Nghiên cứu này nhằm xác định cơ sở để thiết lập mức trọng yếu và rủi ro sai sót trọng yếu trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính, đồng thời đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý
GIỚI THIỆU
Sự cần thiết của nghiên cứu
Với sự phát triển của ngành kế toán và kiểm toán trong bối cảnh toàn cầu hóa, các doanh nghiệp đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao hơn từ các công ty kiểm toán độc lập Tại Việt Nam, sự phát triển kinh tế và sự gia tăng về quy mô và phức tạp của các doanh nghiệp đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi cải thiện chất lượng kiểm toán Đánh giá trọng yếu và rủi ro là yếu tố quan trọng trong kiểm toán, yêu cầu hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp và môi trường hoạt động của họ, cùng khả năng dự đoán rủi ro tiềm ẩn và hiện hành Tuy nhiên, việc đánh giá trọng yếu và rủi ro tại Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn do hạn chế thông tin và thiếu tài nguyên, ảnh hưởng đến tính minh bạch và hiệu quả của quá trình kiểm toán
Do đó, việc nghiên cứu và hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính trở thành một vấn đề cấp bách Việc này không chỉ đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của báo cáo tài chính mà còn góp phần vào việc tăng cường niềm tin từ phía cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư vào hệ thống tài chính của Việt Nam Trải qua giai đoạn thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Việt Úc (VAAL), tôi đã có cơ hội tiếp cận với thực tiễn của ngành kiểm toán, từ đó nhận thức được sự quan trọng của việc kết hợp lý thuyết với thực tế để đưa ra các giải pháp hiệu quả Sự trải nghiệm này đã thúc đẩy quyết định của tôi chọn đề tài "Ảnh hưởng của mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán đến tính hiệu quả của kiểm toán báo cáo tài chính” cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình Tôi hy vọng rằng nghiên cứu của mình sẽ đóng góp vào mục đích nâng cao chất lượng của ngành kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Việt Úc.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng của mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán đối với hiệu quả của kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Việt Úc
• Đánh giá sự ảnh hưởng của mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán đến tính hiệu quả của quá trình kiểm toán báo cáo tài chính
• Nghiên cứu những thách thức và hạn chế hiện tại trong việc đánh giá và quản lý mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán
• Đưa ra các khuyến nghị và phương pháp cải thiện quy trình kiểm toán để đảm bảo tính hiệu quả và độ chính xác của báo cáo tài chính tại VAAL
Câu hỏi nghiên cứu
• Mức trọng yếu được xác lập trong kiểm toán báo cáo tài chính như thế nào?
• Rủi ro sai.sót trọng yếu được xác lập trong kiểm toán báo cáo tài chính như thế nào?
• Mức độ thực hiện của các biện pháp xử lý đối.với rủi ro sai sót trọng yếu đã đánh giá như thế nào?
• Có những phương pháp và giải pháp nào có thể áp dụng để cải thiện quá trình đánh giá và quản lý mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán, nhằm tăng cường tính hiệu quả và độ chính xác của kiểm toán báo cáo tài chính tại VAAL?
Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi về thời gian
Số liệu của đề tài được thu thập từ các giấy.tờ làm việc cho năm tài chính.kết thúc ngày 31/12/2023
1.4.2 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán Việt Úc (VAAL).
Nội dung nghiên cứu
Khóa luận bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Chương 2: Các nghiên cứu trước Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý nghiên cứu
CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Các nghiên cứu nước ngoài
Luận án tiến sĩ của Dinara Abilova tại Đại học Huddersfield (2022) “Vai trò của Báo cáo kiểm toán mở rộng và Mức trọng yếu trong Mô hình Báo cáo kiểm toán” Luận án này bao gồm ba nghiên cứu kiểm tra báo cáo kiểm toán mở rộng (EAR) và tính trọng yếu của kiểm toán trong mô hình báo cáo kiểm toán Nghiên cứu đầu tiên đề xuất một mô hình báo cáo kiểm toán mới dựa trên việc xem xét tài liệu có hệ thống, nêu bật các tiền đề, nội dung và hậu quả của EAR Nghiên cứu thứ hai phân tích nội dung của EAR từ các công ty FTSE 100 (Financial Times Stock Exchange), tìm ra sự đa dạng về công bố thông tin ngày càng tăng theo thời gian và đề xuất động cơ của kiểm toán viên (KTV) Nghiên cứu thứ ba điều tra các yếu tố quyết định và hậu quả của tính trọng yếu của kiểm toán, cho thấy tác động của nó đối với phí và chất lượng kiểm toán Nhìn chung, những nghiên cứu này giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về EAR và tính trọng yếu của kiểm toán trong báo cáo kiểm toán
Nghiên cứu của Adam Brissman & Thomas Watson (2023) về "Đánh giá rủi ro và trọng yếu của kiểm toán viên trong giai đoạn rủi ro vĩ mô cao" chỉ ra rằng kiểm toán viên đã thực hiện đánh giá rủi ro thận trọng hơn trong đại dịch Covid-19 Tuy nhiên, họ không điều chỉnh đáng kể đánh giá tính trọng yếu hoặc mức độ trọng yếu của các biện pháp kiểm soát được thực hiện Ngoài ra, các yếu tố cá nhân của kiểm toán viên cũng ảnh hưởng đến các đánh giá trong suốt thời gian xảy ra đại dịch.
