1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

109 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định
Tác giả Phạm Việt Linh
Người hướng dẫn PTS. Trần Đình Khôi Nguyễn
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2014
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 16,75 MB

Nội dung

Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định có cấu trúc gồm 3 phần trình bày cơ sở lý luận về công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp có thu; thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện Đa Khoa Bình Định; hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Đa Khoa Bình Định.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHẠM VIỆT LINH

HỒN THIỆN CƠNG TÁC KÉ TOÁN

TAI BENH VIEN DA KHOA

TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHẠM VIỆT LINH

HOÀN THIỆN CƠNG TÁC KÉ TỐN

TẠI BỆNH VIỆN DA KHOA

TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành : Kế toán

Mã số : 60.34.30

LUAN VAN THAC SI QUAN TRI KINH DOANH Người hướng dẫn khoa hge: Pt S TRAN DINH KHOI NGUYEN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bổ trong bắt kỳ công trình nào khác

Trang 4

MỤC LỤC

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4, Phuong pháp nghiên cứu §

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1: CO SO LY LUAN VE CONG TÁC KẾ TOÁN TRONG

ĐƠN VỊ SỰ NGHIEP CO THU cục của luận văn

1.1 TONG QUAN VE BON VI SU NGHIEP CO THU 6

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm đơn vị sự nghiệp có thu 6 1.1.2 Phân loại, phân cấp quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu .7

1.1.3 Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu 8

1.1.4 Lap, chấp hành, quyết toán tài chính 12 12 NỘI DƯNG CÔNG TÁC KỀ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ

THU 7

1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 7

1.2.2 Tổ chức lập chứng từ, tài khoản, ghi số và lập các báo cáo kế

toán 23

1.2.3 Trang bị các phương tiện, thiết bị tính toán 28

1.2.4 Tô chức kiểm tra kế toán 29

KET LUAN CHUONG 1 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TAC KE TOAN TALBENH VIEN

ĐA KHOA BÌNH ĐỊNH

Trang 5

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 32

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý 3

2.1.3 Tô chức bộ máy kế toán 36

2.2 ĐẶC ĐIÊM CƠ CHÊ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA

BÌNH ĐỊNH 4l

2.2.1 Đặc điểm về nguồn thu “

2.2.2 Đặc điểm về quản lý chỉ ° 46

2.2.3 Công tác quản lý tài sản 49

2.2.4 Cong tác lập, chấp hành, quyết toán tài chính hàng năm sĩ

2.3 TÔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÌNH

ĐỊNH 55

2.3.1 Tổ chức công tác kế toán theo quy trình xử lý thông tin 5s

2.3.2 Trang bị các phương tiện, thiết bị tính tốn 67

2.3.3 Cơng tác kiểm tra tài chính, kế toán 7

2.4 ĐÁNH GIA CONG TAC KE TOAN BỆNH VIỆN 72

2.4.1 Đánh giá những mặt tích cực đã đạt được T2

2.4.2 Những mặt tồn tại và vướng mắc 14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 16

CHUONG 3: HOAN THIEN CONG TAC KE TOAN TAI BENH VIEN

ĐA KHOA BÌNH ĐỊNH Xeeeeese.T7

3.1 TINH CAN THIET, CAP THIẾT PHẢI HOÀN THIEN CONG TAC KE,

TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ° 71

3.1.1 Mục tiêu 7

3.1.2 Định hướng hoàn thiện 78

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠNG TÁC KÊ TỐN TẠI

BỆNH VIỆN 78

Trang 6

3.2.2 Hoàn thiện cơng tác kế tốn 81 3.2.3 Hoan thiện công tác trang bị thiết bị kế toán 90

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 92

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIÁO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

PHỤ LỤC

Trang 8

ANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu 'Tên bảng Trang

1.1 | Danh mục báo cáo tải chính ?

2.1 | Ngudn thu qua cde năm 2011, 2012, 2013 45

2 _ | Tình hình thực hiện Hạ, chấp hành dự toán qua các | năm 2011, 2012, 2013

3.1 | Kế hoạch phân bổ giá trị HMTSCĐ 85

Trang 9

ĐANH MỤC CÁC SƠ ĐÔ

Số hiệu 'Tên Sơ đồ Trang

1.1 |Mô hình phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ |_ 13

12 Mô hình phương pháp lập dự toán cấp zero 14 13 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung 2

1.4 | M6 hinh té chite bd may kế toán phân tán 2

15 [MÔ hình t chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa|

phân tán

2.1 |Tổ chức bộ máy quản lý Bệnh viện M

2.2 | Tổ chức bộ máy kế toán Bệnh viện 3?

2.3 | Quy trình xử lý chênh lệch thu chỉ 38

24 — | Quy trinh ludn chuyển chứng từ ở Bệnh viện 56

2.5 | Sơ đồ luân chuyển chứng từ thu viện phí ngoại trú s8

2.6 | Sơ đồ luân chuyển chứng từ thu viện phí nội trú 39

2.7 | Quy trình kiểm tra kế toán T7

Trang 10

1 Tính cấp thiết của đề tài

Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, của cải xã hội của quốc gia thì

việc áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào trong công tác quản lý, điều hành ở các tổ chức, cơ quan, đơn vị Nhà nước nói chung, cũng như các

đơn vị sự nghiệp công lập có thu nói riêng là yếu tố then chốt Yêu cầu trong

công tác quản lý tài chính công ngày cảng đồi hỏi nâng cao tinh minh bach,

hạn chế lãng phí trong việc sử dụng tài sản, của cải xã hội nhằm cung cấp các dịch vụ tốt nhất và đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển, hội

nhập quốc tế của nước ta

Quản lý nguồn nhân lực và tài chính trong một đơn vị sự nghiệp có thu đạt hiệu quả cao là một trong những điều kiện tiên quyết góp phần vào sự

thành công trong công tác quản lý của Nhà nước Để đạt được

có một bộ máy quản lý kế toán hoạt động hiệu quả cao và tổ chức thực hiện tốt công tác kế toán sẽ giúp cho đơn vị có được bộ máy gọn nhẹ, hoạt động có

hiệu quả, tăng hiệu suất quản lý của đơn vị

Mặt khác, hiện nay trong tình hình lạm phát tăng cao, suy thoái kinh tế, mức thu viện phí tăng cao, chất lượng cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh tăng

không tương xứng với mức thu viện phí, các bệnh viện buộc phải có những gỉ

pháp tổng thể nhằm giảm thiểu những hạn chế, thiếu sót, lãng phí trong việc sử

dụng nguồn nhân lực, tà

Cùng với những vấn đề nêu trên, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

ính để nâng cao chất lượng dịch vụ cảng cao

(gọi tắt là Bệnh viện) trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư phát

triển của Đảng, Nhà nước cùng với sự nỗ lực, phấn đấu của tập thể cán bộ,

viên chức trong công tác quản lý, khám chữa bệnh cho người dân, Bệnh viện

Trang 11

thông tin vào công tác quản lý như triển khai, sử dụng phần mém quan ly

'bệnh viện, phần mềm kế toán, Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được,

