Do vậy, việc nghiên cứu và xây dựng Quy hoạch tỉnhBắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là rất cần thiết theo yêu cầu củahướng tiếp cận mới, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể qu
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ ĐẶT THÙ CỦA TỈNH BẮC GIANG
Vị trí địa lý – kinh tế và điều kiện tự nhiên, tài nguyên
Việc phân tích, đánh giá và dự báo các yếu tố, điều kiện đặc thù của tỉnh Bắc Giang đóng vai trò quan trọng trong quá trình lập quy hoạch bởi:
1 Cung cấp cơ sở khoa học cho lập quy hoạch:
Phân tích, đánh giá và dự báo các yếu tố, điều kiện đặc thù giúp hiểu rõ thực trạng, tiềm năng, hạn chế của tỉnh Bắc Giang.
Từ đó, xây dựng quy hoạch phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng phát triển của tỉnh.
2 Đảm bảo tính hiệu quả của quy hoạch:
Quy hoạch dựa trên cơ sở khoa học sẽ có tính hiệu quả cao hơn so với quy hoạch được xây dựng một cách chủ quan.
Tránh lãng phí nguồn lực, đầu tư vào những lĩnh vực không phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
3 Nâng cao tính đồng bộ trong phát triển:
Phân tích, đánh giá và dự báo các yếu tố, điều kiện đặc thù giúp xác định các mối liên kết giữa các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Từ đó, xây dựng quy hoạch phát triển đồng bộ, tránh tình trạng phát triển thiếu cân đối.
Quy hoạch khoa học, hiệu quả sẽ thu hút các nhà đầu tư tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở khu vực chuyển tiếp từ vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến vùng đồng bằng Sông Hồng,thuộc vùng thủ đô Hà Nội và nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Tỉnh có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi với hệ thống đường bộ, đường sắt và đường sông; đường bộ gồm các quốc lộ 1A cũ và mới, QL 31, Quốc lộ 37, Quốc lộ 279; các tuyến đường sắt: Hà Nội - Lạng Sơn, Quảng Ninh - Kép - Thái Nguyên; đường sông với 3 con sông lớn trên địa bàn là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam đảm bảo kết nối thuận lợi với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng nội địa Gia Lâm, cảng nước sâu Cái Lân, cảng Hải Phòng, các cửa khẩu quốc tế trên biên giới Lạng Sơn và các tỉnh trong khu vực.
Ngoài ra, Bắc Giang cách không xa các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn cuả
“Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước (với hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng Viện nghiên cứu của Trung ương), nơi tập trung đầu mối kinh tế đối ngoại, giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ, thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh và là thị trường tiêu thụ lớn sẽ là điều kiện thuận lợi để Bắc Giang phát triển kinh tế - xã hội.
Hình 1: Bản đồ vị trí liên hệ vùng tỉnh Bắc Giang
2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1 Địa hình Địa hình của tỉnh thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam, độ cao và độ dốc trung bình giảm dần (từ gần 500 m xuống còn khoảng 100 m so với mặt nước biển và từ khoảng 20 xuống gần 0 ), bị chia cắt bởi hệ thống sông, ngòi, hồ Địa hình của tỉnh 0 0 bao gồm 2 tiểu vùng:
Vùng trung du có đồng bằng xen kẽ chiếm 28% diện tích toàn tỉnh, bao gồm các huyện: Hiệp Hoà, Việt Yên và thành phố Bắc Giang, với đặc trưng có nhiều gò đồi xen lẫn đồng bằng, độ cao trung bình 100 ÷ 150m, độ dốc từ 10 ÷15 Vùng trung du 0 có điều kiện phát triển nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thủy sản khác.
