1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tóm tắt lats năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy hoc của giảng viên ̣ tại các cơ sở giáo dục quân đôi

27 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục quân đội
Tác giả Ngô Bá Lợi
Người hướng dẫn PGS.TS. Vũ Trọng Lưỡng, PGS.TS. Lê Đức Ngọc
Trường học Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong Giáo dục
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 480,07 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng NL KTĐG trong dạy học của các GgV tại các cơ sở giáo dục quân đội hiện nay.. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGÔ BÁ LỢI

NĂNG LỰC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC CỦA GIẢNG VIÊN

TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRONG QUÂN ĐỘI

Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong Giáo dục

Mã số: 9140115

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Vũ Trọng Lưỡng

2 PGS.TS Lê Đức Ngọc

Phản biện 1:……… Phản biện 2:………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại Vào hồi giờ ngày tháng năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TIẾNG ANH

1 Loi, N B., & Luong, V T (2021) Factors affacting teachers' assessment competence: A

literature review Paper presented at the Conference Proceedings of 1 st Hanoi

Forum on Pedagogical and Educational Sciences 2021 (ISBN 978-604-342-795-0), Hanoi

2 Loi, N B., & Anh, D T (2021) Teacher Assessment Policies and Regulations Toward

Learner-Centered Approach: A Comparative Study Between Canada and Vietnam

Paper presented at the Conference Proceedings of 1 st Hanoi Forum on Pedagogical and Educational Sciences 2021 (ISBN 978-604-342-795-0), Hanoi

3 Loi, N B., & Luong, V T (2023) Teacher assessment literacy in military institutes of

Vietnam: A five-dimensional model Paper presented at the 2023 International

graduate research symposium (ISBN 978-604-384-167-1), Hanoi

TIẾNG VIỆT

4 Ngô Bá Lợi, Vũ Trọng Lưỡng (2024), “Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực kiểm tra

đánh giá trong dạy học của giảng viên quân đội”, Tạp chí Giáo dục, 24(số đặc biệt 1), tr 315-322

5 Vũ Trọng Lưỡng, Nguyễn Phúc Hải, Ngô Bá Lợi (2024), “Thực trạng năng lực kiểm tra

đánh giá trong dạy học của giảng viên quân đội”, Tạp chí Giáo dục, 24(số đặc biệt 6), tr 318-325

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam hiê ̣n đang trong quá trı̀nh đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống giáo dục Mặc dù kiểm tra đánh giá (KTĐG) nói chung và năng lực (NL) KTĐG của các nhà giáo nói riêng có vai trò rất quan tro ̣ng tới chất lượng và kết quả hoạt động giáo dục Tuy nhiên, thực tiễn và nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy KTĐG trong giáo dục hiện vẫn là một vấn đề thời sự, được cả xã hội quan tâm Đã có nhiều thay đổi tích cực liên quan KTĐG nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đặt ra Năng lực KTĐG của các nhà giáo ở nhiều bâ ̣c ho ̣c đã được nâng lên, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế Các vấn đề này có nguy cơ trở thành lực cản đối với viê ̣c đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục

Hiê ̣n chưa có nghiên cứu nào về NL KTĐG của giảng viên (GgV), với mô hình hay công cụ đo lường được thực hiện và kiểm chứng cho tất cả các đối tượng hay môi trường giáo dục khác nhau Đồng thời, cũng chưa có công trình nghiên cứu nào về NL KTĐG trong dạy học của các GgV đa ̣i ho ̣c nói chung và GgV trong môi trường giáo dục quân đội nói riêng trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiê ̣n nay ở Viê ̣t Nam Trong khi, các nhà trường trong Quân đội là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, vừa thực hiện đào tạo nguồn nhân lực vừa đảm bảo và sẵn sàng chiến đấu, nên có rất nhiều nét khác biệt đặc thù, từ chức năng, nhiệm vụ cho tới cách thức tổ chức thực hiện Do đó, trong lĩnh vực KTĐG, có thể tồn tại đồng thời cả các thực trạng chung của hê ̣ thống giáo dục Việt Nam và các vấn đề riêng Nên cần thiết phải có các nghiên cứu khám phá và đánh giá chuyên sâu về thực tra ̣ng NL và chất lượng thực hiện các hoa ̣t đô ̣ng KTĐG của GgV, để có các giải pháp phù hợp

Vì các lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học

của giảng viên tại các cơ sở giáo dục quân đội” để làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luâ ̣n và

thực tiễn cho nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng NL KTĐG trong dạy học của các GgV tại các cơ sở giáo dục quân đội hiện nay

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá NL KTĐG trong dạy học của GgV tại các cơ sở giáo dục quân đội

- Xây dựng mô hı̀nh cấu trúc về NL KTĐG trong dạy học của GgV (các thành phần, vai trò và mối quan hệ của các thành phần trong cấu trúc);

- Xây dựng công cụ đo lường về NL KTĐG trong dạy học của GgV tại các cơ sở giáo dục quân đội;

- Phân tích, đánh giá thực tra ̣ng NL KTĐG trong dạy học của GgV tại các cơ sở giáo dục quân đội;

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Cấu trúc và thực tra ̣ng NL KTĐG trong dạy học của GgV

4.2 Khách thể nghiên cứu

NL KTĐG trong dạy học của GgV

4.3 Đối tượng khảo sát

Trang 5

Giảng viên giảng da ̣y ở các ho ̣c viê ̣n, trường sĩ quan và cao đẳng trong Quân đô ̣i Nhân dân Viê ̣t Nam

5 Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi 1: NL KTĐG trong dạy học của GgV có cấu trúc như thế nào (thành phần, vai trò và mối quan hệ)?

