩu không chỉ đơn thuần
là tập hợp những người mua mà còn bao gồm cả những người bán Đây là
quan điểm của những người quản lý nhà nước, do đó họ nhìn nhận thị trường
nói chung và thị trường xuất khâu nói riêng dưới cả góc độ cung và cau
Do đó thị trường xuất khâu dù đứng trên góc độ nào định nghĩa và hiểu thì chúng đều có điểm giống nhau sau: thứ nhất là chủ thé tham gia thị trường xuất khâu bao gồm có cả người mua và người bán có quốc tịch khác nhau, thứ hai đối tượng của thị trường xuất khâu bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng
hoá vô hình và đặc biệt là đồng tiền thanh toán giữa một trong hai bên hoặccar hai bên là đồng ngoại tệ
1.1.2 Phân loại thị trường xuất khẩu
Có rất nhiều các tiêu chí để phân loại thị trường xuất khẩu, các tiêu chí
lựa chọn thị trường xuất khẩu tuỳ vào mục đích nghiên cứu hay tuỳ vào góc
độ nghiên cứu mà ta có thể đưa ra các tiêu chí khác nhau để phân loại thị trường xuất khâu Chúng ta có thể phân loại thị trường xuất khẩu của một
doanh nghiệp theo những tiêu chí khác nhau như: 1.1.2.1 Căn cứ vào vị trí dia lý
+ Thị trường Châu lục như là các thị trường Châu âu, thị trường Châu á,
thị trường Châu Phi.,
+ Thị trường khu vực như thị trường khu vực Đông Nam Á, thị trường
khu vực EU, Việc phân chia theo khu vực thị trường đối với mỗi doanh
nghiệp là khác nhau, nó phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của sản phẩm
đó.
+ Thị trường trong nước và vùng lãnh thé đây thường là các thị trường
quốc gia đơn lẻ như thị trường Mỹ, thị trường Trung Quốc, thị trường Nhật
Bản,
Trang 11Chuyên đề tốt nghiệp 5
Phân chia thị trường căn cứ vào địa lý giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ
phạm vi thị trường của mình một cách linh hoạt Mỗi doanh nghiệp có loại
hình hoạt động kinh doanh khác nhau Do đó tuỳ từng loại hình kinh doanh
của doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ có những khu vực thị trường chủ lực
riêng Trong từng khu vực thị trường lại bao gồm những thị trường đơn lẻ
quan trọng khác nhau Do vậy, sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường xuất khẩu của mình một cách linh hoạt hơn.
1.1.2.2 Căn cứ vào lịch sử quan hệ ngoại thương
+ Thị trường truyền thống: Là những thị trường có mối quan hệ làm ănlâu dài đối với doanh nghiệp, các doanh nghiệp nên duy trì tốt mối quan hệlàm ăn lâu dài đối với những thị trường này dé tránh rủi ro đáng tiếc có thé
Xảy Ta.
+ Thị trường hiện có: là những thị trường hiện tại mà công ty đang có
môi quan hệ làm ăn bao gồm các thị trường truyền thống và thị trường mới.
+ Thị trường mới: là những thị trường mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ
dự định thâm nhập
+ Thị trường tiềm năng: là những thị trường mà công ty dự định thâm
nhập 1.1.2.3 Căn cứ vào mức độ quan tâm và tính ưu tiên trong chính sách phát
triển thị trường của nước xuất khẩu đối với các thị trường xuất khẩu
+ Thị trường xuất khẩu trọng điểm hay thị trường chính Đối với loại thị
trường này, trong quan hệ ngoại thương nước xuất khâu có thể phải chấp nhận một số thiệt thòi về lợi ích trước mắt đề thu được lợi ích lâu dài (nhất là trong đàm
phán kí kết các hiệp định thương mại cấp Chính phủ) Đây là những thị trường màmột nước sẽ nhằm vào khai thác chính và trong một tương lai lâu dải
+ Thị trường xuất khẩu tương hỗ Đối với loại thị trường này, nước xuất
khẩu duy trì quan hệ giao thương theo nguyên tắc tương hỗ - tức là hai nước
Trang 12Chuyên đề tốt nghiệp 6
có quan hệ giao thương giành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng tương
xứng nhau, nhất là trong việc mở rộng thị trường
1.1.2.4 Căn cứ vào dung lượng và sức mua của thị trường
+ Thị trường xuất khẩu có sức mua lớn: Sản phẩm hay dịch vụ ma
doanh nghiệp xuất cho thị trường này với số lượng lớn và được khách hàng ởnhững thị trường này tiêu dùng nhiều
+ Thị trường xuất khâu có sức mua trung bình + Thị trường xuất khẩu có sức mua thấp.
1.1.2.5 Căn cứ vào kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại giữanước xuất khẩu và nước nhập khẩu
+ Thị trường xuất siêu
+ Thị trường xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh.: có thể doanh nghiệp xuất
khẩu sang thị trường này có ưu thế cạnh tranh về giá, mẫu mã sản phẩm
+ Thị trường xuất khẩu không có ưu thế cạnh tranh: trên thị trường này doanh không có ưu thế cạnh tranh nào về giá, cũng như các chính sách thuận
lợi của chính phủ thị trường xuất khẩu đó
1.1.2.8 Căn cứ vào các thoả thuận thương mại cấp Chính phủ và các yêu cau
của đổi tác thương mại về việc có hạn chế hay không hạn chế định lượngnhập khẩu một số mặt hàng
Trang 13Chuyên đề tốt nghiệp 7
+ Thị trường xuất khẩu theo hạn ngạch: Thị trường bị Chính phủ nước
đó hạn chế nhập khẩu sản phẩm mà phải chỉ được nhập khẩu sản phẩm theo
theo quy định của Nhà nước về sé lượng cao nhất của một mặt hàng hay một
nhóm hàng được phép nhập khẩu trong thời gian nhất định thông qua hìnhthức cấp giấy phép (Quota xuất nhập khẩu)
+ Thị trường xuất khẩu không có hạn ngạch: Là thị trường không bị
ràng buộc bởi các hạn chế định lượng nhập khẩu Các doanh nghiệp có thé xuất khẩu tuỳ theo khả năng của minh và tuỳ theo nhu cầu của thị trường do.
Do những thị trường hạn ngạch bị hạn chế về số lượng và chủng loại nên dùdoanh nghiệp có cố gắng bao nhiêu chăng nữa thì cũng chi đạt đến một mứcnào đó các doanh nghiệp không nên “cố dam ăn xôi” Chính vì thâm nhập vào
những thị trường này gặp khó khăn và bị giới hạn về định lượng nên cxác
doanh nghiệp có xu hướng dồn về phía các thị trường không có hạn ngạch
(phi hạn ngạch).
