Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì hoạt động của ngânhàng cũng càng ngày càng phức tạp, đòi hỏi cán bộ ngân hàng có đủ phẩm chất Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 7 _ Lớp: Tài chí
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: KHÁI QUAT VE CHAT LƯỢNG CHO VAY CUA CÁC NGAN
HANG THUONG MẠI << se +s££+seEE+eEEASEEAeEEAeEEAStTsettsettserrserrssrkserrsee 5
1.1.NHỮNG VÁN ĐỀ CƠ BẢN VÈ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng -¿- + + S3 St xxx ng rrếy 1.1.2 Đặc điểm hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại - 5-52 5
1.1.3 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay 5-55 se cececeeeeserereeereeecee 6
1.1.4 Các biện pháp nâng cao chất lượng cho Vay - 52 s22 S+s+esc+ezeceeeeeeeees 7
1.1.5 Phân loại cho vay của Ngân hàng thương Tmạai - + c+==>+ss+ 9
1.2 CHAT LƯỢNG CHO VAY CUA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10
1.2.1 Quan niệm về chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mai - 10
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại 12
1.2.3.Vai trò của chất lượng cho vay trong ngân hang thương mại -:-:- 15
1.3 Các nhân tổ ánh hướng đến nâng cao chất lượng cho Vay cccccccccceeeeeeecceee 18 1.3.1 Nhan 6:13: 8.0-:1:ẦYYAẠOỤOẠDO 18
1.3.2 Nhan t6 14/19.000/ 0000086 da 21
1.3.3 Các nhân tố khác ¿+ -++2xÉTÉEE 212112112121 e 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÁT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THUONG MẠI CO PHAN DAU TƯ VA PHÁT TRIEN VIET NAM, CHI NHANH NAM THANG LONG .uvesssssssssscsssscsssccsssccssccsssccssccessccsssecsuscessecsasccenscesseesssees 24 2.1.1 Ly do ra đời và phat tri6t ss eccceccsccesccscscescseseescscsecscsesecssscescsssecacstsecatseencatiees 24 21.2 Co CAU t6 on “d1 25
2.2 KET QUA HOAT DONG KINH DOANH CUA NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN ĐẦU TU VA PHAT TRIEN VIỆT NAM - CHI NHANH THĂNG LONG 27
2.2.1 Chénh lệch thu chi, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng khá so với năm trước trong điều kiện hoạt động kinh doanh phải đối mặt với nhiều thách thức, hoàn thành kế hoạch Hộ sở chính g1aO - - << 0111111 ky 31 2.2.2 Các chỉ tiêu quy mô tiếp tục được duy trì và tăng trưởng tốt, hoàn thành vượt kế hoạch HSC giao, đóng góp lớn vào hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh 32 2.2.3 Cơ cau chuyên dịch theo hướng bền vững theo đúng định hướng hoạt động kinh
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 1 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 22.2.4 Hoạt động Ngân hàng bán lẻ tiếp tục có tốc độ tăng trưởng tốt so với năm 2017, các chỉ
tiêu số lượng khách hàng có sự tăng trưởng vượt bậc, gia tăng sự đóng góp của khối bán lẻ trong kết quả hoạt động kinh doanh chung của Chi nhánh 36 2.2.5 Công tác thu nợ HTNB, nợ bán VAMC, lãi treo được triển khai quyết liệt ngày từ
đâu năm, hoàn thành KH HSC g1ao - - << << S111 ke 38 2.2.6 Công tác chào bán Trái phiếu BIDV ra công chúng đạt được kết quả tích cực 38
2.3 THUC TRẠNG CHAT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO
PHAN ĐẦU TƯ VA PHÁT TRIÊN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG 39 °sc nhe ca 7n 39 2.3.2 Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn - + xà 44 2.3.3 Chỉ tiêu quay vòng vốn tín dụng ¿-¿-¿- + +++++t+t+t+eEeEekexexekeererrerrrrrrrsree 45
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÁT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MAI CO PHAN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
THĂNG LONG -es.eeeieeeteEEEEEEEEE.EEE.E0 0 0 T 0 0.00 Han 46
2.4.1 Những hạn chế về chất lượng cho Vay s55 St Ststztztzvexexexererrrsrs 48
CHƯƠNG 3 MỘT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẢN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIÊN VIỆT
NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG - se s°se+sse©sseEsserssersserseersee 51
3.1 BINH HUONG NANG CAO CHAT LUONG CHO VAY TAI NGAN HANG
THUONG MẠI CO PHAN ĐẦU TƯ VA PHAT TRIEN VIET NAM - CHI NHANH
THANG LONG wecccssssssssssssccsssssssssssusccssssssssssnnsscossscssssssnsssosssssssssnsssoosssesssssnsssoosssesssssnnssossssesesssnsseoes 51
3.1.1 Định hướng KHKD của BIDV Thăng Long trpng vòng 5 năm - 51
3.1.2 Mục tiêu cụ thé năm 20 1 - :- sckkStESE 1E v vn TH TH TH ng Hy nưyn 51
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHAT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THUONG
MẠI CO PHAN DAU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIET NAM - CHI NHANH THANG LONG sessssesssssssssvsessessssosesvecsssessssvssssosensesensecsssesenvcensssssessssnsssnessssesessesessossssessssesessessssessssosssseseneeess 52 3.2.1 Chuyén dịch cơ cấu dư 1 eeeessesseseescesseescessesseseesessesrsessesseeesaeeneesreerseseeeeatens 52 3.2.2 Nâng cao hiệu qua công tác phát triển khách hàng mới - s2 s52 53 3.2.3 Nâng cao chất lượng thâm định khách hàng vay ¿-+-<+s+s+x+s<e>+ 53 3.2.4 Tang cường kiểm tra giám sát trước, trong và sau cho Vay -s-sc<s¿ 56 3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác cho vay - 56 3.2.6 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và lưu trữ hồ sơ -¿-¿ -+c+s+x+s<s>+ 58
3.2.7.Tăng cường kiểm tra kiểm soát nội Độ - ¿+ + s+x+x+E+e+ecexerererererrrrers 59
3.2.8 Xây dựng hệ thống báo cáo nhằm phát hiện, cảnh báo trước rủi ro có thé xảy ra và
xử lý kịp thời các khoản vay có vấn để -. + c+ xe sex rxceerrrererrrecee 59
0n, - Ô,ÔỎ 61
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 2 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Được sự giúp đỡ của Ngân hàng Đầu tư va Phát triển BIDV - Chi nhánh
Thăng Long, em được thực tập ở phòng Khách hàng doanh nghiệp 3 trong thời
gian bốn tuần Trong quá trình thực tập tong hợp, em đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình của TS Lê Đức Hoàng, sự giúp đỡ của các cán bộ nhân viên của Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV Thăng Long đã tạo điều kiện cho emhoàn thành bản báo cáo tổng hợp này
Có được kết quả này, em xin chân thành cảm ơn TS Lê Đức Hoàng, đãhướng dẫn, giúp đỡ tận tình và trách nhiệm dé em hoàn thiện bài luận văn này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Ngân hàng, lãnh đạo cácphòng, ban, các anh chị cán bộ công nhân viên tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp
đỡ trong quá trình thực tập cũng như hoàn thiện bài báo cáo này.
Hà Nội, 12/2019
Nguyễn Thị Châu Giang
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 3 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 4LOI MO ĐẦU
Trong xu thé cạnh tranh va hội nhập toàn cầu hiện nay, chi phí kinh doanhlớn, tỷ suất lợi nhuận giảm và yêu cầu đặt ra của khách hàng ngày càng cao, muốn
trở thành một cá thê mạnh và vững vàng trên thị trường, thì doanh nghiệp phải luôn
nỗ lực không ngừng dé xây dựng một doanh nghiệp có ảnh hưởng, quy mô và đạthiệu quả kinh doanh tối ưu Ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài quy luậtđó, khi việc kinh doanh của ngân hàng mang tính đặc thù là kinh doanh tiền tệ Dovậy đề đạt hiệu quả kinh doanh tốt yêu cầu ngân hàng luôn đảm bảo khối lượng tiềntệ dé đáp ứng các yêu cầu của chính ngân hang đó cũng như các khách hàng của họ
Ngân hàng thương mại nói chung đang thực hiện nhiệm vụ truyền thốngcủa minh là điều tiết nguồn vốn trong nên kinh tế thông qua hoạt động tín dụngdé phân phối, lưu chuyên nguồn vốn từ nơi có vốn đến nơi cần vốn Từ đó, hoạtđộng kinh tế trên thị trường được mở rộng và phát triển hơn Những năm trở lạiđây, đi đôi với nhịp sống ngày một tăng cao, nhu cầu vay vốn của người dânngày một lớn Vì vậy, hoạt động cho vay đã và đang trở thành một trợ thủ đắc
lực, đóng góp lợi nhuận không nhỏ trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn trong nền kinh tế cũng như nhữnghạn chế nhất định trong chính sách và thủ tục, thời hạn, định mức cho vay đang
là một thách thức lớn của các định chế tài chính nói chung và ngân hàng thương
mại nói riêng Do đó, cần đảm bảo tăng trưởng đi đôi với bền vững, thực hiệncông tác cho vay hiệu quả, giảm thiểu nợ quá hạn, nợ xấu, đồng thời nâng caochất lượng các khoản vay, khăng định vị thế của ngân hàng trên thị trường, để
mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng và khách hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động cho vay tại ngân hàng, emchọn đề tài: “Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và PhátTriển Việt Nam BIDV - Chi nhánh Thăng Long” cho chuyên đề thực tập cuối
khóa của mình Tuy đây là một đề tài không mới nhưng góp phần tìm hiểu thựctrạng cho vay tiêu dùng của BIDV chi nhánh Thăng Long, đồng thời đưa ra
những định hướng và giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn đọng và tối ưuhóa chất lượng cho vay phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng cũng nhưđáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng trong nền kinh tế thị trường
đang diễn ra sôi nôi hiện nay.
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 4 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 5CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VE CHAT LƯỢNG CHO VAY
CUA CAC NGAN HANG THUONG MAI
1.1 NHUNG VAN DE CO BAN VE TIN DUNG NGAN HANG
1.1.1 Khái niệm về tin dụng ngân hàng
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị
dưới hình thức tiền tệ hay hiện vật từ người sở hữu sang người có nhu cầu sửdụng và phải hoàn trả lại với một lượng giá tri lớn hơn Nó thể hiện ở sự chuyên
giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác; sự chuyển
giao nay chỉ mang tính tạm thời Lượng giá tri đã chuyên giao khi được hoàn lại
phải kèm theo lợi tức.
Trong đó “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyên nhượng quyền sử dụngvốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoảnchi phí nhất định.” Không giống với với tín dụng thương mai, tin dụng ngân hàngkhông cung cấp tín dụng dưới hình thức hàng hoá
Cho vay là một nghiệp vụ thuộc tín dụng ngân hàng, được hiểu là hìnhthức cấp tín dụng, trong đó “Bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng
một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất địnhtheo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
1.1.2 Đặc điểm hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
Cho vay là một khoản mục cơ bản trong tài sản có của một ngân hàng Nó
phát triển đa dạng với nhiều loại hình khác nhau như cho vay ngắn hạn, cho vaydài hạn Thời hạn cho vay càng dài dẫn đến tính rủi ro càng lớn, nên lãi suất chovay dài hạn càng lớn hơn lãi suất cho vay ngắn hạn
Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cau thanh toán ngắn hạn như phục
vụ chi tiêu sinh hoạt gia đình, trả tiền lương, bố sung cho vốn lưu động Vì vậy
cho vay ngắn hạn có tính lỏng cao hơn, đây là một bộ phận đảm bảo khả năng
thanh toán của ngân hàng.
Trái lại, cho vay trung và dài hạn thường đầu tư vào mở rộng sản xuất dâychuyền hiện đại, xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị khoa học côngnghệ Những dự án này thường ít có khả năng sinh lời trong thời gian ngắn Vìvậy có tính lỏng thấp, độ rủi ro cao dẫn đến lãi suất cao nhất trong các loại tíndụng Do đó, nâng cao chất lượng các khoản cho vay, đặc biệt là các khoản cho
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 5 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 6vay trung và dai hạn sẽ mang lại khoản lợi nhuận lớn cho ngân hang Tuy nhiên,
các khoản vay với thời hạn dài sẽ có nghĩa là ngân hàng sẽ bị chiếm dụng vốn
trong thời gian dai hơn, ngân hàng phải đối mặt với chi phí trả lãi cho nguồn huyđộng cùng khả năng thanh khoản của mình Do vậy trong kế hoạch kinh doanh
của ngân hàng, nhu câu cho vay trung và dài hạn cân được ưu tiên cân đôi hơn.
Hoạt động cho vay của ngân hàng phải thỏa mãn 4 đặc điểm như sau: tính
hoàn trả, tính thời hạn, lòng tin và ân chứa nhiêu khả năng rủi ro.
- Một là tính hoàn trả Đối với cho vay thì tính hoàn trả là đặc trưng cơbản nhất, là tiêu chuẩn phân biệt quan hệ cho vay với các quan hệ tài chính khác.Lượng vốn được chuyền nhượng phải được hoàn trả đúng hạn về cả thời gian và
về giá trị gốc và lãi Phần lãi được hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban đầu Có sựchênh lệch này là do giá trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời, nó là giá trị cho
quyền sử dụng vốn hiện tại của người sở hữu, đồng thời nó phải đủ hấp dẫn dé
người sở hữu có thể sẵn sàng hy sinh quyền sử dụng nó Nếu không có sự hoàn
trả thì đó là quan hệ cho vay là thua lỗ.
- Hai là, tính thời hạn Người di vay sẽ hoàn trả cho người cho vay vào một ngày trong tương lai đã được thỏa thuận trước.
- Ba là, quan hệ cho vay dựa trên cơ sở lòng tin Người ta sẽ cho vay khi người ta có sự tin tưởng, người đi vay có ý thức và có khả năng trả nợ Quan hệ này được xác lập khi người ta dự đoán người sử dụng lượng giá trị đó sẽ thu
được lượng giá tri cao hơn, đạt hiệu quả sau một thời gian nhất định, người cho
vay cũng tin tưởng người di vay có y muôn trả nợ.
- Bốn là, hoạt động cho vay ân chứa nhiều khả năng rủi ro Trong thực tế
không phải lúc nào mối quan hệ này cũng diễn ra một cách suôn sẻ, nhiều trường
hợp người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với chủ nợ từ các
nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan Đó là trường hợp nợ quá hạn, khi mà
đến hạn hoàn trả vốn vay, người đi vay không thé thực hiện được việc trả nợ cho
người cho vay Biểu hiện không lành mạnh của quá trình hoạt động tín dụng nhưnợ xấu là báo hiệu của rủi ro
1.1.3 Sự can thiết phải nâng cao chất lượng cho vay
Quá trình ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa đã làm nảy sinh
quan hệ cho vay Tín dụng ngân hàng hoạt động có hiệu quả sẽ tác động trở lại
đối với sản xuất hàng hóa, làm cho lưu thông hàng hóa suôn sẻ, chu kỳ sản xuấtđược rút ngắn, tiết kiệm chi phí và vốn, tăng vòng quay vốn, thúc đây giá cả hàng
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 6 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 7hóa giảm, khiến hàng hóa tiêu thụ nhiều hơn Từ đó, lợi nhuận của doanh nghiệp
cũng như lợi ích của toàn xã hội tăng lên.
Huy động vốn và cho vay là hai hoạt động cơ bản trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng thương mại Ở Việt Nam hoạt động cho vay chiếm khoảngtrên 70% nguồn thu của ngân hàng Con số này chỉ ra rằng nguồn thu từ hoạtđộng cho vay luôn là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất của các ngân hàng hiệnnay Do đó, nâng cao chất lượng cho vay đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với sựtồn tại và phát triển của ngân hàng Trong hoạt động của mình, các ngân hangthương mại luôn lấy chất lượng cho vay làm mục tiêu quan tâm hàng đầu bởi một
sô điểm sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng cho vay sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốncho nền kinh tế, thể hiện đầy đủ chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại
Nếu không coi trọng việc nâng cao chất lượng cho vay, rủi roxuất hiện sẽ dẫn
đến việc luân chuyển vốn trong nên kinh tế trở nên trì trệ, ảnh hưởng đến sự tăngtrưởng và phát triển của nền kinh tế
Thứ hai, nâng cao chất lượng cho vay tạo điều kiện cho các ngân hàngbảo toàn tài sản của mình khi khách hàng gửi tiền Ngân hàng đảm bảo và pháttriển được nguồn vốn, đồng thời thu hút được khách hàng gửi tiền, từ đó mớihuy động đủ vốn dé phát triển hoạt động cho vay
Thứ ba, nâng cao chất lượng cho vay sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt
động kinh doanh ngân hàng Chất lượng cho vay càng thấp thì ngân hàng càngphải trích và sử dụng nhiều dự phòng rủi ro khiến lợi nhuận giảm, hiệu quả kinhdoanh sẽ giảm Nâng cao chất lượng cho vay sẽ hạn chế phát sinh các khoản nợquá hạn hoặc các khoản nợ không thu hồi được, ngân hàng không phải lấy từnguồn dự phòng rủi ro dé bù đắp cho các khoản tín dụng này nữa
1.1.4 Các biện pháp nâng cao chất lượng cho vay
Đề nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, các NHTM cần phải chú trọngđến việc đào tạo nhân tố con người và xây dựng một quy trình tín dụng chuẩn
mực từ tât cả các khâu, trong đó cân thực hiện một sô biện pháp sau:
- Nâng cao chat lượng cán bộ tín dụng:
Đề chất lượng cho vay được nâng cao thì yêu cầu từ nhiều yếu tố, trong đócon người là nhân tố trung tâm, là yếu tố quyết định trong quản lý vốn, tài sảncủa ngân hàng Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì hoạt động của ngânhàng cũng càng ngày càng phức tạp, đòi hỏi cán bộ ngân hàng có đủ phẩm chất
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 7 _ Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 8đạo đức, trình độ chuyên môn dé lĩnh hội và ứng dụng khoa học tiên tiến Trìnhđộ cán bộ quản lý điều hành và cán bộ tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng tín dụng.
- Nâng cao khả năng thâm định cho vay:
Thâm định cho vay là khâu quan trọng trong hoạt động tín dụng Trongquá trình thâm định yêu cầu phải có trình độ chuyên môn và sự phán đoán linhhoạt, tuy nhiên phải tuân thủ nghiêm ngặt về hồ sơ và an toàn thông tin Đâylà khâu đánh giá, dự đoán, thâm tra về độ chính xác, an toàn của một hợpđồng tín dụng Mặc dù không chính xác tuyệt đối nhưng làm tốt khâu này sẽtạo tiền đề cho việc thu hồi cả vốn và lãi đầy đủ khi khoản vay đến hạn thanh
kiểm soát, loại trừ các rủi ro tín dụng đã được lường trước
- Làm giàu thông tin tín dụng:
Thông tin là một yếu tố không thé bỏ qua trong nền kinh tế mở hiện nay,
được coi là một kho tàng quý báu cho những ai biết năm bắt, cập nhật và sử dụnghiệu quả Ngân hàng thương mại hoạt động trong một lĩnh vực rất nhạy cảm đốivới nền kinh tế và đầy tính rủi ro do đó việc thu thập thông tin càng trở nên quantrọng Việc thiếu thông tin tạo ra sự lựa chọn đối nghịch, hiện tượng người vay
có một kết cục không mong muốn là không trả được nợ hoặc nợ quá hạn Do vậycần năm bắt đầy đủ, chính xác về thông tin để đảm bảo độ tin cậy và chất lượng
cho vay.
- Xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay
Các nhân viên quản lý hồ sơ các khoản vay có trách nhiệm thường xuyêngiám sát, kiểm tra các quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay, việc trả nợ, báo cáotình hình tài sản đảm bảo của khách hàng dé hạn chế các rủi ro Đồng thời nhânviên BIDV cần đánh giá mức độ tín nhiệm và phân loại khách hàng, kịp thời pháthiện và xử lý những vi phạm dé dam bảo hoạt động cho vay luôn an toàn, hiệu
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 8 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 9- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV được xây dựng cho đốitượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp Tiến hành chấm điểm,xếp loại khách hàng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, sau đó xây
dựng các chính sách về khách hàng phù hợp Mục tiêu của chính sách kháchhàng nhằm tăng cường quan hệ, bao gồm ưu tiên về phí, lãi suất, điều kiện tài sảnđảm bảo với các nhóm khách hàng xếp hạng cao và ngược lại
1.1.5 Phân loại cho vay của Ngân hàng thương mại 1.1.5 1 Phân loại theo thời gian
- Cho vay ngắn han: là loại hình cho vay có thời hạn đến 12 tháng, đượcsử dụng dé bu đắp các nhu cau chi tiêu ngắn hạn của cá nhân và sự thiếu hụt vốn
lưu động của các doanh nghiệp.
- Cho vay trung hạn: là hình thức cho vay với thời hạn từ 12 tháng đến 5năm, được sử dụng dé mua tài sản có định, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng
cao trang thiết bị công nghệ
- Cho vay đài hạn: là cách thức cho vay với thời hạn trên 5 năm, tối đa lênđến 20 - 30 năm Day là hình thức cho vay vốn dé đáp ứng nhu cầu dai hạn như: xây
dựng nha ở, các phương tiện vận tải, xây dựng các xí nghiệp mới có quy mô lớn , 1.1.5.2 Phân loại theo mục đích cho vay
- Cho vay bat động sản: là loại cho vay liên quan đến việc xây dựng nhàở, mua sắm đất đai trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ
- Cho vay công nghiệp và thương mai: là hình thức cho vay ngắn hạn débổ sung vốn lưu động cho các thành phan kinh tế
- Cho vay nông nghiệp: là hình thức cho vay dé trang trải các chi phí sản
xuât như: thuôc trừ sâu, hạt giông, phân bón, chuông trại, nhiên liệu,
- Cho vay các định chế tài chính: bao gồm cho vay các công ty tài chính,ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác
- Cho vay tiêu dùng: là hình thức cho vay dé đáp ứng nhu cầu tiêu dùngmua sắm phục vụ cho nhu cầu sản xuất sinh hoạt đời thường
1.1.5.3 Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hang
- Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: là loại cho vay dựa trên cơ sở thế
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 9 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 10châp, câm cô hoặc bảo lãnh tài sản của người thứ ba, cho vay bảo đảm băng tài
sản hình thành từ vốn vay
- Cho vay không đảm bảo bằng tài sản: là loại cho vay không có tài sảnthé chap, cầm có hoặc bảo lãnh của bên thứ ba Việc cho vay này do chính các tôchức tín dụng chủ động lựa chọn trên cơ sở các phương án vay vốn hiệu quả, khả
thi và độ tín nhiệm, uy tín trong quan hệ tín dụng của khách hàng.
1.1.5.4 Phân loại theo xuất xứ tín dung
- Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầuvà người vay trực tiếp trả nợ cho Ngân hàng
- Cho vay gián tiếp: Ngân hang cap von cho người có nhu câu thông qua các tô chức vay vôn, các doanh nghiệp cung ứng và bao tiêu sản phâm cho nông dân trên cơ sở các thoả thuận trước giữa ba bên.
1.2 CHAT LƯỢNG CHO VAY CUA NGAN HÀNG THUONG MẠI
1.2.1 Quan niệm về chất lượng cho vay của Ngân hang thương mai
Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của các doanh nghiệp, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh
tranh, doanh nghiệp muốn tôn tại và phát triển thì trước hết cần phải nâng caochất lượng sản phẩm, dịch vụ dé đáp ứng được nhu cau đòi hỏi ngày càng cao
của xã hội.
Chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại được hiểu là sự đáp ứngnhu cầu của khách hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự
tôn tại và phát triên của tô chức tín dụng cung câp sản phâm.
Xét ở góc độ ngân hàng, sản phẩm cho vay của ngân hàng thương mại khôngchỉ nhằm dé thoả mãn nhu cầu của khách hàng (những nhu cầu pháp luật không cắm),mà còn phải đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước trên cơ sở khả năngthu hồi được gốc và lãi đúng hạn như trên hợp đồng tín dụ đã thoả thuận Chất lượng
cho vay bao gồm:
a Đối với khách hàng:Chất lượng cho vay cao đồng nghĩa với việc tiền vay đưa ra phải phù hợpvới mục đích sử dụng của người vay, phù hợp với lãi suất và kỳ hạn nợ hợp lýtheo nhu cầu khách hàng Thủ tục thực hiện cần đơn giảnvà thuận tiện nhằm thu
hút được nhiều khách hàng mà vẫn đảm bảo nguyên tắc cho vay
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 1 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 11- Không gian: Hoạt động cho vay phải luôn gần gũi, thân thiện với khách
hàng và có sự thuận tiện trong giao dịch.