Bệnh viện còn có những hạn chế như: bố trí nhân sự giữa các bộ phân khoa,

phòng trong bệnh viện để theo dõi, đối chiếu thông tin quản lý, nhất là thông

tin kế toán chưa phù hợp, thiếu sự đồng bộ Việc chuẩn hóa và kết nối thông tin quản lý giữa các phần mềm quản lý với phần mềm kế toán chưa được thực hiện Điều này, dẫn đến hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực giảm Cụ thể

như thông tin quản lý Bệnh viện, thông tỉn kế toán chưa đồng nhất, gắn kết và kịp thời nên công tác quản lý e nguồn kinh phí, ải sản chưa đáp ứng được yêu cầu minh bạch rõ ràng; quản lý thông tin còn chồng chéo dẫn đến việc sử

dụng các nguồn kinh phí, tài sản đạt hiệu quả chưa cao làm ảnh hưởng đến chất lượng các hoạt động cung cấp dịch vụ y tế của Bệnh viện cho xã hội

Để nâng cao chất lượng cơng tác kế tốn, nhu cầu nghiên cứu, hoàn

'thiện công tác kế toán là một trong những nội dung cần thiết để nâng cao hiệu

‘qua sir dung nguồn nhân lực, kinh phí của Bệnh viện Do vậy, việc chọn đề tài “Hoàn thiện cơng tác kế tốn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định” có ý

nghĩa lớn và cần thiết

2 Mục tiêu nghiên cứu

n :ông tác kế toán trong các đơn

ông qua tổng hợp lý luận về tổ chứ vị sự nghiệp có thu, luận văn tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tại Bệnh

viện Đa khoa tỉnh Bình Định, qua đó hoàn thiện cơng tác kế tốn trong điều

kiện nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: công tác kế toán hoạt động thường xuyên tại

Bệnh viện Da khoa tỉnh Bình Định

Pham vi nghiên cứu: Luận văn không nghiên cứu công tác kế toán

trong đầu tư xây dựng cơ bản vì phần hành kế toán này được theo dõi, hạch

Trang 12

.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để giải quyết các

mục tiêu đặt ra Cụ thể hơn, trên cơ sở các tài liệu, văn bản về chế độ tai

chính, kế toán được qui định cho bệnh viện; luận văn đã xem xét, đối chiếu giữa thực tiễn cơng tác kế tốn vơi các cơ sở qui định của nhà nước để nhận

dign những bắt cập trong cơng tác kế tốn tại Bệnh viện Ngoài ra, các phỏng

vấn sâu đối với giám đốc, kế toán trưởng và nhân viên kế toán chính ở các

phần hành đã bổ sung những đánh giá của tác giả 5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận Luận văn có kết cấu 3 chương:

Chương 1-Cở sở lý luận về cơng tác kế tốn trong đơn vị sự nghiệp có thu

Chương 2- Thực trạng cơng tác kế tốn tại Bệnh viện Đa khoa Bình Định Chương 3- Hồn thiện cơng tác kế tốn tại Bệnh viện Đa khoa Bình Định

nghiên cứu

Ở nước ta, công tác kế toán của đơn vị phải thực hiện căn cứ theo 6 Tổng quan tai

những quy định tổ chức kế toán Nhà nước, trong chế độ thể lệ do Nhà nước ban hành và phù hợp với các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính của

Nhà nước trong từng thời kỳ; theo những qui định chung, đó là những qui

định về nội dung công tác kế toán, qui định về tổ chức chỉ đạo công tác kế toán Các qui định này được ban hành thống nhất trong toàn bộ nên kinh tế quốc dân, do đó các đơn vị theo từng lĩnh vực ngành, nghề mà tổ chức công

tác kế toán một cách phủ hợp với những qui định chung của Nhà Nước "Xuất phát từ những nguyên tắc nêu trên, luận văn được nghiên cứu trên

sóc độ các tài liệu chia làm hai phần:

~ Phần văn bản quy định của Nhà nước:

Trang 13

hướng dẫn thỉ hành các luật nêu trên, các chuẩn mực kế toán như Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan Các văn

bản nghiên cứu liên quan nhiều nhất đến luận văn như:

Nghi định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định

chi tiết và hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước;

Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,

biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ Y ban hành Quy chế bệnh viện;

Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính ban

hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và Thông tư số 185/2010/TT-BTC

ngày 15/11/2010 hướng dẫn sửa đổi chế độ kế toán hành chính sự nghiệp kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành

~ Phần tài liệu nghiên cứu của các tác giả:

Năm 2006, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 19/2006QĐ-BTC quy định chế độ kế toán hành chính sự nghiệp áp dụng chung cho các đơn vị

sự nghiệp có thu không phân biệt lĩnh vực, đặc thủ riêng có của từng ngành

khác nhau Tuy nhiên, trên thực tế ngành nghề khác nhau thì việc ứng

cdụng sẽ có những nét đặc thủ riêng

Trên nên tảng lý thuyết đã được xây dựng, trong những năm gan day

cũng đã có một số đẻ tài viết về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự

nghiệp Điển hình cho hướng nghiên cứu này là Luận văn của Nguyễn Thị

Thùy Anh, năm 2011, về hồn thiện cơng tác kế toán trong điều kiện ứng

dung ERP tại bệnh viện C Đà Nẵng Tác giả dựa trên cơ sở nghiên cứu các lý

Trang 14

nhật, xử lý và phản ảnh kịp thời trên hệ thống thơng tin kể tốn trực tuyến

cùng với ứng dụng công nghệ mạng, giúp rút gọn được thời gian lập báo cáo kế toán, nâng cao độ chính xác, kịp thời, giảm bớt các thao tác xử lý nghiệp vụ thủ công, tránh sai sót Qua đó ứng dụng vào tình hình thực tế tại bệnh

viện C Đà Nẵng nhằm giúp lãnh đạo bệnh viện có thể quản lý tốt toàn bộ hoạt

động bệnh viện, sử dụng tốt các nguồn lực và hồn thiện cơng tác kế toán tại bệnh viện;

Luận án của Lê Thị Thanh Hương về Hoàn thiện tổ chức công tác kế

toán trong các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế (năm 2012) Luận án đã phân tích đặc điểm tổ chức đơn vị sự nghiệp có thu công lập (có so sánh với đơn vị sự nghiệp có thu ngồi cơng lập, so sánh hoạt đông dịch vụ trong đơn vị sự

nghiệp có thu công lập và trong doanh nghiệp) chỉ phối đến cơ chế quản lý tài \y Từ đó có thể

chính và tổ chức cơng tác kế tốn trong loại hình đơn vị

khảo sát, đánh giá và đưa ra những ý kiến đề xuất hoàn thiện phù hợp với đặc

điểm hoạt động trong các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế

'Những nghiên cứu trên rất có ích trong cơng tác kể tốn, tuy nhiên chỉ

đi vào nghiên cứu một số khía cạnh cụ thể như ứng dụng tin học vào công tác ‘quan I, phan tích đặc điểm của đơn vị để đưa ra giải pháp hoàn thiện tổ chức

công tác kế toán chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu các nội dung chỉ tiết công tác kế tốn từ khâu tơ chức bộ máy, lập chứng từ, ghi số, hệ thống tài khoản theo dõi và báo cáo tài chính, báo cáo quản trị nhằm tiến tới thơng tin kế tốn

