1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam

139 7,2K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam TỔNG QUAN VỀ VIỆT NAM VĂN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG TIẾN TRÌNH VĂN HOÁ VIỆT NAM VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG VÀ CÁ NHÂN VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

2.2.1 Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội 16

2.2.2 Tính giá trị và chức năng thúc đẩy xã hội vận động đi lên 16

2.2.3 Tính lịch sử và truyền thống có chức năng giáo dục, duy trì cộng đồng 16

2.2.4 Tính dân tộc tạo nên cá tính, bản sắc riêng, phân biệt với dân tộc khác 16

3.3.3 Vùng văn hóa Bắc Bộ (vùng Thăng long, vùng đồng bằng sông Hồng) 28

Trang 3

3.4 Mối quan hệ không gian văn hóa Việt Nam - Trung Quốc 31

5.1.2 Hai qui luật của triết lý âm dương (quan hệ giữa âm và dương) 44

Trang 4

5.3.1.3 Lịch âm dương 50

Trang 5

VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

8.1 Văn hóa Chăm và nguồn gốc Bà la môn, Hồi giáo 89

Trang 6

8.5.1 Quá trình phát triển của Kitô giáo ở Việt Nam 109

9.5 Văn hoá truyền thống đứng trước công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại

Trang 7

PHẦN I TỔNG QUAN VỀ VIỆT NAM

Bản đồ hành chính Việt Nam

Trống Đồng - Biểu tượng của văn minh Việt Nam cổ xưa.

Trang 8

1.Tổng quan về Việt Nam

1.1.Vị trí địa lý

Nguồn www.mattran.org.vn

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía Đông bán đảo Đông Dương, Kinh tuyến:

1020 08' - 1090 28' Đông, Vĩ tuyến: 80 02' - 230 23' Bắc

- Phía Bắc giáp Trung Quốc,

- Phía Tây giáp Lào, Campuchia,

- Phía Đông và Nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương

Bờ biển Việt Nam dài 3260 km, biên giới đất liền dài 3730km Trên đất liền,

từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Móng Cái, Quảng Ninh), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km - Đồng Hới (Quảng Bình)

Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương1

1

www.chinhphu.vn

Hình 1.1 Quốc kỳ Việt Nam Hình 1.2 Quốc huy Việt Nam

Hình 1.3; Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á

–www.chinhphu vn

Trang 9

1.2 Khí hậu - địa hình

Về cơ bản: Khí hậu Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu gió mùa Tuy nhiên trải dài từ Bắc đến Nam, khí hậu có những thay đổi rõ rệt

Miền Bắc: bốn mùa Xuân, hạ, thu, đông rõ rệt

Miền Nam : chỉ hai mùa : mùa Khô (mùa Nắng) và mùa mưa,

Miền trung; khí hậu khắc nghiệt, khô hạn nhiều

Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3 phần 4 là đồi núi, ¼ còn lại là đồng bằng cácđống bằng lớn: Sông Hồng, Sông Cửu Long

có các nhóm văn hoá đặc sắc khác như Tày-Nùng ,Thái,Chàm, Hoa-Ngái, Môn- Khơme, H’Mông-Dao, nhất là văn hoá các dân tộc Tây Nguyên giữ được những truyền thống khá phong phú và toàn diện cuả một xã hội thuần nông nghiệp gắn bó với rừng núi tự nhiên

54 dân tộc có thể chia thành 8 Nhóm, các dân tộc cùng nhóm có quan hệ gần gũi họ hàng với nhau:

Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ

Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái

Nhóm Môn-Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru-Vân kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho,

Trang 10

Cơ-tu, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ôi,Xinh-mun,Xơ-đăng,Xtiêng

Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà thẻn

Nhóm Kađai có 4 dân tộc là: Cờ lao, La chí, La ha, Pu péo

Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê đê, Gia-rai, Ra-glai

Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu

Nhóm Tạng có 6 dân tộc là: Cống, Hà Nhì, La hủ, Lô lô, Phù lá, Si la2

Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, song

do các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các dân tộc

có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hóa với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình ở đây cái đa dạng của văn hóa các dân tộc được thống nhất trong qui luật chung - qui luật phát triển

đi lên của đất nước, như cái riêng thống nhất trong cái chung của cặp phạm trù triết học

1.5 Tôn giáo

Ở Việt Nam có những tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đông như Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo; có tôn giáo có nguồn gốc từ phương Tây như Thiên chúa giáo, Tin lành; có tôn giáo được sinh ra tại Việt Nam như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo; có tôn giáo hoàn chỉnh (có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức giáo hội), có những hình thức tôn giáo sơ khai Có những tôn giáo đã phát triển và hoạt động ổn định; có những tôn giáo chưa ổn định, đang trong quá trình tìm kiếm đường hướng mới cho phù hợp

Theo ban Tôn giáo chính Phủ , ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số Cụ thể:

- Phật giáo: Gần 10 triệu tín đồ, có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả

nước, trong đó tập trung đông nhất ở Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, TP Hồ Chí

2

www.mattran.org.vn - Đất nước Việt Nam

Trang 11

Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ

- Thiên chúa giáo: Hơn 5,5 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố, trong đó có

một số tỉnh tập trung đông như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Nghệ

An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Kon Tum, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đồng Nai, TP

Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, thành phố Cần Thơ

- Đạo Cao Đài: Hơn 2,4 triệu tín đồ có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ như

Tây Ninh, Long An, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang

- Phật giáo Hoà Hảo: Gần 1,3 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền

Tây Nam Bộ như: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long

- Đạo Tin lành: khoảng 1 triệu tín đồ, tập trung ở các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng

Nam, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Long An, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông,

- Hồi Giáo: Hơn 90 nghìn tín đồ, tập trung ở các tỉnh: An Giang, TP Hồ Chí

Minh, Bình Thuận, Ninh Thuận

Ngoài 6 tôn giáo chính thức đang hoạt động bình thường, còn có một số

nhóm tôn giáo địa phương, hoặc mới được thành lập có liên quan đến Phật giáo, hoặc mới du nhập ở bên ngoài vào như: Tịnh độ cư sỹ, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tổ Tiên Chính giáo, Bàlamôn, Bahai và các hệ phái tin lành.Mới đây, năm

2007 Chính phủ vừa chính thức cho thêm 2 tôn giáo Tịnh độ cư sỹ và Tứ Ân Hiếu

Nghĩa được phép hoạt động truyền giáo và lập giáo hội chính thức nâng số tôn giáo

chính thức ở Việt Nam từ 6 lên 8

Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo nói trên, người ta thường ví Việt Nam như bảo tàng tôn giáo của thế giới Về khía cạnh văn hoá, sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam phong phú

và đặc sắc Tuy nhiên đó là những khó khăn đặt ra trong việc thực hiện chủ trương, chính sách đối với tôn giáo nói chung và đối với từng tôn giáo giáo cụ thể

