1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ NÀNG ĐÔN (1962 - 2018)

181 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Truyền Thống Cách Mạng Của Đảng Bộ Và Nhân Dân Xã Nàng Đôn
Tác giả Ban Chấp Hành Đảng Bộ Xã Nàng Đôn
Trường học ĐẢNG BỘ HUYỆN HOÀNG SU PHÌ
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Sách
Năm xuất bản 2018
Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 3,83 MB

Nội dung

Vào những năm 1939 - 1944, cơ sở cách mạng được thành lập ở nhiều nơi trong tỉnh, tuy vậy ở địa bàn Nàng Đôn nói riêng, Hoàng Su Phì nói chung, cán bộ Việt Minh chưa đến được với đồng bà

TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA CỦA NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC XÃ NÀNG ĐÔN

Xã Nàng Đôn có 05 dân tộc anh em cùng sinh sống: Nùng, Mông, Kinh, Tày, Dao, trong đó, dân tộc Nùng chiếm đại đa số với 89% so với tổng dân số của xã Mỗi dân tộc với nét văn hóa riêng, độc đáo tạo nên sự phong phú, đa dạng trong truyền thống văn hóa nơi đây Trải qua thời gian dài chung sống, khẩn khai đất đai, xây dựng cuộc sống mới ở quê hương Nàng Đôn, mối quan hệ giữa các dân tộc càng gắn bó khăng khít

Năm dân tộc anh em cùng chia sẻ khó khăn, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết thi đua lao động sản xuất và xây dựng cuộc sống

Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chính trong nền kinh tế địa phương, gồm có trồng cây lương thực (lúa, ngô), kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm Bên cạnh đó, đồng bào còn làm các nghề thủ công như: rèn dao, cuốc, đúc lưỡi cày phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương, trồng bông, dệt vải Trong lao động, đồng bào thể hiện sự sáng tạo, khéo léo trong việc dệt vải, in hoa văn trên vải bằng sáp ong, đan lát các đồ dùng phục vụ sinh hoạt…

Mỗi dân tộc có một nét văn hóa độc đáo Trai gái Mông thổi khèn, múa khèn trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng Người Dao hát màng; người Tày, Nùng còn có hội “Xuống đồng” không chỉ cầu các vị thần nông, thần sông, thần núi, phù hộ cho thời tiết tốt, mùa màng bội thu, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng với nhiều trò chơi gian dân đặc sắc

Văn hóa nghệ thuật của các dân tộc có điểm chung là ruộng bậc thang, dù là dân tộc Nùng, Tày, Mông hay

Các dân tộc Dao có nghệ thuật cải tạo đồi núi thành ruộng bậc thang kỳ công, trải dài từ trên cao xuống dưới Kỹ thuật điêu luyện này được truyền từ đời này sang đời khác, trở thành di sản văn hóa quốc gia Mỗi dân tộc sở hữu những nét văn hóa riêng biệt, thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục và không gian sống Kết cấu nhà ở của các dân tộc Dao đại bản có những đặc điểm riêng, phản ánh bản sắc văn hóa độc đáo của họ.

Mông đều có kỹ thuật trình tường từ đất đảm bảo không đổ và có độ bền chắc, trong nhà ấm cúng Các dân tộc

Nùng, Tày, Dao có văn hóa nhà sàn được lát dát bằng cây diễn, xung quanh được thưng bằng dát cây diễn đan hoa thành 2 lớp cứng và chắc, ngày nay có nhà bưng bằng ván

Trang phục và tiếng nói không giống nhau, mỗi dân tộc có tiếng nói riêng, chỉ có người Tày và người Nùng cơ bản nói giống nhau, nhưng khác nhau ở trang phục nữ, còn nam giới gần như giống nhau

Các dân tộc đều có bàn thờ tổ tiên, một số gia đình thờ thổ công Riêng đồng bào dân tộc Nùng, dân tộc Tày có tục lệ thờ thần rừng (cãn lủng, đông chưs), được Bộ Văn hóa xếp hạng văn hóa phi vật thể Người Dao có tục cấp sắc cho con trai đến tuổi trưởng thành và cúng Bàn Vương (lễ trả nguyện - Chaos nhủn)

Dân tộc Mông có khèn sáo, đàn môi và các điệu nhảy sinh tiền, múa khèn rất phong phú và đặc sắc Dân tộc Nùng, Tày có đàn nhị với tiếng đàn du dương nghe hấp dẫn

Trải qua nhiều thế hệ với những biến động về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, song nhân dân xã Nàng Đôn sống rất thủy chung, quý trọng tình nghĩa, cần mẫn làm ăn, cùng nhau đoàn kết chống lại kẻ thù xâm lược và xây dựng một nền văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc với những giá trị độc đáo Đó là tài sản vô giá được cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã trân trọng, giữ gìn, phát huy qua các thời kỳ Cùng với việc lưu truyền, gìn giữ những nét đẹp văn hóa cổ truyền, truyền thống hiếu học cũng là một trong những giá trị quý báu được hình thành và hun đúc từ dòng chảy lịch sử hàng nghìn đời của dân tộc nói chung, xã Nàng Đôn nói riêng Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của ông cha, dù trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, chiến tranh ác liệt hay hòa bình, những người con của xã Nàng Đôn vẫn vượt khó vươn lên học tập, đỗ đạt thành danh Nhiều người giữ những chức vụ quan trọng trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật, quốc phòng - an ninh Tiêu biểu có đồng chí Hoàng Sấn Sèng (dân tộc

Nùng) - Ủy viên Thư ký Ủy ban hành chính huyện, sau là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; đồng chí Ly Thị Chía (dân tộc Mông) - Phó Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà

Giang; đồng chí Lù Xín Lìn (dân tộc Nùng) - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện; đồng chí Giàng Chẩn Lùng (dân tộc Mông) - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện; đồng chí Lù Tờ Lìn (dân tộc Nùng) - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy… và nhiều đồng chí khác

NHÂN DÂN XÃ NÀNG ĐÔN DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1962

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm chiếm nước ta, đến năm 1887, chúng chiếm đóng Hà Giang Tháng 8/1890, sau khi điều chỉnh phạm vi quản lý, thực dân Pháp xác lập chế độ quân quản Trước hết chúng tiếp tục duy trì và củng cố đội ngũ tay sai ở cấp cơ sở như: Vùng người Nùng do các Quằng - tức thổ ty nắm giữ, giúp việc cho Quằng là các chẩu (chẩu mường, chẩu sảng, chẩu họ, chẩu hiến, chẩu chướng…); vùng đồng bào dân tộc Tày có Chánh tổng, Lý trưởng, Phó lý, Hội đồng kỳ mục; đối với khu vực người Dao cư trú, chúng lập thành động và cử người Dao làm Quản động; vùng người

Mông chia thành giáp do bọn Tổng giáp, Mã phài nắm, dưới sự kiểm soát của Bang tá người Mông

