1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nguyên nhân để ngoài sổ kế toán

115 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Xuất phát từ hiện tượng phổ biến nhưng đầy nghịch lý đề tài nghiên cứu Nguyên nhân để ngoài sổ kế toán được thực hiện nhằm mục tiêu: 1 Nhận dạng và phân loại các nguyên nhân dẫn đến tình

Trang 1

HỌC VIÊN: PHNGUYÊN NHÂN

Chuyên ngành: Mã số

LUC VIÊN: PHẠM LONG VƯƠNG NGUYÊN NHÂN ĐỂ NGOÀI SỔ KẾ

yên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

: 10800902

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đà Lạt, tháng 01 năm 2012

Ế TOÁN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS DƯƠNG NHƯ HÙNG Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS NGUYỄN THU HIỀN Cán bộ chấm nhận xét 2 : PGS.TS BÙI NGUYÊN HÙNG Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM

ngày 11 tháng 02 năm 2012 Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

3 Cán bộ phản biện 01 : TS NGUYỄN THU HIỀN 4 Cán bộ phản biện 02 : PGS.TS BÙI NGUYÊN HÙNG

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên ngành sau khi LV đã được sửa chữa (nếu có)

Cán bộ hướng dẫn Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

TS DƯƠNG NHƯ HÙNG TS NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN

Trang 3

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua

TS DƯƠNG NHƯ HÙNG

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn của tôi đến các Thầy Cô giáo, các bạn đồng nghiệp, những người đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và viết luận văn

Đặc biệt, tôi xin cảm ơn Tiến sĩ DƯƠNG

NHƯ HÙNG, người Thầy đã tận tình hướng dẫn khi

tôi thực hiện luận văn này Tôi xin kính gửi tới Thầy lòng tri ân sâu sắc

Tác giả luận văn

Phạm Long Vương

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Phạm Long Vương

Trang 6

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đã từ rất lâu cụm từ “hai hệ thống sổ kế toán” được biết đến và trở nên quen thuộc với người làm công tác kế toán Hiện nay, tình trạng “hai trong một” – hai hệ thống sổ kế toán - xảy ra khá phổ biến, nếu không cho rằng, ở tất cả các Doanh nghiệp nhỏ và vừa Tình trạng này gây ra rất nhiều hệ lụy cho xã hội Trong khi đó, tất cả các văn bản pháp luật (Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn khác về kế toán) đều quy định mỗi doanh nghiệp chỉ được lập, ghi chép trên một hệ thống sổ kế toán duy nhất

Xuất phát từ hiện tượng phổ biến nhưng đầy nghịch lý đề tài nghiên cứu Nguyên nhân để ngoài sổ kế toán được thực hiện nhằm mục tiêu: (1) Nhận dạng và phân loại các nguyên nhân dẫn đến tình trạng để ngoài sổ kế toán (2) Lập được mô hình mô tả ảnh hưởng của các nguyên nhân này tới việc để ngoài sổ kế toán Từ đó, chúng ta có cách nhìn khách quan về vấn đề ngoài sổ kế toán và có những đánh giá khoa học đúng đắn về hiện tượng xã hội này

Đề tài nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu đụng chạm vào nhiều vấn đề nhạy cảm nên chưa có nhiều nghiên cứu về đề tài này Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu khám phá, định tính, cụ thể là phương pháp GT (Grounded Theory) theo quy trình quy nạp Kỹ thuật nghiên cứu được sử dụng là phỏng vấn thân mật, phỏng vấn sâu phi cấu trúc, phỏng vấn nhóm không chính thức nhằm tạo ra môi trường phỏng vấn cởi mở để thu thập thông tin Kết hợp với kỹ thuật quan sát, mô tả

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đạt được mục tiêu đề ra là đã nhận dạng, mô tả được 27 nguyên nhân tập hợp thành 06 nhóm nguyên nhân Và đã lập được mô hình phản ánh ảnh hưởng của các nguyên nhân đến việc để ngoài sổ kế toán

Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trong phạm vi khối các doanh nghiệp nhỏ và vừa Khối sự nghiệp hành chính, khối doanh nghiệp nhà nước, khối doanh nghiệp lớn, khối doanh nghiệp nước ngoài không nằm trong phạm vi đề tài nghiên cứu

Nhìn chung đề tài đã hoàn thành mục tiêu ban đầu và khởi đầu cho những nghiên cứu định lượng sau này

Trang 7

SUMMARY OF ESSAY

For a long time, the idea of "Two systems of recording account book" has been known well for all accountants Till now, this condition of "2 in 1" - two systems of recording account book - has been very popular if not saying that it has existed in all medium and small businesses This kind of condition caused a lot of problems to the society At the same time, all law documents (accounting laws, accounting regime, and all other documents related to accounting) require that each business can only have only one system of recording account book

Considering the above popular but contradictory matter, this research on 'causes

to put recording accounts out of account book' is done to reach these aims:

1/ Recognizing and classifying the causes of putting out account book 2/ Establishing schemes describing some effects of these causes so as to put the recording accounts out

Then we can have an objective opinion about "out of records" and some proper scientific valuation about this social problem

This research as well as the people concerned in this research can be difficult to communicate so there aren't a lot of these kinds of researches The writer has used some methods of discovering, determining; in other words, it is Grounded Theory Method (GT) according to inference steps The research techniques are by friendly interviews, structural interviews, group interviews so how to make the interviews comfortable for everyone in order to get right information, and also by observing and describing techniques The results of this research have finally reached the aims of recognizing and describing 27 causes divided into 6 groups of causes And at the same time, it has established a scheme which shows the effects of the causes leading to the matter of putting recording accounts out of account book

This research is limited to medium and small businesses Administrative businesses, state businesses, big businesses, foreign businesses are not included in this research

In general, this research has completed to solve the first aim and it is the starting

point for all quantitative researches later

Trang 8

1.2 Mục tiêu, ý nghĩa nghiên cứu 5

1.3 Phương pháp nghiên cứu 6

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 6

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu 8

2.2 Phương pháp GT và phương pháp chọn mẫu 21

2.3 Kỹ thuật thu thập dữ liệu, phỏng vấn viên 25

2.4 Tóm lược chương II 26

3 CHƯƠNG III - MÔ TẢ CÁC NGUYÊN NHÂN ĐỂ NGOÀI SỔ KẾ TOÁN 27

3.1 Tổng hợp về quy trình nghiên đã thực hiện 27

3.1.1 Phỏng vấn chuyên gia kế toán 29

3.1.2 Phỏng vấn chủ doanh nghiệp 31

Trang 9

3.1.3 Phỏng vấn cán bộ thuế 32

3.1.4 Đối tượng phỏng vấn mở rộng 33

3.2 Phân loại, tổng hợp các nguyên nhân 34

3.3 Mô tả từng nguyên nhân 37

3.3.1 Nguyên nhân từ bên trong doanh nghiệp 38

3.3.2 Các nguyên nhân từ bên ngoài doanh nghiệp 56

3.4 Tóm lược chương III 63

4 CHƯƠNG IV - HỆ THỐNG CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ THIẾT LẬP MÔ HÌNH LÝ THUYẾT 64

4.1 Hệ thống các nguyên nhân 64

4.1.1 Các nguyên nhân từ bên trong doanh nghiệp 65

4.1.2 Nguyên nhân từ bên ngoài doanh nghiệp 68

4.2 Mô hình hoàn chỉnh - thể hiện các nguyên nhân ảnh hưởng 70

Trang 10

Bảng 3.1: Thống kê số lượng kế toán được phỏng vấn 30

Bảng 3.2: Thống kê số lượng chủ doanh nghiệp được phỏng vấn 31

Bảng 3.3: Thống kê các bộ thuế vụ được phỏng vấn theo phòng ban 33

Bảng 3.4: Bảng liệt kê các nguyên nhân từ bên trong doanh nghiệp 35

Bảng 3.5: Bảng liệt kê các nguyên nhân từ bên ngoài doanh nghiệp 37

Bảng 4.1: Bảng kê các nguyên nhân thuộc biến trình độ 65

Bảng 4.2: Bảng kê các nguyên nhân thuộc biến văn hóa - đạo đức 66

Bảng 4.3: Bảng kê các nguyên nhân thuộc biến phương pháp kinh doanh 67

Bảng 4.4: Bảng kê các nguyên nhân thuộc biến quan điểm kinh doanh 67

Bảng 4.5: Bảng kê các nguyên nhân thuộc biến các quy định pháp luật 68

Bảng 4.6: Bảng kê các nguyên nhân thuộc biến văn hóa, ứng xử của người thi hành pháp luật 69

