Thời Ngô - Đinh - Tiền Lê, nước ta đã bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủtrong điều kiện đất nước đã độc lập, các triều vua đã có một số biện phápkhuyến nông như đào vét kênh, vua tổ
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
BÀI THUYẾT TRÌNH LÀM VIỆC NHÓMCHỦ ĐỀ: “NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN NGÔ-ĐINH-TIỀN LÊ
VÀ GIAI ĐOẠN LÝ-TRẦN-HỒ”
Nhóm 3Lớp luật kinh tế - K47KHọc phần: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Huế, ngày 9 tháng 11 năm 2023
Trang 2NỘI DUNG TRÌNH BÀYI.NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN NGÔ - ĐÌNH - TIỀN LÊ:
1 Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội :Đây là giai đoạn mở ra thời kì độc
lập,tự chủ của đất nước sau 1000 năm bị Bắc thuộc.Vì vậy chính trị thời nàybất ổn, kinh tế gặp khó khăn, xã hội loạn lạc
a Về kinh tế:
- Ở thời kì này, quyền sử dụng đất thuộc về làng xã, theo tập tục chia nhau càycấy, nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua Nông nghiệp dần ổn định vàbước đầu phát triển
- Thời Đinh đã có những xưởng đúc tiền, chế tạo vũ khí, may mũ áo , xây cungđiện, chùa chiền Các nghề thủ công truyền thống cũng phát triển như dệt lụa,làm gốm
Thời Ngô - Đinh - Tiền Lê, nước ta đã bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủtrong điều kiện đất nước đã độc lập, các triều vua đã có một số biện phápkhuyến nông như đào vét kênh, vua tổ chức lễ cày Tịch điền; về thủ côngnghiệp, các thợ lành nghề không còn bị bắt đưa sang Trung Quốc… nền kinh tếđã có sự phát triển
b Về chính trị:
- Nhà Ngô (939 – 968): + Nhà Ngô trải qua 3 đời vua: Ngô vương ( 938 – 944), Dương Bình Vương(945 – 950), Hậu Ngô Vương (951 – 965)
+ Sau khi đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyềnxưng vương, lập ra nhà nước Ngô đóng đô ở Cổ Loa
+ Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước bị chia cắt thành 12 sứ quân cát cứ, gây racảnh loạn lạc Từ đó đất nước trải qua thời kì nội chiến tranh giành quyền lựcgiữa các sứ quân
- Nhà Đinh (968 – 980):+ Nhà Đinh trải 2 đời vua: Đinh Tiên Hoàng (968 – 980), Đinh Tuệ (980)+ Sau khi dẹp tan loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôihoàng đế, lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ởHoa Lư
- Nhà Tiền Lê (980 – 1009):+ Nhà Tiền Lê trải qua 3 đời vua: Lê Đại Hành ( 980 -1005), Lê Long Việt(1005), Lê Long Đĩnh(1005 -1009)
Trang 3+ Năm 980, Lê Hoàn lên ngôi, lập ra nhà Tiền Lê Lê Hoàn tiếp tục củng cốđất nước, đánh bại quân Tống xâm lược, xây dựng đất nước vững mạnh.
c Về xã hội:- Xã hội chia thành 3 tầng lớp: tầng lớp thống trị gồm vua, quan văn võ (cùng
một số nhà sư); tầng lớp bị trị mà đa số là nông dân tự do, cày ruộng công làngxã; tầng lớp cuối cùng là nô tì (số lượng không nhiều)
- Nho học chưa tạo được ảnh hưởng, giáo dục chưa phát triển Đạo Phật đượctruyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, nhà sư được nhândân quý trọng Nhiều loại hình văn hóa dân gian như ca hát, nhảy múa, đuathuyền… tồn tại và phát triển trong thời gian này
2 Triều đình nhà Ngô.a Nguyên nhân ra đời:
- Sau khi trận chiến trên sông Bạch Đằng thắng lợi (938), Ngô Quyền xưngVương, lập ra triều đại nhà Ngô (939-968) đóng đô ở Cổ Loa và xây dựng nhànước theo mô hình chính thể nhà nước trung ương tập quyền
b Tổ chức bộ máy nhà nước:- Chính quyền trung ương:
+ Đứng đầu tổ chức bộ máy nhà nước là Vua+ Dưới vua là đội ngũ quan lại, nhưng không có cơ sở để làm rõ đội ngũ nàyđược tổ chức ra sao vì các nguồn tư liệu lịch sử về triều đại này khá ít.+ Bộ máy chính quyền đơn giản, hoạt động chưa được thể chế hóa, việc lựachọn quan lại chưa có chế độ rõ ràng, pháp luật chưa thành văn
- Chính quyền địa phương:+ Nhà Ngô vẫn phỏng theo bộ máy của chính quyền Trung Hoa trước đây.Những người đứng đầu các châu là thứ sử Các đơn vị bên dưới kế thừa từ thờiTự chủ: gồm có giáp, xã Đứng đầu giáp là Quản giáp và Phó tư giáp, đứng đầuxã là 2 người lệnh trưởng, chính và tá
Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước còn sơ khai, đơn giản nhưng được thống
nhất từ trung ương đến địa phương Việc xây dựng chính quyền mới của nhàNgô đã thể hiện được ý thức độc lập, tự chủ giúp đất nước yên bình và đặt nềnmóng cho một quốc gia độc lập, thống nhất.
3 Triều đình nhà Đinh.a Nguyên nhân ra đời:
Trang 4- Năm 944, Ngô Quyền mất Lợi dụng sự suy yếu của chính quyền trung ương,các thế lực địa phương nổi dậy cát cứ gây ra loạn mười hai sứ quân, đi ngượclại nguyện vọng thống nhất đất nước của nhân dân Năm 968, Đinh bộ lĩnh đãđánh bại các sứ quân, thống nhất đất nước, lập ra nhà Đinh.
- Thời Đinh, nhà nước lấy đạo Phật quốc giáo nên ngạch tăng quan có vai trò lớntrong việc tham dự triều chính, người đứng đầu tăng quan có quyền như Tểtướng là một cố vấn cho nhà vua
+ Đứng đầu là hoàng đế trị vì muôn dân + Định quốc công: viên quan đầu triều, tương đương Tể tướng.+ Đô hộ phủ sĩ sư: trông coi việc hình án ở phủ đô hộ.+ Thập đạo tướng quân: tướng chỉ huy 10 đạo quân.+ Nha hiệu: cũng là quan to, không rõ chức năng.+ Tăng thống: là chức quan đứng đầu phật giáo trong cả nước.+ Tăng lục: là chức quan trông coi phật giáo, giúp việc cho tăng thống.+ Sùng chân uy nghi: quan trông coi về đạo giáo
+ Ngoài ra, còn có: Chi hậu nội nhân, Đô úy, Chính quyền địa phương:
- Vua Đinh chia nước làm nhiều đạo, dưới đạo là giáp và xã Đến nay, địa bàncủa từng đạo, hệ thống quan chức các cấp chính quyền chưa xác định đượcrõ ràng
Tổ chức quân đội: Đinh Tiên Hoàng phiên chế quân đội thành mười đạo, mỗiđạo mười quân, mỗi quân mười lữ, mỗi lữ mười tốt, mỗi tốt mười ngũ, mỗingũ mười người
Nhận xét: Nhìn chung, bộ máy hành chính thời kỳ này là bộ máy chính quyền
quân chủ thời kỳ mới độc lập, tự chủ, nên còn khá sơ sài, đơn giản, chưa thậthoàn bị
4 Triều đình nhà Tiền Lê.a Nguyên nhân ra đời:
Trang 5- Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Tiễn – con trai trưởng của Đinh TiênHoàng bị ám sát, nguy cơ cát cứ và nạn ngoại xâm đồng thời uy hiếp đất nước.Trong tình hình đó, quân sĩ và một số quan lại Thập đạo tướng quân Lê Hoànlên làm vua lập ra triều Tiền Lê và sau khi lên ngôi Lê Hoàn vẫn đóng đô ởHoa Lư.
+ Đứng đầu là hoàng đế đại diện cho thượng đế để trị vì nhân dân, đồng thời làđại diện cho dân trước thượng đế
+ Đại tổng quản trị quân dân sự: viên quan đầu triều, tương đương tể tướng.+ Thái sư: là quan văn, đại thần trong triều, cố vấn cao cấp của vua.+ Thái úy: tướng chỉ huy quân đội
+ Nha nội đô chỉ huy sứ.+ Đạo sư: là chức quan đứng đầu phật giáo trong cả nước.+ Tăng lục: là chức quan trông coi phật giáo, giúp việc cho đạo sư. Chính quyền địa phương: nhà Tiền Lê chia nước thành các lộ, phủ, châu,
hương, xã Đứng đầu các lộ, phủ, châu là các chức quan An phủ sứ, tri phủ, triChâu Các quan lại địa phương nắm giữ cả quyền hành pháp và tư pháp. Tổ chức quân đội: năm 1002 Lê Hoàn định quân ngũ, phân tướng hiệu làm hai
ngạch quan văn võ, tổ chức quân cấm vệ gồm 3000 người trên trán có ba chữ“Thiên tử quân”
Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất
so với trước Triều đình có đầy đủ các bộ, tự, các khoa và các cơ quan chuyênmôn Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăng cường từ triều đình đếnđịa phương, đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tựchủ
5 Hoạt động của nhà nước:a Hoạt động đối nội:
Trang 6- Về kinh tế: Nhà Nước độc lập dân tộc đã thi hành các chính sách nhằm xóa bỏách bóc lột nặng nề, phi lý độc quyền dưới chính quyền đô hộ Tiêu biểu là cảicách của Khúc Hạo theo Khâm Định Việt sử thông giám cương mục là “Bìnhquân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kêu rõ họ tên, quê quán giaocho giáp trưởng trông coi” Chính sự cốt chuộng khoan dung giản dị nên nhândân đều được yên vui Nguồn thu nhập chủ yếu của Nhà Nước là thuế ruộngđánh đồng đều theo hộ khẩu và ở mức độ nhẹ thể hiện thái độ “khoan dung”của Nhà Nước Đồng thời Nhà Nước xác lập quyền sở hữu Nhà Nước tối caovề ruộng đất trên danh nghĩa.
- Về chính trị: song song với việc phá bỏ bộ máy chính quyền đô hộ và nhanhchóng xây dựng chính quyền tự chủ, các nhà nước độc lập luôn luôn chú trọnghoạt động trấn áp các thế lực cát cứ, bảo vệ sự hệ thống đất nước
- Về văn hóa tư tưởng: Nhà Nước độc lập dân tộc đã phục hồi và phát triển nềnvăn hóa dân gian mang tính chất cởi mở và thượng võ
b Hoạt động đối ngoại :
- Đối với phong kiến phương Bắc, đường lối đối ngoại của Nhà nước độc lậpdân tộc thế kỷ X đã thi hành chính sách đối ngoại mềm dẻo, chịu tiến công vàchấp nhận thụ phong của triều đình phong kiến Trung Quốc để thực hiện chiếnlược giành quyền tự chủ, bảo vệ và củng cố nên độc lập tự chủ lâu dài, nhưngkiên quyết đập tan các cuộc xâm lược của phong kiến phương Bắc để bảo vệđộc lập dân tộc, giữ vững chủ quyền quốc gia
- Đối với phong kiến ở phía Nam, năm 982 Lê Hoàn thực hiện cuộc tấn côngChiếm Thành theo chiến lược “ tiên phát chế nhân” Cùng với những hoạt độngquân sự để trấn áp các thế lực cát cứ trong nước, những hoạt động quân sựhướng ngoại của nhà Tiền Lê có tác dụng tích cực chế ngự kẻ thù, loại trừnguy cơ ngoại xâm ở phía nam, củng cố sự thống nhất đất nước
II.PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ1 Khái quát
- Năm 939, Ngô Quyền “chế định triều nghi phẩm phục” Năm 950, Ngô
Xương Văn bảo hai viên chỉ huy sứ Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc rằng:“Đức của Tiên vương ta (Ngô Quyền) thấm khắp lòng dân, phàm chính lệnhban ra không ai không vui lòng nghe theo” Theo Việt sử thông giám cươngmục, năm 968, Đinh Tiên Hoàng “muốn dùng oai lực để chế trị thiên hạ” mới
Trang 7đặt vạc lớn ở sân, nuôi hổ dữ ở cũi, hạ lệnh rằng: “hễ kẻ nào vi phạm thì bắt bỏvào nấu trong vạc, hay cho hổ ăn thịt Ai nấy sợ hãi, không dám phạm pháp”.Những hình ảnh khóc liệt trên là công cụ đắc lực hỗ trợ cho nhà Đinh trấn ápcác thế lực chống đối và cát cứ
- Thời Tiền Lê, cũng theo Tống sử ghi lại năm 990, tình hình pháp luật rất tuỳ
tiện Theo Cương mục, năm 1002, Lê Hoàn bắt đầu định luật lệ, năm 1003,những người làm phản bị tội chém bêu đầu
- Đến đời Vua Long Đĩnh (1005-1009), nhà Vua “dùng nhiều hình phạt tàn
ngược để giết người” (Cương mục); Thiêu người, lấy dao cùn róc thịt ngườicho chết dần;
2.Nội dung:- Nguồn sử liệu ít ỏi không cho chúng ta biết được chi tiết cụ thể về pháp luật
thời kì này Tuy nhiên có thể phát thảo một số đặc điểm cơ bản của pháp luậtthời kì này như sau:
+ Pháp luật thế kỉ thứ X là nền pháp luật sơ khai của Nhà nước tự chủ, còn đơngiản, sơ sài, và mang nặng tính áp chế
+ Nhiều tập quán chính trị được hình thành, từ thời Đinh trở đi, Hoàng đếthường phong tước vương cho con trai, cắt cử hoàng tử đi trấn giữ, cai quảnnhững vùng trọng yếu, Vua cũng lập nhiều hoàng hậu, mời các cao tăng làm cốvấn chính trị
+ Luật pháp thành văn và tập quán chính trị chủ yếu xác lập và điều chỉnh mộtsố lĩnh vực trọng yếu, cấp bách như quan chế, quân sự Bên cạnh đó luật tụcvẫn giữ vai trò quan trọng và rộng khắp trong việc điều chỉnh các quan hệ xãhội Đó là những lệ của làng xã cổ truyền chủ yếu điều chỉnh các quan hệ tronglĩnh vực ruộng đất, hôn nhân và gia đình
+ Các hình phạt mang tính chất hà khắc và tàn bạo và được Nhà nước Đinh,Tiền Lê coi đó là công cụ đắc lực hỗ trợ cho cuộc đấu tranh quân sự chống lạicác thế lực chống đối cát cứ
Nhận xét: Pháp luật còn đơn sơ, chưa chịu ảnh hưởng của Nho giáo, quy định
pháp luật chủ yếu mang tính trừng trị Tuy nhiên, pháp luật thời Tiền Lê đã đặt nền tảng ban đầu cho pháp luật Đại Việt sau này.
Trang 8Ngô-Đinh-III.NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN LÝ-TRẦN-HỒ1 Triều đình Nhà Lý ( 1010 - 1225)
a Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi Lê Long Đĩnh mất (1009), triều đình thống nhất đưa Lý Công Uẩn lênngôi, lập ra Triều Lý, lấy hiệu là Lý Thái Tổ, dời đô về Đại La và đổi tên thànhThăng Long Với sự ra đời của nhà Lý đã chấm dứt 72 năm khủng hoảng chínhtrị - xã hội
b.Hình thức chính thể:
- Nhà Lý là nhà nước quân chủ quý tộc Vua là người đứng đầu nhà nước, hoàngthân quốc thích là hậu thuẫn chính trị hùng mạnh cho quyền lực của nhà vua.Vương hầu, tôn thất đều được trọng dụng và khuyến khích hôn nhân nội tộcvừa để củng cố sự vững chắc của vương triều vừa nhằm đảm bảo tính thuầnnhất của dòng họ, bảo vệ ngôi vua được bền vững
+ Các quan võ: Thái úy, Thiếu úy, Binh chương sự.- Tầng lớp quý tộc gồm những người thân thuộc của nhà Vua và một số công
thần nắm giữ các trọng trách ở trung ương và địa phương, các hoàng tử đượcphong tước vương và cử đi trấn thị những nơi trọng yếu
Chính quyền địa phương:- Năm 1010, Lý Thái Tổ đổi 10 đạo thành 24 bộ Dưới lộ là phủ, huyện và cuối
cùng là hương, giáp và thôn Ở miền núi các khu vực hành chính chia thànhchâu, trại
Tổ chức quân đội: Tổ chức quân đội được quan tâm đặc biệt vì chiến tranhngoại xâm là nguy cơ trực tiếp và thường xuyên diễn ra, nên quân đội được tổchức rất chặt chẽ, trang bị đầy đủ và có tinh thần chiến đấu cao, gồm: quâncấm vệ và quân ở các lộ Ngoài quân đội của nhà vua, các vương hầu và tri phủcòn có lực lượng gia binh, lực lượng này được sử dụng khi cần thiết và dưới sựkiểm soát của Quân vương hầu
Trang 9 Nhận xét: Nhà nước giai đoạn Lý là một nhà nước quân chủ trung ương tập
quyền Nhà nước đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt, tạo tiền đềcho sự phát triển của đất nước trong những giai đoạn sau.
