Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu gian lận trong Báo cáo tài chính của Ngân hàngThương mại tại Việt Nam — Tiếp cận thuật toán Rừng ngẫu nhiên” được tác giả lựa chọnnghiên cứu là phù hợp và thiế
Trang 1ĐÈ TÀI:
NGHIÊN CỨU GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TẠI VIỆT NAM - TIẾP CAN THUẬT TOÁN RUNG NGAU NHIÊN
GV hướng dẫn: TS Hoàng Đức MạnhSinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương
Mã sinh viên: 11194275Lớp chuyên ngành: Toán Kinh tế 61
Hà Nội, tháng 11/2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Nghién cứu gian lận Báo cáo tài chínhcủa Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam” là kết quả của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu,xây dựng mô hình của bản thân Toàn bộ dữ liệu đều được thu thập có cơ sở, chính xác,kết quả đưa ra là kết quả thực tế của mô hình từ bộ dữ liệu ban đầu Nội dung của nghiên
cứu chưa từng được công bồ ở bắt kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, thang 11 năm 2022
Tác giả
Trang 4LOI CAM ON
Trước hết, Em xin gửi lời cảm on chân thành đến Khoa Toán Kinh tế đã tạo điềukiện, môi trường tốt cho sinh viên học tập và cùng trao đôi Đặc biệt, Em gửi lời cảm ơnsâu sắc nhất đến thầy Hoàng Đức Mạnh, người đã hướng dẫn và đồng hành cùng Em trongsuốt thời gian thực hiện chuyên đề Sự dẫn dắt nhiệt tình của thầy là điều không thé thiếu
để tạo nên kết quả nghiên cứu của ngày hôm nay
Trang 51 Lý do lựa chọn đề tài 2-2-5 SE 2t eEE EEEEE2E1211211211211211 11111 ekrre 1
“MA Mure ti€u nghién Cru nh 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên UU cece ccsececsessessesseeseessessessessesessessteneeseenees 3
3.1 Đối tượng nghiÊH CỨU - c5 Se+ESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE111121121111 111k 33.2 Pham 1/15 nố 3
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2-2 s+sz+zx+zseezxd 3
SM D1 0 (| 2L 2H TH H221 eeerke 4
6 Cấu trúc của đề tài -s-cssct Ex 1EE1EE1111111111111111111 11111111111 cEx tr 4 );7.0801910)80100)/02777 5
CHUONG 1: CƠ SỞ LY THUYET VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU 5
1.1 Cơ sở lý thuyẾt 5252 2< 1E EEEEEEE1211221211211211211211 21111111 xe 5
1.1.1 Định nghĩa Gian ÌẬH .SĂ SGK HH rưệt 5
1.1.2 Báo cáo Tài chính và gian lận trong Báo cáo Tài chính -« 81.2 Cơ sở lý thuyết về gian lận - 2 2+Ss+EESEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkerrrred 10
Trang 61.2.1 Lý thuyết về Tam giác gian lận . -¿© -©5z©c++©cc+c+ecxeerterreerxerreee 101.2.2 Lý thuyết Bàn cân gian lận 2-2 s+©++EE+EE+EEtEEeEEEEEEEErkrrkrrkerkee 121.2.3 Gian lận trong Ngân hàng ằ ST vn rryyn 14
1.3 Nguyên tắc 3 vòng bảo vệ trong quản trị rủi r0 - 2 2 + x+zxsrxsred 17
1.3.1 Cơ sở lý thuyết cho Nguyên tắc 3 vòng bảo VỆ .: -sc©ce+cszcce¿ 171.3.2 Nguyên tắc 3 vòng bảo vệ trong phòng chống gian lận Báo cáo tài chính
Nein hang thong MAU 88 nn0n01n868.Ầ Ầ.Ầ 18
1.4 Tông quan nghiên cteu oo cececccccecccccccsessessessessecsscsssssesscssessessessessessesseeseeseease 19
1.4.1 TONG QUaneeccecceccecsessessessessessessssssesssssecsessessessessussussussussusssessesseesetsessessesseeaneaees 191.4.2 Khoảng trong nghién Cte eecceccccceccescessessessesssessessessessessessessessesssestestesssseeeesee 241.4.3 Mô hình nghiên cứu đỀ XUGE ccceccessescsesseessesssessesssessesssessesssessesssecssssecsesseesees 24KET LUAN 809:09/9) c0 31
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU -°-veseeeevvxeseeeserrasee 32
2.1 9i 0200 00 32
VN 9, )1.7 1.1./:1: xa 32
2.1.2 Phương pháp HghiÊH CÚPH - sóc cv HH ng rệt 34
2.2 Thuật toán rừng ngẫu nhiên - 2-2-2 5S+S+EeEE£EE‡EEEEEEEEEEEEErkrrkrrrrkrrkee 35
2.2.1 Thuật toán cây quyết ¡1E :::::-1ạ 35
2.2.2 Thuật toán rừng ngẫu HHÄÊN - 2-22-5252 SE‡SE‡EE‡EE‡EEEEEEEEEEEEErreerkerkrred 43KET LUAN 809:09/9) c7 45
CHƯƠNG 3: UNG DỤNG THUAT TOÁN RUNG NGAU NHIÊN TRONG
NGHIÊN CỨU GIAN LAN BAO CÁO TÀI CHÍNH CUA NGAN HANG THƯƠNG
0Š ÔỎ 46
3.1 Dit 0) 0i an 46
iv
Trang 7nổ nh n5 463.3.2 Thống kê MO td eececccsecscscesssessessessessessessessvssessssssesssssessessessessessesscsscsssaesssessssseeseess 513.3.7.Trực quan hóa Ait TCU - - se vn Hy 54
3.4 Đánh giá sai lệch trước và sau kiểm toán 2 2 2+c<+c++zxerxerxees 59
3.5 Kết quả phân tích - + 22221212 EEEE2E1E7171717112112111111 11 1EE11yeg 61
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIET TATSTT Ký hiệu Chữ viết đầy đủ
1 NHTM Ngân hang Thuong mại
2 NHTMCP Ngân hang Thương mại Cổ phần
3 BCTC Báo cáo tài chính
4 ACFE Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Ky
Trang 9DANH MỤC BANG
Bang 1.1 Kết quả nghiên cứu định kỳ theo công trình nghiên cứu của ACFE,
tn thất xảy ra vào các năm 2002, 2004 và 2006 cho mỗi loại gian lận 7
Bảng 1.2 Khoản tiên tôn that tính trên sô nhân viên của công ty, sô liệu nghiên cứu các
công ty tại NMỹ sọ 8
Bảng 1.3 Mô tả các biến trong mô hình của Hoàng Thị Hồng Vân -. 25
Bang 1.4 Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 2-5 5 52+s£+s22££+£+zz+£2 28Bang 3.1 Danh sách các NHTMCP tại Việt Nam - s5 si rkp 46Bảng 3.2 Công thức xử lý dữ liệu thành các biến đưa vào mô hình 49Bang 3.3 Thống kê mô tả các biến độc lập trong mô hình ¿252 2222 ++‡ 51Bang 3.4 Tổng hợp mức độ chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán 59
Bảng 3.5 Chênh lệch lợi nhuận trước thuế trước và sau kiểm toán qua các năm 60
Bang 3.6 Kết qua dự báo gian lận BCTC trong tập test -¿ 22©c<+zs+zs+zxersees 61Bảng 3.7 Đánh giá độ chính xác của mô hình dự báo - «+ +++<++x+seesseesee 62
vii
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình tam giác gian lẬN - - - -¿- 5 +2 E E3 E9E*ES 9E vn ng nrkp 10 Hình 1.2 Mô hình kim cương gian 1an - - 6 256 E3 E9 E*5E£EESEESskEsksskeskeserske 12
Hình 1.3 Mô hình bàn cân gian lận s11 11191911191 gi 13
Hình 1.4 Sơ đồ hành vi gian lận 2-2 2 5£+SE+EE2+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrrrree 15
Hình 1.5 Ba vòng bảo vệ trong quản tri TỦI TO - - + s+++ + s*+*E**E+eEEeeEeereerssereerre 17
Hình 1.6 Mô hình đề xuất của tác giả - 2 + +©E+x#EE£EEEEEEEEEEEEEEEEE212212xerkeeg 28 Hình 2.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 2-2 + ©£+++E£+x+E+£+Ext£EEvExe+rxerxezrxrrreer 35
Hình 2.2 Ví dụ về mô hình cây quyết định 2 2 2+ ++E+E++£++ExezEzxezxzzxezreee 37
Hình 2.3 Ví dụ về độ tinh khiết — vẫn đục -¿-++++++ckt2xEEkCEEEerkrrrkerkrrrkerrree 38 Hình 2.4 Ví dụ về cách tinh EntrOpyy - 2-22 +©+£+EE+EE++EEtEEEEEEtEEEEEESEkerkrrrkerkree 39 Hình 2.5 Cây phân loại với node cha là thuộc tính “ GIó” 5+ «++x++x++ee+srses 41
Hình 3.1 Biéu đồ tần suất biến mục tiêu M voeccccccccssesssesssesssessssesssecssesssecssecssecssecssecesesssess 53
Hình 3.2 Biểu đồ Histogram của một số biến -2- 2£ ©22+++2££+EE+2EvExzrxrrreer 54
Hình 3.3 Biểu đồ thé hiện mối quan hệ giữa biến mục tiêu và tỷ lệ nợ xấu 55
Hình 3.4 Biểu đồ thé hiện mối quan hệ giữa biến mục tiêu và quy mô tổng tài sản 55
Hình 3.5 Biéu đồ thé hiện mối quan hệ giữa biến mục tiêu và AQI 56
Hình 3.6 Biểu đồ thé hiện mối quan hệ giữa biến mục tiêu và SGI . - 56
Hình 3.7 Biểu đồ thé hiện mối quan hệ giữa biến mục tiêu và LVGI - 57
Hình 3.8 Biểu đồ thé hiện mối quan hệ giữa biến mục tiêu và DSRI -: 57
Hình 3.9 Biéu đồ thé hiện mối quan hệ giữa biến mục tiêu và DEPI 58
Hình 3.10 Biểu đồ thé hiện mối quan hệ giữa biến mục tiêu và TATTA - 58
Hình 3.11 Biêu đồ thê hiện cơ câu sai lệch lợi nhuận trước và sau kiêm toán
của các NHTMCP nghiên CỨU - G1 3 19129 2v HH nu ng ng nh 60
viii
Trang 11PHAN I: MO DAU
1 Ly do lựa chọn đề tài
Báo cáo tài chính chứa đựng những thông tin vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp,
mô tả tình trạng và kết quả hoạt động của doanh nghiệp cho các bên nội bộ hay bên ngoài
[19] Các nhà đầu tư thường đưa ra những quyết định kinh tế dựa vào BCTC [8], nếu thông
tin trên BCTC có chất lượng tốt, đúng sự thật thì nhà đầu tư sẽ có lợi, giúp họ đưa ra quyếtđịnh đúng đắn [19] Ngược lại, nếu thông tin trên BCTC có chất lượng kém, ton tại sailệch, gian lận khiến các nhà đầu tư đưa ra quyết định sai lầm trong chiến lược kinh doanh.Không chỉ vậy, gian lận BCTC còn gây nhiều thiệt hại, ảnh hưởng nặng nề cho Chính phủ,doanh nghiệp, thậm chí có thê dẫn đến nguy cơ phá sản, công chúng mắt niềm tin vào cácthông tin trên thi trường [7].
