Nhóm các giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC KĨ THUẬT- LĨNH VỰC XÃ HÔI HÀNH VI (Trang 24 - 28)

B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

V. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA DÒNG TRẠNG THÁI (STATUS), LỜI BÌNH LUẬN (COMMENT)

2. Nhóm các giải pháp đề xuất

2.1. Giải pháp đề xuất đối với các cơ quan chức năng

2.1.1. Tăng cường việc đảm bảo an ninh mạng

 Việt rà soát, thắt chặt an ninh mạng là một điều cần thiết, đặc biệt là trong thời đại mà khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, mạng xã hội càng ngày càng phổ biến, việc ngăn chặn việc đánh cắp thông tin, hạn chế những thông tin giả, bắt giữ các tin tặc trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, tránh gây hoang mang cho dư luận.

 Các cơ quan có trách nhiệm phải ra sức đào tạo đội ngũ chuyên môn có tiềm năng, thực lực nhằm có thể chống lại được những thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn của tội phạm.

2.1.2. Cảnh tỉnh người sử dụng bằng những điều luật hình sự răn đe.

Hiện nay, việc đăng những status về thông tin giả, mao danh nhằm xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác hay là nhưng thông tin liên quan đến chính trị, nhằm chống phá đảng và nhà nước hiện đang tràn lan trên Facebook, nhiều người đã comment lên tiếng cùng đồng quan điểm, hay con chỉ trích sâu cay hơn mà trên thực tế không biết nhiều điều đó thực hư như thế nào, rõ thật hay giả, dẫn đến những hậu quả khó có thể bù đắp những người bị hại hay người dân mất lòng tin vào đường lối của đảng và nhà nước, nhưng sau khi xét rõ sự thật lại chỉ có một lời xin lỗi muộn màng. Chính vì thế, phải có những điều luật hình sự răn đe hơn, sử đúng người đúng tội và có những bồi thường cho thiệt hại của người bị hại, ngoài ra phải đính chính kịp thời những thông tin sai sự thật nhằm gây lại lòng tin của nhân dân đối với đảng và nhà nước.

2.1.3. Có biện pháp kiểm soát và hạn chế việc đăng tải các status, comment các status, liên quan đến chính trị.

Đối với việc đăng tải các status, comment liên quan đến chính trị, Nhà nước và các cơ quan chức năng nên phối hợp đưa ra các quy định, kiểm soát việc đăng tải này nhằm tránh cho các tin tặc, phản động đăng thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng đến uy tín của đảng và nhà nước trong lòng người dân.

2.2. Giải pháp đề xuất đối với các bậc phụ huynh

Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu những tác hại không đáng có của status, comment. Vì đây là nới mà các bạn vô cùng quen thuộc, nơi các học sinh sinh hoạt và học tập hàng ngày, cha mẹ dễ tiếp cận, sẻ chia và tác động lên suy nghĩ của con em.

Cha mẹ, gia đình cần tìm hiểu rõ về những xu hướng của thời đại đang thu hút giới trẻ, sự dụng mạng xã hội cùng con cái,..., từ đó mới có thể phân tích được cái xâu và cái lợi của mạng xã hội, đặc biệt cụ thể ở đây là status, comment.

Phối hợp với nhà trường, ban phụ huynh học sinh có thể tổ chức các buổi trò chuyện giữa các cha mẹ với nhau, có sự tham gia của các thầy cô hay các chuyên gia tâm lí học để giúp cha mẹ có cái nhìn thấu đáo, khách quan, toàn diện hơn, đồng thời xác định đường hướng trong việc chỉ dẫn cho con em.

Các bậc phụ huynh cần xác định những cách tiếp cận phù hợp để có thể cùng sẻ chia với con em mình tìm cách trò chuyện, khuyên nhủ, phân tích để các bạn học sinh có thể hiểu, tự nguyện hình thành nên cái nhìn sáng suốt. Ví dụ, các buổi tọa đàm, giao lưu với sự tham gia của cả học sinh và các bậc phụ huynh có

thể được tổ chức để các bạn trẻ và cha mẹ hiểu và chia sẻ với nhau nhiều hơn xoay trào lưu học sinh trung học trong việc sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó, đặc biệt là ảnh hưởng của status, comment.

2.3. Giải pháp đề xuất đối với nhà trường

Nhà trường mang một trách nhiệm lớn để giáo dục các bạn trẻ một cách toàn diện nên cần tích cực vào cuộc trong việc phát huy những yếu tố tích cực và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội nói chung và status, comment nói riêng.

Thứ nhất, nhà trường nên đưa vấn đề này vào nội dung các giờ học liên môn, các giờ học phát triển kĩ năng sống hay sinh hoạt ngoại khoá. Thông qua

các hoạt động này, các giáo viên tăng cường trò chuyện với học sinh, tìm ra lý do, cách suy nghĩ của học sinh trung học về việc viết và đọc status, comment, từ đó có lời khuyên chính xác, cụ thể và đúng đắn nhất với từng học sinh về vấn đề này sao cho hợp lí và hiệu quả nhất, vừa đáp ứng được những nhu cầu thỏa mãn bản thân và mở mang trình độ văn hóa , vừa tránh xa được những ảnh hưởng tiêu cực mà giới trẻ rất dễ bị ảnh hưởng khi sử dụng mạng xã hội nói chung và việc viết và đọc status, comment nói riêng .

Thứ hai, nhà trường nên tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm nhằm trang

bị cho học sinh đầy đủ kiến thức về mạng xã hội nói chung và đặc biệt là status, comment nói riêng từ đó giúp học sinh có cái nhìn trí tuệ và tỉnh táo hơn

Ngoài ra, nhà trường cũng thuyết phục các học sinh đừng sử dụng mạng xã hội quá nhiều, hãy ra ngoài xã hội đêcó thêm được nhiều kinh nghiệm phong phú hơn, có thể tận hưởng cuộc sống một cách chân thực hơn là cứ chăm chăm trên chiếc màn hình điện thoại, máy tính bằng những cách như sau

Tổ chức các buổi sinh hoạt dã ngoại, tham quan.

Chính sách này không những sẽ giúp bồi dưỡng tri thức cho lớp hạt giống triển vọng nhất mà đồng thời cũng sẽ khuyến khích tất cả học sinh trong nhà trường chú ý đến xung quanh, từ đó dần xây dựng nên văn hoá đọc lành mạnh trong học đường.

Tổ chức các câu lạc bộ với các chủ đề khác nhau.

Việc làm giúp cho học sinh có thể tìm được nhiều bạn mới cùng sở thích, hoài bão chung từ đó tạo ra niềm vui trong cuộc sộng cho các bạn. Các trường học nên có quỹ đầu tư cho các câu lạc bộ, đồng thời có những hoạt động khuyến khích học sinh tham gia các câu lạc bộ trên. Đây sẽ là những phương pháp hiệu quả, đảm bảo nhà trường thực hiện được vai trò của mình trong việc uốn nắn học sinh đi đúng đường.

2.4. Giải pháp đề xuất đối với giới trẻ, cụ thể là học sinh trung học – đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của mạng xã hội nói chung và status, comment nói riêng.

2.4.1. Xây dựng cách sự dụng đúng đắn mạng xã hội, suy nghĩ đúng đắn trước khi đưa ra nhưng lời comment, status trên mạng xã hội

Đối với nhóm độc giả là tin đồ của facebook, là những facebooker, chúng tôi xin đưa ra một vài định hướng về sử dụng mạng xã hội, cách suy nghĩ, viết và đọc comment như sau:

Suy nghĩ rằng mạng xã hội chỉ là một phương tiện giải trí đơn thuần, không quá đắm chìm.

Trước khi viết một status, comment học sinh cần đặc biệt tỉnh táo, nhân định được nhưng hệ quả sau này.

Bắt gặp nhưng status, comment không phù hợp với lứa tuổi, chưa chắc chắn thông tin là thật hay động chạm đến vấn đề chính trị một cách sâu sắc, hay suy nghĩ kĩ sau khi đọc xong, đừng dễ nghe theo, tin theo.

Cùng với điều đó, những người ‘chưa’ hay‘chuẩn bị’ tiếp xúc với mạng xã hội, cần tìm hiểu nhửng mặt tích cực và tiêu cực của mạng xã hội. Từ đó, những học sinh này cần đặc biệt hạn chế những mặt tiêu cực và phát huy những mắt tích cức , đồng thời lường trước được những hậu quả có thể xảy đến nếu dùng mạng xã hội một cách không đúng mực để rồi không thể kiềm chế bản thân, để rơi vào tình trạng “nghiện” đến không dứt ra được.

2.4.2. Rèn luyện văn hóa đọc, tăng cường tiếp xúc với xã hội bên ngoài

Trước sự phát triển của công nghệ, phộ biển của mạng xã hội, giới trẻ hiện nay dường như không còn quan tâm đên những cuốn sách hay ra ngoài đi chơi với bạn bè, tiếp xúc với thế giới bên ngoài, dường như các bạn đang bị phụ thuộc vào chiêc điện thoại, máy tính của mình, Internet giờ đây trở thành một chân lý sống, quan trọng hơn cả điện, nước-hai yếu tố cơ bản để duy trì hoạt động của xã hội.

Những học sinh trung học như chúng ta cần tạo dựng một phông văn hóa,

phải tìm đọc những cuốn sách hay nhằm vừa nâng cao trình độ, vừa tranh cho mình khỏi phải tiếp xúc với màn hình quá lâu, tránh ảnh hưởng đến tình hinh sức khỏe. Ngoài ra, những cuốn sách hay, có ích, giúp ta tạo được một lập trường vững vàng cho bản thân, giúp ta dễ dàng phân tích kỉ hơn mọi mắt của vân đề trong những dòng status, comment trên mạng xã hội. Ta cũng cần chủ động tìm hiểu thế giới xung quanh hơn, giúp cho ta có thêm nhiều kiến thức về thực tiễn, tính hình xã hội nhằm có thế đối phó được trước sự thật, giả trên mạng xã hội, ngoài ra cũng giúp chúng ta phát triển bản thân về nhiều mặt

Việc đánh giá và chọn lọc sách tốt là một trong những yếu tố quan trọng của người đọc sách, đặc biệt là các thể loại văn học nước ngoài. Người đọc cần chủ động tránh những cuốn “sách rác”, “truyện rác” có những “độc tố” đáng ngại gây tác động ngược.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC KĨ THUẬT- LĨNH VỰC XÃ HÔI HÀNH VI (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w