1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán tại Trường Cao đẳng nghềm Đà Nẵng

143 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Nghề Đà Nẵng
Tác giả Trần Thị Thuận
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Công Phương
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2014
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 16,68 MB

Nội dung

Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tại Trường Cao đẳng nghềm Đà Nẵng nghiên cứu nhằm hai mục tiêu sau: Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng, qua đó nhận diện những tồn tại về công tác kế toán tại Trường, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Trường Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng.

Trang 1

TRAN THỊ THUẬN

HỒN THIỆN CƠNG TÁC KÉ TOÁN

TAI TRUONG CAO DANG NGHE DA NANG

LUAN VAN THAC SI QUAN TR] KINH DOANH

Trang 2

BO GIAO DUC VA DAO TAO

DAI HQC DA NANG

TRAN TH] THUAN

HOAN THIEN CONG TAC KE TOAN TAI TRUONG CAO DANG NGHE DA NANG

Chuyên ngành: Kế toán Mi s6: 60.34.30

LUAN VAN THAC SI QUAN TRI KINH DOANH

Jewoi hướng dẫn khoa hc: PGS TS NGUYEN CONG PHUONG

Da Ning - Nim 2014

Trang 3

Tôi cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả

Trang 4

MỤC LỤC “Tính cắp thiết của đề tài Mục tiêu nghiên cứu 1 2

3 Đối tượng và phạm vi nghi:

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Bố cục của đề

“Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1 CO SO LY THUYET VE CONG TAC KE TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO ĐỤC - ĐÀO TẠO CÓ THU 8

1 ĐẶC ĐIÊM HOẠT ĐỘNG VÀ DAC DIEM QUAN LY TAT

CHINH DON VỊ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CO THU "

1.1.1 Đặc điểm hoạt động đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo có thu 1.1.2 Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo có thu 9

12 NỘI DUNG CƠNG TÁC KẾ TỐN TRONG ĐƠN VỊ SỰ

NGHIỆP GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CÓ THƯ 16

1.2.1 Nguyên tắc kế toán chỉ phối 16

1.2.2 Công tác chứng từ, tài khoản, số kế toán 16

1.2.3 Kế toán các phần hành chủ yếu 24

1.2.4 Lập báo cáo tài chính, quyết toán kinh pl „37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI

TRUONG CAO DANG NGHE DA NANG 41

2.1 ĐẶC ĐIÊM HOẠT ĐỌNG CỦA TRƯỜNG CAO DANG NGHE

ĐÀ NẴNG

Trang 5

3.2.1 Đặc điểm tổ chức quan lý 46 3.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ phận kế toán 49 2.3 CO CHE QUAN LY TAI CHINH TAI TRUONG CAO DANG

NGHE DA NANG = «eeeeooo.40)

2.4 CƠNG TÁC KẺ TỐN TẠI TRƯỜNG CAO DANG NGHỆ ĐÀ

NẴNG - 52

2.4.1 Công tác chứng từ, tài khoản, số kế toán ` 2.4.2 Kế toán các phần hành chủ yếu 58 2.4.3 Lập báo cáo tài chính, quyết toán kinh phí 8

25 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI

TRUONG CAO DANG NGHE DA NANG 83

2.5.1 Ưu điễn 83

2.5.2 Những tồn tại sie 84

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 $6

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI

TRUONG CAO DANG NGHE DA NANG 87

3.1 HOÀN THIỆN SỬ DỰNG CHỨNG TỪ KỀ TỐN -Đ7

3.2 HOÀN THIỆN VIỆC VAN DUNG HE THONG TAI KHOAN KE

L9 ƠƠỎ — 8B

3.3 HỒN THIỆN VIỆC SỬ DỤNG HỆ THÔNG SỐ KÉ TOÁN 89

3.4 HỒN THIỆN CƠNG TÁC KÉ TỐN NGN KINH PHÍ 91

3.5 HỒN THIÊN CƠNG TÁC KÊ TỐN TÀI SẢN CƠ ĐỊNH 92 3.6 HOÀN THIỆN VIỆC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ QUYẾT

TOAN KINH PH on 97

Trang 6

KET LUẬN CHUONG 3 99

KET LUAN CHUNG: TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT DINH GIAO DE TAI LUAN VAN (ban sao)

Trang 7

HCSN GD&ĐT BLDTB&XH KBNN NSNN TSCD cB, CCvC TK BCTC Hành chính sự nghiệp Giáo dục và đào tạo

Trang 9

Số hiệu sơ đồ 'Tên sơ đề ‘Trang,

1A Mô hình phương pháp lập dự toán trên cơ sở | 12 quá khứ

Trang 10

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần day, Nhà nước ban hành nhiễu chủ trương, chính

sách mới đối với hoạt động của các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện xã hội

hóa GD&ĐT, đã tạo ra hành lang pháp lý cho các đơn vị sự nghiệp phát huy quyền tự chủ để phát triển đơn vị, tăng thu nhập cho công chức, viên chức

và giảm dần sự phụ thuộc vào NSNN,

“Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số

194/QĐ-BLĐTB&XH ngày 31/1/2007 của Bộ lao động Thương bình và Xã

hội trên cơ sở nâng cắp Trường Kỹ thuật ~ Kinh tế Đà Nẵng Trong thời gian thành lập trường đã gặp vô vàn khó khăn về nguồn tài chính và nguồn nhân lực Thực hiện chủ trương đổi mới và nâng cao hướng hoạt động Nhà trường đã chủ động cơ cấu lại bộ máy tổ chức, tăng cường công tác quản lý

toán

trong đó chú trọng đến việc hồn thiện cơng tác

Qua nghiên cứu cho thấy, cơng tác kế tốn tại Trường Cao đẳng Nghề

Đà Nẵng nói chung tuân theo các chế độ kế toán, chế độ quản lý tài chính

hiện hành Tuy nhiên, vẫn còn một số tổn tại về: công tác chứng từ, việc

hạch toán kế toán, công tác sổ sách; các phần hành kế toán thì kế toán tài sản đơn vị chưa xây dựng quy chế quản lý tài sản theo quy định tại Nghị định số

52/2009/NĐ-CP của Chính Phủ Ngoài ra, đơn vị vẫn còn lúng túng khi

chuyển sang cơ chế tài chính mới như việc xây dựng các quy chế chỉ tiêu nội

bộ hợp lý

Trang 11

“Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng

* Câu hồi nghiên cứu

~ Thực trạng công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng như

thé nào?

~ Những tổn tại về cơng tác kế tốn tại Trường?

~ Các giải pháp cần hoàn thiện tổ chức cơng tác kế tốn, góp phần nang cao hiệu quả quản lý nguồn tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng

trong điều kiện thực hiện tự chủ ?

3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

tượng nghiên cứu của luận văn là cơng tác kế tốn tại đơn vị sự

nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục dao tao

Luận văn nghiên cứu nội dung công tác kế toán tại Trường Cao đẳng

Nghề Đà Nẵng Số liệu minh hoạ trong luận văn là các số liệu kế toán các

năm 2010.201 1.2012

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo sát thực tế, diễn giải và

giải thích thực trạng, lập luận để đề xuất giải pháp Thực trạng kế toán được nghiên cứu thực tế tại Trường, thông qua nghiên cứu chứng từ, số sách kế

toán, tìm hiểu công tác kế toán các phẩn hành chính và công tác lập báo cáo

tài chính Trên cơ sở bằng chứng thu thập được, kết hợp với cơ sở lý thuyết để

giải thích, đánh giá

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Luận văn giúp cho Trường hiểu rõ và nhận thức đầy đủ hơn về công tác

kế toán tại Trường, đặc biệt là giúp nhận diện và hoàn thiện những tổn tại về

Trang 12

cung cấp thông tin cho quản lý hoạt động đào tạo của Trường

§ Bố cục của đề tài

Luận văn được chia thành 3 chương:

Chương l: CƠ SỞ LÝ THUYÊT VẺ CƠNG TÁC KÊ TỐN TẠI CÁC:

ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC - ĐÀO TAO CO THU

Chương 2: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KÉ TỐN TẠI TRƯỜNG

CAO DANG NGHE DA NANG

‘Chuong 3: HOAN THIEN CONG TAC KE TOAN TAI TRUONG CAO

DANG NGHE DA NANG

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

'Cơng tác kế tốn là công tác thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, sự vận động của tài sản trong đơn vị một tổ chức kinh tế nhằm phản ánh

và giám đốc, giám sắt toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đó Do

đó, bắt cứ một đơn vi nào nếu có bộ máy kế toán khoa học, sẽ có tác động tích

cực đến việc cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời cho yêu cầu quản

lý và là cơ sở quan trọng để quản lý tài chính hiệu quả

Chính vì vậy, trong những năm qua, vấn đề này đã được nhiễu tổ chức,

tác giả quan tâm nghiên cứu với các giác độ, khía cạnh, lĩnh vực tiếp

cân khác nhau Trong các nghiên cứu gần đây về tổ chức công tác kế toán, các ổ chức cơng tác kế tốn, đặc điểm tổ chức kế toán trong một số loại hình doanh nghiệp đặc

tác giả chủ yếu đề cập đến nguyên lý và nguyên tắc chung về

thù Riêng đối với các đơn vị sự nghiệp, rắt ít tác giả nghiên cứu Trên thé

giới, có thể kể đến cuốn sách “ Kể toán Nhà nước và các tổ chức phi lợi nhugn ” (Accounting for Govermental and Nonprofit Entities) của đồng tác

gid Earl R.Wilson, Leon E.Hay, Susan C-Kattelus (2001); là một công trình

nghiên cứu khá công phu với các nội dung : các nguyên tắc kế toán chung

Trang 13

bệnh viện

Tại Việt Nam, cũng đã có các để tài khoa học, bài báo, tạp chí, bài viết

tham luận hội thảo khoa học viết về tài chính giáo dục đào tạo; nội dung các

công trình nghiên cứu này mang tính định hướng, để cập từ những quan điểm

về cơ chế, chính sách đến các giải pháp vẻ đổi mới và hoàn thiện phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung như đề tài khoa học cấp bộ “ Đổi mới và hoàn thiện các giải pháp tài chính nhằm thác đẩy xã hội hóa trong lĩnh vực giáo

duc, y 18";

Bài viết của Tiến sĩ Hà Thị Ngọc Hà được đăng trên tap chí kế toán với

tiêu đề “Chế độ kế toán HCSN và chuẩn mực kế tốn cơng qw‹ khoáng cách và những việc làm”(20017) Nội dung của bài viết đề cập những điểm

khác biệt chế độ HCSN so với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, chẳng

hạn như: trong việc lập BCTC tác giả đã phân tích 6 loại BCTC mà Việt Nam

áp dụng hiện nay so với 4 loại BCTC theo chuẩn mực quốc tế; Chuẫn mực 07, '08 hướng dẫn về hoạt động liên doanh, liên kết; công tác lập BCTC hợp nhất Qua các vấn đề tác giả đã phân tích, từ đó có thể học tập kinh nghiệm, cách

làm các nước để nghiên cứu, ban hành hệ thống Chuẩn mực kế toán sao cho phù hợp với chính trị, tính chất nhà nước, với đặc điểm và yêu cầu quản lý

kinh tế của Việt Nam

Bài viết của GS Vương Đình Huệ (2011) về “Đổi mới cơ chế tài chính

Trang 14

động cung cấp dịch vụ công Trên cơ sở Kết luận số 37-TB/TW ngày

26/5/2011, tc giả đã đề xuất 6 nội dung về đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập Từ đó, đảm bảo cho mọi người dân Việt Nam ngày

càng được thụ hưởng những địch vụ công tốt hơn, công bằng hơn

Riêng về cơng tác kế tốn trong các đơn vị HSCN, vụ chế độ kế toán - Bộ

“Tài Chính đã ban hành chế độ hướng dẫn thực hành kế toán ở các đơn vị HCSN

nói chung Chẳng hạn như Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng BTC ban hành chế độ kế toán HCSN gồm: Hệ thống chứng từ kế toán: hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống số kế toán và hình thức kế toán; hệ thống BCTC Chế độ kế toán ban hành theo quyết định này áp dụng cho cơ quan nhà

nước; đơn vị vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng NSNN Tiếp đến Chính phú ban hành Nghị định 43/2006/NĐ.CP Nghị định đã tạo ra hành lang pháp lý rộng rãi cho các đơn vị sự nghiệp có thu phát huy tối

đa quyền tự chủ, quyền tự chịu trách nhiệm để phát triển đơn vị, tăng thu nhập

cho cán bộ Tuy nhiên cho đến nay, các quyết định này được đùng chung cho mọi đơn vị HCSN, không phân biệt lĩnh vực, không tính đến đặc thù từng ngành khác nhau

"Ngày 15/11/2010, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 185/2010/TT-BTC

hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán HCSN ban hành kèm theo QD số

19/2006/QD-BTC ngày 30/3/2006, thông tư là cơ sở pháp lý, cho các don vi

HCSN triển khai trên thực tế nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của chính

sách tài chính, chính sách thuế đã được bổ sung, sửa đổi trong những năm qua

Đồng thời, quyết định các hướng dẫn kế toán các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh hoặc còn thực hiện chưa thống nhất do chế độ HCSN ban hành chưa có hướng dẫn cụ thể

'Về luận văn, thực t đã có nhiều tác giả nghiên cứu Đầu tiên có thể kể đến

Trang 15

tác kế toán tại đơn vị và đã chỉ ra được các nhược điểm hiện tại đối với công

tác kế toán tại đơn vị Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp có khả năng

khắc phục được nhược điểm và có thể vận dụng tại đơn vị

Nghiên cứu của Đoàn Nguyên Hồng với công trình luận văn Thạc sĩ

quản trị kinh đoanh với đề tài “Hoàn thiện cơng tác kế tốn tài chính tại bệnh

viên hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới”( 2010) Trong công tình này tác giả phân tích đánh giá tổng hợp cả cơng tác kế tốn và quản lý tài chính tại

Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới Các kiến nghị và giải pháp chủ yếu đề cập đến vấn đề quản lý tài chính chứ không đi sâu vào việc hoàn

thiện và tăng cường vị thể của tổ chức kế toán và cũng chỉ có thể áp dụng trong lĩnh vực y tế

“Tác giá Trần Thị Thanh Định với Luận văn Thạc sỹ QTKD *Hồn thiện 16 chức kế tốn tại trường Cao đẳng Thương mại" (2011); trong công tình

nghiên cứu này, tác giả chủ yếu để cập đến việc hoàn thiện tổ chức kế toán với một số nội dung còn khuyến khuyết về: Hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản và cách ghi chép; hệ thống số sách kế toán, Báo cáo tài chính,

tăng cường ứng dụng công nghệ thông tn Từ đó tác giả đi

một số kiến

nghị đối với Nhà nước và các cơ quan quản lý về một số vấn đề như: Sửa đổi chế độ kế toán phải kịp thời và tình hình thực tế, phân loại tài khoản trong hệ

thống tài khoản cho phù hợp liên quan đến nhóm TK loại 3 - Thanh tốn

“Tác giá Hồng Thị Thanh Tú với Luận văn Thac sy QTKD “Hoan thiện

công tác hạch toán kế toán tại các đơn vị dự toán cấp 3 thuộc Học viện Chính

trị - Hành chính Quốc gia Hỗ Chí Minh” (3012) Tác giả đề cập đến thực trang

tổ chức cơng tác kế tốn và cơng tác hạch tốn kế toán tại đơn vị, tá giả chỉ ra

Trang 16

cáo, Đặc biệt, đối với cơng tác hạch tốn kế toán, tác giả đã phân tích rõ việc hạch toán sai tài khoản kế toán và vận dụng chưa đúng ở 1 sé tai khoản

như TK 113, 336, 055, so với quy định Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp có thể khắc phục và áp dụng tại đơn vị

Xuất phát từ tình hình thực tế công tác tổ chức kế toán tại Trường Cao

đẳng Nghề Đà Nẵng hiện nay và qua quá trình tìm hiểu các nghiên cứu đã

công bố liên quan đến tài nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung vào các vấn đề

chính như công tác kế toán tại các dơn vị sự nghiệp có giáo dục đào tạo có thu

(về đặc điểm hoạt động nguyên tắc kế toán chỉ phối nguồn kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí, tổ chức bộ máy kế toán, hệ thống chứng từ kể tốn ) đánh giá thực trạng tơ chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị Từ đó dựa trên cơ sở lý luận và đặc thù hoạt động, cơ cấu quản lý, đội ngũ cán bộ làm cơng tác kế tốn của đơn vị, tác giả sẽ đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện hơn cơng

Trang 17

TAI CAC DON VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CO THU

1.1 DAC DIEM HOAT DONG VA DAC DIEM QUAN LY TAI CHINH

ĐƠN VỊ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CO THU

1.1.1 Đặc điểm hoạt động đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo có thu Don vi sự nghiệp giáo dục đào tạo có thu là các đơn vị sự nghiệp công lập có thu thuộc Tinh vực giáo dục đào tạo, các đơn vị này vừa mang các đặc

điểm của các đơn vị sự nghiệp công lập có thu vừa mang đặc trưng riêng về

Tĩnh vực hoạt động giáo dục đào tạo [10, tr 11]

Các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tào có thu hoạt động không nhằm

mục đích lợi nhuận mà hướng về phục vụ lợi ích cộng đồng xã hội Các đơn

vĩ này có trách nhiệm đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đào tạo bồi dưỡng

đội ngũ trí thức, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ chuyên môn,

nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước, Hoạt động giáo đào tạo là vì “lợi ích tương lai", cung cấp các sản phẩm : sản phẩm của giáo mang lại lợi ích chung, lâu dài, và bền vững cho xã hị

cục đào tạo mang tính chất vô hình, không thuộc loại tiêu dùng mà thuộc loại "tạo tim năng” Hiệu quả của công tác giáo dục đào tạo được phát huy trên

toàn xã hội, đồng thời được xác định đầy đủ khi những sản phẩm của giáo dục

đào tạo đi vào cuộc sống và thực sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Trang 18

Các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo là các đơn vị sự nghiệp công lập có thu mà ngoài kinh phí được Nhà nước cắp còn được Nhà nước cho phép thu các khoản phí, lệ phí và các khoản thu khác để thực hiện các nhiệm vụ

Nhà nước giao Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp là một nội dung thu của

Ngân sách nhà nước được quy định trong Luật ngân sách Mục đích của

nguồn thu này là nằm xoá bỏ dẫn tình trạng bao cấp qua Ngân sách, giảm nguồn kinh phí cấp phát từ Ngân sách nhà nước, trang trải thêm cho các hoạt

động của đơn vi

Như vậy, các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo ngoài chức năng chính

là tạo ra những sản phẩm chủ yếu phục vụ xã hội còn được tân dụng những

khả năng về nhân lực, vật lực của đơn vị để khai thác nguồn thu Do đó, phải có một cơ chế quản lý thích hợp để làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình và

khai thác nguồn thu dé phát triển

1.1.2 Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo có thu “Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, quản lý là "chức năng và hoạt động

của hệ thống có tổ chức, đảm bảo giữ gìn một cơ cấu én định nhất định duy trì

sự hoạt động tối ưu và đảm bảo thực hiện những chương trình và mục tiêu của

hệ thống đó”

Quản lý tài chính theo nghĩa rộng được hiểu là việc sử dụng tài chính làm công cu quan lý hệ thống xã hội thông qua việc sử dụng những chức năng vốn có của nó Quản lý tài chính theo nghĩa hẹp là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tà

¡ chính của một đơn vị để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nó và lập kế hoạch sử dụng nguôn tài chính (thông qua

các định mức, quy định chỉ tiêu hiện hành của nhà nước), tài sản cổ định, đội

ngũ cán bội với mục tiêu là đạt hiệu quả cao nhất

Trang 19

quy định và tạo được hiệu quả chất lượng giáo dục Đây là việc quản lý hệ thống các nguyên tắc, các quy định, quy chế, chế độ của Nhà nước về nguồn

hình thành kinh phí, sử dụng nguồn kinh phí mà hình thức biểu hiện là các văn bản pháp luật, pháp lệnh nghị định ngoài ra nó còn được thể hiện thông

qua các quy chế, quy định của các đơn vị đối với hoạt động tài chính của đơn

vi [16, tr12}

Do vay, dé thực hiện cải cách, đổi mới hệ thống kế toán nhằm hoàn thiện 'hệ thống quản lý tài chính, phục vụ việc hội nhập sâu rộng kinh tế khu vực và thế giới: từ năm 2002 đến nay; sự bổ sung, hoàn thiện kế toán các đơn vị sự

nghiệp có thu nói chung và các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo nói riêng

trong giai đoạn này đã được đánh dấu bằng các văn bản pháp quy quan trọng: ~ Luật kế toán do Quốc hội khoá XI ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2003,

có hiệu lực thì hành từ ngày 1/1/2004;

~ Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ và đến nay là Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 (thay thế Nghị định số 10) quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực

hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDDT-BNV ngày 15 tháng 4

năm 2009 về hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập

- Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006, Thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ tài chính về

Trang 20

"

cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời công khai, minh bạch tại các

đơn vị HCSN nói chung và đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói riêng Hiện nay các don vi sự nghiệp giáo dục đào tạo có thu đang thực hiện

triển khai cơ chế quản lý tài chính theo Nghị định 43/2006/QD-CP ngày 25/4/2006 Việc áp dụng cơ chế tự chủ tài chính theo tỉnh thần của Nghị

định 43 sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập có thu nói chung và đơn vị sự nghiệp giáo dục nói riêng; đáp ứng nhủ cầu ngày càng cao của xã hội tạo động lực giúp ede don vi tích cực

hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao chất lượng công việc, nâng cao ý thức tiết kiệm, sử dụng kinh phí có hiệu quả để chống tham ô, lãng phí đồng thời tạo điều kiện để người lao động phát huy khả năng, nâng cao chất lượng công

tác và tăng thu nhập hợp pháp Bên cạnh đó, những thay đổi tư tưởng, quan

điểm lãnh đạo hoạt động tài chính ngân sách, cơ chế quản lý tài chính đối

với các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo đã tạo hành lang pháp lý vững

chắc và tương đối thơng thống cho hoạt động của các đơn vị nói chung và

công tác tài chính nói riêng,

"Để đạt được những mục tiêu trên, công tác quản lý tài chính tại các đơn vi sự nghiệp giáo dục đào tạo có thu phải thực hiện các công

.a Công tác lập dự toán thư chỉ

Lập dự toán thu chỉ là khâu mở đầ

đây là căn cứ quan trọng cho việc thực hiện và kiểm soát thu, chỉ, đảm bảo

của một chu trình quản lý tài chính,

cân đối phù hợp giữa các nguồn kinh phí, đồng thời tuân thủ việc chấp hành 'NSNN Các đơn vị sẽ tiễn hành lập dự toán theo biều mẫu quy định hiện hành kèm theo thuyết minh cơ sở tính toán chỉ tiết từng nội dung và nhiệm vụ chỉ của đơn vị theo từng nguồn kinh phí Hai phương pháp lập dự toán thường

Trang 21

lập dự toán cắp zero Mỗi phương pháp lập dự toán trên có những ưu, nhược điểm và điều kiện vận dụng khác nhau

Phuong pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phương pháp xác định

các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liễn trước và điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến Phương pháp này rất rõ ràng, dễ hiểu và dễ sử dụng, được xây dựng tương đối ổn định, tạo điều kiện, cơ sở bể vững cho quản lý đơn vị trong việc điều hành mọi hoạt động Có thể khái quát ,ô hình phương pháo lập dự toán này như sơ đồ 1.1 dưới đây: Quản lý bộ phận

Dự toán năm trước “Các yêu tổ điều chỉnh tăng trong năm Dự toán nam nay (Quin Ij fp trên

Sơ đồ 1.1 Mô hình phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khi: Phương pháp lập dự toán cắp zero là phương pháp xác định các chỉ

tiêu trong dự toán dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch, phù hợp với điều kiện cụ thể hiện có của đơn vị chứ không dựa trên kết quả

hoạt động thực tế của năm trước Như vậy, đây là phương pháp lập dự toán phức tạp hơn do không dựa trên số liệu, kinh nghiệm có sẵn Có thể khái quát

Trang 22

Quản lý bộ phận J dung cho hoạt động “Các nguồn lực sit “Tổng lợi ích gia tăng Đánh giá các phương pháp thay | "Dự toán nim nay Ị (Quan ly cap wen

Sơ đà 1.2 Mé hinh phương pháp lập dự toán cấp zero

+b Cong tác chấp hành dự toán thu chi

“Trên cơ sở dự toán được giao, các đơn vị sự nghiệp tổ chức triển khai

thực hiện đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ

thu chỉ được giao đồng thời phải có kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí đảm

'bảo đúng mục đích, chế độ hiện hành, tiết kiệm và có hiệu quả

Các nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện nay gồm:

(1) Nguồn kinh phí do NSNN cấp, gồm:

~ Nguồn kinh phí thường xuyên: Nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao;

~ Nguồn kinh phí không thường xuyên: Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bỗi dưỡng cán bộ, viên chức, kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia,

kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm qu;

giao

Trang 23

đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước; thu từ các hoạt động sản xuất,

tiêu thụ sản phẩm thực hành thực tập, sản phẩm thí nghiệm, thu từ các hợp

đồng dịch vụ khoa học và công nghệ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

Cùng với việc chuyển đối sang cơ chế tự chủ tài chính, trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo tỷ trọng các nguồn thu này càng tăng Do đó, đòi hỏi các đơn vị phải tăng cường khai thác các nguồn thu để tăng năng lực tài

chính của đơn vị

(3) Nguồn vốn viện trợ, quà biểu, tăng, cho theo quy định của pháp luật

Đây là nguồn kinh phí thuộc dự án do các nhà tài trợ nước ngoài dim

bảo theo nội dung ghi trong cam kết giữa Chính phủ Việt Nam, Ủy ban nhân cân tỉnh, thành pi nhân trong và ngoài nước biếu tặng, tài trợ Đây là nguồn vốn quan trọng rới các nhà tài trợ với ngước ngoài hoặc là nguồn được cá

trong việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học

trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo

(4) Nguồn khác, gồm: nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị: nguồn vốn tham gia liên doanh,

liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật

Song song với việc khai thác các nguồn thu, các đơn vị sự nghiệp giáo

dục đào tạo phải thực hiện theo đối việc sử dụng nguôn kinh phí đúng mục

dich để hoàn thành nhiệm vụ được giao trên cơ sở mỉnh bạch, tiết kỉ

hiệu quả Các khoản chỉ trong các đơn vị này bao gồm:

(1) Chỉ hoạt động thường xuyên của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ

được cấp thẩm quyền giao Đây là những khoản chỉ thường xuyên, Ổn điịnh

để duy trì bộ máy và thực hiện những nhiệm vụ trong kế hoạch

Trang 24

Is

và công nghệ; chỉ thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; chỉ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết những vấn

đề cắp bách mang tính chiến lược trong sự nghiệp đào tạo; chỉ thực hiện các

nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng; chỉ thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được

cấp có thắm quyển giao

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo có thu phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo quy định và sử dụng nguồn kinh phí

đúng mục đích, triệt để tiết kiệm để nâng cao hiệu quả kinh tế các khoản chỉ Muốn vậy, các đơn vị phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau trong đó có tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để phản ánh đầy đủ, kịp thời để ghi nhận

các khoản thu theo từng nguồn và các khoản chỉ theo từng nội dung

i, nhóm mục chỉ từ đó đánh giá, phân tích để có biện pháp tăng thụ, tết kiệm chỉ

.e Công tác quyết toán thư chỉ

Quyết toán thu chỉ là công việc cuối cùng của chu trình quản lý tài chính

Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số để hoàn tắt các báo cáo tài chính, báo

cáo quyết toán ngân sách và các báo cáo này cũng là cơ sở để phân tích, đánh

giá kết quả chấp hành dự toán thu chỉ từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo

"Như vậy, các công việc trong công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự

nghiệp giáo dục đào tạo đều hết sức quan trọng, có quan hệ mật thiết với nhau và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sử dụng các nguồn thu nhằm hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao Trong điều kiện thực hiện cơ chế tự

chủ hiện nay, các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo phải có sự chủ động, linh

hoạt trong hoạt động, sử dụng tiết kiệm hiệu quả các nguồn thu, nâng cao thu

Trang 25

khoản, số sách, báo cáo góp phần vào quá trình thu thập xử lý thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý [10, tr 16]

1.2 NOI DUNG CONG TÁC KÉ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CÓ THU

1.2.1 Nguyên tắc kế toán chỉ phối

Theo Ché độ kế toán HCSN, nguyên tắc kế toán chỉ phối dựa trên cơ sở'

kế toán sau:

Kế toán theo cơ sở tiền: Kế toán ở các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo có thu phải đáp ứng được yêu cầu cung cấp đầy đủ các thông tin về toàn bộ

‘qua trình tiếp nhận và sử dụng kinh phí NSNN và các khoản thụ, chỉ của hoạt

động sự nghiệp theo từng nguồn thu Để đáp ứng được yêu cầ này, việc ghỉ

chép kế toán áp dụng theo nguyên tắc cơ sở tin tức là mọi khoản thụ, chỉ từ

ngân sách được ghi nhận tại từng thời điểm thu được tiễn hoặc tại từng thời

điểm chỉ tiền ra khỏi đơn vị Để phục vụ cho việc kiểm soát và thanh quyết

toán với ngân sách, cơng tác kế tốn phải tuân thủ chế độ kế toán do cơ quan có thấm quyền quy định Kế toán theo từng nguồn kinh phí được giao: Để phục vụ cho việc tổng hợp, đánh giá số liệu về các nl khoản chỉ trong các đơn vị HCSN phải được hạch toán chỉ tiết theo từng ìm vụ chỉ sử dụng kinh phí nhà nước cấp, các

chương, loại, khoản, mục phù hợp với mục lục ngân sách và phải đúng theo

từng nguồn kinh phí được giao, thời gian cấp kinh phí và mục đích sử dụng

kinh phí

1.2.2 Công tác chứng từ, tài khoản, số kế toán

a Cong tie chứng từ

Xuất phát từ tính đa dang và luôn vận động của các đối tượng hạch toán kế toán, hệ thống chứng từ kế toán được sử dụng để cung cấp thông tin đồng

Trang 26

0

toán kế toán cụ thé Tổ chức hợp lý, khoa học hệ thống chứng từ kế toán sẽ có ý nghĩa nhiều mặt về pháp lý, về quản lý và về kế toán

'Về pháp lý, với chức năng "sao chụp” nghiệp vụ kinh tế phát sinh gắn với trách nhiệm vật chất của tổ chức, cá nhân trong việc lập, xác minh, kiểm

duyệt và thực hiện các nghiệp vụ kinh tế, chứng từ là căn cứ để kiểm tra kết

toán, thanh tra, kiếm toán hoạt động của mỗi đơn vị, là căn cứ để giải quyết

các tranh chắp kinh tế

'Về quản lý bằng việc ghi chép mọi thơng tin kế tốn kịp thời chứng từ

là kênh thông tin quan trọng cho các lãnh dạo đưa ra các quyết định phù hợp

Về kế toán, chứng từ là căn cứ để ghi số kế toán Tổ chức tốt chứng từ

kiện cho don vị mã hố thơng tin và áp dung CNTT trong công tác kế

Để tổ chức tốt hệ thống chứng từ, ngoài việc phái xác minh tính pháp lý

của chứng từ căn cứ vào các chế độ do Nhà nước ban hành còn phải dựa vào quy mô, tình độ và cách thức tổ chức quản lý của mỗi đơn vị để xác định số

lượng, chủng loại và trình tự luân chuyển chứng từ phù hợp

Nội dung tổ chức chứng từ kế toán trong các đơn vị sự nghiệp bao gồm:

"Xác định danh mục chứng từ kế toán: Các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào

tạo là một trong những đơn vị sự nghiệp công lập có thu nên hệ thống chứng từ kế toán phải tuân theo quy định của Luật kế toán, Nghị định 128/2004/NĐ- CP ngày 31/5/2004 quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật kế toán và Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006, Thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định

chế độ kế toán HCSN Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các

đơn vị này bao gồm:

+ Chứng từ kế toán chung cho các đơn vị HCSN gồm 14 chỉ tiêu: Chỉ

tiền tệ (11

Trang 27

mẫu), chỉ tiêu tài sản cố định (07 mẫu)

Chứng từ kế toán ban hành (heo các văn bản pháp luật khác (26 mẫu)

Các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo đã triển khai áp dụng cơ chế tự chủ tài chính cần phải xác định danh mục chứng từ kế toán để xây dựng hệ thống thông tin ban đầu phục vụ quản lý thu, chỉ tài chính trong điều kiện tự chủ Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu thông tỉn quản lý nội bộ, đơn vị cũng cần thiết kế một số chứng từ cần thiết cho quá trình quản lý với các biểu mẫu, phương pháp ghi chép phù hợp

"Tổ chức lập chứng từ kế toán: Dây là quá trình sử dụng các chứng từ đã được lựa chọn trong danh mục chứng từ của đơn vị và các phương tiện phù hợp để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào chứng từ Đối với loại với

chứng từ bắt buộc thì phải tuân thủ thống nhất, không được sửa đổi; đi

loại chúng từ hướng dẫn và chứng từ phục vụ công tác quản lý có (bể bỗ sung

them các chỉ tiêu hoặc thay đổi biểu mẫu cho phù hợp với ghi chép và yêu cầu

quản lý của mỗi đơn vị Đồng thời, xác định rõ những người chịu trách nhiệm

đến việc ghỉ nhận hoặc trực tiếp liên quan đến việc ghi nhận nội dung thông

tin phan ánh trong chứng từ kế toán Tính trung thực của thông tỉn trên chứng

từ quyết định tính trung thực của chứng từ kế toán Vì vậy, tổ chức tốt nội dung này có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng cơng tác kế tốn tại don vi

Tổ chức kiểm tra, xử lý chứng từ kế toán : Đây là việc xác định tính

chính xác, đúng đắn của thông tin ghi trên chứng từ kế toán Việc kiểm tra

chứng từ kế toán có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm bảo tính chính xác của thơng tin kế tốn và ngay từ khâu này đã có thể phát hiện những sai sót hoặc

có dấu hiệu lợi dụng chứng từ Vì vậy, kiểm tra chứng từ cần đảm bảo các

nội dung

+ Các yêu tố của chứng từ cần đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý Đối chiều

Trang 28

19

+Kiém tra tinh chính xác của số liệu , thông tin trên chứng từ kế toán

“Tắt cả các chứng từ do đơn vị lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải

tập trung tại bộ phận kế toán đơn vị để kiểm tra toàn bộ chứng từ kế toán đó

và chỉ sau khi chứng từ được kiểm tra, xác minh tính pháp lý thì mới được dung dé ghi sé

Khi kiém tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có:

+ Hành vi vi phạm chế độ, chính sách, thê lệ kinh tế, tài chính của Nhà

nước, cán bộ kế toán cần từ chối thực hiện nghiệp vụ đồng thời báo ngay cho thủ trưởng đơn vị để xử lý kịp thời

+ Chứng từ kế tốn khơng đúng thủ tục, nội dung và số liệu không rõ ràng thì cán bộ kế toán phải trả lại hoặc yêu nơi lập chứng từ làm lại, làm

thêm thủ tục hoặc điều chỉnh

Sau khi được kiểm tra, các chứng từ được phân loại theo địa điểm phát

sinh, theo tính chất của các khoản thu-chi để ghi sổ kế toán: lập các bảng tổng

hợp chứng từ gốc, lập bảng tính phân bổ chỉ phí, lập định khoản kế

toán Việc ghi số kế toán phụ thuộc vào việc tổ chức kế toán tai don vi 'Tổ chức báo quản, lưu trữ và hủy chứng từ kế toán : Sau khi ghi số kế

toán, chứng từ phải được bảo quản tại phòng kế toán để phục vụ cho việc

kiểm tra, đối chiếu số liệu Khi kết thúc kỳ kế toán năm, chứng từ được

chuyển sang lưu trữ theo từng loại và theo thứ tự thời gian phát sinh Tùy theo từng loại tài liệu mà thời gian lưu trữ quy định có thể khác nhau Khi hết thời gian lưu trữ, chứng từ được phép tiêu hủy theo quy định

* Chương trình luân chuyển chứng từ kế toán: Đây là khâu thiết lập

đường di cho mỗi loại chứng từ, từ khâu lập, thu nhận, kiểm tra, hoàn chỉnh,

sử dụng, bảo quản và lưu trữ chứng từ nhằm giúp cho việc ghi số kế tốn, thơng tin kinh tế nội bộ được khoa học, hiệu quả

Trang 29

chuyển chứng từ cho từng loại nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh để đảm bảo cho các bộ phận quản lý , các bộ phận kế toán có thể kiểm tra nội dung

nghiệp vụ kinh tế, tài chính phản ánh trong chứng từ kế toán Từ đó, thực hiện

ghi chép, hạch toán và cung cắp thông tin kịp thời phục vụ lãnh đạo và quản lý hoạt động của đơn vị Khi xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ cần phải nắm rõ đặc điểm của đơn vị hạch toán về quy mô, tổ chức quản lý; tình

hình tổ chức hệ thống thông tin; vị tí và đặc điểm luân chuyển của từng loại chứng từ

Nội dung bắt buộc của một chứng trình luân chuyển chứng từ là phải phan ánh được từng khâu vận động của chứng từ như lập, kiểm tra, sử dụng, lưu trữ Cần xác định rõ tên, địa chỉ, đối tượng chịu trách nhiệm trong từng khâu, xác định nội dung công việc, thời gian cần t 41 C6 hai cách lập chương trình luân chuyển chứng từ: của quá trình vận động

+ Chương trình luân chuyển cá biệt: Xác lập rõ đường đi cụ thể của từng loại chứng từ và lập cho những loại chứng từ có số lượng lớn, phản ánh các

loại đối tượng hạch toán có biến động nhiều và cần quản lý chặt chẽ để thuận

tiện chô việc xử lý và sử dụng thông tin Ví dụ: chứng từ tiền mặt, chứng từ

vật tư, Với loại này có thể biểu hiện đầy đủ nội dung bắt buộc và mở rộng

Hình thức này thường xây dựng dưới dạng bảng biể hợp với sơ đồ

+ Chương trình luân chuyển chung: Được lập chung cho tắt cả các loại chứng từ mà đơn vị sir dung, không chỉ rõ đường đi cụ thể của từng loại

chứng từ mà chỉ phản ánh những nội dung bắt buộc chung cho tắt cả loại

chứng từ Hình thức này được lập dưới dạng bang

* Xây dựng nội quy quy định về chứng từ kế toán: Để quản lý và sử dụng hợp lý tài sản, tăng cường công tác quản lý tài chính, các đơn vị sự

Trang 30

au

trì kỷ cương trong việc thực hiện các khâu về chứng từ

Chế độ chứng từ do Bộ tài chính quy định, nội dung của chế độ gồm:

+ Biéu mẫu các loại chứng từ tiêu chuẩn và trình tự chung cho luân chuyển + Cách tính các chỉ tiêu của chứng từ

+ Thời hạn lập và lưu trữ

+ Người lập, người kiếm tra, người sử dụng, lưu trữ

+ Trách nhiệm vật chất, hành chính và quyển lợi tương ứng trong việc

thực hiện các điều khoản

b Hệ thống tài khoán kế toán

Tài khoản kể toán là phương pháp kể toán dùng để phân loại hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và theo từng đối tượng kế toán

Hệ thống tài khoản thống nhất là một bộ phận cấu thành quan trọng của kế toán bao gồm những quy định thống nhất về loại tài khoản, số lượng tài

khoản, ký hiệu và nội dung ghi chép của từng tài khoản [20, tr.19], nhằm:

Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và kiểm soát chỉ Ngân sách đồng thời thỏa mãn yêu cầu quản lý sử dụng từng nguồn kinh phí của đơn vị

Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh của đơn vị phù

hợp với mô hình tổ chức và tính chất hoạt động của đơn vị

Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin bằng các phương tiện tính toán và thỏa

mãn đầy đủ nhu cầu thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nướ

Hệ thống tài khoản kế toán là bảng kê các tài khoản kế toán mà các đơn

vị sự nghiệp giáo dục đào tạo cần sử dụng cho lĩnh vực hoạt động của mình Các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện nay căn cứ vào hệ thống tài khoản

kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC

Trang 31

từ Loại lđến Loại 6 là các tài khoản trong Bảng Cân đối kế toán và Loại 0 là

ài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản

‘Tai khoản cấp 1 gồm 3 chữ số thập phân;

Tài khoản cấp 2 gồm 4 chữ số thập phân (3 chữ số đầu thể hiện Tài

khoản cấp 1, chữ số thứ 4 thể hiện tài khoản cấp 2);

Tài khoản cấp 3 gồm 5 chữ số thập phân (3 chữ số đầu thể hiện TK 1, chữ số thứ 4 thể hiện Tài khoản cấp 2);

Tài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản được đánh số từ 001 đến 009 Cụ thể như sau: Loại l: Tiễn, vật tư, gồm có các tài khoản: 111, 112, 113, 121, 152, 153, 155 định, gỗm có các tài khoản: 311, 312, 313, 331, 332, 37, 341, 342 Loại 4: Nguồn kinh phí, gồm có các tài khoản: 411, 412, 413, 421, 431, 441, 461, 462, 465, 466,

Loại 5: Các khoản thu, gồn có các tài khoản: S11, 521, 531

Loại 6: Các tài khoản chỉ, gồm có các tài khoản: 631, 635, 642, 643, 661, 66 Loại 0: Tài khoản ngoài bảng, gồm có các tài khoản: 001, 002, 004, 005, 007, 008, 009

Sau khi đã xác định được số lượng tài khoản sử dụng cho đơn vị mình,

kế toán trưởng ở các đơn vị phải quy định cụ thể về phương pháp ghi chép

của từng tài khoản trên cơ sở vận dung hợp lý chế độ kế toán hiện hành

Trang 32

2B

phạm vi, s tài khoản chỉ tiết cm mer dng thoi phải căn cứ vào yêu cầu quản

lý cụ thể để xác định các tài khoản cấp 1 cần phải mở chỉ tiết

Đơn vị được để nghị mở thêm tài khoản cấp 1 ngoài các tài khoản đã có hoặc cần sửa đổi, bổ sung tài khoản cắp 2, cắp 3 trong hệ thống tài khoản của

BO Tai chính quy định thì phải được Bộ Tài chính quy định thì phải được Bộ

'Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện e Hệ thẳng sổ kế toán

Theo Luật Kế toán, Điều 25 “Số kế toán là phương tiện ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán” [8, tr 22] Đề tổ chức hệ thống số kế toán hợp lý khoa học, các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo có thu cần phải tuân thủ chế

độ tổ chức kế toán hiện hành Đơn vị chỉ được mở một hệ thống số kế toán chính thức theo một trong các hình thức tổ chức số kế toan quy định Trên cơ

sở hình thức tổ chức đã lựa chọn, các đơn vị cần đảm bảo tính thống nhất giữa

hệ thống tài khoản và hệ thống số kế toán vì số kế toán là biểu hiện cụ thể của

các tài khoản kế toán và phương pháp ghỉ chép tài khoản

'Như vậy, các vấn để cần quan tâm trong quá trình tổ chức hệ thống số kế

toán ở các đơn vị là

Lựa chọn hình thức kế toán phù hợp với điều kiện của từng đơn vị

Lựa chọn mẫu số kế toán tổng hợp, mẫu số kế toán chỉ tiết phù hợp với hệ thống tài khoản đã xây dựng

