1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài báo cáo chủ đề bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu
Tác giả Nhóm 2
Người hướng dẫn GVBM: Huỳnh Thị Thúy Kiều
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Phân Hiệu Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Logistics
Thể loại Bài Báo Cáo
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,63 MB

Nội dung

I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM.Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong các nghiệp vụ bảo hiểm thương mại, n

Trang 1

BỘ GD&ĐTTRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÂN HIỆU

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 

BÀI BÁO CÁOCHỦ ĐỀ: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU.

GVBM: Huỳnh Thị Thúy Kiều.Thực hiện: Nhóm 2.Lớp: Logistics 2 – K60.

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh 10/2021.

Trang 3

MỤC LỤC

KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

II THỰC TRẠNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI VIỆT NAM

1 Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội và hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam

2 Thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam

3 Lợi ích của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.4 Tồn tại và khó khăn của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.III VÍ DỤ THỰC TIỄN

1 Phân tích hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.2 Bồi thường bảo hiểm khi rủi ro xảy ra

Trang 4

I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong các nghiệp vụ bảo hiểm thương

mại, nó là một bộ phận không thể tách rời hoạt động xuất nhập khẩu, có vai trò quan trọng đối với ngoại thương

Phải bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bởi vì:- Hàng hóa xuất nhập khẩu phải vượt qua biên giới của một hay nhiều nước, người

xuất khẩu và người nhập khẩu ở xa nhau và không trực tiếp áp tải hàng hóa trong quátrình vận chuyển

- Vận tải đường biển gặp nhiều rủi ro, tổn thất hàng hóa do thiên tai bất ngờ gây nên (đắm, mắc cạn, cháy, đâm va, bão biển, sóng thần…) vượt quá sự kiểm soát của con người Hàng hóa xuất nhập khẩu lại chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển đặc biệt là các nước quần đảo như Anh, Nhật, Singapore, Hongkong…

- Theo hợp đồng vận tải người chuyên chở chỉ chịu trách nhiệm về hàng hóa trong phạm vi và giới hạn nhất định Trên vận đơn đường biển thường có rất nhiều rủi ro và các hãng tàu loại trừ không chịu trách nhiệm Ngay cả các công ước quốc tế quy định rất nhiều điều miễn chịu trách nhiệm cho người chuyên chở

- Hàng hóa xuất nhập khẩu là hàng hóa có giá trị cao, là vật tư quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế các nước nhất là đối với Việt Nam.- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đã có từ rất lâu đời, mua bảo hiểm hàng hóa xuất

nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển đã trở thành tập quán quốc tế.Hợp đồng bảo hiểm là một văn bản pháp lý do người bảo hiểm (Insurer) và người

được bảo hiểm (the Insured) ký kết, trong đó người bảo hiểm cam kết bồi thường chongười được bảo hiểm những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro được bảo hiểm gây ra còn người được bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm (Premium) Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng có đủ các tính chất như sau:

- Là một hợp đồng bồi thường(Contract of Indemnity) vì khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm

- Là một hợp đồng của lòng trung thực (Contract of good faith) Khi ký kết thực hiện hợp đồng bảo hiểm, các bên phải trung thực tối đa, Marine Insurance Act 1906 ghi rõ: khi ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nếu một bên không trung thực tối đa, bên kia có quyền hủy hợp đồng bảo hiểm, cụ thể:

1.Sau khi ký hợp đồng bảo hiểm mà hàng hóa bị tổn thất, nếu bên mua bảo hiểm chưa có quyền lợi bảo hiểm thì người bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường cho dù tổn thất do một rủi ro bảo hiểm gây ra trong hiệu lực bảo hiểm

2.Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi tại thời điểm ký kết hợp đồng đối tượng bảo hiểm không tồn tại

3.Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm mà hàng hóa bị tổn thất trong giai đoạn bảo hiểm này, nếu bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra thì hợp đồng

Trang 5

bảo hiểm vô hiệu, nếu bên mua bảo hiểm không biết sự kiện đã xảy ra thì hợp đồng bảo hiểm vẫn giữ nguyên hiệu lực…

- Là một chứng từ có thể chuyển nhượng được (Negotiable document) Đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm có thể được chuyển nhượng cho một người khác sau khi người được bảo hiểm hay đại diện có thẩm quyền của họ ký ở mặt sau đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm

Ví dụ: Bán hàng theo giá CIF, người bán hàng sau khi mua bảo hiểm cho hàng sẽ ký hậu vào đơn bảo hiểm rồi chuyển nhượng cho người mua.

