a Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;b Nếu quyền đại diện không được xác định với gi
VẤN ĐỀ 1
CĂN CỨ XÁC LẬP ĐẠI DIỆN
- BLDS (Bộ luật Dân sự) năm 2005 quy định về đại diện tại khoản 1 Điều 139: “Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”.
+ Chủ thể quan hệ đại diện bao gồm cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác + Số người đại diện: chỉ có một người đại diện.
+ BLDS 2005 không quy định về thời hạn đại diện cụ thể, chỉ quy định thời hạn 1 năm chỉ đối với đại diện theo ủy quyền.
+ Phạm vi đại diện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 144 BLDS năm 2005:
“1 Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2 Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền.”
+ Về hậu quả pháp lý của hành vi đại diện: Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập.
+ Năng lực: khoản 5 Điều 139 BLDS năm 2005 chỉ quy định về năng lực hành vi dân sự, tức chỉ đề cập tới cá nhân nên không còn phù hợp.
- BLDS năm 2015 quy định về đại diện tại khoản 1 Điều 134: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”
+ Chủ thể quan hệ đại diện bao gồm cá nhân và pháp nhân BLDS năm 2005 quy định về “chủ thể khác” bởi vì BLDS năm 2005 còn có hộ gia đình tổ hợp tác , Còn ở BLDS năm 2015 đã không còn quy định về tổ hợp tác và hộ gia đình với tư cách chủ thể nữa.
+ Số người đại diện: BLDS năm 2015 quy định có thể có một hoặc nhiều người cùng đại diện
+ BLDS năm 2015 có quy định về thời hạn đại diện tại khoản 1, khoản 2 Điều 140:
“1 Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
2 Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau: a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó; b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.”
Theo quan điểm của nhóm, việc BLDS năm 2015 quy định về thời hạn đại diện là một điểm mới tiến bộ hơn so với BLDS năm 2005, bổ sung quy định về việc xác định thời hạn đại diện trong trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo văn bản ủy quyền; quyết định của cơ quan có thẩm quyền; điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng hơn cho việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự.
+ BLDS năm 2015 quy định về phạm vi thực hiện quyền đại diện tại Điều 141 như sau:
“1 Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây: a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền; b) Điều lệ của pháp nhân; c) Nội dung ủy quyền; d) Quy định khác của pháp luật.
2 Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3 Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4 Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.”
Có thể thấy việc xác định phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều
144 BLDS năm 2005 là chưa rõ ràng, có sự trùng lặp giữa quy định về phạm vi đại diện với căn cứ xác lập quan hệ đại diện BLDS năm 2015 đã quy định rất rõ căn cứ để xác định phạm vi ủy quyền tương ứng với từng hình thức đại diện tại Điều 141. + Hậu quả pháp lý: Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
+ Năng lực: khoản 3 Điều 134 BLDS năm 2015 còn có điểm mới nữa là chỉ yêu cầu năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người đại diện trong
“trường hợp pháp luật quy định”.
1.2 Trong Quyết định số 09, việc ông H1 đại diện cho Ngân hàng là đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
- Trong Quyết định số 09 thì việc ông H1 đại diện cho Ngân hàng là đại diện theo pháp luật.
- Căn cứ theo Điều 137 của BLDS năm 2015 có quy định:
“1 Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
HOÀN CẢNH CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ĐẠI DIỆN
2.1 Cho biết kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xử lý trường hợp đại diện không hợp lệ, nhất là việc khai thác lý thuyết “đại diện bề ngoài/apparent agent”? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết
Việc xử lý trường hợp đại diện không hợp lệ, đặc biệt là việc khai thác lý thuyết đại diện bề ngoài, được quy định khác nhau tùy thuộc vào luật pháp của từng quốc gia:
Hoa Kỳ: Trong trường hợp Zippo Manufacturing Co v Zippo Dot Com, Inc., một trang web đăng ký tên miền đã sử dụng tên thương hiệu của Zippo Manufacturing Co để quảng cáo sản phẩm của mình Zippo Manufacturing Co đã khởi kiện công ty này, và tòa án đã quyết định rằng công ty này là một đại diện bề ngoài của Zippo Manufacturing Co do sử dụng tên thương hiệu của họ mà không có sự cho phép 1
Anh: Một ví dụ về trường hợp đại diện bề ngoài tại Anh là trường hợp Freeman and
Lockyer v Buckhurst Park Properties (Mangal) Ltd (1964), trong đó một công ty xây dựng đã ký hợp đồng với một kiến trúc sư để thiết kế một công trình xây dựng Kiến trúc sư này đã liên lạc và giao tiếp trực tiếp với các nhà thầu và các bên liên quan khác trong quá trình thực hiện dự án Khi xảy ra mâu thuẫn giữa các bên trong quá trình thực hiện dự án, công ty xây dựng đã kiện kiến trúc sư vì thiếu trung thực và xem ông ta là một đại diện bề ngoài của công ty 2
Canada: Vào năm 2017, KPMG Canada đã bị kiện về việc sử dụng đại diện bề ngoài trong việc cung cấp các dịch vụ tư vấn thuế cho một số khách hàng của mình KPMG Canada đã sử dụng một công ty con của KPMG Luxembourg có tên là KPMG Avocats để cung cấp các dịch vụ tư vấn thuế cho các khách hàng tại Canada.
Tuy nhiên, đại diện bề ngoài này của KPMG đã bị tố cáo là không có địa chỉ thực tế hoặc cơ sở thực sự tại Luxembourg, và không có nhân viên hoặc chuyên gia thuế hoạt động tại đó Thay vào đó, công ty này chỉ được coi là một địa điểm đăng ký văn phòng tại Luxembourg 3
1 https://law.justia.com/cases/federal/district-courts/FSupp/952/1119/1432344/
2 https://vigilantescholar.org/2022/01/freeman-and lockyer - -v- buckhurst and kapoor - - -1964/
3 https://www.canada.ca/en/revenue-agency/news/newsroom/statements/summary findings independent review - - - - cra management kpmg offshore tax scheme.html - - - - -
2.2 Trong Quyết định số 09, Hội đồng thẩm phán theo hướng Ngân hàng phải chịu trách nhiệm đối với bảo lãnh do ông H1 đại diện xác lập Trên cơ sở các quy định về đại diện hiện nay, anh/chị cho biết hướng như vừa nêu của Hội đồng thẩm phán có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
Hội đồng thẩm phán theo hướng Ngân hàng phải chịu trách nhiệm đối với bảo lãnh do ông H1 đại diện xác lập Trên cơ sở các quy định về đại diện ngày nay, hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán là thuyết phục.
