Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em chọn đề tài NỘI DUNG I.khái niệm 1.Khái niệm đạo đức và pháp luật Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉ
Trang 1MỞ ĐẦU
Đạo đức là lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần của xã hội , nảy sinh từ thực tiễn các quan
hệ xã hội giữa con người với nhau , nó bao gồm toàn bộ các quan điểm,quan niệm về thiện, ác, tố,xấu , lương tâm trách nhiệm , hạnh phúc , công bằng,…cùng với các quy tắc đánh giá, điều chỉnh các hành vi ứng xử giữa cá nhân với cá nhân , cá nhân với xã hội trong xã hội Mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và pháp luật được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiều và có những kết luận lí thú về mối quan hệ này.Vậy, thế nào là chuẩn mực đạo đức, pháp luật? Đặc điểm và mối quan hệ của chúng như thế nào ? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em chọn đề tài
NỘI DUNG I.khái niệm
1.Khái niệm đạo đức và pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều
chỉnh xã hội, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế
Đạo đức là hệ thống các quy tắc xử sự một cách chuẩn mực được hình thành trong các
quan hệ con người với nhau qua các thời kì
2.Khái niệm chuẩn mực đạo đức
Chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc ,yêu cầu ,đòi hỏi đối với hành vi xã hội
của con người ,trong đó xác lập những quan điểm,quan niệm chung về công bằng và bất công ,về cái thiện và cái ác ,về lương tâm ,danh dự ,trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội
Trang 2II.Các đặc điểm của chuẩn mực đạo đức
Chuẩn mực đạo đức là loại chuẩn mực xã hội bất thành văn ,nghĩa là các quy
tắc ,yêu cầu của nó không được ghi chép thành văn bản dưới dạng một “bộ luật đạo đức” nào cả ,mà nó tồn tại dưới hình thức những giá trị đạo đức ,những bài học về luân thường đạo lí ,phép đối nhân xử thế giữa con người với nhau trong xã hội.Chuẩn mực đạo đức thường được củng cố ,giữ gìn và phát huy vai trò ,hiệu lực của nó thông qua con đường giáo dục truyền miệng ,thông qua quá trình xã hội hóa cá nhân ,được củng cố ,tiếp thu và lưu truyền từ đời này sang đời khác ,từ thế hệ này sang thế hệ khác.Trong lịch sử xã hội ,chuẩn mực đạo đức được hình thành từ rất sớm trong xã hội nguyên thủy ,khi mà các hiện tượng nhà nước và pháp luật còn chưa xuất hiện Trong xã hội này ,cùng với các tập quán ,chuẩn mực đạo đức là nhân tố chủ yếu chi phối và điều chỉnh hành vi của con người
Ví dụ như việc ta đi đường nhìn thấy một bà cụ muốn qua đường nhưng trên đường có quá nhiều xe ,bà đứng mãi mà không qua được.Ta nhìn thấy như vậy chẳng lẽ lại ngoảnh mặt quay đi.Tất nhiên là sẽ chẳng có bất kì điều luật nào quy định nhìn thấy cảnh tượng như vậy ta phải quay lại đỡ bà cụ qua đường và cũng chẳng có tòa án nào xử vụ việc nếu không đỡ bà cụ qua đường ta sẽ nhận một mức án ngồi tù hay bị phạt tiền cả.Có chăng tòa án ở đây chỉ là tòa án lương tâm và hình phạt mà ta nhận lấy chính là sự cắn dứt lương tâm mà thôi.Chuẩn mực đạo đức là một loại chuẩn mực bất thành văn nhưng nó lại
có tác động to lớn đến việc con người sẽ hành xử như thế nào trong một vài trường hợp
cụ thể như trong hoàn cảnh như trên chẳng hạn
Chuẩn mực đạo đức mang tính giai cấp ,mặc dù tính giai cấp của nó không thể hiện