- Thời gian: Sản phẩm cho vay phải thoả mãn được thời gian kinh doanhcủa khách hàng vào thời điểm giải ngân và hoàn vốn
- Qui mô: Sản phâm cho vay bảo đảm yêu cầu về khối lượng mà khách
hàng mong muôn.
Ngoài các yếu tố cốt yếu là cung ứng vốn cho khách hàng, chất lượng,
chất lượng cho vay còn thể hiện ở nhiều yếu tố phụ trợ: chi phí đi lại tiết kiệm,
giao dịch thuận tiện, điều kiện vay vốn hợp lý, giúp khách hàng dé dàng đi vay,
vừa bảo đảm chặt chẽ về việc sử dụng vôn có hiệu quả.
b Đôi với Ngân hàng thương mại: Hoạt động cho vay vừa phải thích hợp với năng lực bản thân ngân hàng
vừa đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả nợ gốc và lãiđúng hạn Hay cho vay phải mang lại lợi ích cho nhà kinh doanh ngân hàng đồngthời đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của ngân hang một cách bền vững, ítrủi ro nhất
Như vậy, chất lượng cho vay là một nhân tố xuyên suốt trong quá trìnhhoạt động của ngân hang Dé đảm bảo hoạt động cho vay luôn có chất lượng, đòi
hỏi trong quá trình xét duyệt cho vay, cán bộ tín dụng một khi lựa chọn khách
hàng, lựa chọn đối tượng cho vay cần thâm định, phân tích kỹ về các mặt: tư
cách, khả năng tài chính, để từ đó đi đến quyết định cho vay hay không cho
vay Nếu cho vay thì mức cho vay bao nhiêu dé vừa có thê hỗ trợ nhằm đáp ứng
nhu câu vôn của khách hàng vừa năm trong giới hạn phạm vi cho phép.
Mặt khác về phương thức cho vay, thời gian cho vay cũng phải xác địnhnhư thế nào để khách hàng có điều kiện sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợngân hàng cả sốc và lãi đúng theo định ky hạn nợ Bên cạnh đó, cán bộ tín dungcũng cần có sự lựa chọn phương pháp thu nợ, thu lãi, việc xử lý những khoản tín
dụng có van dé sau khi cho vay, đên hạn mà người vay chưa trả.
Tuy nhiên, chất lượng cho vay không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ quancủa cán bộ tín dụng mà còn phải chịu sự tác động rất lớn vào những điều kiệnngoại cảnh như hoàn cảnh quốc tế, hoàn cảnh trong nước về môi trường tự nhiên,môi trường kinh tế, môi trường pháp luật hay sự thay đổi về giá cả thị trường.Đó chính là những nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng Chất
lượng có thể là tốt tại thời điểm phân tích, nhưng sau đó có thể trở nên xấu đi Vì
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 1 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 12vậy, ta chỉ có thé hiểu chất lượng cho vay ở một khái niệm tương đối mà thôi.
Những van đề nêu trên cho thấy dé đảm bảo chất lượng cho vay là mộttrong những vấn đề phức tạp Rủi ro trong hoạt động cho vay luôn là vấn đề cáctổ chức tín dụng quan tâm nhằm giảm thiêu đến mức thấp nhất những thiệt hại có
thể gặp phải Tuy nhiên, chất lượng cho vay là một khái niệm tương đối, thường
xuyên biến đồi và rất nhạy cảm với nhiều biến số trong nền kinh tế, xã hội
c Đối với phát triển kinh tế-xã hội:
Ngoài việc phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá góp phần giải quyếtcông ăn việc làm cho người dân, khai thác khả năng tiềm tàng của nền kinh tế,
hoạt động cho vay của NHTM còn có vai trò kích thích, giải phóng lực lượng sản
xuất trong việc tham gia vào quá trình sản xuất Đồng thời là công cụ để thựchiện chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước nhằm chuyền dịch cơ cấu kinh tế,
thực hiện việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế kém pháttriển, cũng như các vùng sâu, vùng xa Nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là tăng
trưởng cho vay trong mối quan hệ với sự tăng trưởng của nền kinh tế
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại
a Về phía ngân hàng:- Chi tiêu hiệu suất sử dụng vốn
Phân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xét
đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân
hàng cũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa Các ngân hàng thương mạibiết được khả năng mở rộng cho vay của mình, quyết định tỷ trọng, quy mô đầutư vào các lĩnh vực một cách hợp lý dé đảm bảo an toàn vốn cho vay, vừa có théthu lại lợi nhuận cao nhất có thé
Chỉ tiêu này được tính bang công thức
Tổng dư nợ
Hiệu suất sử dụng vốn = ——————————————— x 100%
Tông nguồn vốn huy động
- Chỉ tiêu cơ cau dư nợ:Cơ cấu dư nợ phả ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ Phântích kết cấu dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được Ngân hàng cần đây mạnh cho vay
theo loại hình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng Kết cấu dư nợ khi sovới kết cau nguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình cho vay nào là nhiềunhất Cơ cầu dư nợ thường được phân theo các chỉ tiêu như sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 1 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 13+ Phân theo kỳ hạn: Dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung, dài hạn
+ Phân theo thành phan kinh tế: Cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức
+ Phân theo loại tiền: VND, ngoại tệ quy đổi
+ Phân theo hình thức bảo đảm tiền vay: Dư nợ có TSBĐ, Dư nợ không
có TSBD
- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu:
Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN và Quyết định số 22/VBHN-NHNNcủa Ngân hàng Nhà nước thì dư nợ tín dụng của các to tín dụng ở Việt Nam được
Nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi
đã quá hạn
Nợ xâu là những khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu
chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ củangân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý,
cao thì ngân hàng thương mại càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì có nguy cơ
mat khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, nói cách khác tỷ lệ nợ quá hạn càngcao, chất lượng cho vay càng thấp
Dé đánh giá cụ thê chỉ tiêu này người ta chia tỷ lệ nợ quá hạn ra làm hai
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 1 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 14loại: Tỷ lệ Nợ quá hạn có khả năng thu hồi và Tỷ lệ Nợ quá hạn Không có khảnăng thu hồi.
Các khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi là các khoản nợ quáhạn mà khách hàng vay bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồivốn Việc này thường xảy ra lúc khách hàng vay vốn là tổ chức kinh tế đã rơivào tình trang phá sản, dang làm thủ tục chuẩn bị giải thé, có hành vi tau tántài sản Hoặc khách hàng đi vay lđã bỏ trốn, mat tích hoặc đang bị các cơ quan
pháp luật giam giữ, truy tố, xét xử, đang lãnh án hoặc đã qua đời
Hai chỉ tiêu trên chỉ ra được bao nhiêu phan trăm trong tổng nợ quá hạn có khảnăng thu hồi, và không có khả năng thu hồi
- Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng là tỷ số giữa Doanh số thu nợ và Dư nợ bìnhquân Chỉ tiêu này thường được các ngân hàng thương mai tính toán hàng năm déđánh giá chất lượng cho vay và khả năng t6 chức quản lý vốn tín dung trong việc
đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Hệ số trên thé hiện số vòng chu chuyên của vốn tin dụng Vòng quay vốntín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyên nhanh, gópphần vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá Có một số vốn nhất định,
nhưng do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng được nhu cauvon cho các doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn đề đầu tư vào các lĩnh vựckhác Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càngtốt, chất lượng cho vay càng cao
- Chỉ tiêu doanh số cho vay, hệ số thu hồi nợ
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của Ngân hàngđối với nền kinh tế Khi so sánh sự tăng trưởng của doanh số cho vay nó cho thaysự tăng giảm về hoạt động cho vay trong một thời gian dài, thấy được khả nănghoạt động tín dụng, cũng như chất lượng tín dụng qua các năm Do đó, nếu kết
hợp doanh số cho vay của các thời kỳ liên tiếp thì có thé thấy được xu hướng
hoạt động tín dụng của NHTM.
Hệ số thu hồi nợ giúp đánh giá khả năng thu hồi nợ của Ngân hang, hay khảnăng trả nợ của khách hàng Tỷ lệ này càng cao, cho thấy công tác thu hồi nợ của
Ngân hàng càng chặt chẽ, hiệu quả hoạt động tín dụng càng cao.
- Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 1 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 15Không thé nói một khoản cho vay có chất lượng cao khi nó không đem lại
một khoản thu nhập cho ngân hàng N guồn thu từ hoạt động cho vay là nguồnthu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển Lợi nhuận từ hoạt động cho vayđem lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi,
dam bao được độ an toàn của nguôn von cho vay.
Lãi từ hoạt động cho vay Ty lệ thu nhập từ hoạt động cho vay =
Tổng thu nhập
Ta thay rang nếu ngân hàng thương mại chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trìmột tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt động cho vay thì tỷ lệnợ quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa Chất lượng cho vay được nâng cao chỉ thựcsự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng
b Về phía khách hàng:
Khách hàng là người trực tiếp sử dụng, quản lý vốn vay Đối với kháchhàng thì chất lượng cho vay biểu hiện ở sự thỏa mãn nhu cầu về khoản tín dụngtrên các phương diện lãi suất, quy mô, thời hạn, chất lượng sản phẩm dịch vụ,
thái độ của cán bộ Ngân hang
Có thé nói đây là những chỉ tiêu hệ quả phản ánh chất lượng cho vay tốt hayxấu Một khoản cho vay tốt đối với ngân hàng cũng chính là khoản tín dụng tốtđối với khách hàng Ta có thể thấy chỉ tiêu chất lượng cho vay phải được xemxét, phân tích trên nhiều giác độ, phải đặt trên quan điểm của cả khách hàng vàngân hàng Có như vậy, việc đánh giá chất lượng hoạt động cho vay mới thật sựkhách quan, chính xác, phan ánh đúng thực trạng dé từ đó phân tích nguyên
nhân, tìm ra giải pháp tháo gỡ một cách có hiệu quả.
1.2.3 Vai trò của chất lượng cho vay trong ngân hàng thương mại
Với chức năng là một trung gian tài chính, Ngân hàng đã biến tiết kiệmthành đầu tư, tức là huy động vốn từ các nguồn vốn tạm thời dư thừa trong sảnxuất kinh doanh cũng như nguồn vốn nhàn rỗi nằm rải rác trong dân cư để chovay Hoạt động này tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nên kinh tế đầutư vào sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập và đới sống ngươi dân Giúp cho
quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, góp phần ổn định và phát triển kinh tế
đât nước.
1.2.3.1.Đối với ngân hàng
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 1 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 16Hoạt động chủ yếu của NHTM là việc thu hút vốn để mở rộng cho vay vàđầu tư nhằm thu lợi nhuận Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không quyết định
đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Chiến lược kinhdoanh quan trọng nhất của ngân hàng là chiến lược tín dụng Trong đó hoạt động
cho vay là hoạt động có rủi ro cao nhưng hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao nên các ngân hàng luôn quan tâm đên việc mở rộng và nâng cao chât lượng cho vay.
- Mở rộng cho vay: làm tăng doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng: Khi
ngân hàng cho vay ngân hàng thu được tiền lãi:
Tiền lãi = Lãi suất x Tổng dư nợ thực tế x Thời gian vay
Tiền lãi chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu và lợi nhuận của ngân
hàng Khi ngân hàng mở rộng cho vay làm tong du nợ tăng lên; nếu ngân hàngkhông gặp rủi ro lớn từ các khoản cho vay này thì chắc chắn doanh thu và lợi
nhuận sẽ tăng lên Khi ngân hàng mở rộng cho vay đồng thời quản lý tốt chất
lượng của các khoản cho vay, tăng khả năng thu hồi vốn vay và lãi là cao, đặc
biệt đối với các khoản vay với thời hạn dài thì doanh thu và lợi nhuận từ các
khoản vay này cũng tăng lên.
- Nâng cao chất lượng cho vay: Giúp ngân hàng tồn tại và phát triển bền vững
1.2.3.2 Đối với khách hàng
Thứ nhất: Chất lượng cho vay tạo lòng tin đối với khách hàng Trong
điều kiện nền kinh tế mở, khách hàng có quyền lựa chọn ngân hàng làm đốitác Chính vì vậy ngân hàng nào có chất lượng cho vay tốt sẽ thu hút đượcnhiều khách hàng đến thiết lập quan hệ tín dụng với ngân hàng Với vai tròchủ đạo cung cấp vốn cho nền kinh tế, các ngân hàng hỗ trợ và tạo điều kiệncho các cá nhân và tổ chức kinh tế tiếp cận nguồn vốn ngân hàng Từ nguồnvốn vay được từ ngân hàng, doanh nghiệp có áp lực trả nợ vay sẽ hoạt động
kinh doanh có hiệu quả hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Từ
đó, tạo cho các đơn vị kinh tế một chỗ đứng và khang định uy tín của mình
trên thị trường.
Thứ hai: Chất lượng cho vay góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh vàlành mạnh tài chính của khách hàng Chất lượng cho vay được đảm bảo cũng cónghĩa là ngân hàng phát triển Nhờ vậy ngân hàng có điều kiện cung ứng vốn tín
dụng đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của khách hàng
1.2.3.3 Đối với nên kinh tế
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 1 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 17> Hoạt động cho vay góp phan thúc day sản xuất lưu thông hàng hoá
phát triển:
Trước hết, tín dụng ngân hàng là nguồn cung ứng vốn cho các doanhnghiệp, các tổ chức kinh tế, các hộ kinh doanh; là công cụ giúp cho nguồn vốnđược luân chuyền thông suốt trong nền kinh tế Nếu như với doanh nghiệp, hoạtđộng cho vay góp phần cung ứng vốn, thì đối với dân chúng hoạt động cho vay làcầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư với toàn xã hội, làm tăng hiệu suất sử dụng đồngvốn Và tất cả những van dé này sẽ hợp lực và tác động lên đời sống kinh tế xã
hội, tạo ra một động lực phát triển mạnh mẽ ma không có công cụ tài chính nàothay thế được
> Hoạt động cho vay góp phan 6n định tiền tệ, Ôn định giá cả:
Trong khi thực hiện chức năng thứ nhất là tập trung và phân phối lại vốn
tiền tệ, hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng đã góp phần làm giảm
khối lượng tiền lưu hành trong nên kinh tế, đặc biệt là tiền mặt trong tay các tầnglớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phan làm 6n định tiền tệ Mặtkhác, do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanhnghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, làm cho sản xuất ngày càngphát triển; sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của xã hội, từ đó góp phan làm ồn định thị trường giá cả trong nước
> Hoạt động cho vay góp phan ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm vàấn định trật tự xã hội:
Một mặt, do hoạt động cho vay có tác dụng thúc đây kinh tế phát triển, sảnxuất hàng hoá dich vụ ngày càng gia tăng, có thé thỏa mãn nhu cầu đời sống củangười lao động Mặt khác, do vốn tín dụng ngân hàng đã tạo ra khả năng trongviệc khai thác các tiềm năng sẵn có: tài nguyên thiên nhiên, lao động, đất rừng,
do đó có thể thu hút được nhiều lực lượng lao động của xã hội dé tạo ra lựclượng sản xuất mới thúc đây tăng trưởng kinh tế Mà một xã hội phát triển lànhmạnh, đời sống ồn định, ai cũng có công ăn việc làm, thì đây chính là tiền đề
quan trọng của ồn định trật tự xã hội
> Hoạt động cho vay góp phân phát triển các mỗi quan hệ quốc tế:
Trong điều kiện hiện nay, việc phát triển kinh tế của một nước phải luôngắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới Trong đó, đầu tư vốn ra nướcngoài và kinh doanh xuất nhập khâu hàng hoá là hai lĩnh vực hợp tác thông dụng
và phô biên giữa các nước Vôn là nhân tô quyêt định đâu tiên cho việc thực hiện
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 1 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 18quá trình này Nhưng trên thực tế không phải một tổ chức kinh tế nào, một nhàkinh doanh nào cũng đủ vốn dé hoạt động Ngân hàng với tư cách là một tổ chứckinh doanh tiền tệ, thông qua hoạt động cho vay sẽ là “nhà tài trợ” đắc lực về vốncho các nhà đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá Có thé nói hoạt độngcho vay đóng vai trò quan trọng dé mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tếđối ngoại, mở rộng giao lưu quốc tế Sự phát triển của tín dụng ngân hàng khôngnhững ở phạm vi quốc nội, mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, nhờ đó thúc đâymở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ và giải quyết
các nhu cầu lẫn nhau trong quá phát triển đi lên của mỗi nước, làm cho các nước
có điêu kiện xích lại gân nhau hơn và cùng phát triên.
Như vậy, hoạt động cho vay trong ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nó giải quyết mâu thuẫn nội tại
của nén kinh tế, thúc đây nền kinh tế tăng trưởng bền vững Tuy nhiên, dé pháthuy được hết vai trò của nó thì các nhà quản lý ngân hàng, các cơ quan chứcnăng phải tạo ra một hành lang pháp lý cũng như các quy định chặt chẽ, tạo điềukiện thuận lợi cho cả người vay và người đi vay trong nền kinh tế
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cho vay
1.3.1 Nhân tô chủ quan
- Chính sách cho vay của Ngân hàng: Chính sách cho vay của Ngân hàng là một trong những chính sách trong
chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Đây là yếu tố đầu tiên tác động đến việc
cung ứng vôn cho nên kinh tê.
Chính sách cho vay được hiểu là chủ trương đảm bảo cho hoạt động cho
vay đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp quy mô cho vay
Chính sách cho vay bao gồm: hạn mức cho vay, kỳ hạn của các khoản vay, lãisuất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay được thực hiện Các điều khoảncủa chính sách cho vay được xây dựng dựa trên nhiều yếu tổ khác nhau nhưcác điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của ngân hàng Nhà nước,khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu vay của khách hàng Khi các yếutố này thay đổi, chính sách vay cũng thay đổi theo Đối với mỗi khách hàng,ngân hàng có thê đưa ra các chính sách khác nhau cho phù hợp Đối với cáckhách hàng có uy tín với ngân hàng thì ngân hàng có thể cho vay không có tài
sản đảm bảo, có hạn mức cao hơn, lãi suât ưu đãi hơn; ngược lại, với đôi với
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 1 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 19các khách hàng khác, việc có tài sản đảm bảo là cần thiết.
Một chính sách cho vay đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảokhả năng sinh lời từ hoạt động cho vay trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phươngpháp, đường lối chính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội Điều đócũng có nghĩa chất lượng cho vay tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách chovay của ngân hàng thương mại có đúng đắn hay không Bất cứ Ngân hàng nàomuốn có chất lượng cho vay tốt cũng đều phải có chính sách cho vay khoa học,phù hợp với thực tế của ngân hàng cũng như của thị trường
- Quy trình cho vay:
Quy trình cho vay bao gồm các bước bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay,phát tiền vay, kiểm tra trong quá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ
Trong quy trình cho vay, bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng Bao gồm bagiai đoạn: khai thác và tìm kiếm khách hàng; hướng dẫn khách hàng về điều kiệncho vay và thành lập hồ sơ vay; phân tích thẩm định khách hàng và phương án,
dự án vay vốn Chất lượng cho vay tuỳ thuộc nhiều vào chất lượng công tác thâmđịnh và quy định về điều kiện thủ tục cho vay của từng ngân hàng thương mại
Kiểm ra quá trình sử dụng vốn vay giúp cho ngân hàng nắm được diễn biến
của khoản vay đã cung cấp cho khách hàng để có những hành động điều chỉnh
can thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thé xảy ra Việc lựa chọn và ápdụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập được một hệ thong phongngừa hữu hiệu, giảm rủi ro tín dụng, nói cách khác sẽ nâng cào chất lượng hoạt
động cho vay.
Thu hồi và giải quyết nợ là khâu quyết định đến chất lượng cho vay Sựnhạy bén của ngân hàng trong việc kip thời phát hiện những biểu hiện bat lợi xảyra đối với khách hàng cũng như những biện pháp xử lý kịp thời, tư vẫn cho kháchhàng sẽ giảm thiểu được những khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác dụng tích
cực đối với hoạt động cho vay
Đồng thời với các bước trong quy trình cho vay là công tác thu thập thông
tin Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng
phòng chống rủi ro tín dụng càng tốt Thông tin tín dụng có thé thu thập được từ
rất nhiều nguồn: từ trung tâm tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, từ thông tin tín
dụng của các ngân hang thương mai, qua báo chí, các tổ chức nghề nghiệp, quaviệc cán bộ tín dụng trực tiếp thu thập tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách
hàng, qua báo cáo tài chính của khách hàng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 1 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 20Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại không mang tính cứng nhắc.
Đối với mỗi khách hàng khác nhau, ngân hàng có thể chủ động, linh hoạt thựchiện các bước trong quy trình cho vay cho phù hợp Ví dụ như đối với các dự ánlớn, bước phân tích là rất quan trọng Thậm chí có trường hợp quá phức tạp, ngânhàng phải thành lập tổ thâm định riêng Đối với những món vay tiêu dùng, việc
giám sát mục đích sử dụng vôn cân được chú trọng nhiêu hơn.
- Công tác tô chức ngân hàng
Ngân hàng được tô chức một cách có khoa học sẽ đảm bảo được sự phối
hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các ngân hàng với nhau trong
toàn hệ thống cũng như với các cơ quan liên quan khác Qua đó sẽ tạo điều kiệnđáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, quản lý có hiệu quả các khoản vốncho vay, phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản vay có vấn đề, từ đó nâng cao
chất lượng cho vay
- Pham chat và trình độ cán bộ
Cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình chovay, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng, nên chất lượng đội ngũ cán bộ ngân
hàng là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động cho vay nói riêng.
Cán bộ tín dụng nếu không có dao đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinhthần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cho
vay.
Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệm
đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định được tính chân thực của các
báo cáo tài chính, phát hiện các hành vi có tình lừa đảo của khách hàng (như sửachữa báo cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sản thế chấp đi vay ở
nhiều nơi ) từ đó phân tích được năng lực thực sự của khách hàng dé quyết định
có cho vay hay không.
Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi
trường kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, sự thay đổi của thị
trường dự đoán trước được những biến động có thé xảy ra từ đó tư vấn lại cho
khách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp.
- Kiểm soát nội bộ
Thông qua kiểm soát nội bộ giúp cho nhà lãnh đạo ngân hàng nắm được
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 2 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 21tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra; phát hiện những thuận lợi, khó
khăn, sai trái từ đó đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời
Chất lượng cho vay phụ thuộc vào việc chấp hành những quy định, thể lệ,chính sách và mức độ phát hiện kịp thời các sai sót cũng nguyên nhân dẫn đến
những lệch lạc trong quá trình thực hiện một khoản cho vay.
1.3.2 Nhân tô khách quan
- Năng lực của khách hàng
Năng lực của khách hàng là nhân tố thể hiện việc khách hàng sử dụng vốnvay có hiệu quả hay không Nếu năng lực của khách hàng yếu kém, không dựđoán được những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường; không hiểu biếtnhiều trong việc sản xuất, phân phối và khuếch trương sản phẩm thì sẽ dé dangbị gục ngã trong cạnh tranh Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngânhàng, chất lượng cho vay của ngân hàng bị ảnh hưởng Và ngược lại năng lực của
khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng lớn, vốn vay
càng được sử dụng có hiệu quả.
- Sự trung thực của khách hàng
Nếu các doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng không cung cấp các số liệu trungthực, vi phạm chế độ kế toán thống kê đã được ban hành thì sẽ gây khó khăn chongân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản
lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn
Nếu khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng đối tượng kinh
doanh, không đúng với phương án, mục đích khi xin vay thì sẽ không trả được nợ đúng hạn.
- Rủi ro trong kinh doanh của khách hàng
Rủi ro là thuật ngữ được sử dụng dé chỉ những biến cố (sự kiện) xảy rangoài mong muốn và đem lại hậu quả xấu Rủi ro trong kinh doanh là một yếu tốtat yếu như người ta thường nói "Rui ro là người bạn đồng hành của kinh doanh".Rủi ro phát sinh muôn màu muôn vẻ và là hệ quả của những nhân tố chủ quanhay khách quan, nhưng chủ yếu là những nhân tố khách quan ngoài dự đoán của
doanh nghiệp.
Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro phát sinh dưới nhiều hình thái khác nhau:do thiên tai, hoả hoạn, do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, là nạn nhân của sựthay đôi chính sách của nhà nước, do bị lừa đảo, trộm cap Vi dụ như giá bán nguyên
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 2 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 22vật liệu tăng vọt nhưng giá bán sản phẩm không thay đổi sẽ làm lợi nhuận của doanhnghiệp giảm, ảnh hưởng đến việc trả nợ Ngân hàng Nếu doanh nghiệp tăng giá bánsản phâm lên thì sẽ bị khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, khả năng thu hồi vốnchậm, dễ dàng vi phạm việc trả nợ Ngân hàng về mặt thời hạn.
- Tài sản đảm bảo
Quyền sở hữu tài sản là một trong những tiêu chuẩn dé được cấp tín dụng
(có thể là tài sản đảm bảo hoặc tín chấp) Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều tài sản
của các pháp nhân và cá nhân không có giấy chứng nhận sở hữu Tài sản có địnhphần lớn là nhà xưởng, máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ tiêu chuẩn thế chấp
Trong khi đó nhu cầu vay vốn ngân hàng là rất lớn Như vậy nếu cho vay theođúng chế độ thì hầu hết các doanh nghiệp không đủ điều kiện để cho vay hoặcđược cho vay nhưng không đáng kể
- Sự yếu kém trong hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệpquốc doanh
Nhiều doanh nghiệp nhà nước thường có thói quen dựa dẫm trông chờ vào
nhà nước Vốn tự có của họ ít nhưng lại được giao những nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh lớn Hơn nữa, do đã quen với kiểu làm ăn bao cấp nên khi chuyên sang cơchế thị trường tự hạch toán kinh doanh, họ vay vốn ngân hàng dé kinh doanh
nhưng khi thua lỗ vẫn trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước như trước đây.
Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cho vay, đặc biệt là chất lượng cho vay trung
dài hạn.
1.3.3 Các nhân tô khác
Nền kinh tế là một hệ thong bao gom các hoạt động kinh tẾ cÓ quan hệ biện
chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bắt kỳ một sự biến động của một hoạt động kinh
tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực
còn lại Hoạt động của ngân hàng thương mại có thê được coi là chiếc cầu nốigiữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Vì vậy, sự ôn định hay mat ôn địnhcủa nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hang- đặc biệt là
hoạt động cho vay.
Các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới
chất lượng hoạt động cho vay Một nền kinh tế ôn định tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo
điều kiện cho các khoản tín dụng có chất lượng cao Tức là các doanh nghiệp hoạtđộng trong một môi trường ồn định thì kha năng tạo ra lợi nhuận cao hơn, từ đó mà cóthể trả vốn và lãi cho ngân hàng Ngược lại khi nền kinh tế biến động thì các doanh
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 2 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 23nghiệp hoạt động kinh doanh cũng thất thường ảnh hưởng đến thu nhập của doanh
nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của ngân hàng.
Chu kỳ kinh tế có tác động không nhỏ tới hoạt động cho vay Trong thời kỳsuy thoái sản xuất vượt quá nhu cầu dẫn tới hàng tồn kho lớn, hoạt động cho vaygap nhiều khó khăn do các doanh nghiệp không phát triển được Hơn nữa nếungân hàng bỏ qua các nguyên tắc cho vay thì lại càng làm giảm chất lượng chovay Ngược lại trong thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao, các doanh
nghiệp có xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn tăng vả rủi roít, do đó chất lượng cho vay cũng tăng Tuy nhiên trong thời kỳ này có nhữngkhoản vay vượt quá quy mô sản xuất cũng như khả năng quản lý của khách hàng
nên những khoản vay này vẫn gặp rủi ro.
- Những nhân tô thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nước
Các chính sách của nhà nước ôn định hay không ổn định cũng tác động đếnchất lượng cho vay Khi các chính sách này không ổn định sẽ gây khó khăn cho
doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gây trở ngại cho ngânhàng khi thu hồi nợ và ngược lại
Hệ thống pháp luật là cơ sở dé điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế
Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, hay thay đổi sẽ làm cho hoạt động kinhdoanh gặp khó khăn Ngược lại nếu nó phù hợp với thực tế khách quan thì sẽ tạomột môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận
lợi và đạt kết quả cao.
- Môi trường xã hội
Quan hệ vay vốn được thực hiện trên cơ sở lòng tin Nó là cầu nối giữangân hàng và khách hàng Đạo đức xã hội ảnh hưởng tới chất lượng cho vay
Trong trường hợp đạo đức xã hội không tốt, lợi dụng lòng tin để lừa đảo sẽ làm
giảm chất lượng cho vay Hơn nữa trình độ dân trí chưa cao, kém hiểu hoạt động
ngân hàng cũng sẽ làm giảm chất lượng cho vay
- Môi trường tự nhiên
Những biến động bat kha kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiêntai (hạn hán, lũ lụt, động đất ), hoả hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuấtkinh doanh của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành có liên quan đến nông
nghiệp, thuỷ sản, hải sản Vì vậy khi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì
doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn từ đó làm giảm chất lượng cho vay của Ngân hàng
thương mại Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 2 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 24CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHÁT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHAN DAU TƯ VÀ PHÁT
TRIÊN VIỆT NAM, CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG
2.1 KHÁI QUAT VE QUA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN CUANGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1.1 Lý do ra đời và phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Thăng Long, có trụ sở chính tại
số 3 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Ra đời trực thuộc Ngân hàng kiếnthiết Trung Ương theo quyết định số 103/TC-QĐ-TCCB ngày 3/11/1974 nhằmmục đích cấp phát, kiểm tra, thanh toán vốn xây dựng cơ bản cho công trình xâydựng cầu Thăng Long Đến năm 1981, theo quyết định số 75 NH/QD ngày17/7/1981 Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam ký, được mang tên Chi nhánhNgân hàng Đầu tư xây dựng cầu Thăng Long, được giao nhiệm vụ: Thu hút và
quản lý tất cả các nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản, tiến hành cho
vay, cấp phát thanh toán, quản lý tiền mặt, quản lý chỉ tiêu quỹ trong lĩnh vựcxây dựng cơ bản, thực hiện phục vụ theo đúng chính sách, thé lệ, kế hoạch và chế
độ của Nhà nước.
Về mặt tổ chức lúc bấy giờ Chi nhánh chịu sự quản lý của Ngân hàng nhà
nước Việt Nam Còn về thực hiện công tác nghiệp vụ thì Ngân hàng trực thuộcNgân hàng Đầu tư Xây dựng Việt Nam
Đề cho việc chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đượctoàn diện, năm 1991 có quyết định số 38 NH/QD ngày 2/4/1991 được Thống đốc
Ngân hàng Cao Sỹ Khiêm ký, được thành lập và mang tên Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Thăng long, trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam Theo quyết định số 293 NH/QD ngày 18/11/1994 của Thống đốc Ngân
hang Cao Sỹ Khiêm ký nhằm điều chỉnh chức năng huy động vốn trung và daihạn trong và ngoài nước dé cho vay các dự án phát triển kinh tế, kỹ thuật kinh
doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát
triển, được phép thực hiện các hoạt động của NHTM theo pháp lệnh Ngân hàng,
hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính theo điều lệ mới được thống đốc Ngân
hàng phê duyệt.
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 2 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 25Hòa mình vào công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, và sự phát triển toàn diện của toàn ngành, Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Thăng Long ngày càng phát triển vàkhang định vai trò, vị trí của mình trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam BIDVThăng Long là một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam và đóng góp mộtphan đáng ké trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế mà Dang và Nhànước vạch ra, đồng thời tham gia vào việc thực thi chính sách tiền tệ nhăm gópphần kiềm chế và đầy lùi lạm phát, thúc đầy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển
từng bước hòa nhập vào kính tế thế giới đang ngày càng biến động không ngừng
Với đội ngũ 150 cán bộ quản lý và nhân viên có trình độ chuyên môn cao và nhiệt tình, BIDV Thăng Long đã và đang phục vụ khách hàng một cách nhiệt
tình và chu đáo, khách hang phan lớn là các tổ chức kinh tế trong lĩnh vực công
nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện, thương mại, dịch vụ, du lịch, và khách hàng cá nhân tại các khu tập trung dân cư.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Giám đốc
Khối Quản lý Khối Tác
Khôi QLKH Khôi QTRR nội bộ nghiệp Khôi trực thuộc
Trang 26Nhiệm vụ của từng phòng/ban như sau:
Giám đốc:
- Làm nhiệm vụ quản lý và sử dụng các nguồn vốn cũng như các nguồn
lực khác mà Ngân hàng BIDV Việt Nam chuyển giao đến theo mục tiêu, chiến
lược đã được phê duyệt.
