Nét đặc trưng của thực trạng nền kinh tế có lạm phát là giá cả của hầu hết các hàng hóa đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm Ở nước ta, từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾKHOA QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG & KHÁCH SẠN
BÀI BÁO CÁO
Lớp: K56 Quản trị khách sạn -ĐT2Học phần: Kinh tế vĩ mô
GVGD: Đỗ Thị ThảoĐề: Vấn đề lạm phátThành viên trong nhóm:
1.Phan Thị Thu Hoà2.Dương Thị Thanh Ngân3.Phạm Thị Kim Kiều4.Nguyễn Thị Lin Ny5.Đoàn Diệu Thi
Huế, Ngày 10 tháng 12 năm 2023
1
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo sự thay đổi của nền kinh tếViệt Nam trong những thập niên gần đây Trong nền kinh tế, thị trường hoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận cao và đứng vững trên thị trường Các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới Bên cạnh bao vấn đề cần có để kinh doanh còn có những vấn đề nan giải trong kinh tế Một trong những vấn đề nổi cộm ấy là lạm phát
Lạm phát là một trong những vấn đề của kinh tế học vĩ mô Nó đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà chính trị và công lý Lạm phát đã được đề cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế Nó ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội đặc biệt là giới lao động Nét đặc trưng của thực trạng nền kinh tế có lạm phát là giá cả của hầu hết các hàng hóa đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm
Ở nước ta, từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, lạm phát diễn ra nghiêm trọng và kéo dài Phá vỡ toàn bộ kế hoạch của nền kinh tế, gây hại đến tất cả các mối quan hệ trong nền kinh tế - xã hội mà nguồn gốc của nó là do hậu quả nặng nề của chiến tranh, cơ cấu kinh tế bất hợp lý kéo dài
Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được nhiều người quan tâm,nghiên cứu và đề xuất phương án khắc phục Ở nước ta hiện nay, chống lạm phát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân
Chính vì những tác hại to lớn do lạm phát gây ra cho nền kinh tế mà việc nghiên cứu lạm phát là một vấn đề cần thiết và cấp bách đối với nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trường còn non nớt như nền kinh tế nước ta Chúng ta cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì? Do đâu mà có lạm phát? Lạm phát có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế? Và tại sao người ta lại quan tâm đến lạm phát?
Bài tiểu luận của nhóm em sẽ điểm lại các lý thuyết, các bằng chứng thực nghiệm về lạm phát, một số vấn đề liên quan và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, đồng thời đưa ra một số gợi ý về giải pháp, chính sách hạn chế lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới
2
Trang 3Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên giảng dạycô Đỗ Thị Thảo Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Kinh Tế Vĩ Mô, em đãnhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tâm huyết và tận tình của cô.Cô đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoànthành được bài tập môn
Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót Do đó, chúngem kính mong nhận được những lời góp ý của cô để bài của chúng em ngày cànghoàn thiện hơn Do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu nên chắc chắn sẽkhông tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của cô cũng như cácbạn học để bổ sung, hoàn thiện hơn bài tập của chúng mình
Em xin chân thành cảm ơn!
3
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
Lời cảm ơn 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT 4
1 Khái niệm và đo lường lạm phát 4
1.1 Khái niệm lạm phát và một số khái niệm liên quan 4
3.1 Phân loại lạm phát theo mức độ 7
3.2 Phân loại lạm phát theo định tính 8
4 Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế 9
4.1 Ảnh hưởng tiêu cực 9
4.2 Ảnh hưởng tích cực 10
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM (2020-2022) VÀ 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 11
2.1 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam (2020- 2023) 11
2.2 Tình hình lạm phát 9 tháng đầu năm 2023 ở Việt Nam 15
2.3 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam 16
2.4 So sánh lạm phát ở Việt Nam so với các nước trên Thế giới 16
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH KIỀM CHẾ LẠM PHÁT 18
1 Các giải pháp của chính phủ trong thời gian ngắn hạn và dài hạn 18
1.1 Những biện pháp tình thế 18
1.2 Những biện pháp chiến lược 19
4
Trang 6CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT
1 Khái niệm và đo lường lạm phát1.1 Khái niệm lạm phát và một số khái niệm liên quanKhái niệm lạm phát
Theo Mankiw, lạm phát là một hiện tượng của cả nền kinh tế liên quan đến giátrị của phương tiện trao đổi của nền kinh tế; lạm phát liên quan đến giá trị của tiền hơn giá trị hàng hoá Khi lượng tiền đi vào lưu thông vượt quá mức cho phép, đồngtiền sẽ bị mất giá trị so với các loại hàng hoá khác Xét trong một nền kinh tế, khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hoá và dịch vụ hơn, vì vậy lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ
Các khái niệm liên quan
Giảm phát: là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một ˗
khoảng thời gian nhất định Thiểu phát (hay cắt giảm lạm phát): được dùng để miêu tả tỉ lệ lạm phát giảm dần ˗
trong một khoảng thời gian nhất định Nó thường được sử dụng để mô tả các trường hợp khi tỉ lệ lạm phát giảm nhẹ trong một thời gian ngắn
1.2 Thước đo lạm phát
Các nhà kinh tế thường dùng hai chỉ tiêu để đánh giá lạm phát của nền kinh tế: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giảm phát GDP
1.2.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
CPI là thước đo chi phí tổng quát của các hàng hóa và dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng Chỉ số này biểu thị biến động về mức giá chung của một rổ hàng hóa và dịch vụ cố định dùng cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình
Công thức tính CPI: ˗
CPI = (Chi phí để mua hàng hoá thời kì t : Chi phí để mua hàng hoá
thời kì cơ sở) x 100
1.2.2 Chỉ số giảm phát GDP
6
Trang 7Chỉ số giảm phát GDP là chỉ số tính theo phần trăm, biểu thị sự biến động về mặt bằng giá chung của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia Chỉ số này dùng để đo lường mức giá hiện hành so với mức giá năm cơ sở.
Công thức tính chỉ số giảm phát GDP: ˗
Chỉ số giảm phát GDP = 100 x GDP danh nghĩa
GDP thực tế- Công thức tính tỉ lệ lạm phát theo chỉ số giảm phát GDP :
Tỉ lệ lạm phát năm 2 = 100 x (Chỉ số giảm phát GDP năm 2 – Chỉ số
phát GDP năm 1 : Chỉ số giảm phát GDP năm 2)
2 Nguyên nhân
Lạm phát xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng có thể tóm tắt lạm phát xuất phát từ 3 nguyên nhân chính: cung tiền tăng quá mức, giá hàng hóa thế giới trên thị trườngtăng cao đột ngột và sức cầu về hàng hóa trong nước tăng trong khi sản xuất chưa kịp đáp ứng
2.1 Lạm phát do cầu kéo
Đây chính là sự mất cân đối trong quan hệ cung – cầu Nguyên nhân chính là do tạicùng một thời điểm, tổng cầu tăng quá nhanh trong khi tổng cung không tăng hoặc tăng không kịp Khi cung tiền tệ tăng lên, tâm lý tiêu dùng cá nhân tích cực hơn, từđó kích thích tổng cầu về hàng hóa, dịch vụ tăng nhanh hơn so với khả năng sản xuất Điều này sẽ dẫn đến giá cả rơi vào tình trạng “leo thang” và khiến giá trị của đồng tiền bị mất giá Do đó, người tiêu dùng sẽ phải chi nhiều tiền hơn để mua mộthàng hóa hoặc sử dụng một dịch vụ, tình trạng lạm phát từ đó xuất hiện.Tổng cầu trong nền kinh tế bao gồm chi tiêu của hộ gia đình C, chi tiêu của chính phủ G, đầutư trong nền kinh tế I, nhu cầu hàng hóa cho xuất khẩu X, lượng hàng hóa nhập khẩu M, hàng hóa nhập khẩu làm phong phú thêm hàng hóa trong nước, làm giảm căng thẳng giữa tổng cầu nên được biểu diễn bằng dấu âm (-) trong biểu thức cộng các yếu tố của tổng cầu.Nếu gọi tổng cầu là AD thì: AD = C + I + G + X - M Tổng cầu tăng có thể do một hoặc một số các yếu tố trong vế bên phải của biểu thức tăng lên
2.2 Lạm phát do chi phí đẩy
7
Trang 8Trong điều kiện cơ chế thị trường chưa đạt tới tỷ lệ tự nhiên của sản phẩm, không có một quốc gia nào có thể duy trì được trong một thời gian dài với công ăn việc làm đầy đủ cho mọi thành viên trong xã hội, giá cả ổn định và có một thị trường hoàn toàn tự do
2.3 Lạm phát do cầu thay đổi
Nếu trên thị trường xuất hiện một doanh nghiệp cung cấp độc quyền một loại sản phẩm không bao giờ giảm giá mà chỉ thấy tăng thì giá của các hàng hóa, dịch vụ phụ thuộc vào sản phẩm đó cũng tăng theo (ví dụ như điện) Kết quả là giá thành chung tăng đồng thời làm phát sinh lạm phát
2.4 Lạm phát do xuất khẩu
Trên thị trường, khi phần lớn sản phẩm sản xuất trong nước được thu gom để phục vụ xuất khẩu, hàng hóa trở nên khan hiếm hơn khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm, dẫn đến mức giá chung bị đẩy lên cao Điều này dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung khiến mất cân bằng cung cầu trong nước, dẫn đến phát sinh lạm phát
2.5 Lạm phát do nhập khẩu
Khi thuế nhập khẩu tăng hoặc giá cả trên thế giới tăng thì dẫn đến giá hàng hóa nhập khẩu tăng theo, giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên, kéo theo mức giá chung tăng lên, từ đó sẽ hình thành lạm phát
2.6 Lạm phát tiền tệ
Lạm phát tiền tệ là tình trạng xảy ra khi nguồn cung tiền tệ trong nước tang quá cao Cung tiền tăng do các ngân hàng trung ương phải thực hiện chính sách mua ngoại tệ để tránh làm mất giá trị của đồng tiền trong nước; hoặc cũng có thể do các ngân hàng mua công trái theo yêu cầu của nhà nước cũng góp phần phát sinh lạm phát.Bên cạnh đó, lạm phát là do lượng cung tiền thừa quá nhiều trong lưu thông gây ra, được giải thích bằng phương trình sau: M*V = P*Y
Trong đó: · M: lượng cung tiền danh nghĩa· V: tốc độ lưu thông tiền tệ· P: chỉ số giá·
8
Trang 9Y: sản lượng thực của nền kinh tế
Với giả thiết này, V và Y không đổi nên chỉ số giá phụ thuộc vào lượng cung tiền danh nghĩa, khi cung tiền tăng thì mức giá cũng tăng theo tỷ lệ, lạm phát xảy ra
3 Phân loại
Lạm phát được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau
3.1 Phân loại lạm phát theo mức độ
Căn cứ theo sự biến động của chỉ số giá cả, người ta chia lạm phát ra làm 3 loại
3.1.1 Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số)
Loại lạm phát này xảy ra với mức tăng chậm của giá cả, được giới hạn ở mức độ một con số hàng năm (dưới 10%) Trong thời kì này, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người dân khá ổn định Đây là lạm phát có thể dự đoán được,giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không nảy sinh tình trạng thu mua, tích trữ hàng, nền kinh tế lúc này ổn định, đời sống của người dân lao động được đảm bảo, nền kinh tế ít rủi ro nên các hoạt động mua bán và đầu tư được các hãng kinh doanh mở rộng Với mức tăng trưởng tiền dưới 10% ở các nước đang phát triển và 2-5% ở các nước phát triển, lạm phát không chỉ ít tạo tác động tiêu cực mà có thể còn tích cực như: vay nợ, đầu tư, kích thích tiêu dùng, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội…
3.1.2 Lạm phát phi mã
Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát hai (hoặc ba) con số Mức độ lạm phát này có tỷ lệ lạm phát từ 10% đến dưới 100% Mức giá chung lúc này tang lên nhanh chóng, gây biến động lớn về mặt kinh tế Tiền của một quốc gia bị mất giá, lãi suất thực giảm đến mức âm, người dân thay vì giữ tiền mặt thì tang cường tích trữ hàng hoá và các loại tài sản khác như vàng, ngoại tệ, bất động sản, gây ra sự không ổn định trong nền kinh tế Khi mức độ lạm phát này kéo dài sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế, có thể gây ra những biến đổi kinh tế nghiêm trọng
3.1.3 Siêu lạm phát
Siêu lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng cao bất thường, tỷ lệ tăng mức giá chung thường ở mức 3 chữ số, khoảng trên 200% một năm, lớn hơn nhiều so với lạm phát phi mã và không ổn định Lúc này, các yếu tố thị trường bị biến dạng, thông tin không chính xác, giá cả tăng nhanh và không ổn định, giá trị thực của
9
Trang 10đồng tiền bị mất giá nghiêm trọng và lượng cầu về tiền tệ giảm đi đáng kể Siêu lạm phát phá hủy nền kinh tế, khiến nền kinh tế quốc gia rơi vào khủng hoảng, gây bất ổn tình hình an ninh, chính trị trong nước Hiện tượng này rất ít khi xảy ra, tuy nhiên trên thực tế đã có những vụ siêu lạm phát trầm trọng đã diễn ra trên thế giới như ở Đức vào hồi tháng 10/1923 khi tỷ lệ lạm phát lên tới 29.500%, hay ở Zimbabwe giai đoạn 2000-20009, lạm phát có lúc lên tới đỉnh điểm với tỷ lệ 516 x 10^18 %.
3.2 Phân loại lạm phát theo định tính3.2.1 Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường3.2.1.1 Lạm phát dự đoán trước
Lạm phát dự đoán trước là lạm phát diễn ra theo dự đoán của các nhà nghiên cứu kinh tế, có thể dự đoán trước được tỷ lệ lạm phát trong các năm tiếp theo Loại lạmphát này có tỷ lệ lạm phát tương đối ổn định, xảy ra hằng năm trong thời kỳ dài Lạm phát này không gây thiệt hại nhiều cho nền kinh tế quốc gia, không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế, đời sống mà thường chỉ tác động điều chỉnh chi phí sản xuất.
