1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch thực tiễn tại thành phố hồ chí minh

71 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Việc nghiên cứu đề tài “Pháp luậtViệt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch - Thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh” bằng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: phương pháp phân tí

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mã số chuyên ngành: 8 38 01 07

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mã số chuyên ngành: 8 38 01 07

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.NGUYỄN NGỌC ANH ĐÀO

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là đề án về đề tài “Pháp luật Việt Nam về bảo vệ môitrường trong hoạt động du lịch - Thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh” là công

trình nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu, kết quả trình bày trong đề án là hoàn toàn trungthực, tin cậy Các thông tin, tài liệu trong đề án đã được trích dẫn từ các nguồn tài liệuđúng quy định.

Tác giả

Bùi Thị Thủy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn NgọcAnh Đào, cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn khoa học để tôi hoàn thành đề án này Côgiáo đã tâm huyết, tận tình hướng dẫn cũng như luôn động viên khích lệ để tôi hoànthành đề án

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo Khoa Luật Kinh tế– TrườngĐại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp kiếnthức chuyên ngành và giải thích những vướng mắc trong suốt quá trình học tập Tôicũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Sau Đại học đã tổ chức, quản lý lớprất chu đáo, tạo điều kiện tốt để tôi có thể hoàn thành chương trình học

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đãđộng viên, ủng hộ tôi hoàn thành đề án này

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Bùi Thị Thủy

Trang 5

TÓM TẮT ĐỀ ÁN

Du lịch có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, do đó phát triểndu lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để pháttriển của nước ta hiện nay Tuy nhiên, sự phát triển của ngành du lịch đã tác động tiêucực đến môi trường, dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Hệ thống pháp luậtViệt Nam hiện nay đã quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nhưng

cũng bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục Việc nghiên cứu đề tài “Pháp luậtViệt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch - Thực tiễn tại

Thành phố Hồ Chí Minh” bằng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: phương

pháp phân tích, phương pháp diễn giải, phương pháp thu thập thông tin sẽ làm sángtỏ nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch và phân tíchthực tiễn thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh Qua đó, tác giả đưa ra các kiếnnghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch và nângcao hiệu quả thực thi pháp luật tại Thành phố Hồ Chí Minh Những kết quả nghiêncứu của Đề án không chỉ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý mà còn có giá trịnhất định trong công tác nghiên cứu và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệmôi trường trong hoạt động du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh

Từ khoá: Bảo vệ môi trường, Du lịch, Luật Môi trường, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 6

BVMT Bảo vệ môi trường

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 6

7 Bố cục của đề án 7

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆMÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 8

1.1 Khái quát chung về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch 8

1.1.1 Khái niệm bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch 8

1.1.2 Khái niệm về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch91.1.3 Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch 10

1.2 Nội dung của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạtđộng du lịch 12

1.2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong quyhoạch du lịch 12

1.2.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong xâydựng các khu du lịch, điểm du lịch 15

1.2.3 Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân về bảovệ môi trường trong hoạt động du lịch 16

1.2.4 Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạtđộng du lịch 24

Kết luận Chương 1 28

Trang 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊNHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP

LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG 29

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 29

2.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt độngdu lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh 29

2.1.1 Khái quát về hoạt động du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh 29

2.1.2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch tại Thànhphố Hồ Chí Minh 33

2.1.3 Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường tronghoạt động du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh 36

2.1.3.1 Ưu điểm của việc bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch tạiThành phố Hồ Chí Minh 36

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đạt được những thành tựuđáng khích lệ, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, nâng caohình ảnh đất nước Hằng năm, tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch thường đạt ởmức cao, điển hình như giai đoạn 2015-2019 trung bình đạt 22,7%/năm, đây là consố được ghi nhận là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới Với sự phát triểncủa ngành du lịch không chỉ đóng góp GDP cho nền kinh tế mà còn góp phần tạo rakhả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác pháttriển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm, từ đó nâng cao chấtlượng đời sống mọi tầng lớp nhân dân Với hiệu quả đó, Nhà nước (NN) đã đưa ramục tiêu phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với định hướngchiến lược kinh tế quan trọng để phát triển đất nước Tuy nhiên, sự phát triển củadu lịch đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, dẫn đến môi trường bị ô nhiễmnghiêm trọng Môi trường là cơ sở cho sự phát triển bền vững (PTBV) của du lịch,do đó bảo vệ môi trường (BVMT) đang được đặt ra như một vấn đề có tính sốngcòn của du lịch hiện nay Trước tình hình đó, Đảng và NN đã ban hành nhiều chínhsách, văn bản pháp luật (PL) để BVMT trong hoạt động du lịch (HĐDL) Hệ thốngchính sách, PL về BVMT trong HĐDL đã từng bước hoàn thiện và tập trung triểnkhai hiệu quả Tuy vậy, trước thực tiễn thực hiện đã bộc lộ nhiều hạn chế trong PL

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là thành phố trực thuộc Trung ương, là đôthị đặc biệt của cả nước TP.HCM cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục và làđầu mối giao thông lớn cả nước Những năm qua, TP.HCM là một trong những trungtâm du lịch lớn của cả nước, mỗi năm đón hàng triệu khách du lịch trong và ngoàinước Đồng thuận với đó, TP.HCM có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất so với cáctỉnh, thành tại nước ta Điển hình năm 2023, ngành du lịch TP.HCM đón gần 5 triệulượt khách quốc tế và gần 35 triệu lượt khách trong nước với doanh thu du lịch trên160.000 tỷ đồng, và tiếp tục là đơn vị dẫn đầu cả nước về tỷ lệ khách, doanh thu vàđóng góp cho ngành du lịch Việt Nam Với hiệu quả kinh tế của ngành du lịch mang

Trang 10

lại, TP.HCM luôn chú trọng yếu tố PTBV gắn liền với BVMT Theo đó, TP.HCMđã xây dựng nhiều văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện PL về BVMT trongHĐDL và đạt nhiều kết quả tích cực Tuy nhiên, trong thực thi PL tại TP.HCM vẫnbộc lộ nhiều hạn chế, thực trạng ô nhiễm môi trường trong HĐDL vẫn diễn ranghiêm trọng ảnh hưởng môi trường, suy giảm hệ sinh thái, ảnh hưởng tiêu cực đếnnhững ngành lĩnh vực liên quan khác.

PL về BVMT trong HĐDL xây dựng và hoàn thiện là khung pháp lý vững chắcđể thực hiện hiệu quả công tác BVMT trong HĐDL ở nước ta nói chung và TP.HCMnói riêng Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết cần được giải quyết để BVMT trong

HĐDL tại TP.HCM, tác giả chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trườngtrong hoạt động du lịch - Thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài

nghiên cứu cho đề án tốt nghiệp thạc sĩ của mình Đề tài này không chỉ có ý nghĩađối với việc hoàn thiện PL BVMT trong HĐDL mà còn góp phần đảm bảo hiệu quảthực thi PL tại TP.HCM

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu BVMT trong HĐDL là lĩnh vực được nhiều chuyên gia, nhà khoahọc quan tâm nghiên cứu và công bố rộng rãi, mang lại giá trị tri thức và ý nghĩalớn lao trong công cuộc phát triển đất nước Có thể kể đến một số công trình nghiêncứu sau:

- Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Ngọc Anh Đào (2013), “Phápluật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay”,Học viện Khoa học xã hội Luận án là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâuvề PL sử dụng công cụ kinh tế trong BVMT ở Việt Nam Thông qua luận án này,đã giúp tác giả gợi mở và có định hướng nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nângcao hiệu quả BVMT trong HĐDL tại TP.HCM

- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Tố Uyên (2013), “Hoàn thiện pháp luậtvề trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam”, Đại học Quốcgia Hà Nội Luận án đã nghiên cứu quy định PL về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh

Trang 11

vực BVMT, qua đó giúp tác giả hiểu sâu hơn về quy định xử lý vi phạm trong BVMT trong HĐDL.

- Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Chi (2020), “Pháp luật về sản xuất, kinhdoanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường tại Việt Nam”, Trường Đại họcLuật Hà Nội Ở luận văn này, nghiên cứu hệ thống cơ cở lý luận và đề ra các biện phápnâng cao thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và sử dụng về các sản phẩm thân thiện với môitrường Qua đó, giúp tác giả có định hướng trong vấn đề đưa ra giải pháp sử dụng cácsản phẩm thân thiện với môi trường trong HĐDL tại TP.HCM

- Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Souliphon Khampanya (2016), “ Phápluật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay”, TrườngĐại học Luật Hà Nội Nội dung luận văn này đã tiếp cận, phân tích PL về BVMTtrong HĐDL trên phạm vi toàn quốc Đây là cơ sở cho việc xác định các phươngpháp tiếp cận về quy định PL BVMT trong HĐDL, đồng thời gợi mở những giảipháp để nâng cao hiệu quả thực hiện về BVMT trong lĩnh vực du lịch ở TP.HCM.Những phân tích và kiến nghị trong đề tài của tác giả có giá trị tham khảo nhất địnhvà một số văn bản PL được sử dụng trong luận văn đã hết hiệu lực

- Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Bình Tiên (2024), “Xử lý vi phạm hànhchính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay”, Trường Đại họcLuật Hà Nội Nội dung của luận văn này là phân tích một số nội dung cơ bản củaPL xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT Luận văn đã giúp tác giả hiểurõ hơn về các vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong BVMT, từ đó giúp tác giả liênhệ quy định xử lý vi phạm hành chính về BVMT trong HĐDL

- Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hằng (2022), “Bình luận một số quy định vềchính sách ưu đãi hỗ trợ nhằm phát triển ngành công nghiệp môi trường trong Luật

Bảo vệ môi trường năm 2020”, Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp khoa pháp luật kinhtế, Trường Đại học Luật Hà Nội Nội dung đã phân tích một số quy định về ưu đãi

hỗ trợ nhằm phát triển công nghiệp môi trường trong Luật BVMT năm 2020 và cácvăn bản hướng dẫn thi hành Thông qua bài viết, giúp tác giả hiểu hơn về các chính

Trang 12

sách ưu đãi đối với doanh nghiệp, từ đó gợi mở cho tác giả kiến nghị về PL BVMT trong HĐDL.

- Bài viết của tác giả Phạm Thị Tuyết Giang (2022), “Hoàn thiện chính sách

và xây dựng hành lang pháp lý phục vụ phát triển du lịch xanh ở Việt Nam”, Tạpchí Dân chủ và Pháp luật, số 9/2022 Nội dung bài viết đã đưa ra về thực trạng pháttriển du lịch xanh ở nước ta hiện nay và đưa ra một số khuyến nghị hoàn thiện

chính sách và xây dựng khung pháp lý về du lịch xanh tại Việt Nam Từ đó, đã địnhhướng, vận dụng cho tác giả kiến nghị hoàn thiện PL BVMT trong HĐDL

- Bài viết của tác giả Dương Thị Thu Hà (2010), “Hiện trạng báo động của môi

trường du lịch ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 01/2010 Bài viết đã

phân tích về hiện trạng môi trường du lịch tại Việt Nam và đưa ra giải pháp quản lýmôi trường du lịch tại nước ta Qua đó, tác giả nghiên cứu về hiện tràn môi trườngtrong HĐDL tại TP.HCM và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao thực hiện

- Bài viết của tác giả Hoàng Quốc Lâm (2022), “Pháp luật về bảo vệ môi

trường trong việc bảo đảm phát triển bền vững”, Tạp chí Luật sư Việt Nam, số

3/2022 Bài viết đã phân tích một số quy định về BVMT trong việc bảo đảm PTBV,qua đó giúp tác giả nghiên cứu về lý luận PTBV trong HĐDL

- Bài viết của tác giả Trương Hồng Quang (2014), “Quan điểm về hoàn thiệnpháp luật nhằm đảm bảo lồng ghép yêu cầu phát triển bền vững trong các dự án đầu

tư”, Tạp chí Luật học, số 2/2014 Bài viết đã gợi ý cho tác giả về định hướng giải

quyết các vấn đề môi trường nhất là phải tăng cường vai trò của NN và huy độngsức mạnh của toàn xã hội

Tóm lại, các công trình trên đã nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của việcthực thi PL môi trường nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng, đưa ra những giảipháp mang tính toàn diện và thực tiễn Tuy nhiên, các tài liệu đó đều đặt đối tượngnghiên cứu là việc thực thi PL trong HĐDL trên phạm vi rộng cả nước, hay mang tínhđịnh hướng phổ biến và viết trước thời điểm Luật BVMT năm 2020 có hiệu lực thihành Bên cạnh đó, chưa có công trình nghiên cứu về thực tiễn thực hiện tại Thành phố

Hồ Chí Minh Chính vì vậy, đề tài “Pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi

Trang 13

trường trong hoạt động du lịch - Thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh” là công

trình nghiên cứu có tính mới và có giá trị trong thực tiễn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề án nghiên cứu một số vấn đề lý luận, đường lối của Đảng Cộng sản ViệtNam và quy định pháp luật Nhà nước về BVMT trong HĐDL; Tình hình thực hiệnpháp luật về BVMT trong HĐDL tại Thành phố Hồ Chí Minh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Tác giả nghiên cứu, đánh giá quy định PL Việt Nam về BVMTtrong HĐDL Nghiên cứu các quy định cơ bản nhất và có ảnh hưởng trực tiếp vấnđề BVMT trong HĐDL: quy hoạch xây dựng du lịch trong BVMT; xây dựng cácđiểm, khu du lịch trong BVMT; trách nhiệm BVMT của các chủ thể cơ quan NN,tổ chức, cá nhân HĐDL và quy định xử lý vi phạm trong HĐDL

- Về không gian: Tác giả nghiên cứu thực tiễn thực hiện quy định PL về BVMT trong HĐDL tại TP.HCM

- Về thời gian: Tác giả sử dụng các số liệu, thông tin được sử dụng làm cơ sởphục vụ nhu cầu đánh giá thực tiễn PL về BVMT trong HĐDL tại TP.HCM đượctổng hợp trong khoảng thời gian từ năm 2019-2023

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Phân tích được thực trạng PL và thực tiễn thi hành PL BVMT trong HĐDL tạiTP.HCM, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thựchiện PL trong thực tiễn tại TP.HCM

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, về lý luận, đề án sẽ phân tích, làm rõ nội dung cơ bản PL về BVMT trongHĐDL Như khái niệm, đặc điểm, vai trò của PL BVMT trong HĐDL, đồng thời, phântích quy định pháp luật trong hoạt động này, tác giả nghiên cứu về vấn đề quy địnhBVMT trong quy hoạch du lịch, quy định cơ bản về trách nhiệm của các chủ thể có liên

Trang 14

quan và trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm trong vấn đề BVMT trongHĐDL.

