1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo pháp luật hình sự việt nam

26 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo pháp luật hình sự Việt Nam
Tác giả Đinh A Ngặt Sơn, A Lăng Trọng, Trần Nhật Tân, Lê Trần Bảo Ngân, Y- Jơ Man, Nguyễn Phương Hà, Đặng Trần Vy Thảo, Trương Thị Thảo, Trần Trung Hoàng, Thiện, Lường Ngọc Thắng, Võ Khánh Linh
Người hướng dẫn Trần Văn Hải
Trường học Trường Đại Học Luật - Đại Học Huế
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thừa Thiên Huế
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,22 MB

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦAPHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI PHẠM TỘI1.1.Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội 1.1.1.Khái niệm Trách

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT - ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG

MẠI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : Trần Văn Hải

Sinh viên thực hiện : Nhóm 5 Lớp : Luật học K47L

Thừa Thiên Huế năm 2024

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

4 Lê Trần Bảo Ngân Tìm nội dung

6 Nguyễn Phương Hà Tìm nội dung7 Đặng Trần Vy Thảo Powerpoint8 Trương Thị Thảo Tìm nội dung9 Trần Trung Hoàng

Thiện

Tìm nội dung10 Lường Ngọc Thắng Thuyết trình

2

Trang 3

DANH MỤC VIẾT TẮT KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮTCHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ, CHÚ THÍCH

Trang 4

2.1.1 Bản chất của việc quy định 11

2.1.2 Quan hệ giữa trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và trách nhiệm hình sự của cá nhân 11

2.2 Hệ thống hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội theo quy định của BLHS năm 2015 13

Trang 5

A.MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, pháp nhân thương mại được xem là một trong nhữngyếu tố cấu thành phát triển của nền kinh tế đất nước Đây là đối tượng nhậnđược nhiều sự hỗ trợ của các của các cơ quan, ban, ngành trong các cơ quanNhà nước "pháp nhân thương mại” đã có những bước phát triển nhất định.Theo tác giả Nguyễn Xuân Lâm (2019), "quy định trách nhiệm hình sự phápnhân thương mại được ghi nhận trong Bộ luật hình sự năm 2015 Đây là lầnđầu tiên trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam quy định trách nhiệm hìnhsự đối với pháp nhân thương mại, việc quy định này làm thay đổi nhận thứctruyền thống về tội phạm và hình phạt Việc quy định như vậy có ý nghĩaquan trọng cả về lý luận và thực tiễn, góp phần giải quyết "những hạn chếtrong việc xử lý các vi phạm pháp luật của pháp nhân thương mại trong cáclĩnh vực kinh tế và môi trường, đồng thời tạo điều kiện bảo vệ tốt hơn quềnlợi của người bị thiệt hại do các vi phạm của pháp nhân gây ra Có thể thấyrằng, "pháp nhân thương mại, chủ thể khá quen thuộc của Luật thương mại,dân sự, nhưng chỉ đến khi Bộ luật hình sự năm 2015 bắt đầu có hiệu lực vàongày 01/01/2018 mới bắt đầu thêm một chủ thể mới là pháp nhân thương mại.Điều này hoàn toàn phù hợp với diễn biến của nền kinh tế thị trường hiện nayvà thông lệ quốc tế Tuy vậy, trên thực tế, áp dụng những quy định này khôngphải là việc dễ dàng Việc nghiên cứu và tìm hiểu những cơ sở khoa học vàthực tiễn là vấn đề có ý nghĩa mang tính cấp thiết

5

Trang 6

B NỘI DUNGI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA

PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI PHẠM TỘI1.1.Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội

1.1.1.Khái niệm

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội là hậu quảpháp lý bất lợi mà pháp nhân phải gánh chịu bằng việc bị áp dụng hình phạthoặc một trong các biện pháp hình sự do pháp luật quy định

1.1.2.Đặc điểm

Đặc điểm TNHS của pháp nhân thương mại phạm tội là những dấuhiệu, đặc trưng cơ bản trong TNHS của pháp nhân thương mại phạm tội Giúpphân biệt TNHS của pháp nhân thương mại phạm tội với TNHS của các chủthể phạm tội khác Các đặc điểm cơ bản của TNHS của pháp nhân thương mạiphạm tội được thể hiện qua các khía cạnh sau:

