2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng sức khỏe đôi mắt: Nghiên cứu mức độ phổ biến của các vấn đề sức khỏe đôi mắt (mỏi mắt, đau đầu, cận thị, viễn thị,…và các triệu chứng khác liên quan đến sức khỏe mắt) trong cộng đồng sinh viên HUI. Xác định nguyên nhân và ảnh hưởng của sức khỏa mắt đến sinh viên: Phân tích nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe đôi mắt, có thể bao gồm thời gian sử dụng thiết bị điện tử, ánh sáng môi trường, và thói quen sinh hoạt. Đánh giá ảnh hưởng của sức khỏe mắt đến cuộc sống sinh hoạt, học tập và công việc của sinh viên. Đánh giá nhận thức việc bảo vệ đôi mắt: Nghiên cứu về mức độ nhận thức và ứng dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe mắt trong cộng đồng sinh viên. So sánh thực trạng với các nghiên cứu tương tự: So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu tương tự ở các trường đại học khác, trong và ngoài nước. Đề xuất giải pháp: Đề xuất các biện pháp cụ thể để giảm nguy cơ và giảm thiểu các vấn đề sức khỏe mắt.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sức khỏe đôi mắt: Nghiên cứu mức độ phổ biến của các vấn đề sức khỏe đôi mắt (mỏi mắt, đau đầu, cận thị, viễn thị,…và các triệu chứng khác liên quan đến sức khỏe mắt) trong cộng đồng sinh viên HUI
Xác định nguyên nhân và ảnh hưởng của sức khỏa mắt đến sinh viên:
Phân tích nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe đôi mắt, có thể bao gồm thời gian sử dụng thiết bị điện tử, ánh sáng môi trường, và thói quen sinh hoạt Đánh giá ảnh hưởng của sức khỏe mắt đến cuộc sống sinh hoạt, học tập và công việc của sinh viên. Đánh giá nhận thức việc bảo vệ đôi mắt: Nghiên cứu về mức độ nhận thức và ứng dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe mắt trong cộng đồng sinh viên.
So sánh thực trạng với các nghiên cứu tương tự: So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu tương tự ở các trường đại học khác, trong và ngoài nước. Đề xuất giải pháp: Đề xuất các biện pháp cụ thể để giảm nguy cơ và giảm thiểu các vấn đề sức khỏe mắt.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng sức khỏe đôi mắt của sinh viên HUI trong thời đại 4.0, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực để bảo vệ và cải thiện sức khỏe đôi mắt cho sinh viên trong bối cảnh mới.
Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài gồm:
1 Bạn đã thực hiện biện pháp bảo vệ nào dưới đây để giảm nguy cơ về sức khỏe mắt?
2 Những nguyên nhân nào bạn cho là tác động tiêu cực đến sức khỏe mắt?
3 Bạn đã từng gặp vấn đề về thị lực sau khi sử dụng thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại di động) trong thời gian dài không?
4 Bạn có thói quen đọc sách, văn bản trên thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng) không?
5 Kết quả kiểm tra thị lực mắt trái của bạn?
6 Kết quả kiểm tra thị lực mắt phải của bạn?
7 Trong thời gian gần đây, mức độ bạn gặp phải vấn đề về mắt như mỏi mắt, đau đầu,…như thế nào?
8 Theo bạn, mức độ tác động do thời gian sử dụng thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại) đến sức khỏe đôi mắt thế nào?
9 Trong khoảng thời gian một ngày, bạn sử dụng thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại di động) thế nào?
10 Theo bạn, mức độ tác động do ánh sáng môi trường (ánh sáng môi trường ngoại vi, ánh sáng trong phòng) đến sức khỏe đôi mắt thế nào?
11 Theo bạn, mức độ tác động do Thói quen sinh hoạt như đọc sách, sử dụng điện thoại di động trong điều kiện ánh sáng yếu đến sức khỏe đôi mắt thế nào?
12 Trong khoảng thời gian một ngày, thời gian đọc sách, văn bản trên thiết bị di động của bạn thế nào?
13 Trong thời gian gần đây, mức độ ảnh hưởng của sức khỏe mắt đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn thế nào?
14 Sức khỏe mắt của bạn đã làm ảnh hưởng đến khả năng học tập của bạn không?
15 Có bất kỳ ảnh hưởng nào từ sức khỏe mắt đến công việc hoặc nhiệm vụ bạn đang thực hiện không?
16 Bạn đánh giá mức độ hiểu biết của bản thân về những biện pháp bảo vệ sức khỏe mắt?
17 Bạn thường xuyên thực hiện những biện pháp bảo vệ sức khỏe mắt?
18 Bạn tự đánh giá thế nào về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe mắt hàng ngày của mình?
19 Bạn có ý kiến bổ sung biện pháp cụ thể nào để giảm nguy cơ và giảm thiểu vấn đề sức khỏe mắt trong cộng đồng sinh viên?
20 Bạn có đề xuất gì cho nghiên cứu của chúng tôi không?
Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Đề tài đóng góp vào việc nâng cao kiến thức khoa học về sức khỏe đôi mắt, đặc biệt là trong ngữ cảnh của sinh viên đại học.
Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe mắt có thể đưa ra những cái nhìn mới và chi tiết về mối quan hệ giữa môi trường học tập và tình trạng sức khỏe mắt.
Dòng đầu tiên cung cấp thông tin về mục đích của nghiên cứu là tạo ra cơ sở dữ liệu khoa học về sức khỏe mắt của sinh viên Dòng thứ hai làm nổi bật ý nghĩa thực tiễn của việc này, đó là có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu trong tương lai và cho phép so sánh với các đối tượng khác.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, có thể đề xuất các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của sinh viên, đặc biệt là trong thời đại công nghiệp 4.0 với sự sử dụng nhiều thiết bị điện tử.
Cung cấp thông tin hữu ích để phát triển chính sách và chiến lược chăm sóc sức khỏe mắt trong môi trường đại học, giúp giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe mắt của sinh viên.
Hỗ trợ quá trình quyết định của nhà trường trong việc cải thiện điều kiện học tập và sinh hoạt của sinh viên, đảm bảo một môi trường làm việc tốt cho sức khỏe mắt.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tên Thiết kế nghiên cứu: Kiểm tra thị thực và khảo sát tình hình chung về sức khỏe mắt của sinh viên HUI
Tên thiết kế nghiên cứu được lựa chọn phản ánh rõ mục đích và tính chất đặc biệt của đối tượng nghiên cứu, mang lại giá trị thực tiễn và khoa học trong việc hiểu rõ và cải thiện sức khỏe mắt của sinh viên HUI Cụ thể: Đặc điểm độc đáo của đối tượng nghiên cứu: Sinh viên HUI đang là một nhóm đối tượng đặc biệt, thường xuyên phải làm việc với các thiết bị điện tử, đọc sách và tham gia các hoạt động học tập Do đó, kiểm tra thị thực và khảo sát sức khỏe mắt của sinh viên HUI sẽ mang lại thông tin độc đáo và quan trọng về mối liên quan giữa học tập và sức khỏe mắt.
Nhu cầu quan tâm đặc biệt của cộng đồng: Cộng đồng sinh viên thường xuyên đối mặt với áp lực học tập và sử dụng các thiết bị điện tử nhiều giờ mỗi ngày Việc kiểm tra và khảo sát về sức khỏe mắt trong cộng đồng này là cần thiết để đáp ứng nhu cầu quan tâm và cung cấp thông tin hữu ích cho việc bảo vệ sức khỏe mắt.
Tiềm năng đóng góp vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống học tập:
Bằng cách kiểm tra thị thực và khảo sát tình hình chung về sức khỏe mắt, nghiên cứu có thể đóng góp vào việc nhận diện vấn đề sức khỏe mắt, đề xuất giải pháp và biện pháp bảo vệ để cải thiện chất lượng cuộc sống học tập của sinh viên HUI.
So sánh và đối chiếu với các nghiên cứu tương tự: Thiết kế này cũng cung cấp cơ hội so sánh tình hình sức khỏe mắt của sinh viên HUI với các nghiên cứu tương tự ở các trường đại học khác, giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường học tập đặc biệt trên sức khỏe mắt. Địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại điểm trường HUI.
Thời gian thực nghiệm: 10 buổi (từ 01/11/2023 – 10/11/2023).
Số lượng: Tổng số 400 sinh viên, chia đều mỗi buổi là 40 sinh viên/buổi điều tra thực nghiệm.
Quy trình nghiên cứu: Quy trình nghiên cứu phác thảo cách tiếp cận từng bước sẽ tuân theo để tiến hành nghiên cứu, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu Dưới đây là mô tả chi tiết về quy trình nghiên cứu cho nghiên cứu này:
Hình 2.3 Quy trình nghiên cứu
Chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn: Tác giả xác định đối tượng khảo sát trong nghiên cữu này bao gồm các sinh viên HUI Mẫu sẽ được chọn ngẫu nhiên từ sinh viên của trường Lựa chọn này giúp đảm bảo tính đại diện và ngẫu nhiên trong việc chọn sinh viên từ trường đại học cụ thể.
Theo Yamane Taro (1967), việc xác định kích thước mẫu sẽ được chia làm hai trường hợp: không biết tổng thể và biết được tổng thể.
Tổng số sinh viên của trường ước tính vào khoảng 36.000 sinh viên Con số này không cụ thể nên chưa xác định được quy mô mẫu tổng thể cho nghiên cứu.
Do đó, đối với trường hợp chưa biết kích thước mẫu tổng thể, để tính số mẫu điều tra, tác giả áp dụng công thức (Yamane Taro, 1967):
Lập kế hoạch sơ bộ Xác định đối tượng nghiên cứu Thu thập dữ liệu
Xử lí và Phân tích dữ liệuViết báo cáo n: kích thước mẫu cần xác định.
Z: giá trị tra bảng phân phối Z dựa vào độ tin cậy lựa chọn Thông thường, độ tin cậy được sử dụng là 95% tương ứng với Z = 1.96. p: tỷ lệ ước lượng cỡ mẫu n thành công Thường chọn p = 0.5 để tích số p(1-p) là lớn nhất, điều này đảm bảo an toàn cho mẫu n ước lượng. e: sai số cho phép Thường ba tỷ lệ sai số hay sử dụng là: ±01 (1%), ±0.05 (5%), ±0.1 (10%), trong đó mức phổ biến nhất là ±0.05.
Tính toán theo công thức, tìm được n xấp xỉ bằng 384 Do đó, kích thước mẫu điều tra tối thiểu của nghiên cứu này là 384 sinh viên Tuy nhiên trong quá trình thực hiện khảo sát, để tăng độ tin cậy cho nghiên cứu, tác giả đã thực hiện khảo sát với 400 sinh viên
Chọn chiến lược chọn mẫu và xác định kích cỡ mẫu dựa trên những yếu tố trên giúp nghiên cứu đảm bảo tính đại diện và độ tin cậy của kết quả, cũng như giảm thiểu sai số và tăng sức mạnh thống kê.
Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu đã áp dụng cả phương pháp định tính, định lượng và thực nghiệm để có cái nhìn toàn diện về vấn đề:
Phương pháp định tính: Nghiên cứu tài liệu: Tiến hành đánh giá sâu rộng thông qua việc đọc và phân tích các tài liệu, bài báo, và nghiên cứu trước đó liên quan đến sức khỏe mắt.
Phương pháp định lượng: Khảo sát bằng phiếu khảo sát: Sử dụng Google
Tạo biểu mẫu khảo sát trực tuyến với nhiều câu hỏi liên quan đến sức khỏe thị lực Phân phối biểu mẫu khảo sát cho sinh viên và tự động tổng hợp kết quả vào tệp Excel.
Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng phương pháp thực nghiệm để kiểm tra thị lực cho toàn bộ mẫu điều tra, nhằm phát hiện sinh viên có dấu hiệu suy giảm thị lực.
2.3.2 Quy trình thu thập dữ liệu
Hình 2.4 Quy trình thu thập dữ liệu từ khảo sát và thực nghiệm
Bước 1: Lập bảng khảo sát Google Form và tạo QR code:
Tạo một bảng khảo sát trên Google Form Đảm bảo rằng các câu hỏi phản ánh đầy đủ và chính xác về các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu.
Tạo QR code gắn link Google Form và in ra.
Bước 2: Sử dụng mạng xã hội để mời sinh viên tham gia khảo sát:
Sử dụng các nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo, email, truy cập vào các hội nhóm sinh viên, fanpage của HUI
Tạo các bài đăng, bình luận, hoặc email mời người tham gia khảo sát và thông báo về buổi thực nghiệm, mời sinh viên đến trực tiếp đến trải nghiệm.
Chọn đủ số lượng mẫu Bước 3: Tiến hành Kiểm tra thị lực và trả phiếu kết quả:
Sử dụng bảng Landolt với vòng hở chữ C để kiểm tra thị lực cho tất cả mẫu điều tra Người được đo thị lực cần trả lời chiều xoay của chữ C khi kiểm tra thị lực và ngồi cách bảng khoảng 5m
Tiến hành ghi chép và trả phiếu kết quả cho sinh viên.
Bước 4: Sinh viên quét mã QR code để điền phiếu khảo sát:
Sử dụng mã QR code gắn link Google Form đã in ra để sinh viên thuận lợi quét mã.
Bước 1: Lập bảng khảo sát Google Form và tạo QR code
Bước 2: Sử dụng mạng xã hội để mời sinh viên tham gia khảo sát
Bước 3: Tiến hành Kiểm tra thị lực và trả phiếu kết quả
Bước 4: Sinh viên quét mã QR code để điền phiếu khảo sát
Bước 5: Xuất dữ liệu từ Google Form sang File Excel
Dựa trên kết quả kiểm tra thị lực, sinh viên điền vào phiếu khảo sát và trả lời một số câu hỏi liên quan về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe mắt như thời gian sử dụng ti vi, máy tính, điện thoại, thói quen đọc sách, v.v Ngoài ra, cũng điều tra về tình trạng tật khúc xạ của ba mẹ sinh viên,…
Khi người tham gia hoàn thành bảng khảo sát, dữ liệu của họ sẽ được tự động thống kê và lưu trữ trên Google Form.
Xuất dữ liệu từ Google Form sang File Excel để thực hiện xử lý số liệu.
2.3.3 Quy trình xử lý và phân tích dữ liệu
Hình 2.5 Quy trình xử lý và phân tích dữ liệu từ khảo sát
Bước 1: Kiểm tra độ chính xác của dữ liệu:
Trước khi bắt đầu phân tích, kiểm tra cẩn thận dữ liệu thu thập từ bảng khảo sát và kết quả thực nghiệm.
Bước 2: Xử lý dữ liệu định lượng:
Sử dụng tính năng lọc dữ liệu của phần mềm SPSS.20 để loại bỏ dữ liệu nếu có bất kỳ sự thiếu sót hoặc ngoại lệ nào.
Bước 3: Phân tích dữ liệu định lượng:
Sử dụng phần mềm SPSS.20 để phân tích dữ liệu Các phương pháp chính bao gồm:
Bước 1: Kiểm tra độ chính xác của dữ liệu
Bước 2: Xử lý dữ liệu định lượng
Bước 3: Phân tích dữ liệu định lượng
Bước 4: So sánh và đối chiếu kết quả
Bước 5: Đánh giá và đề xuất giải pháp
Thống kê mô tả (Mean): để đo lường giá trị trung bình của một biến định lượng Sử dụng các chỉ số thống kê như trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất để mô tả tính chất của dữ liệu.
Biểu đồ và đồ thị thống kê: Sử dụng biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ tròn để trực quan hóa dữ liệu.
Bước 4: So sánh và đối chiếu kết quả:
So sánh thực trạng sức khỏe đôi mắt của sinh viên hui với các nghiên cứu tương tự trong và ngoài nước.
Xác định sự tương đồng và khác biệt để đưa ra nhận định về tình hình sức khỏe mắt.
Bước 5: Đánh giá và đề xuất giải pháp:
Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá thực trạng sức khỏe mắt của sinh viên. Đề xuất giải pháp cụ thể để giảm nguy cơ và giảm thiểu vấn đề sức khỏe mắt.
Bảng khảo sát
Các câu hỏi khảo sát rõ ràng, dễ hiểu và được cấu trúc theo cách cho phép người tham gia bày tỏ ý kiến của mình một cách dễ dàng Việc sử dụng kết hợp các câu hỏi trắc nghiệm, thang đo Likert và câu hỏi mở sẽ giúp thu thập dữ liệu một các chit tiết, đa chiều
Các bạn sinh viên thân mến!
Hiện nhóm chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “ Thực trạng sức khỏe đôi mắt của sinh viên trường đại học Công nghiệp TP HCM và việc bảo vệ đôi mắt của sinh viên trong những năm gần đây ” Rất mong các bạn bớt chút thời gian quý báu để giúp nhóm chúng tôi đánh giá khách quan, đầy đủ các câu hỏi bên dưới
Chúng tôi xin cam đoan rằng nội dung trong bảng khảo sát này chỉ phục vụ duy nhất cho mục đích nghiên cứu và được bảo mật Tất cả các câu trả lời của các bạn rất có giá trị đối với nghiên cứu của nhóm chúng tôi Xin chân thành cảm ơn!
Phần I Thông tin cá nhân
Câu 1: Bạn đang là sinh viên năm thứ mấy?
1 Năm nhất 2 Năm 2 3 Năm 3 4 Năm 4 5 Năm 5 6 Khác Câu 2: Độ tuổi?
1 Dưới 25 tuổi 2 25 – 30 tuổi 3 Trên 30 tuổi Câu 3: Giới tính?
1 Nam 2 Nữ 3 Khác Câu 4: Bạn có đang mắc các bệnh về mắt không?
1 Dị ứng mắt 2 Tật khúc xạ 3 Đau mắt đỏ 4 Viêm bờ mi mắt 5 Chắp, lẹo mắt 6 Viêm loét giác mạc 7 Khác
Câu 5: Nếu có mắc các tật khúc xạ mắt thì đó là?
1 Cận thị2 Viễn thị3 Loạn thị4 KhôngCâu 6: Bạn đã thực hiện biện pháp bảo vệ nào dưới đây để giảm nguy cơ về sức khỏe mắt?
1 Sử dụng kính chống tia UV khi ra khỏi nhà 2 Giữ khoảng cách an toàn với màn hình khi làm việc 3 Thực hiện gián đoạn làm việc và nghỉ đúng cách 4 Điều chỉnh đèn và ánh sáng môi trường làm việc 5 Sử dụng ứng dụng chống ánh sáng xanh trên thiết bị di động hoặc máy tính 6 Không sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính trong điều kiện ánh sáng yếu 7 Khác (Vui lòng mô tả) Câu 7: Những nguyên nhân nào bạn cho là tác động tiêu cực đến sức khỏe mắt?
1 Thời gian sử dụng thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng) quá nhiều
2 Ánh sáng môi trường không đủ hoặc quá chói lọi 3 Thói quen đọc sách, báo, hoặc làm việc ở đội sáng yếu hoặc tối 4 Việc sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính trong điều kiện ánh sáng yếu 5 Không có thời gian nghỉ cho mắt 6 Khác (Vui lòng mô tả)
Câu 8: Bạn đã từng gặp vấn đề về thị lực sau khi sử dụng thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại di động) trong thời gian dài không?
1 Có 2 Không Câu 9: Bạn có thói quen đọc sách, văn bản trên thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng) không?
Phần II: Kết quả kiểm tra thị lực
Câu 10: Kết quả kiểm tra thị lực mắt trái của bạn?
1 Thị lực 10/10: Mắt tốt và khoẻ mạnh.
2 Thị lực 6-7/10: Cận thị trong khoảng 0.5 diop.
3 Thị lực 4-5/10: Độ cận từ 1.5-2 diop.
4 Thị lực dưới 3/10: Độ cận cao từ 2 diop trở lên.
Câu 11: Kết quả kiểm tra thị lực mắt phải của bạn?
1 Thị lực 10/10: Mắt tốt và khoẻ mạnh.
2 Thị lực 6-7/10: Cận thị trong khoảng 0.5 diop.
3 Thị lực 4-5/10: Độ cận từ 1.5-2 diop.
4 Thị lực dưới 3/10: Độ cận cao từ 2 diop trở lên.
Phần III: Đánh giá về nguyên nhân, ảnh hưởng và nhận thức về sức khỏe mắt
Bạn vui lòng lựa chọn 1 trong 5 đáp án của các câu hỏi dưới đây (Mức độ 1- 5 từ thấp tới cao):
1= Không đạt (Không đạt mục tiêu hoặc không đặt ra)/Hoàn toàn không đồng ý 2= Đạt (Cơ bản đạt mục tiêu)/Không đồng ý
3= Khá (Đảm bảo mục tiêu đề ra)/Bình thường 4= Tốt (Hoàn hảo)/Đồng ý
5= Rất tốt (Rất hoàn hảo)/Hoàn toàn đồng ý Phần 3.1: Nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe đôi mắt
Câu 12: Trong thời gian gần đây, mức độ bạn gặp phải vấn đề về mắt như mỏi mắt, đau đầu,…như thế nào?
1 Không bao giờ 2 Hiếm khi 3 Đôi khi 4 Thường xuyên 5 Luôn luôn Câu 13: Theo bạn, mức độ tác động do thời gian sử dụng thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại) đến sức khỏe đôi mắt thế nào?
1 Hoàn toàn không ảnh hưởng 2 Rất ít ảnh hưởng
3 Ảnh hưởng một chút4 Ảnh hưởng đáng kể5 Hoàn toàn ảnh hưởng
Câu 14: Trong khoảng thời gian một ngày, bạn sử dụng thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại di động) thế nào?
1 Hoàn toàn không 2 Rất ít
3 Trung bình 4 Nhiều 5 Rất nhiều Câu 15: Theo bạn, mức độ tác động do ánh sáng môi trường (ánh sáng môi trường ngoại vi, ánh sáng trong phòng) đến sức khỏe đôi mắt thế nào?
1 Hoàn toàn không ảnh hưởng 2 Rất ít ảnh hưởng
3 Ảnh hưởng một chút 4 Ảnh hưởng đáng kể 5 Hoàn toàn ảnh hưởng Câu 16: Theo bạn, mức độ tác động do Thói quen sinh hoạt như đọc sách, sử dụng điện thoại di động trong điều kiện ánh sáng yếu đến sức khỏe đôi mắt thế nào?
1 Hoàn toàn không ảnh hưởng 2 Rất ít ảnh hưởng
3 Ảnh hưởng một chút 4 Ảnh hưởng đáng kể 5 Hoàn toàn ảnh hưởng Câu 17: Trong khoảng thời gian một ngày, thời gian đọc sách, văn bản trên thiết bị di động của bạn thế nào?
1 Hoàn toàn không 2 Rất ít
3 Trung bình 4 Nhiều 5 Rất nhiều
Phần 3.2: Ảnh hưởng của sức khỏe mắt đến cuộc sống, học tập và công việc
Câu 18: Trong thời gian gần đây, mức độ ảnh hưởng của sức khỏe mắt đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn thế nào?
1 Hoàn toàn không ảnh hưởng 2 Rất ít ảnh hưởng
3 Ảnh hưởng một chút 4 Ảnh hưởng đáng kể 5 Hoàn toàn ảnh hưởng Câu 19: Sức khỏe mắt của bạn đã làm ảnh hưởng đến khả năng học tập của bạn không?
1 Hoàn toàn không ảnh hưởng 2 Rất ít ảnh hưởng
3 Ảnh hưởng một chút 4 Ảnh hưởng đáng kể 5 Hoàn toàn ảnh hưởng Câu 20: Có bất kỳ ảnh hưởng nào từ sức khỏe mắt đến công việc hoặc nhiệm vụ bạn đang thực hiện không?
1 Hoàn toàn không ảnh hưởng 2 Rất ít ảnh hưởng
3 Ảnh hưởng một chút 4 Ảnh hưởng đáng kể 5 Hoàn toàn ảnh hưởng
Phần 3.3: Nhận thức nâng cao sức khỏe đôi mắt
Câu 21: Bạn đánh giá mức độ hiểu biết của bản thân về những biện pháp bảo vệ sức khỏe mắt?
3 Khá 4 Tốt 5 Rất tốt Câu 22: Bạn thường xuyên thực hiện những biện pháp bảo vệ sức khỏe mắt?
2 Hiếm khi 3 Đôi khi 4 Thường xuyên 5 Luôn luôn Câu 23: Bạn tự đánh giá thế nào về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe mắt hàng ngày của mình?
1 Không hiệu quả 2 Ít hiệu quả 3 Trung bình 4 Hiệu quả 5 Rất hiệu quả
Phần IV Đề xuất giải pháp
Câu 24: Bạn có ý kiến bổ sung biện pháp cụ thể nào để giảm nguy cơ và giảm thiểu vấn đề sức khỏe mắt trong cộng đồng sinh viên?
………(Câu trả lời mở) Câu 25: Bạn có đề xuất gì cho nghiên cứu của chúng tôi không?
Xin chân thành cám ơn sự tham gia, hỗ trợ của các bạn!