1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn học cuối kỳ động cơ học tập của sinh viên và nhân cách của người giảng viên trong giảng dạy

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂNNGHIỆP VỤ SƯ PHẠMTIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC CUỐI KỲĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN VÀ NHÂN CÁCHCỦA NGƯỜI GIẢN

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN

NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC CUỐI KỲ

ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN VÀ NHÂN CÁCHCỦA NGƯỜI GIẢNG VIÊN TRONG GIẢNG DẠY

Môn học: Tâm lý học dạy học đại cương Giảng viên: TS Nguyễn Hồng Phan Học viên thực hiện: Mai Hoa Nhi Khóa: 93

Thành phố Hồ Chí Minh, 2024

Trang 2

Mục lục

DẪN NHẬP 2

Chương 1: ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 4

1.1 Việc thúc đẩy hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 4

1.1.1 Động cơ học tập của sinh viên là gì? 4

1.1.2 Những động cơ chủ yếu thúc đẩy hoạt động học tập của sinh viên trong phạm vi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 7

Chương 2: NHÂN CÁCH NGƯỜI GIẢNG VIÊN 12

2.1 Nhân cách của người giảng viên 12

2.1.1 Phẩm chất người giảng viên 13

2.1.2 Năng lực người giảng viên 13

2.2 Thực tiễn trong rèn luyện nhân cách người giảng viên 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Mục lục hình ảnhHình 1 Tháp Nhu cầu của Maslow 4

Hình 2 Các yếu tố tác động đến động cơ học tập của sinh viên 7

Trang 3

DẪN NHẬP

Nền giáo dục Việt Nam hiện tại luôn cố gắng không ngừng đổi mới, phát triển cùng với phát huy những giá trị truyền thống tích cực Bên cạnh việc hội nhập, hiện đại hóa phong cách giảng dạy cũng là một trong những yếu tố được xem xét trong việc cải tiến giáo dục Thế nhưng có thể nhận ra rằng, dù ở bất kỳ thời đại hay khu vực nào, ý thức tự giác của sinh viên và tầm quan trọng cốt lõi của người giảng viên luôn là 2 yếu tố quyết định đến thành quả của quá trình giảng dạy và học tập Theo vấn đề đó, bài tiểu luận dưới đây sẽ dựa trên những học thuyết phổ biến, thực trạng để phân tích về những động cơ thúc đẩy học tập và điều kiện tạo ra động cơ thúc đẩy hành vi cho sinh viên Từ đó, đề ra những giải pháp thích hợp để tạo động lực cho sinh viên Bên cạnh đó, bài tiểu luận còn phân tích dựa trên khía cạnh về nhân cách của người giảng viên Nhờ vậy, có thể liên hệ thực tiễn để đề ra các biện pháp rèn luyện nhân cách giảng viên Bài tiểu luận sẽ giải đáp hai vấn đề chính dưới đây:

Câu 1: Anh/chị hãy nêu và phân tích những động cơ chủ yếu thúc đẩy hoạt độnghọc tập của sinh viên trường mình? Từ đó đề xuất các biện pháp tạo động cơ họctập cho sinh viên?

Câu 2: Anh/chị hãy nêu và phân tích nhân cách (phẩm chất và năng lực) củagiảng viên? Từ đó liên hệ với thực tế của bản thân trong việc rèn luyện nhâncách người giảng viên?

Trang 4

Chương 1

ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

1.1 Việc thúc đẩy hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

1.1.1 Động cơ học tập của sinh viên là gì?

Có thể thấy, kể cả trong các lĩnh vực của cuộc sống, động cơ được dùng để chỉlực thúc đẩy Trong ngôn ngữ Latin, động cơ bắt nguồn từ chữ “movere” (làm chuyển

động) và được phát triển thành “motif” - nghĩa là lý do thúc đẩy con người hành động Nó bao gồm các nguyên nhân nằm cả bên trong và bên ngoài chủ thể mang hình thái xuất phát từ các nhu cầu tâm sinh lý (Trần Thị Bích Diệp, 2021) Theo Nguyễn Quang Uẩn, ông cho rằng động cơ là một sự tác động mạnh mẽ và trực tiếp vào con người nhằm kích thích các hành vi (Nguyễn Quang Uẩn, 2003) Trong tâm lý học, một số học thuyết nổi tiếng cũng đưa ra những nhận định về nội dung và quá trình tạo động cơ Một trong số đó là học thuyết về nội dung động cơ của Abraham Maslow - người đã đồng thời đưa ra đề xuất về tháp Nhu cầu.