Về lĩnh vực kinh tế, thực dân Pháp và bè lũ tay sai ra sức bóc lột về kinh tế, vơ vét của cải, tài nguyên, chủ yếu là khai thác, cướp đoạt các sản phẩm nông - lâm nghiệp, nguồn tài nguyên quý giá của địa phương

Chúng còn bắt người dân phải đi phu xây dựng đồn bốt; bóc lột đồng bào bằng sưu cao, thuế nặng hết sức tàn nhẫn như: thuế đinh, thuế điền, thuế địa, thuế nuôi quân, thuế thuốc phiện Chúng tự chiếm giữ một vùng để phục vụ riêng cho gia đình, nhân dân phải cày cấy, gặt hái cho chúng Những sản phẩm làm ra, nhân dân hầu như không được sử dụng, chủ yếu phải nộp cho bọn thống trị, nộp từ con gà, quả trứng trở lên

Thực dân Pháp và bè lũ tay sai triệt để thi hành chính sách “ngu dân”, kìm hãm nhân dân các dân tộc trong cảnh tối tăm, lạc hậu Cả xã không có lớp học nào, nên hầu như 100% người dân thất học, mù chữ Người dân khi ốm đau chủ yếu dùng thuốc nam và cúng ma, nên khi bị bệnh thường dẫn tới tử vong, tuổi thọ trung bình thấp, tình trạng “hữu sinh vô dưỡng” diễn ra phổ biến Thâm độc hơn, chúng còn khuyến khích người dân trồng, hút thuốc phiện, uống rượu, đánh bạc… Các hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội luôn song hành với các chính sách ngu dân của chúng, với mục đích đầu độc và làm tổn hại giống nòi của nhân dân ta

XÃ NÀNG ĐÔN ĐƯỢC THÀNH LẬP , CHI BỘKHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, THAM GIA CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN

Với đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc, non sông thu về một mối, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn cả nước độc lập thống nhất, cùng thực hiện một nhiệm vụ chiến lược là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước

Bước vào thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới, Nàng Đôn phải đối mặt với không ít những khó khăn

Công tác quản lý và khai thác tài nguyên ở địa phương chưa có quy hoạch chặt chẽ Năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi thấp, các ngành nghề chậm phát triển Đời sống vật chất và tinh thần của đại đa số nhân dân còn khó khăn, nhiều hủ tục lạc hâu, hiện tượng mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp Trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ còn có mặt hạn chế

Mặt khác, các thế lực thù địch luôn tìm cách phá hoại công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh, đe dọa công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước ta nói chung và của xã Nàng Đôn nói riêng

Trên chặng đường mới, ý chí tự lực tự cường, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân là nguồn lực quý giá để xã phát triển Nước nhà thống nhất, khắp nơi tràn ngập không khí phấn khởi, vui tươi, niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng được củng cố vững chắc, tạo điều kiện cho việc thực hiện và cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng ở địa phương

Ngày 27/12/1975, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về bỏ cấp khu, mở rộng quy mô tỉnh phù hợp với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang được hợp nhất thành tỉnh Hà Tuyên

Trong những tháng đầu năm 1976, Chi bộ, chính quyền xã Nàng Đôn tập trung tuyên truyền về thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và chuẩn bị cho công tác bầu cử Quốc hội khóa VI Ngày 25/4/1976 trở thành ngày hội của toàn dân, 98% cử tri trong xã tham gia cuộc Tổng tuyển cử, bầu những đại biểu ưu tú vào Quốc hội nước Việt Nam thống nhất - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân

Tháng 12/1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội Với mục tiêu đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội đề ra kế hoạch 5 năm (1976 - 1980) và quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch là xây dựng chủ nghĩa xã hội và cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nhằm 2 mục tiêu cơ bản: Xây dựng một bước cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước mà bộ phận chủ yếu là cơ cấu công - nông nghiệp và cải thiện một bước đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân Đại hội quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam

Thực hiện sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, ngày 20/5/1977, Chi bộ xã Nàng Đôn tổ chức Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 1977 - 1979 Đại hội tiến hành kiểm điểm đánh giá những kết quả đã đạt được và những việc chưa làm được trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI, xác định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 1977 - 1979: Đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp, trọng tâm là sản xuất lương thực, cải thiện đời sống; củng cố các hợp tác xã, hoàn thiện thêm một bước quan hệ sản xuất Chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục và y tế; tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể Đại hội bầu Chi ủy gồm 3 đồng chí, đồng chí Vàng Kháy Mìn giữ chức Bí thư Chi bộ, đồng chí Lù Sào Củi - Phó Bí thư Chi bộ

Đại hội Đảng bộ xã Nàng Đôn lần thứ VIII (4/1979) đã đánh giá những thành tựu đạt được và đề ra nhiệm vụ nhiệm kỳ 1979-1981 gồm: đẩy mạnh sản xuất đảm bảo lương thực; tăng cường quốc phòng, an ninh; xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh; lãnh đạo các tổ chức đoàn thể thu hút quần chúng tham gia nhiệm vụ chính trị; xây dựng Đảng và chính quyền vững mạnh Đại hội đã bầu Chi ủy với 3 đồng chí, trong đó đồng chí Sùng Kháy Dỉ giữ chức Bí thư.

Trên tinh thần các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, của tỉnh và huyện, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Nàng Đôn phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu

“Tất cả cho sản xuất, tất cả để xây dựng chủ nghĩa xã hội, tất cả vì Tổ quốc giàu mạnh, vì hạnh phúc của nhân dân”, từng bước triển khai và đưa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống

Thực hiện Chỉ thị số 208-CT/TW ngày 16/9/1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết số 61-

CP ngày 05/4/1976 của Hội đồng Chính phủ “Về cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến một bước quản lý nông nghiệp từ cơ sở theo hướng tiến lên xã hội chủ nghĩa”, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Hoàng Su Phì, Chi bộ xã Nàng Đôn tổ chức cho xã viên học tập điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao, kết hợp chặt chẽ với cuộc vận động củng cố hợp tác xã nông nghiệp, tạo đà thúc đẩy sản xuất phát triển Tuy nhiên, quá trình hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn xã Nàng Đôn cũng như các xã khác trong huyện còn tồn đọng nhiều vấn đề bức bách như việc hợp tác xã chỉ quản lý ruộng lúa, còn ngô, đậu tương giao cho xã viên làm riêng dẫn đến tình trạng nhân dân thi nhau đi làm nương, bỏ bê đồng ruộng; số ngày công dành cho hợp tác xã thấp; khâu tài vụ không thanh toán được dứt điểm, dây dưa kéo dài năm này qua năm khác làm cho quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng vào việc phát triển kinh tế tập thể