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dai hạn và hằng năm
- Điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước
tông giám đôc và toàn bộ hoạt động của chi nhánh, vê thực hiện mục tiêu, nhiệm
vụ được giao và kết quả kinh doanh của chi nhánh
- Tổ chức triển khai các hoạt động của chi nhánh theo quy chế tô chức va
hoạt động của Sở giao dịch/Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam do HĐQT
ban hành.
- ChỊu sự quản lý, kiểm tra toàn điện của Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt nam về tô chức, hoạt động chịu sự quản lý, thanh tra, kiểm tra của Ngânhàng Nhà nước và của các cơ quan Nhà nước có thâm quyên theo quy định của
pháp luật.
Phó Giám đốc
- Trong phạm vi được phân công, ủy quyền Phó giám đốc có quyền nhândanh Giám đốc thực hiện
- Chi đạo phân tích kinh tế, phân tích nghiệp vụ kinh doanh, tổng kết, sơ kết
- Xây dựng chương trình công tác của cá nhân và thực hiện theo chương
trình đã được giám đốc phê duyệt
- Phê duyệt, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình công tác tuần,tháng của các chuyên dé nghiệp vụ đã được phan công, ủy quyền
- Trường hợp giám đốc đi vắng, một phó giám đốc được ủy quyền điềuhành hoạt động chung của chi nhánh (có văn bản ủy quyền)
Các phòng Khách hàng doanh nghiệp:
- Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng là các tô chức kinh tế,bao gồm: Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm, thiết lập, duy trì và phát triển quan hệhợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng ;
- Công tác tín dụng, bao gồm: Đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất
tín dụng, theo dõi, quản lý khách hàng, phân loại, rà soát phát hiện rủi ro, thực hiện
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 2 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 27việc xử lý nợ xâu ;
- Thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại và các nhiệm vụ khác.
Phòng Quản lý rủi ro: Công tác quản lý tín dụng, công tác quản lý rủi ro
tín dụng, công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, công tác kiểm tra nội bộ, thực hiện
đánh giá lại các hồ sơ cấp tín dụng vượt thâm quyền của chi nhánh hoặc theo yêucầu của Giám đốc chi nhánh Tô xử lý nợ trực thuộc phòng quản lý rủi ro có chức
năng thực hiện các biện pháp dé thu hồi nợ đối với các khoản nợ quá hạn, nợ xấu,
tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của các phòng Khách
Các phòng giao dịch khách hàng: Công tác tiếp thị và phát triển khách
hàng, bao gồm: Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng làdoanh nghiệp siêu nhỏ (nhu cầu tín dụng dưới 10 tỷ đồng), tiếp nhận, triển khai vàphát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ bán lẻ đành cho khách hàng cá nhân làcác nhân viên, lãnh đạo doanh nghiệp, cấp tín dụng cho các doanh nghiệp siêu
nhỏ của BIDV ;
Phòng/Tôổ Quản lý va dịch vụ kho quỹ: Truc tiếp thực hiện nghiệp vụ vềquản lý kho và xuất/nhập quỹ, tô chức việc thực hiện nộp/rút tiền mặt của cáckhách hàng tại Ngân hàng, Lưu giữ hồ sơ tài sản bảo đảm của khách hàng
Phòng Kế hoạch — Tài chính : Công tác kế hoạch - tổng hợp, bao
gồm: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp, tham mưu giúp
Giám đốc, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; Đầu mối banhành hướng dan các phòng khách hàng áp dụng các gói tin dụng ưu đãi, các sảnphẩm tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, ban hành biểu phí dịch vụ dành cho các
khách hàng; Công tác Tài chính Kế Toán, bao gồm trực tiếp thực hiện nghiệp
vụ kinh doanh tiền tệ, phối hợp với các phòng liên quan giới thiệu các sản phẩmhuy động vốn, kinh doanh tiền tệ với khách hàng
2.2 KÉT QUÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THUONG MAI CO PHAN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIET NAM - CHINHANH THANG LONG
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 2 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A
Trang 28Kết quả các chỉ tiêu kinh doanh đến 31/12/2018
Don vi: ty đồng,%
TH % TT so +/- so KH 2018 % HTKH STT | Chỉ tiêu 31/12/18 2017 2017 HSCgiao | HSC giao
I Chi tiêu hiệu quả hoạt động 1 Chênh lệch thu chi 402 18%
2 Lợi nhuận trước thuế 311 9% 305 102%
3 Trich lap Du phong rui ro 44 19% 4 Hoan trả khoản đã thu từ việc bán nợ Cty CP Hai Bình 47
5 Thu dịch vụ ròng 90.3 23% 87 104% 6 Thu dich vụ bán lẻ 21.3 22% 19.80
7 Thu nợ HTNB 7.7 -30% 5 154% 8 Thu no VAMC 8.9 7 127% 9 Thu nhập ròng từ hoạt động ban lẻ 146.5 16% 144.0 102%
10 | Thu nhập ròng thẻ (gồm Tài khoản liên kết) 28.1 27% 27.4 103%
11 Thu Kinh doanh ngoai bang va phai sinh 15.8 18% 16.0 99%
Sinh vién: Nguyén Thi Chau Giang Lớp: Tai chính doanh âghiệp 58A
Trang 29H Chỉ tiêu quy mô
1 Du ng tin dung cudi ky 7,445 20% 1,224 7,450 100% - Dư ng tín dụng cuối ky 4,919 13% 554 4,920
- Du ng tin dung cudi ky 2,526 36% 670 2,530 100%
Trong đó, Tin dung bảo lãnh Cuỗi kỳ không gồm cam
cô/thâu chi giá tri cam cô, thẻ tin dụng 1,691 42% 503 1,550 109%
Huy động vốn CK TCKT 8,265 29% 1,854
Huy động vốn CK Định chế tài chính 1,011 9% 79 4 Huy động vốn bình quân 15,026 24% 2,899 15,092 100%
- Huy động vốn BQ ban lẻ 7,801 16% 1,077 7,944 98%
- Huy động vốn BQ Khách hang doanh nghiệp 7,213 34% 1,823
Sinh vién: Nguyén Thi Chau Giang Lớp: Tài chính doanh âghiệp 58A
Trang 30Huy động vốn BQ doanh nghiệp 6,182 34% 1,574
Huy động vốn BQ Định chế tài chính 1,044 31% 249 5 Huy động vốn Khối khách hàng cuối kỳ 3,034 -18% (660)
- Huy động vốn Khối khách hàng cuối kỳ bán lẻ 672 25% 136
- Huy động vốn Khối khách hàng cuối kỳ doanh nghiệp 2,359 -25% (787) - Huy động vốn Khối khách hàng cuối kỳ định chế tài chính | 3 -16% (8) 6 Huy động vốn Khối khách hàng bình quân 3,162 21% 551 - Huy động vốn Khối khách hang bình quân bán lẻ 589 38% 163 - Huy động vốn Khối khách hàng bình quân doanh nghiệp | 2,566 18% 391
Huy động vốn Khối khách hàng bình quân định chế tài
Trang 31Bảng xếp hạng các chỉ tiêu KHKD của chỉ nhánh so với năm 2017
Thứ hạng so với | Thứ hạng so với hệ
Kết quả | địa bàn thống
ST T Chỉ tiêu thực hiện TH
TH TH
31.12.18 31.121 | TH 2017
2017 8 31.12.18 1 Chênh lệch thu chi 402 7 12 11 19
2 | Lợi nhuận trước thuế | 311 8 8 11 12
- Chênh lệch thu chỉ năm 2018 đạt 402 tỷ đồng (bao gồm khoản 47 tỷ đồng
đã hoàn trả), tăng trưởng 18% so với năm 2017, xếp thứ 12/34 chi nhánh trên địa
ban và 19/189 chi nhánh trên hệ thống
Sinh viên: Nguyễn Thị Châu Giang 3 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 58A