- Là hoạt động vận tải có liên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc sử dụng những khu đất, khu nước gắn liền với các tuyến đường biển nối liền c
Trang 1Phân hiệu Trường Đại học Giao thông vận tải
tại thành phố Hồ Chí MinhKhoa: Vận tải – Kinh tế
Chủ đề: LPI - Các phương thức xác định và LPI của Việt Nam trong 5 năm gần đây nhất
BIÊN BẢN BÁO CÁOTHUYẾT TRÌNH
Trang 22.3 Đặc điểm của vận tải đường thủy……… 4
2.3.1 Ưu điểm của ngành vận tải đường thủy……….5
2.3.2 Nhược điểm của ngành vận tải đường thủy……… 6
2.4 Các loại giao thông đường thủy……… 7
2.5 Các loại phương tiện đường thủy phổ biến………
72.5.1 Tàu container……… 7
2.5.2 Tàu chở hàng rời………8
2.5.3 Tàu làm lạnh……… 8
2.5.4 Phà……… 8
2.5.5 Sà lan……… 8
2.6 Hệ thống cảng biển của Việt Nam……….9
2.6.1 Phân loại cảng biển………9
2.6.2 Vai trò của cảng biển Việt Nam………10
2.7 Thực trạng hiện nay và xu hướng phát triển vận tải đường thủy… 12
2.7.1 Thực trạng của vận tải đường thủy……….12
2.7.2 Xu hướng phát triển của vận tải đường thủy……… 13
Trang 32.7.2.1 Vận tải thủy nội địa……….132.7.2.2 Xu hướng Logistics xanh………
142.7.2.3 Tiếp cận xu thế phát triển hiện đại………14
1 GIỚI THIỆU NHÓM.S
TT
Họ và tênPhân chia công việcTrả lời
câu hỏiĐiểm
2 NỘI DUNG2.1 LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VẬN TẢI ĐƯỜNG
THỦY.- Giao thông vận tải đường thủy ra đời sớm nhất trong các phương thức
vận tải Hoạt động trên sông nối liền các vùng, làng mạc, chợ búa, đã trải qua thời đại huy hoàng trong nền kinh tế nông nghiệp kéo dài hàng ngàn năm của nhân loại
- Từ lâu, bề mặt các đại dương được sử dụng để chuyên chở hàng hóa,
hành khách giữa các vùng trên thế giới => vận tải biển ra đời rất sớm và
phát triển nhanh chóng, có vai trò quan trọng trong hệ thống vận tải quốc tế.
- Ở thế kỷ XV – XVI, các lãnh chúa Bồ Đào Nha, những nhà hàng hải xuất
sắc, đã làm những cuộc thám hiểm về hàng hải Ví dụ như đoàn thuyền của Magenlăng vượt Đại Tây Dương, Thái Bình Dương tới Philippin đi qua Ấn Độ và tìm ra châu Mỹ Chính chuyến thám hiểm này là khởi đầu
Trang 4của việc thông thương buôn bán bằng tàu viễn dương của các quốc gia trên thế giới
- Bước vào thời kì công nghiệp, thuyền buồm viễn dương dần được thay
thế bằng tàu thủy chạy máy cỡ lớn; các kênh đào như Suez, Panama, được hình thành
- Từ khi có kênh đào Suez, Panama tới trước chiến tranh thế giới, các tàu
viễn dương có trọng tải nhỏ => hay gặp nạn, cước phí cao, không an toàn => giai đoạn này hàng hóa chủ yếu vận chuyển bằng đường sắt Sau chiến tranh thế giới II, các tàu vận tải khổng lồ xuất hiện
1900-1913: đội tàu biển thế giới tăng 70%. Trong chiến tranh thế giới I: vận tải đường thủy bị thiệt hại nặng, nhất là
nước Anh
1919-1925: đội tàu buôn thế giới tăng 30%. Khủng hoảng kinh tế những năm 30 của thế kỉ 20: 1/5 tổng trọng tải của đội
tàu buôn thế giới không có hàng chở
Trong chiến tranh thế giới II: vận tải đường thủy bị thiệt hại gấp đôi Chiến
tranh thế giới I, thiệt hại nhiều nhất vận là nước Anh
- Sau chiến tranh, các loại tàu đặc biệt, trọng tải lớn được đóng để chuyên
chở các nguyên liệu như dầu mỏ, than, ngũ cốc, phân bón, => cước phí vận tải những loại hàng này giảm còn ½
- Những năm 70 của thế kỷ 20, mức tăng hàng năm của đội tàu buôn thế
Trang 5Hành trình của đoàn thuyền của Magenlăng.
Kênh đào Suez
Kênh đào Panama
2.2 VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY LÀ GÌ?
- Là hoạt động vận tải có liên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng và
phương tiện vận tải biển, đó là việc sử dụng những khu đất, khu nước
gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các quốc gia, các vùng lãnh thổ, hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia, và việc sử dụng tàu
biển, các thiết bị xếp dỡ… để phục vụ việc dịch chuyển hành khách và hàng hoá trên những tuyến đường biển.
2.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY.- Phương thức vận tải đường biển được chia làm loại vận chuyển hàng hóa
và vận chuyển người (ở nước ta phổ biến vận chuyển hàng hóa)
- Tùy vào mỗi loại hàng sẽ có những phương thức vận chuyển riêng Các mặt hàng đông lạnh sẽ được vận chuyển bằng các loại tàu có lắp đặt thiết
Trang 6bị máy lạnh và thường di chuyển nhanh để đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận một cách nhanh nhất, tránh bị hư hỏng hàng.
- Một số loại hàng container sẽ được các loại tàu chuyên chở container đảm nhận và thường có kích thước lớn chịu được tải trọng lớn Còn các loại hàng chất lỏng, chất hóa học sẽ được vận chuyển theo các vận tải chuyên dụng
2.3.1 Ưu điểm của ngàng vận tải đường biển:
- Có thể vận chuyển được nhiều loại hàng hóa khác nhau, khối lượng hàng hóa vận chuyển khá lớn, chi phí rẻ
- Có thể giao nhận hàng hóa ở khắp mọi nơi không hạn chế về đường đi do 70%trái đất là nước
- Chi phí cải tạo và bảo dưỡng thấp
Nhiều tuyến đường tự nhiên Với hệ thống sông ngòi dày đặc và chiều :
dài đường ven biển là 3260km, vận tải hàng hóa trong nước sẽ trở nên dễ dàng
Trang 7hơn nhiều Hầu hết các tỉnh thành trực thuộc Trung ương đều có cảng biển, phù hợp để vâ |n tải hàng nên mọi nhu cầu chuyển hàng đường thủy của qu礃Ā khách cũng đáp ứng thuâ |n lợi hơn.
