1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài báo cáo đề tài kiểm tra giữa kì

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,77 MB

Nội dung

Đưa ra ý kiến cá nhân về nhà Quản trị này?1.Khái niệm nhà quản trị:Nhà quản trị là người làm việc trong tổ chức, có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG

Sinh viên thực hiện:

Phạm Thị Ái Tiên MSV: 22EF050 Cao Trần Bảo Ngọc MSV: 22EF035

Lê Thị Quỳnh Chi MSV: 22EF007

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2023

Trang 2

Lời cảm ơn:

Trên thực tế không có thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp Trong suốt thời gian kể từ khi bắt đầu học tập tại giảng đường Đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của quý thầy cô gia đình và bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt - Hàn với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường Đặc biệt ở học kì này chúng em được tiếp cận với “Môn quản trị học” Em xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Vinh đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về lĩnh vực của môn học Nếu không có sự giúp đỡ của thầy thì em nghĩ bài báo cáo này của em rất khó có thể hoàn thiện được Bởi vì đây là một môn học mang tính thực tế khá cao khiến một số sinh viên cảm thấy khá khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức Nhưng qua những lời giảng của thầy, cách thầy truyền đạt kiến thức đã giúp em có thể hiểu môn học này một cách dễ dàng hơn Tuy nhiên, do vốn kiến thức vẫn còn hạn chế nên không thể tránh khỏi có những sai sót Mong thầy có thể bỏ qua, em rất mong được nhân những ý kiến đóng góp quý báu của thầy và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong môn học này có thể hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 3

Lời mở đầu:

Quản Trị Học là một môn học tiên quyết nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về quản trị một tổ chức Quản trị là hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức nhằm thực hiện những mục tiêu chung với hiệu quả cao nhất có thể Đồng thời, quản trị cũng là hoạt động hướng đến mục tiêu trên cơ sở sử dụng nguồn lực, con người đóng vai trò quan trọng trong quản trị Do tầm quan trọng của quản trị ngày càng được chú trọng đào tạo trong các trường đại học Tuy nhiên, cũng vì vai trò của quan trọng của quản trị nên thời gian gần đây thế giới đã xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải thích về các vấn đề quản trị Điều này làm cho khoa học về quản trị trở nên phong phú và có phần phức tạp hơn Có thể thấy, đây là môn học mang tính thực tiễn khá cao, và được đánh giá cao trong mọi lĩnh vực Không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh mà cả trong lĩnh vực phi kinh doanh, không chỉ đối với hoạt động của tổ chức mà cả đối với hoạt động cá nhân riêng lẻ Chính vì thế, để hoạt động có hiệu quả thì ở bất cứ lĩnh vực nào cũng cần thiết phải có kiến thức quản trị Với những hiểu biết của bản thân sau khi đã được tiếp xúc với môn Quản Trị Học trong một khoảng thời gian nhất định, em đã có thể áp dụng những kiến thức của mình để trả lời một số câu hỏi ở phần bài tập và những câu hỏi liên quan đến bài học Đồng thời, sẽ đưa ra một số ví dụ minh họa và phân tích sâu hơn về những vấn đề liên quan nếu có thể Các ông dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào đều phải xét các yếu tố môi trường xung quanh Trong khi họ có thể thay đổi chút ít hoặc không thể thay đổi các yếu tố này, thì họ không có sự lựa chọn nào khác là phải thích ứng với chúng Họ cần xác định, ước lượng và phản ứng lại đối với các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của nó Môi trường quản trị là sự vận động tổng hợp, tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố và lực lượng bên ngoài hệ thống quản trị nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động một tổ chức Tùy theo góc độ tiếp cận khác nhau, người ta có thể phân môi trường quản trị ra thành nhiều loại: môi trường vĩ mô, có tác động trên bình diện rộng và lâu dài Đối với một doanh nghiệp: chẳng hạn chúng có tác động đến cả ngành sản xuất kinh doanh và do đó cũng có tác động đến doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường vi mô bên ngoài tổ chức, tác động gần gũi và trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp và môi trường nội bộ, có ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên và rất quan trọng tới các hoạt động quản trị của chính ngay tổ chức đó Các môi trường nói trên luôn tác động qua lại lẫn nhau,tạo ra môi trường quản trị của một tổ chức Quản trị gia phải nhận thức được đầy đủ, chính xác yếu tố môi trường để soạn thảo chiến lược và sách lược quản trị cho đúng đắn, giúp tổ chức tồn tại và phát triển bền vững.

