Vấn đề đặt ra là: Luật HN&GĐÐ năm 2014 tuy đã có sự thay đổi trong việc xác định độ tuổi kết hôn so với các Luật HN&GĐ cũ nhưng liệu rằng độ tuôi kết hôn quy định từ năm 2014 này có còn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT THANH PHO HO CHi MINH
KHOA QUAN TRI LOP QUAN TRI - LUAT 44A2
TRUONG DAT TIOC LUAT
i He Kl nina
BAI TIEU LUAN
BAN LUAN VE DO TUOI KET HON
Bộ môn: Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam Giảng viên: ThS Lé Thi Man
Thành phố Hỗ Chí Minh, ngày 25 tháng 05 năm 2021
Trang 2LOI CAM ON
Dân gian ta có câu “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.” Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác, đặc biệt là công ơn giảng dạy của người thầy, người cô Với lòng biết ơn sâu sắc, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến Cô Lê Thị Mận - Giảng viên bộ môn Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam,
người đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học của cô, chúng em đã có
thêm cho mình nhiều kiến thức bồ ích, tỉnh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây
chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang đề chúng em có thê vững bước Sau này
Thông qua môn học Luật Hôn nhân và Ca đình Việt Nam, dưới sự giảng dạy của Cô Lê Thị Mận, chúng em đã có cho mình một nền tảng kiến thức pháp luật cơ bản về quan hệ hôn nhân và gia đình Chúng em rất cảm ơn Cô vì đã tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội được nghiên cứu các đề tài xoay quanh vấn đề Hôn nhân và Gia đình Từ đây, chúng em có thê dựa trên những kiến thức đã được học để vận dụng
chúng vào bài tiêu luận này Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chề về kiến thức,
trong bài tiêu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiểu sót Rất mong nhận được
sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Cô để bài tiêu luận được hoàn thiện
hơn Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc Cô hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người” Kính chúc Cô luôn dồi đào sức khỏe đề tiếp tục dìu dat
nhiều thế hệ học trò đến những bến bờ tri thức
mục lụ
Trang 3PHÂN MỞ ĐẦU - 2: 22221 21121112112211211211211211221121121121111211 re 1 1 Tính cap thiét ctia 46 tab cccccccccecccccscescssessesessessesecevsevssesveseseesevsessssevsevsttetsevsvsseevsess 1
3 Phương pháp nghiên cứu - 2c 2221121111211 151 112111511 151122111 111 8111 E HH ke 2 6, Kết cầu của đề tải: á ST T1 121111211 15107151 t1 E1 HH 2
PHÂN NỘI DƯNG - ¿- 22 222212211221121122112111211221121121211212111121111 11 de 3 CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỘ TUÔI KẾT HÔN 3 1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIÊM CỦA ĐỘ TUÔI KẾT HÔN 5- 5252 cccxseccset 3 1.1.1 Khái niệm kết hôn và điều kiện về độ tuôi kết hôn - 2 222222s2 2 2 3 1.1.1.1 Khái niệm kết hôn - - ©2221 S21 2122122112212211211221121121121121121121122121 6 3 1.1.1.2 Khái niệm điều kiện về độ tuổi kết hôn ¿52222232122 2212212112 1 xe 4 1.1.2 Đặc điểm của độ tuôi kết hôn -.- 2-2222 2112231 21122112112112112102111 2111201 xe 4 12 KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIEN DIEU KIEN VE DO TUOI KET HON TRONG PHÁP LUẬT HN&GĐ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ YÊU TÔ TÁC ĐỘNG DEN SỰ THAY ĐÔI VỀ ĐỘ TUÔI KÉT HÔN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 5 1.2.1 Khái quát về sự phát triển điều kiện về độ tuổi kết hôn trong pháp luật Hôn nhân
1.2.1.1 Quy định điều kiện về độ tuổi kết hôn trong luật cổ Việt Nam -: 5 1.2.1.2 Quy định điều kiện về độ tuổi kết hôn trong thời kỳ Pháp thuộc 5
1.2.1.3 Giai đoạn miền Nam Việt Nam trước ngày thông nhất đất nước (30/04/1975) 6
1.2.1.4 Quy định về độ tuôi kết hôn trong Luật HN&GÐ năm 1959 55: 7
Trang 41.2.2 Khái quát một số yêu tô tác động đến sự thay đối về độ tuôi kết hôn theo pháp
luật hiện hành - 22-52 21225122112211211122112211211211221121122112111221212121 2 re 8
1.2.2.2 Sự phát triển về tâm lý - ST 1 1E1121111 1121121212212 re nA 9 1.2.2.3 Về phương diện xã hội 5 S1 E1 1 11 1121111 22111012121 ro 9 1.2.2.4 Về mặt lập pháp - 5c tt H1 121 11 tt n1 n1 2n ngay 10 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ ĐỘ TUỔI KÉT HÔN L1 2.1 DỰA TRÊN SỰ PHÁT TRIẾN VỀ MẶT SINH HỌC - 55c serret H
2.1.1 Khái quát chung - 0 2112211112111 221221 1111110112111 1111k kg II
2.1.2 Xét về độ tuổi kết hôn của nữ giới s- St 2 2111121121821 tye 11 2.1.3 Xét về độ tuôi kết hôn của nam Gi cceccceceeceeesessesesseescevsveseseeesesevsveeeeees 12 2.2 VỀ MẶT TÂM LỬÝ 5:22 2222112111211271211221211211211211211111112112 ra 13 2.2.1 Tâm lý của nam giới ở độ tuôi kết hôn “từ đủ 20 tuổi” cee eeseseeseeeees 13 2.2.2 Tâm lý của nữ giới ở độ tuổi kết hôn “từ đủ I8 tuôi” ác cc sec ese 14 2.3 VỀ PHƯƠNG DIỆN XÃ HỘI 52 1 22221221221271221212212 E1EEneerree 14