Thứ nhất, về chủ thể chịu TNHS Theo quy định tại Điều 8 BLHS năm

2015 thì chủ thể của tội phạm không chỉ có chủ thể truyền thống là thể nhân,mà còn được bổ sung thêm chủ thể là pháp nhân thương mại

Tuy nhiên, không phải tất cả pháp nhân khi thực hiện hành vi nguyhiểm cho xã hội đều là chủ thể của tội phạm, mà chỉ những pháp nhân thươngmại, thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong cấuthành tội phạm của một hoặc một số tội danh được liệt kê tại Điều 76 củaBLHS năm 2015 mới phải chịu trách nhiệm hình sự

Thứ hai, về hậu quả pháp lý mà pháp nhân thương mại phải gánh chịu,

khi bị truy cứu TNHS Khi một pháp nhân thương mại phải chịu TNHS thì họcó thể sẽ bị áp dụng một hình phạt chính và một hoặc một số hình phạt bổsung

Theo quy định tại Điều 33 BLHS năm 2015:

“1 Hình phạt chính bao gồm: a)Phạt tiền,

b)Đình chỉ hoạt động có thời hạn, c)Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; 2 Hệ thống hình phạt bổ sung áp với pháp nhân thương mại phạm tộibao gồm:

a)Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

6

Trang 7

b)Cấm huy động vốn hoặc Phạt tiền khi không áp dụng là hình phạtchính

3 Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị ápdụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng hoặc một số hình phạt bổsung.”

Bên cạnh việc phải chịu các hình phạt chính và hình phạt bổ sung, phápnhân thương mại phải chịu TNHS, còn có thể bị áp dụng các biện pháp tưpháp gồm:

Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; Trả lại tài sản, sửachữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; Buộc khôi phục lạitình trạng ban đầu;Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngănchặn hậu quả tiếp tục xảy ra theo quy định của Bộ luật hình sự Đồng thời,pháp nhân thương mại bị kết án còn phải chịu tiền án phí và phải mang án tíchtrong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổsung và các quyết định khác của bản án

Thứ ba, về thời điểm chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương

mại TNHS của pháp nhân thương mại phát sinh khi pháp nhân thương mại đãthực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm theo quy định củaBLHS năm 2015 Nội dung này đã được quy định cụ thể tại Điều 2 khoản 2

BLHS năm 2015 về cơ sở của trách nhiệm hình sự, theo đó “Chỉ pháp nhânthương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật hìnhsự mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”.

Thứ tư, về cách thức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân

thương mại phạm tội Đây là tổng hợp các hoạt động, biện pháp mà cơ quancó thẩm quyền tiến hành tố tụng sử dụng để buộc pháp nhân thương mại phảichịu TNHS Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và khoa học luậthình sự hiện nay, việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại phạmđược tiến hành theo trình tự thủ tục tố tụng hình sự chặt chẽ, thể hiện thôngquan việc các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiến hành cáchoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với pháp nhânthương mại phạm tội

1.1.3.Ý nghĩa

Việc quy định TNHS đối với pháp nhân thương mại phạm tội là mộtbước tiến mới trong lập pháp hình sự của nước ta, có ý nghĩa quan trọng trongkhoa học luật hình sự cũng như trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng,chống tội phạm, cụ thể như sau:

7

Trang 8

Thứ nhất,việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương

mại, tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong việcxử lý các hành vi vi phạm phápluật nghiêm trọng của pháp nhân thương mại qua đó nâng cao hiệu quả côngtác đấu tranh phòng chống các loại tội phạm do pháp nhân thương mại gây ra

Thứ hai, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương

mại phạm tội đảm bảo xử lý hiệu quả, công bằng, bình đẳng đối với cá nhân,pháp nhân trước pháp luật Theo quy định của pháp luật hình sự nước ta trướckhi ban hành bộ luật hình sự năm 2015, thì đối với những pháp nhân có hànhvi vi phạm pháp luật hình sự, chỉ buộc người đại diện theo pháp luật phải chịuTNHS khi để pháp nhân thực hiện hành vi phạm tội, trong khi việc họ phạmtội là do thực hiện quyết định chung của tập thể lãnh đạo pháp nhân và vì lợiích chung của cả pháp nhân đó