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ đề ra, Chi bộ xã đã tập trung lãnh đạo nhân dân trong xã đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp toàn diện, vững chắc theo hướng thâm canh, chuyên canh; coi trọng phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, đặc biệt chú trọng khai phá diện tích đất nương làm ruộng bậc thang Trong những năm 1976 - 1980, toàn xã khai phá và đưa vào sử dụng 23 ha ruộng bậc thang Năng suất các loại cây trồng, vật nuôi được tăng cao đã góp phần bảo đảm lương thực, thực phẩm tại chỗ và đạt chỉ tiêu nghĩa vụ Nhà nước Sản lượng lương thực bình quân đạt trên 400 tấn/năm Trong chăn nuôi, do khắc phục được tình trạng chết đói, chết rét nên đàn trâu, bò tăng khá, riêng đàn bò được tổ chức nuôi theo hình thức chuyên môn hóa tổ, đội, mở rộng đồng cỏ, duy trì từ 400 con Đối với đàn lợn giảm do dịch bệnh phát sinh

Ban lâm nghiệp của xã được thành lập, tăng cường giáo dục ý thức làm chủ tập thể của quần chúng xã viên, hạn chế các vụ phá rừng, buôn bán lâm sản trái phép và đốt rừng làm nương Việc giao đất, giao rừng cho hợp tác xã quản lý sản xuất, kinh doanh cơ bản đi vào nền nếp, góp phần thúc đẩy việc phân công lao động mới trong phát triển nghề rừng và đẩy mạnh công tác trồng rừng tại địa phương Trung bình mỗi năm, xã trồng được 10 ha rừng, từ 5 - 6 nghìn cây phân tán

Phong trào vệ sinh phòng bệnh và xây dựng nếp sống mới vẫn tiếp tục gặt hái được nhiều thành công Người dân tích cực tiếp cận các cơ sở y tế để điều trị khi ốm đau, thay vì trông cậy vào các thầy mo như trước Nhờ vậy, nhiều dịch bệnh đã được hạn chế đáng kể, không còn xảy ra các đợt bùng phát dịch lớn Tuy nhiên, hệ thống y tế vẫn còn một số hạn chế như cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ bác sĩ chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

CHI BỘ XÃ NÀNG ĐÔN LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TRONG XÃ ĐẨY MẠNH TĂNG GIA

SỨC CỦA, GÓP PHẦN CHI VIỆN CHO CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC CỦA TỔ QUỐC (1981 - 1985)

Vào cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế nước ta phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách: tiền vốn, vật tư phục vụ sản xuất và đời sống thiếu thốn lại liên tiếp đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch

Trong bối cảnh đó, Trung ương Đảng và Chính phủ tiến hành một số điều chỉnh trong công tác quản lý kinh tế Tháng 12/1980, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IV) quyết định mở rộng việc thực hiện và hoàn thiện các hình thức khoán sản phẩm trong nông nghiệp Ngày 13/01/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp Trên cơ sở 3 mục đích và 5 nguyên tắc khoán, Ban Bí thư yêu cầu cải tiến mạnh mẽ các hình thức khoán của đội sản xuất đối với xã viên, mở rộng khoán sản phẩm khuyến khích người lao động hăng hái sản xuất, tăng năng suất lao động, sử dụng tốt đất đai và các cơ sở vật chất kỹ thuật, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước

Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy, ngày

28/3/1981, Chi bộ xã Nàng Đôn tổ chức Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 1981 - 1982 Sau khi tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được ở nhiệm kỳ 1979 - 1981, Đại hội xác định phương hướng, nhiệm vụ: Tăng cường công tác quốc phòng - an ninh, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn, hành động phá hoại nhiều mặt của kẻ thù Tập trung cho mặt trận hàng đầu là sản xuất nông, lâm nghiệp Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, vai trò của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng, không ngừng tăng cường đoàn kết dân tộc nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị đề ra Đại hội bầu Chi ủy gồm 3 đồng chí, đồng chí Sùng Kháy Dỉ được bầu giữ chức Bí thư Chi bộ, đồng chí Lù Sào Củi - Phó Bí thư

Cuối tháng 3/1982, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng được tổ chức tại Hà Nội Đại hội nghiêm túc tự phê bình và phê bình về những khuyết điểm, yếu kém của Đảng trong lãnh đạo quản lý kinh tế

- xã hội, đồng thời quyết định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là: Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Hai nhiệm vụ đó tiến hành đồng thời và quan hệ chặt chẽ với nhau Về kinh tế, Đại hội nêu rõ: Trong 5 năm (1981 - 1985) và những năm 80: Tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý

Thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, đầu năm 1982, Chi bộ xã Nàng Đôn tổ chức quán triệt nội dung và mục đích khoán 100 của Trung ương, Nghị quyết số 01- NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh đến toàn thể xã viên trong xã để xã viên nắm được tinh thần của khoán 100

Thực hiện Chỉ thị số 02-CT/TW ngày 08/5/1982 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chuẩn bị và tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, tháng 11/1982, Chi bộ xã Nàng Đôn tổ chức Đại hội lần thứ X, nhiệm kỳ

1982 - 1984 Đại hội xác định mục tiêu, phương hướng nhiệm kỳ 1982 - 1984: Tập trung phát triển nông - lâm nghiệp, mở rộng diện tích trồng chè, cây dược liệu

Củng cố và phát triển phương tiện vận tải bằng ngựa thồ, góp phần vào định hướng ổn định và cải thiện đời sống nhân dân Tiến hành công tác chăm sóc giáo dục, y tế, văn hóa, tạo dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển.

- xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, tăng cường xây dựng hệ thống chính trị Đại hội bầu Chi ủy gồm 3 đồng chí, đồng chí Sùng Kháy Dỉ được bầu giữ chức Bí thư Chi bộ, đồng chí Lù Sào Củi - Phó Bí thư

Thực hiện Quyết định số 136-HĐBT ngày 18/11/1983 của Hội đồng Bộ trưởng “Về thành lập huyện Bắc Mê và điều chỉnh địa giới 4 huyện thuộc tỉnh Hà Tuyên, từ ngày

01/01/1984, xã Nàng Đôn thuộc huyện Hoàng Su Phì được sáp nhập vào huyện Xín Mần”

Ngày 25/4/1984, Chi bộ xã Nàng Đôn tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 1984 - 1986 Đại hội đánh giá những kết quả sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X, khẳng định những kết quả đạt được, phân tích những nguyên nhân còn tồn tại, yếu kém cần khắc phục, rút kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo; đồng thời tiếp tục quán triệt chủ trương khoán 100 trong sản xuất nông nhiệp Đại hội bầu Chi ủy gồm 3 đồng chí Đồng chí Sùng Kháy Dỉ được bầu giữ chức Bí thư Chi bộ, đồng chí Lù Sào Củi - Phó Bí thư

Năm 1985, đồng chí Sùng Kháy Dỉ chuyển công tác khác, đồng chí Lù Vần Chỉ được bầu giữ chức Bí thư Chi bộ xã

Triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, trong sản xuất nông nghiệp, từ vụ chiêm xuân năm