1.1.3 Phân biệt thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước
Có rất nhiều điểm khác biệt giữa thị trường trong nước và thị trườngxuất khâu được thể hiện dưới nhiều góc độ mà doanh nghiệp kinh doanh quốctế cần lưu ý trong quá trình thực hiện những hoạt động kinh doanh quốc tế,
đặc biệt là những doanhnghiệp mới bắt đầu các hoạt động này
1.1.3.1 Về dung lượng thị trường
So với thị trường trong nước thì thị trường xuất khẩu có dung lượng thị trường lớn hơn rất nhiều đó là tổng thé những khách còn lại trên thé giới của một loại sản phẩm nào đó ngoài những khách hàng trong nước Chính vì lí do đó nên các doanh nghiệp luôn muốn hướng sản phẩm của mình ra thị trường xuất khâu
để tăng doanh thu Doanh nghiệp không những có cơ hội mở rộng thêm thịtrường xuất khâu mà còn nỗ lực khai thác các thị trường xuất khẩu truyền thong
Trang 14Chuyên đề tốt nghiệp 8
1.1.3.2 Về giá cả
Gia cả trên thị trường xuất khâu cũng có sự khác biệt so với giá cả ở thị
trường nội địa vì giá cả xuất khâu bao gồm rất nhiều chi phí mà giá nội địa
không có như chi phí vận chuyên quốc tế, chi phí cho thuế xuất nhập khẩu,chi phí lưu kho lưu bãi, chi phí hải quan, chi phí mua bảo hiểm (đối với hàng
hoá được mua bảo hiểm do thoả thuận của các bên) Ngoài ra giá xuất khâu cũng có thé được nâng cao hơn thực tế do đánh giá đúng được thị hiếu người tiêu dùng Do đó, khi tham gia vào thị trường xuất khâu, doanh nghiệp kinh
doanh quốc tế cần tính chi tiết các chi phí dé định giá sản phẩm sao cho vừa
có tính cạnh tranh vừa có lãi cho doanh nghiệp.
1.1.3.3 Về cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu cũng cao hơn rất nhiều so
với thị trường trong nước bởi lẽ cùng với dung lượng lớn của thị trường về
cầu là số lượng lớn các nhà cung cấp Luôn có sự cạnh tranh rất lớn giữa các nhà cung cấp cua những sản phẩm cùng loại cũng như giữa các sản phẩm thay
thé Có thé nói thị trường xuất khâu quốc tế là thị trường có nhiều điểm giốngvới thị trường hoàn hảo nhất Đây là điều các doanh nghiệp kinh doanhnghiệp kinh doanh quốc tế phải đặc biệt lưu ý để nâng cao sức cạnh tranh của
sản phẩm trên thị trường xuất khâu dé có thé tồn tại và phát trién
1.1.3.4 Về đồng tiền thanh toán
Đồng tiền dùng dé thanh toán trong các giao dịch trên thị trường quốc tế
là ngoại tệ đối với một hoặc cả đối với người mua và người bán Đây thường
là những đồng tiền mạnh trên thé giới như USD, EURO, JPY
Đây là một trong các lý do thúc giục các doanh nghiệp và các quốc gia
thực hiện hoạt động thị trường xuất khẩu
Trang 15Chuyên đề tốt nghiệp 9
2.MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
Trong xu thế hội nhập hiện nay thì vấn đề mở rộng thị trường xuất khâủ của
các doanh nghiệp là một van dé vô cùng quan trọng nó là mục tiêu dé thúc đây hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước và hoàn toàn phủ hợp với tiến
trình đây mạnh CNH — HĐH hướng mạnh về xuất khâu.2.1.Khái niệm mở rộng thị trường xuất khẩu
Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế hiểu theo nghĩa đơn giản là tong hợp các biện pháp dé tăng số lượng
thị trường nước ngoài, nâng cao thị phần của doanh nghiệp trên những thịtrường hiện có nhằm tăng số lượng hàng hoá tiêu thụ Ở đây chúng ta có thểxem xét khái niệm mở rộng thị trường xuất khâu dưới hai góc độ, góc độ của
những nhà quản trị doanh nghiệp và góc độ của những người quản lý kinh tế
doanh thu, thêm thị phần ở những thị trường xuất khâu truyền thong
Nói cách khác, mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chính là việc các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp, cách thức để khai thác được tốt nhất các thị trường xuất khâu hiện tại và thâm nhập được vào các thị trường xuất khâu tiềm năng khác.
Dưới góc độ của nhà quản lý kinh tế vĩ mô thì mở rộng thị trường xuất
khâu là việc quốc gia thực hiện các biện pháp, cách thức dé các sản phẩm củaquốc gia mình thâm nhập vào các thị trường quốc tế nhằm tăng kim ngạchxuất khẩu và tăng GDP cho đất nước
Trang 16Chuyên đề tốt nghiệp 10
Có thể nói rằng: Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của quốc gia
là tông hop của hoạt động mở rộng thị trường xuất khâu của tất cả các doanh
nghiệp trong quốc gia đó và các hoạt động nhằm hỗ trợ cho các hoạt động
xuất khâu của Nhà nước
Nhà nước định ra các chiến lược xuất khâu và định hướng thị trường cho các doanh nghiệp trong nước Nhà nước cũng có thê hỗ trợ cho các doanh
nghiệp trong việc mở rộng thị trường xuất khâu bằng các nghiên cứu, dự báo
thị trường xuất khẩu dé cung cấp thông tin cho doanh nghiệp,
2.2 Vai trò của việc mở rộng thị trường xuất khẩu đối với doanh nghiệp
Trong thời đại ngày nay, khi quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế diễn rangày càng mạnh mẽ thì vai trò của hoạt động mở rộng thị trường xuất khâu đối
với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế ngày càng thê hiện một cách rõ nét:
- Mở rộng thị trường xuất khâu giúp doanh nghiệp có thể tăng doanh thu, tăng thị phần từ các hoạt động kinh doanh quốc tế Vì với hoạt động xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp có thê tiếp cận với một thị trường vô cùng rộng
lớn, do vậy doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội dé lựa chọn các thị phần, va cothé tăng sản lượng xuất khâu của doanh nghiệp Doanh thu này có thé đượcthu về từ hoạt động mở rộng thị trường xuất khâu theo chiều rộng hoặc nhờviệc tăng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Điều đó giúp doanh nghiệptồn tai và phát triển trong cơ chế thị trường như hiện nay
- Giảm bớt rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh quốc tế, khi
doanh nghiệp hoạt động trên nhiều thị trường khác nhau thì doanh nghiệp sẽ
có nhiều cơ hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhưng bên cạnh đó cùng tiềm ân không ít các rủi ro từ chính thị trường đó như các rủi ro
về khác biệt văn hoá do không tìm hiểu và nghiên cứu kĩ thông tin ở thịtrường mà doanh nghiệp xuất khâu Do vậy, khi doanh nghiệp hoạt động trênnhiều thị trường xuất khẩu thì rủi ro của hoạt động kinh doanh quốc tẾ sẽ
Trang 17Chuyên đề tốt nghiệp 11
được han chế và sẽ được phân tan giống như “trứng trong giỏ được phan chia
ra các giỏ khác nhau” Nếu một lĩnh vực hay một thị trường một đoạn thị
trường nào có biến động thì sẽ có lĩnh vực khác hay những thị trường và đoạn thị trường khác bù dap Mặt khác, khi doanh nghiệp hoạt động trên nhiều thị
trường trên thế giới sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh củamình Do đó, doanh nghiệp có thé thích ứng được với những biến đổi đột ngột
từ phía từ phía các thị trường xuất khâu.
- Tạo lập được uy tin của công ty trên phạm vi rộng,doanh nghiệp có théquảng bá và khuếch trương được sản phâm của mình đối với khách hang, uy tíncủa doanh nghiệp sẽ được nâng cao và được nhiều người tiêu dùng ở nhiềuquốc gia biết khi doanh nghiệp có thé hoạt động trên nhiều thị trường Mặt
khác việc mở rộng thị trường xuất khâủ cũng là động lực thúc đây doanh
nghiệp phải đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh, cũng như chú trọng hơn tới
việc thiết kế mẫu mã của sản phẩm đề thoả mãn những nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng ở các thị trường khác nhau Dé có thê tồn tại được ở bat kì tại
thị trường nào thì doanh nghiệp phải khang định được sản phâm của minh đápứng được nhu cầu của khách hang tại nơi đó Từ đó mới có thé khang địnhđược thương hiệu của mình đối với người tiêu dùng
- Mở rộng thị trường xuất khâu còn giúp doanh nghiệp năm bắt đượcnhiều cơ hội, mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh hiện tại, tiếp cận được với
các nguồn lực nước ngoài đặc biệt là các nguồn lực mà trong nước không có sẵn
hoặc giá thành của các nguồn lực này đắt đỏ hơn Hơn nữa, khi tiếp cận được các
nguồn lực nước ngoài với chi phí thấp hon, chất lượng tốt hơn và khả năng thu mua dé dang hơn thì doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí san xuất, hạ giá thành
sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh doanh Càng mở rộng lĩnh vực sản xuấtkinh doanh, doanh nghiệp càng có cơ sở đảm bảo vững chắc cho hoạt động củamình và càng an toàn hơn trong điều kiên kinh doanh hiện tại
Trang 18Chuyên đề tốt nghiệp 12
- Khi mở rộng thị trường xuất khâu các doanh nghiệp gặp nhiều đối thủ
cạnh tranh cùng sản phẩm mà mình kinh doanh hay các doanh nghiệp kinh
doanh các sản phẩm thay thế sản phẩm của công ty Do vậy, doanh nghiệp
phải làm thế nào đó để mình không bị bật ra khỏi thị trường đó, tức là phảinâng cao năng lực cạnh tranh của mình đối với các doanh nghiệp khác Nhất
là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ
chức thương mại thế giới WTO, thì việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp đang là vấn đề bức thiết của doanh nghiệp.
Hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp không những chỉ có
vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, mà nó còn có vai trò hết sức quantrọng đối với nền kinh tế quốc dân của đất nước có doanh nghiệp xuất khâunhư: Tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân thương mại, nâng cao được vị thế
của đất nước, tạo thêm được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, 2.3 Các phương thức mở rộng thị trường xuất khẩu
Dé mở rộng thi trường xuất khẩu, doanh nghiệp có thể thực hiện theo
hai phương thức sau: Mở rộng thị trường xuất khâu theo chiều rộng và mởrộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu Tuy nhiên, trong thực tế các doanh
nghiệp thường áp dụng cả hai phương thức trên cùng một lúc trong hoạt động
mở rộng thị trường xuất khâu của doanh nghiệp
2.3.1 Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng
Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng là sự phát triển về số
lượng khách hàng có cùng loại nhu cầu dé bán nhiều hơn một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó Đồng thời việc mở rộng theo chiều rộng còn bao gồm cả việc phát triển về mặt không gian và phạm vi địa lý, đó là việc đòi hỏi không
ngừng nghiên cứu xu thế biến động của thế giới, các thị trường nước ngoài đểtiến hành thâm nhập vào thị trường đó
Trang 19Chuyên đề tốt nghiệp 13
Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng sẽ giúp cho doanh nghiệp
chiếm lĩnh được phan thị trường lớn hon, tăng số lượng sản phẩm hang hoá,
dịch vụ ban ra Phương pháp này có thé áp dụng nghiên cưú thị trường và mở
rộng thị trường với các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm có nhu cầutiêu dùng thông dụng, tương đối giống nhau trên thị trường khác nhau đặc
biệt là các sản phẩm được tiêu chuẩn hoá.
Doanh nghiệp thường sử dụng phương thức này bởi:
- Các thị trường xuất khẩu truyền thống của doanh nghiệp đã trở nên
bão hoa các sản phẩm xuất khâu của doanh nghiệp
- San phâm của doanh nghiệp không thé cạnh tranh được trên các thitrường xuất khẩu truyền thống của mình nữa
- Xuất hiện những rao can vé chinh tri - pháp luật — xã hội ở các thi
trường xuất khẩu truyền thống của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có đủ các điều kiên để mở rộng thị trường xuất khẩu
của mình.
2.3.2 Mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp theo chiều sâu
Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu về thực chất là phát triểnthị trường về chất bao gồm những việc như nâng cao chất lượng sản pham,
dịch vụ có hàm lượng chất xám cao Phát triển thị trường theo chiều sâu có
thể được thực hiện theo cách cắt lớp, phân đoạn thị trường dé thoả mãn nhu cầu muôn hình muôn vẻ của khách hàng.
Mở rộng thị trường theo cách này sẽ giúp doanh nghiệp thâm nhập sâu
hơn vào những thị trường hiện tại của mình thông qua việc phát triển các mặt
hàng đã có, đó là quá trình tăng sức cạnh tranh của các mặt hàng đang được
cung cấp trên thị trường
Doanh nghiệp thường áp dụng phương thức này khi:
Trang 20Với phương pháp này doanh nghiệp sẽ tìm kiếm được những khách
hàng trung thành, nâng cao được uy tín và khăng định được thương hiệu
mạnh trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
2.4 Các nhân tố ảnh hướng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu của
doanh nghiệp
Khi một doanh nghiệp quyết định mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoácủa mình, thì điều đầu tiên phải tính tới các nhân tố có thé ảnh hưởng tới quátrình mở rộng thị trường của doanh nghiệp Chúng ta có thể chia những nhân
tố này thành hai nhóm nhân tố: nhân tố bên ngoài doanh nghiệp và nhóm
nhân tố bên trong doanh nghiệp
Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, ma chủ yếu là những nhân tổthuộc về môi trường quốc gia của doanh nghiệp và môi trường quốc gia màcông ty dự định thực hiện hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu Ngoài ra,
những nhân tố khác của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới cũng có ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của các
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuyên quốc gia, đa quốc gia
Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp, tức là nhân tố phản ánh tiềm
năng của chính doanh nghiệp.
2.4.1 Các nhân tô bên ngoài doanh nghiệp2.4.1.1 Các nhân tô thuộc thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.2.4.1.1.1 Các nhân tố về điều kiện tự nhiên
Trang 21Chuyên đề tốt nghiệp 15
Các nhân tố về điều kiên tự nhiên như điều kiện địa lý, khí hậu, có
tác động tương đối lớn tới hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanhnghiệp Doanh nghiệp sẽ ưu tiên những thị trường xuất khẩu có điều kiện địa
lý phù hợp như là gần cơ sở giao hàng của doanh nghiệp hay nằm trên đường vận chuyên quốc tế Doanh nghiệp cũng sẽ lưu tâm đến những thị trường xuất
khẩu có điều kiện tự nhiên phù hợp với việc tiêu dung sản phẩm của doanhnghiệp Chăng hạn như khi doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh các loại
nông sản, đặc sản nhiệt đới như ở nước ta thì sẽ quan tâm nhiều đến thị
trường nằm trong những vùng không có những loại nông sản này để tìm cáchxuất khâu vào
2.4.1.1.2 Các nhân tố về văn hoá
Đây là những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hành vi tiêu dùng của
khách hàng, do đó nó ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể quyết định mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường này hay thị trường kia hoặc có thé thành
công trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khâu ở thị trường này nhưnglại thất bại ở một thị trường khác là do nhân tố văn hoá gây nên Chang hannhư một doanh nghiệp kinh doanh rượu và thịt lon ở các nước đạo hồi chắc
chắn sẽ thất bại, vì đạo hồi cắm tiêu dùng thịt lợn và rượu, thông thường họ
thay rượu bằng soda, cà phê, hay trà Thay cho thịt lợn là thịt cừu, bò và gia cam Do đó nếu am hiểu văn hoá địa phương sẽ giúp doanh nghiệp gan
gũi hơn với nhu cầu và mong muốn của khách hàng, do đó sẽ nâng cao
được sức cạnh tranh của công ty.