Trang 11

MỤC LỤC HÌNH

Hình 2.1: Thu thập và phân tích dữ liệu để tìm ra nguyên nhân 22

Hình 2.2: Chọn mẫu lý thuyết 23

Hình 2.3: Quá trình tương tác trong phân tích 24

Hình 2.4: Mức tổng quát của câu hỏi theo tiến độ phỏng vấn 25

Hình 3.1: Tổng hợp nguyên nhân theo nơi phát sinh nguyên nhân 35

Hình 4.1: Mô hình lý thuyết nguyên nhân để ngoài sổ kế toán 70

Hình 4.2: Trình độ nhân sự và mức độ để ngoài sổ kế toán 71

Hình 4.3: Trình độ chủ doanh nghiệp và mức độ để ngoài sổ kế toán 72

Hình 4.4: Văn hóa – đạo đức của nhân sự và mức độ để ngoài sổ kế toán 72

Hình 4.5: Văn hóa – đạo đức của chủ doanh nghiệp và mức độ để ngoài sổ kế toán 73

Hình 4.6: phương pháp kinh doanh có quy định hạch toán kế toán không phù hợp và mức độ để ngoài sổ kế toán 73

Hình 4.8: Quy định pháp luật và mức độ để ngoài sổ kế toán 74

Hình 4.7: Quan điểm kinh doanh hạn hẹp, nông cạn và mức độ để ngoài sổ kế toán 74

Hình 4.9: Văn hóa ứng xử của ngưởi thi hành pháp luật và mức độ để ngoài sổ kế toán 75

Trang 12

ĐỀ TÀI: NGUYÊN NHÂN ĐỂ NGOÀI SỔ KẾ TOÁN

1.1 Vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Bối cảnh xã hội, mức độ cấp thiết của đề tài

Đã từ lâu hai cụm từ “Kế toán thuế” và “Kế toán nội bộ” được hiểu như hai hệ thống kế toán song song cùng tồn tại trong một doanh nghiệp trở nên quen thuộc với người làm công tác kế toán Tình trạng “hai trong một” – hai hệ thống sổ kế toán - xảy ra khá phổ biến, nếu không cho rằng, ở tất cả các Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hai hệ thống sổ kế toán:

Hệ thống thứ nhất được gọi là "kế toán nội bộ" chỉ có chủ doanh nghiệp được biết Đó là hệ thống "sổ chợ", không theo bất kỳ nguyên tắc kế toán nào cũng như không theo bất kỳ quy định nào của pháp luật Hệ thống thứ hai được gọi là "kế toán thuế" Hệ thống này, về hình thức, theo đúng quy định của pháp luật nhưng thông tin, số liệu trong đó hoàn toàn không phản ánh đúng thực tiễn hoạt động kinh doanh (Diễn đàn doanh nghiệp 2007)

Trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tình trạng “lời thật, lỗ giả” trở thành phổ biến Không ít doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động, số lỗ trên sổ kế toán báo cáo cho cơ quan thuế lớn hơn nhiều lần vốn góp kinh doanh nhưng chủ doanh nghiệp vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng và mua sắm những tài sản đắt tiền Ngược lại, khối doanh nghiệp nhà nước thì thực trạng lại là “lời giả, lỗ thật” không ít các doanh nghiệp lỗ nhiều năm nhưng vẫn niêm yết trên thị trường chứng khoán với mức lãi khá cao điển hình như Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết trong sự kiện Scandal của thị trường chứng khoán năm 2008

Trang 13

Ngoài việc khó theo dõi, hai hệ thống sổ kế toán còn gây ra những hệ lụy như sau:

lượng chuyên môn Tạo nên dòng chảy chất xám ra nước ngoài hay các công ty nước ngoài

toán, cũng như các văn bản hướng dẫn đã được ban hành, đã có hiệu lực Song doanh nghiệp lại chưa quan tâm đến việc triển khai Quy định pháp luật kế toán vào thực tiễn Doanh nghiệp chỉ chú trọng việc kiểm tra thuế Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, cơ quan thuế không có thẩm

quyền trong việc xử lý phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

quyết qua các “buổi đàm phán tế nhị” Sau khi “chung chi”, chính cán bộ

tạo nhiều cách cho doanh nghiệp làm sai

không muốn doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật vì như vậy sẽ không

có khoản thu nhập

“nhắc nhở và che chở” thì mặc nhiên tung hoành với các hợp đồng của

doanh nghiệp không phải chịu thuế

Với những hệ lụy nghiêm trọng nêu trên, việc nghiên cứu hiện tượng này nhằm hạn chế hậu quả là công việc cần thiết Vấn đề đặt ra là nghiên cứu cái gì và nghiên cứu

như thế nào, ta sẽ rõ hơn khi xem phần tiếp theo

1.1.2 Vấn đề nghiên cứu

Nhà nước đã đặt ra những chế tài cho hành động để ngoài sổ kế toán và mức phạt vi phạm ngày càng tăng Tuy nhiên, việc để ngoài sổ kế toán, là hành động vi

Trang 14

phạm pháp luật, ngày càng phát triển công khai và phổ biến Hơn nữa, hiện tượng để ngoài sổ kế toán của doanh nghiệp còn có sự trợ giúp của người thi hành pháp luật

Nhiều chủ doanh nghiệp tới gặp nhà tư vấn tài chính - kế toán đề nghị tư vấn về các giải pháp doanh nghiệp và tái cấu trúc cơ cấu kế toán – tài chính Vấn đề mà họ đặt ra là làm sao hạch toán được doanh thu, chi phí cách rõ ràng để dựa vào đó chủ doanh nghiệp có cơ sở chính xác để phân tích, hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạch định chiến lược kinh doanh Đồng thời họ đề nghị sử dụng một hệ thống sổ kế toán duy nhất nhằm giảm thiểu chi phí và mức độ sai lệch thông tin Tuy nhiên, rất ít nhu cầu được thực hiện Hiện tượng để ngoài sổ kế toán dường như không thể thay đổi được

Với mong ước tìm nguyên nhân dẫn đến hiện tượng để ngoài sổ kế toán để từ đó tìm cách khắc phục hiện tượng này, đề tài nghiên cứu được hình thành: Những

nguyên nhân nào tác động đến việc để ngoài sổ kế toán?

