Đối với Việt Nam nói riêng hay cả thế giới nói chung, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay, thì mạng xã hội là thứ không thể thiếu đối với mỗi người, nó như là một sự tiến hóa của con người, giúp cho khoảng cách của người và người dường được rút ngắn lại, bắt nhịp kịp thời cùng với sự phát triển không ngừng của thế giới. Mạng xã hội giờ đây trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu, dù đi tới đâu hay bất cứ lúc nào, ta cũng dễ dàng bắt gặp những cô cậu, các ông các chú ‘chăm chăm’ vào chiếc điện thoại của mình, lượt những thông tin trên mạng xã hội hay chú tâm vào những dòng chữ nhằm bình luận về một cái gì đó, có những người cũng dùng mạng xã hội để kinh doanh, là bước khởi điểm đề làm giàu cho bản thân minh. Cái lợi to lớn của nó là thế, những mặt trái của nó cũng chẳng thua kém gì. Mạng xã hội gây ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống của mỗi người, trong đó có sự tác động tiêu cực của những Status, Comment trên mạng xã hội. Status, comment là một trong những nguyên nhân chính làm cho mạng xã hội có sức hút rất lớn đối với công đồng, dường như lúc ấy họ được nói lên những điều mình suy nghĩ, cái nhìn của mình về một vấn đề ‘từ nhỏ đến lớn’ hay là tâm trạng bản thân. Đó thực sự là một điều tốt, nhưng có một số người lại không biết cách dùng đúng hay tệ hơn là bày tỏ những quan điểm tiêu cực, tồi tệ nhằm những múc đích xấu xa, gây hoang mang cũng như tác động lên quan điểm, cách suy nghĩ của cộng đồng mạng, đặc biết là giới trẻ, gây ra những hậu quả không nhỏ đối với xã hội. Xuất phát từ sự cấp thiết của hiện trạng trên, chúng tôi đã đi đến quyết định nghiên cứu về đề tài khoa học xã hội: “NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA STATUS, COMMENT ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃ QUẢNG”.
Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu và luận văn của các tác giả Việt Nam trong những năm gần đây, dù đề tài nghiên cứu và mục đích không hoàn toàn trùng khớp, nhưng vẫn là nguồn tài liệu hữu ích phản ánh sự quan tâm ngày càng sâu rộng của xã hội về ảnh hưởng và sự phát triển của mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng như:
- Luận văn Thạc sĩ ‘ Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ‘ của tác giả
Bùi Thu Hoà, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- Đề tài khoa học‘Ảnh hưởng từ mạng xã hội đến quá trình học tập của sinh viên’ của nhóm nghiên cứu do CN Phạm Thị Thu Hoài làm chủ nhiệm đề tài, Học Viện nông Nghiệp Việt Nam - Đề tài ‘ Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PR
– Trường Đại Học Văn Lang ’ của nhóm sinh viên do TS Lê Thị Vân hướng dẫn.
Nghiên cứu "Nghiên cứu ảnh hưởng mạng xã hội đến hiệu quả làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh" của tác giả Nguyễn Ngọc Tịnh đề cập đến tác động của mạng xã hội đối với năng suất lao động của nhân viên tại các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Với đề tài này, tôi muốn tìm hiểu vấn đề một cách toàn diện, dưới góc độ của giới trẻ, những người trực tiếp xúc với mạng xã hồi, từ tìm tháy mặt tích cực, tiêu cực của status, comment Đồng thời chúng tôi mong muốn triển khai vấn đề dưới nhiều góc độ: đánh giá xã hội học, tâm lý lứa tuổi… để có những thống kê và lí giải, đánh giá đúng đắn về hiện tượng này Từ đó đề ra những nhận định phù hợp và hướng giải quyết những tồn đọng của hiện tượng.
Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm hướng tới các mục đích thực tế:
1 Đưa ra cái nhìn tổng quan đối với các status, comment trên mạng xã hội.
Một nghiên cứu về thái độ, nhận thức, cách suy nghĩ, viết và đọc bình luận, trạng thái trên mạng xã hội của học sinh Trường THPT Thị xã Quảng Trị, Tỉnh Quảng Trị.
3 Đề xuất các phương án nhằm giảm thiểu sự tiêu cực của Status, comment, nâng cao hiểu biết, sự tỉnh táo của học sinh trung học đối với các bình luận, suy nghĩ của người khác, từ đó tạo ra được quan điểm riêng của cá nhân và trách nhiệm trước ‘tiếng nói’ của mình. Đề tài có tính thực tế cao và có khả năng được mở rộng nhằm tác động lên học sinh theo hướng đại chúng, tức ảnh hưởng lên tâm lí và hành động của học sinh theo số lượng lớn Đồng thời đề tài có thể đóng vai trò tài liệu tham khảo để giải quyết các hiện tượng khác tương tự.
IV CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1 Status, comment là gì? Nội dung của các status, comment thường xoay quanh điều gì?
2 Ảnh hưởng của status comment như thế nào đối với giới trẻ? Cách nghĩ của của giới trẻ hiện tại và cái nhìn của mỗi người về các vấn đề trong xã hội như thế nào?
3 Làm thế nào để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của status, comment đối với học sinh, đưa ra cho học sinh một cái nhìn đúng đắn hơn, khách quan và tổng quát?
V ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1 Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT Thị xã Quảng Trị.
2 Khách thể nghiên cứu: 600 Học sinh trường THPT Thị xã Quảng Trị và 300 dòng trạng thái, lời bình của học sinh trường THPT Thị xã Quảng Trị.
3 Đối tượng nghiên cứu: Sự ảnh hưởng của Status, Comment đối với học sinh trung học, giải pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực.
VI PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1 Tìm hiểu về việc suy nghĩ, viết và đọc status, comment từ những người xung quanh, đặc biệt là giới trẻ học đường.
2 Tìm kiếm thông tin trên các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram,
VII PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu về một số vấn đề đang nổi cộm và cách bình luận của cộng đồng mạng đối với những vấn đề trên, từ đó cho thấy cái nhìn của mọi người cũng như sự ảnh hưởng của nó đối với người sử dụng mạng xã hội.
Đưa ra những con số chính xác về mức độ ảnh hưởng của các status, comment lên học sinh trung học qua việc thống kê phiếu khảo sát.
2 PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
Tổng hợp những status, comment tiêu biểu thể hiện những mặt sáng, mặt tối của học sinh trường THPT Thị xã Quảng Trị trên mạng xã hội Facebook.
Phân tích những status, comment được tổng hợp lại, từ đó đánh giá sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của chúng lên cộng đồng mạng.
3 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VẤN ĐỀ DƯỚI GÓC ĐỘ TÂM LÍ, XÃ HỘI HỌC
Đánh giá những ảnh hưởng của các status, comment.
Đề xuất những hướng giải quyết thực tế để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của các status, comment, điều chính cách suy nghĩ, quan điểm của mỗi người nói chung và giới trẻ nói riêng.
Đánh giá về cách nhìn và cách bày tỏ quan điểm của giới trẻ nói riêng và mọi người nói chung trên mạng xã hội.
4 PHƯƠNG PHÁP LIÊN NGÀNH Để hoàn thành được đề tài, nhiều phân tích, thống kê cần được thực hiện bằng phương pháp của các lĩnh vực khác nhau như: phân tích tâm lí học, phân tích và tổng hợp Sự phối hợp linh hoạt giữa các phương pháp này đưa đến một kết quả đánh giá khách quan, đa dạng, đa chiều.
5 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA TRỰC TIẾP BẰNG PHIẾU KHẢO SÁT
Để đánh giá tầm ảnh hưởng của status và comment đối với học sinh THPT Thị xã Quảng Trị, Quảng Trị, một cuộc khảo sát đã được tiến hành với 15 lớp (lớp 10, 11 và 12) bằng phiếu điều tra Phiếu điều tra tập trung vào các câu hỏi xung quanh hiện tượng học sinh suy nghĩ, viết và đọc status, comment trên mạng xã hội Kết quả khảo sát đóng vai trò là cơ sở để đưa ra những đánh giá chung và nhận định khái quát về tác động của status và comment đến học sinh, không chỉ riêng trường THPT Thị xã Quảng Trị mà còn học sinh toàn tỉnh Quảng Trị.
6 PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU
Tổ chức phỏng vấn với tổng cộng 20 học sinh: Nội dung phỏng vấn xoay quanh những dòng status, comment mà các hay đăng trên trang cá nhận, cũng như cách suy nghĩ, quan điểm của các bạn về một số vấn đề nổi cộn hiện tại và một số status, comment về nó để cho thầy được sự ảnh hưởng của chúng.
VII KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Các nội dung, công việc Thực hiện chủ yếu
1 Hưởng ứng phát động của nhà trường tìm tòi và xây dựng ý tưởng
Thực trạng sự ảnh hưởng của status, comment đối với giới trẻ hiện nay
GVCN và HS trong lớp
2 Thành lập nhóm NCKH của lớp, lựa chọn và triển khai tìm hiểu các đề tài nghiên cứu.
Bản đề cương tóm tắt đề tài
Ban KHKT, GV hướng dẫn và HS có đề tài được lựa chọn
3 Tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng của status, comment đối với học sinh trên địa bàn TXQT
Nguyên nhân, thực sự ảnh hưởng của status, comment hiện nay ở địa bàn TXQT, giải pháp
GV trong ban KHKT, GV hướng dẫn và HS thực hiện đề tài
4 Tìm hiểu tài liệu liên quan, dự trù kinh phí thực hiện, liên hệ giáo viên chủ nhiệm 11A6, Đại diện hội cha mẹ học sinh lớp và giáo viên hướng dẫn để xin ý kiến đóng góp
Hoàn thiện đề cương nghiên cứu.
Trưởng ban KHKT, GVHD, HS thực hiện đề tài
- Tham dự cuộc thi KHKT cấp trường
- Tham dự cuộc thi KHKT cấp tỉnh
-Hồ sơ đề tài theo quy định.
-Tổ chức bảo vệ đề tài
- GVHD và HS thực hiện đề tài
I GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ STATUS, COMMENT TRÊN CÁC MẠNG XÃ HỘI
Trong tiếng Anh theo từ điển Oxford, ‘Status’ và ‘Comment’ là hai từ ngữ cơ bản thường được sử dụng trong quá trình làm việc cũng như hoạt động sinh hoạt thường ngày của các nước phương tây với ý nghĩa lần lượt: ‘trạng thái (làm việc, ăn ở )’ và ‘lời bình, lời chú giải, lời chú thích, lời dẫn giải’.
Trong bối cảnh mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, "cmt" (comment) là thuật ngữ vô cùng phổ biến, không chỉ giới hạn ở những người sử dụng tiếng Anh truyền thống mà còn với cả người dùng ứng dụng này trên toàn thế giới Với ý nghĩa hằng ngày, "cmt" thường được các bạn trẻ sử dụng dưới dạng viết tắt cùng với "stt" (status), gây khó hiểu cho những người mới tiếp cận mạng xã hội hoặc lớn tuổi.
Bình luận trên mạng xã hội là đoạn văn bản thể hiện quan điểm cá nhân hoặc đánh giá sau khi trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm Nó có thể mang tính tích cực như khen ngợi, cảnh báo hoặc chỉ là những câu sáo rỗng Tính năng này cho phép người dùng bình luận về trạng thái, cảm xúc hoặc nội dung của bạn bè, góp phần xây dựng tương tác trên mạng xã hội Bình luận cũng là yếu tố quan trọng giúp thu hút người dùng đến với các nền tảng mạng xã hội.
Dòng trạng thái (status) là những dòng cảm nghĩ, suy nghĩ, cảm xúc tức thời của người dùng facebook Khi người ta gặp phải những khó khăn, chuyện bực bội, chuyện vui,chuyện buồn trong cuộc sống người ta có xu hướng chia sẻ cho mọi người biết để nhận được sự quan tâm Status facebook có khi là những câu văn, có khi là bài văn có khi lại là bức ảnh có chú thích đính kèm, cũng có khi chỉ là những biểu tượng (icon) bày tỏ cảm xúc, có khi lại là 1 đoạn video nào đó mà chủ nhân đã xem và muốn chia sẻ cho cộng đồng mạng cùng xem Tùy thuộc vào người dung lúc ấy thấy điều gì phù hợp với tâm trạng mình lúc bấy giờ.
II HIỆN TRẠNG VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG TRẠNG THÁI (STATUS), LỜI BÌNH LUẬN (COMMENT) ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ, CÁCH SUY NGHĨ, VIỆC VÀ ĐỌC STATUS, COMMENT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu về một số vấn đề đang nổi cộm và cách bình luận của cộng đồng mạng đối với những vấn đề trên, từ đó cho thấy cái nhìn của mọi người cũng như sự ảnh hưởng của nó đối với người sử dụng mạng xã hội.
Đưa ra những con số chính xác về mức độ ảnh hưởng của các status, comment lên học sinh trung học qua việc thống kê phiếu khảo sát.
2 PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
Tổng hợp những status, comment tiêu biểu thể hiện những mặt sáng, mặt tối của học sinh trường THPT Thị xã Quảng Trị trên mạng xã hội Facebook.
Phân tích những status, comment được tổng hợp lại, từ đó đánh giá sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của chúng lên cộng đồng mạng.
3 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VẤN ĐỀ DƯỚI GÓC ĐỘ TÂM LÍ, XÃ HỘI HỌC
Đánh giá những ảnh hưởng của các status, comment.
Đề xuất những hướng giải quyết thực tế để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của các status, comment, điều chính cách suy nghĩ, quan điểm của mỗi người nói chung và giới trẻ nói riêng.
Đánh giá về cách nhìn và cách bày tỏ quan điểm của giới trẻ nói riêng và mọi người nói chung trên mạng xã hội.
Với phương pháp liên ngành, nhiều phân tích và thống kê được thực hiện hiệu quả bằng cách ứng dụng các phương pháp của nhiều lĩnh vực như tâm lý học, phân tích và tổng hợp Sự kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp này mang lại kết quả đánh giá chính xác, bao quát nhiều góc nhìn và chiều kích nghiên cứu.
5 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA TRỰC TIẾP BẰNG PHIẾU KHẢO SÁT
Thực hiện khảo sát với 15 lớp (lớp 12, lớp 11 và lớp 10) trong trường THPT Thị Xã Quảng Trị, Quảng Trị bằng phiếu điều tra, trong đó có các câu hỏi xoay quanh hiện tượng về cách suy nghĩ, viết và đọc status, comment của học sinh Phiếu điều tra này được thiết kế với mục đích khảo sát về tầm ảnh hưởng của status, comment với học sinh trường THPT Thị xã Quảng Trị, Quảng Trị từ đó có những đánh giá chung và nhận định khái quát về tầm ảnh hưởng của status, comment đối với học sinh toàn Quảng Trị
6 PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU
Tổ chức phỏng vấn với tổng cộng 20 học sinh: Nội dung phỏng vấn xoay quanh những dòng status, comment mà các hay đăng trên trang cá nhận, cũng như cách suy nghĩ, quan điểm của các bạn về một số vấn đề nổi cộn hiện tại và một số status, comment về nó để cho thầy được sự ảnh hưởng của chúng.
Kế hoạch nghiên cứu
Các nội dung, công việc Thực hiện chủ yếu
1 Hưởng ứng phát động của nhà trường tìm tòi và xây dựng ý tưởng
Thực trạng sự ảnh hưởng của status, comment đối với giới trẻ hiện nay
GVCN và HS trong lớp
2 Thành lập nhóm NCKH của lớp, lựa chọn và triển khai tìm hiểu các đề tài nghiên cứu.
Bản đề cương tóm tắt đề tài
Ban KHKT, GV hướng dẫn và HS có đề tài được lựa chọn
3 Tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng của status, comment đối với học sinh trên địa bàn TXQT
Nguyên nhân, thực sự ảnh hưởng của status, comment hiện nay ở địa bàn TXQT, giải pháp
GV trong ban KHKT, GV hướng dẫn và HS thực hiện đề tài
4 Tìm hiểu tài liệu liên quan, dự trù kinh phí thực hiện, liên hệ giáo viên chủ nhiệm 11A6, Đại diện hội cha mẹ học sinh lớp và giáo viên hướng dẫn để xin ý kiến đóng góp
Hoàn thiện đề cương nghiên cứu.
Trưởng ban KHKT, GVHD, HS thực hiện đề tài
- Tham dự cuộc thi KHKT cấp trường
- Tham dự cuộc thi KHKT cấp tỉnh
-Hồ sơ đề tài theo quy định.
-Tổ chức bảo vệ đề tài
- GVHD và HS thực hiện đề tài
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG TRẠNG THÁI (STATUS), LỜI BÌNH LUẬN (COMMENT) ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG HỌC
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Ảnh Hưởng Tích cực Ảnh Hưởng Tiêu cực Không Ảnh Hưởng
Biểu đồ 4: Các Status, Comment của h ọc sinh trên mạng xã hội
NHẬN XÉT: Từ dòng trạng thái (status), lời bình luận (comment) của các bạn, có thế nhận thấy được hai luồng ảnh hưởng của vấn đề bao gồm: ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực Các ảnh hưởng tích cực bao gồm những dòng status, comment mang tính chất học tập, tin tức cho nhau, tri ân các thầy các cô, lưu trữ những kỉ niệm, chia sẽ những điều hay, lẽ phải Các ảnh hưởng tiêu cực bao gồm những dòng status, comment mang tính chất khiêu khích, chửi rủa, gây ra xung đột mâu thuẩn, Ngoài ra, một số status, comment chỉ mang là nhưng câu nói bâng quơ, không ra ảnh hưởng đối với học sinh
IV TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG TRẠNG THÁI (STATUS), LỜI BÌNH LUẬN (COMMENT) ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG HỌC
Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, đó là một điều dễ hiểu khi các dòng trạng thái (status), lời bình luận (comment) trở thành một công cụ, một vũ khí để tác động lên nhận thức của mỗi người trong xã hội, giúp cho xã hội thêm phát triển, văn minh và tốt đẹp hơn, 15% số học sinh trường THPT Thị xãQuảng Trị cho biết rằng các bạn biết đến được các vấn đề xã hội, các phong trào nêu cao nhận thức chủ yếu từ các trang mạng xã hội, điều đó cho thấy được các dòng trạng thái (status), lời bình luận (comment) cũng đã tác động lên nhận thức một bộ phận của học sinh
Trong quá trình điều tra, các bạn học sinh đã cho biết có rất nhiều phong trào đã được phát động và truyền cảm hứng cho các bạn, nhưng bạn có cái nhìn đẹp hơn, rộng hơn Điển hình như phong trào ‘Metoo’, đây là một phong trào chống quấy rối và bạo hành tình dục đối với phụ nữ và đòi lại nữ quyền, lây lan nhanh chóng từ tháng 10 năm 2017, đã tác động lên nhận thức của một bộ phận của người sử dụng mạng xã hội, trong đó có cả học sinh Trường THPT Thị xã Quảng Trị, từ đó các bạn cũng lan truyền cho mọi người bạn, người thân của mình Phong trào đã trở nên phổ biến trên toàn trường, mọi người giờ đây đã có cách nghĩ khác về quấy rối và bạo hành tình dục, hưởng ứng nhiệt tình phong trào trên Ngoài ra rất nhiều phong trào hưởng ứng bảo vệ môi trường trên mạng xã hội đã được rất nhiều bạn học hưởng ứng nhiệt tình Điều này đã dẫn đến những thay đổi trong cách nhận thức của các bạn học sinh, giúp cho có cách nghĩ đúng đắn, phù hợp đối với xã hội
Các trang mạng xã hội không chỉ là nơi cung cấp thông tin, giao lưu trao đổi với nhau mà đây cũng chính là nơi bồi dưỡng và lưu giữ lại những tinh cảm tốt đẹp của bản thân, đặc biết là các bạn học sinh chuẩn bị có một bước ngoặt mới trong cuộc đời, một cuộc sống mới chỉ riêng bản thân, biết bao nhiêu dòng trạng thái, lời bình luận đã âm thầm ấp ủ những tinh cảm thật thân thương và đặc biết,đó là gia đình, đó là nhà trường, bạn bè Điều ấy đã khiến cho cuộc sống của các bạn học sinh thêm phần đẹp hơn, giàu cảm xúc hơn.
Những dòng trạng thái (status), lời bình (comment) còn có khả năng tác động vào chính lối sống Từ những dòng trạng thái, lời bình về cách sống, lối sống trên mạng xã hội, cùng với các phong trào được phát động nhằm thay đổi cách sống, các bạn học sinh từ những người dường như chỉ quan tâm đến gia đình và bản thân, giờ đã bắt đầu mở lòng với xã hội bên ngoài hơn, được tiếp xúc nhiều hơn với cách nhìn sinh động và trực quan, không còn bị gò bó bởi điệu kiện giá đình hay thời gian Giờ đây, các bạn đã biết quan tâm, giúp đỡ đối với những người xung quanh, dù họ chị là những người xa lạ, không hề hay biết Điều đó đã giúp cho xã hội được gần nhau hơn, thêm phần gắn kết hơn giứa người và người
Hình ảnh học sinh THPT Thị xã Quảng Trị gia phong trào ‘Ngày HoaHướng Dương’ nhằm chung tay giúp đở các trẻ em bị ung thư 2 TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
2.1 Việc viết và đọc dòng trạng thái (status), lời bình luận (comment) làm lãng phí nhiều về mặt thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập
Trong quá trình khảo sát, tỷ lệ học sinh cho biết việc tương tác trên mạng xã hội (đọc/viết trạng thái, bình luận) ảnh hưởng đến việc học lên đến 13%, một con số đáng lưu tâm trong bối cảnh mạng xã hội đã trở nên phổ biến Ban đầu, các em chỉ coi đây là một hình thức giải trí, không ngờ rằng sức hút của nó khiến các em dần trở thành "nô lệ" của mạng xã hội, chìm đắm vào các hoạt động vô bổ trên Facebook, dẫn đến lãng phí thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập, khiến các em bị tụt lại phía sau so với các bạn đồng trang lứa.
2.2 Việc viết dòng trạng thái (status), lời bình luận (comment) có thể dẫn đén làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt
Trong xã hội hiện đại này, dương như chỉ còn quan tâm đến việc lên mạng xã hội, lượt qua, lướt lại những dòng Status, comment và đăng những bài viết và bình luận những câu văn về vấn đề gì đó mà thôi Trong những bài viết, câu văn ấy, Tiếng Việt gần như được viết tắt một cách có ý thức nhưng lại vô tội vạ Nó làm mất đi cái vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt, thay vào đó là những từ ngữ được viết tắt đến nỗi người Việt cũng đọc không ra tiếng mẹ đẻ của mình
Ví dụ 1: có những lúc tôi cảm thấy bản thân đang bước đi, đang hít thở,đang hít thở trong một bầu không khí vô vị Tôi cảm nhận được sự bấp bênh sâu trong mình Cuộc sống của tôi thiếu một mảnh ghép để trở thành hoàn hảo Nhưng tôi không tin tình yêu là mảnh ghép cuối cùng ấy Từ lâu lắm rồi,tôi nuôi niềm tin vững chắc rằng món ăn chính trong bữa tiệc cuộc sống không phải là tình yêu
Nó chỉ là gia vị nêm nếm thêm đậm đà,có thì tốt,không có thì cũng chẳng chết ai.
Chỉ là chịu khó ăn nhạt đi một tí
Ví dụ 2: khi một người tập trung trọn vẹn vào điều mình đang làm,họ toát ra một sắc đẹp - sắc đẹp của sự chủ động tồn tại
Hình ảnh cho việc sử dụng ‘teencode’ trên status, comment
2.3 Một số dòng trạng thái (status), lời bình luận (comment) có thể đầu độc tâm hồn học sinh trung học
Mạng xã hội không chỉ của riêng một mình ai, nó là một cộng đồng của toàn thể xã hội Chính vì điều này mà trên mạng xã hội sẽ có một số status, comment mang những hàm ý sắc dục, những yếu tố khiêu dâm khiến cho tác động rất lớn đến giới trẻ, đặc biệt là học sinh trung học sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi cái tuổi ham to mò, dễ bị tác đông này Nó sẽ có ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và gu thẩm mỹ chưa được định hình của các bạn trẻ, đây có thể được xem là một nguyên nhân dẫn tới hiện tượng quan hệ tình dục, mang thai ở tuổi vị thành niên chỉ do giới trẻ bị tác động sâu sắc.
Với 58% các bạn học sinh được khảo sát cho rằng mình đã xem những văn hóa phẩm đồi trụy, có tính chất khiêu dâm từ các đường nguồn trên mạng xã hội, có thể nói rằng, với tình trạng này, mạng xã hội nói chung hay status, comment nói riêng tuy không phải là “trang web đen” nhưng nó là “nơi hội tụ của nhừng đường link, câu nói đen”, đầu độc giới trẻ, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông
2.4 Lợi dung dòng trạng thái (status), lời bình luận (comment) nhằm câu like, câu view, thu lợi cho bản thân
Trên mạng xã hội, một bộ phận người dùng lợi dụng chức năng đăng trạng thái để câu view, câu like, bất chấp thủ đoạn Họ thường sử dụng những hình ảnh kèm lời kêu gọi gây tác động mạnh mẽ đến người xem như "Like nếu bạn ghét ung thư", "Like nếu bạn yêu mẹ", Thậm chí, họ còn lợi dụng lòng thương của con người để trục lợi cá nhân Theo khảo sát, có đến 29% học sinh thừa nhận đã bắt gặp các trạng thái, bình luận mang tính chất câu like, câu view trên mạng xã hội.
Cộng đồng thương cảm, còn những kẻ câu Like lại cười thầm vì sắp kiếm được tiền Đây là một bộ phận người sử dụng chỉ nghĩ cho bản thân, lợi dụng status, comment nhằm trục lợi cho mình, gây ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội
Cái gì cũng có hai mặt: tích cực và tiêu cực, tất cả mọi thứ trên đời đều chỉ mang tính tương đối, việc sử dụng status, comment trên mạng xã hội cũng thể hiện được cái mặt tốt mặt xấu Vì vậy, người sử dụng phải biết đúng mực, cũng như những thú vui khác trong cuộc sống, các bạn trẻ nên biết điểm dừng, nếu không sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực Người sử dụng thông minh là người biết chắt lọc cái tốt và tránh xa những tác động xấu của status, comment.
NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG TRẠNG THÁI (STATUS), LỜI BÌNH LUẬN (COMMENT) ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ
1 ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐẠI, SỰ TOÀN CẦU HÓA VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC KĨ THUẬT
Cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XIX, toàn thế giới bước vào một cuốc cách mạng công nghiệp mới – cuộc cách mạng 4.0, với đặc thù là sự bùng nổ của công nghệ cao, dựa trên nhưng thành tựu khoa học kĩ thuật lớn với hàm lượng tri thức cao, dẫn đến công nghệ thông tin ngày càng phát triển Cùng sự phát triển của khoa học công nghệ, việc tham hội nhập với quốc tế trở nên thật sự cáp thiết,nhằm có thể phát triển được nền kinh tế của đất nước, tăng cường hợp tác quốc tế từ đó có thể nâng cao được trinh độ khoa học của mình Đây là một xu thế tất yếu, nêu không tuân theo thì sẽ trở nên lạc hậu, không thể nào phát triển được vàViệt Nam cũng thế Chính vị vậy, sự rút ngắn khoảng cách giữa con người và con người trở thành một vấn đề mang tầm quan trọng, được ưu tiên hàng đầu Nhờ vậy mạng xã hội mới ra đời, nhằm thõa mãn được nhu cầu về mặt không gian,thời gian của chúng ta Việc sử dụng mạng xã hồi đường như là điều bắt buộc,lúc ấy chúng ta mới có thể bắt kịp được với xã hội, cùng với xã hội phát triển tho từng ngày Từ đó những thuật ngữ ‘Status’ và ‘Comment’ dần trở nên phổ biển, dường như ai cũng biết về điều này.
Trong xã hội Việt Nam hiện đại, mọi công dân đều có quyền tự do ngôn luận, được nói lên những điều mình nghĩ, mình thích, những thứ nào mà bản thân yêu thích Chính không khí dân chủ, tự do ấy, cùng sự thiếu định hướng đại chúng đã làm cho rất nhiều status, comment được đăng với nhiều dạng, loại khác nhau và mang nhưng hàm nghĩa khác nhau, giữa bao nhiêu những status, comment tưởng chừng bình thưởng ấy, là những comment, status dù vô ý hay cố ý đều gây ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh, hay còn ở mức cao hơn Không phải một ngoại lệ, nhóm người học sinh trung học cũng khó phân biệt được hư thât như thế nào, ý nghĩa đằng sau những comment, status đó.
2 STATUS, COMMENT RẤT DỄ TIẾP CẬN
Với sự phổ biến của mạng xã hội trền toàn thế giới, khi du nhập vào Việt Nam, nó trở thành một thứ ứng dụng trong cuộc sống của con người, tạo nên trào lưu trong giới trẻ Hiện nay, trên máy điện thoại của ai cũng có ứng dụng mạng xã hội, lúc nào buồn cũng mạng xã hội, lúc nào vui cũng mạng xã hội, lúc có gì cũng mạng xã hội , nó dường như trở thành một thói quen của người dân việt nam, đặc biệt là đối với giới trẻ, chính vì điều đó mà mà việc tiếp xúc dòng trạng thái (status), lời bình luận (comment) trở nên dễ dàng.
Trên thực tế, việc tránh tiếp xúc với status, comment trên mạng xã hội là điều không thể Điều này xuất phát từ hai lí do.
Nội dung đăng tải trên mạng xã hội không chịu sự kiểm duyệt của các cơ quan nhà nước Do đó, bất kỳ cá nhân nào cũng có thể tự do đăng tải các bài viết hay bình luận liên quan đến các vấn đề xã hội theo sở thích cá nhân của mình.
Thứ hai, mạng xã hội là ứng dụng được rất nhiều người sử dụng Để được nhiều người biết đến, quan tâm, việc đăng status, comment trên môi trường này được rất nhiều người làm nhằm những mục đích khác nhau, phục vụ, thõa mãn bản thân hay cho một thừ gì đó ‘to lớn’ hơn.
3 STATUS, COMMENT LÀ THỨ GIÚP BÀY TỎ NHỮNG QUAN ĐIỂM, THỀ HIỆN CÁCH SUY NGHĨ, VÀ CÁCH NHẰM THOÁT KHỎI THỰC TẠI
3.1 Là nơi bày tỏ những suy nghĩ, cách nghĩ, những kí ức, kỉ niệm đẹp.
Một trong nhưng điểm thu hút khiến cho mạng xã hội trở thành một trong những ứng dụng phổ biến, là món ăn tinh thần quan trọng đối với mọi người nói chung và giới trẻ nói riêng là bởi tinh năng có thể bình luận, đăng bài việt nhằm bài tỏ quan điểm, suy nghĩ, hay chỉ là những bức ảnh, những câu châm ngôn mà ta tâm đắc, vừa có thể chia sẻ cho bạn bè trên mạng xã hội, cũng là nơi để giúp chúng ta lưu giữ lại được những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời của mỗi con người.
3.2 Giúp cho việc phát triển sự nghiệp, hay kinh doanh buôn bán của con người.
Hình 8, 9: Hình minh hoạ cho việc sử dụng status vào mục đích kinh doanh, phát triển sự nghiệp
Ngoài việc chia sẻ cảm xúc, ký ức, mạng xã hội còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế thiết thực Các chức năng trạng thái và bình luận cho phép người dùng chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện Điều này giúp quảng bá sản phẩm, nâng cao danh tiếng của người nổi tiếng và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp Nói cách khác, mạng xã hội là một công cụ hữu hiệu hỗ trợ phát triển kinh doanh và nghề nghiệp của nhiều cá nhân.
3.3 Là thứ giúp ta thoát khỏi cuộc sống thực tại
Nhiều bạn trẻ đã chia sẻ rằng họ tìm đến mạng xã hội không chỉ để giải trị mà còn muồn thoát khỏi thế giới thực tại Giới trẻ coi mạng xã hội như là một thế giới thứ hai và ở đó status, comment như là tiếng nói của chính bản thân mỗi người Đối với một số người, dường như ở đây họ được trở thành đúng như những gì họ muốn, được tự do ngôn luận, tự do làm điều mình thích, thoát khỏi được sự ràng buộc của trật tự xã hội bên ngoài Điều này khiến cho mạng xã hội trở thành một thứ hữu ích theo một mặt khác và có hại theo một mặt khác.
4 GIỚI TRẺ CÓ XU HƯỚNG ĐI THEO PHONG TRÀO CỦA THỜI ĐẠI
Trong xã hội, học sinh với tư duy chưa định hình thường dễ bị thu hút bởi các trào lưu, sự kiện nhất thời Nguyên nhân là do sự thiếu định hướng trong nhận thức khiến họ nhầm tưởng những xu hướng bùng nổ đó là giá trị thực Họ chạy theo chúng mà ít khi biết được bản chất và ý nghĩa thực sự của chúng, dẫn đến tình trạng "mù quáng" và không có chính kiến riêng.
“hot” trên mạng xã hội, đặc biệt là những status, comment Ban đầu chỉ có một vài cá nhân, nhưng sau một thời gian, qua sự giới thiệu, trao đổi qua lại lẫn nhau,số lượng dễ dàng tăng nhanh.
Học sinh biết sử dụng mạng xã hội qua bạn bè, người quen, thấy có nhiều người xung quanh cung làm theo nên cũng làm theo nhằm “không tụt hậu” so với bạn bè
Một số trào lưu comment hiện nay trên mạng xã hội Facebook.
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA DÒNG TRẠNG THÁI (STATUS), LỜI BÌNH LUẬN (COMMENT)
1 CÁC CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CỦA BIỆN PHÁP
Cùng với sự phát triển và phổ biến của mạng xã hội, sự ảnh hưởng tiêu cực của status, comment sớm hay muộn cũng sẽ tác động đến giới trẻ, đặc biệt là đồi với học sinh trung học Vì thế, chúng ta phải đề ra nhưng giải pháp nhằm ngăn chặn và xử lí kịp thời, những giải pháp được tôi đề ra dựa trên những cơ sơ khoa học như sau:
Cơ sở lí thuyết về tâm lí học nhân cách:
Sự hình thành và phát triển nhân cách của con người gắn liền với sự phát triển qua quá trình giáo dục, tự giáo dục và các hoạt động thực tiễn chính là quy luật của sự hình thành nhân cách Vì vậy mà trong các giải pháp, tôi đưa ra giải pháp đề xuất gắn liền với vai trò thiết yếu của nhà trường, đồng thời xây dựng, thiết lập các chương trình hoạt động thực tiễn để cải tạo môi trường xã hội, cũng là nhân tố tác động quan trọng tới sự phát triển nhân cách của con người
Tâm lí học nhận thức:
Nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn Nhận thức không phải cố định, đó là một quá trình thay đổi được thông qua các ảnh hưởng tích cực Đặc biệt, chu kỳ đời sống được phân thành bốn giai đoạn: thơ ấu, thanh niên, trưởng thành và tuổi già; trong đó, thanh niên là giai đoạn mà hành vi và nhận thức thường bị xáo trộn Chính vì vậy mà chúng tôi đưa ra những giải pháp nhằm định hình giúp thanh niên, học sinh có cái nhìn đúng đắn về một cách suy nghĩ, viết và đọc status, comment đúng đắn.
Cơ sở lí thuyết xã hội hóa:
Việc hình thành nên nhân cách và nhận thức của con người một phần là do yếu tố xã hội tác động Có 4 tác nhân xã hội hóa: gia đình, nhà trường, bạn bè và các phương tiện truyền thông đại chúng Chính từ cơ sở chúng ta có thể xã hội hóa lại để thay đổi quan điểm, nhận thức sai lệch của học sinh, tôi đề ra các nhóm giải pháp dựa trên các môi trường, tác nhân xã hội hóa, từ đó thay đổi nhận thức của học sinh đối với việc viết và đọc status, comment
Nhà nước và các cơ quan chức năng hoàn toàn có khả năng và thẩm quyền thực hiện một số biện pháp hạn chế ảnh hưởng không tốt của status, comment đối với giới trẻ bằng cách kiểm soát tốt an ninh mạng, đưa ra các điều luật nhằm gây can trở những hành vì nhằm mục đích xấu.
Các tiến sĩ tâm lý học, các nhà chức trách phải có những việc làm cấp thiết nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng xấu của mạng xã hội nói chung và của status, comment nói riêng.
Nhà trường, các bậc phụ huynh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc sẻ chia cách suy nghĩ, cái nhìn cho học sinh và con em mình.
Bản thân học sinh trung học là chúng tôi phải tự mình thay đổi, luôn giử một quan điểm riêng, đúng đắn, không đi theo trào lưu, và phải suy nghĩ mọi thứ trước khi đưa ra những status, comment của mình đưa ra trên mạng xã hội.
2 NHÓM CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
2.1 Giải pháp đề xuất đối với các cơ quan chức năng
2.1.1 Tăng cường việc đảm bảo an ninh mạng
Việt rà soát, thắt chặt an ninh mạng là một điều cần thiết, đặc biệt là trong thời đại mà khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, mạng xã hội càng ngày càng phổ biến, việc ngăn chặn việc đánh cắp thông tin, hạn chế những thông tin giả,bắt giữ các tin tặc trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, tránh gây hoang mang cho dư luận
Các cơ quan có trách nhiệm phải ra sức đào tạo đội ngũ chuyên môn có tiềm năng, thực lực nhằm có thể chống lại được những thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn của tội phạm.
2.1.2 Cảnh tỉnh người sử dụng bằng những điều luật hình sự răn đe
Trên mạng xã hội Facebook hiện nay, tình trạng đăng thông tin giả, mạo danh bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác hay liên quan đến chính trị chống phá Đảng, Nhà nước tràn lan Nhiều người vì đồng quan điểm, thậm chí chỉ trích gay gắt mà không biết thực hư thế nào, dẫn đến những hậu quả khó lường: người bị hại chịu tổn thương tinh thần, người dân mất lòng tin vào đường lối của Đảng, Nhà nước Vì vậy, cần có những điều luật hình sự nghiêm khắc hơn, xử đúng người đúng tội, bồi thường thiệt hại cho người bị hại, đồng thời đính chính kịp thời thông tin sai sự thật để lấy lại lòng tin của nhân dân.
2.1.3 Có biện pháp kiểm soát và hạn chế việc đăng tải các status, comment các status, liên quan đến chính trị Đối với việc đăng tải các status, comment liên quan đến chính trị, Nhà nước và các cơ quan chức năng nên phối hợp đưa ra các quy định, kiểm soát việc đăng tải này nhằm tránh cho các tin tặc, phản động đăng thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng đến uy tín của đảng và nhà nước trong lòng người dân.
2.2 Giải pháp đề xuất đối với các bậc phụ huynh
Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu những tác hại không đáng có của status, comment Vì đây là nới mà các bạn vô cùng quen thuộc, nơi các học sinh sinh hoạt và học tập hàng ngày, cha mẹ dễ tiếp cận, sẻ chia và tác động lên suy nghĩ của con em.
Cha mẹ, gia đình cần tìm hiểu rõ về những xu hướng của thời đại đang thu hút giới trẻ, sự dụng mạng xã hội cùng con cái, , từ đó mới có thể phân tích được cái xâu và cái lợi của mạng xã hội, đặc biệt cụ thể ở đây là status, comment.
Phối hợp với nhà trường, ban phụ huynh học sinh có thể tổ chức các buổi trò chuyện giữa các cha mẹ với nhau, có sự tham gia của các thầy cô hay các chuyên gia tâm lí học để giúp cha mẹ có cái nhìn thấu đáo, khách quan, toàn diện hơn, đồng thời xác định đường hướng trong việc chỉ dẫn cho con em
Các bậc phụ huynh cần xác định những cách tiếp cận phù hợp để có thể cùng sẻ chia với con em mình tìm cách trò chuyện, khuyên nhủ, phân tích để các bạn học sinh có thể hiểu, tự nguyện hình thành nên cái nhìn sáng suốt Ví dụ, các buổi tọa đàm, giao lưu với sự tham gia của cả học sinh và các bậc phụ huynh có thể được tổ chức để các bạn trẻ và cha mẹ hiểu và chia sẻ với nhau nhiều hơn xoay trào lưu học sinh trung học trong việc sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó, đặc biệt là ảnh hưởng của status, comment
2.3 Giải pháp đề xuất đối với nhà trường