Trang 5

Hình 1 Tháp Nhu cầu của Maslow

Theo đó, ông cho rằng mọi hành vi của con người có nguồn gốc từ chính nhu cầu của họ được chia thành các bậc khác nhau theo trình tự từ dưới đi lên Điều đó có nghĩa khi một nhu cầu ở bậc dưới được đáp ứng, con người sẽ hành động để thỏa mãn nhu cầu bậc ở cao hơn Khi các nhu cầu dần được đáp ứng, con người sẽ hài lòng và tạo động cơ để họ tiếp tục hành động và phát triển (Đ P Quý, 2010) Tháp Nhu cầu của Maslow được chia thành 2 loại cấp bậc chính: cấp cao và cấp thấp, trong đó cấp thấp gồm toàn bộ các nhu cầu về sinh học và an ninh trong khi cấp cao gồm các nhu cầu liên quan đến xã hội, tự trọng và sự hoàn thiện Các bậc của tháp được diễn giải như sau:

Bậc 1 - Nhu cầu sinh học (không khí, nước, thức ăn, chỗ ở, giấc ngủ, sinh sản, v.v): các nhu cầu về sinh học nằm ở bậc dưới cùng và đảm bảo ở mức tối thiểu cho sự tồn tại của con người, còn được gọi là nhu cầu sinh lý hay nhu cầu cơ thể Chúng là những nhu cầu cơ bản và thiết yếu nhất giúp con người cảm thấy thoải mái

Bậc 2 - Nhu cầu an ninh, an toàn: Khi các nhu cầu sinh học dược đáp ứng đầy đủ, con người sẽ hướng tới những nhu cầu cao hơn Ở nhu cầu bậc 2, con người cần sự đảm

Trang 6

bảo về an toàn bản thân, gia đình, tài sản, sức khỏe, công việc, v.v Nhu cầu này không chỉ biểu hiện ở mặt cơ thể vật lý mà còn về tinh thần khi con người mong muốn tránh xa các nguy hiểm Khi môi trường hoặc điều kiện xung quanh cản trở nhu cầu này (thiên tai, chiến tranh, v.v.), nhu cầu này sẽ trở thành động cơ để con người hành động.

Bậc 3 - Nhu cầu xã hội: ở nhu cầu này, mối liên hệ giữa con người và xã hội được thể hiện rõ Con người bắt đầu có nhu cầu và mong muốn được mọi người xung quanh chấp nhận Họ mong muốn có được sự yêu thương Lúc này, con người cần giao tiếp với nhau để tăng tương tác và phát triển.

Bậc 4 - Nhu cầu về lòng tự trọng: khi con người được xã hội chấp nhận, họ có nhu cầu cao hơn là mong muốn được tôn trọng Từ đó, họ mong muốn quyền lực, địa vị và uy tín để nhận nhiều sự tôn trọng hơn.

Bậc 5 - Nhu cầu về sự hoàn thiện: Khi các nhu cầu trước đó được thỏa mãn đầy đủ, con người sẽ tiếp tục phát triển một cách toàn diện về thể lực và trí tuệ Lúc này, con người có nhu cầu hướng đến các giá trị cao hơn như: chân - thiện - mỹ, sáng tạo, tự cung tự cấp, giải trí, chân lý cuộc sống, v.v

Có thể thấy, quy đổi với tháp nhu cầu trên, nhu cầu học tập và phát triển của con người phản ánh mong muốn phát triển nhận thức Chính vì thế, nhu cầu học tập thuộc vào bậc 5 - nhu cầu về sự hoàn thiện cả thể lực và trí tuệ.

Ngoài ra, một số học thuyết khác cũng nhận định về nội dung của động cơ như: thuyết hai yếu tố của Herzberg hay học thuyết ERG của Clayton Alderfer Theo học thuyết hai yếu tố của Herzberg cho rằng động cơ tồn tại nhờ vào nhân tố thúc đẩy và nhân tố duy trì Trong khi đó, Alderfer mở rộng từ học thuyết nhu cầu Maslow rằng nhu cầu bao gồm 3 nhóm chính: nhu cầu tồn tại, nhu cầu có quan hệ và liên kết, nhu cầu phát triển và trưởng thành Trong 3 nhóm nhu cầu trên, nhu cầu học tập thuộc vào nhóm nhu cầu phát triển và trưởng thành vì nhóm nhu cầu trên cần sự phát triển về mặt cảm xúc và trí tuệ.