Thời gian và nguồn lực để thực hiện đề tài là có hạn, nên việc giới hạn phạm vi nghiên cứu thực sự cần thiết như: nhóm đối tượng nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu

Với yêu cầu trên nghiên cứu này tập trung khảo sát các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vì các lý do sau:

khủng hoảng kinh tế với số lượng chiếm tới 97% doanh nghiệp cả nước Vai trò đóng góp cho xã hội của nhóm này cũng khá lớn chiếm gần 45% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đang có mặt ở tất cả các địa bàn, vùng miền, giải quyết hiệu quả lực lượng lao động (sử dụng 50,1% lao động xã hội), góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo Đây là nhóm doanh nghiệp “nhiều tài” – doanh nghiệp nhỏ nhưng đóng góp lại không nhỏ (Cao Sỹ Kiêm 2011)

Trang 15

- Tuy nhiên, xét về hiệu quả kinh doanh, tuy khu vực này chiếm tỷ trọng chi phối về số doanh nghiệp, lao động, vốn kinh doanh và doanh thu nhưng các chỉ tiêu về lợi nhuận trước thuế và đóng góp cho ngân sách nhà nước lại có tỷ trọng thấp, chỉ với 16,6% và 30,8% (năm 2008) (Tổng Cục Thống Kê 2010) Mặt khác, theo các báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra thuế của cơ quan thuế tỷ lệ vi phạm pháp luật thuế, pháp luật kế toán, hiện tượng để ngoài sổ kế toán tại nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa này lại rất cao (Cao Sỹ Kiêm 2011) Và nhóm doanh nghiệp này cũng thuộc nhóm doanh nghiệp “lắm tật” – thường xuyên để ngoài sổ kế toán – vi phạm luật

- Lý do thứ ba là khi đánh giá về sự phát triển của doanh nghiệpViệt Nam, Tổng Cục Thống Kê năm 2010 có nhận xét: “doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhanh nhưng chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa”

Mặt khác, các doanh nghiệp được khảo sát chủ yếu tại hai địa phương thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Lâm Đồng Đây là hai địa phương thuộc hai thái cực, xét theo quy mô và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong phạm vi cả nước Cụ thể như sau:

doanh lớn nhất vùng Đông Nam Bộ Hiện tại, Đông Nam Bộ lại là vùng kinh tế có quy mô và kết quả sản xuất kinh doanh cao nhất cả nước (Tổng Cục Thống Kê 2010)

thấp nhất trong sáu vùng kinh tế trên cả nước (Tổng Cục Thống Kê 2010) Trong đó, Lâm Đồng là tỉnh thấp nhất vùng

Cụ thể trong bảng sau:

Trang 16

Bảng 1.1: Quy mô và kết quả sản xuất kinh doanh một số vùng tính đến 01/01/2009

Nguồn: Tổng cục thống kê (2010) Tóm lại, đề tài được triển khai trong phạm vi nhóm các DNNVV tại hai địa phương là:

- Thành phố Hồ Chí Minh: có quy mô và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cao nhất nước

- Tỉnh Lâm Đồng: tỉnh thuộc khu vực có quy mô và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thấp nhất nước

1.2 Mục tiêu, ý nghĩa nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu khi tiến hành thực hiện cần đạt được hai mục tiêu cơ bản sau:

toán

ngoài sổ kế toán Kết quả của nghiên cứu này sẽ trả lời cho ta các câu hỏi sau:

Trang 17

- Những yếu tố nào bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng tới việc để ngoài sổ kế toán?

toán? Việc trả lời các câu hỏi nêu trên chính là hoàn thành mục tiêu nghiên cứu Việc này rất có ý nghĩa, cụ thể sau khi nghiên cứu chúng ta có được:

các bước nghiên cứu tiếp theo nhằm xác định mức độ ảnh hưởng và tìm ra giải pháp khắc phục

một hiện tượng xã hội tạm thời hay là hiện tượng phổ biến khó thay đổi

nhận mới về kế toán, sổ kế toán Từ đó, giảm thiểu rủi ro cho những đối tượng sử dụng thông tin kế toán

1.3 Phương pháp nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các đối tượng nghiên cứu phải thỏa mãn đặc tính của vấn đề nghiên cứu tức là có tiếp xúc, tác động tới vấn đề sổ sách kế toán Do đó, 03 đối tượng chính được xác định để nghiên cứu là Doanh nghiệp, Cơ quan thuế vụ, Đối được khác liên quan Cụ thể:

tiếp đến sổ kế toán Tại doanh nghiệp có hai đối tượng chính tác động đến sổ kế toán:

+ Kết toán chính là người trực tiếp lập sổ và ghi sổ kế toán Tuy nhiên, đối tượng này chịu tác động của chủ doanh nghiệp, thuế vụ và các đối tượng liên

Trang 18

quan khác Việc tìm nguyên nhân để ngoài sổ được tìm hiểu trước tiên từ đối tượng này

+ Giám đốc điều hành, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị - gọi chung là chủ doanh nghiệp - là người sử dụng thông tin kế toán phục vụ cho hoạt động điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cũng chính là người điều hành kế toán và yêu cầu kế toán thực hiện những hoạt động kế toán tại doanh nghiệp

Phỏng vấn cá nhân hoặc nhóm cá nhân thuộc đối tượng doanh nghiệp - gọi chung là người - số lượng dự kiến 40 người

để chống thất thoát thuế Mặt khác, hệ thống kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với việc ban hành và thực hiện của luật thuế nên việc thiết kế hệ thống kế toán cũng chịu sự chi phối của hệ thống luật thuế với mục đích là hỗ trợ cho cơ quan thuế thực hiện tốt quá trình kiểm soát và thu thuế (Võ & Nguyễn &Nguyễn & Phạm 2011, 18) Thuế bao gồm rất nhiều loại thuế, luật thuế chi phối cách ghi chép, hạch toán sổ sách kế toán của doanh nghiệp Trong cơ quan thuế, cán bộ thanh tra thuế có tác động rất lớn tới sổ sách kế toán của doanh nghiệp vì thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp Hơn nữa, những nhận xét, kết luận của họ về sổ sách kế toán của doanh nghiệp nào gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó Do đó, cán bộ thuế (đặc biệt là cán bộ thanh tra thuế) là đối tượng thứ hai trong phạm vi nghiên cứu của đề tài Số lượng dự kiến 20 người

chủ quan ta cần nghiên cứu các đối tượng khác liên quan đến vấn đề nghiên cứu đó là: Tín dụng ngân hàng, tổ chức kiểm toán độc lập, tổ chức tư vấn độc lập Các đối tượng này ảnh hưởng đến việc ghi sổ kế toán thông qua các đề nghị với chủ doanh nghiệp, kế toán khi doanh nghiệp liên hệ với họ Đây được xem là đối tượng kiểm chứng và bổ sung thêm các nguyên nhân mà hai

Trang 19

đối tượng nghiên cứu nêu trên chưa thể hiện đầy đủ Số lượng dự kiến tối thiểu là 02 người

Trên thực tế, người thực hiện đề tài cũng chính là người đang công tác trong các bộ phận kế toán, kiểm toán, dịch vụ giải pháp doanh nghiệp các doanh nghiệp Nên nguồn thông tin có được từ trong từng vị trí công tác cũng rất quan trọng và phong phú Tuy nhiên, điểm yếu của nguồn này là thông tin ít nhiều cũng bị mang tính chủ quan của người nghiên cứu Cần phải trao đổi sàng lọc lại rất kỹ lưỡng Nguồn thông tin này được trích lục đầu tiên và là cơ sở để trao đổi, hoàn thiện, bổ sung từ các nguồn khác để loại trừ các thông tin mang tính chủ quan của người nghiên cứu Nguồn thông tin thứ ba lấy từ các tài liệu, bản tin trên báo chí để bổ sung vào danh sách các nguyên nhân

Trên đây là đối tượng nghiên cứu mang tính giới thiệu chung Cụ thể về năm kinh nghiệm, vị trí công tác,… cần thiết của các đối tượng được phỏng vấn sẽ nêu cụ thể tại chương III – Mô tả các nguyên nhân để ngoài sổ

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu

Như đã giới thiệu, hiện tượng để ngoài sổ kế toán là hiện tượng xã hội phổ biến tại Việt nam, nhưng lại không có nhiều nghiên cứu về vấn đề này Nghiên cứu này đụng chạm đến nhiều vấn đề nhạy cảm của các bên nghiên cứu Vì vậy, phương pháp nghiên cứu khám phá – phương pháp định tính – là phương pháp nghiên cứu chính sử dụng trong đề tài này

Có rất nhiều phương pháp và công cụ nghiên cứu định tính khác nhau và “rất khó để phân loại chúng một cách hoàn toàn [xem Marshall & Rossman (1999) về cách phân loại các dạng nghiên cứu định tính]” Trong đó, hai phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng phổ biến là phương pháp GT (Grounded Theory) và phương pháp tình huống Về bản chất, phương pháp tình huống cũng là phương pháp GT trong đó lý thuyết được xây dựng dựa vào một hay nhiều tình huống cụ thể (Nguyễn Đình Thọ 2011)

Trang 20

Do đó, phương pháp GT (Grounded Theory) là phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này để giải quyết vấn đề nghiên cứu đã nêu ra để:

toán

sổ kế toán

thích nguyên nhân để ngoài sổ kế toán Phương pháp nghiên cứu trên dựa vào quy trình quy nạp Quy trình này bắt đầu bằng cách sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu như quan sát, phỏng vấn, thảo luận… với các đối tượng nghiên cứu về hiện tượng để ngoài sổ kế toán để xây dựng mô hình giải thích hiện tượng khoa học này – xây dựng mô hình lý thuyết khoa học (Nguyễn Đình Thọ 2011)

Chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng Mục tiêu là phát hiện ra những nguyên nhân quan trọng mà bản thân người nghiên cứu hiện chưa bao quát được

Vì nội dung nghiên cứu thuộc vấn đề nhạy cảm từ các bên được phỏng vấn Để tránh việc người được hỏi trả lời không đúng các câu hỏi vì hiểu sai hoặc cố tình nói dối Người phỏng vấn vừa phỏng vấn, vừa giải thích để tránh hiểu lệch về đề tài nghiên cứu Mặt khác, cần hạn chế các sai số ngữ cảnh bằng cách nghiên cứu viên sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn và tạo ra một môi trường phỏng vấn mà trong đó đối tượng cảm thấy thoải mái nhất (Nguyễn Quốc Việt 2010) Vì vậy, các công cụ chính phù hợp được sử dụng trong phương pháp nghiên cứu, chiến lược nghiên cứu nêu trên là: Kỹ thuật phỏng vấn thân mật, phỏng vấn sâu phi cấu trúc, kết hợp phỏng vấn nhóm không chính thức Ngoài ra còn sử dụng kỹ thuật quan sát tổng thể, phân tích, mô tả (vnsocialwork 2009)

Trang 21

Kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu cụ thể được thể hiện tại chương II – Cơ sở lý thuyết

1.4 Bố cục trình bày đề tài

Với mục tiêu và phương pháp thực hiện đề tài như trên, Bài luận văn là kết quả của quá trình nghiên cứu sẽ được trình bày như sau:

Trang 22

1.5 Tóm lược chương I

Đề tài là một bài nghiên cứu về một hiện tượng xã hội khá phổ biến và đang gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội Việc mô tả bối cảnh xã hội với hiện tượng hai hệ thống sổ sách kế toán nhằm nói lên sự cần thiết của đề tài Cũng từ đó, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, và ý nghĩa của việc nghiên cứu được nêu lên trong phần mở đầu như là đoạn giới thiệu toàn bộ luận văn này Phần giới thiệu bao gồm hai mục:

sách kế toán từ đó hình thành nên vấn đề nghiên cứu Vì bị giới hạn về năng lực và thời gian nên phần này cũng nêu giới hạn về đối tượng nghiên cứu là nguyên nhân để ngoài sổ kế toán Phạm vi nghiên cứu là các DNNVV trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh

phương pháp nghiên cứu nhất định Căn cứ vào vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, bối cảnh xã hội mà thiết lập một phương pháp nghiên cứu phù hợp Đề tài này sử dụng phương pháp nghiên cứu khám phá, định tính – cụ thể là phương pháp GT Các kỹ thuật phỏng vấn thân mật, phỏng vấn sâu phi cấu trúc, kết hợp phỏng vấn nhóm không chính thức được sử dụng chủ yếu trong công tác nghiên cứu của đề tài Ngoài ra còn sử dụng phương pháp quan sát tổng thể, phân tích, mô tả Quy trình nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là quy trình quy nạp Chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng

Trang 23

2 CHƯƠNG II – CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Các khái niệm

Các khái niệp này phần lớn được trích lục từ các khái niệm đã có trước Tuy nhiên, đây là đề tài khám phá, xây dựng lý thuyết, nên có một số định nghĩa được hình thành trong quá trình thực hiện đề tài và để phục vụ cho việc giải thích các hiện tượng thuộc phạm vi đề tài nghiên cứu Cách hình thành các khái niệm này trải qua các bước:

ngữ đã được sử dụng nhiều trên các kênh báo chí, truyền thông, trao đổi miệng hằng ngày

hiện đề tài Thông qua việc phỏng vấn lấy ý kiến đồng ý hay không đồng ý với các khái niệm đã nêu

các nguyên nhân Riêng các khái niệm bổ sung cho đề tài (không phải nguyên nhân) thì được mô tả trong phần các khái niệm trong chương I – Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Chứng từ kế toán Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế,

tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán Chứng từ bao gồm: phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn tài chính, bảng kê, … Theo quy định của chế độ kế toán số 15/2006/QĐ-BTC và số 48/2006/QĐ-BTC (Bộ Tài Chính 2006) thì:

doanh ở đơn vị đều phải lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực khách quan vào chứng từ kế toán

Trang 24

- Chứng từ kế toán phải được lập đầy đủ số liên theo quy định Việc ghi chép chứng từ phải rõ ràng, trung thực, đầy đủ các yếu tố, gạch bỏ phần để trống, không được tẩy xoá, sửa chữa trên chứng từ Trường hợp viết sai cần huỷ bỏ, không xé rời ra khỏi quyển

Chứng từ khống là chứng từ thực nhưng nội dung được lập cho một nghiệp vụ

kinh tế không phát sinh hoặc chưa phát sinh

Chứng từ giả là chứng từ được lập cho một nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh với

nội dung trên chứng từ không giống hoặc trái ngược với nội dung thực của nghiệp vụ kinh tế

Giả mạo, khai man chứng từ là hành động lập chứng từ giả (giả mạo), lập

chứng từ khống (khai man) cho một nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp

2.1.2 Sổ kế toán

Sổ kế toán là những tờ sổ theo mẫu nhất định dùng ghi chép các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh theo đúng phương pháp của kế toán trên cơ sở số liệu chứng từ gốc Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp Sổ kế toán là khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán, là bộ phận trung gian để các chứng từ gốc ghi chép rời rạc được tập hợp, phản ánh đầy đủ có hệ thống để phục vụ công tác tính toán, tổng hợp thành các chỉ tiêu kinh tế biểu hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị phản ánh lên các Báo cáo tài chính Các tài liệu cần thiết cho quản lý thường được lấy từ sổ kế toán Như vậy sổ kế toán có tác dụng rất quan trọng vì nó không những là công cụ đúc kết và tập trung những tài liệu cần thiết mà còn là cầu nối liên hệ giữa chứng từ và báo cáo kế toán (Bộ Tài Chính 2006)

Hình thức sổ kế toán: Việc quy định phải mở những loại sổ kế toán nào để

phản ảnh các đối tượng kế toán, kết cấu của từng loại sổ, trình tự phương pháp ghi sổ và mối liên hệ giữa các loại sổ nhằm đảm bảo vai trò, chức năng và nhiệm vụ kế toán gọi là hình thức kế toán Trong hệ thống kế toán Việt Nam có 05 hình thức kế

Trang 25

toán đang được sử dụng: Hình thức kế toán Nhật ký chung; Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái; Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ; Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ; Hình thức kế toán trên máy vi tính (Bộ Tài Chính 2006)

Hệ thống sổ kế toán: Hệ thống sổ kế toán là các loại sổ và kết cấu các loại sổ,

có quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán gắn liền với một hình thức kế toán nhất định Hệ thống này được sử dụng để ghi chép, lưu giữ, hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và tổng hợp thành Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán Nói cách khác, Hệ thống sổ kế toán là một hệ thống sổ sách kế toán theo một kết cấu nhất định, duy nhất được sử dụng để ghi chép, lưu giữ, hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và tổng hợp thành Báo cáo tài chính của Đơn vị kế toán (Bộ Tài Chính 2006)

2.1.3 Kế toán, đơn vị kế toán

Kế toán: là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin

kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động (Nguyễn Việt 2005)

Kế toán tài chính: là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp

thông tin kinh tế, tài chính bằng Báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán (Nguyễn Việt 2005)

Kế toán quản trị: là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin

kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Nguyễn Việt 2005)

Kế toán thuế: là hệ thống kế toán được lập ra chủ yếu hạch toán kế toán lên

bộ sổ kế toán mục đích đối phó với cơ quan thuế Sổ sách của kế toán thuế đúng theo quy định của pháp luật và có đủ chứng từ hóa đơn theo quy định của pháp luật mặc dù nội dung có thể không có, hoặc không đúng với thực tế

Kế toán nội bộ: Là hệ thống kế toán được sử dụng trong nội bộ, có thể theo

hệ thống hay không theo một hệ thống nào hết Nhằm mục đích theo dõi và các đối

Trang 26

tượng kế toán mà chủ doanh nghiệp yêu cầu Số liệu của sổ này không có hệ thống, trật tự nên khó trình bày Đặc biệt, các số liệu này không được công bố ra ngoài, ngay cả cho người thực hiện kế toán thuế

Khi nghe nói một trong hai cụm từ Kế toán thuế; Kế toán nội bộ trong một đơn vị kế toán: cần hiểu rằng đơn vị kế toán đó đang sử dụng hơn một hệ

thống sổ sách kế toán

Kỳ kế toán: là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu

ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính (Quốc Hội 11 2003)

Tài liệu kế toán: là chứng từ kế toán, sổ kế toán, Báo cáo tài chính, báo cáo

kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán (Quốc Hội 11 2003)

Đơn vị kế toán: là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành

lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (Quốc Hội 11 2003)

Doanh nghiệp: là tổ chức kinh tế được thành lập theo luật doanh nghiệp Việt

Nam Bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân (DNTN); Công ty hợp danh; Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên; công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần (Quốc Hội 11 2005)

Trong đề tài này ta chấp nhận: doanh nghiệp chính là đơn vị kế toán hoặc ngược lại

Nghiệp vụ kinh tế, tài chính: Là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng,

giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán Nghiệp vụ kế toán là một phần, theo nghĩa hẹp, của nghiệp vụ kinh tế tài chính (Quốc Hội 11 2003)

Trang 27

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV): là doanh nghiệp và được chia thành

ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên) (Chính Phủ 2009), cụ thể như bảng sau:

Bảng 2.1: Bảng tiêu chuẩn phân cấp các doanh nghiệp theo quy mô và khu vực kinh doanh

Quy mô Khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

và thủy sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100

tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người II Công

nghiệp và xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100

tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người III

Thương mại và dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 50 người

từ trên 10 tỷ đồng đến 50

tỷ đồng

từ trên 50 người đến 100 người

Nguồn: Chính Phủ (2009), Nghị Định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009

Trang 28

2.1.4 Các định nghĩa khác

Doanh thu: là khoản doanh nghiệp được hưởng từ việc kinh doanh Thời

điểm ghi nhận là thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền (Bộ Tài Chính 2006)

Chi phí: Là số tiền mà doanh nghiệp phải chi để mua các yếu tố đầu vào cần

thiết phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận Thời điểm ghi nhận là thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không phân biệt là đã chi hay chưa chi tiền (Nguyễn Văn Dung 2010)

Thông tin: là một cái gì đó có thể làm thay đổi tình tạng kiến thức của một

người (những gì mà người đó biết), là tất cả những gì mang lại hiểu biết cho con người Thông tin giúp làm tăng hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định (Unesco 2012)

Thông tin kế toán:là những thông tin có được do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp Thông tin kế toán có những đặc tính: hiện thực, đã xảy ra; có độ tin cậy vì mọi số liệu kế toán đều phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ; có giá trị pháp lý Để sử dụng có kết quả các thông tin kế toán, người sử dụng phải hiểu được các số liệu kế toán và biết phối kết hợp các số liệu đó và ý nghĩa của chúng (wikipedia 2012)

Hệ thống: là một tập hợp các bộ phận phụ thuộc lẫn nhau và cùng thực hiện

một số mục tiêu nhất định (Vaaco 2012)

Hệ thống thông tin: là một hệ thống do con người tạo ra thường bao gồm

một tổ hợp các cấu phần máy tính (computer-based components) để thu thập, lưu trữ và quản lý dữ liệu để cung cấp các thông tin đầu ra cho người sử dụng (Vaaco 2012)

Hệ thống thông tin quản lý: là một hệ thống thông tin để trợ giúp thực hiện

các chức năng hoạt động của một tổ chức và trợ giúp quá trình ra quyết định thông qua việc cung cấp cho các nhà quản lý những những thông tin để lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động của đơn vị (Vaaco 2012)

Trang 29

Hệ thống thông tin kế toán: là một cấu phần đặc biệt của hệ thống thông tin

quản lý nhằm thu thập, xử lý và báo cáo các thông tin liên quan đến các nghiệp vụ tài chính (Vaaco 2012)

Chuyên gia: người tinh thông về một lĩnh vực công tác, một ngành chuyên

môn khoa học, công nghệ nào đó, hoặc là nhà chuyên môn của nước này được cử sang giúp đỡ về chuyên môn tại một nước khác (Tự điển bách khoa toàn thư 2012)

Phỏng vấn: Trong đề tài này, phỏng vấn là một quá trình: hỏi – đáp, trò

chuyện, trao đổi, tranh luận

2.1.5 Để ngoài sổ kế toán

Là hành vi không ghi vào sổ kế toán thuế các nghiệp vụ kinh tế, khi nghiệp

vụ kinh tế, tài chính phát sinh Sổ kế toán thuế là sổ kế toán theo đúng như định

nghĩa đã nêu và được công bố cho cơ quan nhà nước vào cuối mỗi kỳ kế toán Pháp luật quy định mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống sổ kế toán duy nhất (Quốc hội 2003) và pháp luật cũng chỉ công nhận hệ thống sổ kế toán mà báo cáo tài chính được nộp cho cơ quan nhà nước (cơ quan thuế, thống kê, sở kế hoạch và đầu tư, …) vào thời điểm cuối kỳ Do đó, ta mặc nhiên hiểu sổ kế toán thuế chính là sổ kế toán của doanh nghiệp mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh không được ghi chép

vào sổ này đều được gọi là bỏ ngoài sổ kế toán Trong phạm vi đề tài này, Sổ kế

được công nhận là sổ kế toán Để ngoài sổ kế toán được thể hiện qua nhiều hình thức, thao tác rất đa dạng, phụ thuộc vào mức độ tinh vi của hành vi này Có ba hình thức chủ yếu:

Hình thức thứ nhất: các khoản chi phí phát sinh sử dụng cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không hạch toán vào sổ kế toán gọi là bỏ ngoài sổ chi phí, với khoản doanh thu được hình thành từ khoản chi phí này vẫn được hạch toán vào sổ kế toán bình thường ngay cả khi hạch toán chi tiết doanh thu Hình thức

Trang 30

này biểu hiện rất nhiều trong các cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, hoặc những doanh nghiệp tương tự, nơi mà kế toán có quyền hành rất lớn nhưng lại rất máy móc, sợ trách nhiệm và không thông hiểu (hoặc không cần hiểu) về kinh doanh Hậu quả của nó là kìm hãm hoàn toàn sự phát triển của doanh nghiệp có thể dẫn tới thua lỗ phá sản, vì không người lao động nào trong những đơn vị này có ý tưởng cống hiến, tìm việc có lợi cho đơn vị mình Họ chỉ làm những việc vì trách nhiệm phải làm với tiêu chí làm không sai chứ không cần làm tốt Mặt tích cực của hình thức này là ít rủi ro về những khoản phạt (cái này cũng chưa chắc lắm) Những khoản chi phí này thường là chi phí tiếp khách, ngoại giao cho những doanh thu trong tương lai Các doanh nghiệp vừa và nhỏ bỏ ngoài sổ những khoản chi phí đầu tư, gây tổn thất rất lớn cho danh nghiệp sau này, tình trạng này xảy ra do kế toán rất yếu, không biết gì để tư vấn cho chủ doanh nghiệp hoặc chưa có kế toán thời gian ban đầu

Hình thức thứ hai là bỏ ngoài sổ doanh thu: khoản doanh thu phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không được ghi vào sổ kế toán, chi phí để hình thành khoản doanh thu này vẫn được hạch toán bình thường nhưng thường không hạch toán chi tiết Hình thức được biểu hiện rất nhiều tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (PDI) và trong khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh Kế toán của những đơn vị này ít quyền lực Mặt tốt của hình thức này hiện vẫn là một cuộc tranh cãi giữa quan điểm của đơn vị và của cơ quan quản lý (thuế, cấp trên) Hạn chế của hình thức này tiềm ẩn rủi ro rất lớn, nếu sau một thời gian bị phát hiện, khoản chi phí phạt vượt ngoài tầm kiểm soát, thậm chí khoản truy thu và phạt lớn hơn doanh thu nhiều lần có khả năng làm doanh nghiệp phá sản trong chốc lát Tại các đơn vị nhà nước mà tồn tại hình thức này, sau một thời gian, có kiểm tra thì rủi ro mà những người quản lý phải gánh chịu rất lớn

Hình thức thứ ba là bỏ ngoài sổ cả doanh thu và chi phí (tạm gọi là hỗn hợp) với hình thức này trên thực tế rất đa dạng mà một điển hình của nó được thể hiện là hai hệ thống sổ kế toán Mọi thứ (doanh thu, chi phí) đều có thể bỏ ngoài sổ không tuân theo một trật tự, quy trình nào hết

Trang 31

2.1.6 Hợp pháp hóa chứng từ kế toán Hợp pháp hóa chứng từ kế toán là hành động lập khống, lập giả chứng từ kế

toán để hợp pháp một nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh trong trường hợp nghiệp vụ đó có thực nhưng không hợp pháp Hoặc một nghiệp vụ kinh tế chưa phát sinh trong trường hợp với nghiệp vụ kinh tế không có thực Thực chất đây là hành động để ngoài sổ kế toán gồm hai bước: Bước 01, tạo lập nghiệp vụ kinh tế khống Bước 02 lập chứng từ giả trường hợp nghiệp vụ kinh tế không thuộc phạm vi hạch toán của doanh nghiệp, chứng từ khống, nghiệp vụ kinh tế khống và ghi sổ ứng với nghiệp vụ kinh tế nêu trên

Các trường hợp thường xảy ra việc: hợp pháp hóa chứng từ kế toán:

Trường hợp 1: Nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, không có chứng từ hợp pháp Kế toán lập giả chứng từ hợp pháp cho nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh với một số, hoặc toàn bộ chi tiết không đúng thực tế lúc phát sinh như: thời điểm phát sinh; các chủ thể tham gia nghiệp vụ kinh tế; nội dung nghiệp vụ kinh tế

Trường hợp 2: Nghiệp vụ kinh tế không thuộc đối tượng hạch toán của đơn vị kế toán Theo ý muốn của chủ doanh nghiệp muốn nghiệp vụ kinh tế này được hạch toán vào đơn vị kế toán Kế toán lập chứng từ giả hợp pháp để chứng minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh hợp pháp và ghi sổ kế toán Mục đích, tạo cơ sở pháp lý để hạch toán vào sổ kế toán của đơn vị kế toán nhằm tăng tài sản hoặc nguồn vốn

Trường hợp 3: Nghiệp vụ kinh tế chưa phát sinh Để thỏa mãn ý đồ của chủ doanh nghiệp, kế toán lập khống bộ chứng từ và ghi sổ

Xuyên tạc nội dung kinh tế của chứng từ Chứng từ vẫn đúng, nhưng khi hạch

toán lên sổ sách kế toán thì cố ý giải thích và ghi chép với nội dung khác với nội dung ban đầu của chứng từ với mục đích riêng biệt Kết quả đạt tới báo cáo tài chính sai lệch về thông tin nhằm có lợi cho Đơn vị kế toán

Đây là hình thức biến dạng của hình thức để ngoài sổ kế toán Như chứng từ về tài sản với nội dung là tài sản thuê tài chính Đơn vị kế toán cố ý hạch toán là

Trang 32

thuê hoạt động để trốn thuế Hoặc cố ý hạch toán là tài sản của công ty, tăng khả năng thế chấp trên bảng báo cáo tài chính để vay vốn ngân hàng Một trường hợp khác về xuyên tạc nội dung kinh tế của chứng từ: Bản gốc là góp vốn bổ sung của chủ sở hữu có giá trị thặng dư Kế toán hạch toán là đi vay chủ sở hữu và phần thặng dư vốn góp đưa vào chi phí tài chính đầu tư là hình thức tương tự như hình thức bỏ ngoài doanh thu

Phương pháp GT (Grounded Theory) được áp dụng là phương pháp xây dựng lý thuyết dựa vào quá trình thu thập và phân tích dữ liệu một cách có hệ thống Quá trình thu thập, phân tích, xây dựng lý thuyết quan hệ chặt chẽ với nhau và với nhà nghiên cứu Nhà nghiên cứu không dự kiến trước được một lý thuyết mà bắt đầu với một chủ đề nghiên cứu và lý thuyết (đang xây dựng) hình thành từ dữ liệu (Nguyễn Đình Thọ 2011)

Phương pháp GT áp dụng trong đề tài có các đặc điểm cần lưu ý: Khái niệm nghiên cứu (nguyên nguyên nhân để ngoài sổ kế toán) là đơn vị phân tích cơ bản, mọi khái niệm được xây dựng cần liên kết với khái niệm chính Phân tích thông qua quá trình so sánh liên tục và chặt chẽ Quá trình chọn mẫu, quan sát, phân tích được gắn với lý thuyết Ghi chú dữ liệu không phải là đơn thuần ghi lại các ý tưởng mà bao gồm cả việc xây dựng và điểu chỉnh lý thuyết đang xây dựng Đặc biệt thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu là hai quá trình liên hệ mật thiết với nhau (Nguyễn Đình Thọ 2011) Cụ thể về quá trình thu thập và phân tích dữ liệu được miêu tả qua hình 2.1 – Thu thập và phân tích dữ liệu để tìm ra nguyên nhân

Trang 33

Nguồn: Nguyễn Đình Thọ (2011, 130) Qua phương pháp GT, đề tài chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất, tức chọn mẫu theo mục đích xây dựng lý thuyết – gọi là chon mẫu lý thuyết Các phần tử mẫu được chọn cần thiết thỏa mãn một số đặc tính của đám đông nghiên cứu Cụ thể, mẫu được chọn đã được mô tả trong mục đối tượng nghiên cứu, phần giới thiệu nêu trên (Nguyễn Đình Thọ 2011) Kỹ thuật chọn mẫu lý thuyết được minh họa trong hình sau

Đối tượng nghiên cứu (người được

phỏng vấn)

Tác giả (người phỏng vấn) DỮ LIỆU

Phân tích

Thu Thập Hình 2.1: Thu thập và phân tích dữ liệu để tìm ra nguyên nhân

Trang 34

Nguồn: Nguyễn Đình Thọ (2011, 121) Quy trình chọn mẫu lý thuyết được tiến hành như sau: Tác giả chọn đối tượng nghiên cứu thứ 01 (F1), thảo luận với họ để thu thập các nguyên nhân để ngoài sổ kế toán Tác giả phân tích thông tin và hình thành những định nghĩa cần thiết Tiếp theo, chọn phần tử F2 để thu thập dữ liệu từ họ và phát hiện F2 cho một số thông tin có ý nghĩa cho nghiên cứu nhưng khác với F1 Tác giả, so sánh với F1, củng cố những định nghĩa đã có; phân tích tiếp những thông tin mới của F2 và hình thành những định nghĩa mới Tác giả tiếp tục với F3 Tương tự như F2, tác giả phát hiện thêm một số thông tin có ý nghĩa cho nghiên cứu khác với F1 và F2 (Dĩ nhiên có những thông tin trùng với F1 và F2) Quá trình chọn thêm phần tử nghiên cứu tiếp tục tới Fn-2 Đến khi tác giả phát hiện những điểm khác biệt giữa Fn-2 với các phần tử đã điều tra ít và không có ý nghĩa nhiều Tiếp tục đến Fn-1 thì hầu như không có gì thêm Fn-1 gọi là điểm bão hòa, hay điểm tới hạn, nghĩa là đến đây, không còn thông tin gì mới nữa để tiếp tục cho các phần tử tiếp theo Tuy nhiên, để chắc chắn

Điểm bão hòa

F1 F2

Trang 35

điểm bão hòa, tác giả chọn thêm Fn Nếu không phát hiện thêm thông tin gì mới có ý nghĩa thì sẽ dừng lại tại Fn và kích thước mẫu sẽ là n (Nguyễn Đình Thọ 2011)

Với cách chọn mẫu như trên, kích thước mẫu không dược dự đoán chính xác trước mà phụ thuộc và quá trình nghiên cứu Tuy vậy, kích thước mẫu được chọn dự kiến được thể hiện như mục đối tượng nghiên cứu đã nêu Trong đó, Giai đoạn từ F1 đến Fn-3 là dành cho hai đối tượng chính là doanh nghiệp và thuế vụ Fn-2 và Fn-1 thuộc về cán bộ tín dụng và kiểm toán viên hoặc chuyên gia tư vấn giải pháp doanh nghiệp

“Trong nghiên cứu định tính, điều kiện cần cho một nghiên cứu đạt chất lượng cao là nhà nghiên cứu vừa là người trực tiếp thu thập và phân tích dữ liệu Lý do là dữ liệu định tính phụ thuộc vào từng ngữ cảnh cụ thể và không phải luôn luôn được diễn tả bằng lời Hàng loạt cử chỉ, nét mặt của đối tượng nghiên cứu, … trong quá trình thảo luận, nhà nghiên cứu phải theo dõi và phát biểu và mô tả lại được những ý nghĩa về phát biểu của đối tượng nghiên cứu” (Nguyễn Đình Thọ 2011, 132) Việc mô tả các nguyên nhân, hiện tượng được tiến hành từ khi bắt đầu đề tài cho tới khi phát hiện được khái niệm (thuộc tính của hiện tượng) Quá trình tương tác khi mô tả mỗi phần tử nghiên cứu (sau mỗi cuộc phỏng vấn) được thể hiện qua hình 2.3

Nguồn: Nguyễn Đình Thọ (2011, 131)

Phân tích khái niệm

Mô tả

Phân loại Kết nối

Hình 2.3: Quá trình tương tác trong phân tích

Trang 36

2.3 Kỹ thuật thu thập dữ liệu, phỏng vấn viên

Như đã nêu ở phần giới thiệu, đối tượng nghiên cứu và vấn đế nghiên cứu thuộc diện nhạy cảm Hơn nữa, để tránh sai số ngữ cảnh, kỹ thuật phỏng vấn thân mật, phỏng vấn sâu phi cấu trúc, kết hợp phỏng vấn nhóm không chính thức, kết hợp với kỹ thuật quan sát tổng thể, phân tích, mô tả là kỹ thuật được sử dụng chủ yếu trong đề tài này

Để thu thập dữ liệu có ý nghĩa, mở đầu và trong suốt cuộc phỏng vấn việc giải thích, giới thiệu các khái niệm có trước là rất quan trọng Mục đích trước hết để cuộc phỏng vấn không đi lệch đề tài, tiếp đến là để đánh giá mức độ tin cậy của các khái niệm thông qua mức đồng thuận hay phủ nhận ý nghĩa của khái niệm được nêu trước đó Ngoài ra, việc thực hiện câu hỏi mở, mang tích chất gợi ý dẫn hướng cho việc thảo luận, phân tích, quan sát và chúng luôn gắn liền với các câu hỏi đào sâu tiếp theo Đặc biệt cuộc phỏng vấn luôn bắt đầu bằng những câu hỏi tổng quát và dần dần đi hẹp và sâu vào vấn đề cần khám phá (Nguyễn Đình Thọ 2011)

Hình 2.4: Mức tổng quát của câu hỏi theo tiến độ phỏng vấn

Trang 37

2.4 Tóm lược chương II

Chương II đề cập đến những lý thuyết cơ bản được sử dụng cho đề tài Các lý thuyết này chủ yếu được trích từ lý thuyết có trước Một số lý thuyết như khái niệm, định nghĩa được hình thành trong quá trình thực hiện đề tài Tóm lược các nội dung chính như sau:

toán, đơn vị kế toán… Để ngoài sổ kế toán khái niệm và các hình thức biểu hiện Hợp pháp hóa chứng từ, xuyên tạc nội dung chứng từ và ghi vào sổ kế toán cũng là hình thức biến thể của để ngoài sổ kế toán

trong đề tài Cũng như mô tả về quy trình nghiên cứu và quy trình thu thập dữ liệu theo phương pháp GT

mật, phỏng vấn sâu phi cấu trúc, thảo luận nhóm không chính thức kết hợp với quan sát Cùng với đó giới thiệu về phỏng vấn viên thực hiện đề tài cũng như kỹ thuật phỏng vấn, mức độ tổng quát của câu hỏi