Vùng miền núi chiếm 72% diện tích, bao gồm các huyện: Sơn Động, Lục Nam,Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng và Lạng Giang; trong đó, một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên thế và huyện Sơn Động là vùng núi cao Đây là vùng núi vừa và núi cao, địa hình chia cắt mạnh, tiếp giáp với đỉnh Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh và vùng núi tỉnh Lạng Sơn Độ cao trung bình ở vùng địa hình này 300 - 400 m, cao nhất là đỉnh Yên Tử (1.086 m), độ dốc phần lớn trên 25 , thuận lợi phát triển lâm o nghiệp Vùng đồi núi có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp và chăn nuôi.
Với đặc điểm địa hình đa dạng (cả đồng bằng, trung du và miền núi) là thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng sinh học, với nhiều cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường
Từ các kết quả quan trắc nhiệt độ tại các trạm Khí tượng Bắc Giang trong các năm có được các biểu đồ sau:
Hình 2: Biểu đồ theo dõi nhiệt độ trung bình năm qua các năm(1960 - 2017) tại Trạm khí tượng Tp.Bắc Giang
Hình 3: Biểu đồ theo dõi lượng mưa trung bình năm qua các năm (1960 -
2017) tại Trạm khí tượng TP Bắc Giang
Nhiệt độ có xu thế tăng lên, nhiệt độ trung bình trong 10 năm gần đây phổ biến tăng từ 0,7 - 0,75 C Nhiệt độ tối cao tuyệt đối tại thành phố Bắc Giang tháng VI/2009 o là 37,4 C Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối không thấp như nhiều năm trước đây kể cả trong 0 những ngày rét đậm rét hại đầu năm 2008 (6 C trở lên); o
Nắng nóng có xu thế xuất hiện sớm và kết thúc muộn, số đợt nhiều hơn, xảy ra cục bộ, số ngày nắng nóng gay gắt nhiều hơn, điển hình là đợt nắng nóng gay gắt kéo dài 29 ngày mùa hè năm 2008 với nhiệt độ tối cao tuyệt đối từ 32,4 - 36,4 o C; Không khí lạnh có nhiều biểu hiện bất thường, mùa lạnh đến sớm hơn (cuối tháng tháng 8 đã xuất hiện), số đợt nhiều hơn, cường độ không mạnh như nhiều năm trước đây song lại có những năm xuất hiện rét đậm, rét hại kéo dài mang tính lịch sử như năm 2008
Qua số liệu theo dõi hàng năm, dự báo biến đổi môi trường khí hậu trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng mở rộng về phạm vi, mức độ ảnh hưởng nhất là thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa gây khô hán, ngập úng ảnh hưởng đến sản xuất Các khu vực có rủi ro khô hạn tăng lên và mở rộng nằm ở vùng đồi núi phía Đông- Đông Bắc huyện Sơn Động, khu vực Tây Bắc huyện Yên Thế, Đông Bắc huyện Lục Ngạn, Đông Lục Nam và khu vực phía Bắc Tân Yên Các khu vực có mức độ rủi ro ngập úng cao tập trung ở khu vực Tây Bắc TP Bắc Giang, khu vực trong đê dọc sông Cầu phía Nam huyện Yên Dũng và Việt Yên, khu vực trũng thấp phía Đông Nam Tân Yên và khu vực dọc sông Lục Nam phía Nam- Đông Nam huyện Lục Nam
Hệ thống sông, hồ giữ vai trò quan trọng trong duy trì, điều hòa tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh và đặc biệt trong phát triển KT-XH thời kỳ điều chỉnh quy hoạch, nhất là các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cấp nước sinh hoạt cho dân cư đô thị Bắc giang có 3 con sông chảy qua và hệ thống nhiều hồ lớn nhỏ.
Chế độ thủy văn: Theo số liệu điều tra cho thấy tổng lượng dòng chảy qua tỉnh khoảng 7,5 triệu m /năm, mực nước sông trung bình tại trạm Cầu Sơn là 2,18m, mực 3 nước trung bình mùa lũ 4,3m Lưu lượng kiệt nhỏ nhất Qmin = 1m /s, lưu lượng lũ lớn 3 nhất Qmax = 1.400 m /s Mực nước lũ lớn nhất tại trạm Phủ Lạng Thương (Bắc 3 Giang) từ 6,2-6,8m, thường xuất hiện vào tháng 8 và tháng 9.
Tình hình diễn biến lũ hàng năm trong tỉnh có chiều hường thay đổi phức tạp, dự báo lũ quét có chiều hướng tăng lên cả về tần suất và cường độ Thời kỳ tới, các khu vực có mức độ rủi ro lũ quét và sạt lở đất cao tập trung ở vùng đồi núi phía Bắc và Nam huyện Sơn Động, phía Bắc huyện Lục Ngạn, khu vực phía Bắc- Tây Bắc huyện Yên Thế Đây là những khu vực cần bố trí kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh tế- xã hội dễ chịu tác động ảnh hưởng thiệt hại từ lũ quét và tăng cường các biện pháp phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do lũ quét gây ra
Kết quả nghiên cứu cho thấy trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 6 nhóm đất với 15 loại đất chính cụ thể như sau: (1)
- Nhóm đất phù sa: Diện tích 50.246,08 ha, chiếm 12,90% diện tích tự nhiên.
Loại đất này được phân bố ở vùng địa hình bằng phẳng ven các sông Đây là nhóm đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp với các loại cây nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng ngắn ngày.
- Nhóm đất bạc màu: Diện tích 42.897,84 ha, chiếm 11,01% diện tích tự nhiên.
Với một loại đất chính là đất bạc màu trên phù sa cổ Loại đất này được phân bố ở hầu khắp các huyện trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung nhiều ở Việt Yên, Hiệp Hoà, Tân Yên… Đây là nhóm đất bằng, song nghèo đạm, lân, giàu kali, tơi, xốp, thoát nước tốt thích hợp với các loại cây lấy củ như khoai tây, khoai lang, cây đậu đỗ và các loại cây công nghiệp ngắn ngày
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Diện tích 6.546,67 ha, chiếm
Điều kiện văn hoá xã hội, dân cư, nguồn nhân lực
I Các yếu tố, bối cảnh tác động bên ngoài
1.1 Các yếu tố, điều kiện bối cảnh quốc tế
Thế giới đang trải qua một thời kỳ có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh kiềm chế lẫn nhau quyết liệt, giành vị thế và lợi ích gây ra tình hình phức tạp tại nhiều khu vực và nhiều nước Xung đột dân tộc, tôn giáo, khủng bố quốc tế, chiến tranh cục bộ, chiến tranh kinh tế, chiến tranh mạng, các hoạt động can thiệp, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, tài nguyên… diễn ra dưới những hình thức mới, gay gắt hơn Những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống như: an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh tài chính, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, v.v diễn biến nghiêm trọng.
Từ bối cảnh quốc tế đó, có thể rút ra một số xu thế toàn cầu có thể gây tác động lâu dài đối với tỉnh Bắc Giang:
Mâu thuẫn giữa toàn cầu hóa kinh tế và chủ nghĩa dân tộc kinh tế: Toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng do các nền kinh tế phát triển dẫn dắt đã trở thành trào lưu có ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế thế giới Các luồng đầu tư, thương mại, dịch vụ tài chính liên và xuyên quốc gia đã phá bỏ các rào cản địa giới quốc gia, dẫn đến quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư, hình thành các cộng đồng kinh tế khu vực Tuy nhiên, bên cạnh tác động tích cực to lớn đối với tăng trưởng kinh tế thế giới nói chung và ở một số quốc gia, toàn cầu hóa cũng gây bất lợi ở một số mặt đối với mỗi nền kinh tế quốc gia, ngay cả ở những siêu cường kinh tế Trong những năm gần đây, trào lưu phản đối toàn cầu hóa xuất hiện không chỉ ở các quốc gia phát triển như các nước châu Âu, Hoa
Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản, mà còn ở các quốc gia đang phát triển như Indonesia và Ấn Độ Xu hướng này đã và đang làm thay đổi đáng kể việc hoạch định chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế của nhiều nước Chính phủ mỗi nước sẽ phải điều chỉnh một cách uyển chuyển sự cân bằng giữa tự do hóa kinh tế toàn cầu và lợi ích kinh tế của đất nước mình Bên cạnh đó, những cuộc tranh luận xung quanh chủ nghĩa dân tộc kinh tế sẽ tiếp tục làm gia tăng áp lực thắt chặt viện trợ toàn cầu từ các quốc gia phát triển dành cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, gây ảnh hưởng đến một nguồn vốn đầu tư quan trọng cho các dự án lớn, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội Như vậy, trong bối cảnh mâu thuẫn giữa toàn cầu hóa kinh tế và chủ nghĩa kinh tế dân tộc, Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng cần chú trọng và linh hoạt thực hiện phương châm “đa dạng hóa, đa phương hóa” Tác động từ sự phát triển của khu vực Châu Á và Thái Bình Dương: Ở tầm khu vực, Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực kinh tế năng động nhất, nơi có tốc độ tăng
QUAN ĐIỂM, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Yếu tố nội tỉnh
Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; các quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành quốc gia, vùng.
II Phương án tổ chức không gian và lựa chọn kịch bản phát triển
1 Các phương án tổ chức không gian
Phương án 1 được xây dựng trên cơ sở phân vùng như sau:
Thứ nhất: có điều kiện tương đồng về điều kiện tự nhiên (về địa hình, điều kiện khí hậu tương đồng…).
Thứ hai: có điều kiện về tương đồng kinh tế.
Thứ ba: có sự tương đồng về mặt điều kiện xã hội, lịch sử, văn hóa, dân cư. Thứ tư: khả năng về liên kết giữa các địa phương và giữa các địa phương với các trung tâm (hạt nhân - đầu tàu kinh tế) và sự phát triển hạ tầng kết nối các địa phương trong vùng.
Thứ năm: Phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế; Thứ sáu: Quy mô vùng phù hợp (năng lực quản lý, cách thức tổ chức).
Trên cơ sở đặc điểm nêu trên, phương án và dự báo khả năng phát triển, tỉnh Bắc Giang phân thành 3 vùng liên huyện như sau:
- Vùng phía Đông: gồm các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, lấy thị trấn Chũ là trung tâm vùng, tính chất đô thị Chũ là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng miền núi phía Đông tỉnh Bắc Giang, phát triển theo hướng tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gồm: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông, lâm nghiệp; phát triển đô thị gắn với các đô thị động lực của tỉnh; là đầu mối giao thông quan trọng của vùng phía Đông và của tỉnh; Tính chất vùng: Phát triển mạnh nông, lâm nghiệp, cây ăn quả, du lịch sinh thái, tâm linh, công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
- Vùng phía Bắc: gồm các huyện Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang, lấy thị trấnVôi là trung tâm Tính chất đô thị Vôi là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng
KỊCH BẢN, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN THỜI KỲ 2021- 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 13 I Quan điểm phát triển
Phương án tổ chức không gian và lựa chọn kịch bản phát triển
1 Các phương án tổ chức không gian
Phương án 1 được xây dựng trên cơ sở phân vùng như sau:
Thứ nhất: có điều kiện tương đồng về điều kiện tự nhiên (về địa hình, điều kiện khí hậu tương đồng…).
Thứ hai: có điều kiện về tương đồng kinh tế.
Thứ ba: có sự tương đồng về mặt điều kiện xã hội, lịch sử, văn hóa, dân cư. Thứ tư: khả năng về liên kết giữa các địa phương và giữa các địa phương với các trung tâm (hạt nhân - đầu tàu kinh tế) và sự phát triển hạ tầng kết nối các địa phương trong vùng.
Thứ năm: Phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế; Thứ sáu: Quy mô vùng phù hợp (năng lực quản lý, cách thức tổ chức).
Trên cơ sở đặc điểm nêu trên, phương án và dự báo khả năng phát triển, tỉnh Bắc Giang phân thành 3 vùng liên huyện như sau:
- Vùng phía Đông: gồm các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, lấy thị trấn Chũ là trung tâm vùng, tính chất đô thị Chũ là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng miền núi phía Đông tỉnh Bắc Giang, phát triển theo hướng tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gồm: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông, lâm nghiệp; phát triển đô thị gắn với các đô thị động lực của tỉnh; là đầu mối giao thông quan trọng của vùng phía Đông và của tỉnh; Tính chất vùng: Phát triển mạnh nông, lâm nghiệp, cây ăn quả, du lịch sinh thái, tâm linh, công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
- Vùng phía Bắc: gồm các huyện Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang, lấy thị trấnVôi là trung tâm Tính chất đô thị Vôi là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng miền núi phía Bắc tỉnh Bắc Giang, tập trung phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch lịch sử văn hóa; là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ kết nối phía Bắc của tỉnh Chức năng vùng: phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với vùng nguyên liệu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tận dụng các lợi thế về điều kiện tự nhiên; phát triển du lịch bền vững dựa trên các lợi thế sẵn có về di tích lịch sử - văn hóa, sinh thái và cảnh quan.
- Vùng trọng điểm (vùng Tây Nam tỉnh): Thành phố Bắc Giang, các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng, khu vực phía Tây - Tây Nam của huyện Lục Nam (gồm 10 xã: Phương Sơn, Chu Điện, Tiên Hưng, Lan Mẫu, Yên Sơn, Khám Lạng, Bắc Lũng, Vũ Xá, Cẩm Lý, Đan Hội và TT Đồi Ngô) và một phần khu vực phía Nam huyện Lạng Giang (gồm 6 xã: Xuân Hương, Tân Dĩnh, Thái Đào, Đại Lâm, Mỹ Thái, Xương Lâm và TT Vôi); Đô thị trung tâm vùng trọng điểm: Thành phố Bắc Giang, đô thị tỉnh lỵ với vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật của tỉnh Bắc Giang, hướng đến xây dựng thành phố không chỉ có vai trò động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế trong tỉnh mà trở thành một trung tâm kinh tế của khu vực phía Bắc Vùng Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ và chuyển tiếp của vùng miền núi phía Bắc; chức năng chính: tập trung phát triển công nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao, thương mại, tài chính ngân hàng, du lịch sinh thái, thể thao vui chơi giải trí, tâm linh, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực.
Cơ sở phân vùng dựa trên các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bao gồm các lưu vực sông chính gồm: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, theo đó xác định không gian phát triển trên địa bàn tỉnh gồm các vùng như sau:
- Vùng lưu vực sông Thương bao gồm các huyện Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang, TP Bắc Giang Lấy TP Bắc Giang là trung tâm vùng và phát triển 4 đô thị vệ tinh thị trấn Vôi, thị trấn Cao Thượng, thị trấn Phồn Xương Chức năng vùng: phát triển dich vụ, thương mại; công nghiệp chế biến nông lâm sản; phát triển nông nghiệp công nghệ cao tận dụng các lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu; phát triển du lịch bền vững dựa trên các lợi thế sẵn có về di tích lịch sử - văn hóa, sinh thái và cảnh quan.
- Vùng lưu vực sông Cầu, hạ nguồn sông Thương: bao gồm các huyện Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hòa: Lấy thị trấn Bích Động là đô thị trung tâm và phát triển các đô thị vệ tinh thị trấn Thắng, thị trấn Nham Biền Thị Trấn Bích Động Là đô thị cửa ngõ phía Tây Nam của vùng, giai đoạn 2021-2030 tính chất là đô thị loại III Chức năng vùng: tập trung phát triển công nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao, thương mại, tài chính ngân hàng, du lịch sinh thái, thể thao vui chơi giải trí, tâm linh, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực.
