BÀI GIẢNG HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG
Trang 2TỔNG QUAN PHÁP LUẬTVỀ CÔNG CHỨNG THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
Trang 3I Lịch sử hình thành và phát triển của công chứng thế giới:
1 Lịch sử hình thành và phát triển của công chứng thế giới:
- Nghề công chứng bắt đầu phát triển tương đối mạnh vào khoảng thế kỷ XIV, XV tại La Mã cổ đại Trong thời gian này có việc chứng nhận bản sao giấy tờ, những chủ yếu vẫn là chứng nhận hợp đồng, giao dịch.
- Hiện nay, công chứng là một nghề phát triển mạnh, rộng và được đánh giá rất cao ở hầu khắp các nước trên thế giới
Trang 42 Các mô hình công chứng trên thế giới:2.1 Mô hình công chứng La Tinh:
- Hệ thống công chứng la tinh được hình thành và tổ chức từ những năm 40 của thế kỷ 20 - Liên Minh Công chứng la tinh quốc tế Đây là một tổ chức phi chính phủ, đại hội lần thứ nhất vào ngày 02/10/1948 Trụ sở đặt tại Buenot Airet là thủ đô của Argentina
- Mô hình công chứng Latin: Công chứng viên do nhà nước bổ nhiệm và trao quyền; Công chứng viên tự tổ chức văn phòng và điều hành hoạt động của văn phòng, tự chịu trách nhiệm về các thiệt hại do mình gây ra
- Các công chứng viên liên kết với nhau trong cơ chế một công ty dân sự để hoạt động nghề nghiệp (thường là mô hình doanh nghiệp trách nhiệm vô hạn)
- Ngoài chức năng công chứng, công chứng viên trong hệ công chứng la tinh có thể là người tham gia việc giám định, môi giới bất động sản và tư vấn cho khách hàng
- Hệ thống công chứng la tinh công chứng theo một quy trình ngặt nghèo nhằm đảm bảo tính hợp pháp và xác thực của hợp đồng, giao dịch được công chứng Và lưu trữ hồ sơ công chứng là một yêu cầu bắt buộc.- Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ và giá trị thi hành
Trang 5Khái niệm công chứng viên ở một số nước:
- Trong luật La Mã, công chứng viên là người ghi chép, tốc ký, thư ký, người ghi chép các hoạt động trong nghị viện của Toà án, hoặc ghi chép theo lời người khác đọc, người soạn các di chúc và giấy chuyển nhượng sở hữu
- Luật công chứng của Cộng hòa Pháp quy định: “Công chứng viên là người được bổ nhiệm để tiếp
nhận tất cả văn bản và hợp đồng mà phải hoặc muốn tính xác thực làm cho các văn bản và hợp đồng đó có giá trị như văn bản của cơ quan công quyền và đảm bảo đúng ngày, lưu trữ và cấp bản chính”.
Trang 6Tiêu chuẩn công chứng viên:
1 Tiêu chuẩn chung
- Phải là công dân của chính nước đó.- Không thuộc trường hợp mất năng lực hoặc không có khả năng thực hiện vai trò của công chứng viên.- Là tiến sỹ hoặc người tốt nghiệp luật
- Có nhân cách và năng lực phù hợp với chức danh.- Trải qua khóa đào tạo nghề dài và chuyên sâu.- Hoàn thành thời gian tập sự hành nghề công chứng.- Trải qua kỳ thi tuyển công chứng viên
2 Tiêu chuẩn riêng biệt của từng nước
a) Tiêu chuẩn về trình độ
b) Tiêu chuẩn về độ tuổi
Trang 72.2 Mô hình công chứng Anglo-sacxon:
- Thể chế công chứng không được thiết lập Chức năng công chứng ở các nước theo hệ thống này được giao cho luật sư, hộ tịch viên hoặc cố vấn pháp lý của nhà thờ thực hiện theo phương thức kiệm nhiệm
- Khi thực hiện công chứng, công chứng viên chỉ nhận diện đúng người yêu cầu công chứng qua giấy tờ của họ xuất trình; xác nhận về thời gian, địa điểm công chứng; ghi nhận trong văn bản về sự kiện pháp lý, sự thỏa thuận của các bên Công chứng viên không phải chịu trách nhiệm về nội dung văn bản
Trang 82.3 Mô hình công chứng nhà nước bao cấp:
- Được tổ chức và hoạt động tại các nước xã hội chủ nghĩa trước đây (đông âu; Việt Nam, Trung Quốc; Triều Tiên)
