1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa hút thuốc lá và các yếu tố liên quan

74 601 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀNgày nay, bên cạnh những chất gây nghiện như ma túy, heroin,… thuốc lácũng là một trong những chất gây nghiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,đời sống, kinh tế của con ngườ

Trang 1

NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH HÚT THUỐC LÁ

Ở NAM GIỚI TỪ 18 TUỔI TRỞ LÊN TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG

NĂM 2015

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

CẦN THƠ - 2016

Trang 2

NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH HÚT THUỐC LÁ

Ở NAM GIỚI TỪ 18 TUỔI TRỞ LÊN TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG

Trang 3

nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác.

Người thực hiện đề tài

Nguyễn Ngọc Đoan Trang

Trang 4

Ban giám hiệu, hội đồng khoa học, các phòng ban và các bộ môn trường Đạihọc Y Dược Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi trong thời gian học tập vàhoàn thành luận văn.

Quý thầy cô giảng viên của trường đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiếnthức cơ bản, hữu ích về ngành y

Các chuyên gia, các tác giả trong và ngoài nước đã để lại những kiến thức vànhững tư liệu vô cùng quý giá để tôi có tư liệu nghiên cứu và tham khảo thực hiệnluận văn

Đặc biệt tôi xin chân thành cám ơn Ths Bs Huỳnh Ngọc Thanh đã tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trongthời gian tôi thực hiện luận văn

Người thực hiện đề tài

Nguyễn Ngọc Đoan Trang

Trang 5

BPTNMT: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

GATS: Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người

trưởng thành tại Việt Nam

WHO(World health organization): Tổ chức y tế thế giới

Trang 6

Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Khái quát chung 3

1.2 Tình hình sử dụng thuốc lá 5

1.3 Các yếu tố liên quan đến hút thuốc lá 8

Chương 2- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.1 Đối tượng nghiên cứu 16

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16

2.3 Thiết kế nghiên cứu 16

2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 16

2.5 Thu thập dữ liệu: 18

2.6 Biến số nghiên cứu 19

2.7 Xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu 24

2.8 Phương pháp hạn chế sai số 24

2.9 Đạo đức trong nghiên cứu 25

Chương 3-Kết quả nghiên cứu 26

3.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu (n=430) 26

3.2 Thực trạng thuốc lá của ĐTNC 28

3.3 Các yếu tố liên quan đến hành vi hút thuốc lá 30

CHƯƠNG 4- BÀN LUẬN 41

4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 41

4.2 Thực trạng thuốc lá của ĐTNC 41

4.3 Các yếu tố liên quan đến hành vi hút thuốc lá 47

Trang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1- PHIẾU NGHIÊN CỨU

PHỤ LỤC 2 - DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Trang 9

Biểu đồ 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp 28

Biểu đồ 3.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn 29

Biểu đồ 3.4 Nguyên nhân bắt đầu hút thuốc lá của ĐTNC 30

Biểu đồ 3.5 Sự liên quan giữa trình độ học vấn và số điếu hút trong ngày 35

Biểu đồ 3.6 Địa điểm ĐTNC được bạn bè mời hút thuốc lá 36

Biểu đồ 3.7 Gia đình ĐTNC và hành vi HTL 37

Biểu đồ 3.8 ĐTNC biết kiến thức về thuốc lá 38

Biểu đồ 3.9 ĐTNC biết kiến thức về nghiện thuốc lá 38

Biểu đồ 3.10 Nguồn thông tin tiếp cận tác hại của HTL 39

Biểu đồ 3.11 Ý định bỏ thuốc lá của ĐTNC 40

Biểu đồ 3.12 Khuyên người khác không HTL 40

Biểu đồ 3.13 Ủng hộ chính sách cấm HTL 41

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀNgày nay, bên cạnh những chất gây nghiện như ma túy, heroin,… thuốc lácũng là một trong những chất gây nghiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,đời sống, kinh tế của con người Thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau chongười hút thuốc lá (HTL) , trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh timmạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản Các căn bệnh chính dothuốc lá gây ra như: ung thư phổi, khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, các bệnh dạ dày, thận,….Hút thuốc lá là mộttrong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới Mỗi năm trên thế giới

có khoảng 6 triệu người tử vong do thuốc lá, tỉ lệ tử vong này cao hơn tử vong dotai nạn, lao và HIV AIDS cộng lại

Hút thuốc lá không những ảnh hưởng đến người hút mà còn ảnh hưởng đếnngười xung quanh (hút thuốc lá thụ động) Hút thuốc lá thụ động là hít phải (haycòn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc dongười hút thuốc lá phả ra Hút thuốc lá thụ động có thể gây nên nhiều bệnh nguyhiểm ở cả người lớn và trẻ em Ở người lớn hút thuốc lá thụ động gây ung thư phổi,các bệnh về tim mạch, ung thư vú, tăng nguy cơ đẻ non và trẻ nhẹ cân,….Ở trẻ em,hút thuốc lá thụ động có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ

sơ sinh, kém phát triển chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnhkhác

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi ngày Việt Nam có trên 100 ca tửvong vì các bệnh có liên quan đến sử dụng thuốc lá, gấp đến 4 lần số ca tai nạn giaothông đường bộ Con số này bao gồm hơn 600.000 người không hút thuốc nhưng bị

tử vong do hít khói thuốc lá thụ động Họ tử vong do ung thư, bệnh tim, hen và một

số bệnh khác Con số tử vong sẽ tăng lên hơn 8 triệu người vào năm 2030 Hútthuốc lá là yếu tố nguy cơ của 6 trong số 8 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trêntoàn thế giới.Nếu không có biện pháp ngăn chặn, đến năm 2030 có gần 10% dân sốViệt Nam tử vong vì các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá Theo điều tra toàncầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam (GATS) năm 2010, có 23,8%

Trang 11

người Việt Nam tuổi từ 15 trở lên (47,4% nam và 1,4% nữ) đang HTL Ước tínhkhoảng 15,3 triệu người (trong đó 14,8 triệu là nam và 477.000 là nữ).

Thị xã Bình Minh là một thị xã mới được thành lập trên cơ sở huyện BìnhMinh cũ, là cầu nối giữa 2 trung tâm kinh tế lớn là TP Hồ Chí Minh và TP CầnThơ Tuy nhiên, tại thị xã Bình Minh có rất ít công trình nghiên cứu về tình hút

thuốc lá ở người dân, Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài Nghiên

cứu tình hình hút thuốc lá ở nam giới từ 18 tuổi trở lên tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2015, nhằm các mục tiêu sau:

1 Xác định tỉ lệ hút thuốc lá ở nam giới từ 18 tuổi trở lên tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2015.

2 Xác định một số yếu tố liên quan đến hành vi hút thuốc lá ở nam giới từ 18 tuổi trở lên tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Trang 12

Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Khái quát chung

1.1.1 Sơ lược về lịch sử cây thuốc lá và ngành sản xuất thuốc lá

Cây thuốc lá Tên khoa học Nicotiana tabacum Lin.Thuộc họ Cà Solanaceae.

Là loại cây thảo, sống hàng năm, phần gốc thân hóa gỗ ít nhiều Thân mọc đứng, cónhiều lông, phần cành ở ngọn, các lá ở phía trên bé hơn, hình lưỡi mác Phiến lá to,

có thể dài 60-75cm, rộng 30-50cm, không cuống, một mẩu lá phía dưới ôm vàothân Hoa nhiều, tập hợp thành chùy ở ngọn Ðài có lông, tràng màu trắng, hồnghoặc tím nhạt Quả nang có 2 ô, có đài bọc ở ngoài, hạt bé, nhiều, màu đen Câythuốc lá vốn nguồn gốc ở châu Mỹ, nhưng được đưa về trồng ở nhiều nước trên thếgiới Những nước sản xuất nhiều thuốc lá trên thế giới có Mỹ (gần một triệutấn/năm), Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Nhật Bản Ở nước ta việc trồng thuốc lá chỉmới được phát triển sau Cách mạng tháng tám, vì trước đây khi nước ta còn thuộcPháp, việc trồng thuốc lá, thuốc lào bị hạn chế, phải xin phép Những năm gần đâythuốc lá được trồng ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tây (Ba Vì),Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc…

Năm 1881, James Bonsack, một người Virginia (Mỹ), phát minh ra chiếcmáy có thể sản xuất 120.000 điếu thuốc/ngày Thuốc lá điếu dần dần thay thế chocác loại thuốc lá dùng tẩu, loại nhai và thuốc lá bột để hít Hình thành các tập đoànthuốc lá đa quốc gia với các máy móc, thiết bị chuyên dùng như: Bristish AmericanTobacco (BAT), Philip Morris (Mỹ), Japan Tobacco (Nhật), Imperial và Gallaher(Anh), Altadis Franco - Spanish (Pháp - Tây Ban Nha),

1.1.2 Phân loại các loại hình hút thuốc lá

- HTL chủ động: là hành vi chủ động đưa điếu thuốc có đầu lọc lên miệng nhằm

mục đích thỏa mãn nhu cầu HTL của người sử dụng

- HTL thụ động: Hút thuốc thụ động là hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói

thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra

Trang 13

1.1.3 Thành phần thuốc lá

Khói thuốc lá chứa trên 7000 chất khác nhau, trong đó có 69 chất gây ungthư, ngoài ra còn có các hoạt chất gây nghiện, gây độc tế bào, gây đột biến gen…Một người hút thuốc lá 1 gói mỗi ngày sẽ phải hít khói thuốc lá hơn 70000 lần trong

1 năm, và vì vậy niêm mạc miệng, mũi, họng và khí quản, phế quản sẽ phải tiếp xúctrường diễn với khói thuốc lá Một số hoạt chất của khói thuốc lá tác động trực tiếptrên niêm mạc còn phần lớn còn lại được hấp thu vào máu hay hòa tan vào nước bọtrồi được nuốt vào

- Nicotine: Nicotine là một Alcaloide chiếm 0,3-5% trọng lượng cây thuốc lá khô.

Trong một điếu thuốc có chứa khoảng 1-3mg Nicotine Người HTL trung bình đưavào cơ thể 1 đến 2 mg Nicotine mỗi điếu thuốc hút Nicotine được hấp thụ qua da,miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi HTL đưa Nicotine một cách nhanhchóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào Tác dụng gây nghiện củaNicotine chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thểNicotine trên các cấu trúc não Chất Alcaloide này tác động lên các thụ thể ở hệthống thần kinh với chất dẫn truyền thần kinh dopamine Tuy nhiên trong cơ thểNicotine sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành cotinine và thải trừ ra nước tiểu

- Monoxit carbon (khí CO): Khí carbon rất độc, không mùi, không màu Trong

một điếu thuốc có chứa khoảng 20ml CO, đây là một chất ngăn cản sự vận chuyểnOxy trong máu Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượnghemoglobine khử có thể tới 7-8% Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịchđường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chứcgây thiếu máu và góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch Phổi củangười hút thuốc lá tích tụ nhiều khí carbon hơn phổi của người không hút thuốc thởtrong không khí Vì vậy hàm lượng khí carbon trong máu của người hút thuốc rấtcao làm tăng rủi ro bị những bệnh về tim mạch

- Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá: Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích

dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúccủa niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy

Trang 14

và làm mất các tế bào có lông chuyển Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảmhiệu quả thanh lọc của thảm nhầy-lông chuyển Phần lớn các thay đổi này có thể hồiphục được khi ngừng HTL

Có 3 kiểu khói thuốc: dòng khói chính, dòng khói phụ và khói thuốc môitrường

+ Dòng khói chính (MS): là dòng khói do người HTL hít vào Đó là luồng khí đi

qua gốc của điếu thuốc

+ Dòng khói phụ (SS) là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy toả ra vào không

khí, nó không bao gồm phần khói thuốc do người hút thở ra Khoảng 80% điếuthuốc là cháy bỏ đi So với luồng khói chính, luồng khói phụ chứa nhựa thuốc vànicotine hai lần nhiều hơn; chứa chất gây ung thư ba lần nhiều hơn, chứa khí COnăm lần nhiều hơn và khí amnonia năm mươi lần nhiều hơn

+ Khói thuốc môi trường (ETS) là hỗn hợp của dòng phói phụ và khói thở ra của

dòng khói chính cũng như các chất tạp nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá vàđầu điếu thuốc giữa các lần hút

- Các chất gây ung thư:

+ Hắc ín (Tar): Nhựa thuốc lá là sự tập hợp tên của hàng ngàn chất hoá học và phụ

gia, được tạo thành chất lắng lại của khói thuốc có đặc điểm dính và dầy Nhựathuốc lá là một trong những sản phẩm phụ nguy hiểm nhất của khói thuốc lá, chứarất nhiều chất gây ung thư

+ Benzene: Là một chất sinh ung thư được tìm thấy trong khói của dầu khí hay

trong thuốc trừ sâu bọ Chất này có nồng độ rất cao trong khói thuốc lá, lượngbenzene tác động đến con người từ khói thuốc lá chiếm một nửa lượng benzene xâmnhập vào con người từ tất cả các nguồn

+ Nitrosamines: Là một chất gây ung thư rất mạnh có nhiều trong thuốc lá không

khói, snuff và khói thuốc lá

Trang 15

1.2 Tình hình sử dụng thuốc lá

1.2.1 Thế giới

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 1 tỷ ngườiđang HTL Thuốc lá giết chết gần 6 triệu người HTL chủ động, trong đó có 10% tửvong vì khói thuốc, còn lại là chết vì HTL , và 600.000 người chết do HTL thụ độngmỗi năm Thuốc lá giết chết đàn ông nhiều hơn phụ nữ Theo thống kê có 16% các

ca tử vong trên toàn cầu do thuốc lá là nam giới, trong khi nữ giới là 7% HTL lànguyên nhân gây tử vong thứ hai trên toàn cầu (sau tăng huyết áp) và hiện nay cứ

10 người trưởng thành có 1 người chết vì thuốc lá Ước tính cho đến năm 2030,trung bình số người tử vong vì HTL có thể sẽ lên đến con số 8 triệu người mỗi năm.Thuốc lá gây ra 100 triệu trường hợp tử vong trong thế kỷ 20, nếu xu hướng nàytiếp tục, nó có thể gây ra một tỷ người chết trong thế kỷ 21 Nếu không được kiểmsoát thì tử vong liên quan đến thuốc lá sẽ tăng lên hơn 8 triệu mỗi năm vào năm

2030, hơn 80% các ca tử vong sẽ ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nơigánh nặng bệnh tật và tử vong do HTL nhiều nhất

Trong năm 2014, người hút thuốc lá tiêu thụ 5 nghìn 8 trăm tỷ điếu thuốc látrên toàn cầu Trong khi nhu cầu về sử dụng thuốc lá ở các nước phát triển đanggiảm thì sản xuất và tiêu thụ thuốc lá ngày càng trở nên tập trung ở các nước đangphát triển

Nghiên cứu cho thấy rằng rất ít người hiểu được những rủi ro sức khỏe củaviệc sử dụng thuốc lá Ví dụ, một cuộc khảo sát năm 2009 tại Trung Quốc cho thấychỉ có 38% người hút thuốc biết rằng hút thuốc gây ra bệnh mạch vành và chỉ có27% biết rằng sử dụng thuốc lá có thể gây ra đột quỵ Trong số những người HTLnhận thức được sự nguy hiểm của thuốc lá đối với sức khỏe hầu hết đều muốn bỏthuốc lá

Theo nghiên cứu cho thấy, sử dụng thuốc lá ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế.Chi phí sử dụng thuốc lá trên thế giới khoảng 500 tỷ USD mỗi năm Chi phí chămsóc sức khỏe của các bệnh liên quan đến thuốc lá là rất cao Tại Hoa Kỳ, chi phí

Trang 16

chăm sóc sức khỏe cho các bệnh có liên quan đến thuốc lá là 96 tỷ USD Ở Đức, chiphí này khoảng 7 tỷ USD và tại Úc là 1 tỷ USD.

1.2.2 Tại Việt Nam

Theo kết quả điều tra của GATS năm 2010, tại Việt Nam có 47,4% nam,1,4% nữ và 23,8% người trưởng thành đang HTL; trong đó có 81,8% người HTLhàng ngày và 26,9% người HTL lào.Chí có 1,3% người lớn (0,3% nam và 2,3% nữ)đang dùng thuốc lá không khói Khoảng 69,0% những người HTL hàng ngày hút từ

10 điếu thuốc lá trở lên mỗi ngày Tuổi bắt đầu HTL trung bình là 19,8 ở nam; 23,6

ở nữ và 19,9 ở người trưởng thành nói chung Việt Nam là một trong những nước

có tỉ lệ nam giới sử dụng thuốc lá rất cao trên thế giới Trong số những người HTLhàng ngày 66,2% hút điếu thuốc đầu tiên mỗi ngày trong khoảng thời gian 30 phútđầu tiên ngay sau khi thức dậy Đồng thời, tỉ lệ HTL thụ động ở Việt Nam cũng rấtcao với 67,6% người bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nhà và 49% người bị phơinhiễm tại nơi làm việc Tỉ lệ HTL thụ động cao nhất được tìm thấy ở các quán rượu,càphê, trà (92,6%), tiếp đó là các nhà hàng (84,9%), trường đại học (54,3%) Thuốc lá là nguyên nhân gây ra 25 căn bệnh nguy hiểm cho con người Theo ướctính của WHO, nếu không có các biện pháp ngăn chặn thì đến năm 2020, 10% dân

số Việt Nam sẽ tử vong vì các bệnh liên quan đến sử dụng các sản phẩm thuốc lá

Theo nghiên cứu của Phạm Thị Tâm, Lê Minh Hữu và cộng sự tại thành phốCần Thơ năm 2011 cho thấy tỉ lệ HTL của nam giới tại Cần Thơ là 51,4% Tuổi bắtđầu HTL trung bình là 19,8 tuổi với số điếu thuốc trung bình một ngày là 11,7 điếu

Tỉ lệ HTL nơi công cộng chiếm 31,1% và HTL trong nhà chiếm 77,8% Tỉ lệ hiểubiết về tác hại của thuốc của người dân là 92,7% và tỉ lệ tiếp cận nguồn thông tin vềtác hại của thuốc lá chiếm 94,5%

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Văn Sơn, Phạm Văn Lình, Phạm Thị Tâmcùng cộng sự tại các trường trung học phổ thông, trung học công lập thị xã Bạc Liêunăm 2009 cho thấy học sinh trung học đã từng HTL chiếm tỉ lệ 12%, tỉ lệ hiện tạiHTL khoảng 5,2% Độ tuổi bắt đầu HTL có khoảng 47,7% học sinh HTL khi chưatròn 15 trong đó độ tuổi 10-12 tuổi chiếm 30,3%, 17,4% bắt đầu HTL ở độ tuổi 13-

Trang 17

14 Đa số học sinh có kiến thức về tác hại của thuốc lá chiếm 86,9% Tuy nhiên chỉ

có 50,8% học sinh biết nghiện thuốc là rất khó cai nghiện

Theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Minh tại thị xã Bình Minh tỉnh VĩnhLong năm 2013 cho thấy tình hình HTL của nam thanh niên từ 15-24 tuổi chiếm24,2% Trong đó, tỉ lệ HTL hằng ngày chiếm 17,6% với số điếu thuốc từ 5-10 điếuchiếm 63,6% và trên 15 điếu chiếm 19,3% Nơi HTL nhiều nhất là ở nhà/ngoài sânchiếm 56,5%, nơi hút ít nhất là nhà bếp/nhà vệ sinh trong nhà chiếm 7,8%

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Khắc Bảo, Nguyễn Trung Thành về thựctrạng hút thuốc lá của nhân viên y tế tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, thành phố

Hồ Chí Minh cho thấy Khoảng 40% biết rõ thành phần và tác hại của thuốc lá,10% biết đến các biện pháp hỗ trợ cai thuốc lá do WHO khuyến cáo 32,6% nam1,3% nữ hút thuốc lá, trong đó 61,5% hút ngay trong môi trường bệnh viện 31,6%luôn khuyên cai thuốc lá tuy nhiên chỉ 16,3% bác sỹ luôn tư vấn các biện pháp hỗtrợ cai thuốc lá cho bệnh nhân