- Vùng lưu vực sông Lục Nam: bao gồm huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam Lấy thị trấn Chũ là trung tâm phát triển vùng với tính chất đến năm 2030 là đô
SV: Vũ Mai Hương thị loại IV, phát triển các đô thị vệ tinh thị trấn Đồi Ngô, thị trấn An Châu Chức năng của vùng tập trung phát triển mạnh nông, lâm nghiệp, cây ăn quả, du lịch sinh thái, tâm linh, công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
2 Lựa chọn phương án tổ chức không gian
Từ những phân tích như trên, bằng phương pháp chồng xếp các bản đồ theo cơ sở phân vùng, kế thừa các nghiên cứu khác và phương pháp chuyên gia, phương án 1 là phương án lựa chọn để tổ chức không gian phát triển của tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Phương án 1 mang tính đổi mới, đã tính đến các yếu tố thị trường trong việc phân vùng, đặt tính liên kết vùng cao hơn tính tương đồng về điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội, dân cư, khắc phục được hạn chế vùng có khoảng cách quá dài Đồng thời, phương án này hướng tới tạo ra không gian phát triển mới, thúc đẩy liên kết nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập một cách hiệu quả. Quy mô vùng vừa phải, khoảng cách giữa các địa phương trong vùng không quá lớn, thuận lợi cho việc hợp tác, quản lý phát triển.
Các kịch bản phát triển được xây dựng trên cơ sở lựa chọn phương án tổ chức không gian, khả năng phát triển của Bắc Giang trong thời kỳ tới chịu tác động của các yếu tố bên trong (môi trường cơ chế chính sách, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, điều kiện đất đai mặt bằng cho thu hút dự án đầu tư ) và yếu tố tác động bên ngoài (bối cảnh tác động của thế giới, trong nước, vùng .) Xem xét các yếu tố tác động, có 2 kịch bản chủ yếu về phát triển tỉnh thời kỳ 2021- 2030 như sau
(1) Kịch bản 1: (Trung bình, chưa có nhiều tác động đột phá phát triển)
Các yếu tố tác động nhất là các yếu tố bên trong ít có nhiều thay đổi mang tính đột phá cho phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Yếu tố bên trong như kết cấu hạ tầng, môi trường đầu tư kinh doanh, cơ chế chính sách, lao động, điều kiện về đất đai mặt bằng cho phát triển khu công nghiệp và các ngành dịch vụ mũi nhọn được đổi mới, cải thiện chưa nhanh đáp ứng yêu cầu khai thác, tận dụng các cơ hội thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, ở mức trung bình khá so với các địa phương trong Vùng, cả nước Các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là hạ tầng giao thông liên vùng như đường vành đai 4, vành đai 5 Vùng Thủ đô, đường cao tốc Nội Bài- Hạ Long kết nối đi qua tỉnh được xây dựng mở rộng chậm Quá trình lan tỏa đô thị hóa và các dự án đầu tư từ trung tâm Vùng Thủ đô
Hà Nội ra xung quanh chậm lại so với trước, xu hướng dịch chuyển, đầu tư dự án sản xuất đến Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài không kéo dài mạnh trong 10 năm tới
Theo kịch bản này, khả năng huy động vốn đầu tư xã hội trong thời kỳ 2021-
2030 ở mức khoảng 1.100 nghìn tỷ đồng theo giá thực tế (khoảng 600 nghìn tỷ đồng theo giá 2010, tăng lên chưa nhiều gấp khoảng 2,3 lần so với thời kỳ 2011- 2020).Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2021- 2030 tiếp tục ở mức như trong thời kỳ 2011- 2020,cao nhất đạt khoảng 11- 12%/năm GRDP bình quân đầu người đạt 7500- 8000 USD vào năm 2030 (tương đương mức bình quân dự báo của cả nước) Cơ cấu GRDP tỉnh vào năm 2030, tỷ trọng khu vực nông nghiệp chiếm khoảng 6,5-7%, khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 73-74% và khu vực dịch vụ (gồm cả thuế sản phẩm) chiếm 20-21%.