được phản ánh trực tuyến các hoạt động kinh tế phát sinh trong việc cung cấp

dich vụ của Bệnh viện Do đó đề tài “Hoàn thiện cơng tác kế tốn rại Bộnh

viện Đa khoa tỉnh Bình Định ” góp phần giải quyết những vấn đề còn hạn chế trong các khâu của cơng tác kế tốn Chính vì thế ĐÈ tài nghiên cứu mang tính cấp thiết và có ý nghĩa áp dụng cho công tác kế toán tại các bệnh viện nói

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VẺ CƠNG TÁC KÉ TỐN

TRONG DON VJ SY NGHIEP CO THU

TONG QUAN VE DON VI SU’ NGHIEP CO THU 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm đơn vị sự nghiệp có thu & Khái niệm

Đơn vị sự nghiệp có thu là đơn vị được Nhà nước thành lập để cung cấp các dịch vụ công, hoạt động trong các lĩnh vực y tế, giáo dục - đảo tạo, văn hóa, thể thao và có nguồn thu trực tiếp từ các đổi tượng sử dụng dịch vụ

công đó Do hoạt động mang tính chất phục vụ để thực hiện các chức năng

của Nhà nước là chính nên nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị này chủ yếu

là do ngân sách nhả nước cấp Ngoài ra gắn với hoạt động, các chức năng hoạt động, các don vị này được nhà nước cho phép khai thác các nguồn thu để

trang trải một phần chỉ phí hoạt động thường xuyên của đơn vị [3] b Đặc điễm

Các đơn vị sự nghiệp có thu có các đặc điểm cơ bản sau:

- Hoạt động trong khuôn khổ pháp luật qui định về ngành nghề, lĩnh

vực chuyên môn và chịu sự điều tiết của cơ quan quản lý cắp trên

~ Sử dụng tài sản công như là một yêu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm, dịch vụ công cung ứng cho các đối tượng sử dụng

~ Hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận Sự tồn tại của các đơn vị

sự nghiệp có thu thể hiện vai trò của nhà nước trong việc đuy trì

trình phát triển kinh tế - xã hội Với các sản phẩm, dịch vụ

văn hóa các đơn vị sự nghiệp có thu mang lại các lợi ích chung và lâu đài

Trang 16

1.1.2 Phân loại, phân cấp quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu & Phân loại

~ Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chỉ phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chỉ phí hoạt động) Mức tự bảo đảm chỉ hoạt động thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 100 %, NSNN

không cấp kinh phí chỉ thường xuyên;

~ Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phẩn chỉ phí hoạt

động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn

vi su nghiệp tự bảo đảm một phần chỉ phí hoạt động) Mức tự bảo đảm chỉ

hoạt động thường xuyên từ trên 10% đến dưới 100%, NSNN cấp thêm một phần kinh phí chỉ thường xuyên;

~ Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinh

phí hoạt đông thường xuyên do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chỉ phí hoạt động) Mức tự đảm bảo chỉ hoạt động thường xuyên nhỏ hơn 10%

Việc phân loại đơn vị sự nghiệp nêu trên, được ổn định trong thời gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp

"Trong thời gian én định phân loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp có thay

đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thì được cơ quan nhả nước có thẩm quyền xem xét điều chỉnh phân loại lại cho phù hợp [4]

b Phân cắp quản lý tài chính

Các đơn vị sự nghiệp có thu trong cùng một ngành được phân thành các

cắp như sau:

+ Đơn vị dự toán cấp I: là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng,

năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao Đơn vị dự toán cấp

Trang 17

đơn vị dự toán cấp I giao dy toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp III (trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp 1);

+ Đơn vị dự toán cấp III: là đơn vị trực tiêp sử dụng ngân sách (Đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước), được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự

toán ngân sách;

+ Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III: được nhận kinh phí để

thực hiện phần công việc cụ thể, khi chỉ tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán theo quy định [7]

Như vậy, đối với các đơn vị dự toán nhận quyết định giao dự toán của

Thủ tướng Chính phủ và UBND các cấp không có đơn vị trực thuôc cấp dưới

thi don vi dé la don vi vita là cấp I cũng vừa là cắp III

1.1.3 Quan lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu

a Nguén kinh phí hoạt động

Xuất phát từ đặc điểm do Nhà nước thành lập để cung cấp các dịch vụ

công, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà mang tính chất phục vụ để thực hiện các chức năng quản lý của Nhà nước là chính nên nguồn kinh phí hoạt động

của đơn vị sự nghiệp (hay gọi là nguồn thu) được hình thành từ các nguồn: ~ Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp;

~ Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp:

+ Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy

định của nha nước;

+ Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị

~ Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân

hàng từ các hoạt động dịch vụ;

Trang 18

+ Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động của cán bộ,

viên chức trong đơn vị;

+ Nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân

trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật 5 Nội dung chỉ

Tương ứng với các nguồn thu nêu trên thì việc sử dụng để chỉ thực hiện

các nhiệm vụ được giao bit buộc theo đúng quy định của Nhà nước Các khoản chỉ của các đơn vị sự nghiệp có thu được hệ thống theo phân loại ngân sách nhà nước và theo các tính chất như: ~ Chỉ thường xuyên

+ Chỉ hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thấm quyền giao, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn theo quy

định hiện hành; địch vụ công công; văn phòng phẩm; các khoản chỉ nghiệp

vụ; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ

quy định

“+ Chỉ hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí,

ồm: Tiền lương; tién công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp

bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành

cho số lao động trực tiếp phục vụ công tác thu phí và lệ phí; các khoản chỉ

nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản

chỉ khác theo chế độ quy định phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí

+ Chỉ cho các hoạt đông dịch vụ; gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,

kinh phí cơng dồn theo quy định hiện hành: nguyên, nhiên, vật liệu, lao vụ

mua ngoài; khấu hao tài sản cố định; sửa chữa tài sản cố định; chỉ trả lãi tiền

vay, lãi tiền huy động theo hình thức vay của cán bộ, viên chức; chỉ các khoản

Trang 19

- Chỉ không thường xuyên:

+ Chi thu hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ,

đảo tạo bồi dưỡng cán bộ,

+ Chi thu hiện chương

+ Chỉ thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia;

+ Chỉ thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng như điều tra, quy hoạch,

khảo sát, nhiệm vụ khác theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định;

+ Chỉ vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo

quy định;

+ Chỉ thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cắp có thẳm quyền giao;

