1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thuyết minh đồ án môn học đề tài tổ chức thi công trường tiểu học chuyên ngành kỹ thuật hạ tầng đô thị

103 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức thi công trường tiểu học
Tác giả Phan Thành Thông
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thu Hằng
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải
Chuyên ngành Kỹ thuật hạ tầng đô thị
Thể loại Đồ án môn học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 13,23 MB

Nội dung

CHƯƠNG II : CĂN CỨ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH* Tổng quát: Nhận thức được tầm quan trọng của Công trình, với mong muốn có đượcnhững sản phẩm xây dựng tốt nhất, chất lượng hoàn hảo, ngoài việc sử

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢIKHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNGBỘ MÔN KỸ THUẬT HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

-

-THUYẾT MINH ĐỒ ÁN MÔN HỌC

ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC THI CÔNG TRƯỜNG TIỂU HỌC

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT HẠ TẦNG ĐÔ THỊSinh viên thực hiện

GVHDLớpMSV

: PHAN THÀNH THÔNG: NGUYỄN THỊ THU HẰNG: KỸ THUẬT HẠ TẦNG ĐÔ THỊ K60 : 192500985

MỞ ĐẦUHà Nội - 2022

Trang 2

Qua 4 năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải,

chúng em đã được các thầy, cô truyền đạt cho những kiến thức cả về lý thuyết vàthực hành, để chúng em áp dụng những kiến thức đó vào thực tế và làm quencông việc độc lập của người kỹ sư trong tương lai, thông qua một công việc cụthể, chính vì lý do đó mà chúng em đã được nhận đề tài đồ án rất thực tế đó

là:"Tổ chức thi công nhà" Trong quá trình thực hiện đồ án chúng em được sự

hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Thị Thu Hằng là giảng viên Bộ mônKĩ Thuật Hạ Tầng Đô Thị Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đồ án chúng emcòn nhiều bỡ ngỡ, do chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên không tránh khỏinhững sai sót

Vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo trong Bộ môn để hoàn thành tốt đồ án môn học và nhiệm vụ học tập tại trường

Trang 3

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH.

Mở đầuI.Các số liệu ban đầu.

1 Địa điểm xây dựng công trình và khu vực xây dựng công trình.

- Công trình “TRƯỜNG HỌC” được xây dựng tại “KHU ĐÔ THỊ TÂY TỰU” , phía Nam đường Tây Thăng Long

-Công trình được xây dựng trên 1 khu đất rộng rãi , bằng phẳng tương đối ổn định

-Công trình được xây dựng trong khu quy hoạch tổng quy hoạch là 1 trường họccao tầng

 Vị trí

Trang 4

Về đặc điểm khí hậu khu vực : chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Bắc ViệtNam, mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mẩ ướt, một năm chia làm 2 mùa rõ rệt:

Trang 5

- Mùa mưa : từ tháng 5 – tháng 10, mưa nhiều, khí hậu nóng ẩm Lượng mưa tập trung lớn và chủ yếu vào các tháng 7,8,9; chiếm tới 70% tổng lượng mưa của cả năm Gió chủ đạo là gió Đông – Nam- Mùa khô: từ tháng 11 – tháng 4 năm sau, ít mưa, thời tiết giá rét

Gió chủ đạo là gió Đông – Bắc Vào các tháng 1,2 thường có mưa phùn cộng với gió rét là kết quả của các đợt gió mùa Đông – Bắc Địa chất :

- Lớp 1: Lớp sét pha nâu xám, nâu- Lớp 2: Lớp sét pha màu nâu vàng, xám xanh, nâu đỏ trạng thái dẻo

cứng-nửa cứng - Lớp 3: Lớp sét pha màu nâu vàng , xám vàng trạng thái dẻo mềm,

có chỗ dẻo chảy- Lớp 4: Lớp cát mịn có chỗ thô vừa màu nâu vàng , xám vàng rời rạc

chặt vừa- Đối với quy mô công trình 5 tầng hoặc thấp hơn có thể dùng móng

băng đặt trực tiếp vào lớp cát màu vàng ,vàng nhạt (lớp 1) Nếucông trình 5 tầng xử lý móng cọc BTCT thì tòan bộ cọc bê tôngđược cắm vào lớp sét nửa cứng (Lớp V), tuy nhiên chú ý quá trìnhxử lý ép cọc bê tông qua các lớp cát sẽ khó xuống, cần có biện phápkhắc phục

 Thủy văn :- Khu vực nghiên cứu chịu chế độ thủy văn của sông Hồng- Nước ngầm: ngoài những nguồn nước trên mặt đất, khu đất nghiên

cứu còn có những tầng chứa nước với hàm lượng cao Nước ngầmcó ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và đờisống nhân dân trong huyện Nước ngầm ở đây lại luôn được bổsung, cung cấp từ nguồn nước giàu có của sông Hồng

- Khu vực nghiên cứu thuộc vùng đất bồi châu thổ sông Hồng, vớinền đất gồm lớp Á sét (dày 2-5m), cát dày và được đánh giá thuậnlợi cho xây dựng

2 Công trình kiến trúc, kết cấu của công trình.

Diện tích xây dưng công trình là 1104,84 m2

-Công trình xây dựng cao 6 tầng với tổng chiều cao 25,5m kể từ mặt đất thiên nhiên ngoài nhà, gồm : tầng 1 cao 4.5 m từ các tầng 2 tới 6 cao 4,2 m-Công trình có kết cấu khung bê tông cốt thép toàn khối ,móng cọc,sàn panelhộp, mái BTCT toàn khối Nền đất ở khu vực xây dựng là đất cấp II/nhómV- Công trình có kết cấu khung bê tông cốt thép chịu lực chính theo phươngngang

Trang 6

nhà gồm 6 tầng, mỗi khung có bước cột 6m , số bước cột 6m

Trang 7

- Do công trình có tải trọng truyền xuống móng lớn nên chọn giải pháp móngcho

công trình là móng cọc khoan nhồi đài thấp + Đáy đài đặt tại cốt -2.5 m so với cốt ±0,00; + Cọc ép có đường kính 400 mm, chiều dài1 cọc Lc= 12 m- Toàn bộ đài móng được liên kết với nhau thông qua hệ giằng dọc và giằngngang

có kích thước là: 300 x 300  Cọc : Cọc ép có đường kính 400 mm, chiều dài cọc Lc= 12 m