Thứ hai, đề án khái quát về tình hình phát triển du lịch, hiện trạng ô nhiễmmôi trường ảnh hưởng từ HDĐL tại TP.HCM Dựa trên đó, đánh giá tình hình thựchiện về PL BVMT trong HDĐL tại TP.HCM

Thứ ba, trên kết quả nghiên cứu quy định PL và thực tiễn, đề án nêu được mộtsố kiến nghị nhằm hoàn thiện PL và nâng cao hiệu quả thực hiện PL BVMT trongHDĐL tại TP.HCM

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề án được nghiên cứu trên quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trongquá trình đổi mới, xây dựng đất nước Việt Nam và xây dựng NN pháp quyền Đềán được sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

Ở Chương 1, Đề án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để phân tíchkhái niệm, đặc điểm và vai trò của PL BVMT trong HĐDL và phân tích nội dungquy định PL về BVMT trong HĐDL

Ở Chương 2, Đề án sử dụng phương pháp phân tích thống kê, thu nhập thông tin,tổng hợp để nghiên cứu rõ về thực tiễn thực hiện PL BVMT trong HĐDL tại TP.HCMvà đưa ra hạn chế nguyên nhân, từ đó kiến nghị hoàn thiện, bổ sung một số quy địnhvà nâng cao hiệu quả thực hiện PL tại TP.HCM về BVMT trong HĐDL

6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

6.1 Ý nghĩa lý luận

Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu PL một cách toàn diện về thựchiện PL BVMT trong HĐDL tại TP.HCM Đề án góp phần làm sáng tỏ những vấnđề lý luận và thực tiễn cho việc thực hiện có hiệu quả PL BVMT trong HĐDL tạiTP.HCM trong thời gian tới

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở tổng hợp lý luận, đánh giá thực tiễn, những kết quả nghiên cứu là cơsở để tác giả đề xuất những giải pháp, đưa ra những khuyến nghị về nâng cao hiệu

Trang 15

quả thực hiện các quy định của PL BVMT trong HĐDL tại TP.HCM Kết quảnghiên cứu của đề án có thể làm cơ sở cho các cơ quan trong HĐDL và quản lý môitrường đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý NN trong lĩnh vựcBVMT trong HĐDL.

Trang 16

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

1.1 Khái quát chung về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch1.1.1 Khái niệm bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch

Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch đã khẳng định vị thế và đóng vai trò quantrọng đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay Dưới góc độ pháp lý, du lịch đượchiểu là:

“ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoàinơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứngnhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặckết hợp với mục đích hợp pháp khác” 1

Trong HĐDL, môi trường đóng vai trò then chốt thể hiện chất lượng điểm đếndu lịch và quyết định sự PTBV của ngành du lịch tại nước ta hiện nay Có thể thấyrằng, môi trường và du lịch có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau, nếuHĐDL không được định hướng phát triển có trách nhiệm, hướng đến sự bền vữngsẽ dẫn đến môi trường bị suy thoái

Mặc dù du lịch được ví như ngành công nghiệp không khói nhưng phát triểnbùng nổ ngành du lịch đã tác động trực tiếp, toàn diện đến môi trường như ô nhiễmmôi trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên Nhận thức được những ảnh hưởngtiêu cực của HĐDL đến môi trường, việc BVMT trở thành vấn đề cấp bách cầnđược quan tâm và giải quyết, NN phải đưa ra những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệtđể hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của HĐDL đối với môi trường Trong đó,PL là công công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề trên, hoạt động BVMT quy địnhtại Luật BVMT năm 2020:

“ Hoạt động BVMT là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môitrường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải

1 Khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch năm 2017

Trang 17

thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinhhọc và ứng phó với biến đổi khí hậu” 2

BVMT là BVMT khỏi ô nhiễm, tạo dựng môi trường sống xanh – sạch – đẹp,ngăn chặn môi trường bị suy thoái, ứng phó với các vấn đề về môi trường nhằmgiảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường

BVMT trong HĐDL đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định:“ Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch là các hoạt động cải thiện và tôntạo môi trường du lịch; phòng ngừa, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môitrường và sự cố môi trường xảy ra trong lĩnh vực du lịch”3

Với tinh thần quy định trên, có thể đưa ra khái niệm: “BVMT trong HĐDL làhoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môitrường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường;sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổikhí hậu trong quá trình tiến hành các HĐDL”

1.1.2 Khái niệm về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch

PL là hệ thống quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung do NN ban hànhhoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướngcụ thể 4 Hiện nay, NN đã sử dụng PL như là công cụ đặc biệt quan trọng đểBVMT bao gồm cả HĐDL

PL BVMT trong HĐDL là một bộ phận của PL BVMT Nước ta đã xây dựng hệthống văn bản PL về BVMT trong HĐDL nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phátsinh trong hoạt động này Từ đó, có thể hiểu: PL BVMT trong HĐDL là hệ thống các vănbản quy phạm PL do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hộiphát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến các nguồn tài nguyên thiênnhiên vào mục đích hoạt động du lịch nhằm phòng ngừa, hạn chế những

2 Khoản 2 Điều 1 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

3 Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường vềquy chế BVMT trong lĩnh vực du lịch

4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật,Nxb Tư pháp, Hà Nội.

Trang 18

tác động xấu đối với môi trường, ứng phó với sự cố môi trường, khắc phục ônhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường.

Qua định nghĩa trên, PL BVMT trong HĐDL có đặc điểm sau:

Thứ nhất, PL BVMT trong HĐDL điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh

trong quá trình các chủ thể tiến hành các HĐDL (bao gồm hệ thống cơ quan quản líNN về môi trường trong HĐDL từ cấp trung ương tới địa phương và hoạt động củacác chủ thể có liên quan trong quá trình tiến hành các HĐDL)

Thứ hai, nội dung của PL BVMT trong HĐDL quy định về quyền và nghĩa

vụ của các chủ thể có liên quan (bao gồm các cơ quan NN, tổ chức, cá nhân) trongquá trình tiến hành các HĐDL với mục tiêu hướng tới ngành du lịch PTBV

Thứ ba, PL BVMT trong HĐDL được ban hành nhằm phòng ngừa, hạn chế

các tác động tiêu cực của HĐDL đến môi trường, khắc phục và xử lý hậu quả như ônhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường xảy ra trong các HĐDL

Thứ tư, PL môi trường phải tuân theo và nhất quán với các quy định của PL quốc

tế về môi trường PL BVMT trong HĐDL là một phận của PL BVMT, do đó phảiđược xây dựng trên cơ sở và phù hợp với quy định quốc tế Môi trường là một thểthống nhất, các yếu tố cấu thành môi trường chịu tác động PL trong nước và điều ướcquốc tế về môi trường mà Việt Nam là thành viên Vì vậy PL BVMT trong HĐDL ởViệt Nam cũng được xây dựng phù hợp với điều ước quốc tế về BVMT

Dựa trên những đặc điểm trên, cho thấy mục đích của PL BVMT trong HĐDLđược định hướng trong hệ thống PL Thực hiện các cam kết quốc tế, PL Việt Nam điềuchỉnh những quy định này để phù hợp xu hướng toàn cầu về PTBV Do đó, để đạtđược mục đích này, cần có sự ràng buộc cụ thể đối với trách nhiệm của các chủ thể vàcác chế tài nhằm giảm tối đa những ảnh hưởng của HĐDL tác động đến môi trường

1.1.3 Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch

Là một lĩnh vực thuộc hệ thống PL Việt Nam, PL BVMT về HĐDL có vai tròchủ yếu sau:

Trang 19

Thứ nhất, PL BVMT trong HĐDL góp phần đảm bảo quyền con người được

sống trong môi trường trong lành

Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận về quyền được sống trong môi trường tronglành, cụ thể: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩavụ bảo vệ môi trường”5 và Điều 14 Hiến pháp năm 2013 cũng quy định về việc đảmbảo thực hiện các quyền này BVMT góp phần đảm bảo quyền con người được sốngtrong môi trường trong lành thì việc việc ngăn ngừa ô nhiễm môi trường là nghĩa vụcủa mỗi người Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cần hướng đến BVMT Du lịch làhoạt động kinh tế tổng hợp, cần nhiều sự hỗ trợ liên ngành Do vậy, ô nhiễm môitrường do HĐDL gây ra phần nào ảnh hưởng đến nhiều ngành, lĩnh vực khác, đặc biệtlà ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Theo đó, PL BVMT trong HĐDL có vaitrò chủ đạo để thực hiện quyền con người được sống trong môi trường lành mạnh