- Câu hỏi 2: Năng lực KTĐG của GgV hiê ̣n nay như thế nào? - Câu hỏi 3: Những yếu tố về nhân khẩu học và môi trường giáo dục có ảnh hưởng như thế nào đến NL KTĐG trong dạy học của GgV?

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu tích hợp (mixed-methods approach), triển khai theo cách thức thiết kế giải thích tuần tự với 02 nhóm phương pháp

nghiên cứu định lượng (phương pháp chính) và định tính (phương pháp hỗ trợ, giải thích)

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu đi ̣nh lượng

Nhóm phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua trưng cầu ý kiến giảng viên bằng bảng hỏi và phân tích dữ liệu định lượng trên các dữ liệu thu thập được Cụ thể, thực hiện phương pháp điều tra khảo sát (gồm thiết kế thang đo, điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, gồm 02 nhóm các câu hỏi đóng để thu thập thông tin về: Nhân khẩu học và môi trường liên quan tới các hoa ̣t đô ̣ng KTĐG trong dạy học của GgV; Cấu trúc và thực tra ̣ng NL KTĐG trong dạy học của các GgV) và phương pháp thống kê toán học (sử dụng các phần mềm thống kê SmartPLS4.1.0, Excel và SPSS phiên bản 26 để xử lý, thống kê, phân tích)

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu đi ̣nh tính

Phương pháp khảo cứu tài liê ̣u: Tiến hành thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin từ tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, trong các cơ sở giáo dục quân đội, khái quát hóa thông tin tài liệu, các công trình nghiên cứu về vấn đề có liên quan nô ̣i dung nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho luận án; Xác định và đề xuất các NL thành phần trong cấu trúc NL KTĐG của GgV; Xác định nội hàm và thao tác hóa các khái niê ̣m; Xây dựng thang đo, chı̉ báo cho bảng hỏi; Khảo cứu các hồ sơ giảng da ̣y, đánh giá của GgV để kiểm chứng, củng cố các nhâ ̣n đi ̣nh rút ra từ nghiên cứu đi ̣nh lượng về hoa ̣t động KTĐG trong dạy học

Phương pháp quan sát: Dự giờ của giảng viên để quan sát hoạt động KTĐG trên lớp, trong dạy học của GgV

Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia giáo dục, chuyên gia trong lı̃nh vực đo lường và đánh giá và các GgV giàu kinh nghiệm giáo dục về: Đề cương nghiên cứu, cấu trúc NL KTĐG của GgV, nô ̣i dung phiếu hỏi

Phương pháp phỏng vấn sâu: Sử dụng hı̀nh thức phỏng vấn bán cấu trúc với một số lãnh đạo các khoa và giảng viên nhằm: Khám phá các thành tố của NL KTĐG trong dạy học của GgV và làm rõ, củng cố các thông tin, nhận định sẽ được rút ra sau nghiên cứu đi ̣nh lượng Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp các thông tin, cách hiểu, nhận định, kiến thức chuyên sâu của bản thân GgV về các hoạt động KTĐG trong dạy học

Trang 6

Không quân và Sĩ quan Pháo binh; Cao đẳng Thông tin và Cao đẳng Phòng không-Không quân; Khảo sát chính thức, ta ̣i 12/31 ho ̣c viê ̣n/ đại học, trường sı̃ quan và cao đẳng trong Quân đô ̣i nhân dân Viê ̣t Nam (08/21 ho ̣c viê ̣n, trường sĩ quan và 04/10 trường cao đẳng quân sự) Cụ thể, xem Phụ lục 2

- Pha ̣m vi về thời gian: Lần 1, khảo sát thử nghiệm, trong học kỳ I, năm học 2023; Lần 2-khảo sát chính thức, trong học kỳ II, năm học 2022-2023

2022-8 Những đóng góp mới của luận án 8.1 Ý nghĩa lý luận

Hệ thống hóa được những vấn đề nghiên cứu lý luận và thực tiễn có liên quan đến NL KTĐG trong dạy học của GgV

8.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Sử dụng cách tiếp cận mới trong xây dựng mô hı̀nh lý thuyết về NL KTĐG trong dạy học của GgV là cách tiếp cận tích hợp (holistic approach) của các NL thành phần theo tiếp cận PDCA và cấu trúc 03 thành phần NL truyền thống là kiến thức, kỹ năng và thái độ; đồng thời thiết kế và thử nghiệm được bộ công cụ đo lường phù hợp bối cảnh nghiên cứu;

- Đánh giá được thực trạng NL KTĐG trong dạy học hiện nay của GgV tại các cơ sở giáo dục quân đội, với những điểm ma ̣nh và hạn chế; lý giải được các nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp cụ thể, phù hợp, có tính khả thi Đồng thời, luận án đã thẩm định và đánh giá được mô ̣t số yếu tố đă ̣c điểm cá nhân cũng như môi trường giáo dục quân sự có và không ảnh hưởng đến NL KTĐG trong dạy học của GgV tại các cơ sở giáo dục quân đội

9 Cấu trúc của luận án nghiên cứu

Luận án gồm ba phần chı́nh: Mở đầu, Nội dung, Kết luận Phần Nội dung được phân bố trong 03 chương gồm Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu; Chương 2: Thiết kế nghiên cứu, xây dựng và khảo nghiê ̣m bô ̣ công cụ đo lường năng lực KTĐG trong dạy học của GgV; Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Ngoài ra, luận án còn trình bày về: Danh mục công trình khoa học của tác giả có liên quan luận án, Danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan các nghiên cứu về năng lực kiểm tra đánh giá 1.1.1 Vai trò, ảnh hưởng của năng lực kiểm tra đánh giá

Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về vai trò, ảnh hưởng của NL KTĐG với GgV, giáo viên cho thấy một số nội dung nổi bật sau: Nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn, có ý nghĩa quyết định tới các hoạt động giảng dạy, học tập và KQHT của người học, thậm chí với chất lượng tổng thể của giáo dục, tiêu biểu trong nghiên cứu của một số tác giả như: Stiggins (1991), Talip và cộng sự (2014), Black và William (1998), Drederiksen (1984), Marzano (2006), Popham (2009), Xu & Brown (2017), Sái Công Hồng và cộng sự (2017), Mellati & Khademi (2018), Stronge (2018),

1.1.2 Cấu trúc năng lực kiểm tra đánh giá

Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu thực hiện với các cách tiếp cận và mục đích khác nhau để tìm hiểu về cấu trúc của NL KTĐG Khảo cứu cho thấy, có hai hướng tiếp câ ̣n chı́nh: 1) Coi NL KTĐG là một bộ các tiêu chuẩn đo lường về các kiến thức và kỹ năng thực hiê ̣n các hoa ̣t đô ̣ng KTĐG; 2) Coi NL là một cấu trúc được tạo nên từ các

Trang 7

thành phần NL KTĐG và mối liên hệ cấu thành bên trong nó Tiêu biểu cho cách tiếp cận thứ nhất là: Bộ 07 tiêu chuẩn gồm về NL KTĐG của giáo viên Mỹ (1990); Brookhart (2011) đã đề xuất 1 bô ̣ tiêu chuẩn cải tiến, có câ ̣p nhâ ̣t về các kiến thức và kỹ năng đánh giá quá trı̀nh trong KTĐG theo chuẩn Hoàng Thị Tuyết (2005) coi NL KTĐG là hê ̣ thống các kỹ năng được sử dụng trong tiến trı̀nh thực hiê ̣n đánh giá quá trı̀nh học tâ ̣p và giảng da ̣y Tiêu biểu cho cách tiếp cận thứ hai là: Jan Chappuis và các cộng sự (2014) thiết lập khung lý thuyết các thành phần NL KTĐG (dạng miếng bánh NL) Tuy nhiên nghiên cứu chưa xây dựng thang đo để đánh giá cho mỗi thành phần năng lực và chưa thử nghiệm trên thực tế và chuẩn hóa khung NL này Dương Thu Mai (2015) đã đề xuất khung NL đánh giá giáo dục chung cho các đối tượng liên quan như: Sinh viên, giáo viên, nhà quản lý, chuyên gia đánh giá, gồm 6 NL thành phần, gồm: Thiết kế và thực hiê ̣n đánh giá; Kết nối đánh giá; thiết kế công cụ đánh giá; sử dụng các mô hı̀nh đo lường và đánh giá để phân tı́ch, thẩm đi ̣nh số liê ̣u đánh giá; nghiên cứu về đánh giá giáo dục; NL trong các lı̃nh vực liên quan tới đánh giá giáo dục Đồng thời tác giả cũng đề xuất quy trı̀nh xây dựng khung năng lực và nội hàm các NL thành phần gắn với các đối tượng liên quan Tuy nhiên, đây mới dừng ở nghiên cứu lý thuyết, nhưng chưa thực hiê ̣n đánh giá thực tế; Mă ̣t khác, Nguyễn Công Khanh và Nguyễn Vũ Bı́ch Hiền (2013) đã đề xuất khung NL về đánh giá giáo dục cho giáo viên phổ thông Tuy nhiên cũng chưa đưa ra được hê ̣ thống lý luâ ̣n và cơ sở đề xuất khung năng lực; chưa thao tác hóa khái niê ̣m, xây dựng các chı̉ báo, thang đo, khảo sát thực tiễn để chuẩn hóa khung NL đề xuất Năm 2020, tác giả Đỗ Thị Hướng đề xuất mô hình và thiết kế thang đo NL KTĐG cho giáo viên tiểu học là một cấu trúc tổng hợp của 06 năng lực thành phần

Như vâ ̣y, tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về cấu trúc NL KTĐG của giáo viên/ GgV cho thấy: Chưa có mô hình nghiên cứu phù hợp chung cho cho tất cả các nhóm nhà giáo và ở các bâ ̣c ho ̣c khác nhau, hoă ̣c dành riêng cho nhóm GgV đa ̣i ho ̣c nói chung và GgV tại các cơ sở giáo dục quân đội nói riêng trong bối cảnh đổi mới giáo dục và KTĐG ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay Do đó, cần thiết tiếp tục có thêm các nghiên cứu mới, trong bối cảnh Việt Nam hiê ̣n nay

1.1.3 Thực trạng năng lực kiểm tra đánh giá

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về thực trạng NL KTĐG của giáo viên Bên cạnh một số ít được thực hiện thông qua nghiên cứu lý luận, đa số là thông qua nghiên cứu thực nghiệm bằng cách sử dụng thang đo là bảng hỏi được xây dựng từ một số mô hình cấu trúc NL KTĐG xác định từ trước hoặc dùng thang đo được xây dựng dựa trên một bộ tiêu chuẩn về NL KTĐG của giáo viên ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau Tiêu biểu là một số nghiên cứu sau: Nghiên cứu của Plake, Impara và Fager (1993) đánh giá thực trạng NL KTĐG của các giáo viên tiểu học, trung học và phổ thông trên toàn nước Mỹ; Melter (2004) nghiên cứu thống kê để đánh giá NL KTĐG của hai nhóm giáo viên trung học đương chức và các sinh viên sư phạm chưa tốt nghiệp nhưng đã được học về phương pháp dạy học và KTĐG lớp học; Nghiên cứu về thái đô ̣, năng lực, kiến thức và hoa ̣t đô ̣ng về KTĐG giáo dục của các giáo viên phổ thông ở Vương quốc Oman, Hussain Alkharusi và các cô ̣ng sự (2012); Nghiên cứu của Asnakew Tagele và Lake Bedilu (2015) đánh giá NL KTĐG của giáo viên trung học ở một Bang của Ethiopia; Xu và Brown (2017) nghiên cứu thống kê, đánh giá NL KTĐG của GgV dạy tiếng Anh ở Trung Quốc; Fard và Tabatabaei (2018) đánh giá NL KTĐG của các giáo viên tiếng Anh tỉnh Fars, ở Iran; DeLuca cùng các

Trang 8

cộng sự (2020) nghiên cứu đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của các yếu tố bối cảnh văn hóa xã hội tới NL KTĐG của các sinh viên sư phạm ở Đức và Canada Ở Viê ̣t Nam có Pha ̣m Hồng Quang (2013), khảo sát ý kiến đánh giá cán bô ̣ quản lý về NL đánh giá trong da ̣y học của giáo viên phổ thông; Nguyễn Công Khanh (2016) nghiên cứu về đổi mới đánh giá ho ̣c sinh tiểu ho ̣c; Đỗ Thị Hướng (2020) nghiên cứu về thực trạng NL đánh giá giáo dục của giáo viên tiểu học theo mô hình 6 thành phần năng lực được tác giả đề xuất

Tổng quan các nghiên cứu về thực trạng NL KTĐG của giáo viên/ GgV cho thấy: Đa số các nghiên cứu trên thế giới sử dụng thang đo là các bảng hỏi về các kiến thức và kỹ năng thực hiê ̣n KTĐG của mô ̣t số nước, có điều chı̉nh cho phù hợp với các bối cảnh đánh giá cụ thể Duy chı̉ có một vài nghiên cứu ở Viê ̣t Nam đưa ra mô hı̀nh đánh giá theo tiếp câ ̣n hê ̣ thống và triết lý cải tiến chất lượng không ngừng (PDCA) Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đưa ra được mô hı̀nh, thang đo dùng chung được cho nhiều đối tượng giáo viên/ GgV ở các bâ ̣c ho ̣c khác nhau Đa số đối tượng đánh giá NL thường là giáo viên bậc phổ thông, số các nghiên cứu với GgV bậc đại ho ̣c học ı́t và thường chı̉ thực hiện với một vài nhóm GgV giảng da ̣y mô ̣t số môn học cụ thể, chưa có nghiên cứu nào về NL KTĐG cho toàn bô ̣ nhóm GgV bậc đại học, hoă ̣c GgV trong các nhà trường quân đội Nhiều nghiên cứu cho thấy, đa số giáo viên/ GgV được khảo sát thường có những hạn chế, hoặc chưa đáp ứng đầy đủ về NL KTĐG so với bộ tiêu chuẩn đánh giá và yêu cầu thực tiễn đă ̣t ra

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực kiểm tra đánh giá

Kết quả khảo cứu cho thấy, có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới NL KTĐG của giáo viên ở các nước, trong môi trường giáo dục ở các trı̀nh độ phát triển khác nhau Đa số kết quả nghiên cứu đã đi đến sự đồng thuận cao về một số yếu tố thường có ảnh hưởng mạnh tới NL KTĐG của giáo viên như: Bối cảnh văn hóa-xã hội liên quan đến giáo dục và KTĐG (như quan điểm về khái niệm và vai trò của KTĐG ở mỗi nước, sự coi trọng KTĐG, các chính sách về KTĐG), việc đào tạo, bồi dưỡng và nhận thức của giáo viên về KTĐG, khuynh hướng, sở thích về KTĐG của giáo viên Tuy nhiên, còn một số yếu tố còn nhiều kết quả khác nhau, thậm chí trái ngược như: Kinh nghiệm, thâm niên giảng dạy Kết quả tổng quan nghiên cứu là một trong các cơ sở để xác đi ̣nh các yếu tố cơ bản trong xây dựng khung lý thuyết của luận án, xác định, lựa chọn các yếu tố có thể tác động đến NL KTĐG của giảng viên phù hợp trong mô hình nghiên cứu Tiêu biểu là một số nghiên cứu của các tác giả: Merlter (2004) phù hợp với King (2010); ngược lại với Darling-Hammond (2000); Alkharusi và các cộng sự (2012); Lukin và các cộng sự (2004)phù hợp với Graham (2005); Asnakew Tagele và Lake Bedilu (2015); Xu và Brown (2017); DeLuca và các cộng sự (2019); DeLuca cùng các cộng sự (20220); Đỗ Thị Hướng (2020); Klinger, Volante và Deluca (2012); Millan và Workman (1999); Wilson và Sloane (2000)

1.2.2 Các lý thuyết, triết lý nền tảng của đề tài nghiên cứu

1.2.2.1 Lý thuyết hê ̣ thống tổng quát

Luâ ̣n án sẽ tiếp câ ̣n lý thuyết hê ̣ thống mở để xây dựng và giải thı́ch cấu trúc NL KTĐG của GgV, đó là mô ̣t hê ̣ thống được cấu thành từ các cấu trúc bên trong là các NL thành phần có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau, đồng thời hệ thống này liên hệ và chịu tác động của các yếu tố bên ngoài là các yếu tố: Đặc điểm cá nhân và Môi trường giáo dục quân sự có liên quan trực tiếp tới các hoạt động KTĐG của GgV Các NL thành phần trong hệ thống này tương tác chặt chẽ với nhau đồng thời có sự trao đổi liên tục với môi trường, ta ̣o

Trang 9

nên sự biến đổi liên tục trong hê ̣ thống, đến khi có được sự ổn đi ̣nh tương đối Hê ̣ thống tổng quát mà luâ ̣n án tı̀m kiếm là loa ̣i hê ̣ thống có thể áp dụng rộng rãi trong các môi trường

khác nhau không phụ thuộc vào các đặc điểm cụ thể của hệ thống và các yếu tố liên quan

1.2.2.2 Chu trı̀nh PDCA về cải tiến chất lượng liên tục

Viê ̣c vâ ̣n dụng các tư tưởng của triết lý về cải tiến chất lượng liên tục của Deming vừa có tính khoa học, vừa rất phù hợp cho đổi mới quản lý các quá trı̀nh và hoa ̣t động giáo dục ở Việt Nam hiện nay, trong đó có các hoạt động KTĐG Triết lý chu trình PDCA về cải tiến chất lượng liên tục là mô ̣t cơ sở để vâ ̣n dụng xây dựng mô hı̀nh NL KTĐG của giảng viên cho luâ ̣n án

1.3 Cơ sở thực tế của đề tài nghiên cứu

1.3.1 Quy đi ̣nh của một số quốc gia trên thế giới về năng lực kiểm tra đánh giá

Nhı̀n chung, xuất phát từ các quan điểm, cách tiếp câ ̣n giáo dục và trı̀nh độ phát triển của từng quốc gia, các nền giáo dục khác nhau đã đưa ra những quan điểm riêng về NL KTĐG của nhà giáo Quá trı̀nh tổng quan các nghiên cứu ở trên và những quy đi ̣nh hiện hành trên là mô ̣t trong các căn cứ giúp tác giả xác đi ̣nh và đề xuất các NL thành phần cơ bản về NL KTĐG trong dạy học của GgV, cũng như xây dựng các tiêu chı́ và chı̉ báo đánh giá phù hợp với đối tượng cụ thể là GgV trong bô ̣ công cụ khảo sát cho luâ ̣n án Trong đó, có mô ̣t số thành phần NL KTĐG của GgV thường xuất hiê ̣n ở nhiều quốc gia sẽ được tác giả vâ ̣n dụng như là các NL gốc trong xây dựng khung đánh giá cho luâ ̣n án như: Thiết kế/ lâ ̣p kế hoa ̣ch; lựa cho ̣n/ phát triển công cụ; tổ chức triển khai thực hiê ̣n các hoa ̣t đô ̣ng KTĐG; Sử dụng và phản hồi kết quả KTĐG đến các bên liên quan

Tiêu biểu, luận án tham khảo quy đi ̣nh, yêu cầu về NL KTĐG của một số quốc gia, tổ chức sau: Mỹ, Canada, khung NL giáo viên Đông Nam Á (2018)

Ở Việt Nam, Luật giáo dục và các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của GgV mới chı̉ đưa ra các quy đi ̣nh chung, hoặc các yêu cầu khái quát và các hướng dẫn về nhiệm vụ và hoa ̣t đô ̣ng chính có liên quan công tác KTĐG của GgV và giáo viên chưa có tiêu chuẩn hay

quy định cụ thể nào về NL KTĐG Luận án sẽ dựa trên các quy định này để làm căn cứ xác

định, phát triển thành các nội dung hoa ̣t đô ̣ng và tiêu chuẩn đánh giá NL KTĐG của GgV

1.3.2 Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá trên thế giới và ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay

Luâ ̣n án tı̀m hiểu thực tế và xu hướng đổi mới KTĐG đang diễn ra trên thế giới và ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay, để làm cơ sở cho viê ̣c xây dựng mô hı̀nh NL KTĐG của GgV, từ đó xác đi ̣nh các nô ̣i dung và tiêu chı́ đánh giá NL này của GgV cho phù hợp

1.4.2.1 Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá trên thế giới

Khảo cứu cho thấy, trên thế giới đã và đang có sự chuyển đổi rõ ràng về văn hóa KTĐG, với viê ̣c chuyển từ văn hóa KTĐG bảo thủ, bi ̣ chi phối bởi mục đı́ch xếp hạng người ho ̣c thông qua mô ̣t điểm số tổng thể, sang mô hı̀nh đi ̣nh tı́nh theo ngữ cảnh, trong đó coi tro ̣ng các hồ sơ mô tả với các phản hồi đa chiều để thúc đẩy viê ̣c học tập

1.4.2.2 Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá ở Việt Nam

Viê ̣t Nam đang trong quá trı̀nh chuyển đổi căn bản và toàn diê ̣n giáo dục Trong đó, xu hướng nổi bâ ̣t là chuyển giáo dục từ cách tiếp câ ̣n nội dung sang tiếp câ ̣n NL thực hiê ̣n Mục đích của KTĐG cũng thay đổi từ chủ yếu phân loại, xếp hạng trình độ, năng lực người học sang chú trọng đồng thời việc phát triển các NL và vì sự tiến bộ không ngừng cho người học ngay trong quá trình dạy học Vì vậy, nghiên cứu này quan tâm đánh giá khả năng thực

Trang 10

hiện các mục đích đó của GgV Kết quả khảo cứu nội dung này sẽ là một cơ sở quan trọng để xác đi ̣nh, lựa chon và đề xuất các NL thành phần phù hợp trong xây dựng mô hình và cấu trúc NL TKĐG của GgV phù hợp với thực tế hiê ̣n nay Các đổi mới toàn diê ̣n giáo dục Viê ̣t Nam nói chung và đổi mới KTĐG ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay bắt nguồn và được đẩy ma ̣nh từ sự ra đời Nghi ̣ quyết 29 của Đảng cô ̣ng sản Viê ̣t Nam về đổi mới căn bản toàn diê ̣n giáo dục Viê ̣t Nam Trong đó, đã xác đi ̣nh “chuyển giáo dục từ cách tiếp câ ̣n nội dung sang tiếp câ ̣n NL thực hiê ̣n” Có thể thấy rõ hơn qua các nghiên cứu của Hoàng Thị Tuyết (2017); Nguyễn Đức Chı́nh và các cộng sự (2017); Ngô Bá Lợi (2021);

1.4 Đề xuất các thành phần năng lực và mô hı̀nh nghiên cứu

1.4.1 Đề xuất các thành phần năng lực

Dựa trên kết quả khảo cứu các cơ sở lý luận, thực tế và tổng quan về đề tài, tác giả đã đề xuất và lý giải việc lựa chọn các thành phần NL KTĐG trong dạy học của GgV Trong đó, một số cơ sở chung là: Bối cảnh và xu hướng đổi mới KTĐG ở Viê ̣t Nam và trên thế giới hiê ̣n nay; Chu trı̀nh PDCA về cải tiến chất lượng liên tục; lý thuyết hệ thống tổng quát; Mô hı̀nh cấu trúc 03 thành phần của NL gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ Một số cơ sở trực tiếp là: Các quy đi ̣nh thực tế về chức trách, nhiê ̣m vụ liên quan đến KTĐG trong dạy học của GgV; mô ̣t số quy đi ̣nh của các nước trên thế giới về thang đo NL KTĐG; tham khảo một số mô hı̀nh nghiên cứu về NL KTĐG Các NL thành phần cần có trong cấu trúc NL của GgV và căn cứ đề xuất trực tiếp được tổng hợp trong Bảng 1.3 của luận án

Từ đó, tác giả đề xuất và đưa ra cách hiểu nô ̣i hàm của các NL thành phần trong cấu trúc NL KTĐG của GgV trong Bảng 1.4

Các NL KTĐG thành phần đề

xuất

Thành phần

theo PDCA

Nô ̣i hàm

NL Lâ ̣p kế hoa ̣ch/ thiết kế KTĐG P Có khả năng xác đi ̣nh và phân bổ hợp lý các mục đı́ch/

mục tiêu, nô ̣i dung, phương pháp, công cụ/ kỹ thuật, thời gian cho các hoạt động KTĐG trong dạy học

NL Lựa chọn/ phát triển công cụ

Có khả năng lựa cho ̣n hoă ̣c xây dựng được các công cụ/ kỹ thuật phù hợp mục đı́ch/ mục tiêu KTĐG đă ̣t ra

Năng lực thu thập, diễn giải và đánh giá thông tin, minh chứng KTĐG

D Có khả năng thu thập, diễn giải và đánh giá chính xác các thông tin, minh chứng về các hoa ̣t đô ̣ng và kết quả quá trı̀nh học tâ ̣p của người học

Năng lực giám sát kết quả KTĐG C Có khả năng theo dõi tiến độ và việc đạt được các mục tiêu

KTĐG trong dạy học và quá trình giáo dục NL Phản hồi/ sử

dụng thông tin/ kết

Trang 11

Hı̀nh 1.13 Mô hı̀nh nghiên cứu của luận án

Tiểu kết Chương 1

Chương 1 trình bày kết quả tìm hiểu các cơ sở lý thuyết và thực tế cho việc xác định khoảng trống nghiên cứu và xây dựng khung lý thuyết của luận án Tổng quan các nghiên cứu về NL KTĐG của giảng viên cho thấy: Hiện chưa có một công trình hay bộ công cụ đánh giá nào về NL KTĐG phù hợp hoặc dùng chung cho các bối cảnh văn hoá, xã hội khác nhau, trong đó có môi trường giáo dục quân đội Kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới NL KTĐG của GgV còn có một số điểm chưa có sự thống nhất cao Đây được xác định là các khoảng trống nghiên cứu mà đề tài hướng tới khám phá

