Đó là sự vận động của các nguồn tài chính được diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp dé tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh và được diễn ra giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nướcthông
Trang 1= ¢ SK SS OeBie TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN
VIEN NGAN HANG - TAI CHINH
#aR
CHUYEN DE TOT NGHIEP
Tên đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Cong ty Cé
phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Thương mại
Tuấn Linh
Giáo viên hướng dan: TS Trương Thị Hoài Linh
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đình Giang
Trang 2M.9/8)/10/98:7 9/6820 iiiDANH MỤC CÁC TU VIET TAT o csssssssssssesssssecssnecssnseeessnecssnecesnneessnnseesaneeessnees iv
819051002073 1CHƯƠNG 1: LY LUẬN CHUNG VE TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VA BIEN
PHAP CAI THIEN TINH HINH TAI CHINH CUA DOANH NGHIẸP 3
1.1 Khái quát chung về tài chính doanh nghiệp - 2 ¿5c s2 s2 s+£+z£zz£z 3
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiỆp - - - 55+ £+*sv+sseeeseeeesees 3
1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp 3
1.1.2.1 Nguồn thông tin dùng dé đánh giá và phương pháp đánh giá 4
1.1.2.2 Các chỉ tiêu đánh g1á - - 6 5 2+ 3199 ng HH ng rệt 8
1.2 Các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp 13
1.2.1 Mục tiêu của các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp
¬— 13
1.2.2 Các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp 14
1.2.2.1 Biện pháp từ phía trong doanh nghiỆp 5 5 <5<<£<<<£<++ 14
1.2.2.2 Biện pháp từ bên ngoài doanh nghiỆp - 5 5 <<<£+£<xx 18
CHUONG 2: TINH HÌNH TÀI CHÍNH CỦACÔNG TY CO PHAN TƯ VAN
DAU TƯ XÂY DUNG VÀ DỊCH VỤ THUONG MẠI TUẦN LINH 21
2.1 Tong quan về Công ty Cô phan Tư van Dau tư Xây dựng và Dich vụ Thuong
Mai Tuan 0ì TỐ 21
2.1.1 Lich sử hình thành và phát triển của Công ty -: 212.1.2 Một số đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty - 232.1.3 Cơ cau tô chức quản lý của Công ty - 2 2252+sz+Eeckerkerxerxersrree 282.2 Tình hình tài chính Công ty Cổ phan Tư van Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ
Thương mại Tuân Linh - 5 <6 + E3 111391121 93 911 1119111 ng ng kry 29
2.2.1 Phân tích tình hình tài chính cua Công ty qua các chỉ tiêu 29
2.2.1.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán - « + 29
2.2.1.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính - ¿5+ 33
2.2.1.3 Nhóm chỉ tiêu phan ánh khả năng hoạt động - «+ 38
2.2.1.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời - 5 -+ 46
2.2.2 Đánh giá về tình hình tài chính của Công ty -2 2 s52 52
2.2.2.1 Thanh tựu và nguyên nhân - - + +1 + E*+ESseerseeersereerers 52
2.2.2.2 Những hạn chếvà nguyên nhân 2-2 2 s+£x£x++zz+zx+rxezse+ 54
Trang 3CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG
TY CO PHAN TƯ VAN ĐẦU TƯ XÂY DUNG VÀ DỊCH VU THUONG MAI
TUẦN LINH 0 eeccsscsssessessesssessessessesssessessecsvsssessecsessussuessessecsussseesessvssussseesessecaneeseeseees 56
3.1 Dinh hướng phát triển của Công tygiai đoạn 2020-2030 - 563.2 Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty 57
3.2.1 Tiết kiệm chỉ phí, nâng cao lợi nhuận để tăng các chỉ tiêu sinh lời 573.2.2 Quản lý tốt hàng tồn kho :-2¿©5£+2++Sk+EEtEEE£EEEEEEEEEErrkerkerkerree 59
3.2.3 Quan lý tốt các khoản phải thu - 2-2 2© 2E£2EE+EE+EE£2E2EE+Exerxerxez 633.3.4 Quản lý tốt khoản mục vốn bang tiền -2- 5¿c+¿©5++cxz+cxe2 65
KẾT LUẬN 2-5£©5<22S 2E2E21122127171121121111112112111111111 111111111 erre 67DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO cceccsscssesssessessesssessessecsecssesseesessssneeseeseess 68
Trang 4DANH MỤC BANG BIEU
Bảng 2.1: Co sở vật chất kỹ thuật của Công ty -¿- 2 ©5¿25£+2xczxtzErreerxerrcree 27
Bang 2.2 Phan tích kha năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2017-2019 29
Bang 2.3 Cơ cau nợ ngắn hạn của Công ty giai đoạn 2017-2019 30Bảng 2.4 So sánh khả năng thanh toán của Công ty với các số liệu kế hoạch và
trung bình nganh giai đoạn 2017-20 119 c 2c 3231311311111 1111k ekrrey 32
Bảng 2.5 Phân tích cau trúc tài chính của Công ty giai đoạn 2017-2019 33Bảng 2.6 So sánh các chỉ tiêu về cấu trúc tài chính của Công ty với TB ngành và
Bảng 2.11 Phân tích Chi tiết hàng tồn kho của Công ty . ¿-5¿+=5+ 41
Bảng 2.12 So sánh tốc độ luân chuyên hàng tồn kho của Công ty với số liệu kế
hoach va NsS:r 0 42
Bảng 2.13 Chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty - 44
Bảng 2.14 So sánh tốc độ luân chuyên các khoản phải thu của Công ty với số kế
hoach va N5 07 45 Bảng 2.15 Phân tích khả năng sinh lời của Công ty giai đoạn 2017-2019 46
Bang 2.16 So sánh chỉ tiêu sinh lời của Công ty với kế hoạch va TB ngành 48Bang 2.17 Phân tích cơ cấu VŒSH 2 2S SESE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrree 50Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kế hoạch trong các năm tới : 2 s¿2c+zs++c++ 57
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
BCTC Báo cáo tài chính
CDKT Cân đối kế toán
LNST Lợi nhuận sau thuế
LNTT Lợi nhuận trước thuế
TCDN Tai chinh doanh nghiép
Trang 6LỜI MỞ ĐẦUNền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyền đổi theo hướng kinh tế thitrường, mở cửa hội nhập kinh tế khu vực cũng như toan cầu: tham gia tích cực vàocác tô chức quốc tế như WTO, APEC, AFTA, TPP và ký nhiều hiệp định songphương và đa phương Hệ thống doanh nghiệp không ngừng đổi mới và phát triển
theo hướng đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp và hình thức sở hữu Hội nhập
kinh tế ngày càng diễn ra sâu và rộng hơn, quy luật sinh tồn và đào thải ngày càng
tỏ rõ sức mạnh trong cuộc cạnh tranh dữ dội dé tồn tại và phát triển của các doanhnghiệp Nếu như không sự chuẩn bị và nâng cao năng lực với tầm nhìn dài hạn, sẽrất nhiều doanh nghiệp Việt sẽ đuối sức khi bơi ra biển lớn, nhất là khi sự bao bọc
từ các chính sách hỗ trợ của chính phủ yếu dần và không còn nữa Từ đó đặt ra yêu
cầu cấp thiết đối với nhà quản lý, quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là quản trị tài
chính doanh nghiệp cần hiểu biết và có kiến thức cơ bản về phân tích tài chínhdoanh nghiệp dé có thé phân tích, có những đánh giá đúng đắn hoạt động, hiệu quakinh tế của doanh nghiệp theo hệ thống chỉ tiêu kinh tế tài chính phù hợp Dé thôngqua đó chủ doanh nghiệp biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình, biết
được điểm mạnh, yếu dé đưa ra các quyết định kịp thời, chính xác Đối với các đối
tượng khác quan tâm tới doanh nghiệp như: cổ đông hiện tại, cán bộ công nhân
viên, nhà nước, nhà phân tích tài chính.v.v thông qua các thông tin tài chính sẽ đưa
ra các quyết định với mục đích khác nhau
Ngành xây dựng cũng không nằm ngoài xu thế đó, với tốc độ tăng trưởngnhanh và 6n định đang thu hút đầu tư mạnh của các doanh nghiệp nước ngoài vớilợi thế vốn và công nghệ Điều này một mặt sẽ nâng cao sự cạnh tranh trong ngành,
từ đó thúc đây sự phát triển chung của ngành, mặt khác tạo áp lực cạnh tranh rất lớnđối với các doanh nghiệp trong nước
Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng và Dich vụ Thương mại TuấnLinh đang trên đà phát triển mạnh mẽ và được nhiều nhà đầu tư quan tâm cũng như
các đối thủ cạnh tranh.v.v Trong bối cảnh đó việc phân tích tài chính của Công ty
là một việc làm cần thiết đối với nhà quản trị Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xâydựng và Dịch vụ Thương mại Tuấn Linh, cũng như các nhà đầu tư cần năm đượcnhững thông tin hữu ích cho các quyết định đầu tư của mình Tuy nhiên bên cạnh
Trang 7đó, thời gian qua tình hình tài chính của Công ty chưa được tốt, các chỉ tiêu sinh lời
còn thấp, thời gian vòng quay hàng tồn kho còn lớn, khả năng thanh toán có dấu
hiệu giảm.
Từ những lý do trên, đề tài “Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổphan Tw vấn Đầu tư Xây dung và Dịch vụ Thương mại Tuần Linh” được chon gópphần đáp ứng đòi hỏi trên
Ngoài Lời mở đầu, kết luận, danh mục tir viết tắt và danh mục tài liệu tham
khảo, chuyên đề gồm 3 chương chính:
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VE TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀBIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 2: TINH HÌNH TÀI CHÍNH CUA CÔNG TY CO PHAN TƯVAN DAU TƯ XÂY DỰNG VA DỊCH VỤ THUONG MẠI TUẦN LINH
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CO PHAN TU VAN ĐẦU TƯ XÂY DUNG VÀ DỊCH VỤ THƯƠNGMẠI TUẦN LINH
Trang 8CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VE TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VA
BIEN PHAP CAI THIEN TINH HÌNH TÀI CHÍNH CUA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát chung về tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khát niệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là 1 khâu trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thitrường, là 1 phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng
hóa tiền tệ, tính chất và mức độ phát triển của tài chính doanh nghiệp cũng phụ
thuộc vào tính chất và nhịp độ phát trién của nền kinh tế hàng hóa
Theo Lưu Thị Huong, Vũ Huy Dao (2013): “Tai chính doanh nghiệp là các
quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị nảy sinh gan liền với việc tạo lập, sử dụng cácquỹ tiên tệ cua doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh ”
Trong nền kinh tế thị trường, tài chính doanh nghiệp được đặc trưng bang
những nội dung chủ yêu sau đây:
Một là, tài chính doanh nghiệp phan ánh những luồng chuyên dich giá trịtrong nền kinh tế Luéng chuyên dịch đó là sự vận động của các nguồn tài chính gắnliền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đó là sự vận động của
các nguồn tài chính được diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp dé tiến hành quá trình
sản xuất kinh doanh và được diễn ra giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nướcthông qua việc nộp thuế cho Nhà nước hoặc tài trợ tài chính; giữa doanh nghiệp với
thị trường: thi trường hàng hóa — dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài
chính trong việc cung ứng các yếu tô sản xuất (đầu vào) cũng như bán hàng hóa,
dịch vụ (đầu ra) của quá trình sản xuất kinh doanh
Hai là, sự vận động của các nguồn tài chính doanh nghiệp không phải diễn ra
1 cách hỗn loạn ma nó được hòa nhập vào chu trình kinh tế của nền kinh tế thịtrường Đó là sự vận động chuyền hóa từ các nguồn tài chính hình thành nên cácquỹ, hoặc vốn kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại Sự chuyên hóa qua lại đóđược điều chỉnh bằng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nhằm tạo lập và
sử dụng các quỹ tiền tệ phục vụ cho các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.1.2 Các chỉ tiêu danh gia tình hình tài chính của doanh nghiệp
Trang 91.1.2.1 Nguồn thông tin dùng để đánh giá và phương pháp đánh giá
a) Nguồn thông tin đánh giá
Thông tin tài chính
Thông tin tài chính chủ yếu thu thập từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp,bao gồm:
Bảng cân đối kế toán mô tả tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại mộtthời điểm nhất định nào đó Thông thường, Bảng cân đối kế toán được trình bày
dưới dạng cân đối số dư các tài khoản kế toán: Một bên phản ánh tài sản, một bênphản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp Bên tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tàisản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanhnghiệp bao gồm tai sản có định và tài sản lưu động, bên nguồn vốn phan ánh số vốn
dé hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo đó là vốn
của chủ và các khoản nợ.
Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp thông tin không kém phần quan trọngtrong phân tích tài chính doanh nghiệp Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo Kết
quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp
trong tương lai Báo cáo kết quả kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh
thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ; so sánh tổng chi phí phát
sinh với số tiền thực xuất quỹ dé vận hành doanh nghiệp Trên cơ sở doanh thu vachi phi, có thé xác định kết quả kinh doanh lỗ hay lãi trong năm Như vậy, báo cáo
Kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất- kinh doanh, phản ánh tình
hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Nó cung cấp những
thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động,
kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tong hợp phan ánh việc hìnhthành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Phân tích
báo cáo lưu chuyền tiền tệ sẽ cho thấy tiền tệ của doanh nghiệp sinh ra từ đâu và sử
dụng vào những mục đích gì, từ đó, dự đoán được lượng tiền trong tương lai củadoanh nghiệp, nam được năng lực thanh toán hiện tại Đồng thời thấy được quan hệgiữa lỗ, lãi ròng với luồng tiền tệ cũng như hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư
Trang 10và hoạt động tài chính ảnh hưởng tới mức độ nào, làm tăng hay giảm tiền tệ.
Thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo kế toán tài chính tổng quátnhằm mục đích giải trình và bố sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạtđộng sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo,
mà chưa được trình bày chỉ tiết, đầy đủ trong báo cáo tài chính khác
Thông tin phi tài chính
Trong những thông tin phi tài chính, cần lưu ý thu thập những thông tinchung (thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sáchthuế, lãi suất), thông tin về ngành kinh doanh (thông tin liên quan đến vị trí củangành trong nền kinh tế, cơ câu ngành, các sản phẩm của ngành, tình trạng côngnghệ, thị phần ) và các thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp (các
thông tin mà các doanh nghiệp phải báo cáo cho các cơ quan quản lý như: tình hình
quản lý, kiểm toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp )
b) Phương pháp đánh gia
Phương pháp so sảnh
Phương pháp so sánh là phương pháp truyền thống được sử dụng phổ biếntrong phân tích tài chính để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phântích Vì vậy, để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải
đảm bảo các điều kiện đồng bộ dé có thé so sánh được các chỉ tiêu tài chính như sự
thống nhất về không gian, thời gian, nội dung phân tích, đơn vị tính toán
- So sánh giữa số thực hiện kì này với số thực hiện kì trước dé thấy rd xu
hướng thay đổi về tài chính của Doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính
được cải thiện hay xấu đi như thế nào
- So sánh giữa số kế hoạch và số thực hiện để thấy rõ mức độ phan đấu của
Doanh nghiệp.
- So sánh giữa thực hiện kì này với mức trung bình của ngành dé thấy tình
hình tài chính của Doanh nghiệp đang ở tình trạng tốt hay xấu so với toàn
ngành.
- So sánh theo chiều doc dé thay được tỷ trong của từng số ở mỗi bản báo cáo
và qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại mục, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc so sánh.
Trang 11- So sánh theo chiều ngang dé thấy sự biến động về cả số tuyệt đối và số tương
đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp
Phương pháp phân tổ
Moi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thé chi tiết theo những hướngkhác nhau Thông thường trong phân tích, phương pháp phân tổ được thực hiện
theo những hướng sau:
+ Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Mọi kết quả kinh doanh biểu
hiện trên các chỉ tiêu đều bao gồm nhiều bộ phận Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộphận cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trongviệc đánh giá chính xác kết quả đạt được Với ý nghĩa đó, phương pháp chỉ tiết theo
bộ phận cấu thành được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt kết quả kinh
doanh.
Trong phân tích kết quả kinh doanh nói chung, chỉ tiêu giá trị sản lượng (hay giá trịdịch vụ trong xây lắp, trong vận tải, du lịch ) thường được chỉ tiết theo các bộphận có ý nghĩa kinh tế khác nhau
+ Chỉ tiết theo thời gian: kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của mộtquá trình Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thựchiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đều Chi tiết
theo thời gian sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát, đúng và
tìm được các giải pháp có hiệu lực cho công việc kinh doanh Tuỳ đặc tính của quá
trình kinh doanh, tuỳ nội dung kinh tế của chỉ tiêu phân tích và tuỳ mục đích phântích, khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian cần chỉ tiết khác nhau và chỉ tiêu
khác nhau phải chỉ tiết.
+ Chỉ tiết theo địa điểm kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là docác bộ phận, các phân xưởng, đội, tổ sản xuất kinh doanh thực hiện Bởi vậy,
phương pháp này thường được ứng dụng rộng rãi trong phân tích tài chính.
Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tàichính trong các quan hệ tài chính Sự biến đổi các tỷ lệ là sự biến đổi các đại lượngtài chính Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu cần phải xác định được các
Trang 12ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên
cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các ty lệ tài chính được phân thành
các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt
động của doanh nghiệp Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về
cơ cấu vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng
sinh lời.
Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của
hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích,
người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau dé phục vu mục tiêu phân
tích của mình.
Phương pháp phân tích nhân tổ
* Phương pháp thay thé liên hoànTheo Lê Thị Xuân (2015), “Phương pháp thay thế liên hoàn là phương phápxác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêuphân tích Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm các bước sau:
- Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phântích so với kỳ gốc
- Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tổ với chỉ tiêu phân tích và sắpxếp các nhân tổ theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chat
- Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự
sắp xếp ở bước 2
- Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phântích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước (lầntrước của nhân tô đầu tiên là so với gốc) ta được mức ảnh hưởng của nhân tô mới vàtong đại số của các nhân tô được xác định băng đối tượng phân tích”
* Phương pháp tinh số chênh lệchTheo Lê Thị Xuân (2015), “Phương pháp tính số chênh lệch là một dạng đặcbiệt của phương pháp thay thế liên hoàn, nhằm phân tích nhân tổ thuận, ảnh hưởng
đên sự biên động của các chỉ tiêu kinh tê.
Trang 13Là dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, nên phương pháp tính
số chênh lệch tôn trong day đủ nội dung các bước tiến hành của phương pháp liênhoàn Chúng chỉ khác ở chỗ là khi xác định các nhân tổ ảnh hưởng đơn giản hơn,chỉ việc nhóm các số hạng và tính chênh lệch các nhân tố sẽ ảnh hưởng cho ta mức
độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích Như vậy phương pháp sốchênh lệch chỉ được áp dụng trong trường hợp các nhân tô có quan hệ với chỉ tiêu
bằng tích số va cũng có thé áp dụng trong trường hợp các nhân tố có quan hệ với
chỉ tiêu băng thương số”
Phương pháp Dupont
Dupont là tên của một nhà quản trị người Pháp tham gia kinh doanh ở Mỹ,
Dupont đã chỉ ra mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trên phương diện
chỉ phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn Với phương pháp này, các nhà phân tích
tài chính sẽ nhận biết được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tốt, xấu trong hoạt
động của Doanh nghiệp qua việc phân tích:
LNST LNST , DT.
ROA =—_ = * —- = ROS * TAT
TS DT TS
Trong đó:
ROA: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ROS: tỷ suất lợi nhuận doanh thu
TAT: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
> Với cách tính này, có thể thấy được khả năng sinh lợi của đồng vốn doanh
nghiệp bỏ ra chịu ảnh hưởng bởi khả năng sinh lợi từ hoạt động bán hàng và công tác quản lý tài sản của doanh nghiệp.
Trang 14khoản nợ đến hạn thì các chủ ngân hàng, các tổ chức tín dụng yên tâm cho doanhnghiệp vay vốn đề hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Tai sản ngăn han
Hệ sô khả năng thanh toán nợ ngăn hạn = Nơ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn
hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn
được trang trải băng các tài sản có thê chuyên thành tiền trong một giai đoạn tương
đương với thời hạn của các khoản nợ đó.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Tién+DTTC ngăn hạn+phải thu ngắn hạn
Nợ ngan han
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng trả các khoản nợ ngắnhạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ Hệ sỐ này cao là tốt cho khả năng
thanh toán của doanh nghiệp, nhưng nếu qua cao có thé do tỷ trọng các khoản phảithu trong tổng TSNH quá lớn, điều chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng
nhiều vốn hoặc có thể do doanh nghiệp đang duy trì một mức dự trữ ngân quỹ
không hợp lý.
- Hệ số khả năng thanh toán ngay
Tiền +ÐTTC ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán ngay = Nợ ngắn hạn
Nợ đến hạn ở đây bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đến
hạn trả Tuy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà các doanh
nghiệp có hệ số khả năng thanh toán tức thời hợp lý khác nhau Tuy nhiên nếu hệ sốnày quá thấp thì các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán, còn nếu hệ
số này quá cao có thê do tiền của doanh nghiệp bị ứ đọng quá nhiều, vòng quay tiền
chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cầu tài chính
Trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp thì các nhà quản lý thường
mong muốn đạt tới co cầu vốn và nguồn vốn tối ưu dé sử dụng vốn và nguồn vốn cóhiệu quả nhất Nhưng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp thì cơ cấu nàyluôn bị thay đổi, phá vỡ do tình hình đầu tư
9
Trang 15Nợ phải trả
Hệ số này phản ánh trong một đồng vốn doanh nghiệp đang sử dụng thì cóbao nhiêu đồng là vốn vay Thông thường các chủ nợ thích hệ số này vừa phải vì hệ
số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp
bị phá sản Trong khi đó các chủ doanh nghiệp lại ưa thích hệ số này cao vì họmuốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp Song,nếu hệ số nợ quá cao, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trang mat khả năng thanh toán
Hệ số này cao hay thấp cũng tuỳ thuộc vào lãi suất vì phải đảm bảo một chi phí tài
chính phù hợp.
- Hés6 vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu
Hệ sô von chu sở hữu =—————————_ = | — Hệ sô nợ
Tong nguon von
Hệ số vốn chủ sở hữu phan ánh trong nguồn vốn doanh nghiệp dang sử dungthì số vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng là bao nhiêu, thê hiện mức độ hoạt động độc
lập về tài chính của doanh nghiệp hay mức độ tự tài trợ của chủ doanh nghiệp đối
với nguồn vốn kinh doanh của mình Các chủ nợ thường quan tâm đến hệ số này khiquyết định cho vay, vì nó thể hiện mức độ đảm bảo cho các khoản nợ của doanh
DN lâm vào tình trạng kinh doanh thua lỗ.