Động cơ học tập cũng vì thế được hình thành dựa trên cơ sở của nhu cầu học tập Trong đó, nhu cầu học tập được liệt vào nhu cầu bậc cao của con người Để đáp ứng

Trang 7

nhu cầu này, trước hết, cần phải thỏa mãn cấp thấp hơn Từ đó, động lực thúc đẩy nhu

cầu mới được hình thành Như vậy, động cơ học tập được hiểu như một nhân tố tác

động đến quyết định học tập của con người, cụ thể là người học Mục đích của việc học tập là để tiếp thu tri thức, trau dồi nhân cách và đạo đức, nâng cao năng lực Chính vì thế, động cơ học tập cần đúng đắn và tích cực để tạo nên sự thoải mái, hăng say cho người học.

Trong học tập bậc đại học, tính sáng tạo và tự học hỏi là những đặc điểm khiến học tập ở cấp bậc này khác biệt với cấp phổ thông Vì vậy, động cơ học tập bậc đại học

cũng mang hình thái của tự nghiên cứu và sáng tạo Mặt khác, động cơ học tập của

sinh viên chịu ảnh hưởng bởi các nguyên do sau (Phan Trọng Ngọ, :

1 Nguồn động cơ: bên trong (nhu cầu tâm sinh lý), và bên ngoài (môi trường, xã hội, v.v).

2 Loại mục tiêu: mục tiêu học tập (tùy thuộc vào sự hài lòng của cá nhân với độ khó bài học), và mục tiêu thực hiện (tùy thuộc vào mong muốn và cái tôi của bản thân).

3 Nhu cầu thành tích: đạt thành tích hay sợ thất bại.

4 Sự quan tâm: sự quan tâm của bản thân đối với thành tích đạt được 5 Quy kết nguyên nhân: Thành công hay thất bại với nỗ lực bản thân 6 Niềm tin về năng lực: tăng tiến, thực thể.

Có thể thấy, theo học thuyết Maslow, những nguyên nhân tác động đến động cơ học tập kể trên đều thuộc vào các bậc nhu cầu thấp hơn hoặc ngang bằng bậc nhu cầu học tập Cụ thể, động cơ bên trong về nhu cầu tâm sinh lý (bậc 1), nguồn động cơ bên ngoài về môi trường và xã hội (bậc 3), loại mục tiêu, nhu cầu thành tích, quy kết nguyên nhân hay sự quan tâm (bậc 5).

1.1.2 Những động cơ chủ yếu thúc đẩy hoạt động học tập của sinh viên trong phạm vi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Theo nghiên cứu của Huitt, W (2001), động cơ học tập được bắt nguồn bởi các nhân tố bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức) và bên ngoài (động cơ xã hội) Một nhóm tác giả đến từ trường đại học Cửu Long thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã đề xuất một mô hình về động cơ học tập.

Trang 8

Hình 2 Các yếu tố tác động đến động cơ học tập của sinh viên

Dựa trên kết quả của nhiều khảo sát và nghiên cứu, một điều chung được đúc kết rằng, về mặt nhận thức, các sinh viên trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có một động cơ thứ yếu là mong muốn trở thành một cá nhân nổi trội trong lĩnh vực chuyên môn của bản thân (Trần Thị Bích Diệp, 2021) Ngoài ra, các động cơ vì mục đích của bản thân, gia đình và xã hội của các sinh viên ở hầu hết các cơ sở giáo dục đều tương đối giống

Đối chiếu với tháp Nhu cầu Maslow, các mong muốn trên của sinh viên hầu hết thuộc vào bậc 4 và bậc 5 của tháp Cụ thể, các mong muốn như đạt được tri thức, cuộc sống

Trang 9

ý nghĩa, hiệu quả công việc, cuộc sống viên mãn, có ích cho bản thân đều thuộc vào bậc 5, mong muốn khẳng định bản thân thuộc vào bậc 4

Với động cơ học tập gia đình, bộ phận lớn sinh viên mong muốn học tập để: 1 Công ơn cha mẹ

2 Giáo dục con cái

Tương tự, động cơ học tập vì gia đình và xã hội đa phần cũng nằm trong bậc 5 của tháp Nhu cầu Maslow.

1.2 Các biện pháp tạo động cơ học tập cho sinh viên

Từ tháp Nhu cầu của Maslow, ta có thể suy ra được rằng để có thể giúp sinh viên có động cơ học tập hay có hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập, trước hết, cần có biện pháp đáp ứng các nhu cầu cấp thấp hơn của sinh viên Theo thứ tự từ thấp đến cao, ta có các phương pháp sau:

Bậc 1 - nhu cầu sinh học: đáp ứng cho sinh viên cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi Không gian học tập thoáng, mát mẻ Gần với các tiện nghi khác tương thích với nhu cầu sinh viên như: quán ăn, cửa hàng tiện lợi, v.v Tạo điều kiện sinh viên được nghỉ ngơi, giải trí sau những buổi học.

1 Tổ chức hệ thống căn tin, chỗ ăn cho sinh viên đầy đủ 2 Quán cà phê trong khuôn viên trường.

3 Khu vực nghỉ ngơi 4 Thư viện, phòng tự học.

Trang 10

5 Gần các quán ăn, cửa hàng tiện lợi 6 Sân chơi thể thao.

7 Hội trường.

8 Trang bị thiết bị điện như: đèn, quạt, máy lạnh, máy chiếu, ti vi, v.v trong lớp học.

9 Phòng học gọn gàng, sạch sẽ; bàn, ghế đạt tiêu chuẩn chất lượng.

→ Sinh viên được tạo điều kiện đầy đủ và thích hợp để tập trung cho vấn đề học vấn Các điều trên sẽ đáp ứng những nhu cầu cơ bản bậc 1 cho sinh viên để tạo động cơ thúc đẩy khả năng tập trung và học tập của sinh viên.

Bậc 2 - Nhu cầu an ninh, an toàn: đảm bảo thông tin cá nhân của sinh viên được bảo mật, môi trường học tập an toàn, không nằm gần các khu vực tệ nạn, điều kiện không tốt Điều kiện tiếp cận khu vực học tập cần được kiểm tra chặt chẽ, hạn chế những người không phận sự vào khu vực trường học

1 Thẻ sinh viên, thẻ viên chức để kiểm tra khi ra vào trường.

2 Thẻ sinh viên cá nhân để quét khi sử dụng các tiện ích của trường.

3 Cơ sở dữ liệu do trường lưu giữ an toàn tuyệt đối, tính bảo mật cao Tuyệt đối không bán thông tin sinh viên cho bên thứ ba

4 Chính sách bảo vệ quyền lợi riêng của sinh viên 5 Văn phòng xử lý các vấn đề của sinh viên.

→ Khi sinh viên được đáp ứng đầy đủ các điều kiện bậc 1 và sự an tâm về mặt an ninh ở bậc 2, sinh viên dễ dàng tập trung và thoải mái hơn trong quá trình học tập Bậc 3 - Nhu cầu xã hội: môi trường học tập tạo điều kiện cho sinh viên phát triển toàn diện Thái độ của các viên chức trong trường và sinh viên hòa đồng, trang nhã Môi trường giao tiếp năng động và gần gũi Sinh viên và giảng viên cần tăng cường trao đổi với nhau các vấn đề về học vấn cũng như tinh thần.

- Các buổi tư vấn, trao đổi giữa sinh viên và giảng viên, giữa sinh viên và sinh viên, giữa sinh viên, giảng viên với ban điều hành trường.

→ Với nhu cầu bậc 3, khi đáp ứng được bậc này, sinh viên sẽ có được kỹ năng giao tiếp, tiếp xúc với môi trường xung quanh, tích lũy các kỹ năng mềm Ngoài ra, họ còn

Trang 11

có cơ hội tiếp nhận tri thức một cách thụ động Khi đó, họ sẽ tăng mong muốn cải thiện tri thức để có thể giao tiếp dễ dàng và thoải mái hơn với mọi người xung quanh Điều này sẽ kích thích cho hành vi học tập của sinh viên, hay còn được gọi là thúc đẩy động cơ học tập của sinh viên

Bậc 4 - Nhu cầu về lòng tự trọng: Giảng viên cần tôn trọng sinh viên Tránh các nạn phân biệt chủng tộc, vùng miền, giới tính, giàu nghèo, trình độ, v.v trong cộng đồng sinh viên.

1 Không công kích về lòng tự tôn cá nhân sinh viên về mọi mặt 2 Tôn trọng quyền tự do ngôn luận của sinh viên.

3 Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm sinh viên 4 Không ám chỉ hay có hành vi xúc phạm sinh viên.

5 Không thiên vị giữa các cá nhân trong cộng đồng sinh viên.

→ Khi nhu cầu bậc 4 được đáp ứng, sinh viên sẽ nhận ra bản thân có vị thế nhất định trong xã hội Họ tự tin hơn với vai trò của bản thân trong xã hội Từ đó, họ cảm thấy được xã hội chấp nhận và thể hiện các quyền của bản thân dễ dàng hơn Nhờ vậy, họ sẽ dễ dàng và nhanh chóng tiếp nhận tri thức hơn, không còn e dè trong học tập Ngay khi họ tiếp nhận tri thức hiệu quả, họ có thể thấy được tầm quan trọng của học tập trong phát triển địa vị, uy tín và phẩm chất cá nhân, góp phần tạo thành động cơ thúc đẩy việc học tập của sinh viên.