Trong những năm gần đây, gian lận BCTC là một trong những chủ đề mang tính thời
sự và thường xuyên được nhắc tới Đặc biệt là sự kiện liên quan tới các doanh nghiệp hàngdau thé giới về nhiều lĩnh vực trong khoảng thời gian đầu thế kỷ XXI, bao gồm: Lucent,Xerox, Rite Aid, Waste Management, Micro Strategy, Raytheon, Sunbeam, Enron, Worldcom, Global Crossing, Adelphia va Qwest là những doanh nghiệp có gian lận BCTCdién hinh [30] Nhiéu nhan dinh cho rang: “Nha quan lý cấp cao của những doanh nghiệpnày gom cả giám đốc điều hành và giám đốc tài chính, déu bị cho là có liên quan đến việcchỉnh sửa số liệu dẫn đến gian lận BCTC” [14, 26] Sự sụp đỗ của Enron đã gây thiệt hạikhoảng 70 tỷ USD về giá trị vốn hóa thị trường [30], gây ảnh hưởng xấu đến số lượng đáng
kế các nhà đầu tư, nhân viên và người hưởng lương hưu Gần đây nhất, một trong những
bê bối kế toán lớn nhất nước Đức giai đoạn năm 2018-2019 liên quan đến Wirecard, công
ty này đã thôi phồng doanh thu với số dư tiền mặt 2,1 ti USD Hậu qua dẫn đến Wirecard
từ một công ty công nghệ tài chính hàng đầu nay đã sụp đồ [4] Gian lận BCTC cũng “giúp”Apple, Facebook, Google và Amazone trốn thuế hàng ty USD Theo P Ravisankar vàcộng sự, gian lận BCTC cũng là vấn đề nhức nhối ở các nước đang phát triển, trong đó cóTrung Quốc [16] Tại Việt Nam cũng xuất hiện những vụ bê bối tài chính như: Công ty Cô
Trang 12phần y tế Việt Nhật JVC và Công ty Dược phẩm Cửu Long [3] Việc các Công ty làm đẹp
số liệu của mình nhằm thao túng công chúng đã gây ảnh hưởng đáng kế tới hoạt động củathị trường vốn
Gian lận BCTC nói chung, gian lận BCTC trong Ngân hàng Thương mại nói riêng,
có ảnh hưởng không hè nhỏ đến thị trường Gian lận BCTC trong Ngân hàng Thương mạicòn ảnh hưởng tới cả những người dân thường — những người sử dụng dịch vụ ngân hàng
và thị trường tiền tệ Những báo cáo sai lệch mà Ngân hàng Thương mại gửi lên Ngân hàng
Nhà nước, sau khi tổng hợp, dẫn đến sai lệch cả một hệ thông, phản ánh không đúng tình
hình thị trường tiền té của cả quốc gia Bên cạnh đó, tại Việt Nam cũng như trên thế giới
chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề gian lận BCTC trong NHTM Quy mô, hình thức mỗi
vụ bê bối, mỗi thời điểm là khác nhau Việc xây dựng một mô hình đo lường, phát hiệngian lận trong BCTC và áp dụng những kỹ thuật mới nhất đem lại hiệu quả cao là hết sức
cân thiệt.
Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu gian lận trong Báo cáo tài chính của Ngân hàngThương mại tại Việt Nam — Tiếp cận thuật toán Rừng ngẫu nhiên” được tác giả lựa chọnnghiên cứu là phù hợp và thiết thực với tình hình thị trường chung
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quátNghiên cứu gian lận trong Báo cáo tài chính của các Ngân hàng Thuong mại Cổ phantại Việt Nam, dựa vào các nghiên cứu trước đây và lý thuyết liên quan, tác giả xây dựng
mô hình nhận diện gian lận ứng dụng mô hình học máy (Machine Learning) Từ đó cungcấp phương pháp và giải pháp cụ thể trong quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro gian lận báocáo tài chính của doanh nghiệp tài chính.
Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu có mục tiêu cụ thê như sau:
- _ Tổng hợp lý thuyết về gian lận, các yêu tố dẫn đến và hình thức gian lận báo cáo
tài chính.
Trang 13- Nhận diện gian lận báo cáo tài chính thông qua thuật toán Rừng ngẫu nhiên
(Random Forest).
- Dua vào kết quả thu được, đánh gia tính chính xác của mô hình, phục vụ cho việc
thảo luận ý nghĩa của nghiên cứu Từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm sớm pháthiện và giảm thiêu gian lận trong BCTC
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Van dé nghiên cứu: Gian lận trong Báo cáo tài chính của Ngân hàng Thương mai
- _ Khách thé nghiên cứu: Tác giả lựa chọn nghiên cứu Báo cáo tài chính hợp nhất theo
năm trước và sau kiểm toán của 31 Ngân hàng Thuong mại Cổ phan do Ngân hàng
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiếp cận qua ba quan điểm:
- Quan điềm thực tiễn: Dé cập đến thực trạng gian lận BCTC và tính cấp thiết của đềtài
- Quan điểm lịch sử: Tiếp thu từ các nghiên cứu trước đó, ứng dụng cho đề tài này
- Quan điểm hệ thống: Nhìn nhận khách quan, tông hợp các yếu tố ảnh hưởng, dẫnđến hành vi gian lận, gian lận BCTC
Về phương pháp nghiên cứu, tác giả thực hiện tổng hợp, tìm hiểu thông tin cơ sở khoahọc, mô hình từ các công trình nghiên cứu trước day của các hoc gia trong va ngoài nước(phương pháp luận), thu thập số liệu thứ cấp và sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng.
Trang 145 Dữliệu
Dữ liệu của nghiên cứu này là các tiêu chí trong báo cáo tài chính hợp nhất trước vàsau kiểm toán, được lấy từ trang www.vietstock.vn, www.cafeF.vn kết hợp thu thập dữliệu liên quan còn thiếu từ trang chủ của các NHTMCP
6 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mục lục, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục bảng, Danh mục hình, Kết
luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Đề tài có cấu trúc các phần như sau:
Phần I: Mớ đầu
Phan II: Nội dung
Chương 1: Co sở lý thuyết va tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Mô hình nghiên cứu
Chương 3: Ứng dụng thuật toán rừng ngẫu nhiên trong nghiên cứu gian lận Báo cáo
tài chính của Ngân hàng Thương mại
Phan III: Kết luận và khuyến nghị
Trang 15PHẢN II: NỘI DUNG
CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU
Trước hết, tác giả tổng hợp và đưa ra các định nghĩa, lý thuyết liên quan cùng với
đó là góc nhìn tổng quan về những nghiên cứu trước đây cho đề tài, với phạm vi cả trong
và ngoài nước, từ đó tạo nên tiền đề cho sự kế thừa, phát triển, xây dựng mô hình nhậndiện gian lận BCTC có độ chính xác cao, tối ưu hơn cho nghiên cứu này và những nghiêncứu về sau.
1.1 Cơ sở lý thuyết
1.1.1, Định nghĩa Gian lận
Có rất nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau về gian lận Theo từ điển tiếng Việt,
“sian lận là hành vi thiếu trung thực, dối trá, mánh khóe nhằm lừa gạt người khác” [26].Hiểu rộng hon, đó là các hành vi lừa đối, hay hành vi đưa thông tin thiếu chính xác màngười đưa tin không chắc chắn rằng tin mình đưa là đúng thậm chí đã biết rõ là sai, họ cũngbiết những hành vi gian lận này có thé đem lại lợi ích bat hợp pháp cho cá nhân hoặc tổchức nào đó Bản thân gian lận đã có từ lâu với vô số các hình thức khác nhau Trongnhững năm gần đây, gian lận ngày càng nhiều và cùng với sự phát triển của những côngnghệ mới đã cung cấp thêm về những cách thức, hành vi có thé có đại điện cho gian lận
Trong các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, thuật ngữ gian lận được hiểu như sau:
“Là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viênhoặc bên thứ ba thực hiện bang các hành vi gian dối dé thu lợi bat chính hoặc bat hợp pháp.Các yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận: Là các sự kiện hoặc điều kiện phản ánh một động cơhoặc áp lực phải thực hiện hành vi gian lận hoặc tạo cơ hội thực hiện hành vi gian lận”.Trong phương diện luật pháp nói chung, gian lận là lừa dối có chủ đích dé bảo đảm lợi ích
bat chính, hoặc tước đi quyền lợi của nạn nhân Điều này có thé vi phạm luật dân sự (nghĩa
là nạn nhân có thể kiện thủ phạm lừa đảo dé tránh gian lận hoặc đòi tiền bồi thường), luật
hình sự (nghĩa là thủ phạm có thé bị chính quyên chính phủ truy tố và bỏ tù), hoặc có thé
Trang 16không gây ra mat tiền, tài sản hoặc quyền hợp pháp nhưng vẫn là một yếu tố của một saiphạm dân sự hoặc hình sự khác [29].
Theo W Steve Albrecht và cộng sự [28], gian lận bao gồm các yếu tố sau:
Một đại diện
Về một vấn đề hữu hìnhKhông đúng sự thật, giả dối
Cé tình, có chủ đíchĐược tin tưởng
Do nạn nhân hành động
NADY FY YN em Gay thiét hai cho nan nhan
Đây là một trong những van đề tiêu cực, ảnh hưởng đến không chi cá nhân mà ảnhhưởng tới cả xã hội, cộng đồng Với nhiều hình thức, quy mô khác nhau, nên sự ảnh hưởngtới các cá nhân, người tiêu dùng và tổ chức cũng khác nhau tùy theo mỗi vụ Đơn cử, hành
vi gian lận trong thi cử là một trong những vấn đề xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng đến kếtquả, chất lượng chung của ngành Giáo dục Nghiên cứu trước đây cho rằng: gian lận thườnglàm giảm thu nhập ròng của các tổ chức [28] Dé bù cho những khoản phí này, người tiêudùng và cá nhân phải chi trả nhiều hơn cho hàng hóa va dịch vụ Ví dụ: Gian lận dịch vụchăm sóc sức khỏe và gian lận bảo hiểm làm tăng chỉ phí mà các cá nhân phải chỉ trả, dogiá cả dịch vụ đã bị thôi phồng hoặc một số nguyên nhân nào khác
và phân loại gian lận, Hiệp hội các nha điều tra gian lận Hoa Kỳ (ACFE) đã chia gianlận ra 3 loại:
- _ Biển thủ tài sản: Xảy ra khi nhân viên biển thủ tài sản của tô chức (biển thủ tiền,
đánh cắp hàng tồn kho, gian lận về tiền lương)
- Tham 6: Xảy ra khi người quản lý lợi dụng trách nhiệm và quyền hạn của họ tham
ô tài sản của công ty hay hành động trái ngược với các nghĩa vụ họ đã cam kết với
tổ chức dé làm lợi cho bản thân hay một bên thứ ba
Trang 17- Gian lận trên BCTC: Bóp méo các thông tin trên BCTC, phản ánh sai sự thật về tình
hình tài chính của công ty một cách có chủ đích, nhằm lừa dối, thao túng công chúng
(ví dụ: khai khống doanh thu, khai giảm nợ).
Năm 2008, Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ (ACFE) đã ước tính rằng các
tổ chức Hoa Ky mat khoảng 7% doanh thu hàng năm của họ vì gian lận [28] Áp dụng choTổng sản pham quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ, con số 7 phan trăm này tương đương với 994
ty USD thất thoát do gian lận Tỉ lệ này thay đồi theo từng thời kỳ, phụ thuộc vào tình hìnhtài chính nói chung Cũng nghiên cứu của ACFE năm 2014 đã đưa ra mức 5% tốn thấtdoanh thu hang năm do gian lận, và nếu dữ liệu áp dụng cho tổng sản phẩm thế giới ướctính năm 2013, thì 5% này tương đương một khoản thất thoát gần 3,7 nghìn tỷ USD Thêmvào đó, theo báo cáo của ACFE, thất thoát trung bình do gian lận gây ra ước tính khoảng
145 nghìn USD, trong đó 22% trường hợp thiệt hại ít nhất 1 triệu USD [24]
Bảng 1.1 Kết quả nghiên cứu định kỳ theo công trình nghiên cứu của ACFE,
tốn thất xảy ra vào các năm 2002, 2004 và 2006 cho mỗi loại gian lận
Đơn vị: USD
Năm 2002 Năm 2004 Năm 2006
Loại gian lận % Thiét hai % Thiệt hai % Thiệt hai
Biển thú 85,7 $80.000 | 92,7 $93.000 91,5 | $150.000
Tham 6 12,8 | $530.000 | 30,1) $250.000 | 30,8 | $538.000 Gian lan trén BCTC | 5,1 | $4.250.000 | 7,9 | $1.000.000 | 10,6 | $2.000.000
Nguon: ACFE
Có thé thấy, gian lận trên BCTC tuy chiếm ti lệ phan trăm nhỏ nhất nhưng mức độthiệt hại quy đôi ra lại gây ton thất lớn nhất trong ba loại gian lận
Các hành vi gian lận ngày càng xuất hiện nhiều, với hình thức tinh vi, đa dạng, khó
nhận diện, gây tôn thất không chi cho người tiêu dùng mà còn thiệt hại nặng nề tới các
doanh nghiệp, đặc biệt là thời kỳ 4.0 hiện nay Tháng 6/2022, PwC vừa công bố kết qua
7
Trang 18trong cuộc “Khảo sát Tội phạm kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2022” gian lận là loạihình tội phạm phổ biến gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp bat kề doanh nghiệp ở quy mô lớnhay nhỏ [25] Với mẫu khảo sát là 1296 nhà lãnh đạo doanh nghiệp đến từ 53 quốc gia.
Các nhà lãnh đạo của PwC còn nhận định thêm, gian lận nói chung, gian lận kinh tế nói
riêng là mối quan ngại lớn cho các doanh nghiệp, doanh nghiệp càng lớn, rủi ro gian lậncàng cao Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải cảnh giác, đưa ra các ứng phó kịp thời cho
môi đe dọa này.
Bang 1.2 Khoản tiền tốn that tính trên số nhân viên của công ty, số liệu
nghiên cứu các công ty tại Mỹ
Đơn vị: USD
Số nhân viên Năm 2004 Năm 2006
1-99 $98.000 $190.000
100-999 $78.000 $179.000 1000-9999 $87.500 $120.000
> 10.000 $105.500 $150.000
Nguồn: ACFE
1.1.2 Báo cáo Tài chính và gian lận trong Báo cáo Tài chính
Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toánđược trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán (Khoản 1Điều 3 Luật Kế toán năm 2015) Các thông tin trên BCTC đều được sử dụng công khai,
cung cấp thông tin cho nội bộ và các bên liên quan, giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định
đối với doanh nghiệp Có thé nói, BCTC chứa đựng những thông tin vô cùng quan trọng
và không thé thiếu, phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động của doanh nghiệp [ 19,22] Sunardi và M Nuryatno Amin cũng đã nhắc đến sự quan trọng của những thông tintrong BCTC Họ cho rằng, những thông tin này được sử dụng giống như một chỉ báo về
Trang 19việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn của công ty, thông tin có chất lượng tốt sẽ giúp ích chorất nhiều người trong việc ra quyết định kinh tế.
Nhìn nhận về gian lận trong BCTC, thuật ngữ này có thé hiểu là hành vi làm thay đối,giả mạo các chứng từ kế toán hoặc ghi chép sai; không trình bày hoặc có ý bỏ sót các thôngtin quan trọng trên báo cáo tài chính; cố ý không áp dụng, không tuân thủ các nguyên tắc
kế toán, chuẩn mực kế toán; giấu diém hay bỏ sót không ghi chép các nghiệp vụ phát sinh,ghi các nghiệp vụ không xảy ra Hành vi này nhằm cung cấp các thông tin sai lệch về tìnhhình tài chính, kết quả kinh doanh của công ty Các nhà đầu tư, người tiêu dùng dựa vào
đó có thé dẫn đến những tốn thất khôn lường bởi đưa ra quyết định kinh tế sai lầm.