Luận án của Aljabi (2024) “Trách nhiệm của Kiểm toán viên là áp dụng khái niệm về Tính trọng yếu theo Chuẩn mực (ISA.320) trong xác định thủ tục kiểm toán phân tích để giảm thiểu kiểm toán rủi ro” Nghiên cứu này nhằm làm rõ trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc áp dụng khái niệm về tính trọng yếu theo tiêu chuẩn (ISA.320) trong việc xác định các thủ tục kiểm toán phân tích, được đại diện bởi quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, phương pháp phân tích mô tả đã được sử dụng để thu thập và phân loại dữ liệu Công cụ chính của nghiên cứu, biểu mẫu bảng câu hỏi, đã được sử dụng để thu thập dữ liệu từ mẫu nghiên cứu, được phân tích qua chương trình SPSS
Ngoài các giáo trình kiểm toán phổ biến như "Auditing" của (Alvin A Arens) và James K Loebbecke, "Auditing: A Risk Analysis Approach" (5th Edition), và
"Auditing - A Systematic Approach" của McGraw-Hill, còn có các chuẩn mực kiểm toán quốc tế từ ISA, INTOSAI, và IFAC Các tài liệu nghiên cứu của các công ty kiểm toán hàng đầu và các tổ chức kiểm toán lớn như ACCA, CPA Australia, và các tập đoàn kiểm toán lớn như Deloitte, KPMG, EY, và PwC cũng cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến những vấn đề đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
Các nghiên cứu trong nước
Trong quá trình phát triển kiểm toán.độc lập tại Việt Nam, các nghiên cứu về vấn đề kiểm toán.nói chung và đánh giá trọng yếu cũng như rủi ro kiểm toán nói riêng đã đạt được một số thành công ban đầu Các công trình này đã thực hiện theo các nguyên lý trên thế giới và được áp dụng vào giáo trình kiểm toán của các trường.đại học lớn như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học.Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, và Học viện Tài chính Ngoài ra, tại Việt Nam cũng đã xuất hiện một số nghiên cứu độc lập về đánh giá trọng yếu và rủi ro nhằm cải thiện chất lượng hoạt động kiểm toán
Cụ thể như: Luận án tiến sĩ kinh tế của Đoàn Thanh Nga “Nghiên cứu đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam” Đề tài tập trung vào lý luận về đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, đặc biệt nhấn mạnh đến chất lượng kiểm toán Áp dụng lý thuyết để phân tích thực trạng hiện tại và nhận diện các vấn đề còn tồn tại Qua đó, đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm cải thiện việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, từ đó nâng cao chất lượng kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam
Bài báo khoa học của Phạm Xuân Toàn (2023) “Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch kiểm toán nhà nước - nghiên cứu trường hợp từ thành phố Hà Nội” Lập kế hoạch kiểm toán là bước đầu tiên trong quy trình kiểm toán, có vai trò quan trọng trong việc định hướng và quyết định sự thành công của hoạt động kiểm toán Mặc dù chất lượng của công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán của các đoàn kiểm toán thuộc Kiểm toán Nhà nước đã có nhiều cải thiện, nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ Dựa trên thực tiễn lập kế hoạch kiểm toán thu ngân sách nhà nước tại thành phố Hà Nội của Kiểm toán Nhà nước khu vực 1, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lập kế hoạch kiểm toán nhà nước
Tuy nhiên, cho đến nay.vẫn còn ít đề tài, nghiên cứu nào.đi sâu vào khía cạnh đánh giá sự ảnh hưởng của trọng yếu và rủi ro.kiểm toán đến tính hiệu quả của kiểm toán báo cáo tài chính.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khái niệm về Mức trọng yếu
Theo VSA 320 - Mức trọng yếu “Là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính” (Cổng thông tin điện tử
3.1.2 Cách xác định Mức trọng yếu
Là giá trị tối đa của toàn bộ.sai sót trên BCTC hoặc thông tin tài.chính được kiểm toán.mà Kiểm toán viên cho rằng.từ mức đó trở xuống BCTC.có thể bị sai nhưng.chưa ảnh hưởng đến quyết định.của các đối tượng sử dụng thông tin Dựa trên giá trị tiêu chí.được lựa chọn và tỷ lệ (%) tương.ứng với giá trị tiêu chí đó, được thể hiện qua công thức (3.1)
Lựa chọn tiêu.chí để xác định mức trọng.yếu đối với tổng thể BCTC: Đối với mỗi loại doanh nghiệp, có thể chọn một hoặc một số chỉ tiêu.quan trọng nhất trong BCTC để xác định mức độ trọng yếu: Các chỉ tiêu này có thể bao gồm Tổng lợi nhuận.kế toán trước thuế, Tổng doanh thu, Tổng chi phí và Tổng tài sản,…
Mức trọng yếu đối với tổng thể
Tỷ lệ phần.trăm (%) xác định mức trọng.yếu đối với tổng thể Báo cáo Tài chính x
Giá trị tiêu chí được lựa chọn xác định mức trọng yếu đối với tổng thể Báo cáo Tài chính
Bảng 3.1: Khung tỷ lệ xác định mức độ Mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC
(Nguồn: Kiểm toán nhà nước)
Mức trọng yếu thực hiện được xác định bởi kiểm toán viên thấp hơn mức trọng yếu của báo cáo tài chính để giảm thiểu khả năng sai sót vượt quá ngưỡng chấp nhận được Mức trọng yếu này giúp đảm bảo rằng tổng hợp các sai sót không điều chỉnh và không phát hiện sẽ không vượt quá mức trọng yếu đối với toàn bộ báo cáo tài chính Trong một số trường hợp, mức trọng yếu thực hiện còn được hiểu là mức giá trị thấp hơn các mức trọng yếu của các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin giải trình trên báo cáo tài chính.
Lý do thay đổi Mức trọng yếu trong quá trình kiểm toán:
Theo quy định.của VSA 320 – “KTV cần sửa đổi.mức trọng yếu nếu có thêm thông tin trong.quá trình kiểm toán dẫn đến việc thay.đổi mức trọng yếu so.với mức đã xác định.trước đó KTV cần ghi lại.rõ lý do của việc thay.đổi mức trọng yếu và việc này phải được thành viên Ban Giám Đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm.toán phê duyệt Nếu mức trọng.yếu tổng thể được áp dụng thấp hơn.so với mức đã xác định trước đó, KTV cần.xem xét xem có cần phải sửa.đổi lại mức trọng yếu thực hiện không, và xem.xét nội dung, lịch trình, và phạm vi.của các thủ tục kiểm toán tiếp theo có.còn phù hợp không”.
Khái niệm về rủi ro kiểm toán
Rủi ro kiểm toán chủ yếu là việc KTV đưa ra kết luận về BCTC của khách
STT Mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC
5 [1%-2%] Tổng tài sản hàng một cách trung thực và hợp lý, mặc dù có những sai sót trọng yếu vẫn tồn tại Những sai sót này có tác động lớn đến người sử dụng BCTC Loại rủi ro này có thể xuất hiện mọi lúc, ngay cả khi.cuộc kiểm toán được lên kế hoạch cẩn thận và thực hiện.một cách cẩn trọng Rủi ro này sẽ gia tăng nếu kế.hoạch kiểm toán không tốt và thực hiện thiếu cẩn trọng KTV lựa chọn mẫu kiểm.toán và phép thử, dẫn đến việc đánh giá rủi ro kiểm toán thông qua ước tính.tỷ lệ từ 0% đến.100% hoặc sử dụng mức độ định tính: cao, trung.bình, thấp
Các loại rủi ro kiểm toán: Rủi ro tiềm.tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro.phát hiện
Thứ nhất: Rủi ro tiềm tàng
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (VSA) số 200 – “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam” Rủi ro tiềm tàng được định nghĩa là “Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, do khả năng cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh có thể chứa đựng sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, trước khi xem xét đến bất kỳ kiểm soát nào có liên quan” [VSA 200.13]
Rủi ro tiềm tàng là khả năng có các sai sót trọng yếu trong báo cáo.tài chính, có thể là sai sót đơn lẻ hoặc kết hợp, trước khi tính đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ Rủi ro này xuất phát từ hoạt động và ngành nghề kinh doanh của khách hàng, và kiểm toán viên không thể tạo ra hay kiểm soát nó, mà chỉ có thể thực hiện việc đánh giá
Thứ hai: Rủi ro kiểm soát
Theo Chuẩn.mực Kiểm toán Việt Nam (VSA) số 200 – “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam” Rủi ro kiểm soát được định nghĩa “Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, đối với cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh mà kiểm soát nội bộ của đơn vị không thể ngăn chặn hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời” [VSA 200.13]
Rủi ro kiểm soát tồn tại.do những hạn chế của hệ thống kiểm soát.nội bộ
Giống như rủi ro tiềm tàng, kiểm.toán viên không tạo ra và cũng không kiểm soát được rủi ro kiểm soát (do hệ thống kiểm soát nội bộ đã tồn tại và hoạt động) Kiểm toán viên chỉ có thể đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.của đơn vị được kiểm toán và từ đó đưa ra mức rủi ro.kiểm soát dự kiến
Thứ ba: Rủi ro phát hiện
Theo Chuẩn mực.Kiểm toán Việt Nam (VSA) số 200 – “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam” Rủi ro phát hiện được định nghĩa “Là rủi ro mà trong quá trình kiểm toán, các thủ tục mà kiểm toán viên thực hiện nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán xuống tới mức thấp có thể chấp nhận được nhưng vẫn không phát hiện được hết các sai sót trọng yếu khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại” [VSA 200.13]
Rủi ro phát hiện là khả năng kiểm toán viên không nhận ra các sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính dù đã thực hiện các thủ tục kiểm toán Mức độ rủi ro phát hiện tác động đến lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập Nếu kiểm toán viên đánh giá rủi ro phát hiện ở mức thấp, họ sẽ cần thu thập nhiều bằng chứng kiểm toán hơn Ngược lại, nếu chấp nhận mức rủi ro phát hiện cao hơn, số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập sẽ giảm đi
3.2.1 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro - Mô hình rủi ro kiểm toán
Trong kiểm toán, rủi ro kiểm toán phát sinh khi kiểm toán viên đưa ra kết luận rằng báo cáo tài chính thể hiện trung thực và hợp lý, trong khi chúng thực tế lại chứa đựng các sai sót trọng yếu Rủi ro này xuất phát từ sự kết hợp của rủi ro tiềm ẩn (sai lệch trong báo cáo tài chính chưa được phát hiện) và rủi ro kiểm soát (thiếu sót trong hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán) Do đó, rủi ro kiểm toán không chỉ phụ thuộc vào rủi ro tiềm ẩn mà còn bị ảnh hưởng bởi rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện (khả năng kiểm toán viên không phát hiện ra sai lệch).
Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa những rủi ro kiểm toán
Mô hình rủi.ro kiểm toán
− AR: Rủi ro kiểm toán
− IR: Rủi ro tiềm tàng
− CR: Rủi ro kiểm soát
− DR: Rủi ro phát hiện
Dựa trên các thông tin hiểu biết về khách hàng, để đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV sau đó sẽ xác định mức độ rủi ro phát hiện Mức độ này là cơ sở để KTV lập kế hoạch về nội dung, thời gian và phạm vi của các thử nghiệm kiểm toán Do đó, mô hình rủi.ro kiểm toán này có thể được sử dụng để điều chỉnh quá trình kiểm toán sao cho phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị được kiểm toán, nhằm mục đích giảm rủi ro kiểm toán đến mức không có sai phạm trọng yếu với chi phí hợp lý Mô hình kiểm toán cũng được sử dụng dưới dạng công thức 3.3:
3.2.2 Đánh giá rủi ro và phương thức tiếp cận dựa trên rủi ro
3.2.2.1 Khái niệm về đánh giá rủi ro
Theo Chuẩn.mực Kiểm toán Việt Nam (VSA) số 315 – “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” Đánh giá rủi ro được hiểu là “Là thủ tục kiểm toán được thực hiện để thu thập các hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ, nhằm xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính hoặc cấp độ cơ sở dẫn liệu” [VSA 315.04]
Mục đích của việc đánh giá rủi ro kiểm toán là để xác định mức độ rủi ro phát hiện, từ đó tạo nên cơ sở cho việc lập kế hoạch các thử nghiệm kiểm toán Từ mô hình rủi ro kiểm toán, có thể thấy rủi.ro phát hiện được xác định dựa trên các đánh giá về rủi ro kiểm toán Do đó, quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán sẽ được thực hiện theo các bước như được minh họa trong Sơ đồ 3.2
Thứ nhất: Xác định rủi ro mong muốn (AR)
Rủi ro kiểm toán cần được xác định từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Quy trình xác định này mang tính chủ quan, phụ thuộc vào hai yếu tố chính:
• Mức độ tin cậy vào BCTC của những người sử dụng bên ngoài
• Khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính.sau khi công bố báo cáo kiểm toán
Thứ hai: Đánh giá rủi.ro tiềm tàng (IR)
Mức độ rủi ro tiềm ẩn đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình kiểm toán Nó ảnh hưởng đến phương pháp kiểm toán, khối lượng công việc, thời gian thực hiện, nhân sự tham gia và chi phí kiểm toán, trực tiếp tác động đến chất lượng cuộc kiểm toán Do đó, công ty kiểm toán cần đánh giá và xác định mức độ rủi ro tiềm ẩn một cách chính xác để lập kế hoạch kiểm toán hiệu quả.
• Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC
• Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư tài khoản và loại nghiệp vụ
Thứ ba: Đánh giá rủi ro kiểm soát (CR)
Kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính bằng cách tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng liên quan đến các khoản mục này Quá trình đánh giá này được thực hiện theo một quy
Sơ đồ 3.2: Trình tự đánh giá rủi ro kiểm toán trình gồm bốn bước, được minh họa qua Sơ đồ 3.3
Sơ đồ 3.3: Quy trình đánh giá HTKSNB và rủi ro kiểm soát
(Nguồn: Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Đoàn Thanh Nga 2011)
Bước 1: Thu thập hiểu biết HTKSNB và mô tả chi tiết trên giấy tờ làm việc Để đạt được sự thấu hiểu về HTKSNB, KTV áp dụng những phương pháp kiểm soát như sau:
− Phỏng vấn các nhà quản trị, nhân viên giám sát và các nhân viên khác của khách hàng để thu thập thông tin ban đầu
− Xem xét tài liệu, thông tin về thủ tục và các chế độ hiện hành của công ty khách hàng
− Kiểm tra những chứng từ và sổ sách đã hoàn tất trong năm
− Quan sát các hoạt động và chu trình hoạt động của công ty
Bước 2: Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho từng khoản mục
− Nhận diện các mục tiêu kiểm soát
− Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù
− Nhận diện và đánh giá các nhược điểm của HTKSNB
− Đánh giá rủi.ro kiểm soát
Kết quả của việc đánh giá rủi ro kiểm soát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các phép thử nghiệm áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính:
Tính hiệu quả của Kiểm toán BCTC
Tính hiệu quả của kiểm toán BCTC là khả năng của quá trình kiểm toán để cung cấp thông tin đáng tin cậy và hữu ích cho người sử dụng Nó giúp họ có cái nhìn sâu sắc và tin cậy về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Để đạt được tính hiệu quả, kiểm toán BCTC cần thực hiện các hoạt động kiểm toán một cách chính xác và kỹ lưỡng Quá trình này tập trung vào việc xác định và đánh giá rủi ro, kiểm tra sự tuân thủ các quy định kế toán và đánh giá hiệu lực của các thủ tục kiểm soát nội bộ
Tính hiệu quả của kiểm toán BCTC cũng phản ánh qua khả năng của kiểm toán viên trong việc phát hiện các vấn đề quan trọng và đóng góp ý kiến chuyên môn để cải thiện quản lý nội bộ và quá trình lập BCTC của doanh nghiệp
Cuối cùng, tính hiệu quả của kiểm toán BCTC được đánh giá thông qua việc xem xét liệu các báo cáo kiểm toán đã cung cấp thông tin cần thiết và hữu ích cho người sử dụng để ra quyết định hoặc đánh giá về tài chính và hoạt động của doanh nghiệp được kiểm toán.