Trang 12

1.6 Các di sản thế giới ở Việt Nam

1.6.1 Di sản thiên nhiên

- Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)

- Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình)

1.6.2 Di sản văn hóa

1 Quần thể kiến trúc cố đô Huế (Thừa Thiên Huế)

2 Nhã nhạc cung đình Huế (Thừa Thiên Huế)

3 Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)

4 Phố cổ Hội An (Quảng Nam)

5 Không gian văn hoá Cồng Chiêng (Tây Nguyên)

1.7 Cơ sở nảy sinh hình thành nên nền văn hoá Việt Nam

Văn hoá dân tộc Việt Nam nảy sinh từ một môi trường sống cụ thể: xứ nóng, nhiều sông nước, nơi gặp gỡ của nhiều nền văn minh lớn Điều kiện tự nhiên (nhiệt,

ẩm, gió mùa, sông nước, nông nghiệp trồng lúa nước ) đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc, đến tính cách, tâm lý con người Việt Nam Tuy nhiên điều kiện xã hội và lịch sử lại là những yếu tố chi phối rất lớn đến văn hoá và tâm lý dân tộc Cho nên cùng là cư dân vùng trồng lúa nước, vẫn có những điểm khác biệt về văn hoá giữa Việt Nam với Thái Lan, Lào, Indonesia, Ấn Độ v.v Cùng cội nguồn văn hoá Đông Nam Á, nhưng do sự thống trị lâu dài của nhà Hán, cùng với việc áp đặt văn hoá Hán, nền văn hoá Việt Nam đã biến đổi theo hướng mang thêm các đặc điểm văn hoá Đông Á

Các nhà sử học thống nhất ý kiến ở một điểm: Việt Nam có một cộng đồng văn hoá khá rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên (cách đây khoảng 2800- 2500 năm – LQV) và phát triển rực rỡ vào giai đoạn văn hoá Đông Sơn (cách nay khoảng – 2500 năm – LQV) Cộng đồng văn hoá

Trang 13

ấy phát triển cao so với các nền văn hoá khác đương thời trong khu vực, có những nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hoá vùng Đông Nam Á,

vì có chung chủng gốc Nam á (Mongoloid phương Nam) và nền văn minh lúa nước Những con đường phát triển khác nhau của văn hoá bản địa tại các khu vực khác nhau (lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả v.v ) đã hội tụ với nhau, hợp thành văn hoá Đông Sơn Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước”phôi thai”đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng liên làng và siêu làng (để chống giặc và đắp giữ đê trồng lúa), từ

đó các bộ lạc nguyên thuỷ phát triển thành dân tộc

Có thể nói xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam, đã có ba lớp văn hoá chồng

lên nhau: lớp văn hoá bản địa, lớp văn hoá giao lưu với Trung Quốc và khu vực,

lớp văn hoá giao lưu với phương Tây 3 Nhưng đặc điểm chính của Việt Nam là nhờ gốc văn hoá bản địa vững chắc nên đã không bị ảnh hưởng văn hoá ngoại lai đồng hoá, trái lại còn biết sử dụng và Việt hoá các ảnh hưởng đó làm giàu cho nền văn hoá dân tộc

Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải làm các cuộc chiến tranh giữ nước, từ đó tạo nên một đặc trưng văn hoá nổi bật: tư tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên thuỷ đã sớm được

cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc Chiến tranh liên miên, đó cũng là lý do chủ yếu khiến cho lịch sử phát triển xã hội Việt Nam có tính bất thường, tất cả các kết cấu kinh tế-xã hội thường bị chiến tranh làm gián đoạn, khó đạt đến điểm đỉnh của sự phát triển chín muồi Cũng vì chiến tranh phá hoại, Việt Nam ít có được những công trình văn hoá-nghệ thuật đồ sộ, hoặc nếu có cũng không bảo tồn được nguyên vẹn

Trang 14

TT (Hà Nội) -”VN đang ở thời kỳ cuối của giai đoạn bùng nổ dân số”,

phó chủ nhiệm Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em Nguyễn Thiện

Trưởng nhận định tại cuộc họp báo chiều 5-7, nhân kỷ niệm Ngày dân

số thế giới 11-7

Theo ông, hiện tại mỗi năm dân số VN tăng thêm khoảng 1,3 triệu

người Tình trạng tăng dân nhanh này đã đặt ra nhiều vấn đề dân sinh, đặc

biệt”gây sức ép lên hệ thống giáo dục quốc dân”

Tại gia đình, ông Trưởng cho biết khảo sát mới nhất tại TP Biên Hòa

(Đồng Nai) cho thấy hơn 56% gia đình không hiểu quá trình thay đổi tâm

sinh lý của trẻ

Nhận thức về sức khỏe sinh sản của thanh niên còn yếu, rất nhiều

nam thanh niên chưa lập gia đình có quan hệ với gái mại dâm, tỉ lệ nhiễm

HIV trong vị thành niên và thanh niên tăng cao, 30% số ca nạo phá thai hằng năm là nữ giới chưa lập gia đình

Để giải quyết tình trạng này, một dự án lớn nhất từ trước đến nay về truyền thông phòng chống HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản trong thanh niên sẽ được thực hiện từ 2006, với tài trợ trị giá 20 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển châu Á

L.ANH

Trẻ sơ sinh gia tăng tại Bệnh viện Từ Dũ - Ảnh :T.T.D

CHƯƠNG II VĂN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG

Dẫn nhập

Có lẽ, phát biểu rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của văn hóa chắc không quá đáng, bởi

vì một khuynh hướng chung hiện nay là các quốc gia trên thế giới đang (hay sắp) qui

tụ với nhau thành nhiều nhóm dựa trên văn hóa, mà không dựa trên ý thức hệ (như Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Tư bản trong thời gian qua) Trong thế kỷ 21, người

ta sẽ hỏi”Anh là ai”thay vì”Anh thuộc phe nào”? trong thế kỷ vừa qua Tức là một sự

chuyển biến về nhận dạng từ ý thức hệ sang văn hóa

2.1 Khái niệm Văn hoá

Vậy Văn hoá là gì ? trả lời câu hỏi này không dễ chút nào, bởi văn hoá là một

phạm trù có nội hàm rất rộng, các học giả trên thế giới chưa bao giờ đồng ý với nhau

về ý nghĩa của hai từ này (hiện có trên 500 định nghĩa) và xem ra xu hướng học thuật hiện nay, số lượng các định nghĩa còn có thể tăng lên nữa Trong phạm vi giáo trình này, người viết chỉ giới thiệu một số định nghĩa tiêu biểu