Bên cạnh các định nghĩa trong chuẩn mực kế toán và kiểm toán, các công trình nghiêncứu về gian lận cũng trình bày các quan điểm về chung về vấn đề này Theo cáo cáo của
Ủy ban thuộc Hội đồng Quốc gia về chống gian lận trên Báo cáo tài chính của Hoa Kỳ haycòn được gọi là Treadway Commision năm 1987, gian lận trên báo cáo tài chính có thểgôm các loại sau đây:
- Làm giả mạo, thay đối, hoặc dùng những thủ thuật ghi chép sai nhằm dé thay đổi
các nghiệp vụ, các khoản mục, tài sản;
- C6 ý bỏ sót hoặc không trình bày những thông tin quan trọng trên báo các tài chính;
- Coy không áp dung những nguyên tắc kế toán, các chính sách, các thủ tục được sử
dụng dé đo lường, ghi nhận, báo cáo và công bố những sự kiện và các giao dịch kinhtẾ:
- C6 ý bỏ sót hoặc không công bố những nguyên tắc kế toán và chính sách liên quan
tới các sô liệu tài chính.
Các nhà nghiên cứu trước đây cho rằng, vấn đề gian lận BCTC được thực hiện bởicác nhà quản lý (Thonrnhill và Well, 1993), hay liên quan tới lãnh đạo các cấp nhằm cheđậy những sai phạm liên quan đến BCTC (quan điểm của Ủy ban Kiểm toán viên nội bộ
2004) [22].
Trang 20Với mục đích làm đẹp BCTC dé thu hút đầu tư, các nhà lãnh đạo sử dụng nhiều kỹ thuật
gian lận khác khau như: khai tăng doanh thu, khai giảm chi phí (che giấu, bỏ sót công nợ),đánh giá sai giá trị tài sản, ghi nhận sai niên độ, không công bố đầy đủ thông tin trên BCTC[14] Điều này khiến cho những thông tin trên BCTC dường như không còn đáng tin cậy
và hữu ích cho các nhà đầu tư khi xem xét tới một quyết định kinh tế của họ
1.2 Cơ sở lý thuyết về gian lận1.2.1 Lý thuyết về Tam giác gian lận
Không chỉ riêng gian lận, tất cả các hành vi đều xảy ra khi có cơ hội và đầy đủ cácnhân tổ hay còn gọi là động cơ dẫn đến hành động Cressey đã đưa ra lý thuyết Tam giácgian lận (1953) và trở thành một trong những lý thuyết quan trọng, thường xuyên được sửdụng và đề cập đến trong các nghiên cứu về gian lận Đây là kết quả sau khi ông thực hiệncuộc khảo sát với 200 trường hợp tội phạm kinh tế đưới góc độ tham 6 và biển thủ tài sảnvào năm 1950.
(Cơ hội)
(Động co/ap lực) (Thái độ)
Hình 1.1 Mô hình tam giác gian lận
Nguồn: Cressey, 1953
Theo quan diém nay của Cressey, hành vi gian lận xuât hiện khi có đủ 3 yêu tô, bao
gồm: động cơ/ áp lực, cơ hội và thái độ.
10
Trang 21Về áp lực, gian lận thường phát sinh khi chủ thể gặp áp lực, có thể áp lực về việc lênchiến lược tài chính để nâng cao vị thể doanh nghiệp, hay giữ vững vị thế doanh nghiệptrên thị trường,,
Cơ hội: Khi áp lực mà gặp cơ hội có thê gian lận, ví dụ như hệ thống kiểm soát kém
hiệu quả, thì họ sẵn sàng thực hiện hành vi.
Thái độ: Việc gặp áp lực và có cơ hội gian lận có bị biến thành hành vi gian lận haykhông, còn tùy thuộc thái độ của mỗi cá nhân, mỗi người sẽ có một thái độ đối mặt khácnhau Có thê họ là người chịu áp lực tốt, tín nhiệm, dù có cơ hội thì họ vẫn không gian lận,làm việc băng cả lương tâm; hoặc ngược lại Tâm lý thông thường của con người là “cólần 1 thì sẽ có lần sau”: sau khi thực hiện lần 1 trót lọt, những lần sau họ sẽ ít băn khoăn vềhành vi của mình hơn, thay vào đó sẽ là các lý do biện hộ nhằm tự an ủi bản thân
Lý thuyết tam giác gian lận của Cressey đã hỗ trợ và được ứng dụng rộng rãi bởi cácnhà nghiên cứu gian lận, được thiết lập như một công cụ dé phân tích, phát hiện gian lận.Nghiên cứu của Lou và Wang (2011) là một điển hình cho việc ứng dụng lý thuyết trênlàm cơ sở đánh giá khả năng gian lận BCTC Kết quả cho thấy lý thuyết tiền đề là đúngtrong thực tế, hành vi gian lận có mối tương quan với các biến đại diện cho các yếu tố củatam giác gian lận: (1) Don bây tài chính; (ii) Tỷ lệ doanh thu cho các bên liên quan; (iii) Sốlần điều chỉnh BCTC; (iv) Số lần thay đổi kiểm toán viên; (v) Tỷ lệ cổ phiếu của ban giámđốc và hội đồng quản trị bị cầm cố; (vi) Sai sót trong dự báo của chuyên gia [14]
Năm 2009, Tiến sĩ Trần Thị Giang Tân đã có bài báo trên báo Phát triển kinh tế, bànluận tới các van đề gian lận trong báo cáo tài chính Bài nghiên cứu đã đưa ra các lý thuyếtliên quan gian lận: Tam giác gian lận, các hình thức gian lận, các hình thức gian lận và các
nghiên cứu cơ sở liên quan trước đó Bài viết cũng cung cấp một số dữ liệu như tồn that do
các hình thức gian lận gây ra, hay thời gian trung bình dé phát hiện gian lận cần mat baolâu Theo đó, gian lận trên báo cáo tài chính là một hình thức gian lận có tỷ lệ xảy ra thấpnhất nhưng lại mang đến tôn that lớn nhất, năm 2006 tỷ lệ gian lận này là 19,6% nhưng
11
Trang 22khoản tổn that lên tới 2.000.000USD [26] Do vậy, loại hình gian lận này ngày càng đáng
đê quan tâm và cân được ngăn chan kip thoi.
Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hùng và Huỳnh Văn Sáu về các doanh nghiệp có niêmyết trên sàn chứng khoán (năm 2018) cũng đưa ra kết luận tương tự về mối quan hệ giữa 3yếu tô động cơ, áp lực và thái độ với gian lận báo cáo tài chính [14] Sự biến động của tỉ lệdoanh thu trên tông tài sản và tỷ suất sinh lời trên tài sản (đại điện cho yếu tố động cơ/áplực) càng lớn thé hiện sự bất ồn tài chính, dẫn đến gian lận BCTC do sự ky vọng của bênthứ ba, hay áp lực từ bên ngoài Trình độ học van của hội đồng quản trị (đại diện cho yếu
tố cơ hội) có tác động ngược chiều với hành vi gian lận BCTC Đại diện cho yếu tố Thái
độ chính là ý kiến của kiểm toán viên độc lập về BCTC cũng có tương quan tới hành vigian lận của BCTC Kết quả về mối quan hệ này như một minh chứng cho sự đúng đắn của
lý thuyết tam giác gian lận Cressey
Sau này, lý thuyết tam giác gian lận của Cressey đã được phát triển, đưa ra nhiều mởrộng hơn Năm 2004, các học giả đã giới thiệu lý thuyết kim cương gian lận, trong đó họ
đã thêm một yếu tố “khả năng” — năng lực của người thực hiện hành vi gian lận vào tamgiác gian lận [16].
(Cơ hội)
(Áp lực) (Khả năng)
(Thái độ)
Hình 1.2 Mô hình kim cương gian lận
Nguồn: Wolfe va Hermanson, 2004
1.2.2 Lý thuyết Ban cân gian lận
Nghiên cứu về các nhân tô dẫn đến hành vi gian lận, năm 1980 D.W.Steve Albrecht
đã phân tích một mẫu gồm 212 trường hợp gian lận, xây dựng 50 dấu hiệu gian lận tập
12
Trang 23trung vào 2 đối tượng: nhân viên và tô chức [12] Trong đó, một số dấu hiệu liên quan đến
tô chức:
- Ky vọng lợi nhuận dem lại cho công ty cao, quá tin tưởng vào ban giám đốc
- _ Thiếu thủ tục phê chuẩn thích hợp, các quy định liên quan đến hành vi gian lận còn
chưa chặt chẽ.
- _ Không yêu cầu công bồ thông tin đầy đủ về các mối quan hệ, khoản đầu tư, thu nhập
cá nhân.
- _ Chức năng bảo quản và xét duyệt tài sản không tách biệt rõ ràng, thiếu yếu tố kiểm
tra hay soát xét độc lập việc thực hiện.
- _ Hoạt động kinh doanh không được giám sát, kiểm duyệt thường xuyên, tạo kẽ hở,
cơ hội gian lận cho ban giám đốc
- _ Không tách biệt các chức năng của kế toán với chức năng bảo quản tài sản, tạo cơ
hội gian lận.
- - Kiểm toán nội bộ yếu kém hoặc chưa có chức năng nay, hoặc kiểm toán nội bộ
không độc lập, có quan hệ với ban giám đốc
- Trach nhiệm, quyền hạn của mỗi cá nhân không được quy định rõ ràng
Mô hình cũng gồm 3 nhân tố, cụ thé là hoàn cảnh tạo ra áp lực, cơ hội và tính trung
thực của cá nhân Theo đó, khi hoàn cảnh khó khăn tạo ra áp lực cao, khi có cơ hội thực
hiện gian lận cao, với những nhân viên có tính trung thực thấp, nguy cơ xảy ra gian lận[20].
Trang 241.2.3 Gian lận trong Ngân hàng
Gian lận trong Ngân hàng Thương mại, hay gian lận nội bộ cũng được hình thànhtuân theo cơ sở lý thuyết tam giác gian lận, gồm 3 yếu tố cơ bản: cơ hội, áp lực và thái độ
Có thể nói, Ngân hàng là một trong những môi trường làm việc chuyên nghiệp và
luôn đi đôi với sự áp lực Những chỉ tiêu đưa ra cho nhân viên, KPI cao, cùng với đó là
mức thưởng khi hoàn thành chỉ tiêu cũng không hề nhỏ, đó chính là con dao hai lưỡi trongtrường hợp này Áp lực đè nặng trong việc hoàn thành chỉ tiêu được giao, trách nhiệm duytrì một kế hoạch kinh doanh hoặc quy định của cấp trên trong thời điểm khó khăn, những
áp lực khác về tinh than, tài chính một số người tìm cách đối phó bằng mọi cách có thé,
vô hình chung dẫn đến hành động gian lận Và trước những phần thưởng, lợi ích to lớn,nhiều người khó có thê làm ngơ, họ sẽ bỏ qua các thủ tục, quy tắc của bản thân, quy địnhcủa doanh nghiệp để đạt được nó Lợi ích và áp lực đôi khi luôn song hành với nhau và vôtình thúc đây nhiều hành động có thé theo hướng tốt hơn hoặc xấu hơn, tất cả sẽ bắt đầucho những cơ hội.
Cơ hội xảy ra khi hệ thống kiểm soát ngày càng yếu đi, hoặc khi có một sự kiện nào
đó khiến hoạt động kiểm soát nội bộ tạm thời không thé bao quat hét duoc, hoat độngkhông hiệu quả Sự phân tách nhiệm vụ giữa các bộ phận không rõ ràng, việc thiếu sót củacác bước trong quá trình kiểm soát hoặc các biện pháp kiểm soát không được thực hiệnnhư quy định ban đầu đều là những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của hoạt động kiểm
soát [23] Hoặc thậm chí những người có động cơ gian lận lợi dụng mối quan hệ nội bộ, sự
thiếu cảnh giác trong quy trình kiểm soát rủi ro, thao túng các bộ phận liên quan nhằm mụcđích tạo ra cơ hội gian lận cho bản thân.
Điều kiện cuối cùng dé hiện thực hóa các hành vi gian lận nội bộ trong doanh nghiệp
nói chung, Ngân hàng nói riêng đó chính là khả năng hợp lý hóa hoặc thái độ trong công
việc của chủ thé Khả năng biện minh, che đậy hay giấu diễm cho hành vi gian lận, và điềunày có liên hệ mật thiết đối với thái độ của các nhân viên, bộ phận liên quan Khi hiểu đượccác kẽ hở của các quy định, chính sách hoặc của hệ thống nghiệp vụ thì rất dé dẫn đến các
14
Trang 25hành vi gian lận Điều này gần như chắc chắn sẽ xảy ra nếu như không may, cá nhân đang
có cơ hội gian lận đó lại là một người “xấu”, đó chính là người mà thải độ, tính cách vàđặc biệt là đạo đức của họ cho phép thực hiện các hành vi không trung thực, đáng tiếc điềunày là rất khó nhận biết ở từng cá nhân trong tổ chức
Giả mạo các chứng từ giao dịch
Một vụ việc điên hình xảy ra vào năm 2009, các cán bộ chủ chôt của 2 ngân hang đã
làm giả nội dung của các sô tiệt kiệm tại một ngân hàng, rôi mang những chứng từ có giá
này sang ngân hàng còn lại đê thực hiện vay vôn Quá trình xác minh tính hợp pháp và tiên
hành bao đảm của tài sản cầm cô được hợp thức hóa một cách nhanh chóng, hợp đồng cho
15
Trang 26vay nhanh chóng được thực hiện Họ đã thực hiện trót lọt trong nhiều năm, chỉ đến khi mat
khả năng thanh toán thì hành vi của nhóm mới bị phát giác Việc dễ dàng vay được những
số tiền lớn, với các chứng từ giả mạo nhờ sự thông đồng của cán bộ đôi bên và sử dụng saimục đích thực hiện đầu cơ rủi ro cao đã gây ra tôn thất không hề nhỏ cho đơn vị
Loi dụng thông tin của khách hang
Đây là vấn đề thường xuyên xảy ra gian lận trong môi trường Ngân hàng Năm 2006,
cơ quan chức năng đã phát hiện ra vụ việc: cán bộ phát hành thẻ tín dụng lợi dụng công
việc của mình dé trục lợi cho bản thân Người này đã phát hành rất nhiều thẻ tín dụng vàthẻ rút tiền cho khách hàng, thay đổi thông tin khách hàng nhằm xin cấp duyệt hạn mứclớn hơn cho thẻ tín dụng Khi bàn giao cho khách, cán bộ chỉ giao cho họ thẻ rút tiền, cònthẻ tín dụng dùng để tự chỉ tiêu qua việc tiếp tục giả mạo chứng từ mua bán hàng hóa quamột công ty do người này và người nhà lập nên Hậu quả dé lại đó chính là mức tồn thấtlên tới nhiều tỷ VND
Lợi dụng quyên hạn và uy tin dé gian lận
Ví dụ với vi trí thủ quỹ kho tiền trong phòng giao dịch: ghi khống nhiều khoản chi,đồng thời không ghi nhận khoản thu vào nham chiếm đoạt tiền của đơn vị
Lua dao các khách hàng
Nhân viên tại các chi nhánh, người năm giữ moi thông tin về khoản vay của khách
hàng, tiến hành thực hiện khai khống giá trị khoản vay của khách hàng và thay đổi hìnhthức trả lãi của khách hàng không theo quy định Với mục đích chiếm đoạt tiền, khi bị phát
giác đã không chỉ gây tốn thất tài chính cho chi nhánh mà còn mat lòng tin với lượng lớn
khách hàng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng
16
Trang 271.3 Nguyên tắc 3 vòng bảo vệ trong quản trị rủi ro
1.3.1 Cơ sở lý thuyết cho Nguyên tắc 3 vòng bảo vệ
Rui ro được định nghĩa là sự bat trắc cụ thé liên quan đến việc xuất hiện một biến cốkhông mong đợi Hầu hết mọi người đều không mong muốn có rủi ro nhưng rủi ro là mộtyếu tố mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt trong các hoạt động sản xuất kinhdoanh Dù sao đi nữa, rủi ro dù đưới dạng nào và ảnh hưởng ra sao cũng là điều mà cácnhà quản lý không mong muốn Do đó quản lý luôn tìm kiếm các ý tưởng, nguyên tắc và
mô hình dé thiết lập các vòng phòng vệ nhằm quản trị rủi ro xảy ra trong doanh nghiệp,
đây là tiền đề để xuất hiện và dần dần phát triển hơn cho nguyên tắc 3 vòng bảo vệ.
Nguyên tắc “3 vòng bảo vệ” hay “3 vòng phòng thủ” cung cấp cách tiếp cận đơn giản
và hiệu quả, để tăng cường sự trao đổi giữa quản trị rủi ro và kiểm soát băng cách làm rõvai trò và nhiệm vụ của các bên liên quan [27] Nếu không có sự phối hợp hiệu quả giữa
các bên, công việc có thé sẽ bị trùng lặp, rủi ro có thé sẽ bị bỏ qua hoặc đánh giá sai, điều
này là khá nguy hiểm đến doanh nghiệp hay các nhà đầu tư Nghiên cứu trước đây củaUlrich Bantleon, hầu hết trong các công ty đều có triển khai “ba vòng bảo vệ” và khônggặp bất kỳ khó khăn nào, trừ một số các công ty liên quan tới tài chính dường như gặpthách thức trong việc triển khai nguyên tắc này [27]
Kiểm soát tài chính
An ninh Biện pháp Quản trị rủi ro Kiểm toán
quản lý an
nội bộ Chất lượng nol bộ de] ộp tưrẹo) way Ái deyd uenb 05
Tuan thi & hanh chinh
Hình 1.5 Ba vòng bảo vệ trong quan trị rủi ro
Nguồn: Tác giả tổng hợp
17
Trang 28Theo đó, 3 vòng bảo vệ được phân chia cụ thé như sau:
Vong 1: Phát hiện và quan lý rủi ro Bao gồm những công việc tập trung vào chiếnlược nhằm phát hiện ra rủi ro ngay từ những giai đoạn đầu tiên sớm nhất [1] Day là vòngquản trị vận hành, các phòng ban và chức năng chính như kinh doanh, tiếp thị, sản xuất,
vận hành tự mình xác định, đánh giá, ngăn ngừa và báo cáo các rủi ro phát sinh trong hoạt
động hằng ngày của doanh nghiệp [17] Tùy vào sự phân cấp, phân quyền trong doanhnghiệp, các trưởng bộ phận thuộc vòng bảo vệ 1 có trách nhiệm xây dựng và triển khai quytrình chỉ tiết, kiểm soát và giám sát việc thực hiện quy trình, đảm bảo đúng theo chính sáchcủa doanh nghiệp.
