ĐẢNG BỘ NÀNG ĐÔN LÃNH ĐẠO NHÂN

Một phần của tài liệu TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ NÀNG ĐÔN (1962 - 2018) (Trang 97 - 107)

Chương V CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN

II. ĐẢNG BỘ NÀNG ĐÔN LÃNH ĐẠO NHÂN

DÂN TRONG XÃ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (1996 - 2000)

Thực hiện Chỉ thị số 51-CT/TW ngày 09/3/1995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII, tháng 12/1995, Đảng bộ xã Nàng Đôn tổ chức Đại hội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 1996 - 2000 với sự tham dự của 49 đảng viên. Các đại biểu tích cực tham gia thảo luận các dự thảo văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng và các văn kiện trình đại hội Đảng bộ cấp trên. Đại hội tiến hành đánh giá quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ và nhân dân trong nhiệm kỳ 1994 - 1996, chỉ rõ những kết quả đạt được và tồn tại hạn chế cần khắc phục. Về phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 1996 -

2000, Đại hội quyết định: Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới toàn diện, từng bước đẩy lùi yếu kém và khắc phục tụt hậu trên từng lĩnh vực. Tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện, giải quyết vững chắc lương thực, thực phẩm.

Tích cực chủ động giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, mỗi gia đình đều phấn đấu đủ lương thực, sản xuất ra hàng hóa và có tích lũy. Quan tâm đến các lĩnh vực văn hóa - xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Chú trọng công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các ban, ngành, đoàn thể.

Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ xã khóa XVI gồm 9 đồng chí: Lù Vần Chỉ, Sin Văn Húi, Lù Pin Lìn, Sùng Văn May, Lù Văn Chỉ, Vàng Sào Sín, Sin Sào

Sèng, Lù Chúng Mìn, Lù Thị Vẽ. Tại Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành bầu đồng chí Lù Vần Chỉ giữ chức Bí thư Đảng ủy, đồng chí Sin Văn Húi giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy.

Năm 1999, đồng chí Hoàng Văn Quy cán bộ tăng cường được điều về xã tham gia Ban Chấp hành, giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy xã.

Quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Hà Giang, căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, Ban Chấp hành Đảng bộ xã cụ thể hóa các Chỉ

thị, Nghị quyết của huyện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh.

Những năm 1996 - 2000, khắc phục khó khăn do thời tiết diễn biến thất thường, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã phát huy mạnh mẽ các nguồn lực như: đất đai, lao động và tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài tập trung cho phát triển sản xuất, thực hiện chuyển mạnh cơ cấu kinh tế, thâm canh cây lúa

nước và đưa giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất. Bình quân hàng năm, diện tích gieo trồng lúa đạt 150 ha, năng suất 4,9 tấn/ha, diện tích ngô 154 ha, năng suất 2,9 tấn/ha. Tổng sản lượng lương thực quy thóc gần

700 tấn/năm, bình quân lương thực đầu người 308 kg/người/năm.

Công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi được quan tâm chỉ đạo, luôn chuẩn bị đầy đủ thuốc phòng và chữa bệnh cho gia súc, gia cầm, bảo quản đảm bảo về chất lượng thuốc và thời hạn sử dụng, do đó không có dịch bệnh lớn xảy ra. Số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng bình quân từ 6 - 8%/năm. Từ năm 1999, thực hiện chủ trương của Huyện ủy, Đảng ủy xã chỉ đạo nhân dân các dân tộc trong xã thực hiện chương trình vay vốn ngân hàng 4 năm không tính lãi để cho hộ nghèo mua trâu, bò, góp phần tạo công ăn, việc làm ổn định đời sống

nông dân. Đến năm 2000, toàn xã có 259 con trâu, trên 350 con bò, 75 con ngựa, 450 con dê, 600 con lợn; đàn gia cầm trên 5.000 con.

Thực tế sản xuất nông nghiệp trong nhiều năm, nhất là từ khi có Nghị quyết số 10-NQ/TW, hộ nông dân được giao ruộng đất ổn định trở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất và dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhu cầu hợp tác, liên doanh, liên kết đã xuất hiện phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Trong khi đó, mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế và yếu kém, không phù hợp với cơ

chế quản lý mới, thậm chí có lúc còn kìm hãm sự phát triển của kinh tế hộ...

Thực hiện Nghị định số 16-CP ngày 21/02/1997 của Chính phủ “Về chuyển đổi, đăng ký hợp tác xã và tổ chức hoạt động của Liên hiệp hợp tác xã”; sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy Hoàng Su Phì, Đảng ủy xã Nàng Đôn tập trung thực hiện quy trình chuyển đổi. Quy trình chuyển đổi được thực hiện theo 6 bước (bước 1: thành lập ban chỉ đạo xã; bước 2: kiểm kê đánh giá tài sản, vốn, quỹ công nợ của hợp tác xã; bước 3: xây dựng phương án sản xuất kinh doanh; bước 4: thảo luận phương án sản xuất, giới thiệu nhân sự; bước 5: hoàn thiện phương án xử lý công nợ, phương án dịch vụ kinh doanh và chuẩn bị đại hội; bước 6: đại hội đại biểu xã

viên - đăng ký kinh doanh). Trong quá trình chuyển đổi, chất lượng tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động dịch vụ, phục vụ sản xuất bước đầu có sự chuyển biến tích cực.

Trong lâm nghiệp, toàn xã có trên 300 hộ nhận giao khoán trồng rừng, trồng được 30 ha rừng, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái và xuất hiện nhiều hộ gia đình làm kinh tế lâm nghiệp giỏi. Công tác tuyên truyền chăm sóc bảo vệ rừng được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, từ đó hạn chế được tệ phá rừng để làm nương.

Trên lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển mới. Hàng năm, các lò rèn, lò đúc chế

tạo được 500 công cụ cầm tay phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.

Để thiết thực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng. Các công trình thủy lợi được nâng cấp và xây mới, đảm bảo chủ động nước tưới cho ruộng đồng. Phong trào làm giao thông nông thôn phát triển sôi nổi. Nhân dân bỏ ra hàng nghìn ngày công phát quang, tu sửa, nâng cấp các tuyến đường giao thông liên thôn.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, coi đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đảng bộ, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể tăng cường các hoạt động thăm hỏi, động viên những học sinh có hoàn cảnh khó khăn bỏ học trở lại lớp, do đó tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm giảm nhiều, chất lượng dạy và học được

nâng lên. Năm học 1998 - 1999, ngành học mầm non có 5 lớp với trên 120 cháu, ngành phổ thông có 14 lớp với 280 học sinh. Công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục

tiểu học cho hàng chục học viên. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi 6 - 14 tuổi đạt 89%. Năm 1999, xã được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ.

Các nỗ lực phấn đấu của sự nghiệp giáo dục góp phần nâng cao trình độ dân trí.

Đội ngũ cán bộ y tế thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao chất lượng phục vụ và tinh thần trách nhiệm.

Bình quân mỗi năm, Trạm khám, chữa bệnh cho trên 1.000 lượt người, tổ chức cho trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng mở rộng và uống vitamin A đầy đủ. Thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình, cán bộ y tế phối hợp với các đoàn thể thường xuyên tổ chức công tác truyền thông dân số, vận động các cặp vợ chồng

không sinh con thứ 3, kết hợp các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên. Do đó, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã từ 2,8% (năm 1996) giảm còn 2,6% (năm 2000).

Đảng ủy xã lãnh đạo thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (tháng 7/1998) “Về xây dựng

và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Những giá trị truyền thống tốt đẹp trong đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc được giữ gìn và phát huy, nhất là trang phục, ẩm thực, các loại hình văn nghệ dân gian, các môn thể thao dân tộc.

Phong trào thể dục thể thao thu hút nhiều người, nhiều lứa tuổi tham gia. Các đội bóng đá, bóng chuyền duy trì luyện tập và tham gia thi đấu ở xã, huyện. Đội văn nghệ của xã thường xuyên đi biểu diễn trong huyện và các huyện bạn. Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, đến năm 2000, 30% tổng số hộ gia đình trên địa bàn xã đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Các hoạt động thông tin tuyên truyền tích cực đổi mới nội dung tin bài, truyền tải kịp thời thông tin thời sự, cung cấp những kiến thức

bổ ích về phát triển kinh tế, nêu gương các điển hình tiên tiến, những mô hình làm ăn mới.

Đảng ủy xã Nàng Đôn chỉ đạo lực lượng dân quân nêu cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu; phối hợp chặt chẽ với công an quản lý nắm chắc địa bàn, cố gắng trong việc xử lý thông tin, giải quyết nhanh các vụ việc phức tạp trên địa bàn; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền để toàn thể nhân dân nắm bắt được về nhiệm vụ quốc

phòng - an ninh của địa phương. Năm 2000, lực lượng dân quân chiếm 2,17% dân số, trong đó có một trung đội cơ động sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai từng bước có hiệu quả. Do đó, nhận thức về luật pháp và ý thức chấp hành pháp luật của quần chúng nhân dân được nâng lên. Thực hiện Nghị định số 40/1999/NĐ-CP ngày 23/6/1999 của Chính phủ về công an xã, lực lượng công an xã được biên chế gồm 01 trưởng công an, 01 phó trưởng công an xã và 7 công an viên ở các thôn.

Quán triệt sâu sắc quan điểm “Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt”, Đảng bộ coi trọng xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao chất lượng đảng viên, sinh hoạt chi bộ, Đảng bộ đúng theo quy định Điều lệ Đảng. Các chỉ thị, nghị quyết của các cấp như: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 2, Nghị quyết Trung ương 3...; Nghị quyết của tỉnh, của huyện được triển khai học tập đến 100% đảng viên.

Thực hiện hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về việc thực hiện quy định mới về nhiệm kỳ Đại hội của các tổ chức cơ sở Đảng, năm 1998, Huyện ủy chỉ đạo

các chi bộ trực thuộc tiến hành Hội nghị toàn thể đảng viên và Đảng bộ trực thuộc mở Hội nghị Đảng ủy mở rộng đến các Bí thư Chi bộ và trưởng các ban, ngành là đảng viên. Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy, Đảng ủy

xã Nàng Đôn tổ chức Hội nghị đánh giá, kiểm điểm công tác của Đảng bộ trong nhiệm kỳ và bổ sung phương hướng, nhiệm vụ mục tiêu đến năm 2000; đồng thời kiện toàn Ban Chấp hành.

Thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy về triển khai học tập quán triệt thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, Đảng ủy xã Nàng Đôn xây dựng quy trình các bước kiểm điểm. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng và có ý nghĩa đối với Đảng nhằm nâng cao nhận thức của từng đảng viên và mọi tổ chức Đảng, thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm túc, tự giác và trung thực. Đảng bộ tiến hành kiểm điểm phân loại 100% đảng viên. Hầu hết các đảng viên trong Đảng bộ đều nghiêm túc kiểm điểm, xác định lập trường tư tưởng, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trong 5 năm (1996 - 2000), nhiều cán bộ xã được tham gia lớp đào tạo tập huấn chuyên môn nghiệp vụ.

Đảng bộ xã phối hợp với trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mở 05 lớp đối tượng cảm tình Đảng cho 50 học

viên, qua chọn lựa kết nạp 34 quần chúng ưu tú vào Đảng. Đến năm 2000, toàn Đảng bộ có 83 đảng viên.

Hội đồng nhân dân xã đề ra các Nghị quyết bảo đảm đúng chủ trương, phù hợp với tình hình địa phương; phúc đáp kịp thời những đề xuất, kiến nghị của cử tri về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Trong chỉ đạo điều hành, Ủy ban nhân dân xã thực hiện đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, phân công, phân cấp rõ ràng gắn với thường xuyên kiểm điểm, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 14/8/1999 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về việc lãnh đạo cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp (tỉnh, huyện, xã), ngày 14/11/1999, 99,8% cử

tri xã Nàng Đôn hăng hái đi bầu cử. Hội đồng nhân dân xã nhiệm kỳ 1999 - 2004 được bầu với 19 đại biểu.

Tháng 12/1999, Hội đồng nhân dân tổ chức kỳ họp thứ nhất bầu đồng chí Lù Vần Chỉ giữ chức Chủ tịch Hội đồng và bầu các thành viên của Ủy ban nhân dân, trong đó đồng chí Sin Văn Húi được bầu giữ chức Chủ tịch.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tích cực vận động nhân dân tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, các phong trào thi đua phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội, xây dựng gia đình văn hóa, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng.

Trong 5 năm (1996 - 2000), dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, được sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện cùng với sự giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể của huyện, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Nàng Đôn quyết tâm vượt qua khó khăn, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Các mục tiêu kinh tế - xã hội cơ bản hoàn thành, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và sản xuất hàng hóa. Đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. Sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục được quan tâm và phát triển. Tình hình chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững. Tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thường xuyên được chăm lo xây dựng và củng cố.

Một phần của tài liệu TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ NÀNG ĐÔN (1962 - 2018) (Trang 97 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)