Trang 8

 Đài móng :- Móng 1 :

Trang 9

- Cấu tạo panen sàn :

a (mm) b (mm) c (mm)

Trang 10

CHƯƠNG II : CĂN CỨ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

* Tổng quát:

Nhận thức được tầm quan trọng của Công trình, với mong muốn có đượcnhững sản phẩm xây dựng tốt nhất, chất lượng hoàn hảo, ngoài việc sử dụng cácbiện pháp thi công như đã nêu trên, kết hợp thường xuyên kiểm tra chất lượngcông việc ngay trên công trường Đơn vị luôn tuân thủ các quy định trong điềulệ quản lý chất lượng công trình xây dựng và các quy phạm hiện hành khác củaNhà nước trong tất cả các bước công việc

Điểm đặc biệt quan trọng để đảm bảo vệ sinh môi trường, giảm thiểu tớimức tối đa thời gian và những ảnh hưởng không tốt đến sự hoạt động của khuvực, rút ngắn thời gian và có giải pháp thi công hợp lý cho toàn bộ công trìnhđược Đơn vị đặc biệt quan tâm

Dưới đây là những tiêu chuẩn kỹ thuật cần phải tuân thủ trong suốt quátrình thực thi công việc trên công trường:

1 Tổ chức thi công TCVN- 4055 - 852 Nghiệm thu các công trình xây dựng TCVN- 4091 - 853 Kết cấu gạch đá TCVN- 4085 - 854 Kết cấu BTCT TCVN- 5724 - 935 Cốt thép cho bê tông TCVN- 8874 - 916 Công tác hoàn thiện trong xây dựng TCVN- 5674 - 19927 Bể tông, kiểm tra đánh giá độ bền TCVN- 5540 - 19928 Ximăng Poóclăng TCVN- 2685 - 929 Ximăng.Các tiêu chuẩn để thử xi măng TCVN- 4487 - 8910 Nước dùng trong bể TCVN- 4560 - 8711 Cát xây dựng Yêu cầu kỹ thuật TCVN- 1770 - 8612 Đá dùng trong xây dựng TCVN- 1771 - 8613 Bê tông nặng Bảo dưỡng tự nhiên TCVN- 5592 - 9114 Vữa xây dựng TCVN- 4314 - 8615 Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa xây dựng TCVN- 4459 - 8716 Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động TCVN- 2287 - 87

Trang 11

17 Công tác trắc đạc TCVN- 3927 - 198418 Công tác gia công và lắp dựng kết cấu thép TCXD 170 -198919 Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật TCVN – 5738:201120 Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế,

lắp đặt và sử dụng TCVN – 5740: 199321 Thiết bị chữa cháy – Hệ thống chữa cháy cacbon dioxit

thiết kế và sử dụng TCVN – 6101:1996

Trang 12

CHƯƠNG III PHƯƠNG ÁN THI CÔNG TỔNG QUÁT :

1 Điều kiện thi công : Vị trí

 Thuận lợi - Địa điểm xây dựng công trình bằng phẳng, và nằm gần đường giao

thông nên thuận lợi cho việc vận chuyển vật liệu phục vụ thi công cũng như vận chuyển đất ra khỏi công trường

- Cách xa khu dân cư- Khoảng cách đến nơi cung cấp bê tông không lớn nên dùng bê tông

thương phẩm- Công trình nằm ở trong thành phố Hà Nội nên điện nước ổn định, do

vậy điện nước phục vụ thi công được lấy trực tiếp từ mạng lưới cấp nước thành phố, hệ thống thoát nước của công trường xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung

 Khó khăn - Công trình nằm trong thành phố nên mọi biện pháp thi công đưa ra trước

hết phải đảm bảo được các yêu cầu về vệ sinh môi trường ( tiếng ồn, tiếng bụi, … )

- Hệ thống hàng rào tạm bằng tôn che kín bao xung quanh công trình > 2m đểgiảm tiếng ồn

 Điều kiện cung cấp nguyên vật liệu:- Nguồn vật liệu cát, sỏi sạn có thể dùng vật liệu địa phương Vật liệu cát, sỏi

sạn ở đây có chất lượng tốt đảm bảo tiêu chuẩn để làm vật liệu xây nhà- Vật liệu thép : sử dụng các loại thép của các nhà máy luyện thép trong nước- Xi măng : sử dụng xi măng tại tổng khu xi măng Hà Nội

- Bê tông : sử dụng bê tông thành phẩm của công ty bê tông An Khánh2 Phương án thi công tổng quát:

Căn cứ trên các yêu cầu về chất lượng công trình, tiến độ thi công, đặcđiểm và vị trí công trình, trình tự tiến hành các bước công việc, mỗi hạng mụckhi thi công đòi hỏi phải thoả mãn tính đúng đắn và hợp lý của nó Để đáp ứngyêu cầu này, Đơn vị đề ra phương án thi công như sau:

- Kế hoạch và biện pháp thi công cụ thể cho từng giai đoạn phải đảm bảomặt bằng Khu vực phải thật gọn gàng, sạch sẽ, không gây bất cứ một ảnhhưởng nào

Trang 13

- Để đảm bảo vệ sinh môi trường, giảm thiểu tới mức tối đa những ảnhhưởng không tốt tới sự hoạt động của Khu vực xung quanh, rút ngắn thờigian và có giải pháp thi công hợp lý được Đơn vị đặc biệt quan tâm.- Đơn vị bố trí cung cấp vữa bê tông cho Công trình chủ yếu từ nguồn bê

tông M250, đặc tính kỹ thuật của bê tông, cấp phối bê tông cũng như cácchứng chỉ về vật liệu để sản xuất bê tông sẽ được đệ trình cho Chủ Đầu tưtrước khi thi công Công trình

- Trong mỗi giai đoạn thi công xây dựng Công trình Mặt bằng thi côngđược thiết lập cần thoả mãn các bước công việc cụ thể cho mỗi giai đoạntương ứng với yêu cầu của Chủ Đầu tư:

+ Giai đoạn 1: Thi công móng công trình

Thiết lập các công trình tạm phục vụ thi công kho tàng, trạm trộn vữa, bãiđể vật liệu được bố trí như trên bản vẽ tổng mặt bằng Xây dựng kho tạm để cấtgiữ thiết bị, vật tư hàng ngày Tiến hành công tác đào đất Công tác đào đất đượctiến hành bằng đào cơ giới kết hợp với thủ công, đất đào được bố trí vào vị tríđược quy định cụ thể

Tiến hành thi công bê tông lót, Bê tông cốt thép, xây các kết cấu móngcủa các hạng mục, hoàn thiện các phần ngầm trước khi được phép lấp đất

Đất dùng để lấp hố móng phải được loại bỏ hết các tạp chất hữu cơ, bùnrác

Trong công tác tôn nền sẽ kết hợp công tác chống mối

+ Giai đoạn 2: Thi công phần thân Công trình nhà

Mặt bằng tổ chức thi công của giai đoạn này thiết lập trên cơ sở các Côngtrình tạm được xây dựng từ giai đoạn trước, các công việc xây dựng chủ yếu củagiai đoạn này là bê tông cốt thép các kết cấu khung cột, dầm, giằng, sàn, xây cáckết cấu bao che

+ Bê tông được sử dụng cho công trình được trộn tại chỗ bằng máy trộnhoặc bê tông thương phẩm

+ Vữa được sử dụng cho công tác xây được trộn bằng máy trộn Nướcphục vụ cho công tác trộn vữa được bơm vào các thùng phi 200lít

Trang 14

Ngoài ra, để phục vụ công tác thi công thật đầy đủ, trên mặt bằng côngtrình còn được bố trí các công trình tạm khác như: bãi vật liệu rời, bãi tập kếtcốp pha và sắt thép, bể nước thi công, lối ra vào công trình, hệ thống điện nướctạm, nhà vệ sinh tạm, hệ thống lối đi tạm phục vụ thi công.

Trong suốt thời gian thi công, Đơn vị sẽ không làm ảnh hưởng đến sinhhoạt và giao thông đi lại trong khu vực

+ Giai đoạn 3: Thi công hoàn thiện Công trình

Đây là giai đoạn quan trọng nhất để Đơn vị hoàn thành công trình, gồm:thực hiện các công tác trát, lát, ốp, thi công hệ thống cấp điện và cấp nước, sơncác kết cấu, lắp cửa, lắp đặt các thiết bị

Toàn bộ các Công trình tạm sử dụng trên Công trình giai đoạn trước đượcdỡ bỏ dần vào cuối giai đoạn hoàn thiện Công trình

3 Danh mục công việc :a Tổ chức công tác san lớp đất thực vật chuẩn bị mặt bằng thi côngb Phần ngầm :

 Thi công công tác ép cọc :- Định vị cọc

- Chuẩn bị cọc BTCT đúc sẵn- Chuẩn bị máy móc- Ép cọc

 Thi công công tác đất :- Đào đất hố móng bằng máy- Sửa hố móng bằng thủ công Thi công bê tông móng :

- Đổ bê tông lót móng- Cốt thép móng- Ván khuôn móng- Đổ bê tông móng- Bảo dưỡng bê tông móng- Tháo ván khuôn- Lấp đấtc Phần thân : Thi công cột, dầm :

Trang 15

- Lắp đặt ván khuôn- Lắp đặt cốt thép- Đổ bê tông- Tháo ván khuôn Lắp ghép :

- Bốc xếp cấu kiện- Lắp đặt panen sàn Xây tường bao che :

 Xây tường đầu hồi Xây tường biênd Phần mái :

 Thi công cột, dầm- Lắp đặt ván khuôn- Lắp đặt cốt thép- Đổ bê tông- Tháo ván khuôn Thi công sàn mái :

- Lắp đặt ván khuôn- Lắp đặt cốt thép- Đổ bê tông- Tháo ván khuône Phần hoàn thiện :

- Bắc giáo, trát tường, dỡ giáo- Lấp đất tôn nền, làm nền hè tãnh- Quét vôi, lắp cửa

- Các công tác khác- Lắp thiết bị điện nước- Lắp dụng cụ vệ sinh- Sửa chữa sót nhỏ- Thu dọn mặt bằng

Trang 16

CHƯƠNG IV : THI CÔNG PHẦN NGẦM

I Thi công ép cọc :1 Chọn máy ép cọc :

- Theo tính toán phần móng, ta có: Sức chịu tải của cọc theo vật liệu  Sức chịu tải của cọc theo đất nền Pdn110.1T

 Pépmin = 1.5 ÷ 2 Pđn

 Pépmax = 2 ÷ 3 P và Pđn épmax < PVL

- Ta có:P = k1.k2 Pépđn

Trong đó: K1 :hệ số điều kiện làm việc khi ép cọc K 1.1 1.21  ,lấy K11.1

 K2: hệ số làm việc lấy theo nền đất K2 2 3 , lấy K22

 Pđn: sức chịu tải của cọc theo đất nền = 100.6T.Nên Pép(t/k)1.1 2 110.1 242T  

Có Pép(tt) =0.8Pép(t/k) 0.8 242 193.6T 

vl

P : sức chịu tải của cọc theo vật liệu

Kiểm tra : Pépmin = 1.5 ÷ 2 P = 1.5x110.1 = 165.1T < 193.6Tđn

Vậy chọn máy ép thủy lực với P = 193.6Tép

tính năng và thông số như sau:

Trang 17

Máy ép cọc ROBOT Thủy Lực 360 Tấn – ZYJ360B SUNWARD

Trang 18

 Chiều dài máy:13.13m Chiều rộng máy:6.53m Chiều cao vận chuyển của máy:3.14m Tốc độ ép tối thiểu:1.4m/phút Tốc độ ép tối đa:7.2m/phút Hành trình nâng hạ chân: 0.9m Năng lực di chuyển dọc:3m Năng lực di chuyển ngang:0.6m

- Mô hình cẩu tiêu chuẩn: QY16D:

 Chiều dài nhất của cần chính: 9.9-30.7m Tải trọng nâng lớn nhất: 16T

 Thời gian nâng cần: 55s Thời gian duỗi cần: 70s

+ Tối đa chiều dài cọc:14m+ Khoảng cách ép biên:1.24m+ Khoảng cách ép góc:1.62m+ Cọc tròn ép lớn nhất:Phi 600+ Cọc vuông ép lớn nhất: 600x600

 Tính toán năng suất máy ép cọc

- Năng suất ép cọc trong 1 ca là: N = T.ncack.ktg

Trong đó :  T - Thời gian làm việc 1 ca T=8 (giờ) ktg - hệ số sử dụng thời gian ktg=0,9 nck - số chu kỳ thực hiện trong 1 giờ (n = 60 / T )ckck

 t1 - Thời gian móc cẩu & cẩu đoạn cọc vào máy ép: t = 3 (phút)1

 t2 - Thời gian căn chỉnh cọc: t = 1 (phút)2

 t3 - Thời gian ép cọc: Chiều dài 1 đoạn cọc là 11.7 (m) Vận tốc ép lấy trung bình 3(m/phút) → t = 3.6 (phút)3

 t4 - Thời gian hàn nối cọc: t = 3 (phút)4

 t5 - Thời gian rút đoạn cọc nối: t = 1 (phút)5

=>Thời gian ép một cọc: t = t + t + t + t + t = 3+1+3.6+3+1=11.6 (phút)12345

 t6 - Thời gian trung bình di chuyển máy ép đến vị trí ép tiếp theo: t = 46

(phút)=>Tck = 11.6 + 4 = 15.6 (phút)

- Năng suất ép cọc trong 1 ca là: N = 8× (60/15.6) × 0,9 = 28 (cọc/ca)

Trang 19

Chọn năng suất máy là 28 (cọc/ca) Vậy với tổng số cọc là 132 cọc Thời gian để thi công toàn bộ số cọc là: 5 (ca) Ta chọn 2 máy ép cọc để thi công.

- Số nhân công phục vụ thi công 1 máy ép cọc:

 Lắp móc cẩu vào cọc: 1 người Căn chỉnh cọc: 1 người Hàn nối cọc: 2 người Điều khiển máy ép: 1 người Điều khiển máy cẩu:1 người=> Chọn số nhân công phục vụ ép cọc là: 6 người

2 Sơ đồ ép cọc trong 1 đài cọc :

 Chuẩn bị thi công :

- Tập kết cọc trước ngày ép từ 1-2 ngày - Khu xếp cọc phải phải đặt ngoài khu vực ép cọc, đường đi vận chuyển cọc phải

bằng phẳng không gồ ghề lồi lõm

Trang 20

- Cọc phải vạch sẵn trục để thuận tiện cho việc sử dụng máy kinh vĩ cân chỉnh.- Cần loại bỏ những cọc không đủ chất lượng, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.- Trước khi đem cọc đi ép đại trà, phải ép thí nghiệm 1 – 2% số lượng cọc.- Khi chuẩn bị ép cọc phải có đầy đủ báo cáo khảo sát địa chất công trình, biểu đồ

xuyên tĩnh, bản đồ các công trình ngầm Phải có bản đồ bố trí mạng lưới cọcthuộc khu vực thi công, hồ sơ về sản xuất cọc

- Trước khi ép nên thăm dò phát hiện dị vật, dự tính khả năng xuyên qua các ổ rác

hoặc các khối cứng khác. Yêu cầu kỹ thuật trước khi ép cọc :

- Đưa máy ép vào vị trí cần ép cọc.- Cân bằng máy sao cho vuông góc với mặt phẳng nằm ngang nhờ hệ thống bọt

thuỷ

- Dùng cẩu, cẩu cọc vào đúng vị trí ép, điều chỉnh cọc sao cho thẳng đứng và tiến

hành ép

- Người thi công phải hình dung được sự phát triển của lực ép theo chiều sâu suy từ

điều kiện địa chất; phải loại bỏ những đoạn cọc không đạt yêu cầu kỹ thuật ngaykhi kiểm tra trước khi ép cọc

- Trước khi ép nên thăm dò phát hiện dị vật, dự tính khả năng xuyên qua các ổ rác

hoặc các khối cứng khác

- Để đảm bảo chính xác tim cọc ở các đài móng, sau khi dùng máy để kiểm tra lại

vị trí tim móng, cột theo trục ngang và dọc, từ các vị trí này ta xác định được vị trítim cọc bằng phương pháp hình học thông thường

 Tiến hành ép cọc :

- Tiến hành ép cọc đoạn A1 :

 Lắp đoạn cọc A1 và bắt đầu ép Đoạn cọc A1 phải lắp chính xác, căn chỉnhsao cho trục của cọc trùng với đường trục của kích và đi qua điểm định vịcọc Độ sai lệch không quá 1 (cm) Lực tác dụng lên cọc cần tăng từ từ saocho tốc độ xuyên không quá 1 (cm/s) đối với đoạn mũi và không quá 2(cm/s) đối với đoạn sau

 Trong quá trình ép dùng hay máy kinh vĩ đặt vuông góc với nhau để kiểmtra độ thẳng đứng của cọc, nếu phát hiện cọc bị nghiêng thì dừng lại ngayđể điều chỉnh Kiểm tra độ cứng đảm bảo thì mới ép tiếp

 Khi đầu cọc A1 cách mặt đất 1,0 ÷ 1,2 (m) thì dừng lại và tiến hành lắp nốiđoạn cọc A2 Kiểm tra bề mặt 2 đầu cọc, cần thiết phải sửa chữa sao chothật phẳng để chúng truyền lực được tốt

Trang 21

 Chuẩn bị các chi tiết nối cọc và máy hàn để nối cọc khi đã ép xong đoạncọc trước.

 Không nên dừng mũi cọc trong đất quá lâu

3 Sơ đồ di chuyển của máy ép cọc và bố trí bãi cọc

Trang 22

4 Khối lượng thi công cọc :- Tổng số cọc của công trình là: 132 cọc kích thước 30 x 30 cm- Chiều dài cọc : 12m

- Khối lượng cọc ép : 1584 m

Trang 23

5 Thời gian thi công ép cọc

Đơn vị tính: 100m

Mãhiệu

Côngtácxâylắp

035x3

540x4

030x3

035x3

540x4

0

AC.262

ÉptrướccọcBTCTchiềudàiđoạn

Vật liệuCọc bê tôngVật liệu khác

Nhân công 3,7/7

m%

Côn101,0

1

18,00101,0

1

24,50101,0

1

31,80101,0

1

22,10101,0

1

30,1101,0

1

39,10

Trang 24

cọc>4m Máy thi công

Máy thi công cọc >150TCần cẩu 10TMáy khác

g

caca%

3,603,603

4,904,90

3 6,3

76,37

3 4,4

04,40

3 5,9

75,97

3 7,7

77,77

- Để đảm bảo điều kiện thi công được thuận lợi, khi đào hố móng mỗi bên lấyrộng ra 0,2 m so với kích thước thật của móng.Công thức xác định thể tích hốmóng cốc như sau:

Trang 25

- Móng M2 :A = a + 2.h.m =1,6 + 2 x 2 x 0,67 = 4,28 mB = b + 2.h.m =2,4 + 2 x 2 x 0,67 = 5,08 mV = x [ 1,6 x 2,4 + (1,6 + 4,28) x (2,4 + 5,08) + 4,28 x 5,08] = 23,19 m3

- Giằng móng :V = ( 105,6 + 145,6 + 5,8 + 10,5 ) x ( 0,62 x 0,6 ) = 99,51 m3

- Khối lượng bóc lớp đất hữu cơ :V = ( 36,4 x 28,9 ) x 0,3 = 315,59

- Tổng khối lượng đất đào móng :V = V + V + VM1M2giằng móng + Vhc

= 18,49 x 18 + 23,19 x 10 + 99,51 + 315,59 = 979,82 m3

2 Lựa chọn máy đào ,sơ đồ di chuyển máy và tính toán thời gian đào đất:a Lựa chọn máy đào

- Máy đào đất được chọn sao cho đảm bảo kết hợp hài hoà giữa đặc điểm sử dụng máy với các yếu tố cơ bản của công trình như :

 Cấp đất đào, mực nước ngầm;  Hình dạng kích thước, chiều sâu hố đào;  Điều kiện chuyên chở, chướng ngại vật;  Khối lượng đất đào và thời gian thi công - Hiện nay có rất nhiều loại máy đào đất, nhưng đối với công trình dân

dụng ở khu vực loại máy được sử dụng nhiều và thông dụng nhất là máy đào gầu nghịch nên chỉ xét tới thể tích gầu

- Ưu điểm: Đứng ngay trên mặt bằng để đào, đào đựơc những hố móng nông, chiều sâu hố đào lớn (từ 4 đến 5m), đào được các mương rãnh hẹp,

Trang 26

như giằng móng, đào được nơi ngập nước, không cần làm đường lên xuống

- Nhược điểm: Nơi làm việc cần khô ráo không thích hợp cho công trình bịngập nước, phải làm thêm đường lên xuống cho máy đào và xe vận chuyển đất, nên khối lượng đất đào thêm khá nhiều, xe vận chuyển đất phải lên xuống hố đào nhiều lần

- Từ các ưu nhược điểm của các loại máy đào Phân tích ta chọn máy dào gầu nghịch dẫn động thuỷ lực mã hiệu E0 - 4321 để thi công đào đất Máy được chọn có các thông số kỹ thuật sau :

Bảng 2 : Thông số kỹ thuật máy đào gầu nghịch

Mã hiệuq(m3)R(m)

Hđào sâu(m)

Hđào cao(m)

Hđổ(m)tgiâycka(m)b(m)c(m)

Trọng lượng(Tấn)

9S 0,2 6,15 3,82 4,05 5,78 18 6,08 2,26

R60-2,75 5,65

b Sơ đồ di chuyển máy đào :

Trang 27

c Tính toán thời gian đào :

- Tính năng suất máy đào

N = q Kđ/K n Ktcktg( m3/ h)

Trong đó :  Kđ : Hệ số đầy gầu phụ thuộc vào loại gầu , cấp và độ ẩm của đất Đất

sét pha thuộc đất cấp II I có K = 1,2 ÷ 1,4 Chọn K = 1,3 Tra bảng đđ

trang 33 sách : “ Sổ tay chọn máy thi công xây dựng ”  Kt: Hệ số tơi của đất K = 1,1 ÷ 1,4 Chọn K = 1,1 tt

 Ktg: Hệ số sử dụng theo thời gian K = 0,7 ÷ 0, 8 Chọn K = 0,8 tg tg

 nck: Số chu kỳ xúc trong một giờ  nck= 3600/T Với : Tck= t x K x Kckckvt q

 tck = 18 ( s ) là thời gian thực hiện một chu kỳ  K = 1,1 là hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ đất của máy xúc ( ở đây

Trang 28

máy đổ đất vào xe vận chuyển )  Kq= 1 là hệ số phụ thuộc vào góc quay cần với  Tck= 18 x 1,1 x 1 = 19,8 (s)

 nck= 3600/19,8 = 181.81 (s )-1

⇒ Năng suất máy trong 1 giờ : N = 0,2 x 1,2/1,1 x 181,81 x 0,8 = 31,73 (m3/h)⇒ Năng suất máy trong 1 ca :

Nca= 31,73 x 8 = 254,64 (m / ca) 3

Vậy , số ca cần thiết phục vụ cho máy đào móng : V /Ndm ca = 979,82/ 254,64 = 3,85 ( ca) Thời gian sử dụng máy đào móng theo định mức 1776

- Số ca cần thiết phục vụ cho máy đào móng:- Sử dụng 2 máy đào R60-9S

 Thời gian sử dụng máy để đào móng là 2 ngày  Thời gian sử dụng nhân công sửa hố móng theo định mức 1776

Trang 29

- Số công cần thiết để sửa hố móng:- Số công nhân cần thiết để sửa hố móng:16 công nhân

 Vậy thời gian hoàn thành sửa hố móng: 2 ngày3 Thi công bê tông lót móng

a) Đập bê tông đầu cọc :

- Bê tông đầu cọc được phá bỏ 1 đoạn dài 75 cm Ta sử dụng các dụng cụ

như máy phá bê tông, đục

- Yêu cầu của bề mặt bê tông đầu cọc sau khi phá phải có độ nhám , phải

vệ sinh sạch sẽ bề mặt đầu cọc trước khi đổ bê tông đài nhằm đảm bảo liên kết giữa bê tông đài và bê tông cọc

- Phần đầu cọc sau khi đập bỏ phải ngàm vào đài một đoạn 20 cm

b) Thi công bê tông lót:

- Sau khi hoàn tất công việc phá đầu cọc, vệ sinh hố móng tiến hành công

tác thi công lớp bê tông lót

- Do lớp bê tông lót có chiều dày nhỏ (0,1m) nên ta không cần tính toán

ván khuôn mà chỉ dùng gỗ (5x10)cm hoặc dùng ván sau đó lấy cây đóng chặt rồi dùng các thanh giằng cố định lại thành một khung gỗ chữ nhật cókích thước bằng với kích thước của đế móng cần đổ bê tông lót

- Bê tông lót móng có khối lượng nhỏ, cường độ thấp nên được đổ thủ

công kết hợp với máy trộn

- Tính toán bê tông lót :

Trang 30

Hình 7: Mặt bằng đổ bê tông lót

tích(m )3

Sốlượng

Tổngthể tích

Bảng 3: Khối lượng đổ bê tông lót

- Căn cứ vào tính chất công việc và tiến độ thi công công trình cũng như lượng bê tông cần trộn, ta chọn máy trộn quả lê có dung tích thùng V = 250 lít, xe đẩy mã hiệu SB - 30V (theo sổ tay chọn máy xây dựng của Nguyễn Tiến Thụ trường ĐHKT Hà Nội trang (63) có các thông số như trong bảng ghi:

Trang 31

Hình 8: Ván khuôn và xe cút kít

Mãhiệu

Vthùng(lít)

Vxuấtliệu(lít)

N quay(v/ph)

T trộn(giây)

NeĐCB(kW)

Gócnghiêngthùng(độ)

Kích thước,giới hạn

TrọngLượng (Tấn)

Tck= tđổ vào+ t + ttrộnđổ ra

tđổ vào= 20 (s) là thời gian đổ vật liệu vào thùng ttrộn = 60 (s) là thời gian trộn bê tông tđổ ra= 20 (s) là thời gian đổ bê tông ra ⇒ T = 20 + 60+ 20 = 100 (s)

Trang 32

⇒ n = 3600/ 100 = 36 (mẻ/ giờ)⇒ N = 0,165 x 0,7 x 0,8 x 36 = 3,326 (m /h) 3- Vậy trong 1 ca máy trộn sẽ trộn được là:V 1c = N x 8 = 3,32 x 8 = 26,608 m - Số ca máy cần trộn hết khối lượng bê tông lót là:n = = 0.77 ca

- Trong quá trình thi công ta chọn 1 ca máy - Máy trộn bê tông được đặt ở vị trí giữa mặt ngoài công trình, và có thể cơ độngdi chuyển sao cho thuận lợi nhất trong thi công

Thao tác trộn bê tông bằng máy trộn quả lê trên công trường:

- Trước tiên cho máy chạy không tải một vài vòng rồi đổ cốt liệu vào trộn đều, sau đó đổ nước vào trộn đều đến khi đạt được độ dẻo

- Kinh nghiệm trộn bê tông cho thấy rằng để có một mẻ trộn bê tông đạt được những tiêu chuẩn cần thiết thường cho máy quay khoảng 20 vòng Nếu số vòng ít hơn thường bê tông không đều Nếu quay nhiều vòng hơn thì cường độ và năng suất máy sẽ giảm Bê tông dễ bị phân tầng

- Khi trộn bê tông ở hiện trường phải lưu ý: Nếu dùng cát ẩm thì phải lấy lượng cát tăng lên Nếu độ ẩm của cát tăng 5% thì khối lượng cát cần tăng 25 ÷ 30% vàlượng nước phải giảm đi

- Trước khi đổ bê tông lót móng ta đầm đất ở đáy móng bằng đầm tay Tiếp đó trộnbê tông đá 4x6 cm vữa xi măng mác 100 # đổ xuống đáy móng

- Vữa bê tông sau khi được trộn bằng máy xong đổ lên xe rùa chuyển đến vị trí hố móng theo đường ván lót rộng 60 cm để đổ vào vị trícần làm đế lót móng Lối ván lót được rải trực tiếp lên nền đất vì hố móng đã đào thành mương nên không làm sàn công tác cho đổ bê tông lót móng Các tấm ván di chuyển dần theo vị trí đổ bê tông

- Vữa bê tông phải đủ độ dẻo , đúng mác thiết kế Bê tông rải đến đâu thì đầm nén đến đấy , không dồn vữa thành đống hoặc rải vữa quá lâu mới đầm , vữa sẽ bị khô giảm chất lượng

- Công nhân san gạt bê tông thành lớp dày 10 cm và đầm Bê tông lót móng được đầm bằng đầm bàn Khi đầm thì khoảng cách giữa 2 vị trí đầm phải liền nhau, phải chồng lên nhau 1 đoạn bằng 5 cm

4 Chế tạo cốt thép

Trang 33

Trong biện pháp thi công móng băng thì công tác cốt thép là một trong nhữngbước quan trọng nhất Khi tiến hành thi công móng băng thì cột thép có thể đượcgia công ở nhà máy nhưng nền móng phải đảm bảo mức độ cơ giới phù hợp với khối lượng thép tương ứng cần gia công Cụ thể :

Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bể tông cần đảm bảo : Bề mặt cốt thép phải sạch, không dính bùn đất, vảy sắt, dầu mỡ  Các thanh thép có thể bị hẹp, bị giảm diện tích do các nguyên nhân khác

cũng không được phép vượt quá giới hạn 2%. Cốt thép phải được gia công, uốn và nắn thẳng

Những điều cần lưu ý khi cắt và uốn thép để chuẩn bị cho thi công:

- Các công đoạn cắt và uốn cốt thép phải được thực hiện bằng những phương pháp cơ học

- Cốt thép phải được cắt và uốn sao cho phù hợp với hình dáng và kích thước của thiết kế

- Những mối hàn nối, buộc nối đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật: hàn nối phảiđảm bảo >= 10d, buộc nối thì phải >= 30d (d chính là đường kính của thép) và hàn nối thép phải được làm sạch

- Những đầu chờ phải được bảo vệ bằng túi ni lông Trước khi bắt đầu ghép cốp pha nên buộc sẵn con kê bằng bê tông được đúc sẵn

Các bước thi công cốt thép móng băng: Cắt thép và gia công cho thép Thép được chọn là thép tốt, không bị gỉ,

bẹp mòn quá giới hạn quy định. Đặt các bản kê bên trên lớp bê tông lót. Đặt thép móng băng

 Đặt thép dầm móng Đặt thép chờ cộtCốt thép của móng băng thường được lắp dựng trước khi lắp dựng cốp pha và đà giáo Sau khi đã dọn vệ sinh sạch sẽ lớp lót móng và truyền tim cột xuống đáy hố móng rồi tiến hành đặt cốt thép móng băng Nếu mặt bằng hố móng chật hẹp thì bạn nên hàn hoặc buộc cốt thép thành lưới sẵn rồi mới tiến hành hạ xuống hố móng Nếu như mặt bằng hố móng đủ rộng lắp đựng cốt thép ở ngay trên đáy hố móng Bạn đặt cốt thép chịu lực xuống phía dưới rồi mới đặt cốt thép phân bố lên trên và dùng thanh cữ ướm, buộc các mắt lưới Những con kê lớp bè lồng bảo vệ cốt thép, tùy thuộc theo mật độ cốt thép đặt cách nhau từ 100 đến 200mm theo hai phương

Tính toán ước lượng khối lượng cốt thép móng: 11621,4 kgThời gian lắp dựng cốt thép:

Trang 34

- Nhân công 3,5/7: = - Số nhân công là 25 người - Thời gian làm việc trong ngày là 8h

=> Thời gian hoàn thành công việc là 4 ngày

5 Lắp đặt ván khuônYêu cầu kỹ thuật của ván khuôn khi thi công

- Độ vững chắc: Ván khuôn khi thi công phải đạt độ dày theo đúng quy định, đảm bảo độ cứng, độ ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông Không bị biến dạng dưới trọng lượng của bê tông cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công,

- Ván khuôn không được hở phải được ghép kín, khít đảm bảo không cho nước xi măng chảy ra ngoài trong quá trình đổ bê tông

- Lựa chọn ván khuôn phải đúng kích thước, hình dáng, loại bỏ những ván khuôn bị cong vênh, đảm bảo khi gia công, lắp ghép đúng hình dáng, kích thướccủa kết cấu theo thiết kế

- Cây chống phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và quy cách Mật độ cây chống phải được tính toán cụ thể Gỗ chống phải được chống xuống chânđế bằng gỗ, phải được cố định chắc chắn tránh xê dịch trong quá trình thi công - Ván khuôn có thể sử dụng bằng gỗ hoặc tole, mỗi loại sẽ có kích thước, tiêu chuẩn riêng cho từng loại cấu kiện bê tông cần đúc

- Đối với ván khuôn sàn có thể lót thêm bạt ở trên ván, để hạn chế việc mất nướcxi măng

- Khi thi công ván khuôn cần chú ý đến độ chịu lực của gỗ ván và đà giáo

Đối với ván khuôn móng cột

Trang 35

Ván khuôn đài cọc và dầm móng được lắp sau khi đã lắp dựng cốt thép– Căng dây theo trục tim cột theo 2 phương để làm chuẩn

– Ghép ván khuôn theo đúng kích thước của từng móng cụ thể– Xác định trung điểm của từng cạnh ván khuôn, qua các vị trí đó đóng các nẹp gỗ vuông góc với nhau để gia cường

– Cố định ván khuôn móng bằng các thanh chống cọc cừ

- Khối lượng ván khuôn móng

6 Đổ bê tông mónga Lựa chọn biện pháp thi công bê tông móng, giằng móng

Trang 36

Hiện nay đang tồn tại ba dạng chính về thi công bê tông : - Thủ công hoàn toàn

- Chế trộn tại chỗ - Bê tông thương phẩm

Phương pháp thi công hoàn toàn bằng thủ công

- Thi công bê tông bằng thủ công là phương pháp thicông truyền thống Dụng cụđể trộn, vận chuyển, đầm là những dụng cụ cổ truyền như: xẻng, xe cải tiến, đầm tay

- Thi công bê tông thủ công hoàn toàn chỉ dùng khi khối lượng bê tông nhỏ và phổ biến trong khu vực nhà dân

- Nếu thi công theo phương pháp đô bê tông bằng thủcông thì tuy có ưu điểm là đơn giản và có thể tiến hành song song với việc thi công ván khuôn, cốt thép móng, dễ tổ chức theo dây chuyền Nhưng với khối lượng bê tông cũng khá lớn thì số lượng công nhân phải lớn mới đảm bảo được rút ngắn thời gian thi công, do vậy nếu tổ chức không khéo thì sẽ gây trở ngại cho nhau dẫn đến năng suấtlao động giảm, không bảo đảm được tiến độ Tình trạng chất lượng của loại bê tông nàyrất thất thường và không được theo dõi, xét về khía cạnh quản lý

Phương pháp thi công bê tông chế trộn tại chỗ ( kết hợp cơ giới và thủ công)

- Đây là phương pháp kết hợp giữa thủ công và cơ giới ví dụ như máy trộn quả lê Loại này rât thích hợp cho các công trình có khối lượng bê tông nhỏ, tận dụng được các máy móc thiết bị sẵn, thi công nhanh

- Nhược điểm là không thích hợp cho các công trình có khối lượng bê tông lớn, việc tổ chức tự sản suất bê tông có nhiều nhược điểm trong khâu quản lý chất lượng Nếu muốn quản lý tốt chất lượng, đơn vị sử dụng bê tông phải đầu tư hệ thống bảo đẩm chất lượng tốt, đầu tư khá cho khâu thí nghiệm và có đội ngũ thí nghiệm xứng đáng

Phương pháp thi công bằng cơ giới ( bê tông thương phẩm )

- Việc thi công bê tông bằng máy sẽ cho năng suất cao, thời gian thi công ngắn, tính cơ giới cao Nếu thi công theo phương pháp này thì có ưu điểm nổi bật là rút ngắn thời gian thi công, bảo đảm kỹ thuật mà tiết kiệm được nhân lực - Bê tông thương phẩm đang được nhiều đơn vị sử dụng tốt Bê tông thương phẩm có nhiều ưu điểm trong khâu bảo đảm chất lượng và thi công thuận lợi Bê tông thương phẩm kết hợp với máy bơm bê tông là một tổ hợp rất hiệu quả

Trang 37

- Mặt bằng công trình không đủ lớn để bố trí trạm trộn và khối lượng bê tông

móng khá lớn , do vậy để đảm bảo thi công nhanh cũng như đảm bảo chất lượng kết cấu, chọn phương pháp thi công bằng bê tông thương phẩm là hợp lýhơn cả Bê tông lót thì đổ bằng thủ công còn bê tông đài và giằng móng thì đổ bằng máy bơm bê tông.

b Tính khối lượng bê tông móng

Bảng 5: Khối lượng bê tông móng

tích(m )3

Sốlượng

Tổngthể tích

c Chọn máy bơm bê tông

- Căn cứ vào khối lượng đã được tính toán, căn cứ vào lựa chọn biện pháp thi công bê tông móng, giằng móng ở phần 4.2 thì bê tông móng, giằng móng được đổ bằng bê tông thương phẩm Bê tông được mua ở trạm trộn sau đó vận chuyển đến công trường bằng xe chuyên dụng

- Chọn máy bơm bê tông: Bề rộng mặt bằng thi công bê tông đài, giằng móng cókích thước (31.25 × 14.25)m nên để bê tông đến móng xa nhất, ta bố trí máy bơm đặt cạnh hố móng và đổ từ xa đến gần

Chọn máy bơm di động Putzmeister M43 có các thông số kỹ thuậtBảng : Thống kê thông số kỹ thuật máy Putzmeister M43

Ký hiệumáy

Lưu lượngQmax(m3/

h)

áp lựckG/cm2

Cự ly vậnchuyển max

(m)

Cỡ hạtchophép(m

m)Chiều

caobơmbằngống vòi

voi(m)

CôngsuấtKw

Ngang

ĐứngNCP

700-1S

90 11,2 38,6 42,1 50 21,1

45

Trang 38

+ Tính số giờ bơm bê tông móng Khối lượng bê tông phần móng công trình là 83,01 m3

Cự ly lớn nhất theo phương ngang: 35,85 m Số giờ máy bơm cần thiết : t1=

Trong đó: 0,4 là hiệu xuất làm việc của máy bơm, thông thường (0,3÷0,5) Dự định thi công trong 3 giờ

d Chọn xe vận chuyển bê tông

- Chọn ôtô mã hiệu HOWO CIMC có các thông số kỹ thuật như sau : Kích thước giới hạn:- Dài 7,38 m

- Rộng 2,5 m - Cao 3,4 m

DungtíchThùng

trộn(m )3

Loạiô tôcơ sở

Dungtíchthùngnước(m )3

Côngsuấtđộng cơ

(KW)Tốc độ

quaythùngtrộn(V/phút)

Độ caođổ phốiliệu vào(m)

Thờigianđể bêtông ra(phút)

Trọnglượngbê tông

ra(tấn)12 HOWO

CIMC 0,75 40 9 -14,5 3,62 10 21,85- Tính toán số xe trộn cần thiết để đảm bảo công suất bơm:

+ Áp dụng công thức: +Trong đó:

n : Số xe vận chuyển V : Thể tích bê tông mỗi xe ; V = 12m3

Trang 39

L : Đoạn đường vận chuyển ; L =3 km S : Tốc độ xe ; S = 20km/h

T : Thời gian gián đoạn ; T = t x t = 8 x 10 = 80 phút = 1,33h (t2= 10phút/h) 12

Qmax: Năng suất máy bơm ; Q = 90 ×0,4 = 36 m /h (hệ số sử dụng thời gian k =3

0,4) - Vậy số xe cần thiết là n = = 4,5 xe chọn 5 xe ⇒

e Chọn máy đầm bê tông

- Chọn máy đầm bê tông đài, giằng móng: + Đầm dùi : Loại dầm sử dụng U21-75 + Đầm mặt : Loại dầm U7

+ Các thông số của đầm được cho trong bảng sau: Các chỉ số Đơn vị

tính U21-75 U7Thời gian đầm bê tông giây 30 50Bán kính tác dụng cm 20-35 20-30Chiều sâu lớp đầm cm 20-40 10-30Năng suất:

- Theo diện tích được đầm - Theo khối lượng bê tông

M /giờ3

M /giờ3

206

255-7- Đầm bê tông móng và giằng: Khi sử dụng đầm chấn động trong cần tuân theo một số quy định sau:

Trang 40

+ Đầm luôn luôn phải hướng vuông góc với mặt bê tông + Bê tông đổ làm nhiều lớp thì đầm phải cắm được 5 ÷10 cm vào lớp bê tôngđổ trước

+ Chiều dày của lớp bê tông đổ để đầm không vượt quá 3/4 chiều dài của đầm

+ Khi đầm xong 1 vị trí, di chuyển sang vị trí khácphải nhẹ nhàng, rút lên hoặc tra đầm xuống từ từ

+ Khoảng cách giữa hai vị trí đầm là 1,5r Với r – Là bán kính ảnh hưởng 00

của đầm + Khi đầm phải tránh làm sai lệch vi trí cốt thép hoặc ván khuôn + Dấu hiệu chứng tỏ đã đầm xong là không thấy vữa sụt lún rõ ràng, trên mặtbằng phẳng

+ Nếu thấy nước có đọng thành vũng chứng tỏ vữa bê tông đã bị phân tầng do dầm quá lâu tại 1 vị trí

- Chú ý khi dùng đầm rung đầm bê tông cần : + Nối đất với vỏ đầm rung;

+ Dùng dây buộc cách điện nối từ bảng phân phối đến động cơ điện của đầm;

+ Làm sạch đầm rung lau khô và quấn dây dẫn khi ngừng làm việc; + Ngừng đầm rung từ 5 đến 7 phút sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30 đến 35 phút;

- Công nhân vận hành máy phải trang bị ủng cao su cách điện và các phươngtiện bảo vệ cá nhân khác

Các yêu cầu đối với thi công bê tông khối lớn

- Do bê tông đài móng là bê tông khối lớn vì vậy công tác thi công, nghiệm thu bê tông đài móng được thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam TCXD VN 305: 2004'' Bê tông khối lớn - Quy phạm thi công và nghiệm thu''

- Độ chênh nhiệt độ lớn giữa các phần của khối bê tông là nguyên nhân chủ yếu gây hiệu ứng nhiệt làm nứt bê tông, vì vậy khi đổ bê tông khối lớn phải áp dụng các biện pháp hạn chế ứng xuất nhiệt phát sinh do chênh lệchnhiệt độ giữa mặt ngoài và trong lòng khối bê tông như:

+ Đưa nhiệt trong khối bê tông ra ngoài; + Bọc vật liệu cách nhiệt để giữ nhiệt khối đổ;

Ngày đăng: 17/09/2024, 15:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w