2.3.1 Thực trạng xã hội chung cả nam và nữ phải đối mặt trong hôn nhân 14
2.3.2 Thực trạng xã hội đối với nam giới khi kết hôn ở độ tuôi 20 5c: 15 2.3.3 Thực trạng xã hội đối với nữ giới khi kết hôn ở độ tui 18.0 cece cece 16 2.4 VE TINH HINH KINH TE.ooi ccccecccecesscssessessesssessessessessessesecssseessresssessssresseeeesvees 17 2.4.1 Những thống kê về chỉ tiêu khi nam, nữ kết hôn, xây dựng gia đình 17
2.4.2 Mức độ thu nhập của cả nam và nữ trong các giai đoạn từ 15 đến 20 tuôi 18
2.4.2.1 Mức độ thu nhập của cả nam và nữ giai đoạn từ 15 đến I8 tuôi 18 2.4.2.2 Mức độ thu nhập của nam giới giai đoạn I8 - 20 tuôi - 5c cccsccxcscce2 18 2.5 TONG QUÁT LẠI THỰC TRẠNG VÀ KHẢO SÁT THỰC TẾ - -: 19
Trang 5CHUONG IIL PHAP LUAT VIET NAM VA PHAP LUAT CUA MOT SO QUOC GIA TRÊN THÊ GIỚI 22 2222 2E222E1251221121122112112211271221121121121121 21216 21 3.1 SO SÁNH HỆ THÔNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 5 s22 s2EcErrerre 21 3.2 SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI PHAP LUẬT MOT SO QUOC GIA KHÁC 5121 221221221121 2112112112112112111211212112112 111121222 23
3.2.1 Pháp luật của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa 522 2222 22*c+2x++2 23
3.2.2 Bộ luật Dân sự Nhật Bản 52 22221 2112212112212211221212112112122 ae 24 3.2.3 Bộ luật Dân sự Pháp - 52 2S 21 21 211211221121121112112112212122 1a 25 PHÂN KẾT LUẬN - 2.522 212221221221121122112111211211121122112112211210111212221 re 26 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2522 2222121122121122121.121 12 27
510009 04 Aa 32
Trang 6DANH MUC TU VIET TAT
1 HN&GD Hôn nhan va Gia dinh
Trang 7PHAN MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là nơi hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách của mỗi con người
Về mặt xã hội, gia đình còn là “tế bào”, là nền tảng vững chắc cho xã hội bởi gia đình tốt
thì xã hội mới tốt Nhưng đề có một gia đình tốt thì phải được xây dựng dựa trên những yếu tố cơ bản làm nền tảng bền vững Một trong số yếu tố cơ bản đầu tiên cần phải có là kết hôn Kết hôn là sự kiện pháp lý quan trọng đánh dấu sự ra đời của gia đình, là van dé
luôn được Nhà nước quan tâm và chịu sự điều chính của Luật HN&GD Hién nay, Luật
HN&GĐ năm 2014 dựa trên sự kế thừa và đổi mới dé có những quy định phù hợp hơn với sự phát triển của xã hội về các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá khi đất nước đang trong bồi cảnh xã hội hoá và hội nhập kinh tế quốc tế Luật HN&GĐÐ năm 2014 chủ
yếu điều chỉnh các quan hệ IN&GĐ Đặc biệt, trong quan hệ hôn nhân, quy định về kết hôn đang có xu hướng ngày cảng hoàn thiện hơn, cụ thê là các quy định về điều kiện kết
hôn — cơ sở pháp lý điều chính vấn đề kết hôn Một trong những điều kiện này là độ tuôi
kêt hôn Trong thực tế hiện nay, việc áp dụng các quy định về điều kiện kết hôn nói chung
và độ tuổi kết hôn nói riêng vẫn còn tôn tại nhiều bất cập Vấn đề đặt ra là: Luật HN&GĐÐ năm 2014 tuy đã có sự thay đổi trong việc xác định độ tuổi kết hôn so với các Luật
HN&GĐ cũ nhưng liệu rằng độ tuôi kết hôn quy định từ năm 2014 này có còn phù hợp
với thời điểm năm 2021 hiện nay nữa hay không khi đất nước ngày càng phát triên với xu
hướng mở rộng, giao lưu văn hoá với các quốc gia khác?
Xuất phát từ tình hình đó, nhóm em chọn đề tài nghiên cứu: “Bản luận về độ tuổi
kết hôn” là vì chúng em cũng đang nằm trong độ tuôi kết hôn luật định, và chúng em nhận thấy đây là một vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện nay Từ đề tài này, nhóm em có thê nói lên quan điểm của mình nhằm làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về độ tuôi kết hôn, tìm ra phương hướng tháo gỡ những vướng mắc đã và đang còn tổn tại trong thời gian qua, góp phần hoàn thiện quy định trong Luật HN&GĐÐ và hệ thống pháp luật nói chung
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ những lý luận cơ bản về độ tuôi kết hôn
Thông qua việc phân tích đặc điểm, vai trò, ý nghĩa cũng như việc áp dụng độ tuôi kết
Trang 8hôn vào thực tiễn để nêu lên quan điểm của nhóm, tìm ra vướng mắc, bất cập Bên cạnh đó, mục đích nghiên cứu đề tài còn là để đưa ra phương hướng mới nhằm khắc phục những tôn tại trong quá trình áp dụng và hoàn thiện pháp luật, tạo ra sự thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật khác
3 Phạm vi nghiên cứu đề tài Về phạm vi nghiên cứu, nhóm em tập trung nghiên cứu những vấn đề về độ tuổi kết hôn trên cơ sở Luật IN&GĐÐ năm 2014 quy định trong phạm vi lãnh thô Việt Nam, tìm hiểu các quy định về tuổi kết hôn qua các thời kỳ Bên cạnh đó, nêu ra những bắt cập
và thuận lợi của tuổi kết hôn cho thấy phần nào mà nhà làm luật chưa dự kiến hết những
vấn đề nhưng trên thực tế vẫn tồn tại Và, trong phạm vi nghiên cứu có hạn nên nhóm em cũng đưa ra kiến nghị và phương hướng hoàn thiện độ tuổi kết hôn đề phù hợp hơn với hiện nay
4 Y nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài nghiên cứu chế định về độ tuổi kết hôn trong pháp luật Việt Nam Kết quả của việc nghiên cứu góp phần bô sung và hoàn thiện vấn đề về điều kiện kết hôn nói
chung và độ tuổi kết hôn nói riêng
5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở kết hợp các phương pháp: Phương pháp phân tích luật học; Phương pháp phân tích; Phương pháp so sánh - đối chiếu; Phương pháp tông hợp; Phương pháp trích dẫn; Phương pháp hệ thông
6 Kết cầu của đề tài: Nội dung đề tài gồm 03 chương: Chương I: Những lý luận cơ bản về độ tuôi kết hôn Chương II: Thực trạng áp dụng quy định về độ tuổi kết hôn Chương III: Pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia trên thể giới
Trên đây là phần giới thiệu sơ lược về đề tài nghiên cứu Dưới đây là phần nội
dung chính nhằm làm sáng tỏ những vấn đề xoay quanh đề tài nghiên cứu
Trang 9PHAN NOI DUNG CHUONG I NHUNG LY LUAN CO BAN VE DO TUOI KET HON
1.1 KHAI NIEM, DAC DIEM CUA DO TUOI KET HON 1.1.1 Khai niém két hén va diéu kién vé d6 tudi két hon
1.1.1.1 Khái niệm kết hôn
Khái niệm kết hôn được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào góc độ nhìn nhận khác nhau:
Theo Từ điển Tiếng Việt phô thông: “Kết hôn là chính thức lấy nhau làm vợ
i
chong.”” Theo Từ điển Luật học: “Kết hôn là sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà thành vợ chông, được pháp luật công nhận ”°
xa
Hiện nay, thuật ngữ “kết hôn” được ghi nhận dưới góc độ pháp lý như sau: “Kế: hôn là một trong các sự kiện pháp lý làm hình thành quan hệ hôn nhân, là căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật” Theo đó, kết hôn chịu sự điều chỉnh của pháp luật, được ghi nhận trong các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành Cụ thê là Luật HIN&GĐÐ năm
2014 quy định tại Khoan 5 Điều 3 : “Kế hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chong
,
với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn ”
Khái quát lại, kết hôn là sự kết hợp về mặt pháp luật và tự nhiên của hai bên nam, nữ Trong đó, sự kết hợp về mặt tự nhiên được hiểu là: Tình yêu đôi lứa, sự đồng cảm về
cuộc sông của hai bên khi đạt đến độ “chín muôi” Đối với sự kết hợp về mặt pháp luật,
thì pháp luật đặt ra các điều kiện nhất định để sự kiện kết hôn có giá trị pháp lý, làm cơ
sở để giải quyết các vấn dé phát sinh Do đó, để xác lập quan hệ vợ chồng, hai bên nam,
nữ phải tuân thủ những điều kiện nhất định, một trong số đó là điều kiện về độ tuôi kết
hôn
1.1.1.2 Khải niệm điều kiện về độ tuổi kết hôn
Độ tuổi kết hôn là độ tuôi mà một người được phép lây chồng/vợ cũng như quyền
làm hoặc buộc phải làm cha mẹ hoặc các hình thức khác đồng thuận khác 1 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB TP HCM, 2005, tr431
2 Từ điển Luật học, NXB, Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, 1999, tr.244 đ 3 Chu Trường Giang (2018), Bản về độ tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, <https://lawnet.thukyluat.vn/posts/f7038-ban-ve-do-tuoi-ket-hon-theo-quy-dinh-cua-luat-hon-nhan-va-gia-dinh-
Trang 10Điều kiện kết hôn theo pháp luật HN&GD là những quy định có tính chất bắt buộc
do Nhà nước ban hành trong các văn bản pháp luật mà nam nữ phải tuân thủ trước khi kết hôn Các điều kiện này được quy định tại Điều 8 Luật HN&GĐÐ năm 2014 bao gồm:
Điều kiện về độ tuôi kết hôn, sự tự nguyện, nhận thức và điều kiện cắm kết hôn Trong đó, điều kiện về độ tuổi kết hôn là quy định của pháp luật về độ tuôi tôi thiểu mà khi đạt được độ tuổi đó thì nam, nữ mới được phép kết hôn
1.1.2 Đặc điểm của độ tuổi kết hôn Với đặc điểm là độ tuổi luật định, thì khi nam nữ muốn kết hôn, họ phái chứng minh được mình đủ điều kiện về độ tuổi kết hôn Và tuổi kết hôn hiện nay được ghi nhận tại Điểm a Khoản L Điều 8 Luật HN&GĐÐ năm 2014: “Mưm từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ
18 tuổi trở lên” Độ tuổi kết hôn luôn là vấn đề được các nhà làm luật quan tâm bởi tầm quan trong
và mức độ ảnh hưởng của nó trong quan hệ hôn nhân Đề có thê quy định độ tuổi kết hôn
như hiện nay, các nhà làm luật phải dựa trên các yếu tố phù hợp với kinh tế, xã hội, lịch sử lập pháp, thực tiễn thi hành pháp luật, sự phát triển nhất định về mặt sinh học, tâm lý,
khả năng nhận thức, khả năng sinh sản của nam, nữ, đảm bảo cho việc xây dựng gia
đình hạnh phúc, bền vững Hầu hết, khi quy định về độ tuôi kết hôn, các nhà làm luật chỉ quy định về độ tuổi tối thiêu mà không quy định độ tuôi tôi đa để đảm bảo quyền tự do kết hôn của công dân,
nghĩa là việc kết hôn ở độ tuổi nào do nam, nữ quyết định nhưng không được thấp hơn độ
tuôi tôi thiêu đo luật quy định
4 TS Nguyễn Văn Tiên (2016), Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam (Tái bản có sửa đổi, bồ sung) của
Chương IV, tr 154 (7ruy cập lần cuỗi ngày 09/05/2021)
5 Điều 8 Luật HN&GDÐ năm 2014: “1 Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đu lực hành vi dân sự; đ) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cắm kết hôn theo guy định tại các điểm a,
Trang 111.2 KHAI QUAT VE SU PHAT TRIEN DIEU KIEN VE DO TUOI KET HON TRONG PHAP LUAT HN&GD VIET NAM VA MOT SO YEU TO TÁC DONG DEN SU THAY DOI VE ĐỘ TUOI KET HON THEO PHAP LUẬT HIỆN HANH
1.2.1 Khái quát về sự phát triển điều kiện về độ tuổi kết hôn trong pháp luật Hôn nhân và Gia Đình Việt Nam
1.2.1.1 Quy định điều kiện về độ tôi kết hôn trong luật cỗ Việt
Nam
Thời phong kiến có hai bộ luật cô có ảnh hưởng sâu sắc đối với Việt Nam là Quốc triều Hình luật của Triều Lê và Hoàng Việt Luật lệ của Triều Nguyễn Đối với các vấn đề về quan hệ HN&GĐ, và liên quan đến điều kiện kết hôn, hai bộ luật này đều không quy định cụ thê về độ tuôi kết hôn Nhưng trong Quốc triều Hình luật tại phần luật lệ Hồng
”
Đức hôn giá có ghi nhận: “Con trai 18 tuổi, con gái 16 tuôi mới có thể thành hôn
Như vậy, ở thời kỳ này mặc dù chưa có quy định cụ thể và chỉ tiết về độ tuôi kết
hôn nhưng thông qua quy định trên có thể thấy các nhà lập pháp thời phong kiến đã phần nào có sự phân biệt về độ tuổi kết hôn tối thiêu giữa nam, nữ Do đó, ta có thể xem đây như là một sự khởi đầu cho hệ thông pháp luật Việt Nam sau này
1.2.1.2 Quy định điều kiện về độ tôi kết hôn trong thời kỳ Pháp thuộc Đến thời Pháp thuộc, với chính sách chia đề trị, thực dân Pháp tiễn hành áp dụng
mỗi miền một bộ luật khác nhau: Bắc kỳ áp dụng BLDS năm 19317; Trung ky ap dung
BLDS năm 1936: Nam kỳ áp dụng Tập quán Dân luật giản yếu năm 1883°
Về mặt kỹ thuật lập pháp: Các quy định điều chỉnh quan hệ hôn nhân trong các bộ luật này đều là chế định của pháp luật dân sự và chịu ảnh hưởng của pháp luật Pháp (cụ
9 Tập quán Dân luật giản yêu năm 1883: Được ban hành ngày 26/03/1884 áp dụng cho xứ Nam Kỳ Là BLDS đầu tiên ở nước ta được xây dựng theo tỉnh thân của nền pháp chế phương Tây mả vai trò ảnh hưởng trực tiếp là các tư tưởng pháp lí được thê hiện trong BLDS Pháp năm 1804
10 BLDS Pháp (tiếng Phap: Code Civil) hay còn gọi là Bộ luật Napoléon: Được kiến lập bởi Napoléon
Bonaparte vào năm 1804 Với Code Civil có lẽ Napoléon đã tạo nên một tác phẩm luật quan trọng nhất của thời kỳ Hiện đại Tại Pháp, về nhiều phan co bản, bộ luật Napoléon nay van con hiệu lực cho đến ngây nay,
<https://www.legifrance.gouv.fr/codes/id/LEGITEXT000006070721/> (Truy cdp lan cudi ngay 09/05/2021)
Trang 12Về mặt nội dung: Xét một cách tổng quát, BLDS năm 1931 của Bắc Ky va BLDS năm 1936 của Trung Kỳ đều phản ánh phong tục tập quán truyền thống của Việt Nam về HN&GD Chí riêng Tập quán Dân luật giản yếu năm 1883 của Nam Kỳ là bộ luật chịu nhiều ảnh hưởng của BLDS Pháp năm 1804, nên các quy định trong văn bản này ít nhiều có hơi hướng phụ thuộc vào quan điểm của các nhà làm luật phương Tây Cụ thé:
Trong Tập quán Dân luật giản yếu năm 1883, độ tuổi kết hôn được quy định tại
Điều 17: “Con trai 16 tuổi, con gái 14 tuổi được phép kết hôn "1,
Trong khi đó, BLDS Bắc Ky va BLDS Trung Ky quy định về độ tuôi để hai bên
nam, nữ được phép kết hôn cao hơn Nam kỳ là: “Nam tròn 18 tuổi, nữ tròn 15 tuổi "2
Ngoài ra, hai bộ luật này còn quy định trường hợp ngoại lệ: “Khi có lý do chính đáng thì quan tỉnh có thể đặc cách cho phép nam làm tròn lŠ tuổi, nữ tròn 12 tuôi kết
hôn ”!° Điều này đã phản ánh xu thế phát triển các quy định điều kiện về độ tuổi kết hôn
trong pháp luật dưới sự ảnh hưởng của các nước phương Tây, cụ thể là Pháp Vì cho đến
thời điểm đó, các nước phương Tây đều coi độ tuổi là một điều kiện bắt buộc đề hôn nhân có hiệu lực Trong khi đó, cô luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về điều kiện này
Như vậy, sự khác biệt về quy định độ tuổi được phép kết hôn gây ra tình trạng không thống nhất trong cả nước dẫn đến việc áp dụng gặp nhiều khó khăn Hơn nữa, qua quy định về độ tuổi kết hôn trong các bộ luật trên cho thấy thời kì này chưa quan tâm đến vấn đề người chưa thành niên kết hôn và những hậu quả pháp lý của vấn đề này
1.2.1.3 Giai đoạn miền Nam Việt Nam trước ngày thống nhất đất nước (30/04/1975)
Sau năm 1954, đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp thực hiện âm mưu chia cắt
lâu dài nước ta, lúc này đất nước vẫn tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ
chính trị khác biệt Trong thời kỳ này, để quốc Mỹ và chế độ ngụy quyền Sài Gòn đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ HN&GĐ gồm: (1) Luật
HN&GĐ ngày 02/01/1959 (Luật số 1-59) dưới chế độ Ngô Đình Diệm; (2) Sắc Luật số 15-64 ngày 23/07/1964 về Giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng dưới thời Nguyễn Khánh;
(3) Bộ Dân luật ngày 20/10/1972 (Bộ Dân luật năm 1972) của bộ máy chính quyền nguy
Sài Gòn, dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu Cả ba văn bản này có sự thông nhất là đều quy định rõ về độ tuổi kết hôn Cụ thẻ: “Con gai 16 tudi, con trai 18 tuổi” (Điều 10 Sắc Luật sô 15-64! và Điều 104 Bộ Dân
11 Điều I7 Tập quán Dân luật giản yếu năm 1883, tr I3 12 Điều 73 BLDS Bắc Kỳ (năm 1931) và BLDS Trung Kỳ (năm 1936) 13 Điều 75 BLDS Bắc Kỳ (năm 1931) và BLDS Trung Kỳ (năm 1936)
14 Điều I0 Sắc Luật số 15-64, tr.27
Trang 13luật năm 1972'>) Tuy nhién, Diéu 104 Bé Dan luat nam 1972 con quy định trường hợp ngoại 1é la “Néu co ly do trong dai, Nguyén thủ quốc gia có thể đặc cách cho miễn tuổi Do đó, việc kết hôn ngoài yếu tô đủ độ tuổi còn phải đáp ứng được yếu tổ sức khỏe
1.2.1.4 Quy định về độ tuôi kết hôn trong Luật HN&ŒĐ năm 1959 Sự ra đời của Luật HN&GĐ năm 1959” là bộ luật đầu tiên điều chính quan hệ
HN&GĐ trong lịch sử pháp luật Việt Nam Đây được xem như một bước tiến mới làm
thay đổi hoàn toàn diện mạo của quan hệ pháp luật này Luật HN&GĐÐ năm 1959 trên
tỉnh thần kế thừa Sắc lệnh số 97-SL và Sắc lệnh sô 159-SL làm nhiệm vụ xóa bỏ những tàn tích của chế độ HN&GD thời phong kiến, xây dựng một chế độ HN&GĐÐ xã hội chủ nghĩa Theo đó, Điều 6 Luật HN&GĐÐ năm 1959 quy định về độ tuổi kết hôn đã cho thấy
sự nhận thức mới về sự phát triển tâm sinh lý của con người trong nhận thức của các nhà
làm luật lúc bấy giờ đó là:
“Con gái từ 18 tuổi trỏ lên, con trai từ 20 tuổi trở lên mới được kết hôn ” Tuy nhiên, quá trình áp dụng Luật HN&GĐÐ năm 1959 không tránh khỏi một số
hạn chế nhất định Do tinh hình chính trị - kinh tế - xã hội của dat nước có sự chuyền biến
mà Luật HN&GÐ năm 1959 không thẻ giải quyết triệt để nhu cầu xã hội của đất nước
Chính vì thế, Luật HN&GĐÐ năm 1986! ra đời tiếp tục kế thừa và phát huy Luật HN&GĐÐ
năm 1959, thực hiện giải phóng phụ nữ, xây dựng gia đình mới thực sự dân chủ, tiến bộ
Nhưng, về độ tuổi kết hôn, Luật HN&GĐÐ năm 1986 không có thay đối gì so với Luật HN&GĐ năm 1959, bởi các nhà làm luật cho rằng độ tuổi này vẫn còn phù hợp với
tình hình thời đó và độ tuổi kết hôn vẫn là: “Nam /ừ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở
lên ” (Điều 5 Luật IN&GĐÐ năm 1986) Sau hon 10 năm thi hành, Luật IN&GĐ năm 1986 cũng bộc lộ nhiều điểm yếu trước những biến đôi của xã hội Tiếp đó, Luật HN&GĐÐ năm 2000” ra đời vẫn không có sự điều chính về độ tuổi kết hôn Lí do cũng là vì các nhà làm luật nhận thấy sự phủ hợp,
15 Điều 104 Bộ Dân luật năm 1972, tr.2
16 Điều 104 Bộ Dân luật năm 1972 (Nam Việt Nam), <https://thongtinphapluatdansu edu vn/wp-content/uploads/2018/04/B%E1%BB%98-D%C3%82N-LU%E1%BA
%ACT-N%C4%82M-1972-2.pdf> (Truy cap lan cuối ngày 09/05/2021)
17 Luật Hôn nhân va Gia đình số: 2/SL ngày 29/12/1959 của Quốc hội, <https:/thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen- dan-su/Luat-Hon-nhan-va-gia-dinh- 1959-2-SL-36857.aspx> (Truy cdp lan cudi ngay 09/05/2021)
<https://thuvienphapluat vn/van-ban/Quy en-dan-su/Luat-Hon-nhan-va-gia-dinh- 1986-2 1-LCT-HDNN7- 37246.aspx>
(Truy cập lần cuối ngày 09/05/2021) - 19 Luật Hôn nhân và Gia đình sô: 22/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội, <https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Luat- Hon-nhan-va-Gia-dinh-2000-22-2000-QH10-46450.aspx>
Trang 14khả năng thực thi ở độ tuôi này còn khá cao, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tổ khác Và độ tuổi kết hôn quy định tại Điều 9 Luật HN&GĐÐ năm 2000: “Nam tie 20 tudi trở lên, nữ từ
,
18 tuôi trở lên ” vẫn được xem là phù hợp với sự phát triển xã hội 1.2.2 Khái quát một số yếu tố tác động đến sự thay đổi về độ tuổi kết hôn theo pháp luật hiện hành
Trải qua ba văn bản Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 và Luật HN&GD nam 2000, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội đã khác nhiều so với trước Thời dai phat trién thi sự thay đối về luật pháp cũng có sự chuyên biến để phù hợp với thời đại, vừa hợp pháp và vừa hợp lý Vì thế, điều kiện về độ tuổi kết hôn và hậu quá pháp lý của
nó đương nhiên cũng sẽ thay đổi theo Sự thay đổi này thể hiện rõ trong Luật HN&GĐÐ
năm 2014 theo hướng nâng độ tuổi kết hôn tại Điểm a Khoản I Điều § Luật HN&GĐ năm 2014 là: “Nam từ đủ 20 tuôi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”
Sự thay đổi này dựa trên cơ sở về tâm sinh lý, về góc độ lập pháp, phương diện xã hội, xuất phát từ thực tiễn cuộc sống đề đưa ra quy định độ tuổi như hiện nay nhằm mục
đích phù hợp với xã hội, đảm bảo sức khỏe và sự hiểu biết cho cả nam, nữ khi kết hôn”
1.2.2.1 Về phương diện sinh học
Đối với nữ giới {rước tuổi 18, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện Nếu kết hôn và
mang thai thì sẽ có nguy cơ đẻ khó, tai biến sản khoa sẽ gia tăng, đứa con có thể có nguy cơ bị suy dinh dưỡng Hậu quả xa hơn là làm suy giảm chất lượng giống nòi Do đó, quy
định độ tuổi kết hôn ở nữ giới là 18 tuổi là kết quả của việc nghiên cứu, điều tra tổng thê về sinh lý học
Đối với nam giới, độ tuôi bắt đầu dậy thì trung bình tir 11 - 13 tuổi và dậy thì xong
lúc 17 - 19 tuổi Như vậy, con trai dậy thì muộn và trưởng thành chậm hơn 02 năm so với
con gái Do đó, quy định độ tuổi kết hôn của nam giới chậm hơn 02 tuôi là phù hợp với đặc thù sinh ly Vi thé, không thê xem đó là "phân biệt đối xử về giới” (tương tự như việc quy định vợ được nghỉ thai sản lâu hơn chồng cũng không bị coi là phân biệt đối xử)
1.2.2.2 Sự phát triển về tâm lÿ
Ở giai đoạn tuổi 16 — 17, vẫn nằm trong giai đoạn dậy thì, tâm lý của nam và nữ
chưa phát triển hoàn thiện, cộng thêm việc học tập, tiếp nhận kiến thức và kinh nghiệm
trong cuộc sống chưa đầy đủ, chưa xử lý được các vấn đề trong cuộc sống Do đó, ở độ tuổi này, việc kết hôn là quá sớm bởi đây là giai đoạn mà các em vẫn còn đang ở tuôi vị thành niên “ăn chưa no, lo chưa tới”, chưa đủ chín chắn, hiểu biết để đảm đương vai trò
20 Tuổi két hén, <https://vi.wikipedia org/wiki/Tu%E1%BB%95i_k%E1%BA%BFt_h%C3%B4n> (7ruy cập lần
Trang 15lam vo lam chong, làm cha làm mẹ Tương tự, ở Việt Nam, học sinh phai tu 18 tuổi trở
lên mới có thể hoàn tất 12 năm học phố thông và bắt đầu cuộc sống tự lập Như vậy, nếu cho phép kết hôn trước 18 tuổi thì sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của người vợ, và hôn nhân rất dễ có nguy cơ đồ vỡ
1.2.2.3 Về phương diện xã hội
Kết hôn sớm sẽ không đảm bảo cho sự phát triển giống nòi, các điều kiện về khả năng xây dựng cũng như việc chăm lo cuộc sông gia đình không ôn định, và cũng không phù hợp với quan điểm vận động nhân dân tuân thủ pháp luật và xóa bỏ các tập quán lạc
hậu về hôn nhân và gia đình Xã hội càng phát triển thì thanh niên càng cần có nhiều thời gian học hành đề chuẩn bị lao động tự lập, việc hạ tuổi kết hôn sẽ làm ảnh hưởng đến
chất lượng giống nòi và nguồn lao động trong tương lai
1.2.2.4 Về mặt lập pháp Việc quy định độ tuôi kết hôn trong Luật HN&GD nam 2014 nhằm đồng bộ, thống nhất với quy định trong BLTTDS và Bộ luật Dân sự BLDS
Bởi theo Điều 2l BLDS 2015?! người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên
Khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải có người giám hộ hoặc phải được người đại
diện theo pháp luật đồng ý Còn đối với người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao
dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hoặc pháp luật có quy định khác Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 69 BLTTDS 2015? cũng quy định đương sự là người từ đủ 18 tudi trở lên
mới có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự Do đó, nếu cho phép người chưa đủ 18 tuổi kết hôn thì không hợp lý, làm hạn chế một số quyền của người nữ khi xác lập các giao dịch dân sự, thậm chí ngay cả yêu cầu ly hôn khi chưa đủ I8 tuổi thì cũng phải có người đại diện Điều này không những tạo ra sự thiếu thông nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật mà còn hạn chế một số quyền của người vợ khi xác lập quan hệ dân sự (chăng
hạn như yêu câu ly hôn phải có người đại diện)
Từ các phương diện trên, có thê thấy, độ tuổi kết hôn không chỉ căn cứ vào khả
năng sinh sản của nam, nữ mà còn phụ thuộc vào sự phát triển cơ thể, quá trình nhận thức, nhằm dé dam bao cho con cai sinh ra duoc khỏe mạnh cả về thê chất lẫn trí tuệ Con người chỉ khi đạt đến độ tuổi nhất định, có sự trải nghiệm thực tế thì mới có suy nghĩ
đúng đắn và nghiêm túc trong việc kết hôn của mình Hơn nữa, khi con người đạt đến độ
21 Bộ luật Dân sự số: 91/2015/QH13 ngày 24/1 1/2015 của Quốc hội, <https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-
dan-su/Bo-luat-dan-su-2015-296215.aspx> (Truy cdp lan cuỗi ngày 09/05/2021) 22 Bộ luật Tế tụng Dân sự số: 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội, <https://thuvienphapluat.vn/van- ban/Thu-tue-To-tung/Bo-luat-to-tung-dan-su-2015-296861.aspx> (Truy cdp lan cudi ngay 09/05/2021)
Trang 1610 tudi nhất định thì sẽ có khả năng tham gia vào quá trình lao động tạo ra thu nhập Điều đó dam bảo cho họ có cuộc sông độc lập về kinh tế, chín muồi về tâm lý, đầy đủ ý thức xã hội đề thực hiện các chức năng của gia đình và duy trì tế bào của xã hội
Dựa vào những quan điểm trên đây, nhóm em xin phép được bàn luận về độ tuôi
kết hôn của pháp luật hiện hành đề từ đó rút ra kết luận về quan điểm của nhóm về sự phủ
hợp hay không phù hợp khi quy định về độ tuôi “Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi”
như hiện nay và hậu quả pháp lý về sự bất cập và phù hợp theo quy định trên Và đối với
van dé nghiên cứu “Bàn luận về độ tuổi kết hôn” này, nhóm em cũng dựa trên các
phương diện về mặt sinh học, tâm lý, xã hội, kinh tế đề trình bày quan điểm của nhóm,
đồng thời, đưa ra số liệu thống kê từ khảo sát thực tế cùng với sự so sánh pháp luật Việt
Nam với nhau và so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số quốc gia khác về
độ tuôi kết hôn.
Trang 17lãi
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VẺ
DO TUOI KET HON
2.1 DỰA TREN SU PHAT TRIEN VE MAT SINH HOC
2.1.1 Khai quat chung Dé ton tai va phát triển, nhân loại cần đáp ứng một số yêu cầu nhất định của sự
sống, đó là những yếu tô cần và đủ của một cá thể, một tập thể khi tồn tại trong xã hội
Một trong số đó là vấn đề liên quan đến HN&GĐ Trong đó, kết hôn là sự kiện pháp lý
làm phát sinh quan hệ vợ chồng và các quan hệ xã hội khác Đề mục tiêu của việc kết hôn
đạt được, người vợ, người chồng phải có những kỹ năng nhất định trong đời sông gia
đình và thực hiện các chức năng của gia đình, xã hội.” Và một trong những chức năng
quan trọng của gia đình là duy tri noi giéng Theo nghiên cứu khoa học cho thấy, nam từ l6 tuôi, nữ từ 13 tuổi trở lên đã có khả năng sinh sản Dân gian ta cũng có câu “ nữ thập tam, nam thập lục” đề chỉ nam và nữ ở
độ tuổi này đã có thê sinh đẻ Tuy nhiên, đây chỉ là tuổi chứng minh được nam nữ có khả
năng sinh đẻ, còn đê đám bảo cho sức khỏe của đứa trẻ khi sinh ra cũng như sức khỏe của
người mẹ và người cha thì độ tuổi sinh đẻ có thể thấp hơn do sự phát triển của khoa học —
kỹ thuật Ở đây, chúng ta chỉ nói đến độ tuổi có khả năng tạo ra “hình hài” của một sinh linh nhưng muốn con người có khả năng tự mình tham gia lao động tạo thu nhập, tự nuôi
sống gia đình, gánh vác trách nhiệm, thực hiện các nghĩa vụ đối với nhau và đối với xã
hội thì phải đạt đến độ tuôi nhất định mới có thể thực hiện được những yêu cầu đó 2.1.2 Xét về độ tuổi kết hôn của nữ giới
Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), các biến chứng liên quan đến sự kiện có thai và sinh con sớm là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ
em gái 15 - 19 tuổi trên thế giới, khoảng 11% trên tổng số trẻ sinh ra là ở các bé gái từ 15 - 19 tuổi chủ yêu ở các nước thu nhập thấp và trung bình”! Việt Nam là một trong số đó”
23 TS Nguyễn Văn Tiến (2016), Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam (Tái bản có sửa đổi, bồ sung) của
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức -— Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh,
tr.l57 24 Phụ nữ mang thai khi dưới I6 tuổi phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ân nảo?, <http:/Awww epes vn/phư- nu-
mang-thai-khi-duoi- 1 6-tuoi-phai-doi-mat-voi-nhung-nguy-co-tiem-an-nao-d9307.html> (Truy cap lan cuối ngày
28/04/2021)
25 Tổng quan về Việt Nam, <https:/4vww.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview> (77w„y cập lần cuỗi ngày
28/04/2021)
Trang 1812
Khi mang thai ở tuôi vi thanh nién (dudi 18 tudi) co thé dé dan dén cac bién ching
do thai nghén như: sảy thai, đẻ non, nhiễm độc thai nghén từ đó làm tăng nguy cơ tử vong cho người mẹ Làm mẹ khi còn quá trẻ với cơ thê chưa phát triển đầy đủ dễ dẫn đến
thiếu máu, thai nhi có thể kém phát triển, dễ bị chết lưu, hoặc trẻ thiếu cân, suy dinh
dưỡng Với các bà mẹ ở tuổi vị thành niên thì khi sinh nở dễ gặp phải tình trạng đẻ khó do khung xương chậu chưa phát triển đầy đủ Khi đó, bác sĩ thường phải can thiệp, hỗ trợ sinh sản bằng các phương pháp như: Thủ thuật Fooc-xep (Forceps) %5, giác hút, không
tốt cho thai nhi Ngoài ra, tỉ lệ mắc bệnh tật và tử vong của trẻ sơ sinh ở người mẹ nhỏ tuổi cao hơn nhiều lần so với các bà mẹ ở tuổi trưởng thành Hơn nữa, khi tâm sinh lý
chưa phát triển đầy đủ, người mẹ sẽ dễ bị căng thăng, khủng hoảng tâm lý Một số bà mẹ còn bị trầm cảm sau sinh có thê dẫn tới những hành vi nguy hiểm cho bản thân và trẻ nhỏ Tuy nhiên, khó đảm bảo được rằng với độ tuổi “ ẩú 18 tuổi” mà người phụ nữ mang thai, sinh con cũng không ít gặp những trường hợp ảnh hưởng như phụ nữ mang
thai dưới 18 tuổi Vì vậy, nên cân nhắc lại việc thay đối độ tuổi cho phép kết hôn của nữ
trong bổi cảnh xã hội hiện nay
2.1.3 Xét về độ tuổi kết hôn của nam giới
Hiện nay, theo quy định, “Nưm fừ đủ 20 tuổi” được phép kết hôn Tuy nhiên, với
độ tuổi này liệu có đảm bảo được các yếu tô cần và đủ của một cá thể chuẩn bị sáp nhập
vào gia đình để cùng nhau xây dựng một mái nhà, “đầu ấp tay gối” với một người phụ nữ, cùng nhau tạo dựng nên những điều “mới mẻ” được hay không? Ở đây, nhà làm luật cho phép độ tuôi kết hôn ở nam giới như vậy liệu có quá sớm hay không?
Theo nghiên cứu cho thấy, đàn ông ở giai đoạn từ 20 — 30 tuổi, nồng độ testosterone trong cơ thê có xu hướng tăng mạnh Hơn nữa, ở giai đoạn 20 tuổi, nam giới
thường có tâm lý tò mò, dễ bị thu hút bởi người khác giới và luôn có nhu cầu về vấn đề
“tình dục” Tuy nhiên ở độ tuổi này, hoạt động tình dục của nam giới chủ yêu là đề thỏa
mãn sự tò mò và khăng định bản thân” Ngoài ra, còn rất nhiều các yếu tố tác động đối với người đàn ông bước vào tuôi trưởng thành
Do đó, việc nam giới kết hôn ở độ tuổi 20 tuôi vẫn còn là quá sớm vì các yếu tố
khách quan, chủ quan ảnh hưởng, tác động lên tâm sinh lý của nam giới còn khá lớn Vì
26 Phương pháp sinh Forceps: Là thủ thuật dùng dụng cụ (kẹp Forceps) kéo thai qua ngả âm đạo, bằng cách đặt một lực lên đầu thai nhỉ mả không gây sang chấn cho cả thai nhỉ và người mẹ, <https:/www.vinmee.eom/vi/tin- tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/ho-tro-sinh-bang-ky-thuat-dat-forceps-nhung-dieu-can- biet/?link_type=related_posts#:~:text=Ph%C6%B0%C6%A I ng%20ph%C3%A 1p%20sinh%20 forceps%201 ; %C3%A0,thai⁄4420nhi%20v%C3%A0%420ng%C6%B0%EI%BB%49DI%20m%EL%BA%B9> (7 cập lần cuối ngày 28/04/2021)
Trang 19D6 tudi phan anh sy phat triển của cơ thể về mặt sinh học Và từ những thay đổi
lớn về mặt sinh học, cả nam giới và nữ giới đều có những thay đối về mặt tâm lý
2.2.1 Tâm lý của nam giới ở độ tuổi kết hôn “từ đủ 20 tuôi”
Nam giới ở giai đoạn 20 tuôi rất quan tâm đến giá trị "tuổi thanh xuân" của mình nên thường sẽ không thích một cuộc sống nhàm chán, những gì họ cần là sự công nhận
của mọi người, ghi danh thành tựu xã hội$ Do đó, 20 tuổi là “cơ hội” để các chang trai
thể hiện bản thân Ở độ tuổi này, họ rat coi trong ban bè và sự nghiệp, nên sẽ không muốn
có mối quan hệ yêu đương nghiêm túc, lâu dài” Chăng hạn như: Về sự nghiệp, họ
thường “đứng núi này, trông núi nọ”, háo hức về những điều thú vị chưa khai phá, thích một cuộc phiêu lưu đây thách thức Trong tình yêu, các chàng trai tuổi 20 coi đó như là một “thú vui”, yêu vẻ bề ngoài của nữ giới và muốn sở hữu cô ấy đề thể hiện mình Vậy
nên, họ thường không gắn bó lâu dài hay cưới cô ấy làm vợ
Nhưng, ở tuổi 20, nam giới vẫn có những giai đoạn tâm lý không ốn định Cùng
với việc đôi mặt với các vấn đề về học tập, gia đình, tình cảm cá nhân dễ bị rối loạn,
khủng hoảng tâm lý Họ thường loay hoay tìm đường trong mớ bòng bong cảm xúc, và sợ trách nhiệm như một sợi dây níu chân họ lại Vì thế, họ cảm thấy rằng việc có tình cảm và thiết lập mỗi quan hệ nghiêm túc với một cô gái sẽ khiến cho cuộc sông mình bị bó
buộc Do đó, họ không có khái niệm về gia đình kê cả khi đã kết hôn Nếu hỏi “Bạn chưa
san sang lam cha?” thi câu trả lời ở đây sẽ là “Không có anh chàng nào sẵn sàng ở độ tuổi
nay cal’? Như vậy, đề cập đến vấn đề “kết hôn” với nam giới ở độ tuôi này là quá sớm Và
nếu có kết hôn thì cũng chỉ là những quyết định vội vàng, hấp tấp Bởi suy cho cùng, 20 tudi vẫn còn là độ tuổi khá trẻ, sự phát triển về mặt tâm lý của các chàng trai vẫn còn hạn
chế, chưa đủ chín chắn cả về nhận thức và kiến thức, dễ bị cuốn vào những cám dé trong cudc song dẫn tới sự thiếu trách nhiệm, không đảm bảo được trọng trách với gia đình Do 28 Lê Tùng (2017), Con trai tuổi 20 — Đàn ông tuổi 40, những lời tự sự, Tạp chí Phái mạnh ELLE Man, <https://www.elleman.vn/tam-ly-tinh-yeu/con-trai-tuoi-20-dan-ong-tuoi-40-nhung-loi-tu-su> (Truy cập lần cuỗi vào
ngày 17/05/2021) ; 29 Đừng đợi chờ dan dng tudi 20, <https://ngoisao.vn/dan-ong/tieu/dung-cho-doi-dan-ong-tuoi-20- 156645.htm> (Truy cap lan cuéi vao ngay 17/05/2021)
30 Kim Oanh (2016), 7 điều nam giới thường lo ngại ở tuổi 20, Bao VNExpress, <https://vnexpress.net/7-dieu-nam-
Trang 2014
đó, độ tudi két hon “a di 20 tudi” voi nam gidi la chwa that sy phu hop trong x4 hdi hiện nay Vì thế, nên việc xem xét điều chỉnh độ tuôi kết hôn ở nam giới dé phù hợp với xã hội và đảm bảo sự phát triển toàn diện về mặt tâm lý
2.2.2 Tâm lý của nữ giới ở độ tuổi kết hôn “từ đủ 18 tuổi”
Do ảnh hưởng của tuôi dậy thì, nữ giới ở tuổi 18 có xu hướng cơi mình là trung
tâm vũ tru, mong muốn được tôn trọng và làm mọi thứ mình muốn Ở độ tuổi nảy, nữ giới
bắt đầu có nhiều cảm xúc yêu thương hơn đối với những người khác giới và là độ tuôi
mang lại nhiều cung bậc cảm xúc nhất với họ
Tuy nhiên, một cô gái ở tuổi 17 - 18, ranh giới giữa sự trưởng thành và những vụng về mới lớn sẽ đưa nàng vào trong trạng thái hoang mang, khó khăn trong những
quyết định Và tuổi 18 không chỉ là độ tuổi của cảm xúc mà đây cũng là độ tuổi đánh dấu
bước ngoặt trong học tập và tương lai, vì vậy cô nàng rất dễ trở nên mắt định hướng và
gặp khó khăn trong việc xác định mọi thứ, trong đó có tình yêu?! Mặt khác, ở độ tuổi 18,
sự phát triển hoàn thiện về thể chất không đồng nghĩa với việc tâm lý cũng phát triển hoàn thiện theo Độ tuổi này vẫn còn quá nhỏ để các bạn nữ suy nghĩ đến vấn đề kết hôn
hay lập gia đình bởi tuổi 18 vẫn chỉ là cột mốc đầu tiên của giai đoạn đầu thời kỳ trưởng
thành Thực tế, họ vẫn chưa thực sự trưởng thành, chưa đủ chín chắn trong suy nghĩ, chưa đủ trải nghiệm, chưa có nhiều cơ hội để tự mình giải quyết vẫn đề trong đời sông
Vì vậy, việc để nữ giới kết hôn ở độ tuổi 18 còn gặp nhiều bất cập, khó khăn Cần xem xét điều chỉnh độ tuổi kết hôn đề nữ giới có thê phát triển một cách toàn diện nhất,
sẵn sàng, vững vàng về tâm lý để có được một cuộc hôn nhân trọn vẹn
2.3 VẺ PHƯƠNG DIỆN XÃ HỌI
2.3.1 Thực trạng xã hội chung cả nam và nữ phải đối mặt trong hôn nhân Thứ nhất: Ganh vac nhiéu trách nhiệm hơn khi bước vào môi trường mới Sau khi kết hôn, phần lớn cả nam và nữ sẽ bị thay đổi môi trường sống (làm dâu, làm rẻ hoặc dọn ra ở riêng) Sự thay đôi này sẽ khiến cho cặp vợ chồng trẻ phải mất một
khoảng thời gian để có thê thích nghỉ và điều chỉnh mọi thứ sao cho phù hợp với bản
thân Lúc này, mỗi người không chỉ học tập, lao động để chăm lo cho đời sống vật chất
lẫn tinh thần của bản thân mà còn phải chịu trách nhiệm lo lắng, chăm sóc cho gia đỉnh,
vụn đắp cho tổ ấm của mình Vì thế, khi kết hôn mỗi người sẽ có thêm những trách nhiệm
mới lớn lao hơn và có thê sẽ nặng nề hơn rất nhiều 31 Nguyễn Anh Vũ (2020), Tâm lý phụ nữ khi yêu thật lòng: Đàn ông nảo cũng phải biết, <https://chinhphucnang.com/tam-ly-phu-nu-khi-yeu-that-long/> (7z cập lân cuỗi vào ngày 17/05/2021)