Theo kết quả nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết, Mai Anh Tuấn, Hoàng MinhNam, Trần Thị Hằng và Phạm Thị Ngọc về tình hình hút thuốc lá của nam sinh viên

y khoa trường Đại Học Y – Dược Thái Nguyên, năm 2011 cho thây tỷ lệ hút thuốc

lá chung của nam sinh viên y khoa là (43,63% ) Lý do hút thuốc lá của sinh viênchuyên tu chủ yếu là do buồn, căng thẳng (31,88%), còn ở sinh viên chính quy lạichủ yếu là do giống bạn bè (28,43%)

1.3 Các yếu tố liên quan đến hút thuốc lá

1.3.1 Tác hại của việc hút thuốc lá

1.3.1.1 Các bệnh về hô hấp

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính : Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi

sự rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn, là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 trên toàn thế giới Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra BPTNMT, có 15% những người HTL sẽ có triệu chứng lâm sàng BPTNMT và 80-90% người mắc BPTNMT là nghiện thuốc lá Người HTL có tỉ lệ tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao gấp 10 lần so với người không HTL

Trang 18

Bệnh Hen: đặc trưng bởi tính phản ứng quá mức của đường dẫn khí Sự phản

ứng quá mức này dẫn đến các cơn hen, bệnh nhân có thở khò khè, ho và/hoặc khó

thở HTL không phải là nguyên nhân gây ra cơn hen nhưng nó làm cho tình trạng

bệnh hen nặng lên Những người bị hen HTL sẽ có tăng tiết đờm, giảm cử động củalông chuyển phế quản, tăng nhạy cảm với nhiễm trùng, tăng giải phóng các chất dịứng tác dụng nhanh và phá huỷ các đường dẫn khí nhỏ Tỉ lệ tử vong ở người bị henđang hoặc đã từng HTL thì tăng gấp trên 2 lần so với những người không HTL

Nhiễm trùng đường hô hấp: Những người HTL hay bị nhiễm trùng đường hô

hấp hơn những người không HTL và thường bị nặng hơn Trẻ em có bố mẹ HTL bịbệnh đường hô hấp nhiều hơn trẻ em có bố mẹ không HTL.[7] Những người HTLkhông chỉ hay bị viêm phổi hơn mà còn bị tử vong nhiều hơn Những phụ nữ có thai

bị viêm phổi mà hút hơn 10 điếu thuốc/ngày, có tiên lượng xấu hơn những ngườikhông hút (chết mẹ-con, )

1.3.1.2 Các bệnh tim mạch

Ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp: Khi hít khói thuốc vào sẽ gây ra một số

tác động ngay lập tức lên tim và mạch máu, kích thích hệ thống thần kinh tự động của tim Trong vòng vài phút hút thuốc, nhịp tim bắt đầu tăng Nhịp tim có thể tăngcao tới 30% và trở lại bình thường trong 10 phút hút thuốc Để phản ứng lại sự kíchthích này mạch máu co bóp lại buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để luân chuyển oxy Việc hút thuốc lặp lại không chỉ làm tăng huyết áp mà còn biến đổi huyết áp Khi huyết áp tăng thì bản thân hiện tượng này đã gây bệnh tim và nguy hiểm hơn là tăng huyết áp cao dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng tới tim HTL còn làm giảm tác dụng điều trị tăng huyết áp do khi HTL, kích thích gan sản xuất ra một loại enzym vào trong máu làm hạn chế tác dụng của thuốc

Bệnh mạch vành: HTL chủ động là một yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành,

nhưng tiếp xúc với môi trường khói thuốc hay HTL thụ động thì nguy cơ bị bệnhmạch vành tăng 20-30% Những người HTL có nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp2-4 lần và tử vong nhiều hơn khoảng 70% Nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành

là do xơ vữa động mạch Lớp nội mạch có thể bị phá huỷ do một số tác nhân sau:

Trang 19

cao huyết áp, hoá chất độc (như các chất tìm thấy trong khói thuốc) và mỡ máu cao.Những hoá chất như hydrocarbon thơm đa vòng là chất gây ung thư có trong thuốc

lá cũng có tác dụng gây hình thành mảng xơ vữa HTL là nguy cơ cao gây xơ vữađộng mạch, tăng huyết áp và tăng cholesterol máu Khi phối hợp với các yếu tốnguy cơ này, HTL tạo ra những ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với cộng 2 yếu tố nguy

cơ riêng rẽ lại Hậu quả của bệnh mạch vành gây ra là đau thắt ngực, nhồi máu cơtim, rối loạn nhịp tim và đột tử

Phình động mạch chủ: Những người hút thuốc có nguy cơ cao phát triển các

mảng xơ vữa động mạch ở động mạch chủ, động mạch chủ mang máu giàu oxy từtim đi tới các bộ phận của cơ thể Nếu động mạch chủ bị yếu đi do những mảng xơvữa, tạo thành chỗ phình, và những thành mạch yếu và động mạch chủ có thể bị vỡ.Người hút thuốc có nguy cơ bị phình mạch cao hơn 8 lần so với người không hútthuốc

Bệnh cơ tim: Những người HTL có nguy cơ bị bệnh cơ tim cao hơn so với

người không HTL Khói thuốc gây bệnh bằng cách phá huỷ các động mạch nhỏ,hoặc có lẽ CO trong khói thuốc làm tổn thương trực tiếp cơ tim Có thể HTL cònlàm tăng tính nhạy cảm với nhiễm virus dẫn đến bệnh viêm cơ tim

Bệnh mạch máu ngoại vi: Những người đang HTL có nguy cơ bị bệnh mạch

máu ngoại vi cao gấp 16 lần so với người chưa hút bao giờ ở những người đã caithuốc thì nguy cơ này cao gấp 7 lần so nhóm chưa hút bao giờ Khoảng 76% bệnhnhân bị mạch máu ngoại vi là do HTL Bệnh máu ngoại vi thường gây đau, hạn chếvận động và có thể đe doạ tính mạng Những bệnh nhân tiếp tục HTL khi đang điềutrị bệnh này thì hiệu quả điều trị rất kém

1.3.1.3 Bệnh ung thư

Ung thư phổi: Cách đây gần 50 năm Doll và Hill đã chỉ ra rằng HTL gây ung

thư phổi và tỉ lệ tử vong do ung thư phổi tăng theo số lượng thuốc hút Trên thế giới

tỉ lệ mắc ung thư phổi tăng khá nhanh trong vòng 60 năm qua, tăng hơn nhiều sovới các loại ung thư chính khác và tỉ lệ này cho thấy có sự liên quan mật thiết vớiviệc số người HTL tăng lên Mức độ nguy cơ sẽ tăng lên cùng với số năm, thời

Trang 20

gian hút Người ta thấy rằng với bất kỳ lượng thuốc hút nào cũng gây tăng nguy cơ

mắc ung thư phổi Những người không hút mà kết hôn với người HTL , tỉ lệ chết

vì ung thư phổi cao hơn 20% và tỉ lệ chết vì ung thư phổi cũng tăng lên cùng với sốlượng thuốc được hút bởi người vợ hoặc người chồng Chỉ khoảng 13% bệnh nhânung thư phổi sống sót sau 5 năm Tỉ lệ chết do ung thư phổi ở nam giới có HTL caogấp 22 lần so với nam giới không HTL , còn ở nữ thì gấp khoảng 12 lần HTL thụđộng cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi với chỉ số nguy cơ tương đối khoảng

từ 1,2-1,5 Khi đồng thời HTL và có tiếp xúc với yếu tố độc hại khác thì nguy cơgây ung thư phổi sẽ tăng lên gấp nhiều lần

Các loại ung thư khác: Những nguy cơ của các bệnh ung thư này sẽ tăng dần

cùng với số lượng và thời gian HTL Nguy cơ phát bệnh ung thư thực quản củangười HTL lớn hơn 8 tới 10 lần người không HTL HTL gây nên 80% trong tổng

số ung thư thanh quản Người HTL chịu nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản lớnhơn 12 lần so với người không HTL HTL còn là nguyên nhân chủ yếu của cácbệnh ung thư lưỡi, tuyến nước bọt, miệng và vòm họng Những người nam giớiHTL có nguy cơ lớn gấp 27 lần phát triển các bệnh về ung thư miệng hơn nhữngnam giới không HTL Về lâu dài người HTL sẽ có nguy cơ ung thư mũi cao gấp hai

lần hơn người không HTL Ngoài ra, HTL còn gây ra các bệnh Ung thư ở các bộ

phận cơ thể như thận và bàng quang, tuyến tụy, bộ phận sinh dục, hậu môn và trựctràng

1.3.1.4 Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Nam giới HTL so với những người không HTL thì có nồng độ testosteronethấp và làm tăng nồng độ horrmon kích thích nang HTL làm giảm số lượng tinhdịch, làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng, giảm số lượng tinh trùng, giảm chấtlượng của tinh trùng, giảm khả năng di chuyển của tinh trùng gây vô sinh Bên cạnh

đó, HTL còn làm thay đổi hình dạng của tinh trùng Điều này có thể liên quan đến tỉ

lệ cao bị sảy thai, dị tật bẩm sinh Những người HTL có nguy cơ bị liệt dương caogấp 2 lần, do gây xơ vữa động mạch ở dương vật làm giảm tưới máu hoặc do co

Trang 21

mạch (làm giảm dòng chảy do động mạch bị co hẹp lại), chỉ cần hút 2 điếu thuốc cóthể gây ra co thắt động mạch dương vật cấp.

Ở nữ giới, hút thuốc có thể gây ảnh hưởng hoặc thậm chí huỷ diệt noãn bào

do vậy dẫn tới làm giảm khả năng sinh sản, bất thường về hormone Hút thuốc thayđổi mật độ của một số hormone Vì vậy sự rụng trứng có thể không xảy ra bìnhthường đối với người hút thuốc Một số nghiên cứu đã phát hiện rối loạn trong chứcnăng vòi trứng, thay đổi hoạt động bình thường của trứng qua vòi trứng Ở một sốtrường hợp, sự thay đổi mức hormone có thể làm tăng quá trình phôi thai vào trong

tử cung, nếu phôi sớm vào tử cung có thể dẫn tới hỏng vì chưa bám chặt và dễ dẫntới sẩy thai tự phát với tỷ lệ cao hơn từ 1,5-3,2 lần ở người không hút thuốc Hútthuốc có xu hướng dẫn tới mãn kinh sớm do hút thuốc giảm mức estrogen trong cơthể người phụ nữ Đối với phụ nữ hút thuốc thường có xu hướng bắt đầu vào giaiđoạn mãn kinh sớm hơn 2-3 năm so với người không hút thuốc, nguy cơ sớm củacác bệnh tim và chứng loãng xương

1.3.1.5 Ảnh hưởng đến trẻ em

Trẻ em HTL thụ động có nguy cơ lớn bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới, baogồm viêm phế quản và viêm phổi Các chuyên gia ước tính rằng mỗi năm khoảng150.000-300.000 trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị viêm phế quản hoặc viêm phổi có liênquan đến khói thuốc lá Những trẻ dưới 1 tuổi là con của những người HTL bị viêm

phế quản hoặc viêm phổi cao gấp đôi những người không HTL Trên toàn thế giới

có khoảng từ 200.000-1.000.000 trẻ em bị hen đang phải chịu những tác động xấu

do cha mẹ chúng HTL Tiếp xúc với khói thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị viêm tai

mạn tính và tiết dịch tai giữa, không chỉ gây nên gánh nặng về kinh tế mà còn gâyđiếc cho những cuộc đời còn dài của những đứa trẻ Điếc khi trẻ còn rất nhỏ rất dễgây nên câm và không có khả năng học tập

1.3.2 Cai nghiện thuốc lá

Nghiện thuốc lá được hiểu một cách đơn giản là việc mất hòan tòan tự do nóikhông với thuốc lá Người nghiện thuốc lá không thể “quên” hút thuốc lá, ngược lại

bị bắt buộc phải hút nếu sẽ bị cảm giác “đói” thuốc Thuốc lá buộc người nghiện

Trang 22

phải hút liên tục nhiều tháng nhiều năm, tiếp tục hút thuốc lá ngay khi đã mắc cácbệnh do thuốc lá gây ra Nghiện thuốc lá xuất hiện là hậu quả của các hiệu ứng tâmthần kinh do chất gây nghiện nicotine gây ra Nghiện thuốc lá thường là kết hợp củanghiện tâm lý, hành vi với nghiện thực thể - dược lý

Cai thuốc lá không đơn giản chỉ là việc từ bỏ một thói quen lâu ngày Có rấtnhiều người muốn bỏ thuốc lá và đã bỏ được thuốc lá dễ dàng trong lần cố gắng đầutiên nhưng chẳng bao lâu sau đó lại bị tái nghiện Phần lớn đều phải cai thuốc lá đếnlần thứ 3 mới thành công Tỉ lệ cai thuốc lá hàng năm chỉ khoảng 2.5% Việc khó

bỏ thuốc lá này được giải thích một phần là do nồng độ cotinine (chất chuyển hóacủa nicotine) tăng cao trong máu Các triệu chứng xuất hiện khi bỏ thuốc lá thay đổitheo từng người nhưng nhìn chung thì rất khó chịu và khó dung nạp Các triệuchứng bao gồm mệt mỏi, căng thẳng, bứt rứt, dễ kích động, khó ngủ, mất tập trung,thèm ăn, giảm nhịp tim…Thông thường thì các triệu chừng này kéo dài không quámột tuần sau khi ngưng thuốc Ngoài ra, một trong những khó khăn có thể gặp phảikhi bỏ thuốc lá là tình trạng tăng cân Cai thuốc lá không những khó khăn do lệthuộc nicotine, người ta nhận thấy người nghiện thuốc lá còn bị ảnh hưởng bởi cácyếu tố tâm lý xã hội khác và vì vậy làm cho việc bỏ thuốc lá càng khó khăn hơn.Nghiện thuốc lá được xem là một tính cách xã hội phức tạp, là sự kết hợp giữa cácthói quen, suy nghĩ, tình cảm, các hoạt động và công việc hàng ngày Có nhiềungười hút thuốc lá vì thói quen, và thói quen này dường như gắn liền với các côngviệc hàng ngày ở nhà cũng như ở nơi làm việc Có người cho rằng hút thuốc lá giúpkích thích khả năng sáng tạo, có người lại hút thuốc lá để giết thời gian, để thư giãn,

để tay chân đỡ thừa thải… Thậm chí có thời gian, trên các phương tiện truyền thôngđại chúng, hình ảnh của thuốc lá được xem như một biểu tượng của sự sành điệu, tự

do và hiện đại…Vì vậy, thật khó mà cắt đứt một thói quen hay một nếp suy nghĩ lâuđời

Không có phương pháp nào được gọi là “tuyệt vời” để cai thuốc lá Điềukiện kiên quyết để cai thuốc lá thành công chính là quyết tâm cai thuốc lá của bảnthân người hút thuốc lá Để giảm nhẹ khó chịu khi cai thuốc lá, khoa học ngày nay

Trang 23

đã tìm ra các phương pháp hỗ trợ có hiệu quả như sử dụng nicotine thay thếbupropion, varenicilline giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của hội chứng caithuốc lá Tuy nhiên vì là hỗ trợ nên các phương pháp này không thể thay thế choquyết tâm của người cai thuốc lá được

1.3.3 Phòng chống hút thuốc lá

1.3.3.1 Trên thế giới

Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá có hiệu lực vào tháng 2năm 2005 là một trong những điều ước quốc tế áp dụng rộng rãi nhất trong lịch sửcủa Liên Hợp Quốc với 180 nước tham gia gồm 90% dân số thế giới Công ướckhung của WHO là công cụ kiểm soát thuốc lá quan trọng nhất và là một mốc quantrọng trong việc thúc đẩy sức khỏe cộng đồng [13]

Năm 2008, WHO đã mở rộng quy mô thực hiện các quy định của Công ướckhung của WHO: MPOWER Mỗi biện pháp MPOWER tương ứng với ít nhất 1điều khoản của Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá Gồm 6 biện pháp:

- Giám sát sử dụng thuốc lá và các chính sách phòng chống

- Bảo vệ người sử dụng thuốc lá

- Cung cấp trợ giúp để bỏ thuốc lá

- Cảnh báo về sự nguy hiểm của thuốc lá

- Thực thi lệnh cấm quảng cáo thuốc lá, khuyến mãi và tài trợ

- Tăng thuế đánh vào thuốc lá

Ngày Thế giới không thuốc lá (World No Tobacco Day - WNTD) được chọnvào ngày 31 tháng 5 hàng năm, theo Nghị quyết Resolution 42.19 của WHO Cácquốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thành lập Ngày Thế giớikhông thuốc lá vào năm 1987 Trong thời gian từ đó đến nay, ngày này đã được sựủng hộ của những người không hút thuốc lá, các chính phủ, tổ chức y tế, chăm sócsức khỏe trên toàn cầu

Mục đích của Tổ chức Y tế Thế giới WHO muốn tạo ra và khuyến khíchkhoảng thời gian 24 tiếng không có khói thuốc lá trên toàn cầu Mục đích xa hơn

Trang 24

của ngày này là gây sự chú ý của cộng đồng đến tác hại của thuốc lá đối với ngườihút chủ động cũng như bị động.

1.3.3.1 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam

Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá (luật số: 09/2012/QH13) có hiệu lực thihành từ ngày 01 tháng 5 năm 2013 Gồm 5 chương và 33 điều

Với nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá:

- Tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biệnpháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá

- Chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức vềtác hại của thuốc lá nhằm giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tác hại do thuốc lá gâyra

- Thực hiện việc phối hợp liên ngành, huy động xã hội và hợp tác quốc tế trongphòng, chống tác hại của thuốc lá

- Bảo đảm quyền của mọi người được sống, làm việc trong môi trường không cókhói thuốc lá và được thông tin đầy đủ về tác hại của thuốc lá

Bộ luật cũng đề ra các địa điểm cấm hút thuốc lá:

- Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên baogồm: Cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dànhriêng cho trẻ em, cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao

- Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm: Nơi làm việc, trường caođẳng, đại học, học viện, địa điểm công cộng

- Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàubay, tàu điện

- Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng chongười hút thuốc lá: Khu vực cách ly của sân bay, quán bar, karaoke, vũ trường,khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch, phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy,tàu hỏa

- Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây: cóphòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; có dụng cụ

Trang 25

chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát; có thiết

bị phòng cháy, chữa cháy

Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hạicủa thuốc lá thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt viphạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;

cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

- Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tác hại của thuốc láđược thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính

Trang 26

Chương 2- ĐỐI TƯỢNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Các đối tượng nghiên cứu

Nam giới từ 18 tuổi trở lên đang sống tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu

Nam thanh niên từ 18 tuổi trở lên đang sinh sống trên địa bàn thị xã BìnhMinh, tỉnh Vĩnh Long có trạng thái tinh thần bình thường, trả lời được câu hỏi, hợptác và đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.3 Tiêu chu n lo i tr ẩn loại trừ ại trừ ừ

Vắng mặt trong đợt điều tra

Khách vãng lai, người không có hộ khẩu thường trú tại địa bàn thị xã BìnhMinh, tỉnh Vĩnh Long

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian: Tháng 09 năm 2015 đến tháng 06 năm 2016

Địa điểm: Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang mô tả

2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1 Cỡ mẫu

Nghiên cứu này là nghiên cứu mô tả cắt ngang nên xác định cở mẫu theo công thức:

2

2 2 /

1 (1 )

d

p p Z

n   Trong đó:

 n: là cỡ mẫu

 α: Mức ý nghĩa thống kê Để nghiên cứu có độ tin cậy 95% thì α = 0,05

 Z: là trị số phân phối chuẩn tùy thuộc vào mức độ tin cậy 95% thì Z=1,96

Trang 27

 p: ước lượng tỉ lệ người dân HTL Theo nghiên cứu của Phạm Thị Tâm, LêMinh Hữu cùng cộng sự tại tp Cần Thơ năm 2011, tỉ lệ HTL của nam thanhniên là 51.4%.

 d: là mức sai số, chấp nhận trong nghiên cứu này là 0,05

Thay vào công thức, ta nhận được giá trị n=384

Trong quá trình thu thập số liệu, nhằm tránh trường hợp hao hụt số liệu, cỡ mẫunghiên cứu được tăng thêm 10% so với ban đầu, do đó cỡ mẫu n=422 nam thanhniên từ 18 tuổi trở lên tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long Thực tế, chúng tôi thuthập được 430 mẫu

2.4.2 Phương pháp chọn mẫu

- Phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn

+ Bước 1: lập danh sách tất cả các phường xã tại Thị xã Bình Minh, tỉnh VĩnhLong Gồm có: 03 phường: Cái Vồn, Thành Phước, Đông Thuận

05 xã :Thuận An, Đông Bình, Mỹ Hòa, Đông Thạnh, Đông Thành.+ Bước 2: chọn 2/3 phường và 3/5 xã bằng cách bóc thăm ngẫu nhiên

+ Bước 3: Chọn các khóm, ấp bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên chọn ra 2khóm/phường và 2 ấp/xã

+ Bước 4: mỗi khóm, ấp chọn ra 43 hộ gia đình Mỗi hộ gia đình chọn ra 1 namgiới trên 18 tuổi

Nếu gia đình không có nam thanh niên trên 18 tuổi thì chọn nhà cạnh bênsang phía bên phải, cứ như thế cho đủ số lượng mỗi khóm,ấp có 43 nam giới trên 18tuổi

2.5 Thu thập dữ liệu:

2.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập thông tin về tình hình HTL ở nam giới từ 18 tuổi trở lên tại thị xãBình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2015 bằng cách phỏng vấn trực tiếp người dân qua

bộ câu hỏi có sẵn (phụ lục)

Số liệu được thu thập bởi cán bộ phỏng vấn thông qua các cuộc phỏng vấnnam giới trên 18 tuổi tại chỗ Điều tra viên sẽ được tập huấn kĩ lưỡng về kĩ năng

Trang 28

phỏng vấn cũng như ý nghĩa và cách đặt câu hỏi trong bộ công cụ điều tra Trưởngtrạm y tế tham gia giám sát quá trình thu thập số liệu Giám sát viên có thể đọc lạitoàn bộ các phiếu được điền và tiến hành phỏng vấn lại 10% số đối tượng điều tra.

Người được phỏng vấn và cán bộ phỏng vấn gặp trực tiếp nhau trong quátrình phỏng vấn Phỏng vấn trực tiếp sẽ giúp người được phỏng vấn nắm bắt đượcthông tin của người phỏng vấn Sauk hi phỏng vấn, cán bộ phỏng vấn quan sát đánhgiá hành vi của người phỏng vấn, cách này giúp nhận đình mức độ chính xác nhữngcâu trả lời của người được điều tra

2.5.2 Công cụ thu thập số liệu

B câu h i ph ng v n.ộ câu hỏi phỏng vấn ỏi phỏng vấn ỏi phỏng vấn ấn

2.5.3 Tổ chức thực hiện thu thập số liệu:

Quá trình thực hiện nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau:

- Tiến hành chọn đối tượng nghiên cứu

- Xây dựng bộ câu hỏi

- Thử nghiệm và hoàn thiện bộ câu hỏi: Khi bộ câu hỏi được xây dựng xong, điềutra thử 30 người theo bộ câu hỏi này, chỉnh sửa nội dung của bộ câu hỏi cho phùhợp sau đó in phục vụ cho việc điều tra

- Liên hệ với các trạm y tế và ủy ban nhân nhân tại địa bàn thị xã Bình Minh, tỉnhVĩnh long

- Phỏng vấn người dân theo đối tượng nghiên cứu, theo bộ câu hỏi

2.6 Biến số nghiên cứu

2.6.1 Thông tin người được phỏng vấn

- Tuổi được tính bằng cách lấy năm hiện tại khảo sát trừ cho năm sinh tính bằng

dương lịch Thu thập bằng cách phỏng vấn Gồm 6 nhóm giá trị:

Trang 29

+ Nhóm 1: Không biết chữ + Nhóm 4: cấp III

+ Nhóm 2: Cấp I + Nhóm 5: Cao đẳng, đại học+ Nhóm 3: Cấp II

- Nghề nghiệp: Công việc chính chiếm thời gian nhiều nhất của ĐTNC trong ngày.

Thu thập bằng cách phỏng vấn Gồm các giá trị:

+ Học sinh, sinh viên + Buôn bán

+ Phường Thành Phước + Xã Đông Bình

+ Xã Đông Thạnh

2.6.2 Thực trạng HTL

- Thực trạng hút thuốc lá là tình trạng hút thuốc lá chủ động của đối tượng nghiên

cứu Thu thập bằng cách phỏng vấn Gồm các giá trị:

+ Có, hàng ngày: là hành vi bản thân người đó hút thuốc thường xuyên hàng ngày

Trang 30

+ Có, nhưng không hút hàng ngày: là hành vi bản thân người đó không hút thuốc lá,nhưng thỉnh thoảng trong 1 tuần có hút khoảng 1 lần.

+ Đã bỏ thuốc lá: là hành vi ĐTNC trước đây đã từng hút thuốc nhưng nay đã cainghiện thuốc lá và thành công, không còn hút nữa

+ Chưa bao giờ hút: là hành vi bản thân người đó chưa từng hút thuốc lá

- Loại thuốc lá: loại thuốc lá mà ĐTNC đã hút

- Số điếu hút/ngày: Số lượng điếu thuốc ĐTNC hút hàng ngày hoặc bình quân hàng

ngày Thu thập bằng cách phỏng vấn Gồm các giá trị:

- Nguyên nhân HTL: lí do chính dẫn đến ĐTNC bắt đầu tập HTL Thu thập bằng

Trang 31

- Thời điểm HTL: Thời điểm ĐTNC thường HTL Thu thập bằng cách phỏng vấn.

Gồm các giá trị:

+ Khi nghỉ ngơi + Khi bị stress, khi buồn

- Địa điểm thường được mời HTL: Nơi ĐTNC thường được bạn bè/đồng nghiệp

mời HTL Thu thập bằng cách phỏng vấn Gồm các giá trị:

+ Tại nơi làm việc + Đám cưới, đám tang, họp mặt+ Trong các cuộc họp + Quán cà phê

- Gia đình khuyên không HTL: Gia đình khuyên ĐTNC không nên tiếp tục hút

thuốc lá Thu thập bằng cách phỏng vấn Gồm các giá trị:

Trang 32

- HTL có hại cho sức khỏe bản thân: Hành vi hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe

của ĐTNC Thu thập bằng cách phỏng vấn Gồm các giá trị:

+ Không hại

- HTL ảnh hưởng đến sức khỏe người khác: ĐTNC biết được tác hại của khói thuốc

lá ảnh hưởng đến sức khỏe người khác Thu thập bằng cách phỏng vấn Gồm cácgiá trị:

- Nguồn thông tin tiếp cận về tác hại của HTL: Phương tiện Thông tin mà ĐTNC có

thể tiếp nhận được về tác hại của hành vi HTL Thu thập bằng cách phỏng vấn.Gồm các giá trị:

Trang 33

+ Đài phát thanh + Người thân, gia đình, bạn bè+ Sách báo, tranh quảng cáo + Internet

- Từ chối khi được mời hút thuốc: ĐTNC từ chối khi được người khác (người thân,

bạn bè, đồng nghiệp,…) mời HTL Thu thập bằng cách phỏng vấn Gồm các giá trị:

- Khuyên người khác không HTL: ĐTNC khuyên người khác(người thân, bạn bè,

đồng nghiệp,…) không có hành vi HTL Thu thập bằng cách phỏng vấn Gồm cácgiá trị:

+ Không bao giờ

- Cảm thấy khó chịu khi người khác HTL: ĐTNC cảm thấy khó chịu khi người khác

(người thân, bạn bè, đồng nghiệp,…) có hành vi HTL Thu thập bằng cách phỏngvấn Gồm các giá trị:

- Ủng hộ chính sách cấm HTL nơi công cộng: ĐTNC ủng hộ chính sách cấm HTL

nơi công cộng Thu thập bằng cách phỏng vấn Gồm các giá trị:

- Ủng hộ chính sách cấm HTL tại nơi làm việc: ĐTNC ủng hộ chính sách cấm HTL

tại nơi làm việc.Thu thập bằng cách phỏng vấn Gồm các giá trị:

2.7 Xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu

Trang 34

2.7.2 Phân tích dữ liệu

- Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 18.0

- Mã hóa các câu hỏi và câu trả lời để nhập vào máy tính

- Dùng các test thống kê để để kiểm tra mối liên quan giữa các biến số

- Sai số hệ thống: xảy ra khi có khuynh hướng đưa ra các kết quả sai khác một cách

có hệ thống so với các giá trị thực Sai số này có thể xảy ra trong quá trình chọn đốitượng nghiên cứu…

- Kiểm soát sai lệch thông tin bằng cách kiểm tra ngẫu nhiên 10% phiếu điều tra

- Thiết kế, thử nghiệm và chỉnh sửa bộ câu hỏi trước khi nghiên cứu chính thức

- Đo lường chính xác các chỉ số, giá trị…

Trang 35

- Tập huấn điều tra viên kĩ lưỡng về kỹ năng giao tiếp và cách khai thác nội dungcâu hỏi.

- Giám sát kỹ lưỡng quá trình phỏng vấn của điều tra viên (người phỏng vấn)

- Người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái, dễ chịu tại thời điểm đó Đảm bảo tínhriêng tư, không bị quấy rầy trong thời gian phỏng vấn

- Có đủ thời gian phỏng vấn để điền đầy đủ các câu hỏi

- Câu hỏi được thiết kế đúng mục tiêu, rõ ràng, cho phép thu thập được những thôngtin cần thiết, ngắn gọn, đơn giản, hợp lý, dễ hiểu, dễ trả lời

- Người phỏng vấn cần thoải mái, thân thiện, dễ gần gũi để tạo cảm giác an tâm,không có nghi vấn trong khi người được phỏng vấn trả lời câu hỏi

2.9 Đạo đức trong nghiên cứu

- Đề tài được tiến hành trên đối tượng là nam giới từ 18 tuổi trở lên tại thị xã BìnhMinh, tỉnh Vĩnh Long là tự nguyện Kết quả nghiên cứu không vì mục đích kinhdoanh

- Toàn bộ dữ liệu thu thập được giữ kín, nhằm bảo vệ đối tượng được phỏng vấn, cảnhững đối tượng từ chối tham gia trong quá trình điều tra

- Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi để diều tra nên hoàn toàn không xâm hại đến thânthể của ĐTNC

- Thu thập những thông tin cần thiết cho nghiên cứu và không làm ảnh hưởng đếntâm lý của ĐTNC

- Giải thích rõ mục đích, ý nghĩa nghiên cứu cho ĐTNC biết khi cần thiết để tạotinh thần hợp tác và tự nguyện

Trang 36

Chương 3-Kết quả nghiên cứu 3.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu (n=430)

Biểu đồ 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi Nhận xét: ĐTNC tập trung ở nhóm tuổi 45-54 tuổi chiếm 25% và nhóm 25-

34 tuổi chiếm 22% Nhóm trên 65 tuổi chiếm 6%

Biểu đồ 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp

Nhận xét: Tỷ lệ ĐTNC làm nghề lao động tự do chiếm tỷ lệ 26,7% Bên

cạnh đó, buôn bán chiếm 15,6%, nông dân chiếm 11,4% và công nhân chiếm tỷ lệ9,4% Thất nghiệp chiếm tỷ lệ 2,8%

Trang 37

Biểu đồ 3.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn

Nhận xét: Trình độ học vấn chủ yếu là cấp II chiếm 36,7% và cấp III chiếm

28,4% Đối tượng không biết chữ chiếm 3%

Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc, tình trạng hôn nhân

Nhận xét: ĐTNC đa số là dân tộc Kinh chiếm 98,4% Về tình trạng hôn

nhân, ĐTNC sống với vợ chiếm 75,8%, chỉ có 0,9% góa vợ

Ngày đăng: 04/10/2018, 14:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
25. Bộ y tế (2013), "Hút thuốc lá làm giảm khả năng sinh sản và rối loạn tình dục ở nam giới", Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia vinacosh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hút thuốc lá làm giảm khả năng sinh sản và rối loạn tình dục ở namgiới
Tác giả: Bộ y tế
Năm: 2013
26. Bộ y tế (2013), "Tác hại của thuốc lá đối với khả năng sinh sản ở nữ giới", Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia vinacosh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác hại của thuốc lá đối với khả năng sinh sản ở nữ giới
Tác giả: Bộ y tế
Năm: 2013
27. Bộ y tế (2013), "Cẩm nang cai nghiện thuốc lá", Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia vinacosh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang cai nghiện thuốc lá
Tác giả: Bộ y tế
Năm: 2013
28. Bộ y tế (2013), "Thành phần và độc tính của khói thuốc lá", Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia vinacosh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần và độc tính của khói thuốc lá
Tác giả: Bộ y tế
Năm: 2013
29. Bộ y tế (2016), "Chủ đề Ngày Thế giới Không Thuốc lá 2016 của Tổ chức Y tế thế giới", Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia vinacosh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ đề Ngày Thế giới Không Thuốc lá 2016 của Tổ chức Y tế thế giới
Tác giả: Bộ y tế
Năm: 2016
32. Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia Vinacosh Hỏi và đáp về phòng chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam Khác
33. Action on smoking and health (2015), "Tobacco and the developing world&#34 Khác
34. WHO office in Viet Nam (2012), "World No Tobacco Day 2012: Stop Tobacco Industry Interference &#34 Khác
36. Tobaccofreekids "Toll of Tobacco Around the World&#34 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w