1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận nhóm đánh giá quá trình luật hôn nhân và gia đình xác định hôn nhân thực tế qua thực tiễn xét xử

57 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá quá trình luật hôn nhân và gia đình xác định hôn nhân thực tế qua thực tiễn xét xử
Tác giả Vừ Trung Hiếu, Lõm Cao Minh, Nguyễn Thị Cảm Nga, Đỗ Thị Kim Ngõn, Nguyễn Thị Nguyờn, Nguyễn Thị Mỹ Ngõn, Nguyễn Thị Bớch Ngọc, Trương Thị Tuyết Nhỉ
Người hướng dẫn Lờ Thị Mận
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại Tiểu luận nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 4,17 MB

Nội dung

Tuy nhiên, dựa vào các quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề này thì có hai phương diện chính cần phải xem xét, cụ thể như sau: - Thứ nhất, về mặt hình thức: Việc sống chung như vợ ch

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC LUAT THANH PHO HO CHI MINH

KHOA LUAT DAN SU

TIỂU LUẬN NHÓM ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH

MÔN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH XÁC ĐỊNH HÔN NHÂN THỰC TẺ QUA THỰC TIỀN XÉT XỬ

Giảng viên: Lê Thị Mận

STT | Ho va Tén Mã số sinh viên Ghi chú

7 | Nguyễn ThịNguyên | 2053801011 172 ở | Trương Thị Tuyết Nhỉ | 2053801011 178

Trang 2

THANH PHO HO CHi MINH - NĂM 2022

Trang 3

MUC LUC

A, PHAN MO DAU coc ccccecccsecccsesesssseesseeessesessesessesesseeeveeessecesrecsssessnitessisesseeensenean 4

1 Lí do chọn đề tài - ST E21 H111 1 n1 n1 1 11t tre re 2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài - 5c 3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - 5 SE E221 11 122211 1 ng HH ra 4 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài - 52 ng ren 5 Cau tric (giéi thiéu chuong, muc) dé tai ccc ccccecesescestesescssesescsesesestssesesteees

B._ PHẦN NỘI DUNG Ác ST H1 HH n1 HH ng ng rêu 6

Chương I Lý luận chung về hôn nhân thực tẾ: 2-5 SE SE 12112122111 2.2111 1n rrye 1.1 Định nghĩa Q0 L0 2 n1 SH n TS TH ng 1501111011115 1120111 kh xxx khe 6

1.2 Đặc điểm hôn nhân thực tẾ: - 5 St SE E22111 E111 tre 7 1.3 Lược sử pháp luật về hôn nhân thực tế ở Việt Nam: s- se: 7 131, Hôn nhân xúc lập trước ngày 03/01/I9ổ7: Ặ ccc cette 7 1.3.2 Hôn nhân xúc lập từ 03/01/1987 đến ngày 01/01⁄2001: ca 8 1.3.3 Quy định của luật hôn nhân và gia đình 2014 về hôn nhân thực tế: 9 1.4 Những yếu tố dẫn đến việc tồn tại hôn nhân thực tế ở Việt Nam: 9 1.5 Liên hệ pháp luật nước ngoài: -.- Q0 122111222222 HH Hye lãi 1.5.1 Pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: II 1.5.2 Pháp luật Hợp chúng quốc Hoa Ñỳ: ằ onieneneieree 13 1.5.3 — Pháp luật UkPdÏHG: Q QQ.cHnnHnHHHe 16

1.5.4 KẾ luẬH: ìà HH nek 19

Chương II Thực trạng xác định hôn nhân thực tế qua thực tiễn xét xử: - se 2.1 Khái quát chung về các hướng công nhận hôn nhân thực tế: 20

Trang 4

2.2 Bản án số 13/2017/HNGĐ-ST ngày 24/08/2017 vé tranh chap ly hén: 21

2.2.1 — Tóm tắt bản ẲH: ào 21

2.2.2 Phân tích quan điểm của TÒA: che yeu 21

2.2.3 Quan điểm của HhÓH: àằ SH gà 22

2.3 Bản án 299/2018/HNGĐ-PT ngày 22/03/2018 về ly hôn va chia tai san l0 0 18 23

2.3.1 TÓmHẤT: Q.2 23

2.3.2, Phân tích quan điểm của tÒA: che 24

2.3.3 Quan điểm của HhÓm: ằ Tnhh re 24

2.4 Án lệ số 41/2021/AL.về chấm dứt hôn nhân thực tế: - 5 sssở 25 2.4.1 Khái quát án lệ 41/2021/AL cà 25 2.4.2 Nhận xét về án lệ 41/⁄2021/AL 5- 5S SEEE22sreree 26

2.5 Kết luận chương ÏÏ: -5.- 2E E122 11 trau 27 Chương III Kiến nghị hoàn thiện - 2 S5 É 1251511111 11711111222 211 n1 tgr ray C PHAN KET LUẬN: - 22T E1 HH1 HH g ng ng tre 30 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢÁO: 5 S22 1 E211 21111 1E te gH Hee, 31

Trang 5

A PHAN MO DAU 1 Lido chon dé tai

Theo quy định của pháp luật hiện hành, dé có một quan hệ hôn nhân hợp pháp thì hai bên nam nữ phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thấm quyên, nhằm mục đích được pháp luật công nhận mối quan hệ, bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi bên Việc thực hiện đăng ký kết hôn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiểm soát nhân khẩu tại địa phương, bảo vệ nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng cũng như là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản chung của hai bên, quyền nuôi con của hai bên

Tuy nhiên, trên thực tế vì nhiều lý do mà có rất nhiều cặp vợ chồng chung sống với nhau mà không thông qua các thủ tục pháp lý dẫn tới sự khó khăn trong giải quyết quyền lợi cho mỗi bên Đối với việc kết hôn, rất nhiều trường hợp nam nữ biết rõ các quy

định của pháp luật về kết hôn và có đủ điều kiện thuận lợi đề đăng ký kết hôn nhưng họ

đã không đăng ký kết hôn với ý thức coi thường Bởi vậy khi việc chung sống giữa họ phát sinh như quan hệ vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn qua đó làm phát sinh hàng

loạt những van đề khác nhau liên quan đến hôn nhân về việc thiết lập tài sản, con cái,

nuôi dưỡng, thừa kế, bạo lực gia đình Điều đó đòi hỏi Nhà nước cần có những vận

dụng từ thực tế đề giải quyết, nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện hơn hệ thông pháp luật Việt Nam Vì vậy việc nghiên cứu về vẫn đề hôn nhân thực tế qua thực tiễn xét xử

đối với hiện nay là cần thiết Không chỉ khiến người dân hiểu đúng khái niệm về hôn

nhân thực tế và nhằm vận dụng vào thực tế nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật hôn nhân thực tế, từ đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự

hơn hết là tạo ra sự ôn định trong xã hội, từ đó tác giả lựa chọn đề tài: “Xác định “hôn nhân thực tế” qua thực tiễn xét xử.”

2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài

Vấn đề xác định hôn nhân thực tế qua thực tiễn xét xử hiện nay nhằm hạn chế và

giải quyết hậu quả của thực trạng này, pháp luật đã có nhiều quy định liên quan đến việc đề cho người dân có sự lựa chọn đúng đắn trong suy nghĩ và hành vi của mình, đồng thời giúp cho các cơ quan thi hành pháp luật áp dụng đúng và thống nhất Thời gian qua, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này như: Đỗ Văn Đại, Lê Thị Mận (2011), “Về khái niệm và hệ quả của hôn nhân thực tế”, Tạp chí Khoa học pháp lý 1(62);

Trang 6

Ngoài ra còn có một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành với nội dung liên quan

đến vấn đề hôn nhân thực tế, đó là: bài viết "Vấn đề hôn nhân thực tế theo Luật Hôn nhân

gia đình Việt Nam" của tác giả TS Nguyễn Văn Cừ (Tạp chí Luật học số 5/2000); Tuy

nhiên, mỗi công trình nghiên cứu đã nhìn nhận, giải quyết vấn đề này ở một góc độ khác nhau Với tình hình hiện nay thì vẫn đề hôn nhân thực tế qua thực tiễn xét xử, tiêu luận đề

cập đến việc nghiên cứu chủ yêu về những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật đề giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc xác định “hôn nhân thực tế” qua thực tiễn xét xử đồng thời đưa ra các kiên nghị nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như hạn chế thực trạng này

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Nhận diện và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hôn nhân thực tế, thông qua đó thấy được vai trò quan trọng của việc đăng ký kết hôn

- Phân tích những quy định của pháp luật nêu lên thực trạng giải quyết tranh chap

liên quan đến hôn nhân thực tế

- _ Kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế việc tranh chấp liên quan đến xác định

Đi từ lý luận đến thực tiễn, dùng thực tiễn kiểm chứng lý luận Các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như phương pháp lịch sử, phân tích, so sánh, chứng minh, tông hợp và phương pháp thống kê cũng được sử dụng đề hoàn thành tiêu luận

5 Cấu trúc (giới thiệu chương, mục) đề tài

Trang 7

Ngoài Lời mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận; Luận văn được

bô cục làm ba chương:

Chương 1: Lý luận chung về hôn nhân thực tế

Chương 2: Thực trạng xác định công nhận hôn nhân thực tế

Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện

B PHAN NOI DUNG

Chương I Lý luận chung về hôn nhân thực tế: 1.1 Định nghĩa

Hiện nay, các văn bản pháp luật hiện hành chưa đưa ra khái nệm thế nào là hôn

nhân thực tế Tuy nhiên, dựa vào các quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề này thì có

hai phương diện chính cần phải xem xét, cụ thể như sau: - Thứ nhất, về mặt hình thức: Việc sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn của hai bên nam, nữ phải được thực hiện trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, tức

là trước thời điểm Luật hôn nhân gia đình năm 1986 có hiệu lực

- Thứ hai, về mặt nội dung: Tại thời điểm sống chung với nhau như vợ chồng, hai bên nam, nữ phải đáp ứng các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Cụ thể, tại điểm d mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03 tháng 01 năm 2001 thì “Được coi là nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nêu

họ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và

thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Có tô chức lễ cưới khi về chung sống với nhau; + Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp

nhận;

+ Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến; + Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình

Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tô chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sông với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sông với nhau được người khác hay tô chức chứng

Trang 8

kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình”

Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng | nam 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án

thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 131 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “ Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng

pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập đề giải quyết”

Nhìn chung, Hôn nhân thực tế được xác định dựa trên hai dấu hiệu sau:

- Về hình thức: Hai bên chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà không đăng ký kết hôn

- _ Về nội dung: Hai bên nam, nữ phải tuân thủ đầy đủ điều kiện kết hôn theo quy

định của Luật Hôn nhân gia đình

Như vậy, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng và được công nhận là hôn

nhân thực tế phải đáp ứng cả điều kiện về nội dung và hình thức

=> Từ sự phân tích trên có thê kết luận lại rằng: Hôn nhân thực tế là việc hai bên nam,

nữ sống chung với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, mặc dù có đủ

điều kiện kết hôn nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có

thâm quyền 1.2 Đặc điểm hôn nhân thực tế:

Hôn nhân thực tế là việc hai người trong môi quan hệ đó được pháp luật công nhận là vợ chồng nhưng giữa họ không có giấy đăng ký kết hôn do cơ quan có thẩm quyền cấp Phải có chứng cứ là hai người đã và đang chung sông như vợ chồng về mặt

thực tế và thực sự coi nhau như vợ chong Việc tôn tại khái niệm hôn nhân thực tế là phủ

hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của đất nước trong thời kỳ trước đó

1.3 Lược sử pháp luật về hôn nhân thực tế ở Việt Nam: 1.3.1 Hôn nhân xúc lập trước ngày 03/01/1987

Trang 9

Theo Điểm a Mục 3 Nghị quyết 35 thì hai bên nam nữ sông chung với nhau như vợ chồng, xác lập quan hệ vợ chồng với nhau trước ngày 03/01/1987 không bắt buộc phải

đăng ký kết hôn mà chỉ khuyến khích đăng ký kết hôn Nếu họ đăng ký kết hôn thì việc

tham gia các giao dịch có căn cứ pháp lý và thuận lợi hơn, Nhà nước tạo điều kiện đề họ

đăng ký kết hôn được dễ dàng nhưng dù họ có đăng ký kết hôn hay không đăng ký kết

hôn, thì quan hệ vợ chồng vẫn được công nhận là hợp pháp và thời kỳ hôn nhân hợp pháp bắt đầu kê từ ngày xác lập

Các mỗi quan hệ hôn nhân của hai bên nam nữ hình thành từ thời điểm Luật Hôn

nhân và gia đình 1986 có hiệu lực là thời điểm pháp luật chưa thật sự đi sâu và phô biến

trong đời sống của người dân Những mối quan hệ vợ chồng được hình thành dựa trên sự tự nguyện và tình cảm của hai bên, dựa trên phong tục tập quán của mỗi địa phương, và có nhiều cặp vợ chồng không trình diện với cơ quan chức năng mà chỉ sống chung với

nhau mà không có giấy hôn thú Nắm bắt được tình hình đó, nhằm bảo đảm sự ổn định về

mặt nhân khâu tại địa phương, quy định của pháp luật vẫn công nhận những cặp vợ chồng này có hôn nhân hợp pháp

Hôn nhân hợp pháp của những cặp vợ chồng này được tính từ thời điểm hai bên bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng, ví dụ như: ngày hai bên nam nữ tổ chức đám cưới, kế từ ngày sống chung có người làm chứng của hai bên vợ chồng Mặc dù những

thời điểm đó không thật sự rõ ràng để xác định nhưng pháp luật vẫn ghi nhận đề có thê dễ

dàng giải quyết khi có tranh chấp

Theo đó, mặc dù họ chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn nhưng họ vẫn được đảm bảo

quyền và nghĩa vụ hợp pháp của vợ chồng, khi làm thủ tục ly hôn hay có tranh chấp về vấn đề gì thì vẫn được cơ quan chức năng áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

để giải quyết

1.3.2 Hôn nhân xác lập từ 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001: Theo quy định tại Điểm b Mục 3 Nghị quyết 35 và Mục 2 Thông tư liên tịch 01 thì đối với những trường hợp nam nữ sống chung với nhau kể từ sau khi Luật hôn nhân và

gia đình năm 1986 đến trước thời điểm Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực, mặc dù họ có đủ điều kiện theo quy định của luật để kết hôn nhưng vẫn chưa làm thủ tục

đăng ký thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn tại cơ quan có thâm quyền trong thời hạn hai

năm, kê từ ngày Luật có hiệu lực cho đến ngày 01/01/2003 đề được công nhận là vợ

chồng hợp pháp

Trang 10

Tuy nhiên trong thời điểm mà họ đăng ký kết hôn sẽ không được mặc định là thời

điểm họ được xác lập mối quan hệ vợ chồng mà quan hệ của họ vẫn được công nhận kê từ ngày họ sông chung với nhau Thời điểm họ về ở chung với nhau kể từ thời điểm họ có sự sống chung với nhau, chăm sóc giúp đỡ và cùng nhau xây dựng gia đình hay tính từ mốc thời gian tổ chức lễ cưới, về chung sông với nhau có người khác chứng kiến Theo đó nếu sống chung với nhau trong khoảng thời gian này mặc dù Luật hôn nhân và gia đình 1986 đã có hiệu lực nhưng pháp luật vẫn cho các cặp vợ chồng chưa đăng ký kết

hôn một khoảng thời gian hợp lý dé kịp thời bồ sung thủ tục này

Nếu như sau thời điểm ngày 01/01/2003 mà các cặp vợ chồng không tiền hành

thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn hợp pháp thì họ sẽ không được xem là vợ chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Trong khoảng thời gian đó nều có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

để giải quyết

Như vậy, việc quy định về các trường hợp hôn nhân thực tế được quy định rõ

trong hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm khuyến khích việc đăng ký kết hôn giữa các bên

nam nữ sông chung với nhau, và là cơ sở pháp lý đề giải quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải khi các vấn đề liên quan đến mối quan hệ hôn nhân này có tranh chấp

1.3.3 Quy định của luật hôn nhân và gia đình 2014 vê hôn nhân thực tế: Từ ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực (01/01/2001) và theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình hiện hành (2014), thì việc đăng ký kết hôn tại Cơ quan có thâm quyền là bắt buộc Nếu nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà

không đăng ký kết hôn thì hôn nhân không được pháp luật thừa nhận, việc kết hôn không

có giá trị pháp lý

Như vậy, kê từ ngày 01/01/2001 thì nam nữ muốn trở thành vợ chồng hợp pháp

của nhau phải đăng ký kết hôn Đăng ký kết hôn là một nghi thức bắt buộc, chỉ khi cơ

quan nhà nước có thâm quyền đăng ký việc kết hôn cho họ thì giữa họ mới phát sinh

quan hệ vợ chồng

Hiện nay, trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không có điều luật nào quy

định trực tiếp về “hôn nhân thực tế” Tuy nhiên, không phải các nhà làm luật đã bỏ qua

chế định này mà nó được thể hiện bằng một cách khác Theo quy định tại khoản | Điều

131 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về điều khoản chuyên tiếp có quy định:

Trang 11

“Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điềm xác lập đề giải quyết”

Ở đây, cần lưu ý rằng quy định trên là quy định về “điều khoản chuyển tiếp” hay còn gọi là “quy định hồi tố” Đây là quy định về những trường hợp phải áp dụng pháp

luật cũ hay những quan hệ pháp luật được xác lập trước thời điểm pháp luật mới có hiệu lực thì khi nào áp dụng pháp luật cũ, khi nào áp dụng pháp luật mới Do đó, hôn nhân

thực tế sẽ không được quy định trực tiếp tại Luật Hôn nhân và gia đình 20 L4 mà sẽ áp

dụng quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập đề giải quyết

1.4 Những yếu tố dẫn đến việc tồn tại hôn nhân thực tế ở Việt Nam:

Vé hoàn cảnh lịch sứ đất nước: do chiến tranh cũng như sự ảnh hưởng từ chế độ

cũ nên việc nam-nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn về mặt pháp lý

từ trước 3/1/1987 trở nên vô cùng phô biến Việc đăng ký kết hôn là vấn đề khá xa vời

trong giai đoạn khói lửa chiến tranh Những cặp đôi được sum họp cũng không đăng ký

kết hôn là vô cùng nhiều Bên cạnh đó trong giai đoạn Bắc-Nam chia cắt với hai chế độ

chính trị, hai thể chế và pháp luật khác nhau Những cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc tiếp tục lay vo, lay chong lam ton tại những trường hợp “dở khóc dở cười” trên thực tế Ngoài

ra, thời kỳ đất nước mới thông nhất ôn định chưa bao lâu, lại thêm chính sách kinh tế sai

lầm của Nhà nước trong một khoảng thời gian dài đã phần nào làm cho tư duy con người bị trì trệ vì lo chạy đua với cái ăn, cái mặc Thời kỳ này càng làm con người không chú

trọng về mặt hình thức, chỉ cần nam-nữ “cùng nhau bụng ưng, dạ chịu” hoặc có sự chấp

thuận của song thân đôi bên là có thể chung sống bên nhau Quyền lợi của các đương sự trong những trường hợp trên cần thiết được pháp luật bảo vệ

Về phong tục tập quán đất nước: do Việt Nam có truyền thông lâu đời là nền nông

nghiệp lúa nước, cần sự ồn định lâu dài về mặt gia thất và cần nhiều lao động Nên việc

nam-nữ chung sông với nhau nhằm mục đích ôn định, gây dựng hạnh phúc, có nơi nương

tựa, dựa dẫm lẫn nhau qua thời kỳ khó khăn của đất nước là cần thiết Lại thêm tư duy

con người lúc ấy coi trọng nội dung, trọng cái bên trong hơn hình thức bên ngoài Nói cách khác, lúc bấy giờ người dân xem trọng cái “lễ nghỉ”, phong tục của đời sống hôn nhân hơn là giá trị từ pháp luật thông qua việc đăng ký kết hôn

Về ý thức pháp luật của người dân: Nhìn nhận một cách khách quan, ý thức về pháp luật của người dân lúc bấy giờ chưa cao bởi nhiều yêu tô khách quan và chủ quan

khác nhau Đặc biệt là điều kiện kinh tế xã hội, phương tiện thông tin đại chúng, truyền

Trang 12

thông không phố biến như bây giờ nên người dân không kịp thời được phố biến những

kiến thức pháp luật đời sống Nên dẫn đến việc chưa tiếp cận được nhiều đến việc đăng ký kết hôn Song hành với điều đó, cơ quan Nhà nước có thâm quyền đăng ký kết hôn

chưa được tiên hành thật sự chặt chẽ, chưa đồng bộ trên thực tế Tóm lại, do hoàn cảnh lịch sử đất nước bị chia cắt, đất nước sau khi thống nhất

cũng chỉ là một nước nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển nên tư duy tâm lý con người cũng có phân lạc hậu, nam - nữ thường chỉ tự nguyện chung sống với nhau, ăn ở lâu dài hoặc tổ chức một đám cưới nhỏ trình làng thì coi như đã hoàn tất thủ tục Bởi trong tư

duy của họ, từ khi ăn cưới xong hoặc xác lập quan hệ xong, họ chính là vợ chong cua

nhau, có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau Từ những điều trên đã dẫn đến rất nhiều

trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn Điều này đặt ra cho các nhà lập pháp cần ban hành quy định điều chỉnh đề giải quyết các vấn đề pháp

ly phát sinh từ những mối quan hệ trên Do là lý do chính làm xuất hiện hôn nhân thực tế

và các quy định điều chỉnh về vấn đề này

1.5 Liên hệ pháp luật nước ngoài: 1.5.1 Pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:

Cũng giống như Việt Nam pháp luật Trung Quốc trước đây cũng có công nhận về

hôn nhân thực tế Vấn đề hôn nhân thực tế ở Trung Quốc được thừa nhận ở một số mốc thời gian cụ thể như sau:

Trước ngày 30 tháng 8 năm 1984, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng dù đăng ký hay không đăng ký kết hôn vẫn được công nhận là vợ chồng "Luật Hôn nhân của Cộng hòa Xô Viết Trung Hoa" năm 1934 quy định việc kết hôn phải được đăng ký tại quận Xô Viết, đồng thời cũng quy định: "Tất cả nam nữ chung sống, không phân biệt nam nữ Đã đăng ký hay chưa đăng ký thì được coi là đã kết hôn."

Từ ngày 30 tháng 8 năm 1984 đến trước | thang 2 năm 1994 là khoáng thời gian

bắt đầu hạn chế công nhận về hôn nhân thực tế Để được công nhận là hôn nhân thực tế

nam nữ chung sông như vợ chồng với nhau phải đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn: (1) Cả nam và nữ sông chung đều không có vợ hoặc chồng:

(2) Hành vi chung sống chung của nam và nữ bắt đầu trước ngày | thang 2 nam 1994;

Trang 13

(3) Nam và nữ sống chung dưới tên vợ chồng và chủ động công khai quan hệ vợ

chồng của họ;

(4) Cả nam và nữ đã có những yếu tô thiết yếu để kết hôn khi sống chung (1 Việc nam nữ chung sống (nghĩa là nam và nữ chung sống liên tục, ôn định với nhau) được bắt đầu từ trước ngày 01 tháng 02 năm 1994;

2 Việc chung sông được thực hiện với danh nghĩa vợ chồng:

3 Các bên sống thử đã đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của hôn nhân khi họ sống chung trước năm 1994 Những yếu tô được gọi là thực chất của hôn nhân là những điều kiện mà nam và nữ phải có đề thiết lập quan hệ vợ chồng )

Cụ thê bao gồm:

(1) Hai bên đủ tuôi kết hôn (nam từ đủ 22 tuổi trở lên, nữ từ đủ 20 tuôi trở lên);

(2) Hai bên kết hôn tự nguyện; (3) Cả hai bên không có vợ hoặc chồng và không phải là quan hệ huyết thống,

huyết thong thé hé ba doi;

(4) Không mắc các bệnh mà y học cho rằng không nên kết hôn

Sau khi "Luật Hôn nhân" có hiệu lực vào năm 1980, Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ rõ trong "Ý kiến về một số vẫn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách và pháp

luật dân sự" ngày 30 tháng 8 năm 1984 rằng hôn nhân trên thực tế là vi phạm pháp luật

và các bên nên được phê bình và giáo dục, các tiêu chí để xác định hôn nhân trên thực tế

nên được đưa ra Tại thời điểm khởi tố, cả hai bên phải đủ tuổi kết hôn và có đủ các điều

kiện kết hôn khác, những người chung sống với nhau dưới danh nghĩa vợ chồng mà cả

hai bên hoặc một bên không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đôi với hôn nhân tại thời điểm bị truy tố, bị loại ra khỏi quan hệ hôn nhân trên thực tế là chung sông bất

hợp pháp Từ ngày 1 tháng 2 năm 1994 đến trước ngày 28 tháng 4 năm 2001 là giai đoạn

không còn công nhận hôn nhân thực tế Ngày 1 thang 2 nam 1994, “Quy ché quan ly đăng ký kết hôn” mới của Bộ Dân chính quy định tại Điều 24: “Công dân chưa đủ tuổi

kết hôn mà chung sống với nhau dưới danh nghĩa vợ chong, hoặc nếu các bên có đủ điều

kiện kết hôn mà chung sống với nhau dưới danh nghĩa vợ chồng mà không đăng ký kết

hôn thì việc kết hôn của họ vô hiệu và không được pháp luật bảo vệ ”Tòa án nhân dân tối

Trang 14

cao nêu rõ thêm trong“ Thông báo về việc áp dụng quy định mới": " Kế từ ngày 1 tháng 2 năm 1994, nam và nữ không có vợ hoặc chồng không đăng ký kết hôn mà chung sống

với nhau dưới danh nghĩa vợ chong thì đó sẽ được cơi là quan hệ chung sống bat hop

pháp Điều đó có nghĩa là sống chung dưới danh nghĩa vợ chồng sau ngày I tháng 2 năm 1994 không được coi là một hình thức hôn nhân hợp pháp và không có hiệu lực pháp lý Tuy nhiên, "hôn nhân thực tế” sau ngày I tháng 2 năm 1994 không có hiệu lực pháp lý

không có nghĩa là hôn nhân thực tế được hình thành trước đó là vô hiệu Nếu cả nam và

nữ đáp ứng các yêu cầu về hôn nhân thực tế nêu trên trước khi ban hành quy định này, sông chung dưới danh nghĩa vợ chồng, hôn nhân vẫn được xác định là hôn nhân thực tế theo kết luận hôn nhân hợp pháp và không yêu cầu đăng ký kết hôn bồ sung

Sau ngày 28 tháng 4 năm 2001 cho đến nay hôn nhân thực tế không còn được

công nhận Sau khi Luật Hôn nhân sửa đối ngày 28/4/2001, Điều 8 quy định: “Chưa đăng

ký kết hôn thì đăng ký lại” Tuy nhiên, không có quy định rõ ràng về hiệu lực của hôn nhân trên thực tế mà chưa đăng ký kết hôn

Kể từ ngày 27 tháng 12 năm 2001, những người chung sông với nhau dưới danh nghĩa vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có thê được hợp pháp hóa hồi tố và được công

nhận, bảo vệ bằng đăng ký lại Ngày 27 tháng 12 năm 2001, Tòa án nhân dân tối cao "Giải thích một số van dé

liên quan đến việc áp dụng Luật Hôn nhân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (I)" quy định tại Điều 5: Những người chưa đăng ký kết hôn theo Điều 8 của "Luật Hôn nhân" và

chung sống với nhau dưới danh nghĩa vợ chong Nam, nữ khởi kiện ra Tòa an nhân dân

xin ly hôn sẽ được xét xử khác: trước khi ban hành và thực hiện " Quy chế quản lý đăng

ký kết hôn , nếu cả nam và nữ đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn, họ sẽ được coi là hôn

nhân trên thực tế: từ ngày I tháng 2 năm 1994 sau khi "Quy định về quán lý đăng ký kết

hôn ”Của Bộ Dân chính đã được ban hành và thực hiện thì Tòa an nhân dân nơi nam, nữ

có đủ điều kiện kết hôn thông báo cho họ đăng ký kết hôn lại trước khi thụ lý vụ án

Theo cách hiểu tư pháp này, trước hết, trước ngày l tháng 2 năm 1994, những người chung sông với nhau dưới danh nghĩa vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có thể được công nhận là hôn nhân trên thực tế, miễn là họ đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn Quy định trong cách giải thích tư pháp rằng cả hai bên phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản của hôn nhân khi họ chung sống với nhau rõ ràng là nới lỏng các điều kiện xác định hôn

nhân trên thực tế Thứ hai, việc bồ sung đăng ký kết hôn là điều kiện cần thiết để hợp

Trang 15

pháp hóa quan hệ chung sống, có thể bắt nguồn từ thời điểm hai bên đáp ứng đủ điều kiện

kết hôn Nếu hai bên không làm thủ tục đăng ký kết hôn thì quan hệ của họ là quan hệ

chung sống và không được coi là hôn nhân trên thực té % Nhận xét:

Tóm lại, vẫn đề về hôn nhân thực tế giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng có những

điểm giống cũng như khác nhau nhất định Chẳng hạn như, về điều kiện đăng ký kết hôn

cả Việt Nam và Trung Quốc đều có những quy định cụ thể Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch

sử của mỗi nước khác nhau mà dẫn đến việc quy định độ tuổi kết hôn và các mốc thời

gian công nhận về hôn nhân thực tế giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng có sự khác nhau Ở Trung Quốc, về độ tuổi kết hôn được quy định như sau: nam từ đủ 22 tuổi trở lên, nữ

từ đủ 20 tuổi trở lên còn Việt Nam lại quy định nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi

1.5.2 Pháp luật Hợp chủng quốc Hoa Kỳ:

Tại Hoa Kỳ, Hôn nhân thực tế được coi là “Ở#ôn nhân thông luật”, ở Texas còn

được gọi là “Hồn nhân không chính thức ” Loại hình hôn nhân này đã tồn tại rất lâu ở

Mỹ vào những năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 cia thé ky XIX,

Hôn nhân thông luật được định nghĩa như sau: “Lò hôn nhân trong đó hai vợ

chông chung sống với nhau trong một khoảng thời gian và công khai với bạn bè, gia đình và cộng đông là "đã kết hôn", nhưng không hè trải qua một buổi lễ chính thức hoặc đăng

ký kết hôn ” Do chễ độ chính trị đặc biệt với tư cách là một quốc gia “Tam quyền phân

lập” được chia thành 50 bang, ta nên biết rằng ngoài hệ thống luật chung ra, mỗi bang ở Mỹ sẽ có những quy định pháp lý đặc thù riêng biệt Về vấn đề hôn nhân thông luật cũng

để đưa những điều kiện ấy thành những quy định pháp lý chung nhằm công nhận một

cuộc “/⁄ôn nhân thông luật” ở một số tiêu bang Hoa Kỳ Nó gồm những yếu tố sau: 1 Hai bạn phải sống cùng nhau (lượng thời gian khác nhau tùy theo tiểu bang)

2 Cả hai bạn phải có quyền hợp pháp hoặc khả năng kết hôn

Trang 16

* Ca hai déu phải 18 tuôi (Thay đối theo từng Tiểu bang)

® Cả hai đêu phải có đầu óc sáng suôi

® Cả hai không được kết hôn với một ai khác

chong

phương ® - Giữ tài khoản ngân hàng chung/thẻ tín dụng

Nhận thấy rằng, những điều kiện chung về độ tuổi, khả năng kết hôn nó gần giống với khoản I Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 của Việt Nam Tuy nhiên

cũng có một số điềm khác biệt như phải lẫy cùng họ của người chồng hoặc vợ, hay buộc

phải giới thiệu nhau với bạn bè, gia đình, người thân và đề cập đến đối phương, thê hiện

tình cảm nơi công cộng, hay giữ tài khoản ngân hàng của nhau; những điều này pháp luật về Hôn nhân gia đình Việt Nam không hè quy định Theo quan điểm của tác giả, pháp

luật Việt Nam cần học hỏi một số điểm tiễn bộ như “Đề cập đến nhau ở nơi công cộng

với tư cách là vợ/chồng của nhau” nhằm muc dich tăng thêm tình cảm gắn bó giữa vợ chồng, ngoài ra còn có thê khăng định chủ quyền của mình dành cho đối phương với các

đối tượng cạnh tranh khác

s%* Các Tiểu bang công nhận “Hôn nhân thông luật”: Cũng như vấn đề Hôn nhân đồng giới tại Hoa Kỳỷ!, “Hôn nhân thông luật” cũng sẽ có một số tiêu bang chấp nhận và đa số còn lại thì không Các tiêu bang chấp thuận vấn đề này cũng có sự phân chia theo hai trường phái khác nhau Tuy nhiên, đó là khác nhau chứ không khác biệt Vì về mặt pháp lý cũng như thực tiễn, các tiểu bang công nhận Hôn nhân thông luật vẫn áp dụng các điều kiện chung như trên để công nhận một cuộc hôn

nhân thực tê Dù vậy ở một sô tiêu bang vần còn sự hạn chê và có sự rạch ròi về mặt thời

gian ° Alabama (nếu được tạo trước ngày | thang | nam 2017) ° Colorado

° Dac khu Columbia ° Georgia (nếu được tạo trước ngày | thang 1 nam 1997) ° Idaho (nếu được tạo trước ngày | thang | nam 1996)

Trang 17

e lowa e Kansas ° Montana ° New Hampshire (chỉ dành cho mục đích thừa kế) ° Ohio (néu duoc tao trước ngày 10 tháng 10 nam 1991) ° Oklahoma

° Pennsylvania (nếu được tạo trước ngày 1 thang 1 nam 2005) đảo Rhode ° Phía Nam Carolina

° Texas’

° Utah Trong khi các bang trên cho phép các cặp vợ chồng được coi là kết hôn mà không cần thủ tục pháp lý chính thức, họ có những yêu cầu khác nhau Một số bang, chẳng hạn như Texas và Nam Carolina, công nhận hôn nhân không chính thức theo luật, nhưng các bang khác chỉ khi có quyết định của tòa án

s* Nhận xét:

Có lẽ là do chế độ chính trị khác nhau, hoàn cảnh lịch sử khác nhau qua các thời

kỳ, dẫn đến không gian pháp lý và thời gian pháp lý về “Hôn nhân thực tế” có sự khác biệt rõ ràng tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa kỳ

Cụ thê:

Hôn nhân thực tế ở Việt Nam có những quy định đã được cụ thê hóa, song nó có hiệu lực trên toàn bộ không gian lãnh thổ Việt Nam (tức là không gian pháp lý bằng không gian lãnh thô hay còn có thể lớn hơn cả không gian lãnh thổ) Còn Hoa Kỳ ngoài luật chung ra, mỗi Tiêu bang sẽ lại có những quy định pháp lý riêng, không mang tính thống nhất sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cặp vợ chồng xác lập quan hệ hôn nhân qua hình thức thông luật Minh chứng cụ thê, nếu các cặp đôi này cư trú tại Montana (một trong số những tiểu bang công nhận Hôn nhân thông luật) thì khi cùng nhau đặt chân đến vùng đất của Alaska hay Washington thì quan hệ hôn nhân của họ

có được công nhận về mặt pháp lý? Dĩ nhiên đáp án là “KHÔNG” Tuy nhiên, nếu là

quan hệ hôn nhân thực tế được xác lập ở Việt Nam thì hiệu lực pháp lý không chỉ riêng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam mà còn mang tầm quốc tế

2 https://vi2vi.wik/wiki/Common-law marriage in the United States truy cập ngày 13/04/2022

Trang 18

Theo tác giả nhận thấy các tiêu bang ở Hoa Kỳ cũng như ở Việt Nam tuy có sự

khác nhau về cách xác định mốc thời gian dé tính thời kỳ hôn nhân thực tế Tuy nhiên sự

khác nhau này đều xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử riêng hay phong tục tập quán khác nhau ở mỗi vùng miền Nó không chỉ là sự khác biệt giữa các tiêu bang trong cùng một quốc

gia, sự khác biệt giữa hai đất nước mà còn là sự khác biệt giữa hai châu lục trên thé gid

1.5.3 Pháp luật Ukraine: Nếu như pháp luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có những nét tương đồng

với Việt Nam, công nhận hôn nhân thực tế ở những khoảng thời gian nhất định và hiện tại

không thừa nhận chế định hôn nhân thực tế Còn ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, một số tiêu bang thừa nhận và một số tiểu bang không thừa nhận mối quan hệ trên

Khác với những nước trên, pháp luật gia đình Ukraine là một chính thể thừa nhận

hôn nhân thực tế, được quy định rõ trong luật nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh từ mối quan hệ này

Khoản I, Khoản 2 Điều 2l trong Bộ luật gia đình Ukraine? quy định:

“1 Hôn nhân là sự kết hợp, xây dựng gia đình giữa một người đàn ông và một người phụ nữ, được đăng ký kết hôn hợp pháp tại cơ quan đăng ký hộ tịch

2 Phụ nữ và đàn ông sống cùng nhau trong một gia đình mà không kết hôn thì không phát sinh quyền và nghĩa vụ của một cặp vợ chồng ”

Có thê thấy nếu xét từ quy định chung, thì mối quan hệ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý Tuy nhiên, ở

những điều sau đó, Bộ luật gia đình Ukraine có quy định về vấn đề tài sản và nhân thân

giữa người đàn ông và phụ nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hén “a Woman and a Man Living Together as an Unmarried Couple”

s% Về tài sản: Theo tỉnh thần của Bộ luật này, nam nữ sông chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì tài sản phát sinh trong thời gian họ chung sông là tài san chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Khoản 1 Điều 74 Bộ luật gia đình Ukraine)

3 Family code of Ukraine, Section II, Chapter 3, Clause 1-2 Article 21: “7 A marriage is a family union between a

woman and a man, duly registered in a publiccivil status act registration authority 2 Woman and man’s living ina family without being married does not constitute aground for them to have rights and responsibilities of a married

Trang 19

Nói cách khác, mặc dù họ không đăng ký kết hôn, chưa phát sinh quan hệ vợ chồng nhưng tài sản có được trong quá trình sống chung là tài sản chung giống như một cuộc

hôn nhân hợp pháp Đây là một quy định tương đối “thoáng”, nhằm điều chỉnh hệ quả

của các mối quan hệ chung sông như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn Tuy nhiên,

điều này đặt ra cho các cặp đôi sự dè dặt nhất định trên thực tế, vì việc sống chung như

vo chong rat dễ phát sinh các vấn đề tài sản chung, rắc rồi về sau khi không còn sông chung

Theo quy định tại Điều 3 của Bộ luật, gia đình gồm những người cùng cư trú, liên kết với nhau bằng cách sử dụng chung hộ, có quyền và nghĩa vụ chung Tòa án có thê phán quyết rằng các môi quan hệ là hôn nhân, xem xét bằng chứng và các tài liệu hỗ trợ xác nhận việc sống chung, mua chung (hóa đơn), chia sẻ chỉ phí đọn phòng, bất kỳ kỳ

nghỉ nào được thực hiện cùng nhau, v.v Một khi tòa án công nhận quan hệ giữa một

người nam và một người nữ là quan hệ hôn nhân, thì điều đó dẫn đến quyền của người nam và người nữ đó đối với quyền sở hữu chung đổi với bất kỳ tài sản nào kiếm được trong thời gian chung sống của họ "Tài sản chung” có thê bao gồm bất động sản thương mại/nhà ở, đất đai, xe cộ, tiền, cổ phiếu và các chứng khoán khác, tài khoản ngân hàng (tổ chức tín dụng) và bất cứ thứ gì khác có được trong thời gian chung sông của hai vo chồng, trừ khi quy định khác theo thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa các bên hoặc

pháp luật không thẻ coi tài sản đó là sở hữu chung

Luật Ukraine quy định thêm rằng bất kỳ tài sản nào thuộc sở hữu cá nhân riêng tư của vợ hoặc chồng không thê được coi là sở hữu chung ngay cả khi quan hệ giữa các bên

đã được tòa án công nhận là quan hệ hôn nhân thực tế Cụ thể, Điều 57 của Bộ luật xác

định tài sản là "quyền sở hữu riêng của cá nhân” là tài sản có được trước khi kết hôn (hoặc các mối quan hệ có thê được cơi là hôn nhân): trong thời kỳ hôn nhân nhưng được tặng cho hoặc thừa kế; trong thời kỳ hôn nhân nhưng là tiền của cá nhân vợ hoặc chồng:

cho mục đích sử dụng cá nhân (ví dụ, tài sản được mua bằng tiền thuộc về chủ sở hữu cá nhân hoặc có được trước khi quan hệ của các bên thực sự bắt đầu)

4% Về vấn đề nuôi con chung và cấp dưỡng:

Van dé này được quy định cụ thể tại Điều 91 Bộ luật gia dinh Ukraine

“1 Nếu nam nữ chung sống với nhau trong một khoảng thời gian dài mà không đăng ký kết hôn, thì một trong số họ có quyền được cấp dưỡng nếu không còn khả năng

lao động theo Điều 76 của Bộ luật này

Trang 20

2 Nam nữ sống chung mà không đăng ký kết hôn, thì người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng nếu con cải sống chung với người kia theo quy định tại Diễu 84, 86, 88 của Luật này

3 Quyên được cấp dưỡng sẽ chấm dứt theo quy định tai Diéu 83, 85, 87, 89 của

Luật này ”°

Trên tỉnh thần điều luật này, đặt ra một số vấn đề pháp lý tương tự như việc nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ chồng khi ly hôn giữa các cuộc hôn nhân hợp pháp

Như vậy, có thể thấy pháp luật gia đình Ukraine đã quy định một chế định rất rõ

ràng cụ thê đề giải quyết các hậu quả pháp lý mà các quan hệ nam nữ sống chung mà

không đăng ký kết hôn phát sinh Tuy nhiên, điều bat cập ở đây là khi nào được xem là

nam nữ sông chung không đăng ký kết hôn sẽ bắt đầu phát sinh các quyền và nghĩa vụ

pháp lý về tài sản và nhân thân tại điều 74 và 912 Hay tất cả các trường hợp nam nữ

chung sống và không đăng ký kết hôn đều phát sinh các quyền và nghĩa vụ như vợ chồng hợp pháp

Pháp luật gia đình Ukraine chưa quy định những điều kiện cụ thê và chặt chẽ như

thời gian sông chung, được nhiều người chứng kiến, có nghỉ thức kết hôn để những trường hợp như vậy mới phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý như vợ chồng hợp pháp Liệu quy định như vậy có làm phát sinh tràn lan các tranh chấp trên thực tế hay không?

Theo quan điểm của một tác giả”, khi có tranh chấp trong những vụ việc như trên

xảy ra, bên khởi kiện có nghĩa vụ chứng minh dù không đăng ký kết hôn, đồng thời cùng

chung hộ khẩu với bên kia Ngoài ra việc chung sống được chứng minh bởi các dầu hiệu rất đặc trưng như sống chung một nơi, chung tiền, chung sức, mua tài sản chung Việc

4 Family code of Ukraine, Section II, Chapter 9, Article 91: “J [fan unmarried woman and a man have lived together for a long time, the one of them that became unable to work during their jointly living has the right to maintenance under Article 76 of the present Code 2 Awoman and a man that live as an unmarried couple are entitled to maintenance if his/her child lives together with him/her, in accordance with Article 84, paragraphs 2 — 4, and Articles 86 and 88 of the present Code 3 Maintenance right of a woman and a man terminates on the grounds set forth in Article 83, paragraphs 2 and 4, as well as Articles 85, 87 and 89 of the present Code.”

5 Alex Frishberg(2012), Ukraine: Common-Law Marriages In Ukraine, https://www.mondaq.com/family-

law/207732/common-law-marriages-in-ukraine, truy cap ngày 16/4/2022

Trang 21

song chung khéng nhat thiét phai bat dau & Ukraine, nhung no phai dién ra 6 Ukraine it nhất trong một khoáng thời gian đủ đề tòa thiết lập quan hệ hôn nhân thực tế

Song, pháp luật Ukraine không đặt ra khoảng thời gian đủ để xem là có quan hệ hôn nhân giữa những nam nữ chung sông mà không đăng ký kết hôn là điều bất cập dẫn đến tình trạng các Tòa án chỉ sử dụng đến lời khai liên quan đến việc sông chung và xây dung tai san chung

+» Nhận xét: Tom lại, pháp luật Ukraine có thừa nhận quan hệ giữa nam nữ chung sống với

nhau mà không đăng ký kết hôn là hôn nhân thực tế Có những điểm chặt chẽ, tiến bộ,

song vẫn tồn tại những điểm thiếu xót dẫn đến khó khăn trên thực tế Khác với pháp luật

Hôn nhân và Ca đình ở Ukrame, về mảng “Hjôn nhân thực tế” Việt Nam đã có những

cách xác định rõ ràng quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ dựa trên các mốc thời gian pháp lý cụ thể Ngoài ra về mảng xử lý hậu quả sau ly hôn tuy vẫn có sự khác nhau giữa hai nước Tuy nhiên, nhìn chung cả Ukraine và Việt Nam đều có những quy định pháp lý tường minh về hậu quả pháp lý sau khi ly hôn (hay nói cách khác là không còn mối quan hệ chung sông như vợ chồng giữa nam và nữ)

1.5.4 Kết luận: Như vậy, có rất nhiều quan điểm về hôn nhân thực tế trên thế giới mà chủ yêu xuất phát từ lịch sử, văn hóa, thuần phong, mỹ tục và tình hình thực tế quốc gia đó mà ảnh hưởng đến tư duy làm luật của các nhà làm luật Một số quốc gia chỉ công nhận hôn nhân thực tế trong một khoảng thời gian nhất định do hoàn cảnh đất nước đặc biệt và hiện nay chỉ có một con đường xác lập hôn nhân hợp pháp duy nhất là đăng ký kết hôn (Trung Quốc ) Một số quốc gia không công nhận hôn nhân thực tế mà chỉ công nhận hôn nhân thông qua đăng ký kết hôn Bên cạnh đó, vẫn có một số quốc gia như Ukraine hay một số bang của Hoa Kỳ vẫn công nhận hôn nhân thực tế Hiện tại, pháp luật Việt Nam chỉ công

nhận hôn nhân thực tế phát sinh trước 03/01/1987, hiện nay hôn nhân chỉ được xem là

hợp pháp chỉ khi có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hợp pháp theo quy định của pháp

luật

Cũng cần nhìn nhận một cách khách quan rằng mỗi quốc gia có mỗi hoàn cảnh và thực tế khác nhau, cho nên không thê đánh đồng quan điềm của nhà làm luật quốc gia này sang bất kỳ một quốc gia nào khác Nhưng đó là bài học kinh nghiệm mà ta có thể xem

Trang 22

xét và học hỏi Có thể thay rằng, hiện nay, sw hiéu biét pháp luật của người dân Việt Nam đã được cái thiện khá đáng kẻ, cho nên có cái lý để chọn con đường duy nhất dé thừa nhận hôn nhân hợp pháp thông qua con đường đăng ký kết hôn nhằm dễ quản lý và đồng bộ Song, phải thấy rằng khi thời đại ngày càng phát triển hiện đại và suy nghĩ của con người dần thoáng hơn, thì việc sống thử và sống chung như vợ chồng mà không đăng ký

kết hôn của các cặp đôi hiện nay nhiều vô kê Nhưng pháp luật hiện nay không thừa nhận quan hệ đó là hợp pháp, hay đưa ra chế định điều chỉnh , từ đó tạo ra nhiều trường hợp

“đở khóc đở cười” trên thực tế mà không có cách giải quyết Việc có nên công nhận hôn nhân thực tế hiện tại ở Việt Nam hay không là một vấn đề tốn khá nhiều giấy mực Sẽ ra sao nếu pháp luật Hôn nhân gia đình Việt Nam công nhận hôn nhân thực tế thời hiện đại

với điều kiện khắc khe hơn đề báo vệ những trường hợp cần bảo vệ? Hay vẫn giữ quan

điểm lập pháp như hiện tại? Đó vẫn chưa bao giờ là câu hỏi dễ trên thực tiễn xã hội Việt Nam

Chương II Thực trạng xác định hôn nhân thực tế qua thực tiễn xét xử: 2.1 Khái quát chung về các hướng công nhận hôn nhân thực tế:

Hôn nhân thực tế trong thực tiễn xét xử rất pho biến Việc xác định hôn nhân nào

được xem là hôn nhân thực tế hay hôn nhân trái pháp luật cũng là một vẫn đề nhức nhồi Việc các Tòa án xác định vẫn đề này trong thực tiễn cũng có sự khác biệt và tồn tại nhiều quan điểm trái chiều trên thực tế Ví dụ như trường hợp một người xác lập hai quan hệ

hôn nhân thực tế trước ngày 03/01/1987, quan hệ hôn nhân thực tế đầu tiên không liên

tục, bị gián đoạn, trường hợp này nên công nhận hôn nhân thực tế nào để từ đó có cơ sở

giải quyết các quyền lợi nhân thân, tài sản giữa các bên Hoặc xác định đúng quan hệ giữa hai bên nam, nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có được xem

là hôn nhân thực tế hay không, từ đó có thể xác định đó là quan hệ vợ chồng hay không

công nhận quan hệ vợ chồng Hôn nhân thực tế có giá trị pháp lý tương tự như quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn, nên cần phân biệt rạch ròi với trường hợp không công nhận quan hệ vợ chồng trong vấn đề xét xử Từ đó, có thể đảm bảo tối ưu quyên và lợi ích hợp pháp trong quan hệ hôn nhân đó

2.2 Bản án số 13/2017/HNGĐ-ST ngày 24/08/2017 về tranh chấp ly hôn:

2.2.1 Tóm tắt bản án:

Trang 23

Nguyên đơn là bà Nguyễn Thị G và bị đơn là ông Huỳnh Quéc T do mai méi quen biết, sau thì tự nguyện tìm hiểu, được gia đình hai bên đồng ý đã tiến hành tô chức lễ cưới theo phong tục truyền thống vào năm 1980 Sau khi cưới vợ chồng chung sống từ đó đến nay nhưng không có đăng ký kết hôn (có xác nhận của UBND xã G2 về việc không có

đăng ký kết hôn)

Cả hai người là bà G và ông T chung sống hạnh phúc đến cuối năm 2009 thì phát sinh mâu thuẫn Nguyên nhân là do ông T thường xuyên nhậu nhẹt về kiếm chuyện chửi vợ, đánh cơn, đập phá đồ đạc trong nha Nam 2011, ba G có đệ đơn ly hôn lên tòa một lần nhưng sau đó vì suy nghĩ cho bốn người con chung giữa ông T và bà, hơn hết muốn ông

T có thời gian sửa đôi nên bà đã rút lại tờ đơn ấy Tuy nhiên, đến năm 2016 bà G đã làm đơn ly hôn vì xét thấy thời gian sống chung

với ông T không có hạnh phúc, ông T không sửa lỗi mà vẫn tính nào tật nấy, uống rượu rồi chửi măng, đánh đập bà, bản thân ông T cũng thừa nhận nguyên nhân đẫn đến mâu thuẫn vợ chồng là do ông gây ra Do đó, có cơ sở để xác định hôn nhân giữa bà G và ông T không hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được, bà G yêu cầu ly hôn là có căn cứ và phù hợp với quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình trong hệ thông pháp luật

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tòa án nhân dân huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định theo hướng xác nhận hôn nhân giữa bà G và ông T là hôn nhân thực tế và chấp thuận yêu cầu ly hôn từ một phía của bà G

2.2.2 Phân tích quan điểm của Tòa: Về quan hệ hôn nhân: Bà Nguyễn Thị G và ông Huỳnh Quốc T tự nguyện tìm hiểu có tình cảm và được sự đồng ý của gia đình hai bên đã tiến hành tô chức lễ cưới theo phong tục, chung sống cho đến nay nhưng không có đăng ký kết hôn Theo quy định tại

khoản 1, Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Điều 11 Luật hôn nhân gia đình

năm 2000) quy định về việc đăng ký kết hôn: “7ệc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thâm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý”

Về thời điềm bà Œ và ông T xác lập quan hệ vợ chồng Theo lời tự khai của cả hai bên đương sự thì thời điểm cả hai người tổ chức đám cưới đúng theo phong tục tập quán

Trang 24

quê nhà và chung sống với nhau liên tục cho đến nay là “năm 1980” Ta rõ ràng có thé

nhận thấy: đây là thời điểm trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 và là ngày trước ngày Luật

Hôn nhân và Gia đình năm 1986 có hiệu lực

Vậy vấn đề ở đây là hôn nhân giữa bà Œ và ông T có được thừa nhận hay không?

Thực chất Nhà nước Việt Nam vẫn thừa nhận hôn nhân giữa bà GŒ và ông T là hôn nhân

hợp pháp, đúng với pháp luật; trường hợp này còn được coi là “ôn nhân thực tế” Từ quy định tại khoán I Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, ta tưởng chừng như

việc không đăng ký kết hôn giữa bà G và ông T đã khiến hôn nhân của họ bị vô hiệu về

mặt pháp lý Tuy nhiên, tại điểm a, mục 3 Nghị quyết sô 35/2000/QH ngày 09/6/2000

của Quốc Hội về thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định như sau: "a)

Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu câu ly hôn thì được Toà án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ” Thế nên, ta

có thê hiểu rằng Nhà nước chỉ khuyến khích bà G và ông T đăng ký kết hôn, chứ không

hề bắt buộc họ phái đăng ký mới thừa nhận quan hệ vợ chồng Vì về mặt pháp lý, quan hệ hôn nhân giữa hai người họ đương nhiên được pháp luật thừa nhận

Vậy Tòa án sẽ áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình nào để thụ lý vụ án ly hôn

thuộc trường hợp này? Ngoài điểm a, mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH ngày 09/6/2000 của Quốc Hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 Ta thấy tại mục

1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTUT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 quy dinh: “ trong trường hợp quan hệ vợ chẳng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đề giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung”

2.2.3 Quan điểm của nhóm: Việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa bà G và ông T thuộc trường hợp “Hôn nhân thực tế” là hoàn toàn hợp pháp Tuy không có đăng ký kết hôn nhưng thực tế hai người họ đã sông chung với nhau liên tục từ năm 1980 đến nay và đã có với nhau bốn người con chung

Trang 25

Tòa án đã đưa ra những căn cứ pháp lý chuẩn xác đề xác lập quan hệ hôn nhân giữa bà G và ông T, từ đó chấp nhận đề nghị ly hôn của nguyên đơn — bà G Ngoài ra,Tòa không áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc mà còn đưa ra những lý giải thực tế, hợp lý

ngay tình về thực trạng mỗi quan hệ hôn nhân hiện tại của bà G và ông T Điều này cho

thấy sự công tâm, cũng như tính chất nhân đạo được thê hiện vô cùng rõ nét qua lớp màng ranh giới từ pháp lý đến thực tiễn của các chế định pháp luật về hôn nhân

2.3 Bản án 299/2018/HNGĐ-PT ngày 22/03/2018 về ly hôn và chia tài sản khi ly hôn:

2.3.1 Tém tat:

Bản án giải quyết vụ việc tranh chấp ly hôn và chia tài sản giữa nguyên đơn là bà

Lưu Kim L và bị đơn là ông Trần Lý S

Theo nguyên đơn, Bà L và ông S chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 1974, đăng ký kết hôn trễ hạn năm 2007 Thời gian đầu chung sống hạnh phúc sau đó phát sinh mâu thuẫn do quan điểm sống không phù hợp Vì nhận thay tình cảm không còn, mục đích hôn nhân không đạt được nên bà L yêu cầu được ly hôn với ông S và yêu cầu chia tài sản chung

Bị đơn phản tố, không đồng ý với giấy đăng ký kết hôn như nguyên đơn trình bày

do nhân thân tại mục họ tên người chồng/vợ không có 36 chimg minh nhan dan Ong

đồng ý chấm dứt việc sống chung nhưng không đồng ý ly hôn vì việc đăng ký kết hôn là trái pháp luật Ngoài ra, từ năm 1979 đến nay, ông S chung sống với bà Vòng AM có tổ chức lễ cưới nhưng không có đăng ký kết hôn Nên ông yêu cầu công nhận giữa ông S và

bà M là hôn nhân thực tế

Người có quyền và nghĩa vụ liên quan là bà M yêu cầu Tòa án công nhận hôn nhân thực tế giữa bà với ông Trần Lý S và yêu cầu hủy Giấy chứng nhận kết hôn giữa

ông Trần Lý S với bà Lưu Kim L

Tòa án Sơ thâm Chấp nhận yêu cầu ly hôn và chia tài sản khi ly hôn của nguyên đơn bà Lưu Kim L Không chấp nhận yêu cầu của bị đơn ông Trần Lý S về việc hủy Giấy chứng nhận kết hôn giữa ông và bà L Không chấp nhận Đơn của bà Vòng AM về yêu

cầu hủy Giấy chứng nhận kết hôn giữa ông S và bà L Bị đơn kháng cáo bản án sơ thâm

Tòa án Phúc thâm giữ quan điểm cảu Tòa Sơ thâm về việc công nhận sự thuận tình ly hôn giữa ông S và bà L Kháng cáo của ông Trần Lý S yêu cầu không công nhận quan

Trang 26

hệ vợ chồng giữa ông S với bà Lưu Kim L và kháng cáo của bà Vòng AM yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thực tế giữa bà M với ông Trần Lý S là không có cơ sở chấp nhận Chấp nhận một phần kháng cáo của ông S về vấn đề tài sản

2.3.2 Phân tích quan điểm của tòa: s* Quan hệ hôn nhân giữa ông S và bà L:

Về mối quan hệ này, quan điểm của Toà Sơ thầm và Phúc thấm đều xác định rang việc ông Trần Lý S chung sống với bà Lưu Kim L điển ra trước năm 1975 dù không có đăng ký kết hôn vẫn được công nhận là hôn nhân thực tế, trong trường hợp có yêu cầu ly

hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định vẻ ly hôn là phù hợp với điểm a Khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội Xét các bên chung

sông vào năm 1974 trước khi có Luật Hôn nhân và Gia đình điều chỉnh nên việc chung

sông không có đăng ký kết hôn vẫn được công nhận là hôn nhân thực tế kề từ thời điểm

xác lập quan hệ

Vấn đề cần lưu tâm đối từ quan điểm này của Tòa là quan hệ hôn nhân thực tế có được xem là duy trì trong khi hai bên đã ngừng chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình vì mục tiêu ôn định, lâu dài Trong vụ việc trên, ông S và bà L đã không còn mối liên kết với nhau trong việc xây gia đình trên thực tế Như vậy, có nên xem là mối quan hệ hôn nhân thực tế giữa hai người đã chấm dứt hay chưa?

s* Quan hệ hôn nhân giữa ông S và bà M: Đối với bà Vòng A M chung sống năm 1979, quan hệ này tồn tại vào thời điểm đã có sắc lệnh áp dụng thống nhất pháp luật trong cả nước và Luật Hôn nhân và Gia đình

năm 1959 đã có hiệu lực ở Miền Nam Căn cứ Nghị quyết số 76/CP ngày 25/3/1977 của

Chính phủ về việc công bố Danh mục văn bản pháp luật áp dụng trong cả nước trong đó

có Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 quy định chế độ một vợ một chồng, Hội đồng

xét xử xác định việc ông Trần Lý S chung sông với bà Vòng A M là vi phạm, không

được công nhận là quan hệ vợ chong Vi Toa án xác định quan hệ hôn nhân thực tế của ông Š và bà L chưa chấm dứt,

nên việc chung sống giữa ông S và bà M là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo quy định của pháp luật Mối quan hệ này không được công nhận là hệ quả tất yếu của việc thừa nhận duy trì mối quan hệ hôn nhân trước đó của ông S và bà L

Trang 27

2.3.3 Quan điểm của nhóm:

Thứ nhất, về quan hệ hôn nhân giữa ông S và bà L được công nhận là hôn nhân

thực tế vi ca hai đã chung sống với nhau từ 1974 và không đăng ký kết hôn phù hợp với

điểm a Khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội Ông S và bà L có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và

đã thực sự có chung sông với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình có con chung và tài sản chung nên đủ điều kiện để xem là quan hệ hôn nhân thực tế theo Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Tuy nhiên, nên có

cái nhìn khách quan hơn về việc châm dứt hôn nhân thực tế khi bản chất mối liên kết của

hai bên như vợ chồng đã chấm dứt kẻ từ thời điểm họ không còn chung sống với nhau Việc chung sống với nhau không còn liên tục, bị gián đoạn, không còn cho thấy được sự ôn định, bền vững và lâu dài Việc nam nữ đã bắt đầu chung sống trước ngày 03/01/1987 và chung sống liên tục không bị gián đoạn là điều kiện quan trọng để công nhận hôn nhân thực tế, nên có thể xem quan hệ này sẽ chấm dứt nếu điều kiện này không còn được đáp ứng Trong vụ việc trên, ông S và bà L chung sống với nhau từ 1974 nhưng đến 1979 thì hai người đã không còn chung sống với nhau Do đó, quan hệ hôn nhân thực tế của ông S và bà L bắt đầu từ năm 1974 khi hai người bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng, và quan hệ này chấm đứt vào năm 1979 kê từ thời điểm cả hai không còn chung sống Hay

nói cách khác đến năm 1979 thì quan hệ hôn nhân thực tế giữa hai người chấm dứt Thứ hai, vì quan hệ hôn nhân thực tế giữa ông S và bà L đã chấm dứt từ năm 1979,

nên việc chung sống giữa ông S và bà M không vi phạm chế độ một vợ một chồng như

Tòa án cấp Phúc thâm đã nhận định Quan hệ hôn nhân giữa ông Š và bà M cũng được

xem là quan hệ hôn nhân thực tế vì hai người đã tự nguyện chung sống ồn định, lâu dài và đáp ứng đủ điều kiện để công nhận là hôn nhân thực tế Do đó, quan điểm của nhóm cho rằng nhận định của Tòa án có nhiều điểm bất cập, chưa phù hợp để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong vụ việc

2.4 Án lệ số 41/2021/AL,về chấm dứt hôn nhân thực tế:

2.4.1, Khai quat an lé 41/2021/AL Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn nhưng sau đó họ không còn chung sống với nhau và trước khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực, có người chung sống với nhau như vợ chồng với người khác Quan hệ hôn

nhân đầu tiên và quan hệ hôn nhân thứ hai đều là hôn nhân thực tế Về vấn đề giải quyết

Trang 28

tranh chấp, công nhận quan hệ hôn nhân trong kiêu vụ việc trên còn nhiều quan điểm trái chiều trong một khoảng thời gian dài Điền hình là quan điểm của Tòa án Phúc thâm trong bản án 299/2018/HNGĐ-PT ngày 22/03/2018 về ly hôn và chia tài sản khi ly hôn, đã được phân tích như đã nêu trên chưa đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên đương sự Đề chấm dứt tình trạng, quan điểm trái chiều trong các vụ việc tương tự, nên sự ra đời của án lệ số 41/2021/AL đã phần nào giải quyết được những điểm bắt cập trên

Nguồn gốc Án lệ 41/2021/AL: Bản án dân sự phúc thấm số 48/2010/DSPT ngày

29/7/2010 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng về vụ án “Tranh chấp chia di sản thừa kế và chia tài sản chung” tại tỉnh Kon Tum giữa nguyên đơn là chị Trần Thị Trọng PI với bị đơn là anh Trần Trọng P2 và anh Trần Trọng P3; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 06 người

Vị trí nội dung án lệ: Đoạn 3, 4 phần “Nhận định của Tòa án”

Nội dung án lệ: “13J Xét bà Tô Thị T2 chưng sống với ông TÌ không đăng ký kết hôn, đến năm 1982 bà T2 đã bỏ vào Vũng Tàu lấy ông D có con chung từ đó đến nay quan hệ hôn nhân thực tế giữa ông TÌ với bà T2 đã chấm dứt từ lâu nên không còn nghĩa vụ gì với nhau nên bà T2 không được hưởng di sản của ông TÌ đề lại như án sơ thâm xử là đúng

[4] Xét sau khi bà 12 không còn sống chung với ông T1 thì năm 1985 ông TÌ sống chung với bà Š cho đến khi ông T1 chết có 1 con chung, có tài sản chung hợp pháp, án sơ

thâm công nhận là hôn nhân thực tế nên được chia tài sản chung va được hưởng di sản

thừa kế của ông TÌ là có căn cứ”

Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, phải xác định hôn nhân thực tế đầu tiên đã chấm dứt

2.4.2, Nhận xét về an Ié 41/202 /AL:

Nhu đã phân tích, Pháp luật hôn nhân gia đình chỉ quy định thời gian bắt đầu được

công nhận là hôn nhân thực tế nhưng không có quy định cụ thê nào về thời điểm được

xem là chấm dứt hôn nhân thực tế Dấu biết rằng, khi được thừa nhận là hôn nhân thực tế, hôn nhân đó có giá trị pháp lý tương đương với hôn nhân có đăng ký kết hôn và muốn kết

thúc ly hôn phải thực hiện thông qua con đường tư pháp Nhìn chung, hôn nhân thực tế được hình thành từ việc chung sống tự do nên khi châm dứt cũng thường được thực hiện

Ngày đăng: 22/09/2024, 19:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w