Quy trình thi công bê tông cốt thép các kết cấu chịu lực phần thân công trình nhà dân dụng

MỤC LỤC

Giai đoạn chuẩn bị xây dựng nhà cao tầng

Trước khi tiến hành thi công nhà cao tầng, bạn cần bước vào giai đoạn chuẩn bị xây dựng. - Thiết kế công trình, chuẩn bị bản vẽ, giấy phép - Chuẩn bị mặt bằng thi công. Có thể nói, nếu thiếu một trong các bước này, ngôi nhà sẽ không bao giờ được thành hình.

Vì vậy nói giai đoạn chuẩn bị xây dựng nhà cao tầng này vô cùng quan trọng là không sai. Nó đòi hỏi sự đầu tư rất nhiều về thời gian, tiền bạc và cả chất xám của bộ phận thiết kế và thi công công trình. Ở giai đoạn này, đơn vị thi công công trình tiến hành ép cọc bê tông cốt thép để xử lý nền móng cho ngôi nhà.

Sau khi xử lý nền móng bằng phương pháp ép cọc bê tông cốt thép, đơn vị thị công xây dựng sẽ tiến hành thi công móng bê tông cốt thép. Giai đoạn này yêu cầu tính chính xác rất cao vì nền móng là bộ phận quyết định thành công, sự chắc chắn của một công trình, ở đây cụ thể là nhà cao tầng. Nhiều tầng đồng nghĩa với việc nền móng chắc chắn phải được thiết kế và thi công vô cùng cẩn thận, chất lượng mới có thể chịu được sức nặng của công trình.

Nhiệm vụ 2: Quy trình và kỹ thuật lắp dựng ván khuôn cột, dầm, sàn ( sử dụng ván khuôn gỗ phủ phim)

Quy trình và kỹ thuật lắp dựng ván khuôn cột Công tác ván khuôn

    - Cây chống phải đảm bảo về chất lượng và quy cách, mật độ cây chống phải được tính toán cụ thể; gỗ chống phải được chống xuống chân đế bằng gỗ và được cố định chắc chắn tránh xê dịch trong quá trình thi công. - Ván khuôn cột được gia công theo từng mảng theo kích thước cột .Ghép hộp 3 mặt, luồn hộp ván khuôn vào cột đã được đặt cốt thép sau đó lắp tiếp mặt còn lại. - Tháo ván khuôn cột xong mới lắp ván khuôn dầm, sàn, vì vậy khi tháo ván khuôn cột ta để lại một phần phía trên đầu cột (như trong thiết kế) để liên kết với ván khuôn dầm.

    - Ván khuôn cột gồm hai phần chủ yếu là phần khuôn để tạo ra cột có hình dạng và kích thước theo thiết kế và phần gông để giữ ván khuôn ổn định chắc chắn. - Đối với cột có kích thước nhỏ (có cạnh dài h <= 400mm), ván khuôn cột được đóng sẵn thành hộp 3 mặt có kích thước theo thiết kế và được lắp dựng vào vị ví của cột, sau đó ta ghép dần ván khuôn mặt còn lại của cột và đổ bê tông từ dưới lên sao cho từng lớp cách nhau khoảng 40-60cm. – Đối với cột lớn (có cạnh dài h > 500mm), mỗi mặt có thể ghép nhiều mảng, sau khi ghép các mảng ván theo hình dạng của cột thì dùng gông để cố định, gông có thể làm bằng gỗ hay thép.

    - Với cột có kích thước lớn, cốt thép dày thì có thể dựng trước một mặt hoặc dựng hộp ván khuôn 3 mặt, điều chỉnh, cố định ván khuôn, sau khi lắp dựng xong cốt thép thì dựng mặt ván khuôn còn lại, dùng gông để gông chặt các mảng ván lại với nhau. - Hộp dầm chính, dầm phụ phải đúng hình dáng kích thước chiều rộng, chiều cao phía bên trong của hộp dầm theo thiết kế hoặc cấu kiện của bê tông;. - Vị trí liên kết ván khuôn đảm bảo độ kín khít khi lắp ghép, liên kết thành từng tấm, mảng tạo thành hộp không làm mất nước xi măng;.

    - Hệ thống chống đỡ, nêm, kê, thanh giằng và ván khuôn khi lắp dựng xong luôn luôn đảm bảo độ ổn định, chắn trong khi thi công đổ bê tông đến khi bê tông đạt cường độ chịu lực. - Lắp dựng ván khuôn dầm: Dựng cột chống (khoảng cách như đã tính toán trong phần thiết kế) lắp ván khuôn đáy sau đó lắp dựng ván khuôn thành. Hoặc thay bằng dầm gỗ tựa lên hàng cột đặt song song sát tường để đỡ ván khuôn sàn (áp dụng khi ván khuôn tường cần tháo dỡ trước ván khuôn sàn).

    - Có thể chống giữ ván thành bằng gông mặt, thanh chống xiên bên ngoài, hoặc néo bằng dây thép kết hợp với những thanh văng chống tạm bên trong, tùy theo chiều cao của dầm. - Để đảm bảo cây chống vững chắc, không lún, người ta đặt cây chống trên những tấm ván lót dày 2-3cm, những tấm ván này đặt trên mặt phẳng ổn định, ở giữa ván lót và chân cây chống có nêm điều chỉnh.

    Nhiệm vụ 3: Tính toán lựa chọn và bố trí máy bơm bê tông phục vụ thi công bê tông

      Tuy nhiên, cũng có loại bơm tĩnh tự hành, nhưng đến công trường nó vẫn được đặt tĩnh tại một vị trí cố định, mà vị trí này phải tiếp cận gần kề với đầu nối vào hệ ống bơm để có thể nối vào hệ thống ống bơm bê tông lắp sẵn cố định tại hiện trường. Thông số hoạt động của máy bơm tĩnh là tính năng được chế tạo sẵn cho máy bơm chính, mà nhà sản xuất cung cấp (thông số máy bơm và thông số tại miệng xả máy bơm tại vị trí đấu nối với đường ống bên ngoài), không kèm thông số về đường ống ngoài cấp bê tông đến vị trí thi công. Tuy máy bơm tĩnh không có hệ cần để có thể vươn tới mọi vị trí đổ bê tông trong tầm hoạt động của cần như xe bơm cần (tức là bơm di động), nhưng đây lại là ưu điểm, đối với nhà siêu cao tầng nó lại thường được dùng để bơm chuyền lên từng đợt độ cao nhà theo từng đợt đường ống đứng.

      Cần phân phối là hệ thống ống bơm chuyên dụng đầu cuối, nằm ở cuối hệ thống đường ống cho bơm tĩnh, cung cấp bê tông đến mọi vị trí mặt bằng công trình nhà cao tầng hay siêu cao tầng. Phần cần và đối trọng cần có thể quay được quanh đỉnh trụ và cần phân phối có thể vươn lên cao hay ra xa so với đỉnh trụ để phân phối vữa bê tông đến mọi vị trí mặt bằng mái nhà cao tầng hoặc siêu cao tầng. Bơm động: còn gọi là máy bơm cần, thường được gắn trên xe ôtô tải, nó gắn liền với một hệ cần ống bơm gấp lại như một cánh tay có thể điều khiển từ xa, để có thể vươn tới những vị trí cần đổ bê tông vớ độ chính xác nhất định.

      Xe bơm cần bê tông dùng để vận chuyển bê tông theo một đường ống dẫn nối vào bơm, bằng thép hoặc bằng một vật liệu cao su, lắp sẵn và gập gọn trên xe nhưng có thể tự vươn ra từ xe vận chuyển bê tông đến các vị trí thi công, gọi là cần bơm. Xe bơm cần là máy bơm bê tông di động nên nó có thể, cùng với xe bồn chở bê tông, cơ động đến mọi vị trí cung cấp bê tông cùng nằm trên mặt bằng công trường, làm tăng khả năng vận chuyển ngang vữa bê tông. Tại mỗi một vị trí đứng cấp bê tông, tức vị trí đỗ của xe bơm cần, do số lượng và chiều dài các đốt ống bơm của cần bơm gắn trên xe bơm là có hạn, nên độ vươn xa, độ vươn cao và xuống sâu của cần bơm có giới hạn nhất định được thiết lập thành biểu đồ tính năng vùng làm việc của cần bơm đặt trên xe bơm cần.

      Ngoài biểu đồ tính năng của cần bơm, xe bơm cần còn có hệ thống thông số riêng cho phần máy bơm chính, do nhà sản xuất cung cấp, tương tự như thông số của máy bơm tĩnh. Do tầm với tối đa của cần bơm là cố định nên hao tổn áp lực từ điểm đầu ra của máy bơm bê tông nối với cần và điểm đầu cần cấp bê tông tới vị trí thi công là một khoảng phổ giá trị hữu hạn. Nhưng cũng vì tầm với tối đa cố định nên xe bơm cần không thể vận chuyển bê tông lên độ cao vượt quá độ vươn cao tối đa của cần bơm xe bơm cần, nên thường xe bơm cần chỉ thích hợp vận chuyển lên cao thi công cho nhà nhiều tầng hay đôi khi nhà cao tầng (độ cao không lớn lắm), mà không thích hợp để cấp bê tông cho nhà cao tầng và siêu cao tầng.

      Để lựa chọn bơm cũng như công suất phù hợp với công trường, cần phải dựa vào áp lực bơm cũng như dạng bê tông, lưu lượng mong muốn, sơ đồ đường ống bơm và tính chất của bê tông tươi. Trong trường hợp đổ bê tông bên trong cốp pha, ống đàn hồi được đưa xuống điểm thấp nhất của cốp pha và được nhấc lên từ từ để tránh các hiện tượng phân tầng bê tông, giữ được tính chất ban đầu.