1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài 2 dạy thêm kntt 9 những cung bậc tâm trạng thơ stlb 1

80 23 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những cung bậc tâm trạng
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Giáo án dạy thêm
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 678 KB

Nội dung

- Ôn tập cách nhận biết và phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ: chơi chữ, điệp thanh và điệp vần.- Ôn tập cách viết VB nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất

Trang 1

BÀI 2:

Ngày soạn Ngày dạy:

ÔN TẬPNHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG

CẤU TRÚC GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2 – BỘ KNTTVCS LỚP 9:

(tiết)1 Đọc hiểu: Ôn tập văn bản thơ song thất lục bát

I Ôn tập lý thuyết1 Đặc điểm thơ song thất lục bát2 Kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ song thất lục bátII Thực hành đọc hiểu văn bản truyện truyền kì(Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)

* Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

*Năng lực chuyên môn: Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học.

- Ôn tập cho HS kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ song thất lục bát: + Nhận biết và phân tích được một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát

+ Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB

+ Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VB văn học

Trang 2

- Ôn tập cách nhận biết và phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ: chơi chữ, điệp thanh và điệp vần.

- Ôn tập cách viết VB nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát): phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG1 Mục tiêu:

- Tạo hứng thú, thu hút sự chú ý của HS vào việc thực hiện nhiệm vụ học tập - HS huy động được tri thức, kinh nghiệm về chủ đề ôn tập

2 Nội dung hoạt động: Nối tên các tác phẩm, tác giả, thể loại.3 Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

4 Tổ chức thực hiện:Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Thảo luận cặp đôi trong thời gian 05 phút, hoàn thành nhanh Phiếu học tập số 01 sau:

Phiếu học tập số 01: Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật các văn bản đọc hiểu

Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật

1 Văn bản Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm,

Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm)

2 Văn bản Tiếng đàn mưa

(Bích Khê)

3 Văn bản Một thể thơ độcđáo của người Việt (Dương

Lâm An)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Trang 3

- HS thảo luận cặp đôi, ghi lại kết quả vào giấy nhớ.- GV động viên, khích lệ HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Sau thời gian 5 phút, GV gọi đại diện một số cặp đôi phát biểu nhanh.- HS khác nhận xét phần thể hiện của bạn sau khi bạn thực hiện xong

Bước 4: Đánh giá, kết luận

- GV nhận xét, chốt kiến thức- GV cho điểm hoặc phát thưởng cho các nhóm có kết quả đúng và thực hiện nhanh.- GV giới thiệu nội dung ôn tập:

Đọc hiểu văn bản Đọc hiểu văn bản thơ song thất lục bát

Tiếng Việt- Biện pháp tu từ chơi chữ

- Biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần

Viết Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song

2 Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để

ôn tập

3 Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.4 Tổ chức thực hiện hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoạigợi mở; hoạt động nhóm,

- GV hướng dẫn HS luyện đề đọc hiểu, thực hành các bài tập tiếng Việt và thực hành viết

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tích cực trả lời.- GV khích lệ, động viên

Bước 3: Báo cáo sản phẩm- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.

Trang 4

+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát.

+ Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB

+ Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VB văn học.- Thực hành đọc hiểu các đề đọc hiểu văn bản thơ song thất lục bát ngoài SGK

- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề

2 Phẩm chất- Biết trân trọng những sáng tác văn học.

- Có ý thức ôn tập củng cố bài học

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Thiết bị : Máy vi tính, máy chiếu (hoặc tivi) kết nối mạng.2 Học liệu: Ngữ liệu tác phẩm, phiếu học tập, hệ thống các bài tập.III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS thực hành bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở; hoạt độngnhóm

- HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi của GV, các đơn vị kiến thức cơ bản đọc hiểu văn bảntruyện hiện đại của bài học 2

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tích cực trả lời.- GV khích lệ, động viên

Bước 3: Báo cáo sản phẩm

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.- Các HS khác nhận xét, bổ sung

Trang 5

Bước 4: Đánh giá, nhận xét

GV nhận xét, chốt kiến thức

PHẦN I ÔN TẬP LÝ THUYẾT 1 Đặc điểm thể thơ song thất lục bát

1 Thể thơ song thất lục bát

1 Nguồn gốc Song thất lục bát là thể thơ có nguồn gốc dân tộc

2 Số tiếng – số khổ

- Kết hợp đan xen từng cặp câu 7 tiếng với từng cặp câu 6 và 8 tiếng.- Bài thơ song thất lục bát có thể chia khổ hoặc không, số câu thơ trongmỗi khổ thơ cũng không cố định

- Thể thơ song thất lục bát cũng có hiện tượng biến thể: có khi bài mở thành bằng cặp lục bát; có khi một số cặp lục bát liền nhau,

3 Vần Về vần, thơ song thất lục bát sử dụng cả vần lưng và vần chân

4 Thanh điệu Về thanh điệu, thanh bằng (B) – thanh trắc (T) của các tiếng ở một số

vị trí trong câu thơ là cố định

5 Ngắt nhịp Cách ngắt nhịp của thơ song thất tương đối linh hoạt

2 Kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ song thất lục bát

- Tạo hiểu biết ban đầu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm Chú ý hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.- Nhận biết được một số yếu tố về luật của thơ song thất lục bát

- Nhận biết được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngônngữ, biện pháp tu từ

- Phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản - Phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thôngqua hình thức nghệ thuật của văn bản

- Phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện qua văn bản.- Lí giải được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ,biện pháp tu từ

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giácủa cá nhân do văn bản mang lại

- Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản - Phân biệt được sự khác nhau giữa thơ song thất lục bát với thơ lục bát

PHẦN II THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ SONG THẤT LỤC BÁTĐề số 01:

Đọc đoạn trích sau:

“Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng(1),Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền.

Trang 6

Lạnh lùng thay giấc cô miên(2),Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u.

Tranh biếng ngắm trong đồ tố nữ(3),Mặt buồn trông trên cửa nghiêm lâu(4),

Một mình đứng tủi ngồi sầu,Đã than với nguyệt, lại rầu với hoa.

Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoảiNgán trăm chiều bước lại ngẩn ngơ

Hoa này bướm nỡ thờ ơĐể gầy bông thắm để xơ nhuỵ vàng.Đêm năm canh lần nương vách quế,

Cái buồn này ai dễ giết nhauGiết nhau chẳng cái lưu cầu(5)Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!

Tay nguyệt lão(6) chẳng xe(7) thì chớXe thế này có dở dang không?

Đang tay(8) muốn dứt tơ hồngBực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!”

(Trích Cung oán ngâm khúc*, Nguyễn Gia Thiều,

Những khúc ngâm chọn lọc, tập I, NXB Giáo dục, 1994, tr.154-155)

Chú thích:

* Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều) kể về nỗi ai oán của người cung nữ tài sắc, lúc

đầu được vua sủng ái, nhưng chẳng bao lâu bị lạnh nhạt Trong cung cấm, nàng than thở chothân phận mình và oán trách nhà vua phụ bạc, muốn thoát khỏi cuộc sống ấy để trở về cuộcđời tự do trước kia nhưng vĩnh viễn không thể

(1) Tin mong nhạn vắng (điển tích): mong nhưng không nhận được tin (2) Cô miên: giấc ngủ trong nỗi cô đơn.

(3) Đồ tố nữ:tranh vẽ những cô gái đẹp.(4) Nghiêm lâu: lầu tôn nghiêm, chỉ nơi vua ở.

(5) Lưu cầu: vốn là tên một hòn đảo, nổi tiếng về nghề rèn dao kiếm, ở đây ý nói không cần

dùng đến dao kiếm mà vẫn có thể giết người

(6) Nguyệt lão (điển tích): cụ già ngồi dưới trăng, chỉ người làm mối.

(7) Xe: xe duyên.

(8) Đang tay: nỡ ra tay, chấp nhận làm một việc mà một người có tình cảm không thể làm.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Trang 7

Câu 1 Đoạn trích được viết theo thể thơ gì?Câu 2 Chỉ ra 03 từ láy được sử dụng trong đoạn trích.Câu 3 Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối trong hai câu thơ sau:

Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng, Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền

Câu 4 Nêu nội dung của hai câu thơ sau:

Giết nhau chẳng cái lưu cầuGiết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!

Câu 5 Xưa kia, nhận xét về số phận của người cung nữ, có ý kiến cho rằng: “Được trở

thành cung nữ với người con gái là cơ hội đổi thay số phận, là một bước lên tiên, được sốngmột đời vinh hoa phú quý đáng mơ ước” Anh/Chị có đồng tình với ý kiến trên không? Vì

sao?

GỢI Ý TRẢ LỜI

Câu 1 Thể thơ song thất lục bát

Câu 2 HS chỉ ra 03 từ láy được sử dụng trong đoạn trích: lạnh lùng, ngẩn ngơ, thờ ơ,

dở dang.

Câu 3

-Phép đối trong hai câu thơ: Phép trường đối (đối giữa hai câu thơ)

Ngày sáu khắc – Đêm năm canhTin mong nhạn vắng – Tiếng lắng chuông rền

-Tác dụng của phép đối:+ Tạo nên sự cân xứng cho hai câu thơ, làm cho cách diễn đạt thêm sinhđộng, ấn tượng

+ Nhấn mạnh tâm trạng cô đơn, mòn mỏi chờ đợi ân sủng của người cung nữbất kể ngày đêm

+ Thể hiện nỗi niềm đồng cảm của nhà thơ đối với số phận của người cung nữ

Câu 4 Hai câu thơ: “Giết nhau chẳng cái lưu cầu/Giết nhau bằng cái u sầu, độc

chưa!”:

-Trước hết cần hiểu các điển tích:

+ “Giết nhau chẳng cái lưu cầu”: lưu cầu là tích nói đến nơi chuyên nghề rèn

dao kiếm Câu thơ muốn nói, không cần đến dao kiếm cũng có thể giết chết conngười

+ “Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa”: tâm trạng u sầu triền miên cũng có

thể giết chết con người.-Nội dung của hai câu thơ:

Trang 8

+ Người cung nữ đang chết mòn không vì gươm giáo, binh đao mà lại chết bởisự sầu não, u uất trong nỗi cô đơn vò võ, mòn mỏi đợi trông tháng ngày

+ Qua đó cho thấy tình cảnh, tâm trạng đáng thương, sầu tủi của người cungnữ

+ Thể hiện tấm lòng nhân đạo, đồng cảm, yêu thương con người của tác giả

+ Trong cung, người cung nữ phải sống trong đấu đá, trong lọc lừa, ganh ghétlẫn nhau, không lúc nào được thanh thản;

+ Không có được hạnh phúc bình dị như bao người phụ nữ thường dân khác làcó một người chồng sớm hôm trò chuyện, có một mái ấm riêng mình;

+ …- Đồng tình một phần: kết hợp các lý lẽ trên

Đề số 02: Đọc đoạn trích sau:

Trong cung quế(1) âm thầm chiếc bóng Đêm năm canh trông ngóng lần lần, Khoảnh(2) làm chi, bấy chúa xuân Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi Lầu đãi nguyệt(3) đứng ngồi dạ vũ(4) Gác thừa lương(5) thức ngủ thu phong, Phòng tiêu(6) lạnh ngắt như đồng Gương loan(7) bẻ nửa, dải đồng(8) xẻ đôi, Chiều ủ dột giấc mai(9) khuya sớm

Trang 9

Vẻ bâng khuâng hồn bướm(10) vẩn vơ Thâm khuê(11)) vắng ngắt như tờ, Cửa châu gió lọt, rèm ngà(12) sương gieo Ngấn phượng liễn(13) chòm rêu lỗ chỗ, Dấu dương xa(14) đám cỏ quanh co Lầu Tần(15) chiều nhạt vẻ thu,

Gối loan(16) tuyết đóng, chăn cù(17) giá đông.

(Trích Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều,

Những khúc ngâm chọn lọc, tập I, NXB Giáo dục, 1994, tr.153-154)

Chú thích:(1) Cung quế (điển tích): chỉ nơi ở của cung phi, người đẹp.(2) Khoảnh: chơi ác, chơi khăm.

(3) Lầu đãi nguyệt: lầu đợi trăng, chờ ngắm trăng lên.

(4) Dạ vũ: mưa đêm.

(5) Gác thừa lương: gác hóng gió mát.

(6) Phòng tiêu: phòng có trát vữa trôn hồ tiêu tán nhỏ để giữ ấm và tạo hương thơm, phòng

nữ

(7) Gương loan: gương có khắc hình chim loan.

(8) Dải đồng: dải gấm thắt nút thành từng vòng, ngụ ý vợ chồng gắn bó, quấn quýt yêu

thương nhau.(9) Giấc mai (điển tích): chỉ giấc mộng đẹp.

(10) Hồn bướm (điển tích): tâm hồn mơ màng như trong giấc mộng.

(11) Thâm khuê: khuê phòng kín đáo, chỉ nơi ở của người nữ.

(12) Cửa châu, rèm ngà: cửa treo rèm làm bằng châu ngọc, chỉ nơi ở tao nhã của người nữ.

(13) Phượng liễn: xe kéo tay có hình chim phượng, nhà vua thường dùng để đến nơi ở của

cung nữ.(14) Dương xa: cỗ xe do dê kéo Xưa nhà vua thường ngồi xe do dê kéo đến nơi ở của cung

nữ, dê dừng trước phòng nào vua sẽ nghỉ lại đó Các cung nữ thường dùng lá trúc rửa nướcmuối để nhử dê qua phòng mình

(15) Lầu Tần: lầu của vua Tần, chỉ cung điện của vua chúa nói chung.

(16) Gối loan: gối thêu hình chim loan, gối của vợ chồng.(17) Chăn cù: chăn dệt bằng lông thú, đắp rất ấm.

Thực hiện các yêu cầu sau:Câu 1 Chỉ ra các từ láy xuất hiện trong đoạn trích trên.

Trang 10

Câu 2 Trong đoạn trích trên, tâm trạng của người cung nữ được khắc hoạ ở những thời

điểm nào? Từ ngữ nào cho anh/chị biết điều đó?

Câu 3 Chỉ ra và nêu tác dụng của sự phối hợp một số từ Hán Việt và một số từ thuần Việt

Câu 1 Các từ láy có trong đoạn trích: âm thầm; lần lần; vẩn vơ; lỗ chỗ.

Câu 2

- Trong đoạn trích trên, tâm trạng của người cung nữ được khắc hoạ ở những thời điểm: Buổi chiều và buổi tối

- Từ ngữ biểu đạt thời gian nghệ thuật:

+ Đêm năm canh+ Chiều ủ dột giấc mai+ chiều nhạt vẻ thu

Câu 3

-Một số từ Hán Việt và một số từ thuần Việt trong đoạn trích:

+ Một số từ Hán Việt: Khoảnh, đãi nguyệt, dạ vũ, thừa lương, thu phong, thâm khuê, phượng liễn, dương xa, …

+ Một số từ thuần Việt: âm thầm; lần lần; vẩn vơ; lỗ chỗ;…

-Sự phối hợp sử dụng từ ngữ Hán Việt đan xen thuần Việt đã góp phần thểhiện nội dung tác phẩm:

+ Thể hiện những trạng thái tình cảm đan xen, đối lập, giằng xé, day dứt trongtâm hồn của người cung nữ

+ Thể hiện sự đối lập xót xa giữa cảnh sống tồi tàn lạnh lẽo với cuộc sống xahoa tráng lệ, giữa ước mơ trong quá khứ với hiện tại nghiệt ngã

Câu 4 - Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong văn bản:

+ Tâm trạng cô đơn, buồn tủi.+ Tâm trạng xót xa, có đôi phần oán trách sự vô tình, bạc bẽo của lang quân.+ Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi

- Nhận xét tâm trạng của nhân vật trữ tình: + Tâm trạng của nhân vật trữ tình là tâm trạng chung của nhiều người cung nữkhác khi sống trong cảnh cung cấm, không được vua chúa đoái thương, phảisống trong cảnh mòn mỏi chờ đợi trong khi tuổi xuân trôi qua nhanh chóng.Tâm trạng đó được diễn tả sâu sắc, cảm động qua nghệ thuật miêu tả nội tâm

Trang 11

nhân vật tinh tế + Qua tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích, nhà thơ bộc lộ niềmthương cảm đối với số phận đáng thương của người cung nữ và lên tiếng tốcáo xã hội phong kiến bất công với người phụ nữ, xem họ như món đồ muavui, thích thì đến, không thích thì bỏ mặc, xem họ có cũng như không Đâycũng là biểu hiện của giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc của tác phẩm.

“Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,Xếp bút nghiên theo việc đao cung.Thành liền(1) mong tiến bệ rồng,Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời(2).

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa(3)Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao(4).

Giã nhà đeo bức chiến bào,Thét roi cầu Vị(5) ào ào gió thu.Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,

Đường bên cầu cỏ mọc còn non.Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,Bộ khôn(6) bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền

Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửaCỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên

Nhủ rồi tay lại trao liềnBước đi một bước lại vin áo chàng.Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi,Dạ chàng xa ngoài cõi Thiên San(7).Múa gươm(9) rượu tiễn chưa tàn,

Trang 12

Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo”.

(Trích Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn, "Những khúc ngâm chọn lọc",

tập I, NXB Giáo dục, 1994, tr 39)

Chú thích:

(1) Thành liền: Bởi chữ "liên thành" (những thành liền nhau) Nước Triệu có hai hòn ngọc

bích, vua nước Tần viết thư xin đem năm thành trì đổi ngọc ấy Về sau, vật gì quý báu gọi làcó giá "liên thành";

(2) Giặc trời: Bởi chữ "thiên kiêu" Hán thư có câu "Hồ giả thiên chi kiêu tử" (giặc Hồ là đám

con khó dạy của trời)

(3) Da ngựa: Bởi chữ "mã cách" (mã: ngựa; cách: da) Đời Đông Hán, Mã Viện, tướng giỏi,

từng nói: "Làm trai nên chết chốn sa trường biên ải, lấy da ngựa bọc thây chôn mới gọi làtrai"

(4) Thái Sơn, hồng mao: Tư Mã Thiên nói "Người ta vẫn có cái chết, song có cái chết đáng

nặng như núi Thái Sơn, có cái chết không đáng nhẹ như lông chim hồng" Ý nói có sự đángchết và không đáng chết

(5) Cầu Vị: Bởi chữ "Vị kiều" Lý Bạch có câu thơ "Tuấn mã nhược phong phiêu, minh tiên

xuất Vị kiều" (Ngựa giỏi đi nhanh như gió cuốn, thét roi ra lối cầu sông Vị)

(6) Khôn: Khó, không thể.(7) Thiên San: Có câu hát "Tướng quân tam tiễn định Thiên Sơn, tráng sĩ trường ca nhập Hán

quan" (ba mũi tên của tướng quan lấy được núi Thiên Sơn, tráng sĩ hát dài mà kéo quân vàocửa ải Hán)

(8) Gươm (Long Tuyền): Tên một thanh kiếm báu.

Thực hiện các yêu cầu sau:Câu 1 Chỉ ra cách ngắt nhịp cho hai câu thơ sau:

Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,Đường bên cầu cỏ mọc còn non.

Câu 2 Đoạn trích trên kể lại sự việc gì?

Câu 3 Em hiểu nghĩa của câu thơ “Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao” như thế nào?

Câu 4 Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ sau:

Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi

Câu 5a Em ấn tượng nhất với hình ảnh hay câu thơ nào trong đoạn trích? Vì sao?

Câu 5b Nhận xét về tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”, có ý kiến cho rằng: “Khúc ngâm là

tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ đối với cả người ra đi (chinh phu) và người ởlại (chinh phụ)” Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

Trang 13

GỢI Ý TRẢ LỜI

Câu 1 Cách ngắt nhịp: 3/4

Câu 2 Đoạn trích kể lại sự việc: Người chinh phu lên đường ra trận và cảnh người

chinh phụ đưa tiễn chồng

Câu 3 Câu thơ nói lên chí nguyện của bậc làm trai: Kẻ nam nhi cần coi nhẹ, xem

thường cái chết

Câu 4 - Biện pháp tu từ so sánh: “lòng thiếp” (tấm lòng, tâm hồn của thiếp) được so

sánh với hình ảnh “bóng trăng theo dõi.”

- Tác dụng:+ Cách ví von, so sánh giúp cho câu thơ trở nên giàu hình ảnh, gợi cảm vàsinh động

+ Nhấn mạnh, làm cụ thể hoá tấm lòng của người vợ trẻ dành cho chồng: tấmlòng sáng ngần như ánh trăng, luôn dõi theo mỗi bước đi của người chồng.Từ đó khẳng định tấm lòng thuỷ chung, son sắt của người chinh phụ vớichồng, làm yên lòng người ra chiến trận

+ Qua đó cho thấy sự đồng cảm, ngợi ca của nhà thơ dành cho người phụ nữtrong xã hội xưa

Câu 5a Đây là câu hỏi mở, HS có thể tự do chọn hình ảnh/ câu thơ yêu thích và lý

giải hợp lý, thuyết phục Sau đây là một gợi ý:-Ấn tượng với câu thơ “Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”

-Vì:+ Đây là câu thơ có sử dụng điển cố, điển tích làm cho câu thơ thêm hàmxúc, giàu giá trị biểu cảm, biểu đạt

+ Câu thơ nói lên quan niệm về cái chết của bậc nam nhi: sinh mệnh rất trânquý, rất đáng giá, nó còn nặng hơn núi Thái Sơn, do đó cần suy nghĩ xem xétxem dùng sinh mệnh vào việc gì, nơi nào thật ý nghĩa Khi đã tìm được ýnghĩa để sử dụng sinh mệnh rồi, đáng sử dụng rồi thì khảng khái thực hiện sứmệnh, đánh đổi sinh mệnh mình cho nghĩa cử trân quý, lúc đó sẽ coi cái chếtthật nhẹ nhàng, nhẹ hơn cả lông hồng

Câu 5b Đây là câu hỏi mở, HS tự do nêu quan điểm và lý giải hợp lý

Gợi ý:- Đồng tình Vì:

Trang 14

+ Khúc ngâm là sự thấu hiểu, đồng cảm, xót xa của nhà thơ trước tình cảnhcô đơn và nỗi niềm âu lo, ngóng đợi trong mỏi mòn của người ở lại;

+ Khúc ngâm còn là sự chia sẻ với tâm trạng bịn rịn lưu luyến không muốnrời đi của người chinh phu khi bước vào cuộc chiến tranh phong kiến phinghĩa

+ …- Không đồng tình Vì:+ Khúc ngâm chỉ là nỗi niềm của người ở lại (chinh phụ), do đó chỉ là nỗithương cảm của nhà thơ dành người ở lại chứ không dành cho người ra đi.+ Người ra đi rất hào hùng, khí thế, nên không thể hiện sự thương cảm củanhà thơ

+ …

Đề số 04:Đọc đoạn trích:

Mặt trăng tỏ thường soi bên gối,

Bừng mắt trông sương gội cành ngô.Lạnh lùng thay bấy chiều thu,Gió may hiu hắt trên đầu tường vôi

Một năm một nhạt mùi son phấn,Trượng phu còn thơ thẩn miền khơi

Xưa sao hình ảnh chẳng rời?Giờ sao nỡ để cách vời Sâm, Thương*?

Chàng ruổi ngựa, dặm trường mâyThiếp dạo hài, lối cũ rêu in Gió Xuân ngày một vắng tinKhá thương lỡ hết mấy phen lương thì (Trích Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn, "Chinh phụ ngâm khúc"

và hai bản dịch Nôm, NXB Văn học, 2011, tr 68)

Chú thích:

*Sâm, Thương: Tên hai chòm sao trong Nhị thập bát tú Chòm Sâm thuộc phương Tây,

chòm Thương thuộc phương Đông Hai chòm này ở vào hai vị trí đối nhau trên vòm trời, thường được nhắc tới trong văn thơ cổ, chỉ sự vĩnh viễn cách xa

Trang 15

Thực hiện các yêu cầu sau:Câu 1 Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên.Câu 2 Chỉ ra cách gieo vần trong những câu thơ sau:

Mặt trăng tỏ thường soi bên gối,Bừng mắt trông sương gội cành ngô.

Lạnh lùng thay bấy chiều thu,Gió may hiu hắt trên đầu tường vôi

Câu 3 Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.Câu 4 Qua việc diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình, anh/chị nhận thấy thái độ, tình cảm

của nhà thơ dành cho nhân vật là gì?

Câu 5 Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn trích giúp anh/chị hiểu gì về giá trị của

cuộc sống?

GỢI Ý TRẢ LỜI

Câu 1 Nhân vật trữ tình: người chinh phụ/ người vợ có chồng ra trận/ người vợ có chồng

đi lính/ người vợ có chồng đi xa/ người phụ nữ

- Trạng thái tâm trạng đó không phải ngày một, ngày hai, mà da diết, triền miên.Tâm trạng ấy xuất phát từ khát khao hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt của người chinhphụ Từ tâm trạng ấy, người đọc còn cảm nhận được tư tưởng nhân đạo của tácphẩm: Tấm lòng đồng cảm của nhà thơ với cảnh ngộ, khát khao của nhân vật

Câu 4

Thái độ, tình cảm của nhà thơ dành cho nhân vật trữ tình là:-Thấu hiểu cho tâm trạng, nỗi niềm của người chinh phụ.-Xót xa, thương cảm cho nỗi cô đơn, nỗi nhớ chồng của người vợ trẻ.Trân trọng, ngợi ca tấm lòng thuỷ chung và khát vọng hạnh phúc giản đơn, sumvầy của người phụ nữ

Câu 5 - Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn trích: Đoạn trích thể hiện nỗi cô đơn,

lẻ loi, mong ngóng chồng của người vợ trẻ khi chồng nàng phải chinh chiến nơixa Tất cả là do chiến tranh phi nghĩa gây nên cảnh vợ chồng phải chia li

Trang 16

- Qua cảm xúc của nhân vật trữ tình, em thấy thêm quý trọng hơn giá trị của tìnhcảm gia đình; quý trọng hơn giá trị của hòa bình đang được sống; căm ghét chiếntranh phi nghĩa gieo bao đau khổ cho người dân vô tội,

Đề số 05: Đọc văn bản sau:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,Ngồi rèm thưa rủ thác1 đòi phen.Ngoài rèm thước2 chẳng mách tinTrong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biếtLòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,Hoa đèn3 kia với bóng người khá thương.

Gà eo óc gáy sương năm trống4,Hòe5 phất phơ rủ bóng bốn bên.Khắc giờ đằng đẵng như niên,Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Hương gượng đốt hồn đà mê mải,Gương gượng soi lệ lại châu chan.

Sắt cầm6 gượng gảy ngón đàn,Dây uyên7 kinh đứt phím loan8 ngại chùng (Theo Những khúc ngâm chọn lọc, NXB Giáo dục, 1994)

Chú thích:

1 Rủ: buông xuông Thác: cuốn lên Rủ thác đòi phen: buông xuống cuốn lên nhiều lần.

2 Thước: chim khách, được coi là loài chim báo tin lành – có khách đến, người đi xa trở về.

3 Hoa đèn: đầu bấc đèn dầu đã cháy thành than nhưng lại được ngọn lửa nung đỏ lên trông

như hoa.4 Năm trống: năm canh (một đêm có năm canh).

5 Hòe: cây hòe.

6 Sắt cầm: đàn cầm và đàn sắt gảy hòa âm với nhau, thường được dùng để ví cảnh vợ chồng

hòa thuận Gượng gảy đàn sắt đàn cầm vì người chinh phụ đang trong cảnh cô đơn 7 Dây uyên: nguyên văn là “uyên ương huyển”- dây đàn uyên ương Một giống chim, uyên: chim trống, ương: chim mái, thường đi với nhau “Uyên ương” là biểu tượng cho đôi lứa gắn

Trang 17

bó, hòa hợp Ở đây ý nói sợ làm đứt dây đàn uyên ương vì có thể báo hiệu điều không may của tình cảm vợ chồng.

8 Phím loan: nguyên văn “loan phượng trụ” – phím đàn loan phượng Phượng: chim trống, loan: chim mái Loan phượng cũng là biểu tượng về lứa đôi gắn bó Ở đây ý nói sợ dây đàn

chùng là điềm gở, gợi nên sự không may mắn của lứa đôi đang xa nhau

Chọn đáp án đúng nhất từ câu 1 đến câu 6:Câu 1 Xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2 Chỉ ra những từ láy trong đoạn trích trên.Câu 3 Chỉ ra và nêu ý nghĩa của những yếu tố ngoại cảnh dùng để diễn tả tâm trạng của

người chinh phụ

Câu 4 Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp được sử dụng trong những câu thơ sau:

Hương gượng đốt hồn đà mê mải,Gương gượng soi lệ lại châu chan.

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng

Câu 5 Qua đoạn trích, nhà thơ muốn gửi tới người đọc những thông điệp gì?

GỢI Ý TRẢ LỜI

Câu 1 Thể thơ: song thất lục bát

Câu 2 Các từ láy có trong đoạn trích: eo óc, phất phơ, đằng đẵng, dằng dặc.

+ Đặc tả không gian hoang vắng, tĩnh mịch; thời gian đêm khuya, qua đó làm nổibật nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ khi thức trọn đêm dài vì nhớ thương, mong ngóng chồng đi chiến trận trở về

+ Thể hiện nét đặc sắc trong bút pháp tả cảnh ngụ tình của nhà thơ

Câu 4 - Phép điệp trong bốn câu thơ: Phép điệp từ: gượng ( 3 lần): gượng đốt hương,

gượng soi gương, gượng gảy đàn.- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh sự miễn cưỡng của người chinh phụ khi tìm đến những thú vui thường ngày để mong vơi bớt đi nỗi cô đơn nhớ chồng nhưng không có tác dụng Trái lại, nỗi cô đơn, sầu nhớ càng thêm chồng chất; người chinh phụ càng rơi vào tuyệt vọng

Trang 18

+ Tăng liên kết, tạo giọng điệu trầm buồn, da diết, khắc khoải cho đoạn thơ.

Câu 5

Thông điệp tác giả gửi gắm:- Cần trân trọng cuộc sống hòa bình; biết lên án chiến tranh phi nghĩa gây ra baođau thương cho con người

- Mỗi chúng ta cần chia sẻ, trân trọng, biết ơn những hi sinh thầm lặng của ngườimẹ, người vợ trong cuộc sống

- Biết đồng cảm với những tâm tình, sâu kín, những tiếng lòng cả mỗi người

Đề số 06: Đọc đoạn trích:

Lòng này gửi gió đông1 có tiện?Nghìn vàng2 xin gửi đến non Yên3.

Non Yên dù chẳng tới miền,Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.Cảnh buồn người thiết tha4 lòng,Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun.

Sương như búa, bổ mòn gốc liễu,Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô5.

Giọt sương phủ bụi chim gù,Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi.

Vài tiếng dế, nguyệt soi trước ốc6,Một hàng tiêu7, gió thốc ngoài hiên.

Lá màn lay ngọn gió xuyên,Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.

Hoa dãi8 nguyệt, nguyệt in một tấm,Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.

Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng9,Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau (Theo Những khúc ngâm chọn lọc, NXB Giáo dục, 1994)

Chú thích:

1 Gió đông: (đông phong) gió mùa xuân.

2 Nghìn vàng: lòng thương nhớ, trân trọng quý như nghìn vàng.

Trang 19

3 Non Yên: Núi Yên Nhiên Đậu Hiến đời Hậu Hán đuổi giặc Bắc Thiền Vu đến núi Yên

Nhiên, khắc đá ghi công ở đó rồi trở về Ở đây có nghĩa là nơi chiến trận ngoài biên ải xa xôi

5 Ngô: cây ngô đồng.

6 Ốc: nhà

7Tiêu: nói tắt từ ba tiêu, là cây chuối.

8 Dãi: phơi bày ra trước ánh sáng.

9 Trùng trùng: tầng tầng, lớp lớp.

Thực hiện các yêu cầu sau:Câu 1 Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích Câu 2 Chỉ ra và nêu tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong đoạn trích.Câu 3 Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ sau:

Sương như búa, bổ mòn gốc liễu,Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô

Câu 4 Nhận xét tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.Câu 5 Đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì về số phận những người phụ nữ trong cuộc chiến

tranh phi nghĩa?

GỢI Ý TRẢ LỜI

Câu 1 Nhân vật trữ tình: người chinh phụ (người vợ lính/ người vợ có chồng đi chính

+ Làm cho cách diễn đạt giàu sức gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng hơn với người đọc

Câu 4 - Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích: Cô đơn, sầu muộn, nhớ

thương chồng, mong ước tái hợp

Trang 20

- Trạng thái tâm trạng của người chinh phụ không phải ngày một, ngày hai, mà da diết, triền miên Tâm trạng ấy xuất phát từ khát khao hạnh phúc lứa đôi mãnhliệt của người chinh phụ Từ tâm trạng ấy, người đọc còn cảm nhận được tư tưởng nhân đạo của tác phẩm: Tấm lòng đồng cảm của nhà thơ với cảnh ngộ cùng khát khao hạnh phúc lứa đôi của nhân vật trữ tình.

Câu 5

Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa:- Trong cuộc chiến tranh phi nghĩa, người phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh khi họ phải rời xa người chồng của mình, sống trong cảnh mòn mỏi chờ chồng, khi tuổi xuân ngày một trôi qua mà hạnh phúc lứa đôi không trọn vẹn.- Chúng ta cần có tấm lòng đồng cảm với quyền sống, quyền hạnh phúc của những người phụ nữ

- Cần lên án chiến tranh phi nghĩa, bảo vệ hòa bình

Đề số 07: Đọc văn bản:

Trang 21

Hồn xưa dậy: chim cành động nắngLá reo trên hồ lặng lờ trong

Trưa im im đến não nùngTôi ngờ trống học trong lòng trưa vang

(Hồ Dzếnh, Quê ngoại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1996, tr 62-63)

Chú thích:

* Hai tôi: ở đây chỉ tác giả và người anh của mình

Thực hiện các yêu cầu sau:Câu 1 Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản.Câu 2 Tâm trạng của nhân vật trữ tình được khắc hoạ vào thời gian và không gian nghệ

thuật nào?

Câu 3 Em hiểu như thế nào về hai câu thơ sau?

“Bạn trường những bóng phù vân Xót thương mái tóc nay dần hết xanh.”

Câu 4 Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình qua văn bản.Câu 5 Tuổi thơ, đặc biệt là tuổi học trò luôn là miền kí ức tươi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi

con người Qua bài thơ, anh/chị bồi đắp thêm những tình cảm, thái độ, hành động gì đối vớituổi học trò của chính mình?

GỢI Ý TRẢ LỜI

Câu 1 Nhân vật trữ tình: nhân vật tôi/ người học trò khi đã trưởng thành, rời xa mái

trường

Câu 2 -Thời gian nghệ thuật: Buổi trưa

-Không gian nghệ thuật: Ngôi trường

Câu 3

Hiểu hai câu thơ như sau:

“Bạn trường những bóng phù vân Xót thương mái tóc nay dần hết xanh.”

mây trôi, mỗi người mỗi ngả;

=> Hai câu thơ là nỗi niềm tâm sự của một con người khi đã đi qua tuổi học trò,nhớ về kỉ niệm với bạn bè, kỉ niệm khi còn đầu xanh tuổi trẻ Qua đó bộc lộ sựhoài niệm, tiếc nuối, xót xa của tác giả khi nghĩ về tuổi học trò

Qua đó, gợi nhắc chúng ta biết trân trọng tuổi học trò, trân quý tình bạn hữu,…

Câu 4 - Nhân vật trữ tình là tác giả/ người học trò khi đã trưởng thành, rời xa mái

Trang 22

trường Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình thể hiện qua nỗi niềm hoài niệm vềtuổi ấu thơ, thủa cắp sách tới trường

- Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình:+ Đó là tâm hồn đẹp, luôn trân trọng và nhớ nhung về những hoài niệm thủa ấuthơ, những kí ức đẹp đẽ, yêu quý và gắn bó với trường lớp, bạn bè; một tâm hồnyêu đời, giàu mộng mơ

+ Nhân vật trữ tình giúp lan tỏa đến người đọc thông điệp về sự trân trọng nhữnggiây phút mình đã và đang sống, trân trọng những kỉ niệm của tuổi ấu thơ,

Câu 5

Tuổi thơ, đặc biệt là tuổi học trò luôn là miền kí ức tươi đẹp nhất trong cuộc đờimỗi con người Qua bài thơ, em được bồi đắp thêm những tình cảm, thái độ, hànhđộng đối với tuổi học trò của chính mình là:

-Biết quý trọng những năm tháng tuổi học trò;-Quý trọng tình bạn bè cùng học chung mái trường;-Yêu quý, gắn bó với mái trường;

-Cố gắng học tập tốt;-Cố gắng lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ tuổi học trò dưới mái trường thân yêu; …

Đề số 8: Đọc đoạn thơ :

Trong trần thế cảnh nghèo là khổNỗi sinh nhai khốn khó qua ngày

Quanh năm gạo chịu tiền vayVợ chồng lo tính hôm rày, hôm mai

Áo lành rách vá may đắp điếmNhà ở thuê chật hẹp quanh co

Tạm yên, đủ ấm, vừa noCái buồn khôn xiết, cái lo khôn cùng

Con đi học, con bồng, con dắtLớn chưa khôn, lắt nhắt thơ ngây

Hôm hôm lớn bé sum vầyCũng nên vui vẻ mà khuây nỗi buồn

Nghĩ thiên hạ cho con đi họcCảnh phong lưu phú túc nói chi

Những ai bần bạc hàn viLo buồn đã vậy, vui thì cũng vui

Tan buổi học, mẹ ngồi tựa cửaMắt trông con đứa đứa về dần

Xa xa con đã tới gầnCác con về đủ quây quần bữa ăn

Cơm dưa muối khó khăn mới cóCủa không ngon, nhà khó cũng ngon

Khi vui câu chuyện thêm giònChồng chồng, vợ vợ, con con một nhà.

(Trích Cảnh vui của nhà nghèo, Tản Đà, Tuyển tập Tản Đà,

Trang 23

NXB Văn học, Hà Nội, 1986)

Thực hiện các yêu cầu sau:Câu 1 Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?Câu 2 Chỉ ra những nỗi khó khăn của nhà nghèo được nhắc tới trong đoạn thơ.Câu 3 Nội dung của đoạn thơ có liên quan gì đến nhan đề “Cảnh vui của nhà nghèo”?.Câu 4 Nhận xét về tình cảm, thái độ của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ.

Câu 5 Em rút ra thông điệp ý nghĩa gì cho bản thân qua đoạn trích?

GỢI Ý TRẢ LỜI

Câu 1 Thể thơ song thất lục bát

Câu 2 Những nỗi khó khăn của nhà nghèo được nhắc tới trong đoạn thơ: nỗi sinh

nhai khốn khó, vay tiền gạo quanh năm, quần áo mặc rách vá, phải ở nhà thuê, nỗi lo khi cho con đi học

Câu 3 - Đoạn thơ cho thấy nỗi khốn khó của cảnh nhà nghèo: nỗi sinh nhai khốn khó,

vay tiền gạo, quần áo mặc rách vá, phải ở nhà thuê, nỗi lo khi cho con đi học - Tuy vậy, nhân vật trữ tình cũng bộc bạch những niềm vui nhỏ bé dù sống trong cảnh hàn vi nghèo hèn: vui khi thấy các con lớn bé sum vầy; vui khi giờ tan học thấy các con từng đứa trở về quây quần; chắt chiu niềm vui trong mỗi bữa cơm dù chỉ có dưa muối nhưng vẫn thấy ngon khi vợ chồng, con cái hòa thuận, đoàn kết

Câu 4 - Nhân vật trữ tình dù sống trong cảnh nghèo, dù có muôn vàn điều phải lo

tính, buồn phiền nhưng vẫn luôn giữ thái độ lạc quan, biết chắt chiu những niềm hạnh phúc nhỏ nhỏi của gia đình, biết quý trọng những khoảnh khắc quý giá của tình cảm gia đình

- Nhận xét: Thái độ và tình cảm của nhân vật trữ tình xuất phát từ sự trải nghiệm, biết trân trọng và hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống

Câu 5 Rút ra thông điệp ý nghĩa gì cho bản thân qua đoạn trích:

-Cần trân trọng tình cảm gia đình.-Cần biết chấp nhận hoàn cảnh sống và lạc quan vượt lên những khó khăn thử

thách trong cuộc sống-Cần biết chắt chiu những niềm hạnh phúc nhỏ bé trong cuộc sống.-

RÚT KINH NGHIÊM

Trang 24

BUỔI 3 /CA /TIẾT

Ngày soạn: Ngày dạy

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT1 Năng lực: Giúp HS:

- Củng cố kiến thức về các biện pháp tu từ chơi chữ, tu từ điệp thanh, điệp âm: nắm rõ đặcđiểm, tác dụng

- Rèn khả năng nhận biết và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh,điệp âm trong các trường hợp

- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề

2 Phẩm chất- Biết trân trọng và yêu quý tiếng Việt.

- Có ý thức ôn tập củng cố bài học

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Thiết bị : Máy vi tính, máy chiếu (hoặc tivi) kết nối mạng.2 Học liệu: Ngữ liệu tác phẩm, phiếu học tập, hệ thống các bài tập.III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS thực hành bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở; hoạt độngnhóm

- HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi của GV, các đơn vị kiến thức thực hành tiếng Việtcủa bài học 2

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tích cực trả lời.- GV khích lệ, động viên

Bước 3: Báo cáo sản phẩm

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.- Các HS khác nhận xét, bổ sung

Trang 25

PHẦN I NHẮC LẠI LÍ THUYẾTI Tìm hiểu về biện pháp chơi chữ

- Dùng từ gần âm (trại âm)

- Dùng lối điệp âm

- Dùng lối nói lái.- Dùng từ trái nghĩa.- Dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc cùng trường nghĩa.=> Những cách chơi chữ này có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau làm phong phúthêm cho tư duy, đồng thời tạo sự ý vị, hấp dẫn cho lời nói

3 Phạm vi sử dụng

- Dùng trong giao tiếp sinh hoạt đời thường.- Dùng trong sáng tác văn học: thơ văn trào phúng, câu đối, ca dao,

II Tìm hiểu về biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần

1 Là gì? Là biện pháp tu từ ngữ âm, tạo nên

bằng cách lặp lại thanh điệu cùng loại (thanh bằng hoặc thanh trắc)

Là biện pháp tu từ ngữ âm, sử dụng những âm tiết có vần giống nhau

2 Tácdụng

Làm tăng tính nhạc, nâng cao hiệu quảdiễn đạt

Tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng tính nhạc để biểu đạt cảm xúc củangười viết (người nói), đồng thời gây ấn tượng thẩm mĩ cho người đọc

Trang 26

(người nghe).

3 Cáchnhận biết

- Điệp thanh có thể được tạo nên bằngcách sử dụng lặp lại một loạt âm tiết có cùng thanh điệu (thanh bằng hoặc thanh trắc)

- Điệp thanh cũng có thể được tạo nênbằng cách sử dụng lặp lại thanh điệu theo từng nhóm âm tiết

- Điệp vần trong thơ có thể xuất hiện ởvị trí các âm tiết gieo vần: âm tiết cuốicùng của câu thơ (vần chân) hoặc âm tiết nằm ở khoảng giữa câu thơ (vần lưng), tạo tính liên kết, tính nhạc cho câu thơ

- Điệp vần còn có thể xuất hiện ở những vị trí âm tiết không đóng vai trògieo vần, tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng nhạc tính để chuyển tải cảm xúc cần biểu đạt trong thơ

PHẦN II LUYỆN TẬP I Thực hành bài tập về biện pháp chơi chữ

Bài tập 1 Xác định biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp sau và nêu tácdụng của biện pháp này:

a Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc; Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)

b Con cá đối nằm trong cối đá Mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo Anh mà đối đặng, dẫu anh nghèo em cũng ưng

Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.

(Phạm Hổ)

Trang 27

Mua một con cá thu về chợ hãy còn đông.

h

Chờ em nửa tháng ni (nay) rồi Ôm đờn (đàn) bán nguyệt dựa ngồi bóng trăng

GỢI ÝTrường

hợp

a Trong hai dòng thơ này, tác giả đã sử dụng

biện pháp tu từ chơi chữ dựa trên hiện tượng đồngâm “quốc quốc” (chim cuốc – nước), hiện tượnggần âm “gia gia (da da) (chim đa đa – nhà)

Tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thúvị, làm tăng sức hấp dẫn choVB

b Trong đoạn ca dao này, tác giả đã sử dụng biện

pháp tu từ chơi chữ dựa trên hiện tượng nói lái cá đối – cối đá, mèo đuôi cụt – mút đuôi kèo

Tạo ra những liên tưởng bất ngờ, thú vị, gây ấn tượng chongười đọc

c Ngữ liệu này sử dụng biện pháp chơi chữ dựa

trên hiện tượng đồng âm: chả1 – một món ăn vàchả2 – “không”.

Làm cho cách diễn đạt trở nên thú vị, hấp dẫn

d Lối chơi chữ: Dựa trên lối nói trại âm (gần âm)

giữa "tài" (năng khiếu, tài năng) và "tai" (tai nạn,

rủi ro) Hai từ này có cùng âm vần nhưng ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau

Làm cho cách diễn đạt trở nên thú vị, hấp dẫn, gây ấn tượng cho người đọc Cách chơi chữ này nhấn mạnh việccần phải khiêm tốn, không được cậy có tài

e Tác giả sử dụng biện pháp chơi chữ dựa trên

hiện tượng dùng từ trái nghĩa: sầu riêng (tên một

loại trái cây, cũng đồng âm với từ ngữ trái nghĩa

với vui chung.

Tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thúvị, làm tăng sức hấp dẫn choVB

f Lối chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm, bán Tạo ra sự hài hước, khéo léo

Trang 28

nước có thể hiểu là bán nước uống, cùng âm với nghĩa cố định “bán nước” (Phản bội tổ quốc),

“buôn quan” tức buôn một lượng hàng hoá có giá trị một quan tiền (hoặc buôn bán trong phạm vi một quan tiền), cùng âm với “buôn quan” (mua bán chức tước)

thông qua lối chơi chữ, gợi lên hình ảnh những người giữ lòng tự trọng của mình

và không dễ "bán" , “buôn”

với mọi lời đề nghị

g Lối chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm: Xuân

là tên người, ngoài ra còn gợi đến mùa xuân, Hạ là tên chợ, ngoài ra còn gợi đến mùa hè, thu chỉ cáthu và gợi đến mùa thu, đông chỉ tính chất của chợ(nhiều người) và gợi đến mùa đông

Cách dùng từ gợi sự hóm hỉnh, óc hài hước của người xưa

h Lối chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng nghĩa giữa

từ Hán Việt và thuần Việt: nửa tháng – bán nguyệt; nguyệt – trăng.

Làm cho cách nói thêm thú vị, hài hước mà vẫn diễn tả được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình

Bài tập 2 Năm 1946, khi được nhà thơ Hãng Phương biếu một gói cam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm một bài thơ để cảm ơn bà như sau:

Cảm ơn bà biếu gói camNhận thì không đúng, từ làm sao đây?Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,

Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?

Hãy chỉ ra lối chơi chữ được sử dụng trong bài thơ trên và phân tích tác dụng của lối chơi chữ đó.

GỢI Ý

- Biện pháp chơi chữ sử dụng từ đồng âm: khổ, cam+ khổ: khổ đau (thuần Việt), đắng (Hán Việt)+ cam: quả cam (thuần Việt), ngọt (Hán Việt)

 Thành ngữ Hán Việt “Khổ tận cam lai”: hết khổ sở đến lúc sung sướng

Bài tập 3: Sưu tầm một số câu nói trong giao tiếp hằng ngày có sử dụng biện pháp tu từchơi chữ Nêu đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ này trong mỗi trường hợp.

GỢI Ý

Một số câu nói trong giao tiếp hằng ngày có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ là:

+ “Thẳng thắn, thật thà thường thua thiệt

Trang 29

Lọc lừa, lươn lẹo lại lên lương”

=> Sử dụng cách chơi chữ điệp âm đầu – giúp cho câu văn trở nên hài hước, dí dỏm, tạođiểm nhấn giúp lời nói trở nên hay hơn, được ghi nhớ lâu hơn

+ “Bà già đi chợ cầu đôngXem một que bói lấy chồng lợi chăngThầy bói gieo quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”

=> Sử dụng từ ngữ đồng âm – giúp cho bài thơ trở nên hài hước, dí dỏm tạo tiếng cười chongười đọc, người nghe

II Thực hành bài tập về biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vầnBài tập 1: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh trong các trườnghợp sau:

a Ô hay buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông (Bích Khê, Tì bà)b Tài cao phận thấp chí khí uất

Giang hồ mê chơi quên quê hương (Tản Đà, Thăm mả cũ bên đường)c Khóc anh không nước mắt

Mà lòng đau như thắt Gọi anh chửa thành lời Mà hàm răng dính chặt.

(Hoàng Lộc, Viếng bạn)d Ô! Đêm nay trời trong như gương

Không làn mây vương không hơi sương (Hàn Mặc Tử, Tiêu sầu)e Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại rơi khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)

GỢI Ý

a) - Biện pháp tu từ điệp thanh được tạo nên bằng cách lặp lại các âm tiết có cùng loại thanhđiệu là thanh bằng

Trang 30

- Tác dụng: tạo nên âm hưởng nhẹ nhàng, tăng tính tạo hình và sức biểu cảm cho hai dòngthơ đồng thời gợi liên tưởng về một không gian mênh mông, nhiều cảm xúc.

b) - Dòng thơ đầu sử dụng 5/7 thanh trắc liên tiếp (Tài cao phận thấp chí khí uất), trong khi

dòng thơ thứ hai sử dụng toàn thanh bằng (Giang hồ mê chơi quên quê hương)

- Tác dụng: Sự đối lập này (điệp thanh trắc – điệp thanh bằng) tạo nên nhạc tính, tăng sứcbiểu cảm, góp phần thể hiện ý nghĩa của hai dòng thơ

c) - Biện pháp tu từ điệp thanh được tạo nên bằng cách lặp lại các âm tiết có cùng loại thanh

điệu là thanh trắc (các âm tiết cùng thanh trắc: khóc, nước, mắt, thắt, gọi, chửa, dính, chặt, đặc biệt là các thanh trắc ở các vị trí gieo vần: mắt, thắt, chặt).

- Tác dụng: Tạo âm hưởng về một cảm xúc đau đơn nhưng cố phải nén lại.d) - Điệp thanh có thể được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết có cùng thanh điệu thanh bằng

- Tác dụng: hai câu thơ toàn thanh bằng sau đây đem lại âm hưởng nhẹ nhàng, êm dịu, như tiếng lòng của thi nhân muốn dịu lại, vơi đi những nỗi sầu

e) - Câu thơ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi sử dụng toàn thanh bằng => điệp thanh.

- Tác dụng: Tạo âm hưởng nhịp nhàng, không khí ra khơi đầy hào hứng của đoàn thuyền đánh cá

Bài tập 2: Đọc đoạn trích sau:

Thuyền tôi trôi trên Sông Đà Cảnh ven sông ở đây lặng tờ Hình như đời Trần đờiLê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhúlên mấy lá ngô non đầu mùa Mà tịnh không một bóng người.

(Nguyễn Tuân, Người lái đò Sông Đà)

a Em có nhận xét gì về thanh điệu được sử dụng trong đoạn trích trên?b Việc sử dụng thanh điệu như vậy có tác dụng gì?

GỢI Ý

a Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng rất nhiều thanh bằng (Thuyền tôi trôi trên Sông Đà.Cảnh ven sông ở đây lặng tờ Hình như từ đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờđến thế mà thôi Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa Màtịnh không một bóng người.), và đặc biệt vị trí tiếng cuối các câu luôn là thanh bằng

b Việc sử dụng nhiều thanh bằng như vậy tạo nên nhạc tính, tăng sức biểu cảm cho VB, gợira một không gian tĩnh lặng đến vô cùng

Bài tập 3: Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ điệp vần trong các trườnghợp dưới đây:

a Rơi hoa kết mưa còn rả rích Càng mưa rơi càng tịch bóng dương

Trang 31

Bóng dương với khách tha hươngMưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi.

(Bích Khê, Tiếng đàn mưa)

b Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa Một buổi trưa, nắng dài bãi cát Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát

(Tố Hữu, Mẹ Tơm)

c Anh dắt em vào cõi Bác xưa Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa.” (Tố Hữu, Thăm cõi Bác xưa)

GỢI Ý

a - Điệp vần: “ương” ở các âm tiết “dương”, “hương”

- Tác dụng: tạo nên cảm nhận về nỗi khắc khoải, day dứt; gây ấn tượng về sự đồng điệu

giữa cảnh vật và con người.b - Điệp vần “ưa” trong các âm tiết “xưa”, “trưa”,“đưa”; điệp vần “at” trong các âm tiết“cát”, “mát”, “hát”; điệp vần “a” trong các âm tiết “ta”, “nga”; điệp vần ai trong các tiếng“dài”, ‘bãi”

- Tác dụng: Biện pháp điệp vần đem lại không gian rất êm dịu, nhẹ nhàng với nắng trảidài bãi cát, với gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa Đồng thời, ta còn thấy được tâm trạngvui vẻ của nhân vật trữ tình qua câu thơ Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.

c - Điệp vần “ăng” ở hai âm tiết đứng liền nhau (trắng, nắng) trong dòng thơ thứ hai.

- Tác dụng: tạo nên ấn tượng những chùm hoa nối tiếp nhau đung đưa dưới nắng; miêu tảsinh động khung cảnh tươi đẹp, thanh bình của nơi Bác Hồ từng sống và làm việc

Bài tập 4: Nêu tác dụng của việc kết hợp biện pháp điệp thanh và điệp vần trongtrường hợp sau:

Sương nương theo trăng ngừng lưng trời, Tương tư nâng lòng lên chơi vơi…

Trang 32

 Biện pháp điệp thanh và điệp vần góp phần quan trọng làm nên nhạc tính cho haidòng thơ, đồng thời gợi cho người đọc hình dung về một không gian đầy chất thơ, khônggian cảm xúc của con người.

Bài tập 5: Theo em, sự hài hòa về âm thanh trong đoạn thơ dưới đây được tạo ra nhờnhững yếu tố nào?

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôiNhẹ nhàng như con chim cà lơiSay đồng hương nắng vui ca hátTrên chín tầng cao bát ngát trời…

(Tố Hữu, Nhớ đồng)

GỢI Ý- Sự hài hoà về âm thanh trong một đoạn thơ/ một bài thơ có thể được làm nên bởi nhiều yếu

tố: vần thơ, nhịp thơ, sự điệp thanh, sự điệp vần,…

- Trong ngữ liệu đã cho, chúng ta thấy có sự lặp lại các âm tiết có vần “ôi” (rồi – tôi – tôi),

sự lặp lại các thanh bằng (Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi / Nhẹ nhàng như con chim cà lơi)

Tất cả những yếu tố này đã làm nên sự hài hoà về âm thanh, tạo nhạc tính cho đoạn thơ

Bài tập 6: Viết một đoạn văn tả cảnh quê hương có sử dụng ít nhất một điệp thanhhoặc điệp vần.

GỢI Ý

Đoạn văn tham khảo

Dù có đi khắp bốn phương trời, chúng ta không thể nào quên được những kí ức tươi đẹp

về quê hương – nơi ta sinh ra và lớn lên Nhắm mắt lại, trong tâm tưởng của ta hiện về hình ảnh những cánh đồng lúa chín kéo dài xa tít tận chân trời Ta ngẩn ngơ theo những đàn cò trắng đang chăm chú kiếm ăn trên cánh đồng bỗng ngơ ngác khi có âm thanh của tiếng còi tàu chạy qua Ta thả hồn nhẹ nhàng đi qua bình minh êm dịu, hoàng hôn tà tà mênh mang, lãng mạn Trái tim ta thổn thức khi nghe tiếng sáo diều vi vu trên cánh đồng đầy gió Nhớ lắm quê hương ơi!

=> Điệp thanh: Sử dụng âm tiết toàn thanh bằng liên tiếp trong câu văn: Ta thả hồn nhẹnhàng đi qua bình minh êm dịu, hoàng hôn tà tà mênh mang, lãng mạn

Trang 33

BUỔI 4,5 /CA /TIẾT

Ngày soạn:Ngày dạy:

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT1 Năng lực: Giúp HS:

- Giúp HS củng cố kĩ năng viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thấtlục bát)

- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS thực hành bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở; hoạt độngnhóm

- HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi của GV, các đơn vị kiến thức cơ bản kĩ năng viết củabài học 2

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tích cực trả lời.- GV khích lệ, động viên

Bước 3: Báo cáo sản phẩm

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.- Các HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá, nhận xét

GV nhận xét, chốt kiến thức

PHẦN 1: ÔN TẬP LÝ THUYẾTÔN TẬP KĨ NĂNG VIẾT:VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

(THƠ SONG THẤT LỤC BÁT)

PHẨM TRUYỆN

Trang 34

1 Yêu cầu của kiểu bài

- Giới thiệu khái quát về tác phẩm thơ song thất lục bát (tên tác phẩm, tên tác giả), nêuđược nhận định chung của người viết về tác phẩm.

- Làm rõ được nội dung chủ đề tác phẩm.- Phân tích được những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm, tập trung vào

những yếu tố đặc trưng của thể thơ song thất lục bát và tác dụng của thể thơ này trong

việc thể hiện nội dung của tác phẩm

- Triển khai được hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng lí lẽ, bằng chứng xác đáng từ tác

phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết

- Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

2 Dàn ý chungMở bài Giới thiệu khái quát về tác phẩm thơ song thất lục bát (nhan đề, tên tác giả)

và nêu ý kiến chung về tác phẩm

Thân bài Lần lượt phân tích các phần theo bố cục tác phẩm thơ:

+ Phần 1 (từ câu…đến câu…): phân tích những tâm tư, nỗi niềm, khát vọng,…và một số nét đặc sắc về nghệ thuật

+ Phần 2 (từ câu…đến câu…): phân tích những tâm tư, nỗi niềm, khát vọng,…và một số nét đặc sắc về nghệ thuật

+

Kết bài Khẳng định ý nghĩa, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ

Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn phân tích một tác phẩm thơ STLB

Nội dung kiểm traĐạtChưa đạtMở bài Đã giới thiệu được tác giả, tên tác phẩm thơ STLB;

nêu ý kiến chung về tác phẩm

Thân bài

(triển khai theo bố cục tác phẩm)

- Đã phân tích, làm rõ đặc điểm nội dung của bài thơ

Đã phân tích, làm rõ một số nét đặc sắc về nghệ thuật (đặc biệt là khai thác những đặc điểm của thể thơ STLB)

Kết bài Khẳng định được ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của

tác phẩm

Kĩ năng, trình bày diễn đạt

Sắp xếp các ý triển khai và dẫn chứng hợp lí.Bố cục chặt chẽ, trình bày mạch lạc

Đảm bảo chính tả, dùng từ và diễn đạt.Sử dụng các từ ngữ, câu văn để liên kết các ý

Trang 35

PHIẾU CHỈNH SỬA BÀI VIẾT

Nội dung lỗi cần sửaSửa lỗi

Phát hiện lỗi về ý và trình tự triển khai ý

Thiếu ýSắp xếp lại ý lộn xộnSửa lại các ý lạc đềSửa lại các ý tản mạnPhát hiện sửa lỗi diễn

đạt

Lỗi dùng từLỗi viết câuLỗi chính tả Lỗi chính tả

II THỰC HÀNH VIẾTĐề số 01: Viết bài văn phân tích văn bản sau:

Coi lịch sử gương kia còn tỏMở dư đồ đất nọ chưa tan Giang san này vẫn giang san

Mà nay sẻ nghé tan đàn vì ai? Con nay cũng một người trong nước Phải nhắc câu Gia, Quốc đôi đường

Trang 36

Làm trai hồ thỉ bốn phương Sao cho khỏi thẹn với gương Lạc Hồng

(Trần Tuấn Khải**)

Chú thích:

* Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu của tập Bút quan hoài I (1924) Bài thơ được lấy đề

tài lịch sử vào thời quân Minh xâm lược nước ta: Ông Nguyễn Phi Khanh (cha Nguyễn Trãi)bị giặc bắt đem sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo nhưng đến biên giới, Nguyễn PhiKhanh khuyên con nên trở về tính chuyện trả thù nhà, đền nợ nước

Bài thơ gồm ba phần, phần một là khái quát hoàn cảnh của đất nước lúc bấy giờ; phần hai làlời căn dặn của người cha với con; phần ba là, nghĩa vụ của con đối với đất nước Đoạn tríchtrên thuộc phần thứ hai của bài thơ

** Trần Tuấn Khải (1895 - 1983) bút hiệu là Á Nam, quê ở huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.Ông thường mượn những đề tài lịch sử hoặc biểu tượng nghệ thuật bóng gió để bộc lộ nỗiđau mất nước, nỗi căm giận bọn cướp nước và bè lũ tay sai Đồng thời qua đó khích lệ tinhthần yêu nước của nhân dân, bày tỏ niềm khát vọng tự do, độc lập cho dân tộc

Gợi ý lập dàn ý1 Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Trần Tuấn Khải

- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Hai chữ nước nhà” và văn bản đoạn trích được phân tích.

2 Thân bài

*Khái quát: Bài thơ “Hai chữ nước nhà” là lời của người cha Nguyễn Phi Khanh dặn dò,

trao gửi tới người con trai là Nguyễn Trãi trước khi ông bị giặc Minh bắt đưa sang TrungQuốc Lời lẽ trước lúc biệt ly thể hiện rõ ước mong của người cha yêu nước rằng người conhãy ở lại quê hương để thay cha trả thù nước, nợ nhà Bài thơ gồm ba phần, phần một là kháiquát hoàn cảnh của đất nước lúc bấy giờ; phần hai là lời căn dặn của người cha với con;phần ba là, nghĩa vụ của con đối với đất nước Đoạn trích trên thuộc phần thứ hai của bàithơ

*Phân tích đoạn trích:a Luận điểm 1: Phân tích nội dung chủ đề của đoạn thơ- Trước hết, bài thơ thể hiện niềm tự hào về truyền thống vẻ vang chống giặc ngoạixâm của dân tộc.

+ Khổ thơ thứ nhất là lời khẳng định khát vọng độc lập chủ quyền và quyết tâm giữ vững

chủ quyền ấy của con người nước Nam bao đời:

Con nên nhớ tổ tông khi trướcĐã từng phen vì nước gian lao

Trang 37

Bắc Nam bờ cõi phân maoNgọn cờ độc lập máu đào còn dây++ Tổ tông khi trước - vì nước gian lao là khẳng định nước Nam từng bao phen bị ngoại

bang nhòm ngó, xâm lăng Nhưng thời nào cũng có những có người kiệt xuất đứng lên hiệutriệu lòng dân để đánh giặc

++ Bắc Nam bờ cõi phân mao lại là lời khẳng định chắc nịch về độc lập chủ quyền của nước

Nam ta với cõi Bắc là phong kiến Trung Quốc

++ Để giữ vững Ngọn cờ độc lập, biết bao người đã phải hi sinh xương máu, lá cờ đượcnhuộm bằng máu máu đào còn dây.

+ Khổ thơ thứ hai, ba là minh chứng hùng hồn về những tấm gương anh hùng nghĩa liệt vì

nước quên thân

Kìa Trưng nữ ra tay buồm láiPhận liễu bồ xoay với cuồng phong

Giết giặc nước, trả thù chồngNghìn thu tiếng nữ anh hùng còn ghi.

++ Tấm gương người liệt nữ Trưng Trắc, Trưng Nhị là những người mở đầu cho trang sửvàng đấu tranh giành chủ quyền dân tộc trước sự đô hộ hàng ngàn năm của phong kiến

phương Bắc Phận liễu bồ xoay với cuồng phong câu thơ với phép tiểu đối đầy nghệ thuật:phận liễu bồ - phận nữ nhi chân yếu tay mền; cuồng phong - gió điên cuồng như bão táp.

Trong xã hội phong kiến còn nặng nề cổ tục trọng nam khinh nữ, nhưng tinh thần anh dũngquật khởi của hai người phụ nữ họ Trưng đã khẳng định khát vọng khẳng định chủ quyền, ýchí quyết tâm giành độc lập dân tộc, trả thù nước nợ nhà với quan niệm “giặc đến nhà đàn bàcũng đánh” của cha ông ta từ bao đời Qua đó thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca, cảm phục,ngưỡng mộ của người cha với những người anh hùng, dù rằng họ là phận nữ nhi

Kìa Hưng Đạo gặp khi quốc biếnVì giống nòi quyết chiến bao phenSông Bạch Đằng phá quân NguyênGươm reo chính khí nước rền dư uy.

++ Tiếp nối những trang sử vàng là mốc son chói lọi với vương triều nhà Trần ba lần đạithắng Mông Nguyên mà đỉnh cao là tài năng quân sự kiệt xuất của Hưng Đạo đại VươngTrần Quốc Tuấn Khổ thơ gợi nhắc tới những chiến công lừng lẫy nhất của quân dân nhàTrần với trận chiến trên sông Bạch Đằng dìm giặc ngoại xâm dưới sông sâu bể nhục Nhữngcâu thơ hừng hực khí thế tự hào, tự tôn dân tộc

+ Khổ thơ thứ tư là niềm xót xa cho thực tại nước mất nhà tan:

Trang 38

Coi lịch sử gương kia còn tỏMở dư đồ đất nọ chưa tanGiang san này vẫn giang sanMà nay sẻ nghé tan đàn vì ai?++ Những từ ngữ ngụ ý khẳng định: còn tỏ, chưa tan, giang san này vẫn giang san nhưngkhép lại bằng một câu hỏi tu từ đầy ám ảnh, xót xa: Mà nay sẻ nghé tan đàn vì ai? Hình ảnhẩn dụ sẻ nghé tan đàn nói về cảnh nước mất nhà tan, hai tiếng vì ai đầy trách hờn, ai oán với

giặc ngoại xâm gây ra cảnh tan đàn sẻ nghé

- Đoạn thơ còn là lời gửi trao, kí thác của người cha với con mình + Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là người cha Nguyễn Phi Khanh, một công thần đã bị

quân Minh bắt đưa về Trung Quốc cùng cha con Hồ Quý Ly Trước ranh giới quốc gia, nớiphân chia Nam- Bắc, người cha đã dặn dò người con trai là Nguyễn Trãi đang muốn đi theođể chăm sóc, phụng dưỡng cha già Ông đã ân cần nhắc con về truyền thống vẻ vang của dân

tộc: Con nên nhớ tổ tông khi trước Việc nhắc cho con nhớ về những tấm gương anh hùng vị

nước quên thân là cha muốn con hiểu rằng khi con biết sống vì nghĩa lớn, biết hi sinh chođại cục, thì dẫu ngàn năm tiếng thơm còn mãi, sử sách lưu danh

+ Đặc biệt, khổ thơ cuối đoạn đã cụ thể hoá lời căn dặn, lời gửi trao của cha với con mình:

Con nay cũng một người trong nướcPhải nhắc câu Gia, Quốc đôi đường

Làm trai hồ thỉ bốn phươngSao cho khỏi thẹn với gương Lạc Hồng

++ Cha nhắc con về bổn phận của một người dân yêu nước, trước cảnh nước mất nhà tan cần

Phải nhắc câu Gia, Quốc đôi đường, con không thể chỉ vì chữ Gia - vì nhà, vì cha mà quênđi chữ Quốc

++ Cha còn nhắc con về chí làm trai:

Làm trai hồ thỉ bốn phươngSao cho khỏi thẹn với gương Lạc Hồng

Câu thơ gợi nhắc tới quan niệm về chí làm trai trong xã hội phong kiến như bao người đãtừng đúc kết Khi đất nước thanh bình, chí làm trai là vẫy vùng bốn bể, thoả chí tang bồng:

Chí làm trai nam bắc tây đôngCho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể

Lúc thế nước lâm nguy, thân làm trai lai phải biết gánh lo việc lớn:

Chí làm trai dặm nghìn da ngựaGieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.

Trang 39

Ở đây, người cha nhắc con hãy sống xứng đáng với tiền nhân, sống để không phải hổ thẹnvới những tấm gương nghĩa liệt của con Lạc cháu Rồng Những câu thơ ngắn gọn mà chấtchứa bao kì vọng, bao điều nhắn nhủ của người cha yêu nước, biết quên nỗi mình mà nghĩcho thế nước lâm nguy Một người cha như thế đã sinh ra và dưỡng dục lên một người conkiệt xuất, nhà quân sự tài ba Nguyễn Trãi – người đã phò giúp Lê Lợi đánh tan giặc Minhxâm lược, trả thù nước nợ nhà như đúng kì vọng của người cha Nguyễn Phi Khanh.

b Luận điểm 2: Một số đặc sắc về hình thức nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ.

- Thể thơ song thất lục bát với quy định rất chặt chẽ về vần, về nhịp + Vần chân xen vần lưng, vần trắc xen lẫn vần bằng Chẳng hạn ở khổ thơ thứ nhất:

Con nên nhớ tổ tông khi trước

Nhịp thơ của cặp câu lục chủ yếu nhịp chẵn, lẻ (3/4), ví dụ hai câu:

Coi lịch sử/ gương kia còn tỏMở dư đồ/ đất nọ chưa tan

Cặp lục bát chủ yếu ngắt nhịp chẵn, ví dụ hai câu sau:

Làm trai/ hồ thỉ/ bốn phươngSao cho khỏi thẹn/ với gương Lạc Hồng

Vần nhịp ấy góp phần tạo nên giọng điệu riêng của đoạn thơ: vừa kể việc, vừa trải nỗi niềm,vừa đầy tự hào tự tôn dân tộc, vừa tha thiết gửi trao thế hệ

+ Đặc biệt, thể thơ song thất lục bát rất phù hợp với việc biểu đạt nội dung của đoạn thơ.Nhân vật trữ tình là người cha trước lúc bị bắt rời xa cố quốc, trong thời gian cụ thể, khônggian chốn biên ải giao thoa Nam- Bắc, thể thơ đã góp phần diễn tả nỗi nhục mất nước, nỗiđau bị ly tán đôi đường và nguyện ước người con sẽ thay mình đền nợ nước thù nhà củangười cha Nguyễn Phi Khanh

-Đoạn thơ còn thành công ở việc chọn cảm hứng từ một câu chuyện có thật trong lịch sử đểgián tiếp bày tỏ niềm yêu nước thầm kín, khát vọng đánh đuổi giặc Pháp xâm lược để giànhlại độc lập chủ quyền cho đất nước của nhà thơ Trần Tuấn Khải Mượn xưa để nói nay,mượn lời cha với con để cổ vũ, khích lệ tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh giành độc lậpcủa quốc dân đồng bào là một nét mới trong thơ văn yêu nước nửa đầu thế kỉ 20

Trang 40

-Ngôn ngữ, hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc mà giàu giá trị biểu cảm Sử dụng kết hợp cácbiện pháp tu từ như biện pháp điệp đan xen liệt kê khi gợi về truyền thống vẻ vang trong lịch

sử chống ngoại xâm của dân tộc: kìa Trưng nữ, kìa Hưng Đạo, … Biện pháp ẩn dụ, câu hỏi

tu từ cũng rất ý nghĩa, tài hoa Tất cả đã làm nổi bật nội dung chủ đề của đoạn thơ là niềm tựhào tự tôn dân tộc và khát vọng bảo vệ, giữ gìn nền độc lập dân tộc của người cha cũng nhưcủa nhà thơ yêu nước Trần Tuấn Khải

* Đánh giá; liên hệ, mở rộng:

- Khái quát về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ: Đoạn thơ trích trong “Hai chữ nước nhà”

là một đoạn thơ mẫu mực của thể thơ song thất lục bát thuần tuý dân tộc với vần nhịp, giọngđiệu phù hợp để diễn tả tâm sự u hoài của người cha trong không gian, thời gian hạn hẹp làtrước lúc phải ly biệt quê hương, cha con ly tán đôi đường

- Liên hệ mở rộng: Viết về đề tài tình yêu tổ quốc trong cảnh nước nhà bị thực dân Pháp đôhộ, ta từng bắt gặp rất nhiều áng thơ của những nhà chí sĩ yêu nước Trong đó phải kể tới bài

thơ “Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu Kết thúc bài thơ, nhà thơ họ Nguyễn có viết:

“Hỏi trang dẹp loạn rầy đâu vắngLỡ để dân đen mắc nạn này?”Hai câu thơ cũng là khát vọng về những trang dẹp loạn - những bậc anh hùng sẽ tiếp nối lịchsử dân tộc để đứng lên dẹp loạn cứu nước, cứu dân Áng thơ “Hai chữ nước nhà” nói chung

và đoạn thơ trên nói riêng, tuy mượn đề tài lịch sử cách cả năm thế kỉ, nhưng trong đó, khátvọng về nền độc lập chủ quyền và ý chí quyết tâm đánh giặc cứu nước vẫn vẹn nguyên

3 Kết bài

Với những thành công về nội dung và nghệ thuật, đoạn thơ trên đã góp phần khẳng

định giá trị của tác phẩm “Hai chữ nước nhà” Văn bản đã bồi đắp cho người đọc hôm nay

tình phụ tử thiêng liêng, đặc biệt là tình yêu nước, khát vọng giữ gìn và bảo vệ độc lập chủquyền của tổ quốc thiêng liêng

Đề số 02: Viết bài văn phân tích bài thơ “Bà má Hậu Giang” của tác giả Tố Hữu.

Quyết một trận, quét đời nô lệQuăng máu xương, phá bẻ xiềng gông!

Ngày đăng: 21/09/2024, 14:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w