Bậc 5 - Nhu cầu về sự hoàn thiện: giảng viên và nhà trường cần có các chương trình thể thao tạo điều kiện phát triển thể thao, các cuộc thi thiết kế, sáng chế để tăng tính sáng tạo hoặc các sự kiện học thuật để tăng tri thức, nhận thức

1 Nâng cao thể lực: Hội khỏe Phù Đổng, Hội thao toàn quốc, Giải Bóng đá (Bóng chuyền, Bóng rổ, chạy) sinh viên, Đại hội Thể thao, v.v.

2 Nâng cao trí tuệ: các cuộc thi chuyên ngành, Hội thi Olympic các môn Khoa học, Nhà Nghiên cứu trẻ, Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học EURÉKA, tranh luận sinh viên,Hội thảo kỹ năng, v.v.

3 Nâng cao các giá trị văn hóa, đạo đức: Tuần lễ sinh hoạt công dân, Xuân tình nguyện, Mùa hè xanh, Nối vòng tay lớn, Hiến máu tình nguyện, Tiếp sức mùa thi, Lớp học tình thương, v.v.

Trang 12

→ Các hoạt động trên giúp sinh viên phát triển một cách toàn diện về thể lực, trí tuệ và nhân cách bản thân Nhờ đó, họ nhận thức được các giá trị xã hội, cuộc sống, nhờ vậy, họ xác định rõ ràng sức ảnh hưởng to lớn của học tập đối với sự phát triển xã hội loài người Cũng từ đó, họ chủ động tạo ra động cơ học tập cho bản thân

Trang 13

Chương 2

NHÂN CÁCH NGƯỜI GIẢNG VIÊN2.1 Nhân cách của người giảng viên

Với từng nền giáo dục ở từng khu vực và quốc gia khác nhau, hệ thống và cách vận hành của chúng cũng khác nhau Tuy nhiên, không khó để nhận ra rằng đặc điểm chung và cần thiết phải có của các nền giáo dục đó là đối tượng giáo dục Hiển nhiên, đối tượng giáo dục ở đây là học sinh, sinh viên, học viên Họ là những người với ước mong tìm kiếm tri thức và được rèn luyện kỹ năng Chính vì thế, để quá trình họ được truyền đạt kiến thức diễn ra hiệu quả và nhiệt huyết, nhất thiết phải cần một người truyền dạy xứng tầm Vậy, người giảng viên là yếu tố quyết định đến thành quả của người sinh viên Tuy nhiên, trong giảng dạy, chỉ truyền đạt kiến thức vẫn chưa đủ; nhân phẩm và đạo đức cũng là một trong những bài học mà người giảng viên cần truyền dạy Để rèn giũa đạo đức và nhân phẩm của sinh viên, bản thân người giảng viên cũng phải là một tấm gương của đạo đức, chuẩn mực nhân cách sống.

Hiện nay, bên cạnh những người giảng viên tận tụy và không ngừng cống hiến cho nền giáo dục nước nhà thì đâu đó, vẫn còn những người giảng viên đánh rơi đạo đức bản thân Trong năm 2023 vừa qua và đầu năm 2024, một bộ phận các giảng viên bị chỉ trích về thái độ đối với sinh viên và sự không liêm chính trong nghiên cứu khoa học Chính điều này dẫn đến hình ảnh của các giảng viên trong mắt sinh viên trở nên xấu đi, khiến cộng đồng giảng viên vô tình bị đánh đồng nhân cách cùng những trường hợp đấy

Khi nói về nhân cách của người giảng viên, hai nhân tố bắt buộc phải đề cập đến bao gồm phẩm chất và năng lực Đây là hai điều kiện tiên quyết để trở thành một người giảng viên trọn vẹn hay một người thầy đích thực Trước tiên, để hiểu thế nào là nhân cách của một người giảng viên, chúng ta phải biết rằng sứ mệnh của một người thầy là gì Hiển nhiên, sứ mệnh người thầy được hiểu như những nhiệm vụ thiêng liêng mà người thầy đó phải hoàn thành một cách trọn vẹn Để làm được điều đó, người giảng viên cần có một triết lý giáo dục đúng đắn và hợp thời đại Trong nền giáo dục hiện

Ngày đăng: 19/04/2024, 23:58

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w