Trang 5

4. Kỹ năng của nhà quản trị Phạm Nhật Vượng: 11

5.Ý kiến cá nhân về nhà quản trị Phạm Nhật Vượng: 14

Chương 2: Phân tích môi trường vi mô và môi trường vĩ mô của một doanh nghiệp mà bạn biết

II MÔI TRƯỜNG VI MÔ: 19

1.Nhà cung ứng của doanh nghiệp: 19

2.Trung gian Marketing: 19

3.Khách hàng của doanh nghiệp: 19

4.Đối thủ cạnh tranh: 20

III- Kết luận: 25

Tài liệu tham khảo: 26

Trang 6

Mục lục hình ảnh:

Hình 1: Doanh Nhân Ph m Nh t Vạậ ượng 7

Hình 2 Vinpearl 18

Hình 3: Top 10 Công ty bán l uy tn năm 2020ẻ 21

Hình 4: C câấu doanh thu năm 2019ơ 24

Trang 7

Chương 1: Phân tích kỹ năng của một nhà Quản trị mà bạn biết? Đưa ra ý kiến cá nhân về nhà Quản trị này?

1.Khái niệm nhà quản trị:

Nhà quản trị là người làm việc trong tổ chức, có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đó.

“Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu.” (Nguồn: Wikipedia.org)

Chức danh nhà quản trị có thể khác nhau tùy thuộc vào phạm vi trách nhiệm, lĩnh vực phụ trách và tính chuyên môn hóa; họ có thể là tổng giám đốc điều hành, chủ tịch, trưởng phòng, quản đốc phân xưởng…

2.Nhà quản trị Phạm Nhật Vượng:

Phạm Nhật Vượng sinh ngày 05/8/1968 tại Hà Nội, nguyên quán Hà Tĩnh Ông đang giữ chức Chủ tịch HĐQT tập đoàn Vingroup – Một trong những tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam

Ông Vượng là tỷ phú đô la đầu tiên tại Việt Nam và đứng ở vị trí 286 trên bảng xếp hạng tỷ phú thế giới do tạp chí Forbes bầu chọn (2020) Trước khi trở thành tỷ phú như hiện nay, ông từng kinh doanh nhỏ lẻ và hoàn toàn làm nên cơ đồ từ hai bàn tay trắng.

Trang 8

3.Phẩm chất của nhà quản trị:

Để thực hiện công việc chính của nhà quản trị là tạo ra tầm nhìn cho tổ chức truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng để mọi người thực hiện tầm nhìn đó, nhà quản trị phải có những phẩm chất đặc biệt Năng lực quản trị phụ thuộc nhiều vào phẩm chất của nhà quản trị.

Phẩm chất chính là những yếu tố tạo nên giá trị của nhà quản trị Một số nhà nghiên cứu coi phẩm chất cá nhân là yếu tố quyết định đối với một nhà quản trị

Học thuyết về năng lực quản trị của Bass (công bố vào năm 1989 & 1990) đưa ra 3 học thuyết để chúng ta trở thành nhà quản trị, trong đó có một thuyết tính cách (Trait Theory) cho rằng: Khi có một vài đặc điểm tính cách cá nhân đặc biệt thì người ta có thể đảm nhận vai trò quản trị một cách tự nhiên

Chuyên gia trong nghiên cứu đặc tính cá nhân Ralph Stogdill đã tiến hành hàng loạt nghiên cứu về quản trị và kết luận: “Nhà quản trị phải có động cơ mạnh mẽ, sự đam mê mãnh liệt và lòng kiên nhẫn trong việc đạt được mục đích đề ra, khả năng dám mạo hiểm và tính sáng tạo độc đáo trong cách giải quyết vấn đề quản trị phải có khả năng khởi xưởng các hoạt động mới mẻ với sự tự

Trang 9

tin, sự sẵn lòng chấp nhận hậu quả cho các quyết định và hành động của mình, có khả năng đối phó với căng thẳng, sẵn lòng tha thứ”.

Dưới mỗi khía cạnh nghiên cứu khác nhau, người ta lại đưa ra những nhóm phẩm chất khác nhau của nhà quản trị Chúng ta nên dựa vào bản chất công việc quản trị để xác định phẩm chất cần có của một nhà quản trị

Để tạo ra tầm nhìn cho tổ chức, đòi hỏi nhà quản trị phải có khả năng thích ứng với môi trường, nhạy bén, linh hoạt và sáng tạo Tầm nhìn của nhà quản trị phải dựa trên những thế mạnh của doanh nghiệp và phải vượt qua được những giới hạn của những suy nghĩ thông thường, có khả năng dự đoán những biến động để tận dụng chúng làm bàn đạp cho doanh nghiệp tiến lên Vì vậy, khả năng thích nghi, nhạy bén và linh hoạt cho phép nhà quản trị nắm bắt được sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh, phán đoán được những xu hướng phát triển thị trường, sản phẩm trong tương lai Sáng tạo là khả năng tư duy tạo ra cái mới, cái khác lạ có giá trị đối với bản thân và xã hội, cải tạo cái cũ cái lạc hậu để gia tăng giá trị Sáng tạo có thể xuất phát chính từ niềm đam mê muốn khám phá, chinh phục cái mới

Tầm nhìn là một sự tưởng tượng về tương lai dựa trên thực tế, vì vậy nhà quản trị phải có sự sáng tạo, phải có niềm đam mê

- Để truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng với người khác, bản thân nhà quản trị phải gây dựng được niềm tin cho bản thân mình Mọi người theo họ là vì tin vào khả năng của họ trước khi tin vào tầm nhìn của họ đưa ra Để tạo được niềm tin cho mình, phẩm chất quan trọng nhất mà nhà quản trị cần phải có đó là tính nhất quán

Peter Drucker, tác giả của nhiều cuốn sách quản lý đã kết luận: “Yếu tố cần thiết cuối cùng để quản trị hiệu quả là sự tín nhiệm Nếu không, sẽ không có người theo bạn Tín nhiệm nghĩa là tin chắc nhà quản trị đó và những gì anh ta nói là một, chính là tin tưởng sự nhất quán trong con người anh ta” Trong cuộc khảo sát của một trung tâm nghiên cứu về quản trị của Mỹ có tới 1300 giám đốc cấp cao cho rằng tính nhất quán là phẩm chất cần thiết nhất, 71% số người khảo sát coi đó là phẩm chất quan trọng nhất giúp nâng cao tầm ảnh hưởng của một nhà quản trị Một người có tính nhất quán nghĩa là người ấy không bao giờ sống hai mặt, hay giả dối với chính mình cũng như với người khác Hành động của nhà quản trị phải tương đồng, phù hợp với hệ thống niềm tin, với mục tiêu mà mình theo đuổi và hướng mọi người thực hiện

Trang 10

3.1.Tầm nhìn xa:

Một người quản trị có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều Anh ta dường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người cung cấp những lời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình

Không chỉ có một tầm nhìn xa, anh ta còn biết cách truyền đạt những ý tưởng của mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng đó Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh động, rõ ràng và có sức thuyết phục cao

Do đó,sự thành thạo trong khả năng giao tiếp bằng lời nói luôn là phẩm chất cần có của một người quản trị giỏi

Trong khi mọi người đều bị thuyết phục bởi tài năng của người quản trị, họ thường không nhận ra rằng tài năng đó chỉ đóng vai trò bổ trợ cho những kinh nghiệm mà anh ta có thể tiếp thu từ thực tiễn công việc: khả năng lên kế hoạch và thiết lập mục tiêu cần đạt được Anh ta là người luôn có những giải pháp để giải quyết mọi khó khăn trong những tình huống nan giải nhất bởi vì, anh ta đã nhìn rõ bản chất của sự việc ngay cả trước khi khi bạn chỉ mới bắt đầu nghĩ về nó

3.2.Sự tự tin:

Một người quản trị thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình Thông thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người quản trị nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự thông minh sẵn có của anh ta Bên cạnh đó, cho dù không có những kỹ năng, kinh nghiệm kia thì anh ta cũng là người biết nhận thức, học hỏi điều đó từ những người khác

3.3.Tính kiên định:

Một người quản trị mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng trong các quyết định của mình Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư tưởng bảo thủ, ngoan cố không biết sửa chữa những sai lầm Hơn nữa, anh ta phải biết nghiêng về lẽ phải trong việc phân xử các xung đột trong nội bộ của mình

3.4.Biết chấp nhận mạo hiểm:

Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại.Tuy nhiên, nếu bạn là một người quản trị có tham vọng, bạn cần phải tự hỏi

Trang 11

chính mình rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá hay không? Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công, bạn cần biết vượt qua rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử thách Nếu thử thách là quá khó, hãy dành thời gian cho việc lên kế hoạch “tác chiến”, càng có nhiều sự chuẩn bị, mức độ mạo hiểm trong tình huống của bạn càng được giảm bớt

3.5.Sự kiên trì:

Người quản trị không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật sự đối đầu với nó Mọi thứ không phải luôn luôn dễ dàng đối với bạn và bởi vì bạn là người đứng đầu nên bạn cần biết thử trải nghiệm thật nhiều cho đến khi nào thành công thì thôi

3.6.Sự quả quyết:

Là người đứng đầu, bạn được trông chờ trong việc đưa ra những quyết định quan trọng trong khi những người khác thường cố gắng tránh xa nó Cho dù những quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và những người xung quanh mình thì bạn cũng phải chấp nhận điều đó Sự cả nể, nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn bạn đến những sai lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy” trong vị thế là người quản trị của bạn Đôi khi bạn cũng cần nhẫn tâm một chút trong việc sa thải một nhân viên nào đó vì hành động của anh ta gây tổn hại lớn đến lợi ích của công ty

3.7.Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân:

Bạn có sẵn sàng để làm điều đó để công việc của mình tiến triển tốt hay không? Là một người đứng đầu một tập thể, bạn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để quản lý tốt những người dưới quyền và công việc của mình Thậm chí, sự bận rộn đó còn chiếm cả những khoảng thời gian riêng tư dành cho bản thân và gia đình bạn

3.8.Khả năng thích nghi:

Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày mai thì lại khác Một người quản trị có tài cần phải nhận thức được điều đó và phải biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi Anh ta phải luôn cập nhật những kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc của mình

Trang 12

Để trở thành một nhà quản trị tài năng thật không dễ dàng chút nào Nó đòi hỏi bạn phải thật sự yêu thích công việc của mình cùng với những công sức và sự nỗ lực không ngơi nghỉ để có thể hội tụ được những phẩm chất cần có của người quản trị

Hãy tự hỏi mình vì sao những người khác cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực hiện theo sự điều động, hướng dẫn của bạn Chắc chắn, bạn sẽ tìm thấy động lực để hoàn thành tốt vai trò của một người quản trị Xin chúc bạn thành công!