Trong thương mại quốc tế, việc mua bảo hiểm đối với hàng hóa vận tải bằng đường biển là rất phổ biến, quyền và nghia vụ của người bảo hiểm và người yêu cầu được bảo hiểm trong vận tải đường biển được quy định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm Theo quy định của điều 200 của bộ luật hàng hải Việt Nam thì: “Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng được ký kết giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm mà theo đó người bảo hiểm thu bảo hiểm phí do người được bảo hiểm trảvà người được bảo hiểm được người bảo hiểm bồi thường tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro hàng hóa gây ra theo mức độ và điều kiện đã thỏa thuận với người bảo hiểm”

II.THỰC TRẠNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI VIỆT NAM.

1.Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội và hoạt động xuất nhập khẩu tạiViệt Nam.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, bất ổn, thương mại toàn cầu giảm sút,xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khả quan trong năm 2020 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 543.9 tỷ USD, tăng 5.1% so với nămtrước Trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281.5 tỷ USD tăng 6.5%, nhập khẩu hàng hóa đạt 262.4 tỷ USD tăng 3.6% Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020ước tính xuất siêu 19.1 tỷ USD, giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020: Ước tính đạt 281.5 tỷ USD tăng 6.5%

so với năm 2019 Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 78.2 tỷ USD giảm 1.1%, chiếm 27.8% tổng kim ngạch xuất khẩu Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 203.3 tỷ USD tăng 9.7%, chiếm 72.2% (tỷ trọng tăng 2.1 điểm phần trăm so với năm trước)

Năm 2020 có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD Trong đó 24 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, 9 mặt hàng có kim ngạch trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng có kim ngạch trên 10 tỷ USD Mặt hàng đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 là điện thoại và linh kiện với giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 50.9 tỷ USD chiếm 18.1% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 1% so với năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 44.7 tỷ USD tăng 24.4% Những năm

Trang 6

gần đây nổi lên vai trò chi phối của nhóm hàng điện tử, máy tính, điện thoại và linh kiện Trị giá xuất khẩu của 2 nhóm hàng này đang tiến dần tới mốc 100 tỷ USD (năm2019 đạt 87 tỷ USD, năm 2020 ước tính đạt gần 96 tỷ USD) với tỷ trọng ngày càng tăng, chiếm tới 33.9% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020.

- Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2020: Đạt 262.4 tỷ USD tăng 3.6% so với

năm 2019 Nhập khẩu tập trung chủ yếu ở nhóm hàng cần thiết cho sản xuất, xuất khẩu, gồm máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu Kimngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 245.6 tỷ USD tăng 4.1% so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 93.6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải, phụ tùng tăng mạnh tới 16.3% Điều này chứng tỏ nền kinh tế đang có sự phục hồi khá mạnh mẽ về sản xuất trong khi nhập khẩu cho tiêu dùng đã giảm đáng kể, tỷ trọng chỉ chiếm 6.4%, giảm 0.5 điểm phần trăm so với năm 2019

Từ 2016 đến nay, cán cân thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa liên tục thặng dư với mức xuất siêu năm sau cao hơn năm trước Năm 2016 xuất siêu hàng hóa của nước tađạt 1.6 tỷ USD, năm 2017 đạt 1.9 tỷ USD, năm 2018 tăng lên 6.5 tỷ USD, năm 2019 đạt 10.9 tỷ USD và năm 2020 ước tính đạt 19.1 tỷ USD

Năm 2020 mặc dù là một năm đầy khó khăn với ảnh hưởng nặng nề của dịch 19, nhưng thành tích xuất siêu không những được giữ vững mà còn có thể lập nên kỷ lục mới Tuy rằng mức xuất siêu kỷ lục năm 2020 có ảnh hưởng khá lớn bởi sự suy giảm của kim ngạch nhập khẩu, nhưng trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất khẩu vẫn là điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế vững bước vào năm 2021

Covid-2.Thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam.

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2019.

Trang 7

- Năm 2019, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 52.387 tỷ đồng, tăng 12.3% so với cùng kỳ năm 2018 Dẫn đầu thị trường về doanh thu phí gốc là Bảo Việt với doanh thu ước đạt 10.650 tỷ đồng tăng 11.1% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm thị phần 20.3% Tiếp đến là PVI (7.217 tỷ đồng, tăng 5%, chiếm thị phần 14%), PTI (5.400 tỷ đồng, tăng 30%, chiếm thị phần 10.3%), Bảo Minh (3.721 tỷ đồng, tăng 4.9%, chiếm thị phần 7.1%), PJICO (2.982 tỷ đồng, tăng 6.2%, chiếm thị phần 5.7%).

- Số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm cho thấy, các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm Việt Nam mới chỉ khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu được 6%-7% so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, phần còn lại bỏ ngỏ cho các doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài

- Hàng năm, tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch hàng xuất khẩu đạt từ 7% - 14%,trong khi đó khai thác bảo hiểm hàng xuất khẩu của thị trường bảo hiểm trong nước có tốc độ tăng trưởng bình quân trên 30%

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2020

- Số liệu của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm cho thấy, trong năm 2020 Bảo hiểm Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu thị trường về doanh thu phí bảo hiểm gốc khi ước đạt 9.301 tỷ đồng (giảm 9.7% so với năm 2019) Tiếp đến là Bảo hiểm PVI (7.547 tỷ đồng và tăng 3.4%), Bảo hiểm Bưu điện - PTI (6.000 tỷ đồng và tăng

Trang 8

5.4%), Bảo hiểm Bảo Minh (3.864 tỷ đồng và giảm 0.3%) và Bảo hiểm Petrolimex - PJICO (3.479 tỷ đồng và tăng 13.5%).

- Về thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc, năm 2020 cũng có sự thay đổi giữa các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ Cụ thể:

- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển doanh thu đạt 1.870 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4.08%, giảm 12%, bồi thường 441 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 24% (chưa bao gồm dự phòng bồi thường)

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nửa đầu năm 2021

- Dựa vào số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, có thể thấy Top 5 doanh nghiệp dẫn dầu lần lượt thuộc về: Bảo hiểm Bảo Việt (doanh thu phí bảo hiểm gốc là 4.593

Trang 9

tỉ đồng, chiếm 15.52% thị phần toàn thị trường), PVI (4.490 tỉ đồng, chiếm 15.17% thị phần), PTI (3.022 tỉ đồng, chiếm 10.21% thị phần), Bảo Minh (2.169 tỉ đồng, chiếm 7.33% thị phần) và MIC (1.904 tỉ đồng, chiếm 6.43% thị phần).- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển doanh thu đạt 1.351 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4.6%,

tăng trưởng 20.4%, bồi thường 230 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 17%

3.Lợi ích của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.

VỤ CHÌM TÀU VINALINES QUEENVinalines queen, là một tàu thủy chở hàng khô của Công ty vận tải biển Vinalines,thuộc Tổng công ty hàng hải Việt Nam Đây là một trong những con tàu hiện đại nhấtViệt Nam và đạt chuẩn quốc tế vào thời gian đó Vinalines đã thực hiện rất tốt côngtác bảo hiểm, ký hợp đồng bảo hiểm con tàu Vinalines Queen tại Công ty cổ phẩnBảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp với trị giá 27 triệu USD (đúng bằng giá trị thựccủa con tàu) Vào tối 22.12.2011 tàu cùng 23 thuyền viên vận chuyển 54.400 tấnquặng Nikel từ Indonesia sang Trung Quốc, với tình trạng kỹ thuật và thiết bị bìnhthường 25.12.2011, tàu gửi tín hiệu gặp sự cố và sau đó mất liên lạc Tàu cùng 23thuyền viên mất tích Ngay sau đó, công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nôngnghiệp ABIC, Tổng công ty CP bảo hiểm dầu khí PVI và các công ti bảo hiểm kháctrong nước có liên quan tiến hành quá trình bồi thường bảo hiểm với giá trị lên tới 27triệu USD Thời gian giám định, thực hiện các thủ tục bồi thường, điều tra nguyênnhân đã kéo dài hơn 2 năm với nhiều khó khăn cho ABIC Nhưng cuối cùng ABIC đãhoàn thành việc chi trả 27 triệu USD, thực hiện đúng cam kết, trách nhiệm của côngty bảo hiểm với khách hàng, với ngân hàng thụ hưởng

Qua ví dụ trên chúng ta có thể thấy rủi ro của vận chuyển XNK bằng đường biển làcực kì lớn , nếu không có bảo hiểm ai sẽ đứng ra gánh chịu một khoản tổn thấtkhổng lồ như thế?

- Đảm bảo tài chính:

 Do những thiệt hại và tổn thất gây nên ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng tới tài chính của doanh nghiệp chính vì vậy mà việc tham gia bảo hiểm hàng hóa là sự lựa chọn cho sự an toàn, chắc chắn, mang lại sự bảo đảmcho người tham gia bảo hiểm

 Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cũng đem lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân,góp phần tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ cho nhà nước

- Ổn định chi phí kinh doanh:

 Được bồi thường tổn thất dưới dạng tiền bảo hiểm nếu rủi ro xảy ra là hợp lệ.- Tạo tâm lý ổn định:

 Được tư vấn các phương án phòng ngừa các loại rủi ro hay gặp trong quá trình vận chuyển hàng

 Được thẩm định và quản lý rủi ro, khiếu nại, bồi thường bởi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm

Trang 10

 Giúp doanh nghiệp yên tâm hơn khi vận chuyển hàng đi xa, khi các điều kiện về địa lý và tự nhiên bất thường.

- Doanh nghiệp được hỗ trợ:

 Khi các công ty có tổn thất hàng hoá xảy ra sẽ được bồi thường một số tiền nhất định giúp họ bảo toàn được tài chính trong kinh doanh

 Nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên tham gia bảo hiểm đã trở thành nguyên tắc thểlệ và tập quán trong thương mại quốc tế Nên khi hàng hoá xuất nhập khẩu gặp rủi ro gây ra tổn thất các bên tham gia sẽ được công ty bảo hiểm giúp đỡ về mặt pháp lý khi xảy ra tranh chấp với tàu hoặc các đối tượng có liên quan

4.Tồn tại và khó khăn của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Thứ nhất : Hoạt động XNK của nước ta chủ yếu áp dụng cách thức xuất khẩu theo điều kiện thương mại FOB và nhập khẩu theo điều kiện giao hàng CIF.

Các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam đã quen với tập quán thương mại xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF và coi đó là giải pháp an toàn Đối với hoạt động nhập khẩu, nếu nhập theo điều kiện CIF, quyền vận tải và quyền bảo hiểm thuộc phía nước ngoài Với các quyền đó, đối tác nước ngoài được chủ động thuê tàuvà mua bảo hiểm Thường thì họ sẽ ký hợp đồng với các công ty của nước họ, các công ty bảo hiểm nước ngoài vì thế có điều kiện phát triển hơn Tuy nhiên, với phương thức giao hàng như trên, phía Việt Nam sẽ tránh được nghĩa vụ thuê tàu và mua bảo hiểm, đôi khi công việc này khó thực hiện do phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đối tác nước ngoài trong bối cảnh năng lực hoạt động của hệ thống các công ty logistics và đội tàu biển Việt Nam còn hạn chế Đa phần doanh nghiệp dịch vụ logistics của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ, vốn ít và thiếu cơ sở vật chất… Điều này thực sự bất lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa khi họ muốn sử dụng dịch vụ trong nước…

- Hai là: Do kinh nghiệm hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam còn hạn chế, chưa mang tầm quốc tế.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang xuất nhập khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài thường gặp phải một số vấn đề như: Rủi ro với hàng hóa XNK trong quá trình vận chuyển, trách nhiệm của người vận chuyển, rủi ro trong thanh toán, trách nhiệm của sản phẩm và trách nhiệm của người điều hành doanh nghiệp trong quá trình giao thương với đối tác bao gồm cả những thiệt hại không lường trước Việc xử lý bồi thường ở nước ngoài thường khó khăn do các công ty bảo hiểm không có đại lý, đại diện tại nước xảy ra tổn thất, đặc biệt đối với các vụ tổn thất lớn, có tính chất đặc biệtnghiêm trọng

Ngày đăng: 16/09/2024, 15:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w