Trang 15

Theo cách hiểu thông thường, văn hóa là học thức, trình độ học vấn và lối sống lành mạnh … điều này thấy rõ trong sơ yếu lí lịch của cá nhân có ghi: trình độ văn hoá, trong xã hội có ấp văn hoá, phường văn hoá, gia đình văn hoá, sống có tính có nghĩa, có trước có sau, hay giúp đỡ, an ủi người cô thế, bất hạnh người ta gọi là người

có văn hoá.Còn trong học thuật, văn hoá được hiểu theo một nghĩa khác:

Cố Gs Đào Duy Anh xem văn hoá là sinh hoạt 4

TS Dương Ngọc Dũng xem Văn hoá là một hệ thống các giá trị chung cho mọi

thành viên của xã hỗi hay cộng đồng 5

Edouard Herriot xem Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là

cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả 6

Phan Ngọc xem văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một

cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tạí ít nhiều đã bị cá nhân hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng.Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của

cá nhân hay tộc người khác.7

Trần Ngọc Thêm trong công trình Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, - được

bộ Giáo Dục và Đào tạo chọn làm giáo trình chính giảng dạy trong các ngành Khoa học Xã hội - xuất bản tại Thành phố Hồ chí Minh năm 2001 (tái bản 2003,2004,2006)

đã định nghĩa văn hoá như sau:

“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người

sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn và trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”

Ta thấy định nghĩa này phù hợp với định nghĩa mà UNESCO đưa ra năm 1970 tại Venise8

2.2 Các đặc trưng và chức năng của văn hóa

Trang 16

2.2.1 Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội

VH gồm nhiều bộ phận có liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau Những con người có chung một nền VH sẽ sống chung thành một cộng đồng ổn định

2.2.2 Tính giá trị và chức năng thúc đẩy xã hội vận động đi lên

Có nhiều cách phân loại giá trị văn hóa:

Giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trị hỗn hợp vật chất – tinh thần Giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ

Giá trị vĩnh cửu, giá trị nhất thời , giá trị lịch sử và giá trị đang hình thành

Tính giá trị còn có vai trò điều chỉnh xã hội, bằng cách tạo ra nhũng mẫu mực để mọi người noi theo

2.2.3 Tính lịch sử và truyền thống có chức năng giáo dục, duy trì cộng đồng

2.2.4 Tính dân tộc tạo nên cá tính, bản sắc riêng, phân biệt với dân tộc khác 9

2.3 Phân biệt văn hóa, văn hiến, văn vật và văn minh

Hài hoà giữa vật

chất và tinh thần

Thiên về giá trị tinh thần

Thiên về giá trị vật chất

Thiên về giá trị vật chất, kỹ thuật

Có bề dài lịch sử Có bề dài lịch sử Có bề dài lịch sử Có trình độ phát triển

Có tính dân tộc Có tính dân tộc Có tính dân tộc Có tính quốc tế

Thiên về nông

thôn, nông nghiệp,

phương Đông

Thiên về nông thôn, nông nghiệp, phương Đông

Thiên về nông thôn, nông nghiệp, phương

Thiên về thành thị, thương mại, và công nghiệp, phương

9

* Xem chi tiết hơn trong : Trần Ngọc Thêm 2006 Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB TPHCM, t 20-24

Trang 17

Đông Tây

Trang 18

2.4 Cấu trúc của một nền văn hóa

Có thể chia ra 4 thành tố, gồm:

Văn hóa nhận thức Văn hóa tổ chức cộng đồng: xã hội và cá nhân

Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

2 5 Các bộ môn nghiên cứu văn hóa

Gồm những chuyên ngành :

Văn hóa học đại cương: còn gọi là Lí thuyết văn hóa , nghiên cứu các

khái niệm, quy luật hình thành và phát triển văn hóa

Địa lí văn hóa : tìm hiểu văn hoá của các vùng (theo chiều ngang) Lịch sử văn hóa: khảo sát quá trình diễn biến của một nền văn hóa dân

tộc (theo chiều dọc)

Cơ sở văn hóa nhằm nghiên cứu một nền văn hóa dân tộc , bao hàm cả

địa-văn hóa và sử -văn hóa , nhằm hướng vào thời hiện đại , với mục đích bảo tồn và phát triển nền văn hóa ấy

2.6 Hai loại hình văn hoá cơ bản trên thế giới

Người ta thường phân chia thế giới ra hai khu vực văn hóa: phương Đông và phương Tây.Cách chia như thế chỉ là tạm thời, vì nó thiếu cơ sở khoa học và không chính xác.Tiêu chí phân loại phải căn cứ vào lối sống chủ yếu (cách sản xuất), mà sản xuất phụ thuộc vào địa hình, khí hậu

Nhiều nhà nghiên cứu thống nhất chia văn hóa thế giới ra làm 2 loại hình cơ

bản: văn hóa gốc nông nghiệp và văn hóa gốc du mục

Trang 19

Bảng đối chiếu hai loại hình văn hoá

(Chủ yếu ở phương Đông

Văn hoá du mục (Chủ yếu

ở phương Tây)

Địa hình, khí hậu đồng bằng, nóng, ẩm, thấp thảo nguyên, lạnh, khô, cao

Nghề nghiệp chính trồng lúa nước chăn nuôi du mục

Cách sống (nơi ở) định cư, nhà ở ổn định du cư, cắm trại, lều tạm bợ Ứng xử với tự nhiên gắn bó, hoà hợp,tôn trọng chiếm đoạt, khai thác, bóc lột

Ăn uống đồ ăn thực vật đồ ăn động vật

Quan hệ xã hội

trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ, dân chủ, trọng tập thể

trọng lý (nguyên tắc), trọng tài, trọng võ, trọng nam giới, trọng

cá nhân (thủ lĩnh)

Giao lưu đối ngoại hiếu hoà, dung hợp, mềm

dẻo khi đối phó

hiếu chiến, độc tôn, cứng rắn bằng bạo lực

Đặc điểm tư duy

chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm, tổng hợp và biện chứng

khách quan, lý tính, thực nghiệm, phân tích và siêu hình

Văn học nghệ thuật thiên về thơ, nhạc trữ tình thiên về truyện, kịch, múa sôi

động

Xu hướng khoa học thiên văn, triết học tâm

linh, tôn giáo khoa học tự nhiên, kỹ thuật

Khuynh hướng chung thiên về văn hoá nông

thôn thiên về văn minh thành thị

Trang 20

Trên đây trình bày những nét khác biệt cơ bản nhất giữa hai loại hình văn hóa chủ yếu của loài người Trên cơ sở đó, sinh viên tiếp tục tìm hiểu những nét khác nhau trong nhiều lĩnh vực khác

Những hình ảnh tiêu biểu cho nền văn minh nông nghiệp Phương Đông

Những hình ảnh tiêu biểu cho nền văn minh nông nghiệp Phương Tây du mục

Nguồn: sưu tầm từ Internet

143H

144H

Trang 21

CHƯƠNG III TỌA ĐỘ CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM

Theo Trần Ngọc Thêm: Ba yếu tố cơ bản tạo nên một nền văn hóa là:

Chủ thể văn hóa Không gian văn hóa Thời gian văn hóa10

3 1.Chủ thể văn hóa Việt Nam là các dân tộc Việt Nam

Cách đây trên 30 vạn năm, loài người sống ở hai khu vực chính: phía Tây và phía Đông Khu vực phía Tây gồm 2 đại chủng là chủng Âu (Europeoid), và chủng Phi (Negroid) Còn ở phía Đông, có đại chủng Á (Mongoloid) sống ở phía Bắc, đại chủng

Úc (Australoid) sống ở phía Nam gồm khu vực Đông Nam Á và nam đảo Thái bình dương

Cách đây khoảng 10 ngàn năm (thời đồ đá giữa) một dòng người du mục thuộc đại Mongoloid từ Tây Tạng thiên di xuống, vượt qua sông Dương Tử (còn gọi Trường giang), dừng lại và hợp chủng với dân Melanesien nông nghiệp bản địa, tạo ra một chủng mới gọi là Indonesien (Mã Lai cổ), nước da ngăm đen, tóc hơi quăn, tầm vóc thấp11

Cách đây khoảng 5000 năm (thời đồ đá mới, đầu thời đại đồ đồng), tiếp tục diễn ra sự tiếp nhận và hợp chủng dòng người Mongoloid phía Bắc đi xuống với dân

cư Indonesien bản địa, tạo ra chủng mới, Austroasiatic -gọi là chủng Nam Á

Dần dần, chủng Nam Á chia tách ra nhiều dân tộc gọi chung là nhóm Bách Việt, như Dương Việt,Đông Việt, Điền Việt, Lạc Việt, Mân việt, Nam việt, sinh sống

từ phía nam sông Dương Tử cho tới Bắc Trung Bộ Nhóm này hình thành theo 4 nhóm

Trang 22

ngôn ngữ là Việt -Mường, Môn -Khmer, Tày- Thái, Mèo -Dao.Trong đó, dân tộc Việt (kinh) chiếm đa số, tới 85 %

Trong khi đó, một bộ phận dân Indonesien không muốn ở lại hợp chủng với các dòng du mục phươ ng Bắc nên đã di chuyển dọc theo dãy Trường Sơn vào phía Nam, định cư lại ở vùng Tây nguyên và Trung bộ, đó là các dân tộc Bana, Eđê, Gia rai, Churu, Vân kiều và dân tộc Chăm ngày nay

Như vậy, người Việt ngày nay đều có chung một nguồn gốc là chủng Indonesien nhưng lại đa dạng và sống rải rác khắp từ Bắc đến Nam

Cách đây khoảng 4000 năm, các dân tộc Việt lùi xuống, hình thành quốc gia đầu tiên gọi là Văn Lang, đồng thời mở mang bờ cõi về phương Nam

Tam giác thứ hai hình thành, cạnh đáy là đường biên giới Việt - Trung ngày nay còn đỉnh là chót Mũi Cà mau (chính xác hơn, đó là các đảo cực Nam của Tổ quốc)

Mối quan hệ giữa 3 thành tố trên: Không gian văn hoá chậm thay đổi so với chủ thể văn hoá, chủ thể có thể thay đổi còn thời gian là vô tình, là tuần hoàn

3.2 Không gian văn hóa

Không gian văn hóa có phần phức tạp hơn< bởi lẹ văn hóa có tính lịch sử (yếu

tố thời gian), cho nên không gian văn hóa có liên quan đến lãnh thổ văn hóa nhưng không trùng và không đồng nhất với không gian lãnh thổ: Nó bao quát tất thảy những vùng lãnh thổ mà dân tộc đó đã tồn tại qua mọi thời đại Do vậy, không gian văn hóa bao giờ cũng rộng hơn lãnh thổ Không gian văn hóa của hai dân tộc sống cạnh nhau thường có phần chồng lên nhau, có miền giáp ranh 12(vùng đệm – LQV)

Hai tam giác không gian văn hóa Việt Nam

Hãy xác định vị trí sông Dương Tử trên bản đồ và đường biên giới Việt - Trung ngày nay

Tam giác thứ nhất: cạnh đáy là bờ Nam sông Dương Tử, còn đỉnh là Bắc Trung

Bộ (khoảng Đèo Ngang)

12

TRần Ngọc Thêm 1997 Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục, t 27-28

Trang 23

Địa bàn cư trú của các tổ tiên các Dân tộc Việt Nam

3.3 Các vùng văn hóa Việt Nam

Đất nước Việt Nam có địa hình đa dạng vừa có núi (3/4 lãnh thổ) vừa có đồng bằng, vừa có biển, khí hậu đa dạng nên đã hình thành nhiều vùng văn hóa khác nhau Hiện, trong giới nghiên cứu còn chưa thống nhất với nhau trong cách phân vùng văn hoá Việt nam Ở đây, chúng tôi giới thiệu 2 cách phân vùng tiêu biểu:

GS Ngô Đức Thịnh trong Văn hóa Vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam đã tiến hành phân vùng văn hoá ở Việt Nam thành 7 vùng văn hoá lớn, trong mỗi vùng như vậy lại có thể phân chia thành các tiểu vùng văn hoá nhỏ hơn, khoảng 23 tiểu vùng13

1 Vùng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ, có thể phân thành 5 tiểu vùng:

- Tiểu vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang)

- Tiểu vùng Sơn Nam (Hà Đông [Hà Tây], Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên)

- Tiểu vùng Xứ Đoài (Phú Thọ, Sơn Tây, Vĩnh Phúc)

- Tiểu vùng Xứ Đông (Hải Dương, Hải Phòng)

- Tiểu vùng Thăng Long - Hà Nội

Trang 24

2 Vùng văn hoá Việt Bắc, có thể phân thành 2 tiểu vùng

- Tiểu vùng Cao - Bắc - Lạng (Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên)

- Tiểu vùng Đông Bắc (Quảng Ninh)

3 Vùng văn hoá Tây Bắc và miền núi Thanh Nghệ, có thể phân thành

3 tiểu vùng:

- Tiểu vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La)