Vì vậy, nếu chỉ xử lý TNHS đối với thể nhân, còn đối với pháp nhân thìxử phạt hành chính là không công bằng, thiếu tính răn đe BLHS 2015 đượcban hành với quy định về việc vừa truy cứu TNHS đối với cá nhân, vừa truycứu TNHS đối với pháp nhân khi họ thực hiện hành vi phạm tội được quyđịnh trong luật hình sự, đã khắc phục được hạn chế này vàtạo ra sự côngbằng, hợp lý, bình đẳng trong việc xử lý TNHS giữa cá nhân và pháp nhân

Thứ ba, việc bổ sung chế định TNHS của pháp nhân thương mại phạm

tội, đảm bảo tính hệ thống trong pháp luật hình sự của Việt Nam Khi chưaquy định về TNHS của PNTM phạm tội, thì để xem xét trách nhiệm bồithường thiệt hại của pháp nhân chỉ có thể áp dụng các quy định của pháp luậtdân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, mà theo quy định của phápluật dân sự trách nhiệm chứng minh thiệt hại đó, thuộc về phía người bị thiệthại, trong những trường hợp này là rất khó chứng minh, do vậy rất khó đểbuộc pháp nhân đã gây ra thiệt hại cho người dân phải bồi thường tương xứngvới mức độ thiệt hại mà họ đã gây ra

Do vậy, Nếu chỉ buộc pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm dânsự, trách nhiệm hành chính sẽ không đủ nghiêm khắc để răn đe, phòng ngừapháp nhân thương mại tiếp tục vi phạm, không hiệu quả trong việc khắc phụcvà bồi thường các thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của pháp nhânthương mại gây ra

Mặt khác, nếu chỉ buộc cá nhân phải chịu TNHS thì họ sẽ không có khảnăng khắc phục những thiệt hại, sự cố do hành vi vi phạm pháp luật của phápnhân thương mại đã gây ra, như những sự cố về môi trường, khí hậu Vớiviệc bổ sung quy định về TNHS của pháp nhân thương mại phạm tội đảm bảotính hệ thống, chặt chẽ của pháp luật trong việc xử lý triệt để TNHS của pháp

8

Trang 9

nhân thương mại khi họ thực hiện hành vi vi phạm phạm luật hình sự, tạo tínhđồng bộ, thống nhất trong pháp luật hình sự của nước ta.

Thứ tư, Việc quy định TNHS đối với pháp nhân thương mại phạm tội

tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp cho quá trình chủ động hội nhập quốc tế củaViệt Nam Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, Việt Nam ta cũng đã cónhiều nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy việc hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càngsâu rộng và toàn diện, trên mọi lĩnh vực Trong đó có việc hội nhập và hợp táctrong lĩnh vực pháp luật, tư pháp, đòi hỏi phải có sự tương thích về hệ thốngpháp luật của Việt Nam với các quốc gia mà nước ta tham gia ký kết, thoảthuận hợp tác, nhất là về pháp luật hình sự Trong khi đó, đa số các quốc giatrên thế giới, nhất là các quốc gia thuộc hiệp hội các nước ASEAN hiện nayđều có xu hướng quy định TNHS đối với tổ chức, pháp nhân phạm tội

Như vậy, trước những yêu cầu về mặt pháp lý trong hội nhập, tương trợtư pháp về hình sự, hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các nước trên thế giới,việc bổ sung chế tài TNHS đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong Bộluật hình sự năm 2015 có ý nghĩa quan trọng trong việc chủ động tạo khuônkhổ pháp lý phù hợp đáp ứng yêu cầu hội nhập và hợp tác quốc tế của nướcta

1.2.Cơ sở và điều kiện trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại:

1.1 Cơ sở

Cơ sở trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại được quy định tại

khoản 2 Điều 2 BLHS Theo đó: “Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm mộttội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệmhình sự”.

