1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

2005Qtve040_Nguyen Huong Ly_Lhc.docx

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1 2.1. Đối tượng nghiên cứu 1 2.2. Phạm vi nghiên cứu 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3.1. Mục đích nghiên cứu 2 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Bố cục của đề tài 3 NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 4 1.1. Khái niệm và đặc điểm về các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước 4 1.1.1. Khái niệm nguyên tắc 4 1.1.2. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước 4 1.1.3. Khái niệm nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước 4 1.1.4. Đặc điểm về các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước 5 1.2.5. Cơ sở pháp lý 6 CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 7 2.1. Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ 7 2.1.1. Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp 7 2.1.2. Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương 8 2.1.3. Việc phân cấp quản lý. 9 2.1.4. Hướng về cơ sở 11 2.1.5. Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương 11 2.3. Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ 12 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 14 3.1. Ưu điểm 14 3.2. Hạn chế 14 3.3. Giải pháp 15 KẾT LUẬN 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quản lý hành chính nhà nước là một hoạt động có mục đích. Những mục đích, mục tiêu cơ bản định ra trước cho hoạt động quản lý và kết quả của việc đạt được mục đích, mục tiêu đó phản ánh hiệu quả việc quản lý. Để đạt được hiệu quả của quản lý cần phải được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Trong số các nguyên tắc cơ bản quản lý hành chính nhà nước, nguyên tắc tập trung dân chủ được xem là nguyên nền tảng và quan trọng trong hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và bộ máy nước ta nói riêng. Việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính và các biểu hiện của nguyên tắc này như thế nào trong tổ chức, hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, trong từng loại cơ quan cũng đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như mỗi người dân Việt Nam. Làm thế nào để áp dụng nguyên tắc này sao cho hai mặt tập trung và dân chủ kết hợp một cách hài hòa, hợp lý, tối ưu phù hợp bản chất, chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan và từng vấn đề mà nó giải quyết ở từng thời điểm lịch sử cụ thể, luôn luôn là vấn đề cấp bách của khoa học lý luận quản lý nhà nước và luật hành chính. Để có cái nhìn khái quát hơn về nguyên tắc tập trung dân chủ và thực hiện nguyên tắc này sao cho đúng, em xin “phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ và ý nghĩa của nó trong quản lý hành chính nhà nước” trong bài viết dưới đây. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi của nguyên tắc tập trung dân chủ rất rộng lớn và xuyên suốt toàn bộ tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước được nghiên cứu với mục đích là: xác định cơ sở lý luận, phân tích rõ nội dung để nâng cao hiệu quả thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích của đề tài, cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây: - Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước, nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước. - Thứ hai, làm rõ nội dung, ý nghĩa nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước. - Thứ ba, nâng cao hiệu quả thực hiện và đưa ra giải pháp hoàn thiện nền hành chính dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ. 4. Phương pháp nghiên cứu Nhằm giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích và tổng hợp để làm rõ nội dung, bản chất vấn đề cần nghiên cứu - Phương pháp hệ thống: hệ thống các lý luận và thực tiễn áp dụng của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước. 5. Bố cục của đề tài MỞ ĐẦU NỘI DUNG - Chương 1: Cơ sở lý luận về nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước - Chương 2: Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước - Chương 3: Đánh giá chung KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1. Khái niệm và đặc điểm về các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước 1.1.1. Khái niệm nguyên tắc Một cá nhân, một tổ chức xã hội hay một cơ cấu quản lý có thể vận hành bình thường hay không, có hoạt động tốt hay không là do có thực hiện hiệu quả, nắm vững được các nguyên tắc đã đề ra hay không. Theo từ điển Tiếng Việt: “nguyên” nghĩa là “gốc”, “tắc” nghĩa là “phép tắc”. “Nguyên tắc” nghĩa là điều cơ bản đã được quy định để dùng làm cơ sở cho các mối quan hệ xã hội hay đó là điều cơ bản rút ra từ thực tế khách quan để chỉ đạo hành động. Theo nghĩa chung nhất “nguyên tắc” được hiểu là những điều cơ bản, nhất thiết phải tuân theo một loạt các việc làm. [5] 1.1.2. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa - xã hội và hành chính - chính trị. Nói cách khác quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành - điều hành của nhà nước. [2] 1.1.3. Khái niệm nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước Giống như các hoạt động có mục đích, quản lý hành chính nhà nước cũng được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước là tư tưởng chủ đạo và định hướng cơ bản được thể hiện xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi các chủ thể quản lý hành chính nhà nước phải tuân theo, thực hiện có hiệu quả các công việc đã được đề ra. Theo giáo trình Luật hành chính: “Dưới góc độ của luật hành chính, nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước là tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính có nội dung là những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước.” [3] Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước mang tính ổn định và có những hình thức biểu hiện nhất định được quy định trong Hiến pháp, Luật và các văn bản dưới luật. Vì vậy, nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước mang tính pháp lý cao, là cơ sở để chủ thể tuân theo khi tiến hành hoạt động quản lý hành chính. 