- Tiểu vùng miền núi Thanh Nghệ (miền núi Thanh Hoá, Nghệ An)

- Tiểu vùng Mường Hoà Bình

4 Vùng văn hoá Bắc Trung Bộ, có thể chia thành 3 tiểu vùng:

- Tiểu vùng Xứ Thanh (Thanh Hoá, không kể miền núi)

- Tiểu vùng Xứ Nghệ (Nghệ An, Hà Tĩnh, không kể miền núi)

- Tiểu vùng Xứ Huế (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên)

5 Vùng văn hoá Nam Trung Bộ, có thể phân thành 3 tiểu vùng:

- Tiểu vùng Xứ Quảng (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định)

- Tiểu vùng Phú Yên, Khánh Hoà

- Tiểu vùng Ninh Bình Thuận

6 Vùng văn hoá Trường Sơn - Tây Nguyên, có thể phân chia thành 4 tiểu vùng:

- Tiểu vùng Nam Trường Sơn (vùng núi Thừa Thiên, Quảng Nam)

- Tiểu vùng bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai)

- Tiểu vùng trung Tây Nguyên (Đắc Lắc)

- Tiểu vùng Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng, Bình Phước)

7 Vùng văn hoá Nam Bộ, có thể phân thành 3 tiểu vùng:

- Tiểu vùng đông Nam Bộ (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Biên Hoà)

- Tiểu vùng tây Nam Bộ (Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Mĩ Tho, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu)

Trang 25

- Tiểu vùng Sài Gòn - Gia Định14

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm thì chia văn hoá Việt Nam ra làm 6 vùng như sau: Tây Bắc, Việt Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ15

Chúng tôi chọn cách phân vùng của Trần Ngọc Thêm làm cách phân vùng chính trong giáo trình này

Trang 26

3.3.1 Vùng văn hóa Tây Bắc

Tây Bắc thật ra là tên gọi theo phương vị, lấy Hà Nội làm điểm chuẩn, hiện tại

là địa bàn gồm 5 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, và phần vùng núi của tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An giáp giới nước Lào

Đây là vùng có hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn sông Hồng,thuộc lưu vực sông Đà., kéo dài tới phía bắc tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.Có trên 20 dân tộc sinh sống, tiêu biểu là hai dân tộc Thái và Mường

Nét văn hóa nổi bật:

Hình 3.2: Khăn Piêu Thái

Tây Bắc, xứ sở của hoa ban, quê hương của xoè hoa, miền đất dịu ngọt của

những thiên tình sử”tiễn dặn người yêu”- Truyện thơ cổ dân tộc Thái,nhưng cũng tràn đầy nước mắtcủa những thân phận người”Tiếng hát làm dâu”- Truyện thơ cổ Dân tộc

Hơmông

- Hệ thống mương phai dẫn nước từ suối vào ruộng trồng lúa

- Trang phục hoa văn sặc sỡ: Khăn Piêu, khăn váy áo

- Ca múa xòe, khèn, sáo

- Quán tự giác16

16

Xem chi tiết hơn trong, Trần Quốc Vượng 1997, CSVHVN,NXB Giáo Dục tr 213 -226 – LQV

Hình 3.1: Hoa Ban - Một trong những loài hoa đặc trưng của Tây Bắc

Trang 27

3.3.2 Vùng văn hóa Việt Bắc (Vùng Đông Bắc)

Việt Bắc thật ra là tên gọi theo phương vị, lấy Hà Nội làm điểm chuẩn, hiện tại

là địa bàn gồm sáu tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang,

Hà Giang và phần miền núi của các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang và Quảng Ninh

Núi non hiểm trở bên tả (bên trái) ngạn sông Hồng Cư dân chủ yếu người Tày

và Nùng

Trang phục giản dị, quần áo chàm

Có hệ thống văn tự sớm, văn học phát triển

Ghi chú: có thể đọc thêm bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu17

17

* Xem chi tiết hơn trong, Trần Quốc Vượng 1997, CSVHVN,NXB Giáo Dục tr 213 -226 – LQV

Hình 3.3 : Cô gái các dân tộc Đông Bắc www.baobinhdinh.com.vn

Trang 28

3.3.3 Vùng văn hóa Bắc Bộ (vùng Thăng long, vùng đồng bằng sông Hồng)

Gồm các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ : Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình,Thanh Hóa, Nghệ An

Hình 3.4 Hát Quan họ - một nét văn hoá tiêu biểu của Bắc Bộ

Cư dân chủ yếu là người Việt Kinh, sống thành làng xã.Vùng này đất đai trù phú, phát triển toàn diện, sẽ là nguồn cội của văn hóa Trung bộ và Nam bộ sau này và trở thành trung tâm văn hóa cả nước

3.3.4 Vùng văn hóa Trung Bộ

Dải đất hẹp và dài dọc theo biển Đông, từ tỉnh Quảng Bình tới tỉnh Phan Thiết Khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn Dân Việt từ ngoài vào, sinh sống chủ yếu bằng nghề biển Con người chịu đựng gian khổ, cần cù, hiếu học

Hình 3.5 Tháp Chăm – nét văn hoá tiêu

biểu của Trung Bộ

Trang 29

Chủ nhân đầu tiên là người Chăm (gốc Nam đảo- Austronésien), trước đây

dựng nên vương quốc Cham Pa, sau sáp nhập vào nước Đại Việt (thời Lê) Bộ phận văn hóa Chăm chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ với nhiều thành tựu đặc sắc về kiến trúc

và điêu khắc tiêu biểu là những Tháp Chàm

3.3.5 Vùng văn hóa Tây Nguyên

Phía đông dãy Trường Sơn, hiện gồm 5 tỉnh Gia Lai, Kontum, Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng

Hình 3.6- 3.7: Nhà Rông và lễ hội đâm Trâu – hai nét văn hoá của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên

Trên 20 dân tộc, đây là vùng có nhiều thành tựu văn hóa cổ đặc sắc, như các lễ hội, nhạc cụ cồng chiêng, dân ca, lễ hội, trường ca cổ (Đam San, Xing Nhã )

Lễ hội đâm trâu, các nhà mộ Tây Nguyên là những đặc sắc trong văn hoá của họ.Tục uống rượu cần - nối kết cộng đồng

Di sản văn hoá phi vật thể thế giới: không gian văn hoá cồng chiêng (2005)

3.3.6 Vùng văn hóa Nam Bộ

Hai lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long, gọi là miền Đông Nam Bộ và Tây Nam bộ, trung tâm là thành phố Sài Gòn -Gia Định

Đồng bằng rộng rãi, kinh rạch chằng chịt, khí hậu 2 mùa mưa và khô rõ rệt, điều hòa

Trang 30

Hình 3.8 – 3.12 Sông nước- con thuyền - đặc trưng của cư dân Nam Bộ

Những cư dân bản địa như Khmer (miền Tây) và Mạ, Stieng, Chơ ro, Mnông sinh sống (miền Đông) cùng với những cư dân đến sau như Việt, Hoa, Chăm xây dựng cuộc sống

* Nét văn hoá nổi bật

Nhà ở dọc theo kênh rạch và đường lộ trong những làng xã mở

Sản xuất chủ yếu làm ruộng lúa nước và nghề đánh bắt cá sông biển

Đồ ăn thiên về thủy sản

Tín ngưỡng, tôn giáo rất phong phú và đa dạng: hầu như các tôn giáo lớn của

Việt Nam và thế giới đều có mặt tại đây, ngoài ra đây cũng là vùng phát sinh ra hai

tân đạo Hoà Hảo (1939) và Cao Đài (1926) ở Việt Nam

Tính cách con người phóng khoáng

Vùng đất này tiếp xúc sớm với phương Tây: Tờ báo đầu tiên: Gia Định báo

bằng chữ quốc ngữ ra đời ở vùng đất này, chủ bút là Học giả Trương Vĩnh Ký (1865)

Nhìn chung, các dân tộc Việt liên hệ gắn bó mật thiết với các dân tộc Đông Nam Á từ trong nguồn gốc: giống người, ngôn ngữ, lối sống Đây là cơ sở tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa văn hóa Việt Nam và Trung Hoa

Trang 31

3.4 Mối quan hệ không gian văn hóa Việt Nam - Trung Quốc

Khởi đầu, tổ tiên người Hán là một dân tộc du mục, sống ở thượng nguồn sông Hoàng Hà.Về sau, họ làm thêm nghề nông nghiệp trồng kê mạch (nông nghiệp khô) Dần dần, họ di chuyển từ Tây sang Đông, dọc theo sông Hoàng Hà xuống hạ lưu.Đến đây, định cư và hình thành nền văn hóa sông Hoàng Hà.Thời kỳ này để lại từ”đông tiến”như một phương hướng sinh tồn và quan trọng nhất trong đời sống (đông cung, đông sàng )

Kế tiếp, người Hán tiếp tục vượt qua sông Hoàng, qua Trung Nguyên, vượt

sông Dương Tử (Trường giang) đi xuống phương Nam - bằng con đường chiến

tranh xâm lược - nơi có khí hậu dễ chịu với đất đai màu mỡ hơn Đó là cuộc Nam

tiến với khái niệm”kim chỉ nam”(nhiều dòng người đã hợp chủng với các dân tộc phương Nam - xem lại phần Chủ thể văn hóa Việt ; nguồn gốc các dân tộc Việt nam) trong giai đoạn này, khi đã chiếm và đô hộ xong các quốc gia ở bờ nam sông Dương

Tử, nhà Tần đã xua quân đánh chiếm Bách Việt; bất đầu từ năm 111TCN nhà Hán mới chính thức đô hộ vùng đất nay là phần phía Bắc và BắcTrung Bộ Việt Nam, cuộc

đô hộ này kéo dài hơn 1000 năm (sử ta quen gọi là 1000 năm Bắc Thuộc là giai đoạn này) đến năm 938 SCN với chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng (Quảng Ninh) Ngô Quyền mới dành được độc lập, tự chủ cho người Việt và các dân tộc sống trên vùgn lãnh thổ này

Trong giai đoạn này, Người Hán đã dùng mọi thủ đoạn quỷ quyệt nhằm đồng hoá về văn hoá và dân tộc để dễ bề cai trị nước ta, chúng áp đặt văn hoá Hán (Nho giáo là trung tâm) vào nước ta và chắc chắn người Hán đã thu nhận không ít thành tựu văn hóa phương Nam để góp vào nền văn hóa Hán - sông Hoàng Hà

Như vậy, ngay từ những buổi đầu hình thành văn hóa, dân tộc Việt và Hán đã

có quá trình giao lưu văn hoá lẫn nhau (cả cưỡng bức và tự nguyện, nhưng cưỡng bức

là xu thế chính)

Trang 32

Văn hóa Trung Hoa = Văn hóa du mục Tây Bắc + Văn hoá nông nghiệp khô Trung nguyên + Văn hóa lúa nước phương Nam (Văn hóa du mục Tây Bắc + Văn hóa nông nghiệp khô Trung nguyên = Văn hóa Hoàng Hà)

Văn hóa Việt Nam = Văn hóa Nam sông Dương Tử + Văn hóa sông Hồng, sông Mã + Văn hóa miền Trung và sông Mekong

Trang 33

CHƯƠNG IV TIẾN TRÌNH VĂN HOÁ VIỆT NAM

Giáo sư Trần Ngọc Thêm trong công trình Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam đã

chia tiến trình văn hóa Việt Nam ra thành 6 giai đoạn18, 6 giai đoạn này tạo thành 3 lớp nằm chồng lên nhau, cụ thể:

- Lớp văn hóa bản địa: gồm 2 giai đoạn (Tiền sử, Văn Lang - Âu Lạc)

- Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và Ấn Độ: gồm 2 giai đoạn(chống Bắc thuộc, Đại Việt)

- Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây và thế giới: gồm 2 giai đoạn (Đại Nam và Hiện đại)

Lớp văn hóa bản địa 4.1.Giai đoạn 1: giai đoạn tiền sử

Kể từ thượng cổ đến khi hình thành nước Văn Lang

Thành tựu lớn nhất là tạo ra nghề trồng lúa nước (khác hẳn với trồng lúa khô / nương rẫy của Trung Hoa)

Thuần dưỡng một số gia súc (bò trâu, gà vịt, heo)

Trồng dâu nuôi tằm, dệt vải

Làm nhà sàn Dùng cây thuốc nam chữa bệnh

Uống trà

18

GS Trần Ngọc Thêm 2001 Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP.HCM, t 75

Hình 4.1: các hình ảnh tiêu bỉêu cho giai đaọn tiền sử của Việt Nam

Trang 34

4.2 Giai đoạn 2: giai đoạn Văn Lang - Âu lạc

Quốc gia đầu tiên ra đời gọi tên là Văn Lang (tương truyền có 18 vị Vua Hùng) Sau, An Dương Vương đổi tên là Âu Lạc

Thành tựu văn hóa chính:

Nghề luyện kim đồng, đúc đồng và điêu khắc đồng (thạp đồng, trống đồng ) Văn học dân gian, truyền thuyết, thần thoại

Có thể đã tạo ra hệ thống văn tự, chữ viết, nhưng về sau bị xóa bỏ

Nguồn: Hà Văn Tấn 2002 Chữ trên đá, chữ trên đồng- minh văn và lịch sử, nxb KHXH, Hà Nội, 29

Hình 42 : Người thổi khèn – đồ đồng Giai đoạn Đông Sơn

Những ký hiệu tượng hình trên

đồ đồng Tìm thấy ở Việt Nam

Hình 4.3: Trống đồng, đánh trống đồng , Hình người giao phối trên trống đồng

Trang 35

Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và Ấn Độ

Gồm 2 giai đoạn giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và Văn hóa Đại Việt thời

tự chủ

4.3 Giai đoạn 3: giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc

Kể từ Triệu Đà (179.tr.CN) dùng mưu mô sâu độc (cho Trọng Thuỷ sang ở rể

mà truyền thuyết Trọng Thuỷ Mỵ Châu còn ghi lại) đánh bại vua An Dương Vương

của nước Âu Lạc đến khi Ngô Quyền giành lại độc lập dân tộc (938)

Ý thức đối kháng kiên trì, bất khuất trước nguy cơ xâm lăng của phong kiến phương Bắc Những cuộc kháng chiến liên tiếp qua các thế kỉ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí,Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Cha con họ Khúc, Dương Diên Nghệ và đỉnh cao là cuộc đại thắng của Ngô Quyền năm 938

Giai đoạn này không có những thành tựu văn hóa đáng kể Nếu có, chúng ta cần nói đến hai nguồn văn hóa Ấn Độ truyền vào nước ta theo con đường hòa bình, đó là văn hóa Phật giáo thâm nhập vào miền Bắc, Bà la môn đi vào miền Trung bộ tạo dựng nên vương quốc Chămpa

Bọn phong kiến phương Bắc ra sức phá huỷ, tiêu diệt thành tựu văn hóa dân tộc

ta như: thu gom sách vở, bắt thay thế trang phục Hán.v.v… nhưng không đạt được mục đích Có thể hệ thống văn tự Việt đã bị xóa bỏ trong suốt ngàn năm đô hộ này

4.4 Giai đoạn 4: Văn hóa Đại Việt thời tự chủ

Sau chiến thắng của Ngô Quyền, nước ta lại xây dựng nền độc lập.Trải qua các triều đại ngắn Đinh Bộ Lĩnh (968-980), Lê Hoàn, phải đến thời nhà Lý (1009-1225 - quốc hiệu Đại Việt được đặt vào năm 1054 thời vua Lê Thánh Tông) nền văn hóa Đại Việt mới phát triển mạnh với tinh thần phục hưng mãnh liệt

Tiếp theo là nhà Trần, nền văn hóa Đại Việt đạt được bước phát triển rực rỡ, gọi chung là thời đại văn hóa Lý - Trần

Đạt tới đỉnh cao rực rỡ là thời nhà Lê, nước ta đã có một nền văn hóa phong kiến ngang tầm khu vực, đủ sức tự cường và giữ vững độc lập dân tộc

Trang 36

HÌnh 4.4:Bia tiến sĩ- Di tích lịch sử văn hoá thời Lê tại Hà Nội

Dân tộc ta phát triển về phương Nam vừa nhằm mục đích bảo vệ lãnh thổ, vừa phát triển đất nước Sáp nhập vương quốc Chăm pa ở miền Trung vào lãnh thổ để mở đầu cho cuộc Nam tiến

Dân tộc ta khẩn trương tiếp thu văn hóa phong kiến Trung Hoa, chủ yếu là hệ thống giáo dục Nho Giáo, Phật giáo Trung hoa, kể cả Đạo giáo, theo xu hướng”Tam giáo đồng quy” Với phương châm”Việt Nam hóa”những thứ văn hóa ngoại lai, nghĩa

là tiếp nhận văn hóa và vận dụng cho phù hợp hoàn cảnh và bản lĩnh, tính cách dân tộc Việt, nhân dân ta đã tạo nên một nền Nho giáo Việt Nam, Phật giáo Việt Nam

Nhân dân ta tiếp nhận chữ Hán, nhưng tạo ra chữ Nôm (TK VII- VIII) để ghi

âm tiếng Việt – tiêu biểu có Quốc âm thi tập của NGuyễn Trãi, Truyện Kiều (3254 câu thơ lục bát) của Nguyễn Du…

Những lớp trí thức Hán học đã đóng vai trò nòng cột trong bộ máy quan lại phong kiến Việt Nam các triều đại Lý, Trần, Lê và Nguyễn

Thủ đô bền vững từ đây đặt tại Thăng Long (1010), với Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên, cùng với Văn Miếu (1070), khẳng định một giai đoạn phát triển cao của dân tộc

Trang 37

Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây và thế giới 4.5.Giai đoạn 5: Văn hóa Đại Nam

Đại Nam là quốc hiệu do Nhà Nguyễn Minh Mạng đặt (1838) sau tên Việt Nam

do Gia Long đặt (1804) Giai đoạn này tính từ thời các chúa Nguyễn cho đến khi thực dân Pháp chiếm được nước ta làm thuộc địa

Sau thời kì hỗn loạn Lê - Mạc, Trịnh Nguyễn phân tranh, đến nhà Nguyễn, Nho giáo lại được phục hồi làm quốc giáo, nhưng nó đã đến hồi suy tàn, không còn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa tiến kịp phương Tây

Thiên chúa giáo bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam do các giáo sỹ phương Tây đến các vùng duyên hải nước ta truyền đạo Nhà Nguyễn ban đầu cho họ vào vì mục đích chính trị nhất là thời Nguyễn Ánh cần quân lực để chiếm lại đất cũ (Đàng trong)

từ tay Tây Sơn, về sau lại ngăn cản do ngại sự can thiệp và đe doạ của phương Tây (thời vua Minh Mạng (1820-1840) là cò nhiều chỉ dụ cấm đạo ngặt nghèo và thảm khốc nhất, nhiều cha cố và giáo dân bị giết trong giai đoạn này, trong đó có cha Philippe Minh ở Mặc Bắc19

Với cớ bảo vệ đạo, thực dân Pháp đã nổ súng cướp nước ta vào 1858 tại Bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng, mở đầu cho thời kỳ nước ta bị đô hộ và cai trị hơn 100 năm (1858 -1945, có sách 1858 -1954; Sử gọi là 100 năm đô hộ giặc Tây là gọi giai đoạn này) Cũng trong giai đoạn quá trình giao lưu văn hoá Việt Nam- phương Tây mà chủ yếu là Pháp đã diễn ra rất mạnh mẽ theo hướng văn hoá Việt Nam bị cưỡng bức theo văn hoá Pháp

Hiện, trên đất nước ta còn rất nhiều công trình mang dáng dấp văn hoá Pháp, tiêu biểu có Đại học quốc gia Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Nhà thờ Đức Bà tại TPHCM…

Trang 38

4.6 Giai đoạn 6: Văn hóa hiện đại

Kể từ khi thực dân Pháp đặt được nền cai trị trên cõi Đông Dương, đầu thế kỉ

20, văn hóa phương Tây tự do tràn ngập vào nước ta:

Khoa học xã hội - nhân văn nước ta vốn có một bề dày nhưng còn lẻ tẻ và chưa có hệ thống, nay tiếp thu những phương pháp mới mới trong nghiên cứu

Khoa học tự nhiên kĩ thuật hầu như hoàn toàn mới đã được tiếp thu nhanh

Cơ sở hạ tầng kĩ thuật như đường quốc lộ, nhà máy điện, khai mỏ, nhà Bưu điện,nhà máy điện.v.v bắt đầu xây dựng

Hình 4.6 Đường sắt xưa

Một số trường trung học, sau đó cao đẳng, được thành lập

Hình 4.7Trường Viễn Đông Bác Cổ - Pháp lập tại Hà Nội www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/dataimages/orig

Tiếng Pháp đưa vào dạy chính thức ở nhà trường

Hệ thống chữ quốc ngữ được được sử dụng phổ biến hơn , giúp cho phong trào học tập, truyền bá văn hóa mới được nhanh chóng

Hệ tư tưởng dân chủ tự do tư sản truyền bá vào nước ta

Lối sống phương Tây ảnh hưởng chủ yếu ở thành thị

Trang 39

Văn học, nghệ thuật phương Tây gây ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn nghệ nước ta (giai đoạn 1930 -1945) Kịch, thơ mới, tranh sơn dầu

Hình 4.8 : Bức Thiếu nữ Bên Hoa Huệ nổi tiếng của Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân

Trang 40

Những hình ảnh tiêu biểu cho văn hóa phương Tây

Nhà thờ Đức Bà Trường Lê Hồng Phong Rượu Tây

Hôn nhau tự nhiên Hôn giữa đám đông đồng tình- mặt trái của tự do

Nguồn: www.www.eightdegree.com/weblog/pink_loken-thumb.jpg

Ngày đăng: 28/06/2014, 01:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.3; Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 1.3 ; Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á (Trang 8)
Bảng đối chiếu hai loại hình văn hoá - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
ng đối chiếu hai loại hình văn hoá (Trang 19)
Hình 3.2: Khăn Piêu Thái - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 3.2 Khăn Piêu Thái (Trang 26)
Hình 3.4 Hát Quan họ - một nét văn hoá tiêu biểu của Bắc Bộ - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 3.4 Hát Quan họ - một nét văn hoá tiêu biểu của Bắc Bộ (Trang 28)
Hình 3.5 Tháp Chăm – nét văn hoá tiêu  biểu của Trung Bộ - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 3.5 Tháp Chăm – nét văn hoá tiêu biểu của Trung Bộ (Trang 28)
Hình 3.6- 3.7: Nhà Rông và lễ hội đâm Trâu – hai nét văn hoá của  cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 3.6 3.7: Nhà Rông và lễ hội đâm Trâu – hai nét văn hoá của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên (Trang 29)
Hình 3.8 – 3.12 Sông nước- con thuyền -  đặc trưng của cư dân Nam Bộ - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 3.8 – 3.12 Sông nước- con thuyền - đặc trưng của cư dân Nam Bộ (Trang 30)
Hình 4.3: Trống đồng, đánh trống đồng , Hình người giao phối trên trống đồng - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 4.3 Trống đồng, đánh trống đồng , Hình người giao phối trên trống đồng (Trang 34)
Hình 4.8 : Bức Thiếu nữ Bên Hoa Huệ nổi tiếng của Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân  gallery.nguoihanoi.net- - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 4.8 Bức Thiếu nữ Bên Hoa Huệ nổi tiếng của Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân gallery.nguoihanoi.net- (Trang 39)
Hình 5.1. Hình âm dương  nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 5.1. Hình âm dương nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki (Trang 42)
Hình 5.2:  Biểu tượng Âm-Dương hay Thái Cực trong Đạo Lão - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 5.2 Biểu tượng Âm-Dương hay Thái Cực trong Đạo Lão (Trang 44)
Hình 5.3 Bát quái - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 5.3 Bát quái (Trang 47)
Hình 5.4: 12 con giáp - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 5.4 12 con giáp (Trang 52)
Bảng so sánh - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Bảng so sánh (Trang 62)
Hình 5.5: Biểu tượng Linga- Yôni trong thành đại Mỹ Sơn ở Quảng Nam - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 5.5 Biểu tượng Linga- Yôni trong thành đại Mỹ Sơn ở Quảng Nam (Trang 67)
Hình 5.7: Bàn thờ tổ tiên- thứ không bao giờ thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam. - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 5.7 Bàn thờ tổ tiên- thứ không bao giờ thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam (Trang 68)
HÌnh 5.6: Thờ NeakTà của người Khmer – tàn dư của tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
nh 5.6: Thờ NeakTà của người Khmer – tàn dư của tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (Trang 68)
Hình 5.9: Thần Tài – dân gian thường gọi là Ông Địa - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 5.9 Thần Tài – dân gian thường gọi là Ông Địa (Trang 69)
Hình 5.10: tranh Đông Hồ - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 5.10 tranh Đông Hồ (Trang 77)
Hình 5.11: một bức tranh phương Tây - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 5.11 một bức tranh phương Tây (Trang 77)
Hình 5.14: Mỹ Sơn - Quảng Nam- Di sản văn hoá thế giới 1999 - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 5.14 Mỹ Sơn - Quảng Nam- Di sản văn hoá thế giới 1999 (Trang 90)
Hình 5.15: Trang phục của các nhà sư phái Nam Tông- Ảnh: Lâm Quang Vinh - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 5.15 Trang phục của các nhà sư phái Nam Tông- Ảnh: Lâm Quang Vinh (Trang 92)
Hình 4.16: Trang phục Tu sĩ phái đại thừa và người biên soạn giáo trình - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 4.16 Trang phục Tu sĩ phái đại thừa và người biên soạn giáo trình (Trang 93)
Hình 5.17: các vị Phật - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 5.17 các vị Phật (Trang 95)
Hình 5.18: Khổng Tử- - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 5.18 Khổng Tử- (Trang 98)
Hình 5.21 Lão Tử cởi Trâu   - http://vi.wikipedia.org/ - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam
Hình 5.21 Lão Tử cởi Trâu - http://vi.wikipedia.org/ (Trang 105)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w