Căn cứ theo Điều 84, 87 BLDS năm 2015: Điều 84 Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
“1 Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
2 Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
3 Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
4 Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
5 Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
6 Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.” Điều 87 Trách nhiệm dân sự của pháp nhân
“1 Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2 Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3 Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
Căn cứ theo Điều 84 BLDS năm 2015, Chi nhánh T.H là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng A, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân là Ngân hàng A, khi Chi nhánh Ngân hàng A xác lập thực hiện giao dịch dân sự thì sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng A Và Thư bảo lãnh do ông H1 ký với tư cách là Giám đốc Ngân hàng A Chi nhánh T.H, có đóng dấu của Ngân hàng - A - Chi nhánh T.H Vì vậy, Ngân hàng A phải có trách nhiệm thực hiện cam kết bảo lãnh tại Thư bảo lãnh do Ngân hàng A Chi nhánh T.H phát hành theo quy định tại Điều 87 - BLDS năm 2015 Do đó, Ngân hàng A phải chịu trách nhiệm đối với bảo lãnh do ông H1 xác lập Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán hoàn toàn hợp lý, thuyết phục.
HOÀN CẢNH CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN
3.1 Trong pháp luật hiện hành, người đại diện có phải chịu trách nhiệm đối với giao dịch do mình xác lập với tư cách là người đại diện không? Vì sao?
-Trong pháp luật hiện hành, người đại diện có phải chịu trách nhiệm đối với giao dịch do mình xác lập với tư cách là người đại diện hay không thì vẫn phải phụ thuộc vào phạm vi thực hiện của người đại diện
Vì theo khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”
-Trường hợp thứ nhất, người đại diện thực hiện, xác lập giao dịch trong phạm vi của người đại diện theo khoản 1 Điều 139 BLDS năm 2015: “Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.” thì sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện, còn người đại diện hoàn toàn không có trách nhiệm gì cả. -Trường hợp thứ hai, người đại diện thực hiện, xác lập giao dịch vượt quá phạm đại diện theo khoản 4 Điều 143: “Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.” nếu người đại diện cố ý xác lập,thực hiện giao dịch vượt quá phạm vi đại diện thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với những hành vi của mình theo pháp luật.
3.2 Trong Quyết định số 09, theo Hội đồng thẩm phán, có cần thiết đưa ông H1 vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Trong Quyết định số 09, Hội đồng thẩm phán cho rằng không cần thiết đưa ông H1 vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
- Quyết định số 09 có đoạn: “Thư bảo lãnh do ông H ký với tư cách là Giám đốc
Ngân hàng A- Chi nhánh T.H, có đóng dấu của Ngân hàng A Chi nhánh T.H nên thư - bảo lãnh là văn bản do Ngân hàng A phát hành, trong đó ông H1 chỉ ký với tư cách là người đại diện của Ngân hàng A Do đó, Tòa án cấp giám đốc thẩm nhận định về việc giải quyết yêu cầu khởi kiện của bà T có liên quan đến trách nhiệm của ông H1 trong việc ký Thư bảo lãnh nên cần thiết đưa ông H1 vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là không phù hợp với các quy định của pháp luật”.
3.3 Cho biết suy nghĩ của anh/chị đối với hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng thẩm phán (về vai trò của người đại diện)
- Căn cứ theo Điều 137 BLDS năm 2015:
“1 Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án
2 Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này.”
Nhóm cho rằng hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng thẩm phán là hợp lý Thư bảo lãnh của ông H ký với tư cách là Giám đốc Ngân hàng A Chi nhánh T.H, có đóng - dấu dấu của ngân hàng A Chi nhánh T.H nên thư bảo lãnh là văn bản cho Ngân hàng -
A phát hành, trong đó ông H1 chỉ ký với tư cách là người đại diện của Ngân hàng A nên không cần đưa ông H1 vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
QUYỀN TỰ XÁC LẬP, THỰC HIỆN GIAO DỊCH THUỘC PHẠM VI ĐẠI DIỆN
hệ thống pháp luật mà anh/chị biết
- Đối với hệ thống pháp luật của Pháp trong thời hạn đại diện, người được đại diện , không có quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện Cơ sở pháp lí: Điều 1159 BLDS Pháp
“Trong trường hợp thẩm quyền đại diện được xác lập theo luật hoặc theo quyế ịnh t đ của tòa án thì trong thờ ạn đại h i diện, người được đại diện không có các quyền hạn đã được trao cho người đ i diạ ện” 4
4.2 Trong pháp luật hiện hành, người được đại diện có quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện không? Vì sao?
- Theo quan điểm của nhóm, trong pháp luật hiện hành, người được đại diện không có quyền tự xác lập và thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện Bởi vì người được đại diện có thể là cá nhân không có năng lực hành vi dân sự hoặc chưa đủ năng lực hành vi dân sự, vậy nên theo quy định của pháp luật thì họ cần phải có người đại diện trong quan hệ pháp luật.
Nếu như người được đại diện tự ý xác lập và thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện, thì hành động đó sẽ được coi là không có giá trị pháp lý.
Vì vậy, các giao dịch đại diện sẽ phải do người đại diện thực hiện theo pháp luật được quy định tại Điều 141 BLDS năm 2015, cụ thể trong phạm vi như sau:
“a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền; b) Điều lệ của pháp nhân; c) Nội dung ủy quyền; d) Quy định khác của pháp luật.”
Vậy nên có thể nói, người được đại diện không có quyền tự xác lập cũng như thực hiện giao dịch thuộc phạm vi của người đại diện.
4 Đỗ Văn Đại (01/2023), “Quyền của người được đại diện trong việc xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi của người đại diện” , Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 01+02 (473+474).
4.3 Trong Quyết định số 44, theo Tòa giám đốc thẩm, người ủy quyền có được tự xác lập giao dịch đã ủy quyền cho người khác không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Trong Quyết định số 44, theo Tòa giám đốc thẩm, người ủy quyền được tự xác lập giao dịch đã ủy quyền cho người khác Đoạn của Quyết định cho câu trả lời là: “Do cụ Nguyễn Thị T là chủ sở hữu nhà đất nêu trên nên dù cụ T có ủy quyền cho ông T2 toàn quyền sử dụng thì cũng không làm hạn chế hoặc làm mất đi quyền về tài sản theo quy định của pháp luật của cụ T Do đó, nhận định của Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm cũng là không chính xác.”