1982, Chi bộ, Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động Theo cơ chế Khoán 100, trong 8 khâu chu trình khép kín của sản xuất nông nghiệp, từ khâu làm đất đến giao nộp sản phẩm, từng khâu được phân chia cụ thể Hợp tác xã chịu trách nhiệm điều hành 5 khâu đầu là: làm đất, nước, phân bón, giống và phòng trừ sâu bệnh; 3 khâu còn lại do cán bộ, xã viên đảm nhận: gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch và giao nộp sản phẩm Với hình thức khoán này, tinh thần lao động, sáng tạo của bà con xã viên được phát huy, chi phí sản xuất được hạch toán rõ ràng, công khai, khắc phục cơ bản tình trạng “rong công, phóng điểm”, bớt xén lương thực, ngăn chặn một bước những tiêu cực trong ăn chia, phân phối Người lao động hăng hái tham gia lao động sản xuất, ý thức trách nhiệm và tinh thần làm chủ trong lao động sản xuất được nâng cao Chất lượng lao động ngày càng tốt hơn Nhiều diện tích đất đai trước bỏ hoang hóa được tận dụng một cách triệt để đưa vào sản xuất Xã viên mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất: bón phân hóa học kết hợp với nguồn phân hữu cơ trên từng đơn vị đất trồng, sử dụng giống mới ngắn ngày, cho năng suất cao

Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp có bước chuyển biến tích cực Từ năm 1981 - 1984, năng suất lúa bình quân tăng từ 35 tạ/ha/năm lên 36 tạ/ha/năm Sản lượng lương thực đạt 480 - 500 tấn Các loại cây trồng khác được mở rộng diện tích Về chăn nuôi, năm 1985, đàn trâu, bò của xã có gần 400 con, bình quân mỗi hộ có từ 1 - 3 con lợn Đường giao thông liên thôn thường xuyên được tu sửa, đảm bảo việc đi lại được thuận lợi Xã huy động từ

1.500 - 2.000 ngày công để tu sửa mương, phai, đảm bảo cho việc tưới tiêu cho cây trồng Các công trình phúc lợi tập thể như trường học, trạm y tế, trụ sở ủy ban xã đều được xây dựng bằng gỗ thưng ván, đảm bảo đủ điều kiện làm việc trong xã

Công tác giáo dục của xã gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất thiếu thốn; giao thông không thuận lợi và những hạn chế trong nhận thức của đồng bào về công tác giáo dục đặt ra nhiều thách thức trong việc vận động học sinh đến trường Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chi bộ, chính quyền xã, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể quần chúng, mặc dù trường lớp còn là tranh tre, nứa lá, có điểm học nhờ nhà dân nhưng thầy và trò vẫn hăng say thi đua “học tốt, dạy tốt”, tích cực vận động nhân dân đưa trẻ đến trường, đảm bảo số trẻ đến tuổi đều được đi học Hàng năm trường duy trì 270 học sinh, 14 cán bộ, giáo viên

CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂNXÃ NÀNG ĐÔN TRONG 10 NĂM ĐẦU THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI (1986 - 1996)

I XÃ NÀNG ĐÔN TRONG 10 NĂM ĐẦU THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI (1986 - 1996)

Bước vào năm 1986, cũng như tình hình chung của cả nước, bên cạnh những kết quả đạt được, Nàng Đôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách Cơ chế tập trung bao cấp ngày càng bộc lộ rõ, sản xuất trì trệ, người lao động không còn muốn gắn bó với đồng ruộng Thiên tai liên tiếp xảy ra, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng nhanh, nguyên, vật liệu sản xuất thiếu thốn, đời sống nhân dân khốn khó Các thế lực thù địch trong và ngoài nước ra sức bao vây, cấm vận, chống phá sự nghiệp cách mạng của nước ta…

Thực hiện Chỉ thị số 80-CT/TW ngày 11/3/1986 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiến hành Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, thực hiện sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, ngày 24/8/1986, Chi bộ xã Nàng Đôn tổ chức Đại hội lần thứ XII, nhiệm kỳ 1986 - 1988 Các đại biểu tập trung thảo luận đề cương Báo cáo Chính trị và những đề nghị của Ban Chấp hành Trung ương về bổ sung Điều lệ Đảng trước Đại hội toàn quốc lần thứ VI, đề cương Báo cáo Chính trị của Tỉnh ủy, Huyện ủy, Báo cáo của Chi ủy khóa XI Sau khi tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ xã lần thứ XI, kiểm điểm sự lãnh đạo của cấp ủy, Đại hội quyết định phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu, các biện pháp phấn đấu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, củng cố tổ chức và phong trào cách mạng của các đoàn thể, cụ thể là: Khai thác mọi khả năng hiện có nhằm đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, phấn đấu đảm bảo cho nhân dân no ấm; đáp ứng nhu cầu nhiều hơn về chữa bệnh, đi lại, học hành và hưởng thụ văn hóa

Củng cố lực lượng dân quân, công an vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền Phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của quần chúng nhân dân, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ Đại hội bầu Chi ủy gồm 3 đồng chí, đồng chí Lù Vần Chỉ được bầu giữ chức Bí thư Chi bộ, đồng chí Sin Văn Húi - Phó Bí thư

Từ ngày 15 - 18/12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng diễn ra tại Thủ đô Hà Nội Đại hội tiến hành kiểm điểm tình hình phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước sau hơn 10 năm thống nhất; đồng thời, khẳng định những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Đại hội khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện, đổi mới về nhiều mặt, đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức, đội ngũ cán bộ, phong cách lãnh đạo và công tác (1) Đại hội đề ra nhiều chủ trương quan trọng; trong đó, quyết định chuyển cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa với 3 chương trình kinh tế lớn: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu

Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, Chi bộ xã Nàng Đôn tổ chức đợt sinh hoạt chính trị quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân

Qua học tập, nghiên cứu, quán triệt nghị quyết, cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ hơn đường lối đổi mới của Đảng, nhất là quan điểm đổi mới tư duy kinh tế, thấy rõ đổi mới là yêu cầu cấp thiết, là sự sống còn đối với cách mạng nước ta nói chung, Nàng Đôn nói riêng

Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chi ủy, Ủy ban nhân dân xã, cán bộ, đảng viên và nhân dân Nàng Đôn bắt tay ngay vào nhiệm vụ mới Xã viên phát huy tinh thần hăng say lao động, tích cực thâm canh, chú trọng các khâu làm đất, gieo trồng, đầu tư phân bón, phòng trừ sâu bệnh… Bên cạnh cây lúa, Chi ủy chỉ đạo mở rộng diện tích trồng màu như: đậu tương, ngô… góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của xã liên tiếp hứng chịu các đợt rét đậm, hạn hán kéo dài, sâu bệnh làm cây trồng bị chết hoặc sinh trưởng kém Năm 1987, năng suất cây trồng đạt

Trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đề ra chủ trương hỗ trợ lương thực và hạn chế cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chính sách Khoán 100 bộc lộ nhiều hạn chế Các hộ nhận khoán thiếu năng lực đảm bảo tái sản xuất, dẫn đến tình trạng trả lại đất canh tác.