3.2.1.2 Lạm phát bất thường
Đây là loại lạm phát không thể dự đoán được Loại lạm phát này có tỷ lệ lạm phát vượt ra ngoài dự đoán của con người vì nó xảy ra đột ngột Lạm phát bất thường thường bắt nguồn từ các yếu tố bên ngoài, các tác nhân của nền kinh tế khôngthayđổi bất ngờ như dịch bệnh, chiến tranh, Vì vậy, con người thường bị ảnh hưởng tâm lý vì không kịp thích nghi, gây ra sự phân bổ lại tài sản của nhân dân, biến động đối với nền kinh tế và dẫn đến niềm tin của nhân dân vào chính quyền có phần giảm sút
3.2.2.2 Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng3.2.2.2.1 Lạm phát cân bằng
Lạm phát cân bằng là loại lạm phát có mức tăng trưởng tiền tệ tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động, phù hợp với hoạt động sản xuất của doanh nghiệptrong nền kinh tế quốc gia Loại lạm phát này không ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người lao động và nền kinh tế nói chung
3.2.2.2.2 Lạm phát không cân bằng
10
Trang 11Lạm phát không cân bằng là loại lạm phát có mức tăng trưởng tiền tệ không tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động Loại lạm phát này thường hay xảy ra trên thực tế hơn.
4 Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế
Lạm phát có những tác động nhất định đến nền kinh tế của một quốc gia,bao gồm cả tác động tiêu cực và tích cực
4.1 Ảnh hưởng tiêu cực4.1.1 Ảnh hưởng đến lãi suất
Lãi suất chính là yếu tố chịu ảnh hưởng đầu tiên của lạm phát Lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn.Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài toán khó đối với mỗi ngân hàng Vì Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát nên khi lạm phát tăng, để giữ cho lãi suất thực trong nước được ổn định thì lãi suất danh nghĩa phải tăng theo mức tăng của lạm phát Điều này kéo theo hệ quả làm suy thoái nền kinh tế, các hoạt động vay nợ và đầu tư giảm dẫn đến một lượng lớn lao động không có công ăn việc làm
.4.1.2 Ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của người lao động
Thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động và lạm phát có mối quan hệ với nhau Nếu lạm phát tăng nhưng mức thu nhập danh nghĩa không đổi sẽdẫn đến thu nhập thực tế của người lao động bị giảm Điều này ảnh hưởng trực tiếpđến đời sống của người lao động và cả doanh nghiệp Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực tế của những tải sản không phát sinh lãi mà còn làm giảm thu nhập từ những khoản lãi của những tài sản phát sinh lãi
4.1.3 Ảnh hưởng đến phân phối thu nhập
Khi lạm phát tăng lên đồng nghĩa với việc giá trị của đồng tiền bị giảm xuống, điều này sẽ có lợi cho những người đi vay vốn để đầu cơ trục lợi dẫn đến nhu cầu vay cao kéo theo lãi suất cũng tăng cao.Tầng lớp những người giàu có sẽ dựa vào lạm phát mà thu gom, vơ vét, đầu cơ tích trữ hàng hóa, tài sản dẫn đến sự chênh lệch lớn trong quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường Tình trạng ngày càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá lại càng lên cao hơn Trong khi đó, những người lao động nghèo vốn đã
11
Trang 12nghèo càng trở nên khốn khó hơn, họ thậm chí không mua nổi những hàng hoá tiêudùng thiết yếu.Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo
.4.1.4 Ảnh hưởng đến khoản nợ quốc gia
Tình trạng lạm phát sẽ làm cho tỷ giá ngoại tệ so với đồng tiền trong nước tăng, đồng tiền trong nước sẽ trở nên mất giá hơn so với đồng tiền nước ngoài khiến cho các khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên nghiêm trọng hơn
4.2 Ảnh hưởng tích cực
Không phải lúc nào lạm phát cũng gây hại đến nền kinh tế, vẫn có trường hợp lạm phát mang lại những tích cực nhất định Tốc độ lạm phát ở mức vừa phải (từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển) sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như:
Có khả năng kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư và giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp ˗
trong xã hội.Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào ˗
một số lĩnh vực kém ưu tiên thông qua việc mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại
thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu trong khoảngthời gian nhất định có chọn lọc
Tóm lại, khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ở tốc độ vừa phải sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
* Tác động của lạm phát đến các chi phí xã hộiChi phí mòn giày: Lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người giữ tiền và ˗
lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát nên lạm phát làm cho người ta giữ ít tiền hay làm giảm cầu về tiền Khi đó, họ cần phải thường xuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn Các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ "chi phí mòn giày" để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như thời gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với không có lạm phát
Chi phí thực đơn: Lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các doanh nghiệp ˗sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm
12