1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Yếu tố thành công và lợi ích của dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải theo hình thức đối tác công tư

130 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Yếu tố thành công và lợi ích của dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải theo hình thức đối tác công tư
Tác giả Lê Hoàng
Người hướng dẫn TS. Lê Hoài Long
Trường học Đại học Quốc gia TP. HCM
Chuyên ngành Quản Lý Xây Dựng
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 4,78 MB

Cấu trúc

  • 1.1 Giới thiệu chung (15)
  • 1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu (17)
  • 1.3 Mục tiêu nghiên cứu (18)
  • 1.4 Phạm vi nghiên cứu (18)
  • 1.5 Đóng góp của nghiên cứu (19)
  • 1.6 Cấu trúc đồ án tốt nghiệp (19)
  • 1.7 Quy trình thực hiện nghiên cứu (21)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN (20)
    • 2.2.1 Giới thiệu chung về mô hình hợp tác đối tác công tư PPP (22)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (20)
    • 3.1 Tóm tắt chương (35)
    • 3.2 Giới thiệu bảng câu hỏi và sơ đồ nghiên cứu chung bằng bảng câu hỏi (35)
    • 3.3 Xác định các yếu tố thành công của dự án (37)
    • 3.4 Kết Luận (45)
  • Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG (20)
    • 4.1 Quy trình phân tích dữ liệu (46)
    • 4.2 Xếp hạng các yếu tố thành công (46)
    • 4.3 Quan điểm chung về các yếu tố thành công của dự án ở các nước khác trên thế giới (49)
    • 4.4 Phân tích nhân tố (56)
    • 4.5 Kết luận (60)
  • CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG NHẬN ĐỊNH VỀ DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI THEO MÔ HÌNH PPP (62)
    • 5.1 Giới thiệu chương (62)
    • 5.2 Kiểm định phân phối chuẩn (62)
    • 5.3 Kiểm định bài toán 1 mẫu (One sample T-Test) (67)
    • 5.4 Kiểm định bài toán đa mẫu (One-Way ANOVA) (68)
    • 5.5 Kiểm định sự khác nhau giữa những đơn vị công tác (69)
    • 5.6 Kiểm định sự khác nhau giữa chức danh trong đơn vị làm việc (70)
    • 5.7 Kiểm định sự khác nhau về chuyên môn của những đơn vị tham gia khảo sát (71)
    • 5.8 Kiểm định sự khác nhau trong kinh nghiệm làm việc của đơn vị tham gia khảo sát (72)
    • 5.9 Kiểm định sự khác nhau giữa các đơn vị có sự quan tâm đến dự án PPP (73)
    • 5.10 Kiểm định sự khác nhau về quy mô của dự án PPP (74)
    • 5.11 Kết luận (75)
  • CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CHÍNH (20)
    • 6.1 Phân tích thành phần chính (PCA) (77)
    • 6.2 Phân tích thành phần chính đối với yếu tố thành công của dự án PPP (77)
    • 6.3 Phân tích thành phần chính đối với lợi ích dự án PPP mang lại (86)
  • CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (90)
    • 7.1 Kết luận (90)
    • 7.2 Kiến nghị (95)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (97)
  • PHỤ LỤC (99)

Nội dung

Hợp tác công tư PPP là một lựa chọn ngày càng phổ biến đối với các nhà hoạch định chính sách khi thực hiện các dự án công trình công trọng điểm, đặc biệt là khi đối mặt với sự thiếu hụt

Giới thiệu chung

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân số và thúc đẩy phát triển kinh tế, đầu tư phát triển đồng bộ vào cơ sở hạ tầng là xu hướng tất yếu trên toàn cầu Nhằm đa dạng hóa nguồn vốn và khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, nhiều quốc gia đã và đang đẩy mạnh các chính sách thu hút đầu tư bằng nhiều hình thức

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng tại Việt Nam, với tỷ lệ dự kiến đạt 45% vào năm 2025, đang gia tăng áp lực lên hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT) đô thị Theo thống kê, nhu cầu đầu tư cho CSHT bình quân từ năm 2011 đến 2015 khoảng 12,6 tỷ USD, dự báo giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 khoảng 25 tỷ USD và đến năm 2030 ước tính khoảng 30 tỷ USD Việc phát triển hệ thống CSHT đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật (HTKT), đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển (PTĐT) Việt Nam theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân đô thị Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn vay từ những tổ chức tín dụng như WB, ADB, JICA đang dần hạn hẹp, trở thành thách thức lớn cho việc đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển đô thị trong tương lai

Các nhà hoạch định chính sách ở các khu vực công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mới nổi ngày càng coi quan hệ đối tác công tư (PPP) như một chiến lược mang tính đột phá để phát triển cơ sở hạ tầng công (Chou và Pramudawardhani, 2015) Vì vậy, Việt nam đã huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển đô thị thông qua chính sách xã hội hóa đầu tư, huy động nguồn vốn từ xã hội và tư nhân với một trong những hình thức chủ yếu là Hợp tác công tư (PPP) PPP Hợp tác công tư (PPP) là một lựa chọn ngày càng phổ biến đối với các nhà hoạch định chính sách khi thực hiện các dự án công trình công trọng điểm, đặc biệt là khi đối mặt với sự thiếu hụt nguồn vốn đầu tư của chính phủ và khi cần thiết để chống lại sự kém hiệu quả của khu vực công (Terry, 1996; Alfen và cộng sự, 2009)

Việt Nam đã và đang ban hành nhiều cơ chế, chính sách về huy động nguồn vốn từ xã hội trong và ngoài nước cũng như quản lý dự án đầu tư (DAĐT) theo hình thức này PPP Thực tế, từ năm 2020 khi Luật PPP ở Việt nam có hiệu lực đến nay đã triển khai thực hiện nhiều dự án PPP, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng và một số dự án PPP cho lĩnh vực HTKT đô thị bảo vệ môi trường (như cấp nước, xử lý chất thải rắn…), bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định Tuy nhiên, còn nhiều dự án không hiệu quả về mặt kinh tế xã hội, thậm chí

2 một số dự án không khả thi Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một trong những nguyên nhân cơ bản là về khung pháp lý, nguồn vốn vay, năng lực quản lý, triển khai thực hiện dự án PPP chưa được nghiên cứu vận dụng phù hợp ở nhiều lĩnh vực và đang gặp nhiều khó khăn

Luật PPP chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2021, mở ra cơ hội mới cho việc thu hút nguồn vốn tư nhân vào lĩnh vực hạ tầng Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, việc triển khai PPP, đặc biệt là các hình thức BOT, BTO, BLT, BTL, vẫn còn nhiều khó khăn do hạn chế về nguồn vốn, vướng mắc trong quản lý, triển khai và thực hiện dự án Giải quyết những thách thức này là bài toán cấp bách để thúc đẩy hiệu quả của mô hình PPP, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thành công trong quản lý và triển khai dự án PPP trong PTĐT bền vững phụ thuộc vào sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư, bao gồm cả khu vực công và tư nhân Mỗi bên tham gia đều có mục tiêu, nhiệm vụ riêng biệt và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm yếu tố chủ quan, khách quan, rủi ro và đặc thù của dự án PPP trong lĩnh vực môi trường

Vấn đề cân đối nguồn vốn, lãi vay, giải phóng mặt bằng (GPMB), đảm bảo khả năng sinh lời cho nhà đầu tư và giảm thiểu ảnh hưởng đến người dân và an sinh xã hội là những thách thức thường gặp trong quá trình thực hiện dự án

Dự án PPP phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững mang lại nhiều lợi ích về mặt an sinh xã hội Để dự án đạt hiệu quả chung, nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc hài hòa lợi ích và rủi ro giữa các bên liên quan Đã có nhiều bài nghiên cứu cả trong và ngoài nước về mô hình hợp tác PPP nói chung, các dự án PPP cho lĩnh vực hạ tầng bảo vệ môi trường cụ thể là xây dựng hệ thống xử lý nước thải đô thị nhưng chưa có một nghiên cứu tiếp cận theo hướng tìm ra các yếu tố thành công và lợi ích của những dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải theo mô hình PPP mang lại Đầu tư phát triển dự án theo hình mô hình PPP, cần khung pháp lý, thể chế và cơ sở lý luận, để đánh giá những yếu tố thành công, thảo luận và đưa các giải pháp tối ưu phù hợp với thực tiễn là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư trong và ngoài nước và các tổ chức hỗ trợ phát triển như WB, ADB, người thụ hưởng công trình & dịch vụ có cái nhìn tổng thể và

3 lựa chọn hợp lý để đầu tư phát triển dự án lĩnh vực môi trường theo hình thức PPP sẽ hiệu quả về mặt kinh tế xã hội và khả thi hơn Vì vậy em xin lựa chọn đề tài “Yếu tố thành công trong quản lý dự án nhà máy xử lý nước thải thuộc lĩnh vực hạ tầng bảo vệ môi trường theo hình thức đối tác công tư PPP”.

Xác định vấn đề nghiên cứu

Mô hình hợp tác công tư (PPP) được đánh giá là giải pháp tiềm năng cho việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung tại Việt Nam Nhờ nguồn vốn dồi dào và linh hoạt cũng như những công nghệ mới từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước, PPP hứa hẹn sẽ thúc đẩy cải thiện chất lượng môi trường đô thị một cách mạnh mẽ Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình này còn hạn chế ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước vì một số lý do sẽ được thảo luận trong nghiên cứu này

Theo thống kê của Ngân hàng thế giới WB, hiện tại đối với chi phí để xử lý rác thải rắn ở Việt Nam, hiện 75% là do Chính phủ đang tài trợ chi phí vận hành cho các đơn vị này Còn xử lý nước thải thì chưa được quan tâm nhiều, khoảng 90% nhiều tỉnh, thành phố lớn vẫn chưa có nhà máy xử lý nước thải đồng bộ với cơ sở hạ tầng Do cơ sở hạ tầng và kinh tế địa phương chưa đủ nguồn vốn để thực hiện Hiện nay, giá về xử lý nước thải còn thấp chỉ được tính vào khoảng 45% phí nước sạch được tính theo đơn giá của Bộ Tài chính, trong khi chi phí đầu tư xây dựng và duy tu, vận hành hệ thống yêu cầu kinh phí cao và vận hành trong thời gian dài

Hiện nay, đã có những cơ chế thu hút và huy động nguồn lực từ tư nhân, xã hội vẫn chưa phát huy hiệu quả, thiếu các nguồn vốn vay ưu đãi, cho nhà đầu tư vay trong thời gian dài 20 năm đến 30 năm, cam kết, hỗ trợ, ưu đãi về thuế và phí cụ thể để tạo môi trường đầu tư thuận lợi thông thoáng và an toàn cho nhà đầu tư dám thực hiện dự án… Đưa công nghệ xử lý nước thải mới từ nước ngoài thay cho những dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và sử dụng công nghệ trong nước

Hiện nay nguồn vốn từ chính phủ và nguồn vốn ODA đang hạn chế và gặp một số khó khăn làm cho các dự án theo hình thức đối tác công tư là một hướng di mới để thu hút những nhà đầu tư và sử dụng một cách hiệu quả nguồn đầu tư phát triển này Vì vậy, nghiên cứu để tìm hiểu sự quan tâm và các yếu tố thành công của dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP trong

4 lĩnh vực hạ tầng bảo vệ môi trường tại Việt Nam là rất hữu ích cho những người thực hiện dự án, cũng như đưa ra những lợi ích mà dự án mang lại khi đưa vào vận hành.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu đề tài là hoàn thiện và làm rõ các vấn đề về phát triển dự án nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung theo mô hình PPP tại những đô thị lớn tại Việt Nam, chia sẻ rủi ro, lựa chọn loại hình hợp tác, lợi nhuận của nhà đầu tư, hiệu quả dự án mang lại,… dựa trên cơ sở lý luận và khung pháp lý liên quan cũng như vận dụng kinh nghiệm về những dự án PPP đã thực hiện thành công của một số nước thành công trong hình thức hợp tác PPP và có điều kiện địa lý & kinh tế tương đồng với Việt Nam để quản lý và phát triển dự án xử lý nước thải đô thị theo hình thức PPP

- Nghiên cứu “Yếu tố thành công trong quản lý dự án nhà máy xử lý nước thải thuộc lĩnh vực hạ tầng bảo vệ môi trường theo hình thức đối tác công tư PPP”

- Khảo sát sự quan của các đơn vị, tổ chức và đưa ra các nhận định đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP

- Đánh giá những yếu tố có ảnh hưởng đến sự thành công và sự khác nhau của các yếu tố thành công và lợi ích dự án mang lại trong các dự án PPP

- Rút ra mốt số nhận xét hữu ích về quan điểm chung về các yếu tố thành công của các dự án PPP ở các nước trên thế giới

- Tìm những ẩn ý ẩn chứa phía sau các yếu tố thành công đã xác định được trong bài nghiên cứu

- Xác định yếu tố có sự ảnh hưởng đến sự thành công và có sự tương quan đáng kể đối với kết quả thực hiện của các dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng bảo vệ môi trường theo hình thức đối tác công tư PPP ở Việt Nam

- Thảo luận và đưa ra một số nhận định nhằm quản lý và thực hiện các dự án PPP này tốt hơn.