Thứ hai, PL BVMT trong HĐDL là công cụ để đảm bảo hoạt động quản lý

NN về BVMT được hiệu quả

Một trong những chủ thể quan trọng thực hiện quản lý công tác BVMT trong dulịch là cơ quan chuyên trách được NN giao quyền quản lý Các cơ quan này đều ghinhận cụ thể hoá ở trong luật Nhưng không dừng lại ở đó bởi vì HĐDL được trải trênmột phạm vi rộng vậy nên các cơ quan này cần liên kết các cơ quan chuyên môn khácnhư: nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, … để tạo thành

khối bền chặt ngăn chặn không cho các hành vi gây hư hại, hư tổn đến môi trườngtrong HĐDL, vậy nên PL trong hoạt động này đóng vai trò then chốt, không nhữnglà công cụ quản lý NN hiệu quả mà còn bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch hợplý, tạo điều kiện cho PTBV

Thứ ba, PL BVMT trong HĐDL góp phần nâng cao nhận thức của người dân

Trang 20

chỉ thể hiện việc giúp người dân nhận thức hơn về các vấn đề môi trường như táchại của ô nhiễm môi trường do hoạt động này gây ra mà còn cập nhật kiến thức vềbiện pháp BVMT PL sẽ giúp người dân thay đổi hành vi theo hướng tích cực, hạnchế gây hại đến môi trường Từ đó mỗi người dân sẽ chủ động thực hiện nghiêmcác quy định của PL một cách tự nguyện góp phần xây dựng ý thức BVMT trongđời sống hằng ngày.

Thứ tư, PL BVMT trong HĐDL góp phần đảm bảo phát triển du lịch bền vững

PTBV về môi trường là việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, duy trì nềntảng một nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức PTBV là định hướng quan trọngtrong chiến lược phát triển ngành du lịch Giải pháp quan trọng để du lịch PTBV làphải gắn với BVMT Đây cũng là yêu cầu cấp thiết để ngành công nghiệp không khóitiếp tục phát huy vai trò là một trong những trụ cột kinh tế của đất nước Tại Luật DLnăm 2017 quy định: “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồngthời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủthể tham gia HĐDL, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trongtương lai” Thông qua PL, nhằm định hướng hành vi và ràng buộc trách nhiệm PL của6các chủ thể tham gia vào HĐDL sao cho không làm phương hại tới chất lượng môitrường cũng như bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên7

Điều này càng khẳng định sự quan trọng việc BVMT trong HĐDL Do đó, PLlà một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện PTBV, đảm bảo cân đối mộtcách hài hòa lợi ích của các bên vì mục tiêu PTBV đất nước Bằng cách thực hiệnPL BVMT trong HĐDL sẽ góp phần tích cực xây dựng môi trường PTBV

1.2 Nội dung của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạtđộng du lịch

1.2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong quyhoạch du lịch

“Quy hoạch du lịch là quy hoạch ngành du lịch quốc gia với đối tượng quy

hoạch như sản phẩm du lịch, thị trường du lịch, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật6 Khoản 14 Điều 3 Luật Du lịch năm 2017

7Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Môi trường, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội

Trang 21

ngành du lịch, nguồn lực du lịch, hệ thống cơ sở đào tạo du lịch, tổ chức khônggian du lịch trong lãnh thổ Việt Nam có tài nguyên du lịch và có xét đến mối quanhệ quốc tế8” Quy hoạch phát triển du lịch được quy định tại Điều 21 Luật DL năm

2017, trong đó vấn đề BVMT luôn được chú trọng trong quy hoạch Quy hoạch cầngắn chặt với BVMT, và phải tuân thủ nguyên tắc, nội dung lập quy hoạch theo quyđịnh tại Điều 20 Luật DL năm 2017 Đồng thời, phải phù hợp với nguyên tắc pháttriển du lịch tại khoản 2 Điều 4 Luật DL năm 2017 PL môi trường và PL du lịch đãđiều chỉnh nội dung quy hoạch phát triển du lịch gắn với BVMT, cụ thể như các nộidung BVMT cần đặt lên hàng đầu, trong đó các chủ thể cần phân tích, đánh giátiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch, việc đánh giá tác động môi trường nhằmdự báo và đề xuất các biện pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực cho môitrường; có định hướng bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường theo quy định

Việc phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên và môi trường đượcthể hiện các mức độ chỉ số về tài nguyên nước, đất, không khí, rừng… trên cơ sởđánh giá toàn diện về khả năng khai thác Điều này đóng vai trò quan trọng trongviệc đưa ra giải pháp phát triển du lịch bền vững như quy hoạch phát triển các sảnphẩm du lịch sao cho giảm tối thiểu đến môi trường mà đạt được kết quả cao nhất.Đánh giá tác động đúng hiện trạng môi trường sẽ giúp khai thác thế mạnh tàinguyên du lịch của từng địa phương, điển hình các sản phẩm du lịch có ảnh hưởngtrực tiếp môi trường như du lịch biển, sinh thái, văn hóa,…

Việc quy hoạch du lịch có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của HĐDL, do đóđịnh hướng cho HĐDL trên cơ sở cân bằng giữa kinh tế và BVMT Vì vậy việc pháttriển du lịch luôn phải có mục tiêu định hướng BVMT theo quy định tại Luật BVMTvà các luật có liên quan như Luật Tài nguyên nước, Luật Thủy lợi, Luật Lâm nghiệp,Luật Đa dạng sinh học… như trong HĐDL sinh thái tại các khu bảo tồn được quy địnhtại Điều 53, Điều 56 của Luật Lâm nghiệp năm 2017, đối với các tổ chức, cá nhân kinhdoanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải thực hiện chi trả

8 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2024), Báo cáo tổng hợp quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trang 22

tiền dịch vụ môi trường rừng Hay việc phát triển du lịch sinh thái gắn với PTBVvùng đệm của khu bảo tồn được quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật Đa dạng sinh họcnăm 2008 Bên cạnh đó, HĐDL cần phải chú ý đến bảo vệ nguồn nước – vấn đềnày đã được ghi nhận tại khoản 3 Điều 33 Luật Tài nguyên nước năm 2012 Songsong đó, quy hoạch du lịch phải định hướng phát triển mô hình du lịch xanh, vừađáp ứng về mặt kinh tế vừa BVMT, từ đó phát huy giá trị của PTBV.

Có thể thấy rằng, nếu thiếu yếu tố BVMT trong quy hoạch sẽ dẫn đến hệ quảtiêu cực như gây cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, giảm chất lượng dịch vụ du lịch.Do vậy, NN luôn đặt lên hàng đầu các tiêu chí về BVMT trong xây dựng quy hoạchdu lịch những năm tiếp theo ở nước ta

Với những lợi ích và hiệu quả từ HĐDL mang lại, NN có chính sách huy độngnguồn lực, thu hút đầu tư phát triển du lịch NN quy định tạo mọi điều kiện cho cánhân, tổ chức được tiếp cận ưu đãi trong HĐDL Tại khoản 3 Điều 5 Luật DL năm2017 đã quy định về ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động phát triển du lịch,trong đó, kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi cóhoạt động về điều tra đánh giá bảo vệ, tôn tạo phát triển giá trị tài nguyên du lịchđối với tổ chức, cá nhân Bên cạnh đó, kinh doanh phát triển khu, điểm du lịch sẽđược hưởng được chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư pháttriển tại khoản 4 Điều 5 như: các sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực đếnmôi trường, đầu tư du lịch sinh thái, khu bảo tồn…

Với mục tiêu PTBV du lịch gắn với BVMT, “đến năm 2030, 100% các khu,điểm du lịch; các cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL) và các cơ sở kinh doanh dịch vụkhác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phânhủy” 9 là mục tiêu quan trọng tại Chiến lược quy hoạch du lịch của Chính phủ.Điều này càng khẳng định được yếu tố BVMT trong quy hoạch là cơ sở quan trọngđịnh hướng du lịch quốc gia một cách bền vững, không chỉ nhằm khai thác hiệuquả tiềm năng du lịch mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

9Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045

Trang 23

Có thể thấy, PL trong BVMT có vai trò quan trọng đến quy hoạch du lịch,điều này không chỉ tăng tính hiệu quả quản lý NN về du lịch mà còn BVMT Quyhoạch phát triển du lịch không chỉ phù hợp với chiến lược phát triển du lịch mà cònđảm bảo BVMT.

1.2.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong xâydựng các khu du lịch, điểm du lịch

Hoạt động khu du lịch, điểm du lịch được đảm bảo thì yếu tố BVMT luônưu tiên hàng đầu Điều đã được thể hiện việc khu du lịch, điểm du lịch cấp quốc giahoặc cấp tỉnh không chỉ căn cứ vào quy mô, chất lượng, ưu thế cảnh quan thiênnhiên mà còn phải đáp ứng các điều kiện về BVMT theo quy định của PL, cụ thể:

Một là, đối với điểm du lịch: được quy định tại Điều 23 Luật DL năm 2017,trong đó phải đáp ứng điều kiện về BVMT theo quy định tại điểm c khoản 1 Theođó, nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ,tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm; có biện pháp thu gomvà xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môitrường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường

Hai là, đối với khu du lịch: điều kiện công nhận khu du lịch cấp tỉnh hoặccấp quốc gia đều có yếu tố phải đáp ứng điều kiện BVMT 10 Các cơ sở này cầnphải có hệ thống thu gom và xử lý rác thải, nước thải phải đảm bảo đạt tiêu chuẩnquy định xử lý; nhà vệ sinh phải sạch sẽ, thông thoáng; bố trí nhân lực thực hiện vệsinh môi trường phải phù hợp quy mô tổ chức, nhân viên phải được đào tạo bài bảncó nghiệp vụ để giữ gìn vệ sinh môi trường sạch đẹp

Có thể thấy rằng điểm du lịch và khu du lịch cấp tỉnh và cấp quốc gia đều cóđiểm chung về các tiêu chí về BVMT, như:

Nhà vệ sinh là yếu tố quan trọng để đáp ứng tiêu chí về BVMT Bởi nếu nhưkhông có nhà vệ sinh thì không chỉ mất cảnh quan du lịch mà còn ảnh hưởng đến chấtlượng dịch vụ khách du lịch Do đó, nhà vệ sinh được PL là điều kiện để công nhậnđiểm, khu du lịch tại Luật DL năm 2017 Nhà vệ sinh công cộng được đáp ứng

10 Điều 26 Luật DL năm 2017

Trang 24

nếu như đảm bảo tiêu chí sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ,tương ứng với số lượng khách du lịch vào dịp cao điểm.

Hệ thống thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt cũng là một trong nhữngtiêu chí về BVMT trong điều kiện công nhận khu, điểm du lịch Với lượng khách du lịchngày càng tăng kéo theo nhu cầu sử dụng các dịch vụ tại khu, điểm du lịch tăng nhanhchóng và thải ra sản phẩm nhựa, chất thải từ nước…gây ảnh hưởng đến môi trường Do đóđể BVMT, quy định về điều kiện BVMT trong đó phải có hệ thống thu gom và biện phápxử lý rác thải, nước thải sinh hoạt là phù hợp với thực tiễn Các chất thải nếu như khôngcó hệ thống xử lý không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn giảm chất lượng điểm đến dulịch NN quy định tiêu chí này phần nào kiểm soát được việc BVMT của các chủ thể trongHĐDL nói riêng mà còn BVMT nói chung.

Nhân sự làm vệ sinh môi trường là yếu tố then chốt trong điều kiện về BVMT.NN đánh giá hoạt động các khu, điểm du lịch đã phát thải lượng chất thải ra môitrường là rất lớn Có thể thấy như, hiện nay khách du lịch xả rác không đúng quyđịnh diễn ra tại điểm, khu du lịch Vì vậy, tiêu chí này là cần thiết, ngăn chặn tồnđọng rác thải Bố trí số lượng nhân lực có thể theo quy mô sức chứa khách du lịchcủa điểm, khu du lịch, từ đó có thể thành lập tổ hoặc phòng chuyên về vệ sinh môitrường, điều này sẽ tạo hoạt động có hệ thống và hiệu quả Đặc biệt, đội ngũ nàycần phải đáp ứng các nghiệp vụ cơ bản trong thực hiện nhiệm vụ vệ sinh môitrường, đảm bảo môi trường cảnh quan tại khu, điểm du lịch được sạch sẽ

Như vậy, khu du lịch, điểm du lịch ngoài căn cứ vào quy mô, chất lượng dịchvụ thì yêu cầu về BVMT là một trong những điều kiện tối thiểu được công nhậntheo quy định Quy định này là hoàn toàn phù hợp, bởi trên thực tế NN xác địnhphát triển du lịch song hành với BVMT, điều này thể hiện được trách nhiệm cácchủ thể trong việc BVMT trong HĐDL Có thể thấy rằng quy định trên đối với khu,điểm du lịch được có hiệu quả tích cực trong công tác quản lý của NN

1.2.3 Trách nhiệm của các cơ quan NN và tổ chức, cá nhân về bảo vệ môitrường trong hoạt động du lịch

Thứ nhất, trách nhiệm đối với cơ quan quản lý NN

Trang 25

Một là, đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về bảo vệ môi trường trong HĐDL

Trong lĩnh vực BVMT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thựchiện BVMT trong HĐDL quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 66 Luật BVMTnăm 2020 Để khắc phục hạn chế của Luật BVMT năm 2014, Luật BVMT năm 2020đã quy định rõ trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về BVMT trongHĐDL Điều này ghi nhận nhằm nâng cao quyền lực NN của cơ quan NN về lĩnh vựcdu lịch Thực tế hiện nay, quy định này được đánh giá là hoàn thiện hơn trong việc quyđịnh rõ ràng trách nhiệm chính trong việc tổ chức BVMT trong hoạt động Điểm đáng

lưu ý là quy định về việc tổ chức “phát triển CSLTDL và dịch vụ du lịch thân thiệnmôi trường”11 Đây là điểm mới của Luật BVMT năm 2020, mặc dù sản phẩm thân

thiện môi trường đã được quy định từ Luật BVMT năm 2014 nhưng chỉ mang tínhchất chung Việc quy định cụ thể tại điểm b khoản 3 Điều 66 Luật BVMT năm 2020trong HĐDL không chỉ nâng cao vai trò của pháp luật mà còn khẳng định được chủtrương mạnh mẽ về PTBV gắn với tăng trưởng xanh

Song song đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai chủ trương về giảmthiểu rác thải nhựa trong HĐDL Lần đầu tiên các quy định chất thải nhựa được quyđịnh tại Luật BVMT năm 2020, việc quy định trên thể hiện sự quan tâm và quyết tâmcao độ giải quyết chất thải nhựa trong HĐDL của NN Hoạt động này Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch phải tổ chức thực hiện đồng bộ, toàn diện từ NN, doanh nghiệp vàcộng đồng dân cư Để đạt hiệu quả cao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần phải banhành và thực thi các chính sách, PL phù hợp để giảm thiểu chất thải nhựa trongHĐDL Hoạt động này không chỉ BVMT mà còn mang lại kinh tế cho tổ chức, cánhân, nhất là trong tình trạng lượng chất thải nhựa đang tồn tại với số lượng lớn ngoàimôi trường và có giá trị tái chế làm nguyên liệu sản xuất hoặc tái sử dụng như hiệnnay Để triển khai, Bộ đã ban hành Quyết định số 4216/QĐ-BVHTTDL ngày25/12/2020 về quy tắc ứng xử BVMT trong hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch

11 Điểm a khoản 3 Điều 66 Luật BVMT năm 2020

Trang 26

giúp nâng cao nhận thức BVMT của các chủ thể trong hoạt động văn hoá, thể thaovà du lịch.