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động
Các hệ số về khả năng hoạt động được sử dụng dé đánh giá hiệu quả sử dụng
tài sản của doanh nghiệp Vốn của doanh nghiệp được dùng đề đầu tư cho các loại
tài sản khác nhau như TSDH, TSNH Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm
10
Trang 16tới việc đo lường hiệu quả sử dụng sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng tới hiệu
qua sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp
- Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình
Doanh thu thuần
Vipt = Gao Thoản phai thu binh quan
Ky thu tiền bình quân = (Cac khoản phải thu BQ) X (Sẽ ngày trong kỹ phải thu)
Doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thu đo lường mức độ đầu tư vào các khoản phảithu để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết cho DN, qua đó có thé đánh giá hiệu
quả của một chính sách đầu tư của DN
Kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong
thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày Các khoản phải thu lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại của
doanh nghiệp và các khoản trả trước.
- Vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Giả vốn hàng bản
Vụ = Hang ton kho BQ
(Hang ton kho BQ)X (56 ngày trong kỳ phải thu)
K Giá vốn hang bán
Vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho luân chuyền bình
quân trong một kỳ.
Số ngày của môt vòng hàng tồn kho là khoản thời gian từ khi doanh nghiệp
bỏ tiền mua nguyên vật liệu đến khi sản xuất xong sản phẩm, ké cả thời gian hàng
lưu kho.
- Hiệu suât sử dụng tông tài sản
DT väTN khác
Hiệu suât sử dụng tông tài sản = Tổng TS BQ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu và thu nhập khác Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng tôngtài sản của doanh nghiệp càng tốt
- Hiệu suất sử dụng TSCD
11
Trang 17DT thuần
TSCD BO
Hiéu suat str dung TSCD =
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng TSCD trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng TSCD của doanh
nghiệp càng tốt.
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất
- kinh doanh và hiệu năng quản lý DN.
Lợi nhuận
2 K A _ eee of.
Ty suat lợi nhuận doanh thu = Doanh thu X 100%
Chỉ tiêu này phan ánh số lợi nhuận có được trong một trăm đồng doanh thu.Lợi nhuận có thể là lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế hoặc lợinhuận sau thuế Tương ứng với lợi nhuận, doanh thu có thể là doanh thu thuần,
doanh thu từ hoạt động kinh doanh, hoặc doanh thu và thu nhập khác Chỉ tiêu này
đánh giá hoạt động kinh doanh của cả doanh nghiệp là tốt hay không? Thông
thường trong phân tích hay sử dụng 2 chỉ tiêu sau
- Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
LN
ROE = Vấn csi bình quân ~ "007
LN có thé là LNTT hoặc LNST, thông thường hay sử dung LNST Chi tiêunày phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệtquan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp Tuy nhiên, việc phân
tích chỉ tiêu này phải được kết hợp với việc đánh giá tổng nguồn vốn, tỷ trọng vốn
chủ sở hữu trên tong nguồn của doanh nghiệp Bởi vì nếu doanh nghiệp có ROE cao
là do lượng vốn chủ sở hữu bỏ vào sản xuất kinh doanh thấp, chủ yéu sử dụng vốnvay thì tức là phần lớn lợi nhuận của doanh nghiệp được tạo ra bởi vốn của các chủ
nợ, đồng nghĩa với việc chủ sở hữu được lợi lớn hơn (bỏ ít vốn mà vẫn giữ quyềnkiểm soát doanh nghiệp) còn các chủ nợ có thể gặp rủi ro mất vốn khi hoạt động
kinh doanh không thuận lợi.
- Khả năng sinh lời tong tài san (ROA)
LN
ROA =—————— X 100%
Tổng tải sản BQ
12
Trang 18Tỷ suất lợi nhuận trên tông tài sản phản ánh cứ một trăm đồng tài sản hiện có
trong DN mang lại bao nhiêu đồng LN LN có thé là LNTT hoặc LNST, thông
thường hay sử dụng LNST.
Ngoài ra khi phân tích, còn hay dùng chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận trước thuếđiều chỉnh trên tổng tài sản
LNTT+CPLV
Ty suất lợi nhuận trước thuế điều chỉnh trên tổng tai san = X 100%:Téng taisan BQ
Chi tiêu nay do lưởng kha năng sinh lời của tai sản, nhưng loại trừ tac động
của thuế TNDN và cơ cấu vốn
Tuy nhiên đối với mỗi doanh nghiệp khác nhau, tại từng thời điểm khác nhau
thì việc xác định nội dung phân tích tài chính là khác nhau, nội dụng phân tích tài
chính cũng nên chú trọng vào các mặt còn hạn chế của doanh nghiệp mình để từ đó
đưa ra được giải pháp khắc phục Người làm công tác phân tích cần xác định rõ mục
tiêu sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ của đơn vị mình để lựa chọn nội dungphân tích tài chính cho phù hợp, đảm bảo mang lại hiệu quả cao thúc day doanhnghiệp phát triển
Như vậy, phân tích tài chính là một đòi hỏi không thê thiếu được trong hoạt
động quản trị kinh doanh của một doanh nghiệp Thông qua việc phân tích tình hình
tài chính để tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trong hoạt
động sản xuất kinh doanh Từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình
hình của doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai.
1.2 Các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.2.1 Mục tiêu của các biện pháp cai thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp
Mục tiêu hoạt động chính của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, an toànvốn và tăng trưởng bền vững Do đó, mục tiêu của cải thiện tình hình tài chính củadoanh nghiệp chính là cải thiện tình hình nguồn vốn, sử dụng vốn một cách có hiệuquả nhất nhằm đạt được mục tiêu nói trên Cụ thé như sau: Phải đảm bảo đủ vốnkinh doanh với chi phí hợp lý: Các doanh nghiệp muốn tiến hành kinh doanh thì
trước hết phải có đủ vốn, hay đủ tiềm lực tài chính để duy trì và phát triển Quy mô
vốn sẽ quyết định quy mô hoạt động kinh doanh, năng lực thanh toán, năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp Cải thiện tình hình tài chính phải hướng đến việc xác định
13
Trang 19chính xác nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh, phát triển được hình
thức huy động vốn phong phú, phù hợp để có thể tập trung vốn kịp thời, đủ thỏamãn nhu cầu kinh doanh hiệu quả
Phải sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp hợp lý, hiệu quả và an toàn:
Sử dụng vốn có hiệu quả tức là phải tạo ra lợi nhuận cao, doanh nghiệp phải tăngthu nhập, tiết giảm chỉ phí, do đó:
+ Cải thiện tình hình tài chính phải hướng đến giảm thấp chỉ phí sử dụng vốncho doanh nghiệp, sử dung được các nguồn có chi phí thấp, tiết kiệm các chi phí
ngoài lãi, chi phí quản lý
+ Cải thiện tình hình tài chính bao gồm các biện pháp tăng doanh thu, từ đótăng lợi nhuận, bởi nếu thu xếp được nguồn vốn hợp lý nhưng không đưa được vốn
vào kinh doanh, tạo ra doanh thu thì không tạo ra được lợi nhuận.
+ Cải thiện tình hình tài chính nhằm phòng ngừa và hạn chế khả năng xuấthiện các rủi ro, các khoản nợ khó đòi, tình trạng mat khả năng thanh toán của doanh
nghiệp.
+ An toàn vốn là vốn kinh doanh của doanh nghiệp được bảo toàn và ngày
càng tăng trưởng Vốn giúp doanh nghiệp chống đỡ rủi ro, đảm bảo an toàn hoạtđộng kinh doanh Vốn lớn sẽ tạo được uy tín lớn cho doanh nghiệp trên thị trường,tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và phát triển
thị trường Vì vậy, Cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp phải đặt vấn đề antoàn vốn là mục tiêu hàng đầu Doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp déphòng ngừa, han chế đến mức thấp nhất những rủi ro, tôn that
1.2.2 Các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.2.2.1 Biện pháp từ phía trong doanh nghiệp
Thứ nhất, về công tác huy động vốnTrong nên kinh tế thi trường, cơ hội huy động vốn phụ thuộc rất nhiều vào
uy tín của các DN Dé đảm bảo công tác huy động vốn được thuận lợi, DN cần lưu
ý một số nội dung sau: (i) Ưu tiên khai thác tối đa tiềm năng vốn từ nội bộ DN; đi)
Đa dạng các hình thức huy động von; (iii) Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinhdoanh và thực trạng vốn của mình để lựa chọn hình thức huy động vốn thích hop;(iv) Chỉ huy động vốn theo những hình thức được pháp luật cho phép Hiện nay,
14
Trang 20DN có thé huy động vốn từ các nguồn: Nguồn vốn bên trong DN và nguồn vốn bên
ngoài DN.
