TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
VIỆN THUONG MẠI VA KINH TE QUOC TE
CHUYEN DE THUC TAP
DE TAI: NGHIEN CUU MO RONG THI TRUONG
XUAT KHAU CUA CONG TY TRACH NHIEM HUU HAN
Sinh vién : Nguyễn Anh Huy
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh thương mại
Lớp : Quản trị kinh doanh thương mại 57
Mã số SV : 11152032
Giáo viên hướng dẫn :TS Đỗ Anh Đức
HÀ NỘI - tháng 11-2020
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập này là do em tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Đỗ Anh Đức, đồng thời với sự giúp đỡ của các anh chị phòng
Kế toán và phòng Kế hoạch kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Savi Chuyên đề thực tập này không sao chép từ bất kì chuyên đề thực tập hay luận
văn nào khác, các tài liệu này chỉ mang tính tham khảo Các số liệu, kết quả nêu trong bài chuyên đề là trung thực, được trích dẫn đầy đủ, ghi nguồn gốc rõ ràng
và được phép công bồ.
Nếu có bất kì điều gì trái với lời cam đoan, em xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước Viện và Nhà trường.
Sinh viên thực tậpHuy
Nguyễn Anh Huy
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế trường Đại học Kinh tế
quốc dân lời cảm ơn chân thành.
Đặc biệt, em xin gửi đến thầy TS Đỗ Anh Đức, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của công ty Trách
nhiệm hữu hạn Savi đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị phòng Kế hoạch kinh doanh và phòng Kế toán của công ty Trách nhiệm hữu hạn Savi đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế dé em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Nhà trường đã tạo điều kiện cho em được thưc tập nơi mà em yêu thích, cho
em cơ hội bước ra đời sống thực tế dé áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy Qua lần thực tập này em đã học được thêm nhiều điều mới mẻ, cần thiết dé giúp ích cho công việc sau này của bản thân.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô cũng như quý công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập
Nguyễn Anh Huy
Trang 4LOT MỞ ĐẦU -5°°s<+eSE.EEA.eE773497944 077440077941 929410914 psre 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VE THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SAN
PHAM GOO cọ HH 00010 0000005096890 3
1.1 Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu sản pham gỗ đối với các doanh
¡4019000177157 3
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu sản pham gỗ 2 2¿c5¿ 55+ 52c: 3 1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu sản pham gỗ đối với doanh nghiệp 3 1.1.3 Các hình thức xuất khẩu sản phẩm gỗ . ¿ 5¿ ©2252: 4 1.1.4 Nội dung hoạt động xuất khâu sản phẩm gỗ của doanh nghiệp 8 1.2 Nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khâu -2-z2cssze: 13
In HN! 6 nh 131.2.2 Noi dung của nghiên cứu thi trường - -‹ -««++ss++ss++sss+ 13
1.2.3 Các biện pháp dé mở rộng thị trường xuất khâu .- 14
1.2.4 Vai trò của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu 18 1.2.5 Cac chỉ tiêu đánh giá mở rộng thị trường xuất khâu 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RONG THỊ TRƯỜNG XUAT KHẨU SAN PHAM GO CUA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HAN SA VÌ o- 5 s4 HH TH II 001040004 40500490 050 21
2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Savi -2- ¿©5555 21 2.1.1 Qua trình hình thành và phát triển của công ty - 21 2.1.2 Cơ cau tô chức của CON ty ceccecceccesesseesessessessessssssessessessessessessesseaee 23 2.1.3 Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty TNHH Savi 26
2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty -s ss+¿ 27
2.1.5 _ Thực trạng hoạt động xuất khâu sản phẩm gỗ theo thị trường của
Công ty TNHH Savi trong 5 năm gân đây - 55555 c + s+sesseeres 30
2.2 Thực trạng hoạt động nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khâu sản
phâm gô của Công ty TNHH SavVI G1 HH ngư 32
2.2.1 Tình hình chung trên các thị trường xuất khẩu chính 32 2.2.2 Quy trình thực hiện mở rộng thị trường xuất khâu 38
2.2.3 Các chính sách và chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng thị trường
xuât khâu của Công ty TNHH ŠSavVI - .- G1 HH kg 43
Trang 5CHƯƠNG 3: MOT SO GIẢI PHAP DE MỞ RONG THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU CUA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HAN SA.VI 51
3.1 Mục tiêu và chiến lược phát trién của Công ty TNHH Savi 51 3.1.1 Mục tiêu phát tri6n c.cccecccccccccsccsessecseesessessessessessesessesseesessesseseeseeaes 51 3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Sayi 51 3.2 Một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khâu sản phẩm gỗ của Công ty
3.2.1 Hoàn thiện co cấu tổ chức quản lý 2-2 ss++s+xs+zssrxzee 53
3.2.2 Tăng cường dau tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường 33 3.2.3 Khai thác triệt dé tat cả các thị trường hiện có - 54 3.2.4 Củng có, thiết lập các mối quan hệ liên kết với khách hàng 54 3.2.5 Nâng cao chất lượng sản phẩm - 2-2 2 2+s+x+£x+£szrxzrxzcee 55
3.2.6 Sử dụng chính sách giá linh hoạt - 5+ 55+ ++<£++£es++eees 56
3.2.7 Tổ chức mạng lưới tiêu thụ có hiệu quả -«++-«++s+2 57 3.2.8 Củng có, nâng cao uy tín Công ty TNHH Savi trên thị trường quốc
I2 58
3.2.9 Tăng cường hợp tác và tan dung sự hỗ trợ của hiệp hội gỗ 59
3.3 Một số kiến nghị với Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan đến xuất
[4000090200 60
3.3.1 Hoàn thiện chính sách quản lý xuất nhập khẩu -. - 60 3.3.2 Thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ xuất khâu san phẩm gỗ 61 3.3.3 Các giải pháp nhằm hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho
ngành xuât khâu sản phâm QO - c2 1321139 319 1x rrree 63
3.3.4 Một số kiến nghị với hiệp hội gỗ và lâm sản 2 64
40009000775 — 65 TÀI LIEU THAM KHAO 2< s°sss©ssssesseEssessevsserssersee 66
iv
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KNXK Kim ngạch xuất khẩu
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Trang 7DANH MỤC BANG, BIEU, SƠ DO
Sơ đồ 1.1: Cấu trúc thị trường tiêu thụ sản phẩm A -. 17 2 So đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tô chức của Công ty TNHH Savi 22
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH
N.MR3)L:)0910):))0020J112 010 gồIỌOIỤIAIdiiaiaiẳiäáẳáiẳÄẢỒỖẮỖẦỖŨ 27
Bảng 2.2: Biến động của Doanh thu và Lợi nhuận sau thuế của công ty TNHH
Savi qua các năm 2015 — 2019 SH như vn 28
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng theo thị trường của công ty TNHH
Savi giai đoạn 2015 — 2019 SH HH kh hy 30
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng xuất khâu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang các thị
trường khác năm 20]9 - eee eee S HS nh nh nh hy 32
Bảng 2.4: 5 thị trường cung cấp sản phẩm gỗ lớn nhất cho Nhật Bản trong 3 tháng đầu năm 20109 - C11221 111122 211111211111 nnrrướ33
Bảng 2.5: Các nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính vào Hàn Quốc 35
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khâu theo thị trường xuất khâu của Công ty
TNHH Savi giai đoạn 2015-2019 ch nh, 44
vi
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, dé có thé ton tại va phat trién thi
bat ky một doanh nghiệp kinh doanh quốc tế nao cũng đều phải có những biện pháp nhằm duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu của mình Việc mở rộng thị
trường xuất khâu không chỉ giúp các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, khăng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế mà còn giúp tăng cường các thị trường xuất khẩu tiềm năng khác và giảm bớt sự phụ thuộc vào những thị trường truyền thống, qua đó doanh nghiệp phát triển 6n định và bền
vững hơn.
Hiểu được điều này, trong suốt hơn 10 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Savi đã luôn dành nhiều thời gian nhất trong chiến lược phát triển của mình nhằm tìm ra những thị trường tiềm năng mới, đồng thời
củng cô duy trì và mở rộng những thị trường xuất khẩu truyền thống Chính điều
đó đã giúp Công ty Trách nhiệm hữu han Savi từ một doanh nghiệp nhỏ trong
nganh sản xuất gỗ Việt Nam vươn mình để có được chỗ đứng nhất định trên thị
trường thế giới.
Xuất phát từ thực tế này em đã chọn đề tài “Nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty Trách nhiệm hữu han Savi” cho chuyên đề cuối khóa của
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu- Mục tiêu:
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về xuất khẩu và mở rộng thị
trường sản phâm gỗ, đánh giá thị trường hoạt động xuất khẩu, chỉ ra những kết quả đạt được, những vấn đề tồn tại, nguyên nhân mà công ty đã thực hiện trong giai đoạn 2015-2019, dé tài đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm thúc đây mở rộng thị trường xuất khâu sản phẩm gỗ của Công ty TNHH Savi.
- Nhiém vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu những vấn dé cơ bản về xuất khâu sản phẩm gỗ và mở rộng thị trường tại các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ và mở rộng thị
trường tại Công ty TNHH Savi giai đoạn 2015-2019.
+ Phương hướng và một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty TNHH Savi.
Trang 93 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- _ Đối tượng nghiên cứu: Những van đề cơ bản và thực trạng xuất khẩu sản
phẩm gỗ và mở rộng thị trường tại Công ty TNHH Savi.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ va mở
rộng thị trường tại Công ty TNHH Savi.
+ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ và hoạt
động mở rộng thị trường tại Công ty TNHH Savi từ năm 2015-2019 và
đề xuất giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty
TNHH Savi.
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử: Vận dụng các học thuyết của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét, nghiên
cứu, phân tích các vấn đề liên quan tới mở rộng thị trường xuất khâu sản phẩm gỗ và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh: Tổng hợp hệ thống số liệu điều tra để phân tích so sánh từ đó đưa ra những đánh giá cụ thể.
5 Kết cau chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết
tắt, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề gồm 3 chương với các
đề mục chính sau đây:
Chương 1: Lý luận chung về thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ.
Chương 2: Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của
Công ty Trách nhiệm hữu han Savi giai đoạn 2015 — 2019.
Chương 3: Một số giải pháp để mở rộng thị trường xuất khâu của Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Savi
Trang 10CHUONG 1: LÝ LUẬN CHUNG VE THỊ TRUONG
XUAT KHAU SAN PHAM GO
1.1 Tầm quan trong của hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ đối với các
doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu sản phẩm gỗ
Theo điêu 28, mục 1, chương 2, Luật thương mại Việt Nam 2005, xuất khẩu
hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thé Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật.
Theo GS.TS Nguyễn Duy Bột (2003, Thuong mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu, Nhà xuất bản Thông Kê, Hà Nội) thì “xuất khẩu hàng hóa là việc những sản phẩm hàng hóa hữu hình được sản xuất hoặc gia công tại các cơ sở sản xuất, gia công và các khu chế xuất với mục dich dé tiêu thụ tại thị trường
ngoài nước (xuất khẩu) đi qua hải quan.”
Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về xuất khẩu nhưng tổng kết lại ta thấy
xuất khẩu chính là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận Tiền tệ ở
đây có thé là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc cả hai quốc gia Mục đích của hoạt động này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so
sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
Sản phẩm gỗ (mặt hàng đồ gỗ) các loại là các mặt hàng đã qua khâu chế biến,
sử dụng nguyên liệu gỗ các loại, có thể được sử dụng trong xây dựng, trang trí
nội thất và sử dụng như đồ gia dụng Sản phẩm gỗ được chia làm hai loại chính,
một loại ở dang tinh chế hay gọi chung là sản phâm nội thất, một loại ở dạng sơ chế và gọi chung là đồ gỗ.
Như vậy, xuất khâu sản phâm gỗ chính là hoạt động bán các mặt hàng đồ gỗ cho các khách hàng doanh nghiệp nước ngoài nhằm thu lợi nhận dựa trên lợi thế
chi phí nhân công và chi phí nguyên vật liệu.
1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ đối với doanh nghiệp
Cùng với sự bùng nỗ của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường quốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp Xuất khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch banh trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình.
Trang 11— Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra Nhờ có xuất khâu mà tên tuổi của doanh
nghiệp không chỉ được các khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị
trường nước ngoài.
— Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình phát triển.
— _ Xuất khâu phát huy cao độ tính năng động sáng tao của cán bộ xuất nhập
khẩu cũng như các đơn vị tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt
trong khả năng xuất khâu các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm
— Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu kỳ sống của một sản phẩm.
— Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lẫn nhau giữa các đơn vị tham gia xuất khẩu trong và ngoài nước Đây là một trong những nguyên nhân buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá
xuất khâu, các doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản
phẩm, từ đó tiết kiệm các yêu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn
— Sản xuất và xuất khâu hàng hóa giúp doanh nghiệp tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động, ồn định đời sống cán bộ của công nhân viên.
— Doanh nghiệp tiễn hành hoạt động xuất khâu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có
1.13 Các hình thức xuất khẩu sản phẩm gỗ
Dé tăng kim ngạch xuất khẩu, một doanh nghiệp thường áp dụng nhiều
phương thức kinh doanh xuất khẩu khác nhau Mỗi phương thức lại có những ưu,
nhược điểm riêng của mình ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy việc lựa chọn phương thức xuất khẩu sao cho phù hợp là hết sức quan trọng Sau đây là các phương thức kinh doanh xuất khâu sản phẩm gỗ phô biến của các doanh nghiệp ngành gỗ:
1.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp
Trang 12Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khâu các loại hàng hoá và dịch vụ do chính
doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình.
Trong hình thức xuất khẩu này, hai bên mua bán hàng sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương Hợp đồng ký kết giữa hai bên phải phù hợp với luật lệ của quốc gia cũng như thông lệ mua bán quốc tế Hình thức xuất khẩu trực tiếp thích hợp đối với gần như mọi loại hình doanh nghiệp, giúp họ chủ động được
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình Loại hình này cũng là sự lựa chọn
của các doanh nghiệp đang muốn khang định thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế Dé thực hiện hợp đồng xuất khâu, đơn vị kinh doanh phải tiễn hành các khâu công việc: giục mở L/C và kiểm tra luận chứng (nếu hợp đồng quy định sử dụng phương pháp tín dụng chứng từ), xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hoá làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục
thanh toán và giải quyết khiếu nại (nếu có) e Ưu điểm của hình thức:
Với phương thức này, đơn vị kinh doanh chủ động trong kinh doanh, tự
mình có thé thâm nhập thị trường và do vậy có thé đáp ứng nhu cầu thị trường, gợi mở, kích thích nhu cầu Nếu don vị tổ chức hoạt động kinh doanh tốt sẽ đem
lại hiệu quả kinh doanh cao, giảm được chi phí trung gian Bên cạnh đó doanh
nghiệp có thể chủ động trong việc tiêu thụ hàng hoá sản phẩm của mình, tự khang định mình về sản phẩm, nhãn hiệu dan dan đưa được uy tín về sản pham
trên thé giới.
e Nhược điểm của hình thức:
- Dễ xảy ra rủi ro Nếu như không có cán bộ xuất nhập khâu có đủ trình độ và kinh nghiệm khi tham gia ký kết hợp đồng ở một thị trường mới hay mắc phải sai lầm gây bat lợi cho mình.
- _ Khối lượng hàng hoá khi tham giao giao dịch thường phải lớn thì mới có thé bù đắp được chi phí trong việc giao dich.
Trong điều kiện đơn vị mới kinh doanh, kinh nghiệm còn ít thì áp dụng
hình thức này rất khó do điều kiện vốn sản xuất hạn chế, am hiểu thương trường
quốc tế còn mờ nhạt, uy tín nhãn hiệu sản phẩm còn xa lạ với khách hàng.
1.1.3.2 Gia công xuất khẩu
Gia công xuất khẩu là một phương thức kinh doanh trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khâu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) dé chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là chi phí gia công) Tóm lại, gia công xuất khâu là đưa
5
Trang 13các yêu tố sản xuất (chủ yếu là nguyên vật liệu) từ nước ngoài về dé sản xuất hàng hoá theo yêu cầu của bên đặt hàng, nhưng không phải để tiêu dùng trong
nước mà dé xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch do hoạt động gia công đem lại Vì vậy, suy cho cùng, gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu lao động, nhưng là loại lao động dưới dạng được sử dụng (được thể hiện trong hàng hoá) chứ không phải dưới dạng xuất khẩu nhân công ra nước ngoài Gia công xuất khâu là một phương thức phổ biến trong thương mại quốc tế Hoạt động này phát triển sẽ khai thác được nhiều lợi thế của hai bên: bên đặt gia công và bên nhận gia công.
1.1.3.3 Ủy thác xuất khẩu
Trong phương thức này, đơn vị có hàng xuất khẩu là bên uỷ thác giao cho đơn vị xuất khẩu gọi là bên nhận uỷ thác tiễn hành xuất khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình (bên nhận uỷ thác) nhưng với chi phí
của bên uỷ thác Về ban chat, chi phí trả cho bên nhận uỷ thác chính là tiền thu lao trả cho đại lý Theo nghị định 64-HĐBT, chi phí uỷ thác xuất khẩu không cao hơn 1% của tong s6 doanh thu ngoai té về xuất khẩu theo điều kiện FOB tại Việt
Nam Một số lưu ý khi thực hiện xuất khâu ủy thác quy định tại Nghị định
12/2006/NĐ-CP là:
- Thuong nhân được ủy thác cho thương nhân khác xuất khẩu các loại hàng
hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cắm xuất khâu, tạm ngừng xuất khẩu.
- _ Đối với hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép xuất khâu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận
ủy thác.
- _ Quyền lợi và nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác xuất khẩu do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu.
Hình thức bao gồm các bước:
- Ky kết hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với đơn vị trong nước.
- Ky hợp đồng xuất khâu, giao hàng và thanh toán tiền hàng bên nước
- Nhận phí uy thác xuất khẩu từ đơn vị trong nước e Ưu điểm của hình thức:
Công ty ủy thác xuất khẩu không phải bỏ vốn vào kinh doanh, tránh được rủi ro trong kinh doanh mà vẫn thu được một khoản lợi nhuận là hoa hồng cho xuất khẩu Do chỉ thực hiện hợp đồng uy thác xuất khẩu nên tat cả các chi phí từ nghiên cứu thị trường, giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng không phải chi, dẫn tới giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh của công
Trang 14ty Bên cạnh đó hình thức này có thê tăng tiềm năng kinh doanh xuất khâu cho
công ty nhận ủy thác: duy trì khách hàng, thị trường.
e Nhược điểm của hình thức:
Do không phải bỏ vốn vào kinh doanh nên hiệu quả kinh doanh thấp không
bảo đảm tính chủ động trong kinh doanh Thị trường và khách hàng bị thu hẹp vìcông ty không có liên quan tới việc nghiên cứu thị trường và tìm khách hàng.
Doanh nghiệp có thể bị tham gia vào các tranh chấp thương mại do các bên tham gia không thực hiện đúng cam kết Bên đi ủy thác xuất khâu không thực
hiện tốt các nghĩa vi: thủ tục và thuế xuất khẩu bên nhận ủy thác chịu trách
nhiệm liên đới.
1.1.3.4 Xuất khẩu tự doanh
Xuất khẩu tự doanh là việc doanh nghiệp tự tô chức sản xuất hoặc thu mua và tự tìm kiếm khách hàng dé xuất khẩu Với hình thức này, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động từ khâu tìm kiếm, sản xuất đến tìm khách hàng và tiêu thụ sản phẩm Hình thức này giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, quy mô và năng lực cạnh tranh tốt, tích lũy được kinh nghiệm kinh doanh quốc tế không qua trung gian và nâng cao hiệu quả kinh doanh Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi chỉ phí rất cao, đặc biệt là công tác tìm hiểu thị trường và thị hiếu khách hàng, đòi hỏi doanh
nghiệp có vốn lớn và sản phẩm đã có thương hiệu nhất định Rủi ro của hình thức này cũng cao hơn so với các phương thức xuất khẩu khác Do đó thường những
doanh nghiệp lớn và muốn mở rộng thị trường hoặc các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu mới sử dụng hình thức xuất khẩu tự
1.1.3.5 Tam nhập tái xuất
Tạm nhập, tái xuất hang hóa là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc
từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hang hóa đó ra khỏi Việt Nam (theo Luật
thương mại năm 2005)
Hình thức tạm nhập tái xuất có đặc điểm:
- Qua trình thực hiện gom viéc tién hanh 2 hop đồng riêng biệt: hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khâu trên cùng một hang hóa
- Hàng hóa tạm nhập được hoàn thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam - - Việc thanh toán được thực hiện theo các quy định về quản lý ngoại hồi
của nhà nước
Trang 15Hình thức xuất khẩu này có nhiều ưu điểm như: không phải chịu thuế nhập khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ khá lớn và nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế Tuy nhiên, hợp đồng thường có thời gian thực hiện dài, rủi ro khá cao, thủ tục
hải quan phức tạp.
Ngoài những hình thức xuất khâu chủ yếu trên, còn có một số hình thức xuất khâu khác như: chuyên khẩu, mậu dịch biên giới, tổ chức phân phối tại nước nhập khẩu
1.14 Nội dung hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của doanh nghiệp 1.1.4.1 Nghién cứu thị trường quốc tế
Thị trường là nơi tập trung các sự thoả thuận thông qua đó mà người mua
và người bán tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền giữa sản xuất và trao đôi hàng hoá.
Không chỉ riêng với hoạt động xuất khẩu mà với bất kỳ hoạt động kinh
doanh nảo trước khi bước vào nghiên cứu thực hiện các khâu nghiệp vụ người
kinh doanh phải nắm bắt được các thông tin về thị trường Nghiên cứu thị trường
xuất khâu là van dé đầu tiên cần thiết được tiến hành hết sức kỹ lưỡng trong hoạt động xuất khẩu Nghiên cứu thị trường tốt tạo khả năng cho các nhà kinh doanh
nhận ra được quy luật vận động của từng loại hàng hoá cụ thể thông qua sự biến đổi cung cầu và giá cả trên thị trường giúp họ giải quyết được các vấn đề của thực tiễn kinh doanh như yêu cầu của thị trường, khả năng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của hàng hoá , từ đó mà lựa chọn thị trường xuất khẩu thích hợp nhất cho sản phẩm của mình Mỗi thị trường riêng lại có những nhu cầu và văn hóa
tiêu dùng riêng, vậy nên việc nghiên cứu thị trường kĩ càng sẽ giúp doanh nghiệp
chuẩn bị tốt trong công tác tạo nguồn hàng xuất khâu, chọn được phương thức xuất khâu phù hợp, xác định được rõ nhu cầu của khách hàng, yêu cầu của thị trường Một số ví dụ về sự khác nhau giữa nhu cầu sử dụng gỗ ở các thị trường như: đối với các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ thì các sản phâm gỗ ngoài trời thường được ưa chuộng hơn thị trường các nước châu Á Nhu cầu về sự thay đổi mẫu mã của các nước Châu Âu, Mỹ cũng thường là cao hơn các thị trường châu Á Khi nắm bắt được nhu cầu của từng thị trường thì các doanh nghiệp sẽ có những chiến lược về giá cả, sản phẩm, kế hoạch marketting thích hợp Đặc biệt là
chiến lược về giá bởi như ta đã biết ở trên thì nhu cầu về sản phẩm gỗ không bao
giờ mất đi vì vậy nếu muốn thu được lợi nhuận tối đa thì doanh nghiệp cần nắm
rõ nhu cầu tiêu thụ của thị trường đó, sản phẩm gỗ ưa chuộng của họ là gì.
Trang 16Dé nghiên cứu thị trường doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khâu thường
sử dụng hai phương pháp nghiên cứu sau:
Nghiên cứu tại bàn: là phương pháp nghiên cứu dựa vào các tài liệu sách
báo, an phẩm của cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế Ưu điểm của
phương pháp nay là chi phi giá rẻ song thông tin đưa ra không cập nhật,không phản ánh chính xác thị trường.
Nghiên cứu tại hiện trường: là phương pháp nghiên cứu thị trường dựa
trên cơ sở các số liệu thực tế được xử lý bằng công cụ thống kê hoặc trực tiếp đến hiện trường dé nghiên cứu Phương pháp này có ưu điểm là thông tin đưa ra có độ chính xác cao, phản ánh được bản chất thị trường nhưng
đòi hỏi thời gian và chi phí lớn.
Với công tác nghiên cứu thị trường xuât khâu sản phâm go, chúng ta cannghiên cứu thị trường dé trả lời các câu hỏi sau:
Các thị trường có đặc điểm như thế nào?
Thị trường nào là thị trường có tiềm năng phát triển?
Dung lượng của các thị trường như thé nào?
Tình hình cạnh tranh của sản pham gỗ tại các thị trường?
Sản phẩm nào của công ty phù hợp với thị trường nào và các phương pháp
có thé bán được sản phẩm gỗ tại thị trường đó?
1.1.4.2 Lập phương an kinh doanh
Trong bước này, doanh nghiệp thường tiến hành 3 hoạt động:
Đánh giá thị trường: Thông qua các thông tin đã thu được từ bước thứ
nhất, doanh nghiệp xác định các thông số cần thiết của thị trường như: quy mô, thị phần, dung lượng ; đánh giá xu hướng phát triển của thị trường
và những cơ hội và thách thức trên thị trường đó.
Đánh giá doanh nghiệp: Trên cơ sở các số liệu và quá trình nghiên cứu sản phẩm, tình hình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp tiến hành đánh giá điểm mạnh, điểm yêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.
Lập kế hoạch sản xuất: Doanh nghiệp xác định các chỉ tiêu cho sản xuất
sản phâm như: sô lượng, năng suat, giá bán
1.1.4.3 Đàm phán và ký kết hợp đông
Đàm phán kinh doanh là bàn bạc, thoả thuận giữa hai hay nhiều bên để
cùng nhau nhất trí hay thoả hiệp giải quyết những vấn đề về kinh doanh có liên quan đến các bên Đàm phán “hợp đồng kinh doanh quốc tế”: Là một loại đàm
phán “hợp đồng kinh doanh”, trong đó yếu tố quốc tế được thê hiện ở việc có ít
Trang 17nhất hai chủ thé có quốc tịch khác nhau tham gia đàm phán dé lập nên (ký kết) các hợp đồng kinh doanh quốc tế.
Giao dịch đàm phán trong hoạt động xuất khâu là một quá trình trong đó diễn ra sự trao đồi, bàn bạc giữa doanh nghiệp ngoại thương và khách hàng nước ngoài về các điều kiện mua bán một loại hàng hoá dé đi đến thoả thuận, nhất trí
giữa hai bên Trong kinh doanh nói chung và trong kinh doanh quốc tế nói riêng, người ta có thê sử dụng một trong ba phương thức giao dịch, đàm phán sau:
- _ Giao dịch, dam phán qua thư tín:
Là phương thức được sử dụng phô biến trong kinh doanh Phương thức này thường là sự khởi đầu và giúp cho việc duy trì những giao dịch lâu dai So với phương thức gặp gỡ trực tiếp, giao dịch qua thư tín tiết kiệm được nhiều chỉ phí, các quyết định đưa ra thường được cân nhắc kỹ càng và tranh thủ được nhiều ý kiến của tập thê.
- _ Giao dịch, dam phan qua điện thoại:
Là trao đổi bằng miệng Trao đổi qua điện thoại đảm bảo tính khẩn trương, đúng thời điểm cần thiết Do không có gì làm bang chứng do đó phương thức này chỉ được sử dụng trong những trường hợp cần thiết như sợ bị lỡ cơ hội kinh doanh hoặc chi chờ xác nhận một vài chi tiết của hợp đồng.
- Giao dịch, đàm phán trực tiếp:
Là giao dịch mà người mua và người bán cùng thoả thuận, bàn bạc, thảo
luận trực tiếp về hàng hoá, giá cả, điều kiện giao dịch, phương thức thanh toán Phương thức đàm phán này đây nhanh tốc độ giải quyết những bất đồng và nhiều khi là lối thoát duy nhất cho những cuộc đàm phán như thư tín, điện thoại đã kéo dài quá lâu không có kết quả Phương thức này phù hợp cho đàm phán ký kết những hợp đồng lớn.
Các bước tiến hành giao dịch đàm phan là:
Bước 1 Hỏi giá: là việc người mua đề nghị người bán báo cho mình biết giá cả và các điều kiện dé mua hàng.
Bước 2 Chào hàng: là lời đề nghị ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài Trong chào hàng cần ghi rõ tên hàng, quy cách, chất lượng, khối lượng, mẫu mã, bao bì, giá cả, thoi hạn giao hàng, điều kiện thanh toán và các dịch vụ kèm theo Có hai loại chào hàng là chào hàng cô định và chào hàng tự do.
Bước 3 Đặt hàng: lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua
được đưa ra dưới hình thức đặt hàng.
10
Trang 18Bước 4 Hoàn giá: khi nhận được đơn chào hàng nhưng người nhận không
chấp nhận hoàn toàn đơn chào hàng thì họ sẽ đưa ra đề nghị mới thì lời đề nghị
này gọi là hoàn giá
Bước 5 Chấp nhận: đây là kết quả của quá trình hoàn giá Khi đã chấp nhận thì có nghĩa là hợp đồng đã được thành lập.
Bước 6 Xác nhận: hai bên sau khi thống nhất thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch nếu cần thì có thể ghi lại mọi điều đã thoả thuận gửi cho bên
kia Đó là văn kiện xác nhận có cả chữ ký của cả hai bên.
Sau khi hai bên mua bán tiến hành giao dịch và đàm phán có kết quả thì tiến hành ký kết hợp đồng Hợp đồng xuất khẩu là những thoả thuận về các điều kiện mua bán hàng hoá như tên hàng, khối lượng, chất lượng, giá cả, thanh toán giữa doanh nghiệp xuất khẩu với khách hàng cụ thé Về mặt pháp lý, hợp đồng xuất khẩu là căn cứ pháp luật ràng buộc các trách nhiệm và quyên lợi của các bên Vì vậy, khi ký kết hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải xem xét lại
các điều khoản thoả thuận trước khi ký kết hợp đồng.
1.1.4.4 Thực hiện hợp dong
Sau khi hợp đồng xuất khâu được ký kết doanh nghiệp cần phải tiến hành triển khai các công việc để thực hiện hợp đông xuất khâu hàng hoá đúng với
những điều khoản đã quy định trong hợp đồng Đề thực hiện một hợp đồng xuất khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành các khâu công việc sau:
- Xin giấy phép xuất khẩu (nếu có):
Đối với các sản phẩm gỗ xuất khẩu được làm từ nguyên liệu nhập khẩu thì hầu như không phải xin phép còn với gỗ nguyên liệu và các sản phẩm làm từ gỗ khai trong nước thì có những quy định cụ thé hơn Với các sản phẩm gỗ xuất khâu làm từ gỗ rừng tự nhiên thì chịu mức thuế suất bình quân là từ 5 — 10% còn với sản phẩm xuất khâu làm từ rừng trồng thuế suất là 0% Các loại sản phẩm này xin phép xuất khẩu.
- _ Bước đầu thực hiện các yêu cầu của khâu thanh toán:
Doanh nghiệp cần chú ý xem hợp đồng xuất nhập khẩu thanh toán bằng phương thức thanh toán nào Trong thương mại quốc tế thường có các phương
thức thanh toán sau:
+ Hợp đồng xuất nhập khẩu thanh toán bằng thư tín dung (LC);
+ Hợp đồng xuất nhập khâu thanh toán băng phương pháp CAD (đổi chứng
từ trả tiền ngay);
+ Hợp đồng xuất nhập khẩu thanh toán bằng phương thức chuyền tiền trả
11
Trang 19+ Ngoài ra với hợp đồng xuất nhập khâu còn có nhiều phương thức thanh
toán khác như thanh toán nhờ thu, chuyển tiền trả sau
- _ Thuê phương tiện vận tải:
Việc phân chia nghĩa vụ phụ thuộc vào điều kiện Incoterm trong hợp đồng hay người nhập khẩu Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam thường xuất khâu gỗ theo điều kiện FOB nên các doanh nghiệp chỉ cần vận chuyên sản pham
gỗ lên tàu là hoàn thành trách nhiệm.
Van đề đặt ra với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam là việc vận chuyên hàng hoá ra đến cảng vì phương tiện vận chuyên, hệ thống đường xá, cầu cống thường không đảm bảo chất lượng do đó các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ thương xuyên phải tách nhỏ các container làm tăng chỉ phí vận chuyền.
- Mua bảo hiểm cho hàng hoá:
Bảo hiểm là sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm về những thiệt hai mat mát hư hỏng đối với hàng hoá được bảo hiểm do
những rủi ro đã đựơc thoả thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo
hiểm Trong các hợp đồng xuất khâu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam thường thì các doanh nghiệp tại các nước nhập khẩu có trách nhiệm mua bảo hiểm.
- Lam thủ tục hải quan cho hàng hoá:
Sau khi kiểm tra hàng hoá đạt tiêu chuẩn, các doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu Bước tiếp theo là cơ quan hải quan kiểm tra và nếu hàng của doanh nghiệp được phép xuất khâu thì doanh nghiệp tiến hành đóng thuế và lệ phí hải quan Đối với sản pham đồ gỗ chế biến từ gỗ nhập khẩu thì không phải nộp thuế xuất khẩu, còn nếu được chế biến từ gỗ khai thác trong nước thì phải nộp thuế xuất khẩu Mức thuế xuất khâu đó phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đó là gỗ trồng rừng hay là gỗ tự nhiên Nếu là gỗ tự nhiên thì phải chịu mức thuế cao hơn từ 50-60% so với gỗ trồng rừng.
- _ Giao hàng xuất khâu:
Thường thi các sản phẩm gỗ xuất khâu chiếm diện tích tương đối lớn do vậy sán phẩm gỗ xuất khẩu thường được giao bằng container Nếu hàng xuất khẩu không đủ container thì các doanh nghiệp trở hàng đến bãi container và giao
hàng cho người vận tải chỉ định.
- Làm thủ tục thanh toán:
12
Trang 20Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam thường lựa chọn
phương thức tín dụng chứng từ L/C và phương thức điện chuyền tiền (TTR).
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
Trong kinh doanh quốc tế, khách hàng là người nước ngoài, phương thức thanh toán phức tạp, do đó tranh chấp là điều không tránh khỏi Khiếu nại các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ gặp là khi có sự tranh chấp giữa nhà xuất khâu va nhà nhập khẩu, giữa nhà xuất khâu và người vận tải.
1.2 Nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu
1.2.1 Khai niệm
Không chi riêng với hoạt động xuất khẩu mà với bat kỳ hoạt động kinh
doanh nao trước khi bước vào nghiên cứu thực hiện các khâu nghiệp vụ người
kinh doanh phải nắm bắt được các thông tin về thị trường Nghiên cứu thị trường xuất khẩu là van dé đầu tiên cần thiết được tiến hành hết sức kỹ lưỡng trong hoạt động xuất khẩu Nghiên cứu thị trường tốt tạo khả năng cho các nhà kinh doanh
nhận ra được quy luật vận động của từng loại hàng hoá cụ thể thông qua sự biến đổi cung cầu và giá cả trên thị trường giúp họ giải quyết được các vấn đề của thực tiễn kinh doanh như yêu cầu của thị trường, khả năng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của hàng hoá từ đó mà lựa chọn thị trường xuất khẩu thích hợp nhất cho sản phẩm của minh.
Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng đó là quá trình điều tra dé tìm triển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thé hay một nhóm sản phẩm, ké cả phương
pháp thực hiện mục tiêu đó Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập
thông tin, số liệu về thị trường, so sánh, phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận Những kết luận này sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn dé lập kế hoạch kinh doanh.
1.2.2 Nội dung của nghiên cứu thị trường
Dé có thé thâm nhập vào thị trường thì điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm là phải tìm hiểu thị trường Nghiên cứu thị trường là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp phát triển đúng hướng, là xuất phát điểm dé các doanh nghiệp xác định và xây dựng kế hoạch kinh doanh, nâng cao khả năng thích ứng với thị trường của các sản phẩm của doanh nghiệp.
Các bước nghiên cứu bao gồm 4 bước:
- _ Xác định vấn dé và mục tiêu nghiên cứu:
Trong giai đoạn đầu doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu phải xác định rõ
mục tiêu nghiên cứu Ở cấp công ty các mục tiêu đề ra có thê chung nhất chỉ nêu
phương hướng nhưng các đơn vị cấp thành viên, các bộ phận chức năng thì các
13
Trang 21mục tiêu phải được cụ thé hoá dé các nhà lãnh đạo xác định được hướng cần tập
trung vào nghiên cứu.
- Thu thập thông tin:
Sau khi xác định chính xác vấn dé cần nghiên cứu thì cần xác định nhu cầu về thông tin Do số lượng thông tin trên thị trường rất nhiều nhưng không phải
thông tin nào cũng có giá trị nên doanh nghiệp phải thu thập các thông tin thích
hợp thoả mãn được yêu cầu Để đảm bảo cho công tác nghiên cứu thị trường được tốt nhất, các thông tin thường tìm kiếm là: các điều kiện của môi trường kinh doanh, điều kiện của các nhân tố chủ quan, thông tin về đối thủ cạnh tranh,
về khách hàng và người cung cấp hàng hoá Doanh nghiệp có thể dựa vào hai nguồn thông tin là thông tin sơ cấp va thông tin thứ cấp.
- Xu lý thông tin:
Đây là thời điểm quan trong nhất trong việc nghiên cứu thị trường Mục tiêu được đặt ra lúc này dựa trên thông tin đã thu nhận về tình hình thị trường,
các doanh nghiệp phải tìm ra cho mình thị trường mục tiêu, tìm ra thời cơ phát
triển dé đưa vào các chiến lược kế hoạch của doanh nghiệp dé xử lý thông tin, người nghiên cứu thường tổng hợp các số liệu thành biểu bảng, phân tích các chi tiêu như sự phân bố các tần suất, mức trung bình và mức độ phân tán dé đưa ra
quyết định.
- Ra quyết định:
Việc xử lý thông tin chính là lựa chọn đánh giá thị trường để đưa ra các quyết định phù hợp với công tác nghiên cứu thị trường Khi đưa ra quyết định cần có sự cân nhắc đến các mặt mạnh yếu của doanh nghiệp cũng như thuận lợi khó khăn khi thực hiện ra quyết định.
Thị trường nước ngoài không bao giờ đồng nhất, nó bao gồm nhiều nhóm khách hàng khác nhau về mọi đặc trưng kinh tế xã hội văn hoá Vì thế nhà kinh doanh cần phải phân tích cơ cấu khách hàng theo độ tuổi, giới tính nơi cư trú, nghề nghiệp trình độ văn hoá, giai cấp tầng lớp trong xã hội Việc xác định cơ
cấu thị trường cho phép doanh nghiệp định vị được từng thị trường mục tiêu với những tập tính tiêu dùng cụ thể nhằm xác định những thị trường có triển vọng nhất và khả năng chiếm lĩnh các thị trường đó.
1.2.3 Các biện pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu
1.2.3.1 Giải pháp về công nghệ
Các thị trường xuất khẩu mà doanh nghiệp hướng tới thường luôn đòi hỏi rất cao về chất lượng hàng hóa, bên cạnh đó là những quy định đã được tiêu
chuân hóa vê các mặt khác như: an toàn, vệ sinh, thân thiện với môi trường Do
14
Trang 22đó dé dap ứng ngày càng tốt hơn những yêu cau từ phía thị trường và tăng sức
cạnh tranh cho sản phâm, doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng tới yếu t6 công nghệ và không ngừng hoàn thiện quy trình sản xuắt, liên tục đổi mới, hiện đại hóa công nghệ sử dụng Sự lạc hậu về công nghệ luôn khiến các doanh nghiệp
gặp rất nhiều bat lợi khi xuất khẩu 1.2.3.2 Chiến lược sản phẩm
Trong chiến lược sản phẩm, có 2 chiến lược thường được sử dụng nhất là chiến lược về giá và chiến lược về chất lượng.
© Chiến lược hạ giá thành sản phẩm:
Đối với bất kỳ sản phẩm nào, giá thành luôn là một công cụ cạnh tranh
mạnh và thường được ưu tiên hàng đầu Do đó trong chiến lược về giá, dé tăng sức cạnh tranh của sản phâm, điều đầu tiên người ta thường nghĩ tới chính là hạ
Ha giá thành của san pham là những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm đưa giá sản phẩm xuống mức thấp nhất có thé thông qua giảm các loại chi phí Hạ giá hợp lý đồng nghĩa với sức cạnh tranh của sản phẩm so với hàng hóa cùng loại sẽ
tăng lên rõ rệt.
Có nhiều phương pháp dé hạ giá thành như: giảm thiểu chi phí nguyên liệu
đầu vào, đổi mới công nghệ, sử dụng các công nghệ có hiệu quả tương đương
hoặc cao hơn nhưng lại tốn ít chi phi hơn; mở rộng quy mô sản xuất dé khai thác lợi thế về quy mô; khai thác đường cong kinh nghiệm; nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí; áp dụng các phương thức sản xuất tiết kiệm chi phí Tuy nhiên, một mặt doanh nghiệp áp dung các cách thức dé giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nhưng mặt khác vẫn phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm Đây là hai van đề tưởng chừng trái ngược nhau nhưng thực tế lại luôn gắn bó không thé
tách rời hoặc xem nhẹ bên nào.
Hạ giá trong thời đại hiện nay vẫn là chính sách được ưu tiên, tuy nhiên
trong kinh doanh, muốn thực sự thành công thì doanh nghiệp không phải chỉ sử
dụng chính sách giảm giá mà phải sử dụng chính sách giá một cách linh hoạt,
phải dựa trên cả những đặc trưng của sản phẩm và thị trường nữa Nếu không khéo léo thì có thê chính việc giảm giá lại đem lại thất bại chứ không phải thành
e Chiến lược về chất lượng:
Trong nhiều trường hợp, chính sách sản phẩm về chất lượng lại có hướng đi ngược với chính sách về giá, khi ưu tiên phát triển chất lượng sản phẩm cho dù
gia có tăng.
15
Trang 23Chất lượng của một sản phẩm nào đó là tổng hợp tat ca các tính chất biểu thị giá trị sử dụng, phù hợp với nhu cầu của xã hội nhất định, đảm bảo yêu cầu của người sử dụng nhưng cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế và khả năng
của từng nước.
Trên thực tế chất lượng mới là vũ khí cạnh tranh số một (nhưng có thể không biéu hiện rõ rệt như giá) vì chất lượng có ảnh hưởng quyết định tới thái độ và niềm tin của người tiêu dùng đến sản phẩm Xét cho cùng chất lượng mới là tiêu chí cuối cùng mà người sản xuất và khách hàng hướng tới.
Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng cũng phải quan tâm tới việc giảm chi phí, đặc biệt là tránh lãng phí, phải xét đến tính hiệu quả kinh tế về lâu dài Đồng thời, dù chất lượng tốt đến mấy cũng phải có giá phù hợp, nếu không cũng sẽ dẫn đến thất bại Như vậy có thể thấy, muốn đạt được thành công thì doanh nghiệp phải khéo léo sử dụng kết hợp cả hai chính sách này trong chiến lược sản phẩm
của mình.
1.2.3.3 Chính sách phân phối
Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất khâu nước ta thường gặp rất nhiều khó
khăn trong hoạt động thị trường do thiếu kinh nghiệm Do đó trong hoạt động
trao đổi, xuất khâu hàng hóa, sản phẩm trong nước thường nhận phần thiệt hoặc
thậm chí xảy ra tranh chấp thương mại Chính vì vậy việc nâng cao năng lực hoạt động thị trường là điều vô cùng cần thiết Trọng tâm là phải xác định được chính sách thương mại của doang nghiệp dé qua đó xác định cách thức ứng xử trên thi
Chính sách phân phối sản phâm gồm toàn bộ các hoạt động, giải pháp, cách thức thực hiện cũng như chiến lược, chiến thuật phân phối nhằm đảm bảo quá trình đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng đạt hiệu quả cao.
Nội dung của chính sách phân phối sản phâm khá rộng, bao gồm từ việc xác định mục tiêu, phân tích và dự báo thị trường, lựa chọn các kênh phân phối, lên phương án tiêu thụ, lựa chọn các đối tác phân phối trung gian, các biện pháp, chiến lược nhằm duy trì sự thông suốt của dòng hàng hóa một cách có hiệu quả
Phân phối là một hoạt động quan trọng ngay trước khi bán hàng Hệ thống phân phối giống như các rễ của doanh nghiệp, quyết định sự vững chắc của doanh nghiệp trên thị trường Do đó việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hệ thống phân phối của riêng mình hiện đang được các doanh nghiệp lớn hết sức chú ý Bên cạnh những kênh phân phối trung gian có tính chuyên nghiệp như hệ thống
các siêu thị Walmart, BigC thì các doanh nghiệp đang dần tự xây dựng hệ
thống phân phối riêng, ví dụ chuỗi siêu thị G7 của Trung Nguyên Tiền đề quan
16
Trang 24trọng nhất dé có thé xây dựng chính sách phân phối hiệu quả chính là công tác
nghiên cứu và phân tích thị trường.
1.2.3.4 Chính sách marketing
Trong thời đại hiện nay, Marketing đang đóng vai trò ngày càng quan trọng
trong chính sách tiêu thụ sản phẩm của mọi doanh nghiệp Các công cụ
marketing được sử dụng mọi lúc, mọi nơi:
- Quang cáo: Bao gồm các hoạt động giới thiệu và lan truyền các thông tin cần thiết về sản phâm và cả hình ảnh doanh nghiệp nhăm kích thích, thu
hút sự chú ý của khách hàng tới hàng hóa, dịch vụ Quảng cáo là một
trong những công cụ quan trọng và được sử dụng phổ biến nhất, với sự đa dạng về hình thức như: quảng cáo qua internet, qua mạng xã hội, tivi
- _ Xúc tiến bán hàng: gồm các hoạt động của doanh nghiệp thực hiện trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định, với mục đích thu hút và thúc đây hành vi mua hàng của khách hàng ngay tại nơi trưng bày sản
- Dich vụ bán hàng và sau bán hàng: thu hút khách hàng vào những quyền
lợi hay giá trị tăng phụ tăng thêm của sản phâm (như dịch vụ vận chuyền,
bảo hành, tư vấn ).
- Quan hệ công chúng: bao gồm các họat động của doanh nghiệp nhằm duy
trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tầng lớp công chúng thông qua các hoạt động tiếp xúc trực tiếp được tô chức một cách thường xuyên có hệ thống nhằm tranh thủ sự ủng hộ của một nhóm người khác giúp nâng cao uy tín và thanh thế của công ty.
1.2.3.5 Biện pháp thúc day từ phía nhà nước
Trong cơ chế thị trường, vai trò quản lý của nhà nước có tầm quan trọng nhất định và tác động rất lớn tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có sự hỗ trợ
từ phía nhà nước thông qua các chính sách, hoạt động của mình:
- _ Xây dựng chính sách thị trường quốc gia trong đó định hướng phát triển thị trường quốc tế ở các nhóm hàng nhất định.
- H6 trợ doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu, đổi mới công nghệ dé
nâng cao sức cạnh tranh; thực hiện ưu đãi tín dụng
- Hoan thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp ly thông thoáng, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế, đồng thời phải minh bạch, rõ ràng và chặt chẽ, phù hợp với thông lệ, luật pháp quốc tế dé giảm rủi ro về luật và tranh chấp có thé phát sinh cho doanh nghiệp.
17
Trang 251.2.4 Vai trò của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu
Mở rộng thị trường xuất khâu hiện nay là tất yếu khách quan, là ưu tiên hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp trong nước đã, đang hoặc sẽ tham gia vào thị trường buôn bán toàn cầu Với sức ép cạnh tranh trên tất cả các thị trường ngày một gia tăng theo quá trình hội nhập, quy mô thị trường giảm dần một cách tương đối, các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu, do đó việc mở rộng thị trường xuất khẩu là chiến lược sống còn trong giai đoạn sắp
Mở rộng thị trường xuất khẩu đưa doanh nghiệp tới những cơ hội mới ma nếu nắm bắt được thì doanh nghiệp sẽ có thể khai thác những tiềm năng của thị trường, gia tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận đồng thời
cũng tăng uy tín của doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm.
Thị trường lý thuyết sản phâm A: Tập hợp các đối tượng có nhu câu
Thị trường tiềm năng của doanh nghiệp về sản phẩm A
đôi thu cạnh tranh | doanh nghiệp tương đôi
Sơ đồ 1.1: Câu trúc thị trường tiêu thụ sản phẩm A
Nguồn: Marketing dưới góc độ quản trị doanh nghiệp, NXB Thống kê Hà Nội
Không một doanh nghiệp nào có thể khai thác hết thị trường của bất kì một sản phẩm nào, và như vậy cũng có nghĩa doanh nghiệp chưa đạt tới mức sản xuất kinh doanh hiệu quả nhất Sơ đồ 1.1 cho thấy thị trường tiềm năng của sản phâm luôn lớn hơn thị trường hiện tại của nó Những người chưa tiêu dùng sản pham của doanh nghiệp thực tế một phần họ lại có thể là những khách hàng tiềm năng để doanh nghiệp khai thác Vấn đề chỉ là doanh nghiệp có nhận ra được nhóm khách hàng đó không, làm thé nào nhận ra họ và làm thé nao dé biến nhu cầu tiêu dùng của họ thành hành vi mua hàng thực tế Mặt khác, sơ đồ trên cũng đúng với mọi sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, do đó cơ hội mở rộng thị trường xuất khâu là
của mọi doanh nghiệp và nó cũng rất đa dạng, không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngành nghề lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động Do đó trong quá trình phát triển của mình, mọi doanh nghiệp luôn tìm cách mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu vô cùng rộng lớn.
Với những lợi ích và tầm quan trọng như vậy, trong xu hướng phát triển
như hiện nay thì không một doanh nghiệp nào lại muốn bỏ qua cơ hội mà mở
rộng thị trường xuất khẩu đem lại Những doanh nghiệp có sự quan tâm đầu tư
18
Trang 26thích đáng và làm tốt hoạt động này sẽ chắc chắn đi đến thành công, vươn lên một tầm cao mới; ngược lại, doanh nghiệp nào không chủ động nắm bắt xu thế
thì sẽ tụt hậu và có thể bị loại bỏ trước sức ép cạnh tranh.
1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng thị trường xuất khẩu
Dựa vào các quan điểm về thị trường và mở rộng thị trường xuất khâu thì mục đích của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chính là tăng doanh thu-loi nhuận (quan điểm phương Tây) và mở rộng thị phần (quan điểm Nhật Bản) Do
đó đây cũng chính là 2 chỉ tiêu chính giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt
động mở rộng thị trường xuất khẩu của mình 1.2.5.1 Chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu
- Doanh thu từ hoạt động rất khâu trên thị trường xuất khẩu đã có: Đây là chỉ tiêu quan trọng và trực quan nhất dé đánh giá hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường xuất khâu Doanh thu của sản phẩm xuất khâu tăng lên cho thấy hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu đã đem lại kết quả tốt và
ngược lại.
- Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trên thị trường mới: Điều này cho thấy
hoạt động mở rộng thị trường đã đem lại một hiệu quả nhất định về sản
phẩm đã được chấp nhận, tiêu thụ và đem lại doanh thu cho doang nghiệp.
Nó là tín hiệu tốt cho thấy cơ hội mới của doanh nghiệp và thị trường mới này cần phải được đầu tư hơn nữa.
- _ Tốc độc tăng doanh thu so với tốc độ tăng trưởng của thị trường: đây là
tiêu chí quan trọng nhất cho thấy hiệu quả của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu Nếu tốc độ tăng doanh thu của sản phẩm cao hơn tốc độ
tăng trưởng của thị trường chứng tỏ hoạt động mở rộng thị trường là hiệu
quả và đã khai thác được tốt thị trường theo chiều sâu, năm bắt được những cơ hội mà các doanh nghiệp khác chưa thấy hoặc chưa khai thác tốt Nếu tốc độ tăng doanh thu của sản phẩm thấp hơn tốc độ tăng trưởng thị trường thì cho thấy hoạt động mở rộng thị trường là chưa thực sự hiệu quả, doanh nghiệp mới chỉ khai thác thị trường theo chiều rộng, đã bỏ qua
những có hội kinh doanh nào đó mà các doanh nghiệp khác đã tận dụng
được, do đó cần thay đôi và đầu tư thêm cho công tác này 1.2.5.2 Chỉ tiêu về số thị trường mới tăng thêm
Số thị trường mới tăng thêm là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường của bat kì công ty nào Việc tìm kiếm
và thâm nhập những thị trường mới là biện pháp nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh và tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới cho công ty Không chỉ những
19
Trang 27doanh nghiệp đang gặp khó khăn trên thị trường cũ mà cả những doanh nghiệp
đang hoạt động tốt tại những thị trường hiện có cũng phải chú ý tới việc này vì
nó đảm bảo cho việc thực hiện chiến lược dài hạn của công ty.
Với bất kỳ công ty nào thì việc có mặt tại một thị trường mới luôn là một sự kiện rất quan trọng, có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty Do đó việc công ty có thêm những thị trường mới cũng là một bằng chứng cho thấy hoạt động mở rộng thị trường của công ty đã được chú ý và thực hiện rất tốt.
20
Trang 28CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SAN PHẨM GO CUA
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HAN SAVI
2.1 _ Giới thiệu chung về Công ty TNHH Savi
Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Savi
Mã số thuế: 2700546616
Địa chỉ: Lô 50A cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề Ninh Phong, Phường Ninh Phong, Thành phố Ninh Bình, Việt Nam.
Văn phòng giao dich: Phòng 512, CT1, Khu đô thị Văn Khê, Quận Ha
Đông, Thành phố Hà Nội.
Tên tiếng anh: SAVI COMPANY LIMITED Tên viết tat: SAVI CO.,LTD
Người dai diện: Bùi Thi Minh Tuyết Ngày cấp giấy phép: 19/10/2009
Ngày hoạt động: 19/10/2009
Quản lý bởi: Chi cục Thuế khu vực Ninh Bình - Hoa Lư
Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván
mỏng khác.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Savi hoạt động với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác phục vụ xuất khâu Những ngày đầu thành lập, do có ít kinh nghiệm, chưa hoà nhập vào môi trường kinh tế mới nên công ty đã gặp không ít khó khăn Nhưng với tinh thần nỗ lực học hỏi, đầu óc năng động sáng tạo không ngừng cải thiện và đổi mới của cán bộ công nhân viên, công ty TNHH Savi đã từng bước phát triển và ngày càng khang định vị thế của mình trên thị trường quốc tế.
Công ty TNHH Savi được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 2 tỷ đồng, do hai thành viên tự nguyện góp vốn và tự chịu trách nhiệm với phần vốn mình
đã góp Điều lệ công ty được toàn thể thành viên thông qua ngày 19/10/2009 và chính thức đi vào sản xuất tháng 1/2010 với trụ sở chính và phân xưởng số 1
được đặt tại cụm làng nghề Ninh Phong, Thành phố Ninh Bình Tổng diện tích mặt bằng lên tới 5000m^2, thuận lợi cho sản xuất công nghiệp.
Dé thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty cũng như giúp công ty dễ dàng tiếp cận, gặp gỡ và trao đổi hơn với khách hàng, ngày 5/5/2011, công ty đã
21
Trang 29đặt văn phòng giao dịch tại phòng 512, CT1, khu đô thị Văn Khê, Quận Ha
Đông, thành phố Hà Nội để giúp công việc giao dịch với khách hàng diễn ra
thuận tiện hơn.
Qua thực tế hoạt động, công ty nhận thay ngành chế biến lâm sản Việt Nam từng bước có uy tín và phát triển vững chắc trên thị trường thế giới Đứng trước thời cơ phát triển của ngành kết hợp với những thuận lợi sẵn có, công ty đã không ngừng đổi mới cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất cả chiều rộng lẫn chiều sâu như: từ tháng 08/2013, công ty mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh khác (sản xuất đồ gỗ xây dựng; sản xuất,
chế biến gỗ nội thất, ngoại thất, sản xuất bột giấy, giấy và bìa ), cải tiến mẫu mã các sản phẩm cũ, đầu tư máy móc thiết bị Đến tháng 2/2015, công ty đã mở
thêm phân xưởng mới với diện tích 3000m^2 tại Ninh Bình.
Bên cạnh đó, Công ty TNHH Savi cũng rất tích cực trong việc mở rộng mạng lưới khách hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu Từ một khách hàng ban
đầu là doanh nghiệp Hàn Quốc có quan hệ quen biết từ trước với ban quản trị, những tưởng đó sẽ là thử thách của công ty khi muốn vươn mình mở rộng thị
trường vì chưa có kinh nghiệm tìm kiếm và ký kết hợp đồng với khách hàng.
Nhưng nhờ có sự cố gắng tìm tòi và học hỏi cùng với khả năng thích ứng với thị
trường, công ty TNHH Savi đã không ngừng phát triển và có được nhiều khách
hàng mới.
Năm 2014, Công ty TNHH Savi thành công thâm nhập thị trường Nhật
Bản, đánh dấu bước tiễn lớn trong hoạt động xuất khẩu của mình Với một thị trường lớn day tính cạnh tranh như Nhật Bản, để công ty TNHH Savi có thé thành công ký kết hợp đồng với đối tác thì không chỉ cần đến chất lượng sản phẩm mà còn phải có cả sự cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ của các cán bộ
công nhân viên.
Với những kinh nghiệm tích lũy được từ 2 thị trường lớn là Nhật Bản và
Hàn Quốc, năm 2015, công ty TNHH Savi đã thành công giao dịch với các doanh nghiệp Malaysia, giúp công ty ngày càng mở rộng thị trường xuất khâu
của mình.
Cho đến nay, Công ty TNHH Savi đã không ngừng phát triển và lớn mạnh, đứng vững trên thị trường, hoạt động kinh doanh đem lại doanh thu lớn, đời sống
công nhân ngày càng được cải thiện Đầu năm 2020, công ty mở thêm chi nhánh ở Yên Bái (đã được cấp giấy phép hoạt động vào ngày 24/02/2020) và dang trong
quá trình xây dựng nhà xưởng Đây sẽ là điều kiện rất tốt để giúp công ty mở
22
Trang 30rộng quy mô sản xuất, qua đó tăng năng lực cạnh tranh và giúp công ty ngày
càng mở rộng thị trường.
2.1.2 Cơ cau tổ chức của công ty
Cơ cấu tô chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm
đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung đã xác
định của doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức của công ty có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và ảnh hưởng tới các quyết định của ban lãnh đạo nói riêng Công ty TNHH Savi phân bồ theo cơ cau quản trị trực tuyến — chức năng được thé hiện qua sơ đồ 2.1 Trong cơ cấu này, Tổng giám đốc va Phó giám đốc
của công ty được sự giúp đỡ của những người lãnh đạo các phòng ban chức năng
dé chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định Các phân xưởng nhận và thực hiện quyết định trực tiếp của Tổng giám đốc hoặc Phó
giám đốc Các phòng chức năng cũng có thể giao lệnh cho các phân xưởng
nhưng chỉ giới hạn ở một sô vân dé nhat định.
HỘI DONG QUAN TRI
TONG GIAM BOC
PHO GIAM DOC
| | J J
Phong Ké Phòng Tổ Phòng Kế Phòng Kỹ Phòng hoạch kinh chức — toán thuật Quản lý
doanh Hành chính sản xuat
Phân xưởng số 1 Phân xưởng số 2
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Savi
23
Trang 31Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Công ty TNHH Savi
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quan lý công ty, có quyền nhân danh công ty dé quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích quyền lợi của công ty.
- Tổng giám đốc: phụ trách chung, chịu nhiệm vụ về mọi hoạt động của công ty trước Nhà Nước Trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua phó giám đốc và các trưởng phòng ban Giám đốc thực hiện các
nghiệp vụ kinh doanh như:
e Tổ chức thực hiện các quyết định, nghị quyết của công ty.
e Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư e Kiến nghị phương án cơ cấu tô chức
e Quyết định mức lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty.
© Có quyền khen thưởng, xử lý vi phạm kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo nội quy lao động của công ty đã đăng ký với cơ quan thâm quyên phù hợp với người lao động.
e Tô chức các thống kê, kế toán tài chính trong công ty, xây dựng báo cáo quyết toán hàng năm.
- Phó giám đốc: là người hỗ trợ trực tiếp cho giám đốc, có quyền hạn và nhiệm vụ như: thực hiện chức năng tham mưu đề xuất các biện pháp cùng với giám đốc
thực hiện tốt các mục tiêu đề ra Phó giám đốc cần thường xuyên báo cáo kết quả
kinh doanh, đề xuất những chiến lược và chịu trách nhiệm giải quyết những việc
trong phạm vi của minh.
- Phòng Kế hoạch kinh doanh:
© Chức năng: tô chức quan lý và tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất ra Tham mưu cho ban giám đốc về tổ chức hoạt động Maketting, nam bắt nhu cầu của thi trường, xây dựng chiến lược, phương thức bán hàng năng động phù hợp với tình hình thị trường từng khu vực trong nước và xuất khẩu.
e Nhiệm vu:
+Trực tiếp tô chức thông tin quảng cáo giới thiệu sản pham và kế hoạch tiêu
thụ Giám đốc giao.
+ Trực tiếp soạn thảo các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo quy định.
+ Cung cấp thông tin về nhu cầu thị trường làm căn cứ xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
+ Thực hiện đối chiếu và thanh quyết toán theo quy định.
+ Tổng hợp phân tích hoạt động tiêu thụ theo mỗi năm trên một lần
24
Trang 32+ Thực hiện nhiệm vụ khác khi giám đốc giao.
- Phòng Tô chức - Hành chính:
e Chức năng: tham mưu cho ban giám đốc về các lĩnh vực sau: công tác cán
bộ, tô chức lao động, dao tạo, tuyên dụng, bồ trí sắp xếp lao động và công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực Giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động theo pháp luật quy định.
e Nhiệm vụ:
+ Trực tiếp quản lý và sử dụng con dấu, ban hành các văn bản có liên quan đến hoạt động của công ty đúng với quy định pháp luật của Nhà nước.
+ Thực hiện soạn thảo hợp đồng lao động, quản lý lao động, kỷ luật lao động, định mức lao động, công tác thi đua, khen thưởng, đảo tạo, tuyển dụng.
+ Thực hiện chế độ báo cáo hàng tháng theo quy định và những công việc khác khi giám đốc giao.
- Phòng Kế toán:
e_ Có chức năng: tham mưu cho ban giám đốc công ty về: nguồn vốn, quan
lý vốn, kế toán hạch toán chế độ kiểm toán theo đúng quy định Nhà nước.
e Nhiệm vụ:
+ Thực hiện hạch toán kế toán, chịu trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của tất cả các hoạt động tài chính doanh nghiệp.
+ Lập kế hoạch và các báo cáo tài chính hăng năm, thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp số liệu hàng tháng theo quy định.
+ Kiểm tra chứng từ, hoá đơn, các chứng từ thu - chi day đủ, chính xác, kip thời và trực tiếp thanh toán cho công ty và khách hàng.
+ Xác định giá thực tế, phân tích lỗ, lãi trong kinh doanh theo từng thời kỳ và
tổ chức phân tích hoạt động kinh tế 1 năm trên 1 lần, đề xuất các biện pháp tài
+ Thực hiện nghĩa vụ quyết toán thuế, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và
nộp các khoản khác phải nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các chế độ báo cáo các nhiệm vụ khi Giám đốc giao.
- Phòng Kỹ thuật:
e_ Có chức năng: tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật; bao dưỡng và đôi mới thiết bị.
e Nhiệm vụ:
+ Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kỹ thuật theo quy định.
25
Trang 33+ Tổng hợp sáng kiến, sáng chế, phân tích đánh giá hiệu quả và đề xuất mức khen thưởng với hội đồng khoa học.
+ Thiết kế các mẫu mã sản phâm mới và quản lý các vấn đề liên quan đến kỹ thuật tại các phân xưởng sản xuất của công ty.
+ Tham gia lập dự án đầu tư phát triển và xây dựng nhà xưởng, kho tàng.
+ Thực hiện các chế độ báo cáo, cung cấp số liệu theo quy định và giải quyết một số công việc khác khi được giám đốc giao.
- Phòng Quản lý sản xuất:
e Chức năng: chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát nham dam bảo hoạt động
sản xuất diễn ra thuận lợi suôn sẻ, sản pham dat chat lượng yêu cầu và
hoàn thành đúng tiến độ được giao.
e Nhiệm vụ:
+ Đảm bảo tham mưu dy trù nguyên vật liệu tồn kho phù hợp
+ Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất + Giám sát quá trình đưa sản phẩm nhập kho thành phẩm
+ Trực tiếp lên kế hoạch sản xuất với đầy đủ yếu tố liên quan đến nguyên vật
liệu, máy móc vận hành, điều phối nhân lực
+ Đảm bảo chất lượng hàng hóa sản xuất đúng yêu cầu chất lượng, số lượng với mức tiêu hao nguyên vật liệu tối thiêu.
+ Bồ trí nhân sự phù hợp chuyên môn và máy móc thiết bị tác nghiệp
+ Quản lý hệ thống an toàn lao động, vận hành dây chuyền theo tiêu chuẩn + Kiểm soát tiến độ sản xuất mỗi ngày, báo cáo với Giám đốc
+ Phối hợp chặt chẽ với tất cả phòng ban, linh hoạt quyết định hoặc đề xuất phương án giải quyết mọi vấn đề phát sinh.
- Phân xưởng sản xuất: là nơi công ty đặt thiết bi máy móc dé sản xuất sản pham đồng thời là nơi nhập nguyên vật liệu và xuất kho các sản phẩm Các phân xưởng ngoài nhiệm vụ sản xuất còn cần thực hiện một số nghiệp vụ hỗ trợ như giúp kế toán tập hợp số lượng nhập, xuất, ton kho dé làm báo cáo hàng tháng và quý lên Giám đốc, giúp các phòng ban trong công ty nam được tình hình sản xuất sản
phẩm dé từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho công ty 2.1.3 Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty TNHH Savi
Là một doanh nghiệp sản xuất nên công ty TNHH Savi sử dụng khá nhiều
lao động Công ty có hơn 500 công nhân viên chuyên nghiệp Vì đặc thù công
việc sản xuất các sản phẩm về gỗ yêu cầu sức khỏe nên đa phần công nhân lao động là nam, chiếm tỷ lệ khoảng 80% và có độ tuổi trẻ, từ 20-40 tuổi, chủ yếu là
lao động cơ bản tại địa phương, có trình độ dưới đại học Ngoài ra cũng có những
26
Trang 34công nhân có tuôi đời lớn hơn, có nhiều kinh nghiệm hon dé hướng dẫn, đào tạo, truyền dạy kinh nghiệm cho thế hệ sau Bộ máy quản trị và số lượng công nhân của Savi rat tinh gọn, giới tính phù hợp, có trình độ đào tạo và độ tuổi phù hợp Điều này cho thấy tính cạnh tranh cao của nguồn nhân lực làm việc trong hệ thống công ty trong việc xây dựng, quản trị và tiến hành hoạt động của của cả
công ty.
Đối tác của Công ty TNHH Savi là các doanh nghiệp nước ngoài thuộc các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đây là các thị trường khó tính, tính cạnh tranh rất cao, luôn đòi hỏi chất lượng sản phâm ở mức cao nhất Chính vì vậy, Công ty TNHH Savi luôn mong muốn tìm kiếm cho mình những nhân viên có day đủ kinh nghiệm, kỹ năng và có khả năng năm bắt xu hướng thị trường dé nâng cao chất lượng đội ngũ quản trị, đồng thời tuyển dụng và đào tạo hàng ngũ
công nhân có tay nghề cao, đáp ứng được yêu cau sản xuất 2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Trải qua hơn 10 năm hoạt động trên thị trường xuất khẩu, Công ty TNHH Savi đã và đang dần khăng định được thương hiệu của mình trên thị trường xuất khẩu gỗ quốc tế Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đem về mức doanh thu tương đối ổn, điều này dam bảo cho quá trình tái đầu tư, sản xuất, phát triển của công ty diễn ra liên tục Sau đây là bảng báo cáo kết quả kinh doanh của
Công ty TNHH Savi trong giai đoạn 2015 — 2019:
27
Trang 35Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH Savi giai đoạn 2015-2019
Chi tiéu
1 Doanh thu ban hang va
cung cap dich vu
10 Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
Trang 36Thông qua bảng 2.1, ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Savi đã dat được những dấu hiệu tích cực Doanh thu và lợi nhuận là hai chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm Sự biến động về doanh thu và lợi nhuận sau thuế qua các năm của công ty TNHH Savi được thê hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2 Biến động của Doanh thu và Lợi nhuận sau thuế của công ty
TNHH Savi qua các năm 2015 — 2019
Don vị: ty dong, %
Chỉ tiêu Doanh thu Lợi nhuận sau thuế
Chênh lệch Chênh lệch Chênh lệch Chênh lệch
tuyệt đối tương đối tuyệt đối tương đối
Năm (Đơn vị: tỷ (Đơn vị: %) (Đơn vị: triệu | (Đơn vị: %) Nguồn: từ tính toán của tác giả Từ bảng 2.2 có thể thấy doanh thu của công ty TNHH Savi nhìn chung có xu hướng tăng qua các năm trong giai đoạn 2015-2019 Cụ thể năm 2015 doanh thu của công ty là 289,7 tỷ đồng, năm 2016 doanh thu đạt 345,1 tỷ đồng, tăng 55,4 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 19,12% Tuy nhiên năm 2017 doanh thu chỉ đạt 294.8 ty đồng, thấp hơn so với năm trước 50,25 tỷ đồng, tương ứng tốc giảm 14,56% Năm 2018 và 2019, doanh thu công ty đều có xu hướng tăng lần lượt là 19,3% và 10,54% đạt 351,7 tỷ đồng: 388,7 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2015-2019 của công ty có xu hướng tăng trưởng mạnh, từ 20,4 triệu đồng vào năm 2015 đã lên đến 149,4 triệu đồng vào năm 2019, tăng hơn 6 lần so với 2015 Đặc biệt tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế năm 2016 tăng gần gấp 4 lần so với năm 2015 Năm 2017, lợi nhuận sau thuế của công ty TNHH Savi tăng trưởng âm 19,4 triệu đồng tương đương giảm
19,6% so với năm 2016 Năm 2018 và 2019 công ty đã duy trì lại được mức tăng
trưởng lợi nhuận sau thuế với mức tăng lần lượt là 39,9 triệu đồng và 29,9 triệu đồng.
29