2 Triều đình Nhà Trần (1226-1400)a Hoàn cảnh ra đời:
- Đến cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu Chính quyền không chăm lođến đời sống của dân; nội bộ triều đình mâu thuẫn, nhân dân sống cơ cực;nhiều nơi dân nghèo nổi dậy đấu tranh, quân xâm lược phương Bắc thườngxuyên rình rập Vua Lý phải dựa vào họ Trần mới giữ được ngai vàng Từ đó,mọi việc trong triều đình đều do Trần Thủ Độ quyết định
- Lý Huệ Tông không có con trai, truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàngmới 7 tuổi Trần Thủ Độ tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, rồi nhườngngôi cho chồng (đầu năm 1226) Nhà Trần được thành lập
b Hình thức chính thể: Bộ máy chính quyền thời Trần được xây dựng trên hình
thức chính thể quân chủ quý tộc Biểu hiện của nó là hầu hết các trọng trách ởbộ máy trung ương đều do tầng lớp quý tộc nắm giữ
c Bộ máy nhà nước thời Trần: Dựa trên tổ chức bộ máy Nhà nước thời Lý, các
vua Trần không ngừng củng cố và hoàn thiện bộ máy Nhà nước. Chính quyền trung ương:
- Đứng đầu Nhà nước là Vua- Dưới vua là quan văn và quan võ- Bên cạnh các chức quan và cơ quan đã tồn tại ở thời Lý thì còn có thêm các
cơ quan và chức quan chuyên trách mới đáp ứng yêu cầu của bộ máy hànhchính
+ Thẩm hình viện là cơ quan xét xử cao nhất+ Tam ty viện là cơ quan có chức năng giám sát việc thi hành pháp luật củacác quan lại và viên chức Nhà nước đồng thời là cơ quan xem xét đề nghịVua sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật của Nhà nước
+ Bình bạc ty (ở Thăng Long) coi việc hình án, kiện tụng.+ Quốc sử viện phụ trách công tác viết sử cho triều đình.+ Thái y viện có chức năng chăm nom sức khỏe cho triều đình.+ Tư thiên giám phụ trách việc làm lịch, thiên văn, dự báo thời tiết.+ Quốc tử giám, Quốc học viện phụ trách công việc giáo dục, đào tạo sĩ tử,đội ngũ quan lại
Trang 10- Nhà Trần có đặt thêm các chức Tư đồ, Tư mà, Tư không, gọi chung là tamtư; Tướng quốc và các chức Đại hành khiển, Tham tri chính sự đứng đầubách quan Tướng quốc tương đương Tể tướng Về đại thể chức trách củatam tư như sau:
+ Tư đồ: Phụ trách các công việc ngoại giao, văn hoá, lễ nghi Do chức năngquan trọng như vậy, tư đồ thường kiêm nhiệm chức tể tướng
+ Tư mã Phụ trách quốc phòng, công an, tư pháp.:
+ Tư không: Phụ trách các vấn đề còn lại của đời sống xã hội. Chính quyền địa phương:
- Nhà Trần đã tiến hành chia lại các đơn vị hành chính Năm 1242, đổi 24 lộthời Lý ra làm 12 bộ Lộ gồm các phủ, châu, huyện và xã
+ Cấp lộ: có hai viên quan trông coi việc hành chính và tư pháp là An phủchánh sứ, An phủ phó sứ và một viên quan Trấn phủ chỉ huy quân đội.+ Cấp phủ: đứng đầu là Tri phủ
+ Cấp huyện: đứng đầu là Tri huyện, ở châu có Tuần sát (Tào vân sứ)+ Cấp xã: đại, tiểu tư xã đứng đầu, ngoài ra còn có xã quan, xã chính.+ Ngoài ra còn có các chức quan thực hiện chức năng quản lý kinh tế: Viênquan trông coi đê điều: Hà đê chánh sứ, Hà đê phó sứ; Viên quan trông coi,quản lý đồn điền: Đồn điền chánh sứ, Đồn điền phó sứ
Về quân sự:- Quân đội Trần được tổ chức theo nguyên tắc thân quân (đối với lực lượng
thường trực chuyên nghiệp) và sương quân (đối với lực lượng bán chuyênnghiệp) nhưng có nhiều thay đổi cho phù hợp với tình hình mới Lực lượngthường trực chuyên nghiệp bao gồm: quân cấm vệ, quân các lộ, quân vươnghầu
+ Quân cấm vệ được xây dựng theo hướng chính quy, vừa làm nhiệm vụ bảovệ vua, triều đình, kinh thành và Thái Thượng Hoàng, vừa sẵn sàng chiếnđấu bảo vệ đất nước vối bộ phận trực tiếp bảo vệ vua, triều đình
+ Quân các lộ có nhiệm vụ bảo vệ địa phương và là công cụ quyền lực củabộ máy nhà nước ở lộ (cả nước có 12 lộ)
+ Quân vương hầu phát triển mạnh, chiếm tỷ lệ cao trong quân đội Trần- Nhà Trần xây dựng lực lượng vũ trang theo chính sách “ngụ binh ư nông” kết
hợp nghĩa vụ binh dịch của đinh tráng với chế độ thay phiên nhau về sản xuấtcủa sương quân