Vòng 2: Theo dõi, giám sát rủi ro Vòng này có trách nhiệm quản lí rủi ro chung chotoàn doanh nghiệp và tuân thủ; được thiết lập để củng cố, xây dựng và giám sát vòng bảo
vệ 1 và đảm bảo vòng bảo vệ 1 đã được thiết kế phù hợp về quy trình, biện pháp kiểm soát
và hoạt động đúng định hướng [I] Vòng bảo vệ 2 có thé tham gia vào việc sửa đổi và xâydựng hệ thống quan trỊ rủi ro, kiểm soát nội bộ và tham gia vào hỗ trợ hoạt động hiệu quảcủa vòng bảo vệ | [17].
Vòng 3: Hoạt động điều hành, quản lý Đảm bảo kiểm tra, kiểm toán độc lập đối vớivòng bảo vệ | và 2: Bao gồm các bộ phận thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ, báo cáotrực tiếp cho Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên về tính hiệu quả của hoạt động quản
lí và kiểm soát rủi ro [1,17]
1.3.2 Nguyên tắc 3 vòng bảo vệ trong phòng chống gian lận Báo cáo tài chính
Ngân hàng thương mại
Gian lận nói chung, hay gian lận trong Báo cáo tài chính là một trong những loại rủi
ro đặc biệt đáng chú ý Đề phòng ngừa được rủi ro gian lận, nguyên tắc “3 vòng bảo vệ”cũng có thê được áp dụng trong doanh nghiệp, nhằm sớm phát giác và đưa ra những phương
án phòng chống, khắc phục rủi ro thích hợp Tuân theo lý thuyết của Cressey, hệ thốngphòng chống gian lận của Ngân hàng cũng nên gồm 3 vòng bảo vệ, hay 3 vòng phòng thủ.Đây được coi giống như “bảo bối” của phòng chống gian lận, tuy nhiên, thực tế tại các
18
Trang 29ngân hàng Việt Nam số ít thực hiện được chính sách này Techcombank là một trong nhữngngân hàng tiên phong đưa “3 vòng bảo vệ” vào hệ thống [5].
Ong Anil Kuma Parimoo - Giám đốc khối quản trị rủi ro Techcombank chia sẻ vớibáo chí về mô hình “3 vòng bảo về” như sau: Vòng phòng thủ thứ nhất là các khối kinh
doanh, bán hàng, các chuyên viên khách hàng, chi nhánh, các đơn vi vận hành tại hội sở
Các đơn vị này sẽ xác định, đánh giá, ngăn ngừa, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh (cho vay) và các quy trình vận hành khác; bảo vệ lợi ích củađơn vị thông qua việc tự đánh giá rủi ro và kiểm soát tính hiệu quả của từng đơn vi
Vòng phòng thủ thứ hai là khối quản trị rủi ro, khối tuân thủ, quản trị rủi ro hoạt động
và pháp chế Bên cạnh rất nhiều công việc khác nhau, nhiệm vụ chính của các phòng bannày là độc lập đánh giá và kiểm soát (kiểm tra và cân đối) tính hiệu quả của hệ thống ởtuyến phòng thủ thứ nhất; quản lý rủi ro chính thông qua việc thiết lập khâu vị rủi ro/chính
sách cho vay, xây dựng quy trình/hướng dẫn tín dụng và cho vay, theo dõi, cảnh báo sớm,
quản tri danh mục ; giam sát các chương trình kiểm soát nội bộ, tuân thủ
Vòng phòng thủ thứ ba là bộ phận kiểm toán nội bộ - trực thuộc Ban kiểm soát vàkhông thuộc Ban điều hành của Ngân hàng, nhằm đánh giá 2 tuyến phòng thủ trước và cácrủi ro có thể xảy ra được thực hiện độc lập và khách quan
Đây là những nhiệm vụ cơ bản phân chia cho các phòng ban cụ thể trong mỗi ngânhàng khi áp dụng nguyên tắc “3 vòng phòng thủ” do đặc thù bộ máy hoạt động tương tự
nhau 3 vòng giúp rủi ro, hay gian lận sớm bị phát giác và ngăn chặn kip thời, đảm bảo bộ
máy hoạt động tối ưu
1.4 Tổng quan nghiên cứu
1.4.1 Tổng quan
© Cac nghiên cứu trước đây
Gian lận trong Báo cáo tài chính là chủ đề đã xuất hiện nhiều trong các nghiên cứu
trong và ngoài nước những năm qua Các nhà nghiên cứu trước đây đưa ra nhiều loại môhình nhận diện, phương pháp phân tích khác nhau và các lý thuyết liên quan về chủ đề này
19
Trang 30Trên thế giới, P Ravisankar và cộng sự đã nghiên cứu về 35 chỉ số tài chính của 202doanh nghiệp tại Trung Quốc [16] Họ đưa ra nhiều phương pháp xây dựng mô hình pháthiện gian lận báo cáo tài chính khác nhau như mô hình Z-score, mô hình hồi quy logit,
thuật toán Support vector machines (SVM), phương pháp nhóm xử lý dữ liệu, những kết
quả từ các nghiên cứu theo từng phương pháp tương ứng là gợi ý cho các nghiên cứu vềsau Một trong những nghiên cứu nồi bật là của Skousen và cộng sự (2009): phát hiện cácgian lận BCTC theo Chuẩn mực kiểm toán của Mỹ số 99 (SAS 99) có ứng dụng lý thuyết
Tam giác gian lận[18] Kết quả nghiên cứu xác định 5 yếu tổ có mối quan hệ, có ý nghĩa
thống kê với khả năng xảy ra gian lận BCTC gồm: (i) Tốc độ tăng trưởng tài sản; (ii) Sựgia tăng nhu cầu tiền mặt và nhu cầu huy động vốn từ bên ngoài; (iii) Việc nắm giữ cổphiếu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp; (iv) Đặc điểm hội đồng quản trị; (v) Số lượngthành viên độc lập trong ủy ban kiểm toán
Năm 1999, Beneish đã xây dựng mô hình M - score dé phát hiện gian lận của các
công ty trên BCTC bằng cách sử dụng mô hình xác suất đơn vị dựa trên tỷ trọng của mẫu
ngoại sinh (weighted exogenous sample maximum likelihood probit) cũng như mô hình
xác suất không dựa vào tỷ trong (unweighted probit) [6] Mẫu nghiên cứu gồm 50 công ty
có điều chỉnh lợi nhuận và 1708 các công ty trên Compustat với phân loại SIC 2 chữ số
của các dữ liệu trong gian đoạn 1982 — 1992 Kết quả nghiên cứu chỉ ra ngưỡng giá trị của
mô hình là - 1.78, công ty nào có M — score lớn hơn -1.78 thì có dấu hiệu gian lận lợi nhuận
trên BCTC Đây là một trong những mô hình thường xuyên được sử dụng rộng rãi dé phân
biệt gian lận trên BCTC của các công ty và làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này.
Nghiên cứu của Dechow và cộng sự (2011) đã nghiên cứu mô hình phát hiện gian lận
BCTC ở cả 3 cấp độ và đặt tên là F — score [9] Mẫu nghiên cứu bao gồm 2190 công ty
niêm yết trong giai đoạn 1982 -2005 trên AAERs (Acoounting Auditing EnforcementReleases) Kết quả nghiên cứu chỉ ra, với ngưỡng giá trị là 1, khi F-score lớn hơn 1 thì cókhoảng xác suất dự án đúng là 65.9% các công ty trên báo cáo tài chính Con số này đối là65.78% và 66 38 % đối vưới mô hình F — score 2 và F — score 3
20
Trang 31Kiểm định lại mô hình M-Score của Beneish và đo độ phù hợp của mô hình đó với
thực tiễn thị trường Việt Nam, Nguyễn Thị Thu Trang đã đưa ra mô hình nghiên cứu với
50 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán [13] Từ đó, xây dựng phương trình hồi
quy chuẩn hóa cho các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
theo mô hình M-Score.
Ứng dụng cho các doanh nghiệp tài chính, nghiên cứu của Hoàng Thị Hồng Vân vềgian lận báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại đã đưa ra một mô hình nhận diện gianlận báo cáo tài chính trong ngân hàng, các biến dựa theo mô hình Benish (1999) và một số
biến từ các nghiên cứu khác [10] Kết quả nghiên cứu chỉ ra mô hình nhận diện gian lận
trong BCTC của các NHTM ở Việt Nam gồm 5 yếu tố: Tỷ số tăng trưởng doanh thu (SG),
tỷ số chất lượng tài sản (AQI), tỷ số đòn bay tài chính (LVGI), tăng trưởng quy mô doanhnghiệp (SIZE) và tỷ lệ nợ xấu của NHTM (NX) Trong 5 yếu tố ảnh hưởng, các biến SGI,AQI có quan hệ ngược chiều với khả năng xảy ra gian lận BCTC Các biến còn lại là LVGI,
SIZE và NX có quan hệ thuận chiều với khả năng xảy ra gian lận BCTC Sử dụng mô hình
M-Score, mô hình dự báo có độ chính xác lần lượt là 75% với quan sát có gian lận và 40%với quan sát không có gian lận, tại ngưỡng 20% Các kết quả trả về được cho là phù hợpvới thực tiễn các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, là tiền đề cho mô hình nghiên cứu đề
xuất của tác giả.
© Khái quát về hiện trang
Từ lâu, gian lận trong Báo cáo Tài chính đã xuất hiện nhiều với các mục đích khác
nhau, có thé là thối phồng doanh thu, lợi nhuận, cũng có thể che giấu lợi nhuận nhằm trốn
thuế Và những hành vi đó gây ra e ngại cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp [4] Một trongnhững phi vụ gian lận BCTC rúng động dư luận trên thế giới liên quan tới bốn doanh
nghiệp: Enron (2002), WorldCom (2002), Lehman Brothers (2007), Wirecard (2019) Vụ
việc của Eron không chỉ khiến dư luận hoang mang về các thông tin công bố trên BCTC
của doanh nghiệp, mà còn gây mat niềm tin vào các công ty kiểm toán dù lớn hay nhỏ.
Từng có vị thé là công ty lớn thứ 7 tại thị trường Mỹ, Enron đã che giấu khoản nợ không
16 của mình, thay vào đó, họ ghi nhận mức doanh thu hàng tỉ USD Sự gian lận này được
21
Trang 32che đậy bởi một vỏ bọc là công ty kiểm toán hàng đầu nước Mỹ - Andersen Năm đó, giảiNobel châm biém cho hạng mục “sw dung các con số tưởng tượng theo các sáng tạo nhất”của Harvard đã thuộc về Enron Cũng liên quan tới Công ty kiểm toán Andersen khi Công
ty nay đã bỏ qua các thông tin thổi phông lợi nhuận của WorldCom bằng việc hạch toán
sai lệch Theo đó, các lãnh đạo của WorlCom đã thôi phông lợi nhuận của Công ty bangcách vốn hóa chi phí giấy in và văn phòng pham thành các khoản đầu tư Vì thế, thực tếvào năm 2001, WorldCom lỗ ròng nhưng BCTC của Công ty lại thé hiện lợi nhuận lên đến
1,3 tỉ USD Sử dụng thủ thuật kế toán, che đậy khoản nợ 50 tỉ USD, thay bằng các khoản doanh thu lớn, chính vì thế, năm 2008 là đấu mốc cho sự sup đô của công ty Lehman
Brothers và kéo theo cả công ty kiểm toán Ernst & Young (EY) Hay gần đây hơn, vàonăm 2019 là sự bế bối lớn nhất nước Đức, liên quan đến một công ty công nghệ tài chínhhàng đầu — Wirecard khi công ty này đã khai khống số dư tiền mặt hiện có Họ sử dụngnhững hợp đồng giả mạo đề thối phồng doanh thu, sự bê bối này dẫn đến CEO của Wirecard
bị bắt sau khi từ chức, và gây liên lụy tới công ty kiểm toán EY do không cảnh báo đượccác dâu hiệu gian lận của Wirecard từ năm trước.
Không chỉ mới xuất hiện trong gian đoạn thế kỷ XXI, thế kỷ XX đã xảy ra những vụ
bê bối tương tự Trong đó, phải kề đến vụ việc của công ty Waste Managemet — một trong hai công ty quản lý chất thải lớn nhất nước Mỹ Hành vi chỉ bị phát giác khi có CEO mới
được bồ nhiệm và tiến hành xoát sét lại số sách, tong giá trị được thổi phòng lên tới 1,7 tỉUSD và được ghi nhận thành một khoản lợi nhuận của công ty Các thủ thuật mà Waste
Management sử dụng điển hình như ghi giảm chi phí, không ghi khẩu hao tài sản và ghi
nhận tăng trong quá trình vốn hóa Hành động này đã kéo dài trong nhiều năm, theo báochí thong tin: “Waste Management đã bắt dau “xào nấu ” số sách kế toán từ năm 1992 đếnnăm 1997”
Ở Việt Nam, tình trạng gian lận này cũng không hề hiếm gặp Theo thống kê củaStox.vn, tính đến ngày 20/04/2022, trong số 357 doanh nghiệp niêm tết trên cả hai sànchứng khoán, có ít nhất 194 doanh nghiệp có sự chênh lệch kết quả kinh doanh trước vàsau kiêm toán, phần lớn là có chênh lệch lợi nhuận trên 10% Thậm chí, trong số 357 doanh
22
Trang 33nghiệp đó có tới 47 doanh nghiệp có sự chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán trên
50%, con số này là rất lớn và đáng quan tâm Các dấu hiệu cho gian lận thé hiện đa dang:
công ty đột ngột thay đổi niên độ kế toán không rõ lí do, công bố báo cáo tài chính muộn,một số khoản mục không có thuyết minh rõ ràng, có thực hiện các giao dịch “chui”, Điền hình như Công ty Cổ phần bánh kẹo Biên Hòa — Bibica, Công ty đồ hộp Ha Long,Công ty Dược phẩm Cửu Long (2014) và Công ty Cổ phần y tế Việt Nhật JVC (2015) [3]
Vụ việc của JVC đã gây xôn xao dư luận, tông tài sản của Công ty ngay lập tức giảm tới
900 tỉ đồng; lỗ lũy kế tính đến 2018 là hơn 1.000 tỉ đồng Giá cổ phiếu của JVC trước khi
có tin đồn trên thị trường đang nằm 6 mức 22.000 déng/cé phiếu đã giảm xuống 3.050
déng/cé phiếu (thời điểm tháng 6/2019)
Đáng nói hơn, có những doanh nghiệp mặc dù đã thực hiện công bố thông tin BCTCsau kiểm toán cuối năm nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, doanh nghiệp thay đổi trạngthái tài chính từ lãi sang lỗ gây hậu quả lớn cho nhà đầu tư Ngày 05/04/2022, VTV đưa
tin về các trường hợp: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUDI, Công ty Cổ phần
Hoàng Anh Gia Lai Hai công ty ké trên lỗ lũy kế 3 năm liên tiếp, tuy nhiên trong BCTC
của họ vẫn ghi nhận lãi hơn 1 tỉ đồng (HUDI), thậm chí BCTC của Hoang Anh Gia Laighi nhận lãi hàng trăm tỉ đồng Một thời gian sau khi công bố BCTC có lợi nhận đương,
các công ty này đã chuyền trang thái sang lỗ từ vài tỉ đến hàng ngàn tỉ đồng Điều này gây
bat bình và thiệt hại cho các nhà đầu tư Thông tin ngày 4/4/2022, Công ty Cổ phan Tập
đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành TTF (Việt Nam) đã thực hiện thay đôi tinh trạng tài chính
trên báo cáo tài chính 2021: từ lãi gần 9 tỉ đồng chuyên thành lỗ gần 9 tỉ đồng
Thực tế, do số lượng các phi vụ gian lận BCTC tồn tại nhiều cả trong vả ngoài nước nên cũng có nhiều nghiên cứu về đề tài này với nhiều mô hình khác nhau Tuy nhiên,
nghiên cứu cụ thé về gian lận BCTC tại các Ngân hàng, và ứng dụng thuật toán rừng ngẫunhiên (thuộc Machine Learning — học máy, một nhánh của trí tuệ nhân tạo AI, cho phépmáy tính dự đoán hoặc đưa ra quyết định dựa vào dữ liệu mẫu) vào các mô hình nhận diệnlại còn ít Do vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài với thuật toán mới với kỳ vọng đem
lại kêt quả chính xác cao hơn các mô hình cô điên trước đó.
23
Trang 341.4.2 Khoảng trồng nghiên cứu
Mặc dù đã có nhiều đề tài liên quan xây dựng mô hình phát hiện gian lận báo cáo tàichính, nhưng hau hết các học giả chủ yếu tập trung việc sử dụng một mô hình duy nhất làmthước đo Thường các nghiên cứu trước đây đều nghiên cứu dựa trên mô hình M-Score, F-score, hồi quy Trong khi đó, với sự phát triển của thời đại số, các mô hình học máy đưa ra
những kết quả tối ưu hơn như mô hình phân loại (Classification Models), cây quyết định
(Decision Tree), thuật toán rừng ngẫu nhiên (Ranom Forest),
Về đề tài nghiên cứu gian lận trong BCTC của NHTM, số lượng nghiên cứu về đề tàinày còn chưa nhiều, đặc biệt là các NHTM Các tác giả trước đây sử dụng mô hình có sẵntrên thé giới, tập trung xây dựng mô hình cho các doanh nghiệp có niêm yết yết trên sànchứng khoán, trừ doanh nghiệp tài chính [10, 12, 13] Do vậy, việc đưa ra mô hình pháthiện gian lận trong BCTC của NHTM, ứng dụng mô hình học máy đưa ra kết quả tối ưuhơn nhăm tăng khả năng nhận diện là điều cần thiết
1.4.3 Mô hình nghiên cứu dé xuất
Mô hình M-socre của Hoàng Thị Hồng Vân
Xuất phat từ mô hình của Beneish và kết hợp một số biến từ các nghiên cứu liên quan.
Năm 2021, tác giả Hoàng Thị Hồng Vân đã đưa ra mô hình M-score phù hợp nhằm pháthiện gian lận với mẫu nghiên cứu là 19 NHTM ở Việt Nam thời gian 2012-2017 Biến phụthuộc được phân loại theo BCTC các NHTM trước và sau kiểm toán vơi giả định BCTC
sau kiểm toán là kết quả chuẩn xác Biến phụ thuộc M được phân loại dựa theo mức sai
lệch trọng yếu, bang 1 nếu sai lệch lớn hơn 5% và bang 0 nếu ngược lại
24
Trang 35Bảng 1.3 Mô tả các biến trong mô hình của Hoàng Thị Hồng Vân
M Gian lận trong BCTC, = 1 nếu BCTC có sai lệch trọng yếu, = 0
nếu BCTC không có sai lệch trọng yếu
DSRI
Tỷ số phải thu khách hàng trên thu nhập lãi thuần
Khoản phải thu,
Doanh thu thuần,
Khoản phải thu,_¡
Doanh thu thuần, ¡
DSRI =
AQI
Tỷ số chất lượng tài sản Trong đó:
PPE: Giá trị còn lại của tài sản dài hạn hữu hình (gồm TSCĐ
hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, giá trị xây dựng cơ bản đở
dang, bat động sản đầu tư) và quyền sử dụng đất;
Tỷ số tăng trưởng thu nhập lãi
Thu nhap lãi,
SGI =———————
Thu nhap lãi, ¡
DEPI
Tỷ số khấu hao tài sản có định hữu hình
Chi phí khấu hao,_¡
PPE,_, + Chi phí khấu hao,_ạ
Chi phí khấu hao, PPE, + Chi phí khấu hao,
DEPI =
TATA = 2 ST na
Tong tài san;
LVGI Tỷ số đòn bay tài chính
25
Trang 36f Doanh thu, Doanh thu, ạ
9 SIZE Quy mô tổng tài sản (logarit co số tự nhiên Tổng tài sản)
10 NX Ty lệ nợ xấu (Tổng tỷ lệ các nhóm no)
Nguôn: Hoàng Thị Hồng Vân, 2021
Kết quả sau khi chạy đưa ra mô hình nhận diện gian lận BCTC trong các NHTM ViệtNam có dạng
M = —38.0518 — 0.2089SGI — 1.3112AQI + 33.7618LVGI + 0.5836SIZE
+ 24.8458NX
Mô hình cua Dang Ngọc Hùng và cộng sự
Trên cơ sở lý thuyết về gian lận, Đặng Ngọc Hùng và cộng sự đã thu thập dữ liệu từ
BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường Việt Nam về các ngành: Bat động
sản và xây dung, Công nghệ, Công nghiệp, Dịch vụ, Hàng tiêu dùng, Năng lượng, Nông
nghiệp, Nguyên vật liệu, Y tế giai đoạn 2014-2020 Dữ liệu đưa vào mô hình là BCTC đãđược kiểm toán, với mẫu là 2235 quan sát Tương tự như nghiên cứu của Hoang Thị HồngVân về gian lận BCTC tại NHTM Việt Nam, nhóm tac gia đã so sánh mức chênh lệch lợinhuận trước và sau kiểm toán của các doanh nghiệp trong mẫu vỡi ngưỡng 5% và gán giátrị 0 (nếu chênh lệch < 5%) hoặc 1 (nếu chênh lệch từ 5% trở lên) cho biến phụ thuộc
Với nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng thuật toán Rừng ngẫu nhiên — một
phương pháp phân lớp thuộc tính đề phân tích dữ liệu Dữ liệu mẫu quan sát được thiết lập
vào 60 thuộc tính của các nhóm: Sự ổn định tài chính; Dòng tiền trong doanh nghiệp; Ap
lực từ bên thứ ba; Khả năng tạo doanh thu; Đặc điểm của ngành và các hoạt động của doanhnghiệp; Giám sát của HĐQT và ban kiểm soát; Thái độ và các yếu tố khác Loại mô hình
26
Trang 37nhận diện này sẽ không đưa ra một hàm hồi quy công thức, mà dữ liệu được chia ngẫunhiên thành hai tập train và tập test.
Kết quả cho thấy các công ty có xu hướng thổi phông lợi nhuận nhiều hơn các công
ty giấu bớt lợi nhuận Mô hình này có khả năng dự báo chính xác trên 91% khi sử dụng
thuật toán rừng ngẫu nhiên trong phân tích gian lận BCTC.
Mô hình đề xuất của tác giả
Kế thừa từ các nghiên cứu trước đây và ứng dụng những phương pháp, mô hình tiêntiến, tác giả lựa chọn nghiên cứu với các biến từ mô hình tham khảo của Hoàng Thi HồngVân (2021) kết hợp thuật toán Rừng ngẫu nhiên nhằm đưa ra mô hình các biến phù hợp và
dự báo có độ chính xác cao nhât.
Hình 1.6 Mô hình dé xuất của tac giả
Nguồn: Tác giả dé xuấtBảng 1.4 Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Trang 38Gian lận trong BCTC, = 1 nếu BCTC có sai lệch | Biến
M trọng yếu, = 0 nếu BCTC không có sai lệch trọng | phụ
yếu thuộc
Tỷ số chất lượng tài sản Trong đó:
PPE: Giá trị còn lại của tài sản dài hạn hữu hình
(gồm TSCĐ hữu hình, TSCD thuê tài chính, giá
trị xây dựng cơ bản dé dang, bất động sản đầu tư) và quyền sử dụng đất;
CA: Tải sản ngắn hạn;
AQI :
TA: Tông kê toán don tích = Lợi nhuận trước
thuế - Tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinhdoanh
Tỷ sô tăng trưởng thu nhập lãi (tăng trưởng
SGI doanh thu) lap
SGI = Doanh thu,
28
Trang 39Tỷ số phải thu khách hàng trên thu nhập lãithuần
7 DSRI Khoản phải thu,
Doanh thu thuần,
DSRI = ~ khoản phải thu,
Ty số khấu hao tài sản có định hữu hình Beneish
Chi phí khấu hao,_¡ (1999)
5 DEPI DEPI = PPE,_¡ + Chi phí khấu hao,_¡
7 Chi phí khấu hao,
PPE, + Chỉ phí khấu hao,
TATA
6 | TATA | Lợi nhuận trước thuế, — Tiền thuần từ sxk
5 Tổng tài sản,
Nguồn: Các biên đề xuất cua tác gia
Y nghĩa của các biên độc lập trong mô hình:
AQI: Chat lượng tài sản được đo lường bằng tỷ số giữa tài sản ngắn han và giá tricòn lai của các tài sản hữu hình trên tông tài sản Tỷ số này lớn hơn 1 nghĩa là công ty cónhiều khả năng gia tăng khuynh hướng vốn hóa và trì hoãn chi phí hoặc tăng tài sản hữu
hình từ đó thao túng thu nhập.
SGI: Tăng trưởng không ám chỉ việc bóp méo báo cáo tài chính, tuy nhiên Ban giámđốc ở các công ty có mức tăng trưởng năm nay cao hơn năm trước sẽ chịu nhiều áp lực hơntrong việc giữ vững vị thé tài chính cũng như hoàn thành các cam kết, từ đó có nhiều động
cơ trong việc bóp méo báo cáo tài chính.
LVGI: Tỷ lệ này lớn hơn 1 nghĩa là công ty sử dụng nợ nhiều hơn trong cấu trúc vốncủa mình ở năm sau so với năm trước Khi một công ty sử dụng nhiều nợ hơn đồng nghĩavới việc công ty sẽ chấp nhận nhiều điều khoản hơn trong các hợp đồng nợ (thường bao
gôm nhiêu yêu câu khác nhau nhăm đảm bảo khả năng trả nợ) dân đên việc Ban giám đôc
29
Trang 40có xu hướng bóp méo bao cáo tai chính đê phân nào thê hiện với các chủ nợ năng lực tài
chính của công ty mình.
DSRI: Do lường tỷ lệ khoản phải thu trên tổng doanh thu năm sau so với tỷ lệ khoảnphải thu trên tổng doanh thu năm trước Nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 nghĩa là công ty đã ghinhận doanh thu nhiều hơn nhưng chưa thu được tiền của khách hàng, đây có thể là chínhsách của công ty nhằm tăng tính cạnh tranh nhưng đồng thời việc gia tăng mat cân xứng ty
sô này cũng là một dâu hiệu của việc bóp méo doanh thu.
DEPI: Chỉ số này sử dụng tỷ lệ khấu hao của năm trước so với năm nay, chỉ số cógiá trị lớn hơn 1 mang thông điệp răng công ty đang giảm mức ghi nhận khấu hao, nguyênnhân có thê đến từ việc Ban giám đốc tăng các ước lượng về thời gian hữu dụng của tài sảnhoặc áp dụng các biện pháp nhằm tăng lợi nhuận
TATA: Tổng dồn tích thể hiện ở sự thay đổi của các tài khoản thuộc vốn lưu động
không bao gồm tiền mặt và trừ cho khấu hao Tổng dồn tích đại diện cho kha năng Bangiám đốc có các quyết định độc lập nhằm thay đôi lợi nhuận Biến này còn thé hiện chênhlệch giữa lợi nhuận hoạt động và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Gia tri dồn tích cànglớn thì càng có nhiều khả năng công ty đã cé tình bóp méo báo cáo tài chính của minh
SIZE: Logarit cơ số tự nhiên của tổng tài sản, thé hiện quy mô doanh nghiệp Theonghiên cứu của Th.S Nguyễn Thị Hồng Nhung, biến size có tương quan dương với biếnđiều chỉnh lợi nhuận Hay, quy mô càng lớn thì khả năng xảy ra gian lận càng cao [21]
NX: Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng và mức độ rủi ro của ngân hàng đó Nếu tỷ lệnày tăng cao cho thấy ngân hàng đang gặp nhiều rủi ro, thường các nhà đầu tư hay kháchhàng sẽ hạn chế đầu tư hay sử dụng dịch vụ của những ngân hàng này Nợ xấu cao cũng là
áp lực tạo ra hành vi gian lận.
30