- Nhà nước thành lập các Phòng công chứng của nhà nước;- Nhà nước đảm bảo cho hoạt động của các phòng công chứng về mọi mặt; Công chứng viên và nhân viên là viên chức nhà nước
- Công chứng viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn do pháp luật quy định Công chứng viên hành nghề không cần có khả năng về tài chính;
- Việc thu phí công chứng được thống nhất trên toàn lãnh thổ- Công chứng viên phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp và xác thực của hợp đồng, giao dịch
- Nhược điểm của mô hình này:
+ Hoạt động công chứng cứng nhắc, kém hiệu quả (vì ccv là người làm công ăn lương).+ Rủi ro của người yêu cầu công chứng không được bảo hiểm (không có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên)
Trang 9
II Lịch sử hình thành và phát triển của công chứng Việt Nam:
1 Quá trình hình thành và phát triển của từng thời kỳ phát triển:
a Từ thời kỳ Pháp thuộc đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
b Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1991: * Giai đoạn từ 1945 - 1954:
- Ngày 01.10.1945, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Trọng Khánh đã ký quyết định về một số vấn đề như: bãi chức công chứng viên người Pháp tại Văn phòng công chứng, bổ nhiệm một công chứng viên người Việt Nam là ông Vũ Quý Vỹ đang là luật sư tại Tòa thượng thẩm Hà Nội thay thế cho công chứng viên người Pháp tại Hà Nội
- Ngày 15.11.1945 Hồ Chủ Tịch đã ký Sắc lệnh số 59/SL quy định về “Thể lệ thị thực các giấy tờ” - Ngày 29.02.1952, Hồ Chủ Tịch đã ký Sắc lệnh 85/SL quy định về “Thể lệ trước bạ về việc mua bán, cho,
đổi nhà cửa, ruộng đất”
Trang 10* Giai đoạn từ 1954 -1981:
- Ngày 10.10.1987, Bộ Tư pháp đã ra Thông tư 574/QLTPK về công chứng nhà nước - Tại miền Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954: thiết lập trong mỗi quản hạt của mỗi Tòa sơ thẩm thuộc Bộ Tư pháp một phòng công chứng
* Giai đoạn từ 1991 đến nay:
- Ngày 27.02.1991, Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị định 45/HĐBT về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước
- Ngày 18.5.1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/CP về tổ chức và hoạt động công chứng thay thế cho Nghị định 45/HĐBT ngày 27.02.1991
- Ngày 8/12/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực
Trang 11* Giai đoạn Luật công chứng 2006 ra đời:
- Luật công chứng năm 2006 (có hiệu lực từ 01.7.2007) đã có sự phân định rõ ràng về công chứng, chứng thực Đây là bộ luật đầu tiên quy định về hoạt động công chứng ở nước ta
- Luật có những điểm mới so với các văn trước đây là:• Luật chỉ quy định các vấn đề về công chứng, không quy định các vấn đề liên quan đến chứng thực • Công chứng viên không nhất thiết phải là công chức, viên chức nhà nước.
• Các tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng (Nhà nước) và Văn phòng công chứng (Tư nhân)
• Các loại việc cũng có sự phân biệt rạch ròi: các loại hợp đồng, giao dịch sẽ được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; các bản sao từ các bản chính các loại giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và chứng thực chữ ký người dịch trong các bản dịch sẽ được chứng thực tại các phòng tư pháp cấp huyện; các loại giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt sẽ được chứng thực tại UBND cấp xã
* Giai đoạn Luật công chứng 2014 ra đời:
Trang 12III Nền công chứng Việt Nam hiện nay:
1 Khái niệm công chứng:Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng năm 2014 quy định:“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”
Trang 132 Công chứng viên:
Khoản 2 Điều 2 Luật công chứng năm 2014 quy định: “Công chứng viên là người có đủ
tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.”
2.1 Khái niệm Công chứng viên:
2.2 Trách nhiệm xã hội của Công chứng viên:
2.3 Nhiệm vụ của Công chứng viên:
2.2 Nơi hành nghề của Công chứng viên:
Trang 143 Thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm CCV:3.1 Tiêu chuẩn Công chứng viên:
3.1.1 Tiêu chuẩn công chứng viên
- Có bằng cử nhân luật.- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng
Trang 153.1.2 Đào tạo nghề công chứng viên:
Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng trong thời gian 12 tháng Khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng thì được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng
3.1.3 Miễn đào tạo nghề công chứng viên:
- Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên.- Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên
- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật.- Người đã là thẩm tra viên cao cấp; kiểm tra viên cao cấp; chuyên viên cao cấp; nghiên cứu viên cao cấp; giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật
Nhưng đều phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng trong thời gian 03 tháng Khi hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng
Trang 174 Tổ chức hành nghề công chứng:
Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm:- Phòng công chứng
- Văn phòng công chứng
4.1 Phòng công chứng:
- Do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập.- Là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.- Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
- Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập
- Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập
Trang 18- Về mối quan hệ công tác của các thành viên thuộc Phòng công chứng:+ Nhân viên là viên chức, mối quan hệ, hành vi của nhân viên tại cơ quan được điều chỉnh bởi luật viên chức.+ Trưởng phòng: là công chứng, mối quan hệ, hành vi của Trưởng phòng tại cơ quan được điều chỉnh bằng luật viên chức.
+ Quan hệ giữa nhân viên và Trưởng phòng là quan hệ hành chính: mệnh lệnh, phục tùng.+ Trong tác nghiệp công chứng viên độc lập làm việc và chịu trách nhiệm cá nhân (đây là điểm khác biệt so với các đơn vị sự nghiệp khác)
- Về tài chính: Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp có thu, chia làm 3 loại: kinh phí hoàn toàn do ngân sách nhà nước cấp, tự chủ một phần kinh phí hoạt động, tự chủ toàn bộ kinh phí hoạt động
+ Các khoản thu: ngân sách cấp; phí công chứng; thù lao công chứng gồm: thù lao soạn thảo văn bản, thù lao ngoài trụ sở, thù lao khác
+ Các khoản chi: Thuế, nộp ngân sách, chi cho hoạt động, lương.+ Trách nhiệm vật chất: phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và người thứ ba nếu thiệt hại do lỗi của công chứng viên gây ra bởi hành vi công chứng trái pháp luật
Trang 194.2 Văn phòng công chứng:
- Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty hợp danh:+ thành lập, hoạt động nghề nghiệp theo luật công chứng
+ Không có thành viên góp vốn+ Hạch toán, cơ chế lãnh đạo (quan hệ giữa các thành viên sáng lập) như công ty hợp danh theo quy định của luật doanh nghiệp
- Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên Lưu ý: Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn
- Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên
- Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận
Trang 20- Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập
- Mối quan hệ của các thành viên thuộc văn phòng công chứng:+ Quan hệ giữa các công chứng viên hợp danh với trưởng văn phòng: vừa là quan hệ giữa các thành viên hợp danh, vừa là quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo văn phòng, được điều chỉnh bởi luật công chứng, luật doanh nghiệp, luật lao động
+ Quan hệ giữa các nhân viên với trưởng văn phòng: quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, được điều chỉnh bằng luật doanh nghiệp , luật lao động
- Về tài chính:+ Thu: phí công chứng; thù lao công chứng (thù lao ký ngoài trụ sở, thù lao soạn thảo văn bản, thù lao khác)
+ Chi: thuế; chi phí hoạt động, lương
Trang 215 Tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên: Hiệp hội công chứng viên (cấp trung ương); Hội công chứng viên (cấp tỉnh)
- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên là tổ chức tự quản được thành lập ở cấp trung ương và cấp tỉnh để đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các công chứng viên; - Ban hành quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; giám sát việc tuân thủ quy định của pháp
luật về công chứng, quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;- Tham gia cùng cơ quan nhà nước trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập sự hành nghề
công chứng; - Tham gia ý kiến với cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên,
thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động công chứng theo quy định của Chính phủ
Trang 226 Quản lý nhà nước về công chứng.7 Quy hoạch công chứng.
8 Thực trạng hoạt động công chứng hiện nay:
a) Việc xác minh hồ sơ công chứng.b) Việc công chứng nội dung hợp đồng, giao dịch, bản dịch.c) Cơ sở dữ liệu công chứng.
d) Hệ thống pháp luật chồng chéo, không thống nhất