Bước 2: Tiến hành xử lý nền móng bằng phương pháp ép cọc bê tông cốt thép- Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị thi công- Tiến hành ép cọc thử- Ép cọc đại trà- Nghiệm thu giai đoạn ép cọcBước
Trang 1KHOA XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
BÁO CÁO THAM QUAN , THỰC HÀNH
Giảng viên hướng dẫn: Vũ Chí CôngLớp: 65XD10
Trần Văn Thắng – 183665Đặng Đình Thi – 189665
Vũ Trường Thọ - 1549265Phat Vanchhe – 5002065Tha Vanndara – 5001865Phạm Văn Vinh – 227065
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN A: GIỚI THIỆU CHUNG 4
I 4
II 4
1 4
2 7
3 8
PHẦN B: 10
I .10
II 10
1. 10
2. 12
3 28
3. 35
4. 35
5. 35
6. 38
7. 38
8 39
PHẦN C : 46
I, : 46
1, 46
2, 47
3, 47
II, : 47
Trang 32, i 48
3, 51
4, 52
5 53
6 66
III, : 67
1, 67
2, 72
PHẦN D : 78
I, 78
Phần 1 : : 78
Trang 4Nhiệm vụ 1: Quy trình thi công bê tông cốt thép các kết cấu chịu lực phần thân công trình nhà dân dụng
1 Giới thiệu tổng quan
Quy trình các bước triển khai thi công nhà ở nhiều gia đình không nắm rõ nên đã rất lúng túng khi quản
lý, dẫn đến nhiều hiểu biết sai lệch Nắm rõ toàn bộ quy trình thi công xây dựng nhà ở sẽ giúp chủ nhà cóthể tối ưu được chi phí thời gian và công sức, đồng bộ được quá trình thực hiện với nhiều bên Nhưng đâumới là một quy trình thi công ở hợp lý, tiết kiệm thời gian Và các công trình xây dựng hiện nay sử dụngrất nhiều bê tông cốt thép bởi độ bền cao, thi công nhanh chóng và tiết kiệm cho chủ đầu tư khá nhiều chiphí
Các bước thi công nhà ở dân dụng
Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị
- Định vị giám sát công trình
- Chuẩn bị mặt bằng cho việc thi công xây dựng
- Tiếp nhận khối lượng và tập kết vật tư
Trang 5Bước 2: Tiến hành xử lý nền móng bằng phương pháp ép cọc bê tông cốt thép
- Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị thi công
- Tiến hành ép cọc thử
- Ép cọc đại trà
- Nghiệm thu giai đoạn ép cọc
Bước 3: Xây dựng móng bê tông cốt thép
- Đào đất hố chưa móng
- Thực hiện đổ bê tông lót
- Tiến hành đổ bê tông móng
- Thi công móng
- Đổ bê tông vào giằng
- Thi công các hạng mục, bộ phận dưới cốt như bể phốt, hố ga, bể ngầm…
- Nghiệm thu kết quả phần móng
Trang 6Bước 4: Xây dựng phần thân công trình
Bao gồm khung bê tông cốt thép, sàn, tường và mái Các công việc chung là xác định mốc chuẩn để thi công, lắp cốt thép, ghép cốp pha, đổ bê tông…
Quá trình thi công phần thân sẽ tương tự nhau tuần tự từ tầng 1 đến mái Thi công cột bê tông cốt thép gồm những công việc sau:
- Xây sàn bê tông tầng 1
- Thi công tường tầng 1
- Thi công cầu thang tầng 1
- Nghiệm thu tầng 1
- Tất cả đều làm tương tự cho tầng 2, 3…
Bước 5: Thi công và xây dựng phần mái công trình
- Xây dựng cách nhiệt & tạo độ dốc hợp lý cho mái
- Tiến hành đổ bê tông chống thấm
- Thi công lớp gạch lá
- Thi công phần hoàn thiện mái
- Nghiệm thu kết quả phần mái
Trang 7Bước 6: Thi công nhà ở phần hoàn thiện
Quy trình thi công hoàn thiện theo nguyên tắc từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới
- Tư vấn và thẩm tra hồ sơ thiết kế
- Lắp đặt các thiết bị kĩ thuật trong nhà
- Sơn phủ bề mặt hoàn thiện
- Nghiệm thu hoàn thiện công trình
Trang 8Bước 7: Vệ sinh sau khi thi công xây dựng và bàn giao công trình cho khách
- Sau mỗi một giai đoạn thi công nhà ở, thông thường nhà thầu đều tiến hành dọn vệ sinh cơ bản để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo
- Tuy nhiên khi hoàn thành tất cả các hạn mục thi công, cần tiến hành tổng vệ sinh sau xây dựng một lần nữa để bàn giao cho khách đưa vào sử dụng ngay
2 Bê tông cốt thép là gì?
Bê tông cốt thép là loại vật liệu kết hợp bởi bê tông và thép Bê tông và thép cùng tham gia chịu lực Kết cấu bê tông cốt thép được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực xây dựng dân dụng và các công trình giao thông như nhà ở, cầu đường, sân bay, nhà xưởng
Trang 93 Hiệu quả của bê tông cốt thép trong công trình nhà dân dụng
Trước khi tìm hiểu cách thực hiện kết cấu bê tông cốt thép nhà dân dụng, bạn cần nắm được hiệu quả khi
sử dụng bê tông cốt thép trong công trình
- Lực dính bám giữa bê tông & cốt thép Lực này được hình thành trong quá trình đông cứng của bê tông Nó giúp cốt thép không bị tuột khỏi bê tông trong quá trình chịu lực
- Bê tông có khả năng chịu nén tốt Còn cốt thép được đưa vào trong bê tông để khắc phục khả năng chịu kéo kém của bê tông Cho nên về cơ bản, trong cấu kiện bê tông cốt thép thì cốt thép sẽ chịu ứng suất kéo Còn bê tông sẽ chịu ứng suất nén
- Giữa bê tông và thép không có phản ứng hóa học Vì thế, không làm ảnh hưởng tới các loại vật liệu khác trong công trình Ngoài ra, do cốt thép đặt bên trong bê tông nên nó còn được bêtông bảo vệ khỏi ăn mòn do tác động môi trường
- Bê tông và thép có hệ số giãn nở nhiệt xấp xỉ nhau:Với bê tông là khoảng 1,0 x 10-5 ~ 1,5 x 10-5 Với thép là 2 x 10-5 Do đó, phạm vi biến đổi nhiệt độ thông thường dưới 100 °C sẽ không làm ảnh hưởng tới sự kết hợp bên trong giữa bê tông cốt thép
Cốt thép đặt bên trong bê tông nên nó còn được bê tông bảo vệ khỏi ăn mòn do tác động môi trường
4 Quy trình thực hiện kết cấu bê tông cốt thép nhà dân dụng
Quy trình thực hiện thiết kế kết cấu bê tông cốt thép nhà dân dụng bao gồm 7 bước Các đơn vị thi công cần đảm bảo thực hiện đầy đủ để đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất cho công trình Cụ thể:
Trang 10- Bước 1: Mô tả và giới thiệu về kết cấu bê tông cốt thép nhà dân dụng
- Bước 2: Chọn kích thước sơ bộ cho từng bộ phận
- Bước 3: Tiến hành lập sơ đồ tính toán cho kết cấu
- Bước 4: Tìm hiểu và xác định xem các loại tải trọng nào sẽ tác dụng lên kết cấu
- Bước 5: Tính toán và tiến hành vẽ biểu đồ tổ hợp nội lực và nội lực
- Bước 6: Tính toán xem lượng bê tông cốt thép sử dụng là bao nhiêu?
- Bước 7: Thiết kế chi tiết những tính toán trên và thể hiện lại cho người thi công
5 Quy trình thiết kế bê tông cốt thép
Bước 1: Giới thiệu về ý tưởng ngôi nhà chuẩn bị thiết kế
Kỹ sư cần nói nói về ý tưởng thiết kế, vị trí, chức năng của ngôi nhà Trình bày phương án kết cấu được lựa chọn bằng bản vẽ cụ thể gồm: bản vẽ mặt bằng xây dựng, các hình dáng và kích thước phương án kết cấu bê tông cốt thép
Bước 2: Lựa chọn sơ bộ các kích thước: Chiều dày sàn, kích thước cột, kích thước dầm…
Căn cứ vào tiêu chí kỹ thuật và kinh nghiệm thiết để các kỹ sư kết cấu lựa chọn kích thước sao cho đảm bảo gần với khả năng chịu lực nhất
Bước 3: Lập sơ đồ tính toán kết cấu
- Đây là bước quan trọng của kỹ sư tính toán thiết kế kết cấu bê tông cốt thép Việc phân tích, lựa chọn sơ đồ tính toán kết cấu của các cấu kiện cột, dầm, sàn
- Các loại sơ đồ tính như: gối kê tự do tức là có thể di chuyển được kết cấu ví dụ như tấm đan gác qua mương rãnh được xem là gối kê tự do Gối khớp như các vị trí bu lông cột có thể di chuyển được khi ta tháo rời Liên kết ngàm thì kết cấu không chuyển vị được
Trang 11Bước 4: Xác định các loại tải trọng tác dụng lên kết cấu
- Có nhiều tải trọng tác dụng lên kết cấu và phân thành 2 loại là tĩnh tải và hoạt tải
- Tĩnh tải là phần tải trọng không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng công trình như: trọng lượngbản thân của bê tông cốt thép cột dầm sàn, tải trọng của tường nhà
- Hoạt tải là phần có thể thay đổi tùy như: tải trọng gió, tải trọng người đi, tải trọng đồ vật được bố trí…
- Cần xác định đầy đủ và xác định các trường hợp bất lợi có thể xảy ra để tính toán nhằm dự báo tất
cả các khả năng có thể xảy ra với kết cấu nhà
Bước 5: Tính toán vẽ biểu đồ nội lực, tổ hợp nội lực
Có nhiều phương án tổ hợp nội lực Việc tổ hợp nội lực nhằm tìm ra biểu đồ có tổ hợp có nội lực lớn nhấttrong quá trình sử dụng để tính toán kết cấu cho ngôi nhà
Bước 6: Tính toán Thiết kế bê tông cốt thép
- Từ các tổ hợp nội lực bao gồm: moment, lực dọc và lực cắt để tính toán bê tông cốt thép cho ngôi nhà
- Thông thường đối với dầm: Momen dầm lớn nhất ở giữa dầm và lực cắt lớn nhất ở vị trí dầm gác lên cột đối với cột thì momen lo lớn nhất nằm ở vị trí phía trên mặt sàn bê tông
- Từ các nội lực để kiểm tra lại xem khả năng chịu lực của dầm được chọn sơ bộ từ bước 2 Nếu dầm không đảm bảo thì phải tăng kích thước tiết diện dầm hoặc nếu khả năng chịu lực của dầm lớn hơn nhiều so với nội lực thì có thể giảm tiết diện dầm
Bước 7: Thiết kế chi tiết và thể hiện bản vẽ
- Chọn thép theo nguyên tắc đảm bảo khả năng chịu lực và thay đổi diện tích thép ở những vùng moment nhỏ nhằm tiết kiệm
- Thể hiện bản vẽ chi tiết gồm bản vẽ mặt bằng, bản vẽ cột, dầm, sàn trong đó cần thể hiện các kíchthước đường kính thanh thép, số lượng thép và khoảng cách bố trí thép
Trang 12- Nên bố trí thép có cùng đường kính dễ dễ thi công, tránh công nhân thi công sai đường kính cốt thép.
- Trong cùng 1 mặt cắt, cốt thép chịu lực không được nối trùng nhau quá 50% nhằm đảm bảo khả năng chịu lực trong quá trình sử dụng
- Kỹ sư thiết kế bê tông cốt thép nên bố trí chiều cao dầm lớn hơn chiều rộng dầm vì với cùng 1 tiếtdiện thì khả năng chống uốn của dầm tăng gấp 4 lần
Thiết kế bê tông cốt thép là quá trình xác định, tính toán nhằm giúp kết cấu ổn định trong quá trình sử dụng Xác định được kích thước cột, dầm, sàn tính toán bố trí số lượng thép trong mỗi cấu kiện là hợp lý
và tiết kiệm nhất
6 Giai đoạn chuẩn bị xây dựng nhà cao tầng
Trước khi tiến hành thi công nhà cao tầng, bạn cần bước vào giai đoạn chuẩn bị xây dựng Đây được xem
là công đoạn vô cùng quan trọng trong quy trình với các tác vụ như:
- Thiết kế công trình, chuẩn bị bản vẽ, giấy phép
- Chuẩn bị mặt bằng thi công
- Tiếp nhận tập kết vật tư
Có thể nói, nếu thiếu một trong các bước này, ngôi nhà sẽ không bao giờ được thành hình Vì vậy nói giaiđoạn chuẩn bị xây dựng nhà cao tầng này vô cùng quan trọng là không sai Nó đòi hỏi sự đầu tư rất nhiều
về thời gian, tiền bạc và cả chất xám của bộ phận thiết kế và thi công công trình
Xử lý nền móng bằng phương pháp ép cọc bê tông cốt thép
Ở giai đoạn này, đơn vị thi công công trình tiến hành ép cọc bê tông cốt thép để xử lý nền móng chongôi nhà Đơn vị thi công cần thực hiện một số thao tác sau để đảm bảo chất lượng nền móng của công trình:
- Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị
- Ép cọc thử
- Tiến hành ép cọc đại trà
- Nghiệm thu giai đoạn ép cọc
Giai đoạn thi công móng bê tông cốt thép
Sau khi xử lý nền móng bằng phương pháp ép cọc bê tông cốt thép, đơn vị thị công xây dựng sẽ tiến hànhthi công móng bê tông cốt thép Giai đoạn này bao gồm các bước sau:
- Đào đất hố móng
- Đổ bê tông lót
Trang 13- Đổ bê tông móng
- Đổ bê tông giằng
- Thi công hạng mục, bộ phận dưới cốt (bể phốt, hố ga, bể ngầm,…)
- Nghiệm thu phần móng
Giai đoạn này yêu cầu tính chính xác rất cao vì nền móng là bộ phận quyết định thành công, sự chắc chắn của một công trình, ở đây cụ thể là nhà cao tầng Nhiều tầng đồng nghĩa với việc nền móng chắc chắn phải được thiết kế và thi công vô cùng cẩn thận, chất lượng mới có thể chịu được sức nặng của công trình
7 Thi công phần thân
Sau khi hoàn thành và nghiệm thu phần móng, đơn vị thiết kế sẽ tiến hành thi công phần thân của nhà caotầng
Phần thân của một ngôi nhà cao tầng bao gồm hệ thống khung bê tông cốt thép, sàn, tường và mái Các công việc mà đơn vị thi công xây dựng cần tiến hành là xác định mốc chuẩn thi công, lắp cốt thép, ghép cốp pha, đổ bê tông,
Quá trình thi công này được thực hiện tương tự nhau tuần tự từ tầng 1 đến phần mái với các công đoạn:
- Thi công cột bê tông cốt thép
- Thi công sàn bê tông tầng 1
- Xây tường tầng 1
- Xây cầu thang tầng 1
- Nghiệm thu tầng 1
- Tương tự cho tầng 2, 3…
8 Giai đoạn thi công phần mái
Sau khi hoàn thành thi công phần thân của nhà cao tầng, đơn vị thi công xây dựng sẽ tiến hành thi công phần mái của ngôi nhà Có thể nói, phần mái là bộ phần vô cùng quan trọng của ngôi nhà Phần mái
có tác dụng bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi các tác động từ thiên nhiên như mưa, nắng, bão, Chất lượng của một ngôi nhà cao tầng có được duy trì hay không phụ thuộc rất nhiều vào phần mái của ngôi nhà.Thi công phần mái của nhà cao tầng bao gồm các công đoạn sau:
Thi công cách nhiệt và tạo độ dốc cho mái
Đổ bê tông chống thấm
Thi công lớp gạch lá (nếu có)
Hoàn thiện phần mái
Trang 14Nghiệm thu phần mái
9 Giai đoạn thi công phần hoàn thiện
Giai đoạn thi công phần hoàn thiện được tiến hành cẩn thận nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ của ngôi nhà.Quy trình thi công hoàn thiện theo nguyên tắc từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới bao gồm các công đoạn như:
- Nghiệm thu hoàn thiện
10 Giai đoạn Tổng vệ sinh sau xây dựng và bàn giao công trình
Sau giai đoạn thi công nhà cao tầng, đơn vị thi công công trình sẽ tiến hành dọn vệ sinh cơ bản cho ngôi nhà để chuẩn bị giai đoạn tiếp theo Khi hoàn tất quá trình thi công phần thô, nhà thầu sẽ tiến hành tổng
vệ sinh ngôi nhà sau xây dựng một lần nữa để có thể bàn giao cho chủ đầu tư
Nhìn chung, quá trình thi công xây dựng nhà cao tầng cần được nhà thầu trao đổi thống nhất với chủ đầu
tư về phương án, kế hoạch để hai bên đều có thể kiểm soát tốt tiến độ thi công Nhà thầu, đơn vị thi công công trình sẽ căn cứ vào kế hoạch đã thống nhất với chủ đầu tư để tiến hành điều phối thi công từng hạng mục, đảm bảo tiến độ thi công toàn bộ công trình
Nhiệm vụ 2: Quy trình và kỹ thuật lắp dựng ván khuôn cột, dầm, sàn ( sử dụng ván khuôn gỗ phủ phim)
I Quy trình và kỹ thuật lắp dựng ván khuôn cột
Công tác ván khuôn:
Trang 15Các yêu cầu về kỹ thuật:
- Đảm bảo đúng hình dáng, kích thước theo yêu cầu thiết kế
- Đảm bảo độ bền vững ổn định trong khi thi công
- Đảm bảo độ kín thít, tháo dỡ dễ dàng
- Loại ván khuôn sử dụng: Ván khuôn gỗ phủ phim
- Kĩ thuật lắp dựng ván khuôn từng loại cấu kiện
Ván khuôn khi thi công phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Vững chắc; đạt chiều dày cần thiết; không bị biến dạng do trọng lượng của bê tông, cốt thép
và tải trọng trong quá trình thi công
- Ván khuôn phải kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lèn bê tông
- Ván khuôn phải đúng hình dáng và kích thước cấu kiện
- Cây chống phải đảm bảo về chất lượng và quy cách, mật độ cây chống phải được tính toán cụthể; gỗ chống phải được chống xuống chân đế bằng gỗ và được cố định chắc chắn tránh xê dịch trong quá trình thi công
- Mặt khác, riêng ván khuôn sàn có thể lót bạt trên ván nhằm tránh tối đa việc mất nước xi măng
- Khi thi công ván khuôn cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và đà giáo
Trang 16Hình 1 Ván khuôn gỗ phủ phim
1 Kỹ thuật lắp dựng ván khuôn cột
- Do lắp ván khuôn sau khi đặt cốt thép nên trước khi ghép ván khuôn cần làm vệ sinh chân cột, chân vách
- Đổ trước một đoạn cột có chiều cao 10-15 cm để làm giá, ghép ván khuôn được chính xác
- Ván khuôn cột được gia công theo từng mảng theo kích thước cột Ghép hộp 3 mặt, luồn hộp ván khuôn vào cột đã được đặt cốt thép sau đó lắp tiếp mặt còn lại
- Dùng gông để cố định hộp ván, khoảng cách các gông theo tính toán
- Điều chỉnh lại vị trí tim cột và ổn định cột bằng các thanh chống xiên có ren điều chỉnh và các dây neo
- Ván khuôn cột là loại ván khuôn không chịu lực do đó sau khi đổ bê tông được 1 ngày ta tiến hành tháo ván khuôn cột, vách
- Tháo ván khuôn cột xong mới lắp ván khuôn dầm, sàn, vì vậy khi tháo ván khuôn cột ta để lại một phần phía trên đầu cột (như trong thiết kế) để liên kết với ván khuôn dầm
- Ván khuôn được tháo theo nguyên tắc: “Cái nào lắp trước thì tháo sau, cái nào lắp sau thì tháo trước”
- Việc tách, cậy ván khuôn ra khỏi bê tông phải được thực hiện một cách cẩn thận tránh làm hỏng ván khuôn và làm sứt mẻ bê tông
- Để tháo dỡ ván khuôn được dễ dàng, người ta dùng các đòn nhổ đinh, kìm, xà beng và những thiết bị khác