4.4 Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người được đại diện tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện (phân tích đối với đại diện theo pháp luật và đối với đại diện theo ủy quyền).
- Trong trường hợp đại diện theo pháp luật: Điều 135 BLDS năm 2015 quy định
“Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật)” Ở đây, đại diện theo pháp luật bao gồm đại diện được xác lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như theo quyết định của Tòa án, theo điều lệ của pháp nhân như “Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ” (điểm a khoản 1 Điều 137 BLDS năm 2015) hay theo quy định của pháp luật như “Cha, mẹ đối với con chưa thành niên” và “Người giám hộ đối với người được giám hộ” (khoản 1 và 2 Điều 136 BLDS năm 2015) là người đại diện theo pháp luật.
+ Đối với cá nhân: Trong trường hợp cá nhân cần có người đại diện theo pháp luật như người mất năng lực hành vi dân sự (người đại diện có cả vai trò là người giám hộ theo khoản 2 Điều 136 BLDS năm 2015), BLDS năm 2015 có quy định:
“Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”(khoản 2 Điều 22) và “Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý” (khoản 1 Điều 125 BLDS năm 2015) Ở đây, BLDS cho thấy: Người được đại diện (là người mất năng lực hành vi dân sự) không thể tự xác lập, thực hiện giao dịch vì nếu họ tự xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch của họ rơi vào trường hợp vô hiệu theo yêu cầu của người đại diện Đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, pháp luật chưa quy định việc có đại diện theo pháp luật có làm mất quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch của họ hay không.
Tương tự, BLDS năm 2015 có quy định về quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích (chưa bị coi là đã chết) tại Điều 69 theo hướng áp dụng các quy định tại Điều 66 và 67 của cùng Bộ luật, trong đó người quản lý có quyền “Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng”, “Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án” Ở đây, người quản lý được trao quyền xác lập một số giao dịch và đây là giao dịch trên danh nghĩa của người bị tuyên bố mất tích nhưng BLDS vẫn chưa cho biết người bị tuyên bố (chưa bị coi là chết) có quyền tự tiến hành các giao dịch này hay không.
+ Đối với pháp nhân: khoản 1 Điều 137 BLDS năm 2015 quy định: “Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án”
VẤN ĐỀ 2
HÌNH THỨC SỞ HỮU TÀI SẢN
* Về số lượng hình thức sở hữu:
- Theo BLDS năm 2005, ở nước ta có 6 hình thức sở hữu, bao gồm: (1) sở hữu nhà nước; (2) sở hữu tập thể; (3) sở hữu tư nhân; (4) sở hữu chung; (5) sở hữu của tổ chức chính trị; (6) sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (Điều 200 232 BLDS năm 2005)-
- BLDS năm 2015 đã loại bỏ những bất cập của BLDS năm 2005 bằng cách chỉ quy định 3 hình thức sở hữu là sở hữu riêng, sở hữu chung và sở hữu toàn dân Việc quy định sở hữu chung hay sở hữu riêng dựa trên việc một hay nhiều người (chủ thể) thực hiện quyền sở hữu (một người thực hiện quyền sở hữu là sở hữu riêng; nhiều người thực hiện quyền sở hữu là sở hữu chung), không căn cứ vào việc xác định người (chủ thể) cụ thể thực hiện quyền sở hữu (như Nhà nước, cá nhân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội…) như BLDS năm 2005 và sự phân loại này cũng được nhiều quốc - gia áp dụng.
BLDS năm 2015 còn quy định một hình thức sở hữu đặc biệt là sở hữu toàn dân (thay thế cho hình thức sở hữu nhà nước trong BLDS năm 2005) để phù hợp với Hiến pháp năm 2013
* Về sở hữu toàn dân:
- Tài sản thuộc hình thức sở hữu toàn dân tại Điều 197 BLDS năm 2015 đã được sửa đổi để phù hợp với quy định tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013 Theo đó tài sản thuộc sở hữu toàn dân bao gồm: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
- Tại Điều 197 BLDS năm 2015 khẳng định quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 rằng: “Sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” Điều
200 BLDS năm 2015 (Điều 203 BLDS năm 2005) đã bổ sung thêm ngoài pháp luật về doanh nghiệp thì “pháp luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan” là căn cứ pháp lý điều chỉnh khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp Ngoài ra, BLDS năm 2015 bổ sung thêm sự điều chỉnh đối với việc thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho tổ chức tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp tại Điều 203 BLDS năm 2015.
- Sở hữu riêng là hình thức mới được ghi nhận trong BLDS năm 2015 Hình thức sở hữu này gói gọn trong 2 điều luật là Điều 205 và Điều 206 BLDS năm 2015 Theo Khoản 1 Điều 205, sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hay pháp nhân Như vậy, nếu một tổ chức không có tư cách pháp nhân sở hữu tài sản thì không thể là hình thức sở hữu riêng của tổ chức đó Thay vào đó, có thể xem việc sở hữu của các tổ chức không có tư cách pháp nhân là sở hữu chung của các thành viên tổ chức.
- Hình thức sở hữu chung được quy định từ Điều 207 đến Điều 220 BLDS năm 2015 kế thừa các quy định về hình thức sở hữu chung trong BLDS năm 2005 (Điều 214 đến Điều 226) BLDS năm 2015 có những điểm sửa đổi, bổ sung làm thay đổi cách áp dụng pháp luật Điều 217 BLDS năm 2015 quy định sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia Khoản 3 Điều 218 BLDS năm 2015 quy định rõ khi một chủ sở hữu chung theo phần bán quyền sở hữu của mình thì phải thông báo cho các chủ sở hữu chung khác và
“Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung” BLDS năm 2015 đã quy định hình thức và nội dung thông báo tại hoản 3 k Điều 218, giải quyết được những bất cập trong Điều 224 BLDS năm 2005 Điều 218 BLDS năm 2015 cũng bổ sung các trường hợp khi chủ sở hữu tài sản chung từ bỏ phần quyền sở hữu chung của mình Điều 219 BLDS năm 2015 (Điều 224 BLDS năm 2005) bổ sung trường hợp hạn chế yêu cầu phân chia tài sản chung trong trường hợp luật định tại Khoản 1 Điều 219 BLDS năm 2015.
1.2 Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt có được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân với bà Thẩm không? Đoạn nào của Quyết định số 377 (sau đây viết gọn là Quyết định 377) cho câu trả lời?
- Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân với bà Thẩm
- Đoạn cuối Quyết định số 377 cho thấy: “Căn cứ tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì ông Lưu kết hôn với bà Thẩm trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn nên quan hệ hôn nhân giữa ông Lưu với bà Thẩm là quan hệ hôn nhân hợp pháp và vẫn tồn tại theo quy định của pháp luật Tuy căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt, phường
6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm vẫn tồn tại, nhưng giữa ông Lưu với bà Thẩm có kinh tế riêng và ông Lưu đứng tên riêng đối với nhà đất trên, hơn nữa trong quá trình giải quyết vụ án bà Thẩm thừa nhận căn nhà là do ông Lưu tạo lập và là tài sản riêng của ông Lưu.”
1.3 Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà hay sở hữu riêng của ông Lưu ? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời?
- Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà
- Trong phần [Nhận thấy] của Quyết định 377 có ghi: “Còn bà Thẩm cho rằng căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt trên diện tích 101m2 đất là tài sản chung của vợ chồng bà nên không nhất trí theo yêu cầu của bà Xê Bà đề nghị Tòa giải quyết theo pháp luật đề bà được hưởng thừa kế tài sản của ông Lưu cùng với chị Hương.”
1.4 Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của ông Lưu, bà Thẩm hay thuộc sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời?
- Căn nhà trên thuộc sở hữu chung của ông Lưu, bà Thẩm
DIỆN THỪA KẾ
- Bà Thẩm, chị Hương thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu, còn bà Xuê thì không phải.
- Cơ sở pháp lý: căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 151 BLDS năm 2015 về người thừa kế theo pháp luật: “Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi con đẻ, con nuôi của người chết”
Do đó, bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu đã đăng kí kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và có một người con chung là chị Hương
Vì vậy, bà Thẩm vợ ông Lưu, chị Hương con gái ông Lưu là những người thuộc - - hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu theo đúng quy định của pháp luật Còn bà Xuê tuy rằng sau này có đăng kí kết hôn với ông Lưu nhưng trước đó ông Lưu vẫn chưa ly hôn với bà Thẩm nên quan hệ hôn nhân giữa ông Lưu và bà Xuê là vi phạm pháp luật Vì vậy bà Xuê không thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu.
2.2 Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không? Vì sao?
- Nếu ông Lưu và bà Xê kết hôn năm 1976 thì bà Xê sẽ được xem là vợ hợp pháp và thuộc hàng thừa kế thứ nhất như bà Thẩm.
- Căn cứ theo Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990, tại điểm a khoản 4 về những người thừa kế theo pháp luật thì: “Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13/01/1960 - ngày công bố Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đối với miền -
Bắc; trước ngày 25/03/1977 ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp - dụng thống nhất trong cả nước đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội lấy vợ ở - miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng, và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ”.
- Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê cuối năm 1976 tại Tiền Giang (miền Nam) tức trước ngày 25/03/1977 như quy định trên thì bà Xê là sẽ là vợ hợp pháp thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
2.3 Trong vụ việc này, chị Hương có được chia di sản của ông Lưu không? Vì sao?
- Trong vụ việc này, chị Hương không được chia di sản của ông Lưu Dù chị Hương là con ông nhưng lại không được ông nhắc đến trong di chúc.
- Tuy khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015 đã bảo vệ quyền lợi những người không được nhắc đế trong di chúc nhưng chị Hương lại không thuộc diện của Điều 644:
“Điều 644: Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
1 Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”
- Ở đây, chị Hương là người đã thành niên (chị sinh năm 1965, nghĩa là đến ngày ông Lưu chết (năm 2003), chị đã là người thành niên), chị cũng không bị mất khả năng lao động Như vậy, chị Hương không thuộc trường hợp nào trong hai trường hợp đã nêu phía trên, và theo đó chị không là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc của ông Lưu
2.4 Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản là di sản do người quá cố để lại ? Nêu cơ sở khi trả lời
- Theo pháp luật hiện hành, tại thời điểm mở thừa kế người thừa kế phải còn sống hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước thời điểm người để lại di sản chết.
- Căn cứ pháp lý Điều 613 BLDS năm : 2015 quy định: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
2.5 Trong Quyết định số 08, theo nội dung của bản án, ở thời điểm nào người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh chấp ? Vì sao ?
- Trong phần xét thấy của bản án có nêu: “Ông Hà chết ngày 12/5/2008 thì bà Lý Thị Ơn là vợ và các con ông Hà được thừa kế và nhà đất này đã chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở sang cho bà Lý Thị Ơn.”
- Căn cứ theo khoản 1 Điều 611 BLDS năm 2015: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.”
- Căn cứ theo Điều 614 BLDS năm 2015: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.”
THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG CỦA DI CHÚC
- Đoạn của Quyế ịnh cho thấy ông Lưu đã định đoạ ằng di chúc toàn bộ t đ t b tài sản của ông Lưu cho bà Xê: “Việc ông Lưu lập văn bản để là “Di chúc” ngày 27-7-2002 là thể hiện ý ch ủa ông Lưu để lại tài sản của ông cho bà Xê là có căn cứ, phù hợp vớí c i quy định của pháp luật”
3.2 Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu không? Vì sao?
- Bà Thẩm thuộc diện hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đố ới tài i v sản của ông Lưu vì bà là vợ hợp pháp Chị Hương thì không do không có quy định, chị Hương đã thành niên (1965) và không bị mất khả năng lao động, bà Xê vì hôn nhân của bà và ông Lưu trái pháp luật nên không được xem là vợ hợp pháp nên cũng không thuộc diện hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
- Căn cứ vào khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015 nvề gười thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
“1 Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”
3.3 Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, vì sao bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Theo Bản án bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc , đối với di sản của ông Lưu vì bà thuộc hàng thừa kế thứ nhất tuy nhiên đã mất khả năng lao động, theo điều 669 BLDS năm 2015 thì:
"Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1 Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2 Con đã thành niên mà không có khả năng lao động".
Quyết định đã cho câu trả lời ở đoạn: “Trong suốt thời gian từ khi ông Lưu vào miền Nam công tác, bà Thẩm và người trực tiếp nuôi dưỡng con chung của ông bà từ lúc còn nhỏ cho đến khi trưởng thành nhưng không xem xét đến công sức nuôi con chung của bàThẩm và không trích từ giá trị khối tài sản của ông Lưu để bù đắp công sức nuôi con chung cho bà Thẩm là chưa đảm bảo quyền lợi cho bà Thẩm’’
3.4 Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì có được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Vì sao?
- Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì vẫn được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu vì ông Lưu và bà Thẩm có đăng ký kết hôn, do đó bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu Như vậy, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015, bà Thẩm vẫn được hưởng thừa kế của ông Lưu mà không cần yếu tố còn khả năng lao động hay không.
3.5 Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 đồng triệu thì bà Thẩm sẽ được hưởng khoản tiền là bao nhiêu? Vì sao?
- Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 triệu đồng thì bà Thẩm sẽ được hưởng khoản tiền là 200 triệu đồng Vì:
Một suất thừa kế theo pháp luật giả sử ông Lưu không để lại di chúc là:
Do bà Thẩm bị ảnh hưởng quyền lợi nên áp dụng Điều 644 BLDS năm 2015: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
Như vậy thì bà Thẩm sẽ được hưởng một khoảng tiền bằng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật: 300 x 2/3 = 200 triệu đồng.
3.6 Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà Thẩm có được chấp nhận không? Vì sao?
- Nếu bà Thầm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà Thẩm không được chấp nhận Bởi vì di sản là căn nhà nếu chia cho bà Thẩm 1/3 ngôi nhà và bà Xê 2/3 còn lại để chung sống với nhau là điều rất khó Hơn nữa, nếu đồng ý với yêu cầu của bà Thẩm sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bà Xê và làm trái với ý nguyện của người để lại di chúc vì trong di chúc, ông Lưu đã ghi rõ để lại di sản là hiện vật cho bà Xê
3.7 Trong Bản án số 2493 (sau đây viết gọn là Bản án), đoạn nào của bản án cho thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của cụ Khánh?
- Trong Bản án số 2493, đoạn của bản án cho thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của cụ Khánh:
“Cụ Nguyễn Thị Khánh và cụ An Văn Lầm (chết năm 1938) có con là bà Nguyễn Thị Khót sinh năm 1929, ông An Văn Tâm sinh năm 1932 Cụ Khánh và cụ Nguyễn Tài Ngọt (chết năm 1973) có 1 con là ông Nguyễn Tài Nhật sinh năm 1930.”
3.8 Ai được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp?
- Ông Nhật được cụ Khanh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp Điều này thể hiện ở trong bản án: “Ngày 30/05/1992 tại Phòng công chứng nhà nước số 2, Thành phố Hồ Chí Minh cụ Khánh lập di chúc cho ông Nhật là người duy nhất được quyền thừa kế căn nhà 83 Lương Định Của, phường An Khánh, quận 2”.
NGHĨA VỤ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN
4.1 Theo BLDS, nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt và những nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
- Theo BLDS, nghĩa vụ của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt: Căn cứ khoản 8 Điều 372 BLDS năm 2015 quy định về Chấm dứt nghĩa vụ: “8 Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;”.
- Theo BLDS, những nghĩa vụ của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt: Căn cứ theo Điều 615 BLDS năm 2015 quy định về Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:
“1 Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2 Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3 Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4 Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”
4.2 Theo BLDS, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người quá cố? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
- Theo BLDS, định nghĩa tài sản ở Điều 105 BLDS năm 2015 liệt kê:
“1 Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản.
2 Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
- Cơ sở pháp lý: Điều 615 BLDS năm 2015: Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
“1 Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
2 Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại
3 Trường hợp di sản chưa được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4 Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”
Người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại trong phạm vi di sản thừa kế và về nguyên tắc, người thừa kế là chủ sở hữu đối với di sản thừa kế kể từ thời điểm mở thừa kế Pháp luật dân sự chỉ yêu cầu những người thừa kế chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại trong phạm vi di sản của người ấy
4.3 Ông Lưu có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành không?
- Việc nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành là nghĩa vụ của ông Lưu, ông Lưu là người giám hộ của chị Hương vì vậy ông phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ là chị Hương theo quy định của BLDS năm 2005 Điều 41: Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình:
“Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam Con cháu chưa thành niên được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà; con, cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà.”
- Ngoài ra Điều 65 BLDS năm 2005 cũng quy định nghĩa vụ của người giám hộ với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi:
“Người giám hộ của người chưa đủ mười lăm tuổi có các nghĩa vụ sau đây:
1 Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ;
VẤN ĐỀ 3
Cho biết thực trạng văn bản pháp luật liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc (về thời điểm, cách thức và hình thức thay đổi, hủy bỏ)
Theo khoản 1 Điều 643 BLDS năm 2015 quy định “Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế” và căn cứ theo Điều 611 BLDS năm 2015: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.” Như vậy, di chúc được lập trước khi người lập di chúc chết thì di chúc đó vẫn chưa phát sinh hiệu lực, người lập di chúc vẫn có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ di chúc.
Về cách thức và hình thức thay đổi, hủy bỏ di chúc, BLDS hiện hành chỉ xác định chủ thể có quyền thực hiện nhưng không quy định rõ thế nào là thay đổi, hủy bỏ di chúc hay cách thức để thay đổi hủy bỏ, di chúc. Điều 640 BLDS năm 2015 quy định về việc ửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc s như sau:
“1 Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
2 Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì phần bổ sung có hiệu lực pháp luật
3 Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.”
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng năm 2014: “Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.”
Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định (tức người lập di chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc) không? Vì sao?
- Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định (tức người lập di chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc) Vì trong thực tiễn xét xử, trong trường hợp người lập di chúc định đoạt tài sản bằng một di chúc, nhưng sau đó lại định đoạt đối với tài sản đó bằng một hành vi pháp lý khác, ví dụ như: tặng cho, mua bán, cầm cố, thế chấp, hay dùng tài sản đó bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà sau đó tài sản này đã bị xử lý để trả nợ thì hệ quả đối với di chúc cũ cũng tương tự như trường hợp thay đổi hay hủy bỏ di chúc trước bằng di chúc mới vì bản chất đều là định đoạt tài sản đã nêu trong di chúc trước Và ở Pháp, từ thời kỳ Trung cổ, 9 “Việc hủy bỏ di chúc có thể ngầm định khi người lập di chúc có một hành vi sau này không tương thích với nội dung trong di chúc như tặng hay bán cho người khác chính tài sản đã được nêu trong di chúc.”
- Ví dụ về vụ việc: “Ông Jean làm di chúc để lại một số tài sản của mình cho vợ vào năm 1934 Khi con trai kết hôn, ông Jean đã tặng cho tài sản nêu trong di chúc cho con trai của mình Sau khi ông Jean chết, người vợ đã yêu cầu chia thừa kế theo di chúc nhưng người con trai đã cho rằng việc tặng cho năm 1935 có hệ quả hủy di chúc năm 1934 Tòa địa phương đã chấp nhận lời lập luận của người con trai và Tòa án Tối cao Pháp đã xét rằng; “Hợp đồng có thể hủy bỏ một di chúc khi hợp đồng này không tương thích với di chúc (trước đây)” nên không đồng ý kháng cáo giám đốc thẩm của người vợ.”
Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có phải tuân thủ hình thức của di chúc bị thay đổi hay hủy bỏ không? Vì sao?
Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc không cần phải tuân theo hình thức của di chúc bị thay đổi hay hủy bỏ Vì trong BLDS năm 2015 không có quy
9 Đỗ Văn Đạ i (2019), Luật thừa kế Việt Nam Bản án và bình luận bản án - , Nxb Hồng Đức Hội Luật gia Việt - Nam, Bản án số 77- 80, 97- 99 định nào quy định về việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc phải tuân thủ hình thức của di chúc bị thay đổi hay hủy bỏ Điều này minh chứng các nhà lập pháp đã ngầm đồng ý việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc không cần phải tuân thủ hình thức của di chúc bị thay đổi hay hủy bỏ.
Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong 03 quyết định trên (3 quyết định đầu) liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc
- Hướng giải quyết của Tòa án ở cả 3 vụ việc là Tòa án đều chấp nhận sự thay đổi, hủy bỏ di chúc trước Tuy nhiên, Tòa cũng không công nhận ngay di chúc mới được lập sau có hiệu lực pháp luật mà vẫn xác minh tính chính xác của sự thay đổi này có hoàn toàn là do ý chí của người lập di chúc hay không.
Tòa án cần xác định rõ khả năng biết chữ của bà Lan, vì đơn xin hủy di chúc là do cháu viết hộ.
Theo Điều 640 BLDS năm 2015 thì : “Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc đã lập bất cứ lúc nào”
Hướng giải quyết của Toà án khi yêu cầu xem xét bản di chúc thừa kế nhà ở của bà
Lan có tuân thủ quy định của pháp luật hay không và làm rõ chi tiết bà Lan có biết chữ hay không là hợp lý và thuyết phục.
Theo bản án, ngày 1-3-1997 cụ Trượng có lập “Tờ uỷ quyền để lại thay lời chúc ngôn” để lại tài sản cho anh Đang Ngày 07/02/1999 cụ Trượng lại lập di chúc khác nhưng anh Đang không thừa nhận nên cần phải xác định di chúc này có thể hiện đúng ý chí của cụ Trượng hay không.
Tại tờ cam kết đề ngày 07/03/1999 đứng tên cụ Trượng thì chữ ký cụ Trượng tại giấy này lại khác so với chữ ký trước đó.
Do đó, việc Toà án yêu cầu làm rõ tờ cam kết có phải do cụ Trượng lập hay không là hợp lý.
Cụ Giang không đủ tỉnh táo khi viết lập di chúc, khi cụ không ký tên và điểm chỉ, Xét thấy di chúc của cụ Giang không đáp ứng đủ các điều kiện về mặt hình thức theo Điều
633 BLDS năm 2015 Do đó, Toà án xác định cụ Giang không để lại di chúc là hợp lý.Tuy nhiên toà án hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm không căn cứ theo “Biên bản cuộc họp gia đình cụ Bùi Hữu Môn” ngày 11-4-2000 để chia di sản, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên là chưa hợp lý
Đoạn nào cho thấy, trong Quyết định số 363, Tòa án xác định di chúc là có điều kiện? Cho biết điều kiện của di chúc này là gì?
- Trong Quyết định số 363, Đoạn cho thấy Tòa án xác định di chúc là có điều kiện là: “Bà Nguyễn Thị Lên và bà Nguyễn Thị Sáu xuất trình Tờ di chúc lập ngày 26/07/2000 của cụ Nguyễn Văn Nhà Theo văn bản này, cụ Nguyễn Văn Nhà cho bà Nguyễn Thị Sáu và bà Nguyễn Thị Lên trọn quyền sử dụng phần đất này, đồng thời có trách nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên nhưng không được quyền cầm cố hoặc chuyển nhượng và phải nuôi dưỡng ông Nguyễn Văn Cu khi bị đau ốm, bệnh hoạn hoặc tuổi già Như vậy di chúc này thuộc loại di chúc có điều kiện.”
- Điều kiện của di chúc này là: có trách nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên nhưng không được quyền cầm cố hoặc chuyển nhượng và phải nuôi dưỡng ông Nguyễn Văn Cu khi bị đau ốm, bệnh hoạn hoặc tuổi già.
Cho biết thực trạng văn bản quy phạm pháp luật về di chúc có điều kiện ở Việt Nam?
- Pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn chưa công nhận về di chúc có điều kiện cũng như trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng không nêu rõ khái niệm về di chúc có điều kiện là như thế nào, điều kiện để loại di chúc này có hiệu lực Và hơn hết thì trong BLDS năm 2015 cũng không đề cập đến vấn đề về di chúc có điều kiện.
Cho biết hệ quả pháp lý khi điều kiện đối với di chúc không được đáp ứng
- Theo Điều 624 BLDS năm 2015 quy định thì: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
- Trên thực tế, do không có quy định cụ thể về di chúc có điều kiện nên nó để lại một số hệ quả pháp lý khi điều kiện đối với di chúc không được đáp ứng như sau:
+ Nếu điều kiện để hưởng di chúc nhằm bảo vệ một chủ thể thì khi điều kiện đó bị vi phạm thì tài sản tất nhiên không thuộc về người hưởng thừa kế mà phần di sản đó sẽ được chuyển giao quyền sở hữu lại cho người được bảo vệ.
+ Nếu điều kiện di chúc không nhằm bảo vệ cho chủ thể nào thì khi điều kiện di chúc bị vi phạm phần di sản đó người thừa kế theo di chúc sẽ không được hưởng mà sẽ chia di sản theo pháp luật.
+ Trên thực tế, việc xử lý vụ việc có liên quan đến di chúc có điều kiện phụ thuộc vào Thẩm phán rất nhiều do không có căn cứ pháp lý Và hầu hết, trong các vụ việc, di chúc có điều kiện vẫn được ngầm chấp nhận Vì thế, nếu điều kiện không được đáp ứng thì sẽ có các hướng xử lý như trên.
Cho biết suy nghĩ của anh/chị về di chúc có điều kiện ở Việt Nam (có nên luật hóa trong BLDS không? Nếu luật hóa thì cần luật hóa những nội dung nào?)
- Di chúc có điều kiện hiện rất phổ biến trong thực tế nhưng BLDS lại chưa có các quy phạm rõ ràng cho trường hợp này Về phía thực tiễn xét xử, Tòa án cũng thừa nhận loại di chúc này Tuy nhiên, hiện nay hướng xử lí cho trường hợp di chúc có điều kiện không được đáp ứng rõ ràng Vậy nên, cần có các quy định rõ ràng để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể liên quan.
- Để luật hóa di chúc có điều kiện, cần làm rõ được các vấn đề như:
+ Khái niệm về di chúc có điều kiện;
+ Điều kiện của di chúc có điều kiện (thế nào là điều kiện hợp pháp và không hợp pháp);
+ Khi điều kiện bị vi phạm thì di sản đó được giải quyết như thế nào và làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của chủ thể mà điều kiện đó bảo vệ.
Riêng về nội dung cuối cùng, chúng ta nên phân biệt điều kiện ra thành hai loại Nếu điều kiện nhằm bảo vệ một chủ thể cụ thể còn tồn tại thì khi điều kiện bị vi phạm nên theo hướng di sản sẽ thuộc về người được bảo vệ trong di chúc Còn nếu điều kiện không nhằm bảo vệ một chủ thể nào còn tồn tại thì nên theo hướng chia di sản trong di chúc theo quy định của pháp luật.
- Tuy nhiên, di chúc có điều kiện cũng có một số bất lợi như hệ quả pháp lý đối với di chúc không được đáp ứng điều kiện của câu phía trên Khi người thụ hưởng không được hưởng di sản theo di chúc nữa, thì phần di sản đó sẽ được đem đi chia thừa kế theo pháp luật cho các người thừa kế Như vậy, về mặt logic là hợp lý, nhưng xét theo góc độ quyền lợi và ý chí của các đương sự, thì như vậy là không phù hợp Thứ nhất, việc chia di sản theo pháp luật như vậy có thể không theo đúng ý chí của người lập di chúc, không tôn trọng ý chí của họ Thứ hai, quyền lợi mà người được người lập di chúc bảo vệ thì bị mất đi Như vậy, nếu luật hóa vấn đề này, các nhà làm luật nên xem xét việc người thụ hưởng đáp ứng điều kiện đến mức độ nào để từ đó làm căn cứ phân chia hợp lý di sản trong trường hợp điều kiện chưa được đáp ứng Tất nhiên thêm vào các trường hợp cá biệt không cần tiếp tục đáp ứng điều kiện.
VẤN ĐỀ 4
Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy đã có thỏa thuận phân chia
- Nội dung cho thấy đã có thỏa thuận phân chia di sản:
Thực tế thời điểm cụ V chia đất, các con đều đã trưởng thành, một số có gia đình riêng có nhu cầu về đất ở, riêng ông H3 đã có nhà đất; bà H, bà H1 và bà H2 đang ở Bình Phước nên bốn người này chưa có nhu cầu xây dựng nhà ở Ông T thừa nhận việc cụ V chia đất, tất cả các con đều đồng ý và ông T xác định phần đất 110m2 do ông H3 quản lý là cụ V chia cho ông H3 và bà H, bà H1 và bà H2.
Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy thỏa thuận phân chia di sản đã được Tòa án chấp nhận?
đã được Tòa án chấp nhận?
Nội dung cho thấy thỏa thuận phân chia di sản đã được Tòa án chấp nhận được thể hiện trong phần Nhận định của Tòa án như [ ] sau: “Với các chứng cứ trên, đủ cơ sở xác định nhà đất của cụ V, cụ H đã được cụ V và các thừa kế của cụ H thống nhất phân chia tài sản chung xong từ năm 1991 và đủ cơ sở xác định phần đất 110m2 trong đó phần bà H, bà H1 và bà H2 là 44,4m2 Việc phân chia đã được thực hiện trên thực tế và đã được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai; thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào, không ai tranh chấp nên có cơ sở xác định nhà, đất không còn là di sản thừa kế của cụ V, cụ H nữa mà đã chuyển thành quyền sử dụng đất hợp pháp của các cá nhân…”
Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án chấp nhận thỏa thuận phân chia di sản trên ? Anh/chị trả lời câu hỏi này trong mối quan hệ với yêu cầu về hình thức và về nội dung đối với thỏa thuận phân chia di sản
- Về nội dung Theo nhóm, Tòa : án chấp nhận thỏa thuận phân chia di sản là hợp lí, thuyết phục Nội dung án lệ có đoạn: “Việc phân chia đã được thực hiện trên thực tế và đã được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai; thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ ừa kế nào, không ai tranh chấp”th Vì vậy, xét về mặt nội dung, thỏa thuận phân chia di sản này là hợp pháp Thực tế, khi cụ H mất thì có 7 người con và vợ là cụ còn số , đó là 8 người thừa kế khối di sảV ng n của cụ H 8 người này đều tham gia vào thỏa thuận, thống nhất đối với thỏa thuận phân chia khối tài sản là nhà đất- trong đó có phần di sản của cụ H, đồng thời án lệ cũng khẳng định là
- Về hình thức: Tại khoản 2 Điều 681 BLDS năm 2005 ( Điều 684 BLDS 1995) quy định “mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản” và quy định này được duy trì ở khoản 2 Điều 656 BLDS 2015 Như vậy, thỏa thuận phân chia di sản phải được lập thành văn bản và không yêu cầu văn bản này công chứng, chứng thực Nhưng trong án lệ, việc thỏa thuận phân chia di sản giữa những người thừa kế lại không được lập thành văn bản, không c công chứng chứng ó thực, mặc dù di sản ở đây là nhà đất Hơn nữa việc chia di sản này diễn ra vào năm 1991, tức là lúc Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 đang có hiệu lực, nhưng trong Pháp lệnh thì không quy định rõ nét về hình thức của thỏa thuận phân chia di sản Trên cơ sở đó, nhóm cho rằng xét về mặ ình thứt h c, thỏa thuận phân chia di sản n không phù hợp.ày
Sự khác nhau cơ bản giữa tranh chấp di sản và tranh chấp tài sản
Tranh chấp di sản Tranh chấp tài sản
Tranh chấp di sản là mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, tổ chức về tài sản của người đã chết để lại, trao tặng cho người còn sống.
Là việc tài sản đang có hai hay nhiều người cùng xác nhận quyền của mình đối với tài sản đó và phủ định quyền của người kia đối với tài sản mà tài sản đó hiện không rõ thuộc về người nào Đó có thể là tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản hoặc là tranh chấp về chia di sản thừa kế, tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất,
- Đã xác định được rõ người sở hữu
- Chưa thật sự xác định rõ người sở hữu
Quyền thừa kế Quyền sở hữu tài sản
5 Trong Án lệ số 24/2018/AL, tranh chấp về tài sản đã được chia theo thỏa thuận trên là tranh chấp về di sản hay tranh chấp về tài sản?
Trong án lệ, tranh chấp về tài sản đã được chia theo thỏa thuận trên là tranh chấp về tài sản: “…có cơ sở xác định nhà, đất không còn là di sản thừa kế của cụ V, cụ H nữa mà đã chuyển thành quyền sử dụng đất hợp pháp của các cá nhân Vì vậy, bà H, bà H1, bà H2 chỉ có quyền khởi kiện đòi lại 44,4m đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp do 2 được chia từ năm 1991; tài sản là di sản thừa kế của cha mẹ không còn nên không có cơ sở chấp nhận yêu cầu chia di sản của cụ H, cụ V nữa.”
Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong Án lệ số 24/2018/AL
- Theo nhóm, hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong Án lệ 24/2018/AL là hợp lý Án lệ này đã đưa ra những điều kiện cần và đủ để xác định trường hợp nào thì di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân Theo đó, việc người chồng hoặc vợ còn sống cùng với các thừa kế của người chết trước thống nhất phân chia toàn bộ nhà, đất của vợ chồng là hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau:
(1) Các bên thỏa thuận thống nhất phân chia nhà, đất;
(2) Thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào, không có ai tranh chấp;
(3) Việc phân chia đã được thực hiện trên thực tế và được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai.
Các điều kiện nêu trên chính là điều kiện đảm bảo thỏa thuận phân chia thể hiện đúng ý chí của các bên, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên theo quy định của pháp luật, phù hợp với nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận trong giao dịch dân sự Về mặt thủ tục, việc chuyển dịch về quyền tài sản thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi nhận Án lệ đã khẳng định đối với trường hợp này, nhà, đất không còn là di sản thừa kế mà đã chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của các cá nhân
- Không chỉ vậy, Án lệ đã chỉ ra đường lối áp dụng thống nhất pháp luật về tố tụng, theo đó trường hợp di sản thừa kế đã chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân thì người đã nhận phân chia tài sản chỉ có quyền khởi kiện đòi lại nhà, đất được chia đang bị người khác chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp mà không có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế là nhà, đất.
VẤN ĐỀ 5
Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng có thuyết phục không? Vì sao?
- Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng là thuyết phục Vì cụ Hưng và cụ Ngự có 6 người con, khi cụ Hưng mất không để lại di chúc, di sản của cụ Hưng sẽ được chia theo pháp luật, các con và vợ của cụ Hưng thuộc hàng thừa kế thứ nhất, tổng cộng gồm có 7 người Ông Trải là con của cụ Hưng và định cư tại Mỹ trước ngày 1/7/1991 và di sản cụ Hưng vẫn còn trong thời hiệu khởi kiện thừa kế Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm
1959 thì ông trải sẽ được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng sau khi cụ Hưng chết (năm 1978).
Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định phần tài sản ông Trải được hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư có thuyết phục không? Vì sao?
- Trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định, tài sản thừa kế của vợ/chồng chỉ là tài sản riêng nếu người để lại di chúc yêu cầu rõ cho riêng người đó và được người hưởng thừa kế đồng ý Trong trường hợp này, cụ Hưng và bà Tư chết không để lại di chúc nên đương nhiên di sản mà ông Hưng thừa kế là tài sản chung của hai vợ chồng ông Do đó, Tòa án xác định phần tài sản ông Trải được hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư là thuyết phục.
Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởng công sức quản lý di sản có thuyết phục không? Vì sao? 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Trong Án lệ số 05/2016/AL, Toà án theo hướng chị Phượng được hưởng công sức quản lý di sản là thuyết phục Bở ẽ, mặc dù chị i l Phượng không thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hưng, cụ Ngự, nhưng là cháu nội của hai cụ, sống từ nhỏ đến nay, từ năm 1982 chị Phượng cũng đã là chủ hộ ẩu tạkh i nhà đất này, chị đã có nhiều công sức tr c tiự ếp quản lý, sử dụng và đã chi tiền sửa ch a nhà.ữ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
- Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
- Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/ /1990 hướng dẫn áp dụng một số quy định củ10 a pháp lệnh thừa kế
- Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của B luật Dân sộ ự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Thông tư liên tịch số 32-TT/LB ngày 27/ /1985 quy định về tiêu chuẩn thương tậ11 t hạng 4 (mới) và hướng dẫn cách chuyển đổi các hạng thương tật cũ, cách khám giám định thương tật theo các hạng thương tật mới
- BLDS nước Cộng hòa Pháp (có hiệu lự ừ 1804).c t https://fdvn.vn/bo-luat-dan-su-phap ban dich/- -
- BLDS nước CHDCND Lào năm 2018. https://tapchilaoviet.org/phap luat/thu vien phap- - - -luat/bo luat- -dan-su-nuoc chdcnd- - lao-nam 2018 41169.html- -