Xây dựng, thiết kế quy trình ghi chép số kể toán, chỉ rõ cơng việc kế tốn

hàng ngày, định kỳ kế toán phái tiến hành ghỉ chép trên từng loại số và trong

toàn hệ thống sổ mà đơn vị sử dụng

Ghi chép vào số kế toán Đây không chỉ là việc ghi chép các nghiệp vụ

đã phân ánh trên chứng từ vào từng loại số sách có liên quan mà còn là thời

Trang 33

bảo sự khớp đúng của số liệu kế toán

'Tổ chức quá trình bảo quản, lưu trữ số kế toán

Hiện nay, các đơn vị đều phải mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý, bảo quản, lưu trữ số kế toán theo quy định của Luật kế toán, Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán, Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày

30/3/2006 và Thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ trưởng

Bộ Tài chính quy định chế độ kế toán HCSN Do vậy, việc chọn mẫu số phù hợp để đơn vị ghỉ chép, quản lý, bảo quản, lưu trữ số kể toán gồm có:

Số kế toán áp dụng cho đơn vị dự toán cắp 1 và cấp 2 : ngồi việc mở số

kế tốn theo dõi tài sản và sử dụng kinh phí trực tiếp của cấp mình còn phải mở Số tổng hợp quyết toán ngân sách và nguồn khác của đơn vị

Danh mục các số kế toán áp dụng cho đơn vị dự toán cấp 3 (Đơn vị mở: một hệ thống số chính thức theo hình thức kế toán đã chọn)

Hệ thống số kế toán áp dụng ở từng đơn vị sự nghiệp được quy định gắn liền với hình thức kế toán mà đơn vị đó lựa chọn áp dụng trong thực tiễn Tùy theo quy mô khối lượng và các nghiệp vụ phát sinh thực tế và trình độ của đội

ngũ cán bộ kế toán của đơn vị mà các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo sẽ

lựa chọn một trong các hình thức kế toán sau: (Phụ lục số 01) 'Hình thức kế toán Nhật ký Số cái

Hình thức kế toán Nhật ký chung

Tình thức kế toán Chứng từ ghỉ số

1.2.3 Kế toán các phần hành chủ yếu a Kế toán nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí và vốn của các đơn vị hành chính sự nghiệp là nguồn tài

Trang 34

28

doanh của mình Theo mục đích sử dụng, nguồn kinh phí trong các đơn vị HCSN được chia thành các nguồn sau: Nguồn kinh phí hoạt động, nguồn kinh phí dự án, nguồn kinh phí đầu tư XDCB

* Các nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện nay sồm:

~ Nguồn kinh phí do NSNN cấp gồm:

+ Nguồn kinh phí thường xuyên: Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao

+ Nguồn kinh phí không thường xuyên: Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ

1h đào tạo bồi dưỡng

„ kinh phí thực hiện các chương trình thực hiện mục tiêu khoa học và công nghệ, kinh phí thực hiện chường cán bộ, viên chứ gia, kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thắm quy

~ Nguôn thu sự nghiệp, gồm: Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho

đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước; thu từ hoạt động dịch vụ phù

hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị như thu từ hợp đồng

đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước; thu từ các hoạt động sẵn xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hành thực tập, sản phẩm thí nghiệm, thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật Cùng với việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính, trong các đơn vị „ đồi ñ chính

sự nghiệp giáo dục đào tạo tỷ trọng các nguồn thu này càng tăng Do hỏi các đơn vị phải tăng cường khai thác các nguồn để tăng năng lực

của đơn vị

~ Nguồn vốn viện trợ, quà biểu tặng, cho theo quy định của pháp luật Đây là nguồn kinh phí thuộc dự án do các nhà tài trợ nước ngoài đảm

bảo theo nội dung ghi trong cam kết giữa Chính phủ Việt Nam, Ủy ban nhân

Trang 35

các cá nhân trong và ngoài nước biểu tặng, tài tr Đây là nguồn vốn quan

c thúc đã

trong trong vi nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa

học trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo

~ Nguồn khác, gồm: Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy

động của các bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật

Song song với việc khai thác các nguồn thu, các đơn vị sự nghiệp giáo đục đào tạo phải thực hiện theo dõi việc sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích để hoàn thành nhiệm vụ được giao trên cơ sở minh bạch, tiết kiệm và

hiệu quả

* Nguyên tắc kế toán nguồn kinh phí: Theo chế độ kế toán đơn vị 'HCSN, kế toán nguồn kinh phí phải tuân thủ các quy định sau [8, tr 138]:

'Các đơn vị phải hạch toán đầy đủ, rành mạch, rõ ràng từng loại kinh phí

vốn, quỹ và phải theo dõi chỉ tiết theo từng nguồn hình thành vốn, kinh phí

Việc kết chuyển từng nguồn kinh phí quỹ này sang nguồn KP khác phải

chấp hành theo đúng chế độ và làm các thủ tục cần thiết

Đối với các khoản thu tai đơn vị được phép bổ sung nguồn KP, khi phát sinh được hạch toán phản ánh các khoản thu, sau đó được kết chuyển sang tài

khoản nguồn KP liên quan theo quy định hoặc theo phê duyệt của cắp trên có

thấm quyền

KP phải được sử dụng đúng mục đích, nôi dung dự toán, phê duyệt đúng

tiêu chuẩn và định mức của Nhà nước Cuối niên độ kế tốn, KP sử dụng khơng hết phải hoàn trả ngân sách hoặc cấp trên, đơn vị chỉ được kết chuyển

cqua năm sau khi được phép của cơ quan tài chính

Cuối mỗi kỳ kế toán, đơn vị phải làm thủ tụ đối chiều thanh quyết toán

Trang 36

+

quy định của chế độ hiện hành

* Chứng từ sử dụng: Thông báo hạn mức kinh phí, giấy phân phối hạn mức kinh phí, giấy nộp kinh phí, giấy nộp trả kinh phí, giấy rút hạn mức kinh

phí kiêm lĩnh tiền mặt, giấy rút hạn mức kinh phí bằng chuyển khoản, phiếu

thu )

* Tài khoản kế toán sử dụng: “TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động

‘TK 462 - Nguồn kinh phí dự án

‘TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản

* Số kế toán: Số theo dõi sử dụng nguồn kinh pl tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí

b Kế toán chỉ kinh phí

ĐI Chỉ hoạt động:

Dùng để phản ánh các khoản chỉ mang tính chất hoạt động thường

xuyên và không thường xuyên theo dự toán chỉ ngân sách đã được duyệt

trong năm tài chính, gồm một số nội dung chủ yếu sau:

~ Chỉ tiền lương, phụ cắp lương và tiền làm thê, giờ, tiền làm đêm

- Chỉ cho nghiệp vụ chuyên môn

~ Chỉ quản lý hành chính như công tác phí, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc

~ Chỉ sữa chữa, mua sắm tài sản cố định

~ Chỉ thanh lý, nhượng bán tài sản có định

* Nguyên tắc kế toán chỉ kinh phí hoạt động

Phải tổ chức hạch toán chỉ tiết từng loại chỉ phù hợp với thời gian cấp kinh phí, theo từng nguồn kinh phí được cấp và từng nội dung chỉ theo quy

định của mục lục ngân sách (đối với kinh phí ngân sách cấp hoặc có nguồn

Trang 37

để tài

Phải đảm bảo thống nhất giữa hạch toán với việc lập dự toán về nội dung

chỉ, phương pháp tính toán

Hạch toán chỉ tiết theo từng năm (năm trước, năm nay, năm sau)

* Tài khoản kế toán sử dụng:

TK 661 - Chỉ hoạt động

* Số kế toán: Số chỉ tiết hoạt động, theo mẫu: S61-H của Bộ Tài chính b2 Kế toán chỉ dự án: Chỉ hoạt động theo chương trình, dự án đề tài là

những khoản chỉ có tính chất hành chính, sự nghiệp thường phát sinh ở những

đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, thực hiện chương trình, dự án, đẻ tài và

được cấp kinh phí để thực hiện chương trình, dự án, đề tài của nhà nước, của địa phương, của ngành như:

~ Các chương trình, dự án, đề tài quốc gia, địa phương hoặc của ngành ~ Các dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế

* Nguyên tắc kế toán chỉ dự án, đề tài

Kế toán phải mở sổ theo đối chỉ tiết của từng dự án, để tài và cho tập

hợp chỉ phí cho việc quản lý chỉ phí theo các khoản mục chỉ phí quy định dự án được duyệt

“Các khoản chỉ phí dự án phái chỉ theo đúng tính chất nội dung, định mức, khoản mục theo dự toán đã phê đuyệt với các chứng từ hợp lệ và hop

pháp

Khi kết thúc dự án kế toán của đơn vị chủ dự án phải tổng hợp toàn bộ

các khoản chỉ liên quan đến dự án của đơn vị mình

* Chứng từ sử dụng: Chủ yếu là hệ thống chứng từ theo quy định của Bộ

Tài chính, như phiểu thu, phiếu chỉ, giấy đề nghị tạm ứng, bằng thanh toán

lương hop đồng nghiên cứu, biên bản nghiệm thụ,

Trang 38

29 * Số kế toán: Số chỉ tiết dự án, theo mẫu; S62-H của Bộ Tài chính e Kế toán sản cố định

Tai sản cố định là những tư liệu lao động và tài sản khác có giá trị lớn và

thời gian sử dụng dài Những tư liệu lao động và tài sản khác được xếp là

'TSCĐ phải có đủ hai tiêu chuẩn sau đây: Có giá trị từ 10.000.000 trở lên, thời gian sử dụng từ một năm trở lên

Trong quá tình tham gia hoạt động sự nghiệp, tài sản cố định có những,

đặc điểm sau:

TSCD tham gia vào nhiều năm hoạt động hành chính sư nghiệp, cũng

như vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà không thay đổi hình thái vật

chất ban đầu,

“rong quá trình tham gia vào các hoạt động, TSCP bị hao mòn dần, giá trị hao mòn TSCĐ được ghi giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (đối với TSCĐ dùng vào hoạt động sự nghiệp)

* Theo chế độ kế toán đơn vị HCSN, kế toán TSCĐ phải tuân theo các

nguyên tắc sau (40,tr 64-65]}

“Tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng, hiện

trạng và giá tr TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và việc sử dụng tài sản

đơn vị Thông qua đó giám đốc chặt chẽ việc đầu tư, mua sắm, sử dụng TSCĐ

ở đơn vị

“Tham gia nghiệm thu và xác định nguyên giá TSCĐ trong các trường hợp: hoàn thành việc mua sắm, xây dựng, bàn giao đưa vào sử dụng, tài sản

được cơ quan quản lý cấp phát trừ vào kinh phí, tài sản tiếp nhận của đơn vị khác bàn giao hoặc được biểu, tặng, viện trợ

“Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bắt thường tài sản trong đơn vị, lập kế hoạch và theo dõi việc sửa chữa, thanh lý, khôi phục, mở rộng, đối mới TSCĐ

Trang 39

sử dụng TSCĐ, Tắt cả TSCĐ được Nhà nước giao quan ly, sit dung tai don vi đều phải tính hao mòn TSCĐ hàng năm Hao mòn TSCĐ được tính một năm

một lần vào tháng 12 hằng năm TSCĐ tăng, giảm trong năm này thì năm sau

mới tính hao mòn hoặc thôi không tinh hao mòn nữa Các TSCĐ đã tính hao

mòn đủ những vẫn còn sử dụng thì không cần phải tính hao mòn nữa

“Trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ

* Chứng từ sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ, Hoá đơn, Hợp đồng,

“Thanh lý hợp động Phiếu nhập kho, phiểu xuất kho

* Tài khoản sử dụng: TK 211 - Tài sản cổ định hữu hình

* Số kế toán: Số kho, Số tài sản cổ định

*Ké todn tang TSCD:

TSCD cia don vj HCSN được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, do

vây việc xác định nguyên giá TSC trong từng trường hợp cụ thể khác nhau,

nguyên giá được tính khi có đầy đủ chứng từ kế toán hợp lý, hợp lệ, hợp

pháp

'Về nguyên tắc, nguyên giá TSCĐ được xác định trên cơ sở chỉ phí thực tế mà đơn vị bỏ ra để hình thành và đã đưa TSCĐ vào sử dụng

Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm: Là giá mua thực tế (giá ghỉ trên hóa đơn trừ (-) đi các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá - nếu có) công (+) với các chỉ phí vận chuyển, bốc dỡ, các chỉ phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chỉ phí lắp đặt, chạy thử đã trừ (-) đi các khoản thu

hồi về sản phẩm, phể liệu do chạy thử cộng (+) với các khoản thị

(nếu có) mà cơ quan, đơn vị phải chỉ ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định

vào sử dụng

“Trong don vị hành chính sự nghiệp TSCĐ được hạch toán tăng gồm các

nghiệp vụ chủ yếu sau

Trang 40

a1

phí theo đơm đặt hàng của Nhà nước, quỹ cơ quan mua TSCĐ về dùng ngay KẾ toán hạch toán hạch toán tăng TSCĐ vào bên Nợ tài khoản TK 211-

'TSCĐ hữu hình, phản ánh đối ứng vào bên Có các tài khoản TK 461 - Nguồn

kinh phí hoạt động, TK 461 - Nguồn kinh phí dự án, TK 465 - Nguồn kinh

phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước

Đồng thời ghi Có tài khoản TK 008 ~ Dự toán chỉ hoạt động, Có TK 009 ~ Dự toán chỉ chương trình, dự án

‘Tit cả các trường hợp trên đều phải đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã

hình thành TSCĐ và chỉ cho các hoạt động, ghi vào bén No TK 661 - Chỉ hoạt động, Nợ TK 662 ~ Chỉ dự án, Nợ TK ~ Chỉ theo đơn đặt hàng của Nhà nước và ghi Có

Trường hợp 2: TSCĐ nhận được do cấp trên cấp kinh phí căn cứ vào

biên bản giao nhận TSCĐ đưa vào sử dụng và thông báo ghi thu chỉ Ngân

sách nhà nước, kế toán ghi vào bên Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình,

phản ánh đối ứng vào bên Có tài khoản TK 461 ~ Nguồn kinh phí hoạt động

Đồng thời, ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ vào bên Nợ TK 661 ~ Chỉ hoạt động , đối ứng bên Có tài khoản TK 466 - Nguồn kinh phí đã

hoàn thành

Trường hợp 3: TSCD thừa phát hiện khi kiếm kê

TSCĐ thừa do để ngoài số sách, kế toán căn cứ vào hồ

tăng TSCĐ tuỳ theo từng trường hợp cụ thể

ơ TSCĐ để ghi

Nếu TSCD phát hiện thửa là tài sản của đơn vị khác thì phải báo cho đơn

vị đó biết, đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 002- Tài sản nhận giữ hộ, nhận

gia công

Tài sản thừa chưa xác định nguyên nhân, kế toán ghỉ vào bên Nợ TK

Ngày đăng: 20/10/2022, 10:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN