Chương V CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN
I. XÃ NÀNG ĐÔN TRONG 10 NĂM ĐẦU THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI (1986 - 1996)
(1986 - 2000)
I. XÃ NÀNG ĐÔN TRONG 10 NĂM ĐẦU THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI (1986 - 1996)
Bước vào năm 1986, cũng như tình hình chung của cả nước, bên cạnh những kết quả đạt được, Nàng Đôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Cơ chế tập trung bao cấp ngày càng bộc lộ rõ, sản xuất trì trệ, người lao động không còn muốn gắn bó với đồng ruộng. Thiên tai liên tiếp xảy ra, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng nhanh, nguyên, vật liệu sản xuất thiếu thốn, đời sống nhân dân khốn khó. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước ra sức bao vây, cấm vận, chống phá sự nghiệp cách mạng của nước ta…
Thực hiện Chỉ thị số 80-CT/TW ngày 11/3/1986 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiến hành Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, thực hiện sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, ngày 24/8/1986, Chi bộ xã Nàng Đôn tổ chức Đại hội lần thứ XII, nhiệm kỳ 1986 - 1988. Các đại biểu tập trung thảo luận đề cương Báo cáo Chính trị và những đề nghị của Ban Chấp hành Trung ương về bổ sung Điều lệ Đảng trước Đại hội toàn quốc lần thứ VI, đề cương Báo cáo Chính trị của Tỉnh ủy, Huyện ủy, Báo
cáo của Chi ủy khóa XI. Sau khi tổng kết tình hình thực
hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ xã lần thứ XI, kiểm điểm sự lãnh đạo của cấp ủy, Đại hội quyết định phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu, các biện pháp phấn đấu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, củng cố tổ chức và phong trào cách mạng của các đoàn thể, cụ thể là: Khai thác mọi khả năng hiện có nhằm đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, phấn đấu đảm bảo cho nhân dân no ấm; đáp ứng nhu cầu nhiều hơn về chữa bệnh, đi lại, học hành và hưởng thụ văn hóa.
Củng cố lực lượng dân quân, công an vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền. Phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của quần chúng nhân dân, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ. Đại hội bầu Chi ủy gồm 3 đồng chí, đồng chí Lù Vần Chỉ được bầu giữ chức Bí thư Chi bộ, đồng chí Sin Văn Húi - Phó Bí thư.
Từ ngày 15 - 18/12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng diễn ra tại Thủ đô Hà Nội.
Đại hội tiến hành kiểm điểm tình hình phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước sau hơn 10 năm thống nhất; đồng thời, khẳng định những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đại hội khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện, đổi mới về nhiều mặt, đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế;
đổi mới tổ chức, đội ngũ cán bộ, phong cách lãnh đạo và
công tác(1). Đại hội đề ra nhiều chủ trương quan trọng;
trong đó, quyết định chuyển cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa với 3 chương trình kinh tế lớn: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, Chi bộ xã Nàng Đôn tổ chức đợt sinh hoạt chính trị quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Qua học tập, nghiên cứu, quán triệt nghị quyết, cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ hơn đường lối đổi mới của Đảng, nhất là quan điểm đổi mới tư duy kinh tế, thấy rõ đổi mới là yêu cầu cấp thiết, là sự sống còn đối với cách mạng nước ta nói chung, Nàng Đôn nói riêng.
Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chi ủy, Ủy ban nhân dân xã, cán bộ, đảng viên và nhân dân Nàng Đôn bắt tay ngay vào nhiệm vụ mới. Xã viên phát huy tinh thần hăng say lao động, tích cực thâm canh, chú trọng các khâu làm đất, gieo trồng, đầu tư phân bón, phòng trừ sâu bệnh… Bên cạnh cây lúa, Chi ủy chỉ đạo mở rộng diện tích trồng màu như: đậu tương, ngô… góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của xã liên tiếp hứng chịu các đợt rét đậm, hạn hán kéo dài, sâu bệnh làm cây trồng bị chết hoặc sinh trưởng kém. Năm 1987, năng suất cây trồng đạt
(1). Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thấp, Nhà nước phải hỗ trợ lương thực. Đây cũng là thời điểm Khoán 100 bộc lộ nhiều hạn chế do cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp vẫn sản xuất theo kế hoạch. Các hộ nhận khoán không đủ khả năng bảo đảm tái sản xuất dẫn đến tình trạng trả lại đất canh tác.
Nhằm khắc phục và tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, ngày 05/4/1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW “Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (thường gọi là khoán 10), khoán theo đơn giá, thanh toán gọn trong các hợp tác xã nông nghiệp. Nghị quyết xác định: thực hiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến hộ xã viên, hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ, tự quản; bỏ nghĩa vụ thu mua lương thực theo giá thấp, thực hiện cơ chế một giá. Lưu thông lương thực tự do. Đây là bước đổi mới toàn diện về quản lý kinh tế nông nghiệp, gắn kế hoạch sản xuất với kế hoạch phân phối từ đầu.
Sau khi các đồng chí cán bộ chủ chốt của xã được tham gia học tập nghị quyết trên do Huyện ủy tổ chức, Chi bộ xã Nàng Đôn triệu tập hội nghị đảng viên, tổ chức cho quần chúng học tập theo đội sản xuất. Sau học tập, đa số quần chúng đều nhận thức rõ sự cần thiết phải đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp; khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, đưa sản xuất thoát khỏi tình trạng yếu kém.
Ngày 10/12/1988, Chi bộ xã Nàng Đôn tổ chức Đại hội lần thứ XIII, nhiệm kỳ 1988 - 1990. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ
1986 - 1988, Đại hội quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 1988 - 1990: Đưa Khoán 10 vào cuộc sống, thực hiện lâm - nông kết hợp trên cơ sở đó xây dựng cơ cấu kinh tế dần đi vào toàn diện, trước mắt là giải quyết đủ ăn cho nhân dân. Kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế tập thể và kinh tế gia đình để quản lý, sử dụng đất rừng có hiệu quả. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới, vận động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho trường học. Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng lực lượng công an, dân quân vững mạnh, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đại hội bầu Chi ủy gồm 3 đồng chí, đồng chí Lù Vần Chỉ được bầu giữ chức Bí thư Chi bộ, đồng chí Sin Văn Húi - Phó Bí thư.
Thực hiện khoán 10, Hợp tác xã Nàng Đôn được sắp xếp lại theo mô hình sản xuất, kinh doanh tổng hợp.
Chi bộ và chính quyền xã chỉ đạo quy hoạch lại quỹ đất nông nghiệp để giao cho hộ xã viên, ruộng khoán được sử dụng từ 5 - 10 năm. Xã viên phấn khởi tập trung sản xuất theo hướng thâm canh tăng vụ, tăng cường khai hoang, phục hóa ruộng bậc thang mở rộng diện tích các loại cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống, phân bón... Tổng diện tích gieo trồng đạt 169
ha. Trong đó, diện tích khai hoang phục hóa đạt 13 ha, năng suất lúa nước 4 tấn/ha; ngô đạt 26 tạ/ha. Sản lượng lương thực năm 1990 đạt 568 tấn, tăng gần 100 tấn so với năm 1986, bình quân lương thực đầu người đạt 275 kg/người/năm.
Thực hiện chủ trương của huyện, Chi bộ, chính quyền xã chỉ đạo nhân dân phát triển cây đậu tương.
Năm 1988, diện tích cây đậu tương đạt 15 ha, năng suất đạt 12 tạ/ha. Diện tích cây chè 3,8 ha. Tuy nhiên, do tập quán canh tác và nhận thức của người dân, cây đậu tương và cây chè chủ yếu trồng để tiêu dùng, thừa mới đem bán trên thị trường nên thu nhập từ các loại cây này không đáng kể.
Trong chăn nuôi, hợp tác xã tiến hành hóa giá trâu, bò cho hộ và nhóm hộ xã viên, thanh lý chuồng trại, nhà kho, sân phơi, bán hoặc đấu thầu máy móc nhỏ (máy nghiền thức ăn gia súc, máy xay xát); chỉ đạo nhân dân phòng chống rét, chống dịch bệnh mùa đông, hạn chế thả rông gia súc. Năm 1990, toàn xã có 197 con trâu, 160 con bò, 105 con ngựa, 550 con lợn và hàng nghìn con gia cầm các loại.
Chi bộ lãnh đạo tăng cường giáo dục cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhận thức đúng đắn về lợi ích của việc chấp hành chủ trương của Đảng về công tác quản lý bảo vệ rừng theo cơ chế mới. Tuy nhiên, do những khó khăn về đời sống, việc xử lý các vụ vi phạm lâm luật chưa được thường xuyên và kiên quyết nên việc khai thác gỗ, nhất là gỗ lát còn tùy tiện, nạn chặt phá rừng bừa bãi, buôn bán lâm sản trái phép còn xảy ra.
Những năm 1986 - 1990, dưới sự chỉ đạo của Chi bộ, công tác giáo dục của xã tập trung vào mục tiêu xóa mù chữ; tăng cường vận động học sinh đến lớp, hạn chế
tình trạng bỏ học. Hàng năm, nhà trường làm tốt công tác chuẩn bị khai giảng kịp thời đúng quy định của cấp trên, duy trì sĩ số; huy động trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 60 - 65%. Tuy nhiên, hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng vẫn còn diễn ra. Năm học 1989 - 1990, toàn trường có 240 học sinh(1); 15 cán bộ, giáo viên.
Được sự quan tâm lãnh đạo sát sao của Chi bộ, Ủy ban nhân dân xã, Trạm y tế được củng cố, duy trì hoạt động. Đi đôi với việc vận động nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh, cán bộ y tế đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai. Năm 1990, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 3,2%.
Trong công tác quân sự địa phương, Chi bộ tổ chức cho cán bộ và đảng viên học tập, quán triệt Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 30/7/1987 của Bộ Chính trị “Về xây dựng khu vực phòng thủ”, Chỉ thị số 55-CT/TW ngày 29/9/1989 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tăng cường lãnh đạo xây dựng lực lượng dự bị động viên và lực lượng dân quân tự vệ trong tình hình mới”. Thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Ban Chỉ huy Quân sự xã chủ động xây dựng các phương án diễn tập, củng cố lực lượng dân quân và dự bị động viên. Lực lượng dân quân được củng cố theo phương châm “Tinh gọn, chất lượng” chỉ duy trì từ 3 - 4% so với dân số.
(1). Nhìn chung, số lượng học sinh những năm 1986 - 1990 thấp hơn
Lực lượng công an xã thường xuyên có biện pháp chủ động phòng ngừa, đấu tranh chống các tệ nạn xã hội. Với phong trào Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ
quốc, nhân dân cung cấp nhiều thông tin và tham gia truy bắt tội phạm. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản được đảm bảo. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật vẫn còn, trong khi đó đấu tranh ngăn ngừa chưa kiên quyết.
Trong 5 năm (1986 - 1990), Chi bộ xã tổ chức quán triệt tới cán bộ, đảng viên tinh thần Chỉ thị số 79- CT/TW ngày 11/3/1986 của Ban Bí thư “Về cuộc vận động phê bình và tự phê bình”, Nghị quyết số 04- NQ/TW ngày 12/9/1987 của Bộ Chính trị khóa VI “Về cuộc vận động làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng và bộ máy Nhà nước, làm lành mạnh quan hệ xã hội”. Công tác tự phê bình và phê bình của đảng viên được cấp ủy triển khai có hiệu quả, nhất là việc kiểm điểm thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Công tác đánh giá, phân loại của tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên được kịp thời, kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không đủ tư cách, vi phạm kỷ luật.
Chi bộ coi trọng công tác bồi dưỡng trình độ lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên và công tác phát triển Đảng. Trong 5 năm (1986 - 1990), 15 đồng chí cán bộ, đảng viên trong xã được cử đi học các lớp lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ do huyện và tỉnh tổ chức; toàn xã có 6 quần chúng ưu tú được kết nạp vào Đảng, nâng tổng số đảng viên của chi bộ lên 25 đồng chí.
Trong công tác xây dựng chính quyền, tại các kỳ bầu cử năm 1987 và 1989, chi bộ mạnh dạn đưa những người tiêu biểu, có khả năng đảm nhận nhiệm vụ vào những chức danh chủ chốt của chính quyền xã. Từ đó đã góp phần nâng cao được một bước hoạt động của Hội đồng nhân dân, phát huy vai trò là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của của quần chúng nhân dân trên địa bàn xã. Đồng chí Sin Văn Húi làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, đồng chí Sin Sào Sèng - Phó Chủ tịch. Đồng chí Lù Pin Lìn - Thư ký Hội đồng.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng, tích cực vận động hội viên, đoàn viên học tập và làm theo các Chỉ thị,
Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, hăng hái thi đua phát huy tinh thần làm chủ tập thể, tích cực thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Đoàn viên, thanh niên tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua như: “3 xung kích làm chủ tập thể”, “5 chương trình hành động cách mạng”, “Tiến theo bước chân những người anh hùng”, đi đầu trong phong trào thâm canh, làm ruộng cao sản, làm phân bón, thủy lợi, đường giao thông…
Bước vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp.
Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã tác động đến tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Lợi dụng tình hình đó, các thế lực thù địch tăng cường chống phá cách mạng. Ở
trong nước, nền kinh tế bước đầu đạt được những thành tựu quan trọng nhưng chưa thoát khỏi khủng hoảng, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
Thực hiện Chỉ thị số 59-CT/TW ngày 22/5/1990 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng”, thực hiện sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, tháng 3/1991, Chi bộ xã Nàng Đôn tổ chức Đại hội lần thứ XIV, vòng 1, nhiệm kỳ 1991 - 1993.
Các đại biểu dự Đại hội tập trung thảo luận, tham gia đóng góp vào các dự thảo văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội cấp trên.
Tháng 6/1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội tổng kết, đánh giá 5 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng; thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”;
“Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”, Báo cáo xây dựng Đảng và Điều lệ Đảng (sửa đổi); khẳng định sự độc lập, tự chủ, sáng tạo, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng.
Ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra Quyết định chia tách tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Xã Nàng Đôn thuộc huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Thực hiện sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, tháng 9/1991, Chi bộ xã Nàng Đôn tổ chức Đại hội lần thứ
XIV (vòng 2), nhiệm kỳ 1991 - 1993. Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII của Đảng, chủ trương của Tỉnh ủy, Huyện ủy, phân tích những thuận lợi và khó khăn ở địa phương, Đại hội thảo luận, thống nhất đề ra phương hướng, nhiệm vụ những năm 1991 - 1993: Cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã đoàn kết nhất trí, cố gắng quyết tâm vượt qua khó khăn, phát huy mọi thế mạnh và tiềm năng, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp, phấn đấu giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền và các đoàn thể quần chúng. Giữ vững an ninh chính trị, củng cố quốc phòng vững mạnh...
Căn cứ vào số lượng đảng viên, căn cứ vào Điều lệ Đảng, căn cứ vào quyết định của Ban Thường vụ Huyện ủy Xín Mần, ngày 01/4/1993, Chi bộ xã Nàng Đôn được nâng cấp lên thành Đảng bộ. Tại thời điểm này, Đảng bộ
xã có 4 chi bộ với 31 đảng viên. Ban Chấp hành lâm thời được chỉ định gồm 9 đồng chí: Lù Vần Chỉ, Sin Văn Húi, Sin Sào Sèng, Lù Pin Lìn, Vàng Sào Sín, Lù Thị Vẽ, Lù Chúng Mìn, Sin Sảo Dìn, Sùng Thị Ỉnh.
Đồng chí Lù Vần Chỉ được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy.
Việc thành lập Đảng bộ xã Nàng Đôn là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, khẳng định sự thống nhất,