Đối với nguồn vốn bên trong DN, phải sử dụng tốt hơn tài sản cô định, huyđộng toàn bộ tài sản có định hiện có vào sản xuất kinh doanh Với những tài sảnkhông còn phù hợp, không cần dùng, chưa cần dùng cần tiến hành thanh lý,nhượng bán ngay dé đưa “vốn chết” vào luân chuyền
Đối với nguồn vốn bên ngoài DN, phải bảo toàn và tăng tỷ lệ tích lũy từ lợi
nhuận của Công ty Dé tăng tỷ lệ tích lũy, cần có sự đồng thuận của các cô đông déquyết định mức tỷ lệ lợi nhuận mà không gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý nhà dau tư
Mặt khác, DN cần khai thác triệt dé các nguồn vốn hiện có, đồng thời phải sửdụng linh hoạt các nguồn vốn và quỹ theo nguyên tắc có hiệu quả và có hoàn trả.Khi nguồn vốn từ bên trong DN không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh thì DN phải tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài cả trongngắn hạn và dai hạn Huy động vốn ngắn hạn: Tín dụng thương mai, vay ngắn hạncác DN khác, vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tài chính, vay vốn và nhậnvốn góp của cán bộ công nhân viên trong DN Huy động vốn dài hạn: Vay có kỳ
hạn, thuê mua trả góp
Thứ hai, về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
* Khái nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn:
Dé đánh giá trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của một doanhnghiệp, người ta sử dụng thước đo là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp đó Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai giác độ: hiệu quả
kinh tế và hiệu quả xã hội Trong phạm vi quản lý doanh nghiệp, người ta chủ yếu
quan tâm đến hiệu quả kinh tế Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sửdụng các nguồn lực của doanh nghiệp dé dat được kết quả cao nhất với chi phí hop
lý nhất Do vậy các nguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp có tácđộng rat lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vi thế, việc nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối với
doanh nghiệp Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp ta thấy được hiệu quả hoạtđộng kinh doanh nói chung và quản lý sử dụng vốn nói riêng
15
Trang 21Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh
trình độ khai thác, sử dung và quan lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tôi đanhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của vốn chủ
sở hữu.
Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hóa thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khảnăng hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển von Nó phản ánh quan hệ
giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ
hay cụ thé là mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra dé thực hiênnhiệm vụ sản xuất kinh doanh Kết quả thu được càng cao so với chi phí vốn bỏ rathì hiệu quả sử dụng vốn càng cao
* Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốnTăng cường đổi mới máy móc thiết bị, phát huy tối đa công suất máy mócthiết bị: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc đầu tư mua sắm tàisản có định đúng hướng, đúng mục dich, sử dụng có hiệu quả vô cùng quan trọngtrong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn cô định nói riêng Đồngthời, việc đầu tư đúng mục đích sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động và chấtlượng sản phẩm, hạ thấp chi phí nguyên vật liệu và chống được hao mòn vô hình dotiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra, từ đó góp phan gia tăng uy tin cho sản pham và
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Cùng với việc đổi mới máy
móc thiết bị, Doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp khấu hao thích hop, nhamnhanh thu hồi vốn và hạn chế hao mòn vô hình, đồng thời đảm bảo giá thành không
được cao quá Ngoài ra, việc tổ chức lao động khoa học, sử dụng thích hợp các đội
chuyên môn hóa hoặc các đội tổng hợp, cũng như sử dụng đúng đắn các đòn bâykích thích kinh tế cũng có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Thứ ba, về nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý vốnViệc đầu tư cho đội ngũ cán bộ quản lý sẽ đem lại tỷ suất lợi nhuận và hiệuquả xã hội cao hơn so với đầu tư vào các ngành kinh tế khác nên đội ngũ này đòi
hỏi phải được dao tạo tốt hon dé có kiến thức vững vàng và có khả năng lao động
sáng tạo Lao động của cán bộ quản lý là một trong những loại lao động bậc cao,
do vậy cần phải tuyển dụng chọn lọc, đào tạo chu đáo và có chế độ đãi ngộ tương
xứng, thỏa đáng.
16
Trang 22Thứ tu, Ké hoạch kinh doanh rõ ràng
Một kế hoạch kinh doanh được xây dựng sẽ giúp doanh nghiệp xác địnhđược vị thế hiện tại và sự phát triển trong vai năm tới Kế hoạch sẽ trình bày chi tiếtcách ban quản lý tài chính cho doanh nghiệp và các chi phí cần thiết cùng nguồnsốc của các chi phí này Kế hoạch kinh doanh là một tài liệu băng văn bản mô tả
doanh nghiệp và:
Mục tiêu của nó
Chiến lược của nó
Thị trường nó ở
Dự báo tài chính của nó
Nó có nhiều chức năng, từ đảm bảo nguồn vốn bên ngoài đến đo lường thành
công trong doanh nghiệp.
Thứ năm, thưởng xuyên theo dõi tình hình tài chính
Doanh nghiệp nên thường xuyên theo dõi tiến trình hoạt động kinh doanh.Mỗi ngày cần nắm được thông tin về số tiền ngân hàng, doanh số, giá trị cổ phiếu.Doanh nghiệp cũng cần xem lại kết quả của mình so với mục tiêu được đặt ra trong
kế hoạch kinh doanh hàng tháng
Thứ sáu, Đảm bảo khách hàng thanh toán đúng hạn
Các doanh nghiệp có thé gặp phải vấn đề lớn khi khách hàng thanh toán
không đúng hạn Để giảm thiểu rủi ro khách hàng thanh toán chậm hoặc khôngthanh toán, doanh nghiệp nên làm rõ các điều khoản và điều kiện tín dụng ngay từ
ban đầu Nên nhanh chóng xuất các hóa đơn và đảm bảo các nội dung luôn rõ ràng
và chính xác Sử dụng hệ thống quản lý tín dụng trên máy tính sẽ giúp theo dõi tài
khoản của khách hàng.