Mối quan hệ giữa Mức trọng yếu, rủi ro kiểm toán và tính hiệu quả của kiểm toán BCTC
Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán:
Khi xác định được mức độ trọng yếu, các kiểm toán viên sẽ điều chỉnh phạm vi kiểm toán và các thủ tục kiểm toán dựa trên mức độ trọng yếu đó Nếu mức độ trọng yếu cao, kiểm toán viên có thể chấp nhận rủi ro phát hiện cao hơn Ngược lại, nếu mức độ trọng yếu thấp, kiểm toán viên sẽ tiến hành các thủ tục kiểm toán chi tiết hơn để giảm thiểu rủi ro phát hiện.
Rủi ro kiểm toán và tính hiệu quả của kiểm toán:
Rủi ro kiểm toán càng thấp, tính hiệu quả của kiểm toán càng cao Kiểm toán viên phải cân nhắc rủi ro kiểm toán để xác định mức độ chi tiết của các thủ tục kiểm toán nhằm đảm bảo tính hiệu quả
Mức trọng yếu và tính hiệu quả của kiểm toán:
Mức trọng yếu ảnh hưởng đến phạm vi và mức độ của các thủ tục kiểm toán Nếu mức trọng yếu không được xác định chính xác, kiểm toán viên có thể bỏ sót các sai sót trọng yếu, dẫn đến kiểm toán không hiệu quả.
Sự ảnh hưởng của mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong BCTC
3.5.1 Ảnh hưởng của mức trọng yếu
Lập kế hoạch kiểm toán:
Phạm vi kiểm toán: Mức trọng yếu xác định phạm vi các khu vực cần được kiểm toán chi tiết Các khu vực có thể có sai sót trọng yếu sẽ được ưu tiên kiểm tra kỹ lưỡng
Mức trọng yếu là ngưỡng sai sót mà kiểm toán viên chấp nhận sẽ không ảnh hưởng đến quyết định đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính Nó giúp kiểm toán viên phân bổ nguồn lực hiệu quả, tập trung vào những khu vực có khả năng chứa sai sót trọng yếu nhất Bằng cách xác định mức trọng yếu, kiểm toán viên có thể đánh giá mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và quyết định phạm vi kiểm toán phù hợp.
Thủ tục kiểm toán: Mức trọng yếu ảnh hưởng đến việc lựa chọn và thiết kế các thủ tục kiểm toán Kiểm toán viên sẽ điều chỉnh các thủ tục kiểm toán để đảm bảo rằng họ có thể phát hiện ra các sai sót trọng yếu Đánh giá sai sót: Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên sử dụng mức trọng yếu để đánh giá tầm quan trọng của các sai sót phát hiện được Những sai sót dưới mức trọng yếu có thể được xem là không quan trọng và không cần điều chỉnh trong báo cáo tài chính
Kết luận kiểm toán: Ý kiến kiểm toán: Mức trọng yếu ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán viên Nếu các sai sót trọng yếu không được sửa chữa, kiểm toán viên có thể phát hành ý kiến kiểm toán không đạt yêu cầu hoặc có điều kiện
3.5.2 Ảnh hưởng của rủi ro kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán: Đánh giá rủi ro: Kiểm toán viên phải đánh giá rủi ro kiểm toán ở mức độ báo cáo tài chính và ở mức độ từng khoản mục Rủi ro càng cao, càng cần thực hiện nhiều thủ tục kiểm toán chi tiết hơn
Chiến lược kiểm toán: Rủi ro kiểm toán ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược kiểm toán, bao gồm việc xác định mức độ tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ và quyết định mức độ kiểm tra chi tiết
Kiểm tra chi tiết: Khi rủi ro kiểm toán cao, kiểm toán viên phải thực hiện kiểm tra chi tiết nhiều hơn và mở rộng phạm vi kiểm toán để đảm bảo phát hiện các sai sót trọng yếu
Kiểm tra kiểm soát nội bộ: Rủi ro kiểm toán ảnh hưởng đến mức độ kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh, kiểm toán viên có thể giảm bớt các thủ tục kiểm toán chi tiết
Rủi ro kiểm toán chi phối mức độ rủi ro phát hiện mà kiểm toán viên chấp nhận Khi rủi ro kiểm toán tăng lên, kiểm toán viên cần giảm rủi ro phát hiện bằng cách thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán Mức độ rủi ro kiểm toán ảnh hưởng đến đánh giá tổng thể về báo cáo tài chính và ý kiến kiểm toán cuối cùng Kiểm toán viên phải xem xét toàn diện các rủi ro để đưa ra ý kiến kiểm toán chính xác.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê và phân tích: Tập hợp và phân tích thông tin, dữ liệu thu thập được nhằm hoàn thiện nghiên cứu Phương pháp này giúp chọn lọc và tổng hợp các thông tin cần thiết cho đề tài
Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập các phương pháp do Công ty TNHH
Kiểm toán Việt Úc (VAAL) sử dụng để xác định mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán; thu thập số liệu từ hồ sơ mẫu kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng cụ thể trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán của VAAL; tìm kiếm tài liệu từ các trang web và các công ty kiểm toán khác; quan sát quá trình áp dụng mức trọng yếu vào kiểm toán thực tế và phỏng vấn các kiểm toán viên về cách họ xét đoán mức trọng yếu trong thực tế; và tham gia trực tiếp vào quy trình kiểm toán với vai trò Trợ lý Kiểm toán viên
Phương pháp xử lý số liệu: Sau khi thu thập đủ số liệu, tác giả sẽ tiến hành đánh giá, phân tích, tổng hợp và đối chiếu các số liệu, kết hợp với việc áp dụng kinh nghiệm thực tế và kiến thức đã có về trọng yếu Từ đó, tác giả sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề đang được nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán Việt Úc
(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Việt Úc)
Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Kiểm toán Việt Úc, được thành lập năm 2007 bởi ông Phạm Quốc Hải và ông Lê Quốc Hiếu, là một doanh nghiệp kiểm toán độc lập tại Việt Nam
Hình 4.1: Logo Công ty VAAL
Với hơn 120 thành viên bao gồm cả các chuyên gia kiểm toán quốc tế và CPA Việt Nam, Úc, công ty cung cấp đầy đủ các dịch vụ kiểm toán, định giá, tư vấn thuế và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
2008, Việt Úc được trao danh hiệu "Cúp Vàng cho doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực Kiểm toán - Thuế - Kế toán" Năm 2012, công ty nhận giải thưởng "Nhà cung cấp chất lượng tin cậy" từ National Quality Assurance Đến năm 2020, Việt Úc được công nhận trong danh sách "40 doanh nghiệp có đủ chứng nhận hoạt động kiểm toán hữu ích công chúng" theo Nghị định 84/2016/NĐ-CP (Australia, Viet Australia, 2022)
Với sự hiểu biết sâu sắc về môi trường kinh doanh và luật pháp tại Việt Nam, cùng kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn, Công ty TNHH Kiểm toán Việt Úc cam kết cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và toàn diện, hỗ trợ khách hàng đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh Chúng tôi tập trung vào việc hiểu rõ mục tiêu của từng khách hàng, hỗ trợ từ lập kế hoạch đến thực thi và đánh giá hiệu quả, tự tin là đối tác đáng tin cậy trong môi trường kinh doanh phức tạp Việt Úc luôn nỗ lực trở thành hãng tư vấn quản lý và kiểm toán hàng đầu, giúp khách hàng hoàn thành kế hoạch, đồng thời phát triển nhân viên và công ty Hiện nay, Việt Úc đang tăng cường thu hút nhân tài ở các cấp bậc kiểm toán viên, nâng cao quy trình đào tạo kỹ thuật, tuyển dụng sinh viên và thực tập sinh có kỹ năng ngoại ngữ để mở rộng hợp tác với các công ty đa quốc gia Chúng tôi cũng tập trung vào đào tạo tại nước ngoài cho thế hệ trẻ tiềm năng, với mục tiêu nâng cao hiệu suất dịch vụ, tăng cường tín nhiệm của khách hàng và đa dạng hóa loại hình dịch vụ Việt Úc sẽ nghiên cứu nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai để tạo chiến lược mở rộng kinh doanh theo kế hoạch cụ thể
4.2.3 Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh
• Trụ sở chính: Lầu 21, Tòa nhà Sài Gòn Centre 2, 67 Lê Lợi, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
• Văn phòng giao dịch: Số 25B Hoàng Diệu, Q.Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh
• Australia: Phòng 8A, Lầu 1, số 119A John, Cabramatta, Sydney, NSW 2166
• Hà Nội: Tầng 8, toà nhà Diamond Flower, đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân , Thành phố Hà Nội
• Lâm Đồng: 10 Pasteur, Phường 4, Tp Đà Lạt
• Bình Định: 04K Nguyễn Huệ, Phường Hải càng, Tp Quy Nhơn
• Phú Yên: 122 Nguyễn Huệ, Phường 7, Tp Tuy Hòa
• Bình Thuận: 206/8 Hải Thượng Lãn Ông, Phường Phú Trinh, Tp Phan Thiết
• Đắk Lắk: 62 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Thành Công, Tp Buôn Ma Thuột
• Kon Tum: 120 Trương Hán Siêu, tổ 4, Phường Duy Tân, Tp Kon Tum
• Sóc Trăng: 14 đường số 2, Khu dân cư 586 Trần Hưng Đạo, Phường 2 Tp Sóc Trăng
(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Việt Úc) Hình 4.2: Khách hàng tiêu biểu của VAAL
4.2.4 Sơ đồ tổ chức công ty
(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Việt Úc)
Thực trạng việc xác lập mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán vào quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty VAAL
4.3.1 Xác lập mức trọng yếu cho tổng thể BCTC (PM)
Công ty kiểm toán Việt Úc khi chọn ra cơ sở xác lập mức trọng yếu không dựa vào một chỉ tiêu cụ thể mà dựa vào ba chỉ tiêu Sau khi nhân với các tỷ lệ phần trăm đã được lựa chọn thì KTV sẽ chọn một trong ba con số của ba chỉ tiêu đó để làm mức trọng yếu cho tổng thể, trong thực tế, thường thì KTV sẽ chọn ra số nhỏ nhất trong ba số này, lí do cơ bản xuất phát từ nguyên tắc thận trọng cho KTV Trong trường hợp lợi nhuận trước thuế có giá trị âm thì mức trọng yếu sẽ được tính toán dựa trên hai chỉ tiêu còn lại Được đề cập ở Bảng 3.1
Tỷ lệ trọng yếu được xác định dựa trên mức độ quan trọng tương đối của từng chỉ tiêu, không có giá trị cố định và thay đổi tùy theo từng chỉ tiêu Bảng trên cho thấy tỷ lệ cao nhất được đặt cho lợi nhuận trước thuế (5 - 10%), trong khi doanh thu và tổng tài sản có tỷ lệ thấp hơn, lần lượt là 0,5 - 1% và 1 - 2% Tỷ lệ được lựa chọn cho mức trọng yếu là khá tùy ý.
PHÒNG KIỂM TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN
TRỢ LÝ KIỂM TOÁN VIÊN
Sơ đồ 4.1: Tổ chức phòng ban tại VAAL nhỏ, trong khi đó thì lợi nhuận trước thuế là kết quả của các phép tính giữa thu nhập, chi phí, nên giá trị cũng sẽ nhỏ hơn, dẫn đến việc tỷ lệ được chọn cần phải cao hơn khi dùng để xác lập mức trọng yếu Tuy nhiên, việc chọn tỷ lệ quy định là 5 – 10 % cho lợi nhuận trước thuế, 1 – 2% cho tổng tài sản, hoặc 0,5 – 1% cho doanh thu vẫn còn nằm ở xét đoán chuyên môn của KTV Với những doanh nghiệp khác nhau, hình thức kinh doanh khác nhau, loại hình kinh doanh khác nhau thì KTV sẽ chọn ra một tỷ lệ quy định thích hợp
4.3.2 Xác định mức trọng yếu thực hiện
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam – 320: “Là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do kiểm toán viên xác định ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính” [VSA 320.09c]
Theo VSA 320, công thức tính mức trọng yếu thực hiện (TE) là:
Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp, kiểm toán viên của VAAL thường sẽ chọn tỷ lệ phần trăm phù hợp nhất trong khoảng từ 50% đến 75% để xác định mức trọng yếu thực hiện Sau khi xác định được mức trọng yếu thực hiện, kiểm toán viên sẽ tiến hành xác định các mức sai sót liên quan.
Sai số bắt buộc điều chỉnh: Với công thức tính là 30% của mức trọng yếu thực hiện (TE), đây là ngưỡng tối đa Nếu sai số vượt quá mức này, Ban Giám đốc phải thực hiện điều chỉnh trên báo cáo tài chính để đảm bảo tính trung thực và hợp lý
Sai số không cần xem xét điều chỉnh được xác định bởi ngưỡng sai sót không đáng kể (4% theo công thức TE) Khi sai số nằm dưới ngưỡng này, báo cáo tài chính không cần phải điều chỉnh vì chúng không ảnh hưởng đáng kể đến độ tin cậy và độ hợp lý của báo cáo.
Sai số cần xem xét lại: Đây là các sai số nằm trong khoảng giữa 4% TE và
30% TE Khi sai số nằm trong khoảng này, KTV sẽ xem xét lại tổng sai sót của toàn bộ báo cáo tài chính trước khi quyết định liệu có cần thực hiện điều chỉnh hay không
Các mức sai sót này hỗ trợ kiểm toán viên đánh giá sự quan trọng của các sai sót được phát hiện trong quá trình kiểm toán Điều này đảm bảo rằng báo cáo tài chính không chứa các sai sót đáng kể, qua đó cung cấp thông tin đáng tin cậy cho người sử dụng.
Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán BCTC tại Công ty khách hàng
4.4.1 Sơ lược về khách hàng A
Trụ sở chính: Số 42 VSIP đường số 3, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Phường Thuận Giao, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
• Sản xuất sản phẩm từ plastic
• Sản xuất linh kiện điện tử
• Sản xuất động cơ, tua bin
Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ công ty sử dụng trong kế toán : Kỳ kế toán theo năm bắt đầu ngày 01 tháng 01 và kết tại tại ngày 31 tháng 12 hàng năm Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VND) Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng
4.4.1.1 Xác định rủi ro kiểm toán
4.4.1.1.1 Xác định rủi ro tiềm tàng Ở mức độ tổng thể BCTC
Do Công ty A là khách hàng lâu năm của Việt Úc nên KTV nhận định rằng không có gì bất thường và đánh giá rủi ro hợp đồng ở mức trung bình, VAAL quyết định duy trì khách hàng Khi bắt đầu kiểm toán, kiểm toán viên (KTV) tiến hành trao đổi với doanh nghiệp để nắm được những thông tin ban đầu về tình hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức quản lý Qua đó, KTV bắt đầu xem xét và phân tích các nhân tố làm ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng
Sau khi tìm hiểu về khách hàng ở (Phụ lục 1), KTV đã đưa ra kết luận:
− Rủi ro liên quan đến BCTC: Không có
− Rủi ro liên quan đến các khoản mục cụ thể: Không có
− Các thủ tục kiểm toán cơ bản cho rủi ro cụ thể: Không có Ở mức độ khoản mục Để đánh giá rủi ro tiềm tàng cho từng khoản mục, kiểm toán viên thực hiện phân tích sơ bộ báo cáo tài chính, so sánh số liệu hiện tại với số liệu của năm trước để xác định các biến động bất thường Nếu một khoản mục có biến động lớn, rủi ro tiềm tàng sẽ được đánh giá là cao Những phân tích này được thể hiện qua bảng dưới đây
Bảng 4.1: Tỷ số khả năng thanh toán Công ty A Đơn vị: VNĐ
Tài sản ngắn hạn 66.282.888.430 59.985.068.711 Hàng tồn kho 45.987.857.133 44.915.871.892
Hệ số thanh toán hiện hành 1,59 1,73
Hệ số thanh toán nhanh 0,49 0,43
Hệ số thanh toán bằng tiền 0,45 0,23
• Hệ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ Ngắn hạn
• Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn
• Hệ số thanh toán bằng tiền = Tiền / Nợ ngắn hạn
Nhận xét về khả năng thanh toán: Trong năm 2023, hệ số thanh toán hiện hành và hệ số thanh toán nhanh tăng mạnh từ Qua đó thấy được khả năng thanh toán cho các khoản nợ của doanh nghiệp tốt Hệ số thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp giảm đây là một dấu hiệu tiêu cực, cho thấy doanh nghiệp có ít tiền mặt hơn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, dẫn đến khả năng thanh toán bằng tiền mặt giảm sút đáng kể
Bảng 4.2: Vòng quay các khoản phải thu Công ty A Đơn vị: VNĐ
Vòng quay các khoản phải thu (Vòng/năm) 234,0 29,9
Phải thu KH đầu kỳ 221.658.320 778.919.885 Phải thu KH cuối kỳ 778.919.885 6.279.646.202 Bình quân các khoản phải thu 500.289.103 3.529.283.044
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 2 12
Hiệu quả quản lý khoản phải thu: Năm 2022 doanh nghiệp quản lý các khoản phải thu rất hiệu quả, thu hồi nhanh chóng, trong khi năm 2023 khả năng này giảm sút mạnh mẽ Số vòng quay giảm từ 234 vòng/năm xuống chỉ còn 29,9 vòng/năm và kỳ thu tiền bình quân tăng từ 2 ngày lên 12 ngày, cho thấy công ty có thể đang gặp vấn đề nghiêm trọng trong việc thu hồi nợ từ khách hàng
Doanh thu: Doanh thu thuần giảm nhẹ từ 117.084.853.314 đồng xuống 105.560.228.439 đồng, cho thấy một sự giảm sút trong hoạt động kinh doanh
Khả năng thanh toán ngắn hạn: Nếu doanh nghiệp không cải thiện được tình hình thu hồi nợ, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các chi phí hoạt động khác
Doanh nghiệp cần xem xét lại chính sách tín dụng và quản lý các khoản phải thu của mình để đảm bảo tài chính và dòng tiền ổn định Hơn nữa, cần phân tích lý do dẫn đến sự gia tăng đột biến trong các khoản phải thu và tìm ra giải pháp để cải thiện tình hình
Bảng 4.3: Vòng quay các khoản phải trả Công ty A Đơn vị: VNĐ
Hiệu quả quản lý khoản phải trả: Năm 2023, doanh nghiệp đã cải thiện đáng kể hiệu quả quản lý các khoản phải trả Số vòng quay các khoản phải trả tăng từ 5,5 vòng/năm lên 7,7 vòng/năm và số ngày phải trả bình quân giảm từ 67 ngày xuống còn 47 ngày, cho thấy doanh nghiệp thanh toán các khoản phải trả cho các nhà cung cấp nhanh hơn rất nhiều
Giá vốn hàng bán: Giảm, có thể cho thấy doanh nghiệp đã kiểm soát tốt hơn chi phí sản xuất hoặc mua hàng
Tình hình tài chính: Việc thanh toán các khoản phải trả nhanh hơn có thể cho thấy doanh nghiệp có dòng tiền dồi dào và có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách hiệu quả Tuy nhiên, cần cân nhắc xem liệu việc thanh toán nhanh có gây áp lực về dòng tiền hoặc ảnh hưởng đến các khoản đầu tư và chi phí hoạt động khác hay không
Vòng quay các khoản phải trả (Vòng/năm) 5,5 7,7
Phải trả người bán đầu kỳ 20.795.781.387 20.520.048.394 Phải trả người bán cuối kỳ 20.520.048.394 3.842.377.105 Bình quân các khoản phải trả 20.657.914.891 12.181.212.750
Số ngày phải trả bình quân (ngày) 67 47
Công ty cần duy trì sự cân bằng giữa việc quản lý các khoản phải trả và đảm bảo dòng tiền ổn định để tiếp tục hỗ trợ hoạt động kinh doanh và tăng trưởng bền vững
Bảng 4.4: Vòng quay HTK Công ty A Đơn vị: VNĐ
• Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho trung bình
Hiệu quả quản lý hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho và thời gian tồn kho bình quân cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc luân chuyển hàng tồn kho Có sự giảm nhẹ từ năm 2022 sang năm 2023, nhưng vòng quay hàng tồn kho vẫn rất thấp và thời gian tồn kho bình quân vẫn rất cao Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về dòng tiền và chi phí lưu kho
Giá vốn hàng bán: Giảm từ 112.608.570.999 đồng xuống còn 93.945.517.437 đồng, cho thấy doanh nghiệp đã giảm chi phí sản xuất hoặc mua hàng
Tình hình tồn kho: Thời gian tồn kho bình quân tăng từ 159 ngày lên 177 ngày, cho thấy thời gian lưu trữ hàng tồn kho trung bình đã tăng, dẫn đến việc hàng tồn kho nằm lâu hơn trước khi được bán ra
Vòng quay hàng tồn kho (Vòng/năm) 2,3 2,1
Hàng tồn kho đầu kỳ 52.159.157.449 45.987.857.133
Hàng tồn kho cuối kỳ 45.987.857.133 44.915.871.892
Thời gian tồn kho bình quân (ngày) 159 177
Doanh nghiệp cần phải cải thiện hiệu quả quản lý hàng tồn kho, tăng cường luân chuyển hàng hóa và giảm thiểu thời gian lưu kho để tránh các rủi ro về tài chính và giảm chi phí lưu kho Điều này có thể bao gồm việc đánh giá lại các chính sách mua hàng, dự trữ và bán hàng, cũng như áp dụng các phương pháp quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn hoặc các hệ thống quản lý hàng tồn kho tiên tiến
Bảng 4.5: Tỷ số khă năng sinh lời Công ty A Đơn vị: VNĐ
Tổng tài sản bình quân 86.829.893.852 115.778.420.856
Tổng TS đầu kỳ 52.380.815.769 121.278.971.935 Tổng TS cuối kỳ 121.278.971.935 110.277.869.777
Vốn chủ sở hữu bình quân 28.178.001.846 56.665.268.490
VCHS đầu kỳ 56.002.110.298 56.356.003.692 VCHS cuối kỳ 56.356.003.692 56.974.533.288
Tích cực: Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng từ 353.893.394 VNĐ năm
2022 lên 618.529.596 VNĐ năm 2023, cho thấy sự cải thiện trong hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời Tổng tài sản bình quân cũng tăng từ 86.829.893.852 VNĐ lên 115.778.420.856 VNĐ, thể hiện việc mở rộng quy mô tài sản, có thể do đầu tư thêm vào các dự án hoặc tài sản cố định Vốn chủ sở hữu bình quân tăng từ 28.178.001.846 VNĐ lên 56.665.268.490 VNĐ, cho thấy sự tăng cường vốn chủ sở hữu, có thể thông qua phát hành thêm cổ phiếu hoặc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư ROA tăng từ 0,41% lên 0,53%, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận được cải thiện Tương tự, ROE tăng từ 0,63% lên 1,09%, thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu cũng được cải thiện đáng kể
Tổng tài sản doanh nghiệp sụt giảm, từ 121.278.971.935 đồng năm 2022 xuống còn 110.277.869.777 đồng năm 2023 Lợi nhuận sau thuế tăng nhưng vẫn thấp so với quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu Các chỉ số ROA và ROE mặc dù có cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp, cho thấy doanh nghiệp cần tối ưu hiệu quả hoạt động để nâng cao năng lực sinh lời.
So sánh xác định rủi ro kiểm toán và mức trọng yếu giữa Công ty A và Công
4.5.1 So sánh cách xác định rủi ro kiểm toán
Hình 4.7: Ngưỡng sai sót không đáng kể của Công ty B
Bảng 4.15: So sánh cách xác định rủi ro kiểm toán
Tiêu chí Công ty A Công ty B
Xác định sơ bộ khu vực rủi ro cao:
- Doanh thu giảm 9,84% trong khi giá vốn bán hàng giảm 16,57% Điều này giúp cải thiện lợi nhuận ròng KTV cần kiểm tra ghi nhận giá vốn và phân loại chi phí xem đã phù hợp hay chưa
- Hàng tồn kho hiếm tỷ trọng cao nhất trong Tổng tài sản 41% Kiểm tra việc tăng của hàng tồn kho và tiến hành kiểm kê hàng tồn kho
Xác định sơ bộ khu vực rủi ro cao:
- Doanh thu và giá vốn bán hàng đều giảm hơn 50% KTV cần kiểm tra ghi nhận giá vốn và phân loại chi phí xem đã phù hợp hay chưa, tính hoạt động liên tục của công ty và sự sụt giảm mạnh trong doanh thu và chi phí có thể ảnh hưởng đến các ước tính kế toán như dự phòng nợ xấu, khấu hao, và dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Rủi ro hợp đồng ở mức trung bình, không có gì bất thường
- Không có rủi ro trọng yếu phát hiện
- KTV trao đổi với doanh nghiệp để nắm thông tin ban đầu về tình hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức quản lý
Rủi ro kiểm soát - KTV cần xác định chiến - KTV cần xác định chiến lược kiểm toán ban đâu là kiểm tra hệ thống KSNB hay kiểm tra cơ bản lược kiểm toán ban đâu là kiểm tra hệ thống KSNB hay kiểm tra cơ bản
- Hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá hiệu quả, giảm thiểu rủi ro gian lận và sai sót
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cho thấy hiệu quả, nhưng vẫn cần kiểm tra thường xuyên do cơ cấu tổ chức và quy trình phức tạp hơn
Hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả của Công ty A cho phép các kiểm toán viên áp dụng các phương pháp và quy trình kiểm toán phù hợp Điều này giúp giảm thiểu rủi ro phát hiện và đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính, dẫn đến kết quả kiểm toán tin cậy hơn.
- Công ty A có hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu, do đó KTV áp dụng các phương pháp và quy trình kiểm toán phù hợp để KTV có thể giảm thiểu rủi ro phát hiện và đảm bảo tính chính xác của BCTC
- KTV đã quen thuộc với quy trình kiểm toán của Công ty A, rủi ro phát hiện ở mức thấp do kinh nghiệm nhiều năm
- KTV cần cẩn thận hơn trong việc kiểm tra do sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh và quy trình của Công ty B, rủi ro phát hiện cao hơn
Rủi ro ở mức độ tổng thể
- Không có rủi ro liên quan đến BCTC và các khoản mục cụ thể sau khi phân tích sơ bộ
- Không có rủi ro liên quan đến BCTC và các khoản mục cụ thể sau khi tìm hiểu về khách hàng
Rủi ro ở mức độ khoản mục
- So sánh số liệu với năm trước để tìm ra biến động bất thường
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng cao nếu có biến động lớn
- KTV thực hiện phân tích sơ bộ BCTC
- So sánh số liệu với năm trước để xác định các biến động bất thường
4.5.2 So sánh mức trọng yếu
Bảng 4.16: So sánh mức trọng yếu
Tiêu chí Công ty A Công ty B
Quy trình xác định mức trọng yếu
- Xác định mức trọng yếu sơ bộ dựa trên chỉ số tài chính và yếu tố định tính
- Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục
- Thực hiện kiểm toán để ước tính tổng số sai sót
- Tổng hợp các sai sót ước tính
- So sánh tổng số sai sót với mức trọng yếu ban
- Xác định mức trọng yếu sơ bộ dựa trên chỉ số tài chính và yếu tố định tính
- Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục
- Thực hiện kiểm toán để ước tính tổng số sai sót
- Tổng hợp các sai sót ước tính
- So sánh tổng số sai sót với mức trọng yếu ban đầu, điều chỉnh nếu cần đầu, điều chỉnh nếu cần
Mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC
- Xác lập theo hướng dẫn của VACPA
- Xác lập theo hướng dẫn của VACPA
4.5.3 Nhận xét sự so sánh của Công ty A và Công ty B
− Công ty A: Được đánh giá là khách hàng lâu năm của VAAL, rủi ro hợp đồng ở mức trung bình và không có gì bất thường Điều này có thể cho thấy một mức độ ổn định và ít rủi ro trong hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty
Mặc dù Công ty B không phát hiện ra rủi ro trọng yếu trong quá trình kiểm toán, nhưng các kiểm toán viên vẫn cần trao đổi thêm với doanh nghiệp để có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức quản lý Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm hiểu kỹ hơn về công ty để đánh giá chính xác các rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính.
Công ty A áp dụng hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, giúp giảm thiểu rủi ro gian lận và sai sót Hệ thống kiểm soát nội bộ đáng tin cậy, cho phép kiểm toán viên hạn chế các thủ tục kiểm toán chi tiết, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán.
− Công ty B: Hệ thống kiểm soát nội bộ cũng được đánh giá là hiệu quả nhưng vẫn cần kiểm tra thường xuyên do cơ cấu tổ chức và quy trình phức tạp hơn KTV cần thận trọng hơn trong việc đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ
− Công ty A: Do KTV đã quen thuộc với quy trình kiểm toán của Công ty A qua nhiều năm, rủi ro phát hiện được đánh giá ở mức thấp Sự quen thuộc này giúp
KTV dễ dàng phát hiện các sai sót hoặc gian lận
− Công ty B: Rủi ro phát hiện cao hơn do KTV cần phải cẩn thận hơn trong việc kiểm tra các khoản mục do sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh và quy trình của Công ty B Sự đa dạng này đòi hỏi KTV phải có kiến thức sâu rộng và kỹ năng kiểm toán cao
Rủi ro ở mức độ tổng thể BCTC:
Sau khi phân tích sơ bộ, Công ty A cho biết không phát hiện rủi ro liên quan đến BCTC và các khoản mục cụ thể Điều này cho thấy BCTC của Công ty A có độ tin cậy cao và ít rủi ro xảy ra sai sót.
− Công ty B: Kết quả tương tự như Công ty A, không có rủi ro liên quan đến BCTC và các khoản mục cụ thể được phát hiện sau khi tìm hiểu về khách hàng
Rủi ro ở mức độ khoản mục:
Thực hiện phỏng vấn về xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán
4.6.1 Mục tiêu thực hiện phỏng vấn
❖ Hiểu biết sâu hơn về quy trình xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán:
− Nắm bắt các phương pháp và tiêu chí mà KTV sử dụng để xác định mức trọng yếu
− Tìm hiểu các bước và quy trình mà KTV tuân thủ để nhận diện và đánh giá rủi ro kiểm toán
❖ Đánh giá tính nhất quán và hiệu quả của các phương pháp:
− Kiểm tra xem các KTV có áp dụng các phương pháp xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán một cách nhất quán giữa các kỳ kiểm toán và giữa các khách hàng khác nhau hay không
− Đánh giá tính hiệu quả của các phương pháp này trong việc phát hiện và xử lý các sai sót trọng yếu
❖ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của KTV:
− Tìm hiểu các yếu tố chủ quan và khách quan mà KTV cân nhắc khi xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán
− Xem xét cách mà các yếu tố như môi trường kinh doanh, ngành nghề, quy mô doanh nghiệp và các yếu tố nội tại khác ảnh hưởng đến quyết định của KTV
❖ Khám phá các thách thức và khó khăn trong quá trình xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán:
− Nhận diện các khó khăn mà KTV gặp phải khi đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán
− Tìm hiểu các giải pháp mà KTV đã áp dụng để vượt qua những thách thức này
❖ Cải thiện quy trình kiểm toán:
− Sử dụng thông tin thu thập được từ các cuộc phỏng vấn để đề xuất các cải tiến cho quy trình xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán
− Đưa ra các khuyến nghị để tăng cường tính hiệu quả và hiệu lực của kiểm toán
❖ Đảm bảo tuân thủ các quy định và chuẩn mực kiểm toán:
− Xác minh rằng các KTV tuân thủ đầy đủ các quy định và chuẩn mực kiểm toán hiện hành khi xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán
− Đảm bảo rằng quá trình kiểm toán được thực hiện theo các chuẩn mực đạo đức và chuyên nghiệp
Thời gian thực hiện phỏng vấn: Tháng 06/2024 Địa điểm phỏng vấn: Công ty TNHH Kiểm toán Việt Úc Đối tượng tham gia phỏng vấn: Hai chuyên gia là trưởng nhóm kiểm toán của cuộc kiểm toán BCTC Công ty A và Công ty B năm 2023
4.6.3 Kết quả phỏng vấn về xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Anh/chị thường sử dụng những tiêu chí nào để xác định mức trọng yếu trong kiểm toán và những yếu tố nào (ví dụ: quy mô doanh nghiệp, ngành nghề) ảnh hưởng đến quyết định của anh/chị khi xác định mức trọng yếu?
Trả lời: Tỷ lệ phần trăm của các chỉ số tài chính như doanh thu, lợi nhuận trước thuế, hoặc tổng tài sản áp dụng một ngưỡng số lượng cụ thể để xác định mức trọng yếu Đánh giá khả năng các sai sót hoặc gian lận có thể ảnh hưởng đến quyết định người sử dụng BCTC Quy mô doanh nghiệp, tổng tài sản và doanh thu cao thường có mức trọng yếu cao hơn Ngành nghề kinh doanh, tính chất và độ phức tạp của giao dịch, cũng như yêu cầu pháp lý và quy định, cũng là các yếu tố quan trọng
Anh/chị thường sử dụng phương pháp nào để nhận diện và đánh giá rủi ro kiểm toán?
Trả lời: Phân tích định tính, phân tích định lượng, xem xét các Báo cáo kiểm toán trước và thực hiện các cuộc phỏng vấn và thảo luận với ban quản lý để hiểu rõ hơn về các rủi ro kinh doanh và các biện pháp kiểm soát hiện có
Anh/chị làm thế nào để xác định mức độ tác động và khả năng xảy ra của các rủi ro kiểm toán và Anh/chị thường làm gì để kiểm soát hoặc giảm thiểu các rủi ro đã được xác định?
Trả lời: Đánh giá tác động bao gồm xem xét mức độ nghiêm trọng của các rủi ro, cả về ảnh hưởng tài chính và phi tài chính Đánh giá khả năng xảy ra sử dụng dữ liệu lịch sử và dự đoán tương lai để xác định xác suất xảy ra của các rủi ro Sau đó, phân loại rủi ro dựa trên kết quả đánh giá tác động và khả năng xảy ra, chia thành các nhóm như cao, trung bình, và thấp Đề xuất các biện pháp kiểm soát bổ sung bao gồm khuyến nghị các biện pháp kiểm soát nội bộ mới hoặc cải tiến các biện pháp hiện có Thực hiện kiểm toán chi tiết đòi hỏi tăng cường các thủ tục kiểm toán đối với các khu vực có rủi ro cao Giám sát thường xuyên là việc theo dõi liên tục các rủi ro và đánh giá hiệu quả của các biện pháp kiểm soát Cuối cùng, thảo luận với ban quản lý là hợp tác chặt chẽ với ban quản lý để hiểu rõ hơn về các biện pháp kiểm soát và rủi ro hiện có
Anh/chị thường gặp phải những thách thức nào khi xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán Làm thế nào bạn giải quyết những thách thức và khó khăn đó?
Doanh nghiệp thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác, thị trường thay đổi liên tục khiến việc đánh giá rủi ro gặp khó khăn Tính chủ quan và áp lực thời gian cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá Để khắc phục, cần thiết lập kênh liên lạc thường xuyên với ban quản lý, sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu và công cụ kiểm toán để tăng hiệu quả và độ chính xác Tham khảo ý kiến chuyên gia khi gặp tình huống phức tạp, đồng thời lập kế hoạch kiểm toán chi tiết và linh hoạt để đảm bảo hoàn thành đúng hạn mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Anh/chị có thể nêu ra một số điểm mạnh của quy trình hiện tại trong việc xác định mức trọng yếu không?
Trả lời: Quy trình rõ ràng và cụ thể cùng với kinh nghiệm và chuyên môn cao của KTV
Anh/chị có đề xuất hoặc khuyến nghị gì để cải thiện quy trình xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán?
Để nâng cao chất lượng kiểm toán, cần tăng cường đào tạo và cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên, sử dụng nhiều hơn các công cụ, phần mềm hỗ trợ Đồng thời, tăng cường hợp tác, thảo luận với ban quản lý cũng góp phần nâng cao hiệu quả Áp dụng các mô hình, phương pháp đánh giá rủi ro tiên tiến cũng là một giải pháp hữu hiệu.