Ngoài ra, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong thẩm quyền của mình có tráchnhiệm ban hành các quy định nhằm BVMT du lịch được ghi nhận tại khoản 2 Điều8 Luật DL năm 2017 Điều này đã tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể thực hiệntrách nhiệm trong BVMT, tuy nhiên quy định đang còn mang tính chất nguyên tắc,chung chung, chưa phân định rõ trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đếnHĐDL Điều này cũng là điểm hạn chế về việc phân định rõ trách nhiệm trong việctổ chức BVMT trong HĐDL tại Luật DL năm 2017

Bên cạnh đó, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Bộ Tài nguyênvà Môi trường trong việc xây dựng ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền banhành cơ chế, chính sách về BVMT trong HĐDL Đồng thời, phối hợp tổ chức tuyêntuyền, giáo dục và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các quy địnhPL về BVMT trong HĐDL Và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hànhkiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành các quy định của PL về BVMT trongHĐDL nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định

Hai là, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về bảo vệ môi trường trong

HĐDL

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc BVMT trong HĐDL là rấtquan trọng Đây là chủ thể với tư cách quản lý trực tiếp nhất hoạt động BVMT, điềunày đã được ghi nhận tại Luật Du lịch (Luật DL) năm 2017: “Chính quyền địa phươngcác cấp có các biện pháp bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp vớithực tế của địa phương” 12 Theo đó, đã tạo hành lang pháp lý quan trọng nhằm đảmbảo việc thực thi PL có hiệu quả Và cụ thể hóa, trách nhiệm này là Ủy ban nhân dânthực hiện hướng dẫn quy định PL về BVMT trong HĐDL trên địa bàn Kiểm tra việcchấp hành quy định về BVMT tại cơ sở trên địa bàn quản lý, xử lý theo

12 Khoản 3 Điều 8 Luật DL năm 2017

Trang 27

thẩm quyền hoặc kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm xử lý những trường hợpvi phạm.

Mặt khác tại Điều 168 Luật BVMT năm 2020 đã chi tiết hóa trách nhiệm của chủthể này về BVMT Đáng chú ý, Luật BVMT năm 2020 đã bổ sung thêm quy định về tổchức nghiên cứu, áp dụng tiến độ khoa học, công nghệ, tham gia hoạt động hợp tácquốc tế về BVMT; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên địa bàn; nâng cao côngtác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; huy động và sử dụng nguồnlực cho công tác BVMT Việc bổ sung trách nhiệm đối với Uỷ ban nhân dân các cấp làhoàn toàn hợp lý, đảm bảo sự thống nhất đồng bộ trong việc triển khai các văn bản PLvề BVMT của hệ thống cơ quan NN Đây là quy định là cơ sở pháp lý quan trọng đểxây dựng và thực thi PL có hiệu quả trên thực tế

Ngoài ra, trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Du lịch trongviệc BVMT trong HĐDL đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tại từng địaphương Hiện nay, các chủ thể này không được quy định trong Luật DL và LuậtBVMT Tại cấp địa phương, ngoài quy định trách nhiệm của UBND các cấp vềviệc BVMT thì Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn có chức năngtham mưu giúp UBND cấp tỉnh về công tác môi trường, theo đó có nhiệm vụ theodõi, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động BVMT của các cơ sởsản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đó có lĩnh vực du lịch trên địa bàn 13Đồngthời, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch/Sở Du lịch triển khai thực hiện các biện phápđể quản lý bảo vệ môi trường du lịch ở địa phương14 Các biện pháp triển khai nhưtuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các khu du lịch, điểm du lịch thực hiện BVMT

Thứ hai, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức cá nhân tiến hành HĐDL

Các tổ chức, cá nhân tiến hành các HĐDL phải có nghĩa vụ BVMT Điều nàyđã được ghi nhận tại PL môi trường nói chung, Luật BVMT năm 2020 nói riêng (Điều

13 Điểm c khoản 8 Điều 2 Thông tư số 05/2021/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện

14 Điểm b Khoản 13 Điều 2 Thông tư số 08/2021/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 09 năm 2021 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Trang 28

66), Luật DL năm 2017 đã quy định khá rõ về trách nhiệm pháp lý của các chủ thểnày tiến hành các HĐDL.

Một là, trách nhiệm của cơ sở lưu trú du lịch

“CSLTDL là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách dulịch”15 Cơ sở này hoạt động tiềm ẩn nhiều tiêu cực như khí thải từ hệ thống điềuhòa, nước thải, rác thải …đến môi trường Thậm chí, một số CSLTDL xây dựngtrên các đảo không theo quy hoạch đã làm tăng nguy cơ xói mòn đường bờ, làm suythoái hệ sinh thái biển đảo16 Với chất thải không xử lý từ các hoạt động này đãphát thải vào môi trường, làm mức độ ô nhiễm tăng cao Vì vậy, công tác BVMTcủa các chủ thể này có vai trò chủ yếu trong việc BVMT trong HĐDL

Do vậy, trách nhiệm pháp lý đối với CSLTDL được quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật BVMT năm 2020, Điều 53 Luật DL năm 2017, có nghĩa vụ BVMT sau:

- Đảm bảo các quy định về điều kiện vệ sinh môi trường theo quy định, theođó CSLTDL cần phải đảm bảo đủ hệ thống xử lý chất thải trước khi ra môi trường,bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường thường xuyên Bởi, loại hình doanh nghiệpnày đều có lượng nước thải, rác thải và khí thải rất lớn do khách du lịch và các thiếtbị sử dụng điện thải ra Vì vậy, PL quy định các CSLTDL phải vận chuyển và xử lýcác loại chất thải này, không để xảy ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước nói riêng, ônhiễm môi trường nói chung Đồng thời, niêm yết quy định về BVMT; bố trí nhânlực theo dõi, quản lý công tác BVMT du lịch phù hợp với từng loại, hạng CSLTDL

- Sử dụng hóa chất đảm bảo an toàn cho khách lưu trú theo quy định Theođó, khi sử dụng hóa chất, các CSLTDL phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy địnhtại Luật Hóa chất và các quy định có liên quan Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cácdịch vụ của khách du lịch khi đến CSLTDL nên cần phải đáp ứng các yêu cầu vềmôi trường

15 Khoản 12 Điều 3 Luật Du lịch năm 2017

16 Phạm Đình Dũng (2021) “Kinh nghiệm phát triển du lịch xanh ở một số quốc gia Châu Á và đề xuất cho

Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 15, tháng 5/2021

Trang 29

- Ghi nhận phải hồi của khách lưu trú để cải thiện và nâng cao chất lượngmôi trường Đồng thời đăng ký nhãn hiệu CSLTDL thân thiện với môi trường nhưnhãn sinh thái, nhãn du lịch bền vững.

