+ Hiểu được công tác quản lý dự án tại các quan quản lý dự án và chủ đầu tư xây dựng công trình tại các công trình tiêu biểu: đặc biệt và các công trình công cộng như công viên, quảng tr
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRÌNH: CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT
Họ và tên: LƯƠNG HỒNG PHONG
Mã sinh viên:
Lớp: Khoa:
Giảng viên hướng dẫn:
HÀ NỘI - 2022
Trang 2I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tên đề tài: Báo cáo tham quan về công trình công viên Thống Nhất
2 Mục đích:
+ Hiểu được công tác quản lý xây dựng và quảng lý đô thị ở các cơ quan quản lý nhà nước
+ Hiểu được công tác quản lý dự án tại các quan quản lý dự án và chủ đầu tư xây dựng công trình tại các công trình tiêu biểu: đặc biệt và các công trình công cộng như công viên, quảng trường
3 Đối tượng nhiên cứu: Công viên Thống Nhất
II NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT
1.
1 Gi ới thiệu
Hà Nội được xác định là đô thị đặc biệt với chức năng là trung tâm kinh tế, chính trị,văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối, giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước Được xây dựng từ năm 1010 theo “ Thiên đô chiếu “ của Vua Lý Công Uẩn
Trang 3Trải qua các thời kỳ thăng trầm, Hà Nội vẫn luôn phát triển và khẳng định vai trò xứng đáng là thủ đô của cả nước Diện tích Hà Nộ được xác định là 924km2 gồm 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành Hiện nay, toàn thành phố có khoảng
50 công viên, vườn hoa với tổng diện tích khoảng 400ha, tức chỉ khoảng 2% diện tích toàn thành phố, trong đó công viên Thống Nhất là công trình văn hóa lịch sử điển hình của Hà Nội
Công viên Thống Nhất xưa kia vốn là vùng dầm hồ và bãi rác của 3 làng Vân Hồ, Thế Giao và Thiền Quang, phía đông là đất cá làng cổ Vân Hồ, Thế Giao
và Thiền Quang, phía bắc là làng Thiền Quang, Pháp Hoa, Quang Hoa, Liên Thủy, phía tây làng Liên Thủy, Kim Liên, phía nam là làng Phúc Lâm, Lâm Tiểu và Văn Hồ
Từ cuối năm 1958, khu vực này được cải tạo, các thế hệ sinh viên cùng với nhân dân Hà Nội đã đóng góp hàng vạn ngày công lao động đào đắp thành công viên với hồ nước lớn và hai hòn đảo nhỏ Công trình khánh thành vào ngày 30/5/1961 mang tên công viên Thống Nhất với niềm hy vọng để sớm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
1.2 Vai trò của công viên Thống Nhất
Trang 4Công viên Thống Nhất có những vai trò rất quan trọng, nó là một phần không thể thiếu trong cơ sở hạ tầng của một đô thị Sở dĩ có thể nói như vậy vì công viên có những vai trò sau:
+ Công viên vườn hoa mang lại lợi ích cho sức khỏe cộng đồng
Công viên là nơi tập thể dục- thể thao Nó giúp những người sống gần công viên thích tập thể dục và có sức khỏe tốt, năng lượng dồi dào Đặc biệt, với đối tượng trẻ em, những hoạt động vui chơi, giải trí sẽ giúp nâng cao trí tuệ phát hiện năng khiếu và do đó sẽ tạo ra một lớp người mới toàn diện hơn cho xã hội.Trẻ em không được chơi ngoài trời sẽ không thể luyện tập thể dục đều đặn được và chúng có thể giáp mặt với những bệnh tật như: bệnh đái tháo đường, bệnh béo phì và bệnh hen
+ Về hiệu quả kinh tế: Công viên thực sự đã đem lại lợi ích kinh tế cho thành phố Các nghiên cứu kinh tế đã chỉ ra rằng công viên làm tăng giá trị lợi nhuận và phi lợi nhuận Việc trồng cây có thể giúp cho mọi người thư giãn hơn và giảm bớt các chi phí chạy máy điều hòa cũng như tiết kiệm năng lượng Công viên và những không gian mở tạo ra một cuộc sống chất lượng cao, thu hút cư dân đến thành phố, làm cho thành phố phát triển năng động hơn Công viên còn tạo tạo ích kinh tế bằng việc thu hút khách du lịch làm tăng doanh thu cho ngành dịch vụ của thành phố Hà Nội Một công viên đầy đủ các chức năng đặc biệt là vui chơi giải trí sẽ thu hút nhiều khách du lịch và công viên sẽ trở thành một điểm du lịch quan trọng của thành phố
Trang 6+ Công viên vườn hoa mang lại lợi ích cho môi trường sống thành phố: Cây cối công viên chính là lá phổi xanh của đô thị vì chúng cải thiện đáng kể tình hình ô nhiễm không khí Cây xanh không thể thiếu vắng trong cân bằng sinh thái và môi trường, cây xanh trong đô thị lại càng có vai trò to lớn hơn Nó đã hấp thụ một lượng lớn khí carbonic do từ các phương tiện giao thông và nhà máy thải ra, bổ sung nguồn oxy đáng kể cho con người sử dụng, làm dịu đi cái oi của mùa hè, chắn
đỡ những nguồn gió bấc lạnh lẽo mùa đông, giảm bớt tiếng ồn của hàng vạn xe có động cơ qua lại hàng ngày
+ Công viên vườn hoa mang lại lợi ích xã hội: Công viên đóng vai trò là nơi học tập.Các giáo viên báo cáo rằng công viên đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục qua các buổi dã ngoại tập thể, những buổi học ngoại khóa của công viên Công viên cũng là nơi để có thể nghỉ ngơi, thư giãn Công viên còn là nơi gắn kết cộng đồng, những khu vực công cộng này là nơi sinh hoạt chung của cộng đồng nhân dân đô thị, là nơi mà mọi người thực hiện nhu cầu giao tiếp xã hội, qua đó diễn ra
sự kế thừa và biến đổi những giá trị văn hóa, những phong tục tập quán, tạo nên các
Trang 7giá trị riêng của mỗi đô thị Bởi vì công viên, vườn hoa là nơi mà tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác, không phân biệt địa vị xã hội đều có thể đến để thỏa man nhu cầu như nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp, Điều đó giúp thu hẹp khoảng cách giữa người với người góp phần tạo ra mối liên kết cộng đồng bền vững
Trang 8CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT
Hiện trang chung của công viên công cộng Hà Nội:
1) Đang bị thu hẹp
2) Không được quản lý tốt
3) Không đủ công viên
Tương tự các công viên khác của Hà Nội, công viên Thống Nhất đã dần mất đi diện tích của mình do quá trình tư nhân hóa trong nhiều thập kỷ, trong đó điển hình là quá trình chuẩn bị đầu tư của 2 công ty tư nhân Tân Hoàng Minh và Wincom vào công trình giải trí trong công viên thống nhất
2.1 Hiện trạng công viên Thống Nhất hiện nay:
+ Cơ sở vật chất công viên chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân
Đó là tình trạng xuống cấp của công viên Thống Nhất, đường đi lại nhiều chỗ xuống cấp, gồ ghề, một số khu vực vỉa hè đường dạo quanh hồ Bẩy Mẫu đã bị sụt lún nghiêm trọng Cụ thể, tại nhiều khu vực vỉa hè quanh Hồ Bảy Mẫu phần gạch lát vỉa hè nhiều đoạn đã bị bong tróc, sụt lún… tạo thành những ổ trâu, ổ gà cỡ lớn chiếm chọn lối đi gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, đặc biệt là ban đêm Tiếp đó, tại nhiều tuyến đường nhựa trong công viên, tình trạng lún nứt cũng diễn
ra khá phổ biến…
Trang 9Sự xuất hiện của những hố ga này gât ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân đến công viên vui chơi, đặc biệt là vào ban đêm Bên cạnh đó, nhiều người dân cũng cho rằng, ngoài việc hạ tầng xuống cấp, nghèo nàn về khu vui chơi khiến người dân không còn mặn mà tới đây một mặt là do buông lỏng quản lý, mặt khác là do việc thu vé vào cổng không minh bạch Cụ thể, nhiều người cho rằng, hiện nay, nhân viên tại công viên Thống Nhất thu phí vào cửa theo cảm tính, người nào ăn mặc lịch sự thì thu, người nào ăn mặc tềnh toàng (tập thể dục) thì lại được miễn phí
"Mức thu phí 4.000 đồng với người lớn không phải là cao, người dân có thể chấp nhận để cùng với TP chung tay xây dựng, phát triển công viên Thống Nhất Song, việc thu phí hay không phải đảm bảo công bằng"-một người dân ý kiến
Trang 10+ Công tác quản lý công viên cũng có nhiều vấn đề An ninh trật tự tại công viên còn yếu kém.Thực trang này còn là thực trạng chung của tất cả các công viên ở Hà Nội Chúng ta có thể bắt gặp vào những lúc 4h-5h sáng trên ghế đá hoặc cạnh gốc cây trong công viên có rất nhiều thanh niên ngủ vật vờ, quanh đó còn có các óng kim tiêm, mảnh giấy bạc Đây là 1 công viên rộng đẹp lại có nhiều cây xanh nên rất đông người chạy tập thể dục Tuy nhiên, ai cũng không quên để ý dưới chân, để tránh những kim tiêm.Vào những ngày lễ, dịp cuối tuần cũng là dịp để những thành phần trộm cướp lưu manh rạch túi, lấy đồ của người khác mà người cũng chả biết phải kêu ai Tại công viên còn có hiện tượng lừa đảo bằng hình thức rất tinh vi để lừa tiền những người cả tin Lực lượng an ninh thì mỏng, kèm theo tình trạng bán hàng rong tràn lan, công khai.Về vấn đề vệ sinh môi trường tại công viên còn nhiều điều phải bàn Thùng rác đặt tại các công viên hoạt động không hiệu quả Hiện tượng người dân xả rác tại các công viên là tình trạng phổ biến, điều này gây ra tinh trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước Nhắc đến môi trường nước không thể nhắc đến tình trạng cá chết gây bốc mùi làm ảnh hưởng đến những người hoạt động và vui chơi ở công viên
Trang 112.2 Nguyên nhân
Tình trạng này diễn ra là do:
+ Quỹ đất hạn hẹp
+ Sự quán lý yếu kém của một số bộ phận ban quản lý, trong đó thiếu sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định
+ Thiếu khung pháp lý rõ ràng về sự phản hồi của chính quyền đối với ý kiến của người dân
2.3 Tác động:
+ Gây lãng phí nguồn lực nhà nước, các cây xanh sẽ biến mất
+ Không còn chỗ cho các hoạt động vui chơi, lợi ích công đồng sẽ giảm sút Phát triển thiếu bền vững
CHƯƠNG III: CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ CẢI TẠO CÔNG
VIÊN THỐNG NHẤT
-Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó có các thành phố, bao gồm Thủ đô Hà Nội, đóng vai trò là đầu tàu kinh tế Công viên công cộng, trong quá trình đô thị hóa và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đã bị thu
Trang 12hẹp vì những lý do khác nhau, dẫn đến chất lượng sống của người dân Thủ đô bị giảm sút Vì vậy các ban quản lý dự án đã và đang có những kế hoạch cải tạo và nâng cấp công viên Thống Nhất
- Ví dụ điển hình như ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 332/KH-UBND về việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2021-2025 Với mục đích tổ chức triển khai cải tạo, nâng cấp vườn hoa, công viên có tại khu vực nội thành, đôn đốc các chủ đầu tư sớm hoàn thành xây dựng mới 6 công viên (trong đó bao có công viên Thống Nhất ) theo quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ thành phố đến năm 2030
-Nội dung kế hoạch nâng cấp, cải tạo đối với công viên Thống Nhất: ưu tiên thực hiện cải tạo, nâng cấp đồng bộ các khu vực chính và khu vực xuống cấp, tạo điểm nhấn kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 được duyệt trong đó nghiên cứu hoàn thiện quy hoạch chi tiết, thiết kế tổ chức mặt bằng, đường dạo, tiểu cảnh, cơ sở vật chất đồng bộ, kế thừa các hạng mục được đầu tư sửa chữa, trồng bổ sung cây hoa, cây cảnh, nâng cấp, sửa chữa, bổ sung hệ thống chiếu sáng, nhà vệ sinh, ghế ngồi, thùng rác, hệ thống thoát nước, bể phun, , các công viên cần nghiên cứu, đánh giá phù hợp theo hướng công viên mở
Trang 13+ Rà soát quy hoạch chi tiết công viên Thống Nhất, chịu trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư trong quá trình khảo sát, cung cấp tài liệu, hồ sơ quản lý, đánh giá cơ sở vật chất hiện có, đề xuất xác định những hạng mục cần thiết phải đầu tư nâng cấp, cải tạo theo quy hoạch, đồng thời kế thừa các hạng mục đã được đầu tư đảm bảo tiết kiệm, đồng bộ, không trùng lặp
+Chủ động đánh giá thực trạng, nghiên cứu, đề xuất thí điểmphương án kinh doanh, dịch vụ tiện ích phục vụ khách thăm quan tại công viên Thống Nhất nhằm đảm bảo tính thiết thực, tinh gọn, mỹ quan, văn minh, trật tự đô thị nhằm hạn chế hàng quán tự phát, tổng hợp gửi Sở xây dựng chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành, chính quyền địa phương đánh giá, đề xuất UBND thành phố
III KẾT LUẬN
Thông qua quá trình tham quan công trình công viên Thống Nhất đã giúp cho sinh viên hiểu thêm về các kiến thức cơ sở liên quan đến công trình công cộng – công viên Thống Nhất nói riêng cũng như hiểu được những dự án đầu tư, công tác quản
lý dự án của các ban quản lý dự án nói chung
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Tham luận: Nguyễn Thị Hiền – Tổ chức Hành động vì Đô thị tại Hội thảo Khoa học “Khai thác hiệu quả công viên – Vườn hoa thành phố Hà Nội” T3/2009
2 Báo vietnam.net