4 Kỹ năng của nhà quản trị Phạm Nhật Vượng:

Kỹ năng quản trị là nói về khả năng vận dụng những kiến thức về quản trị vào hoạt động thực tế để đạt được hiệu quả quản trị cao nhất Một nhà quản trị tốt phải có được các kỹ năng nhận thức, kỹ năng quan hệ và kỹ năng công việc Tất nhiên, không ai có thể hội tụ đủ tất cả các kỹ năng này, nhà quản trị có thể có kỹ năng này nhưng không có kỹ năng kia Vì vậy, họ cần phải có khả năng học tập liên tục và tự phát triển những kỹ năng mà mình còn khiếm khuyết, cũng như cần phải áp dụng một cách rất linh hoạt các kỹ năng trong công việc quản trị của mình

Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch: Đây là một kỹ năng không thể thiếu

của nhà quản trị Họ xây dựng tầm nhìn chiến lược cho công ty, đồng thời cũng phải quản lý và lập kế hoạch cho các mục tiêu mà công ty cần đạt tới Có khả năng quản lý và lập kế hoạch, thì nhà quản trị mới có thể duy trì, phát triển và thay đổi được tầm nhìn chiến lược khi cần thiết

Kỹ năng giao quyền hiệu quả: Nhà quản trị phải biết phát hiện nhân tài

– người có khả năng bổ sung những khiếm khuyết của bạn thay vì biết cách khen ngợi mà hãy phân quyền và phân bổ công việc một cách hợp lý Bên cạnh đó, người quản trị cần phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những con người giỏi, những người dám đặt những mục tiêu vô cùng thách thức và tìm cách để thực hiện nó.

Kỹ năng truyền cảm hứng: Biết cách truyền cảm hứng cho người khác

và bạn sẽ nhận được những điều mà bạn mong đợi khi bạn quan tâm nhiều đến họ Muốn trở thành nhà quản trị giỏi, bạn cần phải hiểu nhân viên của mình, biết lắng nghe và chia sẻ với cấp dưới chứ không phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo Khi có vấn đề rắc rối, phải đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải quyết hợp tình hợp lý

Trang 13

Kỹ năng giao tiếp: Nhà quản trị phải có một kỹ năng giao tiếp tốt bằng

cả văn nói và văn viết, vì điều đó sẽ bộc lộ được khả năng nhiều mặt của bạn và có ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công của công ty Muốn thuyết phục được nhân viên tin mình, theo mình, nhà quản trị phải biết cách truyền đạt thông tin Muốn thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, nhà quản trị phải biết cách khuyến khích, động viên, hay muốn có các bản hợp đồng, nhà quản trị cũng phải biết cách thương thuyết

Có thể nói giao tiếp tốt là kỹ năng rất cần thiết để đạt được hiệu quả công việc một cách tối ưu Nó là phương tiện giúp bạn xây dựng và vận hành tốt đẹp các mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên… Ngoài ra giao tiếp hiệu quả không chỉ giúp bạn bày tỏ được ý kiến cá nhân mà còn khiến mọi người dễ dàng chấp nhận ý kiến đó.

Để làm được điều này bạn cần khéo léo trong giao tiếp, không nên gặp gì nói đó, nói cần suy nghĩ cân nhắc trước sau Có như thế lời nói mới có giá trị.

Trong buổi nói chuyện với Viettel ông Phạm Nhật Vượng đã cho thấy mình không chỉ là một nhà lãnh đạo tài ba mà còn hết sức khéo léo trong giao tiếp Khi được hỏi về lý do vì sao nhân sự của VinGroup đa phần là nữ giới, có phải vì nữ giới dễ bắt nạt hay không? Ông đã rất khéo léo đưa ra ý kiến của mình: “Thực ra nhiều hay ít là do khái niệm, nó được xác định trên cơ sở nhu cầu” Câu trả lời này của ông khiến cho mọi người không khỏi tò mò và hứng thú để nghe ông lý giải: “…Những công việc gì đòi hỏi đàn ông làm thì ở VinGroup đều do đàn ông làm còn việc gì phụ nữ làm tốt hơn thì do phụ nữ làm…”

Có thể thấy rằng khi bạn có kỹ năng giao tiếp tốt thì dù bị đặt vào một hoàn cảnh “khó nhằn” cũng có thể dùng ngôn ngữ linh hoạt mà dễ dàng tháo gỡ đồng thời tạo sức hút cho câu chuyện của mình.

