1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo tham quan, thực hành chủ đề dự án nhà cao tầng của công ty coteccons

53 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dự án nhà cao tầng của Công ty Coteccons
Tác giả Phạm Phương Linh
Người hướng dẫn Nguyễn Hềa Bền
Trường học Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế và Quản lí Xây dựng
Thể loại Báo cáo tham quan, thực hành
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 6,8 MB

Nội dung

+ Bố trí giao thông, liên lạc - Hệ thống giao thông bố trí luồng xe 1 chiều, đảm bảo khoảng lưu thông của xe tải - Tập kết có kế hoạch chi tiết cụ thể, tập kết với khối lượng vật tư hợp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

BÁO CÁO THAM QUAN, THỰC HÀNH

CHỦ ĐỀ: DỰ ÁN NHÀ CAO TẦNG CỦA CÔNG TY

Trang 2

A MỞ ĐẦU

I Mục tiêu môn họcTrong những năm học trên ghế giảng đường trường Đại học Xây Dựng Hà Nội chúng

em đã được tiếp cận với rất nhiều kiến thức mới lạ và bổ ích từ cơ bản tới chuyên sâu

Để chúng em có một cái nhìn tổng quát từ lý thuyết tới thực tiễn và hiểu rõ tính chất công việc của mình sau này hơn Tham quan, thực hành là một môn học thực tế nhằm giúp bản thân phát huy tính độc lập sáng tạo, tăng khả năng vận dụng các lý thuyết đã học vào lao động sản xuất, đồng thời rèn luyện nề nếp, tác phong, kỷ luật lao động và đạo đức của người làm trong ngành xây dựng

II Nội dung buổi tham quan, thực hànhTrong buổi tham quan thực hành, nhóm sinh viên được cán bộ kỹ thuật dẫn đi quan sátviệc tổ chức thi công công trường, giới thiệu về một số loại máy móc Nội dung của buổi tham quan bao gồm:

- Thông tin chung về dự án xây dựng

- Nghiên cứu hồ sơ thiết kế của công trình

- Địa điểm: Trung Tựu, Phường Bắc Từ Liêm, Hà Nội

- Thời tiết: nắng, trời quang

- Tên công trường tham quan thực hành: Khu biệt thự liền kề Avenue Garden

- Trình tự thực hiện công việc:

· 9:00 – 9:15: Nghe cán bộ kỹ thuật giới thiệu

· 9:15 – 9:30: Tham quan khu vực để thiết bị, dụng cụ

·9:30 – 10:05: Tham quan biệt thự mẫu

· 10:05 – 10:45: Cán bộ dẫn nhóm lên tầng cao nhất quan sát

· 11:00: Kết thúc buổi tham quan thực hành

Trang 3

MỤC LỤC

Lời mở đầu

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH VÀ CÔNG TRƯỜNG

THAM QUAN, THỰC HÀNH 5

1.1 Khái quát về công trình 1.1.1.Giới thiệu chung và vị trí địa lý 5

1.1.2 Giới thiệu về đặc điểm công trình 7

1.2 Khái quát về Công trường xây dựng 1.2.1 Quy mô công trường 9

1.2.2 Cách bố trí công trường 10

1.2.3 Các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường 12

PHẦN 2: QUAN SÁT KỸ THUẬT THỰC HIỆN MỘT SỐ CÔNG VIỆC 14

CHƯƠNG I: Công tác bê tông 14

1 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỔ BÊ TÔNG 14

2 Phương pháp cân đong các loại vật liệu , thành phần cấp phối 15

3.Đối với bê tông thương phẩm đổ bằng phương pháp cơ giới 15

4 Phương pháp đổ và đầm bê tông của các kết cấu khung cột, dầm (TCVN 4453 - 1995) 16

5 BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI ĐỔ BÊ TÔNG 17

CHƯƠNG II: Công tác cốt thép 17

1 Thành phần công việc 17

2 Vật liệu: Cốt thép thường dùng trong xây dựng 19

3 Phương pháp gia công cốt thép 19

4 Tiến hành 19

5 Thành phần công việc trong quá trình lắp đặt cốt thép 24

6 Các loại máy móc, thiết bị phục vụ công tác gia công và lắp đặt 27

CHƯƠNG III: Công tác khuôn, giàn giáo 30

1 Mô tả về ván khuôn, giàn giáo sử dụng để thi công 30

2 Thành phần công việc trong quá trình lắp đặt giàn giáo 31

3 Quá trình lắp đặt ván khuôn cột 32

4 Quá trình lắp đặt ván khuôn dầm sàn 33

5 Thành phần công việc của quá trình lắp đặt ván khuôn móng 33

6 Biên chế tổ đội 34

7 Các công cụ máy móc thiết bị thi công và các thao tác thực hiện 34

8 Các yêu cầu chất lượng và phương pháp kiểm tra chất lượng

Trang 4

công tác ván khuôn, giàn giáo 35

9 Các vấn đề an toàn lao động 35

CHƯƠNG IV: Công tác xây trát 36

1 Thành phần công việc trong quá trình xây trát 36

2 Các loại giàn giáo công cụ phục công tác, xây trát 38

NHẬN XÉT VỀ BUỔI THAM QUAN THỰC HÀNH 41

Trang 5

PHẦN 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH VÀ CÔNG TRƯỜNG THAM

QUAN, THỰC HÀNH 1.1 Khái quát về Công trình

1.1.1 Giới thiệu chung

- Tên công trình, dự án: KHU BIỆT THỰ LIỀN KỀ AVENUE GARDEN

- Địa điểm công trình: Tây Tựu, P Bắc Từ Liêm, Hà Nội

- Tên chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Quản Lý Tài Sản Sông Nhuệ

- Đơn vị phát triển dự án: CÔNG TY CP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ ĐÔNG THÀNH (OSI HOLDINGS)

- Loại hình phát triển: Shophouse, biệt thự

- Quy mô dự án: 2,6ha

- Số lượng sản phẩm: 101 căn nhà

- Số tầng xây dựng: 3-5 tầng nổi, 1 tầng hầm

- Bàn giao: Hoàn thiện mặt ngoài, xây thô bên trong

- Thời gian bàn giao nhà: 2023

- Hình thức sở hữu: Sổ đỏ lâu dài -Biệt thự lớn nhất có diện tích 414,1m2

-Mặt bên phải của công trình đường rộng khoảng 46m

Trang 6

- Mặt bên trái của công trình đường rộng khoảng 17m

=> Đường khá thuận tiện cho việc di chuyển cũng giảm ùn tắc giao thông vào những giờ cao điểm -Có hồ điều hòa, công viên , trường học

=>Thuận tiện cho các cư dân khi sống ở đấy vì đáp ứng nhu cầu thiết yếu như vui chơi học tập

1.1.2.Giới thiệu về đặc điểm công trình

1.2 Khái quát về Công trường xây dựng 1.2.1 Quy mô công trường

- Loại công trình: Khu biệt thự liền kề

* Quy mô đầu tư:

Bao gồm 101 căn nhà liền kề: Diện tích xây dựng shophouse khoảng 150m2, diện tích xây dựng biệt thự khoảng 261-324 m2

1.2.2 Cách bố trí công trường

+ Bố trí máy móc thiết bịTùy vào từng giai đoạn thi công, nhà thầu sẽ bố trí máy móc phù hợp với từng giai đoạn thi công

- Phần đào đất: Máy xúc và ô tô vận chuyển

- Ô tô vận chuyển phế thải 5m3 – 22m3 phù hợp với tải trọng cho phép khi vận chuyểntrên hệ thống đường đã có của dự án

- Phần thân: Cẩu tháp CT6013-8, máy cẩu tự hành, máy trộn, máy hàn, máy cắt uốn,

Trang 7

Ảnh: cẩu tháp

Trang 8

Ảnh: phào chỉ

+ Cấp điện trong quá trình thi công

- Sử dụng nguồn điện hiện có của Chủ đầu tư và cầu dao riêng vị trí lắp đặt ở chỗ thuận tiện dễ vận hành sử dụng và có biển báo an toàn

- Hệ thống chiếu sáng được thiết kế và lắp đặt đảm bảo ánh sáng cho việc thi công

và bảo vệ công trường

- Các dây dẫn này đều đã được căng trên cao để không gây cản trở cho người, xe cộ

và các phương tiện vận chuyển đi lại trong công trường

+ Bố trí giao thông, liên lạc

- Hệ thống giao thông bố trí luồng xe 1 chiều, đảm bảo khoảng lưu thông của xe tải

- Tập kết có kế hoạch chi tiết cụ thể, tập kết với khối lượng vật tư hợp lý để tránh trường hợp phải tập kết nhiều lần, giảm tối đa lượng xe vào công trường;

- Vận chuyển vật tư: Vận chuyển vật tư được sử dụng bằng các xe tải phù hợp, gọn gàng, đủ trọng tải, để hạn chế làm hỏng đường giao thông sẵn có trong khu vực Các xe phải có có bạt che chắn để đảm bảo vệ sinh môi trường;

Trang 9

- Sử dụng cẩu tự hành, cẩu tháp, xe nâng kết hợp xe cải tiến, tời để vận chuyển vật liệutheo phương ngang và phương đứng.

+ Kho: được làm container 40feet dùng để lưu giữ các máy móc, dụng cụ và thiết bị cầm tay loại nhỏ được sử dụng thi công công trình, đồng thời cũng là nơi dùng để chứacác loại vật liệu nhỏ như đinh, que hàn, vật liệu hoàn thiện đựng trong bao, hộp như

xi măng, gạch ốp, lát được chứa trong kho có dựng mái che bằng kết cấu thép quây tônđảm bảo kín, tránh ẩm ướt và tác động môi trường (nắng, mưa, )

+ Nhà vệ sinh: bố trí nằm ngoài công trường và cuối hướng gió chính Nhà vệ sinh được giải quyết cấp thoát nước đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh môi trường

+ Nhà bảo vệ: được đặt tại cổng ra vào công trường, thuận tiện cho việc theo dõi công nhân, máy móc ra vào công trường

1.2.3 Các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường

1.2.3.1 Biện pháp bảo đảm an toàn lao động

+ Trang bị cho người lao động các kiến thức về bảo hộ lao động, các tiêu chuẩn vềATLĐ, VSLĐ có liên quan đến công việc và nhiệm vụ của mình

+ Tuân thủ những quy định trong khi làm việc

+ Trang bị những thiết bị, dụng cụ bảo hộ an toàn lao động

+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân công

+ Đặt các loại biển báo trên công trường

+ Cần chuẩn bị tốt phòng những trường hợp rủi ro: hộp cứu thương, tủ thuốc… đồngthời cả phòng cháy chữa cháy để hạn chế hậu quả xảy ra

Nhận xét:

- Nhược điểm: Thực trạng an toàn lao động trên công trường đa phần những ngườicông nhân, thợ thường xuất phát từ lao động phổ thông, chưa ý thức và đề cao tính antoàn lao động, chưa biết cách sắp xếp, làm việc khoa học, ngăn nắp nên đồ đạc, vật tưthường chưa được sắp đặt gọn gàng, tiện lợi

- Ưu điểm:

+ Tập huấn ATLĐ đầy đủ cho công nhân, kỹ sư Dựng các biển báo nguy hiểm trướccác hạng mục thi công

Trang 10

+ Công tác quản lý, giám sát an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy

nổ được tư vấn giám sát đánh giá, nhận thức là một trong những công tác quan trọngnhất tại dự án, việc triển khai, bố trí nhân sự tại các khu vực, công việc thi công luônđược phối hợp thực hiện thường xuyên, liên tục, với phương châm: ở đâu có côngnhân - ở đó có giám sát

+ Tất cả máy móc, thiết bị cơ giới, thiết bị thi công, thiết bị phục vụ thi công đều có giấyđăng ký, kiểm định kỹ thuật đầy đủ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Trang 11

PHẦN 2: QUAN SÁT KỸ THUẬT THỰC HIỆN MỘT SỐ CÔNG VIỆC CHƯƠNG I: Công tác bê tông

1 Các phương pháp đổ bê tông

- Đổ bê tông bằng thủ công

- Đổ bê tông bằng máy bơm 

2 Phương pháp đổ bê tông có nhưng nguyên vật liệu thiết yếu sau:

 Xi măng

 Phụ gia dùng trong bê tông

 Cốt liệu cho bê tông

 Nước

1.1.1 Đổ bê tông bằng thủ công

* Thành phần công việc cho quá trình đổ bê tông thủ công 

- Chuẩn bị mặt bằng sân bãi 

- Chuẩn bị vật liệu (xi măng , cát , đá , nước ), dụng cụ (thùng, xô xẻng, cào ,bàn xoa thước, xe rùa), máy móc( máy trộn, máy đầm, tời nâng …)

- Cung cấp vật liệu cho máy trộn  đúng tỉ lệ cấp phối trong thiết kế

- Trộn bê tông bằng máy trộn 

- Vẫn chuyển vữa bê tông đến vị trí cần đổ 

- Đổ và rải đều vữa bê tông

Hình mô tả các vật liệu cần thiết khi trôn bê tông

Trang 12

* Biên chế tổ đội cho phương pháp đổ bê tông thủ công:

- Trong khâu cung cấp vật liệu cho máy trộn:

+ 2 công nhân xúc đá

+ 2 công nhân vận chuyển đá

+ 2 công nhân xúc cát

+ 2 công nhân vận chuyển cát

+ 1 công nhân tháo báo xi măng và chia làm 2 nửa bao

+ 1 công nhân vận chuyển xi măng

+ 1 công nhân tiếp nước cho bình dự trữ nước

+ 1 công nhân cung cấp nước cho máy trộn và điều khiển máy

- Trong khâu vận chuyển vữa bê tông:

+ 1 công nhân điều khiển tời nâng

+ 2 công nhân vận chuyển vữa bê tông đến vị trí đổ

- Trong khâu đầm bê tông:

+ 1 công nhân khiêng máy đầm

+ 1 công nhân thực hiện thao tác đầm

- Trong khâu làm phẳng bề mặt vữa bê tông

+ 2 công nhân dàn đều vữa bê tông ra

+ 2 công nhân dùng thước cán phẳng

1.1.2 Đổ bê tông bằng máy bơm 

* Thành phần công việc cho quá trình đổ bê tông bằng máy bơm:

- Chuẩn bị mặt bằng, đường đi lại cho xe và bơm làm việc 

- Chuẩn bị dụng cụ, máy móc thiết bị 

- Kiểm tra chất lượng vữa bê tông khi xe bê tông đến công trường

- Vận chuyển bê tông đến nơi cần đổ 

- Dàn đều vữa bê tông

- Đầm và làm phẳng mặt 

* Biên chế tổ đội cho phương pháp đổ bê tông bằng bơm:

+ 1 công nhân giữ và điều khiển vòi bơm 

+ 1 công nhân cào và dàn vữa đều

+ 1 công nhân di chuyển máy đầm

+ 1 công nhân thực hiện thao tác đầm

+ 1 công nhân làm phẳng bề mặt 

* Khối lượng bê tông đổ phụ thuộc vào kích thước cấu kiện, và tổ chức thi công 

* Bê tông cọc nhồi, cọc barett đổ từ dưới lên còn dầm sàn thì đổ từ trên xuống, bê tôngcọc nhồi cọc barret có độ sụt lớn hơn nhiều 

* Tổ chức mặt bằng sản suất: đổ từ xa về gần, từ trong ra ngoài so với vị trí tiếp nhận

bê tông Để quá trình đổ bê tông không bị ảnh hưởng bởi trời mưa thì cần chuẩn bị bạt

để phe phủ, nếu mưa quá lớn phải làm mạch ngừng dừng đổ bê tông 

* Các loại máy đầm bê tông 

Trang 13

- Đầm dùi: dùng khi đổ bê tông có diện tích mắt thoáng lớn và chiều dày trên 25cm, sàn , dầm có kích thước và chiều dày lớn

- Đầm rung: dùng cho bê tông trong ván khuôn như các cấu kiện cột, trụ, tấm 

- Đầm mặt: sử dụng cho các cấu kiện có bề dày không quá lớn, nhỏ hơn 25cm, diện tích mặt thoáng lớn

Hình minh họa đổ bê tông bằng máy hơm

1.2.3: Cách bảo quản bê tông sau khi đổ

 Trong quy trình xây dựng một công trình, có rất nhiều điều phải quan tâm Chất lượngcông trình vẫn là nỗi lo hàng đầu của chủ nhà, trong đó chất lượng bê tông là yếu tốthen chốt để có được một ngôi nhà “khỏe mạnh” Nhiều khi chất lượng vật liệu (ximăng, cát, sỏi, đá) đảm bảo tiêu chuẩn, nhưng vẫn không cho chất lượng bê tông nhưmong muốn Điều đó xảy ra có thể do không thực hiện đúng các quy trình chuẩn bịnhư ghép ván khuôn đổ bê tông Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là chưachú trọng đến khâu bảo dưỡng

 Sau lúc đổ bê tông vất vả, chủ thầu thường cho thợ nghỉ xả hơi Do đó, công việcdưỡng hộ bê tông thường bị bỏ qua Điều này rất nguy hiểm, nhất là khi trời nắng gắt.Vữa bê tông bị hút hết nước trong khi chưa đủ thời gian ninh kết, xuất hiện nhiều vết

rỗ, làm giảm phẩm chất bê tông Rất nhiều trường hợp bê tông đổ xong bị bỏ qua khâudưỡng hộ đã nhanh chống bị nứt, đặc biệt là bê tông mái

 Phủ lớp nilon mỏng

 Giữ nguyên cốp pha tại chỗ

 Phun nước và ngâm nước giữ độ ẩm

 tháo dỡ cốp pha hợp lý, đúng thời điểm để đảm bảo bê tông ko bị giảm chất lượng

 Một số lưu ý khi đổ bê tông tươi khi trời nắng nóng gắt

Trang 14

Với khí hậu nóng, tính công tác của hỗn hợp bê tông sẽ giảm đi nhanh chóng dẫn đến quá trình thi công trở nên khó khăn hơn Việc thêm nước vào bê tông tại công trường

để cải thiện tình trạng trên mặc dù đã được khuyến cáo là rất nguy hiểm nhưng vẫn được sử dụng Nước thêm tại công trường sẽ làm tăng tỷ lệ nước/xi măng, làm giảm cường độ và độ bền của xi măng

Để đảm bảo cho mức độ giảm cường độ của vật liệu xây dựng bê tông do thời tiết nóng gây nên nằm trong giới hạn cho phép Nhiệt độ của bê tông tươi nên được kiểm soát chặt chẽ Tại một số dự án ở Việt Nam yêu cầu, nhiệt độ ban đầu của bê tông tươi nên từ 30 – 32oC

Hình minh họa đổ bê tông trong khi trời nắng gắt

Bên cạnh việc làm giảm cường độ và độ bền của bê tông, nhiệt độ ban đầu của bê tôngtươi cao còn dẫn đến mộ số ảnh hưởng không tốt:

- Làm quá trình thủy hóa của xi măng diễn ra nhanh hơn là nguyên nhân làm cho bê tông đóng rắn sớmdẫn đến tính công tác của bê tông giảm nhanh chóng

- Bề mặt của bê tông khô rất nhanh đặc biệt dưới tác dụng của gió, ánh nắng mặt trời

và độ ẩm tươngđốithấp

- Để tránh sự mất nước, bê tông cần phải được bảo dưỡng hoặc phun ẩm liên tục trên

bề mặt Nếu hiện tượng mất nước xảy ra sẽ làm xuất hiện những vết nứt do co ngót dẻo Ngoài ra, quá trình trên dẫn đến việc xi măng không thể thủy hóa triệt để Tiếp tục làm suy giảm cường độ sau cùng của lớp bê tông bên ngoài mà đã sớm bị mất nước Làm giảm độ bền của bê tông

Phương pháp kiểm soát nhiệt độ ban đầu của bê tông tươi

Công thức tính nhiệt độ ban đầu của bê tông tươi (bê tông) được thiết lập một cách gầnđúng như sau:

Trang 15

 Dựa vào công thức tính toán trên ta nhận thấy, việc kiểm soát nhiệt độ của cốt liệu và nước là phương pháp hiệu quả nhất để kiểm soát nhiệt độ bê tông ban đầu.

Phương pháp giảm nhiệt độ bê tông tươi

- Làm mát cốt liệu bằng cách che đây và tưới ẩm cốt liệu

- Sử dụng nước đá trong quá trìn trộn/sử dụng máy làm lạnh nước

- Làm mát hỗn hợp bê tông với nitơ lỏng

Kế hoạch chuẩn bị thi công đổ bê tông

- Quá trình cấp bê tông phải được kết hợp chặt chẽ với quá trình thi công bê tông để giảm thiểu việc khối đổ bị trì hoãn

- Phải có sự chuẩn bị đầy đủ về trang thiết bị và nhân công để bê tông có thể thi cong

và đâm lèn một cách nhanh chóng

- Nền và ván khuôn phải đảm bảo không hút nước từ bê tông Ván khuôn nên được làm ẩm trước khi đổ bê tông Nhưng phải phòng tránh việc khuôn và nền được phun quá nhiều nước gây ra việc đọng nước

- Nếu các điều kiện để có thể thi công trong thời tiết nóng không thể đáp ứng thì việc thi công nên được hoãn lại đến thời điểm có thời tiết mát mẻ hơn trong ngày Ví dụ: thicông vào ban đêm

- Phụ gia kéo dài ninh kết có thể được sử dụng để làm giảm nhược điểm xi măng thủy hóa nhanh, nhưng chúng sẽ kéo dài thời gian ninh kết của bê tông một ít  Khi sử dụng phụ gia kéo dài ninh kết cũng đòi hỏi thời gian bảo dưỡng bê tông cần được kéo dài vì chúng làm tăng rủi ro về sự xuất hiện vết nứt do co ngót dẻo Nền và ván khuôn phải đảm bảo không hút nước từ bê tông Ván khuôn nên được làm ẩm trước khi đổ bê tông Nhưng phải phòng tránh việc khuôn và nền được phun quá nhiều nước gây ra việc đọng nước

- Nếu các điều kiện để có thể thi công trong thời tiết nóng không thể đáp ứng thì việc thi công nên được hoãn lại đến thời điểm có thời tiết mát mẻ hơn trong ngày Ví dụ: thicông vào ban đêm

- Phụ gia kéo dài ninh kết có thể được sử dụng để làm giảm nhược điểm xi măng thủy hóa nhanh Chúng sẽ kéo dài thời gian ninh kết của bê tông một ít Khi sử dụng phụ gia kéo dài ninh kết cũng đòi hỏi thời gian bảo dưỡng bê tông cần được kéo dài vì chúng làm tăng rủi ro về sự xuất hiện vết nứt do co ngót dẻo

Trang 16

1.2.4: Nguyên tắc đổ bê tông đúng kĩ thuật

- Phải đổ liên tục, không được ngừng tùy tiện, nếu ngừng phải chọn những vị trí chịu lực mô men uốn nhỏ

- Khi trời mưa phải che chắn , không để nước mưa rơi vào bê tông

- Đổ bê tông cho các chi tiết cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì cần đổ liên tục

- Đối với chi tiết cột có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm, tường có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm, tường có chiều dày nhỏ hơn 15cm và các cột bất kì nhưng có đai cốt thép chồng chéo thì cần đổ liên tục trong từng đoạn 1,5m

- Cột và tường phải đảm bảo và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lí

 Nguyên tắc 1: Chiều cao đổ bê tông

+Chiều cao rơi tự do của vữa bê tông <=1,5 m để tránh phân tầng -> ảnh hưởng trực tiếp tới độ đồng nhất bê tông

+ Biện pháp:

*1,5m < h < 5,0m -> máng nghiêng: kín, nhẵn; không dốc quá;

*h >= 5.0m -> ống vòi voi: lệch so với phương đứng nhỏ hơn 0.25m/m; đoạn ống dướicùng phải thẳng

 Nguyên tắc 2: Đổ bê tông theo phương đứng

+ Phải đổ từ trên đổ xuống -> đảm bảo năng suất lao động+ Biện pháp: Hệ sàn công tác bắc cao hơn mặt bê tông của kết cấu cần đổ

 Nguyên tắc 3: Đổ bê tông theo phương ngang

Trang 17

+ Đổ từ xa về gần so với vị trí tiếp nhận vữa bê tông -> người & phương tiện không đi lại trên kết cấu vừa đổ xong

+ Biện pháp: Sàn công tác cần có tính lắp ghép -> đổ bê tông đến đâu -> tháo ván sàn đến đó

 Nguyên tắc 4: Đổ bê tông liên tục

Rải lớp vữa sau lên lớp vữa trước chưa ninh kết -> đầm hai lớp xâm nhập -> toàn khối

1.2.5 Cách kiểm tra chất lương bê tông tươi

Cách kiểm tra chất lượng bê tông tươi trước khi đổ

Quy trình kiểm tra chất lượng bê tông trước khi đổ bao gồm:

 Đầu tiên ước lượng được khối lượng bê tông cần sử dụng

 Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra độ sụt bê tông

 Sử dụng bê tông tươi để hỗn hợp được trộn đều

 Kiểm tra độ sụt và đúc mẫu sẽ chính xác hơn

 Cuối cùng tháo khuôn ngâm mẫu tại công trình với mẫu đã lưu để đánh giá chất lượng

Cách kiểm tra chất lượng bê tông tươi sau khi đổ

- Khi đổ bê tông tươi bạn thường lưu lại mẫu bê tông để kiểm định về chất lượng sau này

- Có những cách kiểm tra như sau:

- Ép mẫu bê tông

- Mẫu bê tông được lấy trực tiếp trước khi đổ bê tông và được lưu lại, bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn ở độ tuổi 28 ngày Sau thời gian 28 ngày, bạn sẽ mang mẫu bê tông này để đo ứng suất phá hủy mẫu nhằm xác định cường độ chịu nén của bê tông

đó với đơn vị tính là MPa (N/mm²) hay daN/cm² (Kg/cm²)

- Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCVN) 4453:1995 có ghi:

- " Cường độ chịu nén của bê tông sau khi kiểm tra ở 28 ngày tuổi bằng ép mẫu tại hiện trường Nếu giá trị trung bình của từng tổ mẫu trong thí nghiệm không nhỏ hơn mác thiết kế là đạt yêu cầu Trong đó, không được mẫu nào có cường độ <85% mác thiết kế"

Khoan mẫu

Để kiểm tra chất lượng bê tông sau khi đổ bạn có thể áp dụng các bước cụ thể như sau:

 Khoan lấy mẫu bê tông cần kiểm tra

 Lấy dấu rồi cắt phẳng hai đầu khối mẫu đó

 Kiểm tra các thông số kỹ thuật của mẫu bao gồm khoảng cách cốt thép đường kính

 Kiểm tra lại về độ phẳng 

 Đưa mẫu vào máy kiểm tra cường độ chịu nén của bê tông

 Gia tải mẫu từ từ với tốc độ khoảng từ 2:10daN/cm2 đến khi mẫu được phá hủy

Trang 18

1.2.6 Các biện pháp khắc phục các khuyết tật của bê tông

1.2.6.1 Biện pháp khắc phục các hiện tượng rỗ trên bề mặt bê tông 1.2.6.1.1 Các loại rỗ

 Rỗ ngoài: rỗ trên bề mặt

 Rỏ sâu: rồ qua lớp cốt thép chịu lực vào sâu bên trong

 Rỗ thấu suốt: rỗ xuyên qua kết cấu

1.2.6.1.2: Nguyên nhân gây rỗ

Trang 19

 Đổ ván gỗ có độ hút ẩm cao, trước khi đổ không tưới nước đủ ẩm nhất là vào thời tiết hanh khô nên mặt bê tông bị rỗ đổ gỗ đã hút nước của bê tông Hiện tượng rỗ này cũngkhông nên xem thường vì bề dày của lớp bê tông bảo vệ cốt thép theo thiết kế chỉ đượcphép vừa đủ Rỗ mặt sẽ làm chiều dày lớp bê tông bảo vệ bé hơn mức quy định cho nên nó sẽ không làm tròn chức năng bảo vệ cốt thép

 Đổ đầm đối, đầm sót, đầm không tới độ sâu cần thiết Nhất là tại vị trí có mặt độ thép dầy

 Đổ hiện tượng hỗn hợp bê tông bị phân tầng vì lý đổ vận chuyển; đổ bê lồng ở độ cao lớn hơn 1,5-2m: với bê lông có độ sựt cao lại đầm quá k1

 Đổ cấp phối đá không hợp lý, cỡ đá to nhỏ không đều

 Đổ trộn bê tông không đều

 Đổ bê tông quá khô

 Đổ cốp pha không kín khít làm chảy mất vưa xi măng, nhất là dưới chân móng, chân cột, đáy dầm

 Đổ hiện tượng bê tông bị cốt thép chờ hoặc cốt thép đặt sai quy cách cản đường

xuống ro-bo-tong rỗ bê tông

1.2.6.2 Biện pháp khắc phục hiện tượng nứt

 Với trường hợp này, chủ đầu tư nên thuê đơn vị kiểm tra , tìm ra nguyên nhân cụ thể

và đưa ra giải pháp khắc khục kịp thời và hợp lý, việc nứt tường trong trường hợp này

là biểu hiện , triệu chứng phản ánh hiện trường nguy hiểm đáng báo động của công trình Sau khi giải quyết vấn đề kết cấu , lúc đó xử lý vết tường nứt sẽ giống như các

xử lý vết nứt không do kết cấu Giải pháp cụ thể đưa ra là đục nhám, rủa sạch bằng

Trang 20

nước áp lực rồi trát vữa xi măng cát Đối với những vết nứt lớn ảnh hưởng đến kết cấu thì cần bơm keo sikadur vào vết nứt

1.2.7 Biện pháp an toàn khi đổ bê tông

- Khi đổ bê tông sàn trên cao phải thiết lập giàn giáo ngoài hoặc phải có lan can an toàn lao động

- Khi đổ bê tông theo các máng nghiêng hoặc theo ống vòi voi cần phải kẹp chặt máy

và thùng chứa vào ván khuôn, đà giáo hoặc cốt thép để tránh bị dật đứt khi vữa chuyểnđộng. 

- Khi đổ vữa bê tông ở độ cao trên 3m không có che chắn, phải đeo dây an toàn Thi công ban đêm phải có đèn chiếu sáng. 

- Không được đổ bê tông thành đống trên sàn, đổ đến đâu phải cào ra đến đó Nếu cào không kịp thì phải dừng đổ bê tông

CHƯƠNG II: Công tác cốt thép

- Kéo thẳng bằng tời: sử dụng tời thủ công hoặc tời điện

- Đo, cắt cốt thép: Theo phương pháp thủ công thường cắt thép bằng chạm hoặc bằng kháp, hoặc cắt thép bằng máy như máy cắt đĩa hay các loại máy chuyên dụng khác

+ Móng băng: lắp thép tại đế móng -> lắp thép ở sườn móng

+ Cột, dầm, sàn: làm theo bản vẽ thi công, hoặc có sẵn khung để lắp đặt

- Đảm bảo an toàn lao động

2 Biên chế tổ đội

Trang 21

2.1 Số lượng: khoảng 20 người

2.3 Cốt thép thường dùng trong xây dựng

-Vể hình thức: Có các loại thép như thép tròn trơn, thép có gờ, ngoài ra còn thép hình-Với dầm, cột thường dùng thép 12 ÷ ∅ 32 làm cốt chịu lực (nhóm CII), cốt đai 6

÷ ∅8 (nhóm CI)

-Với sàn sử dụng thép 6, 8, 10, 12, làm cốt chịu lực ( nhóm CII), thép chịu lực đảm nhận luôn nhiệm vụ của thép cấu tạo

Trang 22

3 Phương pháp gia công cốt thép

3.1 Nắn thẳng

3.1.1 Yêu cầu

- Mặt bằng sản xuất phải xếp gọn hợp lý

- Nguồn điện, nguồn nước phải đảm bảo đầy đủ phục vụ cho thi công

- Các vị trí sản xuất phải phù hợp thuận tiện

- Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động

- Lăn cuộn thép thành sợi: phân công hợp lý người tham gia vận chuyển, đảm bảo độ

ổn định chắc chắn khi vận chuyển, yêu cầu bãi nắn phải rộng, đảm bảo đủ yêu cầu thi công

- Cắt thép: tính toán số lượng thép cần cắt, chuẩn bị các dụng cụ cắt như Kim động lực, Kéo,… Đo vạch dấu để cắt thép

- Luồn thép vào vam: xỏ đầu thép vào lỗ vam khuy

- Nắn thép: Bóp vam cùng với thép cho đến khi thép thẳng Kiểm tra độ thẳng của thép, đảm bảo không biến dạng quá 2%

- Đối với thép cây cần sử dụng thêm Đe và Búa Tiến hành duỗi bằng tay và vam, sau

đó nẳn thẳng bằng cách đặt thép vào đe, đánh búa mạnh vào chỗ gấp Kiểm tra độ thẳng của thép, đảm bảo không biến dạng quá 2%

Máy nắn thẳng thép

Trang 23

+ Đảm bảo an toàn lao động.

Máy tời quay tay

3.2.2 Kéo thép bằng tời điện

- Chuẩn bị:

+ Bãi kéo thép: Bố trí dọc lán hoặc xưởng gia công cốt thép, bãi nên dài từ 30:50(m), rộng ít nhất 1,5 (m), nền bằng phẳng, mặt nền rải sỏi, đá dăm hoặc xỉ than cho sạch Dọc hai bên sân có rào chắn hoặc biển báo để đảm bảo an toàn cho người qua lại + Dụng cụ phụ trợ để kéo thép: Giá đỡ cuộn thép để dỡ thép ở cuộn ra không bị xoắn, các bản kép giữ đầu thanh thép

Trang 24

+ Đóng cầu dao về phía làm cho động cơ quay cuộn sợi cáp vào trống tời để sợi thép được kéo căng.(khi sợi thép bắt đầu căng, cho trống tời cuộn thêm khoảng 2 vòng là được)

+ Đóng cầu dao về phía làm cho động cơ quay ngược lại để nhả tời sau đó tháo thép rakhỏi kẹp

+Chuẩn bị máy cắt Máy cắt phải chắc chắn, có đủ đá cắt, các ốc hãm và nguồn cấp điện cho máy

+ Vận hành thử máy cắt: Bấm công tắc nghe tiếng kêu của động cơ êm, đều

- Trình tự cắt:

+ Đo chiều dài đoạn thép cần cắt

+ Dùng dao vạch dấu hoặc phấn đánh dấu vị trí cắt

+ Đặt thanh thép vào vị trí má dao cố định, sao cho vị trí cần cắt trùng với vị trí lưỡi dao cố định

+ Kiểm tra trước khi cắt: người điều khiển máy cắt, ấn nhẹ tay điều khiển sao cho lưỡi dao quay cham vào thanh thép cho thanh thép cân bằng và chắc chắn Ấn mạnh tay điều khiển tạo lực cắt thanh thép

Trang 25

+ Vạch dấu lên thép

+Đưa thép vào miệng cắt: đoạn thép ngắn nên ở phía ngoài bàn kẹp +Vặn kẹp chặt chi tiết

+ Kiểm tra dấu với lưỡi cắt

+ Cắt thép (kiểm tra lại kích thước có thể làm thanh mẫu)

Trang 26

+ Thớt uốn: Bằng thép tấm dầy 6 8 (mm), mỗi cạnh 20 30 (cm), 4 góc có lỗ để đóng đinh hoặc vít bu lông xuống bàn thao tác.

+ Trên thớt uốn cố định 2 cọc là cọc tựa và cọc tâm

+Vam uốn: Thường dùng một đoạn thép góc 40x40 (50x50) dài từ 35 40 (cm)

+ Bàn thao tác: Bằng gỗ hoặc kết hợp khung bàn bằng thép, mặt bàn bằng gỗ hoặc thép Bàn cao 0,75 0,8 (m), dài nên từ 1,6 1,8 (m), rộng từ 0,5 0,6 (m).Mặt bàn nên làm bằng gỗ tốt, bằng phẳng

- Trình tự uốn:

+ Kiểm tra chiều dài thanh thép Chiều dài thanh thép phải đủ theo yêu cầu thiết kế Những thanh thép không đủ chiều dài thì loại ra Những thanh thép dài quá chiều dài cho phép thì phải cắt lại

+ Chọn một đầu làm đầu thanh thép, Đánh dấu những vị trí thanh thép đặt vào sau cọc tâm khi uốn

+ Bắt đầu uốn từ điểm đầu đến điểm cuối cùng theo sơ đồ phóng mẫu của thanh thép + Uốn thử một thanh để điều chỉnh vị trí uốn, lực uốn để thanh thép sau khi uốn đạt yêu cầu kỹ thuật

* Uốn thép bằng máy

- Chuẩn bị:

+ Kiểm tra máy

+Cấp điện cho máy

+ Kiểm tra: Các loại cọc (cọc tâm, cọc uốn, cọc chặn )

Ngày đăng: 31/03/2024, 18:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w