Thứ bay, Cập nhật thường xuyên các số sách kế toánNếu số sách của doanh nghiệp không được cập nhật, doanh nghiệp có thégặp rủi ro mat tiền do không theo dõi kịp thời các khoản thanh toán trễ hạn củakhách hàng hoặc không biết thời hạn nào phải trả tiền cho nhà cung cấp Sử dụngmột hệ thống lưu giữ số sách tốt sẽ giúp theo dõi chi phí, các khoản nợ và khoảnphải thu, kinh phí bổ sung và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí kế toán
Thứ tám, Kiểm soát tôn kho
17
Trang 23Kiểm soát tồn kho hiệu quả nhằm đảm bảo doanh nghiệp có số lượng ton
kho có sẵn vào đúng thời điểm để nguồn vốn không bị ràng buộc một cách khôngcần thiết Doanh nghiệp nên xây dựng các hệ thong dé theo dõi mức tồn kho - kiêmsoát được điều này cho phép giải phóng tiền mặt, đồng thời có sẵn lượng tồn kho
đó, cũng có khoảng 20% doanh nghiệp có nhu cầu nhưng chưa tiếp cận được nguồn
tín dụng Trong điều kiện hiện nay, bên cạnh một số cơ hội, doanh nghiệp phải đốimặt với nhiều khó khăn, thách thức về vốn, công nghệ, năng suất lao động, nguồnnhân lực có tay nghề
Tại hội nghị "Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập",đại diện VCCI cho rằng, giải pháp tài chính cho doanh nghiệp là thuế và tín dụng.Trong đó, thuế mang tính động lực cho doanh nghiệp đặt mục tiêu dé phat triển; còntín dụng giúp doanh nghiệp trực tiếp giải quyết những vướng mắc, tháo gỡ khó khăn
dé đưa doanh nghiệp đi lên Cả 2 giải pháp đều rat quan trọng và có tính quyết định
rất cao đến sự phát triển của mỗi doanh nghiệp thời mở cửa hội nhập
Những năm gần đây, nguồn tín dụng Nhà nước đã tạo động lực cho cácdoanh nghiệp cải cách và tăng trưởng rõ rệt Tín dụng chủ yếu tập trung vào lĩnhvực sản xuất, kinh doanh là động lực của tăng trưởng kinh tế, vào các lĩnh vực ưu
tiên theo chủ trương của Chính phủ, như: Tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng
21,41%; tín dụng công nghiệp và xây dựng tăng 9,91%; tín dụng thương mại và
dịch vụ tăng 16,57%; tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 15,57%; tíndụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 14,58%
Cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệpCung cách quan lý, quản trị doanh nghiệp còn có khiếm khuyết và bat cập,
thiếu minh bạch trong hoạt động tài chính, nên nhiều doanh nghiệp, đặc biệt làdoanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa thể thuyết phục các ngân hàng và các tổ chức tíndụng chấp nhận cung cấp tín dụng
18
Trang 24Mặt khác, nhiều doanh nghiệp vẫn còn khó khăn và loay hoay trong việc tiếpcận và triển khai các chương trình, chính sách cho vay của Nhà nước Công tác cảicách thủ tục hành chính và các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất,kinh doanh tại một số địa phương chưa đạt được hiệu quả cao, phần nào ảnh hưởngđến việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa
đáp ứng được điều kiện vay vốn do năng lực tài chính còn hạn chế, thiếu vốn đối
ứng; dự án, phương án sản xuất, kinh doanh thiếu khả thi, sản xuất tự phát, khảnăng hoàn vốn thấp Công tác hạch toán kế toán thiếu chuyên nghiệp, thông tin tàichính thiếu minh bạch, trong khi đó lại thiếu tài sản đảm bảo, hạn chế khả năng tiếpcận vốn tín dụng ngân hàng
Tuy nhiên, cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừacòn hạn chế, như: Chưa phát triển đồng bộ, vẫn đang trong quá trình xây dựng,hoàn thiện, một số cơ chế, chính sách còn chậm thay đổi so với tình hình thực tế;
một số cơ chế, chính sách tuy được ban hành nhưng vẫn còn chưa hoàn toàn khả thi;
năng lực tài chính của các định chế tài chính còn hạn chế, quy mô còn nhỏ
Hoàn thiện thủ tục cho vay
Cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách về hỗ trợ cho doanh nghiệptiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ các định chế tài chính Nhà nước Đồng thời,
hoàn thiện về cơ cau tô chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các định chế tàichính theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả; xây dựng cơ chế hỗ trợ cho doanhnghiệp theo hướng đơn giản hóa về thủ tục cho vay và điều kiện vay, tài sản bảođảm; tăng cường năng lực tài chính cho các định chế tài chính Nhà nước, qua đónâng cao khả năng hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp
Ngành ngân hàng sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt,phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác,nhằm kiểm soát lạm phát ở mức độ hợp lý, bảo đảm lãi suất và tỉ giá hoi đoái ônđịnh; tập trung thực hiện và triển khai đồng bộ các giải pháp theo đề án tái cơ cấu
hệ thống tổ chức tín dung và xử lý nợ xấu, góp phần khơi thông nguồn vốn tin dụngcho nền kinh tế; rà soát, hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện cho mọi thành phần
19
Trang 25kinh tế được mở rộng vay vốn theo năng lực kinh doanh và thực lực tài chính, đadạng các kênh, hình thức tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp.
Mặt khác, xây dựng định hướng tăng trưởng tín dụng hàng năm, có sự điềuchỉnh theo thực tế, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, nhằm đảm bảo cungứng đủ vốn cho nên kinh tế, góp phần đạt được mục tiêu về tăng trưởng kinh tế
Kết luận chương 1: Chương | của chuyên dé tập trung làm rõ những van đề
lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và các biện pháp cải
thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp Qua đó nêu bật được vai trò, ý nghĩa của
những chỉ tiêu đánh giá, cho thấy sự cần thiết phải phân tích tài chính doanh nghiệp
và cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp Đây là cơ sở lý luận cần thiết dé phântích tình hình tài chính của Công ty Cổ phan Tư van Đầu tư Xây dựng và Dịch vụThương mại Tuấn Linh ở chương 2
20
Trang 26CHƯƠNG 2: TINH HINH TÀI CHÍNH CUACONG TY CO PHAN TƯ VAN
ĐẦU TU XÂY DUNG VÀ DICH VU THUONG MẠI TUẦN LINH
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Tư vấn Dau tư Xây dựng và Dịch vụThương mại Tuấn Linh
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Một số thông tin về Công ty
Tên Công ty: CONG TY CO PHAN TƯ VAN ĐẦU TƯ XÂY DUNG VA
DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TUẦN LINH
Mã số thuế: 0105629860
Trụ sở chính: Số 5, ngách 39, ngõ 66, phố Tân Mai, Phường Tân Mai, Quận
Hoàng Mai, Hà Nội
Giám đốc: Âu Văn Tuan
Ngày bắt đầu hoạt động: 10/11/2011
Điện thoại: 0983407796
Ngành nghề kinh doanh:
- _ Xây dựng nhà các loại (Ngành chính);
- _ Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ;
- _ Xây dựng công trình công ích;
- _ Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác;
- Pha dỡ;
- Chuan bi mat bang;
- Lap dat hé thống điện;
- Lap đặt hệ thống xây dựng khác;
- Hoan thiện công trình xây dựng.
Công ty Cé phần Tư van Đầu tư Xây dựng va Dịch vụ Thương mai TuấnLinh được thành lập từ năm 2011, bởi ba thành viên cô đông có kinh nghiệmchuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng, thiết kế, giám sát Sau 9 năm thành lập,
Công ty đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh nghiệm và doanh thu
Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Thương mại TuấnLinh là một khối thống nhất, đoàn kết với phương thức quan lý va làm việc hiện dai,
21
Trang 27nhanh gọn, sáng tạo và hiệu quả Với đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân
lành nghề đã có nhiều kinh nghiệm làm tốt chỉ huy trưởng công trình, dự án lớn vớiquy mô và tính chất kỹ thuật phức tạp Công ty có lực lượng thiết bị máy móc,phương tiện kỹ thuật đa dạng về chủng loại, hiện đại tiên tiến về công nghệ đáp ứngđược yêu cau thi công xây lắp các loại công trình có quy mô lớn, đòi hỏi kỹ thuậtcao, có tính và điều kiện thi công phức tạp
Công ty không ngừng cải tiến công nghệ nâng cao năng suất sản xuất và chấtlượng sản phẩm với mục tiêu mở rộng thị trường ra các vùng miền, Công ty luôn nỗlực hoàn thiện chất lượng sản phẩm thông qua nâng cao năng suất lao động và cảitiến công nghệ sản xuất nhằm tiết kiệm nhân công và phát huy tối đa các nguồn lực.Lay khách hàng làm trọng tâm: Công ty cam kết phan đấu nhằm thỏa mãn tối da
nhu cầu của khách hàng, lay tín nhiệm của khách hang làm mục tiêu dé hoạt động
Công ty cam kết hoàn thành công việc đúng tiến độ và chất lượng Dù còn nhiềukhó khăn trong quá trình xây dựng và khăng định thương hiệu trên thương trườngnhưng với kinh nghiệm và năng lực đã được khang định và đối tác ghi nhận, Công
ty đã, đang và sẽ đột phá, đạt mức tăng trưởng vững chắc, xây dựng thương hiệuphát triển bền vững, luôn đáp ứng và thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng
Luôn lao động sáng tạo: Dé phát triển trong môi trường cạnh tranh, Công tychú trọng đến môi trường làm việc, luôn tạo ra môi trường làm việc tốt chuyên
nghiệp dé phát huy hết khả năng của mỗi cá nhân trong Công ty và có những chínhsách phù hợp với trong giai đoạn của phát triển
Với mọi hoạt động đều hướng tới sự thỏa mãn kỳ vọng của khách hàng Đểphục vụ yêu cầu của khách hàng, Công ty đã xây dựng và cam kết tuân thủ theo cácyêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, hệ thống quản lý chấtlượng giúp cho Công ty luôn luôn thấu hiểu các yêu cầu của khách hàng, đồng thời
có thể cung cấp dịch vụ và đáp ứng tối đa một cách linh hoạt nhất các yêu của
khách hàng.
Năng lực quản lý
Cùng với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, đoàn kết của toàn thể cán bộtrong Công ty, sáng tạo trong công việc Công ty đã áp dụng thành công hệ thôngquản lý theo tiêu chuan quốc tế ISO 9001 vào quá trình sản xuất kinh doanh, đã
22
Trang 28được tô chức W.Q.A của Vương quốc Anh thâm định, công nhận và cấp chứng chỉ
ISO 9001-2008 vào năm 2010.
Với chính sách phát triển của mình, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xâydựng và Dịch vụ Thương mại Tuấn Linh luôn đạt mục tiêu tiễn độ, chất lượng, antoàn trong xây dựng và sự tín nhiệm của khách hàng là nhân tố ưu tiên hàng đầu.Công ty không ngừng cải tiễn công nghệ nâng cao năng suất sản xuất và chất lượng
sản phẩm với mục tiêu mở rộng thi trường ra các vùng miền chúng tôi luôn nỗ lực
hoàn thiện chất lượng sản phẩm thông qua nâng cao năng suất lao động và cải tiễncông nghệ sản xuất nhằm tiết kiệm nhân công và phát huy tối đa các nguồn lực
2.1.2 Một số đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
* Chức năng:
- Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Thương mại Tuấn
Linh có chức năng và nhiệm vụ chính là kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận thông quahoạt động xây dựng công trình giao thông, dân dụng, mua bán thiết bị dùng trongxây dựng cho khách hàng trong và ngoài nước; thực hiện đầy đủ quyền lợi đối với
người lao động theo quy định của pháp luật, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
- Giữ vai trò chủ đạo tập trung, chi phối và liên kết các hoạt động của cácCông ty nhằm đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
- Kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng vốn, tài sản, chế độ chính sách điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty theo quy định của phápluật, Điều lệ tổ chức hoạt động của các Công ty va đơn vi phụ thuộc
- Tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành
nghề chính là đầu tư xây dựng.
* Nhiệm vụ:
Công ty có nhiệm vụ xây dựng các chiến lược phát triển để phù hợp với quy
mô và điều kiện của Công ty và không ngừng học hỏi nâng cao trình độ khoa họccông nghệ dé đưa Công ty ngày càng phát triển đáp ứng với nhu cầu của nền kinh tế
hiện nay.
Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định,
thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước.
23
Trang 29Thực hiện đúng theo chế độ báo cáo thống kê kế toán, báo cáo định kỳ theo
quy định của nhà nước Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước khi có yêu cầu
Bảo toàn và phát triển nguồn vốn, đánh giá khách quan và đúng đắn về hoạtđộng của Công ty hàng năm, công bố công khai về các thông tin và báo cáo tài
chính hàng năm của Công ty theo quy định của pháp luật.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách
nha nước theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm hoạt động kinh doanh:
Đặc điểm sản phẩm: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng và Dịch vụThương mại Tuấn Linh là một Công ty hoạt động với ngành nghề kinh doanh chủyêu là thi công xây dựng các công trình cầu đường bộ, các công trình dân dụng với
quy mô phức tạp mang tính chất đơn chiếc và thời gian kéo dài Có nhiều công trình
phải thi công nhiều năm với nguồn vốn đầu tư lớn
Do đặc điểm riêng của công trình là phải thi công ngoài trời nên chịu ảnhhưởng của điều kiện tự nhiên như thời tiết nên việc quản lý tài sản, công cụ dụng
cụ, vật tư các loại gặp nhiều khó khăn
Do ngành nghề kinh doanh này có những đặc điểm riêng biệt với các ngànhkhác như là thi công công trình kéo đài trong nhiều năm với những nguồn vốn lớn
và đội ngũ kỹ thuật đòi hỏi tay nghề cao nên không phải doanh nghiệp nào cũng có
thé tham gia vào lĩnh vực này Vì vậy các doanh nghiệp phải đủ sức mạnh về nguồnvốn và nhân lực thì mới có thể cạnh tranh và đứng vững trong lĩnh vực này
Về khách hàng của Công ty: phần lớn là các khách hàng tổ chức (Chiếm
khoảng 80% tổng số khách hàng) Một số khách hàng của Công ty như: Công ty Cổphan Kỹ thuật chiếu sáng Việt Nam, UBND phường Liễu Giai, Công ty Cổ phan
Công nghệ PTC
Về thị trường: Thị trường của Công ty trải rộng nhưng tập chung chủ yếu ở
Hà Nội và các tỉnh phía Bắc như: Sơn La, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng
Về đối thủ cạnh tranh: Việt Nam đang trên con đường phát triển nên nhu cầuxây dựng khá lớn, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng nhiêu.Trên địa bàn Hà Nội, có rất nhiều đối thủ lớn cạnh tranh với Công ty như: TổngCông ty xây dựng Hà Nội, Tổng Công ty Thăng Long, Công ty TNHH Xây dựng và
24
Trang 30Thương mại AB Pline, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Kiến trúc ĐạiAn Những đối thủ này cạnh tranh với Công ty cả về thị phần và công nghệ, do đómang lại phần nào khó khăn cho Công ty.
Đặc điểm các yếu tô đầu vào:
+ Công ty sử dụng rất nhiều nguyên vật liệu cho xây dựng, trong đó chủ yếu
là sắt, thép, xi măng, gạch Do đó Công ty đã thiết lập quan hệ làm ăn lâu dài với
rất nhiều nhà cung cấp như Công ty cô phần thép Hà Nội, Công ty TNHH thép
Hong Pháp, Công ty cổ phần Xi măng Sông Thao Các nguyên vật liệu thườngđược mua về kho của Công ty dự trữ, sau đó xuất đi các công trình Một số côngtrình ở xa thì Công ty mua NVL tại các nhà cung cấp gần đó và chuyên ngay đến
chân công trình.
+ Về lao động, Công ty sử dụng lao động sẵn có của mình Tuy nhiên khi
nhận nhiều công trình, Công ty thường thuê thêm lao động bên ngoài để đảm bảotiễn độ thi công
+ Về máy móc thi công, Công ty sẽ sử dụng luôn máy móc của mình, như
máy xúc, máy khoan, máy đảo.
* Quy trình sản xuất với công trình phức tap:
Tìm kiêm dự án
khác
Nghiệm thu bàn Tiến hành khởi
giao công thi công
Không trúng thâu
Duyệt dự toán thi
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật thi công)
Sơ đồ 2.1 Quy trình công nghệ sản xuất trong Công tyDiễn giải quy trình:
25
Trang 31Bước 1: Công ty tìm kiếm các thông tin đấu thầu trên các trang web, hoặc docác nhân viên kinh doanh tìm kiếm.
Bước 2: Công ty lập hồ sơ dự thầu, trong hồ sơ thé hiện đầy đủ năng lực của
Công ty.
Bước 3: Công ty tham gia đấu thầu công trình, hạng mục công trình NếuCông ty không trúng thầu thì sẽ tìm kiếm các dự án khác, nếu Công ty trúng thầu thìchuyên sang bước sau
Bước 4: Ký hợp đồng Đây là văn bản pháp lý thể hiện ràng buộc giữa các
bên.
Bước 5: Duyệt dự toán thi công, chuẩn bị vật tưTrước khi thi công, Công ty tiến hành mua sắm và chuẩn bị các yếu tố đầu
vào cần thiết, chuẩn bị nhân công, phương tiện thiết bị Theo kế hoạch đã được
duyệt thì các tô đội được giao các nhiệm vu cụ thể tiến hành hoạt động của mìnhtrên công trường Các tô đội chịu trách nhiệm cho phần công việc được giao, thựchiện đầy đủ các quy định nội quy của Công ty về an toàn lao động tại công trường
thi công.
Bước 6: Tiến hành thi công
Bước 7: Nghiệm thu, bàn g1ao
Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành, các tổ đội gửi báo cáo cho
công ty, dựa vào giá trúng thầu, đơn giá điều chỉnh theo quy định của nhà nước,quy định trong hợp đồng ký kết với chủ đầu tư, Công ty thực hiện bàn giao côngtrình, hạng mục công trình và tiến hành nghiệm thu cùng với chủ đầu tư Sau khi
nghiệm thu hoàn thành thì chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán tiền cho Công ty
theo như hợp đồng xây dựng ký kết
* Quy trình sản xuất với công trình dân dụngVới công trình dân dụng, chủ yếu là các công trình nhỏ, như xây nhà dân, thìkhông ty không cần tham gia dau thầu, hai bên sau khi thương thảo sẽ ký hợp đồng
xây dựng Sau đó Công ty cũng sẽ chuẩn bị vật tư, nhân công và tiễn hành thi công
Sau khi xong, hai bên sẽ nghiệm thu và thanh toán hợp đồng
Công ty sản xuất theo mô hình chuyên môn hóa với cơ cấu cụ thé là từng Độixây dựng Nó được thê hiện qua sơ đồ sau:
26
Trang 32Quản lý đội
Pho quan ly đội
Người thi công
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật thi công)
Sơ đồ2.2 Sơ đồ quản lý Đội xây dựng của Công ty
Công ty có đội thi công chính, ngoài ra Công ty còn có bộ phận phụ và phụ
trợ Đây là bộ phận không trực tiếp thi công nhưng hết sức cần thiết đảm bảo cho bộphận sản xuất chính diễn ra liên tục nhịp nhàng, không bị gián đoạn ách tắc Bộphận này gồm tô phục vụ, vận chuyền sửa chữa
Ngoài ra, Công ty có tổ chức thêm các xưởng sản xuất dé chủ động cung ứng
phục vụ cho các xí nghiệp Công ty có xưởng vật liệu, xưởng mộc, xưởng cơ khí và
đội lắp đặt điện nước.
Bảng 2.1: Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công tyTên tài sản Số lượng Giá trị còn lại
Trang 339 Máy trộn bê tông 10 116.400.000
10 Máy lọc nước 1 5.915.000
11 May vi tinh 1 20.574.760
12 Điện thoại di động 1 7.875.000
13 May photo coppy | 33.247.500
14 Máy Fax Canon | 8.482.500
Tổng 2.110.788.436
(Nguôn: Phòng Kỹ thuật thi công)
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
Công ty là một đơn vị xây lắp nên việc tổ chức bộ máy quản lý và công nhânlao động của Công ty chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của ngành xây lắp Công ty dựavào những tính chat, đặc điểm, nhiệm vụ mà Công ty đảm nhận, Công ty luôn luônquan tâm hoàn thiện tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả Tổ chức bộ máy của Công
ty thé hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy của Công ty xây dựng và phát triển nông thôn
Ban giám đôc gôm:
Phòng Tài vụ Phòng tổ chức Đội xây dựng Phòng kỹ thuật
tông hợp
Kế toán văn Kế toán đội Đội xây dựng Đội xây dựng
phòng xây dựng | 2
(Nguôn: Phòng Tổ chức)
- Ban giám đốc Công ty bao gồm một giám đốc và một phó giám đốc, chịu
trách nhiệm vê moi mặt hoạt động sản xuât kinh doanh, có quyên điêu hành moi
hoạt động của Công ty theo quy định được ban hành.
28
Trang 34- Phòng tài vụ: Thực hiện việc ghi chứng từ, xử lý các chứng từ, ghi số kếtoán, lập báo cáo kế toán, đảm bảo cung cấp số liệu về tình hình kinh tế, tài chínhdoanh nghiệp đầy đủ, kịp thời Đồng thời phong tài vụ có chức năng phân phối,giám sát các nguồn vốn đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Phòng tô chức hành chính có nhiệm vu theo dõi tổ chức, quản lý nhân lực
và cán bộ quản lý trong Công ty Đồng thời có nhiệm vụ phân phát tài liệu cho các
chức năng giúp đỡ giám đốc trong quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh
2.2 Tình hình tài chính Công ty Cổ phan Tư vấn Đầu tư Xây dựng và Dich vụ
Thương mại Tuấn Linh
2.2.1 Phân tích tình hình tài chính của Công ty qua các chỉ tiêu 2.2.1.1 Nhóm chỉ tiêu phan ánh kha năng thanh toán
Khả năng thanh toán là một chỉ tiêu quan trọng cho thấy khả năng phát triểnbền vững của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn về thanh toán có thé
dẫn đến nguy cơ phá san Do đó dé phân tích khả năng thanh toán của Công ty ta sẽ
lập bảng sau.
Bảng 2.2 Phân tích khả năng thanh toán của Công tygiai đoạn 2017-2019
Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2018/2017 2019/2018
2017 2018 2019 +/- % +/- %
1 Hệ số thanh toán | 1,170 1,098 1,109 | -0,072 | -6,15 0,011 1,00
nợ ngắn hạn (lần)
2 Hệ số thanh toán | 0,960 0,668 0,293 | -0,292 | -30,40 | -0,375 | -56,17nhanh (lần)
3 Hệ số thanh toán | 0,141 0,334 0,069 0,193 | 136,84 | -0,265 | -79,29ngay (lần)
(Nguôn: Tính toán từ BCTC của Công tygiai đoạn 2017-2019)
29
Trang 35Hình 2.1 Khả năng thanh toán của Công tygiai đoạn 2017-2019
1,4 1,2
0,8 0,6 0,4 0,2
Năm 2017 Năm 201 8 Năm 2019
m1 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (lần) 8 2 Hệ số thanh toán nhanh (lần)
m 3 Hệ số thanh toán ngay (lần)
(Nguôn: Tính toán từ BCTC của Công tygiai đoạn 2017-2019)
Trước khi phân tích, ta làm rõ cơ cau nợ ngăn han
Bang 2.3 Cơ cau nợ ngắn han của Công ty giai đoạn 2017-2019
Don vi: triệu đông
Nợ ngắn hạn | Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ
Trang 36(Nguồn: Tính toán từ BCTC của Công ty giai đoạn 2017-2019)
Nợ ngắn hạn của Công ty hình thành chủ yếu từ Vay và nợ thuê tài chínhngắn han, ty trọng khoảng 33-44% trong tổng nợ ngắn hạn Cụ thể ta thay năm 2017khoản mục này la 13.101 triệu đồng, tỷ trọng 44,23% trong tổng nợ ngắn hạn Đếnnăm 2018 tỷ trọng giảm xuống còn 33,45% va năm 2019 tăng lên là 43,81% Khoảnphải trả ngăn hạn khác cũng chiếm tỷ trọng lớn trong năm 2017 và 2018, lần lượt là39,07% và 38,96%, nhưng đến năm 2019 thì không còn Các khoản mục khác trong
nợ phải trả ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ
31