Tác giả đã tìm hiểu các quan điểm liên quan và xác định được nội hàm, cách hiểu của 03 cụm thuật ngữ công cụ chính được sử dụng trong luận án là: Năng lực KTĐG, dạy học và GgV Mặt khác, tác giả đã đề xuất khung lý thuyết của nghiên cứu là một cấu trúc của 05 NL thành phần và xác định nội hàm tương ứng, đồng thời đề xuất khám phá hai nhóm yếu tố ảnh hưởng tới năng lực này (gồm các đặc điểm cá nhân và môi trường giáo dục quân đội) Tuy nhiên, để khẳng định sự chắc chắn về các thành tố của khung năng lực, đánh giá mối quan hệ giữa chúng và những yếu tố cụ thể nào thực sự có ảnh hưởng tới NL KTĐG trong dạy học của GgV Điều này sẽ được làm rõ trong các chương tiếp theo của luận án

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG VÀ

THỬ NGHIỆM CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG

Chương 2 tập trung làm rõ việc thiết kế và tổ chức nghiên cứu, gắn với việc kết hợp sử dụng 02 nhóm phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính Đồng thời, trình bày việc xây dựng và thử nghiệm công cụ đo lường của luận án

2.1 Quy trình tổ chức nghiên cứu

Luận án được thiết kế và triển khai thực hiện theo một quy trình có tính tổng thể và thống nhất trong toàn bộ quá trình nghiên cứu, theo 03 giai đoạn từ nghiên cứu lý luận, thực nghiệm, tới tổng hợp, báo cáo kết quả như minh hoạ ở Hình 2.1 của luận án Trong đó, Giai đoạn 1: Thực hiện trong 24 tháng, từ 12/2019 ÷11/2021 Giai đoạn 2: Thực hiện trong 12 tháng, từ 12/2021 ÷11/2022 Giai đoạn 3: Thực hiện trong 16 tháng, từ 12/2022 ÷03/2024

Năng lực Thu thập, diễn giải và đánh giá các thông tin, minh chứng

KTĐGLập kế hoạch/ thiết kế

KTĐG

Năng lựcLựa chọn/ phát triểncác công cụ, kĩ thuật

KTĐGNăng lực

Phản hồi/ sử dụngthông tin, kết quả

trong dạy họccủa giảng viênKiến thức̣

K

ăng

Năng lựcGiám sát kết quả

KTĐG

Đặc điểm cá

nhân giảng viên

Môi trường giáo dục quân sự

Trang 12

2.2 Nghiên cứu định lượng

2.2.1 Xây dựng công cụ đo lường

2.2.1.1 Thao tác hóa khái niệm

Tác giả sẽ vận dụng cách thức của Griffin (2018) để thao tác hoá khái niệm NL KTĐG trong dạy học của GgV, thể hiện trong Hình 2.2

Hình 2.2 Mô hình đa diện của phép đo NL KTĐG trong dạy học của GgV

Kết quả của quá trình thao tác hoá khái niệm, tác giả xây dựng được cấu trúc của công cụ đo thử nghiệm (mục 1.1 của Phụ lục 1 của luận án) gồm 2 phần chính là:

- Phần I là thông tin chung, bao gồm 09 câu hỏi các thông tin về đặc điểm cá nhân và môi trường giáo dục quân đội, nhằm khám phá các thông tin về các yếu tố ảnh hưởng tới NL KTĐG trong dạy học của GgV

- Phần II là nội dung chính: Gồm các câu hỏi đóng về các nội dung liên quan trên 05 nhóm năng lực thành phần trong cấu trúc NL KTĐG trong dạy học của GgV

A Năng lực Lập kết hoạch/ thiết kế KTĐG: 12 câu hỏi; B Năng lực Lựa chọn/ phát triển các công cụ, kĩ thuật KTĐG: 12 câu hỏi; C Năng lực Thu thập, diễn giải và đánh giá thông tin, minh chứng KTĐG: 12 câu; D Năng lực Giám sát kết quả KTĐG: 11 câu hỏi;

E Năng lực Phản hồi/ sử dụng thông tin/ kết quả KTĐG, gồm 12 câu hỏi Trên mỗi năng lực thành phần, các câu hỏi sẽ tập trung khám phá trên 03 khía cạnh về kiến thức, kĩ năng và thái độ liên quan Trong đó, thang đo cho các câu hỏi về kiến thức và thái độ được sử dụng là Likert 5 mức độ về sự đồng ý: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3=Phân vân/ chưa quyết đi ̣nh; 4= Đồng ý; 5=Hoàn toàn đồng ý Thang đo cho các câu hỏi về kỹ năng được sử dụng là Likert 5 mức độ về tần suất thực hiện: 1 = Không bao giờ thực hiện; 2 = Hiếm khi thực hiện; 3=Thỉnh thoảng thực hiện; 4= Thường xuyên thực hiện; 5=Luôn luôn thực hiện

2.2.1.2 Thử nghiệm công cụ đo lường

a) Chọn mẫu và thu thập dữ liệu khảo sát thử nghiệm

Tiến hành khảo sát thử nghiệm tại 04/31 cơ sở giáo dục quân đội, gồm đại diện cho 02 nhóm cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng, với phân bố mẫu cụ thể trong Bảng 2.3

Thực hiện thu thập số liệu bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại mỗi cơ sở giáo dục đến khảo sát, đến khi thu thập đủ số lượng phiếu dự kiến cho mỗi trường Thời

Năng lực kiểm tra đánh gia ́ trong dạy học

Kiến thức

NL Giám sátKết quả KTĐǴ

NL Phản hồi/ sử dụngThông tin/ kết quả

KTĐGNL Lập kế hoạch/ thiết kế

KTĐG NL Thu thập, diễn giải và đánh giáthông tin, minh chứng KTĐG

Thái độ

Câu hỏi

KT LKH(1,2,3)

KN LKH(1,2,3)

TĐ LKH(1,2,3)

NL Lựa chọn/ phát triển công cụ KTĐGCấp độ năng lực

thành phầnCấp độ năng lực

Cấp độ tiêu chuẩn

Cấp độ tiêu chí

Cấp độ chỉ báo

KT XDCC(1,2,3)

KN XDCC(1,2,3)

TĐ XDCC(1,2,3)

KT TH(1,2,3)

KN TH(1,2,3)

TĐ TH(1,2,3)

KT GS(1,2,3)

KN GS(1,2,3)

TĐ GS(1,2,3)

KT PHSD(1,2,3)

KN PHSD(1,2,3)

TĐ PHSD(1,2,3)

Trang 13

gian thực hiện ở học kỳ 1, năm học 2022-2023 Hình thức tiến hành: Điều tra trực tiếp tại nơi làm việc, GgV trả lời theo nội dung của phiếu khảo sát trong khoảng 20-30 phút

Dữ liệu thử nghiệm thu được, sẽ được làm sạch sơ bộ Tổng số phiếu khảo sát phát ra là 420, tổng số phiếu thu về là 420 Số phiếu hợp lệ là 415 phiếu, chiếm 98,8%

b) Đánh giá, chuẩn hoá công cụ đo

Thực hiện đánh giá, chuẩn hoá thang đo năng lực KTĐG trong dạy học của GgV quân đội thông qua phân tích độ tin cậy và độ giá trị Sử dụng phần mềm SPSS 26 làm công cụ phân tích dữ liệu Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua 02 chỉ số: hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan của mỗi câu hỏi với các biến còn lại của thang đo, gọi tắt là hệ số tương quan với biến tổng Đánh giá độ giá trị bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Kết quả, sau khi loại bỏ 11 câu hỏi không đạt tiêu chuẩn, đó là LKH3, LKH12, XDCC3, XDCC6, XDCC12, TH2, TH5, TH12, GS10, PHSD4, PHSD10, tất cả 05 tiểu thang đo và toàn thang đo đều đa ̣t yêu cầu về hê ̣ số tin câ ̣y Cụ thể, hệ số Cronbach Alpha của toàn thang đo phiếu hỏi là 0,907, chứng tỏ phiếu có đô ̣ tin câ ̣y cao Trong đó, các tiểu thang đo đều có đô ̣ tin câ ̣y cao, thấp nhất là 0,825 (Năng lực phản hồi/ sử dụng thông tin/ kết quả KTĐG) và cao nhất là 0,933 (Năng lực giám sát kết quả KTĐG); các câu hỏi đều có tương quan tốt với biến tổng Như vậy, tổng số biến ban đầu đưa vào đánh giá là 65; số biến chưa đạt tiêu chuẩn về độ tin cậy và bị loại là 11, các biến đủ tiêu chuẩn còn lại là 54 Toàn thang đo đã có độ tin cậy tốt, các câu hỏi tập trung tìm hiểu đúng nội dung cần đo Phiếu hỏi đủ điều kiện thực hiện khảo sát, đánh giá thông tin về mặt độ tin cậy

* Đánh giá độ giá trị của thang đo

Sau khi kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha, tiếp tục phân tích nhân tố khám phá với 54 biến quan sát, kết quả thống kê ở Bảng 2.5 và 2.6

Kết quả phân tích EFA đã xác định 05 nhóm nhân tố tương ứng với 54 câu hỏi và 09 biến quan sát về các yếu tố ảnh hưởng, có khả năng đo lường NL KTĐG của GgV trong các cơ sở giáo dục quân đội Mô hình sau phân tích EFA ở Bảng 2.7 (Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh) không có sự khác biệt nhiều so với thiết lập ban đầu, chỉ giảm 11 mã và chuyển đổi 01 mã giữa các nhân tố Bộ công cụ đo sau khi được chuẩn hoá được thống kê tại mục 1.2 của Phụ lục 1

2.2.2 Tổ chức điều tra khảo sát chính thức

2.2.2.1 Tổng thể và mẫu nghiên cứu a) Tổng thể mẫu

Tại thời điểm nghiên cứu, Quân đội có tổng số 31 cơ sở giáo dục bậc đại học (21) và cao đẳng (10), phân bố không đều trên 03 miền Bắc, Trung và Nam, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc, xem Phụ lục 2 (Website tư vấn tuyển sinh quân sự, 2023) Tổ chức khảo sát chính thức trong 02 đợt của học kỳ 1 và 2 (tháng 11, 12/2022 và 6, 7/2023) năm học 2022-2023

Ngày đăng: 19/09/2024, 09:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w