mạnh mẽ ,rõ nét như tính giai cấp của chuẩn mực pháp luật.Tính giai cấp của chuẩn mực đạo đức thể hiện ở chỗ nó được sinh ra cũng là nhằm củng cố ,bảo vệ hay phục vụ cho các nhu cầu ,lợi ích vật chất ,tinh thần của giai cấp này hay giai cấp khác trong một xã
Trang 3hội nhất định Ph.Angghen khẳng định : “Xét cho đến cùng ,mọi học thuyết về đạo đức
đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ.Và vì cho đến nay xã hội đã vận động trong những sự đối lập giai cấp ,cho nên đạo đức cũng luôn là đạo đức của giai cấp :hoặc là nó biện hộ cho sự thống trị và lợi ích của giai cấp thống trị ,hoặc là khi giai cấp thống trị đã trở nên khá mạnh thì nó tiêu biểu cho sự nổi dậy chống lại sự thống trị nói trên và tiêu biểu cho lợi ích tương lai của những người bị
áp bức”
Chuẩn mực đạo đức được đảm bảo tôn trọng và thực hiện trong thực tế xã hội là nhờ vào hai nhóm các yếu tố :các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan
Các yếu tố chủ quan là các yếu tố tồn tại ,thường trực trong ý thức ,quan điểm của mỗi
cá nhân ,chi phối và điều khiển hành vi đạo đức của họ ,bao gồm:
* Những thói quen ,nếp sống trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người ,chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình xã hội hóa cá nhân ,trở thành cái thường trực trong mỗi người và điều khiển hành vi đạo đức của họ một cách tức thời ,gần như mang tính “tự động”
Ví dụ như việc không ai và cũng không có pháp luật nào quy định việc con người trong cuộc sống ,trong công việc luôn phải làm việc đúng giờ ,làm việc thật cẩn thận ,tỉ mỉ ,kĩ càng nhưng sự thật là trong cuộc sống vẫn luôn có những con người quy củ với những quy định đã trở thành thói quen ,nếp sống sinh hoạt của bản thân.Bác Hồ của chúng ta là một tấm gương điển hình về làm việc quy củ và đúng giờ.Đây chính là tác động của chuẩn mực đạo đức lên hành vi của con người
* Sự tự nguyện ,tự giác của mỗi con người trong việc thực hiện hành vi đạo đức phù hợp với các quy tắc của chuẩn mực đạo đức Nếu như pháp luật được tuân thủ và thực hiện chủ yếu nhờ vào sức mạnh cưỡng bức của các chế tài thì chuẩn mực đạo đức chủ yếu dựa vào sự tự nguyện ,tự giác của mỗi cá nhân
Trang 4Ví dụ như việc ta đi trên đường làng ta nhìn thấy người già người lớn tuổi ta luôn chào hỏi họ một cách lễ phép.Đâu có quy phạm pháp luật nào quy định việc ta phải chaof những người lớn tuổi ta gặp trên đường nhưng ta vẫn luôn làm việc này với một trạng thái rất vui vẻ không chút gò bó hay khó chịu.Đó chình là do ta thực hiện hành vi đó bằng
sự tự nguyện ,tự giác,không cần ai nhắc nhở mà cũng không cần đến sự cưỡng chế của pháp luật
* Sức mạnh nội tâm ,chịu sự chi phối bởi lương tâm của mỗi người ,Lương tâm thường được ví như một thứ “tòa án” đặc biệt ,chuyên phán xét các hành vi sai trái ,vi phạm chuẩn mực đạo đức Một hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức có thể không bị pháp luật trừng phạt ,nhưng nó lại bị lương tâm “cắn rứt”.Đây là một cơ chế đặc biệt của việc thực hiện chuẩn mực đạo đức
Ví dụ như việc ta đi trên đường nhìn thấy một người ăn xin ,đói ,rách rưới mà ta lại không chút cảm thương sao?Không có quy phạm pháp luật nào buộc ta khi gặp những trường hợp như thế ,ta phải đưa cho họ bao nhiêu tiền hay cho họ một thứ gì khác.Ta cũng có thể xua tay đuổi họ đi chỗ khác vì nhìn họ “kinh” quá nhưng có lẽ ta sẽ không làm như thế đâu vì trong mỗi người còn có lương tâm mà.Đến kẻ giết người không ghê tay như Lê Văn Luyện hắn cũng phải động lòng khi nhìn thấy cháu bé 18 tháng tuổi đang gào khóc trước hành động của hắn,có lẽ lúc đó nếu đứa bé nín khóc thì đã làm hắn thức tỉnh.Nhưng ngay sau đó hắn cũng đã rất hối hận về hành vi ác thú của hắn.Pháp luật cũng không quy định sau khi bị bắt về hành vi của mình những tên tội phạm sẽ có chút cắn dứt lương tâm nhưng vì trong mỗi người đều còn chút lương tâm và chịu sự chi phối của lương tâm
Các yếu tố khách quan là những yếu tố tồn tại bên ngoài ý thức của con người ,nhưng
lại luôn giữ vai trò chi phối ,điều chỉnh hành vi đạo đức của họ ;hoặc ít nhất cũng tác động đến việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức ,chúng bao gồm :
Trang 5* Sự tác động ,ảnh hưởng của các thuần phong mĩ tục trong xã hội ,hành vi hợp đạo đức của những người xung quanh tới ý thức và hành vi đạo đức của mỗi cá nhân Đây là biểu hiện của quá trình tâm lí bắt chước Tâm lí bắt chước có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy cá nhân thực hiện các hành vi đạo đức đã được định hình đúng đắn ,đã trở nên rõ ràng ,phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội
Ví dụ như việc đứng dậy chào giáo viên khi giáo viên bước vào lớp hay chào giáo viên khi học viên gặp trên đường Hành động đứng dậy chào của học viên có thể là do họ ngoan ngoãn,lễ phép với giáo viên nhưng không hẳn ai cũng thích đứng lên chào trong khi họ đang được ngồi thật thoải mái hay như những cơn buồn ngủ đang kéo đến và họ chỉ muốn nàm dài ra bàn để ngủ thì ngay lúc đó giáo viên bước vào lớp.Liệu răng họ có vui vé khi đứng lên chào?Có những trường hợp người bên cạnh huých vào tay họ ý nói đứng lên chào giáo viên đi thì họ mới đứng lên hay họ nhìn xung quanh thấy những người xung quanh đứng dậy thì họ cũng đứng lên cho đỡ “lạc loài”vậy.Đây chính là tâm
lí bắt chước đã tác động đến hành vi của con người và dường như trong nhiều trường hợp
nó lại có tác dụng tích cực
* Sức mạnh của dư luận xã hội trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi đạo đức của con người.Dư luận xã hội là một cơ chế đặc biệt điều chỉnh hành vi đạo đức của con người Nó được coi là “búa rừu” của xã hội, một thứ “luật bất thành văn”,tác động lên hành vi đạo đức của con người bằng cách biểu dương ,khen ngợi những hành vi đạo đức đúng đắn ,tạo áp lực ,gây sức ép chống các biểu hiện tiêu cực ,phê phán và lên án các hành vi sai trái ,vô đạo đức
Ví dụ như việc dư luận lên án rất nhiều về việc các nữ ca sĩ bước lên sân khấu nghệ thuật với những bộ đồ mặc trên người “không cốt để che thân”.Những lời bình luận không mấy thiện cảm của dư luận cũng khiến những con người được bình luận có chút xấu hổ và sửa chữa hành vi của mình.Như ca sĩ Minh Hằng, Thủy Tiên, sau nhiều lời bình luận về
Trang 6kiểu ăn mặc của các chị trên sân khấu có vẻ về sau này họ đã sửa chữa cho phù hợp với đạo đức nghề nghiệp và thuần phong mĩ tục của người Việt.Dư luận xã hội có tác động
vô cùng to lớn đến hành vi ,cách xử sự của con người trong xã hội và nó có ảnh hưởng lâu dài về mặt thời gian.Người xưa có câu : “ngàn năm bia đá vẫn mòn,ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”
Chuẩn mực đạo đức được sinh ra từ sự mâu thuẫn được quy định về mặt vật chất giữa các lợi ích chung và lợi ích riêng ,từ sự thể hiện cái hiện có và cái cần có ,nó thể hiện năng lực của con người đối với sự tự hoàn thiện và phát triển năng lực ,nhân cách của mình
III.Các đặc trưng cơ bản của pháp luật
1.Tính quy định xã hội của pháp luật
Dưới góc độ xã hội học pháp luật,tính quy định xã hội của pháp luật là một đặc trưng
cơ bản của hiện tượng pháp luật.đặc trưng này nói lên rằng,pháp luật trước hết được xem xét như một hiện tượng xã hội,nảy sinh từ các tiền đề có tính chất xã hội,phản ánh các quan hệ kinh tế,chính trị,văn hóa,xã hội của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định ,đặc biệt là quan hệ kinh tế.Trong mối quan hệ với kinh tế,pháp luật phụ thuộc vào kinh tế,thể hiện ở chỗ nội dung của pháp luật là do các quan hệ kinh tế-xã hội quyết định
;chế độ kinh tế là cơ sở,nền tảng của pháp luật.Pháp luật luôn phản ánh sự phát triển của chế độ kinh tế,nên nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển của chế độ kinh tế.Một khi chế độ kinh tế thay đổi thì sớm hay muộn sẽ kéo theo sự thay đỏi của pháp luật.Bên cạnh đó,pháp luật có sự tác động trở lại đối với sự tác động của kinh tế.Sự tác động đó mang tính tích cực khi pháp luật có nội dung tiến bộ,thể hiện ý chí của giai cấp thống trị là lực lượng tiến bộ trong xã hội,phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế.Ngược lại,sự tác động mang tính tiêu cực khi pháp luật mang nội dung thoái bộ,lạc
Trang 7hậu,thể hiện ý chí của giai cấp thống trị đã lỗi thời,muốn dùng pháp luật để duy trì các quan hệ kinh tế không còn phù hợp
Nội dung của pháp luật được quy định bởi tình hình,đặc điểm,các điều kiện về kinh tế,chính trị xã hội của quốc gia ở từng thời kì phát triển.Trong xã hội luôn luôn tồn tại nhiều mối quan hệ xã hội với tính chất đa dạng và phức tạp;vì vậy,mục đích xã hội của pháp luật là hướng tới điều chỉnh các quan hệ xã hội.Tuy nhiên,pháp luật không thể điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội,mà chỉ có thể điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản,có tính phổ biến,điển hình,thông qua đó,tác động tới các quan hệ xã hội khác,định hướng cho các quan hệ đó phát triển theo những mục đích mà nhà nước đã xác đinh.Mọi sự thay đổi của pháp luật,suy cho cùng,đều xuất phát từ sự thay đổi của các quan hệ xã hội và chịu sự quyết định bởi chính thực tiễn xã hội.Điều đó nói lên bản chất xã hội của pháp luật
2.Tính chuẩn mực của pháp luật
Dưới góc độ nhìn của nhiều nhà xã hội học pháp luật thì pháp luật thường được tiếp cận nghiên cứu với tư cách một loại chuẩn mực xã hội Vì vậy ,tính chuẩn mực của pháp luật là một chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Pháp luật là hẹ thống các quy tắc
xử sự ,đó là những “khuôn mẫu” , “mực thước” được xác định một cách tương đối cụ thể ,rõ rang trong chừng mực có thể Tính chuẩn mực của pháp luật nói lên giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép ,thường biểu hiện dưới dạng “cái có thể”, “cái được phép” , “cái không được phép” và cái bắt buộc thực hiện”….Vượt khỏi giới hạn ,phạm vi đó là vi phạm pháp luật Không thể có chuẩn mực pháp luật chung chung ,trừu tượng ,mà nó phải được thể hiện ra thành các quy tắc điều chỉnh hành vi ;bởi vậy nếu không đặt ra các quy phạm pháp luật thì sẽ không có căn cứ pháp lí để đánh giá hành vi nào là hợp pháp và hành vi náo bất hợp pháp
Trang 8Chuẩn mực pháp luật khác với các loại chuẩn mực xã hội khác ở một điểm cơ bản là nó mang tính cưỡng chế cuả nhà nước Các chuẩn mực xã hội ,khi được nhà nước thưa nhận ,sử dụng và bảo đảm bằng khả năng cưỡng bức ,sẽ trở thành chuẩn mực pháp luật.Nếu nhà nước và cac cơ quan của nó không còn thừa nhận và thực hiện ,áp dụng các chuẩn mực đó nữa ,tức là dưới góc độ lợi ích nhà nước nó trở nên vô vị thì lúc đó nó sẽ mất đi tính chất của một chuẩn mực pháp luật.Tuy không còn là một chuẩn mực pháp luật,nhưng nếu về mặt thực tiễn chuẩn mực đó vẫn sống, vẫn chi phối hành vi xã hội của con người thì tính chất chuẩn mực của nó lại mang tính chất phong tục ,tập quán đạo đức hay thẩm mĩ chứ không phải là pháp luật nữa Chuẩn mực pháp luật thành văn đã hàm chứa trong nó các quy tắc xử sự mà trong phần lớn các trường hợp đã được thể hiện và thực hiện trong hành vi thực tế của con người
Chuẩn mực pháp luật được thực hiện chừng nào nó còn phù hợp với các quan hệ xã hội
và các lợi ích của giai cấp thống trị nảy sinh từ các quan hệ xã hội này.Chuẩn mực pháp luật nào không còn phản ánh đúng các quan hệ xã hội nữa thì nhà nước ta phải thay đổi
nó về mặt hình thức hoạc tước đi cảu nó sức mạnh.Rõ rang ở đây không nói đến sự vi phạm các yêu cầu của chuẩn mực pháp luật trong tiến trình thực hiện nó ,mà nói đến quá trình hình thành những quan hệ xã hội thực tế ,trong quá trình đó thể hiện ra một nội dug chuẩn hóa mới xuất hiện (có thể mới chỉ trong thực tế áp dụng pháp luật được công bố chính thức ).Nếu chuẩn mực pháp luạt thể hiện nhu cầu xã hội thì đứng đằng sau nó là chình quyền nhà nước với nhiemj vụ bảo vệ các quan hệ xã hội thống trị ,phù hợp với các quan hệ xã hội ấy ,chuẩn mực tạo thành hành vi phù hợp với pháp luật ,tức là cưỡng bức tuân theo nó, Sự thực hiện phổ biến tương ứng với các quan hệ xã hội thống trị đồng thời cũng là tính chuẩn mực Các cơ quan thực hiện ,áp dụng pháp luật thường quy định nội dung của một chuẩn mực pháp luật nhất định bằng con đường giải thích tương ứng với các quan hệ mới ,trog khi các quan hệ mới về cơ bản lại được phản ánh cả trong lập pháp một cách thích hợp.Như vậy ,tính hiệu lực của chuẩn mực pháp luật dựa trên không chỉ ý
Trang 9chí mà cả trên thực tế xã hội ,không chỉ trong sự xuất hiên chuẩn mực pháp luật ,mà cẩ trong việc tiếp tục thực hiện chuẩn mực pháp luật đó nữa
3.Tính ý chí của pháp luật
pháp luật không phaỉ là kết quả của sự tự phát hay cảm tính ,mà bao giờ cũng là hiện tượng ý chí Pháp luật thể hiện các quan hệ xã hội và ý chí giai cấp có gốc rễ từ trong các quan hệ xã hội được thể hiện ra trong hệ thống các chuẩn mực pháp luật.Xét về bản chất ,ý chí của pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội ,được thể hiện rõ ở mục đích xây dựng pháp luật ,nội dung xây dựng pháp luật và dự kiến hiệu ứng của pháp luật khi triển khai vào thực tế.Tính ý chí nói lên mối quan hệ khăng khít giữa nhà nước và pháp luật.Là 2 thành tố của kiến trúc thượng tầng ,cả hai hiện tượng nhà nước và pháp luật cùng có chung nguồn gốc phát sinh ,phát triển.Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị ,nhưng quyền lực đó chỉ có thể được triển khai và phát huy có hiệu lực trên cơ sở các quy định của pháp luật.chính vì vậy ,nhà nước không thể tồn tại và phát huy quyền lực nếu thiếu pháp luật và ngược lại ,pháp luật chỉ phát sinh ,tồn tại và có hiệu lực khi nó dựa trên cơ sở sức mạnh của quyền lực nhà nước Vì vậy ,không thể nói pháp luật đứng trên nhà nước hay nhà nước đứng trên pháp luật
Pháp luật không chỉ phản ánh bản chất giai cấp mà còn phản ánh các nhu cầu khách quan ,phổ biến của các mối quan hệ xã hội.Vì vậy ,nhà nước không thể ban hành pháp luật một cách tùy tiện ,chủ quan ,duy ý chí ,không tính đến những nhu cầu ,lợi ích của các giai cấp ,tầng lớp xã hội.Khi những bộ phận nhất định của pháp luật trở nên lạc hậu,không phù hợp với thực tiễn xã hội thì nhà nước phải tiến hành sửa đổi ,bổ sung hoăc hủy bỏ để ban hành văn bản pháp luật mới
4.Tính cưỡng chế của pháp luật.
Pháp luật do nhà nước xây dựng,ban hành và bảo đảm thực hiện.Điều đó có nghĩa là pháp luật được hình thành và phát triển bằng con đường ngắn nhất.Với tư cách của mình ,nhà
Trang 10nước là một tỏ chức hợp pháp,công khai và có quyền lực bao trùm toàn xã hội.Nhà nước không chỉ xây dựng,ban hành pháp luật mà còn có cac biện pháp tác đọng nhằm đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện thông qua việc nhà nước thường xuyên củng cố và hoàn thiện bộ máy công cụ thể hiện quyền lực nhà nước như quân đội,cảnh sát,toàn án,nhà tù…Đặc trưng này chỉ có ở pháp luật không có ở các loại chuẩn mực xã hôi khác.Pháp luật được thể hiện trong nhiều biến thể hành vi của con người nếu tính đến bản chất giai cấp của nó.Trong thực tế phần lớn hành vi của con người phù hợp với chuẩn mực pháp luật ,không cần đến sự đe dọa của sức mạnh cưỡng chế.Vì người ta thực hiện các hành vi mà chẳng cần viện dẫn đến các nguyên tắc,quy định của pháp luật,nếu được hỏi: “tại sao lại xử sụ như thế?”.Họ chỉ nói: “người khắc cũng làm như thế”.Ít có ngươi trả lời : “pháp luật quy định phải làm như thế”
IV.Mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và pháp luật
Pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với đạo đức.Đạo đức là tập hợp các quan điểm ,quan niệm của con người về cái thiện và cái ác,về sự công bằng và bất công ,về nghĩa vụ , danh dự và các phạm trù khác thuộc đời sống tinh thần của xã hội.Các quan điểm ,quan niệm này rất khác nhau ,được quy định bởi những điều kiện của đời sống xã hội ,từ đó, hình thành nên một hệ thống các quy tắc ửng xử của con người.Khi đạo đức đã trở thành niềm tin nội tâm thì nó sẽ là cơ sở cho hành vi xã hội của con người
Trong xã hội có giai cấp ,mỗi giai cấp ,tầng lớp xã hội khác nhau đều có quan niệm đạo đức riêng của mình ; vì vậy , các quy phạm đạo đức tồn tại trong xã hội cũng có nhiều loại và chúng có tác động qua lại với nhau Giai cấp thống trị vì nắm quyền lực trong tay nên có điều kiện và ưu thế nâng các quan điểm đạo đức của mình thành pháp luật Do đó ,pháp luật luôn phản ánh đạo đức của giai cấp cầm quyền
Tuy nhiên ,do có sự tác động qua lại của nhiều lọai đạo đức của các giai cấp khác nhau trong xã hội nên pháp luật không thể phản ánh ,lợi ích của các giai cấp khác nhau