1.1.4. Đặc điểm về các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước - Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước đều mang tính pháp lý được ghi nhận trong các văn bản pháp luật nhưng ở mức độ khác nhau. - Các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước mang tính khách quan và khoa học. Các nguyên tắc phải được xây dựng, tổng kết và rút ra từ thực tiễn quản lý hành chính nhà nước. Vì vậy, các nguyên tắc này là những nội dung chủ quan theo ý muốn của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước mà được xã định trên cơ sở của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. - Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có tính ổn định cao nhưng không phải là nguyên tắc bất di bất dịch. - Mỗi nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có nội dung riêng, phản ánh những khía cạnh khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. 1.2. Khái niệm và cơ sở pháp lý nguyên tắc tập trung dân chủ 1.2.1. Khái niệm Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước và hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng được tổ chức thực hiện trên cơ sở tuân thủ nội dung của nguyên tắc này. Nguyên tắc tập trung dân chủ là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ, có nghĩa là vừa bảo đảm sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa bảo đảm mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung. [4] “Tập trung”: nhằm thâu tóm mọi quyền lực Nhà nước vào chủ thể quản lý để điều hành, chỉ đạo thực hiện pháp luật. “Dân chủ”: sự mở rộng quyền của đối tượng quản lý nhằm phát huy trí tuệ của tập thể trong hoạt động quản lý và tiềm năng của đối tượng quản lý trong quá trình thực thi pháp luật. Tập trung và dân chủ là hai mặt thống nhất biện chứng, không thể tách rời. Do đó, cần có sự kết hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ việc bảo đảm cả hai yếu tố này trong hoạt động lãnh quản lý hành chính nhà nước. Nếu chỉ có sự lãnh đạo tập trung mà không mở rộng dân chủ thì sẽ tạo điều kiện cho các hành vi lạm quyền, quan liêu, hách dịch, tham nhũng phát triển. Ngược lại, không có sự lãnh đạo tập trung thống nhất sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, vô chính phủ, cục bộ địa phương. 1.2.5. Cơ sở pháp lý Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong hệ thống nguyên tắc quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước được quy định tại Điều 8 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.” [2] Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là một hoạt động thường xuyên trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và của các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 2.1. Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ 2.1.1. Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Hiến pháp của Nhà nước quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước do chính họ bầu ra để thay mặt mình trực tiếp thực hiện những quyền lực đó. Để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, một hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương tới địa phương đã được thành lập và luôn có sự phụ thuộc vào các cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp. Đầu tiên, tập trung được thể hiện ở việc các cơ quan quyền lực nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập, sáp nhập hay bãi bỏ các cơ quan hành chính nhà nước ở cùng cấp. Thứ hai, trong hoạt động, các cơ quan hành chính nhà nước đều do cơ quan quyền lực nhà nước trực tiếp chỉ đạo, giám sát của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Ví dụ: Ở trung ương Quốc hội thành lập ra Chính phủ. Ở địa phương Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu sự kiểm soát của cơ quan quyền lực cùng cấp là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh,.. Tất cả sự phụ thuộc nêu trên đều có mục đích là đảm bảo cho hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động. Ngoài ra, đó cũng chính là việc đảm bảo tập trung quyền lực vào hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước - cơ quan do nhân dân bầu ra và chịu sự trách nhiệm trước nhân dân. Ngoài ra, yếu tố dân chủ thể hiện rõ nét trong việc cơ quan quyền lực nhà nước trao quyền chủ động sáng tạo, tạo điều kiện cần thiết cho các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện hiến pháp, luật và các văn bản khác của cơ quan quyền lực nhà nước và thực hiện nhiệm vụ chức năng của mình là quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. 2.1.2. Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương Phục tùng được hiểu là làm theo yêu cầu hay mệnh lệnh của một chủ thể nào đó, thông thường chủ thể này là cấp trên - người có địa vị và quyền hạn cao hơn người được yêu cầu. Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương với trung ương được hiểu là việc cấp dưới làm theo mệnh lệnh của cấp trên còn cơ quan ở địa phương thực hiện theo các mệnh lệnh, chỉ thị của cơ quan ở cấp trung ương. Sự phục tùng này đảm bảo cho cấp trên và trung ương tập trung quyền lực để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương. Sự phục tùng ở đây là sự phục tùng mệnh lệnh hợp pháp trên cơ sở quy định của pháp luật. Sự cần thiết phải có sự phục tùng này, bởi nếu thiếu sự phục tùng đó sẽ dẫn đến việc buông lỏng sự lãnh đạo, quản lý tập trung của trung ương và cấp trên nảy sinh tình trạng tùy tiện, cô Chính phủ, cục bộ địa phương. Sự phục tùng này được biểu hiện ở cả hai phương diện tổ chức và hoạt động. Nhờ có sự phục tùng này cấp trên và trung ương mới tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương. Tất cả các yêu cầu, mệnh lệnh do cấp trên và trung ương đưa ra yêu cầu cấp dưới và địa phương có nghĩa vụ phải tuân theo. Đồng thời cấp trên, trung ương cũng phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới, địa phương về công tác tổ chức, hoạt động và về các vấn đề khác của quản lý hành chính. Phải tạo điều kiện để cấp dưới, địa phương phát huy sự chủ động, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhằm chủ động thực hiện được “thẩm quyền cấp mình”. Ví dụ: Theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Điều 7: “Uỷ ban nhân dân cấp dưới chịu sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp trên. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo của Chính phủ”. Khoản 7 Điều 17 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: “Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị trái pháp luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện” [1] Như vậy để khắc phục được tình trạng quan liêu, áp đặt ý chí, làm mất đi tính chủ động sáng tạo thì cần phải có sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương. 2.1.3. Việc phân cấp quản lý. Phân cấp quản lý là sự chuyển giao thẩm quyền từ cấp trên xuống cấp dưới nhằm đạt được một cách có hiệu quả mục tiêu chung của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Hay phân cấp quản lý là sự phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Mỗi cấp quản lý có những mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và những phương thức cần thiết để thực hiện một cách tốt nhất những mục tiêu, nhiệm vụ của cấp mình nhằm phát huy tính năng động và sáng tạo. Phân cấp quản lý sẽ làm giảm bớt các thủ tục hành chính quan, giúp cho các quan chức chính phủ phản ứng nhanh nhạy hơn trước những nhu cầu của địa phương. Làm giảm áp lực tài chính đối với chính phủ trung ương khi giao quyền cho chính quyền địa phương. Hơn hết đó là làm giảm bớt khối lượng công việc, giải quyết các sự vụ của những nhà lãnh đạo cấp cao, ở các bộ trung ương để tập trung hơn vào chính sách. Tính tập trung dân chủ của việc phân cấp quản lý thể hiện ở việc: - Phải đảm bảo trung ương có quyền quyết định những vấn đề, những lĩnh vực then chốt có ý nghĩa chiến lược nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa của toàn xã hội, đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc. - Phải mạnh dạn giao quyền cho các địa phương, các đơn vị cơ sở để phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong quản lý, tích cực phát huy sức người, sức của, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống, trên cơ sở đó hoàn thành mọi nhiệm vụ được trung ương và cấp trên giao phó. Mạnh dạn phân cấp cho địa phương và phải phân cấp quản lý cụ thể, hợp lý trên cơ sở quy định của pháp luật cơ sở là biện pháp đảm bảo tập trung, tránh cho trung ương và cấp trên phải ôm các công việc mang tính sự phụ thuộc về chức trách của địa phương và cơ sở. - Việc phân cấp quản lý phải cụ thể, hợp lý trên cơ sở những quy định của pháp luật. Mỗi loại việc chỉ được thực hiện bởi một cấp cơ quan, hoặc một vài cấp cơ quan. Cấp trên không phải lúc nào cũng thực hiện được một số chức năng một cách có hiệu quả như cấp dưới. Việc phân cấp quản lý giữa các cấp trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước là hết sức phức tạp đòi hỏi phải xem xét từ các góc độ và nhiều yếu tố khác nhau như: cơ sở kinh tế, xã hội, trình độ phát triển đồng đều về kinh tế, kết cấu hạ tầng, giao thông, thông tin, liên lạc,… Sự phân cấp không rõ ràng sẽ làm cho hệ thống văn bản giữa các cơ quan thiếu sự thống nhất, sai phạm trong việc tổ chức thực hiện của từng cơ quan đơn vị. Vì vậy việc ban hành các quyết định phân cấp quản lý cần phải có sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, hợp lý, tránh đưa ra các quyết định chung chung, tùy tiện. Tất nội dung của việc phân cấp quản lý bao giờ cũng phải được thể hiện trong văn bản pháp luật của các cấp có thẩm quyền. 2.1.4. Hướng về cơ sở Hướng về cơ sở chính là việc các cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ sở quản lý tập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế, văn hóa xã hội trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là những tế bào của nền kinh tế quốc dân, nơi tạo ra của cải vật chất trực tiếp phục vụ đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, Nhà nước có các chính sách bảo hộ quyền sở hữu các tài sản hợp pháp, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đồng thời Nhà nước cũng hướng dẫn, giúp đỡ về vật chất và tinh thần. Có như vậy mới thúc đẩy mọi hoạt động của các đơn vị kinh tế, văn hóa - xã hội phát triển một cách mạnh mẽ theo đúng định hướng của Nhà nước. Vì vậy nên Nhà nước cần phải có các chính sách và biện pháp quản lý một cách thống nhất và chặt chẽ tổ chức và hoạt động của hệ thống các đơn vị cơ sở. Ðây cũng chính là việc thực hiện “dân là gốc” trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. 2.1.5. Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc phụ thuộc hai chiều hay còn gọi là nguyên tắc song trùng trực thuộc. Song trùng trực thuộc là cùng một lúc chịu sự quản lý hay phụ thuộc đồng thời của hai cơ quan cấp trên trực tiếp theo chiều ngang và theo chiều dọc. Phụ thuộc ngang tạo điều kiện cần thiết cho cấp dưới phát huy dân chủ, phát huy thế mạnh của địa phương để hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên đã giao phó. Phụ thuộc dọc giúp cho cấp trên có thể tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo hoạt động của cấp dưới, tạo nên một hoạt động chung thống nhất. Sự phụ thuộc này thể hiện ở cả hai mặt tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và được pháp luật quy định một cách cụ thể. Ở địa phương, ủy ban nhân dân các cấp trước hết phụ thuộc vào hội đồng nhân dân cùng cấp (mối phụ thuộc ngang). Đồng thời chúng còn phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp trên trực tiếp (mối phụ thuộc dọc). Ví dụ: - Uỷ ban nhân dân của thành phố Hà Nội một mặt chịu sự chỉ đạo của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội theo chiều ngang, một mặt lại chịu sự chỉ đạo của Chính phủ theo chiều dọc. - Sở Tư pháp thành phố Hà Nội một mặt phụ thuộc vào Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, mặt khác phụ thuộc vào Bộ Tư pháp. Nguyên tắc phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nhằm bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích chung của cả nước với lợi ích của địa phương, giữa lợi ích ngành với lợi ích cùng lãnh thổ. 2.3. Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản, đóng vai trò là tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Đây là nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ, chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp trên với việc mở rộng dân chủ cho cấp dưới nhằm đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý hành chính nhà nước. Dân chủ là bản chất của một nước xã hội chủ nghĩa, chỉ có dân chủ mới tập hợp được sức mạnh tập thể, phát huy trí tuệ, chủ động, sáng tạo của nhân dân. Cần phải có sự kết hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ đảm bảo cả hai yếu tố này trong quản lý hành chính nhà nước. Nếu chỉ có sự lãnh đạo tập trung mà không mở rộng quyền dân chủ thì sẽ tạo điều kiện cho các hành vi lạm quyền, tham nhũng phát triển. Ngược lại không có sự lãnh đạo tập trung thống nhất sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, vô chính phủ, cục bộ địa phương Nguyên tắc tập trung dân chủ có ý nghĩa rất to lớn trong việc quản lý hành chính ở nước ta hiện nay: - Việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ sẽ giúp cho hoạt động, công tác quản lý hành chính nhà nước đạt được những hiệu quả rất tốt. Trong quản lý hành chính nhà nước nguyên tắc này đảm bảo cho sự tập trung quyền lực nhà nước vào chủ thể quản lý để điều hành, chỉ đạo thực hiện chính sách pháp luật một cách thống nhất, đồng thời đảm bảo việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật. - Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước sẽ đảm bảo sự thống nhất trong tổ chức và hành động của bộ máy nhà nước, phát huy đồng bộ và kết hợp chặt chẽ sức mạnh của cả cơ quan hành chính trung ương lẫn cơ quan hành chính địa phương, của cả hệ thống bộ máy hành chính và từng tổ chức cấu thành trong việc thực hiện các nhiệm vụ do tiến trình cải cách nền hành chính đặt ra. Ngược lại, nếu không có nguyên tắc này, xã hội tất yếu sẽ rơi vào tình trạng hoặc là vô chính phủ, hoặc là độc đoán chuyên quyền. - Việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước giúp cho người dân thực hiện quyền làm chủ của mình hoàn thiện hơn, người dân có thể thực hiện quyền giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước một cách hữu hiệu, tạo nên một cơ chế đảm bảo cho nhân dân tích cực tham gia vào công tác quản lý hành chính nhà nước. - Việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước tạo điều kiện cho các cơ quan hành chính nhà nước làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình, tạo sự thống nhất về ý chí trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, tạo sự nhịp nhàng, ăn khớp giữa cơ quan, ngành, khối trong toàn xã hội mà không tạo ra mâu thuẫn. Đặc biệt làm giảm bớt khối lượng công việc của các cơ quan cấp trên, các cơ quan cấp trên sẽ có thời gian hơn trong việc hoạch định chính sách phát triển và tạo ra sự chủ động sáng tạo của cơ quan cấp dưới, địa phương. CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Nguyên tắc tập trung dân chủ là một nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước khoa học, nhưng việc thực hiện đúng nội dung của nguyên tắc này là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn và rất quan trọng. Chỉ khi kết hợp hài hòa giữa tập trung và dân chủ thì nguyên tắc này mới phát huy được hết tác dụng trong thực tế xã hội ngày nay. 3.1. Ưu điểm Nguyên tắc tập trung dân chủ đã thể hiện rõ bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cho thấy sự thống nhất về cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. Nguyên tắc tập trung dân chủ đã được thực hiện triệt để, toàn diện trong tổ chức và hoạt động của quản lý hành chính nhà nước. Nguyên tắc này đã tạo điều kiện hiệu quả trong quản lý hành chính. Thực tế đã cho thấy đất nước ta đã có bước phát triển nhanh chóng về các mặt như kinh tế, văn hóa, xã hội ... Đời sống nhân dân ngày một nâng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt. 3.2. Hạn chế Trong xu thế cơ chế thị trường hội nhập quốc tế, việc áp dụng một cách máy móc nguyên tắc này đang làm cho bộ máy hành chính nhà nước trở nên lạc hậu, chậm chạp, kìm hãm sự phát triển của đất nước và kéo theo làm giảm tiến bộ xã hội. Cơ quan hành chính cấp dưới chậm điều hành, lạm quyền, nhũng nhiễu nhân dân, nhận hối lộ,... Còn cơ quan hành chính cấp trên thì loay hoay, cấp trên bảo cấp dưới không nghe, xảy ra nạn tham nhũng tràn lan, chia bè phái trong lãnh đạo và không ai chịu trách nhiệm về những sai sót trong quản lý hành chính. Điều đó đặt ra vấn đề bức thiết trong việc cải cách hành chính để đảm bảo tập trung dân chủ đúng theo ý nghĩa vốn có của nó. 3.3. Giải pháp Để giữ vững ổn định chính trị, xã hội chúng ta phải tiếp tục phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, mở rộng dân chủ, đồng thời giữ gìn trật tự, kỷ cương. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính, đồng thời từng bước khắc phục và xóa bỏ chủ nghĩa giáo điều, quan liêu, gia trưởng, tham nhũng trong đời sống xã hội. Vận dụng tính khoa học của nguyên tắc tập trung dân chủ để cải cách, kiện toàn toàn bộ tổ chức hành chính theo hướng đúng đắn, đồng thời tiến hành đổi mới nhiều mặt. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ phải kết hợp hài hòa giữa tập trung và dân chủ để hướng đến mục tiêu chung là đảm bảo cho sự lãnh đạo trong hoạt động quản lý hành chính đoàn kết, thống nhất và chặt chẽ. Cho nên để thực hiện tốt nguyên tắc này cần phải: - Trước hết, nâng cao trình độ, nhận thức của cán bộ, đảng viên thực hiện đúng theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các cán, công chức, viên chức thực sự là những người hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân. - Thứ hai, phát huy dân chủ rộng rãi, đổi mới kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước, làm cho Nhà nước ta thật sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Phát huy dân chủ kết hợp với tăng cường pháp chế xã hội xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân lao động, gắn liền với nâng cao dân trí, đồng thời bảo đảm cho mọi người dân đều có khả năng làm chủ. - Thứ ba, cải cách thủ tục hành chính, tinh giản bộ máy hành chính nhằm giảm bớt các khâu trung gian và những cơ quan hoạt động không hiệu quả. Các thủ tục hành chính phải được công khai, minh bạch để người dân được biết. - Thứ tư, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giữ gìn kỷ luật trong hoạt động quản lý hành chính. Cần tinh giản biên chế cán bộ, công chức nhà nước làm việc không hiệu quả. Nên bồi dưỡng, nâng cao trình độ cũng như đạo đức của cán bộ, công chức để hoạt động hiệu quả. Tuyển dụng những nhân tài trên mọi lĩnh vực vào làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước với chế độ đãi ngộ tốt, giữ vị trí cao trong bộ máy hành chính nhà nước. - Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ và giữ gìn kỷ luật trong hoạt động quản lý hành chính, củng cố và tăng cường bộ máy nhà nước, đồng thời thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. - Thứ sáu, đấu tranh chống nạn tham nhũng, quan liêu, chuyên quyền độc đoán trong công tác xây dựng củng cố bộ máy nhà nước. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát, cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt quan tâm tới đội ngũ cán bộ, công chức để họ hoàn thành trọng trách cao cả mà nhân dân giao phó. KẾT LUẬN Nguyên tắc tập trung dân chủ là một nguyên tắc của nền hành chính nhà nước, nhưng để thực hiện đúng nội dung của nguyên tắc này là một công việc hết sức khó khăn và vô cùng quan trọng. Chỉ khi kết hợp hài hòa giữa tập trung và dân chủ thì nguyên tắc này mới có thể phát huy hết vai trò trong quản lý hành chính hiện nay. Việc hiểu rõ nguyên tắc tập trung dân chủ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn đối với công tác quản lý hành chính ngày nay và sự nghiệp xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa, pháp quyền. Đặc biệt là đối với các nhà quản lý cần tiếp tục làm rõ nội dung, hình thức và việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong điều kiện nước ta hiện nay. Nói tóm lại, nguyên tắc tập trung dân chủ góp phần xác định rõ bản chất Nhà nước ta, xác định sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước về một đất nước vì dân, lấy dân làm gốc, hiện thực hóa những quy định trong các văn bản pháp luật mà Nhà nước đã ban hành về nguyên tắc này, thể hiện cụ thể Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Điều 7, Điều 17 Luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 11/3003/QH11 ngày 26/11/2003 về tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. [2]. Điều 8 - Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. [3].“ Khái niệm và hệ thống các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước” Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính nhà nước - Nhà xuất bản Công an nhân dân Hà Nội (2018), tr.81,82. [4]. “Nguyên tắc tập trung dân chủ” Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính nhà nước - Nhà xuất bản Công an nhân dân Hà Nội (2018), tr.94. [5]. PGS.TS Tô Văn Hòa “ Phân tích khái niệm quản lý hành chính nhà nước” (2021) www.iLuatSu.com, https://iluatsu.com/hanh-chinh/phan-tich-khai-niem-quan-ly-hanh-chinh-nha-nuoc//. (Truy cập 25/12/2021) Viện ngôn ngữ học“Khái niệm nguyên tắc” Từ điển tiếng Việt, Nxb. Khoa học - xã hội - Trung tâm từ điển học, Hà Nội, 1994, tr.672. [6]. Viện ngôn ngữ học “Khái niệm nguyên tắc” Từ điển tiếng Việt, Nxb. Khoa học - xã hội - Trung tâm từ điển học, Hà Nội, 1994, tr.672. - Chương III: Các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính nhà nước - Nhà xuất bản Công an nhân dân Hà Nội (2018), tr.81.

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG QUẢN

LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Luật hành chính

Hà Nội - 2021MỤC LỤC

Trang 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2

1.1.2 Khái niệm quản lý hành chính nhà nước 41.1.3 Khái niệm nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước 41.1.4 Đặc điểm về các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước 5

CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG

2.1.1 Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Quản lý hành chính nhà nước là một hoạt động có mục đích Những mụcđích, mục tiêu cơ bản định ra trước cho hoạt động quản lý và kết quả của việcđạt được mục đích, mục tiêu đó phản ánh hiệu quả việc quản lý Để đạt đượchiệu quả của quản lý cần phải được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắcnhất định Trong số các nguyên tắc cơ bản quản lý hành chính nhà nước,nguyên tắc tập trung dân chủ được xem là nguyên nền tảng và quan trọngtrong hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và bộ máy nước ta nói riêng.Việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính vàcác biểu hiện của nguyên tắc này như thế nào trong tổ chức, hoạt động của bộmáy quản lý nhà nước, trong từng loại cơ quan cũng đang nhận được rất nhiềusự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như mỗi người dân Việt Nam Làmthế nào để áp dụng nguyên tắc này sao cho hai mặt tập trung và dân chủ kếthợp một cách hài hòa, hợp lý, tối ưu phù hợp bản chất, chức năng, nhiệm vụcủa mỗi cơ quan và từng vấn đề mà nó giải quyết ở từng thời điểm lịch sử cụthể, luôn luôn là vấn đề cấp bách của khoa học lý luận quản lý nhà nước vàluật hành chính Để có cái nhìn khái quát hơn về nguyên tắc tập trung dân chủvà thực hiện nguyên tắc này sao cho đúng, em xin “phân tích nguyên tắc tậptrung dân chủ và ý nghĩa của nó trong quản lý hành chính nhà nước” trong bàiviết dưới đây

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu2.1 Đối tượng nghiên cứu

Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi của nguyên tắc tập trung dân chủ rất rộng lớn và xuyên suốttoàn bộ tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Trang 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước

được nghiên cứu với mục đích là: xác định cơ sở lý luận, phân tích rõ nộidung để nâng cao hiệu quả thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trongquản lý hành chính nhà nước

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích của đề tài, cần tập trung giải quyết những nhiệmvụ sau đây:

- Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: nguyêntắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước, nguyên tắc tập trung dân chủtrong quản lý hành chính nhà nước

- Thứ hai, làm rõ nội dung, ý nghĩa nguyên tắc tập trung dân chủ trongquản lý hành chính nhà nước

- Thứ ba, nâng cao hiệu quả thực hiện và đưa ra giải pháp hoàn thiện nềnhành chính dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ

4 Phương pháp nghiên cứu

Nhằm giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, đề tài chủ yếu sử dụngphương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp để làm rõ nội dung, bản chất vấnđề cần nghiên cứu

- Phương pháp hệ thống: hệ thống các lý luận và thực tiễn áp dụng củanguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước

5 Bố cục của đề tài

MỞ ĐẦUNỘI DUNG- Chương 1: Cơ sở lý luận về nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lýhành chính nhà nước

Trang 6

- Chương 2: Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhànước

- Chương 3: Đánh giá chung KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂNCHỦ TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm và đặc điểm về các nguyên tắc trong quản lý hànhchính nhà nước

1.1.1 Khái niệm nguyên tắc

Một cá nhân, một tổ chức xã hội hay một cơ cấu quản lý có thể vận hànhbình thường hay không, có hoạt động tốt hay không là do có thực hiện hiệuquả, nắm vững được các nguyên tắc đã đề ra hay không

Theo từ điển Tiếng Việt: “nguyên” nghĩa là “gốc”, “tắc” nghĩa là “phéptắc” “Nguyên tắc” nghĩa là điều cơ bản đã được quy định để dùng làm cơ sởcho các mối quan hệ xã hội hay đó là điều cơ bản rút ra từ thực tế khách quanđể chỉ đạo hành động Theo nghĩa chung nhất “nguyên tắc” được hiểu lànhững điều cơ bản, nhất thiết phải tuân theo một loạt các việc làm [5]

1.1.2 Khái niệm quản lý hành chính nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nướcđược thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, cónội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quanquyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thườngxuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa - xã hội và hành chính - chính trị.Nói cách khác quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành - điềuhành của nhà nước [2]

1.1.3 Khái niệm nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước

Giống như các hoạt động có mục đích, quản lý hành chính nhà nướccũng được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định Nguyên tắc trongquản lý hành chính nhà nước là tư tưởng chủ đạo và định hướng cơ bản đượcthể hiện xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi các chủ thể

Trang 8

quản lý hành chính nhà nước phải tuân theo, thực hiện có hiệu quả các côngviệc đã được đề ra

Theo giáo trình Luật hành chính: “Dưới góc độ của luật hành chính,nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước là tổng thể các quy phạm pháp luậthành chính có nội dung là những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thựchiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước.” [3]

Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước mang tính ổn định và cónhững hình thức biểu hiện nhất định được quy định trong Hiến pháp, Luật vàcác văn bản dưới luật Vì vậy, nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước mangtính pháp lý cao, là cơ sở để chủ thể tuân theo khi tiến hành hoạt động quản lýhành chính

1.1.4 Đặc điểm về các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước

- Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước đều mangtính pháp lý được ghi nhận trong các văn bản pháp luật nhưng ở mức độ khácnhau

- Các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước mang tính kháchquan và khoa học Các nguyên tắc phải được xây dựng, tổng kết và rút ra từthực tiễn quản lý hành chính nhà nước Vì vậy, các nguyên tắc này là nhữngnội dung chủ quan theo ý muốn của các chủ thể quản lý hành chính nhà nướcmà được xã định trên cơ sở của hoạt động quản lý hành chính nhà nước

- Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có tính ổn định cao nhưngkhông phải là nguyên tắc bất di bất dịch

- Mỗi nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có nội dung riêng, phảnánh những khía cạnh khác nhau của quản lý hành chính nhà nước

1.2 Khái niệm và cơ sở pháp lý nguyên tắc tập trung dân chủ

1.2.1 Khái niệm

Trang 9

Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức vàhoạt động của Nhà nước và hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũngđược tổ chức thực hiện trên cơ sở tuân thủ nội dung của nguyên tắc này

Nguyên tắc tập trung dân chủ là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố tậptrung và dân chủ, có nghĩa là vừa bảo đảm sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở

dân chủ, vừa bảo đảm mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung [4] “Tập

trung”: nhằm thâu tóm mọi quyền lực Nhà nước vào chủ thể quản lý để điềuhành, chỉ đạo thực hiện pháp luật “Dân chủ”: sự mở rộng quyền của đốitượng quản lý nhằm phát huy trí tuệ của tập thể trong hoạt động quản lý vàtiềm năng của đối tượng quản lý trong quá trình thực thi pháp luật

Tập trung và dân chủ là hai mặt thống nhất biện chứng, không thể táchrời Do đó, cần có sự kết hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ việc bảo đảm cả haiyếu tố này trong hoạt động lãnh quản lý hành chính nhà nước Nếu chỉ có sựlãnh đạo tập trung mà không mở rộng dân chủ thì sẽ tạo điều kiện cho cáchành vi lạm quyền, quan liêu, hách dịch, tham nhũng phát triển Ngược lại,không có sự lãnh đạo tập trung thống nhất sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, vô

chính phủ, cục bộ địa phương

1.2.5 Cơ sở pháp lý

Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong hệ thốngnguyên tắc quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa Cơ sở pháp lý của nguyên tắctập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước được quy định tại Điều

8 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiếnpháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiệnnguyên tắc tập trung dân chủ.” [2] Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là

một hoạt động thường xuyên trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máynhà nước nói chung và của các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng

Trang 10

CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

2.1 Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ

2.1.1 Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quanquyền lực nhà nước cùng cấp

Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lựcnhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội,hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” Hiến pháp

của Nhà nước quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhândân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan quyền lực nhà nướcdo chính họ bầu ra để thay mặt mình trực tiếp thực hiện những quyền lực đó

Để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vựccủa đời sống xã hội, một hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ Trungương tới địa phương đã được thành lập và luôn có sự phụ thuộc vào các cơquan quyền lực Nhà nước cùng cấp

Đầu tiên, tập trung được thể hiện ở việc các cơ quan quyền lực nhà nướccó những quyền hạn nhất định trong việc thành lập, sáp nhập hay bãi bỏ cáccơ quan hành chính nhà nước ở cùng cấp Thứ hai, trong hoạt động, các cơquan hành chính nhà nước đều do cơ quan quyền lực nhà nước trực tiếp chỉđạo, giám sát của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệmbáo cáo hoạt động của mình trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp

Ví dụ: Ở trung ương Quốc hội thành lập ra Chính phủ Ở địa phương Ủyban nhân dân cấp tỉnh chịu sự kiểm soát của cơ quan quyền lực cùng cấp làHội đồng nhân dân cấp tỉnh,

Tất cả sự phụ thuộc nêu trên đều có mục đích là đảm bảo cho hoạt độngcủa hệ thống cơ quan hành chính nhà nước phù hợp với ý chí, nguyện vọng vàlợi ích của nhân dân lao động Ngoài ra, đó cũng chính là việc đảm bảo tập

Trang 11

trung quyền lực vào hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước - cơ quan do nhândân bầu ra và chịu sự trách nhiệm trước nhân dân

Ngoài ra, yếu tố dân chủ thể hiện rõ nét trong việc cơ quan quyền lựcnhà nước trao quyền chủ động sáng tạo, tạo điều kiện cần thiết cho các cơquan hành chính nhà nước trong việc thực hiện hiến pháp, luật và các văn bảnkhác của cơ quan quyền lực nhà nước và thực hiện nhiệm vụ chức năng củamình là quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội

2.1.2 Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối vớitrung ương

Phục tùng được hiểu là làm theo yêu cầu hay mệnh lệnh của một chủ thểnào đó, thông thường chủ thể này là cấp trên - người có địa vị và quyền hạncao hơn người được yêu cầu Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địaphương với trung ương được hiểu là việc cấp dưới làm theo mệnh lệnh củacấp trên còn cơ quan ở địa phương thực hiện theo các mệnh lệnh, chỉ thị củacơ quan ở cấp trung ương

Sự phục tùng này đảm bảo cho cấp trên và trung ương tập trung quyềnlực để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương Sự phụctùng ở đây là sự phục tùng mệnh lệnh hợp pháp trên cơ sở quy định của phápluật Sự cần thiết phải có sự phục tùng này, bởi nếu thiếu sự phục tùng đó sẽdẫn đến việc buông lỏng sự lãnh đạo, quản lý tập trung của trung ương và cấptrên nảy sinh tình trạng tùy tiện, cô Chính phủ, cục bộ địa phương

Sự phục tùng này được biểu hiện ở cả hai phương diện tổ chức và hoạtđộng Nhờ có sự phục tùng này cấp trên và trung ương mới tập trung quyềnlực nhà nước để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương.Tất cả các yêu cầu, mệnh lệnh do cấp trên và trung ương đưa ra yêu cầu cấpdưới và địa phương có nghĩa vụ phải tuân theo Đồng thời cấp trên, trungương cũng phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới, địa phương về công tác tổchức, hoạt động và về các vấn đề khác của quản lý hành chính Phải tạo điều

Trang 12

kiện để cấp dưới, địa phương phát huy sự chủ động, sáng tạo để hoàn thànhtốt nhiệm vụ được giao, nhằm chủ động thực hiện được “thẩm quyền cấpmình”

Ví dụ:

Theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Điều 7: “Uỷban nhân dân cấp dưới chịu sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp trên Uỷban nhân dân cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo của Chính phủ” Khoản 7 Điều 17 quyđịnh về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: “Bãi bỏ mộtphần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị trái pháp luật của Uỷ ban nhân dâncùng cấp, nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện” [1]

Như vậy để khắc phục được tình trạng quan liêu, áp đặt ý chí, làm mất đitính chủ động sáng tạo thì cần phải có sự phục tùng của cấp dưới đối với cấptrên, địa phương đối với trung ương

2.1.3 Việc phân cấp quản lý.

Phân cấp quản lý là sự chuyển giao thẩm quyền từ cấp trên xuống cấpdưới nhằm đạt được một cách có hiệu quả mục tiêu chung của hoạt động quảnlý hành chính nhà nước Hay phân cấp quản lý là sự phân định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước Mỗi cấpquản lý có những mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và những phương thức cầnthiết để thực hiện một cách tốt nhất những mục tiêu, nhiệm vụ của cấp mìnhnhằm phát huy tính năng động và sáng tạo

Phân cấp quản lý sẽ làm giảm bớt các thủ tục hành chính quan, giúp chocác quan chức chính phủ phản ứng nhanh nhạy hơn trước những nhu cầu củađịa phương Làm giảm áp lực tài chính đối với chính phủ trung ương khi giaoquyền cho chính quyền địa phương Hơn hết đó là làm giảm bớt khối lượngcông việc, giải quyết các sự vụ của những nhà lãnh đạo cấp cao, ở các bộtrung ương để tập trung hơn vào chính sách

Trang 13

- Phải đảm bảo trung ương có quyền quyết định những vấn đề, nhữnglĩnh vực then chốt có ý nghĩa chiến lược nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối,hài hòa của toàn xã hội, đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhànước trong phạm vi toàn quốc.

- Phải mạnh dạn giao quyền cho các địa phương, các đơn vị cơ sở đểphát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong quản lý, tích cực phát huy sứcngười, sức của, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống, trên cơ sở đó hoànthành mọi nhiệm vụ được trung ương và cấp trên giao phó Mạnh dạn phâncấp cho địa phương và phải phân cấp quản lý cụ thể, hợp lý trên cơ sở quyđịnh của pháp luật cơ sở là biện pháp đảm bảo tập trung, tránh cho trung ươngvà cấp trên phải ôm các công việc mang tính sự phụ thuộc về chức trách củađịa phương và cơ sở

- Việc phân cấp quản lý phải cụ thể, hợp lý trên cơ sở những quy địnhcủa pháp luật Mỗi loại việc chỉ được thực hiện bởi một cấp cơ quan, hoặcmột vài cấp cơ quan Cấp trên không phải lúc nào cũng thực hiện được một sốchức năng một cách có hiệu quả như cấp dưới

Việc phân cấp quản lý giữa các cấp trong bộ máy quản lý hành chính nhànước là hết sức phức tạp đòi hỏi phải xem xét từ các góc độ và nhiều yếu tốkhác nhau như: cơ sở kinh tế, xã hội, trình độ phát triển đồng đều về kinh tế,kết cấu hạ tầng, giao thông, thông tin, liên lạc,… Sự phân cấp không rõ ràngsẽ làm cho hệ thống văn bản giữa các cơ quan thiếu sự thống nhất, sai phạmtrong việc tổ chức thực hiện của từng cơ quan đơn vị Vì vậy việc ban hànhcác quyết định phân cấp quản lý cần phải có sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng,hợp lý, tránh đưa ra các quyết định chung chung, tùy tiện Tất nội dung củaviệc phân cấp quản lý bao giờ cũng phải được thể hiện trong văn bản phápluật của các cấp có thẩm quyền

Ngày đăng: 15/09/2024, 08:29

w