Đạo giáo và văn hoá Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 104 - 107)

- Tín ngưỡng sùng bái con ngườ

27 Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, sđd, t

8.4. Đạo giáo và văn hoá Việt Nam

Hình 5.21 Lão Tử cởi Trâu - http://vi.wikipedia.org/

Lão Tử người nước Sở thuộc vùng quần cư Bách Việt, tên Nhĩ tự Đam, họ

Lý, còn gọi Lão Đam. Sống vào khoảng thế kỉ VI-V tr.CN, cùng thời Khổng Tử nhưng lớn tuổi Lão Đam. Sống vào khoảng thế kỉ VI-V tr.CN, cùng thời Khổng Tử nhưng lớn tuổi Truyền thuyết kể, khi về già, ông cưỡi con trâu xanh đi về núi phía Tây rồi mất tích, ông đã thành tiên (Lão Tử: bậc sống mãi ở tuổi già). Tư tưởng của ông được trình bày trong cuốn sách duy nhất: Đạo đức kinh28.

Đạo: khái niệm cơ bản chỉ cái tự nhiên, có sẵn, chi phối sự tồn tại và vận

động của thế giới:”Người bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời, Trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước Tự Nhiên”. Đạo là cốt lõi của tự nhiên, chúng ta nhìn thấy tự nhiên, còn Đạo trừu tượng, chứa ở bên trong. Vậy mà Đạo sinh ra vạn vật. Đức là biểu hiện cụ thể của

đạo trong từng sự vật.

Đạo là cái yên tĩnh, vô hình.

Đức là cái động hữu hình, bề ngoài của Đạo.

Đạo và đức chuyển hóa qua lại, tạo ra vũ trụ. Đạo và Đức là cặp phạm trù âm dương, xuất phát ở phương Nam. Cặp Đạo Đức luôn có xu hướng tự nhiên làthế quân bình, ta thường gọi là”lẽ tự nhiên”, công bằng, hợp lí, không ai cưỡng lại được. Mọi sự

trái tự nhiên sẽđược Đạo Đức điều chỉnh.

Lão Tử đưa ra triết lý sống vô vi.Vô vi là hòa nhập với tự nhiên, tránh sự thái quá. Thái quá thì kết quả tồi tệ, thà rằng không làm còn hơn !

Lão Tử cố gắng duy trì tinh thần văn hóa hài hòa âm dương của nền văn hóa nông nghiệp phương Nam. Oâng chủ trương”xuất thế”, tránh né xã hội, hướng về cuộc

28

sống tự nhiên. (Hegel, nhà triết học Đức ca ngợi Lão Tử hơn hẳn Khổng Tử về mặt triết học).

Lão Tửưa chuộng hòa bình, hài lòng với cuộc sống giản dị (vô vi).

Trang Tử (369- 286 tr.CN) người nước Tống (Hà Nam), không bao giờ ra làm quan, sống ẩn dật ở núi Nam Hoa. Tên thật Trang Chu, viết cuốn sách Nam Hoa Kinh.

Trang Tử tiếp tục truyền bá tư tưởng Lão Tử khiến mọi người biết nhiều vềĐạo học.

Học thuyết Trang Tử là”thuyết tương đối”, xóa nhòa ranh giới giữa con người xã hội và con người tự nhiên, giữa Tồn tại và Hư vô, giữa Chính và Tà,v.v…

Trang Tử căm ghét kẻ thống trị, ông gọi họ là bọn trộm lớn (đại đạo). Ông tiếp tục kêu gọi rời bỏ xã hội, trở về xã hội nguyên thủy (đậm tính tự nhiên).

Đến cuối thời Đông Hán (thế kỉ II), người ta dựa vào tư tưởng Lão - Trang mà thần bí hóa Đạo học, biến nó thành Đạo giáo. Họ tôn thờ Lão TỬ, gọi ông là Thái Thượng Lão Quân từng giáng thế giúp đời. Đạo giáo trở thành tôn giáo gồm có 2 phái:

Đạo giáo thần tiên: dạy tu luyện, luyện thuốc trường sinh (luyện Đan). Luyện khí công, tập võ nghệ. Ngoài ra còn một số nghi thức khác. Mục đích là trường thọ. Ai

đi tu Đạo này gọi la”Đạo Sỹ”. Có 2 phương pháp rèn luyện: nội tu là rèn luyện thân thể, ngoại dưỡng là uống thuốc linh đan, kết quả sẽ trở vềĐạo (tự nhiên). Đạo Tạng là các sách viết về nghi lễ, giáo lý, bói toán, tướng số, dưỡng sinh, phong thủy (coi đất), thơ văn tùy bút … (Tướng số và thuật phong thủy chính là cái tự nhiên có sẵn, xem đó mà đoán nhận được tương lai !)

Đạo giáo phù thủy: dùng nghi lễ pháp thuật để trị bệnh (họ cho rằng tà ma đẻ ra bệnh tật), chủ yếu là vẽ bùa, bên cạnh cũng dùng thuốc uống.

Quí tộc ưa đạo thần tiên.

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)