2.3.2 Nhược điểm của hình thức vận chuyển này:
- Có khả năng gặp nguy hiểm cao vì bốn bề là nước, khó có khả năng thoát thân.- Chịu ảnh hưởng nặng nề về yếu tố thời tiết, không thể di chuyển được khi bão,sóng thần hay mưa to
- Thời gian vận chuyển chậm, không thích hợp với những loại hàng hóa đang cần được giao nhanh
- Vận chuyển đường biển không thể đến tận nơi: Phải kết hợp với hình thức vậnchuyển bằng đường bộ để có thể giao hàng tới tận nơi
Tốc độ vận chuyển chậm, trước đây, khi phải vận chuyển 1 lô hàng đi Uzbekistan bằng đường biển kết hợp với đường bộ thường phải mất 60 ngày, chi phí vận chuyển rất cao (từ 6.000- 7.000 USD/1 container 40 feet); hàng hóa dễ bị hỏng vì ẩm, nước biển Trong khi đó, sử dụng đường sắt, một toa tàu có thể vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn gần gấp đôi container 40’ Thời gian vận chuyển nhanh hơn, chỉ mất 35 ngày
Trang 82.4 CÁC LOẠI GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY- Có nhiều loại phương tiện giao thông đường thủy, bao gồm sà lan, tàu,
phà, tàu kéo, giàn khoan và thuyền buồm
- Tàu dùng để vận chuyển nước có thể phục vụ nhiều mục đích, nhưng chủ
yếu được sử dụng để di chuyển người và hàng hoá qua các vùng nước như đại dương, hồ, kênh rạch và sông
- Tàu vận tải đường thủy khác nhau về quy mô và khả năng vận chuyển;
Một số có thể ngồi hai hoặc ba người, trong khi một số khác có lượng dầulớn và các sản phẩm tiêu dùng khác
- Đây là loại phương tiện dùng để di chuyển trên mặt nước dù là làm thủ
công hay làm theo các phương thức hiện đại, các phương tiện này phụ trách chở các mặt hàng từ nơi này đến nơi khác
- Địa điểm hoạt động của những loại phương tiện này thường là trên kênh
rạc, sông ngòi, biển…
- Các nguyên vật liệu tạo nên phương tiện yêu cầu cao, chịu nước, nổi lên
trên bề mặt, chịu được khối lượng hàng hóa lớn và di chuyển được
- Tùy vào mỗi loại hàng hóa, khối lượng chuyên chở mà có những phương
tiện vận tải đường biển khác nhau để vận chuyển
2.5 CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN ĐƯỜNG THỦY PHỔ BIẾN.2.5.1 Tàu Container:
- Đây là loại phương tiện chuyên dụng để vận tải hàng hóa thương mại Có
thể vận chuyển khối lượng hàng hóa có tải trọng lớn trong các container chuyên dụng
Trang 92.5.2 Tàu chở hàng rời: - Thông thường tàu chở hàng rời được dùng để vận chuyển các mặt hàng
có khối lượng khá lớn như nông sản, gạo, ngũ cốc…
2.5.3 Tàu làm lạnh: - Là loại phương tiện tiêu biểu để vận tải hàng hóa mau hư hỏng với yêu
cầu có hệ thống kiểm soát nhiệt độ, chủ yếu là hoa quả, thịt cá, các sản phẩm sữa và các loại thực phẩm khác
- Các tàu làm lạnh có các khoang lạnh chứa bên trong giúp bảo quản hàng
hóa suốt quá trình vận chuyển
2.5.4 Phà: - Phà là một hình thức vận chuyển, thường như một chiếc thuyền hoặc tàu
và có thể chở hành khách và phương tiện của họ
- Hầu hết phà chỉ hoạt động ở khu vực sông lớn, vùng bờ biển trong khu
vực và diễn ra phổ biến, thường xuyên
2.5.5 Sà lan:- Là một loai thuyền đáy bằng, dùng chủ yếu ở sông hoặc kênh đào giao
thông để chở những loại hàng hóa nặng
Trang 10- Hầu hết sà lan không có khả năng tự chạy và chúng cần được di chuyển
bằng tàu lái hoặc tàu đẩy
2.6 HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Với 28/63 tỉnh, thành phố có đường bờ biển trải dài, hệ thống cảng biển củaViệt Nam trong nhiều năm qua đã không ngừng mở rộng và phát triển, thể hiện khá tốt vai trò là đầu mối phục vụ xuất – nhập khẩu hàng hóa, tạo độnglực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước
Tính đến ngày 2/4/2021, cả nước có 286 bến cảng, trong đó Hải Phòng là địaphương tập trung nhiều bến cảng nhất (50 bến cảng), tiếp đến là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (45 bến cảng) và TP HCM xếp vị trí thứ ba (43 bến cảng)
2.6.1.Phân loại các cảng biển.
Nam với:
- Nhóm 1 gồm các cảng biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình;
- Nhóm 2 gồm cảng biển Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh;
- Nhóm 3 gồm các cảng biển Trung Trung Bộ từ Quảng Bình đến QuảngNgãi;
- Nhóm 4 gồm các cảng biển Nam Trung Bộ từ Bình Định đến BìnhThuận;
- Nhóm 5 gồm các cảng biển Đông Nam Bộ (bao gồm cả Côn Đảo và trênsông Soài Rạp thuộc địa bàn tỉnh Long An);
- Nhóm 6 gồm các cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm cả PhúQuốc và các đảo Tây Nam)
- Miền Bắc (hệ thống cảng biển nhóm 1);
- Miền Trung (hệ thống cảng biển nhóm 2, 3, 4);
- Miền Nam (hệ thống cảng biển nhóm 5, 6)
Trang 112.6.2.Vai trò của cảng biển Việt Nam.
Hệ thống cảng biển hiện nay được quy hoạch đồng bộ gắn liền với các trungtâm, vùng kinh tế lớn của cả nước Đặc biệt, các cảng biển lớn với vai trò là
đầu mối phục vụ xuất – nhập khẩu hàng hóa và tạo động lực phát triển toànvùng đã hình thành rõ nét và đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng củanền kinh tế như:
- Cảng biển Quảng Ninh, Hải Phòng gắn với vùng kinh tế trọng điểm phíabắc;
- Cảng biển Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn gắn vớivùng kinh tế trọng điểm miền Trung;
- Cảng biển TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai gắn với vùngkinh tế trọng điểm khu vực phía Nam; cảng biển Cần Thơ, An Giang gắnvới vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long
Một số cảng biển đã và đang được đầu tư với quy mô hiện đại mang tầm vócquốc tế như Cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) – Bà Rịa – Vũng Tàu và Cảngcontainer Quốc tế Tân Cảng (HICT) – Hải Phòng được xếp vào những cảngcontainer nước sâu đón được tàu siêu trường, siêu trọng trên hải trình thếgiới
(Cảng Quốc tế Cái Mép)
Trang 12(Cảng container Quốc tế Tân Cảng)
Về tuyến vận tải, Việt Nam hiện nay đã thiết lập được 32 tuyến vận tải biển,trong đó 25 tuyến vận tải quốc tế và 7 tuyến vận tải nội địa, trong đó ngoàicác tuyến châu Á, khu vực phía bắc đã khai thác 2 tuyến đi Bắc Mỹ, phíanam đã hình thành được 16 tuyến đi Bắc Mỹ và châu Âu; đứng vị trí thứ 3khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po
Cùng với sự phát triển nhanh về số lượng, hệ thống cảng biển Việt Namkhông ngừng được nâng cao về năng lực và chất lượng dịch vụ, do đó sảnlượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển ngày một lớn:
- Năm 2015, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt 427,8 triệu tấn,chiếm 81,8% khối lượng hàng hóa thông qua các cảng (gồm cảng biển,cảng thủy nội địa và cảng hàng không)
- Đến năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch COVID-19,khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển đạt 692,3 triệu tấn,chiếm 78,7% khối lượng hàng hóa thông qua các cảng
- Trong giai đoạn 2016-2020, khối lượng hàng hoá thông qua cảng biểntăng 61,8%, bình quân mỗi năm tăng khoảng 10%
Trang 132.7 THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY.
2.7.1.Thực trạng của vận tải đường thủy.
- Việt Nam có mạng lưới giao thông đường thủy nội địa thuận lợi, liên thông giữa các tỉnh, thành phố và các vùng với trên 42.000km sông, kênh có khả năng khai thác vận tải Toàn quốc hiện có hơn 27.000km đường thủy đang được khai thác vận tải với hơn 45 tuyến chính, gồm: hơn 7.100km luồng đường quốc gia và hơn 20.500 luồng địa phương Trong năm 2021 có thêm gần 800 phương tiện thủy đăng k礃Ā mới để tham gia giao thông, nâng tổng số phương tiện được quản l礃Ā đăng k礃Ā lên hơn 256.500 chiếc, nhiều tuyến vận tải thủy hoạt động rất sôi động Trong những năm gần đây, vâ |n tải đường thủđóng góp hơn 25% khối lượng hàng hóa vâ |n chuyển của cả nước
- Năm 2018, vận tải hàng hóa cả nước đạt xấp xỉ 1.527 triệu tấn, tăng 10,4% so với năm 2017, trong đó, vận tải đường sông đạt 250,3 triệu tấn, tăng 7,5% Các loại hàng hóa sử dụng mạng lưới VTĐTNĐ tập trung chủ yếu vàocác mặt hàng như: Vật liệu xây dựng, than đá, xi măng, phân bón, đường mía, sản phẩm thủy sản, gạo, gỗ và các sản phẩm cây công nghiệp Trong 6 tháng năm 2019, vận tải hàng hóa đạt 823,1 triệu tấn, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó, vận tải đường thủy nội địa đạt 147,8 triệu tấn, tăng 5,1%.%
- Đến năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch COVID-19, khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển đạt 692,3 triệu tấn, chiếm78,7% khối lượng hàng hóa thông qua các cảng Trong giai đoạn 2016-2020,khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển tăng 61,8%, bình quân mỗi năm tăng khoảng 10%.%
- Từ đầu năm 2021 đến nay, vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa, đạt hơn 33.000 lượt phương tiện thông qua cảng, bến, giảm 28,8% với khối lượng hàng hóa là hơn 45 triệu tấn tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.- Hiện nay, cả nước có 45 cảng biển đang hoạt động trong đó: 02 cảng biển
loại IA (cảng cửa ngõ quốc tế); 12 cảng biển loại I (cảng tổng hợp đầu mối khu vực); 18 cảng biển loại II (cảng tổng hợp địa phương) và 13 cảng biển loại III (cảng dầu khí ngoài khơi) Tổng số bến cảng của hệ thống cảng biển
13
Trang 14là 251 bến cảng với khoảng 88km chiều dài cầu cảng và 18 khu neo đậu, chuyển tải, tổng công suất thiết kế khoảng 543,7 triệu tấn hàng/năm.
2.7.2.Xu hướng phát triển của vận tải đường thủy.2.7.2.1 Vận tải thủy nội đ椃⌀a – phương án vận tải tối ưu trong thời điểm d椃⌀ch
bệnh và tương lai.
- Tại khu vực miền Bắc, hơn 90% sản lượng luân chuyển hàng hóa thông qua phương thức vận tải bộ Thực tế này đã tạo áp lực lên tuyến Quốc lộ 5, Quốclộ 5B và Quốc lộ 18 - kết nối các khu công nghiệp với hệ thống cảng biển tạiHải Phòng Những khó khăn này đã buộc các doanh nghiệp phải hướng đến việc tìm kiếm giải pháp vận tải thay thế - vận tải thủy nội địa, tận dụng lợi thế tự nhiên từ tuyến sông Cấm - sông Kinh Thầy - sông Đuống và hệ thống cảng sông tại khu vực Bắc Ninh đang được chú trọng phát triển như ICD Tân Cảng - Quế Võ, cảng Tri Phương tạo mô hình hub and spoke (trục bánh xe và nan hoa) để thuận lợi cho trung chuyển hàng hóa, đảm bảo được sự liên tục của chuỗi sản xuất và cung ứng
- Vào ngày 18/08/2021, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã k礃Ā văn bản số 8585/BGTVT-VT đề nghị các bộ ban ngành liên quan và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa đường thủy Nội dung chi tiết bao gồm:
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa trên Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) nhằm tránh sự đứt gãy chuỗi vận tải, logistics phục vụ sản xuất Đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng bảo đảm phòng chống dịch hiệu quả và xử l礃Ā nghiêm các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng chính quyền các địa phương hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vận chuyển hàng hóa và nông sản trên các tuyến kênh, mương nội đồng để kết nối các tuyến ĐTNĐ và các cảng, bến
14