Nghệ thuật tạo hình

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 76 - 79)

- Tín ngưỡng sùng bái con ngườ

23 Trần Ngọc Thêm 1997, sđd, t

6.2.4.2. Nghệ thuật tạo hình

* Hội họa dân tộc

có 2 dòng tranh dân gian truyền thống.

Một là: trường phái tranh làng Đông Hồ (gọi tắt là Tranh làng Hồ - nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) thiên về miêu tả cảnh sống nông thôn và ước mơ bình dị của nông dân,

đôi khi có tranh châm biếm, trào phúng.

Hai là: tranh Hàng Trống (Hà Nội) vẽ các nhân vật lịch sử, anh hùng, danh nhân Trung Quốc và Việt Nam. Công chúng của dòng tranh này thường là trí thức và dân thành thị

Hình 5.10: tranh Đông Hồ

Trong giai đoạn văn hóa Đại Việt, nghệ sĩ Việt Nam tiếp thu tranh quốc họa Trung Hoa,...tiêu biểu là tranh bộ tứ bình (4 mùa, 4 kĩ nữ, 4 nghề... tứ linh)

Sang thế kỉ 20 (giai đoạn VN hiện đại), dân ta tiếp thu nghệ thuật tạo hình phương Tây thiên về tả thực, phô diễn vẻõ đẹp hình thể, thậm chí vẽ tranh (và tượng) khỏa thân - đó là nghệ thuật kết hợp sức sống, vẻđẹp hình thể với tâm hồn, ý chí, khát vọng chân chính của con người.

Hình 5.11: một bức tranh phương Tây

(loại trừ các loại tranh ảnh sexy gợi tính dục, không có ý nghĩa nhân văn cao

đẹp. Loại này có tác hại làm sa đọa thế hệ trẻ, cần phải bài trừ)

*Nghệ thuật điêu khắc

Hình 2.12: phù điêu

http://images.google.com.vn

Nghệ thuật chạm khắc có từ lâu đời còn để lại bằng chứng rõ ràng trên các trống đồng nổi tiếng và thạp đồng, thậm chí còn cả những quyển sách bằng đồng khắc chữ. Bên cạnh những ý tưởng, hình vẽ tiếp thu từ nghệ thuật điêu khắc Phật giáo, Bà La môn giáo của Ấn Độ, nghệ thuật đền đài Trung Hoa, nhân dân ta còn sáng tạo nghệ

thuật riêng biệt Việt Nam. Kiến trúc hình thuyền (mái cong), hình ảnh con người Việt Nam và ý tưởng Việt Nam, cảnh sắc Việt Nam.

Người Việt trân trọng pho tượng hơn các thể loại khác, chỉ tạc tượng những nhân vật linh thiêng tôn kính (phương Tây có thể tạc tượng bất kì đối tượng nào trong cuộc sống).

Nghệ thuật điêu khắc VN truyền thống đã để lại những bức tượng ở đền, chùa và một số công trình văn hóa khác, ngày nay đang được bảo tồn, là niềm tự hào của nền văn hóa dân tộc.

Cấu trúc âm dương hòa hợp là một thủ pháp xuyên suốt nghệ thuật tạo hình Việt Nam. (Đực - cái, văn - võ, thiện - ác).

Dân gian có nghệ thuật trang trí (nhà cửa, bàn thờ) thấm đẫm triết lí âm dương và ngũ hành (cân đối, đối xứng hai bên, mâm ngũ quả, ngũ hành,) tranh Phúc - Lộc - Thọ (tam tài)

Nhận xét chung về nghệ thuật VN truyền thống: Nghệ thuật trữ tình, biểu cảm.

Thủ pháp tượng trưng, ước lệ (khác với tả thực) Tổng hợp và linh hoạt.

Nghệ thuật VN là bộ phận mang dấu ấn khá rõ nét của tâm hồn VN, văn hóa VN.

CHƯƠNG VII

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)