1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

pháp luật việt nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

131 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

luật SHTT không chấp nhận bảo hộ:Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật SHTT: “không bảo hộ các đối tượngsở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: NGUYỄN XUÂN NHẤT MSSV: 020703220020Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả, các sốliệu, thông tin sử dụng trong bài Đề án tốt nghiệp này đã được trích dẫn và nêu rõtrong mục Tài liệu tham khảo

Nội dung trong Đề án tốt nghiệp này do kinh nghiệm của bản thân được rút

ra từ quá trình học tập, nghiên cứu và thực tế KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài Đề án tốt nghiệp chương trình thạc sĩ định hướng ứngdụng này, trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giáo viênhướng dẫn TS Nguyễn Ngọc Anh Đào, người trực tiếp hướng dẫn em trong quátrình làm đề án, đã gợi ý và hướng dẫn em phân tích, khai thác tài liệu để đưa ranhững lập luận phù hợp để em có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất

Bên cạnh đó em cũng xin gửi đến các thầy cô đã và đang công tác, giảng dạytại khoa Luật, trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh lòng biết ơn sâusắc về những kiến thức và kỹ năng mà thầy cô đã truyền đạt cho em trong quãngthời gian học tập và rèn luyện tại trường

Do kiến thức của mình còn hạn chế, trong quá trình hoàn thiện Đề án tốtnghiệp này, em không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được sự đóng gópý kiến từ thầy cô

Em xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

(ký, ghi rõ họ tên)

NGUYỄN XUÂN NHẤT

Trang 5

TÓM TẮT ĐỀ ÁN

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu ngàycàng sâu rộng, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đặc biệt là nhãn hiệu hànghóa, đã trở thành một yếu tố then chốt để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững vànâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đề án này nghiên cứu về tình trạnghiện tại và những đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như cơ chế thựcthi bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu của đề án là dựa vào các quy định hiện hành và cơ sở lýluận liên quan đến pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệuhàng hóa Từ đó, đề án nêu ra các điểm hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm nângcao hiệu quả của pháp luật trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh, đảm bảo mọivấn đề đều được giải quyết thuận lợi và triệt để

Trong đề án tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm phươngpháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp và phương pháp thống kê Đểđạt được mục tiêu nghiên cứu về đề tài bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối vớinhãn hiệu hàng hóa Đề án chú trọng vào việc phân tích thực tiễn quy định phápluật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa từ năm 2018 đến nay

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhãn hiệu hàng hóa đóng vai trò quan trọngtrong việc bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và là tài sản vô hình có giá trị kinh tếlớn Việc xây dựng và phát triển một nhãn hiệu mạnh mẽ yêu cầu sự đầu tư đáng kểvề thời gian, công sức và tài chính Một nhãn hiệu được bảo hộ tốt sẽ mang lạinhiều lợi ích kinh tế, bao gồm tăng doanh số bán hàng, mở rộng thị phần và thu hútcác nhà đầu tư tiềm năng Hơn nữa, nhãn hiệu còn có thể được chuyển nhượng, cấpphép hoặc thế chấp, tạo nên nguồn thu nhập bổ sung cho doanh nghiệp

Kết luận chủ yếu của đề án là đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện hệthống pháp luật và cơ chế thực thi bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam, tăngcường hợp tác quốc tế, hiệu quả thực hiện pháp luật, đào tạo nhân sự chuyên môn,tuyên truyền pháp luật và cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp Chỉ khi đó, quyềnsở hữu nhãn hiệu của doanh nghiệp mới được bảo vệ toàn diện và hiệu quả

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

GCN ĐKNH Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Trang 7

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết phải xây dựng đề án 1

2 Quá trình chuẩn bị xây dựng đề án 2

2.1 Đối tượng nghiên cứu 2

2.2 Phạm vi nghiên cứu 2

2.3 Các bước triển khai 2

2.4 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.1.1 Khái niệm nhãn hiệu 5

1.1.2 Đặc điểm của nhãn hiệu 5

1.1.3 Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa 6

1.1.4 Đặc điểm của nhãn hiệu hàng hóa 7

1.1.5 Khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa 7

1.1.6 Đặc điểm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa 8

1.1.7 Phân loại nhãn hiệu 9

1.2 Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa 12

1.2.1 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa thông thường 12

1.2.2 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng trong nước 14

1.2.3 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng thông qua các điềuước quốc tế 16

1.3 Thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệuhàng hóa 18

1.4 Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa 22

1.5 Giới hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa 25

1.6 Các biện pháp bảo vệ chống lại hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa 27Kết luận chương 1 40

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃNHIỆU HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 41

2.1.Thực trạng thực hiện việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãnhiệu hàng hóa tại Việt Nam 41

2.1.1 Thực trạng đăng ký, xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Trang 8

2.3.1 Phương hướng chung 68

2.3.2 Nhóm kiến nghị về hoàn thiện pháp luật về nội dung 73

2.3.3 Thành lập Tòa chuyên trách để giải quyết các tranh chấp liên quan đến Sởhữu trí tuệ 75

2.3.4 Nâng cao năng lực của cơ quan nhà nước và tuyên truyền pháp luật bảo vệquyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hóa 76

Kết luận chương 2 78

KẾT LUẬN 79DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU1 Sự cần thiết phải xây dựng đề án

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu ngàycàng sâu rộng, Việt Nam đang chứng kiến những biến đổi đáng kể trong lĩnh vựcpháp luật về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệpđối với nhãn hiệu hàng hóa Nhãn hiệu hàng hóa không chỉ là dấu hiệu nhận biếtsản phẩm của một doanh nghiệp mà còn là tài sản vô hình, có giá trị kinh tế to lớn,thể hiện qua việc nhãn hiệu hàng hóa có thể được cấp phép, chuyển nhượng, đầu tưhoặc thế chấp Hệ thống pháp luật đã phát triển để bảo vệ quyền sở hữu côngnghiệp tại Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn, từ việc thiết lập nền tảng pháp lý,hoàn thiện chính sách, đến việc nâng cao nhận thức và khả năng thực thi pháp luậtcủa cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan quản lý

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạmpháp luật nhằm cập nhật, hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về bảo hộ quyềnsở hữu công nghiệp phù hợp với các cam kết quốc tế, đặc biệt là sau khi gia nhậpTổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và ký kết các Hiệp định Thương mại Tự do(FTA) Điều này không chỉ đẩy môi trường kinh doanh phát triển mạnh mẽ ở nướcta mà điều này cũng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thêm nhiều thịtrường, tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế Bảo hộ quyền SHCN đối với nhãnhiệu hàng hóa cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêudùng Nhờ vào nhãn hiệu hàng hóa, họ có khả năng đưa ra quyết định mua sắmthông minh, góp phần phát triển kinh tế

Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa không chỉ là một cách quan trọng để bảo vệ lợiích của các doanh nghiệp mà còn góp phần quảng bá hình ảnh, tạo dựng niềm tin vàsự nhận diện thương hiệu trong lòng người tiêu dùng Tuy nhiên, việc bảo hộ nhãnhiệu hàng hóa vẫn còn nhiều thách thức và vấn đề còn tồn tại, nhất là trong bốicảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự gia tăng mua bán hàng hóa trực tuyến quaInternet Các vấn đề như việc vi phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký

Trang 10

nhãn hiệu hàng hóa giả mạo hay việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở các quốc giakhác nhau với những quy định pháp lý khác nhau, đều cần được nghiên cứu kỹlưỡng để đưa ra một số giải pháp hiệu quả Để đáp ứng nhu cầu này, tác giả đã chọn

đề tài nghiên cứu “PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆUHÀNG HÓA” nhằm mục tiêu phân tích sâu rộng các khía cạnh pháp lý, kinh tế, xã

hội liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiệnhệ thống bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa hiện nay

2 Quá trình chuẩn bị xây dựng đề án

2.1.Đối tượng nghiên cứu

Đề án nghiên cứu về quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hànghóa trên cơ sở Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành

Phạm vi về nội dung: đề án tốt nghiệp tập trung vào việc phân tích quy địnhpháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa tại ViệtNam

2.3.Các bước triển khai

-Bước 1 Thu thập tài liệu và hệ thống văn bản luật liên quan.-Bước 2 Tiến hành thu thập số liệu tại Cục Sở hữu trí tuệ (IP VIETNAM) vàcác cơ quan khác có liên quan để có được những kiến thức thực tiễn khi áp dụngpháp luật

-Bước 3 Xây dựng đề cương chi tiết.-Bước 4 Viết đề án trên cơ sở sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học

Trang 11

-Bước 5 Hoàn thiện đề án và nộp về cho cơ sở đào tạo.

2.4.Mục tiêu nghiên cứu2.4.1.Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và cơ sở lý luậnliên quan trực tiếp đến đề tài pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu côngnghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa và thực tiễn của đề tài để chỉ ra các điểm thiếusót, chưa hợp lý và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện của phápluật trong việc giải quyết các vấn đề nhằm đảm bảo mọi vấn đề đều được giải quyếtmột cách thuận lợi và triệt để Góp phần khẳng định tính tất yếu của việc hoàn thiệnnhững quy định của pháp luật

Trang 12

-Chương 1: Tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp hệ thống, phương phápphân tích và tổng hợp, phương pháp phân tích quy phạm pháp luật để đưa ra kháiniệm và đặc điểm về nhãn hiệu hàng hóa, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãnhiệu hàng hóa, phân tích quy định pháp luật Việt Nam hiện nay về bảo hộ nhãnhiệu hàng hóa.

-Chương 2: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phươngpháp hệ thống để đánh giá thực trạng pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tạiViệt Nam Qua đó nêu lên những quan điểm, mục tiêu, yêu cầu việc hoàn thiệnpháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam Nhằm đưa ra các kiến nghịhoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam

2.5.2.Phương pháp thu thập thông tin tài liệu

Từ tài liệu thứ cấp: Thông tin tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồnnhư giáo trình, bài giảng, luận văn, báo, tạp chí của các tác giả đã thực hiện và côngbố Tài liệu thứ cấp còn bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, các thông tư,nghị định và các số liệu thống kê chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Từ tài liệu sơ cấp: Thông tin thu thập từ tài liệu sơ cấp trong đề tài được lấychủ yếu từ nguồn văn bản, báo cáo thống kê hàng năm của Cục Sở hữu trí tuệ (IPVIETNAM) và các cơ quan liên quan khác

3.Kết cấu của đề ánCHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Trang 13

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN

HIỆU HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM1.1 Khái quát chung về nhãn hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, bảo hộ nhãn hiệuhàng hóa

1.1.1 Khái niệm nhãn hiệu

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và cạnh tranh khốc liệt, việcbảo hộ đối với các sản phẩm trí tuệ sáng tạo, bao gồm quyền sử dụng và chuyểngiao các đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp,và quyền đối với giống cây trồng trở nên rất quan trọng Trong các đối tượng củaquyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu đang trở thành một loại tài sản đặc biệt quan trọngtrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Ngày nay, khái niệm nhãn hiệu ngàycàng trở nên quen thuộc trong đời sống xã hội Tuy nhiên, thuật ngữ “nhãn hiệu”vẫn còn đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau Để hiểu rõ hơn về khái niệmnhãn hiệu tác giả đưa ra khái niệm này theo quy định của pháp luật

Theo Khoản 16, Điều 4 Luật SHTT: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phânbiệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.1

Như vậy nhãn hiệu là biểu tượng được sử dụng để phân biệt sản phẩm do cácdoanh nghiệp khác nhau sản xuất hoặc cung cấp Nhãn hiệu đóng vai trò chủ đạotrong việc nhận biết và chuyển đạt thông tin một cách nhanh chóng đến người tiêudùng, giúp họ đưa ra quyết định mua sắm chính xác dựa trên các đặc tính và dấuhiệu liên quan đến sản phẩm mà họ đã ghi nhớ

1.1.2 Đặc điểm của nhãn hiệu

Nhãn hiệu có những đặc điểm sau:-Thứ nhất, nhãn hiệu phải có khả năng được nhìn thấy bằng thị giác và được

biểu hiện dưới dạng các thành phần cụ thể như: chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hoặc sựkết hợp của chúng có thể được hiển thị trong một hoặc nhiều gam màu

1

Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

Trang 14

Luật SHTT cũng quy định những dấu hiệu bị loại trừ khỏi việc cấp VBBHnhãn hiệu Điều này bao gồm các trường hợp như dấu hiệu giống hoặc tương tự đếnmức có thể gây nhầm lẫn với các biểu tượng quốc kỳ, cờ, hoặc huy hiệu của cácquốc gia; tên viết tắt hoặc đầy đủ của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xãhội, hay tổ chức quốc tế mà không có sự cho phép của họ; tên thật, biệt hiệu, hoặchình ảnh của các nhân vật lịch sử hoặc nổi tiếng, cả ở ngoài nước và trong nước;các dấu chứng nhận, kiểm tra, hoặc bảo hành của các tổ chức quốc tế mà không cósự cho phép từ họ, trừ khi tổ chức đó đã đăng ký những dấu đó làm nhãn hiệuchứng nhận; và những dấu hiệu có thể làm hiểu lầm hoặc lừa dối người tiêu dùngvề xuất xứ, tính chất của sản phẩm.

-Thứ hai, nhãn hiệu cần có khả năng phân biệt:Theo Khoản 1, Điều 74 của Luật SHTT: “Nhãn hiệu được coi là có khảnăng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghinhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ vàkhông thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.2 Các nhãn hiệu dễ

nhận biết là những nhãn hiệu có đủ yếu tố để tạo ấn tượng đến nhận thức của con

người, giúp họ tạo ấn tượng sâu sắc và lưu giữ trong tiềm thức Khi tiếp xúc vớinhững nhãn hiệu này, mọi người dễ dàng nhận biết và ghi nhớ chúng, ngay cả khiđặt cạnh các nhãn hiệu khác Mặc dù nhãn hiệu có thể chứa những yếu tố độc đáokhông giống với những gì đã tồn tại trước đó, nhưng sự phức tạp hoặc số lượng chitiết và hình vẽ quá nhiều có thể khiến việc nhận diện và ghi nhớ trở nên khó khăn

1.1.3 Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa

Theo Khoản 16, Điều 4 Luật SHTT: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phânbiệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.3

Theo Điều 15.1 Hiệp định TRIPS khái niệm nhãn hiệu hàng hóa được quy

định như sau: “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp dấu hiệu nào, có khả năng phânbiệt hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu

2 Khoản 1 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

3Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

Trang 15

hàng hóa Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số,các yếu tố hình họa và tổ hợp các sắc màu cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấuhiệu đó phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa”.4

Vì vậy nhãn hiệu hàng hóa có thể hiểu là những dấu hiệu được cá nhân,doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) sử dụng để phân biệt hàng hóa củamình với hàng hóa cùng loại của người khác Nhãn hiệu hàng hóa có thể bao gồm:Chữ cái, từ ngữ: Ví dụ: Coca-Cola, Adidas, Samsung; Hình ảnh, hình vẽ: Ví dụ:logo Nike, hình ảnh quả táo của Apple; Âm thanh: Ví dụ: tiếng chuông Nokia;Hình dạng ba chiều: Ví dụ: thiết kế chai Coca-Cola

1.1.4 Đặc điểm của nhãn hiệu hàng hóa

Thứ nhất, Nhãn hiệu dễ nhận biết, ghi nhớ Việc nhận dạng về mặt hình ảnh

dễ dàng và nổi bật Sử dụng sự kết hợp sáng tạo giữa từ ngữ, hình ảnh và hình vẽđể tạo nên sự ấn tượng và độc đáo với người tiêu dùng (về mặt hình thức) Nổi bậtvà dễ nhìn thấy, có thể xuất hiện trên sản phẩm, bao bì, tờ rơi, và các ấn phẩmtruyền thông (vị trí thể hiện)

Thứ hai, Nhãn hiệu là tài sản phi vật chất, vô hình Khác biệt ở đâu là giá trị

sử dụng trường tồn với thời gian Về mặt giá trị nhãn hiệu tăng giá trị theo thời giannhờ vào sự uy tín và danh tiếng của sản phẩm hoặc dịch vụ

Thứ ba, Nhãn hiệu mang tính độc quyền chỉ thuộc về chủ sở hữu của nhãn

hiệu hàng hóa Chủ sở hữu có quyền sử dụng, chuyển nhượng, và khai thác giá trịcủa nhãn hiệu và được bảo vệ theo các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ

1.1.5 Khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu hàng hóa là một trong những tài sản quan trọng, có tầm quan trọngđối với kết quả thành công hoặc không thành công của doanh nghiệp trong môi trườngcạnh tranh gay gắt với các đối thủ Nhãn hiệu hàng hóa là kết quả của sự nghiên cứuvà phát triển, mang lại giá trị, danh tiếng và khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.Ngoài ra, nhãn hiệu còn đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, đóng

4 Điều 15.1 Hiệp định TRIPS

Trang 16

vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì trật tự xã hội.

Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là một phần của hệ thống bảo hộ quyền sở hữucông nghiệp Hiểu một cách đơn giản thì bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệuhàng hóa là việc Nhà nước và các chủ thể sở hữu công nghiệp sử dụng các công cụpháp lý để bảo đảm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa cho chủ sở hữu, đối với cáctrường hợp vi phạm quyền sở hữu liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa thì phải kịpthời ngăn chặn và xử lý Vấn đề bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóaluôn được ưu tiên hàng đầu tại hầu hết các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũngkhông là một ngoại lệ

Như vậy bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa baogồm ba nội dung chính: Thứ nhất là ban hành các quy định của pháp luật về quyềnsở hữu công nghiệp Thứ hai là cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng sở hữu côngnghiệp khi các chủ thể đáp ứng được các yêu cầu theo quy định, tức là xác lậpquyền Thứ ba là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ văn bằng thông qua cácphương thức và biện pháp khác nhau

1.1.6 Đặc điểm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa

-Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh

Bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa liên quan chặt chẽ đến cáchoạt động sản xuất và kinh doanh là một phần quan trọng của pháp luật Việt Nam,qua đó bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp và người sáng tạo Nhãn hiệu hànghóa không chỉ đơn giản là phân biệt sản phẩm của một doanh nghiệp cụ thể mà cònlà biểu tượng của thương hiệu và uy tín trên thị trường Việc đăng ký và bảo hộnhãn hiệu cung cấp cho chủ sở hữu quyền độc quyền sử dụng và ngăn chặn hành visử dụng trái phép hoặc làm giả nhãn hiệu hàng hóa Chủ sở hữu cũng có quyền ápdụng các biện pháp pháp lý để ngăn chặn hành vi xâm phạm, đảm bảo sự côngbằng và thúc đẩy phát triển kinh tế

Trang 17

-Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa phát sinh trênnhững điều kiện nhất định

Bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa thông thường có quyền khinhãn hiệu hàng hóa đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp VBBH Phápluật sẽ không bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa nào chưa đăng ký

-Bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa bị giới hạn về thời gianTheo quy định tại Khoản 6 Điều 93 Luật SHTT quy định: “Giấy chứng nhậnđăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn cóthể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”.5 Như vậy, trong khoảng thời

gian đó, quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa gắn liền với VBBH do cơ quan

nhà nước có thẩm quyền cấp Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãnhiệu hàng hóa cần nộp lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nếu muốnduy trì hiệu lực cho văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của mình

-Bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa bị hạn chế về không gian

Bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa chỉ có hiệu lực trong phạmvi lãnh thổ của quốc gia nơi mà pháp luật thừa nhận quyền SHCN đối với nhãn hiệuđó Quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa chỉ có thể được xác lập dựa trên cơsở pháp luật của quốc gia đã công nhận và bảo hộ, và quyền này chỉ có hiệu lựctrong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó Điều này cho thấy việc bảo hộ quyềnSHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa có tính chất lãnh thổ triệt để

1.1.7 Phân loại nhãn hiệu

Căn cứ quy định về nhãn hiệu đã phân tích ở trên, nhãn hiệu là dấu hiệu đểphân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau Do đó,nhãn hiệu chủ yếu dùng để gắn cho các loại hàng hoá và các loại dịch vụ để chỉ rachúng do ai sản xuất hay cung cấp Hay có thể nói cách khác, nhãn hiệu gồm hailoại cơ bản là nhãn hiệu dùng cho hàng hoá và dùng cho dịch vụ

5

Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

Trang 18

-Nhãn hiệu hàng hóa biểu hiện được dùng để phân biệt hàng hóa của các cánhân và tổ chức kinh doanh khác nhau Nhà sản xuất có thể áp dụng nhãn hiệu hànghóa trực tiếp lên sản phẩm, bao bì hoặc các công cụ kinh doanh nhằm mục đíchquảng cáo và phân phối sản phẩm đó Ví dụ: Nhãn hiệu “Honda” cho xe máy Têngọi “Honda” giúp người tiêu dùng nhận diện ngay lập tức sản phẩm xe máy củahãng Honda so với các sản phẩm xe máy của các nhà sản xuất khác.

-Nhãn hiệu dịch vụ là loại nhãn hiệu được sử dụng để phân biệt dịch vụ củacác tổ chức, cá nhân khác nhau Loại nhãn hiệu này chủ yếu được sử dụng trongcác ngành công nghiệp dịch vụ, nơi mà chất lượng và uy tín của dịch vụ là yếu tốthen chốt Ví dụ: Nhãn hiệu “Vietcombank” cho dịch vụ ngân hàng Tên gọi“Vietcombank” giúp khách hàng nhận diện và tin tưởng vào các dịch vụ do

Vietcombank cung cấp

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, trên cơ sở của hai loại nhãn hiệuchính là nhãn hiệu dùng cho hàng hoá và nhãn hiệu dùng cho dịch vụ, có thể chia racác loại nhãn hiệu cụ thể khác như: Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãnhiệu nổi tiếng Các loại nhãn hiệu này thuộc về nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ

thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức,

là nhãn hiệu của các liên minh, hợp tác xã, nhà sản xuất, hoặc tổng công ty Trongtrường hợp này, các tổ chức tập thể sẽ thiết lập quy chế chung và các thành viên củaliên minh có thể sử dụng nhãn hiệu này khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy địnhtrong quy chế liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu tập thể Chức năng của nhãn hiệutập thể là cung cấp thông tin cho công chúng về các đặc tính đặc biệt của sản phẩm cósử dụng nhãn hiệu này Nhãn hiệu tập thể được xem là một công cụ hiệu quả để tiếpthị các sản phẩm của một nhóm doanh nghiệp cùng nhau Ví dụ: Nhãn hiệu của Hiệphội Làng nghề Việt Nam Các sản phẩm mang nhãn hiệu này đều là sản phẩm từ cáclàng nghề truyền thống, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng của hiệp hội

6Khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

Trang 19

- “Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổchức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứngnhận các đặc tính về xuất xứ nguyên liệu, vật liệu, cách thức sân xuất hàng hóa cáchthức cung cấp dịch vụ chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tỉnh khác

của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu”.7 Nhãn hiệu chứng nhận chỉ được sử dụngkhi tuân thủ các tiêu chuẩn cụ thể đã được xác định Khác với nhãn hiệu thôngthường, nhãn hiệu chứng nhận không phân biệt nguồn gốc sản phẩm mà nhằm xácnhận rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn do chủ sở hữu đặt ra Để đăng ký sửdụng nhãn hiệu chứng nhận, chủ thể phải có thẩm quyền chứng nhận các sản phẩmtương ứng Nhãn hiệu chứng nhận khác với nhãn hiệu tập thể ở điểm nhãn hiệu tậpthể chỉ có thể sử dụng bởi các thành viên trong tổ chức tập thể, trong khi nhãn hiệuchứng nhận có thể áp dụng cho bất kỳ ai có sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn đã quyđịnh Ví dụ: điển hình là nhãn hiệu chứng nhận “ISO 9001”, biểu tượng cho việcsản phẩm hoặc dịch vụ đã đáp ứng được tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO9001, từ đó đảm bảo sự tin cậy và uy tín

đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam”.8 Một nhãn hiệu được xem xét là nổi tiếngphải đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định trong Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ.Nhãn hiệu nổi tiếng là một thành tựu đầu tư và là tài sản có giá trị kinh tế cao củachủ sở hữu khi đã xây dựng được một thương hiệu mạnh mẽ và uy tín, được biếtđến rộng rãi Vì vậy, các thương hiệu nổi tiếng được bảo vệ dựa trên các quy địnhđặc biệt, không phụ thuộc vào các thủ tục đăng ký tiêu chuẩn Ví dụ: Coca-Colađược phát minh bởi nhà dược học John Pemberton vào năm 1886 tại Atlanta,Georgia, Hoa Kỳ Ông Pemberton sáng chế ra một loại siro chứa coca và caffeine,được quảng cáo là “thuốc giảm đau” và “mang lại sự sảng khoái” Sau đó, nhà kinhdoanh Asa Griggs Candler mua lại công thức và bắt đầu xây dựng hình ảnh củaCoca-Cola như chúng ta biết ngày nay

7 Khoản 18 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

8Khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

Trang 20

1.2 Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

1.2.1 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa thông thường

Đối tượng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệthàng hóa của các tổ chức, cá nhân khác nhau

Pháp luât về nhãn hiệu hàng hóa gần đây chấp nhận định nghĩa mở hơn vềnhãn hiệu hàng hóa, ở đó nhấn mạnh đến chức năng (khả năng phân biệt) của nhãnhiệu hàng hóa, chứ không phải bản thân của nhãn hiệu hàng hóa Nói cách khác, bấtkỳ dấu hiệu nào thực hiện được chức năng của nhãn hiệu hàng hóa giúp phân biệthàng hóa này với hàng hóa khác dựa trên nguồn xuất xứ thương mại của hàng hóathi đều có thể đăng ký làm nhãn hiệu hàng hóa Nhãn hiệu hàng hóa có khả năngđược bảo hộ khi đáp ứng được hai điều kiện cơ bản sau:

- Thứ nhất, dấu hiệu đó phải có tính nhìn thấy được, có khả năng được “tri giác”,

có nghĩa là mọi người có thể nhận thức, hiểu biết sâu sắc thông qua khả năng thịgiác Nhãn hiệu hàng hóa có thể được thể hiện dưới dạng từ ngữ, chữ cái, hình ảnh,hình vẽ, thậm chí là hình ba chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố này, có thể sửdụng một hoặc nhiều màu sắc để biểu thị Ngoài ra, cần lưu ý rằng một số dấu hiệunhìn thấy được như dấu hiệu màu đơn sắc, dấu hiệu vị trí, dấu hiệu động hiện vẫnchưa được chấp nhận để bảo hộ làm nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam

-Thứ hai, dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hóa, sản phẩm của chủ

sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, sản phẩm của chủ thể khác

Được quy định tại Điều 72 Luật SHTT thì “Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp

ứng các điều kiện sau đây: 1 Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ,hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằngmột hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;2 Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác”.9

Ngoài ra nhãn hiệu hàng hóa đó phải không thuộc vào các trường hợp mà pháp

9Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

Trang 21

luật SHTT không chấp nhận bảo hộ:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật SHTT: “không bảo hộ các đối tượngsở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, anninh”10, theo đó nhãn hiệu hàng hóa có những dấu hiệu này sẽ không được bảo hộvới danh nghĩa nhãn hiệu hàng hóa

Theo Điều 73 Luật SHTT liệt kê các dấu hiệu không được bào hộ với danhnghĩa nhãn hiệu hàng hóa như sau:

- “Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy,

Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca;

-Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huyhiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đócho phép;

danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước

ngoài;-Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận,dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu khôngđược sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệuchứng nhận;

-Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối ngườitiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc cácđặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ;

-Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có;

10Khoản 1 Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

Trang 22

-Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu

tác phẩm đó”.11

Theo đó, các trường hợp không được phép đăng ký nhãn hiệu bao gồm: nhãnhiệu giống hoặc tương tự Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam và quốc tế;các biểu tượng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp khôngđược phép; các tên và hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc; dấu chứng nhận,kiểm tra, bảo hành quốc tế mà không có sự cho phép; nhãn hiệu làm hiểu sai, lừadối người tiêu dùng; hình dạng tự nhiên của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật bắtbuộc; và các bản sao tác phẩm không có sự cho phép của chủ sở hữu

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 74 Luật SHTT: “nhãn hiệu được coi là cókhả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ vàkhông thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.12 Khoản 2 Điều 74Luật SHTT quy định những trường hợp dấu hiệu bị coi là không có khả năng phânbiệt để sử dụng làm nhãn hiệu hàng hóa

Việc xác định xem nhãn hiệu hàng hóa có tính phân biệt hay không tùy thuộcvào ý thức của người tiêu dùng Một nhãn hiệu hàng hóa sẽ được xem là có tính phânbiệt khi nhãn hiệu hàng hóa được nhận ra hoặc có khả năng được nhận ra bởi nhữngngười tiêu dùng liên quan xác định được hàng hóa đến từ một chủ thể riêng biệt

1.2.2 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng trong nước

Đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng được đánh giá, xem xét dựa trên cáctiêu chí theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ và được xem xét, đánhgiá dựa vào các tiêu chí sau đây:

Thứ nhất, số lượng người tiêu dùng có liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông

qua việc mua sắm, sử dụng sản phẩm mang nhãn hiệu đó hoặc thông qua các chiếndịch quảng cáo Người tiêu dùng liên quan là những người mua hoặc sử dụng hàng

11 Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

12Khoản 1 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

Trang 23

hóa để tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, hoặc tổ chức Việc chứng minhtiêu chí này không yêu cầu một số lượng cụ thể, mà tập trung vào sự phổ biến vànhận biết của nhãn hiệu hàng hóa trong cộng đồng tiêu dùng Theo Khoản 1 Điều

75 Luật Sở hữu trí tuệ “số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệuthông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thôngqua quảng cáo”.13

Thứ hai, phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa mang nhãn hiệu đã được phân phối và

lưu hành Phạm vi này dựa trên số lượng khu vực trên lãnh thổ Việt Nam mà nhãn hiệuhàng hóa đó đã được lưu hành rộng rãi Theo Khoản 2 Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ

“Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành”.14

Thứ ba, doanh số từ việc bán hàng hóa mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng

hóa đã được tiêu thụ Số liệu về doanh số bán hàng và sự phổ biến của nhãn hiệuhàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức độ nổi tiếng của nhãn

hiệu hàng hóa Theo Khoản 3 Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ “Doanh số từ việc bánhàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã đượcbán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp”.15

Thứ tư, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu: Một nhãn hiệu nổi tiếng cần được

sử dụng liên tục và lâu dài để duy trì và nâng cao sự nhận diện của người tiêu dùng

Thứ năm, uy tín rộng rãi của hàng hóa mang nhãn hiệu được duy trì và củng

cố: Mức độ uy tín và lòng tin của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu hàng hóa cóvai trò quan trọng trong việc xác định mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu Theo Khoản

5 Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ “Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãnhiệu”.17

Thứ sáu, nhãn hiệu nổi tiếng được công nhận trên nhiều quốc gia và được các

13 Khoản 1 Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

14Khoản 2 Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 202215Khoản 3 Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 202216Khoản 4 Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 202217Khoản 5 Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

Trang 24

quốc gia bảo hộ: Việc công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng ở nhiều quốc gia chứng tỏmức độ phổ biến và uy tín của nhãn hiệu trên toàn cầu Theo Khoản 6, Khoản 7

Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ “Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu” và “Số lượngquốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng”.18

Thứ bảy, Giá trị chuyển nhượng, giá trị chuyển giao quyền sử dụng, và giá

trị góp vốn đầu tư vào nhãn hiệu hàng hóa Theo Khoản 8 Điều 75 Luật Sở hữu trí

tuệ “Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tưcủa nhãn hiệu”.19

Như vậy, việc đánh giá một nhãn hiệu hàng hóa là nổi tiếng không chỉ dựatrên một yếu tố mà phải xem xét một loạt các yếu tố để có cái nhìn toàn diện vềmức độ phổ biến và uy tín của nhãn hiệu hàng hóa đó

1.2.3 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng thông qua các điều ước quốc tế

Đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng thông qua các điều ước quốc tế Theoquy định tại Điều 2 của Khuyến nghị chung liên quan đến các quy định về bảo hộnhãn hiệu nổi tiếng quy định:

“Các yếu tố cần xem xét: (a) Khi xác định nhãn hiệu có phải là nhãn hiệu nổitiếng hay không, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét bất kỳ trường hợp nào có thểsuy ra rằng nhãn hiệu đó đã được biết rõ (b) Cụ thể, cơ quan có thẩm quyền phảixem xét các thông tin được đệ trình cho cơ quan đó liên quan đến các yếu tố mà từđó có thể suy ra rằng nhãn hiệu đó đã hoặc không được biết đến nhiều, bao gồm,nhưng không giới hạn, các thông tin liên quan đến các thông tin sau:

chúng;-Thời hạn, phạm vi và khu vực địa lý của bất kỳ việc sử dụng nhãn hiệu nào;-Thời hạn, phạm vi và khu vực địa lý của bất kỳ việc khuyến mãi nhãn hiệu

18 Khoản 6, Khoản 7 Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

19Khoản 8 Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

Trang 25

nào, bao gồm quảng cáo hoặc công khai và việc trình bày hàng hóa và/hoặc dịch vụmà nhãn hiệu đó áp dụng tại hội chợ, triển lãm;

-Thời hạn và khu vực địa lý của bất kỳ đăng ký nào, và/hoặc bất kỳ đơn đăngký nhãn hiệu nào, trong phạm vi chúng phản ánh việc sử dụng hoặc công nhận nhãnhiệu;

-Biên bản thực thi thành công các quyền đối với nhãn hiệu, đặc biệt là mức độ nhãn hiệu được cơ quan có thẩm quyền công nhận và biết rõ;

-Giá trị liên quan đến nhãn hiệu.(c) Các yếu tố trên, là hướng dẫn để giúp cơ quan có thẩm quyền xác định xem nhãn hiệu đó có phải là nhãn hiệu nổi tiếng hay không, không phải là điều kiện tiên quyết để đạt được quyết định đó

Thay vào đó, việc xác định trong từng trường hợp sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của trường hợp đó Trong một số trường hợp, tất cả các yếu tố có thể có liên quan Trong các trường hợp khác, một số yếu tố có thể có liên quan Trong các trường hợp khác, không có yếu tố nào có thể liên quan và quyết định có thể dựa trên các yếu tố bổ sung không được liệt kê trong điểm (b) ở trên Các yếu tố bổ sung như vậy có thể có liên quan, một mình hoặc kết hợp với một hoặc nhiều yếu tố được liệt kê trong điểm (b) ở trên.”20

Như vậy, các yếu tố khi xác định một nhãn hiệu có phải là nhãn hiệu nổitiếng hay không bao gồm mức độ hiểu biết hoặc công nhận của mọi người tronglĩnh vực liên quan, thời hạn và phạm vi địa lý của việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa,đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và biên bản thực thi các quyền đối với nhãn hiệu hànghóa Việc xác định này không được xem là điều kiện tiên quyết và sẽ phụ thuộc vàohoàn cảnh cụ thể của mỗi trường hợp, có thể có sự tương tác giữa các yếu tố hoặcmột số yếu tố có thể có mối liên hệ trong một số trường hợp

20 Điều 2 của Khuyến nghị chung liên quan đến các quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Trang 26

1.3 Thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hànghóa

Căn cứ xác lập việc bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa

Quyền sở hữu chứng nhận đối với nhãn hiệu hàng hóa được xác định thông quaviệc cấp Giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu bởi Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan nhànước có thẩm quyền cấp, theo các thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệhoặc công nhận đăng ký quốc tế theo các hiệp định mà Việt Nam là thành viên Đốivới nhãn hiệu nổi tiếng, quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệcó hiệu lực đặc biệt, quyền sở hữu công nghiệp của nhãn hiệu nổi tiếng được xác lậpdựa trên việc sử dụng và không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký Một nhãn hiệu đượccoi là nổi tiếng, ngay cả khi không được đăng ký, chủ sở hữu vẫn có quyền chống lạicác hành vi xâm phạm quyền sở hữu của nhãn hiệu đó từ phía người khác

Ngoài ra, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các hiệp ước quốc tế màViệt Nam tham gia, như Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid, cá nhân và tổchức trong nước được phép nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại các quốc giathành viên của Thỏa ước và Nghị định thư này Điều này giúp tiết kiệm thời gianvà chi phí so với việc phải đăng ký nhãn hiệu từng quốc gia một cách độc lập

Đối với nhãn hiệu hàng hóa của các chủ thể nước ngoài đăng ký tại ViệtNam theo Thỏa ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid Quy trình này bao gồmviệc nộp đơn quốc tế thông qua Hệ thống Madrid sau khi nhãn hiệu đã được đăngký tại quốc gia nguồn gốc, sau đó đơn sẽ được các cơ quan SHTT của các quốc giathành viên xem xét và quyết định chấp nhận hoặc từ chối bảo hộ Việc sử dụng Hệthống Madrid mang lại lợi ích tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian và quản lý đơngiản hơn cho việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu trên phạm vi toàn cầu

Các nguyên tắc áp dụng bảo hộ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hànghóa

Luật Sở hữu trí tuệ quy định các nguyên tắc áp dụng trong việc xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa, bao gồm các nguyên tắc: theo Điều 90 Luật SHTT

Trang 27

nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, nguyên tắc ưu tiên theo quy định tại Điều 91 Luật SHTT.

- Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên: “Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiềungười khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫnvới nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trườnghợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sảnphẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơnhợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng cácđiều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.”21

Trong tình huống có nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đều đủ điều kiệnđể được cấp văn bằng bảo hộ và có cùng ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất,văn bằng bảo hộ sẽ chỉ được cấp cho một đơn duy nhất, dựa trên sự thỏa thuận củatất cả người nộp đơn Nếu không đạt được thỏa thuận, các đơn đăng ký còn lại sẽkhông được cấp văn bằng bảo hộ

- Nguyên tắc ưu tiên: Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng

quyền ưu tiên khi đáp ứng các điều kiện sau: “a) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt

Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiênmà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận ápdụng quy định như vậy với Việt Nam; b) Người nộp đơn là công dân Việt Nam, côngdân của nước khác quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinhdoanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này;

c) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơnđầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên; d) Đơn được nộp trongthời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên.”22

Trong đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, người nộp đơn có quyền yêu cầu ưu tiên dựa trên các đơn đăng ký khác đã được nộp trước đó, miễn là có sự tương ứng

21 Khoản 2 Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

22Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

Trang 28

về nội dung giữa đơn đăng ký hiện tại và các đơn đăng ký trước đó.

Quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trítuệ Các chủ thể được quy định có quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được liệt kêtrong đó Theo đó, các chủ thể sau có quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hóa: các chủ thểthương mại, tổ chức tập thể có thẩm quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể, tổ chức kiểmsoát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc các tiêu chuẩn liên quan đếnhàng hóa, miễn là họ không thực hiện sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa đó

Ngoài ra, Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ quy định các điều kiện để hai hoặcnhiều cá nhân, tổ chức có thể cùng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, cũng như quyềnchuyển nhượng quyền đăng ký của các chủ thể và các điều kiện liên quan đến việcchuyển nhượng quyền đăng ký này

Cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa

Cách thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được quy định tại Điều 89Luật SHTT Cơ quan nhận đơn duy nhất là Cục SHTT có 03 điểm tiếp nhận đơn tạitrụ sở Cục SHTT tại Hà Nội, Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh và Vănphòng đại diện Đà Nẵng Cách thức nộp đơn bao gồm nộp đơn trực tiếp hoặc gửiqua đường bưu điện đến điểm tiếp nhận đơn (trụ sở Cục SHTT và 02 Văn phòngđại diện), hoặc nộp đơn trực tuyến với điều kiện có chứng thư số và chữ ký số đồngthời có tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến

Quy trình giải quyết đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa

Đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được Cục SHTT tiếp nhận và xử lý Hồ sơxin đăng ký quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa được quy định tại Điều 100Luật SHTT Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, Cục SHTT sẽ tiếnhành các trình tự, thủ tục sau để cấp VBBH:

- Thẩm định hình thức: Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng

Trang 29

hóa được tiến hành xác nhận tính hợp lệ của đơn đăng ký theo quy định tại Điều109 của Luật Sở hữu trí tuệ Thời hạn thẩm định hình thức tính từ ngày nộp đơn làmột tháng Thời gian để sửa chữa, bổ sung đơn nếu có thiếu sót không được tínhvào thời hạn thẩm định hình thức của đơn.

- Công bố đơn: Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng

hóa là hoạt động pháp lý do Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định tại Điều 110của Luật Sở hữu trí tuệ Đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được công bố trên

Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn hai tháng tính từ ngày đơn được chấpnhận là hợp lệ Mục đích của việc công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đối vớinhãn hiệu hàng hóa là để thông báo với công chúng về tình trạng của một dấu hiệuđã được đăng ký, nhằm tránh việc thiết kế dấu hiệu tương tự hoặc giống nhau, cónguy cơ bị từ chối bảo hộ khi nộp đơn đăng ký

- Thẩm định nội dung: Sau khi thẩm định hình thức và công bố đơn, đơn sẽ tiếp

tục được đánh giá về nội dung Đánh giá nội dung phải hoàn thành trong vòng 9

tháng kể từ ngày công bố đơn Mục đích của việc đánh giá nội dung là để xác địnhcác điều kiện bảo hộ và phạm vi bảo hộ theo đúng quy định của pháp luật Dựa trênkết quả của đánh giá nội dung, nếu nhãn hiệu hàng hóa đáp ứng các điều kiện bảohộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ theo quy định tại Điều 118 của LuậtSở hữu trí tuệ

Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệuhàng hóa là sáu tháng, trong trường hợp các vụ việc phức tạp thì thời hạn này cóthể được kéo dài nhưng không quá thời hạn đánh giá lần đầu theo quy định tạiKhoản 3 Điều 119 của Luật Sở hữu trí tuệ

Quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng không cần yêu cầu thực hiện cácthủ tục đăng ký nhãn hiệu như các nhãn hiệu thông thường, nhưng vẫn được cấpdựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Để đơn xin công nhậnnhãn hiệu là nổi tiếng được xem xét, cần phải đi kèm với các bằng chứng về sự nổitiếng của nhãn hiệu đó

Quyền SHCN đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid và

Trang 30

Nghị định thư Madrid được xác lập dựa trên quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệuquốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, văn bản đi kèm phải là Bản sao Công báocủa việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế do Văn phòng quốc tế cấp, hoặc là Giấy xác nhậnnhãn hiệu quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp theo yêu cầucủa chủ nhãn hiệu Quyết định và giấy xác nhận này có giá trị tương đương với vănbằng bảo hộ được cấp cho chủ sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam.

1.4 Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa

Điều 123 Luật SHTT quy định quyền của chủ sở hữu đối tượng SHCN, theođó chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa có các quyềncơ bản sau:

-Quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 124 Luật SHTT, quyền sử dụng nhãn hiệu

hàng hóa là việc thực hiện các hành vi như sau: “a) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lênhàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờgiao dịch trong hoạt động kinh doanh; b) Bán, chào bán, quảng cáo để bán, trưngbày để bán, tàng trữ để bán, vận chuyển hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ; c)Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.”23

Chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa có quyền sử dụng nhãn hiệu để có các lợi íchnhất định theo ý muốn của mình Việc sử dụng nhãn hiệu được xem là quyền năngquan trọng nhất của chủ sở hữu Họ tận dụng giá trị của nhãn hiệu hàng hóa bằngcách gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên sản phẩm, bao bì, các công cụ kinh doanh vàtài liệu giao dịch trong hoạt động kinh doanh Thực tế cho thấy, hình thức này rấtphổ biến Các doanh nghiệp gắn nhãn hiệu đã được bảo hộ của mình nhằm giúpkhách hàng và người tiêu dùng nhận biết và chọn lựa sản phẩm của họ một cách dễdàng Bằng cách thực hiện những quyền này, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa phânbiệt rõ sản phẩm của mình so với các sản phẩm tương tự từ các doanh nghiệp khác

Trong thời gian bảo hộ, các sản phẩm của chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ

23 Khoản 5 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

Trang 31

có thể được đưa ra thị trường để lưu thông và bán hàng, mang lại cho doanh nghiệpmang nhãn hiệu hàng hóa các lợi ích thương mại Chủ sở hữu cũng có quyền sửdụng nhãn hiệu được bảo hộ để quảng cáo và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Đồngthời, họ cũng có quyền mua bán các hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ đó.

Do đó, trong thời gian được bảo hộ, chủ sở hữu có tất cả quyền sử dụng nhãnhiệu hàng hóa trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để thu được cáclợi ích từ giá trị của nhãn hiệu đó Tất cả cộng đồng trong xã hội đều có tráchnhiệm tôn trọng và không được can thiệp hoặc xâm phạm vào quyền sử dụng nhãnhiệu hàng hóa của chủ sở hữu khi họ đang thực hiện các quyền này

-Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu hàng hóa

Khoản 1 Điều 125 Luật SHTT quy định về quyền ngăn cấm người khác sử dụngđối tượng sở hữu công nghiệp nói chung và đối với nhãn hiệu hàng hóa nói riêng, đồngthời Khoản 2 Điều 125 Luật SHTT quy định những ngoại lệ trong việc chủ sở hữunhãn hiệu hàng hóa ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp củamình: “a) Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí nhằm phục vụ nhucầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích,nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiệnthủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm; b) Lưu thông, nhập khẩu,khai thác công dụng của sản phẩm do chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền sửdụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sửdụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật này đưa ra thịtrường, kể cả thị trường nước ngoài; c) Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiếtkế bố trí chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nướcngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam; d) Sử dụng sáng chế,kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước thực hiện theo quy định tạiĐiều 134 của Luật này; đ) Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩmquyền cho phép thực hiện theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật này; e) Sửdụng thiết kế bố trí khi không biết hoặc không có nghĩa vụ phải biết thiết kế bố trí đóđược bảo hộ; g) Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc

Trang 32

tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu nhãn hiệu đó đã đạt được sự bảo hộmột cách trung thực trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó; h) Sử dụng mộtcách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng, côngdụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.”24 Mộtkhi người chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa đã đưa hàng hóa ra thị trường, họ sẽkhông có quyền ngăn cản việc lưu thông hàng hóa trong quá trình thương mại Điềunày là cốt lõi của một khái niệm gọi là “sử dụng hết quyền” hay là “vắt kiệt quyền”.-Quyền định đoạt nhãn hiệu hàng hóa: chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa thực

hiện quyền kiểm soát đối với nhãn hiệu của mình thông qua việc chuyển nhượnghoặc cấp quyền sử dụng nhãn hiệu theo quy định tại Chương X của Luật Sở hữu trítuệ

Theo quy định tại Điều 138 Luật SHTT về chuyển nhượng quyền sở hữucông nghiệp: “1 Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữuquyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cánhân khác 2 Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiệndưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượngquyền sở hữu công nghiệp).”25

Luật Sở hữu trí tuệ quy định các điều kiện về chuyển nhượng nhãn hiệu hànghóa tại Điều 139 Việc chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa không được làm phátsinh nhầm lẫn về các nguồn gốc và đặc tính của sản phẩm được gắn nhãn hiệu.Quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa chỉ có thể được chuyển nhượng cho tổ chức hoặccá nhân đáp ứng đủ các điều kiện quy định theo hợp đồng chuyển nhượng chongười có quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hóa Hợp đồng chuyển nhượng quyền sởhữu công nghiệp này ký kết một cách tự do Tuy nhiên, Luật SHTT đặt ra các điềukiện hạn chế để bảo vệ quyền lợi của chủ nhãn hiệu và lợi ích của người tiêu dùng

Trước khi tiến hành chuyển nhượng SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa thôngqua sự ký kết hợp đồng chuyển giao, mỗi doanh nghiệp cần xem xét mục đích và nhu

24 Khoản 2 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

25Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

Trang 33

cầu của mình để xác định phù hợp giữa việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệuhàng hóa hay chuyển nhượng quyền SHCN Thực tế cho thấy, nhiều khi doanhnghiệp phải chịu những tổn thất khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền SHCN.Mỗi loại hình chuyển giao đem lại những lợi ích đặc thù, tuy nhiên các chủ sở hữunhãn hiệu hàng hóa cần thận trọng và nhận thức rõ về các hạn chế và rủi ro liênquan khi ký kết các hợp đồng này.

Pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam chủ yếu tập trung vàoviệc quản lý giới hạn bảo hộ đối với NHHH, không đề cập đến nghĩa vụ cụ thể củachủ sở hữu NHHH

1.5 Giới hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa

Khi giao kết hợp đồng pháp luật có quy định những hạn chế về việc chuyển

quyền sử dụng đối với nhãn hiệu hàng hóa tại Điều 142 Luật SHTT: “1 Quyền sử

dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao 2 Quyền sử dụng nhãnhiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viêncủa chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó 3 Bên được chuyển quyền không được ký kếthợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.4 Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hànghóa, bao bì hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụngnhãn hiệu 5 Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyềncó nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại khoản 1Điều 136 của Luật này.”26

Theo đó chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa được độc quyền sử dụng và địnhđoạt đối với nhãn hiệu của mình Tuy nhiên, sự độc quyền này cũng có những giớihạn nhất định Luật SHTT đã quy định rất cụ thể các điều khoản giới hạn quyềnSHCN của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa Theo đó, quyền SHCN của chủ sở hữunhãn hiệu hàng hóa có những giới hạn như sau:

-Giới hạn về không gian (lãnh thổ): Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn

26 Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

Trang 34

hiệu hàng hóa mang tính lãnh thổ tuyệt đối Quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóachỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nơi quyền này được xác lập theo phápluật của quốc gia đó, nơi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu phát sinh Ngoàira, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa có thể được bảo hộ

quốc tế chỉ định quốc gia đó trong trường hợp quốc gia là thành viên của điều ướcquốc tế liên quan đến bảo hộ sở hữu công nghiệp Theo đó, một nhãn hiệu hàng hóa

đã được bảo hộ ở nước này nhưng chưa chắc đã được bảo hộ ở nước khác bởi những quy định pháp luật khác nhau của các nước

-Giới hạn về thời gian: Khoảng thời gian nhất định để bảo hộ là khoảng thời

gian hợp lý để chủ sở hữu các quyền SHCN khai thác các đối tượng SHCN củamình để bù đắp những chi phí tài chính và công sức khi tạo ra đối tượng đó

Quy định về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa tại Điều 136 Luật sở hữu trituệ đưa ra giới hạn về thời gian đối với quyền SHCN của chủ sở hữu Qua quy địnhtrên cho thấy chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa phải duy trì việc sử dụng nhãn hiệu đóliên tục Theo đó, nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng liên tục và ổn định nếu nhưkhông sử dụng từ năm năm trở lên thì quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa đósẽ bị hết hiệu lực Việc quy định giới hạn về thời gian như trên sẽ giúp cân bằnggiữa lợi ích của chủ sở hữu tài sản sở hữu trí tuệ và lợi ích xã hội Một tài sảnSHTT được con người sáng tạo ra chỉ có ý nghĩa với nhân loại nếu tài sản SHTTđược nhân loại áp dụng, cùng với sự mang lại những giá trị cho xã hội, cho sự tiếnbộ của con người Việc hưởng lợi từ các phát triển khoa học và ứng dụng của tiếnbộ khoa học rõ ràng có sự liên quan mật thiết đến hầu hết các quyền con ngườikhác, đặc biệt là các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa Mặt khác, nghĩa vụ này còngiúp hạn chế tình trạng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa mà không sử dụng nhãn hiệuhàng hóa đó nhằm mục đích chiếm dụng làm của riêng, tác động xấu đến nhu cầusử dụng nhãn hiệu hàng hóa đó một cách chính đáng của người khác

Trang 35

1.6 Các biện pháp bảo vệ chống lại hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hànghóa:

Điều 129 Luật SHTT quy định các hành vi xâm phạm quyền SHCN đối vớinhãn hiệu hàng hóa Theo đó, cá nhân, tổ chức thực hiện những hành vi nêu trongĐiều 129 Luật SHTT mà không được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hànghóa thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa Quy định này đã liệtkê khá chi tiết, cụ thể về vi phạm quyền của nhãn hiệu hàng hóa Có thể nói, việcliệt kê các dạng hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa sẽ giúp choviệc thực hiện quyền của nhãn hiệu hiệu quả hơn trong việc xử lý hành vi vi phạm

nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa:

-Biện pháp tự bảo vệ

Biện pháp tự bảo vệ được đề cập đến từ nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền

dân sự trong pháp luật Việt Nam Điều này được quy định tại Điều 11 của Bộ luậtDân sự năm 2015 và được cụ thể hóa trong Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ

Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ thể bị vi phạm quyền sở hữu công nghiệpliên quan đến nhãn hiệu hàng hóa áp dụng một số biện pháp cụ thể để bảo vệ quyềnlợi của mình Các biện pháp này bao gồm:

-Ngăn chặn hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp chủ sở hữu nhãn hiệucó quyền ngăn chặn hành vi vi phạm bằng cách yêu cầu bên vi phạm ngừng ngaycác hành động xâm phạm quyền của mình Ví dụ, nếu một công ty phát hiện mộtđối thủ sử dụng nhãn hiệu tương tự trên sản phẩm của mình, công ty này có thể gửithông báo yêu cầu đối thủ ngừng sử dụng nhãn hiệu đó

pháp này có thể được thực hiện bằng cách trực tiếp gặp mặt hoặc thông qua cácphương tiện liên lạc như điện thoại, thư bưu điện, email, FAX Ví dụ, một nhà sản xuấtphần mềm phát hiện một cá nhân sao chép và phân phối phần mềm của mình

Trang 36

trái phép có thể gửi email yêu cầu cá nhân đó ngừng hành động vi phạm.-Buộc người vi phạm phải xin lỗi công khai trong một số trường hợp, việc xinlỗi công khai có thể được yêu cầu để khắc phục thiệt hại về danh tiếng Ví dụ, mộtcông ty bị đối thủ cạnh tranh bôi nhọ bằng cách sử dụng nhãn hiệu của mình trongcác chiến dịch quảng cáo xấu có thể yêu cầu đối thủ xin lỗi công khai trên cácphương tiện truyền thông.

-Đòi bồi thường thiệt hại chủ sở hữu nhãn hiệu có thể yêu cầu bồi thườngthiệt hại về vật chất và tinh thần Ví dụ, nếu một công ty bị thiệt hại doanh thu dohành vi xâm phạm nhãn hiệu, họ có thể yêu cầu bên vi phạm bồi thường số tiềntương đương với thiệt hại đã chịu

-Yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm tòa án và trọng tài, có thểđược yêu cầu can thiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Ví dụ, nếu các biệnpháp tự bảo vệ không đạt được kết quả, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể khởi kiện tạitòa án để yêu cầu phán quyết chính thức

Trên thực tế, khi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa bịxâm phạm, biện pháp tự bảo vệ thường được lựa chọn đầu tiên Biện pháp tự bảovệ tôn trọng quyền tự do quyết định của chủ sở hữu và mặc dù không cần sự canthiệp từ các cơ quan chính quyền nhà nước, nó vẫn có thể hiệu quả ngăn chặn vàchấm dứt hành vi xâm phạm

-Biện pháp dân sự

Áp dụng biện pháp dân sự để giải quyết tranh chấp về quyền SHCN đối vớinhãn hiệu hàng hóa được hiểu là vai trò của Tòa án trong việc xử lý các tranh chấpvề quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong lĩnh vực sở hữu công nghiệpliên quan đến nhãn hiệu hàng hóa

Theo quy định tại Điều 202 Luật SHTT, “Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự

sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: 1 Buộcchấm dứt hành vi xâm phạm; 2 Buộc xin lỗi, cải chính công khai; 3 Buộc thực

Trang 37

hiện nghĩa vụ dân sự; 4 Buộc bồi thường thiệt hại; 5 Buộc tiêu hủy hoặc buộcphân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hànghóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinhdoanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởngđến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ”.27

Qua đó có thể thấy có nhiều các biện pháp dân sự mà tòa án có thể áp dụngđể xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm nhiềubiện pháp khác nhau nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu trí tuệ

Thứ nhất, tòa án có thể buộc chấm dứt hành vi xâm phạm Đây là biện pháp

nhằm ngăn chặn hành động vi phạm tiếp tục diễn ra, đảm bảo rằng tổ chức hoặc cánhân vi phạm không thể tiếp tục gây thiệt hại cho chủ sở hữu trí tuệ

Thứ hai, tòa án có thể buộc xin lỗi và cải chính công khai Biện pháp này

giúp khôi phục danh dự và uy tín của chủ sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, đồng thờicông khai thừa nhận hành vi vi phạm và khắc phục thông tin sai lệch

Thứ ba, tòa án có thể buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự Nghĩa vụ này có thể

bao gồm việc bồi đắp thiệt hại đã gây ra hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác nhằmđảm bảo quyền và nghĩa vụ dân sự được thực hiện đầy đủ và đúng quy định

Thứ tư, tòa án có thể buộc bồi thường thiệt hại Đây là biện pháp bù đắp thiệt

hại về vật chất và tinh thần mà chủ sở hữu trí tuệ đã chịu do hành vi xâm phạm, đảmbảo rằng bên vi phạm phải chịu trách nhiệm tài chính cho những thiệt hại đã gây ra

Thứ năm, tòa án có thể buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử

dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu vàphương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạmquyền sở hữu trí tuệ Biện pháp này nhằm loại bỏ các sản phẩm vi phạm khỏi thịtrường và ngăn ngừa việc tái diễn hành vi xâm phạm, đồng thời đảm bảo rằng việcsử dụng lại các phương tiện này không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thácquyền của chủ sở hữu trí tuệ

27 Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

Trang 38

Biện pháp dân sự là biện pháp chính ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi cónhững ưu điểm đáng kể như chấm dứt được hành vi xâm phạm quyền, ít tốn kémvà được đền bù thỏa đáng Tuy nhiên, ở Việt Nam biện pháp này chưa được pháthuy do thủ tục phức tạp, tâm lý của người dân ngại đến Tòa án và một phần là dohạn chế về năng lực của Tòa án hiện nay.

-Biện pháp hành chính

Các hành vi vi phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa, cho dù có cốý hay vô ý và không đạt đến mức phạt hình sự, sẽ bị xử lý thông qua áp dụng biệnpháp hành chính Bản chất của các biện pháp xử lý hành chính sử dụng quyền lựccủa các cơ quan hành chính và các quyết định hành chính để xử lý các hành vi xâmphạm quyền, trong đó thể hiện ý nghĩa trừng phạt, răn đe

Theo quy định tại điều 211 Luật sở hữu trí tuệ quy định rằng tổ chức và cánhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử phạt vi phạm hànhchính, trong đó có hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa Cụ thể, các hành vi baogồm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ;và tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giảmạo Ngoài ra, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu

hàng hóa cũng sẽ bị xử phạt theo luật cạnh tranh: “Tổ chức, cá nhân thực hiện mộttrong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hànhchính: Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, ngườitiêu dùng hoặc cho xã hội; Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóagiả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho ngườikhác thực hiện hành vi này; Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữtem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giảmạo hoặcgiao cho người khác thực hiện hành vi này.”28

Còn tại Điều 213 quy định như thế nào là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ:

“Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóagiả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định

28 Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

Trang 39

tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này:

- Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãnhiệu hoặc dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mứckhó phân biệt với nhãn hiệu đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà

không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.

-Hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắndấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khóphân biệt với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó và việcgắn dấu hiệu này được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân không có quyền sử dụng chỉdẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật này hoặc theo pháp luậtcủa nước xuất xứ của chỉ dẫn địa lý đó.

-Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan.”29

Theo đó nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là nhãn hiệu hàng hóa,bằng cách xác định rõ các hành vi vi phạm Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu làm nhầmlẫn người tiêu dùng, ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của thương hiệu chính hãng vàgây thiệt hại kinh tế cho chủ sở hữu nhãn hiệu Hành vi này không chỉ vi phạmquyền sở hữu trí tuệ mà còn làm giảm niềm tin của người tiêu dùng vào thị trường,gây rối loạn trong cạnh tranh kinh doanh Quy định cụ thể và rõ ràng về các hành vivi phạm giúp cơ quan chức năng dễ dàng xử lý, đồng thời răn đe các hành vi xâmphạm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ sở hữu nhãn hiệu và đảm bảo tínhcông bằng trong môi trường kinh doanh

Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyềnsở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa bao gồm ba hình thức: Hình thứcphạt chính bao gồm cảnh cáo hoặc phạt tiền Hình thức phạt bổ sung bao gồm tịchthu hàng hóa giả mạo NHHH, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện chủ yếu được sửdụng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo, và đình chỉ hoạt động kinh doanh

29

Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

Trang 40

trong lĩnh vực vi phạm với thời hạn nhất định.

Ngoài ra, Khoản 2 Điều 214 Luật SHTT quy định các biện pháp khắc phục

hậu quả sau: “Ngoài các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả theoquy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân xâm phạmquyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phânphối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giảmạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu đểsản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làmảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và đápứng các điều kiện khác theo quy định của Chính phủ.”30

Căn cứ khoản 15 Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm d khoản 10Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu,

chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp: “Phạt tiền từ 10.000.000đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đốivới nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinhdoanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa.”31 và điểm

a, điểm b, điểm d, khoản 17 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm d

khoản 10 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định xâm phạm quyền đối với

nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp: “Biện pháp khắcphục hậu quả:

-Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 15 Điều này;

-Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tốvi phạm; hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng vàmôi trường; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm đối với hành vi vi phạm quy địnhtừ khoản 1 đến khoản 15 Điều này;

30 Khoản 2 Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

31Khoản 15 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm d khoản 10 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-

CP

Ngày đăng: 19/09/2024, 12:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w