2.4.1.1.3 Các nhân tổ về kinh tế
Các nhân tố về kinh tế cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới việc mở rộng thịtrường xuất khẩu của doanh nghiệp Các nhân tô về kinh tế bao gồm như thu
Trang 22Chuyên đề tốt nghiệp l6
nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉ lệ lạm phát, loại hình
kinh tế mà thị trường đó đang theo, trong những năm gần đây có tác động
lớn tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Một doanh
nghiệp kinh doanh các mặt hàng cao cấp tất nhiên sẽ quan tâm nhiều hơn đếnnhững thị trường có thu nhập bình quân đầu người cao, doanh nghiệp sẽ quan
tâm hơn tới những thị trường có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, họ sẽ có
những chiến lược dé thâm nhập thị trường đó, nghiên cứu thị trường dé đưa ra
phương thức phù hợp là nên xuất khẩu hay nên đầu tư trực tiếp Thông
thường doanh nghiệp cũng rất thận trọng trong hoạt động mở rộng thị trườngđối với những thị trường có tỷ lệ lạm phát cao, điều này sẽ gây rủi ro lớn cho
doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường này Ngoài
ra, ti gia hối đoái cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của một
doanh nghiệp và của một quốc gia, nếu đồng tiền của nước dự định xuất khẩu thấp sẽ rất thuận lợi cho những doanh nghiệp của nước đó khi tham gia hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của các
doanh nghiệp đó.
2.4.1.1.4 Các nhân tô về chính trị - pháp luật — xã hội
Các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động mở rộng thị trường xuấtkhẩu sẽ quan tâm nhiều hơn tới các thị trường có điều kiên chính trị - luậtpháp — xã hội ôn định, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thé hoạt động được
lâu dài và an toàn Không những vậy, các chính sách về kinh tế của quốc gia sở tại cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khâu của doanh nghiệp vào quốc gia đó.
2.4.1.1.5 Các nhân tố về môi trường cạnh tranh
Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế thì mức độ cạnh tranh cũng
ngày một khốc liệt hơn, đặc biệt là trên thị trường quốc tế Đây là một trong
những nhân tố quan trong ảnh hưởng đến quyết định mở rộng thị trường xuất
Trang 23Chuyên đề tốt nghiệp 17
khẩu của doanh nghiệp Nhân tố nay cũng ảnh hưởng tới sự thành công của
doanh nghiệp khi đã quyết định thực hiện hoạt động mở rộng thị trường theo
chiều sâu trên một thị trường xuất khẩu
Môi trường cạnh tranh bao gồm: các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay
thế, sức ép từ phía khách hàng và sức ép từ phía nhà cung cấp
- Đối thủ cạnh tranh là những hãng sản xuất kinh doanh những mặt
hàng cùng loại với sản phẩm của doanh nghiệp.
- Các sản pham thay thé là những sản phẩm mà người tiêu dùng có thé
lựa chọn để tiêu dùng thay vi lựa chọn sản phâm của công ty
- Sức ép từ phía khách hàng là hiện tượng thường xảy ra khi quyền lực
thị trường của khách hàng cao và khách hàng thường ép những người bán
phải bán sản phẩm có chat lượng cao va mức giá thấp.
- Sức ép từ phía nhà cung ứng là hiện tượng khi các nhà cung ứng
nguyên vật liệu, thiết bị hay vốn có khả năng làm tăng giá, giảm số
lượng, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm đầu vào ảnh hưởng
tới công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp sẽ thực hiện hoạt động mở rộng thị trường xuất khâucủa mình sang những thị trường có mức độ cạnh tranh thấp hoặc là ở nhữngthị trường ma doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh nhất
Ngoài các nhân tố thuộc môi trường của nước xuất khâu thì hoạt động
mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp còn chịu tác động của các
nhân tổ quốc tế khác như: - Biến động của thị trường tiền tệ thế giới, ty giá đã ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp như lập kế hoạch, các phương án kinh doanh mở
rộng thị trường xuất khẩu, sẽ ảnh hưởng tới các mục tiêu mà doanh nghiệp đãđề ra, ví dụ khi ty giá đồng nội tệ tăng ảnh hưởng tới sản phẩm xuất khẩu của
Trang 24Chuyên đề tốt nghiệp 18
doanh nghiệp, giá xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài sẽ cao hơn,
làm mức độ cạnh tranh về giá của doanh nghiệp gặp khó khăn
- Giá dầu cũng có ảnh hưởng mạnh tới hoạt động xuất khẩu, nó sẽ làm chỉ phí xuất khẩu của doanh nghiệp tăng do chi phí vận tải tăng, và nó cũng gây
khó khăn rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Ngoài ra các nhân tố như dịch bệnh, chiến tranh cũng là những nhân tổ tác đông lên hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
2.4.1.2 Các nhân tổ thuộc môi trường quốc gia của doanh nghiệp xuất khẩu
Các nhân tố thuộc môi trường quốc gia của doanh nghiệp cũng cónhững ảnh hưởng lớn đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khâu của doanhnghiệp Các nhân tô đó là các chính sách có liên quan của Chính phủ, các điềukiện tự nhiên của quốc gia đó, tiềm lực kinh tế - chính trị của quốc gia đó,
Doanh nghiệp kinh doanh quốc tế cần phải nam vững được các nhân tố
này dé có thé tận dụng được các nhân tố có lợi cho doanh nghiệp vả tìm cách
khắc phục những nhân t6 cho là bat lợi đối với doanh nghiệp.2.4.2 Các nhân tô bên trong doanh nghiệp
Ngoài các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, các nhân tố của bản thândoanh nghiệp cũng có những ảnh hưởng lớn đến hoạt động mở rộng thịtrường xuất khâu của doanh nghiệp Một số các nhân tố bên trong doanhnghiệp bao gồm:
2.4.2.1 Định hướng phát triển của công ty
Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của một doanh nghiệp cũng năm trong tông thê các hoạt động chung của doanh nghiệp đó Do vậy, những định hướng và những mục tiêu phát triển của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn
đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Một doanhnghiệp có định hướng phát triển hướng ra thị trường quốc tế sẽ có những
Trang 25Chuyên đề tốt nghiệp 19
chiến lược phát triển, những biện pháp lớn khác với những doanh nghiệp chỉ
coi hoạt động xuất khẩu là một bộ phận kinh doanh thứ yếu của công ty
quan ly, phân bổ nguồn vốn hợp lý của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có được khả năng cạnhtranh cao hơn các doanh nghiệp khác Ngoài ra, khi doanh nghiệp có tiềm lựctài chính mạnh thì sẽ thuận tiện hơn trong việc đầu tư mở rộng thị trường xuấtkhâu
2.4.2.3 Năng lực quản lý của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có năng lực quản lý kém thì không thê quản lý đượccác hoạt động của chính doanh nghiệp mình khi phải kinh doanh trên nhiềuthị trường, đặc biệt là các thị trường nước ngoài Vì vậy, doanh nghiệp cầnphải cân nhắc trước đến năng lực quản lý của doanh nghiệp mình khi quyếtđịnh mở rộng hoạt động kinh doanh và mở rộng thị trường xuất khâu, đặc biệt
là khi mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng
2.4.2.4 Chiến lược Marketing quốc tế của doanh nghiệp
Chiến lược Marketing nói chung và Marketing quốc tế của doanhnghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động mở rộng thị trường xuất
khẩu của doanh nghiệp Có thé nói đây là nhân tô có ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Chiến lượcMarketing quốc tế của doanh nghiệp chủ yếu bao gồm các chiến lược về sản
phâm, giá cả, phân phôi và xúc tiên thương mại.
Trang 26Chuyên đề tốt nghiệp 20
2.5 Nội dung của hoạt động mớ rộng thị trường xuất khẩu của doanh
nghiệp
2.5.1 Nghiên cứu và dự báo thị trường quốc tế
2.5.1.1 Nghiên cứu thị trường quốc tế
Thị trường quốc tế là một thị trường vô cùng rộng lớn và các doanhnghiệp có thé khai thác các tiềm lực trên thị trường rộng lớn này Nhưng thị
trường quốc tế cũng chịu rất nhiều các nhân tô khác nhau thường đa dang và phong phú hơn nhiều so với thị trường nội địa Các nhân tố này có thể mang
tính vĩ mô như các yếu tố về môi trường, yếu tố về văn hoá, và vi mô như tậptính và phương thức hoạt động của thị trường có trường hợp được thê hiệnmột cách rõ nét nhưng cũng có trường hợp thẻ hiện rất tiềm ân và không rõràng khó nam bắt đối với các nhà kinh doanh nước ngoài Do đó các doanhnghiệp khi kinh doanh trên thị trường nước ngoài cần phải nghiên cứu thịtrường mà doanh nghiệp dự định thâm nhập Đó chính là căn cứ để doanhnghiệp có thé phát triển đúng hướng giúp doanh nghiệp xác định các kế hoạchkinh doanh đề lựa chọn thị trường và cách thức thâm nhập thị trường đó Nócũng chính là một trong các điều kiện quyết định đến sự thành công hay thất
bại của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường đó.
Các bước chính của việc nghiên cứu thị trường bao gôm 4 bước:
Hình 1.1 : Các bước nghiên cứu thị trường quốc tế
Xác định Thu Ra Xử lý
vân de va thap quyét thong
mục tiêu thong | ———>_ dinh | ———> tin
nghiên tin cứu
Trang 27Chuyên đề tốt nghiệp 21
- Bước | là xác định van dé va mục tiêu nghiên cứu: Doanh nghiệp khi nghiên
cứu thị trường nói chung và thị trường quốc tế nói riêng, việc đầu tiên là cácdoanh nghiệp phải xác định rõ vấn đề và mục tiêu nghiên cứu đề đảm bảo tính
định hướng tốt cho cả quá trình nghiên cứu Nếu doanh nghiệp không định
hướng tốt và rõ ràng thì quá trình nghiên cứu sẽ vừa mat thời gian vưà tốn chiphí lại không thu được những kết quả như mong muốn
- Bước thứ hai thu thập thông tin: Thành phần cơ bản của bất kì một
quá trình ra quyết định nào về thị trường nước ngoài là sự sẵn có của thông tin
thị trường Việc thu thập thông tin dựa trên các vấn đề đã được xác định vàmục đích nghiên cứu của doanh nghiệp Kết quả của bước này có tính chấtquyết định cuối cùng của cả quá trình nghiên cứu Doanh nghiệp có thé thu
thập các thông tin thứ cấp: đó là tất cả những tin tức đã được công bồ như tin tức và tài liệu thương mại, tạp chí, Hoặc các thông tin sơ cấp là những thông tin do bản thân doanh nghiệp tự thu thập trên thị trường thông qua trao đôi trực tiếp với thương nhân và khách hàng nước ngoài có ba phương pháp chính
để thu thập thông tin sơ cấp đó là: Phỏng vấn, quan sát, thử nghiệm thịtrường Thường thì doanh nghiệp khi thu thập thông tin đều quan tâm đến cảhai luồng thông tin trên
- Bước thứ ba là xử lý thông tin: Sau khi đã thu thập đủ thông tin,
doanh nghiệp cần xử lý thông tin dựa theo những vấn đề và mục tiêu nghiên
cứu đã được nêu ra từ bước đầu Dé xử lý thông tin, người nghiên cứu cần phải tổng hợp các số liệu thành từng bảng biểu, phân tích các chỉ tiêu, và thé
hiện kết quả phân tích một cách logic, khoa học dé tạo điều kiên cho các nhà
quản trị cấp cao ra quyết định.
- Bước thứ tư là việc ra quyết định: Đây là bước mà doanh nghiệp ra
quyêt định đê giải quyêt những vân dé và mục tiêu của nghiên cứu Xem có
Trang 28Chuyên đề tốt nghiệp 22
quyết định thâm nhập vào thị trường này không và kế hoạch xuất khâu với số
lượng bao nhiêu, chính sách marketing áp dụng cho thị trường.
2.5.1.2 Dự báo thị trường quốc tế Dự báo thị trường nước ngoài là khâu kết thúc của quá trình nghiên cứu thị trường nước ngoài và có tầm quan trọng đặc biệt đối với doanh nghiệp
trong việc hoạch định các chính sách kinh doanh trong tương lai Đề có được
hình ảnh đầy đủ về thị trường tương lai của doanh nghiệp thì lý tưởng nhất là có thê dự báo mọi khía cạnh của thị trường, từ các đặc trưng khái quát đến các
đặc điểm chi tiết của nó Dựa trên những thông tin có được từ hoạt động
nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp không chỉ đánh giá thị trường tại thời
điểm hiện tại mà còn phải thực hiện dự báo thị trường trong thời gian sắp tỚI
Các dự báo có thé là do doanh nghiệp tự tông hợp số liệu và khoảng thời gian đó có thé là 1 năm, 5 năm hoặc 10 năm phụ thuộc vào chiến lược phát triển
của doanh nghiệp Khoảng thời gian càng ngắn thì mức độ chính xác của dự báo càng cao hơn và chỉ tiết hơn.
Việc dự báo tốt thị trường trong tương lai sẽ góp phần giúp doanhnghiệp có thể hoạch định chính xác các kế hoạch, chính sách của doanh
nghiệp trong tương lai.
2.5.2 Phân tích các nguồn lực của doanh nghiệp
Ngoài việc phân tích các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp thông qua các
hoạt động nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp còn phải tự đánh giá các
nguồn lực của doanh nghiệp dé biết được vị thế của doanh nghiệp mình trong thị trường đó cũng như trước các đối thủ cạnh tranh Phân tích nguồn lực của doanh nghiệp thường bao gồm việc phân tích các tiềm lực về tài chính, những
khả năng vượt trội của doanh nghiệp trong sự tương quan với các đối thủ
khác Việc phân tích này sẽ giúp doanh nghiệp có được những quýêt định
Trang 29Chuyên đề tốt nghiệp 23
đúng dan trong việc lựa chon thị trường hay đoạn thị trường xuất khâu phù
hợp với mình.
2.5.3 Lựa chọn thị trường quốc té
Doanh nghiệp sau khi đã nghiên cứu va phân tích các yếu tô về thi
trường xuất khâu và nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp, doanh nghiệp bắt đầu công việc lựa chọn một hay hay một số đoạn thị trường phù hợp với hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.5.3.1 Các cách tiếp cận khác nhau trong việc lựa chọn thị trường nước
ngoài
Khi lựa chon thị trường nước ngoai dé quéc té hoa hoat động cua doanhnghiệp thì các doanh nghiệp có thé có hai cách tiếp cận khác nhau vào thị
trường nước ngoài đó là cách tiếp cận chủ động và thụ động.
- Cách tiếp cận thị trường nước ngoài chủ động tức là phản ứng lại các yêu cầu của thị trường nước ngoài một cách không có kế hoạch Một nhà xuất
khẩu trong nước, một nhà nhập khâu nước ngoài hay một chính quyền nướcngoài khởi xướng các đơn đặt hàng và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các
đơn đặt hàng đó Hoạt động này làm cho doanh nghiệp không chủ động được trong dam phán và thường bị thua thiệt trong quan hệ làm ăn, do phụ thuộc
quá nhiều về phía đối tác Cách tiếp cận thụ động chủ yếu sử dụng cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ với một chút và không có kinh nghiệm.
- Ngược lại là cách tiếp cận chủ động trong lựa chọn thị trường nước
ngoài Doanh nghiệp tự mình đặt ra mục tiêu quốc tế hoá hoạt động của mình
và chủ động lựa chọn thị trường cũng như các cách thức sẽ thâm nhập vào các
thị trường đó Các doanh nghiệp lớn thường lựa chọn các cách tiếp cận này để
đảm bảo bước đi chắc chắn hơn, theo một kế hoạch được dự kiến trước do đó
sẽ đảm bảo thâm nhập chăc chan va lâu dài vào các thị trường mới.
Trang 30Chuyên đề tốt nghiệp 24
Thường các doanh nghiệp hiện nay lựa chọn cả hai cách tiếp cận trên,
cách tiếp cận thụ động thường áp dụng đối với những thị trường mới, doanh
nghiệp chưa có đầy đủ thông tin về thị trường này hoặc xuất khẩu sang thị
trường này gặp rủi ro lớn khiến doanh nghiệp khó khăn trong việc thâm nhập
vào những thị trường này, còn tiếp cận một cách chủ động khi doanh nghiệp có đầy đủ thông tin cần thiết liên quan đến thị trường này, doanh nghiệp hoàn toàn tự tin khi quyết đinh thâm nhập vào thị trường nay Đây là một cách tiếp
cận linh hoạt của các doanh nghiệp.
2.5.3.2 Các chiến lược lựa chọn thị trường quốc té
Có hai loại chiến lược khác nhau trong mở rộng thị trường nước ngoailà chiến lược tập trung (hay quốc tế hoá từng bước) và chiến lược phân tan
(hay quốc tế hoá toàn cầu) Chúng đặc trưng cho những bước đi khác nhau
trong quá trình bành trướng ra thi trường nước ngoai.
Chiến lược tập trung: Đây là chiến lược mà doanh nghiệp chủ trương chỉ tập trung vào một số thị trường xuất khâu mà doanh nghiệp có lợi thế cạnh
tranh nhất Giải pháp lớn của doanh nghiệp dé thực hiện được chiến lược nàylà việc doanh nghiệp tập trung các nguồn lực của doanh nghiệp cho một số thịtrường Ưu điểm cơ bản của chiến lược nay dễ tập trung các nguồn lựccủadoanh nghiệp, việc chuyên môn hoá sản xuất và tiêu chuẩn hoá sản phẩm đạt
được mức độ cao hơn, hoạt động quản lý trên các thị trường đó cũng dễ dàng
hơn do doanh nghiệp chỉ thâm nhapvao một số it thi trường nên tạo được ưu
thế cạnh tranh cao hơn tại các thị trường đó Tuy nhiên chiến lược này cũng có nhược điểm cơ bản do chỉ hoạt động trên một số it thị trường do đó tính
linh hoạt trong kinh doanh bị hạn chế, các rủi ro cũng tăng lên và khó đối phóvới những biến động của thị trường
Chiến lược phân tán: Đây là chiến lược mà doanh nghiệp đồng thờimở rộng hoạt động xuất khâu sang nhiều thị trường khác nhau Giải pháp lớn
Trang 31Chuyên đề tốt nghiệp 25
nhất của doanh nghiệp để thực hiện chiến lược này là việc doanh nghiệp phân
bổ các nguồn lực của công ty ra tất cả các thị trường xuất khâu Ưu điểmchính của chiến lược này là tính linh hoạt trong kinh doanh cao hơn, hạn chế
được các rủi ro trong kinh doanh nhưng nhược điểm của chiến lược này hoạt
động quản lý trở lên khó khăn khó thâm nhập sâu vào các thị trường nay, chi
phí thâm nhập vào các thị trường lớn hơn do hoạt động kinh doanh bị dàn trải
trên nhiều thị trường khác nhau
Trên thực tế, hiện nay các doanh nghiệp thường kết hợp cả hai chiến
lược trên dé vừa tạo được lợi thế cạnh tranh trên một số thị trường xuất khâuchủ lực, vừa phân tán rủi ro bằng việc mở rộng hoạt động sang nhiều thịtrường xuất khẩu khác
2.5.3.3 Các phương thức lựa chọn thị trường quốc tế
Dựa trên những thông tin thu được rừ hai hoạt động nghiên cứu thị
trường và dự báo thị trường, doanh nghiệp sẽ đánh giá tổng quát về một số thị trường được coi là hấp dẫn đối với doanh nghiệp Sau đo dựa trên năng lực
của doanh nghiệp dé quyết định lựa chọn thị trường phù hợp Đây là phươngthức lựa chọn thị trường một cách chủ động tức là doanh nghiệp đã tìm hiểutrước về thị trường xuất khâu và chủ động xuất khẩu Còn một phương pháp
nữa là phương pháp lựa chọn thị trường một cách thụ động, tức là doanh
nghiệp chỉ xuất khâu theo những đơn đặt hàng của phía đối tác mà không có
các hoạt động nghiên cứu thị trường.
Sau khi lựa chọn được thị trường, doanh nghiệp cần tiếp tục phân đoạn thị trường để xác định được đoạn thị trường hấp dẫn và phù hợp với tiềm
năng của doanh nghiệp Trong quá trình phân đoạn thị trường, doanh nghiệp
cần phải đo lường được sức mua và đặc điểm của khách hàng trong từng đoạnthị trường, cần chọn những đoạn thị trường đủ lớn để đảm bảo khả năng sinh
Trang 32Chuyên đề tốt nghiệp 26
lời và cần phân biệt rõ giữa các đoạn thị trường để có những chương trình
hoạt động cụ thể cho từng đoạn thị trường.2.5.4 Thâm nhập thị trường quốc té
Thâm nhập thị trường quốc tế là bước cuối cùng của quá trình mở rộng
thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã lựa chọn được
một số thị trường nước ngoài làm mục tiêu mở rộng hoạt động của mình Mục
đích của bước này là lựa chọn một hoặc một vai phương thức thâm nhập phù
hợp nhất dé thâm nhập thị trường quốc tế mà doanh nghiệp đã lựa chọn Có
nhiều phương thức thâm nhập quốc tế mà doanh nghiệp có thê lựa chọn:
Xuất khẩu
Đây là phương thức đơn giản nhất mà doanh nghiệp có thé lựa chon dé
mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra thị trường nước ngoài Có hai
hình thức có thé xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiép ra thị trường nước
ngoài:
+ Xuất khẩu trực tiếp: Đây là phương thức doanh nghiệp trực tiếp tự xuấtkhâu hàng hoá của mình ra thị trường nước ngoài mà không cần qua các trunggian thương mại khác như các đại lý, hoặc một công ty ở nước xuấtkhau, Doanh nghiệp có thé xuất khẩu trực tiếp bằng cách lập phòng xuấtkhẩu cuả công ty, kí kết hợp đồng với các hãng phân phối ở nước ngoài
Với phương thức xuất khẩu trực tiếp này doanh nghiệp chủ động trong việc tìm kiếm thị trường quốc tế và bạn hàng quốc tế, lợi nhuận sẽ không bị chia sẻ
nhiều Tuy nhiên rủi ro khi áp dụng phương thức thâm nhập này cũng tương
đối cao, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp chưa tìm hiểu kĩ thị trường
mà mình dự định thâm nhập.
+ Xuất khẩu gián tiếp: Là hình thức khi doanh nghiệp thông qua dịch vụ của
các tô chức độc lập được đặt ngay tại nước xuất khâu dé tiến hành xuất khẩu
sản phâm của mình ra nước ngoài Hình thức này khá phô biên đôi với những
Trang 33Chuyên đề tốt nghiệp 27
doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc những doanh nghiệp mới tham gia vào thị
trường quốc tế Với phương thức này thì doanh nghiệp phải chia sẻ một phần
lợi nhuận của mình cho các trung gian và thường không có được thương hiệu
sản phẩm của mình, nắm bắt được các thông tin về thị trường bị hạn chế dokhông có liên hệ trực tiếp với thị trường nước ngoài Tuy nhiên thì phương
thức này cũng đem lại ít rủi ro cho doanh nghiệp.
Nhượng giấy phép Đây là phương thức mà doanh nghiệp kí kết hợp đồng chuyên nhượng cho đối
tác nước ngoài một quy trình sản xuất, một thương hiệu sản phẩm hay mộtbang phát minh sáng chế, dé đối tác đó có thé sử dụng ở thị trường nướcngoài Ưu điểm chính của phương thức này là tính ít rủi ro của nó
Đầu tư trực tiếp
Đây là phương thức mở rộng hoạt động cao hơn của doanh nghiệp ra
thị trường nước ngoài mà các doanh nghiệp có tiềm lực cao thường áp dụng Doanh nghiệp trực tiếp xây dựng các cơ sở sản xuất tại thị trường nước ngoài
và trực tiếp quản lý và vận hành nó Khi một doanh nghiệp có kinh nghiệmxuất khâu và nếu thị trường nước ngoài là đủ lớn thì các cơ sở sản xuất đặt tạinước ngoài có những ưu điểm nỗi trội đó là doanh nghiệp có thể tiết kiệm về
chi phí nhân công hoặc giá nguyên liệu thô, được hưởng các ưu đãi của chính
quyền nước ngoài, tiết kiệm được chi phí vận tải, mặt khác doanh nghiệp sẽ tạo được hình ảnh tốt trên thị trường nước ngoài do tạo công ăn việc làm, tạo được quan hệ tốt đẹp với chính quyền đại phương và người tiêu dùng ,
Đầu tư trực tiếp có các hình thức cơ bản như hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng chìa khoá trao tay, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài,
2.5.5 Xây dựng chiến lược marketing trên thị trường lựa chọn
Đây được coi là khâu cuối cùng trong các hoạt động mở rộng thị trường
xuất khâu của doanh nghiệp Sau khi đã có được đầy đủ những thông tin về
Trang 34Chuyên đề tốt nghiệp 28
thị trường va nắm chắc được tiềm lực của công ty, chọn được thị trường xuất
khâủ cũng như phương thức thâm nhập thị trường đó, doanh nghiệp cần lập
phương án và kế hoạch dé xây dựng chiến lược marketing trên thị trường hoặc đoạn thị trường xuất khẩu đã lựa chọn để khai thác một cách hiệu quả
các thị trường này.
Chiến lược marketing quốc tế chủ yếu bao gồm các chính sách quốc tế
về sản phẩm, giá cả , phân phối, khuyếch trương sản phẩm, hay chiến lược
marketing-mix,
2.6 Sự cần thiết của việc mở rộng thị trường xuất khẩu đối với doanh
nghiệp
2.6.1 Hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu các doanh nghiệp phải mở rộng thị
trường xuất khẩu
Xu thé quốc tế hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay đòi hỏi
các doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng hoạt động của mình cả thị
trường nội địa và thị trường nước ngoài.
Nếu chỉ kinh doanh trên thị trường nội địa các doanh nghiệp sẽ khôngthể cạnh tranh với rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã và đang xâm nhập
vào thị trường đó Hơn nữa, sẽ không có gì đảm bảo cho hoạt động của doanh
nghiệp khi thị trường trong nước bão hoà hoặc nền kinh tế nội địa đang suythoái Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng ngày cảng
phong phú và đa dạng hơn Vì vậy, họ luôn muốn tìm hiểu những sản phẩm mới lạ độc đáo dé thay cho những sản phẩm đã quá quen thuộc và tất nhiên những sản pham của các công ty nước ngoài luôn tạo được sự quan tâm lớn
hơn đối với họ Đó cũng chính là điều kiện đảm bảo cho sự thành công củadoanh nghiệp khi mở rộng thị trường xuất khẩu Cơ hội tăng doanh số bán
quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh cao và 6n định mức thu
nhập và tránh được những dao động bất thường của quá trình sản xuất
Trang 35Chuyên đề tốt nghiệp 29
Không chỉ có vậy quá trình hội nhập kinh doanh quốc tế đang dần thu
hẹp, khoảng cách địa lí giữa các quốc gia đang ngày càng ngắn dan Nhiều
sản phẩm đa dạng sẽ trở thành những sản phẩm có nhu cầu đông nhất trên
nhiều thị trường do vậy sé tạo ra thị trường vô củng rộng lớn với rất nhiều cácnhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt những thay đôi
của thị trường Thị trường nội địa của doanh nghiệp sẽ chỉ là một bộ phận rất nhỏ so với thị trường chung Nếu các doanh nghiệp không mở rộng thị trường xuất khâu của minh thì doanh nghiệp sẽ không thé ton tại trong điều kiện cạnh
tranh gay gắt như hiện nay.2.6.2 Thị trường xuất khẩu của Việt Nam còn hạn hẹp
Là một nước nông nghiệp nghèo và lạc hậu có thời gian dài theo chế độ
quản lý tập trung bao cấp nên hiện nay thị trường xuất khẩu của Việt Nam
còn khá hạn hẹp chủ yếu là thị trường truyền thống đã có quan hệ khá lâu dài
như thị trường Châu A và một số nước Châu Âu và Châu Mi.
Mở rộng thị trường xuất khẩu của từng doanh nghiệp sẽ làm tăng doanh
số thị trường xuất khâu của từng doanh nghiệp nói riêng đồng thời nâng caokim ngạch xuất khâu và day mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả Việt Nam
nói chung.
Mở rộng thị trường không chỉ đối với mặt hàng truyền thống ma cònmạnh dạn đổi mới tìm những mặt hàng phù hợp mà Việt Nam có thế mạnh
Cónhư vậy mới có thể tăng số lượng thị trường xuất khâu của Việt Nam trong
điều kiện hiện nay
2.6.3 Sự can thiết của việc mở rộng thị trường đối với ngành vật liệu xây
dựng
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay thì việc mở rộng thị trường đối vớicác doanh nghiệp là vô cùng cần thiết Trong đó đó các doanh nghiệp ngànhvật liệu xây dựng cũng không nam ngoài sự kiện đó Đặc biệt là các doanh
Trang 36Chuyên đề tốt nghiệp 30
nghiệp vật liệu xây dựng hiên nay đang phải cạnh tranh gay gắt ngay trên thị
trường nội địa, với các sản phẩm công nghệ cao từ các nước có công nghệtiên tiến như Đức, Italia, và các sản pham đa dạng phong phú về mau mã và
chủng loại giá cả rẻ của Trung Quốc, thì việc mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ
giúp doanh nghiệp có thể tồn tại đứng vững trên thị trường
Ngoài ra việc mở rộng thị trường xuất khâu sẽ giúp doanh nghiệp tăng
doanh thu, mở rộng thị phần va tạo công ăn việc làm cho người lao động,
giảm rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhất là khi thị trường nội
địa đang cạnh tranh khốc liệt
Việc mở rộng thị trường sẽ tạo lập cho doanh nghiệp ngành vật liệu xây
dựng uy tín trên phạm vi rộng, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để quảng bá
thương hiệu và khuyéch trương các sản phẩm của minh
Tom lại chương I em đã trình bày được cơ sở ly luận chung về thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế với những phân rất cụ thé Đây sẽ là nên tảng để doanh
nghiệp nhận thức rõ về tam quan trọng cũng như cách thức tiến hành mở
rộng thị trường xuất khẩu sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Trang 37Chuyên đề tốt nghiệp 31
CHUONG II
THUC TRANG HOAT DONG MO RONG THI TRUONG XUAT
KHAU CUA CONG TY CO PHAN THACH BAN
1 TONG QUAN VE CONG TY CO PHAN THACH BAN
1.1 Giới thiệu về công ty
1.1.1 Quá trình hình thành công ty
Công ty cô phần Thạch Bàn Viglacera tiền thân là công trường gạch thủ
công trực thuộc Công ty Sản xuất vật liệu kiến trúc Hà nội, được thành lậpvào tháng 02 năm 1959 theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ kiến trúc (nay là
Bộ Xây dựng).
Qua các giai đoạn xây dựng và trưởng thành, ngày 30/07/1994, Bộ
trưởng Bộ Xây dựng có Quyết định số 480/BXD-TCLĐ về việc đổi tên Xí
nghiệp Thạch Bàn thành công ty Thạch Bàn trực thuộc Bộ Xây dựng.
Thực hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, tháng 04
năm 1997, Bộ Xây dựng quyết định sáp nhập Công ty Thạch bàn vào Tổng
công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng
Từ tháng 01 năm 2005 đến nay: Công ty hoạt động theo cơ chế cô phan.Ngày 16 tháng 03 năm 2006, Tổng Công ty Thuỷ tinh và gốm xây dưng có
công văn số 105/TCT-HĐQT ban hành Nghị quyết HĐQT Tổng công ty về phương án bán bớt phần vốn của Nhà nước tương ứng với 25% vốn điều lệ.
Tên gọi: CÔNG TY CO PHAN THACH BAN VIGLACERA
Tên tiếng Anh: THACHBAN JOINT-STOCK COMPANY (TBC)
Dia chi: Phường Thạch Ban, Quan Long Biên, Ha Nội
Số điện thoại: 04 8272653
Fax: 04 8272654
Email: thachban @hn.vnn.vn
Trang 38Chuyên đề tốt nghiệp 32
- Vốn điều lệ: 15.000.000.000 đồng (Mười lăm tỷ đồng Việt Nam)
Người đại diện theo pháp luật của Công ty:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc: Ông Nguyễn Thế Cường.- Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính :
+ Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất; sản phẩm
cơ khí và các loại vật liệu khác;
+ Xây lắp, tư vấn xây dựng, chuyền giao công nghệ các nhà máy gạch ốp lát
và gạch ngói thông dụng + Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông.
Kinh doanh cơ sở hạ tầng, bất động sản.- Các công ty thành viên bao gồm:
+ Công ty cổ phần gạch ngói Thạch Bàn số 1 (TBSC]) - tại Thạch Bàn - Long
thước nhỏ mosaic.
Quá trình phát triển của công ty
Công ty cổ phần Thạch Ban Viglacera được ra đời qua quá trình cổphần hoá chuyền đổi từ Công ty Thạch Bàn - Doanh nghiệp Nhà nước thuộc
Tổng công ty Viglacera - Bộ Xây dựng, có giấy chứng nhận đăng ký kinh
Trang 39Chuyên đề tốt nghiệp 33
doanh số 0103006462 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày
6 tháng | năm 2005.
Công ty Thạch Ban là doanh nghiệp Nha nước, tiền thân là "Công
trường Gạch Thạch Bàn" thuộc "Công ty Sản xuất Vật liệu kiến trúc Hà Nội" được thành lập từ tháng 2/ 1959 Những năm đầu, sản lượng của Thạch Ban
chỉ đạt 2-3 triệu viên gạch/năm.
Trong giai đoạn 1960 đến 1990 là thời kỳ sản xuất của Thạch Ban từthủ công chuyền sang bán cơ giới
Từ năm 1990 đến năm 2000 là thời kỳ: "Đổi mới và Phát triển" mạnhmẽ Đổi mới ở Công ty Thạch Bàn không chỉ ở quy mô sản xuất, môi trườngcông nghiệp mà là thay đổi tận gốc nghề làm gach từ thủ công bán cơ giớisang sản xuất công nghiệp hiện đại với hệ thống lò nung, hầm sấy tuy nen vàhệ thống nhà kính phơi gạch Công ty còn có Nhà máy Gạch ốp lát granit hiện
đại, tự động hoá cao và sản phẩm của Công ty đã từng bước da dạng, phong
phú như: gạch xây, ngói lợp truyền thống, gạch ốp lát granite nhân tạo, lan
can cầu thang Inox, các sản phẩm cơ khí và xây dựng Trước đây phan lớnlực lượng lao động của Công ty là phổ thông, nay đã có hơn 30% số cán bộ,công nhân viên có trình độ cao học, đại học và cao dang, có hang trăm côngnhân kỹ thuật bậc cao, nhiều người giỏi tiếng Anh và sử dụng máy vi tính
thành thạo.
- Năm 2001: Công ty đầu tư tiếp dây chuyền 2 dé đáp ứng nhu cầu sản
phẩm tăng mạnh, một lần nữa Thạch Bàn là đơn vị đầu tiên sản xuất được
gạch Granite có kích cỡ lớn; khâu trang trí bề mặt cũng được áp dụng nhiều cách thức mới như phủ mem khô, sử dụng ốn rót liệu đa mau, in lưới tạo hoa
văn
Trang 40Chuyên đề tốt nghiệp 34
- 2002: Thành lập các công ty CP TBSC 2 ở Hà tây, TBSC 3 ở Bình
Dương chuyên sản xuất gạch tuynen, Công ty đá mà Đông Đô Tháng 2/2002:
Chủ tịch nước CHXHCNVN Tran Đức Lương thăm Công Ty.
- 2003: Công ty đã thành lập thêm công ty CP Mosaic Thạch Ban.
- Năm 2004 tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất gach Mosaic (một loại
Granite kích thước nhỏ chuyên dé ốp lát các bề mặt công trình) Từ các sảnphẩm thông dụng công ty tiến tới sản xuất các loại sản phâm có bề mặt đadạng, các sản phẩm công nghệ cao như Spotfeeter, Rollfeed cho phép trang tribề mặt ngay tại máy ép
- 2005: Chuyển thành công ty cô phần Thạch Bàn Viglacera, thành lậpcác công ty CP Thạch Bàn miền Bắc, công ty CP Thạch Bàn miền Trung hoạt
động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh XNK.
- 12/2005: Đưa chuyên gia Thạch bàn sang Angieri theo hợp đồng vận
hành nhà may Granite C.GRES tai ORAN.
- 2006: Thành lập công ty cổ phần xây lắp Thạch Bàn Tính đến nay, công
ty đã xây lắp chuyển giao công nghệ (CGCN) hơn 90 nhà máy gạch Tuynentrong cả nước, và công ty đang bắt đầu khởi công dự án di dời Công ty đến vịtrí mới xa khu dân cư dé đầu tư một khu đô thị mới tại Thạch Ban va Trung
tâm thương mại trên đường Nguyễn Văn Linh.
Phát triển ở Công ty Thạch Bàn là sự phát triển toàn diện, từ quy mô
sản xuất đến số lượng, chất lượng sản phẩm và là Công ty có nhiều đơn vị