BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ ÁN
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, NGUY CƠ TRƯỢT LỞ ĐẤT MỘT SỐ ĐOẠN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG
HỒ CHÍ MINH, QUỐC LỘ 1A VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐẢM BẢO AN TỒN GIAO THƠNG, SẢN XUẤT,
SINH HOẠT CỦA CÁC VÙNG DÂN CƯ
6142
20/10/2006
Trang 2BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
Tập thể tác giả: Trần Tân Văn (Chủ nhiệm),
Đoàn Thế Anh, Hồ Hữu Hiếu, Nguyễn Xuân Giáp, Thái Duy Kế,Tăng Đình Nam, Đàm Ngọc, Đỗ Thị Yến Ngọc, Trần Ngọc Thái, Đỗ Văn Thắng, Nguyễn Văn Tình, Lương Thị Tuất, Nguyễn Thanh Tùng,
Phạm Khả Tùy, Hoàng Anh Việt và nnk
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ ÁN
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, NGUY CƠ TRƯỢT LỞ ĐẤT MỘT SỐ ĐOẠN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG
HỒ CHÍ MINH, QUỐC LỘ IA VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐẢM BẢO AN TỒN GIAO THƠNG, SẢN XUẤT,
SINH HOẠT CỦA CÁC VÙNG DÂN CƯViện trưởng Chủ nhiệm
TS Nguyễn Xuân Khiển TSKT Trần Tân Văn
HÀ NỘI, 3-2006
Trang 3Mục lục
Trang
Quyết định phê duyệt Đề án của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường 3
Bản dự toán khối lượng kinh phí của Đề án 5 Nhận xét Báo cáo 7 Bản thẩm định Báo cáo 9 Quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt Đề án kèm danh sách Hội đồng xét duyệt Đề án 12 Biên bản Hội nghị xét duyệt Báo cáo kèm danh sách Hội đồng xét duyệt Báo cáo 14 Quyết định phê chuẩn Báo cáo 18 Mở đầu 20 1 Cơ sở pháp lý của Đề án 20
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án 20
3 Tiến độ thực hiện nhiệm vụ 21
4 Sản phẩm giao nộp 21
Chương I Các yếu tố ảnh hưởng đến tai biến địa chất trong vùng
nghiên cứu 22
I.1 Yếu tố cấu trúc kiến tạo 22
I.2 Yếu tố vỏ phong hóa 31
I.3 Yếu tố địa chất công trình 36
I.4 Yếu tố địa chất thủy văn 37
I.5 Yếu tố địa mạo 39
I.6 Yếu tố khí hậu 46
I.7 Yếu tố nhân sinh 48
Chương II Các phương pháp nghiên cứu và khối lượng thực hiện 49
II.1 Các phương pháp nghiên cứu 49
II.2 Khối lượng thực hiện 49
Chương III Hiện trạng, nguyên nhân và nguy cơ trượt lở đất đá ở các
khu vực nghiên cứu 51
III.1 Hiện trạng và nguy cơ trượt lở đất đá khu vực Đèo Đá Đẽo 55
III.2 Hiện trạng và nguy cơ trượt lở đất đá khu vực Đèo U Bò 59
III.3 Hiện trạng và nguy cơ trượt lở đất đá khu vực Đèo Khu Đăng 62
III.4 Hiện trạng và nguy cơ trượt lở đất đá khu vực Đèo Cổng Trời 66
III.5 Hiện trạng và nguy cơ trượt lở đất đá khu vực Đèo Sa Mùi 70
Trang 4III.7 Hiện trạng và nguy cơ trượt lở đất đá khu vực Nam Đèo Hai Hầm -
Hiên - A Sờ 81
III.8 Hiện trạng và nguy cơ trượt lở đất đá khu vực Đèo Sông Bung 86
III.9 Hiện trạng và nguy cơ trượt lở đất đá khu vực Thị trấn Khâm Đức 92
III.10 Hiện trạng và nguy cơ trượt lở đất đá khu vực Đèo Lò Xo 97
III.11 Hiện trạng và nguy cơ trượt lở đất đá khu vực Đăk Glei 102
III.12 Hiện trạng và nguy cơ trượt lở đất đá khu vực Đèo Cả - Đèo Cổ Mã
104
III.13 Hiện trạng và nguy cơ trượt lở đất đá khu vực Dốc Vườn Xoài 108
III.14 Hiện trạng và nguy cơ trượt lở đất đá khu vực Đèo Cù Mông 109
III.15 Hiện trạng và nguy cơ trượt lở đất đá khu vực Đèo Hải Vân 110
Chương IV Kinh tế 119
Kết luận 121
1 Về hiện trạng và nguy cơ trượt lở một số đoạn trên tuyến đường Hồ Chí
Minh và Quốc lộ 1A 121
2 Về nguyên nhân trượt lở 122
3 Về các giải pháp xử lý, khắc phục hậu quả trượt lở 123
Trang 22-Mở đầu 1 Cơ sở pháp lý của Đề án
Công văn số 788/BTNMT-KHTC ngày 28/02/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao cho Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản nhiệm vụ khảo sát, đánh giá hiện trạng, nguyên nhân sụt lở đất đá tại một số địa phương
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án
Khảo sát, đánh giá hiện trạng, nguy cơ trượt lở đất có thể xảy ra đối với 13 đoạn trên tuyến đường Hồ Chí Minh, 04 đoạn trên quốc lộ 1A và đề xuất giải pháp xử lý đảm bảo an toàn giao thông, sản xuất, sinh hoạt của các vùng dân cư
Cụ thể, các đoạn cần khảo sát trên tuyến đường Hồ Chí Minh gồm: 1 Đèo Đá Đẽo, Quảng Bình;
2 Bắc Đèo U Bò, Quảng Bình ; 3 Đèo Khu Đăng, Quảng Bình;
4 Đèo Cổng Trời, Quảng Bình - Quảng Trị; 5 Đèo Sa Mùi, Quảng Trị;
6 Xã Đăk Rông, Quảng Trị; 7 Xã Tà Rụt, Quảng Trị;
8 Đèo Hai Hầm, Thừa Thiên - Huế; 9 P’Rao - A Sờ, Quảng Nam;
10 Đèo Sông Bung, Quảng Nam; 11 Thị trấn Khâm Đức, Quảng Nam; 12 Đèo Lò Xo, Kon Tum;
13 Đèo Đăk Glei, Kon Tum;
Các đoạn cần khảo sát trên quốc lộ 1A gồm: 1 Đèo Ngang, Quảng Bình;
2 Đèo Hải Vân, Phú Gia, Phước Tượng, Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng; 3 Đèo Cả, Khánh Hoà - Phú Yên;
Trang 23Tổng cộng 17 đoạn, dài 240km, diện tích 120km2 thuộc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum và Phú Yên Ngoài ra, Đề án còn khảo sát thêm 3km đường thuộc Quốc lộ 1A, đoạn Dốc Vườn Xoài thuộc tỉnh Phú Yên là đoạn đường mới xảy ra tai biến trượt lở vào tháng 11/2005, nâng tổng số chiều dài khảo sát lên 243km và số đoạn đường được khảo sát lên 18 đoạn
3 Tiến độ thực hiện nhiệm vụ
− Từ 01/03/2006 đến 03/03/2006: Thu thập, tổng hợp tài liệu;
− Từ 04/03/2006 đến 23/03/2006: Tổ chức khảo sát thực địa gồm 4 nhóm nghiên cứu tai biến địa chất, 01 nhóm nghiên cứu vỏ phong hoá, 01 đoàn đo địa vật lý và 01 đoàn kiểm tra trong thời gian khảo sát tại vùng nghiên cứu; − Từ 24/3/2006 đến 30/3/2006: Hội thảo, viết báo cáo tổng kết
4 Sản phẩm giao nộp
1 Báo cáo tổng kết “Khảo sát, đánh giá hiện trạng, nguy cơ trượt lở đất một số đoạn trên tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1A và đề xuất biện pháp xử lý đảm bảo an toàn giao thông, sản xuất, sinh hoạt của các vùng dân cư„
2 08 bản đồ đo vẽ chi tiết các khu vực tỷ lệ 1: 10.000 và một số sơ đồ khối trượt
Trang 24Chương I
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TAI BIẾN TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ TRONG VÙNG NGHIÊN CỨU
Tai biến trượt lở đất đá là hệ quả của hàng loạt các nguyên nhân về nội sinh, ngoại sinh và nhân sinh như cấu trúc địa chất, thành phần thạch học, đặc điểm vỏ phong hóa, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa mạo, khí hậu và những tác động nhân sinh v.v
I.1 Yếu tố cấu trúc kiến tạo
Hành lang đường Hồ Chí Minh từ Ngọc Hồi (Kon Tum) đến Vũ Quang (Hà Tĩnh) đi qua nhiều đơn vị cấu trúc - kiến tạo với những đặc điểm cấu trúc - kiến tạo khác nhau và là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng rất lớn đến tai biến trượt lở đất đá xảy ra trong vùng nghiên cứu
I.1.1 Các đới cấu trúc
I.1.1.1 Đới Ngọc Linh
Đới Ngọc Linh (Lê Duy Bách và nnk., 2001) nằm trong khối lục địa cổ
Indosinia (J Fromaget, 1941) hoặc trong Geoblock Kon Tum (Nguyễn Xuân Bao và nnk., 1998) Dọc hành lang đường Hồ Chí Minh, đới Ngọc Linh lộ ra ở phía đông đứt gãy Pô Kô từ Ngọc Hồi đến đèo Lò Xo Phía tây giáp với đới Pô Kô, phía bắc giáp đới Khâm Đức bởi đứt gãy Tà Vi - Hưng Nhượng Đới nằm trong vùng ảnh hưởng động đất cấp 6 (Nguyễn Đình Xuyên, 1994)
Đới Ngọc Linh thuộc vùng núi cao, sườn dốc, thung lũng sâu Độ cao trung bình 2.000 - 2.500m (đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m) Trong giai đoạn Tân kiến tạo, đới được nâng khối tảng mạnh (Lê Đức An, 1980)
Đới Ngọc Linh chủ yếu cấu tạo bởi các đá biến chất hệ tầng Sơng Re và Tắc Pỏ tuổi Paleoproterozoi Ngồi ra cịn gặp rải rác các thể nhỏ gabroamphibolit (phức hệ Phù Mỹ), granit dạng gneis (phức hệ Tu Mơ Rông), các phức hệ xâm nhập Paleozoi muộn - Mesozoi như: Bến Giằng - Quế Sơn, Hải Vân, Bà Nà Cấu trúc địa chất chung như nếp uốn, các đứt gãy chính kéo dài theo phương ĐB - TN là chủ yếu Phần sát với đứt gãy Pô Kô đã bị cắt chủ yếu bởi hệ khe nứt, đứt gãy á kinh tuyến
I.1.1.2 Đới Pô Kô
Trang 25Khâm Đức Đới nằm trong vùng ảnh hưởng động đất cấp 6 và đới địa chấn Mmax = 5,1 - 5,5; h = 10 - 15km (Nguyễn Đình Xuyên, 1994)
Đới Pô Kô thuộc miền núi thấp - trung bình, độ cao từ 1.400-1.900m (đỉnh Bin San cao 1.939m) Trong tân kiến tạo, đới Pô Kô cũng chuyển động nâng khối tảng, nhưng biên độ thấp hơn đới Ngọc Linh, địa hình cũng bị phân cắt với sườn dốc và suối sâu
I.1.1.3 Đới Khâm Đức
Đới Khâm Đức (Lê Duy Bách và nnk., 2001), nằm trong khối lục địa Tiền
Cambri (Trần Văn Trị và nnk., 1986), đới Trà Bồng - Tà Vi (Nguyễn Văn Trang và nnk., 1998) Hành lang đường Hồ Chí Minh cắt qua rìa tây của đới (Khâm Đức) Phía nam đới giáp với đới Ngọc Linh bởi đứt gãy Tà Vi - Hưng Nhượng, phía bắc giáp với đới A Vương - Sê Kông bởi đứt gãy Tam Kỳ, phía tây giáp với đới Pô Kô Đới nằm trong vùng ảnh hưởng động đất cấp 6 và đới địa chấn Mmax = 5,6 - 6,0; h = 25 - 30km (Nguyễn Đình Xuyên và nnk., 1994) Trong Tân kiến tạo, đới nâng khối tảng, tạo địa hình phân cắt Phía nam đới phân bố các đỉnh núi cao 1.400 - 1.600m theo phương vĩ tuyến Phía bắc đới phân bố các đỉnh núi thấp hơn xen kẽ đồng bằng tích tụ
I.1.1.4 Đới A Vương - Sê Kông
Đới A Vương - Sê Kông (Nguyễn Văn Trang và nnk., 1996; Lê Duy Bách và nnk.,
2001; Trần Văn Trị và nnk., 1986 dưới tên gọi đới Đà Nẵng - Sê Pôn) gồm hai dải:
- Dải phía nam (Quảng Nam) tiếp giáp với đới Khâm Đức bởi đứt gãy Tam Kỳ, phía bắc giáp với đới Long Đại bởi đứt gãy A Tép - Đà Nẵng (đoạn phía nam của đứt gãy Đăk Rông - Ca Nhông), phương cấu trúc chung là á vĩ tuyến - Dải phía TB kéo dài từ Hương Hóa đến A Roằng, phía đông giáp với đới Long Đại bởi đứt gãy Đăk Rông - A Roằng (đoạn TB của đứt gãy Đăk Rông - Ca Nhông), phương cấu trúc chung TB - ĐN
Đới A Vương nằm trong đới địa chấn Mmax = 5,6 - 6,0; h = 25 - 30km (Nguyễn Đình Xuyên, 1994)
Đới A Vương - Sê Kông đi qua nhiều vùng núi hiểm trở với độ cao trung bình 800 - 1.500m Địa hình phân cắt, sườn dốc, suối sâu như đoạn từ đèo Thạnh Mỹ đi Hiên, đèo A Roằng, đèo Pê Ke v.v
Trang 26Đới Long Đại nằm trùng với khối kiến trúc Bình - Trị - Thiên (Nguyễn Đình Uy
và nnk., 1998) Phía TN và nam giáp với đới A Vương - Sê Kông bởi đứt gãy Đăk Rông - Ca Nhơng, phía bắc giáp với đới Hồnh Sơn bởi đứt gãy Rào Nậy Phần lớn diện tích phía bắc đới nằm trùng với đới Trường Sơn (Dovjicov A.E và nnk., 1963)
Đới Long Đại có địa hình phức tạp, hiểm trở, trùng với dải Trường Sơn kéo dài theo phương TB - ĐN từ biên giới Việt Lào (phía tây Hà Tĩnh) đến Bình - Trị - Thiên Từ đây đới chuyển hướng chạy ra biển tạo thành dãy núi Bạch Mã với độ cao trung bình 1.000 - 1.500m Đây là vùng nâng khối tảng mạnh trong Tân kiến tạo (Lê Đức An, 1980), tạo nên các đỉnh núi cao, sườn dốc, bị bóc mòn mạnh Đường Hồ Chí Minh cắt qua đới Long Đại từ A Lưới đến Đăk Rông, rồi tiếp tục từ đèo Sa Mùi, Cổng Trời, làng Mô, đèo U Bò, đèo Đá Đẽo đến Hương Khê, Vũ Quang (Hà Tĩnh)
I.1.1.6 Đới Hoành Sơn
Đới Hoành Sơn (A.E Dovjikov và nnk., 1963; Lê Duy Bách và nnk., 2001), nằm trong “nếp lõm Sông Cả” (J Fromaget, 1941), thuộc võng chồng Sầm
Nưa (Trần Văn Trị và nnk.,1986) Trong phạm vi hành lang đường Hồ Chí Minh chỉ lộ phần TN của đới, tiếp giáp với đới Long Đại bởi đứt gãy Rào Nậy Đới Hoành Sơn nằm trong đới địa chấn Mmax = 6,1 - 6,5; h = 15 - 20km (Nguyễn Đình Xuyên, 1994 Đới Hoành Sơn tạo thành dãy núi kéo dài theo phương TB - ĐN từ ĐB Vũ Quang đến Đèo Ngang Thế núi cao dần từ TB xuống ĐN, từ 100 - 200m đến hơn 1.000m Khu vực đèo Ngang cấu tạo bởi đá phun trào ryolit, tạo nên các đỉnh núi với sườn dốc, hiểm trở, phần TB các đỉnh núi thấp hơn xen kẽ các đồng bằng tích tụ hẹp
I.1.2 Đặc điểm khe nứt
Trang 27Trên cơ sở đo đạc các hệ khe nứt trong các loại đá khác nhau dọc hành lang đường Hồ Chí Minh, có thể thành lập các biểu đồ khe nứt (BĐKN) cho một số thành tạo trầm tích và magma Các số liệu được chiếu lên bán cầu trên của mạng W Smith và được thể hiện trên bản đồ dưới 2 dạng: biểu đồ mật độ khe nứt và biểu đồ các mặt khe nứt chính kết hợp với việc thể hiện vách taluy và hướng đường Dựa vào mật độ các hệ thống khe nứt trên các biểu đồ tại các vị trí trượt lở trên đường Hồ Chí Minh, có thể thấy được mối liên quan giữa hiện tượng nứt nẻ của đất đá với tai biến trượt lở đất đá xảy ra dọc taluy đường
I.1.3 Đặc điểm đứt gãy
Hành lang đường Hồ Chí Minh từ Ngọc Hồi (Kon Tum) đến Vũ Quang (Hà Tĩnh) chạy dọc và cắt ngang qua rất nhiều đới phá hủy đứt gãy trong đó quan trọng là các đứt gãy sâu khu vực như: Pô Kô, Tà Vi - Hưng Nhượng, Tam Kỳ, Đăk Rông - Huế, Đăk Rông - Ca Nhông (đoạn phương á vĩ tuyến còn gọi đứt gãy Đà Nẵng), Rào Nậy v.v… Các đứt gãy này hầu hết ít nhiều đều có biểu hiện hoạt động trong Kainozoi, làm cho đá bị vụn nát thành đới rộng 5km đến hơn 10km, tạo điều kiện cho phong hóa phát triển mạnh, tạo địa hình phân cắt sườn dốc và sâu, chứa các trầm tích bở rời Neogen - Đệ tứ kéo dài theo phương đứt gãy Các đứt gãy sâu thường nằm trùng với các đới động, đẳng cấp trung bình - mạnh, dị thường địa nhiệt, các điểm nước nóng, các đới có nồng độ khí Rn, Hg, CH4 cao và điều quan trọng là gây ra các tai biến địa chất như nứt đất, trượt lở đất đá làm hỏng đường và nguy hiểm cho đời sống dân sinh
Sau đây là đặc điểm của một số đứt gãy chính trong khu vực nghiên cứu:
(1) Đứt gãy Pô Kô
Đứt gãy Pô Kô còn gọi là đới khâu Pô Kô (Trần Văn Trị, 1985) có phương á
kinh tuyến bắt đầu từ Đắc Sa (phía tây Khâm Đức) chạy qua Long Viên, dọc theo thung lũng Đắc Sế, từ đèo Lò Xo tiếp tục chạy dọc theo thung lũng sông Pô Kô đến Ngọc Hồi Từ đây đứt gãy tiếp tục chạy xuống phía nam và ra khỏi khu vực nghiên cứu Càng về phía nam thung lũng càng mở rộng Trong khu vực nghiên cứu, đứt gãy dài khoảng 100km Trong thung lũng lấp đầy các trầm tích Neogen - Đệ tứ Theo các phân tích viễn thám và khảo sát thực địa mới nhất thì biểu hiện của đứt gãy còn thấy ở phía bắc Đắc Sa, đặc biệt là trên đèo Thạnh Mỹ - Hiên, gây trượt lở mạnh ở khu vực này
Trang 282.598m) Đới Pô Kô với các dãy núi cao 1.500 - 2.000m Sự chênh lệch độ cao của hai đới phản ánh chuyển động nâng ở đới Ngọc Linh cao hơn đới Pô Kô trong giai đoạn Kainozoi
Trong đới phân bố nhiều thể magma có thành phần từ siêu mafic đến acit, kiềm với tuổi từ Paleozoi sớm đến Kainozoi Việc xuất hiện các thể magma siêu mafic phức hệ Hiệp Đức phản ánh mức độ cắt sâu của đứt gãy đến vỏ bazan Nhiều khe nứt xuất hiện với mật độ cao, chủ yếu cắm dốc về phía tây trong hầu hết các đá thuộc hệ tầng Tắc Pỏ, Sông Re, Khâm Đức v.v… và cả đá granit phức hệ Đèo Cả tuổi Kreta phản ánh các chuyển động ngang của đứt gãy trong Kainozoi Trên cơ sở phương pháp kiến tạo vật lý của M.V.Gzopxki xác định trường ứng suất dựa vào các cực đại khe nứt nhằm xác định tính chất động lực học của đứt gãy cho thấy đứt gãy Pô Kô là đứt gãy chuyển động ngang phải, mặt đứt gãy cắm dốc về phía tây (700 - 800) Theo tài liệu địa vật lý đứt gãy Pô Kô cắt sâu tới 30km (Cao Đình Triều và nnk., 1995, 2002) và nằm trong đới địa chấn Mmax = 5,6 - 6,0; h = 25 - 30km (Nguyễn Đình Xuyên, 1994)
Đứt gãy Pô Kô có lẽ xuất hiện từ Paleozoi sớm, tái hoạt động nhiều lần trong Mesozoi và Kainozoi Theo tài liệu nghiên cứu mới đứt gãy Pô Kô hoạt động trong Kainozoi có hai pha kiến tạo:
- Pha sớm trước Pliocen, với bố cảnh địa động lực ép ngang phương vĩ tuyến, đứt gãy Pô Kô trượt bằng trái
- Pha sau Pliocen - Đệ tứ, với lực ép ngang á kinh tuyến, đứt gãy Pô Kô hoạt động trượt thuận và thuận phải
Trên cơ sở phân tích trắc lượng hình thái, biên độ chuyển động của đứt gãy khoảng 1.200 - 1.500m, tốc độ 0,05 - 0,06mm/năm trong Kainozoi; biên độ 20 - 30m; tốc độ 0,2 - 0,3mm/năm trong Đệ tứ muộn Đứt gãy Pô Kô hiện vẫn đang hoạt động với các biểu hiện dị thường nồng độ khí đất, địa nhiệt, xuất lộ các điểm nước nóng, nứt đất v.v… Trong đới phá hủy đứt gãy, hàm lượng Rn đạt giá trị trung bình 200 - 900xung/phút; ở Đăk Glei đạt cực đại 900xung/phút; Ngọc Hồi 800xung/phút Dị thường địa nhiệt tăng cao so với xung quanh từ 20 - 30 Dọc đứt gãy xuất lộ nhiều điểm nước nóng Hiện tượng nứt đất xảy ra tại Khâm Đức, Đăk Sút, đèo Lò Xo v.v… (Phạm Văn Hùng, 2004, 2005)
Trang 29Đứt gãy Tà Vi - Hưng Nhượng có phương á vĩ tuyến từ biển chạy qua phía
bắc thị xã Quảng Ngãi dọc theo sông Trà Khúc qua Hưng Nhượng đến bắc núi Lum Heo (2.045m), thượng nguồn Đăk Mi
Đứt gãy Tà Vi - Hưng Nhượng là ranh giới giữa 2 đới Khâm Đức ở phía bắc và Ngọc Linh ở phía nam Cánh bắc đứt gãy các đỉnh núi tạo dãy á vĩ tuyến cao 1.200m - 1.300m, trong khi đó ở cánh phía nam đứt gãy các dãy núi có độ cao 2.000 - 2.500m Đặc điểm địa mạo phản ánh chuyển động nâng của cánh phía nam cao hơn cánh phía bắc
Trong đới phá hủy đứt gãy phân bố nhiều thể magma từ siêu mafic đến acit, có tuổi từ Proterozoi đến Kainozoi Đặc biệt ngay cả các đá granit phức hệ Bà Nà tuổi Kreta - Paleogen cũng bị chia cắt bởi đứt gãy á vĩ tuyến Theo tài liệu địa vật lý mặt đứt gãy cắm dốc về phía nam (800) và chiều sâu hoạt động khoảng 20km Đứt gãy nằm trong vùng địa chấn Mmax = 5.1 - 5.5; h = 10 - 15km phần đất liền, phần sát biển nằm trong đới địa chấn Mmax = 5.6 - 6.0; h = 25 - 30km (Nguyễn Đình Xuyên, 1994)
(3) Đứt gãy Tam Kỳ - Phước Sơn
Đứt gãy Tam Kỳ - Phước Sơn chạy từ biển qua thị xã Tam Kỳ, nam thị trấn
Tân An, cắt đường Hồ Chí Minh ở phía nam Phước Hảo và nhập vào đứt gãy phương TB - ĐN Đới phá hủy đứt gãy tạo lên một dải đồi thấp và thung lũng giữa núi rộng 5 - 15km, hai bên cánh của đứt gãy là các đỉnh núi thấp từ 500 - 1.000m Đứt gãy Tam Kỳ là ranh giới giữa 2 đới Khâm Đức ở phía nam và đới A Vương ở phía bắc (còn gọi là đới Quảng Nam - Sê Kông) Dọc đứt gãy phân bố nhiều thể magma, trong đó quan trọng là các khối siêu mafic bị serpentin hóa (phức hệ Hiệp Đức) và các đá gabro phức hệ Núi Ngọc, xen chỉnh hợp với các đá phiến metabazan và các trầm tích biển sâu của hệ tầng Khâm Đức và hệ tầng Núi Vú tạo nên tổ hợp ophiolit trong Paleozoi sớm Ngoài ra trong đới đứt gãy còn phân bố các đá granitoid thuộc các phức hệ Điệng Bông, Bến Giằng - Quế Sơn, Bà Nà, phản ánh sự tái hoạt động mạnh của hệ đứt gãy trong Paleozoi và Mesozoi
Trang 30(4) Đứt gãy Đăk Rông - Ca Nhông
Đứt gãy Đăk Rông - Ca Nhông (còn được gọi là đứt gãy Thà Khẹt - Đà Nẵng)
là đứt gãy kéo dài khoảng 100km và chuyển hướng do bị nhiều hệ đứt gãy trẻ cắt làm dịch chuyển, đặc biệt là đứt gãy phương á kinh tuyến Đứt gãy là ranh giới giữa đới A Vương ở phía N - TN và đới Long Đại ở phía B - ĐB Có thể chia đứt gãy làm hai đoạn là đứt gãy Đăk Rông - A Lưới và đứt gãy Đà Nẵng - A Tép
(4.1) Đứt gãy Đăk Rông - A Lưới
Đứt gãy Đăk Rông - A Lưới chạy theo phương TB - ĐN từ Lào chạy qua ĐB
Hương Hóa, qua A Lưới, qua ĐB Bốt Đỏ (cầu Ông Dự), chạy về Thôn Đông, bị cắt bởi đứt gãy á kinh tuyến sông Hữu Trạch
Cánh TN của đứt gãy phân bố chủ yếu các đá của hệ tầng A Vương, còn cánh ĐB chủ yếu phân bố của hệ tầng Long Đại Dọc theo đứt gãy phân bố các thành tạo magma acit của các phức hệ Trà Bồng, Đại Lộc, Bến Giằng - Quế Sơn, Hải Vân, bị ép phiến mạnh theo phương TB - ĐN Về địa mạo, đứt gãy chạy dọc theo thung lũng sông Rào Quán, Đăk Rông, với chiều rộng 4 - 5km, chứa các trầm tích Đệ tứ
Theo tài liệu địa vật lý, đứt gãy Đăk Rông - A Lưới cắm dốc 550 - 600 về TN và nằm trong đới địa chấn Mmax = 5,6 - 6,0; h = 25 - 30km Tài liệu nghiên cứu kiến tạo khe nứt cho thấy đứt gãy Đăk Rông là đứt gãy nghịch, chuyển động ngang - phải, mặt đứt gãy cắm dốc về ĐB (Đàm Ngọc, 2000)
(4.2) Đứt gãy Đà Nẵng - A Tép
Trang 31phải, đoạn á vĩ tuyến trượt bằng trái
(5) Đứt gãy Đăk Rông - Huế
Đứt gãy Đăk Rông - Huế là một nhánh của đứt gãy Đăk Rông - A Lưới được
tách ra từ ĐN cầu Đăk Rông, chạy theo phương TB - ĐN rồi chuyển dần sang á vĩ tuyến ở phía đông
Trên ảnh vệ tinh và địa hình đứt gãy thể hiện rõ nét, chạy dọc theo một đoạn của sông Đăk Rông, suối Tà Lao, thượng nguồn sơng Ơ Lâu rồi ra biển, dài khoảng 170km ở địa phận Việt Nam Các thung lũng chứa đứt gãy đều có dạng chữ V, nằm giữa các dải núi có độ cao 800 - 1.000m, vách dốc, về phía đông địa hình giảm dần và đứt gãy bị chia làm nhiều nhánh
Đứt gãy chia cắt các đá của hệ tầng Long Đại, Tân Lâm và Cò Bai, ở phía đông Huế còn phân bố các trầm tích Neogen - Đệ tứ Dọc theo đứt gãy còn gặp các phức hệ granitoid Bến Giằng - Quế Sơn và Bà Nà Đứt gãy có lẽ hoạt động từ Devon muộn, tái hoạt động mạnh trong Mesozoi và Kainozoi Theo tài liệu địa vật lý, đứt gãy Đăk Rông - Huế nằm trong đới động đất Mmax = 5,6 - 6,0 (Nguyễn Đình Xuyên, 1998)
Trong Tân kiến tạo đứt gãy có các biểu hiện hoạt động tích cực: nứt đất, các điểm nước nóng, nồng độ cao các khí Rn, Hg, CO2, NH4 Mạng GPS do Viện Địa chất thiết lập ở khu vực thành phố Huế từ 1995 cho thấy biên độ dịch chuyển thẳng đứng dọc theo đứt gãy là 4mm/năm
Hoạt động đứt gãy Đăk Rông - Huế có hai pha Pha 1 ứng với lực ép á vĩ tuyến, đứt gãy trượt bằng trái - thuận Pha hai với lực ép á kinh tuyến, đứt gãy trượt bằng phải - thuận (Bùi Văn Thơm, 2004) Kết quả khảo sát của Đề án ở phía bắc cầu Tà Lao cho thấy hệ ép phiến 200 - 300 ∠ 500 - 700 liên quan với đứt gãy ở khu vực này mang tính nghịch - ngang phải theo cơ chế ép nén, trong khi đó về phía đông đứt gãy lại theo cơ chế thuận - ngang phải, mặt đứt gãy cắm dốc về B - ĐB
(6) Đứt gãy Rào Nậy
Đứt gãy Rào Nậy có phương TB - ĐN xuất phát từ Lào vào Việt Nam dọc theo
Trang 32ĐN, giảm dần cao độ từ trên 1.000m ở phía TB xuống còn 500 - 600m ở phía ĐN Cánh nam là đới Long Đại với các đỉnh núi cao 500 - 600m Đới phá hủy
của đứt gãy rộng 2 - 3km ở phía bắc, 5 - 6km ở phía ĐN Trên sơ đồ: “Đông Dương ở kỷ Carni” của J Fromaget (1941), đứt gãy Rào Nậy là đường ranh
giới ĐB giữa khối Indosinia và nếp lõm Sông Cả
Phần bắc của đứt gãy, ngoài các trầm tích móng của hệ tầng Sông Cả là các trầm tích phun trào acit của hệ tầng Đồng Trầu, Đồng Đỏ Đá bị ép nén uốn nếp mạnh theo phương TB - ĐN Cánh TN chủ yếu là các trầm tích Paleozoi Theo tài liệu địa vật lý, đứt gãy Rào Nậy cắm dốc về TN 650, chiều sâu 35km (Bùi Văn Thơm, 2004), nằm trong đới địa chấn Mmax = 5,6 - 6, h = 25 - 30km (Nguyễn Đình Xuyên, 1994)
Dọc theo đới phá hủy của đứt gãy, ngoài các đá granitoid phức hệ Trường Sơn còn có các thể nhỏ đá granitoid phức hệ Sông Mã Sự xuất hiện các thể magma acit thể hiện hoạt động mạnh mẽ của đứt gãy vào cuối Paleozoi (C1) và vào Trias giữa và chứng tỏ đứt gãy sâu đến vỏ granit
Nguyễn Văn Thơm (2004) khẳng định đứt gãy Rào Nậy là đứt gãy cổ bắt đầu hoạt động vào cuối Paleozoi và tái hoạt động mạnh trong Kainozoi với những dấu hiệu về địa mạo, nứt đất, nước nóng, dị thường địa hóa, địa nhiệt, động đất Trong Kainozoi, đứt gãy Rào Nậy hoạt động trải qua hai pha Pha sớm từ Miocen muộn - đầu Pliocen muộn, với phương ép kiến tạo gần á vĩ tuyến, trục tách giãn phương á kinh tuyến, đứt gãy mang tính trượt bằng trái, tạo nên cấu trúc kéo tách (pull - apart) phương á vĩ tuyến lấp đầy trầm tích Neogen Pha muộn từ cuối Pliocen - Đệ tứ với lực ép á kinh tuyến, đứt gãy Rào Nậy trượt bằng phải ở TB và trượt thuận - bằng ở phía TN Các trũng kéo tách có phương á kinh tuyến Hầu hết các đứt gãy phụ phương kinh tuyến có tích tụ Đệ tứ
Hiện tại đứt gãy có biểu hiện hoạt động: trong khoảng 250.000 năm trở lại đây, tốc độ dịch chuyển trong Đệ tứ khoảng 5,4mm/năm
Kết quả khảo sát kiến tạo khe nứt ở ĐB Vũ Quang và Hương Khê cho thấy các trầm tích của hệ tầng Sông Cả, Huổi Nhị, Đồng Trầu và Đồng Đỏ đều bị ép phiến mạnh, mặt ép chủ yếu cắm dốc 600 - 700 về ĐB Chúng phản ánh tính chất nghịch, chuyển động ngang phải, mặt đứt gãy cắm dốc về ĐB khoảng 600 - 700 của đứt gãy Rào Nậy
Trang 33gãy nhỏ cũng phá hủy mạnh mẽ nền đường và gây trượt lở đất đá mạnh, nhất là hệ đứt gãy TB - ĐN, á kinh tuyến và á vĩ tuyến như ở trũng Nông Sơn, đèo A Roằng, đèo U Bò, tây Phong Nha v.v
I.2.Yếu tố vỏ phong hóa
Kết quả nghiên cứu đã xác định khu vực Miền Trung nói chung và khu vực hành lang đường Hồ Chí Minh từ Ngọc Hồi đến Vũ Quang nói riêng có mặt các kiểu vỏ phong hóa (VPH) Feralit (FA), Ferosialit (FSA), Sialferit (SAF), Sialit (SA), Silixit (SL) và các kiểu hỗn hợp giữa chúng VPH ở đây phát triển khá sâu và là một trong những thể địa chất yếu nhất rất dễ bị trượt lở
Đá gốc, địa hình, thảm thực vật, khí hậu, thời gian là các yếu tố chủ yếu khống chế sự hình thành và bảo tồn VPH Trong đó, đá gốc và địa hình là các yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất
- Đá gốc là yếu tố quyết định đối với sự hình thành các kiểu VPH Trong
những điều kiện như nhau thì VPH trên các loại đá khác nhau sẽ có thành phần, cấu trúc, bề dày khác nhau, nghĩa là có sản phẩm phong hóa khác nhau Thông thường thì trong cùng điều kiện, mức độ phong hóa tăng dần từ đá có thành phần acit đến đá có thành phần mafic, siêu mafic; từ các loại đá chưa biến chất hoặc biến chất thấp đến các loại đá biến chất cao hơn; và từ các loại đá cấu tạo khối trạng đến các loại đá cấu tạo không đồng nhất hoặc mức độ nứt nẻ cao v.v…
- Địa hình là yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành và
bảo tồn VPH Địa hình được nhận biết và đánh giá theo nhiều đặc trưng hình thái như độ cao, độ dốc, mức độ phân cắt sâu và ngang Các đặc trưng đó liên quan chặt chẽ với nhau và quyết định chế độ nước ngầm trong chúng Trong đó, độ dốc địa hình xác định khả năng phát triển và bảo tồn các kiểu VPH Trong cùng một bậc địa hình, khi độ dốc địa hình tăng lên thì bề dày và mức độ phong hóa của cùng một loại đá gốc giảm xuống Quan hệ giữa sự phát triển và bảo tồn các kiểu VPH ở khu vực nghiên cứu với độ dốc địa hình được nêu ở bảng 3.18
I.2.1 Các kiểu vỏ phong hóa khu vực hành lang đường Hồ Chí Minh và mối liên quan với tai biến trượt lở
Đặc điểm các kiểu VPH trong vùng được trình bày theo nguồn gốc sinh ra chúng, nghĩa là theo bản chất của đá gốc tạo vỏ
Trang 34(1) Nhóm đá lục nguyên giàu alumosilicat và lục nguyên - phun trào: Trượt lở
VPH thường xảy ra trong hoặc ở phần thấp của đới Sialit Khi đới phong hoá yếu và đới Sialit cùng phát triển trên đá sét kết, sét bột kết thì mặt trượt thường nằm trùng với ranh giới của hai đới này
Tuỳ theo địa hình mà trên các loại đá này phát triển chủ yếu các kiểu VPH sau: Feralit (>10m), ở địa hình gò đồi dốc 00 - 50 sát cơ sở xâm thực địa phương, không bị trượt lở trừ khi có tác động nhân sinh; Ferosialit (>10m), khả năng kháng trượt rất thấp, nhưng do phân bố chủ yếu ở địa hình dốc 60 - 150 nên ít bị trượt lở; Sialferit (1 - 10m), giàu sét kaolinit, hydromica, khả năng kháng trượt thấp đến trung bình lại phân bố chủ yếu ở địa hình dốc 160 - 300 nên rất dễ trượt lở Đây là đới có tiềm năng trượt lở mạnh nhất đối với VPH của đá trầm tích giàu alumosilicat và đá trầm tích - phun trào; Sialit (1 - 5m) ở địa hình dốc 160 - 300 xen 300 - 450, khả năng kháng trượt trung bình, dễ bị trượt lở, nhưng do bề dày nhỏ nên quy mô trượt lở thường nhỏ; Thành tạo phong hoá yếu trên đá gốc chưa phong hoá ở địa hình dốc 300 - 450và > 450.
(2) Nhóm đá lục nguyên giàu thạch anh: Trên các loại đá này chỉ có duy nhất
một kiểu VPH Silixit phổ biến ở địa hình dốc ≤ 300 (dày 0,5 - 2,5m) Kiểu vỏ này chỉ tồn tại độc lập trên hệ tầng Bàn Cờ và các thành tạo Pliocen - Pleistocen hạ Trên các hệ tầng Đông Thọ, Bản Giàng, Đại Giang, Tân Lâm, sản phẩm phong hóa của đá giàu thạch anh nằm xen với sản phẩm phong hóa của các đá giàu alumosilicat tạo thành kiểu vỏ Hỗn hợp có thành phần và cấu trúc phức tạp Một số kiểu vỏ Hỗn hợp thường gặp là Silixit - Sialferit (dày 1-10m), Silixit - Sialit (1 - 10m) phân bố ở địa hình dốc 160 - 300, Silixit - Ferosialit (5 - 10m) phân bố ở địa hình dốc 60 - 150 và dày >10m ở địa hình dốc < 60 Đây là những kiểu vỏ có khả năng kháng trượt thấp Trượt lở không xảy ra trong kiểu vỏ Silixit độc lập, nhưng tương đối phổ biến với quy mô không lớn nhưng rất nguy hiểm trong các kiểu vỏ Hỗn hợp, đặc biệt là các kiểu Silixit - Sialferit và Silixit - Sialit ở địa hình dốc 160 - 300
(3) Nhóm đá carbonat: Sản phẩm phong hóa là thành tạo terrarossa, phân bố
Trang 35I.2.1.2 Các kiểu VPH trên đá magma và tiềm năng trượt lở
(1) Nhóm đá magma siêu mafic, mafic: Trong cùng điều kiện thì VPH của các
đá mafic, siêu mafic có thành phần và cấu trúc tương tự nhau, nhưng các đá siêu mafic thường bị phong hóa mạnh hơn, tạo VPH dày hơn
Trên các loại đá này chủ yếu phát triển các kiểu VPH Feralit, Ferosialit, ít hơn là Sialferit: kiểu Feralit có bề dày lớn (> 10m), phân bố ở địa hình dốc <160, ít bị trượt lở; kiểu Ferosialit dày 5 - 10m, phân bố ở địa hình dốc 160 - 300, khả năng kháng trượt rất thấp, rất dễ bị trượt lở; kiểu Sialferit dày 1 - 5m, phân bố ở địa hình dốc 160 - 300 xen địa hình dốc > 300 và ở địa hình dốc 300 - 450xen địa hình dốc < 300 Khả năng kháng trượt trung bình, dễ bị trượt lở, nhưng do bề dày nhỏ nên quy mô trượt lở cũng nhỏ; thành tạo phong hoá yếu và đá gốc chưa phong hoá ở địa hình dốc 300 - 450 và > 450
Nhìn chung, trượt lở liên quan đến VPH của đá magma mafic, siêu mafic có quy mô nhỏ, xảy ra mạnh nhất trong kiểu vỏ Ferosialit ở các bậc địa hình có độ dốc 160 - 300 Mặt trượt thường nằm ở phần thấp của đới Sialferit
(2) Nhóm đá magma acit - trung tính:
Đá magma acit - trung tính thường có 2 kiểu VPH là Sialferit phân bố chủ yếu ở địa hình dốc < 300, dày từ 5m đến trên 10m; kiểu vỏ Sialit phân bố chủ yếu ở địa hình dốc trên 300, dày 1 - 10m, thường là 1 - 5m
VPH trên đá magma acit - trung tính có quy mô lớn hơn nhiều so với đá magma siêu mafic, mafic Chúng lại phân bố chủ yếu ở các bậc địa hình có độ dốc 160 - 450, vì vậy trượt lở trong chúng xảy ra mạnh với quy mô khá lớn, mạnh nhất trong kiểu vỏ Sialferit ở địa hình dốc 160 - 300 với mặt trượt thường ở phần thấp của đới Sialit, phổ biến là ở ranh giới trên của đới Kaolinit - Hydromica
I.2.1.3 Các kiểu VPH trên đá biến chất và tiềm năng trượt lở
Trang 3650), không bị trượt lở; Ferosialit, dày > 5m, khả năng kháng trượt rất thấp, nhưng do phân bố chủ yếu ở địa hình dốc 60 - 150 nên ít bị trượt lở; Sialferit, dày 1 - 10m, giàu sét, khả năng kháng trượt thấp đến trung bình, phân bố chủ yếu ở địa hình dốc 160 - 300, vì vậy rất dễ trượt lở; Sialit, dày 1 - 5m, phân bố ở địa hình dốc 300 - 450 xen địa hình dốc < 300, khả năng kháng trượt trung bình, dễ trượt lở, nhưng do bề dày nhỏ nên quy mơ khơng lớn Thành tạo phong hố yếu xen đá gốc chưa phong hoá, ở địa hình dốc 300 - 450 và > 450 Tiềm năng trượt lở VPH của đá biến chất giàu alumosilicat xảy ra mạnh nhất trong kiểu vỏ Sialferit ở địa hình dốc 160 - 300.(2) Nhóm đá biến chất giàu thạch anh: VPH trên nhóm đá biến chất giàu thạch anh có duy nhất một kiểu là Silixit phổ biến ở địa hình dốc ≤ 300 (bề dày 0,5 - 2,5m) Tuy nhiên, trong thực tế kiểu vỏ này không tồn tại độc lập mà thường nằm xen với sản phẩm phong hoá của các đá giàu alumosilicat, tạo thành kiểu vỏ Hỗn hợp có thành phần và cấu trúc phức tạp Một số kiểu vỏ Hỗn hợp thường gặp là kiểu Silicit - Sialit (dày 1 - 5m) phân bố ở địa hình dốc 300 - 450 xen địa hình dốc < 300, Silixit - Sialferit (dày 1 - 10m) phân bố ở địa hình dốc 160 - 300, Silixit - Ferosialit (dày 5 - 10m) phân bố ở địa hình dốc 60 - 150, Silixit - Feralit (dày > 10m) phân bố ở địa hình < 300m, dốc < 60 Đây là những kiểu vỏ có khả năng kháng trượt thấp, rất dễ trượt lở Kết quả khảo sát cho thấy trượt lở xảy ra tương đối phổ biến trong các kiểu vỏ Hỗn hợp với quy mô không lớn nhưng rất nguy hiểm, đặc biệt là trong kiểu VPH Silixit - Sialferit ở địa hình dốc 160- 300.(2) Nhóm đá biến chất giàu thạch anh: VPH trên nhóm đá biến chất giàu thạch anh có duy nhất một kiểu là Silixit phổ biến ở địa hình dốc ≤ 300 (bề dày 0,5 - 2,5m) Tuy nhiên, trong thực tế kiểu vỏ này không tồn tại độc lập mà thường nằm xen với sản phẩm phong hoá của các đá giàu alumosilicat, tạo thành kiểu vỏ Hỗn hợp có thành phần và cấu trúc phức tạp Một số kiểu vỏ Hỗn hợp thường gặp là kiểu Silicit - Sialit (dày 1 - 5m) phân bố ở địa hình dốc 300 - 450 xen địa hình dốc < 300, Silixit - Sialferit (dày 1 - 10m) phân bố ở địa hình dốc 160 - 300, Silixit - Ferosialit (dày 5 - 10m) phân bố ở địa hình dốc 60 - 150, Silixit - Feralit (dày > 10m) phân bố ở địa hình < 300m, dốc < 60 Đây là những kiểu vỏ có khả năng kháng trượt thấp, rất dễ trượt lở
Kết quả khảo sát cho thấy trượt lở xảy ra tương đối phổ biến trong các kiểu vỏ Hỗn hợp với quy mô không lớn nhưng rất nguy hiểm, đặc biệt là trong kiểu VPH Silixit - Sialferit ở địa hình dốc 160 - 300
I.2.2 Một số nhận xét về hiện trạng, nguyên nhân trượt lở VPH
Trang 37tuyến đường Hồ Chí Minh sẽ được trình bày chi tiết ở chương 4 Tuy nhiên, ngay ở phần này chúng tôi rút ra một số nhận xét về hiện trạng và nguyên nhân trượt lở VPH như sau:
I.2.2.1 Về hiện trạng trượt lở VPH
- Trượt lở VPH xảy ra khá phổ biến trong các loại đá biến chất, đá magma acit và magma trung tính, ít hơn trong các loại đá trầm tích và đá magma mafic và siêu mafic
- Trượt lở xảy ra mạnh nhất trong kiểu VPH Ferosialit, Sialferit phát triển trên các đá biến chất và trong kiểu vỏ Sialferit phát triển trên magma acit và đá trầm tích Hiện tượng trượt lở nguy hiểm thường liên quan đến kiểu vỏ hỗn hợp Silixit - Ferosialit, Silixit - Sialferit phát triển trên các đá biến chất có xen quarzit hoặc đá phiến thạch anh và ít hơn là trên đá trầm tích sét xen trầm tích vụn giàu thạch anh
- Trong nội bộ VPH, trượt lở thường xảy ra ở mặt ranh giới giữa các đới phong hóa (nơi có thành phần và cấu trúc khác nhau) Trong đó, phổ biến nhất là ở phần thấp của đới Sialit và ở ranh giới giữa đới Sialit với đới phong hóa yếu; riêng các kiểu VPH phát triển trên đá magma siêu mafic - mafic trượt lở thường xảy ra ở phần thấp của đới Sialferit và ở ranh giới giữa đới Sialferit với đới phong hóa yếu
- Trượt lở xảy ra mạnh mẽ ở VPH phát triển dọc theo các đới phá huỷ kiến tạo (đới dập vỡ, đới cà nát v.v…), đặc biệt là ở lân cận mặt trượt của đứt gãy - Trượt lở VPH cũng thường xảy ra ở nơi có địa hình phân cắt tương đối mạnh, bề mặt sườn địa hình có góc dốc trên 250, nhất là sườn địa hình có góc dốc trên 300
I.2.2.2 Những nguyên nhân trượt lở VPH
- Do VPH giàu khoáng vật sét, bở rời, mềm yếu, dễ bị tan rã, bị trượt lở, xói lở khi quá bão hoà nước hoặc khi trạng thái cân bằng bền bị phá vỡ do ngoại lực tác động
Trang 38phong hóa ở mức độ khác nhau
- Tại vị trí xung yếu kiến tạo như đới dập vỡ, đới cà nát v.v , vào mùa mưa, nước trên mặt dể dàng thấm nhanh qua đới phong hóa mạnh và đới phong hóa trung bình rồi dải chuyển dọc theo bề mặt đới phong hóa yếu, làm cho sản phẩm phong hóa giàu sét ở phần thấp của đới phong hóa trung bình tồn tại ở trạng thái quá bão hoà nước và bị chảy nhão, gây ra hiện tượng trượt theo mặt ranh giới giữa đới phong hóa trung bình và đới phong hóa yếu, trượt theo sườn dốc của địa hình và trượt theo mặt trượt của đứt gãy
- Hoạt động của con người cũng góp phần đáng kể dẫn tới sự phá vỡ trạng thái cân bằng bền của VPH (như xây dựng cầu, đường, khai thác khoáng sản, chặt phá rừng lấy gỗ, củi, làm nương rẫy v.v ), tạo điều kiện cho quá trình trượt lở VPH diễn ra nhanh và mạnh hơn
I.3 Yếu tố địa chất công trình
Đất đá trong vùng nghiên cứu được phân ra 2 lớp, lớp không có kiên kết và lớp có liên kết cứng
* Lớp đất bở rời: Lớp đất đá bở rời trong vùng nghiên cứu phân bố rất hạn
chế dọc theo thung lũng các sông suối có mặt trong vùng, chủ yếu bao gồm các nhóm đá có tuổi Neogen - Đệ tứ Đặc điểm cơ bản của chúng là sức bền thấp, hầu như chưa cố kết Liên quan với chúng là các tai biến địa chất như xói lở - bồi tụ bờ sông, sụt lún nền móng đường, v.v Tất cả các đá thuộc lớp này được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm I: Trầm tích bở rời sông lũ (Q, apQ, abQ) - Nhóm II: Tàn tích, sườn tích (edQ)
Trang 39Uo/PZ1 hđ)
- Nhóm VII: Đá magma acit, trung tính (G/K-E bn, G/K2 đc, G/aT3 hv, G/T2 sm,
GDi/PZ3 bg-qs, G/aC1 ts, G/aD1 đl, GDi/S db,GDi/O-S tb, G/PZ1 đb, G/NP cl) - Nhóm VIII: Đá biến chất giàu alumosilicat (O3-S1 sc2-3 , O3-S1 lđ 3 , ε2-O1 av1-3, NP-ε1 nv1, MP kđ, PP tp, PP sr)
- Nhóm IX: Đá biến chất giàu thạch anh (O3-S1 sc1, O3-S1 lđ1-2 , ε2-O1 av2, NP-ε1 nv2)
I.4 Yếu tố địa chất thủy văn
Đặc điểm địa chất thủy văn (ĐCTV) vùng nghiên cứu có một số đặc trưng sau:
- Là vùng đồi núi độ chứa nước kém nhưng chất lượng tốt
- Các tầng chứa nước lỗ hổng khá giàu nước nhưng chiều dày chứa nước mỏng nên qui mô không lớn
- Các tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích trước Đệ Tứ thường có độ chứa nước trung bình đến kém, trong đó chỉ có các đá vôi Carbon - Permi hoặc Devon trung - thượng mới có ý nghĩa về cung cấp nước
I.4.1 Các tầng chứa nước lỗ hổng
Nước tồn tại trong các lỗ hổng của các trầm tích bở rời Neogen và Đệ Tứ phân bố hạn chế trong vùng nghiên cứu Thành phần vật chất chủ yếu là cát, cát bột, cát sét, cát lẫn sạn sỏi, sét v.v xen kẽ, phân bố phức tạp Độ chứa nước trong các tầng phụ thuộc vào đặc điểm này, giàu nước trong các tập hạt thô, nghèo nước trong các tập hạt mịn Nhìn chung, các trầm tích Neogen và Đệ Tứ trong vùng thuộc loại giàu nước nhưng chiều dày chứa nước không lớn, thường 3 - 6m đến 15 - 25m Các tầng chứa nước lỗ hổng thường có áp lực giảm dần từ đất liền ra phía biển, độ dốc thuỷ lực thấp (0,005 - 0,05), đôi chỗ mặt thuỷ áp nghiêng cục bộ ra sông Độ sâu mực nước ở trung tâm lưu vực chỉ vào khoảng 0,5 - 2m, ở vùng chân núi có thể đạt 4 - 5m Về chất lượng, nước trong các tầng chứa nước lỗ hổng trong khu vực có thể từ siêu nhạt đến nhạt Nhìn chung nước sạch, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho sinh hoạt và sản xuất Tuy nhiên, do nước dưới đất nằm nông, phần trên cùng của tầng chứa chủ yếu có thành phần hạt thô, tính thấm cao, nên dễ bị ô nhiễm từ các nguồn nước, rác thải trên mặt đất
Trang 40hình đồi núi ít có điều kiện tụ thủy nên mặc dù tính thấm của lớp phủ cao nhưng các tầng chứa nước lỗ hổng có trữ lượng tự nhiên thấp
Miền thoát nước của các tầng chứa nước lỗ hổng trùng với các thung lũng sông lớn Ngoài ra những đứt gãy lớn nằm trong tầng phủ tạo điều kiện dễ dàng cho nước từ các tầng lỗ hổng thấm xuống cung cấp cho các tầng lỗ hổng ở dưới
Có thể phân biệt những tầng chứa nước lỗ hổng sau: - Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh) - Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen (qp) - Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Neogen (n)
I.4.2 Các tầng chứa nước khe nứt
Nước tồn tại trong các đới phong hóa nứt nẻ, các khe nứt, đới phá huỷ kiến tạo, hang karst trong các đá trầm tích lục nguyên, lục nguyên - carbonat, biến chất, phun trào bazan tuổi từ Proterozoi đến Kainozoi Hầu hết các thành tạo này mới được nghiên cứu sơ bộ, trừ hệ tầng Ngũ Hành Sơn (C2 - P nhs) là có
công trình thí nghiệm Do vậy, việc phân chia các tầng có mức độ chứa nước khác nhau chủ yếu dựa vào thành phần, mức độ gắn kết đất đá hoặc tham khảo tài liệu về các địa tầng tương tự ngoài vùng nghiên cứu
Nước khe nứt thường nằm trong các tầng chứa nước khơng áp, với mặt thống tự do dạng bậc thang Các tầng chứa nước không liên tục mà thường nằm trong những hệ thuỷ lực (những bồn hay các khối đá nứt nẻ) cách biệt nhau bởi những đới nguyên khối cứng chắc (gần như không nứt nẻ) Độ sâu mực nước ngầm thường biến đổi rất đột ngột tuỳ vào độ dốc địa hình và đặc điểm nứt nẻ, phong hóa Vùng sườn dốc, đỉnh đồi, núi, mực nước ngầm nằm rất sâu 5 - 10m hoặc hơn Vùng đồng bằng phía đông vùng nghiên cứu, độ sâu mực nước của tầng chứa nước khe nứt xấp xỉ với tầng chứa nước lỗ hổng, 2 - 5m ở vùng thềm sông và 2m ở các bồn trũng, lòng sông v.v