Nhằm khắc phục và tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, ngày 05/4/1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW “Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (thường gọi là khoán 10), khoán theo đơn giá, thanh toán gọn trong các hợp tác xã nông nghiệp Nghị quyết xác định: thực hiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến hộ xã viên, hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ, tự quản; bỏ nghĩa vụ thu mua lương thực theo giá thấp, thực hiện cơ chế một giá Lưu thông lương thực tự do Đây là bước đổi mới toàn diện về quản lý kinh tế nông nghiệp, gắn kế hoạch sản xuất với kế hoạch phân phối từ đầu

Sau khi các đồng chí cán bộ chủ chốt của xã được tham gia học tập nghị quyết trên do Huyện ủy tổ chức, Chi bộ xã Nàng Đôn triệu tập hội nghị đảng viên, tổ chức cho quần chúng học tập theo đội sản xuất Sau học tập, đa số quần chúng đều nhận thức rõ sự cần thiết phải đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp; khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, đưa sản xuất thoát khỏi tình trạng yếu kém

Ngày 10/12/1988, Chi bộ xã Nàng Đôn tổ chức Đại hội lần thứ XIII, nhiệm kỳ 1988 - 1990 Trên cơ sở tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ

1986 - 1988, Đại hội quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 1988 - 1990: Đưa Khoán 10 vào cuộc sống, thực hiện lâm - nông kết hợp trên cơ sở đó xây dựng cơ cấu kinh tế dần đi vào toàn diện, trước mắt là giải quyết đủ ăn cho nhân dân Kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế tập thể và kinh tế gia đình để quản lý, sử dụng đất rừng có hiệu quả Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới, vận động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho trường học Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng lực lượng công an, dân quân vững mạnh, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ Đại hội bầu Chi ủy gồm 3 đồng chí, đồng chí Lù Vần Chỉ được bầu giữ chức Bí thư Chi bộ, đồng chí Sin Văn Húi - Phó Bí thư

Thực hiện khoán 10, Hợp tác xã Nàng Đôn được sắp xếp lại theo mô hình sản xuất, kinh doanh tổng hợp

Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, chi bộ và chính quyền xã đã tiến hành quy hoạch quỹ đất, giao ruộng khoán cho hộ xã viên với thời hạn sử dụng từ 5 - 10 năm Nhờ đó, xã viên hăng hái sản xuất theo hướng thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích gieo trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật Tổng diện tích gieo trồng đạt 169 ha, trong đó diện tích khai hoang phục hóa đạt 13 ha Sản lượng lương thực đạt 568 tấn vào năm 1990, tăng gần 100 tấn so với năm 1986, bình quân lương thực đầu người đạt 275 kg/người/năm.

Thực hiện chủ trương của huyện, Chi bộ, chính quyền xã chỉ đạo nhân dân phát triển cây đậu tương

Năm 1988, diện tích cây đậu tương đạt 15 ha, năng suất đạt 12 tạ/ha Diện tích cây chè 3,8 ha Tuy nhiên, do tập quán canh tác và nhận thức của người dân, cây đậu tương và cây chè chủ yếu trồng để tiêu dùng, thừa mới đem bán trên thị trường nên thu nhập từ các loại cây này không đáng kể

ĐẢNG BỘ NÀNG ĐÔN LÃNH ĐẠO NHÂN

DÂN TRONG XÃ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (1996 - 2000)

Thực hiện Chỉ thị số 51-CT/TW ngày 09/3/1995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII, tháng 12/1995, Đảng bộ xã Nàng Đôn tổ chức Đại hội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 1996 - 2000 với sự tham dự của 49 đảng viên Các đại biểu tích cực tham gia thảo luận các dự thảo văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng và các văn kiện trình đại hội Đảng bộ cấp trên Đại hội tiến hành đánh giá quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ và nhân dân trong nhiệm kỳ 1994 - 1996, chỉ rõ những kết quả đạt được và tồn tại hạn chế cần khắc phục Về phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 1996 -

2000, Đại hội quyết định: Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới toàn diện, từng bước đẩy lùi yếu kém và khắc phục tụt hậu trên từng lĩnh vực Tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện, giải quyết vững chắc lương thực, thực phẩm

Tích cực chủ động giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, mỗi gia đình đều phấn đấu đủ lương thực, sản xuất ra hàng hóa và có tích lũy Quan tâm đến các lĩnh vực văn hóa - xã hội, xóa đói, giảm nghèo Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Chú trọng công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các ban, ngành, đoàn thể Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ xã khóa XVI gồm 9 đồng chí: Lù Vần Chỉ, Sin Văn Húi, Lù Pin Lìn, Sùng Văn May, Lù Văn Chỉ, Vàng Sào Sín, Sin Sào

Đồng chí Sèng, Lù Chúng Mìn và Lù Thị Vẽ là những thành viên chủ chốt của tổ chức Trong Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành nhất trí bầu đồng chí Lù Vần Chỉ vào vị trí Bí thư Đảng ủy và đồng chí Sin Văn Húi giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy.

Năm 1999, đồng chí Hoàng Văn Quy cán bộ tăng cường được điều về xã tham gia Ban Chấp hành, giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy xã

Quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Hà Giang, căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, Ban Chấp hành Đảng bộ xã cụ thể hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của huyện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh

Những năm 1996 - 2000, khắc phục khó khăn do thời tiết diễn biến thất thường, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã phát huy mạnh mẽ các nguồn lực như: đất đai, lao động và tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài tập trung cho phát triển sản xuất, thực hiện chuyển mạnh cơ cấu kinh tế, thâm canh cây lúa nước và đưa giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất Bình quân hàng năm, diện tích gieo trồng lúa đạt 150 ha, năng suất 4,9 tấn/ha, diện tích ngô 154 ha, năng suất 2,9 tấn/ha Tổng sản lượng lương thực quy thóc gần

700 tấn/năm, bình quân lương thực đầu người 308 kg/người/năm

Công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi được quan tâm chỉ đạo, luôn chuẩn bị đầy đủ thuốc phòng và chữa bệnh cho gia súc, gia cầm, bảo quản đảm bảo về chất lượng thuốc và thời hạn sử dụng, do đó không có dịch bệnh lớn xảy ra Số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng bình quân từ 6 - 8%/năm Từ năm 1999, thực hiện chủ trương của Huyện ủy, Đảng ủy xã chỉ đạo nhân dân các dân tộc trong xã thực hiện chương trình vay vốn ngân hàng 4 năm không tính lãi để cho hộ nghèo mua trâu, bò, góp phần tạo công ăn, việc làm ổn định đời sống nông dân Đến năm 2000, toàn xã có 259 con trâu, trên 350 con bò, 75 con ngựa, 450 con dê, 600 con lợn; đàn gia cầm trên 5.000 con

Thực tế sản xuất nông nghiệp trong nhiều năm, nhất là từ khi có Nghị quyết số 10-NQ/TW, hộ nông dân được giao ruộng đất ổn định trở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất và dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nhu cầu hợp tác, liên doanh, liên kết đã xuất hiện phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường Trong khi đó, mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế và yếu kém, không phù hợp với cơ chế quản lý mới, thậm chí có lúc còn kìm hãm sự phát triển của kinh tế hộ

Thực hiện Nghị định số 16-CP ngày 21/02/1997 của Chính phủ “Về chuyển đổi, đăng ký hợp tác xã và tổ chức hoạt động của Liên hiệp hợp tác xã”; sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy Hoàng Su Phì, Đảng ủy xã Nàng Đôn tập trung thực hiện quy trình chuyển đổi Quy trình chuyển đổi được thực hiện theo 6 bước (bước 1: thành lập ban chỉ đạo xã; bước 2: kiểm kê đánh giá tài sản, vốn, quỹ công nợ của hợp tác xã; bước 3: xây dựng phương án sản xuất kinh doanh; bước 4: thảo luận phương án sản xuất, giới thiệu nhân sự; bước 5: hoàn thiện phương án xử lý công nợ, phương án dịch vụ kinh doanh và chuẩn bị đại hội; bước 6: đại hội đại biểu xã viên - đăng ký kinh doanh) Trong quá trình chuyển đổi, chất lượng tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động dịch vụ, phục vụ sản xuất bước đầu có sự chuyển biến tích cực

Trong lâm nghiệp, toàn xã có trên 300 hộ nhận giao khoán trồng rừng, trồng được 30 ha rừng, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái và xuất hiện nhiều hộ gia đình làm kinh tế lâm nghiệp giỏi Công tác tuyên truyền chăm sóc bảo vệ rừng được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, từ đó hạn chế được tệ phá rừng để làm nương

Trên lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển mới Hàng năm, các lò rèn, lò đúc chế tạo được 500 công cụ cầm tay phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng Để thiết thực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng Các công trình thủy lợi được nâng cấp và xây mới, đảm bảo chủ động nước tưới cho ruộng đồng Phong trào làm giao thông nông thôn phát triển sôi nổi Nhân dân bỏ ra hàng nghìn ngày công phát quang, tu sửa, nâng cấp các tuyến đường giao thông liên thôn

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) về giáo dục, Đảng và chính quyền tăng cường hoạt động thăm hỏi, động viên học sinh khó khăn, góp phần giảm tỷ lệ bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục Năm học 1998 - 1999, huyện mở 5 lớp mầm non với 120 trẻ, 14 lớp phổ thông với 280 học sinh Công tác xóa mù chữ, phổ cập tiểu học được đẩy mạnh, với tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi 6 - 14 tuổi đạt 89% Năm 1999, huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ.

Các nỗ lực phấn đấu của sự nghiệp giáo dục góp phần nâng cao trình độ dân trí Đội ngũ cán bộ y tế thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao chất lượng phục vụ và tinh thần trách nhiệm

Bình quân mỗi năm, Trạm khám, chữa bệnh cho trên 1.000 lượt người, tổ chức cho trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng mở rộng và uống vitamin A đầy đủ Thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình, cán bộ y tế phối hợp với các đoàn thể thường xuyên tổ chức công tác truyền thông dân số, vận động các cặp vợ chồng không sinh con thứ 3, kết hợp các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên Do đó, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã từ 2,8% (năm 1996) giảm còn 2,6% (năm 2000) Đảng ủy xã lãnh đạo thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (tháng 7/1998) “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” Những giá trị truyền thống tốt đẹp trong đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc được giữ gìn và phát huy, nhất là trang phục, ẩm thực, các loại hình văn nghệ dân gian, các môn thể thao dân tộc

Phong trào thể dục thể thao thu hút nhiều người, nhiều lứa tuổi tham gia Các đội bóng đá, bóng chuyền duy trì luyện tập và tham gia thi đấu ở xã, huyện Đội văn nghệ của xã thường xuyên đi biểu diễn trong huyện và các huyện bạn Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, đến năm 2000, 30% tổng số hộ gia đình trên địa bàn xã đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” Các hoạt động thông tin tuyên truyền tích cực đổi mới nội dung tin bài, truyền tải kịp thời thông tin thời sự, cung cấp những kiến thức bổ ích về phát triển kinh tế, nêu gương các điển hình tiên tiến, những mô hình làm ăn mới Đảng ủy xã Nàng Đôn chỉ đạo lực lượng dân quân nêu cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu; phối hợp chặt chẽ với công an quản lý nắm chắc địa bàn, cố gắng trong việc xử lý thông tin, giải quyết nhanh các vụ việc phức tạp trên địa bàn; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền để toàn thể nhân dân nắm bắt được về nhiệm vụ quốc phòng - an ninh của địa phương Năm 2000, lực lượng dân quân chiếm 2,17% dân số, trong đó có một trung đội cơ động sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao

DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ, NHÂNĐẢNG BỘ XÃ NÀNG ĐÔN LÃNH ĐẠO

NHÂN DÂN TRONG XÃ TÍCH CỰC TĂNG GIA SẢN XUẤT, THỰC HIỆN MỤC TIÊU XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO (2000 - 2010)

Thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 22/5/2000 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, trong 2 ngày 18 - 19/3/2000, Đảng bộ xã Nàng Đôn long trọng tổ chức Đại hội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2000 - 2005 tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, với sự tham dự của trên 80 đảng viên Đại hội thông qua tổng hợp ý kiến của đảng viên và đại biểu tham gia vào các văn kiện trình Đại hội Đảng bộ các cấp Đồng thời thảo luận Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 1996 - 2000 và kiểm điểm công tác lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ xã khóa XVI Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả đạt được, chưa đạt được ở nhiệm kỳ trước, phân tích những thuận lợi, khó khăn trong thời gian tới, Đại hội quyết định phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ 2000 - 2005: Phát huy nội lực của xã, thực hiện có hiệu quả sự hỗ trợ của huyện, tỉnh, Trung ương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, khuyến khích mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo định hướng xã hội chủ nghĩa Phát triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng - an ninh, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân trong xã Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XVII gồm 15 đồng chí: Lù Vần Chỉ, Lù Sào Chấn, Lù Sào

Hội nghị thành lập Đảng bộ huyện Mèo Vạc đầu tiên bầu ra Ủy ban Chấp hành gồm 15 đồng chí: May, Lù Chúng Mìn, Lù Văn Chỉ, Nguyễn Huy Đông, Sin Văn Chương, Lù Văn Tín, Lù Sào Diu, Sin Thị Seo, Lù Văn Phong, Cháng Văn Sài, Hoàng Vần Pin, Sùng Văn May, Vàng Sào Kính Tại hội nghị, Ủy ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ gồm 5 đồng chí: Lù Vần Chỉ (Bí thư Đảng ủy), Lù Sào Chấn và Lù Chúng Mìn (Phó Bí thư Đảng ủy), Lù Văn Chỉ và Sùng Văn May (Ủy viên Thường vụ).

