Bộ tài nguyên và môi trường Viện nghiên cứu địa chất và khoáng sản W X Báo cáo Nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất, kiến tạo và các yếu tố liên quan đến tai biến địa chất, môi trư
Trang 1Bộ tài nguyên và môi trường Viện nghiên cứu địa chất và khoáng sản
W X
Báo cáo Nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất,
kiến tạo và các yếu tố liên quan đến tai biến
địa chất, môi trường dọc một số đoạn trên
tuyến đường Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm đề tài: Trần Tân Văn
5915
24/6/2006
Hà Nội, 2005
Trang 2Bộ tài nguyên và môi trường Viện nghiên cứu địa chất và khoáng sản
W X
Báo cáo Nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất, kiến tạo và các yếu tố liên quan đến tai biến
địa chất, môi trường dọc một số đoạn trên
tuyến đường Hồ Chí Minh
Hà Nội, 2005
Tập thể tỏc giả: Trần Tõn Văn (Chủ nhiệm),
Đoàn Thế Anh, Nguyễn Tiến Hoan,Nguyễn Xuõn Giỏp, Thỏi Duy Kế, ĐàmNgọc, Đỗ Thị Yến Ngọc, Nguyễn VănTớnh, Lương Thị Tuất, Hoàng Anh Việt
Trang 34 Các phương pháp chủ yếu thực hiện Đề án 34
5 Khối lượng công việc theo Đề cương và thực tế thực hiện 34
Chương 1 Khái quát về Dự án đường Hồ Chí Minh 36
Chương 2 Đặc điểm tự nhiện - kinh tế - nhân văn 39
2.5 Hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 41
Chương 3 Đặc điểm địa chất, kiến tạo dọc một số đoạn hành lang
3.7 Đặc điểm địa chất - kiến tạo các vùng chi tiết 149
Chương 4 Hiện trạng tai biến địa chất - môi trường dọc một số đoạn
hành lang đường Hồ Chí Minh
152
4.3 Các tai biến địa chất nguồn gốc nội sinh (các dị thường địa vật lý, địa
hóa môi trường đất, các biểu hiện tai biến địa chất khác )
216
Trang 4Chương 5 Đề xuất các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại
do tai biến địa chất, môi trường
227
5.1 Kiến nghị và giới thiệu một số biện pháp giảm nhẹ trượt lở taluy đường
227
5.2 Kiến nghị một số biện pháp giảm nhẹ lũ bùn đá, lũ quét, úng ngập… 240
Trang 5To Reader:
Từ trang 03 đến trang 28 của tài liệu này là các văn bản quản lý hành chính của đề tài Chúng tôi không số hoá
Trang 6cơ bản từ trước đến nay đã góp phần vạch định tuyến đường này Việc thi công xây dựng và vận hành tuyến đường này đồng thời cũng mở ra một loạt các vấn đề về địa chất - tài nguyên và môi trường, đòi hỏi sự tham gia kịp thời của ngành Địa chất và các ngành liên quan Nội dung các vấn đề đó là:
a) Tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua vùng địa hình đồi núi hiểm trở phía Tây Việt Nam, là nơi trước kia công tác khảo sát, điều tra địa chất còn ở các mức độ khác nhau Do vậy, một số phân vị địa chất cần được xem xét lại về khối lượng, tuổi, ranh giới, quan hệ trên dưới, nguồn gốc, lịch sử phát triển, quan hệ giữa chúng với các hoạt động magma xâm nhập - phun trào v.v
b) Tuyến đường Hồ Chí Minh còn cắt qua một loạt đới cấu trúc - kiến tạo khác nhau như đới Hoành Sơn, đới Long Đại, đới A Vương - Sê Kông, đới Khâm Đức, đới Pô Kô và đới Ngọc Linh Đây chính là một mặt cắt địa chất điển hình có thể giúp chúng ta tìm hiểu thêm về lịch sử phát triển và quan hệ tương tác giữa các đới cấu trúc - kiến tạo nêu trên
c) Những kết quả mới nhất về địa chất - kiến tạo chắc chắn sẽ đem lại những hiểu biết mới về tài nguyên đất, nước và các loại hình khoáng sản có triển vọng khác
ở miền Tây Trung Bộ Đặc biệt, việc mở ra tuyến đường Hồ Chí Minh và hệ thống các đường nhánh, cùng hàng loạt các khu vực tập trung dân cư, phát triển kinh tế trọng điểm v.v đã đặt ra những yêu cầu mới về đánh giá, quy hoạch, sử dụng hợp
lý tài nguyên đất, nước, vật liệu xây dựng v.v cần được đáp ứng kịp thời
d) Mặt khác, việc mở ra tuyến đường Hồ Chí Minh và hệ thống các đường nhánh, cùng các khu vực tập trung dân cư, phát triển kinh tế trọng điểm v.v lại khởi đầu cho một loạt các vấn đề khác về bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, trong đó có các TBĐC Nhiều đoạn của tuyến đường Hồ Chí Minh cắt qua hoặc hoàn toàn chạy dọc theo các đứt gãy lớn, có nhiều biểu hiện hoạt động tích cực trong giai đoạn hiện đại Các TBĐC nội sinh liên quan, các dạng TBĐC khác như trượt lở, sạt lở taluy đường, lũ quét, lũ bùn đá, ô nhiễm nguồn nước, các dị thường địa hoá - địa vật lý v.v cần được kịp thời nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các biện pháp giảm nhẹ hậu quả
e) Việc mở ra tuyến đường Hồ Chí Minh tác động tới khu vực thượng nguồn của toàn bộ dải đồng bằng ven biển phía đông Vấn đề phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai v.v của dải đồng bằng này phụ thuộc rất nhiều vào mỗi động thái nhân sinh tác động vào miền đồi núi phía tây nên rất cần được nghiên cứu để đưa ra những giải pháp nhằm làm giảm thiểu những tác động xấu do việc xây dựng và vận hành tuyến đường gây nên
Trang 7Nhằm góp phần giải quyết một vài trong số những vấn đề nêu trên, ngày 11/11/2002 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ra Quyết định số 2890/QĐ-CNCL cho phép Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản triển khai lập đề cương Đề án
"Nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất, kiến tạo và các yếu tố liên quan đến tai biến địa chất, môi trường dọc một số đoạn trên tuyến đường Hồ Chí Minh”
Ngày 18 tháng 11 năm 2003 Bộ Tài nguyên và Môi trường ra Quyết định số
1784/QĐ-BTNMT cho phép triển khai Đề án "Nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất, kiến tạo và các yếu tố liên quan đến tai biến địa chất, môi trường dọc một số đoạn trên tuyến đường Hồ Chí Minh” với các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể như ở phần
dưới đây Ngày 6 tháng 4 năm 2004, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã duyệt dự toán, cho phép Đề án triển khai các công tác điều tra, nghiên cứu trong năm 2004
Phạm vi công tác: Dọc một số đoạn trên tuyến đường Hồ Chí Minh thuộc địa
phận 8 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum, trọng tâm là nhánh mở mới Tây Trường Sơn từ Khe Gát (Quảng Bình) đến Hướng Hoá (Quảng Trị) dài 300km; A Roàng (Thừa Thiên - Huế) - Thạnh Mỹ (Quảng Nam) dài 100km và các vùng tập trung dân cư Chiều rộng hành lang 10km (mỗi bên 5km)
3 Tổ chức và nhân lực thực hiện Đề án
3.1 Tổ chức và nhân lực :
Theo Đề cương nghiên cứu, Phòng Nghiên cứu Kiến tạo - Địa mạo là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện Đề án Ngoài ra, phối hợp với một số phòng chuyên môn của Viện thực hiện các chuyên đề và mời một số cộng tác viên trong và ngoài nước tham gia Các thành viên trong Đề án đảm nhận những công việc sau:
- Khảo sát lập các mặt cắt địa chất - cấu trúc, các đới đứt gãy v.v
- Điều tra tai biến địa chất, địa hoá môi trường, kiểm toán ổn định mái dốc,
đề xuất thiết kế mái dốc và các biện pháp gia cố giảm nhẹ hậu quả trượt lở
- Tổng hợp khoáng sản (nhiệm vụ này về sau đã được cắt giảm do không đủ kinh phí)
- Tham gia chuyên đề địa vật lý
- Tham gia chuyên đề nghiên cứu địa chất cơ bản như cổ sinh - địa tầng, trầm tích luận, thạch luận các đá magma, biến chất và tuổi tuyệt đối
- Tham gia chuyên đề vỏ phong hoá
Trang 8Đề án bao gồm 12 thành viên (bảng 0.1), chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ
nhiệm Đề án Trách nhiệm của một số thành viên cụ thể như sau:
1 TSKT Trần Tân Văn: Chủ nhiệm, chịu trách nhiệm chung về tổ chức thực
hiện và kết quả nghiên cứu của toàn Đề án, chịu trách nhiệm về nghiên cứu cấu trúc
địa chất và các TBĐC, ĐCTV-ĐCCT, giới thiệu các biện pháp phòng tránh, giảm
thiểu hậu quả TBĐC, kiến nghị định hướng, tổ chức phối hợp trong nước và hợp tác
Quốc tế
2 KS Đàm Ngọc: Tổng hợp tài liệu, khảo sát nghiên cứu cấu trúc - kiến tạo,
chịu trách nhiệm chính về phần Địa chất - kiến tạo
3 KS Nguyễn Xuân Giáp: Tổng hợp tài liệu, khảo sát nghiên cứu địa chất
và TBĐC, chịu trách nhiệm chính về phần Tai biến địa chất
Bảng 0.1 Danh sách các thành viên tham gia Đề án
4 Nguyễn Xuân Giáp KS Thành viên Đề án
5 Đỗ Thị Yến Ngọc KS Thành viên Đề án
7 Nguyễn Tiến Hoan KS Thành viên Đề án
12 Nguyễn Đức Tính TCKT Thành viên Đề án
4 KS Thái Duy Kế: Thư ký Đề án, tổng hợp tài liệu địa chất, chịu trách
nhiệm điều phối, phân tích mẫu và viết Báo cáo Kinh tế
5 KS Đỗ Thị Yến Ngọc: Khảo sát nghiên cứu cấu trúc địa chất, xử lý kết
quả đo khe nứt của toàn bộ Đề án Sửa chữa và hoàn thiện Báo cáo tổng kết
6 KS Lương Thị Tuất: Tổng hợp tài liệu, khảo sát nghiên cứu địa chất và
TBĐC Sửa chữa và hoàn thiện Báo cáo tổng kết
7 KS Hoàng Anh Việt và KS Đoàn Thế Anh: Tổng hợp tài liệu, khảo sát
nghiên cứu địa chất, TBĐC, số hóa toàn bộ các bản đồ của Đề án
Trang 93.2 Tiến độ thi công
Đề án đã tiến hành thi công trong 2 giai đoạn lớn như sau:
Giai đoạn 1: tháng 11/2003 đến tháng 12 năm 2004
- Công tác văn phòng: tiến hành thu thập tài liệu, xử lý, tổng hợp các tài liệu hiện có
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về TBĐC
- Phân tích, giải đoán ảnh viễn thám, thành lập các sơ đồ DEM, độ dốc sườn v.v phục vụ cho công tác khảo sát thực địa
- Tiến hành 2 đợt thực địa chính và 1 đợt thực địa khảo sát bổ sung, tổng cộng là 82,2 tháng công, phổ tra 1/500.000 toàn bộ diện tích nghiên cứu về địa chất
và TBĐC, khảo sát chi tiết 1/50.000 ba diện tích trọng điểm là Khâm Đức, Hiên - Thạnh Mỹ và Vũ Quang - Hương Khê
- Thực hiện phần 1 của các chuyên đề địa chất cơ bản, vỏ phong hoá, địa hoá môi trường, chuyên đề địa vật lý
- Lấy, phân tích và tổng hợp kết quả các loại mẫu
- Dự thảo sơ đồ cấu trúc địa chất, hiện trạng và phân vùng dự báo TBĐC
- Báo cáo bước
Giai đoạn 2: Tháng 01 đến tháng 6 năm 2005
- Khảo sát thực địa bổ sung, ghép nối các chuyên đề, tổng kết toàn Đề án, in
ấn, viết báo cáo, chuẩn bị trình duyệt báo cáo
- Tiến hành đợt thực địa thứ tư (đợt cuối), tổng cộng 15 tháng công về địa chất cơ bản, có chú trọng hơn về TBĐC Tiếp tục thu thập, xử lý, tổng hợp, bổ sung tài liệu
- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu TBĐC
- Hoàn thiện sơ đồ hiện trạng và phân vùng, dự báo TBĐC đối với toàn vùng nghiên cứu tỷ lệ 1/500.000 và các diện tích chi tiết tỷ lệ 1/50.000
- Hoàn thiện sơ đồ địa chất và các mặt cắt cấu trúc địa chất hành lang tuyến đường Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/500.000 và cho các diện tích chi tiết tỷ lệ 1/50.000 Nguyễn Văn Khoa
Trang 10- Hoàn thiện Báo cáo tổng kết, trình duyệt
- Hội thảo khoa học 01 lần về nội dung của Báo cáo tổng kết như các vấn đề
địa chất cơ bản, TBĐC và bố cục của báo cáo
Năm 2004, tổng cộng đã tiến hành 3 đợt thực địa, gồm 2 đợt chính và một đợt đột xuất:
Đợt 1: từ ngày 21/3/2004 đến ngày 21/5/2004 dọc tuyến đường Hồ Chí Minh
đoạn từ Ngọc Hồi (Kon Tum) qua Khâm Đức (Phước Sơn), Thạnh Mỹ (Nam Giang), Hiên (Đông Giang) đến hết địa phận tỉnh Quảng Nam
Đợt 2: từ ngày 17/6/2004 đến 16/8/2004 dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn
từ A Roằng qua A Lưới (Thừa Thiên - Huế), Đăk Rông - Hướng Hoá (Quảng Trị), đèo Tăng Ký - U Bò - Minh Hoá (Quảng Bình) và dọc thung lũng sông Rào Nậy (Hương Khê - Vũ Quang, Hà Tĩnh)
Đợt 3: từ ngày 12/10/2004 đến 18/10/2004 dọc tuyến đường Hồ Chí Minh
đoạn cầu Đăk Rông Khảo sát đột xuất, bổ sung điểm trượt lở trong đá vôi đầu cầu phía Nam và một số điểm sụt karst ngầm khu vực thôn Chân Ro, xã Đăk Rông
Năm 2005, đã tiến hành 1 đợt thực địa kiểm tra kết hợp một số hành trình khảo sát bổ sung từ ngày 24/2/2005 đến ngày 6/4/2005 dọc tuyến đường Hồ Chí Minh
Về công tác tổ chức thi công các bước thực địa
- Công tác đo xạ môi trường được Phòng Nghiên cứu Địa vật lý của Viện
thực hiện theo phiếu giao việc riêng TS Tăng Đình Nam cùng các cộng sự đã tiến hành khảo sát thực địa dọc tuyến đường thuộc phạm vi các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế đến Hà Tĩnh, chi tiết hoá một số khu vực như Đăk Glei, Khâm Đức, Thạnh Mỹ, A Lưới và Hương Khê - Vũ Quang Công tác địa vật lý đã triển khai đo theo một số tuyến trong phạm vi hành lang 4km (phù hợp với quy hoạch phát triển các cụm dân cư dọc tuyến đường của Bộ Xây dựng), dọc đường Hồ Chí Minh và một số khu vực chi tiết Phòng Nghiên cứu Địa vật lý đã xử lý kết quả
và đã nộp cho Đề án một báo cáo riêng phục vụ tổng kết
- Công tác nghiên cứu bổ sung vỏ phong hóa cũng thuộc các công việc do
Viện thực hiện Đề án đã mời các chuyên gia của Phòng NC Khoáng sản Không Kim loại (TS Trần Ngọc Thái cùng các cộng sự) cộng tác khảo sát, nghiên cứu
bổ sung vỏ phong hoá dọc tuyến đường, chủ yếu thuộc phạm vi các tỉnh Kon Tum và Quảng Nam Các kết quả nghiên cứu chuyên đề về vỏ phong hóa đã được Phòng NC Khoáng sản Không Kim loại giao nộp cho Đề án để phục vụ công tác tổng kết
- Công tác khảo sát địa chất, tai biến địa chất chủ yếu do các thành viên Đề
án thực hiện Được sự uỷ nhiệm của Viện, Đề án đã tiến hành ký hợp đồng thực hiện một phần công tác này với Đoàn Địa chất 501 (Liên đoàn Địa chất 5, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) Tuy dưới dạng hợp đồng, nhưng do tính chất công việc giống nhau nên thực tế Đề án và các cán bộ của Đoàn 501 đã cùng thực hiện
Trang 11các hành trình khảo sát, đo vẽ địa chất, lấy mẫu, lập các mặt cắt địa chất v.v Tất
cả các thành viên của Đề án đều tham gia thực địa và các công tác văn phòng Trong các hành trình khảo sát thực địa, các thành viên thường được bố trí thành các nhóm công tác từ 2 - 3 người, kết hợp với lực lượng của đoàn Địa chất 501, trong
đó có một thành viên của Đề án hoặc một cộng tác viên trong Viện có kinh nghiệm làm nhóm trưởng Đề án đã tiến hành nghiệm thu khối lượng, chất lượng công việc của Đoàn 501 và đã thanh quyết toán hợp đồng Khối lượng, chất lượng công việc
do Đoàn 501 thực hiện đã được báo cáo chung cùng với các hạng mục do Đề án tự đảm nhiệm trong báo cáo bước II vào tháng 12/2004
Cho đến đầu tháng 4/2005, tất cả các công tác khảo sát thực địa của Đề án đã kết thúc tốt đẹp và chính thức bước vào làm báo cáo tổng kết
4 Các phương pháp chủ yếu thực hiện Đề án
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu địa chất, tai biến địa chất, môi trường hiện có
- Lộ trình địa chất bổ sung lập các mặt cắt cấu trúc địa chất
- Địa hoá môi trường
- Địa vật lý (đo gamma môi trường)
- Lấy và phân tích các loại mẫu
- Phân tích ảnh vệ tinh, ảnh máy bay để bổ sung cho các tài liệu địa chất hiện có
- Nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu hiện có, bổ sung các kết quả nghiên cứu ngoài thực địa cũng như công tác văn phòng để thành lập các sơ đồ địa chất, các mặt cắt địa chất, sơ đồ hiện trạng và phân vùng dự báo TBĐC tỷ lệ 1:500.000 cho toàn vùng nghiên cứu và tỷ lệ 1:50.000 cho 3 vùng nghiên cứu chi tiết
5 Khối lượng công việc theo Đề cương và thực tế thực hiện
Khối lượng công việc theo Đề cương và thực tế thực hiện sẽ được trình bày
cụ thể trong chương 6: Kinh tế - Kế hoạch
6 Các sản phẩm giao nộp
- Sơ đồ địa chất hành lang đường Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/500.000 đã chỉnh lý trên cơ sở tổng hợp các tài liệu địa chất hiện có tỷ lệ 1/500.000, 1/200.000, 1/50.000
và tài liệu thu thập được qua các đợt khảo sát bổ sung
- Sơ đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000 các khu vực nghiên cứu chi tiết (Vũ Quang - Hương Khê, Hiên - Thạnh Mỹ và Khâm Đức)
- Sơ đồ hiện trạng và phân vùng dự báo TBĐC tỷ lệ 1/500.000 hành lang đường Hồ Chí Minh
- Sơ đồ hiện trạng và phân vùng dự báo TBĐC tỷ lệ 1/50.000 các diện tích nghiên cứu chi tiết
Trang 127 Lời cám ơn
Báo cáo được thực hiện với sự giúp đỡ, cố vấn của PGS.TSKH Dương Đức Kiêm, TS Nguyễn Xuân Khiển, TS Nguyễn Linh Ngọc, TS Đỗ Tuyết, TS Nguyễn Đình Uy, với sự cộng tác của TS Nguyễn Đức Thắng, TS Trần Ngọc Thái,
KS Phạm Bình, TS Tăng Đình Nam, TS Mai Trọng Tú, Phòng Viễn thám - Toán Địa chất và của nhiều người, nhiều cơ sở lưu trữ, sản xuất và nghiên cứu khác, dưới
sự chỉ đạo trực tiếp của Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Đoàn địa chất 501, các Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Bắc, Miền Trung đã phối hợp, giúp đỡ rất hiệu quả Tập thể tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, cộng tác hết sức nhiệt tình của Ủy ban Nhân dân các tỉnh, huyện, xã, các Sở Công nghiệp, Khoa học
- Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp - Phát triển nông thôn v.v trong phạm vi vùng nghiên cứu Tập thể tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với những chỉ đạo, cộng tác, giúp đỡ nêu trên và mong nhận được nhiều góp ý, phê bình đối với những thiếu sót chắc không thể tránh khỏi của báo cáo
Trang 1336
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
Quy hoạch tổng thể xa lộ Bắc Nam - nay là đường Hồ Chí Minh đã được Tổng Công ty Tư vấn, Thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI, Bộ Giao thông Vận tải) lập và được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 789/TTg ngày 24/9/1997 Ngày 3/2/2000, ngay sau trận mưa lũ lịch sử cuối năm 1999, làm ngừng trệ giao thông Bắc Nam trong nhiều ngày, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
18/2000/QĐ-TTg về việc đầu tư “Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh”
Để có cơ sở cho việc tổ chức phân bố, sắp xếp lại hệ thống các đô thị, các điểm dân cư và các khu chức năng chuyên ngành khác như công nghiệp, du lịch, dịch vụ thương mại, văn hoá lịch sử v.v cũng như tổ chức khai thác không gian cảnh quan, bảo vệ bền vững môi trường dọc tuyến đường, ngày 8/12/2000, Chính phủ đã có văn bản số 1130/CP-CN về việc triển khai các dự án quy hoạch xây dựng
dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, trong đó giao cho Bộ Xây dựng lập “Định hướng quy hoạch chung xây dựng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh”, đồng thời chỉ đạo các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tuyến đường đi qua lập các đồ án quy hoạch chung các đô thị, các khu dân cư, các khu công nghiệp, các khu tái định cư và các công trình khác dọc tuyến đường thuộc địa phận mình quản lý
Định hướng quy hoạch chung toàn tuyến đường Hồ Chí Minh được Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn (Bộ Xây dựng) nghiên cứu trên chiều dài khoảng 1.800km từ Hoà Lạc (Hà Tây, điểm cuối của đường cao tốc Láng - Hoà Lạc) tới Ngã tư Bình Phước (Thành phố Hồ Chí Minh, điểm giao cắt giữa QL13 với xa lộ Đại Hàn) với chiều rộng lớn nhất của hành lang hai bên đường là 2km
Đường Hồ Chí Minh, với mặt cắt ngang từng đoạn 2 - 8 làn xe, rộng 40 - 100m, được chia thành các đoạn có hướng tuyến cơ bản bám theo các quốc lộ 21A, 15A, 14B, 14 và 13, cụ thể như sau:
- Đoạn 1: từ Hoà Lạc đến Khe Cô (ranh giới Nghệ An - Hà Tĩnh), dài
378km, qua các địa danh: Hòa Lạc, Cầu Sỏi (Hoà Bình), Ngọc Lạc (Thanh Hoá), Làng Tra, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Khai Sơn, Thanh Thuỷ (Nghệ An)
- Đoạn 2: từ Khe Cô theo QL15A đến Km 622 (ranh giới Quảng Bình -
Quảng Trị), dài 296km, qua các địa danh: Hương Sơn, Hương Đại, Phúc Đồng, Tân
Ấp (ranh giới Hà Tĩnh - Quảng Bình), Khe Rinh, đèo Đá Đẽo, Xuân Sơn, Bùng, Đá Mài, Mỹ Đức (Quảng Bình)
- Đoạn 3: từ Km 622 theo QL15A đến Thạnh Mỹ, dài 273km, qua các địa
danh: Bến Quan, Cam Lộ, Nam Thạch Hãn, Tây Hải Lăng, Hoà Mỹ, Phà Tuần, Hương Thuỷ, Lăng Cô, hầm Hải Vân, An Ngãi, Tuý Loan, Hà Nha, Thạnh Mỹ
- Đoạn 4: từ Thạnh Mỹ theo QL14 đến Km 574 (ranh giới Kon Tum - Gia
Lai), dài 255km, qua các địa danh: Khâm Đức, Đèo Lò Xo, Đăk Glei, Ngọc Hồi, Kon Tum
Trang 1437
- Đoạn 5: từ Km 574 theo QL14 đến Cư Jut, dài 240km, qua các địa danh:
Pleiku, Buôn Mê Thuột, Cư Jut
- Đoạn 6: từ Cư Jut đến Ngã tư Bình Phước, dài 330km, qua các địa danh:
Đăk Nông, Bù Đăng, Chơn Thành
Để nối QL1A với đường Hồ Chí Minh, nối các cửa khẩu phía Tây với vùng ven biển, theo quy hoạch có hệ thống 20 đường ngang với tổng chiều dài gần 1.700km như các QL6, 7, 8, 9, 12, 19, 24, 25, 26, 27, 28, 40, 47, 48, 49 v.v
Việc xây dựng đường Hồ Chí Minh được chia thành 3 giai đoạn gồm:
- Giai đoạn 1 (1998 - 2002): Mở rộng, nâng cấp kết hợp xây dựng mới
đường 2 làn xe trên cơ sở các QL21A, 15, 14B, 14, 13
- Giai đoạn 2 (2002 - 2010): Tiếp tục hoàn thành (có ưu tiên từng đoạn)
đường Hồ Chí Minh với mặt cắt ngang và quy mô được nêu trong quy hoạch
- Giai đoạn 3 (sau năm 2010): Tiếp tục kéo dài đường Hồ Chí Minh, phía
Bắc lên Cao Bằng (biên giới Việt - Trung), phía Nam xuống Cà Mau
Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 đã được phê duyệt tại Quyết định số 18/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000 với lý trình tuyến có thay đổi so với quy hoạch:
- Đoạn Hoà Lạc - Khe Gát, theo quy hoạch, qua các địa danh: Hoà Lạc,
Ngọc Lạc, Tân Kỳ, Tân Ấp, Khe Ve, Khe Gát
- Đoạn Khe Gát - Thạnh Mỹ, đường Hồ Chí Minh chia thành 2 nhánh:
* Nhánh 1: Dài 364km, được gọi là nhánh Đông Trường Sơn, cách QL1A
khoảng 10 - 15km, theo quy hoạch, qua các địa danh: Khe Gát, Bùng, Cam Lộ, Phà Tuần, Hải Vân, Hà Nha, Thạnh Mỹ
* Nhánh 2: dài 514km, được gọi là nhánh Tây Trường Sơn, qua các địa
danh: Khe Gát, Đèo U Bò, Ngã ba Dân Chủ, Khe Sanh, theo QL9 tới Đăk Rông - A Lưới, Hiên - Thạnh Mỹ
- Đoạn Thạnh Mỹ - Ngã tư Bình Phước, đường Hồ Chí Minh đi theo quy
hoạch, qua các địa danh: Thạnh Mỹ, Ngọc Hồi, Kon Tum, Pleiku, Buôn Mê Thuột, Đăk Nông, Chơn Thành, Ngã tư Bình Phước
Trang 1639
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - NHÂN VĂN
Tuyến đường Hồ Chí Minh và hành lang của nó trong phạm vi nghiên cứu đi qua các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum, tổng diện tích khoảng 12.000km2 với tọa độ địa lý sau (hình 1.1.):
2.2 Đặc điểm khí hậu
Khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, riêng vùng phía nam có khí hậu gần gũi với khí hậu miền cao nguyên Chế độ mưa bão rất khắc nghiệt, tập trung trong thời gian ngắn, biến đổi rất mạnh theo không gian và theo thời gian Xu hướng chung là mưa bão tập trung muộn vào mùa thu - đông cuối năm, chậm và ngắn dần từ Bắc vào Nam Về đặc điểm khí hậu của vùng nghiên cứu, trong phạm
vi báo cáo này, chúng tôi chủ yếu đề cập đến lượng mưa vì đây chính là yếu tố quan trọng và là nguyên nhân trực tiếp liên quan đến việc xảy ra các TBĐC như trượt lở,
lũ lụt, lũ quét v.v…
Lượng mưa năm trung bình nhiều năm (Xo) phân bố rất không đều, phụ thuộc nhiều vào địa hình và vị trí địa lý, biến đổi trong phạm vi từ 1.500mm đến hơn 4.000mm Các trung tâm mưa lớn (Xo > 3.000mm) đều xuất hiện ở sườn núi cao đón gió mùa ẩm như trung tâm mưa Trà My ở phía tây nam Quảng Nam, trung tâm mưa Bạch Mã, trung tâm mưa ở dãy Hoành Sơn (đèo Ngang) Đặc biệt, trung tâm mưa Bạch Mã có thể trên 4.000mm, lượng mưa năm ở Bạch Mã có khi lên tới hơn 8.000mm (năm 1998)
Lượng mưa phân phối không đều trong năm và chia ra làm 2 mùa: mùa mưa
và mùa khô Mùa mưa xuất hiện không đồng thời trong vùng, muộn và ngắn hơn so với Bắc Bộ và phần phía bắc của Bắc Trung Bộ Mùa mưa đến sớm nhất ở khu vực phía tây Trường Sơn (Khe Sanh, A Lưới), kéo dài từ tháng V đến tháng XI
Phần lớn các nơi trong vùng có mùa mưa từ tháng IX (một số nơi ở bắc đèo Hải Vân bắt đầu từ tháng VIII) đến tháng XII Ngoài ra, những đợt mưa do gió mùa
tây nam gây nên "mưa tiểu mãn" thường làm cho lượng mưa của tháng V và VI
tăng lên trên 100mm, sau đó lượng mưa lại giảm vào các tháng VII, VIII Chỉ từ
Trang 1740
tháng IX, khi các hình thế thời tiết gây mưa như bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới, không khí lạnh v.v hoạt động ở ven biển Miền Trung thì lượng mưa mới tăng lên đáng kể và mới thực sự bắt đầu vào mùa mưa Tháng X (hoặc tháng XI) ở phía nam là tháng có lượng mưa trung bình tháng lớn nhất (300 - 900mm) Lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm khoảng 55 - 75% lượng mưa toàn năm
Lượng mưa của các tháng mùa khô thường dưới 100mm, trừ 2 tháng V và VI
có thể lớn hơn 100mm do "mưa tiểu mãn” Tháng II hoặc III thường có lượng mưa
nhỏ nhất Vào mùa khô, có năm liên tục nhiều tháng liền không có mưa, hạn hán kéo dài ảnh hưởng xấu đến mùa màng và cuộc sống của nhân dân địa phương
Hàng năm thường có 120 - 200 ngày mưa (A Lưới > 200 ngày) Trung bình hàng tháng khoảng 10 - 20 ngày có mưa trong mùa mưa và 5 - 15 ngày có mưa trong mùa khô Ở phía bắc đèo Hải Vân, trong các tháng vào mùa đông xuân, các đợt không khí lạnh khi tràn tới bị dãy Trường Sơn chặn lại hay gây mưa phùn, làm cho số ngày mưa trong tháng khá nhiều (10 - 15 ngày) Số ngày mưa lớn hơn 1mm
từ 130 đến 170 ngày/năm Tuy nhiên tổng số ngày mưa lớn (> 50mm) lại không nhiều, trung bình chỉ 6 - 8 ngày/năm Số ngày có mưa cực lớn (> 100mm) còn ít hơn, chỉ 1 - 3 ngày/năm
2.3 Đặc điểm thuỷ văn
Vùng nghiên cứu là khởi nguồn của rất nhiều sông suối, nhưng phát triển không đồng đều Mật độ sông suối 1 - 2 km/km2 ở vùng núi có địa hình dốc, chia cắt mạnh và mưa nhiều Các sông thường ngắn và dốc với độ dốc trung bình lên tới trên 15% ở miền núi, có nơi tới 40 - 50%
Hầu hết các sông đều ngắn và dốc Trừ một số nhánh của sông Sê Băng Hiêng và sông Sê Kông bắt nguồn từ sườn phía tây dãy Trường Sơn, ở phần phía tây hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế chảy qua Lào rồi đổ vào sông Mê Kông, còn lại các sông đều bắt nguồn từ sườn phía đông dãy Trường Sơn, theo hướng TB - ĐN hay TN - ĐB từ vùng núi chảy thẳng xuống đồng bằng rồi đổ ra biển, hầu như không có đoạn trung lưu
2.4 Đặc điểm thảm thực vật
Vùng nghiên cứu có thảm thực vật khá biến động theo độ cao địa hình, chất đất, khí hậu và các tác động nhân sinh Đặc điểm chung của vùng nghiên cứu là rừng có khá nhiều kiểu như rừng nhiệt đới nóng ẩm cây xanh quanh năm, rừng nhiệt đới nóng ẩm rụng lá theo mùa, rừng nhiệt đới khô với các trảng cây to, cây bụi, cỏ cao Các số liệu thống kê cho thấy rừng chiếm khoảng 30 - 35% diện tích tự nhiên của vùng nghiên cứu, trong đó rừng đặc dụng và rừng phòng hộ chiếm khoảng 50 - 52% diện tích rừng Mặt khác, lại có tới 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng phục hồi, khả năng điều tiết nước kém
Tài nguyên rừng trước kia được coi như rất phong phú với nhiều hệ động thực vật quý hiếm, nhưng hiện nay đang ở mức báo động do sức ép dân số và phát triển kinh tế Qua các đợt khảo sát thực địa cho thấy tài nguyên rừng đang bị tàn phá
Trang 1841
nặng nề Nhiều khu rừng trước đây phát triển rất tốt nhưng nay đã trở thành những khu đồi trọc, đất đai bị bạc màu và xói lở gây nguy hiểm cho hệ sinh thái nói chung
và khu vực đồng bằng phía đông nói riêng
2.5 Hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Về tài nguyên khoáng sản, vùng nghiên cứu cũng đa dạng với đủ các nhóm kim loại đen, mầu, vật liệu xây dựng, trang trí Đặc biệt có các khoáng sản quý như vàng, uran Tuy nhiên, nạn khai thác khoáng sản trái phép, bừa bãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái đang nổi lên rất nhức nhối
Hệ thống đường xá trong vùng còn kém phát triển Ở phía tây Quảng Bình, đường Hồ Chí Minh thậm chí mở qua cả những nơi chưa có đường mòn Kinh tế -
xã hội ở những khu vực này còn kém phát triển Về dân cư, toàn vùng nghiên cứu dọc tuyến đường còn thưa dân, mật độ dưới 100người/km2, thuộc nhiều dân tộc khác nhau như Kinh, Chàm, Cà Tu, S’tiêng, Vân Kiều v.v
Hiện trạng phân bố dân cư đô thị và nông thôn dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, nhất là dọc nhánh Khe Gát - Thạnh Mỹ được trình bày trong bảng 2.1
Bảng 2.1 Đặc điểm dân cư ở một số tỉnh, thành phố dọc tuyến đường Hồ Chí Minh
Điểm dân cư đô thị Điểm dân cư
nông thôn
huyện
Số người
Về hệ thống cấp nước và tiêu thoát nước: Hầu hết các thị trấn, đô thị, khu
công nghiệp dọc tuyến đường chưa có hệ thống cấp nước tập trung mà chỉ sử dụng trực tiếp nước giếng, nước sông suối làm nước sinh hoạt, chưa có hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện Tiềm năng và chất lượng nước ngầm dọc hành lang tuyến đường chưa rõ Dự kiến nguồn nước cấp cho các đô thị dọc tuyến đường được nêu trong bảng 2.4
Trang 1942
Bảng 2.2 Một số khu công nghiệp thuộc các tỉnh dọc tuyến đường
Hồ Chí Minh từ Thanh Hoá đến Kon Tum
1 Lam Sơn Thanh Hóa Đường, giấy, chế biến nông sản
2 Nghĩa Đàn Nghệ An Khai khoáng, chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng
3 Hoà Bình và Kon Tum Kon Tum May mặc, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản
4 Đăk Hà KonTum Vật liệu xây dựng, cao su, chế biến nông lâm sản
Bảng 2.3 Quy hoạch đô thị dọc tuyến đường và đánh giá quỹ đất xây dựng
tiềm năng một số tỉnh dọc tuyến đường Hồ Chí Minh
Tiềm năng đất xây dựng
TT Tên đô thị, đơn vị hành chính Hiện có hoạch Quy
mới Nhiều Ít Hiếm
I Thanh Hoá
1 Ngọc Lạc, Thị trấn huyện Ngọc Lạc + +
2 Cẩm Thuỷ, Thị trấn huyện Cẩm Thuỷ + +
3 Lam Sơn, Nông trường Lam Sơn + +
4 Yên Cát, Thị trấn huyện Như Xuân + +
5 Bãi Tràng, Thị trấn huyện Như Xuân + +
1 Tân Kỳ, Thị trấn huyện Tân Kỳ + +
2 Thái Hoà, Thị trấn huyện Nghĩa Đàn + +
3 Hạnh Lâm, Huyện Thanh Chương + +
Trang 201 Thị trấn nông trường Lệ Ninh + +
2 Thị trấn nông trường Việt Trung + +
4 Tân Ấp, huyện Tuyên Hoá + +
V Quảng Trị
1 Bến Quan, huyện Vĩnh Linh + +
2 Cam Lộ, Thị trấn huyện Cam Lộ + +
3 Đăk Rông, Thị trấn huyện Đăk Rông + +
4 Khe Sanh, Thị trấn huyện Hướng Hoá + +
VI Thừa Thiên - Huế
1 A Lưới, Thị trấn huyện A Lưới + +
VII Quảng Nam
1 P’Rao, Thị trấn huyện Hiên + +
2 Ái Nghĩa, Thị trấn huyện Đại Lộc + +
3 Thành Mỹ, Thị trấn huyện Nam Giang + +
4 Khâm Đức, Thị trấn huyện Phước Sơn + +
VIII Kon Tum
1 Plei Kần, Thị trấn huyện Ngọc Hồi + +
2 Đăk Glei, Thị trấn huyện Đăk Glei + +
3 Đăk Hà, Thị trấn huyện Đăk Hà + +
4 Kon Tum, Thị xã tỉnh Kon Tum + +
Về tiềm năng du lịch, dọc tuyến đường Hồ Chí Minh có nhiều di tích lịch sử,
văn hoá, danh lam thắng cảnh có giá trị đặc biệt, có tiềm năng du lịch như vườn
quốc gia Bến En (Thanh Hoá), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Mát (Nghệ An), Uan Ruy (Kon Tum), rừng đặc dụng Pu Luông (Nghệ
An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Ngọc Linh, Đăk
Uy (Kon Tum), khu di tích lịch sử Lam Sơn (Thanh Hoá), khu lưu niệm Hồ Chí
Minh ở Kim Liên (Nghệ An), địa điểm mốc số “0” của đường mòn Hồ Chí Minh
(Tân Kỳ, Nghệ An), ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), địa điểm Chính phủ Lâm thời
Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị), Thánh địa Mỹ Sơn
(Quảng Nam), nhà ngục Kon Tum v.v
Trang 2144
Bảng 2.4 Nguồn cung cấp nước cho các điểm dân cư ở một số tỉnh, thành phố
dọc tuyến đường Hồ Chí Minh
TT Tỉnh Nguồn nước cấp
1 Thanh Hoá Sông Con, sông Mã, sông Chu, đập Bái Thượng và nước ngầm tại chỗ như ở đô thị Lam Sơn - Sao Vàng
2 Nghệ An Sông Hiếu và các chi lưu như các sông Xao, Vang, Hang v.v , sông Lam, Giăng và nước ngầm tại các đô thị
3 Hà Tĩnh Sông Ngàn Phố, Ngàn Trươi và chi lưu Nậm Trươi, sông Ngàn Sâu, Rào Trổ và sông Giăng
4 Quảng Bình Sông Gianh, Rào Cái và các chi lưu Nhánh Tây Trường Sơn lấy nước từ sông Con, sông Long Đại và các chi lưu
5 Quảng Trị Nhánh Tây Trường Sơn lấy nước từ sông Cam Lộ, Rào Quán, suối
Huổi Nậm Xe, hồ Khe Sanh, sông Đăk Rông
6 Thừa Thiên - Huế Nhánh Tây Trường Sơn lấy nước từ các sông Đăk Rông, A Sáp
7 Quảng Nam Nhánh Tây Trường Sơn lấy nước từ sông Cái, Đăk Mi
8 Kon Tum Sông Đăk Pơ Kô, sông Krông Pơ Kô, sông Đăk Bla
Nhận xét chung về đặc diểm tự nhiên - kinh tế - nhân văn vùng nghiên cứu :
- Về địa hình: Vùng nghiên cứu chủ yếu có địa hình núi cao hiểm trở, sườn
dốc, phân cắt mạnh, hầu như không có địa hình đồng bằng Càng về phía nam địa hình càng cao với đỉnh cao nhất là núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum (2.598m) Hướng các dãy núi chuyển dần từ TB - ĐN ở phía bắc sang á vĩ tuyến ở phía nam
- Về chế độ khí hậu: Chế độ mưa bão rất khốc liệt, tập trung trong thời gian
ngắn, biến đổi rất mạnh theo thời gian và không gian Xu hướng chung là mưa bão tập trung muộn vào mùa thu - đông cuối năm, chậm và ngắn dần từ bắc vào nam Nói cách khác, mưa bão có tính cục bộ cao, chỉ những trận lớn, tầm cỡ thế kỷ, mới xảy ra trên diện rộng quy mô toàn vùng
- Về đặc điểm thuỷ văn: Sông suối ngắn, trắc diện dọc rất dốc ở miền núi và
chuyển đột ngột sang rất thoải ở khu vực đồng bằng phía đông Lưu ý rằng trắc diện này được tính trên cơ sở bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000, tức là về chi tiết, khác rất nhiều so với biến đổi độ dốc thực sự của đáy sông Một số dự án đo địa hình đáy sông tỷ lệ lớn hơn cho thấy thậm chí ở nhiều chỗ, đáy sông còn có độ dốc âm Ngoài ra, hầu hết sông suối trong vùng đều đặt lòng theo các đứt gãy và bởi vậy, chúng chịu tác động rất lớn của chế độ kiến tạo hiện đại
- Về lớp phủ thực vật: Mặc dù khoảng thời gian cách biệt tương đối ngắn
nhưng phân tích viễn thám cũng cho thấy có sự suy giảm đáng kể cả về diện tích, chất lượng lẫn cấu trúc lớp phủ thực vật Qua các đợt khảo sát thực địa, chúng tôi thấy rằng nạn khai thác khoáng sản bừa bãi, nạn khai thác gỗ lậu và chặt phá rừng
Trang 2245
đang là một vấn đề bức xúc và là một yếu tố quan trọng làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và hủy hoại môi trường, gia tăng lũ lụt, xói mòn, xói lở bờ, trượt lở đất đá v.v và hàng loạt các TBĐC khác
- Về hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội: Đường Hồ Chí Minh mới mở là cơ
hội đồng thời cũng là thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội dọc tuyến đường này Việc mở ra tuyến đường Hồ Chí Minh và hệ thống các đường nhánh, cùng hàng loạt các khu vực tập trung dân cư, phát triển kinh tế trọng điểm đã đặt ra những yêu cầu mới về đánh giá, quy hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước, vật liệu xây dựng v.v cần được đáp ứng kịp thời Mật độ dân cư sẽ được thay đổi với xu hướng tập trung dọc theo tuyến đường, theo các khu công nghiệp, các khu du lịch và các khu đô thị mới Do đó, các nhu cầu sinh hoạt như điện, nước, lương thực, thực phẩm sẽ tăng đột biến đòi hỏi phải có sự phát triển thích ứng và theo một chiến lược lâu dài và bền vững, phù hợp và bảo vệ môi trường sinh thái chung dọc
tuyến đường
Trang 2346
CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - KIẾN TẠO DỌC MỘT SỐ ĐOẠN
HÀNH LANG ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH 3.1 Địa tầng
Giới Proterozoi
Paleoproterozoi
3.1.1 Hệ tầng Sông Re (PP sr)
Trong phạm vi hành lang đường Hồ Chí Minh qua Ngọc Hồi - Đăk Glei
(Kon Tum), các đá của hệ tầng Sông Re lộ ra trên diện rất hẹp, nằm ở phía đông đứt
gãy Pô Kô, thuộc đới Ngọc Linh (Nguyễn Văn Trang và nnk., 1998) Chúng tiếp
xúc kiến tạo với hệ tầng Khâm Đức (MP kđ) và bị hệ tầng Tắc Pỏ (PP tp) phủ chỉnh
hợp lên trên Ở Đăk Choong chúng tạo ra phần nhân dạng vòm và bị đá bazan hệ tầng Đại Nga (B/N2 đn) xuyên cắt và phủ lên bề mặt phong hóa Đá có thế nằm cắm
thoải về ĐN 250 - 300 và bị đứt gãy á vĩ tuyến cắt xén ở phía bắc Thành phần đá chủ yếu gồm: gneis biotit - hornblend, plagiogneis biotit - hornblend, đá phiến kết tinh silimanit - cordierit và ít thấu kính amphibolit v.v… Tuổi đồng vị phóng xạ của gneis migmatit theo phương pháp Pb - U là 2.300 triệu năm (Phan Trường Thị, 1978) Trên cơ sở đó, hệ tầng Sông Re được xếp tuổi Paleoproterozoi Theo Tống Duy Thanh và nnk., (2005), các đá của hệ tầng Sông Re được xếp vào hệ tầng Sơn
Kỳ tuổi Paleoproterozoi
3.1.2 Hệ tầng Tắc Pỏ (PP tp)
Hệ tầng Tắc Pỏ lộ khá rộng rãi ở phía đông đứt gãy Pô Kô như ở Đăk
Choong, Đăk Sut, Đăk Tô v.v… (Kon Tum) thuộc đới Ngọc Linh, nằm chuyển tiếp trên hệ tầng Sông Re (Nguyễn Văn Trang và nnk., 1978) Thành phần chủ yếu gồm: gneis biotit, gneis plagioclas - biotit xen đá phiến thạch anh - biotit - silimalit - granat, đá phiến và gneis biotit có pyroxen So với các đá của hệ tầng Sông Re, các
đá của hệ tầng Tắc Pỏ có thành phần nguyên thuỷ là trầm tích lục nguyên chiếm ưu thế hơn thành phần phun trào (bazan, andesit, ryolit) và bị biến chất đến tướng amphibolit Hệ tầng Tắc Pỏ bị các đá granitoid phức hệ Diên Bình, Hải Vân v.v… xuyên cắt, gây sừng hóa và cũng được xếp vào tuổi Paleoproterozoi (hình 3.1; 3.2) Theo Tống Duy Thanh và nnk., (2005), các đá của hệ tầng Tắc Pỏ được xếp vào hệ tầng Đăk Mi tuổi Mesoproterozoi
Mesoproterozoi
3.1.3 Hệ tầng Khâm Đức (MP kđ)
Hệ tầng Khâm Đức (Nguyễn Xuân Bao và nnk., 1982) lộ ra khá rộng rãi trên
hành lang đường Hồ Chí Minh từ Ngọc Hồi đến bắc Khâm Đức, thuộc hai đơn vị địa chất lớn: đới Pô Kô ở phía tây đứt gãy Pô Kô và đới Khâm Đức nằm giữa đứt gãy Tà
Vi - Hưng Nhượng ở phía nam, đứt gãy Tam Kỳ ở phía bắc và đứt gãy Pô Kô ở phía tây Các đá của hệ tầng gồm: amphibolit, đá phiến amphibol, đá phiến mica, đá
Trang 2447
phiến thạch anh - mica, gneis biotit, đá phiến biotit, đá phiến thạch anh - biotit - silimanit, gneis biotit - silimanit - graphit, đá phiến biotit có granat - disten, gneis amphibol, lớp mỏng đá hoa calciphyr v.v… Ngoài ra, hệ tầng Khâm Đức còn lộ ra ở khu vực Thạnh Mỹ và Cầu Xơi (ĐN Bến Giằng khoảng 7km - thuộc đới A Vương -
Sê Kông) với thành phần chủ yếu là đá hoa calciphyr và ít amphibolit ở phần dưới,
được Cát Nguyên Hùng và nnk., (1996) xếp vào hệ tầng Thạnh Mỹ (NP tm) Hệ tầng
Khâm Đức tiếp xúc kiến tạo với các hệ tầng Sông Re và Tắc Pỏ, bị granitoid của các phức hệ Chu Lai, Diên Bình, Đại Lộc, Bến Giằng - Quế Sơn, Hải Vân, Đèo Cả,
Bà Nà và cả các đai mạch không rõ tuổi xuyên cắt (hình 3.3; 3.4; 3.5; 3.6; 3.7; 3.8)
và nằm giả chỉnh hợp với các đá siêu mafic phức hệ Hiệp Đức (hình 3.9) Chúng bị biến chất đến tướng amphibolit, bị migmatit và granit hóa mạnh Tuổi của hệ tầng Khâm Đức có nhiều giả thiết, nhưng ở đây chúng tôi tạm xếp hệ tầng Khâm Đức
vào tuổi Mesoproterozoi (MP kđ)
Gần đây nhất, trong khuôn khổ của Đề án, trong lớp kẹp đá vôi hoa hóa xen trong đá phiến thạch anh - biotit (vết lộ 558) ở đèo Lò Xo, phía nam Đăk Man, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) Nguyễn Hữu Hùng và nnk., đã phát hiện ra hóa
thạch, được Trần Hữu Dần xác định là di tích Tảo cổ thuộc khoảng tuổi Cambri Do
vậy, không loại trừ có các trầm tích Paleozoi hạ phủ trên các đá của hệ tầng Khâm Đức Theo Tống Duy Thanh và nnk., (1995) hệ tầng Khâm Đức được chuyển thành
loạt Khâm Đức, gồm hệ tầng Đăk Tơ My (MP đtm) và hệ tầng Tiên An (MP ta) Ở
phía tây đứt gãy Pô Kô gặp khá nhiều diện lộ của hệ tầng Khâm Đức như ở phía tây Ngọc Hồi, phía tây Đăk Glei, tây đèo Lò Xo v.v… (ảnh 3.1) Đá cắm dốc về ĐB 500
- 600 ∠ 750 - 800 và bị chia cắt bởi các hệ khe nứt á kinh tuyến, á vĩ tuyến và ĐB -
TN Ở vết lộ số 8 gặp đá phiến thạch anh - biotit, có thế nằm 2550 ∠ 750 Ở một số hành trình ở TB Đăk Glei, TB Đăk Rô, phía tây đèo Lò Xo v.v…, đá của hệ tầng Khâm Đức bị ép mạnh mẽ, tạo các vi nếp uốn có thế nằm chung cắm dốc về TN hoặc ĐB và bị hệ khe nứt phương á kinh tuyến và TB - ĐN chia cắt mạnh mẽ (ảnh 3.2.) với sự xuyên lên của các đá magma xâm nhập (ảnh 3.3) Trong đới Khâm Đức,
ở các lộ trình QL14E, suối 39, suối 32 v.v… các đá của hệ tầng hầu hết bị ép phiến
và có thế nằm theo phương á vĩ tuyến, bị hệ đứt gãy phương TB - ĐN và á kinh tuyến chia cắt và làm biến dạng mạnh mẽ
Neoproterozoi - Cambri hạ
3.1.4 Hệ tầng Núi Vú (NP-ε1 nv)
Dọc hành lang đường Hồ Chí Minh, hệ tầng Núi Vú (Koliada và nnk., 1990)
lộ ra hạn chế ở Đăk Sa (TN Khâm Đức), phía nam núi Công Sóp (bắc Khâm Đức khoảng 35km) (hình 3.9) và xã Nhâm (A Lưới) Các đá của hệ tầng gồm: đá phiến actinolit - epidot, actinolit - clorit v.v…, đặc trưng cho tướng đá phiến lục (Đăk Sa);
đá phiến plagioclas-amphibol, đá phiến plagioclas - epidot xen ít đá phiến thạch anh
- biotit - plagioclas v.v , biến chất đến tướng epidot - amphibolit (núi Công Sóp),
đá hoa, đá phiến thạch anh - mica, quarzit, đá phiến felspat - clorit, đá phiến clorit - actinolit - felspat - epidot (xã Nhâm, huyện A Lưới) v.v…
Trang 26Hình 3.1 Mặt cắt địa chất Đắc Sút – Ngọc Tú
Quan hệ giữa các thành tạo biến chất hệ tầng Khâm Đức (MP kd) và hệ tầng Tắc Pỏ (PP tp) với
các thành tạo magma phức hệ Diên Bình (GDi/S db)
Tỷ lệ 1 : 50.000
Chỉ dẫn : 1 Cuội, sỏi, sạn, cát kết; 2 Đá phiến mica, đá phiến thạch anh – biotit – silimanit; 3 Gneis biotit –
silimanit – graphit; 4 Đá phiến amphibol, amphibolit; 5 Diorit, diorit thạch anh, granodiorit; 6 Đới biến chấttiếp xúc; 7a Đứt gãy sâu phân đới, 7b Đứt gãy không phân loại.8 Số hiệu điểm khảo sát
Trang 27Chỉ dẫn: 1 Granit biotit dạng porphyr; 2 Diorit, diorit thạch anh, granodiorit biotit – hornblend;
3 Đá phiến thạch anh – biotit – silimanit – cordierit; 4 Gneis biotit; 5a Đứt gãy sâu phân đới; 5b Đứt gãy sâu không phân loại; 6 Số hiệu điểm khảo sát
Hình 3.3 – Mặt cắt địa chất dọc suối Pơ Lang
Quan hệ xuyên cắt giữa granit phức hệ Bà Nà (G/K-Ebn) và các thành tạo biến chất hệ tầng Khâm Đức (MP kđ)
Tỷ lệ : 1: 50.000
Hình 3.2 – Mặt cắt địa chất Đăk Sút 2
Quan hệ giữa granit biotit dạng porphyr phức hệ Hải Vân (G/aT3hv), các thành tạo acit trung
tính phức hệ Diên Bình (GDi/Sdb) và các thành tạo biến chất thuộc hệ tầng Tắc Pỏ (PP tp)
Tỷ lệ: 1: 50.000
Chỉ dẫn: 1 Granit biotit, granit 2 mica hạt vừa – lớn, sáng màu, giàu thạch anh, đôi khi có dạng
porphyr, granit hạt nhỏ sáng màu; 2 Đá phiến thạch anh – biotit – silimanit, đá hoa calcifir, quarzit muscovit; 3 Amphibolit, đá phiến amphibol; 4 Ranh giới địa chất dự đoán; 5 Đới biến chất tiếp xúc; 6a Đứt gãy sâu phân đới; 6b Đứt gãy không phân loại; 7 Số hiệu điểm khảo sát
Trang 28Ảnh 3.1 Gneis amphibol hệ tầng Khâm Đức, cấu tạo khối, bị cắt bởi
hệ thống mặt trượt ngang - phải, trong đới đứt gãy Pô Kô ở Đăk Glei (VL.1032) Ảnh chụp tháng 4/2004
Ảnh: Nguyễn Xuân Giáp.
Ảnh 3.2 Cấu tạo vi uốn nếp trong đá hoa hệ tầng Khâm Đức(VL.1581 - Khâm Đức) Ảnh chụp tháng 4/2004
Ảnh: Thái Duy Kế
Trang 2952
Ảnh 3.3 Granit phức hệ Hải Vân xuyên cắt các thành tạo biến chất hệtầng Khâm Đức (VL.1066, tây thị trấn Khâm Đức) Ảnh chụp tháng4/2004
Ảnh: Nguyễn Xuân Giáp
Ảnh 3.4 Cấu trúc dạng “họng núi lửa” của các đá núi lửa hệ tầng Động Toàn (P?đt) trên đường Hồ Chí Minh khu vực đèo Khu Đăng
(Lệ Thủy, Quảng Bình) Ảnh chụp tháng 7/2004
Ảnh: Nguyễn Xuân Giáp
Trang 30Hình 3.4 – Mặt cắt địa chất đông bắc Thạnh Mỹ
Các đai mạch granit aplit, granit pegmatit và diabas, gabrodiabas không rõ tuổi xuyên cắt
các thành tạo biến chất hệ tầng Khâm Đức
Tỷ lệ 1 : 25.000
Chỉ dẫn: 1 Đá phiến thạch anh – felspat – biotit, đá phiến thạch anh – plagioclas – biotit –
hornblend, đá phiến thạch anh – biotit, đá phiến thạch anh – felspat – mica; 2 Đá hoa hạt vừa, màu xám sáng, cấu tạo khối; 3 Granit aplit, granit porphyr hạt vừa – lớn; 4 Các đai mạch diabas, gabrodiabas; 5 Đứt gãy không phân loại 6 Số hiệu điểm khảo sát
Hình 3.5 – Mặt cắt địa chất Măng Khênh – Đăk Plô
Quan hệ xuyên cắt giữa các pha của phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn (GDi/PZ3 bg-qs) và các thành tạo biến chất của hệ tầng Khâm Đức (MP kđ) và hệ tầng Tắc Pỏ (PP tp)
Tỷ lệ 1 : 50.000
Chỉ dẫn : 1 Gabro, gabrodiorit; 2 Diorit, diorit thạch anh, granodiorit biotit – hornblend;
3 Granit biotit – hornblend; 4 Mạch aplit hạt nhỏ sáng màu; 5 Đá phiến thạch anh – biotit;
6 Gneis biotit; 7 Đới biến chất tiếp xúc; 8a Đứt gãy phân đới cấu trúc; 8b Đứt gãy không phân loại 9 Số hiệu điểm khảo sát
600
Trang 31Hình 3.6 – Mặt cắt địa chất đường Hồ Chí Minh đoạn Long Viên
Tiếp xúc kiến tạo giữa các thành tạo biến chất hệ tầng Khâm Đức (MP kđ)
và granit, granosyenit phức hệ Đèo Cả (G-GSy/K đc)
Tỷ lệ 1: 50.000
Chỉ dẫn: 1 Đá phiến thạch anh – bitot – silimanit; 2 Gneis biotit – silimanit – graphit; 3 Đá
phiến amphibol, lớp mỏng amphibolit; 4 Granit, granosyenit; 5a Đứt gãy phân đới cấu trúc; 5b Đứt gãy không phân loại 6 Số hiệu điểm khảo sát
Hình 3.7 – Mặt cắt địa chất Đăk Se
Quan hệ giữa granit phức hệ Đèo Cả (G/K đc) và các thành tạo biến chất hệ tầng Khâm Đức (MP kđ)
Tỷ lệ 1 : 50.000
Chỉ dẫn : 1 Granit; 2 Bazan; 3 Gneis amphibol - biotit; 4 Gneis biotit; 5 Gneis hai mica;
6 Migmatit; 7 Quarzit; 8 Đá phiến thạch anh - biotit; 9 Đứt gãy không phân loại; 10 Số hiệu điểm khảo sát
Trang 32Hình 3-8 – Mặt cắt địa chất Cà Nhầy – Ngok Keak
Quan hệ giữa granit phức hệ Bà Nà (G/K-E bn) với các thành tạo biến chất hệ tầng
Khâm Đức (MP kđ) và granit phức hệ Chu Lai (G/NP cl)
Tỷ lệ : 1: 50.000
Hình 3.9 – Mặt cắt địa chất dọc bờ trái sông Cái, khu vực bắc Khâm Đức
Quan hệ giữa các thành tạo siêu mafic phức hệ Hiệp Đức (Uo/PZ1 hđ), xâm nhập granit phức hệ
Điệng Bông (G/PZ1 đb) và phức hệ Bến Giằng–Bến Giằng–Quế Sơn (GDi/PZ3 bg-qs) với các
thành tạo biến chất hệ tầng Khâm Đức (MP kđ) và hệ tầng Núi Vú (NP-∈1 nv)
Tỷ lệ 1 : 50.000
Chỉ dẫn : 1 Đá phiến thạch anh – biotit – silimalit; 2 Gneis biotit – silimalit – graphit; 3 Đá
phiến amphibol, thấu kinh amphibol; 4 Đá phiến actinolit – clorit – epidot; 5 Plagiogranit; 6.Diorit, granodiorit, granit; 7 Dunit, olivinit; 8a Đứt gãy phân vùng cấu trúc; 8b Đứt gãy không phân loại; 9 Số hiệu điểm khảo sát.
Chỉ dẫn : 1 Granit biotit, granit hai mica; 2 Granitogneis; 3.Gneis biotit, gneis amphibol, gneis amphibol;
4 Đá phiến thạch anh - biotit; 5 Syenit hornblend hạt thô phức hệ Măng Xim (Sy/Emx); 6 Lamprophyr;
7.Cuội, sỏi, cát kết hệ tầng Kon Tum (N2 kt); 8 Cuội, sỏi, cát, sét bở rời Đệ Tứ (Q); 9 Đới biến chất tiếp
xúc; 10a Ranh giới địa chất xác định; 10b Ranh giới địa chất dự đoán; 11a Đứt gãy phân vùng cấu trúc; 11b Đứt gãy không phân loại; 12 Số hiệu điểm khảo sát
Trang 3558
Hệ tầng Núi Vú có quan hệ kiến tạo với hệ tầng Khâm Đức và bị cuội kết của hệ tầng A Vương phủ bất chỉnh hợp trên (Nguyễn Văn Trang và nnk., 1996) Hệ tầng Núi Vú ở khu vực nam Đăk Sa (Thôn Mừng) còn bị xuyên cắt bởi nhiều mạch granit sáng màu phức hệ Hải Vân (hình 3.10) Dựa trên cơ sở hóa thạch và quan hệ địa chất, hệ tầng Núi Vú được xếp tuổi Neoproterozoi - Cambri hạ (NP - ε1 nv) (Đỗ
Văn Chi và nnk., 1998)
Cambri trung - Ordovic hạ
3.1.5 Hệ tầng A Vương (ε2 - O 1 av)
Hệ tầng A Vương (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao và nnk., 1980) phân
bố khá rộng rãi ở T - TN Khâm Đức, TN Thạnh Mỹ, từ A Sờ đến đèo A Roàng, dọc theo cánh TN của đứt gãy Đăk Rông - A Lưới v.v Hệ tầng chủ yếu gồm: đá phiến sericit - thạch anh, đá phiến thạch anh - sericit, đá phiến thạch anh - mica, cát kết dạng quarzit, đá phiến màu đen bị graphit hóa, đá phiến thạch anh - sericit xen đá hoa màu xám trắng, đá phiến silic, đá phiến thạch anh - felspat - hornblend - biotit,
bề dày thay đổi 450 - 3.100m Hệ tầng A Vương bị xâm nhập siêu mafic phức hệ Hiệp Đức (Uo/PZ1 hđ: 530 triệu năm), granodiorit phức hệ Trà Bồng (GDi/O - S tb:
443 triệu năm), granit phức hệ Đại Lộc (G/aD1 đl) v.v… xuyên cắt và bị cuội kết ép
dẹt của hệ tầng Long Đại nằm phủ lên trên (Nguyễn Văn Trang và nnk., 1996) Tuổi của hệ tầng A Vương vẫn được giả định xếp vào ε2 - O1 (Tống Duy Thanh, Đặng
Vũ Khúc và nnk., 1995) Ở khu vực từ bắc A Sờ đến A Tép, các đá của hệ tầng A Vương bị uốn nếp mạnh mẽ, tạo nên các nếp uốn vòm nhọn, kéo dài theo phương
700 - 800 Chúng bị granit phức hệ Đại Lộc xuyên cắt, gây sừng hóa và bị ép phiến cũng theo phương 700 - 800 Ngoài ra, hệ tầng A Vương còn bị xuyên cắt bởi granitoid các phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn, Hải Vân (hình 3.11; 3.12) và bị phủ bởi các trầm tích Jura Từ đèo A Roàng theo đường Hồ Chí Minh dọc theo đứt gãy Đăk Rông - A Lưới đến khu vực Làng Bùng (TB Hương Hoá), các đá của hệ tầng A Vương hầu hết có đường phương TB - ĐN và cũng bị các phức hệ Đại Lộc, Trà Bồng v.v… xuyên cắt, gây sừng hóa
Ordovic - Silur
3.1.6 Hệ tầng Long Đại (O1 - S 2 lđ)
Hệ tầng Long Đại (Mareichev A.M và Trần Đức Lương, Dovjicov A.E và
nnk., 1965) phân bố khá rộng rãi ở TN và ĐB Bốt Đỏ (A Lưới), bắc cầu Đăk Rông, cửa suối Rào Quán, đèo Cổng Trời đến Tăng Ký, phía bắc và nam đèo U Bò, phía nam đèo Khu Đăng (Quảng Bình) v.v…
Thành phần chủ yếu của hệ tầng gồm: cát bột kết, đá phiến sét, thấu kính đá vôi, sét vôi, cát kết, cát kết dạng quarzit, đá phiến sericit, đá silic, cát kết tuf, cát kết xen đá phun trào trung tính và acit, đá phiến thạch anh - sericit v.v Bao quanh khối granit Đồng Hới, các đá của hệ tầng bị biến chất khá mạnh tạo thành gneis biotit - felspat - silimanit, đá phiến thạch anh - hai mica có cordierit màu xám đen, cát kết dạng quarzit cấu tạo dạng dải, đá phiến thạch anh - felspat v.v…
Trang 37Hình 3 12 – Mặt cắt địa chất đường Hồ Chí Minh TN cầu Pêke
Quan hệ giữa các đá xâm nhập pha 2 phức hệ Bến Giằng- Quế Sơn (GDi/PZ3 bg-qs2) và các thành tạo biến chất hệ tầng A Vương (∈ 2 – O1 av2) và các trầm tích màu đỏ thuộc hệ tầng A Ngo (J1-2 an)
Tỷ lệ 1: 50.000
Hình 3 10 – Mặt cắt địa chất đường Hồ Chí Minh đoạn Thôn Mừng
Granit phức hệ Hải Vân (G/aT3 hv) xuyên lên theo đứt gãy và làm
biến đổi các thành tạo biến chất hệ tầng Núi Vú (NP-∈1nv)
Tỷ lệ 1 : 50.000
Chỉ dẫn: 1 Đá phiến sericit, đá phiến thạch anh – sericit, đá phiến thạch anh – felspat, đá phiến silic;
2 Đá hoa, đá hoa chứa sericit; 3 Cuôi, sạn kết; 4 Cát kết, bột kết, bột kết màu đỏ chứa carbonat; 5 Diorit, diorit thạch anh, granodiorit hornblend; 6 Đới biến chất tiếp xúc; 7a Đứt gãy sâu phân đới, 7b Đứt gãy không phân loại 8 Số hiệu điểm khảo sát
Chỉ dẫn: 1 Đá phiến sericit – clorit, đá phiến thạch anh – sericit, đá phiến thạch anh – felspat, đá
phiến silic, cát kết dạng quarzit; 2 Granit biotit dạng porphyr hạt vừa – lớn, granit aplit có granat, turmalin, pegmatit chứa turmalin; 3a Đứt gãy sâu phân đới, 3b Đứt gãy không phân loại.
4 Số hiệu điểm khảo sát
Trang 38Hình 3 11 – Mặt cắt địa chất đường Hồ Chí Minh nam P’rao
Quan hệ giữa các đá của phức hệ Đại Lộc (G/aD1 đl) và các thành tạo biến chất hệ tầng A Vương (∈2 – O1av)
Tỷ lệ : 1 : 50.000
Chỉ dẫn: 1 Đá phiến sericit – clorit, đá phiến thạch anh – sericit, đá phiến thạch anh – felspat, đá phiến silic, cát kết dạng
quarzit; 2 Granit 2 mica dạng gneis hạt vừa – lớn, tướng trung tâm; 3 Granit 2 mica dạng gneis hạt nhỏ - vừa, tướng rìa;
4 Đới biến chất tiếp xúc 5 Số hiệu điểm khảo sát
1650
Trang 3962
Theo Vũ Mạnh Điển và nnk., (1994), hệ tầng Long Đại phủ không chỉnh hợp lên hệ tầng A Vương và bị hệ tầng Đại Giang (S2 đg) phủ không chỉnh hợp lên trên
Trên cơ sở phong phú các hóa thạch Graptolit, Trilobita v.v… do Phạm Kim
Ngân sưu tập, hệ tầng được xếp tuổi Ordovic muộn - Silur sớm (Nguyễn Xuân Dương, Nguyễn Quang Trung và nnk., 1996) Theo Tống Duy Thanh, Đặng Vũ Khúc
và nnk., (1995) hệ tầng Long Đại được xếp tuổi Ordovic sớm - Silur trung (O1 - S2)
Ở suối Klu, phía bắc cầu Đăk Rông, các đá của hệ tầng Long Đại bao gồm: cát kết tuf, sét bột kết xen đá phun trào andesit xen đá vôi, sét vôi phân lớp mỏng (hình 3.13), cắm dốc về B - TB: 3400 - 3500 ∠ 700 - 850 do ảnh hưởng của đứt gãy Khe Sanh - Cam Lộ Đá bị hệ tầng khe nứt phương TB - ĐN, á kinh tuyến và ĐB chia cắt mạnh mẽ Tại vết lộ 355 bắc cầu Klu khoảng 300m, nước nóng lộ ra hai bên bờ suối theo phương khoảng 3000, liên quan đến sự phá huỷ của hệ đứt gãy TB
- ĐN (đứt gãy Đăk Rông) và đứt gãy Hương Hóa - Cam Lộ (phương 700 - 800) Đây cũng là dấu hiệu về hoạt động mạnh mẽ của hai đứt gãy này trong giai đoạn Tân kiến tạo Tại vết lộ 358 còn gặp đá mạch diorit porphyr hạt nhỏ, màu xám lục xuyên theo
hệ khe nứt 3450 ∠ 700 Tại bờ phải suối Rào Quán ngay vách QL9 lộ đá phiến thạch anh - sericit, phân phiến mỏng, thế nằm 3400 - 3450 ∠ 700 - 800, bị sét - bột kết màu tím, phân lớp dày thuộc hệ tầng A Ngo (J1 an), thế nằm 2100 ∠ 300, phủ bất chỉnh hợp lên trên (vết lộ 367 nam cầu Rào Quán 500m)
Dọc theo đường Hồ Chí Minh từ A Xóc đi Chà Lì, hệ tầng Long Đại gồm đá phiến sét màu xám đen, cát kết phân lớp dày đôi khi có cấu tạo sọc dải, đá phiến sét
- silic, thấu kính đá vôi bị dăm hóa v.v , bị uốn nếp theo phương TB - ĐN, thế nằm cắm dốc về TN hoặc ĐB với góc dốc thay đổi 200 - 700 Các đá thuộc hệ tầng Long Đại tiếp xúc kiến tạo với các đá lục nguyên của hệ tầng Tân Lâm (D1 tl) theo đứt
gãy phương TB - ĐN đi qua bản Chà Lì, mặt đứt gãy cắm dốc về TN (2400 ∠ 850) (hình 3.13) Xuyên theo hệ khe nứt phương TB - ĐN có các mạch granit hạt nhỏ (VL.390) Từ ngã ba đường 10 và đường Hồ Chí Minh đi biên giới Việt Lào (tây Tăng Ký ≈ 2km), các đá của hệ tầng Long Đại gồm: đá phiến sét phân lớp mỏng, màu xám trắng xen cát kết hạt thô phân dải, cắm dốc về TN 1900 - 2200 ∠ 400 - 500, tiếp xúc kiến tạo với đá cát kết của hệ tầng Tân Lâm theo đứt gãy phương TB - ĐN
Dọc đường Hồ Chí Minh từ cầu Lồ Ô đến cầu Rào Reng, hệ tầng Long Đại gồm: đá phiến silic, màu xám, phân lớp mỏng, đá phiến sét xen các lớp cát kết phân lớp dày, thế nằm chung cắm dốc về TN (2000 - 2100 ∠ 200 - 500) Khu vực ĐN Đội 7 (nam đỉnh U Bò), chủ yếu gặp đá phiến thạch anh - sericit phân lớp mỏng, màu xám có thế nằm thoải cắm về B - ĐB (100 - 3600 ∠ 250 - 300) và TN (2000 - 2350 ∠ 50 - 350) Dọc đường Hồ Chí Minh từ TB bản Khe Gát đến bản Rình Rình gặp nhiều đá phiến đốm sần giàu sericit có thế nằm chủ yếu cắm về ĐN, đặc trưng cho tướng sừng epidot - albit (biến chất tiếp xúc)
Tóm lại, hệ tầng Long Đại đặc trưng bởi các thành tạo lục nguyên dạng flysh, lục nguyên xen phun trào trung tính - felsic và bị uốn nếp, biến chất yếu
Trang 40Hình 3.13 – Mặt cắt địa chất khu vực cầu Đăk Rông
Quan hệ giữa các đá thuộc hệ tầng A Vương (∈2 – O1 av), hệ tầng Long Đại (O1 – S1 lđ), hệ tầng Tân Lâm (D1 tl), hệ tầng A Ngo
(J1-2 an), và các thành tạo xâm nhập phức hệ Đại Lộc (G/aD1 đl), phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn (GDi/PZ3 bg-qs)
Tỷ lệ 1 : 50.000
Chỉ dẫn : 1 Granit 2 mica dạng porphyr; 2 Diorit, granodiorit; 3 Đá phiến sericit – clorit, đá phiến thạch anh – sericit;
4 Cuội, sạn kết; 5 Cát kết; 6 Bột kết; 7 Sét kết; 8 Đá vôi; 9a Đứt gãy phân vùng cấu trúc; 9b Đứt gãy không phân loại