1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thuyết minh tóm tắt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hạ long đến năm 2020 Tỉnh Quảng Ninh

144 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Căn cứ vào Định hướng QHTT Phát triển Đô thị cả nước đến năm 2020 với chủ trương xây dựng TP Hạ Long- Quảng Ninh trở thành một trung tâm Vùng quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm phí

Trang 1

viện quy hoạch đô thị nông thôn

37 Lê Đại Hành - Hà Nội Tel: 9760691 Fax: 9764339

thuyết minh tóm tắtđiều chỉnh quy hoạch chung thành phố hạ long đến năm 2020 Tỉnh Quảng Ninh

hà nội 8/2003

Trang 3

các cơ quan tham gia tổ chức thực hiện (Căn cứ theo quyết định phê duyệt nhịêm vụ khảo sát thiết kế điều chỉnh qui hoạch chung thành phố Hạ Long của UBND Tỉnh Quảng Ninh, số ……

ubnd tp hạ long

sở xây dựng quảng ninh

Trang 4

cơ quan lập quy hoạch:

Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn - Bộ Xây dựng

Chỉ đạo thực hiện: KTS Trần Ngọc Chính - Viện trưởng

TS KS Nguyễn Sơn Hải - Phó Viện trưởng Trưởng phòng: Th.s KTS Ngô Trung Hải

Chủ nhiệm Đồ án: Th.s KTS Ngô Trung Hải Tham gia nghiên cứu:

+ Kiến trúc: Th.s KTS Lưu Quang Huy

Th.s KTS Nguyễn Hồng Diệp KTS Trần Lê Nam

KTS Lâm Hải Lan KTS Trần Lệ Hằng + Kinh tế: KS Chu Cẩm Tú + Giao thông Th.s KS Nguyễn Hoàng Lân + Chuẩn bị kĩ thuật KS Nguyễn Kim Đính + Cấp nước: KS Kiều Hồng Anh + Thoát nước & VSMT KS Nguyễn Đình Bách + Cấp điện: KS Lưu Văn Be Quản lí Kĩ thuật:

+ Kiến trúc: Th.s KTS Vương Anh Dũng, Trưởng phòng + Kinh tế; KS Đặng Xuân Đường

+ Giao thông: KS Trần Văn Nhân + Chuẩn bị kĩ thuật KS Nguyễn Thị Hà + Cấp nước KS Hoàng Nguyên Quang + Thoát nước & VSMT KS Hoàng Kim Bảng + Cấp điện: KS Trần Văn Nhân

Hà nội, ngày tháng 8 năm 2003

Trang 5

Mục lục

1 phần mở đầu 1.1 Sự cần thiết 1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ đồ án 1.3 Phương pháp tiếp cận và phạm vi nghiên cứu 1.4 Những căn cứ thiết kế qui hoạch

2 Nội dung chủ yếu 2.1 Điều kiện tự nhiên và hiện trạng

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.2 Hiện trạng phát triển

2.2 Các tiền đề phát triển đô thị:

2.1.1 Tiềm năng và tài nguyên 2.1.2 Tính chất và động lực phát triển 2.1.3 Qui mô dân số và phân bố dân cư 2.1.4 Đất xây dựng đô thị

2.1.5 Các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật chủ yếu

2.3 Định hướng phát triển không gian và lựa chọn đất phát triển 2.4 Đinh hướng qui hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng

2.4.1 Giao thông 2.4.2 Chuẩn bị kĩ thuật 2.4.3 Cấp nước

2.4.4 Cấp điện 2.4.5 Thoát nước và VSMT

2.5 Định hướng qui hoạch khu vực ngoại thành 2.6 Qui hoạch xây dựng đợt đầu - Chương trình trọng điểm và các

dự án đầu tư ưu tiên

2.6.1 Qui hoạch xây dựng đợt đầu 2.6.2 Chương trình mục tiêu và các dự án

3 Đánh giá tác động môi trường 4 Quản lí đô thị

5 Kết luận và Kiến nghị 6 Phụ lục và các bản vẽ

Trang 6

Số lượng khách du lịch ngày một tăng nhanh đã kéo theo các dịch vụ du lịch và tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập của người dân thành phố Các ngành công nghiệp nhỏ khác cũng được chú ý phát triển nhằm khai thác tiềm năng của thành phố Bên cạnh các dự án phát triển đô thị, nhiều dự án nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường trên cơ sở phát triển bền vững cũng đã được nghiên cứu và áp dụng trong công tác quản lí Ví dụ

Trang 7

như dự án Nghiên cứu quản lí Môi trường Vịnh Hạ Long được tiến hành với qui mô và có kết quả

Những thành tựu về công tác quản lí đô thị đã được Bộ Xây dựng đánh giá và ghi nhận trong Giải thưởng xuất sắc về quản lí đô thị năm 1998 Trong Báo cáo về công tác thực hiện quản lí và xây dựng thành phố Hạ Long kèm theo Nhiệm vụ sẽ nêu cụ thể những thành tích đạt được trong việc thực hiện qui hoạch chung

Tuy nhiên trong thực tế quản lí và phát triển đã nảy sinh một số vấn đề cần cập nhật hoá, điều chỉnh cho phù hợp với các định hướng phát triển kinh tế xã hội cho đến năm 2020

Những tính toán và các định hướng trước đây như vấn đề dân số, đất đai, phân bố dân cư, chọn đất và hướng phát triển, cơ cấu không gian, kiến trúc đô thị, cơ sở hạ tầng kĩ thuật cũng như các chính sách biện pháp tổ chức thực hiện tới nay đã có những điểm không phù hợp nữa

Căn cứ vào Định hướng QHTT Phát triển Đô thị cả nước đến năm 2020 với chủ trương xây dựng TP Hạ Long- Quảng Ninh trở thành một trung tâm Vùng quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

Căn cứ vào chủ trương điều chỉnh qui hoạch của UBND Tỉnh Quảng Ninh, Viện Quy hoạch ĐTNT - Bộ Xây dựng đã tiến hành triển khai nghiên cứu đánh giá tình hình phát triển và thực tiễn xây dựng tại Hạ Long và lập nhiệm vụ thiết kế điều chỉnh QHC TP Hạ Long đến năm 2020 UBND Tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản phê duyệt nhiệm vụ thiết kế điều chỉnh qui hoạch chung thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2000 - 2020, số 3444/QĐ-UB, ngày 20 tháng 12 năm 2000

Đây là một công việc quan trọng trong quá trình phát triển đô thị để kịp thời điều chỉnh lại những điểm chưa phù hợp với tình hình mới

Trang 8

-1.1 sự cần thiết điều chỉnh qui hoạch

Thành phố Hạ Long là một thành phố có thể gọi là trẻ với hơn 100 năm hình thành đô thị do công nghiệp khai thác than là chủ yếu Sau quá trình phát triển hơn 100 năm, thành phố đã thực sự thay đổi về chất, từ một thành phố Than đã trở thành thành phố Du lịch, Công nghiệp - Cảng và thương mại của Vùng Đông Bắc Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long cùng với giá trị đa dạng sinh thái đã khẳng định vẻ đẹp thiên nhiên kì vĩ của thành phố mang lại cho Hạ long nguồn lợi nhuận khổng lồ về du lịch nhưng đồng thời tạo ra một thách thức về bảo vệ môi trường tự nhiên

Nhiều đồ án qui hoạch tổng thể (sau này gọi là qui hoạch chung), từ đồ án của Hungary, Viện qui hoạch ĐTNT và cho đến đồ án năm 1994 của Viện QHĐTNT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thực hiện với tốc độ cao nhất kể từ sau hơn 100 năm hình thành Tuy vậy, quá trình biến đổi và phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam và nhiều biến động của tình hình kinh tế khu vực châu á đã có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng TP Hạ Long trong những năm qua đã đòi hỏi việc điều chỉnh lại

chiến lược phát triển đô thị nhằm điều chỉnh Hướng đi và tiếp tục xây dựng Tầm nhìn đã định hướng để đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài của

Hạ Long Những lí do chủ yếu để điều chỉnh là:

- Chỉ thị 30 - 32/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh lại các QHKT XH của các Tỉnh

- Quy định về quy chỉnh điều chỉnh quy hoạch sau 5 năm được phê duyệt của Chính phủ

- Thời gian hoạch định trong tương lai thay thế cho tầm nhìn 2010 bằng năm 2020, đã đòi hỏi thành phố cần có những nhìn nhận lại toàn bộ tiềm năng của thành phố trong một bối cảnh phát triển mới Quy mô dân số, đất đai, tính chất đô thị, động lực phát triển, hướng phát triển không gian, quan hệ Vùng và các

Trang 9

điểm đô thị vệ tinh, hình thành các trung tâm dịch vụ, du lịch, hoặc hình thành các khu bảo tồn cảnh quan, kiến trúc và rừng - Biến động về kinh tế và đầu tư: trong đó đầu tư nước ngoài

tăng nhanh qua nhiều dự án phát triển hạ tầng, và ra đời các khu đô thị mới, cũng như nhiều nhu cầu phát triển các dự án kinh tế khác

- Nhiều dự án hạ tầng như cấp nước, điện, thoát nước và VSMT, đã đang triển khai cũng đòi hỏi phải có các điều chỉnh thích ứng về quy hoạch

- Sự bùng nổ về nhu cầu xây dựng nhà ở của nhân dân do quĩ đất quá hạn hẹp và xu hướng chia lô và xây nhà ống bám theo dọc các trục phố Chưa xây dựng hoàn chỉnh chiến lược phát triển nhà ở đồng bộ

- Bố sung những điểm còn thiếu hoặc chưa phù hợp trong đồ án 1994 với thực tế quản lí đô thị

Những thay đổi này đã cho thấy, việc điều chỉnh lại quy hoạch chung đô thị Hạ Long đến năm 2020 là việc làm cần thiết để xây dựng thành phố di sản này trở thành thành phố loại 2 trong vài năm tới Việc điều chỉnh qui hoạch trong bối cảnh một thiên niên kỉ mới sắp đến sẽ tạo cho Hạ long một Tầm nhìn hoàn chỉnh và lâu dài

Đây là một nhiệm vụ khó khăn cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa UBND TP Hạ Long và UBND Tỉnh Quảng Ninh cùng các cơ quan TƯ liên quan với cơ quan nghiên cứu quy hoạch

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ đồ án

a Mục tiêu của đồ án là nhằm nghiên cứu điều chỉnh đồ án quy hoạch tổng thể thành phố Hạ Long đã được phê duyệt năm 1994 do những lí do chính đã nêu trên Đồ án này sẽ khẳng định vai trò quan trọng

Trang 10

-của thành phố chuẩn bị được công nhận loại 2 - một trong những đô thị loại 2 nằm trong hệ thống đô thị Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và có Vùng hấp dẫn đặc biệt với Thủ đô Hà Nội Trong đó cần xác định lại vai trò chức năng/tính chất nổi bật của một trung tâm du lịch tổng hợp vùng biển lớn nhất nước - đóng vai trò quan trọng trong Vùng 1 (Vùng du lịch Bắc Bộ) Đồ án điều chỉnh QHC TP Hạ Long sẽ là một công cụ quan trọng và hữu hiệu trong quá trình quản lí và phát triển Hạ Long, nhất là việc quản lí quá trình xây dựng theo đúng quy hoạch và điều lệ quản lí xây dựng

b Nhiệm vụ Đồ án: sẽ bổ sung và điều chỉnh định hướng phát triển không gian, xác định lại phát triển dân số mở rộng đất đai, xem xét các động lực phát triển thành phố trong tầm nhìn 2020, cũng như xác định lại hệ thống hạ tầng kĩ thuật và xã hội Đồng thời đồ án cũng sẽ tạo những cơ hội thuận lợi cho các chương trình phát triển, dự án, nhằm tạo một động lực đô thị mạnh mẽ trong quá trình sử dụng hợp lí nguồn lực thành phố trên cơ sở phát triển bền vững môi trường sống

1.3 Phạm vi nghiên cứu và phương pháp tiếp cận: a Phạm vi nghiên cứu trực tiếp:

Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị, văn hoá, dịch vụ và là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của tỉnh văn hoá của Tỉnh Quảng Ninh Đồng thời thành phố Hạ Long đã và đang đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đô thị của Tỉnh Quảng Ninh, vùng Đông Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung Vì vậy ranh giới nghiên cứu trực tiếp quy hoạch tổ chức phát triển không gian thành phố trong giai đoạn quy hoạch đến năm 2020 cần thể hiện được đúng vai trò quan trọng của thành phố trong tương lai Phạm vi nghiên cứu trực tiếp đề xuất bao gồm:

- Thành phố Hạ Long: bao gồm 16 phường và 4 xã (theo ranh giới hành chính hiện trạng năm 2001) và Vịnh Hạ Long (trong đó có khu vực được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 1995)

Trang 11

Ranh giới phạm vi nghiên cứu trực tiếp có: - Phía Bắc giáp: Huyện Hoành Bồ

- Phía Nam giáp: Huyện Yên Hưng và Thành phố Hải Phòng - Phía Đông giáp: Thị xã Cẩm Phả

- Phía Tây giáp: Huyện Hoành Bồ và Thị xã Uông Bí Tổng diện tích đất: 209,6 km2 (không kể các diện tích các hòn đảo trên mặt Vịnh Hạ Long)

Ghi chú: Phần qui hoạch Vịnh Hạ Long đã được lập theo đồ án Qui hoạch

bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020 do Viện Qui hoạch ĐTNT - Bộ Xây dựng lập năm 2001 và có Quyết định phê duyệt số 142/2002/QĐ-TTg, ngày 27/10/2002

b Phạm vi nghiên cứu gián tiếp

Thành phố Hạ Long có vị trí và mối quan hệ với nhiều vùng kinh tế xung quanh như Vùng Đông Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đặc biệt có vai trò đặc biệt với Thủ đô Hà Nội và Hải Phòng Ngoài ra Hạ Long có mối quan hệ về kinh tế với cả một thị trường quốc tế và khu vực rộng

lớn Vì vậy ranh giới nghiên cứu gián tiếp cần mở rộng trên một vùng

không gian kinh tế lớn hơn vùng không gian lãnh thổ

c Phương pháp tiếp cận: Để đồ án thực sự trở thành sản phẩm của một quá trình phát triển, quá trình tiếp cận sẽ được tiến hành theo hướng tiếp cận chiến lược và hợp nhất Đây là qúa trình tổng hợp các nhu cầu phát triển của nhiều thành phần sống và làm việc, đầu tư (stakeholders) trong đô thị thể hiện qua định hướng tổ chức không gian đô thị Sự tham gia của cộng đồng sẽ làm tăng giá trị thực tiễn của đồ án, vì vậy việc tiếp cận từ cơ sở phía dưới - 'bottom-up', là cơ sở cho sự tham gia của cộng đồng

Trang 12

-1.4 Những căn cứ thiết kế qui hoạch

Đồ án điều chỉnh QHC TP Hạ Long được dựa trên nhiều đồ án quy hoạch đã có, những dự án đầu tư, những quy hoạch chuyên ngành và những định hướng chiến lược, chỉ tiêu tính toán có liên quan

- Quyết định phê duyệt đồ án Qui hoạch chung thành phồ Hạ Long số 257/TTg, ngày 29/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ - Thông báo số 31/TB-UB ngày 02/3/2000 của UBND Tỉnh Quảng

Ninh về việc triển khai thực hiện nhịêm vụ KTXH năm 2000 của Tỉnh, trong đó có thông báo về việc đề nghị tiến hành điều chỉnh Qui hoạch chung Thành phố Hạ Long đến năm 2020

- Quyết định phê duyệt số 3444/QĐ-UB, ngày 20/12/2000 của Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Ninh về Nhiệm vụ thiết kế điều chỉnh Qui hoạch chung thành phố Hạ Long giai đoạn 2000-2020

- Căn cứ vào một số tài liệu điều tra cơ bản, dự thảo điều chỉnh Qui hoạch tổng thể KTXH Tỉnh Quảng Ninh đến 2010, số liệu thống kế các năm 2000, 2002 và những tài liệu liên quan đến cơ sở dữ liệu phục vụ đồ án qui hoạch chung

- Những dự án đầu tư, dự án qui hoạch chi tiết đã được duyệt, một số thiết kế công trình hạ tầng trọng điểm, các báo cáo nghiên cứu khả thi, tiền khả thi và những đề xuất phát triển một số khu đô thị mới, lấn biển và du lịch

- Bản đồ đo đạc tỉ lệ 1/5000-1/10.000 và các bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Thành phố Hạ Long năm 2000 do Sở Địa Chính thực hiện

- Các văn bản pháp qui có liên quan đến việc lập và xét duyệt đồ án qui hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng và Chính phủ ban hành - Bản đồ đo đạc TP Hạ Long tỉ lệ 1/10.000 (1998)

Trang 13

- Bản đồ sử dụng đất TP Hạ Long 1/10.000 (2000) do Sở Địa Chính Quảng Ninh

2) nội dung chủ yếu điều chỉnh qhc tp hạ long: 2.1 Điều kiện tự nhiên và hiện trạng:

a Điều kiện tự nhiên: Thành phố Hạ Long: * Vị trí địa lý

Thành phố Hạ Long thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, chạy dài ven biển vịnh Bắc Bộ cách Thủ đô Hà Nội 190km, cách thị xã Cẩm Phả 30km - Vùng quy hoạch thành phố nằm trong khoảng toạ độ địa lý:

Vĩ độ Bắc 2055' - 2105' Kinh độ Đông 10650' - 10730' - Phía Bắc giáp dãy núi Đông Triều - Phía Nam giáp vịnh Hạ Long - Phía Đông giáp thị xã Cẩm Phả - Phía Tây giáp Uông Bí

* Địa hình

Thành phố Hạ Long có nhiều dải núi thuộc dãy núi cánh cung Đông Triều Địa hình tự nhiên có mặt cong ôm lấy vịnh Bắc Bộ Độ cao trung bình của núi là +350,0m đến +400,0m Hướng dốc chính của địa hình từ Tây Bắc hướng về Đông Nam Độ dốc địa hình đồi núi i= 1% đến i< 30% Nhiều ngọn núi có độ dốc i 30% Phía Tây là dãy núi thuộc xã Đại Yên và Việt Hưng có ngọn núi cao +504,0m Các núi ven biển phía Nam phường Bãi Cháy có cao độ trung bình +185,0m

Địa hình vùng Hà Tu, Hà Khánh, Hà Trung, Hà Lầm, Cao Xanh đồi núi có cao độ chủ yếu +300,0m Các phường Hòn Gai, Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà có cao độ nền nhỏ nhất +2,5m đến +3,1m

Trang 14

-Nhìn chung địa hình phức tạp bị chia cắt bởi nhiều sông suối như: sông Trới, sông Man, sông Yên Lập, sông Thanh, sông Bang và các khe tụ thuỷ

* Khí hậu Theo số liệu khí tượng thuỷ văn Việt Nam, chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật cấp Nhà nước 42A tại trạm khí tượng Hòn Gai cho kết quả đặc trưng như sau:

- Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng biển một năm có 2 mùa rõ rệt Mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 Mùa đông và mùa xuân thường có sương mù dày đặc

 Gió

Tốc độ gió trung bình năm : 2,8m/s Hướng gió mạnh nhất là gió Tây Nam : 45m/s ( Khi có bão) Hướng gió thịnh hành nhất trong năm:

Về mùa đông: Hướng Bắc và Đông Bắc Về mùa hè: Hướng Nam và Đông Nam

 Nắng

Số giờ nắng trung bình năm : 16.993,0 giờ

 Mưa

Lượng mưa trung bình năm : 2.016,2mm Lượng mưa ngày lớn nhất : 350,4mm (Ngày 21/7/1978) Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 tập trung vào tháng 7, 8, 9 đạt 5720mm lượng mưa cả năm

 Độ ẩm

Độ ẩm tương đối trung bình năm : 82% Độ ẩm tương đối thấp nhất tuyệt đối năm : 18% Độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình năm: 68% Độ ẩm lớn nhất trung bình 88% vào tháng 3

Trang 15

Độ ẩm nhỏ nhất trung bình 76% vào tháng 11, 12

 Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí trung bình năm: 22,9C Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối năm: 37,9C Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối năm: 5,0C Biên độ ngày của nhiệt độ không khí 5,8C

* Địa chất công trình

Thành phố Hạ Long hầu hết là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét Khu vực Hòn Gai, Hà Tu, Cẩm Phả có cường độ chịu tải R0= 3Kg/cm2 Bãi Cháy R0= 3,0Kg/cm2 Khu vực Giếng Đáy, Hoành Bồ, Yên Lập R0= 2,5 Kg/cm2- 4,5Kg/cm2 ở Cao Xanh đất có độ dầy 3- 4m thường là đất bùn sét, bùn sét pha, bùn cát pha có màu xám đen chứa chất hữu cơ 5- 16%, đất xốp chịu tải kém R0= 0,4Kg/cm2- 0,6Kg/cm2 Khi xây dựng công trình ở Cao Xanh, Cọc Ba cần chú ý để công trình được ổn định

* Địa chất thuỷ văn

Vùng thành phố Hạ Long có nhiều phương án tìm kiếm thăm dò nước dưới đất, kết quả trữ lượng được xác định và được các cấp có thẩm quyền phê chuẩn Nhiều vùng đã được khai thác cấp nước từ 30 năm nay Tổng trữ lượng cấp A- 10.349m3/ngđ, trong đó tầng chứa nước T3n-hg1 xác định được 9.170m3/ngđ, tầng chứa nước C-P được 11.253m3/ngđ Tổng trữ lượng cấp nước công nghiệp được 34.460m3/ngđ Trữ lượng đó được phân bổ theo khu vực Cẩm Phả, Cửa Ông 8.000m3/ngđ, Hòn Gai

Trang 16

-8.490m3/ngđ Khu vực Bãi Cháy, Hoành Bồ chưa được đưa vào khai thác Trữ lượng cấp C1 xác định được 40.817m3/ngđ trong đó khu vực Hạ Long là 19.280m3/ngđ

* Thuỷ văn  Sông

Thành phố Hạ Long không có sông lớn, hầu hết các sông nhỏ và ngắn, lưu lượng nước không nhiều phân bổ không đều trong năm Vào mùa mưa, do địa hình sườn dốc nên mức nước dâng cao nhanh sau đó lại thoát nhanh Các sông Diễn Vọng, Vũ Oai, sông Man, sông Trới chảy vào vịnh CuốcBê theo hướng Bắc Nam Sông Mông Dương chảy về phía Đông Sông Míp chảy vào hồ Yên Lập Dọc sườn phía Nam từ Hòn Gai ra Hà Tu, Hà Cường là các suối nhỏ, ngắn, dốc, mùa mưa bão nước cuốn theo đất đá gây lấp đường, lấp ruộng vườn Lưu lượng nước về mùa khô là 1,45m3/s, mùa mưa 1.500m3/s

Hồ Yên Lập được khởi công xây dựng năm 1975 cung cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp, nông nghiệp địa phương Các thông số của hồ:

Diện tích lưu vực: 182,6km2 dài 350m Cao độ đập: 38,0m

Cao trình mực nước chết: +11,5m Dung tích hồ: 120.106m3

Dung tích hữu ích: 110,42.106m3 Dung tích chết: 9,38.106m3 Trên sông Man dự kiến xây dựng hồ Lưỡng Kỳ tại đập Lưỡng Kỳ ứng với tần suất 95% là: 24,12.106m3/năm Tại hồ Đồng Quang lượng nước đến ứng với tần suất 95% là 12,64.106m3/năm

Trên sông Diễn Vọng đang xây dựng hồ Cao Vân (suối Cát) có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật sau:

Diện tích lưu vực: 46,5km2 Mức nước dâng trung bình: +33,2m

Trang 17

Dung tích hữu ích: 9,20.106m3 Dung tích chết: 1,6.106m3

 Hải triều

Vùng biển thành phố Hạ Long mang tính nhật triều thuần tuý, trong ngày nước lên 1 lần và xuống 1 lần Tổng biên độ của sóng nhật triều chính lớn hơn so với sóng bán triều Độ lớn của triều tăng trên dưới 4,0m vào lúc triều cường Các eo, lạch chịu chi phối và ảnh hưởng của biển cũng như nước lục địa Tại Cửa Lục, hải triều đạt 2-3 hải lý/giờ nhất là sau các trận mưa Do ảnh hưởng của thuỷ triều vịnh Bắc Bộ, cao trình mực nước biển thuộc hệ toạ độ quốc gia ở các trạm như sau:

Trạm Hòn Gai: Mức nước triều: Hmax= +4,1m; Htb= +2,06m; Hmin= +0,2m

Số ngày trong năm có mức triều cao > +3,5m là 120 ngày

Trạm Hòn Dấu: Mức nước triều: Hmax= +3,8m; Htb= +1,86m; Hmin= +0,1m

Số ngày trong năm có mức triều cao > +3,0m là 181 ngày

 Các biểu hiện xâm thực đáy của các cửa sông biển:

Tại Cửa Lục tốc độ dòng triều toàn nhật v= 41cm/s, tầng giữa v= 26cm/s, tầng đáy v= 31cm/s, lớn hơn tốc độ của dòng chảy dư có giá trị tương ứng v= 23cm/s và v= 50cm/s, v= 10cm/s Sự chênh lệch của các dòng chảy cũng gây xâm thực Năm 1965, độ sâu 20m nay sâu 22,0m đến 23,0m thành vệt trũng kéo dài theo phương Bắc Nam

Xâm thực đáy con do sự gia tăng mực nước biển làm xẻ rãnh dòng trên mặt tạo ra đường gò và cuốn đi bùn đất trơ sạn dăm làm rừng nước mặn chết hoặc tạo ra “ canu” giả trong sạn kết khi triều rút

Trang 18

-Sự biến dạng bờ biển

Các đoạn bị xói lở gồm: đoạn Yên Lập, Tây vịnh Cuôcbê, bờ đảo Tuần Châu là vùng miệng phễu hình thành trên các sụt hiện đại không có bù đắp trầm tích lại bị biển lấn nên đá vụn bị phá cuốn bồi đắp chỗ khác và đưa ra biển làm trơ các thân cây ngập mặn hay nền đá ong hoặc hiện tượng xói lở đang diễn ra ở bờ đảo Tuần Châu

ở bờ Tây vịnh Cuôcbê xảy ra xói mòn ngầm Đoạn cửa sông Man lở lùi đến 900m/30năm Đoạn suối Lại 20m/năm, vật liệu phá huỷ hầu như đưa ra biển

Các đoạn bồi tụ: Cao Xanh được bồi tụ mạnh chủ yếu là vật liệu bãi thải từ phía sông Diễn Vọng v= 60-70m/năm nhưng được bù bằng số lượng vật chất bị xói lở Đoạn Hòn Gai, Hòn Dấu mới, Hòn Cặp Điền tích tụ v= 30-40m/năm Đoạn Đồn Điền, Cái Dăm xói lở mạnh v= 20-30m/năm thời gian 1953- 1965 nhưng hiện nay lại được bồi tụ v= 17-20m/năm

Các đoạn bình ổn: Hòn Dều - Bãi Cháy, Bãi Cháy - Hòn Gai * Địa chất khoáng sản

Các mỏ khoáng sản hoặc điểm khoáng sản đã được các đoàn địa chất phát hiện và tiến hành tìm kiếm, thăm dò ở khu vực Hạ Long có 70 điểm mỏ địa chất

2.1.2 Hiện trạng phát triển Tỉnh Quảng Ninh:

- Quảng Ninh là tỉnh địa đầu Tổ quốc ở vùng Đông Bắc, có biên giới với Trung Quốc, có cửa khẩu Quốc tế, Quốc gia, tiểu ngạch, có hàng trăm Km hải giới với Trung Quốc

- Quảng Ninh ở vị trí có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng với công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Bờ biển Quảng Ninh dài 250Km, sông ngòi, vùng nước sâu, kín gió, ít sóng rất thuận lợi cho phát triển vận tải và dịch vụ vận tải thủy trong nước và Quốc tế, có vịnh Hạ

1

Qui hoạch KTXH Tỉnh Quảng Ninh năm 1998 - có chỉnh sửa năm 2001

Trang 19

Long là Di sản thiên nhiên thế giới, là trung tâm Du lịch lớn của cả nước và Quốc tế

b Dân số và cơ cấu hành chính của toàn tỉnh: 1) Dân số:

- Tổng dân số toàn tỉnh 1.032.264 người (1/7/2001) trong đó dân số đô thị 453.868 người, chiếm 44% so với tổng số, mật độ dân số toàn Tỉnh 175người/Km2 tỷ lệ tăng dân số toàn tỉnh 1,31%, trong đó tăng tự nhiên 1,3% (tỉ lệ dân số đô thị khá cao trong cả nước, trung bình cả nước khoảng 23%)

Đơn vị hành chính tt (người) (km2) (ng/km2) Số xã Số

phường,TT

Tổng toàn tỉnh 1.032.264 5.899,8 175 131 52 183 1 Thành phố Hạ Long 185.228 208,7 888 4 16 20 2 Thị xã Cẩm Phả 153.955 335,8 458 3 13 16 3 Thị xã Uông Bí 93.302 240,4 388 3 7 10 4 Huyện Bình Liêu 26.195 471,4 56 7 1 8 5 Thị xã Móng Cái 71.647 515,0 139 11 5 16

14 Huyện Yên Hưng 131.026 331,9 395 19 1 20

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh (năm 2001)

Trang 20

-c Tình hình phát triển kinh tế:

Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng

Mức tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1991 - 2000 bình quân 11%/năm

(theo giá thực tế), 7,9%/năm (giá so sánh) giai đoạn 1996-2000 tăng

trung bình 11,0%/năm

Trong đó:

- Công nghiệp + xây dựng tăng: 13,1%/năm - Nông + Lâm + Ngư nghiệp tăng: 6,3%/năm

* Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn tỉnh đạt 4597,5 tỷ đồng (1999) Năm 2001, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 5,897 triệu đồng/năm, gấp 3 lần so với năm 1990

Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tích cực, phát triển các lĩnh vực kinh tế có thế mạnh như công nghiệp, du lịch, cảng biển, phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế biển, chú trọng phát triển đồng đều trên tất cả các lĩnh vực, ngành kinh tế các vùng và thành phần kinh tế

Năng lực sản xuất công nghiệp được tăng cường, tổng giá trị sản lượng công nghiệp hàng năm tăng bình quân 15% , công nghiệp khai thác than năm 1999 đạt 8,806 triệu tấn (năm 1998: 10,71 triệu tấn)

Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2001 toàn Tỉnh Quảng Ninh:

01020304050

2001

Ghi chú:

Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ

Nông - Lâm - Thuỷ

(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Ninh năm 2001)

Trang 21

2.1.3 Hiện trạng kinh tế xã hội Thành phố Hạ Long: a) Dân số thành phố Hạ Long:

Theo thống kê quý 2 năm 2002 của Thành phố, dân số của thành phố Hạ Long được thống kê như sau:

hiện trạng dân số - đất đai và mật độ dân cư thành phố hạ long chia theo phường xã

Nghị định 51/2001/NĐ-CP ngày 16/8/2001 chuyển 2 xã Đại Yên+Việt Hưng (Huyện Hoành Bồ) thành xã ngoại thành của thành phố Hạ Long

Trang 23

gần đây Lao động trong độ tuổi không có việc làm rất cao:11,5-12%/năm so với số người trong độ tuổi lao động

hiện trạng lao động tham gia hoạt động trong các ngành ktqd tp.hạ long (nội thành )

Số tt Hạng mục Hiện trạng(1999)

Số người Tỉ lệ(%) tổng số 79670 100

2 Khu vực II 43840 55,0 3 Khu vực III 32183 40,4

Nguồn hiện trạng:Phòng thống kê của UBND thành phố Hạ Long, 1999

b) Giá trị sản xuất và doanh thu từ năm 1995 - 1999 của TP Hạ Long được tổng hợp như sau:

giá trị sản xuất và doanh thu 5 năm (95-99) của tp hạ long

Trang 24

-c) Hiện trạng phát triển ngành du lịch của Hạ Long:

Theo số liệu hiện trạng Niên giám Thống kê giai đoạn 1995-1999 của thành phố Hạ Long khách du lịch đến thành phố biến động trong bối cảnh chung của ngành du lịch cả nước Mức tăng trưởng giai đoạn 1995-1999 của khách quốc tế là17,2%, của khách nội địa là 13,4% và tính chung cho số khách đến là 15,5% ứng với các mức tăng trưởng ấy của cả tỉnh Quảng Ninh là 35,4% ; 24,7% và 27,9% Còn của Hà Nội là 10,4% ; 45,8% và 30,7% Trong khi đó mức tăng của cả nước là 18,1%-22,6% và 21,7% Một hai năm gần đây nguồn khách có khả năng chi tiêu cao từ các nước Mỹ, Anh, Nhật còn hạn chế.Nhưng một thuận lợi khác thành phố cũng như tỉnh Quảng Ninh thu được đó chính là khách Trung Quốc sang thăm quan đông hơn Chi phí của mỗi khách Trung Quốc có thể thấp hơn, đổi lại là số lượng khách nhiều lên Nguồn khách nội địa chủ yếu đến từ Hà Nội và một số tỉnh lân cận Khách Hà Nội đi nghỉ mát, tham quan thành phố tập trung vào 4 tháng hè Năm 1999-2000 Hạ Long đã đón khách tàu biển rất nhiều

Toàn thành phố có 46 khách sạn Cơ sở vui chơi giải trí thể thao hầu như không có Chỉ có một số tuyến đưa khách ra thăm Vịnh và các đảo-hang Hạ Long được trang bị 120 tàu thuyền chở khách với sức chở 30 khách/chiếc Nhược điểm của tàu: hình thức chưa đẹp, động cơ tàu gây tiếng ồn lớn-phá vỡ sự thanh thản, thoái mái chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khách

Quản lí toàn diện Vịnh Hạ Long từ việc tổ chức tàu thuyền thăm quan, bán vé thăm quan và bảo tồn các hang động đã được thiết lập do Ban quản lí Vịnh Hạ Long - Sở Du lịch Tỉnh Quảng Ninh thực hiện

Bến tàu và các tổ chức thực hiện vận chuyển khách du lịch đã quản lí trong một bến tàu tại Cái Dăm

Trang 25

hiện trạng khách du lịch của tp hạ long và Quảng Ninh,

1 Th.p.Hạ Long(1) Lượt/khách - - 111.300 115.202 145.236 133.000 210.200 192000* 2 Tỉnh Quảng Ninh(2) " 66.453 122.321 158.850 324.551 357.868 394.354 411.739 553.000 3 Hà Nội " 250.000 350.000 358.400 352.000 391.000 370.000 385.000 500.400 4 Cả nước " 669.862 1.018.244 1.351.296 1.607.155 1.715.637 1.520.128 1.780.000 2.140.100

II Khách du lịch nội địa

1 Th.p.Hạ Long(1) Lượt/khách - - 128.385 140.840 86.537 202.000 216.075 190000* 2 Tỉnh Quảng Ninh(2) " 202.200 181.200 167.800 552.616 536.552 567.486 688.416 947.856 3 Hà Nội " 150.000 200.000 311.600 700.000 809.000 900.000 1.050.000 2.100.000 4 Cả nước " 2.700.000 3.700.000 5.500.000 6.500.000 8.500.000 9.500.000 10.200.000 11.200.000

III Tổng lượt khách du lịch

1 Th.p.Hạ Long(1) Lượt/khách - - 239.685 256.042 231.773 335.000 426.275 382.000 2 Tỉnh Quảng Ninh(2) " 268.653 303.521 326.650 877.167 894.420 961.840 1.100.155 1.500.856 3 Hà Nội " 400.000 550.000 670.000 1.052.000 1.200.000 1.270.000 1.435.000 2.600.400 4 Cả nước " 3.369.862 4.718.244 6.851.296 8.107.155 10.215.637 11.020.128 11.980.000 13.340.100

B So sánh khách dl của HL với các vùng

I Khách du lịch quốc tế 1 So với tỉnh Quảng Ninh % - - 70,07 35,50 40,58 33,73 51,05 34,72 2 So với Hà Nội " - - 31,05 32,73 37,14 35,95 54,60 37,97 3 So với cả nước " - - 8,24 7,17 8,47 8,75 11,81 8,88

II Khách du lịch nội địa 1 So với tỉnh Quảng Ninh % - - 76,51 25,49 16,13 35,60 31,39 20,05 2 So với Hà Nội " - - 41,20 20,12 10,70 22,44 20,58 9,05 3 So với cả nước " - - 2,33 2,17 1,02 2,13 2,12 1,70 III So với tổng lượt khách

du lịch 1 So với tỉnh Quảng Ninh % - - 73,38 29,19 25,91 34,83 38,75 25,45 2 So với Hà Nội " - - 35,77 24,34 19,31 26,38 29,71 14,69 3 So với cả nước " - - 3,50 3,16 2,27 3,04 3,56 2,86 C Tổng khách DL lưu trú

Trg.đó:khách quốc tế 127.881 150.582 151.826 216.427 306.654

Nguồn: (1)Niên giám thống kê Thành phố Hạ Long (2)Sở Du Lịch tỉnh Quảng Ninh(gđ 1993-1995) và của UBND tỉnh QN (gđ 1996-2000) (*) Số liệu của Viện nghiên cứu phát triển du lịch

Số liệu còn lại của Viện nghiên cứu phát triển du lịch

Trang 26

-2.2 Các tiền đề phát triển 2.2.1 Tiềm năng và tài nguyên

a Tiềm năng về vị trí:

Quảng Ninh nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ, trên đó có mạng lưới đường bộ, đường sắt và cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển Cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh giữ vai trò cửa mở lớn ra

biển cho cả nước ở phía Bắc (có thể cho cả các tỉnh Tây - Nam Trung

Quốc và Bắc Lào) để chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đẩy mạnh

giao lưu kinh tế với các vùng khác trong cả nước và với nước ngoài, đồng thời còn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong khu vực Đông á, Đông Nam á và Thế giới Đây là ưu thế đặc biệt của Quảng Ninh

b Tài nguyên du lịch là một ưu thế nổi trội:

Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào bậc nhất của cả nước, có nhiều bãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng của vịnh Hạ Long đã

được UNESCO công nhận là "Di sản thiên nhiên của thế giới", cùng

hàng trăm di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật tập trung dọc ven biển với mật độ cao, tạo khả năng mở nhiều tuyến du lịch kết hợp rất hấp dẫn cả ở biển, trên đất liền và trên các đảo Việc phát triển du lịch ở khu vực Hạ Long - Bãi Cháy kết hợp với tuyến ven biển đến Móng Cái, đồng thời mở rộng đến Hải Phòng - Đồ Sơn - Cát Bà sẽ tạo thành một quần thể Du lịch - Thể thao - Giải trí trên biển và bờ biển quy mô lớn hiện đại tầm cỡ quốc tế cho phép Quảng Ninh thu hút trên 1 triệu lượt khách Quốc tế vào những năm 2000 và 2-2,5 triệu lượt khách vào năm 2010, có thể đạt doanh thu ngoại tệ 500-600 triệu đến 1 tỷ USD

c Tài nguyên khoáng sản:

- Quảng Ninh khá giàu khoáng sản, nổi bật nhất là than đá với trữ lượng 3,5 tỷ tấn, cho phép khai thác 30-40 triệu tấn/năm, ít nhất cũng khoảng 15 triệu tấn/năm Các loại nguyên liệu làm vật liệu xây dựng: Đá vôi, sét, gạch ngói rất phong phú và phân bố rộng khắp trong Tỉnh

Trang 27

- Các khoáng sản khác: Cao lanh Tấn Mài, cao lanh Móng Cái, cát thủy tinh Vân Hải đều là các mỏ lớn của miền Bắc, có chất lượng cao, điều kiện khai thác thuận lợi, là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp phục vụ nhu cầu trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu

d Biển và tài nguyên biển:

Theo các kết quả điều tra, khả năng khai thác cá biển của Quảng Ninh khoảng 20.000-25.000T/năm Ngoài ra Quảng Ninh còn có thể mở rộng khai thác trên 20.000 T/năm tại các ngư trường khác thuộc vùng khơi Vịnh Bắc Bộ Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng khai thác cao, ổn định đều phân bố gần bờ và quanh các đảo rất thuận tiện cho việc khai thác Các loại đặc sản như: Tôm, cua, mực, nhuyễn thể rất phong phú, phân bố rộng khắp ở các khu vực vùng triều, vùng nước ven bờ và quanh các đảo, cho phép khai thác từ 25.000-30.000T/năm phục vụ khách du lịch và chế biến xuất khẩu

e Tiềm năng đất nông, lâm nghiệp và đất xây dựng:

- Tiềm năng đất lâm nghiệp lớn, song diện tích có rừng chỉ khoảng 150.000ha, đạt tỷ lệ che phủ 25,8% Rừng để sản xuất kinh doanh chiếm

80% (chủ yếu rừng trung bình và nghèo) với tổng trữ lượng gỗ 4,8 triệu m3

không đủ đáp ứng nhu cầu của tỉnh, rừng đặc sản hiện chỉ có 10.000 ha Đất chưa có rừng còn nhiều, có thể hình thành các vùng gỗ nguyên liệu và cây đặc sản quy mô lớn để cung cấp gỗ trụ mỏ, gỗ dân dụng và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản của địa phương

- Tiềm năng đất nông nghiệp còn nhiều, đặc biệt là đất cây công nghiệp và cây ăn quả

- Đất xây dựng công nghiệp có tiềm năng lớn, phân bố tập trung dọc các trục đường giao thông chính và ít bị tranh chấp với đất nông

nghiệp Đặc biệt tại các khu vực vùng đồi cánh cung Đông Triều (trên

phần đất Phả Lại - Chí Linh) kéo đến Biểu Nghi và Hoành Bồ, Quảng

Yên

Trang 28

-Bảng 4: Khả năng đất xây dựng công nghiệp ở Quảng Ninh

1 Quảng Yên 500 - Đất xây dựng tốt, giao thông thuận tiện 2 Biểu Nghi-Sao Đỏ 500-1000

- Đất xây dựng tốt, giao thông thuận tiện - Cấp nước có nhiều triển vọng

- Đầu tư hạ tầng lớn 3 Uông Bí-Mạo Khê 500-1000

- Đất xây dựng tốt, giao thông thuận tiện - Cấp nước có nhiều triển vọng

- Đầu tư hạ tầng lớn 4 Cái Lân - Hoành Bồ 1000-1500 - Đất xây dựng tốt, giao thông thủy, sắt, bộ thuận tiện 5 Đông Triều 800-1000 - Đất xây dựng tốt, giao thông thuận tiện

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010 (Bộ kế hoạch Đầu tư)

f Dân số và nguồn nhân lực có chất lượng khá là yếu tố thuận lợi lớn:

Nguồn lao động trong toàn Tỉnh có 471 ngàn người (TP Hạ Long chiếm, trong đó số lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế chiếm 91,3% Đặc biệt số lao động kỹ thuật chiếm tới 30,7% là tỷ lệ cao vào loại nhất Bắc Bộ (chỉ sau Hà Nội) Tuy nhiên số lao động kỹ thuật này cũng chỉ phù hợp với trình độ phát triển hiện nay Để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn tới đòi hỏi phải khẩn trương đào tạo mới và đào tạo lại một đội ngũ lao động kỹ thuật mạnh cho Tỉnh

Dự báo năm 2010 dân số của tỉnh có 1.114.000 người (chưa tính

tăng cơ học), trong đó số dân trong độ tuổi lao động là 580.000 người

tăng khoảng 110.000 người so với hiện nay Đây là nguồn lực quan trọng, đồng thời cũng tạo sức ép lớn về nhu cầu việc làm, đặc biệt là cho số đông lao động nữ là vợ con công nhân mỏ và giải quyết các vấn đề xã hội trong Tỉnh

Trang 29

Tiềm năng Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên Thế giới và Con người Hạ Long uôn luôn là nguồn lực quí giá

Trang 30

-2.2.2 Tính chất và động lực phát triển

a Điều chỉnh các tính chất đô thị chủ yếu:

Theo quyết định phê duyệt QHC thành phố Hạ Long đến năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Hạ Long có tính chất chủ yếu như sau:

(1) Trung tâm du lịch, nghỉ mát của cả nước và có tầm cỡ quốc tế (2) Thành phố công nghiệp Cảng của vùng, trong đó cảng nước sâu Cái Lân là

đầu mối chính (3) Trung tâm thương mại dịch vụ lớn trong vùng (4) Thành phố tỉnh lị – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Tỉnh (5) Có vị trí quan trọng về an ninh, và quóc phòng của khu vực (6) Trung tâm khai thác và chế biến than

Tính chất thứ 6 tuy là một trong tính chất tạo lập đô thị Hòn Gai trước đây, nhưng do quá trình hình thành đô thị, tính chất này dần mất đi thay thế bằng các tính chất khác như du lịch, thương mại dịch vụ và hành chính Tính chất về Than được chuyển giao và tập trung về thị xã Cẩm Phả - một đô thị Công nghiệp nặng trong tương lai Sau 5 năm thực hiện đồ án QHC này, TP Hạ Long không còn đóng vai trò là trung tâm sản xuất than nữa, Hạ Long chỉ có một số cơ quan, trụ sở của Tổng công ty

than Việt Nam (dự kiến sẽ chuyển từ nơi khác về)

Kiến nghị bỏ tính chất 6 - Trong xu thế phát triển bền vững và vị thế của TP Hạ Long ngày

càng tăng do có Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long Tính chất du

lịch ngày càng khẳng định là ngành kinh tế chủ đạo, nguồn thu nhập chủ yếu cho GDP của Thành phố Những tính chất này chưa thể hiện được giá trị của một thành phố có di sản thiên nhiên và đặc biệt là ý nghĩa về bảo vệ môi trường sinh thái bền vững Vì vậy tính chất thứ nhất có thể được bổ sung như sau:

Thành phố Hạ Long là thành phố Di sản thiên nhiên thế

giới - một trung tâm du lịch lớn của cả nước và mang tầm cỡ thế giới

Trang 31

Thành phố công nghiệp, chùm Cảng của vùng, trong

đó cảng nước sâu CáI Lân là đầu mối chính.

Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong

"Định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010" đặt ra mục tiêu giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định bình quân

năm thời kỳ 1998  2010 đạt 12,68% 12,91% Tốc độ này khó có thể đạt được theo điều chỉnh chung trong cả nước khi tỉ lệ này khoảng 7 - 7,5%, mặc dù các thành phố trong Khu vực kinh tế trọng điểm cần có tỉ lệ tăng trưởng cao hơn các thành phố khác Dự báo tỉ lệ này đối với thành phố Hạ Long có thể dao động từ 8-8,5%

1) Vị trí đặc biệt của thành phố Hạ Long - Quảng Ninh là yếu tố quan trọng hàng đầu:

Thành phố Hạ Long - Quảng Ninh nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ, trên đó có mạng lưới đường bộ, và cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển Cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh, đặc biệt là cảng Cái Lân của thành phố Hạ Long giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả nước ở phía Bắc (có thể cho cả các tỉnh Tây - Nam Trung Quốc và Bắc Lào) để chuyển tải hàng hoá xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế

Trang 32

-với các vùng khác trong cả nước và -với nước ngoài, đồng thời còn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong khu vực Đông Nam á và thế giới

2) Hệ thống cơ sở vật chất khai thác tài nguyên: rất phong phú

ở Hạ Long và khu vực lân cận như than (nhà máy nhiệt điện), vật liệu xây dựng (nhà máy gạch và xi măng), hải sản (cơ sở chế biến thuỷ sản, nuôi

trồng tôm giống và các loại thuỷ hải sản khác) Khai thác tài nguyên

phong phú để tạo nên các cơ sở kinh tế có tính động lực, tạo công ăn việc làm nhiều và sản phẩm lớn cho xã hội Nhưng nếu không có biện pháp kiểm soát việc khai thác tài nguyên chặt chẽ, xem xét các khía cạnh lợi hại trên quan điểm phát triển bền vững, chắc chắn có những động lực phát triển chỉ có tác dụng trong giai đoạn phát triển trước mắt mà về lâu dài sẽ có nhiều bất cập cho môi trường và dẫn đến suy thoái đô thị

3) Hệ thống Cảng biển phong phú và hệ thống giao thông thuận lợi: thành phố Hạ Long có vị trí hết sức thuận lợi về giao thông khi vai trò thành phố Cửa biển của Vùng Bắc Bộ được phát huy qua việc khởi

công Cảng Cái Lân (năm 2001) và cảng hành khách du lịch Hòn Gai

chính thức được đưa vào nghiên cứu và chuẩn bị xây dựng trong năm 2003 Cảng hành khách này đã bắt đầu phát huy khi Hãng tàu biển Leo Star thường xuyên đưa khách đến Hạ Long vào thứ Ba hàng tuần qua tàu

du lịch (2000 khách) Hệ thống cảng đặc thù, chuyên dụng khác (như

cảng xi măng, than, bốc dỡ gạch, đưa khách thăm quan Vịnh) được bố trí

suốt dải đô thị ven biển cũng tạo ra các cửa ngõ khai thác tối đa khả năng tiếp cận biển của thành phố biển này Hệ thống giao thông đa dạng từ cảng biển, đường bộ, đường sắt và tương lai có thể xây dựng sân bay quốc tế là một trong những động lực thuận lợi cho việc phát triển và lưu thông hàng hoá và hành khách từ khắp các nơi trong vùng và khu vực Cầu Bãi cháy và cụm cầu Vân Đồn sẽ là những cây cầu cuối cùng của tỉnh Quảng Ninh trong mục tiêu xoá bỏ tình trạng ốc đảo nối liền các thị

2

Tham khảo QHTT KTXH Tỉnh Quảng Ninh thời kì 1996 - 2010, kèm theo Quyết định phê duyệt của

Trang 33

trấn thị xã Huyện lị và thành phố thuộc Tỉnh Quảng Ninh Theo kế hoạch đến năm 2005, sẽ thông suốt hệ thống đường bộ và nối đến hệ thống cảng của tỉnh và Hạ Long nói riêng

4) Thành phố Hạ Long có hệ thống hạ tầng kĩ thuật cơ sở tương đối thuận lợi: từ hệ thống cấp nước, thoát nước, điện, thông tin bưu điện, hệ thống khách sạn, cơ sở dịch vụ công cộng, được nâng cấp đáng kể do có nhiều dự án ưu tiên đầu tư, vay vốn ODA và đặc biệt là phương thức dùng quĩ đất đổi lấy hạ tầng được phát huy có hiệu quả

5) Di sản thiên nhiên thế giới - Vịnh Hạ Long: được xem như là một trong những động lực quan trọng nhất để tạo ra những động lực có tính kích thích các động lực khác cùng phát triển, đặc biệt là phát triển du lịch và đô thị Di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long đã trở thành biểu tượng và được coi là tính chất đầu tiên của thành phố di sản này Phải đặt vị trí thành phố Hạ Long với Di sản trong mối liên hệ chặt chẽ vì thu nhập của đô thị của hai khu vực này liên quan đến nhau như một tổng thể thống nhất, không thể tách rời được

Những động lực chủ yếu trên sẽ đóng vai trò thúc đẩy quá trình phát triển đô thị ở Hạ Long thông qua quá trình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2000 - 2010 - 2020 Cơ cấu kinh tế chủ yếu sẽ tập trung vào khu vực dịch vụ du lịch thương mại và công nghiệp, xây dựng Còn khu vực kinh tế nông lâm thuỷ sẽ nghiêng về ngành thuỷ sản - bao gồm đánh bắt, nuôi trồng và chế biến Khai thác những động lực chủ yếu và gắn với phát triển đô thị sẽ đem lại nền tảng cho việc tổ chức môi trường sống bền vững cho thành phố Hạ Long

Tuy vậy, bên cạnh những động lực chủ yếu mang tính thúc đẩy phát triển kinh tế - đô thị như những lợi thế so sánh, những thuận lợi và cơ hội cho thành phố, còn có những khó khăn, nguy cơ ngay trong quá trình

Thủ tướng Chính phủ số 980/TTg ngày 30/12/1996

Trang 34

5) Vốn đầu tư hạ tầng - khả năng thanh toán vĩ mô

Trên cơ sở động lực và tiềm năng phát triển của Thành phố và Tỉnh Quảng Ninh, có thể định hướng chung cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội và tính toán dân số, cũng như qui hoạch sử dụng đất hợp lí với phân bố các khu chức năng đô thị và địa hình

2.2.3 Quy mô dân số và phân bố dân cư: Qui mô dân số phát triển đô thị được cân nhắc với ngưỡng phát triển chung của thành phố nhằm duy trì một thế cân bằng với khả năng dung nạp tối đa của môi trường Nguyên tắc phát triển bền vững được đặt lên hàng đầu Có nhiều phương pháp dự báo đem lại kết quả tuy có khác nhau, nhưng có thể tổng hợp như sau:

-Tăng tự nhiên (thấp hơn hiện trạng và tương lai so với QHC 94) -Tăng cơ học do sức hút của du lịch-DV, khu CN, giao thông phát triển và lấn biển

-Tăng do mở rộng ranh giới hành chính thành phố (khác QHC 94: không mở sang TX Cẩm Phả, không nhập xã Vũ Oai và xã Sơn Dương-Hoành Bồ)

Có hai phương án tính toán dân số:

Trang 35

Phương án 1: Phương án tính trên cơ sở biến động cơ học rất

mạnh Dự báo dân số nội thành:

- Năm 2005: 211.000 người - Năm 2010: 319.400 người - Năm 2020: 650.500 người

A+B Dân số thành phố + vùng mở rộng (a+b ) " 227.000 343.000 566.400

C dân số vãng lai quy đổi 14.000 27.000 63.000

A+B+c

Dân số thành phố sau mở rộng+quy đổi " 241.000 370.000 629.400 Nguồn:

Cục Thống kê,phòng Thống kê thành phố,QH tổng thể KT-XH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 Thuyết minh tổng hợp về QH tổng thể XD thành phố Hạ Long ngày 1994

Chú thích:

Tỉ lệ gia tăng dân số nội thành (gđ.89-99) 2,55% và biến động cơ học năm 1999: khoảng 3141người Tỉ lệ gia tăng dân số ngoại thành (gđ.89-99) 1,95% và 2005 xã Hùng Thắng chuyển vào nội thành, 2010 xã Tuần Châu vào nội thành Nghị định 51/2001/NĐ-CP ngày 16/8/2001 chuyển 2 xã Đại Yên+Việt Hưng (H Hoành Bồ) thành xã ngoại thành của thành phố Hạ Long Dân số ngoại thành (hiện có) là xã Hùng Thắng , xã Tuần Châu

Dân số vùng mở rộng sẽ trở thành dân ngoại thành (lấy vào tp) từ năm 2005 gồm 3 xã: Thống Nhất, Lê Lợi, Minh Thành

Cân bằng lao động nội thành thành phố

số tt hạng mục hiện trạng(1999) đợt đầu(2005) đợt đầu(2010) dài hạn (2020)

số người tỉ lệ (%) số người tỉ lệ (%) số người tỉ lệ (%) số người tỉ lệ (%) Tổng số 79.670 100 103.700 100 147.100 100 249.500 100 1 Khu vực I 3.647 4,6 3.700 4 4.000 3 4.500 2 2 Khu vực II 43.840 55,0 60.000 58 87.500 59 150.000 60 3 Khu vực III 32.183 40,4 40.000 39 55.600 38 95.000 38

Trang 36

-b Phân bố dân cư: 1) Nguyên tắc:

- Phân bố dân cư thành phố sẽ được căn cứ vào hiện trạng phân bố dân cư

- Theo quy hoạch và được phép xây dựng cũng như cấp quyền sử dụng đất, những khu vực nhà dân lấn chiếm bất hợp pháp đều được khoanh lại và xem xét từng khu vực cần có thái độ xử lí khác nhau, phân kì thời gian di dời hoặc cho tái định cư theo dự án, hoặc có thể xem xét tồn tại nếu quy hoạch khu vực đó là dân cư trong tương lai

- Phân bố dân cư phù hợp với khả năng phát triển quĩ đất và không ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường

- Phân bố dân cư phù hợp với các khu vực dự kiến phát triển công nghiệp/dịch vụ và du lịch

- Không được bố trí dân cư vào các khu vực bảo tồn cảnh quan, kiến trúc và lịch sử văn hoá Đặc biệt là khu vực di sản thiên nhiên thế giới

- Tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng cho dân cư trong đô thị và các chỉ

tiêu xây dựng khác đã được phê duyệt kèm theo (đáp ứng qui

chuẩn và có tính đến đặc thù)

Các khu vực dân cư xây mới cần tổ chức theo quy hoạch - và cần tổ chức thực hiện theo dự án để đảm bảo các chỉ tiêu và hình thức kiến trúc

2) Phân bổ theo Phường và Xã:

Theo Qui chuẩn qui hoạch xây dựng và tương ứng với thành phố loại 3-2 cùng với đặc thù về hiện trạng sử dụng đất cũng như khả năng trong tương lai, phân bổ cơ bản các cụm dân cư điển hình cơ bản như sau:

Trang 37

số khách/n số dân

diện tích tn mật độ ds số khách/năm số dân diện tích tn mật độ ds số khách/năm (người) năm2001

(ha) (người/

km2) (người/n.) (người) (ha) (người/km2) (người/năm) (người) (ha) (người/km2) (người/năm) I Đô thị (A+B) 186.062 20.957,53 888 343.000 36.043,2 952 566.400 36.043,2 1.571

A Nội thành(a+b) 163.739 12.465 1.314 279.700 13.083 2.138 413.000 13.083 3.157 a Khu vực 1 130.591 9.320 1.401 198.800 9.320 2.133 300.300 9.320 3.222 1 P Hồng Gai 7.817 90,5 8.638 9.000 90,50 9.945 10.500 90,5 11.602 2 P Bạch Đằng 10.978 98,2 11.183 11.700 98,17 11.918 11.700 98,2 11.918 3 P Trần Hưng Đạo 9.183 62,0 14.811 11.000 62,00 17.742 15.500 62,0 25.000 4 P Yết Kiêu 7.724 153,5 5.032 361.000 12.500 153,50 8.143 2.787.000 18.200 153,5 11.857 5.000.000 5 P Cao Xanh 13.946 676,9 2.060 (khách lưu

trú) 23.833 676,90 3.521 (khách đến DL) 50.667 676,9 7.485 (khách đến DL) 6 P.Hà Khánh 5.343 3.153,5 169 Gồm: khách

du lịch 11.833 3.153,50 375 Gồm: khách du lịch 52.167 3.153,5 1.654 Gồm: khách du lịch 7 P Cao Thắng 15.037 238,2 6.313 nghỉ dg, th-

ương gia, 26.333 238,20 11.055 nghỉ dg, thương gia, 39.467 238,2 16.569 nghỉ dg, thương gia, 8 P Hà Lầm 8.778 390,4 2.248 nhà đầu tư,

buôn bán 11.000 390,40 2.818 nhà đầu tư, buôn bán 13.000 390,4 3.330 nhà đầu tư, buôn bán 9 P Hà Tu 11.116 1.536,3 724 công tác,

ng.cứu, 14.000 1.536,30 911 công tác, ng.cứu, 16.000 1.536,3 1.041 công tác, ng.cứu, 10 P Hà Trung 6.868 519,3 1.323 làm ăn 10.300 519,30 1.983 làm ăn 10.300 519,3 1.983 làm ăn 11 P Hà Phong 8.674 1.921,7 451 16.000 1.921,71 833 16.000 1.921,7 833

12 P Hồng Hà 12.123 234,5 5.170 17.500 234,49 7.463 20.500 234,5 8.742 13 P Hồng Hải 13.004 244,8 5.311 23.800 244,84 9.721 26.300 244,8 10.742 b Khu vực 2 33.148 3146 1.054 80.900 3763 2.150 112.700 3763 2.995 14 P Bãi Cháy 14.288 1.754,2 815 28.800 1.754,20 1.642 38.700 1.754,2 2.206 15 P.Giếng Đáy 9.836 562,7 1.748 23.000 562,70 4.087 35.000 562,7 6.220 16 P.Hà Khẩu 9.024 828,7 1.089 17.100 828,70 2.063 24.800 828,7 2.993 17 P Hùng Thắng 9.000 211,92 4.247 10.000 211,9 4.719 18 P Tuần Châu 3.000 405,21 740 4.200 405,2 1.036 B Ngoại thành 5.375 617,1 871 63.300 22.961 276 153.400 22.961 668

X Hùng Thắng 3.841 211,9 1.812

Trang 38

-2 X TuÇn Ch©u 1.534 405,2 379 c Khu vùc 3 26.686 11.125,6 240 3 X §¹i Yªn 7.749 4.475,0 173 43.900 11.126 395 88.100 11.126 792 4 X ViÖt H­ng 9.199 3.400,0 271 20.100 4.475,0 449 57.000 4.475,0 1274 5 X Minh Thµnh 9.738 3.250,6 300 11.400 3.400,0 335 16.000 3.400,0 471 d Khu vùc 4 12.709 11.835,0 107 12.400 3.250,6 381 15.100 3.250,6 465 6 X Lª Lîi 4.746 3.962,0 120 19.400 11.835 164 65.300 11.835 552 7 X Thèng NhÊt 7.963 7.873,0 101 7.800 39.62,0 197 49.800 3.962,0 1257

Trang 39

2.2.4 Đất xây dựng đô thị

Nhu cầu sử dụng đất xây dựng đất đô thị tại thành phố

Trên cơ sở tính toán dân số và quy chuẩn xây dựng cũng như khả năng đất đai của thành phố và vùng phụ cận, việc tính toán sử dụng đất đai còn dựa trên cơ sở sử dụng thực tế Tuy vậy có thể đề ra một số nguyên tắc cho việc sử dụng đất như sau:

- Căn cứ theo Luật Đất đai - Tiết kiệm đất xây dựng trên cơ sở lấn biển và khai thác đất trên

đồi hợp lí - Tận dụng theo địa hình địa mạo và tôn trọng các khu vực bảo tồn

cảnh quan - rừng đã được khoanh định không xây dựng - Sử dụng tài nguyên trên cơ sở môi trường được gìn giữ bền vững

và không khai thác các mỏ khoáng sản một cách tuỳ tiện, đặc biệt là than và mỏ sét/đá vôi

- Lựa chọn đất dành cho công nghiệp, du lịch và dân cư một cách hợp lí, tận dụng địa hình và không phá vỡ cảnh quan sẵn có tại các khu này

- Khai thác quỹ đất theo dự án đầu tư hạ tầng để tạo điều kiện phát triển đô thị, đảm bảo kế hoạch sử dụng ổn định lâu dài bền vững

(xem bảng cân bằng đất trang sau)

Trang 40

-bảng cân bằng đất đai thành phố hạ long

QH (duyệt) năm 1994

hiện trạng đất (2001)

đợt đầu (năm 2010)

dài hạn (năm 2020)

số tt loại đất dt đất dự tính năm m2/ng diện tích m2/ng tỉ lệ diện tích m2/ng tỉ lệ diện tích m2/ng tỉ lệ

2000(ha) (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) Thành phố (a+b) 20957,5 36043,2 36043,1

I Đất xây dựng đô thị 1240,0 59,0 3375,4 206,1 4746,9 169,7 5789,9 140,2

I.1 đất dân dụng 636,0 30,3 1562,6 95,4 111 2247,1 80,34 109 3000,1 72,6 107

1,1 đất ở+ vườn liền kề 420 20 1337,77 81,7 85,6 1575,12 56,3 70,1 1814,52 43,9 60,5

2,2 giao thông đối ngoại 185 8,8 100,0 6,1 5,5 450,0 16,1 18,0 500,0 12,1 17,9

2,3 công nghiệp, ttcn, kho tàng 240 11,4 246,23 15,0 13,6 396,23 14,2 15,9 436,23 10,6 15,6 2,4 công cộng ngoàI QL

2 -đất rừng (cả DL dưới tán cây) 2427,4 148,2 26,7 2415,30 86,4 29,0 2267,30 54,9 31,1

3 -đất chưa sử dụng 5231,13 319,5 57,5 4670,33 167,0 56,0 3845,43 93,1 52,7

4 - đất chuyên dùng khác 753,74 46,0 8,3 753,74 26,9 9,0 712,64 17,3 9,8

B ngoại thành 8492,1 3804,2 22960,6 22960,6 Trong đó: (phục vụ nội thành) 2,5 679,5 24,3 1806,5 43,7

Ngày đăng: 23/09/2024, 23:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w