Năm năm 2000 - 2005 là nhiệm kỳ đầu của thế kỷ XXI, tiếp tục thực hiện các mục tiêu Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam Từ xuất phát của nền kinh tế còn thấp, Nàng Đôn vẫn còn là một xã nghèo, mục tiêu đặt ra là phải đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo Phát huy truyền thống tự lực, tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của huyện, tỉnh và Trung ương, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Nàng Đôn quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp

Công tác xây dựng Đảng được đẩy mạnh trên cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức Hàng năm, Đảng ủy tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, triển khai quán triệt kịp thời Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, do đó cán bộ, đảng viên đoàn kết, thống nhất tư tưởng và hành động, nhân dân ngày càng tin tưởng vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Đảng bộ xã luôn chú ý đẩy mạnh việc bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ đảng viên trẻ Từ năm 2000 - 2005, Đảng ủy cử 16 đồng chí đi học lớp chính trị và chuyên môn; ngoài ra nhiều cán bộ ban, ngành, đoàn thể được tham dự lớp bồi dưỡng ngắn ngày do huyện mở Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng, trong 5 năm (2000 - 2005), toàn Đảng bộ kết nạp được gần 40 quần chúng ưu tú vào Đảng, đến năm 2005, toàn xã có 120 đảng viên Công tác kiểm tra Đảng dần đi vào nề nếp, đem lại hiệu quả thiết thực, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong nhận thức và hành động, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên Công tác xếp loại đảng viên được thực hiện đúng quy định Hàng năm, qua phân loại, số đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 80%; 4 - 5 chi bộ đạt trong sạch vững mạnh, khá Đảng bộ xã Nàng Đôn xếp loại trong sạch vững mạnh

Hội đồng nhân dân xã phát huy được vai trò cơ quan quyền lực ở địa phương, cụ thể hóa các chủ trương, Nghị quyết của Đảng thành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng chính quyền địa phương Trong 5 năm (2000 - 2005), Hội đồng nhân dân xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tổ chức 11 cuộc tiếp xúc cử tri, với hàng nghìn lượt người tham gia; đồng thời giao nhiệm vụ cho Ủy ban nhân dân và các ban, ngành có liên quan trả lời chất vấn của cử tri tại các kỳ họp Ủy ban nhân dân được củng cố, sử dụng đúng quyền lực, thường xuyên nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và các nhiệm vụ khác Ủy ban nhân dân thường xuyên giữ mối quan hệ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể khác trong việc xây dựng chính quyền; chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Năm 2003, đồng chí Sin Văn Húi chuyển công tác khác, đồng chí Lù Chúng Mìn được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

Ngày 25/4/2004, cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 3 cấp, nhiệm kỳ 2004 - 2009 được tổ chức thành công tốt đẹp, đảm bảo công khai, dân chủ, an toàn, tiết kiệm, đúng luật, với gần 100% cử tri trên địa bàn xã tham gia bỏ phiếu Hội đồng nhân dân xã nhiệm kỳ 2004 - 2009 được bầu gồm 19 đại biểu Tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân xã bầu đồng chí Lù Vần Chỉ giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân, đồng chí Lù Chúng Mìn giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có sự đổi mới về nội dung, hình thức Mặt trận tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo Các đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên… chú trọng chất lượng công việc và từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ, năng lực để đáp ứng các nhiệm vụ chính trị

Hàng năm, Đảng ủy đều có Nghị quyết lãnh đạo về sản xuất, phân công các ủy viên phụ trách cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất, đồng thời kiểm tra, đôn đốc để hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra Trong trồng trọt, Đảng ủy xã tập trung chỉ đạo và vận động nhân dân tích cực thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao (giống ngô lai TSB2; 9698, lúa Shan ưu 63; Đậu tương giống DT 84 AK09 ) Hàng năm, diện tích gieo trồng lúa 153 ha, năng suất đạt 50 tạ/ha; diện tích trồng ngô 170 ha, năng suất đạt 33 tạ/ha

Tổng sản lượng lương thực đạt trên 850 tấn/năm, đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực với bình quân lương thực đầu người đạt 330 kg/người/năm Không chỉ trồng lúa, ngô, xã còn đẩy mạnh phong trào trồng cây công nghiệp (đậu tương, lạc, chè) và rau màu, vừa phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình vừa phát triển chăn nuôi và giao thương trên thị trường.

Trồng trọt phát triển tạo đà cho chăn nuôi đi lên

Nhiều hộ đã tích cực phát triển chăn nuôi bò, dê, lợn có hộ có từ 5 - 7 con bò, hoặc có từ 20 - 30 con dê, từ đó cũng giúp nâng cao thu nhập, có hộ mỗi năm thu nhập được trên 10 triệu đồng từ việc bán bò, dê Đến năm

2005, toàn xã có 279 con trâu, trên 400 con bò, 45 con ngựa, 550 con dê, 700 con lợn; đàn gia cầm 5.500 con

Công tác trồng rừng nguyên liệu và rừng phòng hộ được chú trọng thực hiện theo dự án, góp phần tận dụng đất đai, mở rộng diện tích rừng Một số hộ gia đình đã cải tạo vườn tạp, giải phóng đất trống để trồng cây ăn quả, đồng thời khoanh nuôi và bảo vệ rừng, mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể.

Hoạt động tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ có chuyển biến tích cực Nhiều hộ nông dân mua sắm thêm máy làm đất, máy tuốt ngô, từng bước giải phóng sức lao động cho nông dân Hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu đời sống và sản xuất của nhân dân, nhất là các mặt hàng thiết yếu, hoạt động của chợ được duy trì đảm bảo

Nhìn chung, nhiệm kỳ 2000 - 2005, kinh tế của xã tăng trưởng khá, có sự chuyển dịch đúng hướng, sản xuất hàng hóa gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ khá và trung bình tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể

Song hành cùng phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội của xã Nàng Đôn cũng có bước chuyển biến tích cực Trong đó, đáng chú ý là sự nâng cấp thành công của trường Tiểu học lên thành trường Phổ thông cơ sở Chất lượng dạy và học được cải thiện rõ rệt, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy được đầu tư xây dựng khang trang, đặc biệt là sự gia tăng về số lượng giáo viên, đảm bảo mỗi điểm trường ở các thôn đều có từ 2 giáo viên trở lên.