Hai là, trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành

Tại khoản 9 Điều 3 Luật DL năm 2017 quy định kinh doanh dịch vụ lữ hànhlà việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình dulịch cho khách du lịch Các chủ thể này tiếp xúc nhiều với khách du lịch, có vai tròrất lớn trong BVMT, đặc biệt là tuyên truyền, phổ biến cho khách du lịch nội quyBVMT ở nơi tham quan Trong hoạt động của mình, phải thực hiện nghĩa vụ liênquan đến BVMT được quy định tại Điều 37 Luật DL năm 2017, như:

- Tuân thủ và hướng dẫn du khách thực hiện quy định về BVMT theo quyđịnh tại điểm đến du lịch Hiện nay, các khu, điểm hay tuyến du lịch đều có nội quytrong đó quy định về nghĩa vụ BVMT của khách và các chủ thể tiến hành HĐDL.Đặc biệt là hướng dẫn viên cần nắm rõ quy định BVMT để phổ biến cho du khách

- Tham gia BVMT tại các địa điểm du lịch ở địa phương Đi du lịch kết hợplàm công tác BVMT với mục đích nâng cao ý thức của cộng đồng trong BVMTđang trở thành xu hướng được nhiều đơn vị lữ hành khai thác Những tour du lịchvì môi trường được các đơn vị lữ hành triển khai như: trồng cây xanh, nhặt rác thải,dùng túi nilon tự hủy,

- Trang bị kiến thức và đào tạo hướng dẫn viên về BVMT trong HĐDL Bởi,doanh nghiệp lữ hành có sử dụng nhân sự là hướng dẫn viên du lịch nên cần trangbị cho các đối tượng này kiến thức về BVMT Đó có thể là kiến thức PL về BVMT,có thể là các quy định của địa phương hoặc khu du lịch, điểm du lịch có liên quanđến BVMT

- Tuân thủ các quy định về BVMT khi xây dựng chương trình du lịch, pháttriển các mô hình du lịch xanh Đây cũng là một trong những giải pháp PTBV trongdu lịch của nước ta hiện nay

Trang 30

Để PTBV trong du lịch cần tham gia và phối hợp của nhiều chủ thể có liênquan, trong đó, các doanh nghiệp lữ hành với vai trò làm cầu nối giữa điểm du lịchvà du khách Không chỉ thông tin về điểm đến cho du khách, có ảnh hưởng lớn đếnsự lựa chọn điểm đến của du khách mà còn phối hợp với nhiều chủ thể khác nhưnhà hàng, khách sạn, điểm tham quan, trong việc BVMT.

Ngoài ra, các doanh nghiệp lữ hành còn phải thực hiện các quy định PL cóliên quan đến BVMT khác như các quy định về thu nộp phí BVMT, thu gom và xửlý rác thải tại nơi kinh doanh,

Phát triển du lịch song song với BVMT là xu hướng mới, đi du lịch kết hợplàm công tác BVMT, nhằm chia sẻ BVMT với người dân nơi mình đến là hình thứcdu lịch đang được khá nhiều doanh nghiệp lữ hành khai thác

Ngoài các chủ thể trên, một số chủ thể khác như vận tải khách du lịch, doanhnghiệp kinh doanh du lịch trong rừng đặc dụng, PL có đề cập đến trách nhiệm trongBVMT Đối với chủ thể kinh doanh vận chuyển khách du lịch, đây là chủ thể quantrọng trong việc mang lại tính hiệu quả của BVMT bởi đây là cầu nối du khách vàđiểm đến du lịch Chính vì vậy, các chủ thể này cần có trách nhiệm hướng dẫnkhách thực hiện quy định về BVMT trong vận tải

Trách nhiệm của chủ thể kinh doanh dịch vụ du lịch trong rừng đặc dụng phảituân thủ các quy định của PL và gắn với BVMT Theo đó, trong quá trình triển khaiHĐDL chủ thể này không được phá hoại tài nguyên thiên nhiên như: chặt phá cây, sănbắt động vật hoang dã và thực hiện nghiêm quy định về tiếng ồn để đảm bảo hoạt độngcủa các loài động hoang dã… Ban tổ chức phải khoanh vùng để hạn chế khách

du lịch và tham quan tại các khu vực có hệ sinh thái nhạy cảm và có biện pháptránh tập trung lượng khách quá lớn tại một thời điểm để bảo đảm tính bền vữngcủa môi trường du lịch Đồng thời, phải thực hiện nghiêm quy định về thu gom vàxử lý chất thải từ HĐDL để BVMT

Có thể thấy rằng, PL quy định khá rõ về trách nhiệm của các tổ chức cá nhânkinh doanh dịch vụ du lịch Điều này đã cụ thể hóa trách nhiệm của mỗi chủ thể

Trang 31

HĐDL trong BVMT, đồng thời tạo nên phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể trongviệc BVMT.

Ba là, trách nhiệm của khách du lịch và cộng đồng dân cư

Đối với trách nhiệm của khách du lịch

Khách du lịch bao gồm khách nội địa và khách quốc tế, đây là đối tượng quantrọng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường trong lĩnh vực du lịch.Khách du lịch phải tuân thủ các quy định về PL BVMT Trách nhiệm BVMT củadu khách được quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật BVMT năm 2020, Điều 12 LuậtDL năm 2017 Quy định trên có thể thấy được rằng khách du lịch cần phải tuân thủnội quy, hướng dẫn về BVMT tại nơi đến du lịch; giữ gìn vệ sinh công cộng, bỏchất thải theo nơi quy định Đáng chú ý, Luật BVMT năm 2020 đã quy định bổsung thêm trách nhiệm của cá nhân đến điểm du lịch là hạn chế phát sinh chất thảinhựa so với Luật BVMT năm 2014 Điều này hoàn toàn hợp lý khi thực hiện hoávà tạo sự đồng bộ thực hiện BVMT từ cơ quan quản lý cho tới khách du lịch khihạn chế sử dụng chất thải nhựa Việc gây tổn hại cảnh quan và các loài sinh vật đãlàm các điểm du lịch xuống cấp và suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên quýgiá Điều này không chỉ gây tổn hại đến môi trường mà còn mất đi chất lượng củadu lịch Do vậy, du khách phải tôn trọng và giữ gìn cảnh quan, không xâm hại cácloài sinh vật Với quy định này, đã đề cao trách nhiệm hơn đối với du khách và phùhợp với tình hình thực tiễn hiện nay

Đối với trách nhiệm của cộng đồng dân cư

“ Cộng đồng dân cư là cộng đồng người sinh sống trên cùng địa bàn thôn, ấp,bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố hoặc điểm dân cư tương tự trên lãnh thổnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” 17 , Luật BVMT năm 2014 không quyđịnh cộng đồng dân cư là một chủ thể trong công tác BVMT, nhằm hoàn thiện củaquy định cũ, Luật BVMT năm 2020 đã quy định cộng đồng dân cư là một chủ thểtrong công tác BVMT Đây được xem là một quy định mới mang tính tiến bộ, phù17 Khoản 28 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Trang 32

hợp với hoàn cảnh thực tiễn và mang tính quan trọng trong việc BVMT Tại Điều159 Luật BVMT năm 2020 đã quy định rõ về trách nhiệm của cộng đồng dân cưtrong công tác BVMT.

Cộng đồng địa phương là yếu tố tạo nên bản sắc đặc trưng của điểm du lịch,tạo nên sức hấp dẫn cho du khách Cộng đồng dân cư có thể tham gia quản lý,BVMT điểm du lịch, giám sát HĐDL góp phần nâng cao chất lượng du lịch Theođó, cộng đồng dân cư đóng góp chủ đạo trong việc BVMT, hoạt động này là mắtxích cần thiết và gắn liền với sự BVMT của quá trình phát triển du lịch

Việc cụ thể hoá của PL bằng các quy định nêu trên đã cho thấy được tính dựliệu cụ thể và chi tiết nhằm định hướng hướng dẫn cho các chủ thể này tham giavào quan hệ PL một cách có kiểm soát, quy định rõ những việc được và khôngđược làm Từ đó ngăn ngừa những hành vi gây nguy hại đến môi trường

1.2.4 Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạtđộng du lịch

Trong lĩnh vực du lịch, chủ thể vi phạm pháp luật sẽ bị truy cứu trách nhiệmpháp lý cụ thể đối với mỗi hành vi vi phạm, có thể áp dụng một hoặc đồng thờinhiều loại trách nhiệm pháp lý Thông thường, trong HĐDL vi phạm PL tùy theotính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi có thể bị xử lý ở các dạng trách nhiệmpháp lý: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự

- Trách nhiệm hành chính: là hậu quả pháp lý bất lợi mà NN buộc các tổ chức,

cá nhân vi phạm hành chính phải gánh chịu Hậu quả pháp lý bất lợi mà tổ chức, cánhân vi phạm hành chính phải gánh chịu thể hiện ở chỗ tổ chức, cá nhân này xử lývi phạm hành chính, bao gồm xử phạt hành chính và biện pháp xử lý hành chính Xửphạt vi phạm hành chính là quá trình truy cứu trách nhiệm hành chính Trách nhiệmhành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về BVMT nói chung đượcquy định trong Luật Xử lý Vi phạm Hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020,Nghị định số 45/2022/NĐ-CP năm 2022 của Chính phủ Ngoài ra BVMT trong HĐDLđược quy định tại Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21/5/2019 của Chính phủ quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch Quy định

Trang 33

này đã nâng cao tính răn đe đối với các chủ thể có hành vi vi phạm trong lĩnh vựcdu lịch.

Theo quy định tại Điều 24 trong Luật Xử lý Vi phạm Hành chính năm 2012,sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định cá nhân vi phạm hành chính về BVMT có thể bịphạt tiền đến 1 tỷ đồng tổ chức có thể bị phạt đến 2 tỷ đồng Nghị định số 45/2022/NĐ-CP không quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính về BVMT trong HĐDLmà các hành vi trong hoạt động này được liệt kê rải rác trong các điều của Nghị định.Ví dụ phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hoạt động quản lý khu dulịch có một trong các hành vi như: “Không đủ công trình vệ sinh công cộng, phươngtiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng yêu cầu sự xin vệ sinh môi trường theo quyđịnh; không thu gom chất thải trong phạm vi quản lý theo quy định; không bố trí nhânlực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý, không có cán bộ,tổ hoặc đội BVMT để kiểm tra, giám sát theo quy định” 18

Nghị định số 45/2022/NĐ-CP còn quy định những biện pháp khắc phục hậuquả, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cáchành vi nêu trên Tổ chức, cá nhân không chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà còn ápdụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc hồi phục lại tình trạng ban đầu, buộcthực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường…Một trong những điểmmới nổi bật tại Nghị định trên là quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt

vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành văn hóa thể thao và du lịch, cụ thểtại Điều 66 Đây là căn cứ quan trọng để thúc đẩy NN quản lý về BVMT trongHĐDL đạt được hiệu lực, hiệu quả

đối với người vi phạm PL dân sự về BVMT trong HĐDL nhằm bồi thường thiệt hạikhi gây ô nhiễm môi trường Hiện nay, chủ thể có hành vi vi phạm mà gây thiệt hạiphải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự ngay cả khi không có lỗi, điều nàyđược quy định tại Điều 602 Bộ luật Dân sự năm 2015 Bởi HĐDL của tổ chức,

18 Khoản 5 Điều 25 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Trang 34

cá nhân phát thải ra ngoài môi trường có hậu quả tiêu cực dẫn đến phải bồi thườnglà hoàn toàn phù hợp với lẽ công bằng Căn cứ để áp dụng chế tài bồi thường thiệthại đối với hành vi vi phạm quy định về BVMT trong HĐDL là có thiệt hại thực tếxảy ra, có hành vi vi phạm pháp luật về BVMT trong HĐDL dẫn đến thiệt hại, mốiquan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy giữa hành vi gây thiệthại và thiệt hại thực tế xảy ra và yếu tố lỗi.

Theo Điều 133 Luật BVMT năm 2020 quy định giải quyết bồi thường thiệthại về môi trường, được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên trongtrường hợp không thương lượng được các bên giải quyết thông qua các hình thứcnhư hòa giải, quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, giải quyết tranh chấpbằng tòa án Trên thực tế thì hầu hết các vụ việc đều được giải quyết qua con đườngthương lượng Vì các phương thức khác khá tốn kém chi phí và thời gian nhiều hơnso với phương thức thương lượng

Trường hợp hành vi vi phạm về BVMT trong HĐDL được giải quyết tại tòaán sẽ thực hiện theo quy định về bồi thường thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng vàpháp luật về tố tụng dân sự, trừ các quy định về việc chứng minh mối quan hệ nhânquả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra Khác với các loại bồithường thiệt hại dân sự thông thường khác thì việc chứng minh mối quan hệ nhânquả giữa hành vi vi phạm PL về BVMT và thiệt hại xảy ra thuộc trách nhiệm của tổchức cá nhân vi phạm về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch gây ra Điểmkhác biệt cơ bản trong bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm quy định về BVMTtrong HĐDL so với bồi thường thiệt hại thông thường đó là các tổ chức cá nhân gâythiệt hại về bảo vệ môi trường thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại và phải chịu trảtoàn bộ chi phí xác định thiệt hại và thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quyđịnh của pháp luật

- Trách nhiệm hình sự: trách nhiệm này đặt ra đối với các tổ chức, cá nhân thực

hiện tội phạm theo quy định tại Chương XIX của Bộ Luật Hình sự năm 2015, trongHĐDL tội phạm về BVMT chủ yếu như: Tội gây ô nhiễm môi trường tại Điều 235,Tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường tại Điều 237, Tội vi

Trang 35

phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Điều 236; Điểm mới của Bộ luậtHình sự năm 2015 đã quy định pháp nhân là chủ thể phạm tội về môi trường Là bộphận quan trọng đóng góp kinh tế cho NN, pháp nhân có vai trò này ngày càngđược khẳng định trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam Vì mục đích lợi nhuậnhoặc động cơ khác, pháp nhân thực hiện hành vi vi phạm PL, xâm phạm nghiêmtrọng lợi ích của NN, tổ chức, cá nhân và xã hội Trong đó các hành vi vi phạmtrong lĩnh vực môi trường diễn ra khá phổ biến Đối với vi phạm PL của pháp nhântrong lĩnh vực môi trường, theo PL trước đây, thì chịu sự điều chỉnh của PL hànhchính Song những chế tài này chưa đủ sức răn đe bởi không mang tính trừng phạtnghiêm khắc như các chế tài hình sự Pháp nhân sẵn sàng chịu trách nhiệm hànhchính bởi lợi ích của họ đạt được do vi phạm sẽ cao hơn so với hậu quả mà họ phảichịu theo quy định của PL hành chính Trước đây, PL chỉ quy định trách nhiệmhình sự đối với cá nhân, nhưng trước tình hình thực tế cùng với việc học tập kinhnghiệm của các quốc gia tiên tiến trên thế giới như Hoa Kỳ, Pháp, Trung Quốc Bộluật Hình sự sửa đổi và quy định pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự nếu viphạm, đây là một trong những điểm mới tiến bộ của pháp luật hình sự hiện hành.

Trên thực tế, thời gian vừa qua, do nhiều nguyên nhân mà cơ quan chức năngcòn bỏ sót nhiều hành vi vi phạm Đồng thời, việc phối hợp giữa các cơ quan cònlỏng lẻo nên hiệu quả công tác này chưa cao Dẫn tới việc xử lý vi phạm còn chậmtrễ và không triệt để Hiện nay, việc xử lý vi phạm PL chủ yếu áp dụng trách nhiệmhành chính, thực tế chưa phát huy được tính răn đe của loại hình trách nhiệm pháplý khác

Ngày đăng: 19/09/2024, 12:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w