+ Chi thye hign tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định,

+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài

sản cố định thực hiện các dự án được

có thẩm quyền phê duyệt; + Chỉ thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài: + Chỉ cho các hoạt động liên doanh, liên kết;

+ Các khoản chỉ khác theo quy định © Tính tự chủ tài chính

~ Tự chủ nguồn thu, mức thu:

+ Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí,

lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ

quan nhà nước có thẳm quyền quy định

+ Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng

thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thắm quyền quy định;

+ Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá

nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chỉ phí và có tích lug

Trang 20

+ Căn cứ vào nhiệm vụ được giao vả khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chỉ thường xuyên, thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức

chỉ quản lý, chỉ hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chỉ do cơ quan

nhà nước có thẩm quyền quy định

+ Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chỉ phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc

+ Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản

thực hiện theo quy định của pháp luật

4 Sit dung két quả hoạt động tài chính trong năm

~ Trích tối thiểu 25% dé lap Quy phat triển hoạt động sự nghiệp;

~ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;

- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu

nhập Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không

quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện

trong năm

e Sử dụng các quỹ

~ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bỗ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua

sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chỉ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng

Trang 21

~ Quỹ dự phòng ôn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người

lao động

~ Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá

nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đồng góp vào hoạt động của đơn vị Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chỉ tiêu nội bộ của đơn vị,

~ Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chỉ cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp,

khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mắt

sức; chỉ thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tỉnh giản biên chế

Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng quỹ theo quy chế chỉ tiêu nội bộ

của đơn vị Li

Lập, chấp hành, quyết toán tài chính

Quan lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu là quản lý việc thu,

chỉ một cách có kế hoạch, tuân thủ các chế độ tai chính nhằm đạt được hiệu

quản lý cao trên tinh thần hết sức tiết kiệm tránh lãng phí nguồn thu Đây là việc quản lý hệ thống các nguyên tắc, các quy định, quy chế, chế độ của Nhà nước về nguồn hình thành kinh phí, sử dụng nguồn kinh phí thông qua các

văn bản luật, pháp lệnh, nghị định ngoài ra còn được thể hiện thông qua các quy chế

'Để đạt được những mục tiêu trên, công tác quản lý tài chính tại các đơn Juy định của các đơn vị đối với hoạt động tài chính của đơn vị mình

vị sự nghiệp có thu phải thực hiện những công việc sau: 4 Công tác lập dự toán thu chỉ

Lập dự toán thụ chỉ là khâu đầu của một chu trình quản lý tải chính, đây

là căn cứ quan trọng cho việc thực hiện và kiểm soát thu - chỉ, đảm bảo cân đối

Trang 22

biểu mẫu quy định hiện hành kèm theo thuyết minh cơ sở tinh toán chỉ tiết từng nội dung và nhiệm vụ chỉ của đơn vị theo từng nguồn kinh phí Hai phương

pháp lập dự toán thường được sử dụng là phương pháp lập dự toán trên cơ sở

quá khứ và phương pháp lập dự toán cấp zero Mỗi phương pháp lập dự toán

trên có những ưu, nhược điểm và điều kiện vận dụng khác nhau

Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phương pháp xác định

các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liền trước

và điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến Phương pháp này rất rõ ràng, dễ hiểu và dễ sử dụng, được xây dựng tương đối én định, tạo

điều kiện, cơ sở bền vững cho quản lý đơn vị trong việc điều hành mọi hoạt

động Có thể khái quát mô hình phương pháp lập dự toán này như Sơ đồ 1.1 đưới đây: Quản lý bộ phản: Dự toán năm trước chỉnh tăng trong năm “Các yêu tô điều Dự toán năm nay, ——k_—— Quản lý cấp trên

Sơ đồ 1.1 - Mô hình phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ: 'Phương pháp lập dự toán cấp zero là phương pháp xác định các chỉ tiêu

trong dự toán dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch, phù hợp với điều kiện cụ thể hiện có của đơn vị chứ không dựa trên kết quả hoạt

động thực tế của năm trước Như vậy, đây là phương pháp lập dự toán phức

tạp hơn do không dựa trên số liệu, kinh nghiệm có sẵn Có thể khái quát mô

Trang 23

Tổng lợi ích gia tầng, ‘anh giá các “Các nguồn lực sử đụng cho hoạt c phương ăn thay thể rd

Sơ đồ 1.2 - Mô hình phương pháp lập dự toán cấp zero

Để có được một dự toán khả thi, quá trình lập dự tốn khơng nên áp đặt

từ trên xuống mà cần xuất phát từ cấp quản trị thấp nhất trong đơn vị Quá trình lập dự toán nên có sự phối hợp của tắt cả các cắp trong đơn vị Những người quản lý ở cấp thấp gần gũi với những hoạt động hàng ngày hơn là

những người quản lý ở mức độ cao Mỗi một cắp trong đơn vị đều đóng góp trách nhiệm và kiến thức trong hợp tác để phát triển dự toán hợp nhất Sau khi các dự toán riêng rẽ được lập và tập hợp cho cả đơn vị, chúng cần được kiểm

tra mối liên hệ với nhau Quá trình kiểm tra có thể phát hiện ra sự không cân

đối giữa các dự toán và cần có các điều chỉnh Các dự toán cần phải tương thích với các điều kiện, các giới hạn và các kế hoạch khác nhau dưới sự kiểm

soát của các nhà quản lý

b Cong tác chấp hành dự toán thư chỉ

Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế

tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu,

trong dự toán ngân sách của đơn vị thành hiện thực Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, các đơn

vị sự nghiệp có thu tổ chức triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cẳn thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chỉ được giao đồng thời phải có kế

Trang 24

Song song với việc tổ chức khai thác các nguồn thu đảm bảo tài chính

cho hoạt động, các đơn vị sư nghiệp có thu phải có kế hoạch theo dõi việc sử

dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích để hoàn thành nhiệm vụ được giao

trên cơ sở minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả

Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp có thu đa số đã thực hiện quản lý tài

chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của

Chính phủ về việc quy định quyển tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp

công lập có thu Bộ Tài chính đã ban hành các Thông tư: Số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 sửa dồi, bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-

BTC; Số 81/2006/TT-BTC ngày 9/6/2006 về việc hướng dẫn chế độ kiểm soát chỉ đối với các đơn vị sư nghiệp có thu thực hiện quyền tự chủ, tự chịu

trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính Theo đó, căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, các đơn vị sự nghiệp được tự chủ, tự quyết định một số mức chỉ quản lý, chỉ hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chỉ do cơ quan nhả nước có thắm quyền quy định, quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn

tải sản thực hiện theo quy định của pháp luật Căn cứ tính chất công việc, thủ

trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chỉ phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc

Trong cơ chế tự chủ tải

nh, một trong những căn cứ quan trọng để kiểm soát các khoản chỉ của đơn vị chính là quy chế chỉ tiêu nội bộ Quy chế chỉ tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ tiêu

áp dụng thống nhất trong đơn vị, đảm bảo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được

Trang 25

quy chế chỉ tiêu nội bộ là căn cứ dé thủ trưởng đơn vị điều hành việc sử dụng, và quyết toán kinh phí từ nguồn NSNN cấp cho hoạt động thường xuyên và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, là cơ sở pháp lý để Kho bạc nhà nước kiểm

soát chỉ

'Yêu cầu căn bản đối với quản lý chỉ trong các đơn vị sự nghiệp có thu

là phải có hiệu quả và tiết kiệm Nguồn lực luôn có giới hạn nhưng nhu cầu

không có giới hạn Hoạt động sự nghiệp diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và

phức tạp dẫn đến nhu cầu chỉ luôn gia tăng với tốc độ nhanh chóng trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn nên phải tiết kiệm để đạt hiệu quả trong quản lý tài chính Do đó, phải tính toán sao cho với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất là vấn để quan tâm hàng đầu của quản lý tài chính Muốn vậy các đơn vị phải sử dụng đồng thời nhiêu biện pháp khác nhau trong đó có tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để phản ánh, ghỉ nhận kịp thời

các khoản chỉ theo từng nội dung chỉ, từng nhóm chỉ, mục chi và thường

xuyên tổ chức phân tích, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm trên cơ sở đó đề

ra biện pháp tăng cường quản lý chỉ

c Công tác quyết toán thư chỉ

Quyết toán thu chỉ là công việc cuối cùng của chu trình quản lý tài êu về việc chấp hành dự toán

chính Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp

trong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán từ đó

rút ra những bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo Để có thể tiến hành

quyết toán thu chỉ, cuối quý, cuối năm, đơn vị sự nghiệp có thu lập báo cáo kế

toán, báo cáo quyết toán thu, chỉ ngân sách nhà nước gửi cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt theo quy định hiện hành

“Tóm lại, ba khâu công việc trong quản lý tài chính ở các đơn vị sự

Trang 26

nhiệm vụ được giao Nêu như dự toán là phương án kết hợp các nguồn lực

trong dự kiến dé dat được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và là cơ sở để tổ chức

chấp hành thì quyết toán là thước đo hiệu quả của công tác lập dự toán Muốn vậy các đơn vị phải có sự chủ động, linh hoạt trong hoạt động, đồng thời với việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực Điều này một mặt phụ thuộc

vào lĩnh vực hoạt động chức năng, nhiệm vụ được giao, mặt khác phụ thuộc

vào cơ cầu tổ chức bộ máy quản lý, phương thức hoạt động, cách thức tổ chức

kế toán khoa học Khi sử dụng công cụ kế toán, các đơn vị phải tổ chức hạch toán kế toán và quyết tốn tồn bộ số thực thu và thực chỉ trong năm, tổ chức

thực hiện thống nhất từ khâu chứng từ, tài khoản, biểu mẫu số sách, báo cáo

Sử dụng nhuần nhuyễn công cụ kế toán sẽ góp phần vảo quá trình thu thập,

xử lý thông tin phục vụ ra quyết định đúng đắn, kịp thời Do đó, nội dung tiếp

theo của Luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu bản chất, vai trò và nội dung của tổ chức

kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu

1.2 NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ

THU

1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán

'Bộ máy kế toán của đơn vị là tập hợp những người làm kế toán tại đơn

vi cùng với các phương tiện trang thiết bị dùng để ghi chép, tính tốn xử lý

tồn bộ thơng tin liên quan đến công tác kế toán của đơn vị từ khâu thu nhận,

kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, cung cấp những thông tin kinh tế về các

hoạt động của đơn vị Vấn để nhân sự để thực hiện cơng tác kế tốn có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong tổ chức kế toán của đơn vị Tổ chức nhân sự

như thế nào để từng người phát huy được cao nhất sở trường của mình, đồng

thời tác động tích cực đến những bộ phận hoặc người khác có liên quan là

Trang 27

Tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị sự nghiệp có thu cần phải căn cứ vào qui mô, vào đặc điểm hoạt động và quy định của Nhà nước về chức năng nhiệm vụ, giao biên chế của đơn vị Trong công tác tổ chức bộ máy kế toán đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm các nội dung chung như sau:

a Tổ chức bỗ nhiệm Kế toán trưởng, quy định vai trò và quyền hạn

của Ñễ toán trưởng

Kế toán trưởng là chức danh nghề nghiệp được Nhà nước qui định Kế

toán trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành toàn bộ cơng tác hạch tốn

trong đơn vị Xuất phát từ vai trò kế toán trong công tác quản lý nên Kế toán trưởng có vị trí quan trọng trong bộ máy quản lý của đơn vị Kế tốn trưởng

khơng chỉ là người tham mưu mà còn là người kiểm tra, giám sát hoạt động,

tài chính của đơn vị Thực hiện tốt vai trò kế toán trưởng chính là làm cho bộ

máy kế toán phát huy được hiệu quả hoạt động, thực hiện các chức năng vốn

có của kế toán

5 Kế toán trưởng sẽ thực hiện phân công công việc và trách nhiệm

cho các ké toán viêm

Nội dung hạch toán tại một đơn vị bao gồm nhiều phần hành cụ thể phải được phân công cho nhiều người thực hiện Mỗi người thực hiện một số phần hành nhất định dưới sự điều hành chung của Kế toán trưởng Các phần

hành

toán có mỗi liên hệ với nhau nên việc phân công cần đảm bảo tính khoa học và có sự tác động qua lại để cùng thực hiện tốt các nhiệm vụ kế toán

của đơn vị Bộ máy kế toán được tổ chức thành các phần hành theo quy định

và tủy theo đặc điểm về quy mô, tính chất hoạt động của đơn vị, thì thường tổ

chức theo các phần hành như sau:

~ Kế toán vốn bằng tiền: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động

các loại vốn bằng tiền của đơn vị như tiền mặt tại quỹ, tiền gởi tại ngân hàng,

Trang 28

- Kế toán vật tư, tài sin

+ Phản ánh số lượng, giá trị hiện có và tình hình biến động vật tư, công ‘cu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa tai don vi;

+ Phản ánh số lượng, nguyên giá và giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có,

tình hình biến động của TSCĐ, công tác đầu tư XDCB và sửa chữa tài sản tại đơn vi

~ Kế toán nguồn kinh phí, vốn, quỹ

+ Phản ánh việc tiếp nhận, quản lý sử dụng các nguồn kinh phí ngân

, nguồn kinh phí thu tại đơn vị, nguồn kinh phí viện trợ, tải trợ và thanh quyết toán các nguồn kinh phí, phản ánh số hiện có và tình hình

tình thành TSCĐ

biến động nguồn kinh phí

+ Phản ánh tình hình trích lập và sử dụng các quỹ của đơn vị: quỹ dự phòng én định thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ phát triển hoạt

động sự nghiệp

~ Kế toán các khoản chỉ

+ Phan ánh các khoản chỉ thường xuyên của đơn vị, chỉ hoạt động sản

xuất, dịch vụ và chỉ phí của các hoạt động khác trên cơ sở đó xác định kết quả của động sản xuất, dịch vụ và hoạt động khác

+ Phin anh các khoản chỉ không thường xuyên như: chỉ thực hiện các

đề tải nghiên cứu khoa học cấp nhà nước Cấp bộ, ngành, chỉ nhiệm vụ đặt

hàng của nhà nước,tỉnh, giản biên chế

- Kế toán các khoản thu

- Phản ánh các khoản thu về phí, lệ phí và các khoản thu sự nghiệp phát sinh ở đơn vị

Trang 29

20

- Kế toán thanh tt

+ Phan ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ

phải thu theo từng đối tượng thanh toán trong và ngoài đơn vị

+ Phan ánh các khoản nợ phải trả, các khoản trích nộp theo lương, các khoản phải trả CBVC và các khoản phải trả, phải nộp khác

+ Các đơn vị cá tổ chức hoạt động sản xuất, địch vụ phải đăng ký kê khai nộp thuế theo luật định

~ KẾ toán tổng hợp: (tổng hợp các phần hành kế toán và lập báo cáo kế toán)

~ Các phần hành kế toán khác còn l;

© Xây dựng kế hoạch công tác cho phòng kế toán

“Xây dựng kế hoạch công tác là biện pháp quan trọng đảm bảo cho việc

thực hiện các phần hành kế toán được trôi chảy, qua đó sẽ kiểm tra

thực hiện và điều chỉnh, phối hợp công việc một cách nhanh chóng dé tang

cường được năng suất và hiệu quả hoạt động của bộ máy kế tốn

Ty theo quy mơ và đặc điểm hoạt động của đơn vị mà tổ chức bộ máy được thực hiện theo các hình thức sau

'Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung

Hình thức tô chức bộ máy kế toán tập trung là hình thức tổ chức mà toàn

bộ

vị Ở các bộ phận khác không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bồ trí các ơng tác kế tốn trong đơn vị được tiền hành tập trung tại phòng kế toán đơn

nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra cơng tác kế tốn ban đầu, thu nhận

kiểm tra chứng từ, ghi chép số sách, hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho nhu cầu

cquản lý của từng bộ phân dó, lập báo cáo nghiệp vụ và chuyển chứng từ cùng

'báo cáo về phòng kể toán để xứ lý và tiền hành công tác kể toán

Ui điểm: Là tạo điều kiện thuận lợi để vận dụng các phương tiện kỹ

Trang 30

2 KẾ TOÁN TRƯỜNG Bộ phận Kế oán Kế toán Bộ phân ||[ Bộ phân | [ Bộphận | [ Bộ phan kếtoán ||| kế toán kếtoán | | kếtoán tổng hợp ‡ + (Cie nhin viên kế toán ở các đơn vị phụ thuộc

Sơ đồ 1.3 - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung Hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán

Tình thức tổ chức kế toán phân tán là hình thức tổ chức mà công tác kế tốn khơng những được tiến hành ở phòng kể toán đơn vị mà còn dược tiến hành ở những bộ phận khác như các phòng, ban hay đơn vị trực thuộc Cơng việc kế tốn ở những bộ phân khác do bộ máy kế toán ở nơi đó đảm nhận từ

công việc kế toán ban đầu, kiểm tra xử lý chứng từ đến kế toán chỉ tiết và kế toán tổng hợp một số hoặc tắt cả các phản hành kể toán và lập báo cáo kế toán trong phạm vi của bộ phận theo qui định của kế toán trưởng

Phòng kế toán của đơn vị thực hiện tổng hợp số liệu từ báo cáo ở các bộ phận gửi về, phản ánh các nghiệp vụ có tính chất chung toàn đơn vị, lập

báo cáo theo quy định của Nhà nước, đồng thời thực hiện việc hướng dẫn

kiểm tra công tác kế toán của các bộ phận

Trang 31

2

DON VIKE TOAN CAP TREN KẾ ToánTrường

Bộ phân kế tân hoại động kinh tế ÌÍ Bộ phận kể toản

tải chính ở đơn vị kế toán cấp tên || tổnghợp CT Bộ phận kiểm KE TOAN TRUONG CAC BON VI CAP DUOL Donyj1 | Donyi2 | Donvj3 | Donvid poy as

Bộ phân | | Bộphân | [ Bộphân ||[ Bộphận | [ Bộphán |[ Bộ phân

kế toán kế toán kế toán kế toán kế toán kế toán tổng hợp t ft ‡ † t L “Các nh viên kể toán ở các đơn vị phụ thuộc, đơn vị cấp đưới |

So dé 1.4 - Mô hình tỗ chức bộ máy kế toán phân tán

Hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán

Hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán là hình

thức tô chức bộ máy kết hợp hai hình thức tổ chức trên, bộ máy tổ chức theo hình thức này gồm phòng kế toán trung tâm của đơn vị và các bộ phận kế toán hay nhân viên kế toán ở các đơn vị - bộ phận khác Phòng kế toán trung

tâm thực hiện các nghiệp vụ kinh tế liên quan toàn đơn vị và các bộ phận khác

không tổ chức kế toán, đồng thời thực hiện tổng hợp các tài liệu kế toán từ các bộ phận khác có tổ chức kế toán gửi đến, lập báo cáo chung toàn đơn vị, hướng dẫn kiểm tra tồn bộ cơng tác kế toán, kiểm tra kế tốn tồn đơn vị Các bộ phận kế toán ở các bộ phận khác thực hiện công tác kế toán tương đối

Trang 32

B

của phòng kể toán trung tâm Các nhân viên kế toán ở các bộ phận có nhiệm

vụ thu thập chứng từ, kiểm tra và có thể xử lý sơ bộ chứng từ, định kỳ gửi

chứng từ kế toán về phòng kế toán trung tâm

Hình thức tổ chức bộ máy kế toán này thường phù hợp với những đơn

vị có qui mô lớn nhưng các bộ phận phụ thuộc có sự phân cắp quản lý khác

nhau thực hiện công tác quản lý theo sự phân công đó

Tóm lại, để thực hiện đẩy đủ chức năng của mình, bộ máy kế toán của don vị phải được tổ chức khoa học, hợp lý, chuyên môn hóa, đảm bảo sự lãnh

đạo tập trung, thống nhất và trực tiếp của kế toán trưởng, đồng thời cũng phải

phủ hợp việc tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như trình độ quản lý của đơn vị Đơn vị kế oán cấp trên KẾ toán trường + +

‘BO phan kế cán ‘BG phan kế toán hoạt động kinh tài chính ở đơn vị kế on cắp trên Bộ phận kiểm ta dổnghợp | || Bộphân | B6 phan | Bộphân | Bo phn kế oán | kế toán | kế oán kếtoán kế tán

Trang 33

định mức chỉ tiêu và làm căn cứ để ghi số kế toán, cần thiết phải sử dụng hệ thống chứng từ Chứng từ kế toán là những minh chứng bằng giấy tờ về

nghiệp vụ kinh tế - phát sinh và thực sự đã hoàn thành trong việc sử

cdụng kinh phí và tình hình thu, chỉ ngân sách của đơn vị Mọi nghiệp vụ phát sinh trong các đơn vị đều được phản ánh vào chứng từ theo đúng mẫu quy định, trong đó phải được ghi chép đầy đủ, kịp thời các yếu tố, các tiêu thức và

theo đúng quy định về phương pháp lập của từng loại chứng từ Tuỳ thuộc

vào quy mô và tính chất hoạt động của từng đơn vị, trên cơ sở hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn Nhà nước ban hành, kế toán sẽ:

xác định những chứng từ cẳn thiết đơn vị phải sử dụng Từ đó, hướng dẫn các

cá nhân và bộ phận liên quan nắm được cách thức lập (hoặc tiếp nhận), kiểm tra và luân chuyển chứng từ Chứng từ kế tốn là nguồn thơng tin ban đầu rất quan trọng trong mỗi hệ thống thơng tin kế tốn

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, các tổ chức sử dụng các chứng từ điện tử nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các nội dung qui định cho chứng từ kế toán Mỗi đơn vị cần xác định danh mục chứng từ sử

dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị Đối với

các chứng từ bắt buộc cần tuân thủ theo biểu mẫu và quy trình luân chuyển chứng từ do nhà nước ban hành Đối với các chứng từ không bắt buộc, cần

xuất phát từ yêu cầu quản lý tải sản và phân cấp quản lý trong đơn vị để xây

dựng biểu mẫu và quy trình luân chuyển chứng từ hợp lý

b Tổ chức hệ thống tài khoản

~ Tai khoản kế toán được mở cho từng đối tượng kế toán có nội dung

kinh riêng biệt Toàn bộ các tài khoản kế toán sử dụng trong đơn vị kế toán

hình thành hệ thống tài khoản kế toán Bộ Tài chính quy định thống nhất hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp

Trang 34

25

sự nghiệp do Bộ Tài chính quy định thống nhất về loại tài khoản, số lượng tải

khoản, ký hiệu, tên gọi và nội dung ghỉ chép của từng tai khoản

- Hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp xây dựng theo nguyên tắc dựa vào bản chất và nội dung hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp có vận dụng nguyên tắc phân loại và mã hóa của hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp và hệ thống tài khoản kế toán nhà nước, nhằm:

+ Dip img diy đủ yêu cầu quản lý và kiểm soát quỷ ngân sách nhà

nước, vốn, quỹ công, đồng thời thỏa mãn yêu cầu quản lý và sử dụng kinh phí của tùng lĩnh vực, từng đơn vị hành chính sự nghiệp,

+ Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế chính phát sinh của các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc mọi loại hình, mọi lĩnh vực, phù hợp với mô hình tổ chức và tính chất hoạt động;

+ Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin bằng các phương tiện tính tốn thủ cơng (hoặc bằng máy vi tính ) và thỏa mãn đẩy đủ nhu cầu của đơn vị và

của cơ quan quản lý Nhà nước

~ Hệ thống tài khoản

trong Bảng Cân đối tài khoản và các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản ế toán hành chính sự nghiệp gồm các tài khoản

~ Các đơn vị hành chính sự nghiệp phải căn cứ vào Hệ thống tài khoản

kế toán được ban hành tại các Quyết định của Bộ Tài chính để lựa chọn hệ

thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị Đơn vị được bổ sung thêm các

Tài khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4 (trừ các tài khoản kế toán mà Bộ Tài chính đã quy định trong hệ thống tài khoản kế toán) để phục vụ yêu cầu quản lý của

đơn vi

e Lựa chọn số kế toán

~ Mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống số kế toán cho một kỳ kế toán năm Số kế toán gồm: Số kế toán tổng hợp và sổ kế toán chỉ tiết

~ Tùy theo hình thức kế toán đơn vị áp dụng, đơn vị phải mở đầy đủ các

Trang 35

26

của hình thức kế toán về nội dung, trình tự và phương pháp ghỉ chép đối với

từng mẫu số kế toán Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu số, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các loại số tổng hợp (Số Cái, Sổ Nhật ký) quy định mang tính hướng dẫn đối với các loại số kế toán chỉ tiết, thẻ kế toán chỉ tiết

~ Các hình thức kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, gồm:

+ Hình thức kế toán Nhật ký chung; + Hình thức kế toán Nhat ky - $6 Ci

+ Hình thức kế toán Chứng từ ghi số;

'Đơn vị kế toán được phép lựa chọn một trong bồn hình thức số kế toán phù hợp và nhất thiết phải thuân thủ mọi nguyên tắc cơ bản quy định cho hình

thức số kế toán đã lựa chọn về: Loại số, số lượng, kết cấu các loại sổ, mối

cquan hệ giữa các loại 6, trình tự và kỹ thuật ghi chép các loại số

4 Lap báo cáo tài chính

~ Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình hình về tài san, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của Nhà nước;

tình hình thu, chỉ và kết quả hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp trong

kỳ kế toán, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá

tình hình thực trạng của đơn vị, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nha nước,

lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động của đơn vị

~ Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải lập đúng theo

mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiết đã quy định, phải lập đúng kỳ

hạn, nộp đúng thời gian và đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo

~ Hệ thống chỉ tiêu báo cáo tải chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải

phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm tài chính và Mục lục ngân

Trang 36

+

tiêu trong dự toán hoặc khác với báo cáo tài chính kỳ kế toán năm trước thì

phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo tài chính

~ Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài

chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải được thực hiện thống nhất ở các đơn

vị hành chính sự nghiệp, tạo điề

kiện cho việc tổng hợp, phân tích, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước của cấp trên và các cơ quan quản lý nhà nước ~ Danh mục báo cáo tải chính và báo cáo quyết toán áp dụng cho các

đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng cũng như các đơn vị sự nghiệp khác nói chung theo quy định hiện hành như sau: Bang 1.1 Danh mục báo cáo tài chính "Nơi nhận Ký Kỳ hạn lập | Tải TT hiệu biểu : "Tên biểu báo cáo, báo cáo | chính cu Kho | Cáp | Thắng bac | rên | kế (*) 0 Ty 2 3 4 s67] 8 1 | B0I-H | Bảng cân đổi tài Khoản | Quý, năm xx Tổng hợp tình hình Kinh 2 | B02-H |phí và quyết toán kinh | Quý năm | x | x |x | x phí đã sử dụng

"Báo cáo chỉ tiết kinh phí

3 | Fo2-1H hoạt động Quý năm | x |x |x | x

‘Bio cáo chỉ tết kinh phí

Trang 37

28 Nơi nhận Ký Kỳ hạn lập | Tài TTỈ hiệu Tênbiểubioeáo | ¡| „„ |Kho| Cấp| Thống biểu oO | Bác | rên | kế (9) iy 2 3 4 s[sTTTs 3BH [lạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại KBNN, Báo cáo thu-chi hoạt động sự nghiệp và hoạt 7 | poset | {O08 3V nghềp và la đông sản xuất, kinh x x| x doanh ‘Bio cáo tình hình tất 8# | B04+H giảm TSCD Năm | x x| x Bảo cáo số kih phí chưa sử dụng đã quyết 9 | Bos-H toán năm trước chuyển Nam | x x| x sang “Thuyết minh báo cáo tài 10 | B06-1 chính Năm | x x

1.2.3 Trang bj các phương tiện, thiết bị tính toán

Việc trang bị các phương tiện làm việc, thiết bị tính toán hiện đại giúp cho việc xử lý số liệu của kế toán trở nên nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm

được nhiều công sức

Hiện nay việc tin học hóa cơng tác kế tốn khơng chỉ giải quyết được

vấn đề xử lý thông tin và cung cấp thông tin được nhanh chóng, thuận lợi, mà

nó còn làm tăng năng suất lao động của bộ máy kế toán một cách đáng kể, tạo

Trang 38

Tin học hóa công tác kế toán đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết về mặt chuyên môn như: Thiết lập mẫu chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ

phủ hợp với việc thu nhận và xử lý thông tin của máy, thiết kế các loại số

sách để có thể i dat va in an duge dé ding, nhanh chóng; bố trí nhân sự phù

hợp với việc sử dụng máy, thực hiện kỹ thuật nỗi mạng của hệ thống máy

được sử dụng trong đơn vị nhằm đảm bảo việc cung cắp số liệu lẫn nhau giữa cá bộ phận có liên quan

1.2.4 Tỗ chức kiểm tra kế toán

Tổ chức kiểm tra kế toán là một trong những mặt quan trọng trong tổ

chức kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán được thực hiện đúng qui

định, có hiệu quả và cung cấp được thông tin phan ánh đúng thực trạng của đơn vị

'Kế toán có chức năng kiểm tra là do phương pháp và trình tự ghi chép,

phản ánh của nó Việc ghỉ số kế toán một cách toàn diện, đầy dủ theo trình tự

thời gian kết hợp với việc phân theo hệ thống, với công việc ghi số kép, công việc cân đối, đối chiều lẫn nhau giữa các khâu nghiệp vụ ghỉ chép, giữa cic tài liệu tổng hợp và chỉ tiết, giữa chứng từ số sách và báo cáo kế toán, giữa các bộ phận, chẳng những đã tạo nên sự kiểm soát chặt chẽ đối với các hoạt

động kinh té tai chính, mà còn đảm bảo sự kiểm soát tính chính xác của ban

thân công tác kế toán

Tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn là những người thực hiện các công

việc đó (kế toán trưởng, các nhân viên kế toán) có thực hiện đẩy đủ và đúng

đắn hay không, chính vì vậy mà phải kiểm tra kế toán

"Nhiệm vụ của kiểm tra k toán

~ Kiểm tra tinh chất hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh;

Trang 39

30

chế độ kế tốn và kết quả cơng tác của bộ máy kế tốn

~ Thơng qua việc kiểm tra kế toán mà kiểm tra tình hình chấp hành

ngân sách, thu chỉ tài chính, kiểm tra việc giữ gìn, sử dụng các loại tải sản, vật

tư và vốn bằng tiền; phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính

sách, chế độ quy định

Yêu câu của việc kiểm tra ké toán

~ Thận trọng, nghiêm túc, trung thực, khách quan trong quá trình kiểm tra

~ Các kết luận phải kiểm tra rõ ràng, chính xác, chặt chẽ trên cơ sở đối chiếu với chế độ kế toán cũng như các chính sách chế độ quản lý kinh tế, tài chính hiện hành Qua đó vạch rõ những thiếu sót, tồn tại cần khắc phục

~ Phải có báo cáo kịp thời lên cấp trên và các cơ quan tổng hợp kết quả kiểm tra; những kinh nghiệm tốt về công tác kiểm tra kế toán, cũng như các

sách, chế độ kinh tế

vấn đề cần bổ sung, sửa đổi về chế độ kế toán và cÌ

tải chính

~ Các đơn vị được kiểm tra phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trong thời gian quy định các kiến nghị của cơ quan kiểm tra về việc sửa chữa những

thiểu sót đã được phát hiện qua kiểm tra kể toán

Hình thức kiểm tra ké toán

'Bao gồm hình thức kiểm tra thường kỳ và kiểm tra bất thường

Kiểm tra thường kỹ ít nhất 1 năm 1 lẫn của đơn vị cắp trên đối với các

đơn vị trực thuộc là trách nhiệm của thủ trưởng và kế toán trưởng cấp trên

Trong những trường hợp cẳn thiết, theo đề nghị của cơ quan tài chính

hủ tịch UBND tỉnh và thành phố có

đồng cấp, thủ trưởng các bộ, tổng cục

thể ra lệnh kiểm tra kế toán bắt thường ở các đơn vị thuộc ngành mình hoặc

địa phương mình quản lý

“Nội dung kiểm tra kề toán

Trang 40

31

~ Kiểm tra việc áp dụng và ghi chép các tải khoản kế toán; ~ Kiểm tra việc mở số, ghi số và khóa số kế toán;

lập BCTC, phân tích nộp và sử dụng BCTC;

~ Kiểm tra việc thực hiện kiểm kê tải sản thường xuyên hoặc đột xuất

- Kiểm tra vii

theo quy định của Nhà nước và lưu trữ hỗ sơ tải liệu kế toán;

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định, chế độ về tài chính của Nhà

nơiớc và theo quy chế nội bộ của đơn vị, - Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế

tốn, phân cơng cơng việc, quan hệ công tác và mối quan hệ giữa các cá nhân

và bộ phận chức năng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung Chương I hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về công tác quản lý tài chính và công tác tô chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu Việc tổ chức tốt công tác kế tốn là cơng cụ hữu hiệu nhằm cung cấp

thơng tin kế tốn đúng đắn, chính xác, kịp thời để lãnh đạo đơn vị thực hiện

tốt chức năng, nhiệm vụ chính trị được giao

Nội dung chương này đẻ cắp đến hai nội dung:

~ Một là, khái quát tổng quan về đặc điểm đơn vị sự nghiệp có thu Mô

tả đặc điểm, tính chất các nguồn kinh phí cũng như việc sử dụng các nguồn

kinh phí Khái quát các hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu

~ Hai là, xuất phát từ đặc điểm hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu, khái quát công tác tổ chức kế toán của đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm các khâu tổ chức bộ máy kế toán, phân cơng kế tốn, Tổ chức thơng tin

kế tốn, tơ chức trang bị các trang bị, thiết bị cho công tác kế tốn va cơng tác

Ngày đăng: 20/10/2022, 10:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN