Đứng trước hệ lụy đấy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong hoạt động kinh doanh bất động sản nói chung, quy định trực tiếp hậu quả pháp lý đối với hành vi đẩy giá đất lên cao bất th
Trang 1-� -
HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP KHOA
TÓM TẮT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
ĐỀ TÀI: HẬU QUẢ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI ĐẨY GIÁ ĐẤT LÊN CAO BẤT THƯỜNG TẠI VIỆT NAM
QUA THỰC TIỄN ĐẤU GIÁ ĐẤT Ở THỦ THIÊM
BỘ MÔN: LUẬT KINH DOANH
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Doãn Hồng Nhung
Nhóm sinh viên thực hiện:
Trang 2Hậu quả pháp lý đối với hành vi đẩy giá đất
lên cao bất thường tại Việt Nam qua thực tiễn đấu giá đất ở Thủ Thiêm
Nhóm nghiên cứu:
Nguyễn Thị Yến, Cao Thị Thúy, Lê Thị Ngọc Mai, Nguyễn Thị Chinh
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,
144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Ngày 20 tháng 04 năm 2022
Tóm tắt: Rà soát lại tất cả các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam
cho đến thời điểm hiện tại, nhận thấy chưa có bất cứ quy định nào điều chỉnh trực tiếp hành vi đẩy giá đất lên cao bất thường Qua thực tiễn chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói chung, thực tiễn qua đấu giá đất tại Thủ Thiêm nói riêng, có thể thấy rõ hành vi đẩy giá đất lên cao bất thường là hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội Hành vi đẩy giá đất lên cao bất thường tại Việt Nam gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho các cá nhân, tổ chức, nhà đầu tư, doanh nghiệp và gây thiệt hại đến cả lợi ích của Nhà nước Trên
cơ sở đó, bài viết đề xuất cần phải hình sự hóa hành vi đẩy giá đất lên cao bất thường tại Việt Nam là một tội phạm trong Bộ luật Hình sự; hoàn thiện pháp luật nhằm điều chỉnh, xử lý triệt để hành vi đẩy giá đất lên cao bất thường, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai
Từ khóa: đẩy giá đất lên cao bất thường tại Việt Nam, đấu giá, Thủ Thiêm, hình sự hóa, hậu quả pháp lý
1 Dẫn nhập
Trong những năm gần đây, tình
trạng đẩy giá đất lên cao bất thường đã
tạo ra không ít những biến động cho thị
trường chuyển nhượng quyền sử dụng
đất Bị hút theo những lần “ sốt đất ảo”,
không ít nhà đầu tư đã trở thành nạn
nhân của “bong bóng” nhà đất Đứng
trước hệ lụy đấy, việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật trong hoạt động kinh
doanh bất động sản nói chung, quy định
trực tiếp hậu quả pháp lý đối với hành
vi đẩy giá đất lên cao bất thường nói
riêng, nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp
lý vững chắc giúp các nhà đầu tư an tâm khi tham gia vào thị trường nhà đất
là điều vô cùng cần thiết
Trong quá trình nghiên cứu, mục
tiêu nghiên cứu mà nhóm hướng tới là phân tích và đưa ra được các hậu quả pháp lý đối với hành vi đẩy giá đất lên cao bất thường tại Việt Nam Bài nghiên cứu đưa ra thực tiễn đấu giá đất tại Thủ Thiêm để cho thấy thực trạng đẩy giá đất lên cao cũng như hậu quả nghiêm trọng từ việc đẩy giá đất lên
Trang 3cao bất thường tại Việt Nam Từ đó
nhóm nghiên cứu đi đến các chế tài đã
và đang được áp dụng, đồng thời đề
xuất các giải pháp mới thông qua thực
tiễn áp dụng các quy định của pháp luật
vào việc ngăn chặn tình trạng đẩy giá
đất lên cao bất thường tại Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập tài liệu: Để
hoàn thành bài nghiên cứu, nhóm
nghiên cứu đã tìm kiếm, tham khảo,
chọn lọc những thông tin uy tín từ
nhiều nguồn khác nhau như sách tham
khảo, tạp chí, hay từ các trang báo
mạng chính thống Nhóm nghiên cứu
cam đoan những thông tin về tài liệu
mà nhóm tham khảo đã được trích dẫn
đầy đủ, rõ ràng ở cuối bài nghiên cứu
của nhóm
Phương pháp so sánh, chứng
minh: Bằng việc đưa ra các số liệu và
đặt chúng trong cùng một tiêu chí so
sánh, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra được
sự chênh lệch, sự khác nhau hay sự
thay đổi cơ bản của các đối tượng được
so sánh, điều này giúp cho kết quả
nghiên cứu được phong phú hơn về nội
dung và khách quan hơn về tính chính
xác
Phương pháp tổng hợp và phân
tích: Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về
hành vi đẩy giá đất và hậu quả đối với
hành vi đẩy giá đất lên cao bất thường,
nghiên cứu tổng hợp và phân tích
những thông tin liên quan đến đẩy giá
đất thông qua thực tiễn đấu giá đất ở
Thủ Thiêm để đưa ra những giải pháp
pháp lý cho hành vi đẩy giá đất lên cao
bất thường tại Việt Nam
2 Tổng quan về giá đất
2.1 Khái niệm giá đất
Với Luật Đất đai năm 2013, “giá đất” được định nghĩa ngắn gọn, hiểu là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất1 Nói một cách
dễ hiểu thì giá đất là số tiền cho một đơn vị diện tích đất (thường tính bằng m2) mà người nhận chuyển nhượng hoặc người thuê đất có thể trả cho một hàng hóa quyền sử dụng đất nào đó và được bên chuyển nhượng hoặc bên cho thuê chấp nhận, số tiền này có thể do các bên thỏa thuận, do đấu giá quyền sử dụng đất,v.v hoặc do Nhà nước xác định Có thể nói, giá đất phản ánh rất rõ giá trị sử dụng của đất hoặc là phản ánh
sự phát triển của nền kinh tế trong từng thời điểm Việc quy định về giá đất là rất quan trọng; giữ bình ổn giá đất, đảm bảo giá đất hợp lý góp phần to lớn giúp
cứ để Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
1
Khoản 19 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013
Trang 4trực thuộc Trung ương xây dựng và ban
hành bảng giá đất sao cho phù hợp với
từng loại đất ở địa phương mình quản
lý
Đối với giá đất theo bảng giá đất:
Theo khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai
năm 2013, bảng giá đất do Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương ban hành (sau đây gọi chung là
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) Căn cứ theo
nguyên tắc, phương pháp định giá đất
và khung giá đất, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh thông qua bảng giá đất
trước khi ban hành Chu kỳ bảng giá
đất được xây dựng định kỳ 05 năm một
lần và được công bố vào 01/01 của năm
đầu kỳ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định giá đất cụ thể và cơ quan quản lý
đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp
cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức
xác định giá đất cụ thể Mỗi tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương sẽ có bảng
giá đất áp dụng riêng cho địa phương
mình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ điều
chỉnh giá đất cho phù hợp mỗi khi
Chính phủ điều chỉnh giá đất trên thị
trường Hiện nay, sau khi Chính phủ
ban hành Nghị định 96/2019/NĐ- CP
quy định về khung giá đất, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh xây dựng bảng giá
đất của địa phương áp dụng giai đoạn
2020-20242
Thứ hai, giá đất hình thành từ thị
trường:
Đối với giá đất hình thành từ các
giao dịch trên thị trường (thỏa thuận
do các bên thỏa thuận (thậm chí về mặt pháp lý các bên có quyền thỏa thuận giá chuyển nhượng là 1.000 đồng) nhà nước không can thiệp vào việc quy định mức giá thỏa thuận này bằng các mức giá trần hoặc giá sàn
Đối với giá đất hình thành do hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất: Đấu giá là hình thức bán tài sản công khai, trong đó có từ hai người tham gia đấu giá trở lên, những người tham gia đấu giá sẽ lần lượt trả giá tăng dần theo giá ban đầu được đưa ra và đương nhiên, người trúng đấu giá sẽ là người chấp nhận trả giá cao nhất Đấu giá quyền sử dụng đất cũng tương tự như vậy, là việc
Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tổ chức bán đấu giá công khai những khu đất để lấy nguồn vốn thực hiện xây dựng các dự án tại địa phương Giá đất được hình thành do đấu giá quyền sử dụng đất chính là giá đất cuối cùng, cao nhất mà người đấu giá thực hiện đấu giá thành công trong phiên đấu giá nhất
định
2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến giá đất
Nhóm nhân tố thông thường là nói
về những nhân tố ảnh hưởng chung có tính phổ biến, cộng đồng đến giá đất phát sinh ảnh hưởng tổng thể đến mức giá cả đất trong điều kiện kinh tế, xã hội thông thường, từ đó trở thành cơ sở
để quyết định giá cụ thể cho các loại
Trang 5đất Các nhân tố thông thường ảnh
hưởng đến giá đất bao gồm: nhân tố
hành chính; nhân tố kinh tế; nhân tố
nhân khẩu; nhân tố xã hội; nhân tố
quốc tế
Nhóm nhân tố khu vực là chỉ
những điều kiện tự nhiên, điều kiện xã
hội, kinh tế của nơi có đất, những đặc
tính địa phương do sự liên kết của các
nhân tố này tạo ra có ảnh hưởng quyết
định đến mức giá cả đất đai trong địa
phương đó Nhóm nhân tố khu vực ảnh
hưởng đến giá đất bao gồm vị trí, điều
kiện giao thông, điều kiện thiết bị hạ
tầng, chất lượng môi trường, quy hoạch
v.v
Nhân tố cá biệt là những nhân tố
chỉ đặc trưng và điều kiện của bản thân
thửa đất, gồm những nhân tố như
hướng đất, diện tích đất, chiều rộng,
chiều sâu, hình dáng, độ dốc, vị trí đất
và thời hạn sử dụng v.v
3 Tổng quan về hành vi đẩy giá đất
lên cao bất thường tại Việt Nam
3.1 Quan niệm về hành vi đẩy giá đất
lên cao bất thường
Cho đến thời điểm hiện nay, định
nghĩa về hành vi đẩy giá đất lên cao bất
thường chưa được ghi nhận trong bất kì
văn bản quy phạm pháp luật hay các
bài viết nghiên cứu, khoa học pháp lý
nào Bằng việc cắt nghĩa cụm từ, nhóm
nghiên cứu khoa học hiểu, suy luận và
đưa ra định nghĩa như sau: “Đẩy giá đất
lên cao” được hiểu là hình thức làm cho
giá đất tăng cao lên nhiều lần so với giá
trị thực ban đầu của nó với mức tăng
đột biến trong một thời gian nhưng nhu
cầu sử dụng đất thường là không có
thật bằng những thủ thuật hay hành động tinh vi nào đó Còn “bất thường”3theo định nghĩa từ điển tiếng Việt là không bình thường, ngoài sức tưởng tượng, vượt quá giá trị thực tế Như vậy, căn cứ vào những định nghĩa như trên, nhóm nghiên cứu định nghĩa được hành vi “đẩy giá đất lên cao bất thường” chính là việc làm cho giá đất tăng giá lên cao ngoài sức tưởng tượng, giá đất vượt xa giá trị thực tế của nó tại một thời điểm nhất định và việc này diễn ra làm ảnh hưởng trên một diện rộng, thường mang tính tiêu cực “Đẩy giá đất lên cao bất thường” được xem
là một chiêu trò, công cụ, là đòn bẩy của cò đất hay giới đầu cơ tác động đến thị trường bất động sản để làm cho giá đất lên cao với mục đích thao túng và
thu lợi nhuận
3.2 Nguyên nhân của hành vi đẩy giá đất lên cao bất thường tại Việt Nam
Trong suốt lịch sử 30 năm phát triển của ngành bất động sản, Việt Nam trải qua ba lần giá đất tăng lên cao bất thường, những lần giá đất lên cao bất thường trong lịch sử thường kéo dài trong vòng hai năm Nguyên nhân của những lần giá đất tăng lên cao bất thường đó là do:
Thứ nhất, xuất phát từ đặc điểm của đất đai, đó là sự khan hiếm, do diện tích bề mặt trái đất có hạn Trước
tình trạng khan hiếm đất đai, nhiều người càng muốn được “sở hữu” một mảnh đất hơn Đất có giá trị lâu dài,
3 Từ điển Tiếng Việt, truy cập tại < viet/dictionary/nghia-cua-tu-
https://vtudien.com/viet-b%E1%BA%A5t%20th%C6%B0%E1%BB%9Dng >
Trang 6hơn nữa người dân Việt Nam luôn quan
niệm “an cư lạc nghiệp”, thường phấn
đấu để xây dựng được ngôi nhà rồi mới
tính tới các chuyện khác, vì vậy ai cũng
muốn “sở hữu” ít nhất một mảnh đất
Hơn nữa, khi nắm bắt được tình hình
đất chật người đông của xã hội, khi đã
có vốn dư giả, người ta sẽ “mua” đất
như một tài sản dự trữ và ăn lãi khi
“bán được” giá cao
Thứ hai, do những lỗ hổng từ vấn
đề quản lý Nhà nước liên quan đến các
chính sách về đất đai còn quá lớn Các
thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất chưa được đưa ra kịp thời,
nhất quán, và phổ biến rộng rãi đến
toàn thể nhân dân, khiến cho nhân dân
“lờ mờ” thông tin về những quy hoạch,
kế hoạch có thể có đối với phần đất nào
đó, từ đó dễ rơi vào cả tin những thông
tin mà “cò” đất đồn thổi Bên cạnh đó,
pháp luật Việt Nam chưa kiểm soát
chặt chẽ đối với người làm nghề môi
giới đất đai nói riêng và môi giới bất
động sản nói chung, mới chỉ quy định
cá nhân, tổ chức chỉ cần đáp ứng đủ
điều kiện như có chứng chỉ hành nghề
và đăng ký nộp thuế là có thể thực hiện
dịch vụ môi giới đất đai, chưa bắt buộc
các cá nhân hay tổ chức này có trách
nhiệm phải báo cáo với cơ quan quản lý
nhà nước về các hoạt động của họ
Thứ ba, do “đầu cơ bất động sản”
làm giá đất được đẩy lên Nói một cách
dễ hiểu, “đầu cơ bất động sản” được
hiểu là nhóm khách hàng tham gia vào
thị trường đất đai, họ mua vào với số
lượng lớn nhằm mục đích tạo sự khan
hiếm, sau đó đẩy giá lên cao hơn nhiều
lần so với giá lúc bình thường để bán
Đất đai lúc này được xem như một loại hàng hóa, sau đó bị thao túng trên thị trường để bán ra với giá cao
Thứ tư, đẩy giá đất lên cao bất thường còn do lãi suất gửi ngân hàng còn thấp Xuất phát từ mức lãi suất gửi
tiết kiệm thấp, tình hình kinh tế tài chính khó khăn do đại dịch Covid-19,
xu hướng gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng đi xuống, ngược lại dòng tiền chảy vào các thị trường chứng khoán,
cổ phiếu, thị trường bất động sản lại tăng mạnh Nhà đầu tư từ đây có xu hướng rút tiền hoặc không gửi tiết kiệm, mà đem tiền của tập trung đầu tư đất đai với hy vọng sinh lời lớn trong
một khoảng thời gian ngắn
3.3 Hậu quả từ hành vi đẩy giá đất lên
cao bất thường ở Việt Nam
Đối với người dân nói chung,
hành vi đẩy giá đất lên cao bất thường
gây ra những tác động tiêu cực đến việc
ổn định cuộc sống của mọi người Cụ thể, giá đất tăng cao kéo theo chi phí phát triển nhà ở tăng lên, có nghĩa là việc thực thi chính sách nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội của chính phủ cũng sẽ vướng phải rào cản rất lớn Đa số người thu nhập trung bình hoặc thấp bị mất đi
cơ hội an cư lạc nghiệp vì mặt bằng giá đất bị đẩy lên quá cao Hơn nữa, về lâu dài, khoảng cách giàu - nghèo sẽ rõ rệt hơn, cơ hội có được mảnh đất, căn nhà của những người nghèo bị thu hẹp lại
Đối với những nhà đầu tư tham gia vào thị trường, hành vi đẩy giá đất
lên cao bất thường tạo hiệu ứng “sốt đất ảo” trên diện rộng, thu hút hàng loạt các nhà đầu tư Khi đó, nếu nhà đầu tư không đủ tỉnh táo, thiếu hiểu biết về
Trang 7pháp luật và về thông tin thửa đất thì sẽ
rất dễ mắc bẫy của nhóm môi giới, của
hội đầu cơ, nhà đầu tư dễ chạy theo xu
hướng đầu tư theo đám đông, hậu quả
là lời thì không thấy đâu mà nợ ngân
hàng hay phá sản thì rất nhiều Nhiều
nhà đầu tư rơi vào tình trạng dồn hết
của cải để ôm đất chờ giá tăng hơn nữa
rồi chuyển nhượng qua cho đối tượng
khác lấy lãi nhưng chờ mãi không thấy
giá tăng, ngược lại giá đất sau đó quay
trở lại với đúng giá trị thực của nó, nhà
đầu tư ngỡ ngàng, tìm cách “bán” lại
hoàn vốn nhưng do giá quá cao nên
không có người “mua”, dẫn đến có
nhiều khu đất để hoang cả chục năm
mà chưa tìm được chủ mới, gây ra lãng
phí tài nguyên đất
Đối với nền kinh tế - xã hội, hành
vi đẩy giá đất lên cao bất thường làm
cho thị trường chuyển nhượng quyền sử
dụng đất nói riêng, thị trường bất động
sản nói chung và các thị trường khác
(kinh tế, du lịch, ) bị xáo trộn và mất
ổn định Đất đai là loại tài sản đặc biệt,
là tư liệu sản xuất đặc biệt chủ yếu,
không thể thay thế, và một khi có sự
thay đổi, bất ổn về giá đất trong thị
trường sẽ kéo theo sự thay đổi hàng
loạt các yếu tố khác Cụ thể, khi giá đất
tăng cao sẽ tạo ra sự khan hiếm về tư
liệu sản xuất, giá thành tư liệu sản xuất
tăng, dẫn đến giá thành các loại sản
phẩm tăng theo Điều này ảnh hưởng
đáng kể đến định hướng, mục tiêu
chung trong phát triển kinh tế Bên
cạnh đó, đối với xã hội, việc nhà đầu tư
đổ xô đi vay của cải đầu tư vào đất đai
(vay ngân hàng, vay nặng lãi, ) và sau
đó là không trả được nợ, vướng phải
những tranh chấp dân sự, kiện tụng, gây mất ổn định trật tự an ninh xã hội
Đối với Nhà nước, hành vi đẩy giá
đất lên cao bất thường gây ra nhiễu loạn thị trường, điều này đòi hỏi Nhà nước phải nỗ lực hết mình, tập hợp mọi nguồn tài - trí - lực để giải quyết triệt
để vấn đề này, cố gắng giữ vững ổn định, an ninh trên mọi lĩnh vực Thêm vào đó, giá đất chuyển nhượng thực tế tăng cao nhưng giá đất ghi trong hợp đồng chuyển nhượng nộp cho cơ quan Nhà nước lại thấp, điều này đã khiến cho ngân sách Nhà nước mất một khoản thu lớn từ hoạt động đánh thuế giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất
4 Một số hành vi đẩy giá đất lên cao bất thường tại Việt Nam
Hành vi đẩy giá đất lên cao bất thường được các chuyên gia và những nhà đầu tư chuyên nghiệp khẳng định
có yếu tố “chiêu trò” can thiệp Ở Việt Nam, một số hành vi đẩy giá đất lên cao phổ biến như:
Hành vi cài “chim mồi” giao dịch buôn bán giả để tăng giá nhà đất:
“chim mồi” được hiểu như là mồi nhử, được nhà kinh doanh đưa ra để dụ, lôi kéo khách hàng mua sản phẩm theo đúng như mong muốn, kế hoạch của mình Chủ thể môi giới, bằng cách cử hay thuê một hay một nhóm người đến khu vực có đất và bắt đầu “tiến hành” các giao dịch đất đai, trong đó họ sẽ thực hành xem đất, trả giá và giao dịch đất đai như chưa hề có “kịch bản” sẵn trước đó Đương nhiên, với tâm lý đám đông hám lợi của đa số người, sẽ rất dễ
Trang 8có nhiều người rơi vào bẫy “chim mồi”
này của “cò” đất cũng như giới đầu cơ
Lúc này, giao dịch là giao dịch thật, cò
đất, doanh nghiệp kinh doanh kiếm
được một số tiền lớn từ việc sử dụng
“hiệu ứng chim mồi” là thật, và người
dân, giới đầu tư cả tin mất tiền oan
cũng là thật
Hành vi tạo khan hiếm giả: nhiều
“cò” đất đã liên kết với nhau tạo các
giao dịch ảo khiến người mua tưởng
rằng thị trường khu vực đó đang rơi
vào tình trạng khan hiếm hàng, lợi
dụng cơ hội đẩy giá đất lên cao nhằm
trục lợi cá nhân Chỉ cần vừa có thông
tin về quy hoạch hay xây dựng hạ tầng
cầu, đường hoặc sự đổ bộ của các ông
lớn, các “cò” đất sẽ tập hợp các thông
tin chi tiết về nhà đất ở những địa điểm
liên quan, đồng thời, tìm kiếm thêm các
cộng sự để tiếp tay Họ không chỉ thu
thập thông tin về diện tích, vị trí, giá
cả, mà còn thu thập thông tin về lịch
sử, văn hóa, truyền thống của khu vực,
cả thông tin gia cảnh của từng chủ đất
để tăng sự uy tín đối với người đầu tư
Hành vi đầu cơ bán với giá cao: là
hành vi “mua vào” số lượng lớn đất, bất
động sản để tích trữ và “bán ra” khi có
sự chênh lệch về giá Thực chất hành vi
này gần tương tự với hành vi tạo khan
hiếm giả, hình thức phổ biến nhất là
giới đầu cơ tung tin một khu vực nào
đó chuẩn bị quy hoạch thành khu đô
thị Các nhà đầu cơ chỉ muốn bán với
giá cao để thu lời nên họ sẽ tạo ra thông
tin giả để che mắt người mua Vô tình
người mua đất đã lầm tưởng mình mua
được mảnh đất có giá phải chăng
Hành vi đầu tư “lướt sóng”, tạo
“sốt ảo”, thường xảy ra đối với các dự
án mới mở chưa được quảng bá nhiều Đầu tư “lướt sóng” là cách đầu tư mà trong đó, các nhà đầu tư bỏ tiền ra
“mua” một lô đất, sau đó chờ khi thị trường đang lên thì “bán” lại nhanh với giá cao hơn để kiếm lợi trong một thời gian ngắn, sau đó “người mua” lại tiếp tục lặp lại quy trình đó và cứ như vậy cho đến khi giá trị mảnh đất sẽ được đẩy lên cao gấp nhiều lần so với giá trị ban đầu Tạo “sốt ảo” là hành vi môi giới đất đẩy giá đất tăng lên cao nhờ tạo thị trường mua bán sôi nổi khiến cho người dân dễ dính “bẫy” mua đất với giá cao Người môi giới mua một
số lô đất với giá thấp, sau đó mua tiếp các lô đất gần đó hoặc “mua đi bán lại” những lô đất trước đây với giá cao hơn Cùng với đó, các chủ đầu tư sẽ thống
kê các con số “ảo” về giá nhà đất tạo nên những cơn sốt “ảo” để đẩy giá tăng lên cao
Hành vi lợi dụng ý kiến quan chức
để đẩy giá đất lên cao bất thường, đây
là hành vi “cò” đất thường tụ tập đông
vào một khu vực, tạo sự sôi động, tung nhiều tin đồn để đẩy giá đất lên cao Tin đồn xuất phát từ những lời nói vô căn cứ bịa đặt hay xuất phát từ những phát ngôn của quan chức Nhà nước đã
bị làm lệch đi sự thật ban đầu theo ý nghĩa khác Hành vi lợi dụng ý kiến của quan chức để đẩy giá đất mang lại niềm tin cho nhân dân nhiều nhất, và xét theo khía cạnh pháp luật, hành vi này vi phạm pháp luật về đưa sai tin thực, lợi dụng lời nói để xuyên tạc
Trang 95 Đánh giá thực trạng đẩy giá đất
lên cao bất thường qua thực tiễn đấu
giá đất ở Thủ Thiêm
5.1 Thực trạng đẩy giá đất lên cao bất
thường qua thực tiễn đấu giá đất ở Thủ
Thiêm
Ngày 10/12/2021, khu đô thị mới
ở Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức, Hồ
Chí Minh được đem đấu giá 04 lô đất
với thời gian sử dụng đất 50 năm do
Trung tâm phát triển quỹ đất TP Hồ
Chí Minh và Trung tâm dịch vụ đấu giá
tài sản Hồ Chí Minh tổ chức Vị trí địa
lý khu đất đấu giá tại Thủ Thiêm là khu
đất quy hoạch trở thành trung tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút nhiều
nhà đầu tư lớn Sau phiên đấu giá, mức
trúng đấu giá cho một mét vuông đất ở
Thủ Thiêm là 2,4 tỉ đồng - một mức giá
cao bất ngờ, trước đây chưa từng ghi
nhận tại nước ta
Biểu đồ số 01: So sánh giá bất động
sản một số khu vực trước và sau khi
phiên đấu giá đất ở Thủ Thiêm diễn
ra thành công
Thực tế cho thấy, dưới tác động của giá đất tăng vọt tại Thủ Thiêm, kết quả đấu giá tăng gấp nhiều lần so với giá khởi điểm đã tác động đến thị trường bất động sản khu vực lân cận cũng như các khu vực có bất động sản khác Có thể thấy, điều dễ thấy nhất là khiến cho giá giao bán tại các dự án đô thị, nhà ở khu vực Thủ Thiêm và lân cận đồng loạt tăng ăn theo giá (Biểu đồ
số 01), thậm chí giá đất ở một số dự án khác còn liên tục “phá đỉnh”, ví dụ như giá đất tuyến đường Trương Văn Bang nằm cạnh Thủ Thiêm đã tăng 40% chỉ trong vòng ba tháng qua (từ 300 triệu đồng/m2 đã lên tới 550 triệu đồng/m2) Điều đó cho thấy, khi giá đất không phù hợp với quy luật cung - cầu khiến người tiêu dùng bị thiệt hại và bất lợi cho các chủ đầu tư khác
Diễn biến tình hình các cuộc đấu giá đất trên càng cho thấy rõ “mặt trái” của cơ chế thị trường “tối đa hóa lợi nhuận” đòi hỏi phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh
tế Thủ Thiêm là một ví dụ mới điển hình cho tình trạng đẩy giá đất trục lợi lớn và làm ảnh hưởng, nhiễu loạn thị trường bất động sản trên cả nước Chưa
rõ việc trả lại lô đất đã trúng thầu của Tân Hoàng Minh là vì mục đích gì, nhưng chắc chắn nó đã gây biến động lớn trong thị trường, ảnh hưởng đến việc cân đối kinh tế vĩ mô, nên cần phải được siết chặt quản lý Trên thực tế, bên cạnh Thủ Thiêm thì ở bất cứ nơi nào cũng vẫn xuất hiện tình trạng đẩy giá đất lên cao với quy mô dù nhỏ hay lớn Qua đây, chúng ta cũng thấy được những bất cập, thiếu sót trong những
Trang 10quy định pháp luật, vẫn có những lỗ
hổng rất lớn để “cò đất”, nhà kinh
doanh bám vào và thực hiện đẩy giá đất
lên cao bất thường, trục lợi công khai
mà không phải chịu hậu quả pháp lý
nặng nề nào Chính vì vậy, chúng ta
cần sớm có những biện pháp để quán
triệt, răn đe những cá nhân, tổ chức có
dấu hiệu, hành vi đẩy giá đất lên cao
bất thường nhằm trục lợi, từ đó giữ ổn
định thị trường bất động sản, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho những
nhà đầu tư nói chung
5.2 Đánh giá hậu quả từ hành vi đẩy
giá đất lên cao bất thường ở Thủ
Thiêm
Hành vi “đẩy giá đất lên cao bất
thường” đem lại lợi nhuận rất lớn cho
giới “đầu cơ”, chính về thế mà hoạt
động đẩy giá đất được diễn ra thường
xuyên và trên một phạm vi rộng lớn
Nhưng ngược lại với lợi nhuận của giới
đầu cơ này là hàng loạt các hệ lụy để
lại cho nhiều đối tượng khác
Đối với giao dịch trục lợi từ
chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
doanh nghiệp: việc bỏ cọc sau khi đã
trúng đấu giá đất lên cao của Tân
Hoàng Minh có thể còn có động cơ trục
lợi khác về mặt tài chính như đẩy giá
đất lên cao nhằm nâng cao giá trị tài
sản định giá Khi giá trị tài sản tăng lên,
việc thế chấp để vay vốn ngân hàng
được nhiều hơn hoặc làm cho các
khoản nợ khác có được bảo đảm bởi tài
sản Đồng thời, giá trị tài sản tăng lên
thì doanh nghiệp có khả năng huy động
vốn cao hơn, mức độ tín nhiệm của
doanh nghiệp trên thị trường sẽ tăng lên
theo, điều này đối với doanh nghiệp
hoàn toàn có lợi trong hoạt động vay tín dụng Thế nhưng, đối với các tổ chức tín dụng, việc đẩy giá đất lên cao bất thường cũng tạo ra một mặt bằng giá mới, gây nhiều hệ lụy, đặc biệt là đối với các ngân hàng khi các mức giá
đó không thực, gây mất an ninh tiền tệ Trên thực tế nguồn vốn của ngân hàng thương mại là vốn huy động, việc cho doanh nghiệp vay nhiều hơn giá trị thực tài sản của doanh nghiệp đem ra bảo đảm dẫn tới doanh nghiệp không thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả lãi, trả
nợ, hoặc khi doanh nghiệp không còn
đủ khả năng trả nợ, tài sản doanh nghiệp nhiều khả năng cũng sẽ không đảm bảo có thể hoàn trả đầy đủ nghĩa
vụ trả nợ cho ngân hàng Điều đấy dễ khiến cho ngân hàng rơi vào rủi ro, rơi vào tình trạng không còn đủ khả năng hoàn trả nợ từ nguồn vốn huy động nữa, bởi lẽ thường thì khoản tín dụng
mà ngân hàng cho các doanh nghiệp vay không phải là một con số nhỏ Trên thực tế những cá nhân, doanh nghiệp tham gia đấu giá có xu hướng lợi dụng việc đấu giá để kiếm về lợi nhuận khủng cho mình, đồng thời cũng gây ra nhiễu loạn, nhiễu loạn thị trường; sau khi thu được lợi nhuận lớn thì họ sẽ chấp nhận bỏ một số tiền nhỏ (thường là tiền cọc) và sau đó là đơn phương hủy hợp đồng, cụ thể: đối với tập đoàn Tân Hoàng Minh, sau khi đơn phương chấm dứt hợp đồng đấu giá, số tiền cọc mà tập đoàn này bị mất là 600
tỉ đồng - một con số đối với người bình thường thì rất lớn, tuy nhiên, không ai
có thể biết được lợi nhuận mà tập đoàn này thu về nhờ hành vi đẩy giá đất lên
Trang 11cao sẽ là bao nhiêu, là 1.000 tỉ đồng
hay 10.000 tỉ đồng?
Đối với hoạt động đấu giá đất,
việc đấu giá đất đang được điều chỉnh
bởi Luật Đấu giá, Luật Đất đai, Luật
kinh doanh bất động sản, các quy định
về thuế, tài chính, v.v Vì có nhiều luật
điều chỉnh mà chưa có văn bản hướng
dẫn thi hành chi tiết nên về quy trình,
trình tự, phương thức đấu giá đất còn
bất cập, xung đột dẫn đến khó khăn
trong công tác quản lý và áp dụng Từ
thực trạng đấu giá đất tại Thủ Thiêm có
thể thấy hạn chế trong quy định pháp lý
bởi lý do Ngôi Sao Việt đơn phương
chấm dứt hợp đồng là do không thể huy
động đủ tài chính Một công ty có vốn
điều lệ thấp hơn nhiều nhưng vẫn đứng
ra đấu thầu dự án lớn và không lấy gì
đảm bảo sẽ triển khai dự án Thực tế,
công tác đấu giá trên thực tế hiện nay
vướng phải không ít bất cập về mặt quy
trình, thủ tục và chính điều này đã tạo
ra những “ lỗ hổng” cho các hành vi
tiêu cực trong công tác đấu giá như
việc quy định về thời gian và tiền đặt
cọc đấu giá khiến nhiều người chỉ trực
kiếm lời, sang tay, mà không có ý định
thực Chính vì thế, cần phải quy định
thêm nhằm xóa bỏ những kẽ hở trong
các quy định về đấu giá đất như đối với
các giao dịch lớn cần phải điều tra nắm
bắt rõ tình hình tài chính của doanh
nghiệp, tăng cường thanh tra, kiểm tra
để xử lý cơ quan công quyền và doanh
nghiệp lợi dụng vấn đề đấu giá nhằm
quyền sử dụng đất trên thị trường ở nhiều nơi đã xảy ra tình trạng mua bán hai giá, tức là giá mua thực tế và giá ghi trong hợp đồng mua bán có sự chênh lệch nhau, giá trên hợp đồng thấp hơn so với giá bán thực tế nhằm trốn thuế Hiện nay, áp dụng 02 cách tính thuế, đó là cách tính thuế theo khung giá đất và cách tính thuế do giá
cả chuyển nhượng mà hai bên thỏa thuận Nhà nước ta cho phép linh hoạt
áp dụng hai chính sách giá tùy vào ý chí các bên mua Thế nhưng, hiện nay bảng giá đất tại các địa phương công bố
áp dụng đa phần thường thấp hơn giá trị thị trường, bởi lẽ nếu ban hành cao
sẽ gây khó khăn cho ngân sách địa phương khi thu hồi đất đền bù cho người dân Điều này gần như càng tạo thêm bước đệm tốt “ tiếp tay” cho hành
vi trốn thuế Khi chuyển nhượng quyền
sử dụng đất, người dân thường tự cung cấp giá chuyển nhượng thấp hơn bảng giá đất của Nhà nước quy định bởi khi
đó, cơ quan thuế sẽ áp dụng mức giá này để thu tiền thuế Dẫn tới giá chuyển nhượng thực chất rất cao nhưng cơ quan chức năng lại nắm bắt giá chuyển nhượng thấp Vô hình chung quy định tính thuế do giá cả chuyển nhượng mà hai bên thỏa thuận lại trở thành “lỗ hổng” để trốn thuế, phát sinh tiêu cực trong lĩnh vực thuế vì trên thực tế, người chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ cung cấp giá đất thấp hơn lúc chuyển nhượng để giảm thiểu tiền đóng thuế Thế nhưng, muốn chứng minh
Trang 12hành vi trốn thuế thì các cơ quan chức
năng phải có bằng chứng cho thấy
người nộp thuế có giao dịch, thỏa thuận
khác với giá thỏa thuận trong hợp đồng
công chứng Việc này không dễ dàng,
mất thời gian vì mỗi ngày có hàng ngàn
giao dịch nên rất khó kiểm soát và khó
có bằng chứng về thỏa thuận giá bán
thực tế giữa người chuyển nhượng và
người nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất
6 Hoàn thiện pháp luật về đấu giá
đất và giải pháp khắc phục hậu quả
pháp lý đối với hành vi đẩy giá đất
lên cao bất thường tại Việt Nam qua
thực tiễn đấu giá đất ở Thủ Thiêm
6.1 Sự cần thiết phải điều điều chỉnh
quy định của pháp luật liên quan đến
hành vi đẩy giá đất lên cao bất thường
Hành vi đẩy giá đất lên cao bất
thường ngày càng diễn ra nhiều hơn,
được thực hiện với nhiều thủ đoạn tinh
vi hơn và tác động tiêu cực lớn hơn rất
nhiều so với cùng là hành vi đẩy giá đất
lên cao bất thường nhưng là trong
khoảng thời gian quay ngược về quá
khứ Chính bởi vậy, những quy định
của pháp luật hiện nay đang còn hiệu
lực liên quan đến hành vi đẩy giá đất
lên cao bất thường tại Việt Nam cần
phải được tiến hành sửa đổi, bổ sung,
điều chỉnh sao cho phù hợp với diễn
biến tình hình hiện tại, và nhóm nghiên
cứu xin đưa ra một số lý do về sự cần
thiết phải sửa đổi quy định của pháp
luật như sau:
Thứ nhất, xuất phát từ vấn đề bảo
vệ quyền lợi của mọi người, bảo vệ trật
tự thị trường và an toàn xã hội Vấn đề
về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân luôn được ưu tiên đặt lên hàng đầu trong giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống Với những “chiêu trò”
vô cùng tinh vi nhằm đẩy giá đất lên cao bất thường, những cá nhân, tổ chức đầu tư tham gia vào thị trường bất động sản dù có ít hay nhiều kinh nghiệm thì
tỉ lệ “mắc bẫy” vẫn là rất lớn và thiệt hại cũng không hề nhỏ Thực tế, hành
vi đẩy giá đất lên cao bất thường tác động tiêu cực đến nhiều cá nhân, đặc biệt là tác động lớn đến tổ chức đầu tư với số lượng lớn, gây ra thiệt hại nặng
nề về tài sản, thậm chí là cả tinh thần của những đối tượng bị thiệt hại
Thứ hai, xuất phát từ thực trạng
“đáng lo ngại” về hành vi đẩy giá đất lên cao bất thường tại Việt Nam hiện nay:
Gần đây, người dân, giới đầu tư cả nước đổ dồn sự quan tâm về thông tin đấu giá 4 lô đất “vàng” tại Thủ Thiêm
mà có thể đã bỏ qua nhiều thông tin về hành vi đẩy giá đất lên cao bất thường tại những nơi khác Trong đấu giá đất, các phiên đấu giá khác diễn ra cũng
“nóng” không kém phiên đấu giá đất tại Thủ Thiêm Điển hình phiên đấu giá 25
lô đất tại khu X4, phường Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) khiến giới đầu tư
“choáng váng” vì có mức giá khởi điểm lên tới gần 200 triệu đồng/m2; cá biệt
có lô B12 diện tích 44,5m2, với vị trí lô góc ở mặt phố Dương Khuê, phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy) có mức giá khởi điểm cao nhất là 182,3 triệu đồng/m2, nhưng mức giá trúng lên tới 364,3 triệu đồng/m2, gấp gần 2 lần so với giá khởi điểm - cao nhất phiên đấu