Đóng góp của nghiên cứu

- Nghiên cứu đã đưa ra “Yếu tố thành công trong quản lý dự án nhà máy xử lý nước thải thuộc lĩnh vực hạ tầng bảo vệ môi trường theo hình thức đối tác công tư PPP” tại Việt Nam

- Đưa ra một số phân tích và nhận xét hữu ích từ việc so sánh kết quả với các nước khác như Malaysia, Nigeria, China và một số nước khác

- Đã xác định được những yếu tố quan trọng và những lợi ích mà có tính tương quan đáng kể với kết quả thực hiện của các dự án PPP ở Việt Nam

- Bài nghiên cứu cũng góp phần giúp cho chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước, nhà thầu thi công, tư vấn thiết kế và lập dự án có thể nhìn được tổng thể bức tranh toàn cảnh về quá trình thực hiện của các dự án xây dựng nhà máy XLNT theo hình thức PPP

- Giúp họ thấy được các yếu tố này là cần thiết cho sự thành công của dự án và các lợi ích mà dự án đã mang lại vs hiệu quả về mặt kinh tế xã hội Qua đó, để họ có thể đưa ra một số chiến lược mang tính khả thi hơn khi thi tham gia và đầu tư, quản lý các dự án hợp tác theo mô hình đối tác công tư PPP.

Cấu trúc đồ án tốt nghiệp

- CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG

- CHƯƠNG 5: SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG VÀ LỢI ÍCH DỰ ÁN MANG LẠI

- CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CHÍNH

- CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN

CẤU TRÚ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1 1 Cấu trúc Đồ án tốt nghiệp

TỔNG QUAN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tóm tắt chương

Giới thiệu bảng câu hỏi và sơ đồ nghiên cứu chung bằng bảng câu hỏi

3.2.1 Giới thiệu bảng câu hỏi:

Việc thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát mang lại nhiều lợi ích đáng kể Đầu tiên, nó cho phép thu thập thông tin từ một số lượng lớn người tham gia, giúp đánh giá quan điểm và ý kiến của đa dạng đối tượng Thứ hai, việc thực hiện bảng câu hỏi khảo sát dễ dàng cho mọi đối tượng, không đòi hỏi kỹ năng đặc biệt và có thể thực hiện ở mọi nơi Thứ ba, bằng cách này, vấn đề có thể được làm rõ nhanh chóng, giúp nắm bắt được ý kiến của cộng đồng và phản ánh thực tế một cách nhanh nhất Cuối cùng, bảng câu hỏi khảo sát cũng cho phép thu thập dữ liệu từ nhiều cơ quan hoặc đơn vị khác nhau trong thời gian ngắn

Tuy nhiên, đối với việc này, sự chính xác và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào cách thiết kế bảng câu hỏi và phương pháp tiếp cận các đối tượng tham gia khảo sát Thiết kế bảng câu hỏi phải cẩn thận và khoa học để đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy của dữ liệu thu

22 được Ngoài ra, phương pháp tiếp cận đối tượng tham gia cũng cần được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo sự đa dạng và đại diện của mẫu tham gia khảo sát Những điều này đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng dữ liệu thu được là đáng tin cậy và có giá trị trong quá trình nghiên cứu

3.2.2 Quy trình nghiên cứu bằng bảng câu hỏi:

Hình 3 2 Quy trình nghiên cứu bản câu hỏi 3.2.3 Các công cụ nghiên cứu:

23 Thu thập dữ liệu: Khảo sát thu thập ý kiến từ bốn nhóm chủ thể tham gia chính: cơ quan nhà nước, chủ đầu tư, nhà thầu và tư vấn thiết kế lập dự án Họ đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố thành công tiềm năng trên thang điểm Likert 5 mức

Phương pháp trị trung bình: Sử dụng để so sánh mức độ quan trọng trung bình của các yếu tố thành công theo quan điểm của các đơn vị tổ chức tham gia khảo sát

Kiểm tra ANOVA xếp hạng tương quan: Đánh giá sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm về mức độ quan tâm và đưa ra nhận định của từng yếu tố

Kiểm định t: Xác định sự khác biệt cụ thể về mức độ quan trọng giữa từng cặp nhóm chủ thể

Phân tích nhân tố: Khám phá cấu trúc tiềm ẩn của các yếu tố thành công và nhóm hóa chúng thành các nhóm có liên quan

Quá trình kiểm định t được sử dụng để kiểm tra sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố thành công giữa câu hỏi, bao gồm cơ quan nhà nước, chủ đầu tư, nhà thầu và tư vấn thiết kế lập dự án, về trị trung bình Nếu giá trị p-value (hoặc sig.) nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, thì giả thuyết H0 (giả thuyết không có sự khác biệt) sẽ bị bác bỏ, cho thấy có sự khác biệt về trị trung bình giữa nhóm

Trước khi thực hiện kiểm định t, kiểm định Levene về sự bằng nhau của phương sai giữa hai nhóm được thực hiện như là điều kiện tiên quyết của kiểm định t Điều này đảm bảo rằng các nhóm có cùng phương sai, điều quan trọng để có thể áp dụng kiểm định t một cách đúng đắn

Sau đó, phân tích nhân tố được sử dụng để tìm các ẩn ý ẩn chứa phía sau các yếu tố thành công xác định được Phép xoay Varimax, một phép xoay phổ biến, được áp dụng để tối ưu hóa số lượng biến tương quan lớn tại cùng một nhân tố, từ đó tăng cường khả năng giải thích các nhân tố và làm cho kết quả phân tích nhân tố trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn.

Xác định các yếu tố thành công của dự án

3.3.1 Thiết kế bảng câu hỏi:

Xem xét nghiên cứu liên quan: Trước hết, các nghiên cứu đã có và được xem xét cẩn thận từ đó rút ra danh sách những yếu tố tiềm năng mà có sự ảnh đến sự thành công của dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải theo hình thức đối tác công tư PPP ở Việt Nam

Lựa chọn yếu tố: Mời khoảng 150 người thực hiện đánh giá có sự quan tâm về dự án PPP đã được mời tham gia kiểm tra và lựa chọn lại các yếu tố từ danh sách tiềm năng Các chuyên gia này đã loại bỏ các yếu tố không phù hợp và đề xuất thêm các yếu tố mà họ đã gặp trong thực tế

Phát triển bảng câu hỏi sơ bộ: Dựa trên các yếu tố thành công được chọn, một bảng câu hỏi sơ bộ đã được phát triển

Thử nghiệm bảng câu hỏi: Một nhóm khác gồm những chuyên gia từ Sam Sung

Engineering (SECL), Tư vấn CDC trực thuộc Bộ Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nhà thầu và tư vấn lập dự có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh cũng có kinh nghiệm với dự án PPP thực hiện, đã được mời tham gia kiểm tra bảng câu hỏi thử nghiệm Quá trình thử nghiệm đã được tiến hành và đạt được sự thống nhất về cấu trúc của bảng câu hỏi và các yếu tố bên trong

Hoàn thành bảng câu hỏi: Sau quá trình thử nghiệm, bảng câu hỏi cuối cùng gồm 47 yếu tố thành công, lợi ích của dự án PPP mang lại đã được hoàn thành và được sử dụng để thu thập dữ liệu Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án, các phân tích trong nghiên cứu này dựa trên sự quan tâm và nhận định của những đơn vị có quan tâm tới những dự án PPP đặc biệt là dự án xử lý nước thải theo hình thức đối tác công tư” Đơn vị tham gia khảo sát sẽ được yêu cầu đánh giá đưa ra quan điểm về các yếu tố thành công của dự án xử lý nước thải theo hình thức PPP bằng cách sử dụng thang đo Likert với năm mức độ từ 1 đến 5, trong đó:

Mức độ quan tâm được đánh giá thông qua thang đo 05 mức độ từ hoàn toàn không quan trọng đến ảnh tuyệt đối quan trọng

“1” = “Hoàn toàn không quan trọng”

25 Để tạo sự thuận tiện cho việc nhập số liệu vào phần mềm SPSS thống kê, các dữ liệu đưa vào phần mềm phân tích thống kê sẽ được mã hóa như sau:

Bảng 3 1 Bảng xử lý số liệu của yếu tối thành công và lợi ích dự án PPP mang lại

A2 Điều kiện kinh tế vĩ mô

A3 Tình hình tăng trưởng kinh tế của địa phương

A4 Ngân sách của địa phương/ chính phủ

A6 Sự cần thiết đầu tư dự án xử lý nước thải ở địa phương

B1 Khung pháp lý cho dự án PPP

B2 Quy định pháp luật của khối tư nhân

B3 Quy định pháp luật của khối nhà nước

B4 Quy trình chuẩn bị và thực hiện dự án công khai, minh bạch

B5 Đấu thầu cạnh tranh và rộng rãi

B6 Chính sách ưu đãi về thuế và phí cho dự án bảo vệ môi trường

B7 Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, Nhà đầu tư và người dân thụ hưởng

C1 Nguồn vốn ngân sách địa phương/ chính phủ

C2 Nguồn vốn của chủ đầu tư, liên doanh thực hiện

C3 Nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước

C4 Nguồn vốn tài trợ không hoàn lại từ các từ chính phủ hoặc các nước trên thế giới

C5 Nguồn kinh phí và kinh phí dự phòng đầy đủ cho hết vòng đời dự án

C6 Lập các mô hình dự báo thực tế về doanh thu để đảm bảo dự án hiệu quả về mặt tài chính

C7 Nguồn thu từ người dân

D1 Báo cáo nghiên cứu Tiền Khả Thi và Khả Thi

D3 Công nghệ và giải pháp áp dụng cho dự án

D4 Quy hoạch và thiết kế phù hợp với quy hoạch tổng thể

D5 Lập kế hoạch và đảm bảo tiến độ thực hiện dự án theo đúng tiến độ đề ra

E1 Cam kết và trách nhiệm của khu vực công và tư

E2 Lựa chọn hình thức hợp tác mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế và kỹ thuật

E3 Chia sẻ rủi ro và lợi nhuận giữa khu vực công và tư

E4 Năng lực của đối tác tư nhân hoặc liên danh

E5 Năng lực quản lý dự án của địa phương

F1 Đưa thành phố trở thành nơi đáng sống

F2 Giải quyết tính trạng ngập úng và triều cường ở cái thành phố lớn

F3 Cải thiện sức khỏe cho người dân

F4 Giảm thiểu những tổn thất về con người làm giảm những căn bệnh phát sinh từ nguồn nước bẩn

F5 Cải thiện chất lượng nước ở khu vực sông công cộng

F6 Đạt các tiêu chuẩn về đô thị hiện đại theo quy chuẩn quốc tế

F7 Phù hợp với chiến lượt chuyển đổi xanh và bền vững của đất nước

F8 Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương

F9 Tiếp cận và tích lũy kỹ năng vận hành và áp dụng công nghệ từ nước ngoài

F10 Đỡ gánh nặng ngân sách khi đầu tư đồng loạt nhiều cơ sở hạ tầng

F11 Thời gian thi công dự án theo mô hình PPP nhanh hơn khi Nhà đầu tư tư nhân thực hiện

F12 Nhà nước sẽ là đơn vị thụ hưởng về công trình sau thời gian hợp đồng PPP kết thúc

F13 Tiết kiệm hơn đối với việc lắp đặt "bể tự hoại tại-chỗ" theo cách truyền thống

F14 Tiết kiệm chi phí do xử lý nước phân

F15 Tiết kiệm chi phí do xây dựng/vận hành nhà máy riêng lẻ bằng việc tổng hợp mặt bằng xử lý nước thải tập trung theo công nghệ nước ngoài

Bảng câu hỏi gồm có 3 phần chính: Thông tin chung, Yếu tố dẫn đến sự thành công của dự án xử lý nước thải theo hình thức đối tác công tư PPP và Lợi ích của dự án xử lý nước thải theo hình thức đối tác công tư PPP mang lại những kết quả kỳ vọng nào?

Phần II: Yếu tố dẫn đến sự thành công của dự án xử lý nước thải theo hình thức đối tác công tư PPP

Phần III: Lợi ích của dự án xử lý nước thải theo hình thức đối tác công tư PPP mang lại những kết quả kỳ vọng nào?

Công thức được sử dụng để ước lượng số lượng mẫu cần thu thập dựa trên công thức của Chan và Au (2009), nhưng việc xác định chính xác kích thước của mỗi quần thể thường gặp khó khăn và không thể ước lượng chính xác số lượng mẫu cần thiết

Công thức được sử dụng là:

𝑛′ là số lượng mẫu cần thu thập

𝑁 là kích thước quần thể

𝑉 là sai số chuẩn của phân phối mẫu

Tuy nhiên, việc xác định chính xác kích thước của mỗi quần thể thường là một thách thức và có thể dẫn đến ước lượng không chính xác về số lượng mẫu cần thu thập Do đó, cần phải tiếp tục xem xét và điều chỉnh kích thước mẫu dựa trên các yếu tố khác như sự đại diện, độ tin cậy mong muốn và tài nguyên có sẵn

3.3.3 Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu:

Trước khi thực hiện phân tích số liệu, các số liệu đã được thực hiện để kiểm tra sự khuyết và sự chệch của dữ liệu thu được từ bảng câu hỏi:

Kiểm tra sự chệch: Các bảng câu hỏi dùng để xác định có sự chệch dữ liệu nào không

Những bảng câu hỏi có khả năng gây chệch dữ liệu, như việc đánh giá các yếu tố thành công ở cùng một mức độ, không có sự ngẫu nhiên, đã được loại bỏ khỏi dữ liệu phân tích

Kiểm tra dữ liệu bị khuyết: Các bảng câu hỏi đã được kiểm tra để xem có bất kỳ dữ liệu nào bị khuyết không Nếu có, số lượng câu trả lời bị khuyết đã được đánh giá để xác định liệu chúng là ít hay nhiều

Việc xây dựng thang đo lường hiệu quả cho các câu hỏi trong bảng khảo sát đóng vai trò then chốt trong việc thu thập dữ liệu chính xác và tin cậy, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nghiên cứu Thang đo lường tốt giúp đảm bảo:

 Tính nhất quán: Các câu hỏi đo lường cùng một khái niệm một cách chính xác và đồng nhất

 Độ chính xác: Phản ánh thực tế một cách trung thực và khách quan

 Khả năng phân biệt: Phân biệt được các đối tượng khác nhau dựa trên mức độ thể hiện đặc điểm đo lường

Hệ số α của Cronbach có thể được tính theo công thức sau:

30 Trong đó: ρ là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi

N là số mục hỏi, yếu tố trong nghiên cứu

Theo qui ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá tốt phải có 0,80 ≤ α ≤ 1,00 và được xem là chấp nhận được khi 0,70 ≤ α ≤ 0,80

Việc thu thập dữ liệu đã được tiến hành thông qua hai phương pháp chính là gởi trực tiếp và qua email đến những người tham gia khảo sát Tuy nhiên, việc gởi trực tiếp được ưu tiên hơn để khuyến khích số lượng người tham gia Khi gởi trực tiếp, những người tham gia khảo sát đưa ra quan điểm về các yếu tố thành công của dự án xử lý nước thải theo hình thức PPP trước khi nhận bảng câu hỏi Tương tự, khi sử dụng email, những người tham gia cũng được liên hệ trước bằng điện thoại hoặc email để mời họ tham gia Những người đồng ý tham gia sẽ nhận đường dẫn đến bảng câu hỏi trực tuyến và trả lời

Trong nghiên cứu này, cơ quan quản lý nhà nước, nhà thầu và chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và lập dự án là những tổ chức hoặc cá nhân quan trọng trong các dự án đầu tư xây dựng Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước; Chủ đầu tư là bên thực hiện dự án PPP từ khâu phát triển dự án đến hết vòng đời dự án; Nhà thầu chính là bên thực hiện dự án, trong khi chủ đầu tư được xem là bên giám sát việc thực hiện dự án của nhà thầu; Đơn vị tư vấn lập dự án là đơn vị lập các thiết kế cơ sở Mặc dù những người tham gia khảo sát đã được xác định là đã tham gia vào các dự án đầu tư công, đầu tư tư nhân và nguồn vốn khác như ODA và cả những dự án PPP có từ trước khi luật PPP ra đời và sau khi có luật PPP để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu thu thập, họ vẫn được hỏi lại xem họ đã từng tham gia vào dự án đầu tư theo loại hình nào và nguồn vốn nào Những phản hồi trả lời không được loại bỏ ra khỏi dữ liệu phân tích

Sau khoảng 2 tháng, với sự nhắc nhở sau một tháng kể từ lần liên lạc đầu tiên, có tổng cộng

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG

Quy trình phân tích dữ liệu

Hình 4 1 Quy trình phân tích dữ liệu

Xếp hạng các yếu tố thành công

Tất cả 32 yếu tố thành công của dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải theo hình thức đối tác công tư đều được tính toán trị trung bình và dược xếp hạng theo đánh giả của những đơn vị quan tâm tới dự án PPP: Cơ quan quản lý nhà nước, Chủ đầu tư, Nhà thầu và Tư vấn thiết kế lập dự án

Việc xếp hạng các yếu tố dựa vào các giá trị trung bình tính toán được Yếu tố có trị trung bình cao nhất được xếp hạng cao nhất và các yếu tố còn lại với các trị trung bình thấp hơn được xếp theo thứ hạng những yếu tố có xếp hạng chung cao nhất được đánh giá là rất quan trọng và có ảnh hưởng đáng kế đến sự thành công của dự án PPP

Bảng 4 1 Những yếu tố thành công có thứ hạng chung cao nhất (bảng tổng 32 yếu tô hợp phụ lục 1)

Yếu tố thành công có hạng chung cao nhất Trung bình xếp hạng

Ngân sách của địa phương/ Chính phủ 4.3333 1

Khung pháp lý cho dự án PPP 4.3039 2

Báo cáo nghiên cứu Tiền Khả Thi và Khả Thi 4.2843 3

Quy định pháp luật của khối nhà nước 4.2157 4

Quy hoạch và thiết kế phù hợp với quy hoạch tổng thể 4.2059 5 Công nghệ và giải pháp áp dụng cho dự án 4.1667 6

Cam kết và trách nhiệm của khu vực công và tư 4.0686 8

Nguồn vốn địa phương/ Chính phủ 4.0392 9

Lập kế hoạch và đảm bảo tiến độ thực hiện dự án theo đúng tiến độ đề ra 4.0392 10 Nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước 4.0196 11 Quy trình chuẩn bị và thực hiện dự án công khai, minh bạch 4 12

Ngân sách của địa phương/ chính phủ: Đây là yếu tố được xếp hạng cao nhất với trung bình xếp hạng cao nhất Điều này cho thấy tầm quan trọng của nguồn vốn từ phía chính phủ trong việc thúc đẩy và hỗ trợ cho các dự án PPP Quá trình ký hết các hợp đồng đòi hỏi nhà nước phải chuẩn bị nguồn ngân sách lớn để cân đối trong thời gian dài đến khi hết hợp đồng hay hết vòng đời dự Để dự án thực hiện nhanh chóng và đúng tiến độ dự án đặt ra Các dự án PPP thường chấm triển khai cũng do một số tỉnh, thành phố không cân đối được nguồn vốn nên để xảy ra tình trạng chậm tiến độ, chậm bàn giao Khi mà nguồn vốn ngân sách được cân đối, dự án PPP sẽ được nhà đầu tư thực hiện nhanh và đúng tiến độ đặt ra

Khung pháp lý cho dự án PPP: Yếu tố này được xếp hạng thứ hai với trung bình xếp hạng là 2 Điều này chỉ ra rằng việc có một khung pháp luật rõ ràng và thuận lợi là rất quan trọng để tạo điều kiện cho sự phát triển của các dự án PPP Vì hiện nay khung pháp lý cho lĩnh vự hạ tầng bảo vệ môi trường của các dự án PPP đang bộc lộ nhiều khó khăn, khiến các dự án chậm triển khai

34 Báo cáo nghiên cứu Tiền Khả Thi (Pre-FS) và Khả Thi (FS): Yếu tố này được xếp hạng thứ ba với trung bình xếp hạng là 3 Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc thực hiện các nghiên cứu tiền khả thi và khả thi để đánh giá tính khả thi và tiềm năng của dự án Báo cáo Pre-FS là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả, dự kiến nguồn vốn và mức vốn của dự án quan trọng và là làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư Giúp cơ quan quản lý nhà nước và Nhà đầu tư hiểu rõ về mọi mặt của dự án và mang tính quyết định chủ trương đầu tư

Quy định pháp luật của khối nhà nước yếu tố này được xếp hạng trung bình thứ 4 Điều này cho thấy quy định pháp luật của khối nhà nước đối với dự án PPP đóng vai trò vô cùng quan trọng Quy định cung cấp các quy định và điều kiện cơ bản cho việc triển khai và quản lý các dự án này Nó bao gồm các luật và văn bản pháp luật liên quan đến đấu thầu, tài chính, quyền và trách nhiệm, cũng như giải quyết tranh chấp Quy định pháp luật này giúp tạo ra một môi trường pháp lý ổn định và minh bạch, đảm bảo tính công bằng, minh bạch và bền vững trong quản lý và vận hành các dự án PPP

Quy hoạch và thiết kế phù hợp với quy hoạch tổng thể được xếp hạng trung bình thứ 5 Quy hoạch và thiết kế của dự án PPP cần phù hợp với quy hoạch tổng thể của khu vực để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của dự án Điều này bao gồm sự phản ánh đúng đắn của mục tiêu và kế hoạch phát triển, sự tương thích với các quy hoạch đô thị và môi trường, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, và sự đáp ứng đúng đắn đến nhu cầu của cộng đồng địa phương Hiện nay nhiều địa phương đã có quy hoạch tổng thể của tỉnh, thành phố giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2050 Vì vậy quy hoạch thiết kế cần phù hợp để tránh tình trạng xin điều chỉnh gây ảnh hưởng đến tiến độ cũng như quy hoạch tổng thể của tỉnh, thành phố và quy hoạch Quốc gia

Chính trị ổn định được xếp hạng trung bình thứ 6 Sẽ giúp tạo ra môi trường đầu tư ổn định: Chính trị ổn định tạo ra một môi trường đầu tư dễ dàng hơn bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, bao gồm cả các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào dự án PPP Ngoài ra, sự ổn định chính trị giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội cho việc thu hút vốn đầu tư Đảm bảo sự liên tục của chính sách và cam kết: Chính trị ổn định giúp đảm bảo sự liên tục của các chính sách và cam kết từ phía chính phủ đối với dự án PPP Điều này quan trọng để các bên liên quan có thể tin tưởng và dựa vào cam kết của chính phủ trong suốt quá trình triển khai và vận hành dự án Giảm thiểu rủi ro chính trị: Sự ổn định chính trị giảm thiểu rủi ro chính trị, bao gồm cả các biến động và xung đột chính trị có thể ảnh hưởng

35 đến hoạt động của dự án Điều này giúp tăng cường sự tin tưởng từ các bên tham gia và giảm thiểu nguy cơ cho dự án Bên canh đó, chính trị ổn định tạo điều kiện cho hợp tác giữa các bên: Chính trị ổn định tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các bên liên quan trong dự án PPP, từ chính phủ đến các đối tác tư nhân và cộng đồng địa phương Sự hợp tác này cần thiết để đảm bảo rằng mọi người đều hướng về cùng một mục tiêu và làm việc cùng nhau để đạt được sự thành công

Cam kết và trách nhiệm của khu vực công và tư trong dự án PPP được xếp hạng 6 Cam kế và trách nhiệm để chia sẻ trách nhiệm, phân chia rủi ro, hỗ trợ tài chính và thực hiện minh bạch và trung thực trong quản lý dự án Sự hợp tác và đồng lòng từ cả hai bên giúp đảm bảo tính bền vững và thành công của dự án PPP

Lập kế hoạch và đảm bảo tiến độ: Việc lập kế hoạch chi tiết và đảm bảo tiến độ thực hiện dự án theo đúng tiến độ đề ra là chìa khóa để đảm bảo dự án hoàn thành đúng hạn và đạt được mục tiêu đã đề ra Kế hoạch cụ thể giúp phân công nhiệm vụ, xác định nguồn lực cần thiết và thiết lập một khung thời gian cụ thể để đảm bảo sự hiệu quả trong việc quản lý dự án Việc tuân thủ tiến độ cũng giúp tạo ra sự tin cậy từ các bên liên quan và tăng cường uy tín của dự án

Nguồn vốn vay ưu đãi: Sự tồn tại của nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn tài chính cần thiết cho dự án PPP Nguồn vốn này thường có các điều kiện vay vốn ưu đãi như lãi suất thấp, thời gian vay dài hạn và các điều kiện thanh toán linh hoạt, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính đối với dự án và tạo điều kiện cho việc triển khai dự án một cách hiệu quả

Quy trình chuẩn bị và thực hiện dự án công khai, minh bạch: Việc thực hiện dự án theo quy trình chuẩn bị và thực hiện công khai, minh bạch giúp tăng cường sự tin cậy từ cộng đồng và các bên liên quan Quy trình minh bạch này giúp tạo ra sự hiểu biết và hỗ trợ từ cộng đồng, đồng thời giảm thiểu rủi ro về tranh chấp và phản đối từ phía công chúng Nó cũng tạo điều kiện cho sự kiểm soát và giám sát dự án một cách hiệu quả, giúp đảm bảo rằng dự án được thực hiện theo đúng quy định và mục tiêu đã đề ra.

Quan điểm chung về các yếu tố thành công của dự án ở các nước khác trên thế giới

Mục tiêu của phần này là đi tìm quan điểm chung về các yếu tố thành công của các dự án PPP giữa các nước phát triển và đang phát triển Để đạt được những mục tiêu đề ra những yếu tố được đánh

36 giá quan trọng nhất trong nghiên cứu này và được chọn sử dụng so sanh với các yếu tố quan trọng nhất được rút ra từ các nghiên cứu trước đây gồm các nước Maylaysia [5], Nigeria, United Arab, China [7] [8], India [9]

Mặc dù nhiều CSF cho các dự án PPP đã được xác định và đánh giá trong các nghiên cứu trước đây, nhưng tần suất và tầm quan trọng của các CSF này khác nhau tùy theo từng dự án, từng quốc gia và thậm chí trong cùng một dự án PPP, tùy thuộc vào hoàn cảnh Do đó, cần nỗ lực chia các CSF thành các nhóm lớn trên toàn cầu để chúng có thể bao quát và liên hệ tốt nhất với các yếu tố thành công có liên quan khác nhau Bên cạnh đó, mặc dù xu hướng toàn cầu ngày càng tăng đối với PPP, việc kiểm tra một cách có hệ thống các yếu tố thành công liên quan của PPP

Bảng 4 2 Tổng hợp các CSF hàng đầu thực hiện dự án PPP (Dinh Tuan Hai, 2021)

Tổng CSFs được xác định

Các CSF hàng đầu để thực hiện dự án PPP

Singapore 42 (1) Thiếu sự hỗ trợ từ chính phủ, (2) nguồn tài chính sẵn có, (3) thời gian xây dựng chậm, (4) thiếu kinh nghiệm về PPP, (5) chính phủ không ổn định

(1) Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, chia sẻ trách nhiệm giữa khu vực công và tư, (2) quy trình mua sắm minh bạch và hiệu quả, (3) môi trường chính trị và xã hội ổn định, (4) quản lý sáng suốt của chính phủ

8 (1) Khả năng sinh lời của dự án, (2) chất lượng tài sản, (3) phân bổ rủi ro hợp lý, (4) đấu thầu cạnh tranh, (5) phối hợp nội bộ trong chính phủ

(1) Khả năng tồn tại về mặt kinh tế, (2) phân bổ rủi ro phù hợp thông qua các thỏa thuận hợp đồng đáng tin cậy, (3) tài chính lành mạnh trọn gói, (4) môi trường đầu tư thuận lợi, (5) tập đoàn nhượng quyền đáng tin cậy với kỹ thuật mạnh

(1) Điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, (2) thị trường tài chính sẵn có, (3) tính khả thi về mặt kỹ thuật của dự án, (4) quy trình đấu thầu minh bạch, (5) chính sách kinh tế hợp lý

(1) Sự sẵn có của khung pháp lý về PPP và các đơn vị thực hiện, (2) nhận thức về mục tiêu tài chính tư nhân, (3) nhận thức về hậu quả phân bổ rủi ro, (4) nhận thức về mục tiêu giá trị đồng tiền, (5) tính minh bạch của quy trình PPP

(1) Trường hợp kinh doanh chắc chắn, (2) đặc điểm kỹ thuật đầu ra được soạn thảo tốt, (3) tư vấn hiệu quả với người dùng cuối, (4) hệ thống đo lường hiệu suất cân bằng, (5) cam kết và cung cấp nguồn lực đầy đủ cho các dự án của các cơ quan có thẩm quyền

(1) Năng lực của khu vực tư nhân, (2) khả năng phục hồi của dự án, (3) năng lực của chính phủ, (4) áp dụng khung quản lý rủi ro phù hợp, (5) tập đoàn tư nhân đáng tin cậy

(1) Tập đoàn tư nhân mạnh, (2) phân bổ rủi ro và chia sẻ rủi ro phù hợp (3) quy trình đấu thầu cạnh tranh, (4) cam kết/trách nhiệm của khu vực công/tư, (5) đánh giá chi phí/lợi ích kỹ lưỡng và thực tế

(1) Khung pháp lý minh bạch và hợp lý, (2) lập kế hoạch hiệu quả, (3) lựa chọn người được nhượng quyền phù hợp, (4) sự phụ thuộc vào nguồn lực, (5) sự đối xứng về cam kết

Australia 15 (1) Tác động môi trường, (2) quy trình phê duyệt, (3) đổi mới/độ phức tạp kỹ thuật, (4) khung pháp lý/kinh tế phát triển, (5) ổn định/hỗ trợ chính trị

(1) Ngân sách và chương trình thực tế, (2) đề xuất thỏa thuận thương mại, (3) bắt đầu đăng ký rủi ro, (4) trao đổi thông tin cởi mở và hiệu quả, (5) định lượng hậu quả của rủi ro

(1) Hỗ trợ kỹ thuật và đổi mới, (2) môi trường kinh tế ổn định và thuận lợi, (3) gói tài chính lành mạnh, (4) môi trường xã hội thuận lợi, (5) khuôn khổ chính trị và pháp lý hỗ trợ

(1) Sự sẵn có và hiệu quả của khung pháp lý và quy định phù hợp, (2) phân bổ và chia sẻ rủi ro hợp lý giữa các bên liên quan của dự án, (3) tóm tắt dự án rõ ràng và kết quả của khách hàng, (4) khả năng kinh doanh và toàn diện

38 Theo xếp hạng của ác yếu tố thành công quan trọng của việc triển khai quan hệ đối tác công tư (PPP) ở Malaysia [5]

Quản trị tốt được xếp hạng đầu tiên là yếu tố cần thiết để đảm bảo sự thành công của các dự án PPP Điều quan trọng là phải có quản trị tốt, như tuyên bố của Ủy ban Kinh tế Châu Âu của Liên hợp quốc (2007), bởi vì sự kém hiệu quả trong quản trị đã dẫn đến thất bại trong việc triển khai PPP ở nhiều quốc gia “Cam kết và trách nhiệm của cả khu vực công và tư nhân” là CSF quan trọng thứ hai, theo nhận định chung của những người được hỏi Điều này phù hợp với lập luận của Chan et al (2004) và

Li và cộng sự (2005) cho rằng cam kết là một trong những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ đối tác

Phân tích nhân tố

Nghiên cứu này đã xác định được 32 yếu tố thành công của dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải theo hình thức đối tác công tư PPP và 15 lợi ích mà dự án xử lý nước thải mang lại Trong đó các

43 yếu tố được đánh giá rất cao so với các trung bình từ 3.9 đến 4.3 Tuy nhiên, bài nghiên cứu này vẫn còn một số yếu tố được các bên Cơ quan quản lý nhà nước, Nhà đầu tư, Nhà thầu và Tư vấn thiết kế lập dự án đánh giá không cao lắm trung bình từ 3.4 đến 3.7 Do đó, sự liên tục trong việc xếp hạng dựa vào trị trung bình chung cho 47 yếu tố này chỉ đạt tới hạng thứ 31 Và 15 lợi ích mà dự án mang lại cũng được các bên tham gia khảo sát đánh giá cao ở mức từ 3.0 đến 3.5 Với mục tiêu di tìm những ẩn chứa sau các yếu tố đã xác định, 12 yếu tố thành công có trị trung bình cao nhất được chọn và 7 lợi ích dự án mang lại được chọn và sử dụng cho phân tích tiếp theo, phân tích nhân tố

Bảng 4 3 Bảng xếp hạng theo giá trị trung bình (Mean)

Phân bố giá trị trung bình: Có sự biến động lớn trong giá trị trung bình của các chỉ số, từ khoảng 3.00 đến 4.30 Điều này cho thấy rằng các yếu tố được đánh giá trong nghiên cứu có mức độ quan trọng và hiệu quả khác nhau Nhìn chung các Cơ quan quản lý nhà nước, Nhà đầu tư, Nhà thầu và Tư vấn thiết kế lập dự án tham gia khảo sát cho ý kiến khá tương đồng nhau

Những yếu tố được cho là có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thành công của dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải theo hình thức PPP đó là: Em xin phép để tổng quan số liệu của 32 yếu tối và 15 lợi ích (bảng tổng hợp ở phục lục 2)

Bảng 4 4 Yếu tố thành công có hạng cao nhất

Yếu tố thành công có hạng chung cao nhất Trung bình xếp hạng

Ngân sách của địa phương/ chính phủ 4.3333 1

Khung pháp lý cho dự án PPP 4.3039 2

Báo cáo nghiên cứu Tiền Khả Thi và Khả Thi 4.2843 3

Quy định pháp luật của khối nhà nước 4.2157 4

Quy hoạch và thiết kế phù hợp với quy hoạch tổng thể 4.2059 5

Công nghệ và giải pháp áp dụng cho dự án 4.1667 6

Cam kết và trách nhiệm của khu vực công và tư 4.0686 8

Nguồn vốn địa phương/ chính phủ 4.0392 9

Lập kế hoạch và đảm bảo tiến độ thực hiện dự án theo đúng tiến độ đề ra 4.0392 10 Nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước 4.0196 11 Quy trình chuẩn bị và thực hiện dự án công khai, minh bạch 4 12

Bảng 4 5 Bảng so sánh lợi ích dự án PPP mang lại có hạng chung cao nhất

Lợi ích dự án PPP mang lại có hạng chung cao nhất Trung bình xếp hạng

Giải quyết tính trạng ngập úng và triều cường ở cái thành phố lớn 3.4804 1 Đưa thành phố trở thành nơi đáng sống 3.4706 2

Cải thiện sức khỏe cho người dân 3.4216 3

Cải thiện chất lượng nước ở khu vực sông công cộng 3.4118 4

Giảm thiểu những tổn thất về con người làm giảm những căn bệnh phát sinh từ nguồn nước bẩn

Tiết kiệm chi phí do xây dựng/vận hành nhà máy riêng lẻ bằng việc tổng hợp mặt bằng xử lý nước thải tập trung theo công nghệ nước ngoài

3.2647 6 Đạt các tiêu chuẩn về đô thị hiện đại theo quy chuẩn quốc tế 3.2059 7

Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương 3.1765 8 Đỡ gánh nặng ngân sách khi đầu tư đồng loạt nhiều cơ sở hạ tầng 3.1373 9 Phù hợp với chiến lượt chuyển đổi xanh và bền vững của đất nước 3.1275 10 Thời gian thi công dự án theo mô hình PPP nhanh hơn khi Nhà đầu tư tư nhân thực hiện 3.1275 11 Nhà nước sẽ là đơn vị thụ hưởng về công trình sau thời gian hợp đồng PPP kết thúc 3.0784 12 Tiếp cận và tích lũy kỹ năng vận hành và áp dụng công nghệ từ nước ngoài 3.049 13

Tiết kiệm chi phí do xử lý nước phân 3.049 14

Tiết kiệm hơn đối với việc lắp đặt "bể tự hoại tại-chỗ" theo cách truyền thống 3.0098 15

Kết luận

Hầu như các cá nhân tham gia khảo sát đều cho rằng 47 yếu tố đưa ra có mức nhận thức từ trung bình tới lớn về dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải theo hình thức đối tác công tư PPP tại Việt Nam

Tại nhóm các yếu tố thành công của dự án PPP

Ngân sách của địa phương/ chính phủ: được xếp hạng cao nhất với giá trị trung bình 4.3333 và xếp hạng 1, cho thấy tầm quan trọng của nguồn lực tài chính từ chính phủ hoặc địa phương trong việc hỗ trợ các dự án PPP Việc nguồn chi trả và khả năng cân đối ngân sách tỉnh là nhân tố quan trọng việc quyết định cho việc đầu tư dự án

Khung pháp lý cho dự án PPP: đứng ở vị trí thứ hai với giá trị trung bình 4.3039, cho thấy vai trò quan trọng của các quy định pháp luật và khung hành chính trong việc đảm bảo sự thành công của các dự án PPP

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi: xếp hạng thứ ba, với giá trị trung bình 4.2843, chỉ ra rằng việc thực hiện các nghiên cứu tiền khả thi và khả thi một cách cẩn thận là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công của dự án

Quy định pháp luật của khối nhà nước: xếp hạng thứ tư, với giá trị trung bình 4.2157, đề cập đến vai trò của các quy định pháp luật từ các cơ quan nhà nước trong việc định hình và hỗ trợ các dự án PPP

Quy hoạch và thiết kế phù hợp với quy hoạch tổng thể: xếp hạng thứ năm, với giá trị trung bình 4.2059, cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển các kế hoạch và thiết kế phù hợp với các quy hoạch tổng thể cho sự thành công của dự án

Sự quan trọng của việc có nguồn lực tài chính đủ lớn và cân bằng ngân sachs từ chính phủ hoặc địa phương, cùng với việc xây dựng các khung pháp lý cững chắc và quy hoạch rõ ràng giúp thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, và thực hiện các nghiên cứu tiền khả thi và khả thi để đảm bảo dự án thật sự khả thi về hiệu quả kinh tế tài chính các yếu thành công của các dự án PPP tại Việt Nam

Tại nhóm các lợi ích mà dự án PPP mang lại:

Giải quyết vấn đề ngập úng và triều cường: được xếp hạng cao nhất với giá trị trung bình 3.4804 và xếp hạng 1, cho thấy mức độ quan trọng của việc giải quyết vấn đề cấp thoát nước và biến đổi khí hậu cũng như sự dâng cao của mực nước biển

47 Đưa thành phố trở thành nơi đáng sống: xếp hạng thứ hai với giá trị trung bình 3.4706, cho thấy mục tiêu của việc cải thiện chất lượng cuộc sống và môi trường sống của cộng đồng

Cải thiện sức khỏe cho người dân: xếp hạng thứ ba với giá trị trung bình 3.4216, cho thấy việc cải thiện sức khỏe và phát triển bền vững của cộng đồng là một mục tiêu quan trọng của các dự án PPP

Cải thiện chất lượng nước: xếp hạng thứ tư, với giá trị trung bình 3.4118, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và cải thiện môi trường nước

Giảm thiểu tổn thất về con người: xếp hạng thứ năm, với giá trị trung bình 3.3725, cho thấy việc giảm thiểu rủi ro và tổn thất cho cộng đồng là một mục tiêu quan trọng của các dự án PPP

Bài nghiên cứu này cung cấp cái nhìn tổng quan về các lợi ích mà dự án PPP mang lại và mức độ quan trọng của chúng đối với cộng đồng và môi trường sống

PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG NHẬN ĐỊNH VỀ DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI THEO MÔ HÌNH PPP

Giới thiệu chương

Sau khi phân tích và xếp hạng những yếu tố có sự ảnh hưởng và góp phần làm nên sự thành công của dự án xây dựng nhà máy XLNT Bài nghiên cứu chỉ ra được tầm quan trọng của những yếu tố có sự ảnh hưởng cao nhất và lợi ích cao nhất, sau đó tiếp túc phân tích quan điểm giữa các bên có sự quan tâm và nhận định về dự án xây dựng nhà máy XLNT theo mô hình PPP

Chương 5 sẽ phân tích quan điểm giữa các bên tham gia khảo sát thông qua việc khảo sát 100 cá nhân thuộc các đơn vị, tổ chức có sự quan và đưa ra những nhận định về dự án PPP

Sự khác nhau về sự khác nhau giữa những đơn vị, tổ chức; Chức danh trong đơn vị; Chuyên môn của người tham gia khảo sát; Kinh nghiệm làm việc; Sự quan tâm của đơn vị tham gia khảo sát đối với dự án PPP và Quy mô những dự án đã từng tham gia

Hình 5 1 Tóm tắt nội dung của chương 5

Kiểm định phân phối chuẩn

Đối với 32 yếu tố tố thành công của dự án theo hình thức PPP:

49 Kiểm định phân phối chuẩn của 32 yếu tố thành công của dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải theo hình thức đối tác công tư PPP tại Việt Nam Bảng dữ liệu mô tả nhóm 1 bao gồm 8 yếu tố trong 32 yếu tố (Bảng dữ liệu 32 yếu tố được đính kèm bên dưới phụ lục)

Hình 5 2 Chính trị ổn định Hình 5 3 Điều kiện kinh tế vĩ mô

Hình 5 4 Tình hình tăng trưởng kinh tế của địa phương Hình 5 5 Ngân sách của địa phương/ Chính phủ

Hình 5 6 Môi trường đầu tư Hình 5 7 Sự cần thiết dự án xử lý nước thải ở địa phương

Hình 5 8 Cơ sở hạ tầng Hình 5 9 Thị trường tài chính Đối với 15 lợi ích dự án PPP mang lại:

Bảng 5 1 Bảng phân phối Mean của lợi ích dự án PPP mang lại

51 Kiểm định phân phối chuẩn của 15 lợi ích mang lại của dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải theo hình thức đối tác công tư PPP tại Việt Nam Bảng dữ liệu mô tả 8 yếu tố trong 15 yếu tố (Bảng dữ liệu

15 yếu tố được đính kèm bên dưới phụ lục)

Hình 5 10 Đưa thành phố trở thành nơi đáng sống Hình 5 11 Giải quyết tính trạng ngập úng và triều cường

Hình 5 12 Cải thiện sức khỏe cho người dân Hình 5 13 Giảm thiểu những tổn thất về con người

Hình 5 14 Cải thiện chất lượng nước Hình 5 15 Đạt các tiêu chuẩn về đô thị hiện đại

Hình 5 16 Chuyển đổi xanh và bền vững của đất nước Hình 5 17 Tạo công ăn việc làm cho người dân

Xem xét giá trị trung bình (Mean) và trung vị (Median):

Mean (Trung bình): trung bình của các giá trị trong cột này dao động từ khoảng 3.1 đến 4.3 Median (Trung vị): trung vị của các giá trị trong cột này đều là 4

Xem xét độ lệch (Skewness):

Giá trị trung bình và trung vị khá gần nhau, nhưng không hoàn toàn giống nhau, vẫn có giao động đối với Mean và Median Độ lệch cho mỗi câu hỏi không hoàn toàn gần 0, và có một số giá trị độ lệch khá xa 0 như ở biến F2 (-1.179) Điều này có thể chỉ ra sự lệch lớn khỏi phân phối chuẩn

Xem xét độ biến động (Standard Deviation):

Phân phối chuẩn thường có độ biến động đồng đều Độ lệch chuẩn của các yếu tố khá đa dạng, dao động từ khoảng 0.54 đến 1.08 Các yếu tố có độ lệch chuẩn cao hơn có nghĩa là chúng có mức độ biến động lớn hơn trong dữ liệu

Xem xét biểu đồ histogram:

Biểu đồ histogram cung cấp một cái nhìn trực quan về hình dạng của phân phối Ở đây từ hình 11 đến hình 26 bên trên, có đường cong khá giống với hình dạng chuẩn (hình chuông), đây là một dấu hiệu tích cực để xác nhận phân phối là chuẩn

53 Dựa trên những nhận xét trên, có thể nói rằng dữ liệu không hoàn toàn tuân theo phân phối chuẩn

Có sự lệch và độ biến động không đồng đều, tuy biểu đồ histogram khá giống hình chuông nhưng cũng có sự không đối xứng nhỏ Ta không kết luận phân phối trên là chuẩn hay không

Do đó, để làm giảm tác động của độ lệch chuẩn và độ nghiêng của phân phối, ta tiến hành chuẩn hóa dữ liệu (z-score transformation) bằng cách sử dụng công thức: z = (x - μ) / σ Trong đó μ là giá trị trung bình và σ là độ lệch chuẩn của các biến từ A1 đến F15 Điều này giúp chuyển đổi dữ liệu thành một phân phối có giá trị trung bình (Mean) bằng 0 và độ lệch chuẩn (Standard Deviation) bằng 1

Ta đặt tên các biến mới sau khi chuẩn hóa Z-score lần lượt là ZA1, ZA2, ZA3, ZA4, ,ZF15 Kết quả chuẩn hóa được thể hiện trong bảng ở phụ lục

Kiểm định bài toán 1 mẫu (One sample T-Test)

Kiểm định mức độ nhận thức bằng 3 thì có thể xem là người khảo sát có nhận thức ở mức trung bình Do đó ta tiến hành kiểm định One sample T test (mẫu n7, không biết độ lệch chuẩn của tổng thể) với độ tin cậy là 95% (α=0.05) Ở đây là so sánh mean với 3, do đó ta cần so sánh trên dữ liệu gốc trước khi chuẩn hóa Z-score

-Bước 1: Thành lập phép kiểm định

𝐻 1: μ ≠ 3 Như vậy đây là bài toán kiểm định 2 đuôi

- Bước 2: Xác định mức ý nghĩa α = 0.05

- Bước 3: Xác định giá trị tiêu chuẩn thống kê t khi chưa biết trước độ lệch chuẩn của quần thể và có kích thước mẫu lớn từ một quần thể phân phối chuẩn theo công thức sau:

- Bước 4: Xác định p bằng cách tra bảng phân phối student từ giá trị t cho bài toán kiểm định 2 đuôi

- Bước 5: Chấp nhận 𝐻 0 nếu p > α, từ chối 𝐻 0 chấp nhận 𝐻 1 nếu p < α

5.3.2 Kết quả kiểm định một mẫu

 Từ bảng Kết quả kiểm định một mẫu ở phụ lục 3:

Căn cứ trên dữ liệu với mức ý nghĩa α = 0.05, đối với những biến có giá trị p lớn hơn 0.05 (biến C7, F6, F7, F8, F9, F10, F11, F12, F13 và F14), không đủ bằng chứng để kết luận rằng giá trị trung bình của các biến này khác 3

- Giá trị p < 0.05: từ chối 𝐻 0 chấp nhận 𝐻 1

Căn cứ trên dữ liệu phụ lục 3 với mức ý nghĩa α = 0.05, đối với những biến có giá trị p nhỏ hơn 0.05 (biến A1, A2, A3, A4 A5, A6, A7, A8, B1, B2, B3, B4, B5, B6, B7, C1, C2, C3, C4, C5, C6, D1, D2, D3, D4, D5, E1, E2, E3, E4, E5, F1, F2, F3, F4, F5 và F15), có đủ bằng chứng để kết luận rằng giá trị trung bình của các biến này khác 3

 Kết quả thống kê một mẫu phụ lục 3:

Ta thấy ứng với những biến có p < 0.05 thì giá trị trung bình (Mean) đều lớn hơn 3 và đa phần là lớn hơn nhiều so với 3

Ta nhận thấy có đa số biến có giá trị p < 0.05, trong đó có đến 10/47 biến có giá trị rất nhỏ (p > 0.05), do đó ta có thể kết luận rằng hơn nửa kết quả khảo sát có mức nhận thức khác xa và về phía cao hơn mức trung bình về yếu tố được hỏi.

Kiểm định bài toán đa mẫu (One-Way ANOVA)

Kiểm tra Sig Levenue’s Test

Sig Levene’s test ≥ 0.05 Phương sai các nhóm giá trị là đồng nhất

Sig Levene’s test < 0.05 Phương sai các nhóm giá trị là không đồng nhất

Dùng bảng ANOVA Dùng bảng Robust Test

Có khác biệt trung bình

Không có khác biệt trung bình

Có khác biệt t rung bình

Không có khác biệt trung bình

Quy trình kiểm định One-Way ANOVA

Kiểm định sự khác nhau giữa những đơn vị công tác

Kiểm định Levene được thực hiện với giả thuyết ban đầu 𝐻 0 là phương sai của các nhóm độ tuổi tham gia khảo sát bằng nhau, 𝐻 1 là phương sai khác nhau Nếu kết quả kiểm định cho thấy giá trị Sig Levene’s Test lớn hơn ngưỡng ý nghĩa α= 0.05, ta chấp nhận giả thuyết 𝐻 0 , ngược lại Sig Levene’s Test nhỏ hơn ngưỡng ý nghĩa α= 0.05, ta từ chối 𝐻 0 và chấp nhận 𝐻 1

Dựa vào bảng phục lục 4, trên tính đồng nhất phương sai trên, Đa số các biến (A1, A5, B1, B5, C1, C5, D1, D4, D5, E2, E3, F2, F4, F5, F7, F8, F14, F15) có giá trị Sig Levene’s Test > 0.05, điều này cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về phương sai Do đó, ta sử dụng bảng ANOVA để tiếp tục phân tích các yếu tố thành công này

Tuy nhiên, một số biến (A2, A3, A4, A6, A8, B2, B3, B4, C2, C4, C6, C7, D2, D3, E1, E4, F1, F3, F6, F9, F10, F11, F12, F13) có giá trị Sig Levene’s Test < 0.05, cho thấy sự khác biệt đáng kể về phương sai khi đánh giá các yếu tố của biến này giữa các đơn vị tham gia khảo sát

Dựa vào bảng phụ lục4, kết quả kiểm định ANOVA, các biến đa số đều có giá trị Sig Levene’s Test

Căn cứ trên dữ liệu với mức ý nghĩa α = 0.05, đối với những biến có giá trị Sig lớn hơn 0.05, không đủ bằng chứng để kết luận rằng có sự khác biệt đáng kể khi đánh giá của giữa các đơn vị tham gia khảo sát có thuộc nhiều đơn vị khác nhau Các giá trị p này chỉ ra rằng không có sự chênh lệch ý nghĩa giữa các dơn vị tham gia khác nhau cho các biến này

Giá trị p < 0.05: từ chối 𝐻 0 chấp nhận 𝐻 1

Có 5 biến có giá trị Sig Levene’s Test < 0.05 là A1, A2, A3, A5, A7, B1, B2, B3, B4, B5, B7, C2, C4, D1, C2, C4, D1, D5, E2, E3, E4, E5 và F5 ta kết luận: Căn cứ trên dữ liệu với mức ý nghĩa α = 0.05, đối với các biến có giá trị Sig nhỏ hơn α = 0.05, có đủ bằng chứng để kết luận rằng có sự khác biệt đáng kể khi đánh giá mức độ quan tâm của các đơn vị tham gia khảo sát có quan tâm tới dự án PPP khác nhau

Ta tiến hành kiểm định LSD bằng phương pháp Post hoc Tests để tìm sự khác biệt ở biến

Dựa vào bảng kiểm định LSD ở đính kèm phụ lục 1, ta thấy ở biến:

A1, A2, A3, A5, A7 “Những yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến dự án PPP” có giá trị Sig < 0.05 ở nhóm Nhà thầu, Chủ đầu tư, Cơ quan nhà nước và Đơn vị kiểm định Điều này cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ ảnh hưởng của Khung pháp lý cho dự án PPP giữa nhóm Nhà thầu, Chủ đầu tư, Cơ quan nhà nước và Đơn vị kiểm định

B1, B2 “Khung pháp lý cho dự án PPP” có giá trị Sig < 0.05 ở nhóm Nhà thầu và Chủ đầu tư, điều này cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ ảnh hưởng của Khung pháp lý cho dự án PPP giữa nhóm Nhà thầu, Chủ đầu tư, Cơ quan nhà nước và Đơn vị kiểm định.

Kiểm định sự khác nhau giữa chức danh trong đơn vị làm việc

Dựa vào bảng phụ lục 5, ta có thể nhận xét trên tính đồng nhất phương sai trên, ta thấy đa số các giá trị Sig Levene’s Test > 0.05, điều này cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về phương sai Do đó, ta sử dụng bảng ANOVA để tiếp tục phân tích các yếu tố thành công này

Tuy nhiên, một số biến (C1, C2, C3, C5, E1, E3, E8, F14) có giá trị Sig Levene’s Test < 0.05, cho thấy sự khác biệt đáng kể về phương sai khi đánh giá các yếu tố của biến này giữa chức danh trong đơn vị công tác tham gia khảo sát

Căn cứ vào kết quả ở bảng phục lục 5 kiểm định ANOVA và giá trị Sig Levene's Test > 0.05 cho hầu hết các biến của chức danh trong đơn vị công tác ở tất cả các nhóm, không đủ bằng chứng để kết luận rằng có sự khác biệt đáng kể mức độ ảnh hưởng ở 5 nhóm của 32 yếu tố thành công cũng như 15 lợi ích dự

57 án xây dựng nhà máy xử lý theo hình thức PPP mang lại giữa các đơn vị tham gia khảo sát Nhà thầu, Chủ đầu tư, Cơ quan nhà nước và Đơn vị kiểm định

Giá trị p < 0.05: từ chối 𝐻 0 chấp nhận 𝐻 1

Có 5 biến có giá trị Sig Levene’s Test < 0.05 là A2, C3, F7, F12 và F15 ta kết luận: Căn cứ trên dữ liệu với mức ý nghĩa α = 0.05, đối với các biến có giá trị Sig nhỏ hơn α = 0.05, có đủ bằng chứng để kết luận rằng có sự khác biệt đáng kể khi đánh giá mức độ quan tâm của các đơn vị tham gia khảo sát có quan tâm tới dự án PPP khác nhau.

Kiểm định sự khác nhau về chuyên môn của những đơn vị tham gia khảo sát

Dựa vào bảng phụ lục 6, trên tính đồng nhất phương sai trên, ta thấy các giá trị Sig Levene’s Test

> 0.05, điều này cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về phương sai Do đó, ta sử dụng bảng ANOVA để tiếp tục phân tích các yếu tố thành công này

Ngoài ra, có 12 giá trị ở A4, A6, A8, B5, C4, C6, F1, F2, F3, F4, F5, F11 và F15 có các biến Sig Levene’s Test < 0.05, cho thấy sự khác biệt đáng kể về phương sai khi đánh giá các yếu tố của biến này giữa các đơn vị tham gia khảo sát

Căn cứ vào kết quả ở bảng phụ lục 6 kiểm định ANOVA và giá trị Sig Levene's Test > 0.05 ta nhận xét tương tượng, cho hầu hết các biến của chuyên môn ở tất cả các nhóm, không đủ bằng chứng để kết luận rằng có sự khác biệt đáng kể mức độ ảnh hưởng ở 5 nhóm của 32 yếu tố thành công cũng như 15 lợi ích dự án xây dựng nhà máy xử lý theo hình thức PPP mang lại giữa các đơn vị tham gia khảo sát Nhà thầu, Chủ đầu tư, Cơ quan nhà nước và Đơn vị kiểm định

Giá trị p < 0.05: từ chối 𝐻 0 chấp nhận 𝐻 1

Có 03 biến có giá trị Sig Levene’s Test < 0.05 là A6, A7, A8 ta kết luận: Căn cứ trên dữ liệu với mức ý nghĩa α = 0.05, đối với các biến có giá trị Sig nhỏ hơn α = 0.05, có đủ bằng chứng để kết luận rằng có sự khác biệt đáng kể khi đánh giá mức độ nhận thức về các kiến thức về chuyên môn của các đơn vị tham gia khảo sát có chuyên môn khác nhau

Ta tiến hành kiểm định LSD bằng phương pháp Post hoc Tests để tìm sự khác biệt ở biến

58 Dựa vào bảng file đính kèm kiểm định LSD, ta thấy ở biến:

A5, A7, A8 “Những yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến dự án PPP” có giá trị Sig < 0.05 ở phần chuyên môn của Ban quản lý dự án, Kiến trúc sư, Kỹ sư xây dựng và Tài chính dự án Điều này cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ ảnh hưởng của “Những yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến dự án PPP” đối với chuyên môn giữa nhóm Nhà thầu, Chủ đầu tư, Cơ quan nhà nước và Đơn vị kiểm định Còn các yếu tối còn lại đánh giá tương tự và bổ sung ở phần phụ lục.

Kiểm định sự khác nhau trong kinh nghiệm làm việc của đơn vị tham gia khảo sát

Dựa vào bảng nằm ở phụ lục 7, trên tính đồng nhất phương sai trên của các yếu tố thành công, ta thấy đa số giá trị Sig Levene’s Test > 0.05, điều này cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về phương sai của kinh nghiệm của các đơn vị tham gia khảo sát Do đó, ta sử dụng bảng ANOVA để tiếp tục phân tích các yếu tố thành công này

Ngoài ra, có giá trị ở A1, A2, A4, A5 có các biến Sig Levene’s Test < 0.05, cho thấy sự khác biệt đáng kể về phương sai khi đánh giá các yếu tố của kinh nghiệm trong các dự án PPP biến này giữa các đơn vị tham gia khảo sát

Căn cứ vào kết quả ở phụ lục 7 kiểm định ANOVA và giá trị Sig Levene's Test > 0.05 ta nhận xét tương tượng, yếu tố kiểm định cho hầu hết các biến của kinh nghiệm làm việc ở tất cả các nhóm, không đủ bằng chứng để kết luận rằng có sự khác biệt đáng kể mức độ ảnh hưởng đối với kinh nghiệm làm việc ở 5 nhóm của 32 yếu tố thành công cũng như 15 lợi ích dự án xây dựng nhà máy xử lý theo hình thức PPP mang lại giữa các đơn vị tham gia khảo sát Nhà thầu, Chủ đầu tư, Cơ quan nhà nước và Đơn vị kiểm định

Có 05 biến có giá trị Sig Levene’s Test < 0.05 là A1, A5, A6, A7, A8 ta kết luận: Căn cứ trên dữ liệu với mức ý nghĩa α = 0.05, đối với các biến có giá trị Sig nhỏ hơn α = 0.05, có đủ bằng chứng để kết luận rằng có sự khác biệt đáng kể khi đánh giá mức độ về kinh nghiệm đối với dự án PPP Tuy nhiên có giá trị Sig Levene’s Test < là A7 có sự khác biệt đáng kể khi đánh giá mức độ về kinh nghiệm đối với dự án PPP Tuy nhiên có giá trị Sig Levene’s Test < 0.01 ở biến A7 có sự khác biệt đáng kể khi đánh giá mức độ về kinh nghiệm đối với dự án PPP

Ta tiến hành kiểm định LSD bằng phương pháp Post hoc Tests để tìm sự khác biệt ở biến

Dựa vào bảng ở file đính kèm phụ lục 7 kiểm định LSD, ta thấy ở biến:

A1, A2, A5, A6, A7 và A8 “Những yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến dự án PPP” có giá trị Sig

< 0.05 ở phần kinh nghiệm công tác của Nhà thầu, Chủ đầu tư, Cơ quan nhà nước và Đơn vị kiểm định Điều này cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ ảnh hưởng của “Những yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến dự án PPP” đối với kinh nghiệm giữa nhóm Nhà thầu, Chủ đầu tư, Cơ quan nhà nước và Đơn vị kiểm định Còn các yếu tối còn lại đánh giá tương tự và bổ sung ở phần phụ lục Tuy nhiên A7 có giá trị Sig < 0.01 giữa kinh nghiệm trên 10 năm và kinh nghiệm từ 5 đến 10 năm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm đơn vị tham gia khảo sát.

Kiểm định sự khác nhau giữa các đơn vị có sự quan tâm đến dự án PPP

Dựa vào bảng ở phụ lục 8, trên tính đồng nhất phương sai trên của 8 yếu tố trong nhóm “Nhữn yếu tố vĩ mô và vi mô”, ta thấy đa số giá trị Sig Levene’s Test > 0.05, điều này cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về phương sai của sự quan tâm của các đơn vị tham gia khảo sát đối với dự án PPP Do đó, ta sử dụng bảng ANOVA để tiếp tục phân tích các yếu tố thành công này

Ngoài ra, có giá trị ở A1, A2, A3 và A8 có các biến Sig Levene’s Test < 0.05, cho thấy sự khác biệt về phương sai khi đánh giá các yếu tố của kinh nghiệm trong các dự án PPP biến này giữa các đơn vị tham gia khảo sát Tuy nhiên, có A2 biến Sig Levene’s Test < 0.01 cho thấy sự khác biệt đáng kể về phương sai khi đánh giá các yếu tố của kinh nghiệm trong các dự án PPP

Căn cứ vào kết quả kiểm định ANOVA và giá trị Sig Levene's Test > 0.05 ta nhận xét tương tượng, yếu tố kiểm định cho hầu hết các biến của kinh nghiệm làm việc ở tất cả các nhóm, không đủ bằng chứng để kết luận rằng có sự khác biệt đáng kể mức độ quan tâm đối với dự án PPP ở 5 nhóm của 32 yếu tố thành công cũng như 15 lợi ích dự án xây dựng nhà máy xử lý theo hình thức PPP mang lại giữa các đơn vị tham gia khảo sát Nhà thầu, Chủ đầu tư, Cơ quan nhà nước và Đơn vị kiểm định

Có biến có giá trị Sig Levene’s Test < 0.05 là A1, A5, A6, A7, A8 ta kết luận: Căn cứ trên dữ liệu với mức ý nghĩa α = 0.05, đối với các biến có giá trị Sig nhỏ hơn α = 0.05, có đủ bằng chứng để kết luận rằng có sự khác biệt khi đánh giá mức độ quan tâm đối với dự án PPP Tuy nhiên có giá trị Sig Levene’s Test < là A6 có sự khác biệt đáng kể khi đánh giá mức độ về kinh nghiệm đối với dự án

60 PPP Tuy nhiên có giá trị Sig Levene’s Test < 0.01 ở biến A6 có sự khác biệt đáng kể khi đánh giá mức độ về kinh nghiệm đối với dự án PPP

Ta tiến hành kiểm định LSD bằng phương pháp Post hoc Tests để tìm sự khác biệt ở biến

A1, A5, A6, A7 và A8 “Những yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến dự án PPP” có giá trị Sig < 0.05 đến sự quan tâm đến dự án PPP của Nhà thầu, Chủ đầu tư, Cơ quan nhà nước và Đơn vị kiểm định Điều này cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ ảnh hưởng của “Những yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến dự án PPP” đối với sự quan tâm giữa nhóm Còn các yếu tối còn lại đánh giá tương tự và bổ sung ở phần phụ lục Tuy nhiên A6, A7 có giá trị Sig < 0.01 sự quan tâm đến dự án PPP có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm đơn vị tham gia khảo sát

Kiểm định sự khác nhau về quy mô của dự án PPP

Dựa vào bảng nằm ở phụ lục 9, trên tính đồng nhất phương sai trên của 8 yếu tố trong nhóm “Nhữn yếu tố vĩ mô và vi mô”, ta thấy đa số giá trị Sig Levene’s Test > 0.05, điều này cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về phương sai của quy mô của dự án PPP Do đó, ta sử dụng bảng ANOVA để tiếp tục phân tích các yếu tố thành công này

Ngoài ra, có giá trị ở A2, A3, A4, A5 và A8 có các biến Sig Levene’s Test < 0.05, cho thấy sự khác biệt về phương sai khi đánh giá các yếu tố của kinh nghiệm trong các dự án PPP biến này giữa các đơn vị tham gia khảo sát Tuy nhiên, có A4 biến Sig Levene’s Test < 0.01 cho thấy sự khác biệt đáng kể về phương sai khi đánh giá các yếu tố của kinh nghiệm trong các dự án PPP

Căn cứ vào kết quả ở bảng nằm ở phụ lục 9 kiểm định ANOVA và giá trị Sig Levene's Test > 0.05 ta nhận xét tương tượng, yếu tố kiểm định cho hầu hết các biến quy mô của dự án PPP không đủ bằng chứng để kết luận rằng có sự khác biệt đáng kể về quy mô của dự án PPP ở 5 nhóm của 32 yếu tố thành công cũng như 15 lợi ích dự án xây dựng nhà máy xử lý theo hình thức PPP mang lại giữa các đơn vị tham gia khảo sát Nhà thầu, Chủ đầu tư, Cơ quan nhà nước và Đơn vị kiểm định

Ta tiến hành kiểm định LSD bằng phương pháp Post hoc Tests để tìm sự khác biệt ở biến

“Những yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến dự án PPP” có hầu hết đa số các giá trị Sig > 0.05 liên quan đến quy mô của dự án PPP Điều này cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ về quy mô của “Những yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến dự án PPP” đối quy mô, công suất đầu tư của dự PPP Còn các yếu tối còn lại đánh giá tương tự như những phần kiểm định trên và bổ sung ở phần phụ lục

Tuy nhiên, giá trị Sig Levene's Test < 0.05 chỉ có ở A3, điều này cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ về quy mô của dự án từ 100 tỷ đến 300 tỷ, dự án 300 tỷ đến 500 tỷ và dự án từ 500 tỷ đến 100 tỷ.

PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CHÍNH

Phân tích thành phần chính (PCA)

Phương pháp Phân tích Thành phần Chính (PCA) là một kỹ thuật biến đổi giúp giảm số lượng lớn các biến có mối tương quan với nhau thành một tập hợp ít các biến hơn Các biến mới tạo ra thông qua PCA là các tổ hợp tuyến tính của các biến cũ nhưng không có mối tương quan với nhau PCA được sử dụng nhằm tóm tắt thông tin từ các biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố và giúp giảm số lượng các quan sát nhiều thành một số lượng ít hơn các nhân tố chính (Fabrigar và cộng sự, 1999) Các nhân tố chính này giải thích được phần lớn đặc điểm thông tin của tất cả các biến quan sát ban đầu.

Phân tích thành phần chính đối với yếu tố thành công của dự án PPP

Bảng 6 1 Phân tích thành phần chính của 32 yếu tố thành công của dự án PPP

Yếu tố thành công của dự án

Khung pháp lý cho dự án

Quy định pháp luật của khối nhà nước B3 0.790

Sự cần thiết đầu tư dự án xử lý nước thải ở địa phương A6 0.596 0.539

Báo cáo nghiên cứu Tiền

Khả Thi và Khả Thi D1 0.569 0.531

Quy định pháp luật của khối tư nhân B2 0.526 0.510

Lập kế hoạch và đảm bảo tiến độ thực hiện dự án theo đúng tiến độ đề ra

Quy hoạch và thiết kế phù hợp với quy hoạch tổng thể D4 0.646

Lựa chọn hình thức hợp tác mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế và kỹ thuật

E2 0.667 Điều kiện kinh tế vĩ mô A2 0.724

Năng lực quản lý dự án của địa phương E5 0.627

64 Tình hình tăng trưởng kinh tế của địa phương A3 0.619

Chính sách ưu đãi về thuế và phí cho dự án bảo vệ môi trường

Nguồn thu từ người dân C7 0.789

Nguồn vốn của chủ đầu tư, liên doanh thực hiện C2 -0.550

Chia sẻ rủi ro và lợi nhuận giữa khu vực công và tư E3 0.740

Nguồn kinh phí và kinh phí dự phòng đầy đủ cho hết vòng đời dự án

Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa

Nhà nước, Nhà đầu tư và người dân thụ hưởng

Lập các mô hình dự báo thực tế về doanh thu để đảm bảo dự án hiệu quả về mặt tài chính

Nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước

Cam kết và trách nhiệm của khu vực công và tư E1 0.712

Quy trình chuẩn bị và thực hiện dự án công khai, minh bạch B4 0.674

Nguồn vốn ngân sách địa phương/ chính phủ C1 0.877

Ngân sách của địa phương/ chính phủ A4 0.690

Extraction Method: Principal Component Analysis

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization a Rotation converged in 15 iterations

Từ bảng 25, Phân tích thành phần chính (PCA), chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố thành công của dự án PPP Sau khi phân tích thành phần chính PCA 15 vòng quay của 32 yếu tố thành công của dự án PPP, ta thu được dữ liệu mới thành 9 yếu tố mới dựa trên dữ liệu phân tích của 32 yếu tố PCA giúp giảm số chiều dữ liệu - Giúp visualization khi dữ liệu có quá nhiều chiều thông tin

Hình 6 1 Khung pháp lý của dự án PPP thuộc lĩnh vực hạ tầng

 Sau đó ta tiến hành đặt lại tên từ dữ liệu trên thành “Khung pháp lý của dự án PPP thuộc nhóm lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường” (1)

Khung pháp lý PPP đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án PPP và dịch vụ công bằng cách:

Tạo sự ổn định và minh bạch: Giúp nhà đầu tư hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ, giảm thiểu rủi ro

Thu hút nhiều nhà đầu tư: Tạo môi trường hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước, tăng lựa chọn cho Chính phủ, giảm chi phí đầu tư Đảm bảo chất lượng dự án: Quy định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, tiêu chuẩn chất lượng, quy trình giám sát, đánh giá, đảm bảo dự án đáp ứng nhu cầu người dân

Hình 6 2 Quy hoạch hạ tầng khu vực thực hiện dự án PPP

 Sau đó ta tiến hành đặt lại tên từ dữ liệu trên thành “Quy hoạch hạ tầng khu vực thực hiện dự án

Thực trạng thực hiện quy hoạch hạ tầng khu vực thực hiện dự án PPP đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành công của dự án Các yếu tố quan trọng của thực trạng quy hoạch hạ tầng cần được xem xét bao gồm:

Mức độ hoàn thiện của quy hoạch: Quy hoạch hạ tầng cần được hoàn thiện đầy đủ, bao gồm quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết và quy hoạch ngành Quy hoạch cần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và phù hợp với điều kiện thực tế của khu vực

Tính khả thi của quy hoạch: Quy hoạch hạ tầng cần có tính khả thi về mặt kỹ thuật trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, tài chính và xã hội Các dự án trong quy hoạch cần có nguồn vốn đầu tư đảm bảo và có thể thực hiện được trong thực tế

Tính đồng bộ của quy hoạch: Quy hoạch hạ tầng cần đảm bảo tính đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực và giữa các địa phương Điều này sẽ giúp tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi và hiệu quả

Hình 6 3 Tính khả thi đầu tư dự án PPP

 Sau đó ta tiến hành đặt lại tên từ dữ liệu trên thành “Tính khả thi đầu tư dự án” (3)

Tính khả thi của dự án liên quan đến chính trị, môi trường đầu tư và lựa chọn hình thức hợp tác: Ổn định chính trị: Một môi trường chính trị ổn định là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của bất kỳ dự án nào Nhà đầu tư cần có sự tin tưởng vào môi trường chính trị để họ có thể đưa ra quyết định đầu tư

Môi trường đầu tư: Môi trường đầu tư cần ổn định và thuận lợi để dự án có thể thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Hình thức hợp tác: Cần lựa chọn hình thức hợp tác phù hợp với đặc điểm của dự án và điều kiện thực tế của từng dự án về tổng thể để dự án mang tính khả thi và hiệu quả nhất

Hình 6 4 Năng lực quản lý dự án của cơ quan nhà nước

 Sau đó ta tiến hành đặt lại tên từ dữ liệu trên thành “Năng lực quản lý dự án của cơ quan nhà nước” (4)

Năng lực quản lý dự án của cơ quan nhà nước có vai trò quan trọng góp phần dự án PPP thành công: Đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp: Cơ quan nhà nước có năng lực quản lý dự án tốt sẽ có khả năng dự báo và phân tích chính xác các điều kiện kinh tế vĩ mô, từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp

68 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai dự án: Cơ quan nhà nước có năng lực quản lý dự án tốt sẽ có khả năng hợp tác và phối hợp hiệu quả với các cơ quan chức năng địa phương, từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai dự án

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương: Cơ quan nhà nước có năng lực quản lý dự án tốt sẽ có khả năng lựa chọn những dự án đầu tư phù hợp với tình hình tăng trưởng kinh tế của địa phương, từ đó có thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương

Thu hút đầu tư vào các dự án bảo vệ môi trường: Cơ quan nhà nước có năng lực quản lý dự án tốt sẽ có khả năng thu hút đầu tư vào các dự án bảo vệ môi trường thông qua các chính sách ưu đãi về thuế và phí

Cơ quan nhà nước có năng lực quản lý dự án tốt sẽ có khả năng quản lý hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho dự án, từ đó có thể đảm bảo sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý và hiệu quả

Hình 6 5 Tính khả thi về thu hút vốn đầu tư dự án PPP

 Sau đó ta tiến hành đặt lại tên từ dữ liệu trên thành “Tính khả thi về thu hút vốn đầu tư dự án

Khi thu hút được vốn đầu tư tư nhân cho dự án PPP, gánh nặng tài chính cho dự án sẽ được chia sẻ giữa nhà nước, tư nhân và cho người dân

Phân tích thành phần chính đối với lợi ích dự án PPP mang lại

Bảng 6 2 Phân tích thành phần chính của 15 lợi ích mà dự án PPP mang lại

Lợi ích dự án nhà máy xử lý nước thải theo PPP mang lại

Nhà nước sẽ là đơn vị thụ hưởng về công trình sau thời gian hợp đồng

Thời gian thi công dự án theo mô hình PPP nhanh hơn khi Nhà đầu tư tư nhân thực hiện F11 0.766

Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương F8 0.734

Tiết kiệm chi phí do xây dựng/vận hành nhà máy riêng lẻ bằng việc tổng hợp mặt bằng xử lý nước thải tập trung theo công nghệ nước ngoài F15 0.553 Đỡ gánh nặng ngân sách khi đầu tư đồng loạt nhiều cơ sở hạ tầng F10 0.541

Tiết kiệm hơn đối với việc lắp đặt "bể tự hoại tại-chỗ" theo cách truyền thống F13 0.509 0.706

Cải thiện chất lượng nước ở khu vực sông công cộng F5 0.675

Tiết kiệm chi phí do xử lý nước phân F14 0.660

Tiếp cận và tích lũy kỹ năng vận hành và áp dụng công nghệ từ nước ngoài F9 0.636 Đạt các tiêu chuẩn về đô thị hiện đại theo quy chuẩn quốc tế F6 0.543 Đưa thành phố trở thành nơi đáng sống F1 0.777

Giải quyết tính trạng ngập úng và triều cường ở cái thành phố lớn F2 0.753

Cải thiện sức khỏe cho người dân F3 0.742

73 Giảm thiểu những tổn thất về con người làm giảm những căn bệnh phát sinh từ nguồn nước bẩn F4 0.583 0.642

Phù hợp với chiến lượt chuyển đổi xanh và bền vững của đất nước F7 0.509 0.559

Extraction Method: Principal Component Analysis

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization a Rotation converged in 14 iterations

Từ bảng 26, Phân tích thành phần chính (PCA), chỉ ra mối quan hệ giữa các lợi ích mà dự án PPP mang lại Sau khi phân tích thành phần chính PCA quay 14 vòng của 15 lợi ích của dự án PPP, ta thu được dữ liệu mới là 3 lợi ích mới dựa trên dữ liệu phân tích của 15 lợi ích PCA giúp giảm số chiều dữ liệu - Giúp visualization khi dữ liệu có quá nhiều chiều thông tin

Hình 6 11 Ưu điểm và hiệu quả tài chính của dự án PPP

 Sau đó ta tiến hành đặt lại tên từ 07 dữ liệu trên thành “Ưu điểm và hiệu quả tài chính của dự án PPP” (1) Ưu điểm và hiệu quả tài chính của dự án PPP sẽ giúp đảm bảo rằng nhà nước sẽ là đơn vị thụ hưởng về công trình sau thời gian hợp đồng PPP kết thúc Khi dự án PPP thành công về mặt tài chính, nhà đầu tư tư nhân sẽ có thể thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận của họ theo đúng hợp đồng Sau khi hết thời hạn hợp đồng, nhà nước sẽ tiếp quản công trình và có thể sử dụng công trình này để phục vụ nhu cầu của người dân

74 Điều này sẽ giúp nhà nước tiết kiệm chi phí xây dựng và vận hành công trình, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ công cho người dân

Nhà đầu tư tư nhân thường có nhiều kinh nghiệm và năng lực hơn trong việc triển khai các dự án so với nhà nước Do đó, họ có thể huy động nguồn lực tài chính và nhân lực một cách hiệu quả hơn, từ đó giúp rút ngắn thời gian thi công dự án

Khi triển khai dự án PPP, nhà đầu tư tư nhân sẽ cần tuyển dụng nhiều lao động địa phương để tham gia thi công và vận hành dự án Điều này sẽ giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương Ngoài ra, dự án PPP cũng sẽ thu hút các doanh nghiệp vệ tinh đến khu vực, từ đó tạo ra thêm nhiều cơ hội việc làm cho người dân

Việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung theo công nghệ nước ngoài sẽ giúp tiết kiệm chi phí so với việc xây dựng nhiều nhà máy xử lý nước thải riêng lẻ Ngoài ra, việc vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung cũng sẽ hiệu quả hơn, từ đó giúp tiết kiệm chi phí vận hành

Khi huy động vốn từ nhà đầu tư tư nhân, nhà nước sẽ không cần phải sử dụng ngân sách nhà nước để đầu tư cho các dự án PPP Điều này sẽ giúp nhà nước có thể tập trung nguồn lực ngân sách cho các lĩnh vực giao thông như hiện nay

Hình 6 12 Hiệu quả về mặt xã hội của dự án PPP

 Sau đó ta tiến hành đặt lại tên từ 06 dữ liệu trên thành “Hiệu quả về mặt xã hội của dự án PPP” (2) Việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung theo công nghệ nước ngoài sẽ giúp tiết kiệm chi phí xây dựng và vận hành, và xây bể tự hoại theo truyền thống từ đó giúp tiết kiệm chi phí cho người dân

75 Ngoài ra, việc sử dụng nhà máy xử lý nước thải tập trung cũng sẽ giúp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt, từ đó bảo vệ sức khỏe cho người dân

Hiệu quả xã hội của dự án PPP sẽ giúp tiếp cận và tích lũy kỹ năng vận hành và áp dụng công nghệ từ nước ngoài Việc hợp tác với các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài sẽ giúp Việt Nam tiếp cận các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xử lý nước thải Bên canh đó để đạt được một số công nhận đô thị phát triển theo hướng xanh bền vững cần phải xây dựng đồng bộ hạ tầng và bảo vệ môi trường

Hình 6 13 Nâng cao chất lượng cuộc sống

 Sau đó ta tiến hành đặt lại tên từ 06 dữ liệu trên thành “Nâng cao chất lượng cuộc sống” (3)

Nâng cao chất lượng cuộc sống là yếu tố then chốt để biến thành phố trở thành nơi đáng sống Điều này sẽ góp phần thu hút người dân đến sinh sống và làm việc tại thành phố, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố

Nâng cao chất lượng cuộc sống bao gồm việc cải thiện cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống thoát nước mưa và nước thải Việc cải thiện hệ thống thoát nước sẽ giúp giải quyết tình trạng ngập úng và triều cường, từ đó bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân

Nâng cao chất lượng cuộc sống bao gồm việc cải thiện môi trường sống, trong đó có chất lượng nguồn nước Điều này sẽ giúp giảm thiểu những tổn thất về con người và chi phí điều trị cho các bệnh này

Nâng cao chất lượng cuộc sống bao gồm việc bảo vệ môi trường Việc sử dụng nguồn nước sạch và xử lý nước thải hiệu quả sẽ góp phần bảo vệ nguồn nước và môi trường hướng tới một quốc gia phát triển bền vững xanh

Ngày đăng: 25/09/2024, 14:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] A. Zarei-Rahro, H. Taherpour-Kalantari, and R. Najaf-Beigi, "A Model for Public-Private Partnership in the Public Services Sector," Journal of Management and Development Process, vol. 32, iss. 1, pp. 27-54, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Model for Public-Private Partnership in the Public Services Sector
[2] A. Opawole, G. O. Jagboro, K. Kajimo-Shakantu, and B. O. Olojede, "Critical performance factors of public sector organizations in concession-based public-private partnership projects," Property Management, vol. 37, iss. 1, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Critical performance factors of public sector organizations in concession-based public-private partnership projects
[3] J.-C. Chou and H. P. Tserng, "Critical factors and risk allocation for PPP policy: Comparison between HSR and general infrastructure projects," Transport Policy, vol. 22, pp. 36–48, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Critical factors and risk allocation for PPP policy: Comparison between HSR and general infrastructure projects
[4] A. M. A. Aziz, "Successful Delivery of Public-Private Partnerships for Infrastructure Development," Journal of Construction Engineering and Management, vol. 133, no. 12, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Successful Delivery of Public-Private Partnerships for Infrastructure Development
[5] S. Ismail, "Critical success factors of public private partnership (PPP) implementation in Malaysia," Asia-Pacific Journal of Business Administration, vol. 5, no. 1, pp. 6-19, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Critical success factors of public private partnership (PPP) implementation in Malaysia
[6] J.-S. Chou, H. P. Tserng, C. Lin, and C.-Y. Yeh, "Critical Factors and Risk Allocation For PPP Policy Comparison Between HSR and General Infrastructure Projects," Transport Policy, vol. 22, pp. 36-48, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Critical Factors and Risk Allocation For PPP Policy Comparison Between HSR and General Infrastructure Projects
[7] S. Lima, A. Brochado, and R. C. Marques, "Public–private partnerships in the water sector in the water sector: A review," Transport Policy, vol. 69, p. 101182, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Public–private partnerships in the water sector inthe water sector: A review
[8] Z. Cheng et al., "Public–private partnership as a driver of sustainable development: toward a conceptual framework of sustainability-oriented PPP." Environ Dev Sustain, vol. 23, pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Public–private partnership as a driver of sustainable development: toward a conceptual framework of sustainability-oriented PPP
[10] O.-K. Robert and A. P. Chan, "Developing a Project Success Index for Public–Private Partnership Projects in Developing Countries," Journal of Infrastructure Systems, vol. 23.no. 4, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Developing a Project Success Index for Public–Private Partnership Projects in Developing Countries
[11] E. A. Effah and A. P. C. Chan, "Critical success factors for public-private partnership in water supply projects," Facilities, vol. 34, no. 3/4, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Critical success factors for public-private partnership in water supply projects
[12] M. A. M. A. Aziz, "Successful Delivery of Public-Private Partnerships," Journal of Sách, tạp chí
Tiêu đề: Successful Delivery of Public-Private Partnerships

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w