3 giáo viên trở lên Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi (6 - 14) đến trường đạt 98%, tỷ lệ 3 - 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 82%, 6 tuổi vào lớp 1 đạt 98,5% Đến năm học 2003 - 2004, toàn xã có tới 17 lớp với tổng số trên 300 học sinh, 22 thầy, cô giáo Năm 2004, xã được công nhận phổ cập trung học cơ sở Năm 2005, trường Mầm non xã Nàng Đôn được thành lập với 5 lớp, 127 cháu, 6 cán bộ, giáo viên

ĐẢNG BỘ XÃ NÀNG ĐÔN LÃNH ĐẠO

NHÂN DÂN TRONG XÃ TẬP TRUNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, NÂNG CAO MỘT BƯỚC ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN (2010 - 2018)

Thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 04/09/2009 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 03/09/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Hoàng Su Phì, ngày 17/5/2010, Đảng bộ xã Nàng Đôn tổ chức Đại hội lần thứ XIX (nhiệm kỳ

2010 - 2015) tại Hội trường Ủy ban nhân dân xã Tham dự Đại hội có 176 đảng viên Đại hội tiến hành kiểm điểm, đánh giá những việc đã làm được và những hạn chế, tồn tại trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVIII (nhiệm kỳ

2005 - 2010); thông qua báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận đóng góp vào Dự thảo Báo cáo Chính trị trình đại hội Đảng cấp trên Đại hội nhất trí cao với đánh giá của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XVIII trình trước Đại hội về kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế tồn tại; thống nhất ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã tham gia vào các văn kiện của Trung ương Đảng và Đảng bộ các cấp

Sau khi đánh giá những thuận lợi, khó khăn của địa phương, Đại hội quyết định mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ

2010 - 2015: Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã tiếp tục giữ vững và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế

Đại hội Đảng bộ xã khóa XIX tập trung vào các mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng cường chất lượng tăng trưởng, huy động mọi nguồn lực, quản lý hiệu quả vốn đầu tư, đẩy mạnh đầu tư thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng đất hiệu quả, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân Đại hội cũng nhấn mạnh lãnh đạo và giải quyết các vấn đề bức xúc xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Năm 2010, đồng chí Lù Vần Chỉ nghỉ chế độ, đồng chí Lù Sào Chấn - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã

Ngày 22/5/2011, toàn bộ cử tri xã Nàng Đôn hân hoan tham gia bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 Kết quả, Hội đồng nhân dân xã nhiệm kỳ 2011-2016 gồm 21 đại biểu Sau đó, tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân xã, đồng chí Lý Văn Tẩn được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, còn đồng chí Lù Văn Tín thì đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

Tháng 12/2013, đồng chí Lù Văn Tín chuyển công tác khác, đồng chí Nguyễn Đức Công làm Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã từ tháng 01/2014 đến hết nhiệm kỳ (2016)

Thực hiện nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn 2010

- 2015, Đảng bộ và nhân dân xã Nàng Đôn gặp không ít khó khăn Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, giao thông đi lại khó khăn, điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất, đá vào mùa mưa; hạn hán kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân Nhận thức của một số cán bộ và nhân dân còn hạn chế, trình độ dân trí không đồng đều, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu Song được sự lãnh đạo sát sao của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã đoàn kết nỗ lực đẩy mạnh thi đua lao động sản xuất, vượt qua khó khăn hoàn thành tốt những mục tiêu đề ra Đảng ủy xã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển nông - lâm nghiệp giai đoạn 2010 - 2015, nhằm đảm bảo an ninh lương thực, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, mở rộng diện tích thâm canh, tuyên truyền, vận động nhân dân đưa giống mới có năng suất cao, phù hợp với điều kiện, khí hậu, thổ nhưỡng vào sản xuất Cán bộ khuyến nông từ xã đến thôn được duy trì hoạt động tốt, đây là lực lượng chính để chuyển giao đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất Nhân dân tu sửa các tuyến mương đảm bảo nước tưới tiêu cho đồng ruộng, đồng thời thực hiện kiên cố hóa được hơn 10 km tuyến mương chính trên địa bàn xã Nhờ những biện pháp hiệu quả nên sản xuất nông nghiệp có bước chuyển biến tích cực Diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trồng đều tăng Trong đó, diện tích cây lúa là 161 ha (đạt 106%), năng suất đạt 57 tạ/ha, sản lượng 917,7 tấn; cây ngô 188 ha (đạt 111%), năng suất đạt 36 tạ/ha, sản lượng 669,6 tấn

Ngoài lúa, ngô, hàng năm, xã triển khai, phát động phong trào trồng các loại cây công nghiệp (đậu tương, lạc, chè) và rau màu các loại phục vụ nhu cầu sinh hoạt hộ gia đình, phát triển chăn nuôi và trao đổi trên thị trường Tổng diện tích chè 20,2 ha, trong đó trồng mới 5 ha, chè cho thu hoạch 17 ha, sản lượng 51 tấn búp tươi

Tổng diện tích đồng cỏ 55 ha, trong đó trồng mới được 53 ha Cây thảo quả diện tích 13 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch 8 ha, sản lượng quả tươi 8 tấn Cây dong diềng 22 ha

Ngành chăn nuôi được ưu tiên phát triển, dần hình thành mô hình chăn nuôi gia súc kết hợp trồng cỏ, chăn nuôi theo hướng hàng hóa Công tác phòng chống rét, dịch bệnh, dự trữ thức ăn cho đàn gia súc được chú trọng, không để xảy ra dịch bệnh Đến năm 2015, đàn trâu có 326 con, đàn bò 405 con, đàn dê 281 con, đàn lợn 1.530 con, gia cầm 6.675 con, đàn ong có 64 tổ, 36 ao cá.

Các chương trình dự án về trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng được triển khai thực hiện tốt Cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân thực hiện việc khoanh nuôi, tổ chức diễn tập phòng, chống cháy rừng và bảo vệ rừng Trong nhiệm kỳ, toàn xã trồng mới được 25 ha rừng, đạt 131% chỉ tiêu, độ che phủ rừng đạt 58%

Nhằm thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, xã đã thành lập ban chỉ đạo và lập bản đồ quy hoạch Phong trào "Nhà sạch, vườn đẹp" được phát động mạnh mẽ, xã đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng như trụ sở xã, trạm y tế, trường học, xây dựng nhà văn hóa tại 3/7 thôn Xã cũng thực hiện di dời dân vùng xung yếu, xây dựng nhiều công trình vệ sinh như nhà tắm, nhà vệ sinh, bể nước Tuyến đường bê tông liên xã được hoàn thành, điện lưới quốc gia phủ sóng đến 95% số hộ dân Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, đến năm 2015, xã chỉ đạt 3/19 tiêu chí nông thôn mới.

Nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ phát triển, Đảng ủy xã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển nghề giai đoạn

Giai đoạn 2010 - 2015, mô hình sản xuất rượu thóc Nàng Đôn và nghề trạm khắc bạc ở thôn Thỉnh Rầy được duy trì và phát huy hiệu quả Các lò rèn, lò đúc phát triển đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân Chợ trung tâm xã chuyển đến địa điểm mới, thu hút đông đảo người dân họp chợ với số lượng hàng hóa phong phú, đảm bảo chất lượng và thỏa mãn nhu cầu trao đổi mua bán của người dân.

Ngày đăng: 18/09/2024, 23:50

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w