Theo quy định tại Điều 76 BLHS, thì pháp nhân thương mại chỉ phảichịu trách nhiệm hình sự về 33 tội phạm thuộc 3 nhóm sau đây:

+ Nhóm các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: Điều 188

(Tội buôn lậu); Điều 189 (Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biêngiới); Điều 190 (Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191 (Tội tàng trữ,vận chuyển hàng cấm); Điều 192 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193(Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thựcphẩm); Điều 194 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốcphòng bệnh); Điều 195 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng đểchăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vậtnuôi); Điều 196 (Tội đầu cơ); Điều 200 (Tội trốn thuế); Điều 203 (Tội in, pháthành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ); Điều 209 (Tội cố ý công bốthông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán); Điều

9

Trang 10

210 (Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán); Điều 211 (Tộithao túng thị trường chứng khoán); Điều 213 (Tội gian lận trong kinh doanhbảo hiểm); Điều 216 (Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểmthất nghiệp cho người lao động); Điều 217 (Tội vi phạm quy định về cạnhtranh); Điều 225 (Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan); Điều 226(Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp); Điều 227 (Tội vi phạm các quyđịnh về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên); Điều 232 (Tội vi phạmcác quy định về khai thác và bảo vệ rừng); Điều 234 (Tội vi phạm quy địnhvề quản lý, bảo vệ động vật hoang dã);

+ Nhóm các tội phạm về môi trường: Điều 235 (Tội gây ô nhiễm môi

trường); Điều 237 (Tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môitrường); Điều 238 (Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủylợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãisông); Điều 239 (Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam); Điều 242 (Tộihuỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản); Điều 243 (Tội huỷ hoại rừng); Điều 244 (Tội viphạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm); Điều 245(Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên); Điều 246 (Tộinhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại);

+ Nhóm tội phạm xâm phạm trật tự công cộng: Điều 300 (Tội tài trợ

cho khủng bố); Điều 324 (Tội rửa tiền)

1.2.2 Điều kiện

Để phải chịu trách nhiệm hình sự do đã thực hiện một tội phạm cụ thểđược quy định tại Điều 76 BLHS, thì hành vi do pháp nhân thương mại thựchiện phải thỏa mãn các điều kiện về:

(1) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; (2) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thươngmại;

(3) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặcchấp thuận của pháp nhân thương mại;

(4) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản2 và khoản 3 Điều 27 của BLHS

Về nguyên tắc áp dụng BLHS đối với pháp nhân thương mại phạm tội,

thì tại Điều 74 BLHS quy định “Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịutrách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này” (Chương XI)“Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội” BLHS; theo quy

định khác của Phần thứ nhất của BLHS Tuy nhiên, ngoài những quy định tạiChương XI “Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội” của

10

Trang 11

BLHS, thì những quy định khác của Phần thứ nhất của BLHS lại khó có thểáp dụng trực tiếp đối với pháp nhân thương mại phạm tội Do vậy, có một loạtcác vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại cầnnghiên cứu.

II: TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI

THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM2.1 Bản chất của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.

2.1.1 Bản chất của việc quy định

Pháp nhân thương mại bao gồm: Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tếkhác Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại đượcthực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định kháccủa pháp luật có liên quan

Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, căn cứĐiều 75 Bộ luật hình sự năm 2015

“Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủcác điều kiện sau đây:

a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thươngmại;

c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấpthuận của pháp nhân thương mại;

d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản2 và Khoản 3, Điều 27 của Bộ luật hình sự Việc pháp nhân thương mại chịutrách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.”

2.1.2 Quan hệ giữa trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và trách nhiệm hình sự của cá nhân.

Điều 75 BLHS năm 2015, quy định:

“1 Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấpthuận của pháp nhân thương mại;

11

Trang 12

d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.

2 Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.”

Theo quy định trên, PNTM chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ4 điều kiện sau:

-Điều kiện thứ nhất, hành vi phạm tội được thực hiện nhân danhPNTM;

Pháp nhân nói chung, PNTM nói riêng là một thực thể xã hội khác với cánhân, bản thân PNTM không thể tự mình trực tiếp thực hiện được tội phạm,tội phạm vốn là hành vi nguy hiểm cho xã hội mà phải thông qua các cá nhânhoạt động trong tổ chức, đó là những người lãnh đạo, đại diện theo pháp luậtcủa pháp nhân, người vạch ra, người chỉ đạo hoặc người thực hiện các mụctiêu, chíến lược sản xuất, kinh doanh của pháp nhân

Chính vì vậy, khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015, quy định: “Tội phạm làhành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do ngườicó năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện mộtcách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm …mà theo quy định của Bộ luật này phải bịxử lý hình sự.” PNTM tham gia vào quan hệ pháp luật là chủ thể bình đẳng,

độc lập với các chủ thể khác cho nên PNTM phải có năng lực pháp luật vànăng lực hành vi Hai dạng năng lực của PNTM phát sinh đồng thời vàthường là kể từ thời điểm đăng ký hoạt động được cấp phép hoạt động, vớicác chức năng, nhiệm vụ được đăng ký Mọi hoạt động của PNTM được tiếnhành thông qua hành vi của những cá nhân - người đại diện hợp pháp củapháp nhân Hành vi của những cá nhân này không tạo ra quyền và nghĩa vụcho họ, mà PNTM tạo ra các quyền và nghĩa vụ cho chính mình

Vì là thực thể xã hội nên hoạt động của PNTM phải thông qua hoạtđộng của những con người cụ thể Chỉ khi nào những hành vi phạm tội đượcthực hiện nhân danh PNTM thì mới làm phát sinh điều kiện truy cứu TNHScủa pháp nhân đó Người có thẩm quyền thực hiện hoạt động nhân danhPNTM có thể là người đại diện theo pháp luật, người quản lý, điều hành vànhững người được ủy quyền, phân công nhiệm vụ tại PNTM đó

Trên thực tế, hoạt động của các doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh tếkhác nói chung, PNTM nói riêng đều thông qua người đại diện, vậy nên việcphân biệt rõ đâu là người quản lý doanh nghiệp; người thành lập doanhnghiệp với người đại diện của doanh nghiệp để từ đó xác định đâu là hành vi

12

Trang 13

của người đại diện của pháp nhân (doanh nghiệp) và PNTM để truy cứuTNHS đối với của pháp nhân có ý nghĩa rất quan trọng.

2.2 Hệ thống hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhânthương mại phạm tội theo quy định của BLHS năm 2015

2.2.1 Hệ thống hình phạt áp dụng

Cũng giống như hê } thống hình phạt áp dụng đối với người phạm tô }i,hình phạt áp dụng đối với pháp nhân phạm tô }i bao gồm hình phạt chính vàhình phạt bổ sung được quy định từ Điều 78 đến Điều 81 của BLHS năm2015

Trong số hình phạt chính, phạt tiền được xem như mô }t công cụ pháp lýhữu hiê }u để thể hiê }n cách ứng xử của Nhà nước đối với pháp nhân khi cóhành vi gây thiê }t hại cho xã hô }i Tuy nhiên, khác với hình phạt tiền đối với cánhân phạm tô }i chỉ được áp dụng trong trường hợp phạm tô }i ít nghiêm trọng,phạm tội nghiêm trọng hoă }c phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quảnlý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tộiphạm khác, BLHS năm 2015 không quy định các trường hợp cụ thể áp dụnghình phạt tiền đối với pháp nhân phạm tô }i

Vì vậy, có thể hiểu là hình phạt tiền được áp dụng đối với tất cả cácloại tô }i phạm do pháp nhân thực hiê }n, không phân biê }t tính chất tô }i phạm.Bên cạnh đó, BLHS năm 2015 quy định mức tối thiểu của hình phạt tiền đốivới pháp nhân phạm tội là 50 triê }u đồng Mức phạt này đã cho thấy được sựphân hóa TNHS giữa pháp nhân và cá nhân phạm tô }i, cho thấy được tínhnghiêm khắc của hình phạt này so với mức phạt tiền trong chế tài hành chínhhay dân sự mà pháp nhân phải chịu khi có hành vi vi phạm

Hai hình phạt chính khác áp dụng đối với pháp nhân phạm tô }i là hìnhphạt đình chỉ hoạt đô }ng có thời hạn và đình chỉ hoạt đô }ng vĩnh viễn Trongđó, hình phạt đình chỉ hoạt đô }ng có thời hạn trong BLHS năm 2015 có tên gọivà nô }i dung giống với biê }n pháp xử phạt đình chỉ hoạt đô }ng có thời hạn ápdụng đối với pháp nhân vi phạm hành chính (VPHC) được quy định trongLuâ }t Xử lý VPHC Nô }i dung của hai hình phạt này là tạm dừng hoă }c chấmdứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực màpháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe conngười, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra cókhả năng khắc phục trên thực tế Hình phạt này có thể ảnh hưởng gián tiếpđến những người làm viê }c trong các pháp nhân như không có viê }c làm, khôngcó lương trong thời gian pháp nhân bị đình chỉ hoạt đô }ng

13

Ngày đăng: 18/09/2024, 20:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN