1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI CỦA SAIGON CO-OP

43 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN (3)
    • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (3)
  • II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ (8)
    • 2.1 Chính trị (8)
    • 2.2 Kinh tế (12)
    • 2.3 Xã hội (20)
    • 2.4 Công nghệ (26)
    • 2.5 Môi trường (26)
  • III. Phân tích môi trường ngành (27)
    • 3.1. Doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh hiện tại (27)
    • 3.2. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn (31)
    • 3.3. Áp lực từ nhà cung ứng (32)
    • 3.4. Áp lực từ phía khách hàng (33)
    • 3.5: Sản phẩm dịch vụ thay thế (34)
  • IV. Phân tích môi trường bên trong của hệ thống siêu thị Coopmart (35)
    • 4.1. Tổ chức (35)
    • 4.2 Nguồn nhân lực (36)
    • 4.3 Công nghệ - Thiết bị (38)
    • 4.4. Hoạt động marketing (39)
  • V. Ma trận SWOT (40)

Nội dung

MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN: 2 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 2 II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ. 7 2.1 Chính trị : 7 2.2 Kinh tế: 10 2.3 Xã hội: 18 2.4 Công nghệ: 24 2.5 Môi trường: 24 III. Phân tích môi trường ngành 25 3.1. Doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh hiện tại 26 3.2. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 30 3.3. Áp lực từ nhà cung ứng. 30 3.4. Áp lực từ phía khách hàng 31 3.5: Sản phẩm dịch vụ thay thế 32 IV. Phân tích môi trường bên trong của hệ thống siêu thị Coopmart: 33 4.1. Tổ chức 33 4.2 Nguồn nhân lực : 34 4.3 Công nghệ - Thiết bị: 36 4.4. Hoạt động marketing: 37 V. Ma trận SWOT 38 I.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN: 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển: 1.1.1.HTX Thương mại TP.HCM (SAIGON CO-OP) Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, 30/10/1975 Hợp tác xã tiêu thụ và mua bán khóm 1, phường Cây Sung Quận 7 (nay là Hợp tác xã Thương mại-Dịch vụ Phường 14, Quận 4) được thành lập nhằm mục đích tổ chức việc phân phối hàng hóa đến tay người lao động để hạn chế hoạt động đầu cơ nâng giá trong tình hình hàng hóa khan hiếm khi sản xuất chưa được khôi phục. Ngày 12/5/1989, UBND Tp.HCM đã ra quyết định 258 thành lập Liên hiệp HTXTM Thành phố từ sự giải thể hoạt động của Ban Quản lý HTX mua bán Tp. Sau đó, chỉ trong thời gian ngắn Liên hiệp HTX mua bán Tp.HCM trở thành đơn vị đầu tiên được Bộ Thương Mại cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là Saigon Union of Trading Co-operative gọi tắt là Saigon Co-op. Đến ngày 16/12/1998, đại hội chuyển đổi Liên hiệp HTXMB Tp.HCM thành Liên hiệp HTXTM Tp.HCM với 20 HTX thành viên (nay là 21 HTX) hoạt động theo Luật HTX được ban hành vào năm 1997. Các mốc thời gian phát triển. • Siêu thị đầu tiên ra đời vào ngày 09/02/1996, tại số 189C Cống Quỳnh, quận 1, TP.HCM. với sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op. • Năm 1998, Đại hội thành viên lần thứ nhất của Saigon Co.op định hướng xây dựng chuỗi siêu thị Co.opmart là hoạt động chủ lực của Saigon Co.op • Năm 2002, Co.opmart Cần Thơ, siêu thị tỉnh đầu tiên ra đời. Tiếp theo nhiều siêu thị Co.opmart được ra đời tại các tỉnh, thành phố ở khu vực miền Nam và miền Trung. • Năm 2010, Co.opmart Sài Gòn tại thủ đô Hà Nội khai trương, là siêu thị phía Bắc đầu tiên trong hệ thống, nâng tổng số siêu thị lên 50 trên cả nước. • Năm 2012, hệ thống siêu thị Co.opmart thay đổi bộ nhận diện. • Năm 2013, khai trương Đại siêu thị Co.opXtraplus tại Thủ Đức, TPHCM. • Năm 2014, khai trương TTTM SenseCity. • Năm 2015, khai trương Đại siêu thị Co.opXtra Tân Phong tọa lạc tại Tầng 2 & 3 - Trung tâm thương mại SC VivoCity (Số 1058 Đại Lộ Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phong, Q.7, Tp.HCM) • Tính đến 09/2015, hệ thống Co.opmart có 77 siêu thị bao gồm 30 Co.opmart ở TPHCM và 47 Co.opmart tại các tỉnh/thành cả nước. mức tăng trưởng doanh thu bình quân các cửa hàng là 42% Ngoài ra Liên hiệp còn có quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững với Liên minh HTX quốc tế (ICA), các tổ chức HTX: KF (Thụy điển), Co.op (Nhật), NTUC Fair Price (Singapore) nhằm trao đổi thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, đào tạo…Giới thiệu về chuỗi siêu thị Co-opMart: Với xu thế mở cửa, phát triển kinh tế và hội nhập, mức sống của người dân được nâng lên, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Tp.Hồ Chí Minh, Tp Hà Nội, do đó nhu cầu mua sắm văn minh, lịch sự đã được hình thành trong một bộ phận dân cư vào đầu những năm 1990. đến năm 1994 – 1995 tại Thành phố này đã bắt đầu xuất hiện loại hình siêu thị tự chọn như Maximark, Citimart với qui mô không lớn và giá cả còn cao. Trước tình hình đó Saigon Co-op đã quyết định chuyển hướng chiến lược từ tập trung xuất nhập khẩu và đầu tư sang hoạt động bán lẻ, đặc biệt là bán lẻ với hình thức siêu thị tự chọn, văn minh, hiện đại. Siêu thị Co-opMart Cống Quỳnh, siêu thị đầu tiên của chuỗi đã ra đời vào ngày 9/2/1996 phá vỡ tâm lý siêu thị là “siêu giá” của người tiêu dùng trong giai đoạn này, thu hút nhiều khách hàng và hoạt động có hiệu quả cao. Co-opMart Cống Quỳnh ra đời còn là kết quả của quá trình học hỏi các HTX trên thế giới cũng như quyết tâm và tấm lòng của CBCNV Saigon Co-op nhằm xây dựng cửa hàng bán lẻ văn minh hiện đại dành cho tầng lớp CBCNV và khách hàng có thu nhập trung bình. Với phương châm kinh doanh “Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ ân cần”, chuỗi siêu thị Co-opMart dần hình thành và không ngừng lớn mạnh. đến tháng 9/2015, qua hơn 19 năm xây dựng và phát triển (tháng 2/1996 đến 9/2015), chuỗi siêu thị Co-opMart đã đạt được những kết quả như sau Số lượng siêu thị: 77 siêu thị. Doanh số: gần 12.000 tỷ đồng/năm. Nghĩa vụ thuế: trên 240 tỷ đồng/năm. Số lao động: 12.660 người. Thu nhập bình quân: 5 triệu đồng/người/tháng. Thị phần: khoảng 60 %2 thị phần siêu thị tại Tp.Hồ Chí Minh. Kế hoạch phát triển mạng lưới Co-opMart dự kiến đến 2020 sẽ có 100 siêu thị Co-opMart trên phạm vi cả nước, như vậy bình quân hàng năm sẽ khai trương 10 Co- opMart (Cuối quý III/2015 đã đạt mức 77 Co-opmart). địa bàn trọng điểm mà Saigon Co-op nhắm tới để đầu tư các siêu thị Co-opMart là Tp.HCM, Cần Thơ, Biên Hoà, Hà Nội, đà Nẵng, Hải Phòng và các Tỉnh - thành, thị xã - thị trấn đông dân cư; tuy nhiên trong tương lai sẽ “phủ sóng” toàn quốc. Sứ mệnh: Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của khách hàng mục tiêu. Luôn đem lại cho khách hàng sự tiện lợi, an toàn và các giá trị tăng thêm. Góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển ngành bán lẻ Việt Nam. Nền tảng thương hiệu: Gắn kết & sẻ chia với lòng tận tâm phục vụ Tầm nhìn : Phấn đấu duy trì vị trí Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam trên cơ sở phát triển nhanh và bền vững chuỗi siêu thị Co.opmart, nỗ lực đa dạng hóa các mô hình bán lẻ văn minh, hiện đại; đồng thời không ngừng tăng cường mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với người tiêu dùng và cộng đồng; xây dựng Saigon Co.op trở thành một tổ chức HTX tiêu biểu có tầm vóc và quy mô hoạt động trên phạm vi cả nước và từng bước vươn ra khu vực, luôn được khách hàng và đối tác tín nhiệm và tin yêu. Cam kết: Co.opmart nỗ lực cải tiến nhằm mang lại sự hài lòng và những lợi ích thiết thực cho khách hàng và cộng đồng bằng sự tận tâm và thấu hiểu. Giá trị văn hóa Tận tâm phục vụ: Xuất phát từ niềm đam mê phục vụ và sự thấu hiểu khách hàng sâu sắc Liên tục cải tiến Không ngừng cải tiến các sản phẩm và dịch vụ mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng Khát khao vươn lên Hướng đến sự hoàn hảo nhằm đem lại những lợi ích thiết thực nhất cho khách hàng Hướng đến cộng đồng Hướng đến sự phát triển bền vững gắn với lợi ích của cộng đồng Chính sách chất lượng: Co.opmart - Bạn của mọi nhà Hàng hóa phong phú và chất lượng Giá cả phải chăng Phục vụ ân cần. Luôn đem lại các giá trị tăng thêm cho khách hàng Saigon Co.op luôn ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO-9000 hoặc một hệ thống quản lý chất lượng tương đương, tối thiểu là nhà sản xuất có hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.  Saigon Co.op là mái nhà thân yêu của toàn thể cán bộ nhân viên. Mọi hoạt động của Saigon Co.op luôn hướng đến cộng đồng xã hội. Những thành quả đạt được Hệ thống siêu thị Co.opmart là hoạt động chủ lực của Liên Hiệp HTX Thương mại Tp.HCM (Saigon Co.op), đơn vị đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý trong và ngoài nước • Danh hiệu "Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới" (năm 2000) • Huân chương Độc lập hạng III (2009), Huân chương Độc lập hạng II (2014) • Thương hiệu dịch vụ được hài lòng nhất (2007 - 2013) • Thương hiệu Việt được yêu thích nhất Doanh nghiệp thương mại dịch vụ xuất sắc nhất (2007 - 2010) Cúp tự hào thương hiệu Việt (2010 - 2011) • Giải vàng Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam (2004 - 2010 & 2013 - 2014) • Giải thưởng chất lượng Châu Âu (2007) • Top 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (2007) • Giải vàng thượng đỉnh chất lượng quốc tế (2008) • Top 500 Nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương (2004 - 2014) • Dịch vụ khách hàng xuất sắc 2013 FAPRA (9/2013 - Liên đoàn các hiệp hội bán lẻ Châu Á - Thái Bình Dương (FAPRA) trao tặng) • Doanh nghiệp TPHCM tiêu biểu 2013 (14/10/2013 - Hiệp hội DN TPHCM) • Top 10 thương hiệu được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam trong năm 2013 (Google) • Thương hiệu vàng - Thương hiệu Việt được yêu thích nhất (5/1/2014 - Báo SGGP) • Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2013 (17/1/2014 - Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo VietNamNet công bố) • Giải "Best of the Best - Top 10 nhà bán lẻ xuất sắc tiêu biểu nhất Châu Á - Thái Bình Dương năm 2014" do Tạp chí Retail Asia trao tặng. • Top 10 Sản phẩm thương hiệu Việt tiêu biểu xuất sắc năm 2014. • Top 200 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương 2015. II.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ. 2.1 Chính trị : a.Loại chính phủ (Government Type) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa", theo Điều 2, Hiến pháp 2013. Đây là sự kết hợp của hai kiểu Nhà nước: Nhà nước xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền. Các bản chất khác của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: Dân chủ tập trung Không có sự phân chia giữa 3 ngành lập pháp, hành pháp, và tư pháp, mà là sự thống nhất, phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền này. Là Nhà nước đơn nhất và tập quyền: Ở Việt Nam chỉ có một Hiến pháp chung. Các địa phương không có quyền lập hiến và lập pháp mà ban hành các VBQPPL theo luật định. Ngoài ra, theo Hiến pháp, Nhà nước Việt Nam còn có bản chất sau: "Nhà nước của dân, do dân và vì dân". b.Tính ổn định của Nhà nước: (Government Stability)

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

Lịch sử hình thành và phát triển

1.1.1 HTX Thương mại TP.HCM (SAIGON CO-OP)

Sau ngày giải phóng miền Nam, Hợp tác xã tiêu thụ và mua bán khóm 1 được thành lập nhằm mục đích tổ chức phân phối hàng hóa đến tay người lao động Việc thành lập hợp tác xã này nhằm hạn chế hoạt động đầu cơ nâng giá trong bối cảnh hàng hóa khan hiếm do sản xuất chưa được khôi phục.

Ngày 12/5/1989, UBND Tp.HCM đã ra quyết định 258 thành lập Liên hiệp HTXTM Thành phố từ sự giải thể hoạt động của Ban Quản lý HTX mua bán Tp.

Sau đó, chỉ trong thời gian ngắn Liên hiệp HTX mua bán Tp.HCM trở thành đơn vị đầu tiên được Bộ Thương Mại cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là Saigon Union of Trading Co-operative gọi tắt là Saigon Co-op. Đến ngày 16/12/1998, đại hội chuyển đổi Liên hiệp HTXMB Tp.HCM thành Liên hiệp HTXTM Tp.HCM với 20 HTX thành viên (nay là 21 HTX) hoạt động theo Luật HTX được ban hành vào năm 1997.

Các mốc thời gian phát triển.

• Siêu thị đầu tiên ra đời vào ngày 09/02/1996, tại số 189C Cống Quỳnh, quận 1, TP.HCM với sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op.

• Năm 1998, Đại hội thành viên lần thứ nhất của Saigon Co.op định hướng xây dựng chuỗi siêu thị Co.opmart là hoạt động chủ lực của

• Năm 2002, Co.opmart Cần Thơ, siêu thị tỉnh đầu tiên ra đời.

Tiếp theo nhiều siêu thị Co.opmart được ra đời tại các tỉnh, thành phố ở khu vực miền Nam và miền Trung

• Năm 2010, Co.opmart Sài Gòn tại thủ đô Hà Nội khai trương, là siêu thị phía Bắc đầu tiên trong hệ thống, nâng tổng số siêu thị lên 50 trên cả nước

• Năm 2012, hệ thống siêu thị Co.opmart thay đổi bộ nhận diện.

• Năm 2013, khai trương Đại siêu thị Co.opXtraplus tại Thủ Đức, TPHCM.

• Năm 2014, khai trương TTTM SenseCity.

• Năm 2015, khai trương Đại siêu thị Co.opXtra Tân Phong tọa lạc tại Tầng 2 & 3 - Trung tâm thương mại SC VivoCity (Số 1058 Đại Lộ Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phong, Q.7, Tp.HCM)

• Tính đến 09/2015, hệ thống Co.opmart có 77 siêu thị bao gồm 30 Co.opmart ở TPHCM và 47 Co.opmart tại các tỉnh/thành cả nước mức tăng trưởng doanh thu bình quân các cửa hàng là 42%

Ngoài ra Liên hiệp còn có quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững với Liên minh HTX quốc tế (ICA), các tổ chức HTX: KF (Thụy điển), Co.op (Nhật), NTUC Fair Price (Singapore) nhằm trao đổi thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, đào tạo…Giới thiệu về chuỗi siêu thị Co-opMart:

Với xu thế mở cửa, phát triển kinh tế và hội nhập, mức sống của người dân được nâng lên, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Tp.Hồ Chí Minh, Tp Hà Nội, do đó nhu cầu mua sắm văn minh, lịch sự đã được hình thành trong một bộ phận dân cư vào đầu những năm 1990. đến năm 1994 – 1995 tại Thành phố này đã bắt đầu xuất hiện loại hình siêu thị tự chọn như Maximark, Citimart với qui mô không lớn và giá cả còn cao Trước tình hình đó Saigon Co-op đã quyết định chuyển hướng chiến lược từ tập trung xuất nhập khẩu và đầu tư sang hoạt động bán lẻ, đặc biệt là bán lẻ với hình thức siêu thị tự chọn, văn minh, hiện đại.

Siêu thị Co-opMart Cống Quỳnh, siêu thị đầu tiên của chuỗi đã ra đời vào ngày 9/2/1996 phá vỡ tâm lý siêu thị là “siêu giá” của người tiêu dùng trong giai đoạn này, thu hút nhiều khách hàng và hoạt động có hiệu quả cao Co-opMart Cống Quỳnh ra đời còn là kết quả của quá trình học hỏi các HTX trên thế giới cũng như quyết tâm và tấm lòng của CBCNV Saigon Co-op nhằm xây dựng cửa hàng bán lẻ văn minh hiện đại dành cho tầng lớp CBCNV và khách hàng có thu nhập trung bình.

Với phương châm kinh doanh “Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ ân cần”, chuỗi siêu thị Co-opMart dần hình thành và không ngừng lớn mạnh đến tháng 9/2015, qua hơn 19 năm xây dựng và phát triển (tháng 2/1996 đến 9/2015), chuỗi siêu thị Co-opMart đã đạt được những kết quả như sau

 Số lượng siêu thị: 77 siêu thị.

 Doanh số: gần 12.000 tỷ đồng/năm.

 Nghĩa vụ thuế: trên 240 tỷ đồng/năm.

 Thu nhập bình quân: 5 triệu đồng/người/tháng.

 Thị phần: khoảng 60 %2 thị phần siêu thị tại Tp.Hồ Chí Minh.

Kế hoạch phát triển mạng lưới Co-opMart dự kiến đến 2020 sẽ có100 siêu thị Co-opMart trên phạm vi cả nước, như vậy bình quân hàng năm sẽ khai trương 10 Co- opMart (Cuối quý III/2015 đã đạt mức 77 Co- opmart) địa bàn trọng điểm mà Saigon Co-op nhắm tới để đầu tư các siêu thị Co-opMart là Tp.HCM, Cần Thơ, Biên Hoà, Hà Nội, đà Nẵng, HảiPhòng và các Tỉnh - thành, thị xã - thị trấn đông dân cư; tuy nhiên trong tương lai sẽ “phủ sóng” toàn quốc.

 Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của khách hàng mục tiêu.

 Luôn đem lại cho khách hàng sự tiện lợi, an toàn và các giá trị tăng thêm.

 Góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển ngành bán lẻ Việt Nam.

 Gắn kết & sẻ chia với lòng tận tâm phục vụ

Tầm nhìn : Phấn đấu duy trì vị trí Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam trên cơ sở phát triển nhanh và bền vững chuỗi siêu thị Co.opmart, nỗ lực đa dạng hóa các mô hình bán lẻ văn minh, hiện đại; đồng thời không ngừng tăng cường mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với người tiêu dùng và cộng đồng; xây dựng Saigon Co.op trở thành một tổ chức HTX tiêu biểu có tầm vóc và quy mô hoạt động trên phạm vi cả nước và từng bước vươn ra khu vực, luôn được khách hàng và đối tác tín nhiệm và tin yêu.

Cam kết: Co.opmart nỗ lực cải tiến nhằm mang lại sự hài lòng và những lợi ích thiết thực cho khách hàng và cộng đồng bằng sự tận tâm và thấu hiểu

 Tận tâm phục vụ: Xuất phát từ niềm đam mê phục vụ và sự thấu hiểu khách hàng sâu sắc

 Liên tục cải tiến Không ngừng cải tiến các sản phẩm và dịch vụ mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng

 Khát khao vươn lên Hướng đến sự hoàn hảo nhằm đem lại những lợi ích thiết thực nhất cho khách hàng

 Hướng đến cộng đồng Hướng đến sự phát triển bền vững gắn với lợi ích của cộng đồng

Chính sách chất lượng: Co.opmart - Bạn của mọi nhà

 Hàng hóa phong phú và chất lượng

Luôn đem lại các giá trị tăng thêm cho khách hàng Saigon Co.op luôn ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO-9000 hoặc một hệ thống quản lý chất lượng tương đương, tối thiểu là nhà sản xuất có hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn

Saigon Co.op là mái nhà thân yêu của toàn thể cán bộ nhân viên Mọi hoạt động của Saigon Co.op luôn hướng đến cộng đồng xã hội.

Những thành quả đạt được

Hệ thống siêu thị Co.opmart là hoạt động chủ lực của Liên Hiệp HTX Thương mại Tp.HCM (Saigon Co.op), đơn vị đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý trong và ngoài nước

• Danh hiệu "Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới" (năm 2000)

• Huân chương Độc lập hạng III (2009), Huân chương Độc lập hạng II (2014)

• Thương hiệu dịch vụ được hài lòng nhất (2007 - 2013)

• Thương hiệu Việt được yêu thích nhất Doanh nghiệp thương mại dịch vụ xuất sắc nhất (2007 - 2010) Cúp tự hào thương hiệu Việt (2010 - 2011)

• Giải vàng Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam (2004 - 2010 & 2013 -2014)

• Giải thưởng chất lượng Châu Âu (2007)

• Top 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (2007)

• Giải vàng thượng đỉnh chất lượng quốc tế (2008)

• Top 500 Nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương (2004 - 2014)

• Dịch vụ khách hàng xuất sắc 2013 FAPRA (9/2013 - Liên đoàn các hiệp hội bán lẻ Châu Á - Thái Bình Dương (FAPRA) trao tặng)

• Doanh nghiệp TPHCM tiêu biểu 2013 (14/10/2013 - Hiệp hội DN TPHCM)

• Top 10 thương hiệu được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam trong năm 2013 (Google)

• Thương hiệu vàng - Thương hiệu Việt được yêu thích nhất (5/1/2014 - Báo SGGP)

• Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2013 (17/1/2014 - Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo VietNamNet công bố)

• Giải "Best of the Best - Top 10 nhà bán lẻ xuất sắc tiêu biểu nhất Châu Á - Thái Bình Dương năm 2014" do Tạp chí Retail Asia trao tặng.

• Top 10 Sản phẩm thương hiệu Việt tiêu biểu xuất sắc năm 2014.

• Top 200 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương 2015.

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Chính trị

a Loại chính phủ (Government Type)

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa", theo Điều 2, Hiến pháp 2013 Đây là sự kết hợp của hai kiểu Nhà nước: Nhà nước xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền

Các bản chất khác của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:

Không có sự phân chia giữa 3 ngành lập pháp, hành pháp, và tư pháp, mà là sự thống nhất, phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền này.

Là Nhà nước đơn nhất và tập quyền: Ở Việt Nam chỉ có một Hiến pháp chung Các địa phương không có quyền lập hiến và lập pháp mà ban hành các VBQPPL theo luật định.

Ngoài ra, theo Hiến pháp, Nhà nước Việt Nam còn có bản chất sau:

"Nhà nước của dân, do dân và vì dân". b Tính ổn định của Nhà nước: (Government Stability)

Việt Nam là nước đang phát triển vào hàng nhanh nhất thế giới Song bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay có những đặc trưng cố hữu được biết đến như:

Bộ máy hành chính cồng kềnh và trì trệ do thiếu sự chuyên nghiệp trong vận hành và tác phong công nghiệp lạc hậu, dẫn đến hiệu quả hoạt động kém, năng suất lao động thấp Hệ quả là gây ra lãng phí thời gian trong thực hiện thủ tục hành chính, giải quyết khiếu nại, đồng thời tiêu tốn đáng kể ngân sách nhà nước cho việc duy trì bộ máy hành chính.

Hiện nay Chính phủ đang rất chú trọng đến việc điều chỉnh tiền lương của cán bộ, công chức, người lao động tại doanh nghiệp nhằm giúp họ đảm bảo cuộc sống và khuyến khích họ làm việc Nhưng cách thức để thực hiện được việc tăng lương đang là một bài toán khó bởi nó liên quan đến nhiều yếu tố Nếu không khống chế được việc này, tương lai không xa, ngân sách nhà nước có thể đối mặt với nguy cơ vỡ nợ khi vừa phải chi trả các khoản công nợ quốc tế, vừa phải đầu tư phát triển trong nước và điều hành bộ máy hành chính.

Tuy còn nhiều hạn chế, yếu kém cả trong phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân, cả trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ đều đã được Đảng nhìn nhận rõ ràng, thẳng thắn nêu lên nhưng nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được 1 nền hòa bình và thịnh vượng c Quan liêu và Tham nhũng (Bureaucracy and Corruption)

Nhà nước Việt Nam hiện tại vẫn còn đang xảy ra tình trạng quan chức tham nhũng và quan liêu gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ và đầu tư của Nhà nước, các hoạt động dự án, đấu thầu, các hợp đồng kinh tế, đất đai, tài chính- ngân hàng, xuất nhập khẩu, xây dựng hạ tầng, mở mang khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ, các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế… gây ra làn sóng bức xúc mạnh mẽ trong nước và quốc tế Để giải quyết vấn nạn nghiêm trọng và mang tính cấp thiết này, thời gian qua Chính phủ và các Bộ ngành đã thực hiện nhiều biện pháp mạnh tay để tiêu diệt tận gốc rễ và răn đe các chủ thể có ý định, thực hiện hành vi tham nhũng Qua đó, trong tương lai, hệ thống chính trị- kinh tế- xã hội của đất nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ ở nên công khai, minh bạch, dân chủ, văn minh hơn Tạo được một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sống và sự tin tưởng của người dân; đồng thời, thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, xây dựng đất nước phát triển bền vững. d Tự do báo chí (Freedom of the Press)

Trong bối cảnh quyền con người được tôn trọng và Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của quyền con người, tự do báo chí và tự do ngôn luận đóng vai trò quan trọng, góp phần vào tiến bộ chung của xã hội Sự phát triển của tự do báo chí và tự do ngôn luận tại Việt Nam trong những năm qua đã phản ánh đúng, đủ, kịp thời thực trạng các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, kỹ thuật, môi trường Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể nắm bắt thời cơ, khai thác lợi thế, quảng bá thương hiệu, đồng thời phòng ngừa thách thức, hạn chế khó khăn Người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể bày tỏ ý kiến để bảo vệ quyền lợi của mình, đóng góp vào việc thay đổi, hoàn thiện các chính sách, quy định nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

NGHỊ ĐỊNH số 23/2007/NĐ-CP: Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Trong năm 2015, nhiều bộ luật, điều luật sau quá trình sự thảo sử đổi, bổ sung đã được công bố và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 như Luật công chứng 2014, Luật phá sản 2014, Luật xây dựng 2014, Luật lao động… Trong đó, có nhiều điểm các doanh nghiệp cần chú ý như Luật sửa đổi các luật về thuế 2014 (Thuế Thu Nhập Doanh Nghiêp, Luật Quản lý thuế)

Với nền kinh tế mở hiện nay, nhà nước đưa ra các quy định nghiêm ngặt về sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng như: Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (2013); Pháp lệnh số13/1999/PL-UBTVQH10 của Quốc hội : Pháp lệnh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật số 59/2010/QH12 của Quốc hội : Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Sau khi trở thành thành viên của WTO và ký kết các hiệp định thương mại tự do, cũng như thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), nền kinh tế Việt Nam có xu hướng thương mại tự do Theo đó, các doanh nghiệp thương mại, đặc biệt là doanh nghiệp bán lẻ phải tuân thủ quy định về thuế theo Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT).

Kinh tế

a Thực trạng nền kinh tế Việt Nam:

Nền kinh tế quốc gia:

Kinh tế năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường Triển vọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu Kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm Giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng hóa có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới Ở trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm gây áp lực đến cân đối ngân sách Nhà nước, nhưng đồng thời là yếu tố thuận lợi cho việc giảm chi phí đầu vào, phát triển sản xuất và kích thích tiêu dùng.

Việt Nam đang tiến tới mục tiêu chính thức được công nhận là một nền kinh tế thị trường qua con đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và sôi động trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập kinh tế vẫn gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu lại nền kinh tế Với nhiều nỗ lực thay đổi tư duy, quan điểm kinh doanh và không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại song phương và đa phương với nhiều đối tác dưới nhiều hình thức, trên nhiều lĩnh vực (trao đổi hàng hóa, đầu tư sản xuất, mở rộng quan hệ tài chính -tín dụng, hợp tác khoa học kỹ thuật), tạo ra môi trường kinh doanh trong nước thuận lợi và khai thác hiệu quả các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực, song, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần khắc phục

Thực hiện chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt được những kết quả vững chắc Chúng ta đã là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO cũng như nhiều định chế tài chính như WB, ADB, IMF Đây là một thành tựu quan trọng của việc thực hiện chính sách đối ngoại đổi mới, đưa Việt Nam trở thành quốc gia bình đẳng trong thương mại với các nước trên thế giới Cụ thể, Việt Nam đã gia nhập ASEAN vào tháng 7-1995, ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) vào năm 2000, gia nhập WTO vào tháng 01-2007 và tham gia 08 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) khu vực và song phương.

Trong đó, ta đã cùng với các nước ASEAN ký các Hiệp định thương mại tự do giữa khối ASEAN với các đối tác như:

Nhật Bản năm 2008. Ôt-xtrây-lia và Niu-Di-lân vào năm 2009. Ấn Độ năm 2009

Ngoài ra, ta đã ký 2 FTA song phương là FTA Việt Nam - Nhật Bản năm 2008 và FTA Việt Nam - Chi-lê năm 2011

Sự kiện Việt Nam đã kết thúc đàm phán 4 hiệp định tự do thương mại(FTA) với Liên minh kinh tế Á- Âu, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc và các đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đưa tổng số các FTA mà Việt Nam tham gia lên 14 Đặc biệt, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành từ ngày 31/12/2015 sẽ tạo thêm cơ hội cho Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới Đối với ngành xây dựng, việc hội nhập kinh tế quốc tế có rất nhiều ý nghĩa quan trọng, mở ra triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai qua việc có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường đầu vào và đầu ra, đồng thời nâng cao chất lượng toàn ngành.

Hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2015 khá sôi động, nhất là tháng cuối năm Mạng lưới phân phối hàng hóa được tăng cường và mở rộng về số lượng và đa dạng về ngành nghề kinh doanh với hệ thống các siêu thị, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tự chọn… tại nhiều địa phương Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chủ động khai thác nguồn hàng, đồng thời tích cực nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng để bảo đảm phục vụ nhu cầu tiêu thụ về số lượng và chất lượng sản phẩm.

Công tác quản lý và thực hiện chính sách về thị trường thương mại được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo kịp thời, hiệu quả, thị trường giá cả các mặt hàng thiết yếu ổn định, cùng với sản xuất tăng trưởng nhanh đã góp phần đẩy mạnh hoạt động thương mại trong nước, kích thích tiêu dùng trong dân cư.

Trong năm 2015, hoạt động bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng đã đạt mức ước tính là 3242,9 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước Tốc độ tăng trưởng này cao hơn mức 8,1% của năm 2014 nếu không tính đến yếu tố tăng giá Sự tăng trưởng này cho thấy nhu cầu tiêu dùng của người dân Việt Nam vẫn mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Năm 2015, doanh số bán lẻ hàng hóa đạt 2469,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,2% tổng mức và tăng trưởng 10,6% so với năm 2014 Trong đó, một số ngành hàng đạt mức tăng trưởng ấn tượng như: Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 15%; lương thực, thực phẩm tăng 14,8%; hàng may mặc cũng tăng trưởng đáng kể.

13,3%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 12,4%; phương tiện đi lại tăng 10,4%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2015 ước tính đạt 372,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,5% và tăng 5,2% so với cùng kỳ, một số tỉnh, thành phố có doanh thu tăng khá: Thanh Hóa tăng 9,9%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 6,9%; Lạng Sơn tăng 5,4%; Hà Nội tăng 4,1%; Quảng Bình tăng 3,8% Doanh thu du lịch lữ hành đạt 30,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% và tăng 9,5%, trong đó doanh thu du lịch lữ hành của Thanh Hóa tăng 21,4%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 12,7%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 11,1%; Quảng Ninh tăng 11%; Hà Nội tăng 7,4%.

Ước tính doanh thu dịch vụ khác năm 2015 đạt 370,3 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11,4% và tăng 7% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, một số địa phương có mức tăng trưởng doanh thu dịch vụ cao đáng kể, như: Thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng 12,2%.

Tiền Giang tăng 12,2%; Quảng Trị tăng 12%; Vĩnh Phúc tăng 10,9%; Hà Nội tăng 8,8%; Hưng Yên tăng 8,7%; Tuyên Quang tăng 7,4%. b Tăng trưởng kinh tế (Economic Growth)

Sự tăng trưởng của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI) trong một thời gian nhất định Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế

Giữa ngành bán lẻ và sự tăng trưởng kinh tế có một mối liên hệ mật thiết, các thông số kinh tế tăng trưởng có một ý nghĩa rất quan trọng khi phân tích để quyết định kế hoạch kinh doanh và các cách thức để thực hiện kế hoạch sao cho đạt được lợi nhuận cao nhất Đồng thời, với vai trò là ngành hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế, tăng trưởng của ngành bán lẻ phụ thuộc vào các yếu tố như tốc độ đô thị hóa, chỉ số CPI, lãi suất cho vay và lạm phát

 Tăng trưởng GDP (GDP Growth):

Năm 2015, tăng trưởng GDP đạt mức cao nhất trong 8 năm qua.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn khó khăn, tăng trưởng GDP cả nước ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, trong đó quý I tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng 6,87%; quý IV tăng 7,01% Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét; an sinh xã hội nhìn chung được bảo đảm

Quy mô nền kinh tế năm nay theo giá hiện hành đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014 Cơ cấu nền kinh tế năm nay tiếp tục có sự chuyển dịch nhưng tốc độ chậm

Biểu đồ II Tỷ lệ tăng trưởng GDP qua các năm 2011-2015 (%)

Nguồn: Tổng cục thống kê

 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI, Consumer Price Index):

Xã hội

a Tỷ lệ tăng dân số (Population Growth Rate)

Theo báo cáo từ tổ chức World Urbanization Prospectives, nước ta có tốc độ tăng trưởng dân số trung bình là 1,2- 1,5%/năm Tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 35,7% (tăng 1,2% so với năm 2014 và tăng 5,2% so với năm 2010) Theo ước tính thì đến năm 2030, nước ta sẽ có khoảng 105,45 triệu dân và dân số đô thị sẽ chiến tỷ lệ 44,2%, tương đương với 46,6 triệu người, tăng 48% so với hiện nay Trong năm 2014, diện tích sàn nhà ở tăng them 92 triệu m 2 so với năm 2013 và diện tích bình quân 20,6 m 2 /người.

Tốc độ tăng trưởng sàn nhà ở bình quân cũng đạt 3-5%/năm, Và theo ước tính của “Chương trình phát triển đô thị quốc gia”, tới năm 2020 diện tích sàn nhà bình quân ở đô thị sẽ đạt 29,2m 2 /người, tăng 48% so với hiện nay.

Do đó tiềm năng phát triển lĩnh vực xây dựng dân dụng sẽ còn rất cao trong thời gian tới. b Phân bố tuổi (Age Distribution)

Theo số liệu của tổng cục thống kê, Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước tính đến thời điểm 01/01/2016 là 54,61 triệu người, tăng 185 nghìn người so với cùng thời điểm năm 2014, trong đó lao động nam chiếm 51,7%; lao động nữ chiếm 48,3% Đến thời điểm trên, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính 48,19 triệu người, tăng 506,1 nghìn người so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động nam chiếm 54%; lao động nữ chiếm 46%.

Theo thống kê dân số thế giới tính đến ngày 28/02/2016, dân số Việt Nam có 94,104,871 người.

Biểu đồ II Tỷ lệ tăng trưởng dân số và tăng trưởng dân số thực 1955-2016

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hiện nay, dân số Việt Nam đứng thứ 14 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới Mật độ dân số trung bình của Việt Nam là 305 người/km2 Dân cư đô thị chiếm 33,6% tổng dân số (32,247,358 người) Độ tuổi trung bình của người dân là 30,8 tuổi

Thôn g tin dân số Việt Nam từ năm 2000

Dân số Tỷ lệ tăng trưởng Độ tuổi trung bình

Tỷ lệ dân cư đô thị

Nguồn: Kế hoạch Việt tổng hợp

Bên cạnh đó, vân tồn tại một số vấn đề văn hoá xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao, đang là một trong những vấn đề nổi cộm nhất của xã hội Chất lượng giáo dục và đào tạo thấp so với yêu cầu Đào tạo chưa gắn với sử dụng, gây lãng phí Giáo dục ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn Môi trường đô thị, nơi công nghiệp tập trung và một số vùng nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nặng Công tác quản lý báo chí văn hoá, xuất bản nhiều mặt còn buông lỏng, để nảy sinh những khuynh hướng không lành mạnh Một số giá trị và văn hoá và đạo đức xã hội suy giảm Mê tín, hủ tục phát triển Mức sống nhân dân, nhất là nông dân ở một số vùng quá thấp Chính sách tiền lương và phân phối trong xã hội còn thiếu hợp lý Sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh chóng. c Xu hướng tiêu dùng (Trend):

1 Dân Việt Nam không có nhu cầu mua hàng xa xỉ và Người Việt bắt đầu “sính” hàng Việt Bên cạnh đó, họ yêu cầu chất lượng được đảm bảo và giá thành hợp lý Người tiêu dùng thường hay lựa chọn theo số đông, theo thói quen tiêu dùng về các thương hiệu được khẳng định đảm bảo bởi các chuyện gia Sau 3 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt”, tỷ lệ người tiêu dùng quan tâm đến hàng Việt ngày càng nhiều Đa số người tiêu dùng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ưu tiên dùng hàng trong nước Tại các siêu thị, tỷ lệ hàng Việt chiếm từ 70 – 80%, đặc biệt tại hệ thống siêu thị Co.opmart, tỷ lệ này chiếm hơn 90% Sống trong thời kỳ bão giá, người tiêu dùng buộc phải cắt giảm chi tiêu ở nhiều.

Khi tiếp nhận thông tin về chất lượng sản phẩm từ chuyên gia, người tiêu dùng thường tin tưởng và cân nhắc mua ngay Ngược lại, nếu thông tin từ báo chí, truyền hình hay người thân quen, họ có xu hướng tìm kiếm thêm thông tin Trái với niềm tin về chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng sẽ ngừng sử dụng ngay lập tức khi nhận thông tin tiêu cực từ chuyên gia Do đó, việc xây dựng hình ảnh chuyên gia cho sản phẩm đem lại hiệu quả cao trong việc quảng cáo và kích thích mua hàng.

Truyền miệng đóng vai trò quan trọng nhất trong thói quen mua sắm của người tiểu dùng trẻ đối với các sản phẩm công nghệ cao và các đồ dùng lâu bền Khi được người thân hoặc bạn bè trực tiếp giới thiệu họ có thể quyết định mua sản phẩm dễ dàng hơn khi xem quảng cáo trên truyền hình hoặc các nguồn thông tin khác.

2 Tiêu dùng số thúc đẩy tăng trưởng doanh sô bán hàng hiệu quả:

Quảng cáo qua tivi vẫn được lựa chọn, dù quảng cáo qua kênh này khá tốn kém;

Cuộc sống internet ngày càng phong phú, việc mua bán online đã trở thành một thói quen không thể thiếu của nhiều người Với việc mua sắm này người tiêu dùng có nhiều điều kiện để tham khảo ý kiến của nhiều người mua về một sản phẩm Việc được xem ý kiến đánh giá trước khi mua chính là nhu cầu thiết yếu của nhiều NTD vì vậy “Tiêu dùng số” hứa hẹn sẽ là một xu hướng rất phát triển trong tương lai.

3 Với xu thế Tiêu dùng xanh, NTD sẽ tạm ngưng ngay lập tức khi sản phẩm ảnh hưởng môi trường: Xu hướng này thể hiện ngay trong việc các hoạt động xã hội vì môi trường ngày càng được nhiều nhận thức và tham gia.

Hình II Biểu đồ thể hiện nguồn thông tin khách hàng biết đến các thương hiệu bán lẻ có trên thị trường

Qua kết quả cho thấy tầm quan trọng của “word of mouth”, nó có thể được xem là một công cụ hiệu quả trong Marketing để làm tăng khả năng nhận biết về thương hiệu, và đặt biệt hiệu quả với các sản phẩm tiêu dùng. d Năng suất lao động (Labor Productivity):

Năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, bình quân giai đoạn 2006-2015 tăng 3,9%/năm, trong đó giai đoạn 2006-2010 tăng 3,4%/năm; giai đoạn2011-2015 tăng 4,2%/năm Năng suất lao động năm 2015 tăng 23,6% so với năm 2010, tuy thấp hơn so với mục tiêu đề ra là tăng 29%-32%, nhưng tốc độ tăng năng suất lao động thời kỳ này cao hơn thời kỳ 2006-2010 góp phần thu hẹp dần khoảng cách tương đối so với năng suất lao động của các nước ASEAN Tuy nhiên, năng suất lao động của nước ta hiện nay vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và không đồng đều giữa các ngành và lĩnh vực Khoảng cách tương đối về năng suất lao động tuy đã giảm đáng kể, nhưng khoảng cách tuyệt đối (chênh lệch mức năng suất lao động) giữa Việt Nam với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn như Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a lại gia tăng.

Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do: Cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; chất lượng, cơ cấu và hiệu quả sử dụng lao động chưa đáp ứng yêu cầu Trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập, tăng trưởng chủ yếu dựa vào đóng góp của yếu tố vốn và lao động, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) còn thấp Ngoài ra, còn một số “điểm nghẽn” và “rào cản” về cải cách thể chế và thủ tục hành chính chưa được khắc phục.

Công nghệ

Tuy ngành bán lẻ không đòi hỏi công nghệ cao cấp nào những vẫn phải tuân thủ các chỉ tiêu về quản lý chất lượng, hệ thống kho bãi, hệ thống trữ lạnh, hệ thống tính tiền- thanh toán, hệ thống quản lý thống tin khách hàng, hệ thống giám sát quầy kệ,…nếu các chỉ tiêu đạt chất lượng tốt thì sẽ tăng tính cạnh tranh đáng kể Sự phát triển của khoa học công nghệ trong những năm gần đây đã tạo nhiều điều kiện cho việc áp dụng những những khoa học hiện đại vào phục vụ cho công tác bán hàng nâng cao hiệu suất và hiệu quả công việc như: Các sản phẩm điện tử, điện máy, điều hòa nhiệt độ,máy hút ẩm, tủ lạnh, máy tính, mạng internet, mạng wifi, bán hàng tự động,máy scancar, các thiết bị camera,… Ngoài ra, công nghệ thông tin phát triển kéo theo thương mại điện tử phát triển Tuy nhiên, số lượng người đang ký mua sắm qua mạng vẫn còn thấp do vấn đề chất lượng khó điểm định và việc sử dùng thẻ thanh toán còn hạn chế.

Môi trường

Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu ViệtNam phân bố thành 2 vùng khí hậu riêng biệt theo phân loại khí hậuKửppen với miền bắc, bắc trung bộ là khớ hậu nhiệt đới giú mựa, miền nam và nam trung bộ mang đặc điểm nhiệt đới Xavan Đồng thời, do nằm ở rìa phía đông nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch.

Các yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió,…có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình và thời gian sử dụng công trình.

Tùy theo thời tiết và sự biến đổi thời tiết theo mùa, theo vùng mà các doanh nghiệp bán lẻ hoạch định kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp để giảm thiểu những hư hại, khấu hao về thực phẩm, đồ gia dụng các hiện tượng tự nhiên (như bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất đá…). b Khí hậu thay đổi(Climate Change)

Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra sự gia tăng nhiệt độ bề mặt Trái đất, mực nước biển dâng cao, độ mặn của nước biển tăng và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt thường xuyên hơn Những tác động này ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam.

Phân tích môi trường ngành

Doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh hiện tại

Trung bình -CTP Mart -Five mart

Biểu 1 Biểu đồ nhóm chiến lược ngành siêu thị tiêu dùng

Bán lẻ là một ngành đang có nhiều điều kiện phát triển tại Việt Nam, bán lẻ hiện đại lại là hình thức kinh doanh được đa số người tiêu dùng tin tưởng và yêu thích bởi chất lượng đảm bảo an toàn lại tiện dụng, đó là lý do chỉ trong thời gian ngắn, tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều thương hiệu siêu thị như Citimart, Intimex, Fivimart, Vinatex,…mỗi thương hiệu siêu thị đều để lại những ấn tượng khác biệt trong suy nghĩ người tiêu dùng và nổi bật là các hệ thống siêu thị Coop Mart, BigC, Metro,…Sắp tới, hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài đã và đang ồ ạt tiến vào thị trường bán lẻ Việt Nam

Các đối thủ cạnh tranh chính hiện tại Metro cash & carry VN

Tập đoàn Metro Cash & Carry toàn cầu (MCCI) là chi nhánh lớn nhất của Metro Group, thành lập năm 1964 tại Đức MCCI hiện diện tại 28 quốc gia trên ba châu lục với mạng lưới hơn 500 trung tâm bán sỉ Cash & Carry dưới thương hiệu Makro và Metro Cash & Carry, diện tích kinh doanh lên đến 3,8 triệu mét vuông Metro Group còn sở hữu các chi nhánh khác như REAL, MEDIA MART, SATURN, PRAKTIKER, GALERIA KAUFHOF Tuy nhiên, Metro Cash & Carry Việt Nam đã chuyển nhượng cho tập đoàn TCC của Thái Lan.

BigC là thương hiệu của tập đoàn Casino của Pháp, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu vớ i hơ n 9.000 cửa hàng tại VN, Thái Lan, Achentina, Uruguay,Venezuela, Braxin, Colombia, Ấn Độ, Hà Lan, Pháp…, sử dụng trên 190.000 nhân viên BigC VN khai trươ ng siêu thị đầu tiên tạiĐồng Nai năm 1998.Hiện nay BigC có mặt ở các thành phố lớ n như Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Tp.HCM vàĐà Nẵng.Mỗi cửa hàng BigC sử dụng khoảng 450 nhân viên và có khoảng 40.000đến50.000 mặt hàng, từ thực phẩm tươ i sốngđến hàng tạp hóa, từ quần áođếnđồ trang trínội thất, cũng như các mặt hàngđiện máy như đồ gia dụng và thiết bị nghe- nhìn.

Tuy nhiên đến năm nay thì Tập đoàn Casino đã tiến hành bán lại BigC Việt Nam cho tập đoàn TCC của Thái Lan.

Ma trận hính ảnh cạnh tranh

STT Các yếu tố Trọng số

Doanh nghiệp Đồi thủ cạnhtranh

Số điểm quan Số điểm Số điểm quan trọng quan trọng trọng

1 Thị phần mạng lới siêu thị

3 Cạnh tranh về giá cả

4 Sự đa dạng các chủng loại mặt hàng

5 Hậu mãi Chăm sóc khách hàng 0.14 5 0.7 3.5 0.49 4 0.56

6 Diện tích các cơ sở

Ma trận hình ảnh cạnh tranh trên được khảo sát từ một số khách hàng tiêu dùng tại 3 siêu thị lớn là Metro, BigC, Co.op mart Nhìn vào bảng ta có thể thấy giá cả là một yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chịn tiêu dùng của khách hàng và nó cũng chiếm chiệm trọng số cao nhất là 0.2.

Theo khao sát siêu thị Metro được đánh giá là siêu thị cso giá cả tốt nhất.

Một phần do siêu thị này hướng tới các khách hàng mua sắm với số lượng lớn ( đa phần là các đại lý gia đình ), khi mua với số lượng từ 3 đến 4 sản phẩm cùng chủng loại thì hầu như tất cả đều được kèm theo một sản phẩm khuyến mãi Tiếp theo là sự đa dạng về chủng loại các mặt hàng tại siêu thị là tiêu chí có vị trí quan trọng thứ 2 trong việc quyết định đến mua sắm tại một siêu thị nào đố của khách hàng và nó có điểm trọng só là 0.18 Trong 3 siêu thị Metro tiếp tục được các khách hàng đánh giá có số lượng sản phẩm phong phú nhất, tiếp sau là BigC và đứng thứ 3 là siêu thị Co.op Mart Kết quả này có thể dễ thấy được vì như chúng ta đã biết siêu thị Co.op Mart là công ty siêu thị chỉ có vốn đầu tư trong nước, các sản phẩm phân phối tại siêu thị chủ yếu là các mặt hàng trong nước, số lượng hàng nhập ngoại rất hạn chế Tiêu chí tiếp theo được khách hàng quan tâm chính là hậu mãi sau bán hàng với điểm trọng số là 0.14 Tại tiêu chí này siêu thị Co.op Mart được người tiêu dùng đánh giá tốt nhất Bên cạnh đó các yêu tố còn lại như diện tích mặt bằng cơ sở, thương hiệu của sieu thị… được khách hàng đánh giá có mức độ quyêt định ngang nhau.

Sau khi khảo sát khách hàng mua sắm với 7 tiêu chí như bảng trên ta cso thể thấy được tổng số điểm của siêu thị Metro và BigC được đánh giá với số điểm cao là 4.61 điểm Siêu thị Co.op Mart được đánh giá với số điểm 4.3 thấp hơn so với 2 đối thủ của mình Từ đó ta có thể thấy việc cạnh tranh của chuỗi siêu thị Co.op Mart so với 2 đối thủ trên là khá khó khăn, mức độ cạnh tranh vô cùng gay gắt.

Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Ngoài các đối thủ canh tranh trong nước Co.opmarrt con đang phải đối mặt với rất nhiều các đối thủ tiềm ẩn mới trong nước cung như các đối thủ nước ngoài đang có ý định thâm nhập vào thị trường Việt Nam,

Tập đoàn AEON của Nhật Bản đang mở rộng mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam Tiềm lực kinh tế hùng mạnh của AEON, việc mua lại 30% cổ phần của Citimart và 49% cổ phần của Fivimart vào năm 2015 đã giúp tập đoàn này nhanh chóng tiếp cận và mở rộng thị phần Hợp tác với các chuỗi siêu thị lâu năm tại Việt Nam như Citimart và Fivimart, AEON có thể tận dụng lợi thế sẵn có, gia tăng lợi thế cạnh tranh và tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của Co.opmart trên thị trường bán lẻ Việt Nam.

-Tập đoàn VinGroup với chuỗi cửa hàng Vinmart và Vinmart+ ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên thị trường Hà Nội Dù chỉ mới xuất hiện trên thị trường một thời gian nhưng ta có thể thấy Các chuối của hàng Vinmart ngày càng được mở rộng với một tốc độ chóng mặt.

- Các tập toàn bán lẻ trên thế giới như Wal mart

Áp lực từ nhà cung ứng

Chuỗi siêu thị Co.opmart ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO 9000 hoặc một hệ thống quản lý tương đương, tối thiểu là nhà sản xuất có hàng chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. hiện có trên 1000 nhà cung cấp đang hợp tác với Saigon Co.op , trong đó trên 60% doanh nghiệp - tập đoàn đã hợp tác từ những năm đầu thành lập như Vissan, Vinamilk, Tường An, Unilever, P&G, Colgate, Dutch lady…

Không chỉ đơn thuần là nhà phân phối hàng hóa, tạo ra các sự kiện kích thích tiêu dùng mà cả hai bên còn luôn trao đổi chia sẻ thông tin tìm giải pháp tối ưu để hàng hóa tiếp cận người tiêu dùng tốt nhất. Để đảm bảo VSATTP, hệ thống Co-opMart thiết lập một số bộ phận kiểm soát xuyên suốt từ trước, trong và sau bán hàng Bên cạnh đó, định kỳ hệ thống Co-opMart còn ký hợp đồng tư vấn và dịch vụ với các cơ quan chức năng như chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Trung tâm y tế dự phòng và trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm tiến hành lấy mẫu hàng hóa phân tích các chỉ tiêu lý tính, hóa tính và vi sinh.Những nhà cung cấp không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại ví dụ mặt hàng nông – hải sanrL Co-opMart lựa chọn kỹ và thu mua trực tiếp từ chợ lớn các phan thiết, rau an toàn Đà Lạt, rau ấp Đình Củ Chi, rau Hưng Phát, rau Sao Việt…

Việc hợp tác giữa nông dân, ngư dân, các doanh nghiệp và hệ thống Co-opMart đem lại lợi thế cạnh tranh lớn cho các mặt hàng kinh doanh tại hệ thống với giá tốt nhất và sản phẩm có chất lượng đảm bảo ví dụ trong đợt sốt gạo năm 2008, trong khi các siêu thị khác không còn gạo cung ứng( kể cả Metro) thì Co-opMart vẫn có đủ gạo bán tại siêu thị, ngoài ra còn mở thêm 100 điểm bán lẻ gạo góp phần “ hạ nhiệt “ thị trường, đó cũng là nhờ có sự hợp tác tốt với nhà cung cấp Cụ thể, riêng mặt hàng gạo, Saigon Co-op đã hợp tác với nông trường Cờ Đỏ( Cần Thơ) xây dựng thương hiệu lúa gạo đặc sản đồng bằng sông Cửu Long.

Riêng về những mặt hàng rau củ quả, Co.opmart ưu tiên chọn hàng của những hợp tác xã có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP về quy trình sản xuất rau an toàn, ký hợp đồng bao tiêu nông sản và tiến hành ứng vốn cho các hợp tác xã này để đầu tư nâng cao kỹ thuật, trang thiết bị cũng như con giống và phân bón.

Bên cạnh đó, các nguồn hàng mới nếu muốn có mặt tại Co.opmart sẽ phải tuân thủ các điều kiện như: Có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP, giấy đăng ký nhãn hiệu, kết quả kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ, hồ sơ liên quan đến sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, hồ sơ kiểm nghiệm, kiểm dịch, các xe chuyên dụng vận chuyển hàng hóa đúng quy định…

Áp lực từ phía khách hàng

Trước đây một phần do thói quen của người tiêu dùng và ý thức về chất lượng sản phẩm chưa cao nên người tiêu dùng chủ yếu mua sắm dựa trên thói quen cũng nhu sự tiện lợi dễ mua như tiện đường, gần nhà, gần cơ quan làm việc…) sau đó mới đến thương hiệu thương hiệu

Lượng khách hàng chủ yếu của chuỗi siêu thị hướng tới là những người có thu nhập trung bình và thấp Tuy nhiên hiện nay trình độ khoa học công nghệ càng phát triển, trình độ tiều dùng của con người càng tăng cao.

Hộ luôn muốn được tiêu dùng những mặt hàng có chất lượng tốt nhưng chỉ với mức chi phái là nhỏ nhất Với nhưng lo lắng trước tình hình lạm phát và tăng giá đang diễn ra thì việc cạnh tranh về giá cả giữa các siêu thị là điều vô cùng quan trong mang tính tiên quyết, đặc biệt là với đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình Bên cạnh đó khách hàng thường trở nên rất nhạy cảm về giá Tuy nhiên, ngoài giá thành sản phẩm thì chất lượng sản phẩm, dihj vụ hậu mãi lại càng ngày càng được khách hàng chú ý hơn rất nhiều điều này tạo áp lực rất lớn cho siêu thị Để làm sao cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ với mức giá thành thấp.

Sản phẩm dịch vụ thay thế

Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng, các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế. Đối với ngành kinh doanh siêu thị thì các sản phẩm, dịch vụ có thể thay thế chính là mạng lưới các chợ truyền thống, các cửa hiệu nhỏ của từng địa phương, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm cuả các nhà sản xuất lớn, các cửa hàng tiện lợi…Trong những năm gần đây, sự ra đời ồ ạt của các chuỗi siêu thị trên địa bàn Hà Nội làm cho mãi lực của các chợ truyền thống có phần giảm sút đáng kể Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi tập quán mua sắm của người dân chưa quen đến với loại hình kinh doanh hiện đại- siêu thị nên tỉ trọng doanh số của ngành siêu thị tại Hà Nội trên tổng doanh thu còn khá khiêm tốn.

Ngoài ra trong những năm gần đây còn xuất hiện kênh truyền hình chuyên biệt về bán hàng TVShopping TVShopping mang tới cho quý khán giả phương thức mua sắm phổ biến trên thế giới bằng cách gọi điện, nhắn tin, fax, truy cập internet, giúp tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian.Có thể nói rằng đây là hìng thức mua sắm rất hữu ích cho những gia đình bận rộn, eo hẹp về thời gian. Để hạn chế ảnh hưởng tác động từ chợ truyền thống và những cửa hàng bán lẻ trong khu bán lể trong dân cư hay những hình thức mua sắm mới như TVShopping thì các siêu thị cần tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao sự tiện ích cho khách hàng như các dịch vụ giao hàng tận tay người nhận qua điện thoại hay gói quà miễn phí.

Phân tích môi trường bên trong của hệ thống siêu thị Coopmart

Tổ chức

Cơ cấu bộ máy quản lý của Saigon Coop:

Công ty tổ chức hoạt động kinh doanh dưới hình thức Tập đoàn, gồm Công ty mẹ, các công ty con và công ty liên kết.

Cơ cấu tổ chức của Công ty mẹ được mô tả như sơ đồ dưới đây :

Sơ đồ tổ chức bộ máy của Saigon Coop.

(nguồn: Báo cáo thường niên 2012)Qua sơ đồ ta có thể thấy được bộ máy tổ chức cụ thể và chi tiết Cơ cấu tổ chức khá phức tạp nhưng trách nhiệm được phân công rõ ràng, có thể dễ dàng truy cứu khi có vấn đề xảy ra và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.

Tuy nhiên, với một cơ cấu tổ chức như vậy thì việc lưu chuyển thông tin và thông báo từ lãnh đạo cấp cao xuống các bộ phận có thể không được nhanh chóng Mặc dù có nhiều chi nhánh cửa hàng nhưng chủ yếu là ở miền đông và tây nam bộ Ơ Miền Bắc các hệ thống cùng ngành như bigc hay vinmart thì Coopmart còn kém hơn nhiều.

Nguồn nhân lực

Tổng số lao động của Công ty gần 10.000 người Trong đó lực lượng trẻ lao động chiếm hơn 80%.công tác nhân sự và chính sách cho người lao động hàng năm đều có chuyển biến tich cực…

Tại các siêu thị Co.op Mart ở tỉnh, trừ số cán bộ khung - do Saigon Co.op bố trí tăng cường trong thời gian đầu - hầu hết cán bộ - nhân viên đều là người tại chỗ

Một trong những định hướng phát triển bền vững của Saigon Co.op là tập trung phát huy thế mạnh địa phương Hệ thống siêu thị Co.opMart không chỉ tạo cơ hội việc làm cho người lao động, mà còn giúp lực lượng lao động thời vụ, chủ yếu là sinh viên - học sinh, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm bổ sung cho việc học trên ghế nhà trường.

Chính sách đào tạo, lương, thưởng, trợ cấp:

Chính sách lương thưởng, trợ cấp

Là doanh nghiệp trong nước nên chính sách luông được hưởng theo chế độ công nhân viên nhà nước.Lao động được hưởng 13 tháng lương/năm. Đặc biệt , người lao động được bổ sung thêm 0,5 tháng lương nếuCông ty hoàn thành kế hoạch, 0,5 tháng lương nhân các sự kiện của toàn Hệ thống chính vì được hưởng luong theo chế độ nhà nước dẫn đến tính ỷ lại không có tinh thần cạnh tranh như các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài Bigc hay Mêtro

Người lao động của Công ty được hưởng các loại trợ cấp và phụ cấp: tiền cơm, lương năng suất lao động tháng đối với cán bộ, nhân viên và năng suất lao động năm đối với cán bộ quản lý.

Ngoài ra, người lao động còn được hưởng các loại trợ cấp bằng cấp(bigc hay một số hệ thống tư nhân nước ngoài không có chế độ này), công tác phí, chức danh, kiêm nhiệm công tác, tùy vào chức danh cụ thể.

Công ty mua đầy đủ các loại bảo hiểm theo quy định cho người lao động. Đồng thời, Công ty mua Bảo hiểm tai nạn cho toàn bộ cán bộ, nhân viên với mức từ 20 – 30 triệu đồng

Do đặc thù của ngành nên thời gian làm việc cũng gống như các hệ thống siêu thị khác: Công ty thực hiện chế độ làm việc 44 giờ/tuần Người lao động được nghỉ Lễ, Tết, thai sản theo quy định của Bộ Luật Lao động

Công ty trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết nhằm tạo điều kiện làm việc hiệu quả nhất cho cán bộ, nhân viên

Công ty luôn quan tâm đến quá trình đào tạo, huấn luyện cho cán bộ,nhân viên Tùy theo chức danh của Người lao động và dự kiến quy hoạch,Công ty sẽ cử cán bộ, nhân viên đi đào tạo các ngành học phù hợp với định hướng của Công ty Thời gian qua, số cán bộ - công nhân viên tự học khá đông Công ty mở thêm các lớp như: Lớp học bổ túc kiến thức phổ thông cho nhân viên ,lớp học về nâng cao chuyên môn cho nhân viên như kiến thức ngành hàng, nghiệp vụ thu ngân được tiến hành định kỳ, lớp học về chăm sóc khách hàng, phục vụ khách hàng, trang bị kiến thức về xử lý tình huống trong quá trình giao dịch, trang bị kiến thức về phòng cháy chữa cháy cung như tham gia các hoạt động phong trào tổ chức cho đoàn viên, thanh niên: Tham gia tết trồng cây ngày 26/3, tham gia giao lưu với bộ đội biên phòng, tham gia các hoạt động bán hàng lưu động tại các xã nghèo, tham gia phong trào xếp túi giấy bảo vệ môi trường 27/3

Để nâng cao năng lực toàn diện, công ty hợp tác với các trường học và trung tâm đào tạo bên ngoài tổ chức các lớp ngoại ngữ, giao tiếp và thương lượng hợp đồng Đồng thời, công ty cũng chủ động cử nhân viên tham gia các lớp bổ sung kiến thức chuyên môn, đảm bảo nâng cao trình độ ngoại ngữ, giao tiếp hiệu quả và nắm vững các kỹ năng cần thiết trong công việc.

Mỗi cán bộ quản lý đều được tạo điều kiện tham gia các chương trình đào tạo chuyên môn, nâng cao trình độ kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt là ngoại ngữ (được tài trợ 100% khi được cử đi học văn hóa, ngoại ngữ, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước).

Ngoài ra, Saigon Co.op đã thành lập Trung tâm Huấn luyện nghiệp vụ để tiếp tục đào tạo cho nhân viên tại 44/12 Phan Xích Long – Q11 Tp HCM

Công nghệ - Thiết bị

Chuỗi siêu thị Coop Mart tiên phong áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 và HACCP, liên tục cập nhật thông tin và cải tiến công tác quản lý Coop Mart còn triển khai hệ thống kiểm soát quản lý tiên tiến, sử dụng phần mềm máy vi tính hiện đại để kiểm soát số lượng hàng bán, doanh số bán hàng và hàng tồn kho của từng mặt hàng và ngành kinh doanh Nhờ vậy, việc kiểm soát được thực hiện nhanh chóng và chính xác.

Những việc nối mạng cho hệ thống máy tính tiền là ưu điểm của Coop Mart Nó hỗ trợ cho việc theo dõi sức mua của khách hàng và tiện lợi cho chương trình “Khách hàng thân thiết” đã được thực hiện thành công nhiều năm.

Hệ thống trữ lạnh tốt Ngoài ra mỗi siêu thị trong chuỗi đều có hệ thống kho riêng với kích thước ước lượng phù hợp cho chính siêu thị đó. Đặc biệt năm 2009, với sự trợ giúp của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Saigon Coop (SCID), Coop Mart đã mở rộng tổng kho phân phối lên diện tích 25000m 2

Có đủ các loại xe, giỏ chứa đồ thuận tiện cho khách hàng mua nhiều sản phẩm

Hoạt động marketing

Với 77 siêu thị lớn nhỏ trên cả nước,Thị phần hiện nay của Coop Mart chiếm đến 60% tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh, phải kể đến tác động không nhỏ của nổ lực trong hoạt động kinh doanh và marketing Từ khi thành lập, chuỗi siêu thị Coop Mart đã luôn hướng sự chú ý quan tâm của mình về đối tượng khách hàng mực tiêu là “tầng lớp nhân dân lao động, cán bộ công nhân viên và đa số người tiêu dùng có thu nhập trung bình”.

Và mọi hoạt động marketing cũng đều đảm bảo hướng đến khách hàng của mình Chính vì vậy, Coop Mart là đơn vị siêu thị dẫn đầu trong lĩnh vực nội địa hóa và đã dạng hóa các mặt hàng sản phẩm cũng như các dịch vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trải nghiệm Sản phẩm không chỉ có hàng sản phẩm cao cấp đắt tiền mà khách hàng còn có thể dễ dàng tìm thấy những món hàng bình dân, thiết yếu.

Ngoài ra, Coop Mart còn thường xuyên triển khai các hoạt động phong trào và các chương trình khuyến mãi như “Tháng hàng Việt Nam chất lượng cao” (được phát động từ năm 1997 và duy trì cho dến nay). Để thực hiện tốt phương châm giá cả phải chăng, chuỗi siêu thịCoop Mart đã liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp, đàm phán và thương thuyết bằng quyền lực mềm để xúc tiến hoat động mua hàng với khối lượng lớn, giá thành đầu vào hạ tạo điều kiện thực hiện các thực hiện thường xuyên các chương trình khuyến mãi vào các dịp lễ tết như tết Nguyên Đán,Quốc tế phụ nữ 8/3, 30/4 và 1/5

Bên cạnh đó, để tạo sự liên kết gắn bó với khách hàng, Coop mart đã triển khai chương trình “Khách hàng thân thiết” được tổ chức và duy trì cải tiến liên tực từ năm 1997 đến nay, nhờ đó hệ thống siêu thị này đã thu hút và giữ vững được lượng khách hàng trung thành đáng kể.

Dịch vụ khác hàng tại các hệ thống siêu thị của Coop mart được đánh giá là thân thiện, thái độ phục vụ hòa nhã, tận tụy khiến khách hàng cảm thấy rất hài lòng

Dịch vụ miễn phí: gói quà, sửa quần áo Tiện ích thanh toán: thanh toán bằng thẻ ngân hàng, đặt hàng qua điện thoại Chăm sóc khách hàng: đổi trả hàng, giao hàng miễn phí trong bán kính 5km.

Không những vậy trong thời gian hoạt động, hệ thống đã ghi nhận nhiều trường hợp trả lại những món đồ có giá trị cho khách hàng và tất cả những hành động đẹp đó đều được tuyên dương trước toàn hệ thống.

Các hoạt động quảnh bá thương hiêu được chú trọng, cụ thể là quảng bá hình ảnh và logo Coop mart trên các tạp chí, các kênh truyên hình, trên các xe bus, trạm xe, xe taxi, xe bán hàng lưu động và đặc biệt là phong trào

“Phát huy sang kiến dể quảng bá thương hiệ Coop mart” lan rộng trong tập thể cản bộ công nhân viên.

Tuy nhiên, các hoạt động Marketing vẫn còn nhiều điểm hạn chế cần khắc phục như tính sinh động, linh hoạt trong các hình thức, nội dung,quảng cáo Trang mạng của Coop Mart có giao diện với tính hấp dẫn không cao và chưa có sự tương tác với khách hàng để tiếp thu những đánh giá,đóng góp, kiến nghị thay đổi kịp thời, hợp lý.

Ma trận SWOT

1 Giá cả hợp lí, phù hợp thu nhập người tiêu dùng Việt Nam hiện nay. ĐIỂM YẾU – WEAKNESS - Chương trình đào tạo nhân viên hiệu quả chưa cao.

2 Có hệ thống nhãn hàng riêng mạnh.

3 Vị trí tốt, tọa lạc tại các trung tâm thành phố, các tuyến đường lớn.

4 Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên trình độ cao.

6 Là thương hiệu được người tiêu dùng tín nhiệm.

7 Có nhiều kinh nghiệm Marketing.

9 Am hiểu văn hóa tiêu dùng, xu hướng, thị hiếu tiêu dùng của người Việt.

10 Hàng Việt chiếm tỉ trọng cao trong hệ thống sản phẩm.

11 Phát triển kênh bán hàng Home shopping qua HTV Co.op và gian hàng trực tuyến.

- Hoạt động marketing còn hạn chế - Khả năng tài chính còn yếu

1 Nền kinh tế dần phục hồi sau khủng hoảng kinh tế và có những dấu hiệu tích cực Đặc biệt là thị trường bất động sản hồi phục Lãi vay để thuê mặt bằng giảm xuống.

2 Dân số ngày càng tăng và sức mua cũng tăng theo.

3 Tăng khả năng cạnh tranh nhờ tăng số lượng siêu thị và cửa hàng tiện lợi vẫn đem lại hiệu quả kinh doanh tích cực.

4 Khách hàng chuyển hướng chọn mua hàng ở siêu thị và tiêu dùng công nghệ số nhiều hơn. ĐE DỌA - THREAT

1 Giá thuê mặt bằng ngày càng đắt đỏ.

2 Lạm phát vẫn tăng và nợ xấu, quan liêu, tham nhũng vẫn tồn tại mà chưa tìm được giải pháp khắc phục gây ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước khiến nguy cơ tăng thuế để bù đắp có thể xảy ra.

Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên khốc liệt do người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn về hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao với giá cả hấp dẫn Việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) năm 2015 cũng đã mang đến nhiều bất lợi cho doanh nghiệp trong nước khi phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nước ngoài.

5 Môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, cơ chế quản lý minh bạch hơn và Nhà nước luôn có biện pháp kích cầu và chính sách bình ổn giá.

6 Sự phát triển của công nghệ và thương mại điện tử giúp đẩy mạnh việc kinh doanh và quảng bá thương hiệu đáng kể.

7 Lòng yêu nước của người dân tăng cao, sự tin tưởng và trung thành với hàng Việt Nam cũng cao hơn, tin dùng các thương hiệu uy tín quen thuộc.

8 Siêu thị vẫn tạo được áp lực với nhà cung cấp.

9 Có thể học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, quản lý ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước. nước khi phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

4 Thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn gây thất thoát.

5 Chính phủ cho phép chuỗi siêu thị nước ngoài mở từ 2 siêu thị trở đi.

6 Nhiều loại hình bán lẻ thay thế (chợ, cửa hàng tiện lợi) vẫn tồn tại song song và còn có thể mở rộng.

7 Sự hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới đồng nghĩa với khả năng những biến động trên thị trường tài chính thị trường hàng hóa quốc tế sẽ tác động mạnh hơn, nhanh hơn đến thị trường trong nước Tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng không kiểm soát được, ảnh hưởng đén sự ổn định phát triển của doanh nghiệp

Bảng đánh giá thành viên nhóm

MSV Họ tên Nội dung đánh giá Điểm

1 13150264 Nguyễn Trung Hiếu (nhóm trưởng)

Ngày đăng: 24/09/2024, 01:04

w