Kỹ năng nhận thức: Bao gồm khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề, suy

nghĩ logic và toàn diện Nhà quản trị cần có các kỹ năng này để nhận thức được các xu thế phát triển, những cơ hội và thách thức trong tương lai, dự đoán được những thay đổi, từ đó hình thành nên tầm nhìn cho tổ chức

Kỹ năng quan hệ xã hội: bao gồm khả năng nhận thức về hành vi của

con người và quá trình tạo lập mối quan hệ giữa con người với con người Cụ thể đó là những hiểu biết về cảm xúc, thái độ, động cơ của con người thông qua lời nói và hành động của họ Chính kỹ năng “hiểu người” sẽ giúp nhà quản trị có cách truyền cảm hứng và tạo động lực cho cấp dưới một cách hiệu quả

Trang 14

Kỹ năng chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình

Trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn cũng cần phải biết cách lắng nghe và tiếp nhận ý kiến trái chiều Trong buổi nói chuyện tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã chia sẻ cách ông áp dụng kỹ năng chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình trong kinh doanh Ông luôn tâm niệm phải “lắng nghe phản hồi của khách hàng, tìm chỗ bị chê mà xử lý”.

Trong kinh doanh có lắng nghe những phản hồi của khách hàng doanh nghiệp mới có được cái nhìn khách quan về sản phẩm để biết đâu là điểm mạnh điểm yếu để hoàn thiện sản phẩm tốt hơn Từ đó mới đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của thị trường hiện nay.

Ông cũng có cách lắng nghe vô cùng đặc biệt, theo ông cần “sử dụng đa kênh để lấy phản hồi, đặc biệt là kênh truyền thông xã hội” Vì sao lại cần sử dụng đa kênh để lấy phản hồi? Bởi với phản hồi từ nhiều kênh khác nhau chúng ta sẽ có cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn về chính sản phẩm và doanh nghiệp của mình Và trong các kênh đó thì kênh truyền thông xã hội là kênh vô cùng quan trọng bởi sức ảnh hưởng rộng khắp và sâu sắc của nó tới khách hàng, người tiêu dùng.

Kỹ năng công việc: là những kiến thức về phương pháp, tiến trình, kỹ

thuật… về một lĩnh vực chuyên biệt nào đó Người quản trị cần phải là người sở hữu các tri thức và phải là chuyên gia trong lĩnh vực họ đang làm.Một nhà quản trị tốt phải là một nhà quản lý giỏi, vì vậy nhà quản trị phải có được các kỹ năng quản lý, lập kế hoạch…của một nhà quản lý Có đủ kiến thức để có cái nhìn tổng quan về công việc có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công cũng như thất bại Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra nó để có cách giải quyết hợp lý.

Theo ông Phạm Nhật Vượng “Thành công của mỗi dự án, mỗi hướng đầu tư đều rất khó khăn nhưng cần phải nỗ lực cố gắng và biết quản trị những rủi ro xảy đến một cách tổng thể” Ông cũng lên kế hoạch mở rộng hệ thống Vinmart và “chấp nhận tỷ lệ 20-30% 1 năm sau vứt đi” chỉ để chớp thời cơ phủ hết thị trường trước nguy cơ doanh nghiệp nước ngoài lấn vào thị trường Việt Nam Điều này cho thấy ông đã luôn có cái nhìn toàn diện trước mỗi dự án, mỗi công việc mình định làm trong tương lai.

Ông đã nhìn thấy trước khả năng thành công cũng như những thuận lợi, khó khăn tiềm tàng mà doanh nghiệp của mình có thể vấp phải Ông đã nhận ra việc các doanh nghiệp nước ngoài đang dần chiếm lĩnh thị trường bán lẻ hàng

Ngày đăng: 25/04/2024, 21:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w