Trang 38

3 CHƯƠNG III - MÔ TẢ CÁC NGUYÊN NHÂN ĐỂ NGOÀI SỔ KẾ TOÁN

“Dữ liệu thu thập được hàm chứa các khái niệm nghiên cứu Quá trình mô tả hiện tượng chúng ta sẽ nhận được các khái niệm chứa trong dữ liệu” (Nguyễn Đình Thọ 2011, 132) Như vậy, việc mô tả các dữ liệu trong suốt quá trình nghiên cứu là công việc quan trọng

3.1 Tổng hợp về quy trình nghiên đã thực hiện Phương pháp phỏng vấn: Đây là đề tài nhạy cảm, các đối tượng được phỏng

vấn cũng thuộc nhóm nhạy cảm Việc sử dụng người phỏng vấn, kỹ thuật phỏng vấn không phù hợp dễ dẫn đến thái độ phòng thủ và cung cấp những thông tin sai lệch, không như họ biết nhằm tránh rắc rối cá nhân Phương pháp phỏng vấn sử dụng là phỏng vấn không cấu trúc với hình thức thân mật kết hợp với phỏng vấn nhóm không cấu trúc Mục đích là để những người trao đổi bộc bạch được suy nghĩ thực Câu hỏi dùng để phòng vấn phải là câu hỏi mở, không soạn trước, uyển chuyển thay đổi theo những tình huống thực tế của buổi phỏng vấn Tuy nhiên, các khái niệm, định nghĩa thì cần soạn trước, căn cứ vào buổi trao đổi trước để có thể xác nhận, trao đổi bổ sung, hoặc tranh luận để cùng thống nhất cách hiểu về các định nghĩa (cần thiết phải hiểu trong câu hỏi) Để người được phỏng vấn không có cảm giác bị hỏi, ngoài điều kiện bắt buộc người phỏng vấn là không được dùng câu hỏi cứng nhắc (soạn trước), không được ghi chép trong khi trao đổi Mục đích cuối cùng là xác nhận được các nguyên nhân để ngoài sổ kế toán trong cùng một cách hiểu (Nguyễn Đình Thọ 2011)

Đối tượng được phỏng vấn chính là kế toán, chủ doanh nghiệp, cán bộ thuế,

cán bộ tín dụng ngân hàng, kiểm toán viên (hoặc trợ lý kiểm toán), chuyên gia tư vấn Cũng có thể phỏng vấn nhóm từng đối tượng đã nêu Những người này một là người quen với người phỏng vấn hoặc là buổi gặp mặt thân mật thông qua một người quen biết làm trung gian

Phỏng vấn viên chính là người thực hiện đề tài này Vì đề tài thuộc vấn đề

nhạy cảm, việc phỏng vấn như đã nêu trên rất đặc thù Điều cốt yếu quyết định sự

Trang 39

thành bại của loại phỏng vấn không cấu trúc trong đề tài này là khả năng đặt câu hỏi khơi gợi một cách có hiệu quả, tức là khả năng kích thích người trả lời cung cấp thêm thông tin Điều này đòi hỏi người phỏng vấn phải nắm rõ thực địa, đối tượng nghiên cứu và phải biết nhiều về kế toán, sổ sách kế toán, việc để ngoài sổ kế toán và quản lý Hơn nữa, người thực hiện đề tài là người nắm rõ nhất chủ đề nghiên cứu của đề tài nên không sợ việc phỏng vấn đi sai nội dung nghiên cứu Mặt khác mỗi cuộc phỏng vấn là một cuộc trò chuyện không lặp lại vì vậy rất khó hệ thống hoá các thông tin và phân tích số liệu Để thực hiện điều này tốt nhất phỏng vấn viên chính là người thực hiện đề tài (vnsocialwork 2009) Hơn nữa tác giả cũng chính là người trực tiếp thu thập và phân tích dữ liệu là điều kiện cần để có một kết quả nghiên cứu đạt chất lượng cao (Nguyễn Đình Thọ 2011)

Địa điểm phỏng vấn đa dạng, phong phú tạo ra không gian thân mật cởi mở

Đề tài chọn địa điểm phỏng vấn là những quán cà phê, tiệm ăn, nhà hàng, đường đi dạo, … hạn chế phỏng vấn tại cơ quan (Nguyễn Đình Thọ 2011)

Quy trình thu thập dữ liệu như đã mô tả tại Hình 2.2: Chọn mẫu lý thuyết,

chương I, sẽ có n bước tương tứng với Fn phần tử Tại mỗi phần tử (đối tượng được phỏng vấn) có 03 bước: thu thập, mô tả, phân tích dữ liệu được lặp lại một lần Ta có thể nói vòng lặp n lần có liên kết với nhau Mỗi phần tử đã được phỏng vấn sẽ không lặp lại Hai đối tượng cùng một công ty giữ hai chức vụ khác nhau (ví dụ giám đốc, kế toán) thì được xem là hai phần tử độc lập Số lượng biến cụ thể sẽ được nêu rõ trong phần mô tả các đối tượng nghiên cứu

Việc mô tả quy trình nghiên cứu cần thiết phải mô tả từng phần tử Tuy nhiên việc mô tả từng phần tử sẽ rất dài, để dễ hiểu tác giả tóm lược mô tả quy trình nghiên cứu cho một nhóm Với 03 nhóm đối tượng được nghiên cứu - doanh nghiệp, cơ quan thuế, nhóm khác - được chia thành 04 nhóm theo chuyên môn: Kế toán, chủ doanh nghiệp, cán bộ thanh tra thuế, nhóm khác (tín dụng ngân hàng, kiểm toán viên) Cần lưu ý, việc xác định dữ liệu không nhất thiết phải tuần tự từng

Trang 40

nhóm mà là tiến hành theo quy trình tìm dữ liệu nêu trên các phần tử thuộc nhóm nào không do sắp xếp trước mà tiến hành chọn mẫu, nghiên cứu cách thuận tiện

3.1.1 Phỏng vấn chuyên gia kế toán

Chuyên gia kế toán là những người tinh thông về nghiệp vụ công tác kế toán Để có thể tinh thông nghiệp vụ kế toán thì người làm công tác kế toán phải có kinh nghiệm tối thiểu 01năm ứng với vị trí kế toán tổng hợp trở lên Tuy nhiên, căn cứ này không hoàn toàn chính xác vì còn tùy thuộc vào năng lực của từng người kế toán

Chuyên gia kế toán là người trực tiếp tác động tới sổ kế toán, họ cũng là đối tượng có nhiều hiểu biết nhất về việc để ngoài sổ kế toán Do đó, đây là đối tượng được ưu tiên đầu tiên Các cuộc trao đổi, tranh luận với từng chuyên gia kế toán (hoặc nhóm chuyên gia kế toán) bằng những câu hỏi xoay quanh vấn đề: Nguyên nhân nào mà doanh nghiệp để ngoài sổ kế toán thuế Các chuyên gia được chọn là những người quen biết

Trong ba vòng đầu (từ F1 đến F3), chuyên gia kế toán tối thiểu 10 năm làm kế toán tức phải tương đương hoặc nhiều năm kinh nghiệm so với người thực hiện đề tài, mục tiêu là để tìm ra những nguyên nhân mới hơn là người thực hiện đề tài đã biết Hơn nữa, những chuyên gia này đã trải qua nhiều cuộc kiểm tra của các cơ quan nhà nước và suốt quá trình công tác họ đã trải qua nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau Trong những vòng sau, chuyên gia kế toán có tối thiểu một năm kinh nghiệm Số lượng các chuyên gia tham gia mỗi vòng nghiên cứu mỗi tự do Tổng số lượng các chuyên gia là 40 người, 02 nhóm Cụ thể theo bảng sau:

Ngày đăng: 25/09/2024, 00:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN